Luận văn thạc sĩ Luật học: Pháp luật về hình thức khuyến mại giảm giá và thực tiễn thi hành tại tỉnh Hà Giang

96 14 0
Luận văn thạc sĩ Luật học: Pháp luật về hình thức khuyến mại giảm giá và thực tiễn thi hành tại tỉnh Hà Giang

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

NGUYEN VIET SON

PHAP LUAT VE HINH THUC KHUYEN MAI GIAM GIA VA THUC TIEN THI HANH TAI TINH HA GIANG

Chuyén nganh: Luat Kinh té Mã số: 8.38.01.07

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

(Định hướng nghiên cứu)

HÀ NỘI - 2022

Trang 2

NGUYEN VIET SON

PHAP LUAT VE HINH THUC KHUYEN MAI GIAM GIA VA THUC TIEN THI HANH TAI TINH HA GIANG

Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 8.38.01.07

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

(Định hướng nghiên cứu

Người hướng dan khoa học: TS NGUYEN THỊ YEN

HÀ NỘI - 2022

Trang 3

số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn là chính xác và trung thực Các kết quả trong luận văn chưa từng được công bồ trong bất kỳ công trình nào khác.

XÁC NHẬN CỦA GIẢNG VIÊN NGƯỜI CAM ĐOAN HƯỚNG DAN

TS NGUYEN THỊ YEN NGUYEN VIET SƠN

Trang 4

: Cơ quan quản lý nhà nước

: Chương trình khuyên mại : Khuyến mại giảm giá

: Luật Thương mại: Người tiêu dùng: Quản lý nhà nước: Trach nhiệm hình sự

Trang 5

2 Tổng quan tinh hình nghiên €Ứu 5-2 5£ s52 sess£s£=s£ss£sessessssess=sesse 2

4 Phương phap TghÏÊH EÍfHsecoeseesseenseseseesrnnnnnuernntiatbitntiiruiittoliBdGixBiiNu0%/08383000.95/GuA3108000006 55 Mụe dich, nhiệm vụ nghiỄn CHU ‹¿:scseccsecessceroeeensoeaseoddegdinorodiiggtadosisdiioiaguitirsstiuuege 5

7 Kết cầu luận Vănn s - 5< 5£ s©s£ sES£SseEsEs£ 33431338 335 325 352515525355 240 6CHƯƠNG 1 NHŨNG VAN DE CHUNG VE HÌNH THỨC KHUYEN MẠIGIAM GIÁ VÀ PHÁP LUAT VE HÌNH THUC KHUYEN MẠI GIAM GIÁ 7

1.11 Khái niệm hình thức khuyến mại giảm giá -secscsecses 71.12 Đặc điểm của hình thức khuyến mại giảm giá -. -« s 101.1.3 Ý nghĩa của hình thức khuyến mại giảm giá « « «- 131.2 Khái quát pháp luật về hình thức khuyến mại giảm giá 161.2.1 Khái niệm, đặc điểm pháp luật về hình thức khuyến mại giảm giá 161.2.2 Nội dung của pháp luật về hình thức khuyến mại giảm giá ở Việt Nam.

— ôÔỎ 17

1.2.3 Vai trò của pháp luật về hình thức khuyén mại giảm giá 191.2.4 So lược về lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật về hình thứckhuyến mại giảm gid ở Viét ÏNAdIm -<o< s©e< se se SsEseEsEseEsetsesersetsssersese 201.2.5 Pháp luật một số quốc gia trên thé giới về hình thức khuyến mai giảm

1® 25

(0) )080‹ 10901 31

CHUONG 2 THUC TRẠNG PHAP LUẬT VÀ THỰC TIEN THI HANH PHAP

LUAT VE HÌNH THUC KHUYEN MẠI GIẢM GIÁ TAI TINH HA GIANG 32

2.1 Khai quát một sô đặc điềm về điêu kiện tự nhiên, điêu kiện kinh tê - xãHỘI ca tính THỊ Ga seseueesueeenrdtoniirtirtortttiinirtitpttiriitiEG10080000140000000100000G130G101000G00069700007018 32

2.1.1 Điều kiện tự nhiên ce-cscc<cocseeereEeeEseesEsersrtsrsersree 322.1.2 Điều kiện kinh té - xã hội -scc<ce<csceeeseesEseeseeersersrsersrse 33

Trang 6

Em “444 angnneaniitnpasinreinaoaasaiooinooreayraiiiowetoteeae.tvrayosevssoiolorvooeeaavoieviarvveoeterviveovees 37

2.2.3 Quy định về chế tài xử lý hành vi vi phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động

2.2.4 Sự bất cập trong quy định pháp luật về hình thức khuyến mại giảm giá

2.3.2 Một số bat cập trong thực thi pháp luật về hình thức khuyến mại giảm

BIG 101 TÍNH HG GIANG socanesonennsseressvsexnxcevnsaecosnexonenssvennonsennnnvscaravennesorennnnnonnnesananawnsns 54

2.3.3 Nguyên nhân của những bat cập trong thực tiễn thi hành pháp luật vềhình thức khuyẾn mại gigi Gid e scc<co<csseecsekeEseketseEsrssrsersrsersersrserssse 59Tỉ TRE ¡(HH run cain ni eee sen eee eee mm cnosee 63

CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP

LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUÁ THỊ HÀNH PHÁP LUẬT VẺ HÌNH THỨCKHUYEN MẠI GIAM GIA 5-2 << S2 ©s£Ss£Es£Es£EsESsEssEseEseEseEsezsersessessee 643.1 Định hướng hoàn thiện quy định của pháp luật về hình thức khuyến mại

DIẪNH OTA seaannooeninninneasaassaEToSRESGEAIOEKOSEGIANESSSEGHEEEAS60A88500010010148001019A84588000/816 64

3.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về hình thức khuyến mại giảm giá 673.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về hình thức khuyến mại

HINH Bids cscs usisiere rien Ee Dna Be eae eHES 70

(0) )08‹ 1901 111 7548 010.9007755 Ô 76DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 7

Trong những năm gan đây nền kinh tế, văn hoá, xã hội ở nước ta đã có nhiều chuyên biến tích cực Cơ chế kế hoạch hoá tập trung trong nền kinh tế được chuyên sang nền cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN), và theo đó, pháp luật cũng ghi nhận để bảo vệ quyền tự do kinh doanh của các chủ thé trong xã hội Bên cạnh đó, trong nền kinh tế thị trường, bài toán về hoạt động cạnh tranh trở thành một van đề “thời sự” Hoạt động cạnh tranh diễn ra trên nhiều phương diện, là chất lượng, mẫu mã sản phẩm,

về chính sách ưu đãi, hậu mãi đó chính là cơ sở dé thương nhân nỗ lực tìm kiếm những biện pháp nhằm tăng cường hoạt động bán hàng và cung ứng dịch vụ Các biện pháp này về mặt tổng thé được giới nghiên cứu được đặt dưới một khái niệm là hoạt động xúc tiến thương mại.

Khi nói đến các hình thức xúc tiến thương mại thì hình thức được các thương nhân quan tâm và chú trọng hàng đầu đó là hoạt động khuyến mại Bởi lẽ, trên thực té, khuyến mại là hình thức xúc tiễn thương mại mang lại hiệu quả hàng dau, nhiều ưu điểm và đặc biệt là nhanh chóng đưa sản phâm đến gần hơn với người tiêu dùng Trong đó, hoạt động khuyến mại quen thuộc và tối ưu hiện nay là hình thức khuyến

mại giảm giá Trong thời gian gần đây, hoạt động khuyến mại giảm giá (KMGG) dần trở nên phô biến, quen thuộc hơn với người tiêu dùng (NTD) và mang lại tín hiệu tích cực cho các thương nhân Tuy nhiên, khi thực hiện hoạt động khuyến mại này cũng tồn tại những vi phạm, những hành vi tiêu cực của thương nhân khi tiến hành các chương trình khuyến mại (CTKM) không đúng quy định của pháp luật, tác động tiêu cực tới hoạt động cạnh tranh lành mạnh của các doanh nghiệp, và đánh mắt nién tin của người tiêu dùng: làm “méo mo” những chương trình KMGG để tôi nhiều NTD “thờ ơ” với các chương trình nay Dé hoạt động KMGG đến với NTD cùng những kỳ vọng mua hàng, chất lượng hàng hoá cũng như giá thành được đảm bảo, pháp luật về hoạt động khuyến mại nói chung và pháp luật về hình thức KMGG nói riêng đã và đang là công cụ điều chỉnh hữu hiệu ghi nhận quyền thực hiện hoạt động KMGG của thương nhân,

Trang 8

thức KMGG dưới ba góc độ: tính thương mại, tính cạnh tranh và yêu cầu bảo vệ người tiêu dùng Tuy nhiên, quy định của pháp luật còn khá nhiều điểm hạn chế, vướng mắc đã khiến cản trở hoạt động tự do thương mại và gây khó khăn trong hoạt động quản ly nhà nước (QLNN) về hoạt động khuyến mại

giảm giá.

Hiện nay, Luật Thương mại (LTM) năm 2005 đang là văn bản quy phạm pháp

luật (VBQPPL) điều chỉnh hoạt động khuyến mại nói chung và KMGG nói riêng.

Trong đó, luật này được ban hành khi Việt Nam đang trong quá trình đàm phán gia

nhập Tổ chức Thương mại thế giới - WTO, kinh tế nước ta đang bước đầu mở cửa và hội nhập với nền kinh tế thế giới LTM 2005 là VBQPPL quan trọng hàng đầu cho sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước và cũng là nền tảng quan trọng, làm tiền dé hội nhập với nền kinh tế thé giới Tuy nhiên, cùng với sự phát triển kinh tế hiện nay khi có những phương thức thương mại mới xuất hiện thì các hoạt động “buôn gian bán lận” ngày càng phức tạp, các “gian thương” cũng nhiều lên nên các quy định về hoạt động xúc tiến thương mại phan nào đã trở nên lỗi thời Ngoài ra, về lập pháp, nhiều quy định mới đã ra đời trực tiếp điều chỉnh lĩnh vực này, trong đó, ngày 22/5/2018 Chính phủ ban hành Nghị định số 81/2018/NĐ-CP quy định chỉ tiết thi hành LTM về hoạt động xúc tiến thương mai Như vậy, trong bối cảnh kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển kéo theo các vấn để thương mại nói chung và các vấn đề trong KMGG nói riêng phát sinh cũng ngày càng phức tạp, mà LTM hiện hành không theo kịp dé điều chỉnh vấn đề này trong tình hình hiện nay.

Vì những lý do trên, việc lựa chọn đề tài nghiên cứu “Pháp luật về hình thức khuyến mại giảm giá — Thực tiễn thi hành tại tinh Hà Giang” là yêu cầu cấp thiết.

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Lần đầu tiên hoạt động khuyến mại nói chung và hoạt động KMGG nói riêng được quy định trong LTM năm 1997 Tiếp đó, năm 2005, LTM mới

Trang 9

khuyến mại và KMGG đã tồn tại ở nước ta trên 2 thập kỷ Khuyến mại là một trong những đề tài nghiên cứu được nhiều nhà khoa học pháp lý, luật gia, học gia và sinh viên quan tâm, vì vậy về đề tài này có khá nhiều công trình nghiên

cứu như:

- Sách tham khảo “Xúc tién thương mại — Lý luận và thực hành ” của TS kinh tế Đỗ Thị Loan do NXB Khoa học và kĩ thuật xuất bản năm 2003

- Bài viết “Các nguyên tắc, trình tự thủ tục giải quyết khuyến mai - to cáo của công dân” của ThS Hoàng Đình Thang đăng trên Tạp chí Ngân hàng số

Tuy vậy, các công trình nghiên cứu cụ thể về hình thức KMGG chưa nhiều Nồi bật trong đó là một số công trình:

- Th§ Nguyễn Thị Dung “Pháp luật về khuyến mại — Một số vướng mắc về ly luận và thực tiễn ” đăng trên Tạp chí Luật học, Trường đại học Luật Hà Nội, số 7/2007.

- ThS Tạ Thị Thuỷ Trang “Pháp luật về hình thức KMGG — Một số vấn dé ly luận và thực tiễn”, Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2013 Luận văn này đã tập trung nghiên cứu vào hình thức khuyên mại giảm giá, xây dựng được cơ sở lý luận cũng như thực tiễn về hình thức KMGG dưới góc độ pháp lý.

Tuy nhiên, với tình hình hiện nay, thực tiễn thi hành pháp luật và một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về vấn đề này đã không còn phù hợp với bối cảnh thị trường phát triển nhanh chóng, cũng như hệ thống pháp luật có nhiều biến đổi Vì vậy, tìm hiểu các quy định của pháp luật về hình thức KMGG có nhiều ý nghĩa khoa học và thực tiễn.

Trên cơ sở kế thừa những giá trị của các nghiên cứu nói trên, luận văn tiếp tục tìm hiểu pháp luật về hình thức khuyến mại giảm giá, đặc biệt là nghiên cứu trên địa bàn của một tỉnh cụ thể - tỉnh Hà Giang, từ đó kiến nghị các giải pháp căn cơ nhăm hoàn thiện quy định của pháp luật về KMGG ở nước ta.

Trang 10

Các vấn đề lý luận cũng như các quy định của pháp luật về hoạt động khuyến mại nói chung, hình thức KMGG nói riêng; vai trò, nội dung pháp luật về hình thức KMGG; các VBQPPL của Việt Nam và một sỐ quốc gia trên thế giới như Nhật Bản, Canada, Vương quốc Anh, Thái Lan điều chỉnh hoạt động khuyến mại và hình thức KMGG; đồng thời để tài nghiên cứu các tình huéng pháp lý phát sinh trong thực để có cái nhìn khái quát nhất về hoạt động KMGG ở một tinh cụ thé ở Việt Nam — tỉnh Hà Giang.

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung, nhìn chung, pháp luật điều chỉnh vấn đề hình thức KMGG về lý luận và thực tiễn áp dụng đều có những hạn chế, vướng mắc Các quy định điều chỉnh về van đề KMGG nam rai rác trong các VBQPPL của nước ta, vì vậy khi nghiên cứu pháp luật điều chỉnh về nội dung này, luận văn tập trung làm rõ các vấn dé sau: van dé lý luận về hình thức KMGG; nội dung quy định pháp luật Việt Nam về KMGG và thực tiễn thi hành pháp luật về KMGG cũng như các vấn đề liên quan tới chế tài xử lý vi phạm về hình

thức KMGG.

Trong phạm vi nghiên cứu, đề tài không nghiên cứu về hình thức giảm giá đối với các dịch vụ (dịch vụ bảo hiểm, du lịch ).

Pháp luật về hình thức KMGG được điều chỉnh bởi nhiều VBQPPL

như: Luật Bảo vệ người tiêu dùng, Luật Cạnh tranh và LTM Tuy nhiên, trêncơ sở dung lượng của một luận văn thạc sĩ luật học định hướng nghiên cứu,

tác giả chi tập trung nghiên cứu, tìm hiểu pháp LTM về hình thức khuyến mại

giảm giá.

- Về không gian, luận văn nghiên cứu hình thức KMGG theo quy định của pháp luật tại Việt Nam, chủ yếu theo quy định của LTM năm 2005 và các văn bản dưới luật như Nghị định số 81/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành LTM

vê hoạt động xúc tiên thương mại Bên cạnh đó, luận văn cũng nghiên cứu pháp

Trang 11

giả giới hạn nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

- Về thời gian: đề tài tập trung khảo sát thực tiễn thi hành pháp luật về KMGG từ năm 2015 đến nay.

4 Phương pháp nghiên cứu

Trong phạm vi bài luận văn này, tác giả đã sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, cụ thé:

Để làm sáng rõ hệ thống lý luận về hoạt động khuyến mại và hình thức KMGG tác gia đã sử dụng phương pháp tong hợp và phân tích.

Dé mô tả toàn cảnh thực thi pháp luật điều chỉnh hình thức KMGG cũng như đưa ra những luận điểm khang định ưu điểm cũng như hạn chế, vướng mac của các quy định pháp luật, tác giả đã sử dụng các phương pháp tong hợp, phân tích, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, đánh giá kết hợp nghiên cứu lý luận với thực tiến.

Các phương pháp trên đều được thực hiện cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin; trên nền tảng quan điểm, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, chính sách về chính trị, kinh tế, văn hoá va xã hội của Đảng Cộng sản

Việt Nam.

5 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích của luận văn là nghiên cứu những van dé lý luận và pháp lý cũng như thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về hình thức khuyến mại giảm giá, từ đó đưa ra một số phương hướng và kiến nghị các giải pháp hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động này.

Đề hiện thực hoá những mục đích trên, luận văn thực hiện các nhiệm vụ

nghiên cứu sau:

- Khái quát hoá những vấn đề lý luận về hình thức KMGG trên cơ sở pháp luật hiện hành về hình thức KMGG.

Trang 12

- Kiến nghị những giải pháp hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hình thức

KMGG cũng như nâng cao hiệu quả thực hiện những quy định này tại tỉnh HàGiang trong thời gian tới.

6 Những đóng góp mới về khoa học của luận văn

Những kết quả nghiên cứu của luận văn có những đóng góp mới về khoa

học như sau:

- Về mặt khoa học pháp lý, tác giả đã phân tích được các vấn đề pháp lý cơ bản về hoạt động KMGG cũng như quy định của pháp luật hiện hành về

- Trước những yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn, nghiên cứu đã chi ra được những hạn chế, vướng mắc trong pháp luật hiện hành bang cách phân tích các tình huống pháp lý diễn ra trong thực tiễn hoạt động KMGG tại tỉnh Hà Giang.

- Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn, tác giả đưa ra những đề xuất, kiến nghị phương án sửa đổi, bố sung các quy định pháp luật cho phù hợp với thực tiễn hoạt động KMGG Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về KMGG tại tỉnh Hà Giang của Việt Nam.

7 Kết cau luận văn

Bên cạnh những phần Lời nói đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, thì luận văn được kết cau thành 3 chương, cu thé như sau:

Chương 1 Những van dé chung về hình thức khuyến mại giảm giá và pháp luật về hình thức khuyến mại giảm giá

Chương 2 Thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về hình thức khuyến mại giảm giá tại tỉnh Hà Giang

Chương 3 Một số yêu cầu và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về hình thức khuyến mại giảm giá.

Trang 13

1.1 Khái quát về hình thức khuyến mại giảm giá 1.1.1 Khái niệm hình thức khuyến mại giảm giá

“Hình thức có thé hiếu là cách thể hiện, cách tiễn hành một hoạt động nhằm mục đích cụ thé”' Theo quan điểm của chủ nghĩa Mac - Lénin, hình thức “là một phạm trù chỉ phương thức ton tại và phat triển cua một sự vật, là hệ thong các moi liên hệ twong đối bên vững giữa các yếu tố của sự vật do”.

Các thương nhân hiểu được rang dé có thé thu hút và hướng sự lựa chon của khách hàng đến sản pham của mình thì ngoài việc xây dựng được một chiến lược kinh doanh tốt thì hoạt động khuyến mại nói chung và KMGG nói riêng có ý nghĩa hết sức quan trọng, quyết định sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp Ngày nay kinh tế ngày một phát triển, muốn đứng vững được trong giới kinh doanh và nâng tầm ảnh hưởng của mình thì khuyến mại quả là một công cụ hữu hiệu dé thực hiện điều đó Vậy khuyến mại là gì và có tac dụng như nào?

Theo Từ điển Tiếng Việt, “mãi” là mua, “mại” là ban’, khuyến mãi có nghĩa là khuyến khích mua hàng, còn khuyến mại có nghĩa là khuyến khích bán

ra Xét trên hai khía cạnh: người kinh doanh (người ban) và NTD (người mua),

khi người kinh doanh muốn doanh số bán hàng tăng lên (hoặc gia tăng thị phần bán hang) thì họ có thể thực hiện các chương trình khuyên khích bán hàng hoá, dịch vụ, chương trình đó nên về phía người kinh doanh thì được gọi là CTKM (chương trình kích thích bán hàng), về phía NTD khi người kinh doanh tung ra chương trình kích thích NTD mua nhiều sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ nhiều hơn thì được gọi là chương trình khuyến mãi (chương trình kích thích NTD mua

! Nguyễn Quốc Hùng (1975), Hán Việt Tân từ điển, NXB, Nhà sách Khai trí Sài Gòn, tr.289? Lê Doãn Tá (2003), Một số van dé Triết học Mác — Lénin: Lý luận và thực tiễn (tái bản có bổsung), NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, tr 33

3 Nguyễn Quốc Hùng, 1975, Hán Việt Tân từ điển, NXB, Nhà sách Khai trí Sai Gòn, tr.387

Trang 14

này đều có thé sử dụng được? Thông tin khuyến mãi hay khuyến mại giúp cho khách hàng (người tiêu dùng) hiểu rằng doanh nghiệp đang có chính sách ưu đãi

nào đó dành cho khách hàng.

Dưới góc độ pháp lý, Luật Thương mại 1997 định nghĩa tại Điều 108: “Khuyến mại là hành vi xúc tiễn thương mại của thương nhân nhằm xúc tiễn việc ban hàng, cung ứng dich vụ trong phạm vi kinh doanh của thương nhân bằng cách dành những lợi ích nhất định cho khách hàng”.

Khoản 1 Điều 88 Luật Thương mại Việt Nam 2005 quy định “khuyến mại là hoạt động xúc tiễn thương mại của thương nhân nhằm xúc tiễn việc mua bán hàng cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định” Cách thức thực hiện xúc tiến thương mai, tạo ra những điều kiện thuận lợi dé thúc đây

mạnh mẽ việc bán hàng và cung ứng dịch vụ là dành cho khách hàng những lợi ích

nhất định.

So sánh với quy định tại LTM 1997 thì LTM năm 2005 hiện hành khi quy định về định nghĩa hoạt động khuyến mại có hai điểm mới cơ bản là mục đích của khuyến mại và cách thức khuyến mại thông qua quan hệ dịch vụ Theo đó, khuyến mại không chỉ nhằm mục đích xúc tiễn thương mai trong việc bán hang mà còn nhăm xúc tiến việc mua hàng Bên cạnh việc tìm kiếm một khách hàng nhất định thì trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, việc tiêu thụ hết số lượng sản phẩm làm ra nhằm đem lợi nhuận và làm tăng thị phần cho doanh nghiệp trên thị trường là những mục tiêu quan trọng hàng đầu của doanh nghiệp Đây là quy trình tất yếu, liên tục, từ khâu tìm nguồn nguyên liệu cho đến khi sản phẩm, dịch vụ đến với

khách hang Nhăm điều chỉnh van dé này, LTM 2005 đã bố sung hoạt động khuyến mại không chỉ là xúc tiễn việc bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ mà khuyến mại

còn nhăm xúc tiên cho việc mua hàng hoá, cung ứng dịch vụ.

Nguyễn Thi Dung (2007), Pháp luật về xúc tiêu thương mại ở Việt Nam những van đề lýluận và thực tiễn, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.45

Trang 15

ich mà bản thân hàng hoá, dich vụ mang lại nhằm thúc day quá trình tiêu thụ hàng hoá dịch vụ của họ trên thị trường Đây cũng là tiêu chí quan trọng để phân biệt hoạt động khuyến mại với các hình thức xúc tiễn khác.

Có nhiều biện pháp khắc nhau để người kinh doanh dành cho khách hàng những lợi ích nhất định Lợi ích mà khách hàng được hưởng trong hoạt động khuyến mại có thé là lợi ích vật chất hay lợi ích phi vật chất Hang hoá, dich vụ được khuyến mại và hàng hoá, dịch vụ dùng đề khuyến mại đều phải là những hàng hoá, dịch vụ được phép kinh doanh, lưu hành trên thị trường Trong đó phải kế đến những biện pháp như hàng mẫu; tặng hàng hoá cho khách hang; giảm giá bán hàng, cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn giá bán hàng hoá, giá cung ứng dịch vụ trước đó; bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vu dé khách hàng được hưởng một số lợi ích nhất định; Bán hang hoá, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiêu dự thi cho khách hàng dé chọn người trao thưởng; Bán

hàng hoá, cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham gia các chương trình mang tính

may rủi (bốc thăm, vé số dự thưởng ); Tổ chức chương trình khách hàng thường xuyên; Tổ chức cho khách hàng tham gia các chương trình văn hoá văn nghệ giải trí và các sự kiện khác vì mục đích khuyến mại.

Ngoài ra, néu được cơ quan quan ly nha nước (CQQLNN) về thương mại chấp thuận thì các doanh nghiệp có thể tự do sáng tạo, thực hiện các hình thức khuyến mại khác: Vi dụ: có một số sản phẩm giấy vệ sinh từ 10 cuộn tăng lên 12 cuộn nhưng giá không đổi Đây là quy định mang tính “mở”, tạo sự linh hoạt, chủ động cho thương nhân tự quyết định các hình thức khuyến mại khác phù hợp với tình hình kinh doanh, trên cơ sở được sự chấp thuận của CQQLNN có thâm quyền để đảm bảo sự kiểm soát của cơ quan chức năng và tự do hoá môi trường kinh

Trên thực tế, các hình thức này được áp dụng chủ động bởi các thương nhân, tạo nên sự linh hoạt khi có thể kết hợp giữa nhiều hình thức trong một chương trình

Trang 16

khuyến mại, như vừa giảm giá vừa giảm giá vừa tặng quà, vừa giảm giá vừa bốc thăm trúng thưởng Tuy vậy, giảm giá vẫn là hình thức được các thương nhân áp dụng phổ biến nhất.

Theo quy định Luật Thương mại 2005, hình thức khuyến mại giảm giá là “Bán hàng, cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn giá bán hàng, giá cung ứng dịch vụ trước đó, được áp dụng trong thời gian khuyến mại đã được đăng ký hoặc thông

bao Trường hop hàng hóa, dịch vụ thuộc điện Nhà nước quan lý gia thì việc

khuyến mại theo hình thức này được thực hiện theo quy định của Chính phử`” Te những phân tích trên, hình thức khuyến mại giảm giá có thé được định nghĩa là: việc bán hàng, cung ứng dịch vụ trong thời gian khuyến mại với giá thấp hơn giá

bán hàng, giá cung ứng dịch vụ trước đó theo quy định của pháp luật.

1.1.2 Đặc điểm của hình thức khuyến mại giảm giá

Hoạt động KMGG là một trong các hình thức khuyến mại, vì vậy, KMGG sẽ mang đầy đủ các đặc trưng cơ bản của hoạt động khuyến mại Theo đó, hoạt động KMGG có các đặc điểm cơ bản sau:

Thứ nhất, chủ thể thực hiện hành vi khuyến mại giảm gid là thương nhân Điều 91 LTM 2005 quy định quyền khuyến mại của thương nhân như sau:

- Thương nhân Việt Nam, Chi nhánh của thương nhân Việt Nam, chi nhánh

của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam có quyền tự tô chức khuyến mại hoặc

thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại thực hiện việc khuyến mại cho mình Cụ thê hơn, Nghị định số 18/2018/NĐ-CP ngày 22 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại quy

định thương nhân thực hiện khuyến mại, gồm:

+ Thương nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trực tiếp tiễn hành hoạt động khuyến mại hoặc tiễn hành hoạt động khuyến mại thông qua các thương

nhân phân phối (bán buôn, bán lẻ, đại lý, nhượng quyền thương mại và các thương nhân phân phối khác theo quy định của pháp luật)

Š Khoản 3, Điều 92, Luật Thương mại 2005

Trang 17

+ Thuong nhan kinh doanh dich vu khuyén mai thuc hién khuyén mai cho

hang hóa, dich vụ cua thương nhân khác theo thỏa thuận với thương nhân

- Văn phòng đại diện của thương nhân không được khuyến mại hoặc thuê thương nhân khác thực hiện khuyến mại tại Việt Nam cho thương nhân mà mình đại diện Quan hệ dịch vụ này hình thành trên cơ sở hợp đồng dịch vụ khuyến mại giữa thương nhân có nhu cầu khuyến mại và thương nhân kinh doanh dịch vụ.

Dé tăng cường cơ hội thương mại, thương nhân được phép tự mình tổ chức thực hiện việc khuyến mại, cũng có thé lựa chon dịch vụ khuyến mại do thương nhân khác cung cấp trên cơ sở hợp đồng dịch vụ Trường hợp này thương nhân phải đăng ký kinh doanh dịch vụ khuyến mại.

Thứ hai, biện pháp xúc tiến thương mại là dành cho những khách hàng những lợi ích vật chất hoặc lợi ích phi vát chat nhất định

Tuỳ thuộc vào mục tiêu của đợt khuyến mại, tuỳ thuộc vào trạng thái cạnh tranh, phản ứng của đối thủ cạnh tranh trên thị trường, tuỳ thuộc vào điều kiện kinh phí dành cho khuyến mại, lợi ích mà thương nhân dành cho khách hàng có thé là quà tặng, hàng khuyến mãi dé dùng thử, mua hàng giảm giá hoặc là lợi ích phi vật chất khác Khách hàng được khuyến mại có thể là NTD hoặc các trung gian phân phối, ví dụ như các đại lý bán hàng.

Thu ba, mục dich thực hiện khuyến mại là thúc day việc ban hàng hoặc cung ứng dịch vụ đến khách hàng.

Dé hiện thực hoá mục đích này, hình thức KMGG thực chất là việc thu hút, điều chỉnh hành vi mua sam, sử dung dịch vụ của khách hàng, giới thiệu những hàng hoá, dịch vụ mới, điều chỉnh các thương nhân trung gian chú ý hơn nữa đến

hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp, kích thịch việc mua hàng của doanh nghiệp

trên thị trường góp phần tăng thị phần của doanh nghiệp trên thị trường phân phối

hàng hoá, dịch vụ.

Mặc dù mang những dấu hiệu chung của khuyến mại, tuy nhiên, hình thức KMGG cũng mang những đặc trưng riêng biệt để tạo nên sự khác biệt với các hình thức khuyến mại khác, đó là:

Trang 18

Thủ nhất, về lợi ich cụ thể từ chương trình khuyến mại mà khách hàng được

Quyên lợi mà khách hàng được hưởng là được mua hàng hoá, sử dụng dịch vụ với giá thành thấp hơn giá trị hàng hoá, dịch vụ đó trước khi có chương trình khuyến mại Khái niệm “Giá” ở đây chính là giá trị của hàng hoá, dịch vụ phù hợp với thị trường tại một không gian xác định và một thời điểm nhất định Việc đối chiếu giá của hàng hoá, dịch vụ tại thời điểm khuyến mại với thời gian trước khi khuyến mại sẽ là cơ sở dé xác định chương trình KMGG có phù hop với quy định

của pháp luật hay không.

Trên thực tế, chúng ta có thé không phân biệt được giữa hình thức giảm giá 50% và hình thức khuyến mại “mua một tặng một” (hình thức tặng hàng hoá cho

khách hàng) Theo đó, hình thức khuyến mại “mua một tặng một” bề ngoài thì

giống với hình thức KMGG ở 50% giá hàng hoá, cung ứng dịch vụ, tuy nhiên về bản chất thì hai hình thức này là khác nhau Ví dụ, nếu doanh nghiệp khuyến mai một chai xà phòng rửa tay 180ml với giá 50.000 đồng, giảm giá 50% còn 25.000 đồng trong thời gian khuyến mại, thì thay vì khách hàng phải có 50.000 đồng thì nay chỉ cần 25.000 đồng là khách hang đã có thé mua được chai xà phòng rửa tay như vậy Tuy nhiên, khi doanh nghiệp áp dụng hình thức “mua một tặng một” thì dé có một chai xà phòng rửa tay 50.000 đồng, khách hàng phải có đủ 50.000 đồng mới có thể sở hữu nó, mặc dù với khoản tiền đó sẽ nhận được hai chai Với hình thức “mua một tặng một” chai xà phòng rửa tay, thương nhân sẽ luôn thu được ít nhất 50.000 đồng từ khách hàng khi mua hàng và tiêu thụ được cùng lúc hai sản phẩm được sản xuất ra Do đó, “mua một tặng một” về bản chất, giá trị chai xà phòng rửa tay trong thời gian thực hiện CTKM không hề thấp hơn giá trị chai xà phòng rửa tay đó vào thời gian trước khuyến mại Ngược lại, với hình thức KMGG 50% sản phẩm, doanh nghiệp chỉ thu được ít nhất 25.000 đồng mà thôi, vì giá trị chai xà phòng rửa tay giảm đi và chỉ còn một nửa Như vậy, xét về phương diện doanh số bán hàng, hình thức “mua một tặng một” mang lại nhiều lợi ích hơn cho doanh nghiệp Khi xét về mặt giá trị của khuyến mại, hình thức giảm giá 50% chai xà

Trang 19

phòng rửa tay, 50.000 đồng xuống còn 25.000 đồng, còn hình thức “mua một tặng

một” khách hàng sẽ được tặng 100% giá trị hàng hoá được bán, nhưng giá trị chai

xà phòng rửa tay vẫn là 50.000 đồngô.

Thứ hai, chương trình khuyến mại giảm giá phải tuân theo những quy định của pháp luật về thời gian, hạn mức khuyến mại giảm giá do pháp luật đặt ra.

Doanh nghiệp được tự do cạnh tranh trong khuôn khổ pháp luật Nhà nước bảo hộ quyền cạnh tranh hợp pháp trong kinh doanh Thế nhưng việc cạnh tranh phải được thực hiện theo nguyên tắc trung thực, không xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, của NTD theo các quy định của pháp luật Đặc điểm này giúp chúng ta phân biệt giữa hình thức khuyến mại

giảm gia hợp pháp với hành vi bán phá giá.

Khuyến mại nói chung và KMGG nói riêng có thể mang lại lợi ích cho thương nhân là đối tác trực tiếp ký hợp đồng mua bán hàng Tuy nhiên, không ít trường hợp khuyến mại chỉ đưa đến lợi ích cho người trực tiếp giao nhận hàng hoá hoặc bên trung gian là những người được thương nhân đối tác giao làm công việc liên quan đến mua bán hàng hoá Trên thực tế, khuyến mại có thể làm cho thị trường trở nên méo mó hoặc gây ra cạnh tranh không lành mạnh, chính vì thế mà pháp luật đã quy định cụ thé své nguyén tac, diéu kién, mirc gia tri, thời gian cua mỗi CTKM.

1.1.3 Y nghĩa của hình thức khuyến mai giảm giá 1.1.3.1 Đối với doanh nghiệp

Thực chất, khuyến mại nói chung và hình thức KMGG nói riêng là công cụ kích thích dé thúc day các khâu: cung ứng, phân phối và tiêu dùng đối với một hoặc một nhóm sản phẩm hàng hoá ở thị trường Trên thực tế, đa phần các chương trình KMGG đều hướng đến mục tiêu là kích thích tiêu dùng, kích thích hoạt động mua săm của khách hàng với số lượng lớn hơn hàng hoá, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp, qua đó kích thích sản xuất và làm tăng doanh số bán

5 Tạ Thi Thu Trang (2013), Pháp luật về hình thức khuyến mại giảm giá, Luận văn thạc sỹ,

Trường Dai học Luật Hà Nội, tr 13-14

Trang 20

hàng Đồng thời, hoạt động KMGG thông qua việc thu hút được khách hàng mới, kết hợp với việc giữ chân những khách hàng cũ đã sử dụng sản phẩm của mình sẽ giúp thương nhân có thê mở rộng thị phần của mình trong một thời gian ngắn.

Mặt khác, hình thức KMGG còn giúp thương nhân giải quyết vẫn đề hàng tồn kho, hàng trái mùa và là giải pháp cạnh tranh tối ưu trên thị trường.

Tóm lại, trong thời gian ngắn thì hình thức KMGG được sử dụng với mục đích là kích thích tiêu dùng, gia tăng khối lượng tiêu thụ Nhưng trong dài hạn, đó là cách dé doanh nghiệp mở rộng thị trường, mở rộng đối tượng khách hàng.

1.1.3.2 Đối với người tiêu dùng

Các chương trình KMGG được thương nhân thực hiện dưới nhiều hình thức thực hiện với những quy mô khác nhau cũng kéo theo nhiều hệ quả khác nhau Trong khi nguồn thu nhập của NTD không tăng do dịch bệnh COVID-19, do khủng hoảng nền kinh tế thì các chương trình KMGG luôn thu hút được sự quan tâm của họ Đặc biệt, các chương trình KMGG da dạng có thé được doanh nghiệp thực hiện trên các mặt hàng tiêu dùng có giá trị nhỏ như nước mắm, nước

rửa chén cho tới những mặt hàng có giá tri cao như xe may, xe 6 tô hay những

biệt thự, căn hộ cao cấp

Ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của việc KMGG là chi phí mà khách hàng phải chi để có được hàng hóa va sử dụng dịch vu được giảm đi thông qua hình thức KMGG sẽ giúp cho khách hàng có thé tăng khối lượng mua hàng hóa trên một định mức tiền tệ nhất định Tuy nhiên cũng có những tác động tiêu cực như việc tăng phí bảo quản hàng hóa, tăng sự lãng phí, tiêu thụ không cần thiết

KMGG cũng có những ảnh hưởng đến yếu tố tâm lý người tiêu dùng Khi mua sắm, sử dụng dịch vụ khách hàng có thể cảm thấy vui vẻ, hào hứng khi được mua sắm, sử dụng các dịch vụ với mức giá thấp hơn giá trước khuyến mại, họ coi đó là một “món hời” và đương nhiên, họ cho rằng mình là “nhà mua sắm” khôn ngoan, là nhưng NTD thông thái Ngoài ra khuyến mại cũng kích thích khách hàng khám phá, nâng cao kiến thức kinh nghiệm trong cuộc sống.

Trang 21

Mặt khác, KMGG ảnh hưởng đến nhận thức của NTD về van dé thông tin Những tác động về thông tin, nhận thức của khách hàng về một chương trình hay chiến dịch khuyến mại giảm giá, có ảnh hưởng đến suy nghĩ và đánh giá của khách hàng về chương trình, chiến dịch KMGG của các đối tượng liên quan trên thị trường Các tác động này bao gồm nhận thức, đánh giá của khách hàng về giá cả, chất lượng, thời điểm và loại hình khuyến mại.

Tuy nhiên, không phải mọi ảnh hưởng thông tin đến nhận thức của khách hàng đều mang tính tích cực mà đôi khi cũng có thê đưa đến những tác động tiêu cực cho khách hàng Ảnh hưởng tiêu cực của KMGG là có thé tạo ra tâm ly hụt hãng, buôn rầu

cho khách hàng nếu như chat lượng, giá cả trên thực tế không như những gi mà thương nhân cam kết và NTD mong đợi Theo đó, KMGG ảnh hưởng mang tính quyết định đến việc có mua hàng hay không của từng khách hàng nói riêng, đến doanh số bán hàng nói chung thông qua ba yếu tố là kinh tế, thông tin và cảm xúc Với những yếu tố đó, sự tác động có thê mang tính tích cực hoặc tiêu cực, van đề này yêu cầu nhà quản lý phải quan tâm, xem xét toàn diện các tác động có thé có của chương trình KMGG trong ngăn hạn cũng như trong dài hạn Từ đó tìm ra cách phát huy các tác động tích cực, hạn chế các tác động tiêu cực đảm bảo sự thành công của doanh nghiệp.

1.1.3.3 Đối với nên kinh tế

Tác động từ những chính sách kinh tế mới của Hoa Kỳ và nền kinh tế các nước châu Âu với nhiều chia rẽ Nền kinh tế trong nước với chỉ số lạm phát cao, sản xuất đình trệ do tiêu dùng hàng hoá chậm và sự tràn ngập hàng hoá các nước trong khối Asean, gây áp lực mạnh mẽ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của

cả doanh nghiệp vừa và nhỏ Sức mua trên thị trường giảm thì việc các CTKM

được tung ra có tác động kích thích sản xuất và mua sắm trên thị trường, kích câu tiêu dùng.

Trên thực tế, nếu áp dụng các hình thức khuyến mại một cách tràn lan như hiện nay thì hoạt động này cũng mang lại những ảnh hưởng tiêu cực, có thể kế đến việc NTD dần có đánh giá cho rằng giá thực tế của hàng hoá, dịch vụ chính là giá khuyến mại, thậm chí còn thấp hơn giá khuyến mại, vô hình chung đối với

Trang 22

họ, mức gia thông thường cua hang hoá, dịch vu khi chưa có khuyến mại là cao hơn giá tri thực của nó Hay việc họ hoài nghi việc chất lượng hàng hoá, dịch vụ được khuyến mại không được đảm bảo theo đúng cam kết, hứa hẹn của nhà sản xuất.

1.2 Khái quát pháp luật về hình thức khuyến mại giảm giá

1.2.1 Khái niệm, đặc điểm pháp luật về hình thức khuyến mại giảm giá 1.2.1.1 Khái niệm pháp luật về hình thức khuyến mại giảm giá

Pháp luật được hiểu là hệ thống các quy tắc xử sự do Nhà nước ban hành (hoặc thừa nhận) và bảo đảm thực hiện, thé hiện ý chi của giai cấp thống trị trong xã hội, là yếu tô điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm tạo ra trật tự, ôn định trong xã hội Vì vậy, pháp luật về hình thức khuyến mại là toàn bộ các quy tắc xử sự trong hoạt động khuyến mai mà Nhà nước quy định và đảm bảo thực hiện dé cân băng và bảo vệ quyên, lợi ích của các cá nhân, tô chức trong xã hội.

Từ những luận điểm trên có thể đưa ra khái niệm về pháp luật về hình thức khuyến mại giảm giá, trong đó, Pháp luật về hình thức KMGG được hiệu là hệ thống các nguyên tắc và các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận nhằm diéu chỉnh các quan hệ xã hội trong hoạt động khuyến mại giảm

1.2.1.2 Đặc điểm của pháp luật về hình thức khuyến mại giảm giá Pháp luật về hình thức KMGG có các đặc trưng cơ bản sau:

Thứ nhất, pháp luật về hình thức KMGG là một trong các nội dung của pháp luật xúc tiến thương mại Hình thức KMGG hay các hình thức khuyến mại khác như tặng hàng hóa cho khách hàng, cung ứng dịch vụ không thu tiền; tặng hàng mẫu; hay bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ có kèm theo các chương trình mang tính may rủi đều là những hoạt động khuyến mại Do đó, pháp luật về hình thức KMGG là một bộ phận cầu thành pháp luật xúc tiến thương mại.

Thứ hai, pháp luật về hình thức KMGG đưa ra những điều kiện đối với thương nhân buộc họ phải tuân theo để bảo vệ quyền lợi của khách hàng nói

chung và NTD nói riêng khi thực hiện các CTKM giảm giá Theo đó, pháp luật

Trang 23

về hoạt động KMGG có những quy định cụ thé về thé lệ, biện pháp tiến hành khuyến mại giảm giá, hạn mức tối đa đối với sản phẩm được giảm giá, các hoạt động bị cắm khi thực hiện khuyến mại giảm giá.

Thứ ba, pháp luật về KMGG quy định nghĩa vụ của thương nhân khi không thực hiện theo những quy định pháp luật về khuyến mại giảm giá Mọi xử sự đặt dưới sự quản lý của Nhà nước đều cần có chế tài xử lý hành vi vi phạm phù hợp Đối với pháp luật về hình thức KMGG cũng vậy, cụ thé, pháp luật về KMGG quy định cụ thê về kiểm tra, thanh tra, xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật về khuyến mại giảm giá

Tứ tr, pháp luật về KMGG tao cơ sở pháp ly cho hoạt động QLNN đối với hình thức khuyến mại giảm giá Giống như các hoạt động xúc tiến thương mại khác, KMGG dễ làm nảy sinh những mâu thuẫn giữa các đối thủ cạnh tranh

trên thị trường và với khách hàng nên phải đặt dưới sự quản lý nhà nước Với

các quy định pháp luật về khuyến mại giảm giá, Nhà nước thực hiện vai trò QLNN về kinh tế, nhắn mạnh vai trò và trách nhiệm của thương nhân trong thực hiện khuyến mại giảm giá.

1.2.2 Nội dung của pháp luật về hình thức khuyến mại giảm giá ở Việt

1.2.2.1 Cơ cấu của pháp luật về hình thức khuyến mại giảm giá

Các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh về hình thức KMGG hiện nay bao gồm những văn bản sau:

- Văn bản có giá trị pháp lý cao nhất và trực tiếp điều chỉnh về hình thức khuyến mại giảm giá là Luật Thương mại năm 2005;

- Các văn bản dưới luật bao gồm: Nghị định số 81/2018/NĐ-CP ngày 22 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết LTM về hoạt động xúc tiến thương mại; Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cắm và bảo vệ người tiêu dùng

1.2.2.2 Nội dung của pháp luật về hình thức khuyến mại giảm giá

Trang 24

Thứ nhất, các quy định của pháp luật về điều kiện, cách thức tổ chức, thực hiện khuyến mại giảm giá.

Điều kiện dé tiễn hành hoạt động KMGG được hiểu là những yêu cau, bắt buộc phải có để được thực hiện hoạt động KMGG, chăng hạn: chủ thê thực hiện KMGG, hàng hoá được KMGG Trong đó, cách thức tô chức thực hiện KMGG bao gồm các quy định về thủ tục để tiến hành hoạt động KMGG, thời gian thực hiện KMGG và các quy định về hạn mức KMGG, thời gian thực hiện việc thông báo KMGG Những quy định về thé lệ, cách thức tổ chức thực hiện hình thức KMGG là một trong những nội dung cơ bản của pháp luật về hình thức KMGG cần được chú ý nghiên cứu, phân tích bởi lẽ đây là căn cứ để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên, và cũng là cơ sở để thực hiện hoạt động quản lý, thanh kiểm tra cũng như xử lý đối với những hành vi vi phạm pháp luật.

Thứ hai, các quy định của pháp luật về cơ chế quản lý nhà nước trong hoạt động khuyến mại giảm giả.

Cơ chế QLNN là biện pháp mà cơ quan nhà nước QLNN tiến hành dé kiểm soát hoạt động KMGG, để bảo đảm các chủ thể thực hiện hoạt động KMGG theo quy định của pháp luật Trong pháp LTM ở những quốc gia phát triển kinh tế theo định hướng cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, có nhiều quy định mang tính chat thủ tục hành chính dé từ đó, Nhà nước thực hiện việc thanh, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện các quyền tự do kinh doanh, trong đó có hoạt động KMGG Với nên kinh tế thị trường được chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung như ở Việt Nam, đặc điểm này càng thê hiện rõ nét Nhà nước với vai trò trung tâm của mình, cần thực hiện hiệu quả hơn nữa hoạt động xây dựng pháp luật, tuyên truyền pháp luật Theo đó, từ vấn đề lý luận cũng như thực tiễn, nội dung pháp luật điều chỉnh cơ chế QLNN về hoạt động KMGG là một nội dung cần nghiên cứu, phân tích làm rõ.

Thứ ba, các quy định của pháp luật về chế tài xử lý vi phạm pháp luật diéu chỉnh hoạt động khuyến mại giảm giá.

Trang 25

Chế tài là những trách nhiệm pháp lý do nhà nước áp dụng với những chủ thé vi phạm pháp luật về KMGG nhằm bao đảm các quy định của pháp luật về van đề này được thực hiện trong thực tế Nếu quyên và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan không được quan tâm và bảo vệ đúng mức, bị chủ thể khác xâm phạm một cách dễ dàng sẽ dẫn đến tình trạng hoạt động KMGG không thể tồn tại và phát triển với đúng bản chất của nó.

Tóm lại, nội dung pháp luật điều chỉnh hình thức KMGG đã và đang tạo nên một hành lang pháp ly vừng chắc để hoạt động KMGG tồn tại, phát triển và đưa đến những kết quả tích cực cho nén kinh tế.

1.2.3 Vai trò của pháp luật về hình thức khuyến mại giảm giá

Pháp luật về hình thức KMGG với vai trò là tạo ra một hành lang pháp lý thống nhất để giúp chủ thể liên quan đến hoạt động KMGG biết mình phải làm gì, không được làm gì và làm như thế nào, tránh việc các chủ thể tự do ngoài khuôn khổ của pháp luật Quy định này vừa là cơ sở pháp lý dé CQQLNN thanh, kiểm tra và xử lý khi thương nhân vi phạm pháp luật, vừa là căn cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các chủ thể khi tham gia KMGG, từ đó, thúc đây quan hệ này ngày một phát triển Bởi lẽ, giống như các hoạt động xúc tiến thương mại khác, CQQLNN cũng có nhu cầu quản lý, có nhu cầu can thiệp và điều chỉnh những hoạt động này theo chiều hướng mà Nhà nước mong muốn.

Thông qua các nội dung quy định của pháp luật về thê lệ, cách thức thực hiện hoạt động KMGG, quyên và nghĩa vụ pháp lý của các bên được hình dung một cách cụ thể Tuy nhiên, do ý thức chấp hành pháp luật không tốt của một số thương nhân và khách hàng mà cụ thé là trong khi thương nhân luôn muốn tối đa hoá lợi ích nên đã thực hiện các hành vi ngoài sự cho phép của pháp luật và nếu chúng chưa gây thiệt hại và ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân thì khách hàng lại

đương nhiên thừa nhận các hành vi đó của thương nhân và khi đó, vai trò của cơ

quan nhà nước thực sự trở nên quan trọng Vai trò trước hết là của các quy định về cơ chế quản lý, chế tài xử lý vi phạm trong hoạt động KMGG là nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, những người trực tiếp tham gia và hưởng lợi từ

Trang 26

các chương trình khuyến mại Khi mà các CTKM hiện nay ngày càng đa dạng, phong phú cả về cách thức và quy mô thực hiện, KMGG được tô chức thường xuyên, liên tục như hiện nay, dẫn đến tình trạng NTD nghi ngờ, đặt câu hỏi rằng với các chương trình như vậy thì chất lượng sản phẩm, dịch vụ được khuyến mại có vấn đề gì hay không mà lại được giảm giá sâu như vậy? Mặt khác, để tránh tình trạng các thương nhân lợi dụng thực hiện các chương trình KMGG dé thực hiện hành vi bán phá giá, cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường, gây bat lợi và khiến cho các doanh nghiệp kinh doanh trong cùng lĩnh vực chịu thiệt hại.

Tóm lại, pháp luật về hoạt động KMGG có vai trò bảo đảm cho việc điều chỉnh cách thức xử sử của các chủ thể liên quan trong quá trình thực hiện KMGG, tạo nên môi trường kinh doanh lành mạnh và bình đăng cho các thương nhân mà vẫn đem lại lợi ích chính đáng cho người tiêu dùng.

1.2.4 Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật về hình thức khuyến mại giảm giá ở Việt Nam

Trong lịch sử lập pháp ở Việt Nam, thời điểm trước năm 1986, những nội dung liên quan đến xúc tiễn thương mại nói chung và về khuyến mại hay KMGG nói riêng không được quan tâm nhiều Trên thực tế, mọi hoạt động sản xuất hàng hoá và cung ứng dịch vụ trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung đều do Nhà nước quyết định, sản xuất và cung ứng cái gì, phân phối như thế nào và cho ai, với giá bao nhiêu đều nằm trong hoạch định chính sách của Nhà nước Những hoạt động mang tính cạnh tranh trên thị trường hầu như bị triệt tiêu, các chủ thể sản xuất hàng hoá trong nền kinh tế đều biết chắc rằng sản phẩm của mình được sản xuất ra dù sớm dù muộn cũng sẽ được tiêu thụ hết Trong bối cảnh đó, mọi hoạt động tìm kiếm cơ hội tiêu thụ hàng hoá, cung ứng dịch vụ trong thị trường dường như không còn ý nghĩa Hoạt động xúc tiến thương mại chỉ được đặt ra ở quy mô quốc gia mà không đặt ra việc tổ chức hoạt động này với các chủ thé kinh doanh nhỏ lẻ, khi Nhà nước cùng với nỗ lực nhằm mở rộng quan hệ hợp tác chính trị, kinh tế với các nước xã hội chủ nghĩa tiễn hành thực hiện các hoạt động tổ chức hội chợ thương mại, triển lãm thương mại ở trong nước và nước ngoài Đương nhiên, những hoạt động

Trang 27

diễn ra không sôi nỗi va đa dạng như hiện nay do nền kinh tế vốn không tồn tại yêu tố cạnh tranh thương mại và vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế không phải là chính

sách quan trọng của Dang và Nhà nước ta trong thời ky đó”.

Một bước “chuyển mình” trong tư tưởng và chính sách của Đảng và nhà nước đã được đánh dấu trong Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986 Trong đó, Đảng đã đề ra đường lối đôi mới toàn diện về mọi mặt của đời song kinh tế - xã hội, trong đó trọng tâm là đổi mới kinh tế theo hướng mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế và đa dạng hoá các thành phần kinh tế Nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung được chuyền sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phan, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý, điều tiết của Nhà nước theo định hướng XHCN; hay nói cách khác là chuyên từ từ một nền kinh tế lạc hậu, sản xuất nhỏ lẻ manh mún, tập trung sang nền kinh tế quy mô lớn với hoạt động sản xuất hàng hoá đa dang, phù hợp với những đòi hỏi ngày càng cao của đời sống xã hội Trong bối cảnh đó, yếu tô cạnh tranh bắt đầu xuất hiện Trong nền kinh tế thị trường, một yêu cau đặt ra là các doanh nghiệp phải không ngừng vận động thi mới có thé đứng vững và phát triển Từ khi thực hiện đường lối đổi mới, đời sống vật chat và tinh thần của người dân không ngừng được nâng lên, do đó nhu cầu về tiêu dùng hàng hoá và sử dụng dịch vụ cũng tăng lên về số lượng và yêu cầu cao hơn về chất lượng Doanh nghiệp phải có những chiến lược kinh doanh đúng đắn, tìm hiểu và nghiên cứu thị trường, tìm hiểu tâm lý khách hàng Nhu cầu của NTD ngày càng tăng lên trong khi đó có rất nhiều doanh nghiệp cùng sản xuất ra hàng hoá hay cung ứng những dịch vụ giống nhau trên cùng một thị trường Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh khốc liệt ấy, dé đưa khách hàng về gần phía minh, các doanh nghiệp phải tìm cách giảm giá thành sản phẩm, dịch vụ Hoạt động xúc tiến thương mại nói chung và các hình thức khuyến mại, KMGG nói riêng cứ như vậy dần trở thành một giải pháp tất yếu trong việc kích thích bán hàng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của các chủ thê kinh doanh.

7 Nguyễn Thị Dung (2017), Pháp luật về xúc tiến thương mại ở Việt Nam những van dé lyluận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr 62.

Trang 28

Trên thực tế, Nhà nước đã ban hành nhiều VBQPPL diéu chinh van dé nay nhằm tạo điều kiện thuận lợi và môi trường kinh doanh lành mạnh, công băng cho các thương nhân hoạt động thương mại và dé hoạt động khuyến mại diễn ra một cách ồn định và hiệu quả LTM năm 1997 là VBQPPL đầu tiên ghi nhận những quy định về khuyến mại nói chung và hình thức KMGG nói riêng LTM năm 1997 đã được Quốc hội thông qua ngày 10/5/1997, có hiệu lực từ ngày 01/01/1998 Kê từ đó, LTM năm 1997 trở thành VBQPPL có hiệu lực pháp lý cao nhất thống nhất quy định về hoạt động thương mại nói chung và hoạt động khuyến mại nói riêng trên

lãnh tho Việt Nam.

Trong đó, khuyến mại được quy định tại Mục 12 Chương 2 của Luật, và hình thức KMGG được quy định chỉ tiết tại Điều 7 Nghị định số 32/1999/NĐ-CP ngày 05/05/1999 về khuyến mại, quảng cáo thương mại và hội chợ, triển lãm thương mại, trong đó, “Bán hàng, cung ứng dịch vụ trong thời gian khuyến mại với giá thấp hơn giá ban, giá cung ứng dịch vụ bình thường trước đó”, “khi thực hiện hình thức khuyến mại này thương nhân phải niêm yết thời gian khuyến mại; giá bản hàng, giá cung ứng dịch vụ thương mại bình thường trước thời gian khuyến mại, giá ban hàng, giá cung ứng dịch vụ trong thời gian khuyến mai” Quy định về KMGG trong LTM năm 1997 còn tương đối khái quát và sơ sài khi chỉ quy định giá hàng hoá, dịch vụ trong thời gian thực hiện KMGG không được thấp hơn 70% giá hàng hoá, dịch vụ trước thời gian khuyến mại Bên cạnh đó, pháp luật cũng có quy định về trách nhiệm của thương nhân phải thông báo về thời gian khuyến mại,

giá bán hàng hoá, giá cung ứng dịch vụ khi thực hiện các hình thức khuyến mại, nhưng không quy định chỉ tiết về thời gian thực hiện việc thông báo niêm yết hay chế tài xử lý khi vi phạm quy định pháp luật về khuyến mại.

Trải qua nhiều phát triển kinh tế - xã hội phát triển mạnh mẽ và bắt đầu hội nhập kinh tế quốc tế, LTM năm 1997 và các quy định về khuyến mại, KMGG đã không còn phù hợp Trước yêu cầu về sửa đổi, bổ sung luật thương mại, LTM năm 2005 được ban hành, tiếp tục ghi nhận một số quy định cũ và đưa ra những quy

định mới đáp ứng với những yêu câu mới.

Trang 29

Khuyến mại và KMGG quy định trong LTM năm 2005 với nhiều đổi mới với những sửa đối, b6 sung mang tinh đột phá Nếu như trước đây, các quy định về các hoạt động khuyến mại chỉ được ghi nhận tại 6 điều trong LTM năm 1997, đến LTM năm 2005 đã được sửa đổi, bố sung, quy định mới, nâng tổng số điều quy định về nội dung này thành 14 điều Trong đó, KMGG được quy định tại Điều 92 LTM năm 2005 quy định về quyền của thương nhân thực hiện khuyến mại Theo đó, thương nhân có quyền chủ động trong việc lựa chọn các hình thức, thời gian, địa điểm, quy định lợi ích cụ thê trong hoạt động khuyến mại mà khách hàng được hưởng Cùng với các với quyền là trách nhiệm của thương nhân khi thực hiện KMGG, cụ thể là thực hiện đầy đủ trình tự, thủ tục khuyến mại theo quy định của

pháp luật, tiến hành đúng chương trình đã cam kết Bên cạnh đó, LTM năm 2005 cũng quy định chỉ tiết các hành vi bị cắm trong khuyến mại và KMGG, như: cắm khuyến mại thiếu trung thực, cắm lừa dối khách hàng Đây là những quy định quan trọng và thiết yêu trong nền kinh tế thị trường hiện nay.

Cùng với LTM năm 2005, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng ban hành các văn bản dưới luật như Nghị định số 37/2006/NĐ-CP ngày 4/4/2006 của Chính phủ quy định chi tiết về hoạt động xúc tiễn thương mại, trong đó có hoạt động khuyến mại và KMGG Đây là một trong những VBQPPL đóng vai trò quan trọng dé triển khai LTM năm 2005 với các quy định chi tiết về hoạt động xúc tiến thương mai Theo đó, tại mục 11 chương II (từ Điều 4 đến Điều 6) quy định về các

nguyên tắc thực hiện khuyến mại, hạn mức tôi đa về giá trị hàng hoá, dịch vụ dùng dé khuyến mại; mức giảm tối đa đối với hàng hoá và dịch vụ dùng dé khuyến mại Đây là những quy định nham mục đích điều tiết giá của các sản phẩm dùng dé khuyến mại, tránh diễn ra các “cuộc chạy đua” về giá giữa các nhà sản xuất gây lũng đoạn thị trường Mục 2 chương I quy định cụ thê về các hình thức khuyến mại, tránh tinh trạng hiểu sai, hiểu nhầm nếu chi đọc Luật gây ra Mục 3 gồm các quy định về trình tự, thủ tục đăng ký thực hiện khuyến mại.

Gần đây nhất, ngày 25/5/2018, Nghị định số 81/2018/NĐ-CP quy định chi tiết LTM về hoạt động xúc tiễn thương mại đã được Chính phủ thông qua, có hiệu

Trang 30

lực từ ngày 15/7/2018 được thay thế Nghị định số 37/2006/NĐ-CP của Chính phủ Về cơ bản, Nghị định số 81/2018/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22/5/2018 quy định chi tiết LTM về hoạt động xúc tiến thương mại kế thừa các nội dung của Nghị định số 37/2006/NĐ-CP, tuy nhiên, có thé coi văn bản này là một bước tiễn đài so với Nghị định cũ bởi những quy định này với mục đích khắc phục hạn chế của Nghị định số 37/2006/NĐ-CP trong suốt thời gian qua Các quy định mới này góp phần khắc phục và giải quyết một số vướng mac cho thương nhân khi muốn thực hiện hoạt động KMGG đối với hàng hoá và dịch vụ của mình.

Bên cạnh đó, một số nội dung khác như bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, hạn chế các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động khuyến mại được điều chỉnh ở các văn bản pháp luật khác như Luật Bảo vệ NTD năm 2010,

Luật Cạnh tranh năm 2018.

Cụ thé, theo Luật cạnh tranh năm 2018, cạnh tranh không lành mạnh (CTKLM) là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác Điều 45 Luật cạnh tranh năm 2018 quy định về hành vi CTKLM bị cắm, đã bỏ hành vi “khuyến mại nhằm CTKLM”, bổ sung hành vi “lôi kéo khách hang bat chính” bằng hình thức đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn về hoạt động “khuyến mại” Ngoài ra, để đảm bảo cơ sở pháp lý cho việc xử lý các hành vi CTKLM được quy định trong các luật khác có dẫn chiếu đến Luật cạnh tranh năm 2018, điều luật đã bổ sung khoản 7 về “các hành vi CTKLM được quy định tại các luật khác”.

Luật cạnh tranh năm 2018 điều chỉnh về hành vi hạn chế cạnh tranh, tập trung kinh tế gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh đến thị trường Việt Nam; hành vi CTKLM; tố tụng cạnh tranh và xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh.

Có thé xác định hành vi khuyến mại nhằm CTKLM tại khoản 9 Điều 100 Luật thương mại năm 2005 tương đồng và được xem là một dạng hành vi CTKLM khác theo khoản 7 Điều 45 Luật cạnh tranh năm 2018 Các yếu tố được dùng dé xác

Trang 31

định tính không lành mạnh của hành vi khuyến mại là: (¡) Khuyến mại là hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp; (ii) Hành vi khuyến mại này trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh; (11) Hành vi khuyến mại này gây thiệt hại hoặc có khả năng gây thiệt hại đến quyền và

lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác.

Trường hợp luật khác có quy định về hành vi hạn chế cạnh tranh, hình thức tập trung kinh tế, hành vi CTKLM và việc xử lý hành vi CTKLM khác với Luật cạnh tranh năm 2018 thì áp dụng luật đó Bởi lẽ, nguyên tắc áp dụng pháp luật cạnh tranh khẳng định Luật cạnh tranh năm 2018 là luật chung và ưu tiên áp dụng luật chuyên ngành Nếu luật chuyên ngành có quy định về hành vi CTKLM, việc xử lý (bao gồm chế tài xử phạt và cơ quan có thấm quyền xử phạt) đối với hành vi

CTKLM thì áp dụng quy định của luật chuyên ngành đó.

1.2.5 Pháp luật một số quốc gia trên thé giới về hình thức khuyến mai

giảm giá

1.2.5.1 Pháp luật Nhật Bản

Thị trường bán lẻ lớn nhất trên thế giới và Châu A nói riêng không thé không kế đến Nhật Bản Theo đó, các cửa hàng tạp hoá, bách hoá, siêu thị, cửa hàng truyền thống đến hiện đại đều có, thị trường bán lẻ Nhật Bản luôn tự hào có nhiều nhà bán lẻ phong phú, đa dạng về cả hình thức và quy mô Nhật Bản cũng là thị trường mang tính cạnh tranh cao và khuyến mại là trong những công cụ thị trường quan trọng Nhiều hình thức khuyến mại khác nhau như tặng quà cho khách hàng, giảm giá, trao thưởng, tặng phiếu giảm giá, chương trình khách hàng thân thiết Các chủ thê kinh doanh tại Nhật Bản đều phải tuân thủ mọi quy định về thương mại và bảo vệ quyền lợi NTD với mọi quy mô khuyến mại Quy định pháp lý tại Nhật Bản nhìn chung là thân thiện nhưng vẫn có những quy định tương đối phức tạp.

Hạn chế về KMGG tại Nhật được quy định tại “Đạo luật chống lại những chi phí vô ly và các cơ quan đại diện gây hiểu lầm” — Ac against Unjustistifiable Premiums and Misleading Representations Nham ngăn chặn việc định giá sai lệch,

giữa giá trước khi giảm và giá được giảm giá được cho phép, nhưng tuỳ thuộc vào

Trang 32

các hạn chế Đạo luật bảo vệ không đúng quy định và không đúng quy định ("IPIRPA") và hướng dẫn của Uy ban thương mại công bang Nhật Ban ("FTC").

Trong đó, IPIRPA yêu cầu giá tham chiếu trên nhãn là chính hãng và có hiệu lực ít nhất bốn tuần trong tám tuần trước đề nghị và không quá hai tuần trước khi bắt đầu đề nghị Hay nói cách khác, giá cũ phải được niêm yết trong một khoảng thời gian đủ dài không quá xa so với ngày bắt đầu của ưu đãi với mức giảm giá Tuy nhiên, giảm giá không được điều chỉnh bởi IPIRPA trong một vài trường hợp

Theo thông báo và hướng dẫn do FTC ban hành, những trường hợp ngoại lệ nay áp dụng khi (i) lợi ích của việc giảm giá là tùy thuộc vào xổ số hoặc cạnh tranh, (ii) một sản phẩm bồ sung (khách hàng có sự lựa chọn giữa giảm giá hoặc một sản phẩm bồ sung); va (iii) hạn chế giảm giá bang tiền mặt Mặt khác, các chương trình sau đây về nguyên tắc được coi là giảm giá và không phải chi phí phát sinh trong kinh doanh: giảm giá dé khuyến khích các lần mua hàng tiếp theo.

Việc bán hàng dưới chi phí tức giá bán thấp hon chi phí bỏ ra thường đi kèm với các câu slogan quen thuộc “Giá không thể tin được, chỉ giới hạn thời gian!”

nhằm thu hút khách hàng mua sam Tuy nhiên, việc thực hiện khuyến mại có thé ảnh hưởng tới các đối thủ cạnh tranh, loại họ ra khỏi thị trường hoặc có thể cản chở các đối thủ cạnh tranh gia nhập thị trường Như vậy, việc bán hàng với doanh thu ban hàng thường xuyên dưới giá chi phi mà không biện minh bi cam và ngăn chặn như hoạt động thương mại không công bang theo Luật chong độc quyền của Nhật.

Hành vi vi phạm KMGG có thể chịu hình phạt lên đến hai năm tù giam và hoặc phạt hành chính tới JPY 3.000.000 Người phạm tội bán hàng thấp hơn chi phi nhiều lần mà không có sự biện minh trong thời gian 10 năm có thé bị xử phạt lên đến 2% hành chính (đối với các nhà bán lẻ) hoặc 1% (bán buôn) của doanh thu trong thời gian vi phạm; bên cạnh đó còn phải bôi thường thiệt hại cho người tiêu

1.2.5.2 Pháp luật Canada

Trang 33

Cơ quan thực thi pháp luật độc lập góp phần vào sự thịnh vượng của người Canada là Cục Cạnh tranh, hoạt động bằng cách bảo vệ và thúc đây tính cạnh tranh đồng thời, tạo điều kiện cho NTD thông báo Đứng đầu bởi Ủy viên cạnh tranh, Cục chịu trách nhiệm quản lý và thi hành Đạo luật cạnh tranh, Đạo luật về

đóng gói và dán nhãn người tiêu dùng.

Đạo luật ghi nhãn dệt và Đạo luật đánh dấu kim loại quý Mục đích của Đạo luật Cạnh tranh là duy trì và khuyến khích cạnh tranh trên thị trường Canada Đạo luật này cũng điều chỉnh hoạt động khuyến mại, tại Mục 74.06 quy định về tuyên bố sai hoặc gây hiểu lầm và các quy định về hành vi tiếp thị lừa

đảo của Đạo luật.

Những điều khoản này nhằm mục đích thúc đây cạnh tranh công băng trên thị trường bằng cách ngăn cản các hoạt động kinh doanh lừa đảo và bằng cách khuyến khích cung cấp đầy đủ thông tin để cho phép lựa chọn thông tin của người tiêu dùng Đạo luật áp dụng cho hầu hết các doanh nghiệp ở Canada, bất

kề quy mô.

Mục 74.06 của Luật Cạnh tranh là một điều khoản dân sự Nó cắm bat ky chương trình quảng cáo, khuyến mại nào không tiết lộ số lượng và giá trị gần đúng của giải thưởng, khu vực hoặc khu vực mà họ liên quan và bất kỳ thông tin

quan trọng nào liên quan đến cơ hội chiến thắng như tỷ lệ thắng Nó cũng quy định rằng việc phân phối các giải thưởng không thể bị trì hoãn quá mức và những người tham gia được lựa chọn hoặc giải thưởng được phân phối trên cơ sở kỹ năng hoặc trên cơ sở ngẫu nhiên Nếu tòa án xác định rằng một người có hành vi trái với mục 74.06, họ có thể ra lệnh cho người đó không tham gia vào hành vi đó, để xuất bản thông báo sửa chữa và / hoặc trả tiền phạt hành chính lên đến $ 750.000 trong trường hợp lần đầu tiên xảy ra bởi một cá nhân và $ 10,000,000 trong trường hợp xảy ra lần đầu tiên bởi một công ty Đối với các đơn đặt hàng tiếp theo, mức phạt sẽ tăng lên tối đa 1.000.000 trong trường hợp của một cá

nhân và $ 15.000.000 trong trường hợp của một công ty.

Trang 34

Tai bang Ontario, Đạo luật Bảo vệ NTD có chế định riêng về thẻ quà tặng từ nhà bán lẻ Theo đó, Đạo luật cắm hầu hết các thẻ quà tặng của doanh nghiệp bán lẻ quy định ngày hết hạn Điều này có nghĩa là một thẻ quà tặng có thê được sử dụng với giá trị đầy đủ bat kể khi nào NTD quyết định sử dụng nó Tất cả các hạn chế và điều kiện về thẻ quà tặng phải được nêu rõ và thông báo bằng văn bản cho khách hàng Tại đây, cũng có quy định về chương trình điểm thưởng Cu thé, doanh nghiệp có thể cung cấp chương trình điểm thưởng để cảm ơn khách hàng trung thành của họ Thông qua các chương trình này, NTD có thể: kiếm điểm thưởng dựa trên giao dịch mua hàng hoá, dịch vụ; tích luỹ điểm theo thời gian; đổi những điểm này thành hàng hoá hoặc dịch vụ.

Đối với hoạt động KMGG, Mục 74.04 của Luật Cạnh tranh cắm quảng cáo với giá hời, nhưng không có sẵn để bán với số lượng hợp lý Quy định này không áp dụng nếu nhà quảng cáo có thê xác định răng sản phẩm không có sẵn là do hoàn cảnh ngoài tam kiểm soát, số lượng sản phẩm thu được là hop lý hoặc khách hàng được kiểm tra mua khi nguồn cung cấp cạn kiệt Nếu tòa án xác định rằng một người đã thực hiện hành vi trai với mục 74.04, họ có thể ra lệnh cho người đó không tham gia vào hành vi đó, để xuất bản thông báo sửa chữa và hoặc trả tiền phạt hành chính lên tới $750.000 trong trường hợp lần đầu tiên xảy ra bởi một cá nhân và $10,000,000 trong trường hợp xảy ra lần đầu tiên bởi một công ty Đối với các đơn đặt hàng tiếp theo, mức phạt sẽ tăng lên tối đa

$1.000.000 trong trường hợp của một cá nhân và $15.000.000 trong trường hợpcủa một công ty.

1.2.5.3 Pháp luật Vương quốc Anh

Uy ban thực hành quảng cáo The Committee of Advertising Practice (CAP) là co quan quan ly hoạt động quảng cáo, khuyến mại tại vương quốc Anh Đạo luật về quảng cáo không trên truyền hình, khuyến mại và tiếp thi trực tiếp

-the CAP Code (UK Code of Non-broadcast Advertising, Sales Promotion and

Direct Marketing) là văn ban quy định hoạt động khuyến mai nói chung trong

đó có khuyên mại giảm giá.

Trang 35

Bất ké CTKM nào, cần đảm bao Quy tắc 8.17 liệt kê các điều kiện quan trọng có khả năng áp dụng cho tất cả các chương trình khuyến mãi Các điều kiện này bao gồm: cách tham gia; chi phí hoặc yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến sự hiểu biết của NTD vẻ quảng cáo; ngày bắt đầu (nếu có); ngày kết thúc; bất kỳ bằng chứng yêu cầu mua hàng nào; bản chất và số lượng giải thưởng hoặc quả tặng, hoặc ước tính hợp lý nếu không thé xác định được số; sự tồn tại của bat kỳ hạn chế hoặc hạn chế nào, chăng hạn như tuôi tác, ngày tháng hoặc hạn chế về địa lý.

Người tổ chức khuyến mại phải đảm bảo răng chương trình của họ được tiễn hành dưới sự giám sát phù hợp và cung cấp đủ nguồn lực dé quản lý chúng Các nhà quảng cáo phải cho phép đủ thời gian cho mỗi giai đoạn của chương trình khuyến mãi: thông báo cho thương mại; phân phối hàng hóa, ban hành các quy tắc nếu có liên quan; thu thập các trình bao bọc và các kết quả tương tự, đánh giá và công bố.

Khuyến mại có giải thưởng và CTKM liên kết với hoạt động từ thiện được đặc biệt quan tâm, với nhiều quy định.

Đồ uống có cồn không được để cập đến trong các chương trình khuyến mãi hướng đến những người dưới 18 tuổi Rượu không được khuyến mại cho bất kỳ ai đưới 18 tuổi (Mục 8.4) Khi tổ chức các chương trình khuyến mại, người tổ chức cần phải đảm bảo răng số lượng mặt hàng cần mua không khuyến khích NTD vượt quá hướng dẫn của Bộ Y tế về việc uống an toàn và họ phải cập nhật những hướng dẫn này Họ cũng nên đảm bảo răng thời lượng khuyến mãi đủ dài để cho phép NTD tham gia mà không uống quá mức hoặc vô trách nhiệm.

1.2.5.4 Pháp luật Thai Lan

Hai phương thức hiệu quả nhất dé xúc tiễn thương mai tại Thái Lan là tô chức triển lãm và quảng cáo qua phương tiện truyền thông Bên cạnh đó, khuyến mại là một hình thức hữu hiệu và phổ biến trong tiêu thụ các sản phâm hàng tiêu dùng cũng như sản phẩm công nghiệp Các hình thức khuyến mại được sử dụng

Trang 36

phổ biến tại Thái Lan là sử dung quà tặng, giảm giá Các CTKM được tổ chức thường xuyên tai các trung tâm mua sắm, siêu thị

Hoạt động khuyến mại giảm giá được quy định gián tiếp, rải rác trong các văn bản khác nhau Như Đạo luật kiểm soát các sản phẩm thuốc lá (The Tobacco Products Control Act B.E.2560 (A.D.2017) nghiêm cắm các hành vi quảng cáo, khuyến mại sản phẩm thuốc lá Khuyến mại giảm giá các sản phẩm thuốc lá băng cách cung cấp các sản phẩm thuốc lá miễn phí cũng như giảm giá với các sản phẩm thuốc lá hoặc các sản phẩm không phải thuốc lá nhưng nhằm mục đích thu hút người đến các cơ sở bán lẻ thuốc lá đều là bất hợp pháp.

Tương tự, Đạo luật kiểm soát xúc tiễn thực phẩm dành cho trẻ sơ sinh và

trẻ em (The Infant and Baby Food Promotion Control Act B.E.2560 - A.D.2017)

cam quảng cáo và khuyến mại trực tiếp hoặc gián tiếp bat kỳ san phẩm thực phẩm bồ sung cho trẻ sơ sinh (từ khi sinh ra đến 12 tháng tuổi) và trẻ sơ sinh (trên 12 tháng đến 3 năm tuổi) (Mục 14 và 25).

Trang 37

Tiéu két Chuong 1

Nhu vay, trong chương 1, tac gia đã lam rõ khái niệm, đặc điểm, vai trò của pháp luật về hình thức KMGG nhằm khái quát các van dé lý luận và pháp lý về hình thức KMGG Bên cạnh đó, tác giả cũng khái quát được những nét cơ bản về sự hình thành và phát trién của pháp luật về hình thức KMGG tại Việt Nam và quy định pháp luật của một số quốc gia trên thế giới Mặt khác, trong chương 1, tác giả cũng khái quát về những vấn đề cơ bản về hình thức KMGG Đây là những cơ sở dé đi vào phân tích và đánh giá về thực trạng pháp luật về hình thức KMGG ở Việt Nam hiện nay cũng như thực tiễn thi hành pháp luật về van đề

này tại tỉnh Ha Giang trong thời gian qua.

Trang 38

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHAP LUẬT VÀ THỰC TIEN THI HANH PHAP LUAT VE HÌNH THỨC KHUYEN MẠI GIẢM GIÁ

TẠI TỈNH HÀ GIANG

2.1 Khai quát một số đặc điểm về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh

tê - xã hội của tỉnh Hà Giang

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

Hà Giang là một tỉnh miền núi biên gIỚới Ở CỰC bắc của Tổ quốc, CÓ VỊ tri

chiến lược đặc biệt quan trọng Phía bắc và tây có đường biên giới giáp với nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa dài 274 km; phía đông giáp tỉnh Cao Băng: phía

nam giáp tỉnh Tuyên Quang; phía tây và tây nam giáp tỉnh Lào Cai và Yên Bái.Hà Giang có diện tích tự nhiên là 7.884, 37 km2, trong đó theo đường chim

bay, chỗ rộng nhất từ tây sang đông dài 115 km và từ bắc xuống nam đài 137 km.

Tại điểm cực bắc của lãnh thô Hà Giang, cũng là điểm cực bắc của Tổ quốc, cách Lũng Cú chừng 3 km về phía đông, có vĩ độ 23 0 1300": điểm cực tây cách Xin Man khoảng 10 km về phía tây nam, có kinh độ 104 0 24\'05"; mom cực đông cách Mèo Vac 16 km về phía đông - đông nam có kinh độ 105 0 30104".

Năm trong khu vực dia bàn vùng núi cao phía bắc lãnh thé Việt Nam, Hà Giang là một quần thê núi non hùng vĩ, địa hình hiểm trở, có độ cao trung bình từ 800 m đến 1.200 m so với mực nước biển Đây là vùng tập trung nhiều ngọn núi cao Theo thong kê mới đây, trên dai đất Hà Giang rộng chưa tới 8.000 km2 mà có

tới 49 ngọn núi cao từ 500 m - 2.500 m (10 ngọn cao 500 - 1.000 m, 24 ngọn cao1000 - 1500 m, 10 ngọn cao 1.500 - 2.000 m va 5 ngọn cao từ 2.000 - 2.500 mì).

Tuy vậy, địa hình Hà Giang về cơ bản, có thể phân thành 3 vùng sau:

- Vùng cao phía bắc còn gọi là cao nguyên Đồng Văn, gồm các huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vac với 90% diện tích là núi đá vôi, đặc trưng cho địa hình karst ở đây có những dải núi đá tai mèo sắc nhọn, những khe núi sâu và hẹp, nhiều vách núi dựng đứng.

Trang 39

- Vùng cao phía tây gồm các huyện Hoàng Su Phi, Xin Man là một phan của cao nguyên Bắc Hà, thường được gọi là vòm nâng sông Chảy, có độ cao từ 1.000m đến trên 2.000m Địa hình nơi đây phô biến dạng vòm hoặc nửa vòm, quả lê, yên ngựa xen kẽ các dạng địa hình dốc, đôi khi sắc nhọn hoặc lom chom dốc đứng, bị phân cắt mạnh, nhiều nếp gap.

- Vùng núi thấp bao gồm địa bàn các huyện, thị còn lại, kéo dài từ Bắc Mê, thành phố Hà Giang, qua Vị Xuyên đến Bắc Quang Khu vực này có những dải rừng già xen kẽ những thung lũng tương đối bằng phang nằm doc theo sông,

2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

Tính đến nay Hà Giang có 01 thành phố, 10 huyện, 05 phường, 13 thị trấn và 177 xã Tính đến năm 2021 dân số Hà Giang ước là 887.086 người.

Tăng trưởng kinh tế năm 2021 của tỉnh Hà Giang ước đạt 5,06%, thấp hơn so với mục tiêu của nghị quyết nhưng cao hơn mức tăng 2,11% của năm 2020; thu ngân sách trên địa bàn ước đạt 2.700 tỷ đồng, đạt 144,6% dự toán Trung ương giao và hoàn thành kế hoạch tỉnh giao.

Năm 2021, do dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng tới mọi mặt của đời sống và tình hình phát triển kinh tế - xã hội dẫn đến nhiều lĩnh vực sản xuất, dịch vụ trên địa bàn tỉnh đã không đạt mức tăng trưởng kỳ vọng; một số lĩnh vực xã hội chậm triển khai do phải tập trung nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch bệnh.

Tăng trưởng kinh tế năm 2021 ước đạt 5,06%, thấp hơn so với mục tiêu của nghị quyết nhưng cao hơn mức tăng 2,11% của năm 2020; giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản ước đạt 7.975,4 tỷ đồng; giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 4.221,3 tỷ đồng: vốn dau tư phát triển toàn tinh Hà Giang ước dat 11.701,5 tỷ đồng: tổng mức bán lẻ và doanh thu dich vụ ước đạt 11.904,6 tỷ

® https://hagiang.gov.vn/pages/provincenews.aspx?ltemID=1382

Trang 40

đồng: thu ngân sách trên địa bàn ước đạt 2.700 tỷ đồng, đạt 144,6% dự toán T.U giao và hoàn thành kế hoạch tỉnh giao.

Trong năm, toàn tỉnh Hà Giang có 216 doanh nghiệp, don vi trực thuộc và

52 hợp tác xã được thành lập mới; giải quyết việc làm cho 17.428 lao động; tỷ lệ

hộ nghèo ước giảm 3,75% Trên lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông đã phát hiện

và xử lý 25.971 trường hợp, nộp ngân sách trên 12 tỷ đồng; tổng thiệt hại do thiên tai gây ra khoảng 48 tỷ đồng Ngoài ra, công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 và chương trình xây dựng nhà ở cho người có công, cựu chiến binh nghèo, hộ nghèo được thực hiện quyết liệt, đạt nhiều kết quả quan trọng”.

2.2 Quy định về hình thức khuyến mại giảm giá

2.2.1 Quy định về cơ chế quản lý hoạt động khuyến mại giảm giá

Theo Điều 17 Nghị định số 81/2018/NĐ-CP và Thông tư liên tịch số 07/2007/TTLT-BTM-BTC và Quyết định s61408/QD-BCT, thương nhân thực hiện KMGG phải gửi thông báo bằng văn bản về CTKM đến Sở Công thương nơi tổ chức khuyến mại theo mẫu số 01 cùng hồ sơ gồm: Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Bản sao Giấy chứng nhận chất lượng hàng hoá khuyến mại đối với một số loại hàng hoá; Ban sao tự khai hàng hoá nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khâu và Giấy uỷ quyền làm dich vụ khuyến mại nếu thuê thương nhân khác làm dịch vụ khuyến mại Ngoài các giấy tờ này, thương nhân thường sẽ không phải xuất trình thêm bắt kỳ loại giấy tờ nào khác.

Có thê thấy cơ chế quản lý hoạt động khuyến mại nói chung và hình thức KMGG nói riêng nhìn chung khá cụ thé, có nhiều cải cách tích cực về thủ tục, thời

gian; tuy nhiên vẫn không tránh khỏi một số bất cập Cụ thé: Một là, về quản lý mau thông báo khuyến mai.

Mẫu thông báo thực hiện KMGG (Mẫu số 01) hiện nay chỉ yêu cầu ghi địa

chỉ trụ sở chính và địa bàn khuyên mại mà không có địa điêm thực hiện khuyên

? _ hftps://dangcongsan.vn/ha-giang-doi-moi-phat-trien/tin-tuc/ha-giang-cong-bo-so-lieu-thong-ke-kinh-te-xa-hoI-nam-2021-600860.html

Ngày đăng: 30/03/2024, 16:26

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan