1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về kiểm sát xét xử sơ thẩm vụ án hình sự và thực tiễn áp dụng trên địa bàn thành phố Hải Phòng

97 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quy Định Của Pháp Luật Tố Tụng Hình Sự Việt Nam Về Kiểm Sát Xét Xử Sơ Thẩm Vụ Án Hình Sự Và Thực Tiễn Áp Dụng Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng
Tác giả Phạm Thu Trang
Người hướng dẫn PGS TS. Đỗ Thị Phượng
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Hình Sự và Tố Tụng Hình Sự
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2017
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 57,21 MB

Nội dung

Trang 1

PHẠM THU TRANG

QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỎ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM VE KIEM SÁT XÉT XỬ SƠ THÁM VU AN

HINH SỰ VÀ THUC TIEN ÁP DUNG TREN DIA BAN THANH PHO HAI PHONG

Chuyén nganh : Luat Hinh su va tô tụng hình sựMã số : 60380104

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Đỗ Thị Phượng

HÀ NỘI - NĂM 2017

Trang 2

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập củariêng tdi.

Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bat ky công trình nào khác Các số liệu Luận văn là trung thực, có nguồn sốc ro ràng,

được trích dẫn đúng theo quy định.

Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận van này

Tác giả luận văn

Phạm Thu Trang

Trang 3

TT Chữ cái viết tat Cụm từ đây đủ

1 |BLTTHS Bộ luật Tố tụng hình sự 2 |KSV Kiém sat vién

3 | TTHS Tổ tung hình sự 4 |VKS Vién kiém sat

5 | VKSND Viện kiểm sát nhân dân

Trang 4

SỐ hiệu

Tên bản Tran bảng s 5

Số vụ án Tòa án trả hô sơ yêu câu Viện kiêm sát điêu

Kết quả kiên nghị của Viện kiêm sát nhân dân hai cấp

Bảng 2.2 | thành phố Hải Phòng đối với Tòa án hai cấp và các cơ | 51 quan quản lý Nhà nước

Trang 5

CHƯƠNG 1 MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CUA BỘ LUẬT TO TUNG HINH SỰ VIỆT NAM VE KIEM SÁT XÉT XỬ SƠ THÂM VỤ ÁN HINH S << 5£ 5£ se se EseEseEsessessesersersersere 7 1.1 Một số vấn đề lý luận về kiểm sát xét xử sơ thâm vụ án hình sự 7 1.1.1 Khái niệm về kiểm sát xét xử sơ thẩm vụ án hình sự -:-scscs: 7 1.1.2 Y nghia của kiểm sát xét xử sơ thẩm vụ án hình sự -sccsce: 17 1.2 Quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về kiểm sát xét xử sơ thâm vụ án hình sự c:-c5+t222xtt2ExtttErtrtttrrtrtrrtrrtrrrrrrrrrrrrrrrrerre 18 1.2.1 Quy định của Bộ luật T 6 tụng hình sự năm 2003 và các văn ban liên //7127/PEPPẺEẺA.maố Ố 18 1.2.2 Những điểm mới của Bộ luật Tổ tụng hình sự 2015 -« +-«+ 30

Kết luận Chương I - 5- <s£ s2 s£ sEs£ s£s£Es£EsEseEsEsEsessesersesscse 36 CHƯƠNG 2 THUC TIEN KIEM SÁT XÉT XU SƠ THÂM VU ÁN HINH SỰ TREN DIA BAN THÀNH PHO HAI PHÒNG VA MOT SO

KTEN NGHI ccccccsssssessssesssssssessssessesscsesessecsessssessssucsessesesscsucsesscsessceneseenseeees 37

2.1 Thực tiễn kiểm sát xét xử so thâm vu án hình sự trên địa bàn thành phố VEL, FPR sss 62306012864 SA Aah SS RA A Eck SAG NR RR 37 2.1.1 Những kết quả đạt được và nguyên MGM ceccececcsescesveseeesvesessesseseseseees 37

2.1.2 Những ton tại, hạn chế và nguyên nÌÂN - 2© s+set+Et+Eerexered 58

2.2 Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự và nâng cao hiệu

quả công tác kiểm sát xét xử sơ thâm - - 2 + +k+E+E£E+EeEEEEErEerxerered 65 2.2.1 Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật tổ tụng hình sf - 6S 2.2.2 Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm sát xét xử sơ CGM RRRRERRRERERERREREREh 72 Kết luận Chương 2 - 2- <s° se sEs£EsESsEsEsESEsEEEseEsesersessrsersese 77 800.0007777 ,ÔỎ 78

Trang 6

Tháng 7 năm 1960, tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội nước Việt Nam dân

chủ cộng hòa khóa II đã thông qua Luật Tổ chức VKSND gồm 6 Chương, 25

Điều, quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tô chức bộ máy của

VKSND và đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Lệnh công bố vào ngày 26/7/1960 Đây là một trong các đạo luật quan trọng, đánh dấu sự ra đời của VKSND trong bộ máy Nhà nước ta Cho tới nay ngành KSND đã trải qua nhiều thay đôi về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ theo các bản Hiến pháp Mặc

dù vậy, hai quyền năng cơ bản và quan trọng nhất là thực hành quyền công tố

và kiểm sát các hoạt động tư pháp chưa bao giờ bị thay đối theo thời gian Theo Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức VKSND năm 2014 và theo tinh

thần Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 xác định: “7rước mắt, Viện kiểm sát nhân dân

giữ nguyên chức năng như hiện nay là thực hành quyên công tô và kiểm sát các hoạt động tr pháp” Day vẫn được coi là hai phương diện hoạt động cơ

bản được cơ quan quyền lực cao nhất là Quốc hội giao cho VKSND.

Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta trong những năm vừa qua đã đạt được những thành tựu to lớn Cùng với sự nỗ lực của toàn xã hội,

các cơ quan tiến hành t6 tụng nói chung và VKSND nói riêng đã có nhiều có

gắng trong hoạt động tư pháp góp phần quan trọng vào việc giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội Thực tế cho thấy trong những năm qua, bên cạnh việc thực hiện tốt chức năng thực hành quyền công tố, VKS đã tăng

cường nhiều biện pháp để nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động trong công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật nói chung và kiểm sát xét xử sơ thâm các vụ án hình sự nói riêng Tuy nhiên, hiện nay cũng có rất nhiều ý kiến khác nhau xung quanh chức năng kiêm sát xét xử các vụ án hình sự của VKS, bởi

Trang 7

dân trí, ý thức pháp luật và nền văn hóa pháp ly nước ta đã có những tiễn bộ đáng ké qua đó đặt ra câu hỏi: Việc duy trì chức năng kiểm sát xét xử các vụ án hình sự của VKSND có còn thật sự cần thiết? Đặc biệt khi mà tại phần “Phương hướng và nhiệm vụ cải cách tư pháp” tại Nghị quyết số 49 của Bộ Chính trị cũng đã nêu rõ: “Nghiên cứu việc chuyển Viện kiểm sát thành Viện công to, tăng cường trách nhiệm của công tô trong hoạt động diéu tra” Từ đó có thê thấy vấn đề này vẫn còn rất nhiều điều cần được làm rõ để đánh giá được một cách chính xác tầm quan trọng của chức năng kiểm sát việc tuân theo

pháp luật nói chung và kiêm sát xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự nói riêng, từ

đó nêu ra các hạn chế cũng như các khó khăn vướng mắc trong khâu công tác này và đưa ra hướng khắc phục, giải pháp hoàn thiện nhằm thực hiện tốt hơn nữa chức năng kiểm sát của VKSND Nhận thức được ý nghĩa quan trọng của van đề nêu trên nên học viên xin chon dé tài: “Quy định của pháp luật tô tung

hình sự Việt Nam về kiểm sát xét xử sơ thẩm vụ án hình sự và thực tiễn ap dung trên địa bàn thành pho Hải Phong” làm luận van Thạc sĩ của mình.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Trong những năm gan đây, van đề kiểm sát xét xử tại phiên tòa sơ thẩm

vụ án hình sự được nhiều nhà khoa học pháp lý và cán bộ thực tiễn quan tâm

nghiên cứu ở nhiều góc độ và phạm vi khác nhau Có thể kế đến một số Luận văn như: Luận văn Thạc sĩ luật học “Nhiệm vu, quyền hạn của Kiểm sát viên

trong giai đoạn xét xử sơ thẩm hình sự” của Nguyễn Văn Oanh (1998); Luận văn Thạc sĩ luật học “Vai tro của Viện kiểm sát trong xét xu vụ án hình sự” của Tôn Thiện Phuong (2002); Luận văn Thạc sĩ luật học “Chirc năng cua Viện kiểm sát trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự của Nguyễn Hữu

Khoa (2010)”; Luận văn Thạc sĩ luật học “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Trang 8

thẩm vụ án hình sự (Trên cơ sở nghiên cứu thực tiên địa bàn tỉnh Hòa Bình)” của Nguyễn Tuấn Anh (2015) Ngoài ra còn một số bài viết trên các tạp chí khác nhau như: “VỀ vi tri chức năng của Viện kiểm sát nhân dân trong bộ máy Nhà nước ta” của TS Lê Hữu Thé đăng trên Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 07 năm 2000; “Chic năng của Viện kiểm sát trong tô tụng hình sự” của tác giả Nguyễn Đức Mai đăng trên Tạp chí Kiểm sát số 04 năm 2003;

“Bàn về vai trò của Kiểm sát viên tại phiên toa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự”

của tác giả Trịnh Duy Tám đăng trên Tạp chí nghề luật số 04 năm 2006; “Bàn về chức năng của Viện kiểm sát trong tô tụng hình sự theo yêu cau cải cách tư pháp” của TS Lê Thị Tuyết Hoa đăng trên Tạp chí Kiểm sát số 18 năm 2007; “Một số kinh nghiệm trong công tác thực hành quyên công tô và kiểm sát xét xử hình sự tại phiên tòa theo yêu cầu cải cách tư pháp” của tắc giả Phạm Văn

An đăng trên Tạp chí Kiểm sát số 07 năm 2011 Và một số sách chuyên khảo, như: “7c hành quyên công tô và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong giai đoạn điêu tra” do TS Lê Hữu Thê chủ biên (2008); “Những vấn đề

ly luận và thực tiễn cấp bách của việc đổi mới thủ tục tổ tụng hình sự đáp ứng yêu cẩu cải cách pháp” do các tac giả TS Lê Hữu Thé - TS Đỗ Văn

Đương - ThS Nguyễn Thị Thủy đồng chủ biên (2013)

Qua nghiên cứu các công trình nêu trên thay rằng, nhìn chung các tác giả thường nghiên cứu về van đề chức năng của VKS nói chung trong tổ tụng, có

Ít các công trình nghiên cứu chuyên sâu về hoạt động kiểm sát của VKS tại

phiên tòa hình sự sơ thâm Vì vậy, đây là vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu một cách hệ thống, đầy đủ và toàn diện Làm sáng tỏ van dé này cả về mặt ly

luận cũng như thực tiễn sẽ tạo cơ sở cho việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về hoạt động kiểm sát của VKS tại phiên tòa hình sự sơ tham đáp

ứng yêu câu của cải cách tư pháp, nâng cao chât lượng kiêm sát tại phiên tòa.

Trang 9

Luận văn tập trung nghiên cứu làm sáng tỏ:

- Một số vẫn đề chung về hoạt động kiểm sát của VKS giai đoạn xét xử sơ thâm vu an hình sự.

- Quy định của BLTTHS năm 2003 cũng như của BLTTHS năm 2015 về

hoạt động kiểm sát của VKS trong giai đoạn xét xử sơ thấm vụ án hình sự.

- Thực trạng hoạt động kiểm sát của VKS trong giai đoạn xét xử sơ thầm

vụ án hình sự những năm gần đây và đưa ra những bất cập, vướng mắc trên

địa bàn thành phố Hải Phòng.

- Đề xuất một số giải pháp nhăm nâng cao chất lượng kiểm sát của KSV trong giai đoạn xét xử sơ thâm vụ án hình sự.

* Pham vi nghiên cứu

Vẫn đề về thực hiện chức năng kiểm sát của VKS trong giai đoạn xét xử

sơ thâm vụ án hình sự có nội dung khá rộng và phức tap Vì trong phạm vi một luận văn Thạc sĩ luật học đã được giới hạn nên học viên không dé cập nghiên cứu VKS Quân sự mà chỉ giới hạn tập trung nghiên cứu ở góc độ thực hiện chức năng kiểm sát xét xử của VKSND trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, tại phiên tòa và sau khi kết thúc phiên tòa sơ thâm theo quy định của BLTTHS năm 2003, BLTTHS năm 2015 và các văn bản liên quan cũng như theo tinh thần của Nghị quyết số 49-NQ/TW.

4 Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

* Mục tiêu nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu những van đê lý luận và thực tiên vê hoạt động kiểm sát của VKSND trong giai đoạn xét xử sơ thấm vụ án hình sự, thực

Trang 10

nghị một sô giải pháp nâng cao chât lượng kiêm sát.

* Nhiệm vụ nghiên cứu

Đê đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, nhiệm vụ của luận văn tập trung

trả lời các câu hỏi sau:

- Thê nào là kiêm sát xét xử sơ thâm vụ án hình sự? Y nghĩa của hoạtđộng kiêm sát xét xử sơ thâm vụ án hình sự là gì? Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về kiểm sát xét xử sơ thầm vụ án hình sự là gi?

- Pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam quy định như thế nào về kiểm sát xét xử sơ thâm vụ án hình sự?

- Thực trạng hoạt động kiểm sát xét xử sơ thâm vụ án hình sự được thực hiện trên địa bàn thành phé Hải Phòng như thế nào? Qua đó thấy được những

kết qua đạt được qua công tác kiểm sát xét xử sơ thâm vụ án hình sự là gì? Bên cạnh đó có khó khăn, vướng mắc, bất cập, hạn chế gì? Nếu có thì nguyên nhân là gì?

- Từ những kết quả đạt được cũng như khó khăn, vướng mắc, bất cập

nêu trên cần đưa ra những kiến nghị giải pháp nào dé hoàn thiện pháp luật cũng như nâng cao hiệu quả công tác kiêm sát xét xử sơ thâm vụ án hình sự?

5 Các phương pháp nghiên cứu sử dụng đê thực hiện luận văn

Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác

-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật; các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về cải cách tư pháp, xây dựng nhà nước pháp quyền xã

hội chủ nghĩa Ngoài phương pháp nêu trên, luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thê như: Phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp thông kê, so sánh đê giải quyêt các vân đê được đặt ra.

Trang 11

- Góp phần phát triển cơ sở lý luận về hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật nói chung và hoạt động kiêm sát của VKSND trong giai đoạn xét xử sơ thâm vụ án hình sự.

- Nghiên cứu quy định của BLTTHS năm 2003 và BLTTHS năm 2015và các văn bản liên quan vê hoạt động kiêm sát.

- Phân tích, làm rõ hoạt động, chức năng và vai trò của VKSND trong hoạt động kiểm sát xét xử sơ thâm vụ án hình sự theo BLTTHS năm 2003 và BLTTHS năm 2015.

* Y nghĩa thực tiên của luận văn

- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật, phương hướng và giải pháp bảo đảm thực hiện hoạt động kiểm sát của VKSND trong giai đoạn xét xu so thầm vụ án hình sự trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

Luận văn có thé được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho người học ở

các cơ sở đảo tạo luật của Việt Nam trong chuyên ngành luật hình sự và tố tụng hình sự; các cán bộ công tác thực tiễn, nhất là những người tiến hành tố

tụng của ngành Kiểm sát nói chung cũng như những bạn đọc khác quan tâm đến lĩnh vực khoa học này.

7 BO cục (các chương) của luận văn

Ngoài lời mở dau, kết luận, danh mục tai liệu tham khảo, luận văn được kết cầu gồm 2 Chương:

Chương 1 Một số van đề lý luận và quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về kiểm sát xét xử sơ thâm vụ án hình sự.

Chương 2 Thực tiễn kiểm sát xét xử sơ thâm vụ án hình sự trên địa bàn

thành phố Hải Phòng và một số kiến nghị.

Trang 12

TUNG HÌNH SU VIỆT NAM VE KIEM SÁT XÉT XU SƠ THAM VU AN HÌNH SỰ

1.1 Một sô vân dé lý luận về kiêm sát xét xử sơ thâm vụ án hình sự

1.1.1 Khai niệm về kiêm sát xét xứ sơ thâm vụ an hình sự

* Khải niệm vê xét xử sơ thâm vu án hình sự

Quá trình tiến hành giải quyết vụ án hình sự trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, trong đó có thé nói việc xét xử sơ thầm vụ án hình sự đóng vai trò

rat quan trọng Theo pháp luật TTHS Việt Nam, xét xử sơ thấm được xác

định như là một giai đoạn kết thúc của quá trình giải quyết một vụ án hình sự,

mọi tài liệu chứng cứ của vụ án do Cơ quan điều tra và VKS thu thập trong quá trình điều tra, truy tố được xem xét công khai tại phiên tòa, những người

tiễn hành tố tụng và những người tham gia tố tụng được nghe trực tiếp lời khai của nhau, được tranh luận, chất vấn những điều mà tại Cơ quan điều tra họ không có điều kiện thực hiện Xét xử sơ thâm được coi là đỉnh cao của quyên tư pháp, tại phiên tòa mọi quyên, nghĩa vụ của người tiễn hành tô tụng

và người tham gia tô tụng được thực hiện một cách công khai, đầy đủ nhất; những lo âu của bị cáo, người bị hại và những người tham gia tố tụng khác được giải tỏa tại phiên tòa Tâm lý nói chung đối với những người tham gia tố

tụng là mong muốn vụ án nhanh được đưa ra xét xử dé họ biết được Tòa án sẽ phán quyết như thé nao.

Để có thể hiểu được khái niệm xét xử sơ thâm vụ án hình sự là gì thì chúng ta cần phải hiểu được xét xử là gì, xét xử sơ thâm là gì Theo Từ điển Luật học thì:

Trang 13

một phán quyết theo trình tự luật định những vụ án thuộc thâm quyền của Tòa án Xét xử phải được tiến hành trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc luật định như tòa án xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, xét xử tập thé, xét xử công khai, bảo đảm quyên bình dang trước Tòa án, đảm bảo quyên bào chữa cho bị cáo

Xét xử sơ thâm là một từ Hán Việt có nghĩa là lần đầu tiên đưa vụ

Lá 14 » " ^ x , re A Xd 1

án ra xét xử tại một Tòa án có thâm quyên.

Tuy Từ điển Luật học chưa nêu cu thể khái niệm xét xử sơ thâm vu án hình sự là gì nhưng từ những khái niệm nêu trên, học viên cho răng: Xét xử

sơ thâm vụ án hình sự là một giai đoạn tố tụng quan trọng được tiến hành

dưới hình thức phiên tòa nhằm xem xét, phán xét, nhân danh Nhà nước đưa ra một phán quyết theo trình tự luật định những vụ án thuộc thầm quyền của Tòa án Xét xử sơ thâm vụ án hình sự phải được tiến hành trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc luật định và phải là lần xét xử đầu tiên do một Tòa án có thâm

quyền tiễn hành.

Về khái niệm xét xử sơ thâm vụ án hình sự, hiện nay có nhiều khái niệm xét xử sơ thâm vụ án hình sự được đưa ra: Theo Giáo trình Luật TTHS Việt Nam của Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội:

Xét xử sơ thâm vụ án hình sự là một giai đoạn tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, do Tòa án nhân dân cấp huyện và cấp tỉnh

hoặc Tòa án quân sự cấp khu vực và quân khu tiến hành trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các tài liệu, chứng cứ đã thu thập được trong quá trình điêu tra vụ án và tài liệu, chứng cứ, đô vật mới được bô sung tại

' Bộ Tư pháp , Viện khoa học pháp lý (2006), 7> điển Luật học, Nhà xuất bản Tư pháp —Nhà xuất bản Từ điển bách khoa, Hà Nội (Tr 869, 870)

Trang 14

cấp xét xử theo quy định cua BLTTHS, được bắt đầu từ khi Tòa án nhận hồ sơ vụ án và cáo trạng, kết thúc khi Tòa án ra bản án, quyết định sơ thâm.”

Khái niệm này của Giáo trình Luật TTHS Việt Nam của Trường đại học Kiểm sát Hà Nội có nhiều điểm tương đối giống với khái niệm mà Giáo trình Luật TTHS Việt Nam của Trường Dai học Luật Hà Nội đã đưa ra:

Xét xử sơ thâm vụ án hình sự là giai đoạn của tố tụng hình sự, xét xử lần đầu do Tòa án có thâm quyên tiến hành xem xét, giải quyết vụ án, ra bản án, quyết định tố tụng theo quy định của pháp luật Tòa án có thâm quyên xét xử sơ thẩm vụ án hình sự được quy định trong BLTTHS là Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án quận sự khu vực, Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án quân sự cấp quân khu.”

Nhìn chung, các khái niệm đã phân nào vạch ra tương đôi day du cac dac điểm của xét xử so thâm vụ án hình sự: Khang định đây là giai đoạn tố tụng

hình sự, nêu được phạm vi, chủ thé có thâm quyên thực hiện Ngoài những

đặc điểm mà khái niệm đã nêu ra thì xét xử sơ thâm vụ án hình sự còn có nhiệm vụ, mục đích và ý nghĩa riêng:

Nhiệm vụ của xét xử sơ thâm vụ án hình sự: Trên cơ sở truy tổ của VKS,

Tòa án tiến hành giải quyết vụ án căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ đã được

thâm tra tại phiên tòa, ý kiến của KSV và những người tham gia tố tụng để ra

một bản án, quyết định việc bị cáo có phạm tội hay không phạm tội, quyết

định hình phạt và các biện pháp tư pháp khác Trường hợp không đủ căn cứ

? Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội (2016), Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb

Chính trị Quốc gia sự thật, Hà Nội.

3 Truong dai hoc Luật Hà Nội (2008), Giáo trinh Luật to tụng hình sự Việt Nam, Nxb Công

an nhân dân, Hà Nội (Tr 343, 344).

Trang 15

dé đưa vụ án ra xét xử theo trình tự sơ thẩm, Tòa án tiến hành giải quyết vụ án

băng việc ra quyết định đình chỉ vụ án, quyết định tạm đình chỉ vu an theo

quy định của pháp luật, thông qua việc xét hỏi và tranh luận dân chủ, côngkhai tại phiên toà.

Y nghia va muc dich cua xét xu so thấm vụ án hình sự:

Bảo vệ chế độ, pháp chế xã hội chủ nghĩa; bảo vệ tài sản của Nhà nước,

của tập thể; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Góp phần giáo dục công dân chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, tôn

trọng các quy tắc của cuộc sống xã hội, nâng cao ý thức đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm cũng như các vi phạm pháp luật khác.

Theo tác giả Dinh Văn Qué:

Có thé nói xét xử sơ thầm vụ án hình sự là mục đích sau cùng của

quá trình tố tụng, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm Việc các cơ quan tiến hành t6 tụng thực hiện chức năng của mình trong giai đoạn này sẽ đảm bảo tôi đa quyền và lợi ích công bằng của các bên, đảm bảo xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật Bên cạnh đó, xét xử sơ thâm vụ án hình sự còn là cơ sở cho việc xét xử phúc thấm, tái thâm (nếu

có) và là cơ sở dé tô chức bộ máy cơ quan tư pháp”.

Từ những phân tích nêu trên, có thé hiểu: Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là một giai đoạn trong TTHS Trong do, Tòa án có thẩm quyên tiễn hành xem xét giải quyết vụ án theo đúng quy định của pháp luật Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là cấp xét xử thứ nhất trong trình tự hai cấp xét xử theo quy định của BLTTHS, được bắt dau từ khi Tòa án nhận hồ sơ vụ án và cáo trạng hoặc quyết định truy tô theo thủ tục rút gọn, kết thúc khi tòa án ra bản án, quyết định sơ thẩm.

* Dinh Văn Qué, Thủ tục xét xử sơ thẩm trong T 6 tụng hình sự Việt Nam — Thực trạng va

phương hướng hoàn thiện, http://tks.edu.vn/thong-tin-khoa-hoc/chi-tiet/79/33

Trang 16

* Khái niệm kiểm sát (việc tuân theo pháp luật trong) tô tụng hình sự

Theo Hiến pháp năm 1960, VKSND không chỉ thực hiện chức năng

công tố (do Viện Công tố trước đây thực hiện) mà cũng thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trên các lĩnh vực hoạt động hành chính, kinh tế, xã hội và hoạt động tư pháp Tuy nhiên các chức năng nêu trên của

VKSND chỉ tôn tai cho tới năm 2002 khi Quốc hội nước ta sửa đôi một số

điều của Hiến pháp năm 1992 và ban hành Luật Tổ chức VKSND năm 2002 Nghị quyết số 51/2001/NQ-QH của Quốc hội thông qua ngày 25/12/2001 sửa đổi, bố sung Điều 137 của Hiến pháp năm 1992 với nội dung: “VKSND tối cao thực hành quyên công tô và kiểm sát các hoạt động tr pháp, góp phan đảm bảo cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất VKSND địa phương thực hành quyên công tô và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong phạm vì trách nhiệm do luật định 7 Hién nay, Điều 107 Hiến pháp năm 2013 quy định: “VKSND thực hành quyên công tố, kiểm sát hoạt động tu pháp”.

Luật Tổ chức VKSND năm 2014 tại Điều 2 cũng quy định: “VKSND là cơ quan thực hành quyên công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của nước Cộng

hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam `” Như vậy từ năm 2002, quy định pháp luật đã thay đổi theo hướng VKSND không thực hiện việc kiểm sát việc tuân theo pháp luật nói chung (kiểm sát chung) mà thay vào đó, nói đến việc kiêm sát tuân theo pháp luật là chỉ kiểm sát các hoạt động tư pháp.

Từ điên Luật học đã đưa ra khái nệm “Kiêm sát hoạt động tư pháp” như

sau: “kiém tra, giảm sát, xem xét, theo dõi việc tuân theo pháp luật doi vớihoạt động diéu tra, truy to, xét xử, thi hành án, giam giữ, cải tao cua các cơ quan tiễn hành tô tụng và giải quyết các hành vi phạm pháp, kiện tung trong > Quốc hội (2001), Nghị quyết 51/2001/NO-OH sửa đổi bồ sung một số điều của Hiến pháp

nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992.

5 Quốc hội (2014), Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Hà Nội.

Trang 17

nhân dân nhằm đảm bảo cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thong nhất ”” Định nghĩa nay cho rang kiểm sát hoạt động tư pháp là một hoạt động mang tính quyền lực Nhà nước, là việc giám sát trực tiếp các hoạt động cụ thể của các cơ quan tư pháp và các cơ quan được giao một số thâm quyền tư pháp trong quá trình tố tụng.

Luật Tổ chức VKSND năm 2014 lần đầu tiên đã đưa ra khái niệm kiểm sát hoạt động tư pháp:

Là hoạt động của VKSND dé kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp,

được thực hiện ngay từ khi tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự;

trong việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia

đình, kinh doanh thương mại, lao động: việc thi hành án, việc giải quyết

khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt động tư pháp khác theo quy định pháp luật.

Đây cũng là khái niệm đây đủ nhất về chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của VKSND.

Từ những định nghĩa trên có thể thấy kiểm sát việc tuân theo pháp luật

trong tô tụng hình sự có những đặc trưng như sau:

Về chủ thể: Chủ thê thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp

luật trong TTHS là VKS mà đại diện là KSV Mỗi giai đoạn tố tụng khác nhau thì chủ thể hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật - các VKS - lại khác nhau (theo phân cấp), cụ thể: Hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp

luật ở giai đoạn điều tra, truy tố, và xét xử sơ thâm do VKS sơ thẩm thực ” Bộ Tư pháp , Viện khoa học pháp lý (2006), Tir điển Luật học, Nhà xuất bản Tư pháp —

Nhà xuât bản Từ điên bách khoa, Hà Nội (441).

8 Quoc hội (2014) Luật Tô chức Viện kiêm sat nhân dan, Ha Nội

Trang 18

hiện; Hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật ở giai đoạn phúc thâm do

VKS phúc thâm thực hiện; Hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật ở giai đoạn giám đốc thấm, tái thâm thì do Viện kiểm sát cấp giám đốc thâm, tái thấm thực hiện

Về phạm vi áp dụng: Theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự, thì hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật của VKS được thực hiện liên tục trong toàn bộ các giai đoạn của quá trình tố tụng hình sự (bắt đầu từ thời điểm

khởi tố vụ án hình sự và kết thúc khi bản án có hiệu lực pháp luật được thi hành xong).

Về đối tượng áp dụng: Kiểm sát hoạt động của các chủ thé trong TTHS,

cụ thé là kiểm sát hoạt động của các cơ quan tiễn hành tô tụng (Co quan điều

tra, Tòa án ), người tiễn hành tổ tụng (Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Tham phán ) và người tham gia tố tụng (bị can, bị cáo ) tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật là đối tượng của kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTHS.

Từ những đặc trưng trên, có thé hiểu: “kiểm sát việc tuân theo pháp luật

trong to tụng hình sự là một trong những quyên năng pháp lý của Viện kiểm

sát, thông qua đó VKS kiểm tra, giám sát trực tiếp các hoạt động thực hiện pháp luật trong qua trình giải quyết các vụ an hình sv.”

* Khải niệm kiêm sát xét xu sơ thám vụ an hình sự

Kiểm sát là một dạng giám sát đặc thù Mục đích của kiểm sát việc tuân theo pháp luật tại phiên tòa hình sự sơ thâm nói riêng là điều kiện để đảm bảo Tòa án xét xử đúng người, đúng tội; bảo đảm cho các hoạt động tại phiên tòa thực hiện đúng quy định của pháp luật, tôn trọng quyền của bị cáo và người tham gia tố tụng Xuất pháp từ ý nghĩa như vậy, pháp luật TTHS quy định sự có mặt của KSV tại phiên tòa là điêu kiện bat buộc đê Tòa án tiên hành xét xử.

Trang 19

Theo Tập bài giảng môn thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử vụ

án hình sự của Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội thì khái niệm của kiểm sát xét xử sơ thâm vụ án hình sự được đưa ra như sau:

Kiểm sát xét xử vụ án hình sự là việc VKS sử dụng tổng hợp các

quyền được quy định trong BLTTHS để kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Tòa án, Hội đồng xét xử và những người tham gia tố tụng nhăm đảm bảo việc xét xử của Tòa án được nghiêm minh, kip thời, đúng pháp luật, không dé xảy ra tinh trang oan sai hoặc bỏ lot tội phạm.

Theo quan điêm cá nhân của học viên, khái niệm trên đưa ra vân cònkhái quát chung chung, chưa nêu rõ được vê đôi tượng, phạm vi, đặc diémcủa kiêm sát xét xử sơ thâm vụ án hình sự cụ thê:

Đối tượng của kiểm sát xét xử sơ thâm vụ án hình sự là sự tuân theo

pháp luật trong hoạt động của Tòa án cấp sơ thâm và những người tham gia tố tụng trong giai đoạn này Việc tuân theo pháp luật của những người tham gia tố tụng được thé hiện ở những khía cạnh sau: Tu cách pháp ly của người tiến hành tố tụng trong Hội đồng xét xử; Việc tuân theo các quy định về thủ tục tố tụng trong quá trình xét xử; Việc tuân theo pháp luật trong hoạt động điều tra xét hỏi tại phiên tòa; Việc tuân theo pháp luật của những người tham gia tố tung; Tư cách pháp ly của những người tham gia tố tung; Việc tuân theo các

quy định trật tự phiên tòa; Việc tuân theo pháp luật trong các bản án, quyết

định của Tòa án Khi tiến hành kiểm sát các hoạt động nêu trên, VKS không chỉ dựa trên các quy định của BLTTHS mà còn dựa trên các căn cứ pháp lý khác là Hiến pháp, Luật Tổ chức VKSND, Bộ luật Hình sự và các văn bản có liên quan để kiểm tra, giám sát sự tuân thủ chặt chẽ của các chủ thé là đối

tượng của hoạt động kiểm sát cũng như đảm bảo tính hợp pháp và có căn cứ

chính cho hoạt động kiểm sát của VKS.

? Trường Dai học Kiểm sát Hà Nội (2017), Tập bài giảng môn thực hành quyền công tố và

kiêm sát xét xử vụ án hình sự.

Trang 20

Phạm vi của kiểm sát xét xử sơ thâm vụ án hình sự: Mỗi giai đoạn tuy có

đôi tượng và phạm vi khác nhau nhưng liên hệ chặt chẽ với nhau Về cơ bản,

nếu không có việc tạm đình chỉ, đình chỉ vụ án thì phạm vi của kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTHS bắt đầu ké từ thời điểm giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tô - khởi tố vụ án - kết thúc điều tra - truy tố và kết thúc khi bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật được thi hành xong Còn đối với riêng giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự phạm vi của

việc kiểm sát việc tuân theo pháp luật ké từ khi kết thúc giai đoạn truy tô của

VKS, chuyển hồ sơ vụ án sang Tòa án thụ lý xét xử cho đến khi Tòa án ra bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, không bị kháng cáo, kháng nghị không

bị khiếu nại, KSV hoàn thành những công việc cần thiết theo quy định của

pháp luật, theo quy định của Quy chế công tác thực hành quyền công tố và

kiểm sát xét xử các vụ án hình sự - Ban hành kèm theo Quyết định số

960/QD-VKSTC ngày 17/9/2007 của Viện trưởng VKSND tối cao (gọi tắt là

Quy chế kiểm sát xét xử các vụ án hình sự) thi thời điểm kết thúc phạm vi kiểm sát xét xử hình sự là phải xem xét ở cả hai khía cạnh: Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân có hiệu lực pháp luật và KSV hoàn thành mọi công việc theo thâm quyền và nghĩa vụ Ban án, quyết định có hiệu lực pháp luật nhưng

KSV chưa hoàn tất những công việc mà pháp luật quy định hoặc ngược lại, thì đều không được xem đó là thời điểm kết thúc phạm vi hoạt động kiểm sát xét xử hình sự Nó được thể hiện ở việc Tòa án thụ lý hồ sơ vụ án, phân công Tham phán nào sẽ tiến hành xét xử Tiếp đó là ở việc Tòa án áp dụng biện

pháp ngăn chặn gì đối với bị cáo, thời hạn chuẩn bị xét xử và thời hạn tạm

giam bị cáo để chuẩn bị xét xử có được đảm bảo không? Trong trường hợp Tòa án trả hồ sơ dé điều tra bố sung thì việc trả này có đúng và đủ căn cứ hay không? Nếu đúng thì phải nhận hồ sơ xem xét điều tra bổ sung, nếu không

đúng thì phải ra văn bản giữ nguyên quyết định truy tố và chuyên trả lại hồ sơ

vụ án cho Tòa án đê tiêp tục xét xử Việc Tòa án xem xét câp giây chứng

Trang 21

nhận người bao chữa, hay việc triệu tap những người tham gia tố tụng có dam bảo hay không? Đặc biệt lưu ý tới thành phần Hội đồng xét xử có phải thay thế ai hay không? Trước khi tham gia phiên tòa, KSV phải báo cáo đầy đủ các tình huống, đề xuất về các vấn dé phải giải quyết của vụ án và trách

nhiệm hình sự áp dụng đối với bị cáo tới Lãnh đạo VKS để chỉ đạo Tại phiên

tòa phải kiểm sát chặt chẽ thủ tục tố tụng, kịp thời báo cáo ngay tới Lãnh đạo VKS về những tình huống phát sinh Và cuối cùng, sau phiên tòa thì KSV

phải kiểm sát việc ghi biên bản phiên tòa của Thư ký phiên tòa, đánh giá việc

tuyên án của Hội đồng xét xử, kiểm sát bản án, quyết định của Tòa án xem

xét có cần thiết kiến nghị, kháng nghị hay không để báo cáo Lãnh đạo VKS thực hiện các quyền năng này nhằm đảm bảo bản án, quyết định của Tòa án phải có đủ căn cứ, đúng quy định của pháp luật

Đặc điêm của kiêm sát xét xử sơ thâm vụ án hình sự được thê hiệnnhư sau:

Thứ nhất, hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn xét

xử sơ thâm vụ án hình sự là do VKS tiến hành nên nó mang tính quyền lực nhà nước.

Thứ hai, hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong xét xử sơ

thâm vụ án hình sự được thực hiện trong TTHS và do BLTTHS điều chỉnh.

Thứ ba, hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong xét xử sơ thâm

vụ án hình sự là do VKS tiến hành trực tiếp liên quan đến hoạt động giải

quyết vụ án và có mục đích như: Kiểm sát việc chấp hành, áp dụng pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án về thu thập chứng cứ, xác định tội danh, điều khoản áp dụng, loại và mức hình phạt áp dụng nhằm đảm bảo việc giải

quyết vụ án một cách khách quan, toàn diện đảm bảo cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

Trang 22

Từ đó có thé dua ra khái niệm: Kiểm sát xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là hoạt động của VKS trong việc kiểm tra, giám sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự của Tòa án, những người tiễn hành tô tụng và tham gia tô tụng, bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh va thong nhất, được thực hiện thông qua ba quyên năng là: Yêu cầu, kiến nghị và kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án.

1.1.2 Ý nghĩa của kiểm sát xét xử sơ thẩm vụ án hình sự

Trên cơ sở khái niệm, đôi tượng và phạm vi của kiêm sát xét xử sơ thâmđã phân tích ở trên, thì có thê nhận thây kiêm sát xét xử sơ thâm vụ án hình sựcó những ý nghĩa quan trọng, đó là:

* Đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa; Bảo đảm quyền con người, phòng, chống oan, sai trong quá trình giải quyết vụ án và tính khách quan khi xét xử Vai trò của VKS trong quá trình kiểm sát sự tuân thủ pháp luật trong quá trình xét xử sơ thẩm dam bảo pháp luật được áp dụng khách quan, độc lập có một ý nghĩa rất quan trọng Thông qua hoạt động kiểm sát xét xử sơ thâm

vụ án hình sự, VKS phối hợp cùng Tòa án và các chủ thê khác thực hiện các

hoạt động tố tụng trong khuôn khổ và đúng quy định của pháp luật, đồng thời

VKS phát hiện được những vi phạm, thiếu sót trong của người tiễn hành tố tụng, người tham gia tô tụng và trong bản án, quyết định của Tòa án, dé từ đó

những vi phạm, thiếu sót này được khắc phục kịp thời Kiểm sát xét xử sơ thâm vụ án hình sự góp phần hạn chế những sai phạm, vi phạm trong quá trình giải quyết vụ án hình sự ở giai đoạn xét xử, làm cho quá trình giải quyết vụ án được khách quan, minh bạch, đúng pháp luật.

* Đảm bảo pháp luật được áp dụng một cách thống nhất và bảo đảm xét xử công bằng Trên thực tế ở những địa phương khác nhau có những hành vi phạm tội giống nhau với hậu quả như nhau nhưng lại có những mức hình phạt không giống nhau, đồng thời vì nhiều nguyên nhân mà trong hoạt động tố

Trang 23

tụng vẫn còn có những sai lầm, vi phạm đáng tiếc, việc áp dụng pháp luật còn chưa đồng bộ và thống nhất giữa các cơ quan tiến hành tố tụng Do vậy, việc kiểm tra tính có căn cứ và hợp pháp, cũng như sự thống nhất về áp dụng pháp luật trong quá trình tiến hành tố tụng của các cơ quan tiến hành tổ tụng phải được thực hiện thường xuyên Khi tham gia tại phiên tòa xét xử sơ thâm các vụ án hình sự, cùng với công tác thực hành quyền công tố, VKS thực hiện

trách nhiệm kiểm sát nhằm đảm bảo pháp luật được áp dụng đúng người, đúng tội, mức hình phạt áp dụng đối với bị cáo phải phù hợp với hành vi và nhân thân của bị cáo đó.

1.2 Quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về kiểm sát xét xử sơ thâm vụ án hình sự

1.2.1 Quy định của Bộ luật Tổ tụng hình sự năm 2003 và các văn bản liên quan

Tại phiên tòa xét xử sơ thấm vụ án hình sự, ngoài nhiệm vụ bảo vệ cáo

trạng và quan điểm truy tố, VKS còn có nhiệm vụ và quyền hạn thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động xét xử của Tòa án, của những người tiến hành tô tụng và của những người tham gia tố tung

khác nhằm đảm bảo cho việc xét xử được công minh, đúng pháp luật BLTTHS năm 2003 đã có những quy định về việc thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật của KSV tại phiên tòa hình sự sơ thâm ở các giai đoạn trước khi mở phiên tòa, tại phiên tòa và sau khi mở phiên tòa như sau:

Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trước khi mở phiên tòa xét xử

Đây là giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ tham vụ án hình sự Trong giai đoạn

này, KSV thực hiện các hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật của những người tham gia t6 tụng và những người tiễn hành t6 tụng bảo đảm cho

hoạt động của Tòa án trước khi mở phiên tòa đúng pháp luật, cụ thé là kiểm sát việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn, việc ban hành các quyêt định của

Trang 24

Tòa án (như quyết định đưa vụ án ra xét xử, quyết định trả hồ sơ dé điều tra bồ sung, quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ vụ án).

Phạm vi của hoạt động kiêm sát chuân bị xét xử sơ thâm vụ án hình sự làkiêm sat một phân của giai đoạn xét xử sơ thâm, bat đâu từ khi Toa án nhậnđược hô sơ vụ án và kêt thúc khi vụ án được đưa ra xét xử tại phiên tòa.

Đối tượng của hoạt động kiểm sát chuẩn bị xét xử sơ thâm vụ án hình sự

chính là việc tuân theo pháp luật của những người tiến hành và tham gia tố

tụng tại giai đoạn chuẩn bị xét xử Trong giai đoạn này, “KSV phải kiểm sát

việc tuân theo pháp luật của Tòa án về thẩm quyên xét xử; về việc chuyển vu

án; về thời hạn chuẩn bị xét xử, về việc ra các quyết định: Quyết định áp dụng thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, quyết định đưa vụ án ra xét

xử, quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án và việc giao các quyết định

này theo Diéu 182 Bộ luật Te 6 tung hinh su",

Thông qua hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Tòa án trong việc giao các quyết định trước khi xét xử, KSV sẽ kiểm tra tính có căn cứ,

tính hợp pháp của các quyết định một cách kịp thời, bảo đảm quyền bảo chữa

của bị cáo, bảo đảm quyên chuẩn bị tham gia xét xử của những người tham gia tô tụng đôi với những vân đê có liên quan đên họ.

Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, trả hồ sơ dé điều tra bố sung là một biện pháp tố tụng do Tòa án áp dụng nhăm khắc phục những thiếu sót về thủ tục tố tụng cũng như những chứng cứ quan trọng trong việc chứng minh tội phạm đảm bảo cho việc truy tô, xét xử đúng người, đúng tội Khi kiểm sát quyết định trả hồ sơ của Tòa án thì KSV phải kiểm tra về thẩm quyên, thời '° Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2007), Quy ché thực hành quyên công tô và kiém sát xétxử các vụ án hình sự (ban hành kèm theo Quyết định số 960/OD-VKSNDTC ngày 17/09/2007 của

Viện trưởng Viện kiêm sát nhân dân tôi cao, Hà Nội.

Trang 25

hạn và các căn cứ trả hồ sơ theo quy định tại Điều 179 BLTTHS năm 2003 và theo quy định tại Nghị quyết 04/2004/NQ-HĐTP ngày 05/11/2004 của Hội đồng Tham phán Tòa án nhân dân tối cao “Huong dan thi hành một số quy định trong Phân thứ ba “Xét xử sơ thẩm” của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003”, cũng như Thông tư liên tịch số

01/2010/TTLT-VKSNDTC-BCA-TANDTC ngày 27/8/2010 hướng dẫn thi hành các quy định của BLTTHS về

trả hồ sơ dé điều tra bổ sung, tránh trường hợp trả hồ sơ để kéo dai quá trình

giải quyết vụ án không cần thiết.

Đối với trường hợp Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ

án thì KSV phải kiểm sát tính có căn cứ của các quyết định này Đình chỉ vụ

án đối với bị cáo tức là chấm dứt mọi hoạt động tố tụng đối với bị cáo, họ

không phải chịu hình phạt nữa Trong giai đoạn điều tra, truy tố, Cơ quan điều

tra và VKS đã xem xét toàn bộ nội dung vụ án, đánh giá đầy đủ và toàn diện chứng cứ buộc tội, chứng cứ gỡ tội, từ đó hầu hết đã loại được căn cứ đình chỉ

(không có sự việc phạm tội, hành vi không cấu thành tội pham, ), do đó KSV phải kiểm sát chặt chẽ căn cứ đình chỉ của Tòa án, tránh bỏ lọt tội phạm Trong trường hợp quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án không có căn

cứ thì VKS phải quyết định kháng nghị.

Khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, KSV phải tiến hành kiểm sát tính hợp pháp của quyết định đó Các nội dung về thời gian, thành phần

Hội đồng xét xử, danh sách những người tham gia tố tụng, giới hạn của việc xét xử phải tuân thủ chặt chẽ theo quy định của BLTTHS nhằm bảo đảm được

quyền bào chữa của bị cáo, quyền của những người tham gia tô tụng Bên cạnh đó, KSV kiểm sát nội dung quyết định đưa vụ án ra xét xử của Tòa án theo Điều 178 BLTTHS năm 2003 Nếu phát hiện thay không đúng một trong các nội dung đó (như sai họ tên của bị cáo, thành phần Hội đồng xét xử không

đúng theo quy định tại Điều 185, Điều 307 BLTTHS năm 2003, hoặc nếu

Trang 26

thành viên của Hội đồng xét xử, Thu ky Tòa án thuộc trường hợp không được

tham gia tiễn hành t6 tụng theo quy định tại Điều 46, Điều 47 BLTTHS năm 2003, triệu tập không day đủ người tham gia tổ tụng có thé làm ảnh hưởng tới việc xét hỏi, bảo vệ quyết định truy tố, ) thì KSV phải kịp thời báo cáo Lãnh đạo VKS cu thé các vi phạm đó dé yêu cầu Tòa án khắc phục, bố sung kip thời.

Một vấn đề quan trọng trong kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Tòa

án trong giai đoạn chuẩn bị xét xử là kiểm sát việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn của Tòa án Việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện

pháp ngăn chặn, nhất là biện pháp tạm giam ảnh hưởng trực tiếp đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể đối với bị cáo, do vậy KSV phải kiểm tra chặt chẽ các căn cứ, thâm quyền cũng như thời hạn áp dụng biện pháp ngăn chặn của Tòa án.

Kiểm sát việc tuân theo pháp luật tại phiên tòa xét xử

Tại phiên tòa, KSV phải kiểm sát mọi hoạt động xét xử của Hội đồng xét xử, người tiến hành tô tụng và người tham gia tô tụng nhằm bao đảm cho hoạt

động xét xử của Tòa án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật và công minh,

quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tô tụng được bảo đảm và tôn trọng trong quá trình xét xử.

Theo quy định tại Điều 197 BLTTHS năm 2003 thì trước khi bắt đầu

phiên tòa Thư ký Tòa án phải phô biến nội quy phiên tòa Ngay từ quá trình này, KSV đã phải thực hiện việc kiểm sát, phải có mặt tại vi trí ngồi của mình dé kiểm sát việc phố biến nội quy phiên tòa của Thư ký Tòa án, kiểm sát việc

Thư ký Tòa án yêu cầu những người được triệu tập đến phiên tòa xuất trình giấy triệu tập, tư cách tham gia tô tụng của họ; kiểm sát các vật chứng được đưa ra xem xét tại phiên tòa có đúng là vật chứng của vụ án được thu thập

Trang 27

trong quá trình điều tra hay không Từ đó nâng cao sự “tự tin” cho KSV khi

thực hành quyền công tố tại phiên tòa.

Điều 201 BLTTHS năm 2003 quy định, khi bắt đầu phiên tòa, Chủ tọa phiên tòa đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử, Thư ký Tòa án báo cáo danh sách có mặt của những người được triệu tập đến phiên tòa Sau phần kiểm tra căn cước của những người tham gia tổ tụng, chủ tọa phiên tòa phải giải thích các quyền và nghĩa vụ của những người này KSV phải kiểm tra ngay thành phần của Hội đồng xét xử có đúng với thành phần được nêu trong quyết định

đưa vụ án ra xét xử hay không, kiểm tra lại danh sách người được triệu tập

đến phiên tòa và những người có mặt xem có phù hợp không Trên cơ sở đó, xem xét sự vắng mặt của những người tham gia tố tụng có phải hoãn phiên tòa hay không Kiểm tra việc giao nhận quyết định đưa vụ án ra xét xử của Tòa án có đảm bảo về thời hạn quy định của pháp luật Nếu thành phần của

Hội đồng xét xử không đúng hoặc sự vắng mặt của những người tham gia tố tụng thuộc vào các trường hợp phải hoãn phiên tòa hoặc theo dé nghị của những người tham gia tố tụng yêu cầu thay đổi người tiến hành t6 tụng hoặc người tham gia tố tụng thì KSV phải xem xét và đề nghị Hội đồng xét xử thay

đổi thành viên hoặc hoãn phiên tòa Trước khi chuyển sang phần xét hỏi,

KSV phải kiểm sát việc Hội đồng xét xử dam bảo quyền yêu cầu triệu tập

thêm nhân chứng hoặc quyền đưa thêm vật chứng và tài liệu liên quan đến vụ

án ra xem xét tại phiên tòa của những người tham gia tố tụng.

Theo quy định của pháp luật TTHS, Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa trong các trường hợp sau đây:

Trường hợp pháp luật quy định bị cáo bắt buộc phải có mặt tại phiên tòa Trong trường hợp bị cáo vắng mặt thì Tòa án có thể tiến hành xét xử vụ án nếu thuộc các ly do sau: (1) Bi cáo trốn tránh và việc truy nã không có kết quả; (2) Bị cáo đang ở nước ngoài và không thể triệu tập đến phiên tòa được;

Trang 28

(3) Néu su vang mặt của bị cáo không trở ngại cho việc xét xu va ho đã được

giao giấy triệu tập hợp lệ (Khoản 2 Điều 187 BLTTHS năm 2003).

Trường hợp pháp luật quy định bắt buộc phải có người bào chữa mà người bào chữa vắng mặt tại phiên tòa (Khoản 2 Điều 57, Điều 190 BLTTHS năm 2003).

Trường hợp người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người giám định, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người phiên dịch văng mặt Nếu sự vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc xét

xử vụ án hình sự, thì Hội đồng xét xử cũng phải hoãn phiên tòa (Khoản I

Điều 191, Điều 192 BLTTHS năm 2003).

Nếu có yêu cầu thay đối thành viên Hội đồng xét xử, thay đổi Thư ký

Tòa án, thay đổi người phiên dịch, giám định viên thì KSV phải xem xét căn cứ yêu cầu đó Căn cứ có xác đáng không, phù hợp với quy định của

BLTTHS hay không, đó chính là cơ sở dé KSV từ chối hoặc chấp thuận theo dé nghị thay đổi Tham phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Tòa án (theo quy định tại Điều 14, Điều 42, Điều 45, Điều 46, Điều 60, Điều 61 BLTTHS năm 2003).

KSV phải kiểm sát chặt chẽ thủ tục thay đổi thành viên của Hội đồng xét xử Trong trường hợp đặc biệt, nếu vụ án đang trong quá trình xét xử mà phải thay đổi thành viên của Hội đồng xét xử thi Tòa chỉ được thay đổi Thâm phán

hoặc Hội thâm nhân dân khi có Thâm phán hoặc Hội thấm nhân dân dự

khuyết đã có mặt từ đầu phiên tòa xét xử Trong trường hợp không có Thâm

phán hoặc Hội thâm nhân dân dự khuyết thì vụ án phải được xét xử lại từ đầu

(Khoản 2 Điều 186 BLTTHS năm 2003); hoặc trong trường hợp phải thay thế Chủ tọa phiên tòa mà Hội đồng xét xử có hai Thâm phán chính thức, thì Thâm phán là thành viên của Hội đồng xét xử làm Chủ tọa phiên tòa và Thâm phán dự khuyết được bổ sung là thành viên của Hội đồng xét xử Nếu không

Trang 29

có Thâm phán thay thế thì vụ án phải được xét xử lại từ đầu (Khoản 3 Điều 186 BLTTHS năm 2003).

Trước khi chuyển sang phần xét hỏi, KSV phải kiểm sát việc Hội đồng xét xử đảm bảo quyền yêu cầu triệu tập thêm nhân chứng hoặc quyền đưa thêm vật chứng và tài liệu liên quan đến vụ án ra xem xét tại phiên tòa của những người tham gia tố tụng (Điều 203, Điều 204, Điều 205 BLTTHS năm 2003) và kiểm sát bảo đảm thực hiện các quyền đó.

Tất cả những vấn đề trên được thê hiện thông qua lời phát biểu của KSV

sau khi kết thúc phan thủ tục bắt đầu phiên tòa Nội dung lời phát biểu này

phải đảm bảo giải quyết day đủ các van đề như: Thành phần Hội đồng xét xử đã đảm bảo chưa? Có căn cứ dé thay thé thành viên Hội đồng xét xử không? Sự văng mặt của người tham gia t6 tụng được triệu tap có anh hưởng tới việc

giải quyết vụ án tại phiên tòa hay không, nếu có thì có cần hoãn phiên tòa để

triệu tập, hoặc dẫn giải họ hay không? KSV có đề nghị đưa thêm vật chứng,

tài liệu ra xem xét tại phiên tòa hay không? Và KSV có ý kiến gì về việc thực hiện thủ tục bắt đầu phiên tòa của Chủ tọa phiên tòa, Thư ký phiên tòa? Cũng

cần lưu ý nếu có yêu cầu hoãn phiên tòa thì Hội đồng xét xử phải vào phòng nghị án để xem xét yêu cầu này Trong trường hợp Hội đồng xét xử không

vào phòng nghị án thì đây là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tô tung và KSV cân thực hiện quyên kiêm sát một cách đúng đăn.

KSV phải kiểm sát thủ tục xét hỏi tại phiên tòa xét xử sơ thâm vụ án hình sự Theo quy định tại Điều 184 BLTTHS, khi tiến hành xét xử sơ thâm vụ án hình sự thì phải được xét xử trực tiếp bằng lời nói và liên tục nhằm đảm bảo việc xét xử chính xác, khách quan Cùng với đó, KSV phải theo dõi và kiểm sát chặt chẽ thủ tục xét hỏi và việc bảo đảm các quyền được hỏi, quyền được yêu cầu của những người tham gia phiên tòa Trong trường hợp Hội

đồng xét xử có vi phạm pháp luật cũng như không thực hiện đúng các thủ tục

Trang 30

xét hỏi bị cáo, người làm chứng thì KSV phải yêu cầu Hội đồng xét xử chấp hành đúng các quy định của pháp luật TTHS nhằm đảm bảo việc xét xử của Hội đồng xét xử được toàn diện, đầy đủ, khách quan Việc xét xử cũng phải được tiễn hành liên tục từ khi bắt đầu phiên tòa đến khi tuyên án, trừ thời gian nghỉ (ngày chủ nhật, ngày lễ ) Khi chưa kết thúc phiên tòa thì Thâm

phán, Hội thâm nhân dân không được tiến hành tố tụng đối với vụ án khác Điều 196 BLTTHS năm 2003 quy định Tòa án chỉ được xét xử những bị

cáo và những hành vi theo tội danh mà VKS truy tố và Tòa án đã đưa ra xét xử Tòa án có thể xét xử bị cáo theo khoản khác với khoản mà VKS đã truy tố trong cùng một điều luật hoặc về một tội khác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà VKS đã tuy tô Tòa án có thé xét xử bị cáo theo khung hình phat nặng hơn trong cùng một tội danh mà VKS truy tố, việc xét xử theo khung hình phạt nặng

hơn phải được ghi trong quyết định đưa vụ án ra xét xử dé đảm bảo quyền bào

chữa cho bị cáo KSV khi kiểm sát xét xử sơ thẩm tại phiên tòa phải nắm rõ

những quy định về giới hạn xét xử để việc xét xử đúng thâm quyên và dé bị cáo thực hiện quyên bào chữa của mình.

Kiểm sát việc chấp hành thủ tục xét hỏi tại phiên tòa Sau khi KSV đọc

xong bản cáo trạng, Hội đồng xét xử tiễn hành thủ tục xét hỏi Chủ tọa phiên tòa hỏi trước rồi đến Hội thâm nhân dân, sau đó đến KSV, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự, việc xét hỏi được tiễn hành từng người

một Trong quá trình xét hỏi, những người tham gia tô tụng tại phiên tòa cũng

có quyền dé nghị Chủ tọa phiên tòa hỏi thêm về những tình tiết mà họ quan

tâm dé làm sáng tỏ vụ án, người giám định được hỏi những van dé liên quan

đến giám định (Điều 207 BLTTHS năm 2003) Cần chú ý, thứ tự xét hỏi ở đây là quy định cho người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng, khi đến lượt ai được hỏi thì họ có quyền hỏi bất cứ người nào trước được triệu tập có mặt tại phiên tòa.

Trang 31

Kiểm sát việc chấp hành thủ tục tranh luận tại phiên tòa nhằm đảm bảo

việc tranh luận được bình đắng dân chủ Thông qua quá trình tranh luận công khai, bình đăng tại phiên tòa sẽ làm sáng tỏ thêm các tình tiết còn chưa được xác định rõ ràng trong giai đoạn xét hỏi cũng như quan điểm bảo vệ của các bên và đó cũng là cơ sở, căn cứ cho việc Hội đồng xét xử đưa ra được bản án

đúng người, đúng tội, đúng pháp luật Thông qua việc kiểm sát việc chấp

hành thủ tục tranh luận tại phiên tòa, KSV tổng hợp được những van dé cần

tranh luận, đối đáp, tong hop được ý kiến của các bên đối lập (người bao chữa cho bị cáo, bị cáo với người bảo vệ quyên lợi của đương sự, đương sự), từ đó phục vụ tốt cho việc tranh luận, đối đáp để bảo vệ quan điểm của VKS.

Thông qua biên bản nghị án của Hội đồng xét xử, KSV kiểm sát thủ tục

nghị án của Hội đồng xét xử theo đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp

luật, như số biểu quyết của thành viên Hội đồng xét xử về từng van đề của vụ án, chữ kí của các thành viên Hội đồng xét xử được quy định tại Điều 222 BLTTHS năm 2003.

Ngoài việc kiểm sát các trình tự thủ tục tại phiên tòa, của Hội đồng xét xử thì KSV còn kiểm sát việc tuân theo pháp luật cũng những người tham gia

tổ tụng, đảm bảo cho việc xét xử vụ án được thuận lợi và đúng pháp luật Tại phiên tòa sơ thâm, chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong xét xử sơ thâm vụ án hình sự được KSV thực hiện bằng những yêu cầu trực tiếp đối với Hội đồng xét xử và những người tham gia tổ tụng khác nham

khắc phục kịp thời những vi phạm tố tụng, điều đó có nghĩa là KSV có quyền dé nghị Hội đồng xét xử trong moi thời điểm khi thay có sự chưa day đủ trong

điều hành phiên tòa, trong xét hỏi Trong trường hợp Hội đồng xét xử không chấp nhận khắc phục những vi phạm tại phiên tòa thì KSV vẫn tiếp tục tham gia phiên tòa và sau đó phải báo cáo ngay với Lãnh đạo đơn vị để xem xét quyết định việc kiến nghị hoặc kháng nghị.

Trang 32

Kiểm sát việc tuân theo pháp luật sau khi kết thúc phiên tòa xét xử

Những hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật sau khi kết thúc phiên tòa sơ thâm vẫn thuộc giai đoạn xét xử sơ thâm vụ án hình sự Những hoạt động này thé hiện quan điểm của KSV đối với những vi phạm pháp luật trong quá trình xét xử sơ thâm, là chức năng pháp luật chỉ giao cho VKS nhằm đảm bảo các hoạt động của Tòa án sau phiên tòa được thực hiện đúng.

Theo Điều 3 Quy chế kiểm sát xét xử các vụ án hình sự thì công tác

kiểm sát xét xử vụ án hình sự bắt đầu từ khi chuyên bản cáo trạng hoặc quyết định truy t6 theo thủ tục rút gon cùng hồ sơ vu án sang Tòa án dé xét xử và

kết thúc khi bản án và quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật không bị

kháng cáo, kháng nghị Như vậy phạm vi của công tác này bắt đầu từ ngay

sau khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm và kết thúc khi bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật không bị kháng cáo, kháng nghị Theo quy định tại

Điều 255 BLTTHS năm 2003 thì những bản án, quyết định đã có hiệu lực

pháp luật là những bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo trình tự phúc thấm Tuy nhiên trên thực tế cần chú ý một

số vấn đề sau: Trường hợp đối với những bản án, quyết định được thi hành ngay, mặc dù vẫn có thể bị kháng nghị theo quy định tại khoản 2 Điều 255

BLTTHS năm 2003 như: Quyết định đình chỉ vụ án khi bị cáo đang bị tạm

giam, bản án không kết tội bị cáo khi bị cáo đang bị tạm giam, bản án quyết

định miễn trách nhiệm hình sự cho bị cáo khi bị cáo đang bị tạm giam, bản án tuyên hình phat không phải là tù giam hoặc cho hưởng án treo khi bi cáo đang bị tạm giam, bản án tuyên thời hạn phạt tù băng hoặc ngắn hơn thời hạn bị

cáo đã bị tạm giam thì công tác kiểm sát sau xét xử sơ thâm vẫn có nhiệm vụ kiểm sát các bản án, quyết định đó dé kháng nghị phúc thâm các bản án, quyết định nếu có căn cứ; Trường hợp tại phiên tòa KSV rút toàn bộ quyết định truy tố, Hội đồng xét xử thấy việc rút đó không có căn cứ đã quyết định tạm đình

Trang 33

chỉ vụ án và kiến nghị VKS cấp trên thì các hoạt động của VKS đã rút quyết

định truy tô vẫn thuộc phạm vi công tác kiểm sát xét xử sau phiên toà hình sự sơ thâm.

Bên cạnh đó, để kiểm sát chặt chẽ diễn biến của phiên tòa cũng như kiểm sát bản án, quyết định của Tòa án Sau khi kết thúc phiên tòa, KSV phải kiểm sát việc lập biên bản phiên tòa ngay từ khi bắt đầu phiên tòa cho đến khi tuyên án Nếu biên bản phiên tòa có những tình tiết không đúng với diễn biến thực tế tại phiên tòa hoặc còn thiếu sót thì KSV phải có ý kiến rõ ràng và ghi vào biên bản phiên tòa và ký xác nhận (Điều 200 BLTTHS năm 2003).

Đối tượng của hoạt động kiểm sát xét xử sau phiên tòa hình sự sơ thấm

là biên bản phiên tòa, các bản án, quyết định sơ thấm chưa có hiệu lực pháp

luật, hoạt động chấp hành pháp luật của Tòa án sau phiên tòa sơ thấm.

Như vậy, không phải chỉ khi Tòa án xét xử sơ thâm xong đồng nghĩa với việc KSV đã xong nhiệm vụ mà sau khi kết thúc phiên tòa sơ thầm, hoạt động của KSV vẫn phải được tiếp tục Cu thé là: VKS có quyền kháng nghị theo

thủ tục phúc thâm các bản án, quyết định của Tòa án theo quy định của pháp

luật TTHS, kiểm tra biên bản phiên tòa, kiểm sát các bản án, quyết định của

Tòa án theo quy định của pháp luật, yêu cầu Tòa án cùng cấp và cấp dưới chuyên hồ sơ những vụ án hình sự để xem xét, quyết định việc kháng nghị Kiểm tra biên bản phiên tòa là nhiệm vụ bắt buộc của KSV Biên bản phiên

tòa hình sự sơ thâm là một văn bản tổ tụng quan trọng làm căn cứ kiểm tra sự

có mặt của những người tham gia tố tụng, các thủ tục phiên tòa, nội dung xét

hỏi, tranh luận cũng như việc tuyên án của Hội đồng xét xử, đồng thời cũng là

chứng cứ để VKS tiến hành kiến nghị, kháng nghị khi Tòa án có vi phạm pháp luật.

Vé vân đê kiêm sat bản an của Tòa án, Sau khi nhận được ban án từ Tòa

án chuyên sang, KSV đôi chiêu nội dung tuyên án tại phiên tòa với bản án

Trang 34

nếu thay không phù hop, không đúng với ban án ma Hội đồng xét xử đã tuyên

tại phiên tòa thì KSV phải báo cáo Lãnh đạo VKS về những sai sót, vi phạm đó dé ban hành kháng nghị bản án kịp thời, đúng thời han theo quy định của pháp luật.

Điều 27 Quy chế kiểm sát xét xử các vụ án hình sự quy định: “Kiém sát viên phải kiểm tra bản án hoặc quyết định của Tòa án nhằm phát hiện những sai sót và vi phạm của Tòa án trong việc ra bản án hoặc quyết định"”'' Khi kiểm sát bản án, KSV phải tập trung đọc kỹ lưỡng toàn bộ bản án, cả phần thủ tục cũng như phan nội dung và phan quyết định của vụ án, có đối chiếu với các quy định của BLTTHS Những vi phạm, thiếu sót của bản án phải được phát hiện kịp thời và có hướng xử lý tùy theo mức độ Những sai sót nhỏ không ảnh hưởng đến bản chất của vụ án thì nhắc nhở, kiến nghị Thâm phán

-Chủ tọa phiên tòa khắc phục, sửa chữa kip thời Những thiếu sót, vi phạm

nghiêm trọng ảnh hưởng đến bản chất của vụ án, không đúng với thực tế khách quan thì phải xem xét thận trọng, kịp thời đề xuất với Lãnh đạo VKS

quyết định kháng nghị.

Bên cạnh đó sau khi xét xử sơ thẩm xong, KSV cần tập trung vào kiểm

sát việc giao bản án của Hội đồng xét xử KSV cần chú ý theo dõi, nếu qua 10

ngày kế từ ngày tuyên án ma Tòa án chưa giao bản án thì phải yêu cầu hoặc kiến nghị ngay, tránh trường hợp quá thời hạn kháng nghị, hoặc trường hợp

Thâm phán cé tình kéo dài dẫn tới vi phạm thời hạn giao ban án nhằm làm “tê

liệt” thâm quyền kháng nghị của VKS Việc giao bản án phải được thé hiện

băng biên bản giao - nhận, có chữ ký của người nhận, tránh tình trạng do ngại việc mà Thư ký Tòa án thường giao qua bưu điện nên đã xảy ra việc thất lạc, khó quy kết trách nhiệm.

'' Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2007), Quy chế thực hành quyền công tố và kiểm sát xétxử các vụ án hình sự (ban hành kèm theo Quyết định số 960/QD-VKSNDTC ngày 17/09/2007 của

Viện kiêm sát nhân dân tôi cao, Hà Nội.

Trang 35

Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 27 Quy chế công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử án hình sự (ban hành kèm theo Quyết định số 960/2007/QD-VKSTC ngày 17/9/2007) thì KSV còn cần kiểm tra báo cáo kết quả xét xử, gửi bản án, quyết định sơ thâm cho VKS cấp trên Đồng thời tùy từng vụ án mà KSV đề nghị Lãnh đạo VKS tổ chức rút kinh nghiệm về công tác nghiệp vụ, đánh giá ưu điểm, khuyết điểm va tim ra nguyên nhân dé phát huy mặt tốt, khắc phục, sửa chữa những thiếu sót nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác thực hành quyền công tố cũng như công tác kiểm

sát việc tuân theo pháp luật của KSV (Điều 30 Quy chế công tác thực hành

quyên công tố và kiểm sát xét xử hình sự).

1.2.2 Những điểm mới của Bộ luật Tổ tụng hình sự 2015

Ngày 27/11/2015, tại kỳ hop thứ 10 Quốc hội khóa XIII đã thông qua

BLTTHS năm 2015 gồm 510 điều, được bồ trí thành 9 phần, 36 chương So với BLTTHS năm 2003, BLTTHS đã tăng thêm 164 điều Trong đó, bố sung 176

điều mới, sửa đổi 317 điều, giữ nguyên 17 điều, bãi bỏ 26 điều Các quy định

liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của VKS nói chung và công tác kiểm sát xét xử sơ thâm nói riêng cũng có những nội dung thay đổi Những vấn đề, quy định tại BLTTHS năm 2015 mà có nội dung không thay đổi và đã được đề cập đến trong BLTTHS năm 2003 học viên sẽ không nhắc lại ở phần này mà chỉ nêu ra những điểm mới của BLTTHS năm 2015 trong công tác kiểm sát xét xử hình sự sơ thâm Theo BLTTHS năm 2015 những quy định mới trong phần xét xử sơ

thâm mà KSV, Kiểm tra viên phải chú trọng đến trong công tác kiểm sát xét xử

vụ án hình sự cụ thể như sau:

Thứ nhất, quy định chặt chẽ sự có mặt của bị cáo, người bào chữa tại phiên tòa nhăm bảo đảm quyền bào chữa của họ, đồng thời, tránh lợi dụng

làm ảnh hưởng đến kế hoạch xét xử của Tòa án (Điều 290 và Điều 291).

Thứ hai, sửa đôi “giới hạn xét xử” trên cơ sở nguyên tắc việc xét xử được giới han trong phạm vi truy tố, truy tố tới đâu thì xét xử tới đó Trường

Trang 36

hợp cần xử bị cáo về tội danh nặng hơn tội danh VKS truy tô thi Toa án trả hồ sơ để VKS truy tổ lại, nếu VKS vẫn giữ tội danh đã truy tố thì Tòa án có quyên xét xử bị cáo về tội danh nặng hơn (Điều 298).

Thứ ba, bỗ sung quy định về tạm ngừng phiên tòa (Điều 251) BLTTHS năm 2015 quy định có thể ngừng phiên tòa khi thuộc một trong các trường

hợp: (1) Cần phải xác minh, thu thập, bổ sung chứng cứ, tài liệu, đồ vật mà không thể thực hiện ngay tại phiên tòa và có thê thực hiện được trong thời hạn

05 ngày, ké từ ngày tạm ngừng phiên tòa; (2) Do tình trang sức khỏe, sự kiện bat khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà người có thẩm quyên tiến hành tố tụng hoặc người tham gia tố tụng không thé tiếp tục tham gia phiên tòa nhưng

họ có thé tham gia lại phiên tòa trong thời gian 05 ngày, ké từ ngày tam

ngừng phiên tòa; (3) Vắng mặt Thư ký Tòa án tại phiên tòa Thời hạn tạm ngừng phiên tòa không quá 05 ngày ké từ ngày quyết định tạm ngừng phiên tòa Trường hợp không thể tiếp tục xét xử vụ án thì phải hoãn phiên tòa.

Tứ tw, bộ sung quy định về Tòa án xác minh, thu thập, bổ sung chứng

cứ (Điều 252) Đề phù hợp với Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 và tạo cơ sở để Tòa án xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật BLTTHS

năm 2015 quy định: Tòa án tiến hành việc xác minh, thu thập, bồ sung chứng

cứ băng các hoạt động: (1) Tiếp nhận chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến

vụ án do cơ quan, tô chức, cá nhân cung cấp; (2) Yêu cầu cơ quan, tô chức, cá

nhân cung cấp tải liệu, đồ vật liên quan đến vụ án; (3) Xem xét tại chỗ vật

chứng không thể đưa đến phiên tòa; (4) Xem xét tại chỗ nơi đã xảy ra tội

phạm hoặc địa điểm khác có liên quan đến vụ án; (5) Trưng cầu giám định,

yêu cầu định giá tài sản ngoài các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định, cần định giá tài sản quy định tại Điều 206 và Điều 215 của Bộ luật này; trưng cầu giám định bố sung, giám định lại; yêu cầu định giá lại tài sản; (6) Trường hợp Tòa án đã yêu cầu VKS bổ sung chứng cứ nhưng VKS

Trang 37

không bô sung được thì Tòa án có thể tién hành xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ dé giải quyết vụ án.

Thứ năm, bỗ sung quy định về tiếp nhận chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án (Điều 253) Đảm bảo nguyên tắc bình đăng trước Tòa án, BLTTHS năm 2015 quy định: Tòa án tiếp nhận chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án khi cơ quan, tô chức, cá nhân cung cấp chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án thì Tham phan chủ tọa phiên tòa phải tiếp nhận Ngay

sau khi nhận thì Tòa án phải chuyên cho VKS cùng cấp Trong thời hạn 03 ngày kế từ ngày nhận được chứng cứ, tài liệu, đồ vật, VKS phải xem xét và

chuyên lại cho Tòa án đê đưa vào hô sơ vụ an.

Tim sáu, quy định cụ thể các nội dung trong quyết định đưa vụ án ra xét

xử sơ thâm, phúc thấm, biên bản nghị án, bản án sơ thầm (các điều 255, 259 và 260).

+ Đối với nội dung quyết định đưa vụ án ra xét xử: Bồ sung so với

BLTTHS năm 2003: (1) tên quyết định đưa ra xét xử là phải ghi rõ là sơ thâm hay phúc thấm; ngày, tháng, năm ra quyết định; tên Tòa án ra quyết định; điểm của điều khoản mà VKS truy tố; Thư ký Toa án dự khuyết (nếu

có); (2) Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thấm ghi rõ các nội dung như quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thâm; tội danh và hình phạt mà Tòa án cấp sơ thâm đã quyết định; họ tên người kháng cáo, người bị kháng cáo, người bị

kháng nghị; VKS kháng nghị; ho tên Tham phán, Thư ký Tòa án; họ tên Thâm phán dự khuyết, Thư ký Tòa án dự khuyết (nếu có) (Điều 255).

+ Đối với nội dung biên bản nghị án: Biên bản nghị án của Hội đồng xét

xử sơ thâm phải ghi rõ: Giờ, ngày, tháng, năm ra biên bản; tên Tòa án xét xử; họ tên Tham phán, Hội thẩm; Vụ án được đưa ra xét xử; kết quả biểu quyết của Hội đồng xét xử (Điều 259).

Trang 38

+ Đối với nội dung bản án: Bồ sung: (1) Bản án phải có chữ ký của tất cả thành viên Hội đồng xét xử; (2) Bản án sơ thâm phải ghi rõ các nội dung

như: Tên Tòa án xét xử sơ thâm, số và ngày thụ lý vụ án, số của bản án và ngày tuyên án; họ tên của người làm chứng, người giám định, người địnhgiá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật và những người khác được Tòa án triệu tập tham gia phiên tòa; số, ngày, tháng, năm của quyết định

đưa vụ án ra xét xử; xét xử công khai hay xét xử kín; thời gian, địa điểm xét xử; số, ngày, tháng, năm của bản cáo trạng hoặc quyết định truy tố; tên VKS truy tố; hành vi của bị cáo theo tội danh mà VKS truy tố; tội danh,

điểm, khoản, điều của Bộ luật hình sự va mức hình phạt, hình phạt bổ sung,

biện pháp tư pháp, trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà VKS đề nghị áp dụng: xử lý vật chứng: ý kiến của người bào chữa, bị hại, đương sự, người khác tham gia phiên tòa được Tòa án triệu tập; lý do mà Hội đồng xét xử

không chấp nhận những chứng cứ, yêu cầu, đề nghị của KSV, bị cáo, người

bào chữa, bị hại, đương sự và người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích

hợp pháp của họ; tính hợp pháp của các hành vi, quyết định tố tụng của Điều tra viên, KSV, người bào chữa; quyết định của Hội đồng xét xử về từng vân đê, vê án phí và quyên kháng cáo đôi với bản án (Điêu 260).

Thr bảy, bô sung quy định về sửa chữa, bổ sung ban án (Điều 261) Chỉ được sửa chữa, bổ sung bản án trong trường hợp phát hiện có lỗi rõ ràng về

chính tả, số liệu do nhầm lẫn hoặc do tính toán sai; không được làm thay đôi bản chất vụ án hoặc bất lợi cho bị cáo, những người tham gia tố tụng khác.

Việc sửa chữa, bổ sung do Tham phán chủ tọa phiên tòa đã ra bản án, quyết định thực hiện Trường hợp Tham phan chủ tọa phiên tòa không thể thực hiện được thì việc sửa chữa, bé sung ban án do Chánh án Tòa án đã xét xử vụ an đó thực hiện.

Trang 39

Tứ tam, bỗ sung quy định về phiên dịch tại phiên tòa (Điều 263) Tại phiên tòa người tham gia tố tụng không biết tiếng Việt, là người câm, người điếc thì người phiên dịch phải dịch cho họ nghe, hiểu lời trình bày, các câu hỏi, câu trả lời tại phiên tòa, nội dung quyết định của Hội đồng xét Xử và các van dé khác có liên quan đến họ Người phiên dịch phải dịch lời trình bày, câu hỏi, câu trả lời của những người quy định tại khoản 1 Điều này ra tiếng Việt cho Hội đồng xét xử và người khác tham gia phiên tòa cùng nghe.

Tht chín, bỗ sung quy định về kiến nghị co quan có thâm quyền xem xét, xử lý văn bản pháp luật (Điều 265) Trong quá trình xét xử vụ án hình sự, Tòa án phát hiện và kiến nghị các cơ quan có thâm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ văn bản pháp luật trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội để bảo đảm quyên và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tô chức, cá nhân.

Thứ mười, bỗ sung quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của VKS khi thực

hành quyên công t6 và kiểm sát xét xử (Điều 266 và Điều 267) Quy định nhiệm vụ, quyền hạn của VKS khi kiểm sát xét xử: (1) Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc xét xử vụ án hình sự của Tòa án; (2) Kiểm sát việc

tuân theo pháp luật của người tham gia tố tung; yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tô chức có thâm quyên xử lý nghiêm minh người tham gia tố tụng vi phạm pháp luật; (3) Kiểm sát bản án, quyết định, văn bản tổ tụng khác của Tòa án; (4) Yêu cầu Tòa án cùng cấp, cấp dưới chuyên hồ sơ vụ án hình sự để xem xét,

quyết định việc kháng nghị; (5) Kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án có vi phạm pháp luật nghiêm trọng về thủ tục tô tụng: (6) Kiến nghị, yêu cầu Tòa

án, cơ quan, tô chức, cá nhân thực hiện hoạt động tô tụng theo quy định của Bộ luật này; kiến nghị Tòa án khắc phục vi phạm trong hoạt động tố tụng: (7) Kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng biện pháp phòng ngừa tội phạm

va vi phạm pháp luật trong hoạt động quản lý; (8) Thực hiện quyền yêu cau,

Trang 40

kiên nghị, nhiệm vụ, quyên hạn khác khi kiêm sát xét xử vụ án hình sự theo quy định của Bộ luật này (Điều 267).

Thứ mười một, b6 sung nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm tra viên VKS tại Điều 43, cụ thể là tại điểm c khoản 1: “Giúp Kiểm sát viên trong việc lập hô sơ kiểm sát, và tiễn hành hoạt động to tung khác” Nhu vậy, Kiểm tra viên của VKS có thé tiến hành tổ tung với vai trò giúp việc KSV trong hoạt động kiêm sát xét xử vụ án hình sự Mặc dù là một điều luật quy định có phần chung chung, nhưng điều này cũng đã khang định thêm vai trò của một chủ thé mới thuộc “biên chế” của ngành Kiểm sát có thâm quyền tiễn hành tố tụng, phần nào đó nâng cao vị thế của VKS so với Tòa án khi tiến hành TTHS Nếu như Thâm phán có Thư ký Tòa án được coi là một “người

giúp việc” trong quá trình t6 tụng thì nay KSV của VKS cũng có một chủ thé là Kiểm tra viên giúp mình thực hiện một số nhiệm vụ kiểm sát hoạt động xét xử của Tòa an.

Qua đó cho thay dé công tác kiểm sát xét xử sơ thẩm đạt hiệu quả trên cơ sở kế thừa các quy định của BLTTHS năm 2003, BLTTHS năm 2015 đã có

những bước thay đổi cụ thể, rõ ràng hơn đảm bao cho pháp luật được tiễn

hành nghiêm chỉnh và thống nhất Trong phạm vi quyền hạn được pháp luật ghi nhận, VKS kiểm tra, giám sát trực tiếp hoạt động của các cơ quan tiễn

hành tổ tụng, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng trong giai đoạn

xét xử sơ thâm, đảm bảo cho những chủ thê này được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật, đồng thời kịp thời khắc phục và xử lý những vi phạm pháp luật trong quá trình xét xử góp phan tích cực vào việc bảo vệ quyền con người trong TTHS.

Ngày đăng: 20/04/2024, 20:36

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w