Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa CHXHCN ViệtNam đang ra sức thực hiện công cuộc đổi mới, hội nhập với quốc tế nhằm xâydựng nhà nước pháp quyền xã h
Trang 1BO GIAO DỤC VA ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG DAI HOC LUAT HÀ NỘI
NGUYEN GIANG HƯƠNG
QUY ĐỊNH CUA PHÁP LUAT VE QUYEN BAU CU CUA
CONG DAN THEO HIEN PHAP NAM 2013
Chuyén nganh =: Luật Hien pháp và Luật Hành chính
Mã số : 8380102
LUẬN VAN THẠC SĨ LUẬT HOC
Định hướng nghiên cứu
Người IHrửng dan Khoa học : TS Pham Quý Ty
HA NỘI - 2018
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tÔI.
Các kết quả nêu trong luận văn chưa được công bố trong bat ky cong
trình nào khác Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ rang, được trích dẫn đúng theo quy định.
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của luận văn này.
TÁC GIÁ LUẬN VĂN
Trang 3MỤC LỤC
Trang
PHẢN MỞ ĐẦU 1CHUONG I MOT SO VAN DE LÝ LUẬN CƠ BAN VE QUYEN BẦU
-CƯ 7
1.1 Những vấn đề lý luận chung về quyền bầu cử 71.1.1 Khái niệm, bản chất quyền bầu cử 71.1.2 Nội dung quyền bầu cử 101.2 Sơ lược về sự phát triển các quy định của pháp luật quốc tế, pháp luậtcủa một số quốc gia và Việt Nam về quyền bầu cử 161.2.1 Pháp luật quốc tế về quyền bầu cử 161.2.2 Pháp luật một số quốc gia về quyền bầu cử 201.2.3 Lịch sử hình thành và phát triển của quyền bầu cử ở nước ta quacác bản Hiến pháp 25KET LUẬN CHƯƠNG I 35CHUONG II THUC TRẠNG QUY ĐỊNH CUA PHÁP LUẬT VE QUYENBAU CỬ CUA CONG DAN THEO HIEN PHÁP 2013 372.1 Thực trạng quy định của pháp luật về quyền bau cir của công dân 372.1.1 Quy định về quyền bầu cử của công dân trong Hiến pháp 2013 372.1.2 Quy định về quyền bầu cử của công dân trong Luật Bầu cử đạibiểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015 422.1.3 Quy định về quyền bầu cử của công dân trong các văn bản quy
phạm pháp luật khác 45
Trang 42.2 Ton tại, hạn chế trong những quy định của pháp luật về quyền bau
cử của công dân 50
2.2.1 Quyền bầu cử của công dân vào Quốc hội, HĐND 512.2.2 Quyền ứng cử của công dân vào Quốc hội, HDND 522.2.3 Hiệp thương giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu
HĐND 55
2.2.4 Hội đồng bau cử quốc gia 582.2.5 Tội phạm xâm phạm quyền bau cử 602.2.6 Những van đề bat cập khác 61KET LUẬN CHƯƠNG II 64CHUONG III MOT SO KIÊN NGHỊ HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CUAPHÁP LUAT VE QUYEN BAU CỬ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 653.1 Yêu cầu đặt ra đối với việc hoàn thiện quy định của pháp luật vềquyền bầu cử 653.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về quyềnbầu cử 673.2.1 Hoàn thiện quy định về quyền bầu cử của công dân vào Quốc hội,
HDND 67
3.2.2 Hoàn thiện quy định về quyền ứng cử của công dân vào Quốc hội,
HĐND 68
3.2.3 Hoàn thiện các quy định pháp luật khác 70
KET LUẬN CHUONG III 77KET LUẬN 78DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa (CHXHCN) ViệtNam đang ra sức thực hiện công cuộc đổi mới, hội nhập với quốc tế nhằm xâydựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Quốc hội Việt Nam đã và đang
nỗ lực, cố gang hết mình dé xây dựng một hệ thống pháp luật đồng bộ, thốngnhất, khả thi, công khai, minh bạch, trọng tâm là hoàn thiện thê chế kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyên xã hộichủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; đôi mới cănbản cơ chế xây dựng và thực hiện pháp luật; phát huy vai trò và hiệu lực củapháp luật dé góp phan quan lý xã hội, giữ vững ồn định chính trị, phát triển
kinh tế, hội nhập quốc tế, xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh, thực
hiện quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân, góp phan đưa nước
ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 Thành tựu
đầu tiên có thé kế đến là sự ra đời của bản Hiến pháp mới — Hiến pháp năm
2013 Ngày 28 tháng 11 năm 2013, sau nhiều ngày thảo luận, thong nhất ýkiến, trong không khí trang nghiêm và thê hiện sự đồng thuận cao, với đa sốtuyệt đối 486/498, chiếm 97,59% Quốc hội Khóa XIII, Kỳ hop thứ VI đãthông qua Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.Đây là sự kiện chính trị - pháp lý đặc biệt quan trọng đánh dấu một cột mốcmới trong lịch sử lập hién Việt Nam Dựa trên tinh thần của Hiến pháp năm
2013, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật bau cử đại biêu Quốc hội và đạibiểu Hội đồng nhân dân, có hiệu lực từ ngày 01/9/2015 Những điểm mới củaLuật bau cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015 đãphát huy hiệu quả, tạo cơ sở pháp lý cho việc tổ chức thực hiện bầu cử, khắcphục được những hạn ché, bất cập liên quan đến quy trình, thủ tục trong bầu
cử Cuộc bau cử ĐBQH khoá XIV và đại biêu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016
- 2021 bảo đảm tính dân chủ, bình đẳng, đúng pháp luật, an toàn, tiết kiệm vàthực sự là ngày hội lớn của toàn dân Thành công của cuộc bau cử thé hiện ởs6 lượng cử tri di bau dat ty lệ rat cao, khang định ý thức chính trị, trách
Trang 6nhiệm công dân và lòng yêu nước của Nhân dân ta, thê hiện niêm tin của Nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, sự điêu hành quản lý của Nhà nước.
Bên cạnh những thành tựu to lớn đã đạt được, cũng cần phải thăng thắnnhìn nhận răng, pháp luật về quyền bau cử của công dân còn tồn tại nhiều hạnchế cần kịp thời khắc phục Các cuộc bầu cử hiện nay vẫn mang nặng tínhhình thức, công dân không được thực hiện một cách thực sự quyền bầu cử,quyền ứng cử của mình mà chủ yếu theo cơ chế “Đảng cử, dân bầu” Điềunày đã và đang khiến cho việc thực hiện quyền bầu cử, quyền ứng cử của
công dân con hoi hot, làm cho có, thờ ơ với két quả bau cử.
Thực tế hiện nay cho thấy, hiệu quả hoạt động của Quốc hội và Hội
đồng nhân dân các cấp không cao, chất lượng chuyên môn và đạo đức của
người đại biểu còn thấp, vẫn còn tình trạng hoạt động một cách hình thức,
thiếu trách nhiệm Nhà nước ta vẫn còn biểu hiện của quan liêu, tham nhũng,tha hóa quyền lực, bộ máy nhà nước hoạt động kém hiệu quả, chưa thực sựđáp ứng được nguyện vọng của nhân dân Trước thực trạng đó, đặt ra yêu cầucấp thiết phải làm sao phát huy được tối đa sức mạnh của nhân dân trong xây
dựng đât nước nói chung và thực hiện quyên bâu cử, quyên ứng cử nói riêng.
Trên cơ sở đó, vấn đề hoàn thiện pháp luật về quyền bầu cử, quyền ứng
cử của công dân ở Việt Nam hiện nay là vấn đề rất quan trọng, cả về mặt lýluận lẫn thực tiễn Nhận thức được tam quan trọng của vấn đề, là một côngdân Việt Nam, tôi đã lựa chọn đề tài “Quy định của pháp luật về quyên bau
cứ của công dân theo Hiến pháp năm 2013” làm luận văn thạc sỹ luật học,chuyên ngành luật Hiến pháp và luật Hành chính
2 Tình hình nghiên cứu
Ở Việt Nam hiện nay, nghiên cứu về pháp luật quyền bầu cử của côngdân theo Hiến pháp 2013 là vấn đề chỉ đặt ra khi Hiến pháp 2013 được banhành và đặc biệt là sau khi Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội
đông nhân dân được ra đời Bởi vậy, sô lượng các công trình nghiên cứu về
Trang 7lĩnh vực này là không nhiều Có thé kế đến một vài công trình nghiên cứu như
Sau:
- Sách chuyên khảo: Viện chính sách công và pháp luật, Bình luận khoa
học Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013; Nhàxuất bản Lao động — xã hội, năm 2014
- Luận văn thạc sỹ luật học: Nguyễn Thị Ngọc Nga, Chế định Hội dongBau cử quốc gia theo Hiến pháp Việt Nam năm 2013; Đại học Luật Hà Nội,
hiện nay; Hà Nội, ngày 29 tháng 04 năm 2011.
- Luận văn thạc sỹ luật học: Phạm Hồng Diên, Hoàn thiện pháp luật vềquyên bầu cử của công dân ở Việt Nam hiện nay; Đại học Luật Hà Nội, năm
2011.
Các công trình nghiên cứu trên nhìn chung đã cung cấp một khối lượngkiến thức phong phú về các vấn đề lý luận về quy định của pháp luật về quyềnbầu cử, đưa ra những nhận định về thực tiễn thi hành cũng như những điểmhạn chế của pháp luật trong lĩnh vực này Tuy nhiên, chưa có một công trìnhnào nghiên cứu riêng biệt và chuyên sâu về pháp luật về quyền bầu cử củacông dân theo Hiến pháp năm 2013 Luận văn sẽ kế thừa các kết quả nghiên
cứu của các công trình trên đây như một thành tựu của nghiên cứu khoa học
và sử dụng để giải quyết các van dé trong luận văn Vấn đề nghiên cứu màluận văn hướng tới là vấn đề mới, cần thiết, không trùng lặp với các côngtrình khoa học đã được công bổ
3 Đôi tượng, phạm vỉ nghiên cứu của luận văn
Trang 8Đôi tượng nghiên cứu: Dé làm sáng tỏ vân đê nghiên cứu, đôi tượng
nghiên cứu của luận văn là các nội dung về lý luận và thực tiễn pháp luật về
quyên bâu cử của công dân ở Việt Nam theo Hiên pháp 2013, và từ đó đưa ra
quan điểm, giải pháp xây dựng và hoàn thiện pháp luật bầu cử ở nước ta
Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian, trong khuôn khổ của một Luận văn, xin phép được tậptrung nghiên cứu nội dung của pháp luật Việt Nam về quyền bầu cử của côngdân Bên cạnh đó, luận văn cũng nghiên cứu một số quy định về pháp luật bầu
cử của quốc tế va các quốc gia tiên tiến trên thế giới dé rút ra bài học kinhnghiệm và những sáng kiến hay cho việc hoàn thiện pháp luật về quyền bầu
cử của công dân ở Việt Nam.
Về thời gian, luận văn nghiên cứu các văn bản pháp luật quy định vềquyền bầu cử của công dân trước và sau khi Hiến pháp 2013 ra đời và các quyđịnh này trong Luật Bau cử đại biểu Quốc hội và đại biéu Hội đồng nhân dân
2015 cũng như các đạo luật có liên quan.
4 Mục tiêu nghiên cứu của luận văn
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là làm sáng tỏ các quy định của pháp
luật về quyền bầu cử của công dân dựa trên Hiến pháp 2013, từ đó rút ra đượcnhững bước đi tiễn bộ của pháp luật hiện hành so với trước đây về quyền bầu
cử của công dân, đồng thời đánh giá mức độ, hiệu quả các nội dung quy địnhcủa pháp luật bau cử theo Hiến pháp 2013 và đưa ra các giải pháp bổ sung,
hoàn thiện pháp luật vê quyên bâu cử.
5 Các cầu hỏi nghiên cứu của luận văn
Dé đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận văn sẽ tìm hiệu các nội dung
liên quan thông qua trả lời các câu hỏi sau:
- Cơ sở lý luận, bao gôm khái niệm, vai trò, ý nghĩa của quyên bâu cử
và quyên ứng cử là gì?
Trang 9- Sự phát triển của pháp luật về quyền bầu cử của công dân, thực tiễn
áp dụng trong thời gian qua?
- Thực trạng pháp luật về quyền bầu cử của công dân ở nước CHXHCN
Việt Nam trong thời gian qua?
- Quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật về quyền bầu cử củacông dân theo Hiến pháp 2013?
6 Các phương pháp nghiên cứu áp dụng để thực hiện luận văn
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận khoa học là chủ
nghĩa Mác — Leenin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Dang Cộngsản Việt Nam về nhà nước và pháp luận Ngoài ra tác giả cũng sử dụng cácphương pháp nghiên cứu khác để thực hiện Luận văn như phương pháp phântích — tong hợp, so sánh, thống kê, diễn giải, quy nạp, nhằm làm sáng tỏ van
đề nghiên cứu
7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Luận văn nghiên cứu về quy định của pháp luật vê quyên bâu cử của công dân theo Hiên pháp năm 2013, tác giả luận văn mong muôn có thê đóng góp một sô vân đê khoa học và thực tiên cụ thê như sau:
Thứ nhát, luận văn chứa đựng các nghiên cứu, tìm hiêu, đúc kêt các vân
đề lý luận của khoa học luật hiên pháp trên thê giới vê quyên bâu cử của công dân trong thời đại ngày nay.
Thứ hai, luận văn thê hiện các nghiên cứu, nhận xét, đánh giá của tác giả vê thiệt chê bau cử ở Việt Nam cũng như pháp luật vê quyên bau cử của
công dân ở nước ta theo Hiến pháp 2013
Thứ ba, trên cơ sở các định hướng được đề ra khi xây dựng pháp luật
về quyền bau cử của công dân và lý luận về quyền này trong thời đại ngàynay, luận văn đưa ra các đánh giá về pháp luật về quyền bầu cử của công dântheo Hiến pháp 2013 và đưa ra các giải pháp để hoàn thiện pháp luật trong
lĩnh vực này.
Trang 108 Bo cục của luận van
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo,
luận văn được câu trúc làm ba chương gôm:
Chương I: Một số van đề lý luận cơ bản về quyên báu cu
Chương II: Thực trạng quy định của pháp luật về quyên bầu cử củacông dân theo Hiến pháp 2013
Chương III: Một số kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật về
quyên bau cu ở nước ta hiện nay
Trang 11NOI DUNG CHUONG I
MOT SO VAN DE LÝ LUẬN CƠ BAN VE QUYEN BẦU CỬ
1.1 Những vẫn dé lý luận chung về quyén bau cử
1.1.1 Khái niệm, bản chất quyên bầu cử
tham gia giải quyêt các công việc của nhà nước Sự tham gia của người dân
được thé hiện dưới hai hình thức: dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp
Đối với hình thức dân chủ trực tiếp là việc nhân dân trực tiếp tham giavào các quyết định của nhà nước, thông qua các hình thức cụ thé như: thamgia quản lý nhà nước và xã hội, biểu quyết khi nhà nước trưng cau ý dân, bau
ra cơ quan đại diện của nhân dân Còn với hình thức dân chủ gián tiếp, màbiểu hiện là dân chủ đại diện được áp dụng rộng rãi, theo lý thuyết đại diệncủa Locke hay Montesquieu, quyền lực nhà nước theo nguyên tắc, thuộc vềnhân dân nhưng nhân dân không thể tự mình thực thi hết quyền lực của mìnhnên phải ủy thác cho những người đại diện dé thay mat nhan dan thuc hiénquyền lực của mình Trong chế độ dân chủ đại diện, nhân dân thực hiện quyềnlực của mình qua khâu trung gian của những đại diện được lựa chọn bằngphương pháp bầu cử Với tầm quan trọng như vậy, bầu cử trở thành một yếu
tố không thé thiếu được trong chế độ xã hội dân chủ đương dai, góp phankhông nhỏ cho việc xây dựng chế độ xã hội Các hoạt động bầu cử được hìnhthành dần thành chế độ bầu cử, một phần của chế độ xã hội
Lịch sử đã ghi nhận răng ngay từ thời chiêm hữu nô lệ, các cuộc bâu cử
các cơ quan nhà nước đã được dién ra, điên hình là Viện nguyên lão bao gôm
Trang 12những người được bau ra đại diện cho giai cap chủ nô quý tộc va Đại hội nhân dân bao gôm đại diện của những người câm vũ khí Đên thời kỳ phong
kiên, mac dù quyên bau cử bị hạn chê với những điêu kiện vê giai cap, giới
tính nhưng vẫn được áp dụng ở những nước theo chính thê cộng hòa
Khi giai cấp tư sản lên năm chính quyền, quyền bầu cử của công dân cómột bước phát triển quan trọng So với chế độ chiếm hữu nô lệ và chế độphong kiến trước đây, việc áp dụng phương pháp bau cử dé thành lập ra các
cơ quan nhà nước của chế độ tư sản là một phương pháp dân chủ Phươngpháp này khác biệt hoàn toàn với hình thức truyền ngôi, thế tập của giai cấpphong kiến Nhân loại đã phải trải qua cuộc dau tranh bền bi qua các thé hệ đểgiành được quyền bầu cử Lúc ban đầu bầu cử chỉ là công việc của nhữngngười thuộc tầng lớp thượng lưu của giai cấp thống trị Sau đó, bầu cử là củanhững người có của, những người dan ông Quyền bau cử phổ thông chongười nghèo, cho phụ nữ cũng như của toàn thể nhân dân là kết quả của cácthé kỷ đấu tranh chính trị toàn dân”
Bâu cử là một hoạt động xã hội của con người mà theo đó một nhóm người xác định bau ra một hay nhiêu người dé đại diện cho nhóm người xác
định đó để thực hiện chức năng xã hội cụ thẻ
Chế độ bau cử là chế độ của sự hình thành bằng tổng thể các mối quan
hệ xảy ra qua các cuộc bầu cử từ lúc lập danh sách cử tri, giới thiệu ứng cửviên cho đến giai đoạn cuối cùng là xác định và tuyên bố kết quả bầu cử Haynói một cách cụ thê hơn, chế độ bầu cử là tổng thể các quy định của pháp luậtcủa một nước bao gồm các nguyên tắc bầu cử, các quy định về quyền bầu cử,quyền ứng cử, vận động tranh cử, đơn vị bầu cử, các tô chức phụ trách bầu
cử, việc quản lý bầu cử, cách thức, trình tự tiến hành bầu cử, các biện pháp
đảm bảo trật tự bâu cử, điêu chỉnh các quan hệ xã hội trong quá trình bâu cử.
Khái niệm bầu cử trong pháp luật được dùng chủ yếu cho quyền bầu
cử Quyên bau cử là quyên năng chính tri cơ ban của công dân được trực tiêp
1 Văn phòng Quốc hội (2002), Tổ chức và hoạt động của Quốc hội một sốnước, tr.241
Trang 13tham gia bỏ phiếu bầu ra những người có uy tín, xứng đáng đại diện cho nhândân, thay nhân dân quản lý và điều hành công việc của đất nước Quyền bầu
cử là quy định của pháp luật về khả năng của công dân thực hiện quyền lựachọn người đại biểu của mình, được Nhà nước đảm bảo Quyền bầu cử chỉthực sự có ý nghĩa nếu được tiễn hành dân chủ, không áp đặt, không hìnhthức, không giả dối Quyền bầu cử bao gồm quyền bầu cử chủ động và quyềnbau cử bị động (quyền ứng cử) Đôi khi quyền bầu cử có thé được hiểu theonghĩa mở rộng, bao gồm cả quyền bau cử thụ động (quyền có thé được bau)
Quyên bau cử chủ động là quyên được sử dụng trong các cuộc bau cử
các cơ quan dân cử ở trung ương hay địa phương, các chức danh nhà nước,
trong các cuộc trưng câu ý dân hay thủ tục bãi miên đại biêu.
Quyên ứng cử là quy định của pháp luật vê việc công dân có đủ điêu kiện thê hiện nguyện vọng của mình được ứng cử vào các cơ quan quyên lực
ở trung ương hay địa phương.
* Bản chất
Trong cuốn Chinh tri, Aristotle viết răng, sự tham gia của toàn thé côngdân vào quá trình hình thành quyết định của đất nước sẽ ưu việt hơn nhiều sovới những quyết định chỉ do các chuyên gia đưa ra Như vậy, làm thế nào để
có những quyết định thể hiện ý chí của toàn thé nhân dân? Phương thức phôbiến nhất là bầu ra những người đại diện cho toàn thể nhân dân và trao quyền
cho họ Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Nhân dân rất thông mình Họ biết
dùng lá phiếu của họ, tổng tuyển cử sẽ thành công ” Bản chất của quyền bầu
cử chính là phương thức lựa chọn người làm đại biểu, thay mặt thực hiện
quyền lực nhà nước trong các xã hội dân chủ theo nguyên tắc tất cả quyền lựcnhà nước thuộc về nhân dân”, bởi, nhân dân không thé tự mình đứng ra đểthực thi hết quyền lực của mình nên cần phải có những người đại diện thaymặt nhân dân thực hiện quyền lực của nhân dân dựa trên ý chí của nhân dân
Cụ thé, ở Việt Nam, công dân thực hiện quyền bau cử dé thành lập ra các cơ
? Viện Khoa học Pháp lý, Bộ Tư pháp (2006), Từ điển Luật học, , Nxb Tư pháp — Nxb Từ điển bách khoa,
tr.52
Trang 14quan đại diện quyền lực nhà nước gồm Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp
và các chức danh cao nhất của bộ máy nhà nước ở trung ương Bằng những láphiếu bau thé hiện ý chí của mình, nhân dân đã chuyển giao quyền lực củamình sang cho người đại diện, đây là cách thức cơ bản nhất để nhân dân thamgia vào việc xây dựng chính quyên, là cơ chế chuyên giao quyền lực hợp phápcủa nhân dân cho hệ thông cơ quan đại diện theo quy định của pháp luật
1.1.2 Nội dung quyên bầu cử
* Nội dung
Quyên bau cử là quyền năng chính trị cơ bản của công dân được trựctiếp tham gia bỏ phiêu bầu ra những người có uy tín, xứng đáng đại diện chonhân dân, thay nhân dân quản lý và điều hành công việc đất nước Quyền bầu
cử là quy định của pháp luật về khả năng của công dân thực hiện quyền lựachọn và quyền bỏ phiếu cho ứng cử viên dé tìm ra người đại biểu của mình,được Nhà nước đảm bảo Quyền bầu cử chỉ thực sự có ý nghĩa nếu được tiếnhành dân chủ, không áp đặt, không hình thức, giả dối
Quyền bầu cử là thiêng liêng đối với mọi công dân Với tính chất quantrọng, quyền bầu cử chỉ được quy định cho những người phát triển bìnhthường về mặt thần kinh, đạt đến độ chín chắn của sự phát triển tâm sinh lý
nhăm bảo đảm cho họ có sự lựa chọn chính xác và độc lập.
Việc bao đảm quyền bau cử là biểu hiện cụ thé của nguyên tắc bau cửphổ thông va nó phải được thé hiện: Thi? nhất, pháp luật bau cử cần mở rộngđến mọi đối tượng, việc hạn chế quyền bầu cử phải được qui định chặt chẽ, rõràng trong pháp luật, tốt nhất là qui định trong các đạo luật về bầu cử Thithai, nhà nước phải có các biện pháp cần thiết, có hiệu qua dé thực hiện quyềnbầu cử Đây là một nội dung quan trọng bởi nếu không như vậy, rất có thểquyền bầu cử của công dân, vì nhiều lý do không được thực hiện, hoặc không
có khả năng thực hiện trong các kỳ bâu cử.
Quyên ứng cử là là một trong những quyền chính trị cơ bản của công
dân được quy định trong pháp luật của nhà nước, tạo cơ sở pháp lý cho công
Trang 15dân trực tiếp tham gia xây dựng chính quyền, xây dựng nhà nước của nhândân Quyền ứng cử của công dân là mong muốn được làm đại biểu và khảnăng có thé được bau làm đại biểu của công dân Quyén ứng cử gồm quyềnđược đề cử, quyền tự ứng cử và quyền vận động tranh cử Ứng cử là việc tựmình đăng ký, hoặc được người khác (bao gồm cá nhân người khác, cơ quan,
tổ chức ) giới thiệu để ghi tên và danh sách bầu, chọn một vị trí, một danh
hiệu nào đó, ví dụ ứng cử vào danh sách dé bau, chọn giam đốc; ứng cử vào
danh sách bầu, chọn chiến sĩ thi đua ; ứng cử vào danh sách bầu đại biểuQuốc hội Như vậy, có hai trường hợp ứng cử, đó là tự ứng cử và được giới
thiệu ứng cử.
Việc trả lời câu hỏi “Nhân dân bầu ai?” là một nội dung quan trọng củachế độ bầu cử Hãy liên hệ tới một kỳ thi: bản thân cuộc thi không tạo ra họcsinh giỏi, mà nó chỉ lựa chọn người gidi trong số những người thi Do đó, dù
kỳ thi được tổ chức bài bản, chấm thi chặt chẽ, chuẩn xác, cũng không thểtuyển được học sinh giỏi nếu không có hoặc rất ít người giỏi trong số thí sinh
dự thi Do vậy, việc tạo ra cơ chế, biện pháp đúng đắn, hợp lý để “lôi kéo”học sinh giỏi dự thi là rất quan trọng, là tiền đề cho việc tuyển chọn học sinhgiỏi trong kỳ thi Ý thức được tầm quan trọng của việc ứng cử, trong cuộcTổng tuyển cử đầu tiên ở nước ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh giải thích trên báoCứu quốc: “ hé là người muốn lo cho việc nước thì đều có quyển ra ứng cử,
hé là công dân thi déu có quyên di bau cử Không chia trai gái, gidu nghèo,tôn giáo, noi giống, giai cấp, đảng phái, hé là công dân Việt Nam thì déu cóhai quyền do” Bầu cử chang qua là một cuộc thi, trong đó các ứng cử viên làthí sinh và cử tri là “Ban giám khảo” Bau cử không thé chon được người hiềntài nêu không có những người tài đức trong số các ứng cử viên Do đó, nếugiai đoạn đề cử và lựa chọn các ứng cử viên trong một kỳ bầu cử không đảmbảo một cơ chế dé “sơ tuyển” được những ứng cử viên tốt nhất thì không thénói cuộc bầu cử đó đã lựa chọn được những người xứng đáng nhất, bởi cử tri
chỉ lựa chọn những người trong danh sách ứng cử Như vậy việc lựa chọn ứng
Trang 16cử viên là tiên dé rat quan trọng trong việc dam bao chat lượng tuyên chon
» a La 2
của cuộc bau cử”),
* Vai trò, y nghĩa
Băng quyên báu cu của mình, nhân dân lựa chọn, thành lập ra cơ
quan đại điện và uy thác, chuyên giao quyên lực của mình cho họ
Những người đại diện sẽ nhận quyền lực từ nhân dân và thay mặt nhândân để thực hiện quyền lực trong hoạt động của bộ máy nhà nước Điều 38Hiến pháp Cộng hòa liên bang Đức ghi nhận: “Các Nghị sĩ Quốc hội Liênbang Đức đại diện cho toàn thé nhân dân, không bị ràng buộc bởi bat cứ mệnhlệnh và chỉ thị nào, chỉ làm theo lương tâm của mình” Điều 43 Hiến phápNhật Bản ghi nhận rằng Nghị viện gồm những người được bau ra dé đại diện
cho dân tộc.
Ngay từ thế kỷ thứ XIX, Montesquieu đã khăng định bầu cử là tiền đềcủa một xã hội dân chủ Theo ông, các luật quy định quyền phổ thông dauphiếu là luật cơ bản của chế độ dân chủ, luật đó cần phải quy định rõ ai đibau, bau ai và bầu trên cơ sở nào Ông cũng khang định những người không
do dân bầu ra thì không phải là của dân, không hành động vì quyền lợi củadân Bầu cử là hành vi đơn giản, dễ thực hiện đối với công dân Trong bầu cử,nhà nước, các thiết chế chính tri, tổ chức dân sự không có các biện pháp déđộng viên, tổ chức cho nhân dân thực hiện quyền chính trị quan trọng bậc
nhất, thì khó có thé nói rằng, trong các hoạt động chính tri khác, nhà nước có
thé dé dàng “lôi kéo” và vận động nhân dân tham gia Như vậy đó chưa phải
là nền dân chủ của nhân dan, nhà nước đó chưa thực sự là nha nước “của dân,
do dân và vì dân”.
Quyền bầu cử phố thông là quyền năng chính trị cơ bản của công dân
do Hiến pháp quy định và bảo đảm thực hiện Thông qua bầu cử, nhân dân
trực tiép thê hiện ý chí của mình trong việc chọn lựa người đại diện cho nhân
3 TS, Vũ Văn Nhiêm, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2011), Giáo trình Bầu cử trong nhà nước
pháp quyền, Nxb Đại học Quốc gia TP HCM, tr.34 - 35
Trang 17dân Việc ban hành các chế định pháp luật nhằm hoàn thiện chế độ bầu cử vàbảo đảm việc thực hiện quyên bau cử của công dân là một trong những chính
sách hàng đâu của bât kỳ nhà nước dân chủ nào.
Thông qua việc công dân thực hiện quyên báu cu, cán cân quyên lực
của các chính đảng trong hệ thống chính trị được thiết lập và điều chỉnh lại
Chế độ bầu cử là một bộ phận cầu thành của chế độ chính trị của mỗiquốc gia Bầu cử quan trọng cả về thực tiễn và lý luận Về lý luận, bầu cử hợppháp hóa hệ thống chính trị của quốc gia Đây là cách thức tiến bộ nhất đểthành lập hoặc đổi mới chính quyên Thực tiễn đời sống chính trị của nhiềuquốc gia hiện nay đã khăng định trong một hệ thống chính trị dân chủ, không
gi thay thế được những cuộc bau cử đại chúng dé thành lập các cơ quan chínhquyên ở trung ương và địa phương Về thực tiễn, bầu cử hình thành Nghị việnthông qua việc quyết định bỏ lá phiếu cho các ứng cử viên của đảng phái nào,các lá phiếu của cử tri sẽ quyết định đến số ghế của các đảng phái trong nghịviện Quyền uy của các đảng phái chính trị nâng lên hay hạ xuống thông qua
sự tín nhiệm của các cử tri trong các cuộc bầu cử Bầu cử trở thành mục tiêuquan trọng trong hoạt động của hầu hết các đảng phải chính trị, chỉ khi chiếmđược chế đại biểu Nghị viện, các đảng chính tri mới có được dia vị pháp lý
được nhân dân thừa nhận.
Bầu cử Nghị viện là vũ dai đấu tranh chính trị, thể hiện quan điểm,
cương lĩnh và chương trình hành động của các đảng phái và các ứng cử viên.
Thông qua vận động tranh cử, các đảng phái chính trị đều đưa ra các chươngtrình mục tiêu cho việc phát triển quốc gia Kết quả bau cử thé hiện kháchquan sự đánh giá của xã hội đối với đảng phái và từng ứng cử viên, thông qua
số phiếu bầu mà các đảng phái và ứng cử viên giành được Kết quả bầu cử
cũng làm nôi bật lên xu thê chính tri của xã hội va tâm trạng của cử tri.
Thông qua quyên bau cw của công dân đã xác lập nên môi quan hệ rõ
ràng và có trách nhiệm giữa người dân với người được uy quyên
Trang 18Trong mối quan hệ này, người dân là chủ thể có quyền yêu cầu ngườiđại diện của mình phải đứng về phía họ và bảo vệ quyền lợi của họ Bầu cửtạo ra những thiết chế đại diện Tính đại diện nhân dân tạo nên vị trí đặc thùcủa cơ quan đại diện Chức năng đại diện cần được coi là trung tâm, quyếtđịnh sự tồn tại va phát triển của các thiết chế đại diện, đúng như tên gọi của
nó Đại diện là sứ mệnh của nghị viện hay quốc hội Nếu chức năng đại diện
không được chú trọng thì các chức năng khác như chức năng lập pháp sẽ bị
ảnh hưởng thậm chí biến dạng, vì khi đó luật pháp có thể phản ánh khôngđúng đắn ý chí, nguyện vọng của nhân dân Thực chất những thiết chế này tập
hợp, phản ánh ý chí, nguyện vọng của nhân dân, thông qau hoạt động của bộ
máy nhà nước để giải quyết những nhu cầu của họ Suy cho cùng, cơ quan
dân cử với tính đại diện đa dạng cho những bộ phận trong xã hội, là những cơ
quan nhà nước có sứ mệnh hòa giải thông qua bàn luận, đối thoại, thậm chíthỏa hiệp Bởi vậy, bầu cử có ý nghĩa quyết định đối với việc hình thành trách
nhiệm và quyền hạn của người đại biểu Về lý thuyết, các đại biêu do dân trực
tiếp bầu ra phải luôn ý thức về vai trò đại diện của mình và hoạt động nhằmphục vụ quyền lợi của toàn thể nhân dân
Thông qua quyền bau cử, nhân dân tim kiếm và lựa chọn một đường
loi lãnh đạo phù hợp với mong muôn của mình
Bất kỳ xã hội nào cũng đều tôn tại những mâu thuẫn, sự khác biệt vềđịa vị kinh tế, chính kiến, tư tưởng, nhận thức Mặt khác, trong mỗi xã hội
và mỗi nhà nước, không chỉ trong thời kỳ chiến tranh mà ngay cả thời bìnhcũng luôn tồn tại những mâu thuẫn xã hội, những sự khác biệt về nhận thức,
về tư tưởng, về ý thức hệ Những mâu thuẫn xã hội này về cơ bản khôngmang tính đối kháng và có thé giải quyết bằng các phương pháp hòa bìnhthông qua nguyên tắc tập trung dân chủ Bầu cử dân chủ và trung thực là mộttrong những các thức giải quyết xung đột bằng biện pháp hòa bình Bầu cửtạo điều kiện dé cử tri thực hiện ý chí của mình, lựa chọn những người có đủnăng lực, ủy quyền chọ họ thực hiện chủ quyền của nhân dân hay nói cách
khác là quyết định những van đề trong đại của đất nước Sự lựa chọn của
Trang 19nhân dân thê hiện thông qua việc đánh giá nhân cách, tài năng của các ứng cửviên và đường lối chính trị mà chính bản thân ứng cử viên hay đảng phái của
họ xây dựng nên Ứng cử viên và đảng phái nào có đường lối chính trị phùhợp với xu thế, được lòng dân sẽ chiếm được niềm tin của nhân dân và chiếmđược lá phiếu của họ Bầu cử chính là một hình thức trưng cầu dân ý đặc biệt
về đường lối, chủ trương, khả năng lãnh đạo của các đảng phái chính trị vàcác ứng cử viên Vì vậy, sự cạnh tranh lành mạnh giữa các đảng phái vềcương lĩnh cũng như chương trình hành động là rất cần thiết dé tạo cơ hội chonhân dân thể hiện quan điểm và lựa chọn đường lối lãnh đạo phù hợp nhất với
đât nước.
Thông qua lá phiếu cử tri, nhân dân thực hiện quyên giám sát tối cao
cua mình doi với sự vận hành của quyền lực trong bộ may nhà nước
Tất cả quyền lực nhà nước, theo lý thuyết, thuộc về nhân dân, tuynhiên không phải lúc nào lý thuyết đây cũng được thực hiện triệt dé trên thực
tế Dân chủ đại diện là cần thiết và đây là điều không cần bàn cãi Thực chất,
đó là sự chuyển giao quyền lực nhân dân sang nhà nước Tuy nhiên, cũngchính trong việc chuyền giao quyên lực ấy lại phát sinh một hệ lụy mà nhândân không mong muốn, rằng tuy hình thành từ xã hội nhưng quyên lực nhànước lại có xu hướng tách ra khỏi xã hội và “tựa hồ như đứng trên xã hội”.Nhân dân khi chuyển giao quyền lực của mình cho nhà nước, nhưng không
phải ở đâu, bao giờ, nhà nước cũng phản ánh ý chí, nguyện vọng của nhân
dân và không phải bao giờ, quyền lực nhà nước cũng được thực hiện trongphạm vi, mức độ mà nhân dân trao cho Do vậy, quyền lực nhà nước cần phảiđược kiểm soát và giới hạn nhăm loại trừ một nghịch lý là quyền lực nhànước của nhân dân nhưng nó lại đe dọa chính nhân dan Thực tế hiện nay,
sự lạm quyền và tha hóa quyên lực vẫn diễn ra ở rất nhiều quốc gia trên thégiới Trước tình trạng đó, bầu cử lại trở thành một phương thức hiệu quả đểngăn chặn lạm quyên, giám sát và chế ngự quyền lực một cách hiệu quả Bầu
cử không những góp phan xây dựng nên dân chủ đại điện mà còn bao hàm ca
* Đỗ Minh Khôi (2006), Cúc cách thức chế ngự quyền lực nhà nước, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 1
(32)/2006, tr.47
Trang 20quyền phế truất, bãi miễn những người đại diện khi họ không thực hiện đúng
sự cam kết với nhân dân cũng như đường lối chính trị đã vạch ra trong quá
1.2 Sơ lược về sự phát triển các quy định của pháp luật quốc tế,pháp luật của một số quốc gia và Việt Nam về quyền bầu cử
1.2.1 Pháp luật quốc tế về quyên bau cử
Quyền bầu cử của công dân là quyền chính trị cơ bản của công dân, do
đó bầu cử là một công việc hệ trọng của mỗi quốc gia cho nên ở tất cả cácnước việc bau cử đều được pháp luật, mà trước hết là Hiến pháp quy định cuthể Quy định về quyền bầu cử trong pháp luật của từng quốc gia lại phụthuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của mỗi nước và chịu sự ảnhhưởng của các quốc gia láng giềng cũng như tác động của luật pháp quốc tế
mà quốc gia đó là thành viên Các văn kiện quốc tế đó bao gồm: Tuyên ngônquốc tế về quyền con người năm 1948, Công ước quốc tế về quyền con người
về chính trị, dan sự năm 1966 với những quy định về các nguyên tắc bau cử,các quyền chính tri, dân sự, quyền phụ nữ, tệ nan phân biệt chủng tộc chính là
Trang 21những định hướng cơ bản quan trọng giúp cho không chỉ các quốc gia thànhviên mà còn các quốc gia khác lay đó làm điểm tựa dé xây dựng các quy định
pháp luật trong lĩnh vực này.
Điều 21, Tuyên ngôn quốc tế về quyền con người của Liên hợp quốc đãkhang định: “Nền tảng uy quyển của các quyên lực công cộng là ý chí củanhân dân; ý chí này phải được thể hiện qua các cuộc bau cử thường kỳ vàchân thực, được tổ chức theo nguyên tắc bình dang, phổ thông dau phiếu va
bỏ phiếu kín hoặc bằng những tiến trình bầu cử tự do tương đương ”
Điều 25 Công ước về các quyền dân sự và chính trị tuyên bố: “Moicông dân, không có bat kỳ sự phân biệt nào Và không có sự hạn chế bat hop
ly nào, đêu có quyền và cơ hội đê:
a) Tham gia vào việc điêu hành các công việc nhà nước một cách trực
tiếp hoặc thông qua những người đại diện được họ tự do lựa chọn;
b) Bau cử và ứng cử trong các cuộc bầu cử định kỳ, chân thực, bằngphổ thông dau phiếu, bình dang và bỏ phiếu kín nhằm đảm bảo cho cử tri tự
do bày to ý nguyện cua minh”.
Uy ban Nhân quyền Liên hợp quốc khang định rang: “cững như quyềnứng cử, quyên bỏ phiếu chỉ có thé bị hạn chế hợp lý” và “moi nhà nước phải
có các biện pháp can thiết, có hiệu quả dé mọi công dân thực hiện quyên của
ho”.
Công ước về quyên chính trị của phụ nữ năm 1952, Công ước quốc tế
về loại trừ các hình thức phân biệt chủng tộc, Công ước về quyền dân sựchính trị năm 1966, Tuyên bố châu Mỹ về quyền và bổn phận của con ngườinăm 1948, Hiệp ước châu Âu về quyền con người cũng như các văn kiệnpháp lý quốc tế quan trọng khác đều ghi nhận một cách trực tiếp hoặc giántiếp về các nguyên tac cơ bản như nguyên tắc tự do, phổ thông, bình đăng,trực tiếp và bỏ phiếu kín
Trang 22Đối với nguyên tắc tự do trong bầu cử, Liên Minh nghị viện thế giới(IPU) đã thông qua Tuyên bố tiêu chuẩn về bầu cử tự do và công bằng ngày26/3/1994 và bộ luật hướng dẫn bầu cử của mình năm 1998.
Đối với nguyên tắc bầu cử phô thông, các văn bản quốc tế đều ghi nhậnrằng mọi công dân đến tuôi trưởng thành không phân biệt về chủng tộc, màu
da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, chính kiến, nguồn sốc xã hội, tài sản, nơi
sinh đều được tham gia bau cử, trừ những người mat trí hay những người bitước quyền bầu cử do vi phạm pháp luật hình sự Nói chung, quyền bầu cửcàng được mở rộng cho nhiều người tham gia một cách hợp lý, càng thé hiệnmức độ dân chủ của chế độ bau cử Phổ thông bầu cử được coi là một trongnhững quyền năng cơ bản nhất của công dân Nguyên tắc này thể hiện ở tínhcông khai, dân chủ rộng rãi, đòi hỏi sự bảo đảm dé công dân thực hiện quyềnbau cử của mình Dân chủ phát trién càng cao, càng hoàn thiện, đòi hỏi sựtham gia của công dân vào tổ chức, hoạt động của nhà nước, tham gia vào cácvan đề chính trị ngày càng nhiều Việc gid bỏ các điều kiện ngăn cản quyềnbau cử của công dân nói riêng cũng như thực hiện bau cử tiễn bộ, công bằngnói chung là xu thé tất yếu của lịch sử Nguyên tắc bầu cử phố thông ngàycàng trở nên thịnh hành hơn trong xu thế dân chủ hóa ở khắp nơi trên thế giới,nhất là trong thời gian gần đây
Đối với nguyên tắc bình dang, đây là một nguyên tắc cơ bản được ghinhận trong rất nhiều các văn kiện pháp lý quốc tế quan trọng Bình đăng lànguyên tắc về giá trị, nó phản ánh nội dung dân chủ của bầu cử Nội dung củanguyên tac này là lá phiêu của mỗi công dân déu có giá trị như nhau, không
phân biệt giới tính, chủng tộc, màu da, tôn giáo ; ngoài ra, các ứng cử viên
có quyền bình đăng ngang nhau trong việc đề cử, ứng cử, trong vận độngtranh cử mà không phụ thuộc vào thành phần xuất thân hay đảng phái mà họtham gia Tuyên bố về quyền của các ứng cử viên do IPU ban hành nêu rõ:
“Mọi công dân đêu có quyên bình đăng về cơ hội để ứng cử trong các cuộcbau cử; có quyển gia nhập, hoặc cùng với người khác thành lập đảng phái
Chính trị hoặc các tô chức khác cho mục dich cạnh tranh trong bau cứ; môi
Trang 23cá nhân tự mình va cùng với người khác có quyền tự do di chuyển trong nước
để vận động tranh cử Mọi cá nhân bình đẳng tranh cử với các đảng pháichính trị, ké cả đảng phái cam quyên; các ứng cử viên và mọi đảng pháiChính trị bình đẳng vé việc sự dụng các phương tiện truyền thông, nhất là cácphương tiện truyén thông đại chúng để đưa ra các quan điểm chính trị của
mình ”.
Đối với nguyên tắc bầu cử trực tiếp, hiện nay nguyên tắc này đangđược áp dụng phô biến ở nhiều quốc gia trên thế giới Nguyên tắc này đề cậpđến cách thức thể hiện ý chí của nhân dân Nguyên tắc này cho phép cử tritrực tiếp bầu ra người đại diện và chuyển giao quyên lực trực tiếp cho ngườiđại diện, không qua khâu trung gian nào Nhân dân có quyền bỏ lá phiếu củamình một cách trực tiếp tại đơn vị bầu cử hoặc thông qua bưu điện, qua cácphương tiện thông tin đại chúng dé bau nên hệ thống cơ quan dân cử Nguyêntắc này bảo đảm nhân dân trực tiếp lựa chọn người đại diện và ngược lại,người đại diện (trúng cử trong kỳ bầu cử) trực tiếp nhận quyền lực từ nhândân So với bầu cử gián tiếp, bầu cử trực tiếp mang tính dân chủ cao hơn Mộtđiểm cần lưu ý răng, nguyên tắc bầu cử trực tiếp không loại trừ việc bầu cửthông qua bưu điện, hay bang internet vì thực chất, những phương tiện nàychỉ mang tính chất kỹ thuật giúp cử tri thuận lợi hơn trong việc bỏ phiếu; nóicách khác, việc bỏ phiếu thông qua các công cụ hỗ trợ nhưng vẫn đảm bảonhân dân trực tiếp lựa chọn người mà mình tín nhiệm thì dù qua bao nhiêutầng nac công cụ, phương tiện, miễn rang nó phan ánh đúng ý chí của nhândân thì vẫn là bau cử trực tiếp
Cuối cùng, đối với nguyên tắc bỏ phiếu kín, đây cũng là một nguyêntắc quan trọng trong các văn bản pháp lý quốc tế Nguyên tắc này đề cập vềcách thức bỏ phiếu Bỏ phiếu kín là biện pháp nhằm đảm bảo cho cử tri được
tự do thê hiện ý chí của mình khi lựa chọn người đại diện mà không bị ảnhhưởng của bất kỳ mọi sự tác động nào Nếu không đảm bảo tự do trong việclựa chọn thì bầu cử sẽ không dam bảo ý chí nhân dân khi thé hiện trên các
phiêu bâu, tức là cuộc bâu cử sẽ không đảm bảo dân chủ Nội dung của
Trang 24nguyên tắc này là lá phiếu của mỗi cử tri được đảm bảo được viết, bỏ phiếutrong phòng kín mà không phải chịu sự giám sát, theo dõi của bất kỳ một ai,
vì bat kỳ lý do gì Nhờ vậy, sự tự do thé hiện chính kiến của các cử tri đượcđảm bảo, không ai được quyền tác động đến quá trình các cử tri quyết định
bau ai vào cơ quan đại diện.
Những quy định về quyền bầu cử trong các văn bản pháp lý quốc tế nêutrên đã phần nào cho chúng ta thấy được sự quyết tâm bảo vệ quyền conngười nói chung và đề cao vai trò cũng như tầm quan trọng của quyền bầu cửnói riêng của các tô chức quốc tế Điều đó chứng tỏ quyền bau cử của côngdân không chỉ là van dé của mỗi quốc gia mà còn là mối quan tâm lớn củatoàn thé cộng đồng quốc tế, bởi nó ảnh hưởng tới sự phát triển chung của toànthế giới Vì thế, mỗi quốc gia đều phải lấy những nguyên tắc tiến bộ cơ bản,phổ biến của pháp luật quốc tế làm tiền dé để xây dựng nên những quy địnhpháp luật cụ thể về quyền bầu cử của công dân, có như thế mới tạo nên thể
thông nhât giữa các quôc gia và của toàn thê giới trong vân đê này.
1.2.2 Pháp luật một sô quốc gia về quyên bau cu
* Vé quyên bau cứ
Về tuổi bau cử: Pháp luật bầu cử của hầu hết các nước đều quy địnhcông dân phải đạt tới một độ tuổi nhất định mới có quyền bau cử Các học giảgiải thích các hạn chế này như sau: Công việc bầu cử là công việc phức tạp vàchỉ có những người có trình độ hiểu biết và có kinh nghiệm sống nhất địnhmới đảm đương được Vì vậy, tuổi bau cử ở các nước là khác nhau tùy thuộcvào quan điểm của nước đó về sự trưởng thành về chính trị Ngày nay tudibau cử thường là 18 tuổi Có thé so sánh chế định này với chế định độ tuổi kếthôn dé thay tầm quan trọng của việc quy định độ tuổi bầu cử Trong khi tuổibau cử là 18, tuổi kết hôn ở một số nước, chăng hạn như Cuba là 14 tuổi và ởcác nước châu Âu tuôi kết hôn thường là 16 tuổi, ví dụ ở Nga và Pháp Chếđịnh về độ tuổi bầu cử bởi vậy là cơ sở pháp lý quan trọng để đảm bảo cho cửtri có sự trưởng thành nhất định về con người, trình độ hiểu biết nhất định về
Trang 25nhà nước, xã hội va khả năng đê nhận biệt và thực hiện các quyên năng chính
được quy định cho công dân Cuba, Braxin, Iran và Nicaragoa.
Tỷ lệ dân cư trẻ cao trong các nước đang phát triển là tiền đề cho việctăng cường năng lực chính trị cho công dân nước đó Như ở An Độ, năm 1989
đã thực hiện việc giảm tuổi bầu cử từ 21 tuổi xuống 18 tuổi, kết quả làm tăng
sô lượng cử tri lên 50 triệu người.
Trong khi quy định về giới hạn tối thiểu của quyền bầu cử, pháp luậtthường không quy định về độ tuổi tối đa thực hiện quyền bau cử
Về quốc tịch: Quyền phô thông bầu cử áp dụng cho công dân mangquốc tịch của nước sở tại Các công dân này dù có sống ở nước ngoài, như cưdân Nga, Đức và Italia, cũng được tạo điều kiện tham gia bầu cử Tuy vậy,pháp luật của một số nước hạn chế những công dân mới gia nhập quốc tịch thìkhông có quyên bau cử Ví dụ, công dân nhập quốc tịch Argentina phải sau 3năm mới có quyên bau cử Trong khi đó, ở một số nước, quyền phổ thông bau
cử quy định rằng công dân không mang quốc tịch nước sở tại cũng có quyềnbau cử Cư dân NewZealand từ 18 tuổi trở lên, không phân biệt quốc tịch, nếusống ở NewZealand 12 tháng và cư trú tại khu vực bau cử 1 tháng thì cóquyền đi bau
Về điêu kiện cư trú: Pháp luật bau cử của hau hét các nước đêu quy định điêu kiện cư trú của cử tri Công dân phải sông tại một nơi trong một thời gian nhât định mới có quyên bâu cử Công dân Anh sông tại đơn vị bâu
cử vào thời điểm đăng ký danh sách cử tri có quyền bầu cử Công dân Pháp
° Tổ chức và hoạt động của Quốc hội một số nước, Văn phòng Quốc hội, 2002, tr.246
® Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, Quốc hội khóa X (1999), Nghị viện các nước trên thế giới, tr, 222, trích
trong tài liệu: Tổ chức và hoạt động của Quốc hội một số nước, Văn phòng Quốc hội, 2002
Trang 26và Bi phải sống tại nơi đăng ký danh sách cử tri ít nhất 6 tháng trước ngày bầu
cử mới có quyền bau cử Nghị viện Điều kiện cư trú là một yếu tố quan trọng
có ảnh hưởng tới quyên bau cử của công dân, bởi vậy, tác động rõ rệt tới kếtquả bầu cử, nhất là trong các nước đang phát triển Thí dụ, ở Botswana 20%dân số là dan di cư không có quyền bau cử”
Điều kiện cư trú của cử tri là một trong những yếu tố cần thiết trongviệc xác lập danh sách cử tri Tuy nhiên, ngày nay để đảm bảo quyền phổthông bau cử của công dân, dé thích nghi với các điều kiện sinh hoạt của côngdân, pháp luật bầu cử các nước thường không có các quy định bắt buộc vềđiều kiện cư trú của cử tri Theo pháp luật bầu cử của Cộng hòa Áo, nếu cử tri
không thường xuyên cư trú tại một nơi thì cử tri sẽ được đăng ký vào danh sách cử tri nơi cử tri đó cư trú trước ngày bau cử.
Về điêu kiện đạo đức: Những người bị tước quyền làm cha mẹ ở HàLan không có quyền bầu cử Những công dân Mehico sử dụng thuốc phiện
không có quyên bâu cử.
Ngày nay, tuy các điều kiện văn hóa và vật chất không còn là pho biếntrong pháp luật bầu cử nhưng vẫn còn được một số quốc gia áp dụng: Côngdân Thái Lan không biết chữ thì không có quyền bầu cử Công dân Liberiaphải đóng thuế nhà ở mới có quyên bau cử
* Về quyên ứng cử
Về độ tuổi: Số liệu điều tra cho thay phan lớn các nước đều có quy địnhcông dân nước mình đủ 21 tuổi trở lên được quyền ứng cử Một số ít nướckhác quy định độ tuổi ứng cử thấp hơn (20 tuổi) Trái lại, có những nước lạiquy định độ tuôi ứng cử của công dân từ 23 đến 25 tuổi
O nhiêu nước trên thê giới, thông thường các ứng cử viên được lựa
chọn phải là những nhân vật nôi tiêng của quôc gia trên mọi lĩnh vực: chuyên
gia, nhân vật có tiêng tăm, người đại diện cho dân tộc thiêu sô Ở Anh, xu
hướng lựa chọn các ứng cử viên thường có đại diện của nhiêu tâng lớp xã hội
Trang 27như công chức, lực lượng vũ trang, cảnh sát, luật sư, đại diện các tôn giáo Ngoài ra, đại diện cho lực lượng y tê, kỹ sư, giáo viên, công nhân
cũng chiếm một tỷ lệ nhất định
Về vật chất: Một trong những điều kiện ứng cử được một số quốc giaquy định là điều kiện về tài chính và sự tín nhiệm tối thiểu của cử tri Ngườimuốn ra ứng cử tự do phải lay được một số lượng chữ ký giới thiệu của cử tri
và phải nộp khoản tiền bảo đảm tùy theo quy định của pháp luật từng nước ỞTrung Quốc, ứng cử viên phải có ít nhất 10 cử tri ủng hộ: ở Úc phải có ít nhất
50 cử tri ủng hộ Tại Bỉ, ứng cử viên phải thu nhập được từ 200 đến 500 chữ
ký của cử tri.
Đa số các nước đều quy định số tiền phải nộp trước cho Nhà nước, ởAnh là 500 đồng bảng; ở Pháp là 1000 fran, ở Nhật là 2 triệu yên nếu ứng cửvào Hạ nghị viện Nếu như ứng cử vào Thượng viện thì còn phải nộp số tiềnlớn hơn, ví dụ như ở Nhật là 4 triệu yên Khoản tiền này chỉ được hoàn lại choứng cử viên nếu họ nhận được một lượng phần trăm số phiếu thuận nhất địnhtùy theo quy định của từng nước, như ở Anh là 5%, ở Pháp là 5%, ở Ý là1,5% tông số phiêu của cử tri Ngược lại, nếu ứng cử viên không thu được sốphiếu quy định trên thì số tiền đặt trước phải sung vào ngân sách nhà nước.Quy định này nhằm hạn chế sự tùy tiện trong việc ứng cử tự do
Các quy định khác: Luật bầu cử của một số nước như Uc, Ý,Singapore, Anh còn có những quy định như cắm một người tranh cử trong 2cuộc bầu cử liên tiếp và cấm những người không có đủ tiêu chuẩn ứng cửviên Hạn chế công chức nhà nước và những người có công việc liên quan tớibầu cử ra tranh cử Các thành viên của Tòa án và một số cơ quan Nhà nước
(trong đó có cả quân nhân và cảnh sát) không được tham gia nghị trường theo
quan điểm không thé có tinh trang vừa tham gia hoạt động lập pháp vừa hoạt
động trong lĩnh vực hành pháp hay xét xử.
Ngoài ra có nước còn quy định: Những người đang bị kiện tụng, bị nợ
nan, bị phá sản, những người mắc bệnh tâm than hay bị kết án tù từ 1 năm trở
lên cũng không được ứng cử.
Trang 28Qua các quy định pháp luật của một số quốc gia trên thế giới về quyền
bâu cử, ta có thê nhận thây răng:
Thứ nhất, các cuộc bầu cử được tiễn hành theo nguyên tắc phố thôngđầu phiếu Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của nền dân
chủ và nhờ nó, người dân có khả năng lựa chọn người đại diện cho ý chí và
nguyện vọng của mình Bên cạnh đó, các nguyên tắc cơ bản được pháp luậtthế giới công nhận như nguyên tắc bình đăng, trực tiếp, bỏ phiếu kín cũngđược các quốc gia trên thế giới vận dụng dé tạo điều kiện cho công dân củamình thé hiện chính kiến một cách tốt nhất Mặc dù vẫn còn những tồn tại cảntrở công dân thực hiện quyền bầu cử nhưng nhìn chung, quy định pháp luật vềquyền bầu cử của các quốc gia đã hòa mình vào nhịp đập chung của thế giới,
mà cụ thể là đề cao sự tự do dân chủ
Thứ hai, theo lý thuyết thì mọi người, bất ké mọi giới tính, tôn giáo,màu da, tín ngưỡng đều có quyền tham gia ứng cử khi đáp ứng được cácyêu cầu về mặt luật định Tuy nhiên, hoạt động của bộ máy nhà nước là
những hoạt động mang tính chuyên môn hóa cao, cùng với mức độ thương
mại hóa ngày càng cao của các chiến dịch vận động tranh cử thì những ngườidân lao động bình thường khó có thể tham gia ứng cử và giành chiến thăng.Cuộc đua trên thực tế chỉ giành cho những người giàu có, có địa vị xã hội,trình độ học vấn cao
Nhìn chung, xu hướng pháp luật của một số nước về quyền bầu cử củacông dân ngày càng phát triển theo hướng mở rộng dân chủ Với các quy địnhrat cụ thé, chặt chẽ và có cơ chế hữu hiệu dé thực thi các quyền này trên thực
tế, pháp luật về quyền bầu cử của công dân ở các nước nói chung đã phần nàophản ánh được những quan tâm của người dân nói chung trước những vấn đềcủa bản thân họ cũng như của đất nước Pháp luật bầu cử của mỗi nước khácnhau, phản ánh những đặc thù về truyền thống, về chế độ xã hội, chính trị,kinh tế và văn hóa của mỗi quốc gia Việc ban hành các chế định pháp luật
nhăm hoàn thiện chê độ bâu cử và bảo đảm thực hiện quyên bâu cử của công
Trang 29dân là một trong những chính sách hàng đầu của bất kỳ nhà nước dân chủ
`
nao.
1.2.3 Lịch sử hình thành và phát triển của quyền bau cử ở nước ta quacác bản Hién pháp
Ở nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, tất cả quyền lực thuộc
về nhân dân Đề thực hiện quyền lực nhà nước ở các cơ quan quyền lực nhànước, nhân dân bầu ra những người đại biểu đại diện cho ý chí và nguyệnvọng của mình Bau cử, vì thé, đã trở thành yếu tô quan trọng dé nhân dânthực hiện quyên làm chủ và là biểu hiện, thước đo của dân chủ Sẽ không códân chủ hoặc dân chủ chi là hình thức nếu như quyền bau cử, ứng cử của
người dân không được ghi nhận trong các đạo luật của Nhà nước và không
được thực hiện một cách nghiêm chỉnh trong thực tế
Quyền bầu cử ở nước ta đã được hình thành, phát triển và hoàn thiện
trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước của dân, do dân và vì dân.
Với thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945, nhân dân ta
đã đập tan xiéng xích của chế độ thực dân Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí
Minh long trọng đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, nhà nước công nông đâu tiên ở Đông Nam A.
Với tầm nhìn xa trông rộng, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, Tổngtuyên cử là một dịp cho toàn thê quốc dân tự do lựa chọn người có tài, có đức
để gánh vác công việc nước nhà, song Tổng tuyển cử phải bảo đảm tinh hợppháp, tính chính thống của bộ máy nhà nước Ngày 8/9/1945, Chủ tịch Chínhphủ lâm thời ban hành Sắc lệnh số 14/SL về việc Tổng tuyên cử Quốc dân đạihội, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất có toàn quyền quyết định Hiếnpháp cho nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Sắc lệnh ghi rõ: “Chiểu theoNghị quyết của Quốc dân Đại hội ngày 16, 17-08-1945 tại khu giải phóng, ấnđịnh rằng nước Việt Nam sẽ theo chính thể dân chủ cộng hòa và chính phủnhân dân toàn quốc sẽ do một Quốc dân đại hội bau theo lối phổ thông đâuphiếu cử lên ” Ngay 17/10/1945, Chủ tịch Chính phủ lâm thời ký Sắc lệnh số
Trang 3051/SL quy định thé lệ Tông tuyển cử Day là sắc lệnh quan trọng đầu tiên ởnước ta quy định về bầu cử Một Ban dự thảo Hiến pháp gồm 7 người cũngđược thành lập theo sắc lệnh số 34/SL và sắc lệnh số 51/SL Chủ tịch Hồ ChíMinh nêu ro: “Tổng tuyển cu là một dip cho toàn thể quốc dân tự do lựa chọnnhững người có tài, có đức, dé gánh vác công việc nước nhà Trong cuộcTổng tuyển cử, hé là những người muốn lo việc nước thì đều có quyên đứng
ra ứng cử; hé là công dân thì đều có quyên di bầu cử Không chia gái, trai,giàu nghèo, tôn giáo, noi giống, giai cấp, đảng phái, hé là công dân Việt Namthì đều có hai quyên đó °)
Điều thứ 2 sắc lệnh số 14/SL khang định: “Tat cả những công dân ViệtNam 18 tuổi trở lên không phân biệt nam nữ déu có quyên bầu cử và ứng cử,
trừ ra những người này.
1- Những người điên: những người mà dân địa phương đã Công nhận
là điên Danh sách những người trong làng hay khu phố do Ủy ban nhân dânlàng hay khu phố ấn định
2- Những người hành khat chuyên môn, hay là những người do một hộithiện nào đó nuôi vĩnh viên Danh sách những người này do Ủy ban nhân dân
làng hay khu pho an định.
3- Những người bị can an mà không được hưởng sac lệnh dai xá cua Chính phủ dân chu cộng hoa”.
Nhà nước cũng đã có các quy định vê việc vận động tuyên cử, đơn vi tuyên cử, danh sách ứng cử, danh sách bâu cử, tô chức bâu cử và việc kiêm phiêu.
Vê quyên ứng cử, Điêu 3 của Sac lệnh quy định người ứng cử có
quyên: “Được fự do vận động những cuộc vận động không được trái với nên
8 Viện nghiên cứu khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp (1993), Chương trình khoa học công nghệ cấp Nhà nước
KX.02, Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, , trích trong tài liệu: Hoàn thiện pháp luật về quyền bầu cử của công dân ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sỹ luật học, Phạm Hồng Diên, 2011,
tr.22
Trang 31dân chủ cộng hòa Những cuộc tuyên truyền vận động có tính cách phươnghại đến nên độc lập và cuộc trị an đều bị cam” và “Trong việc vận động,người ứng cử có thé dùng riêng một danh sách hay hợp cùng nhiều ngườikhác lập chung một danh sách; có thể lấy danh nghĩa một đoàn thể mà cổđộng ” (điều 4) Điều 12 Sắc lệnh 51 ngày 17/10/1945 quy định: “øgười ứng
cử được tự do ứng cử nơi mình chon lấy nhưng chỉ một noi ấy thôi” Số
lượng ứng cử viên cho mỗi đơn vị bầu cử không bị hạn chế Ngoài ra, chậm
nhất 15 ngày trước ngày bỏ phiếu, công dân có quyền bầu cử muốn ứng cửchỉ cần gửi thắng đơn ứng cử lên Ủy ban nhân dân tỉnh nơi mình ra ứng cửkèm theo giấy chứng nhận của ủy ban nhân dân nguyên quán hoặc cư ngụ là
đủ điều kiện ứng cử Đặc biỆt, trong cuộc Tổng tuyên cử đầu tiên, đối tượngđược hưởng quyền bầu cử không chỉ riêng công dân Việt Nam mà còn baogdm cả người nước ngoài đã sinh sống ở Việt Nam một thời gian dài, trungthành với nhà nước Việt Nam và có mong muốn được tham gia bầu cử ở ViệtNam: “Những người xin nhập quốc tịch Việt Nam mà được ủy ban nhân dântỉnh thấy có đủ điều kiện và ưng thuận, thì được hưởng ngay quyên bầu cử vàứng cử, không phải cần có sắc lệnh cho nhập quốc tịch Việt Nam” (Điều 5 —Sắc lệnh 73 ngày 07/12/1945)
Ngày 06 tháng 01 năm 1946, công dân Việt Nam gồm những ngườiViệt Nam, những dân tộc thiểu số trong “cõi” nước Việt Nam (Mán, Thổ,Thái, Mường,v.v) từ 18 tuổi trở lên, không phân biệt nam nữ, trừ những người
bị cắm theo sắc lệnh đã tham gia bau cử và ứng cử tại cuộc Tổng tuyên cửnăm 1946 Cuộc bầu cử đầu tiên ở Việt Nam được coi là sự kiện chính trịtrong đại trong đời sống chính trị ở nước ta “Tiếng trồng, chuông, chiêng cùng vang dậy khắp Hà Nội, báo hiệu ngày hội Tổng tuyển cử đâu tiên củadân tộc Việt Nam sắp bắt đâu Tại miễn Nam, người dân cũng nô nức thamgia ngày bầu cử theo lời ca giục giã vang khắp mọi nơi: “Hãy ra bầu cử Nghịviện của mình !” Người dân sung sướng đến mức mà họ đã thot lên: “Bâygiờ có chết cũng hả dạ, vì đã bỏ được lá phiếu góp phan xây dựng nên móng
Trang 32dau tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa cho con cháu minh’””), Cùngvới việc ban hành các sắc lệnh về Tổng tuyển cử, Chính phủ lâm thời cũngcông bố bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp đầu tiên để nhân dân tham gia đónggop ý kiến Ngày 26/9/1945, Chủ tịch Chính phủ lâm thời đã ban hành Sắclệnh số 39/SL về lập một Uỷ ban dự thảo thé lệ Tổng tuyên cử Chỉ trong
vòng một tháng rưỡi, Uỷ ban này đã soạn thảo xong bản dự thảo Ngày
02/12/1945, Chủ tịch Chính phủ lâm thời ban hành tiếp Sắc lệnh số 71/SL vàSắc lệnh số 72/SL dé bổ khuyết Sắc lệnh số 51/SL về thủ tục ứng cử và bổsung số đại biểu bầu cho một số tỉnh Ngày 18/12/1945, Chủ tịch Chính phủ
lâm thời ban hành Sắc lệnh số 76 quyết định hoãn việc Tổng tuyển cử đến
ngày 06/01/1945 (trước đây, Sắc lệnh số 51/SL ngày 17/10/1945 quy định thể
lệ Tổng tuyển cử vào ngày 23/12/1945) Tiếp đến là Nghị định số 161 ngày29/12/1945 và Nghị định số 31 ngày 28/01/1946 của Bộ Nội vụ quy định thê
lệ bầu cử Hội đồng nhân dân (HĐND) và Uỷ ban hành chính xã, tỉnh, huyện,
kỳ.
Kế thừa và phát huy tinh thần của các văn bản trên, hầu hết các bảnHiến pháp của Nhà nước ta đều quy định bầu cử Quốc hội, bầu cử HĐNDtheo các nguyên tắc: phổ thông, bình đăng, trực tiếp và bỏ phiếu kín (Điều 4Hiến pháp năm 1959; Điều 7 Hiến pháp năm 1980; Điều 7 Hiến pháp năm1992; Điều 7 Hiến pháp năm 2013; riêng Hiến pháp năm 1946 chưa quy địnhnguyên tắc bỏ phiếu bình đăng) Các nguyên tắc bau cử còn được cụ thé hoátrong các đạo luật về bầu cử đại biểu Quốc hội: Luật năm 1959, Luật nam
1980, Luật năm 1992, Luật năm 1997 (sửa đổi, b6 sung năm 2001); trong cácđạo luật về bau cử đại biểu HĐND: Sắc lệnh số 63/SL, ngày 22/12/1945 củaChủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hoà về tô chức cácHĐND và Uỷ ban hành chính; Sắc lệnh số 04/SL, ngày 20/7/1957 của Chủtịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà về bầu cử HĐND và Uỷ ban hànhchính các cấp; Sắc lệnh số 136/SL ngày 29/11/1949 ấn định thé lệ bau và kiện
? Lâm Quang Thị (2006), Người con đất Quảng, Nxb Đà Nẵng, tr.86 trích trong tài liệu Bảo đảm quyền lam
chủ của nhân dân trong bầu cử đại biểu Quốc hội va đại biểu Hội đồng nhân dân cdc cấp, GS.TS Thái Vĩnh
Thắng, Tạp chí Tổ chức nhà nước số 4/2016, tr.6 -7
Trang 33toàn các HĐND thị xã và thành phố; Pháp lệnh quy định thể lệ bau cử HĐNDcác cấp, ngày 18/01/1961; Pháp lệnh quy định một số điểm về bầu cử và tổchức HĐND và Uỷ ban hành chính các cấp trong thời chiến, ngày 01/4/1967;Luật Bau cử đại biểu HĐND năm 1989; Luật Bau cử đại biểu HĐND năm1994: Luật Bau cử đại biểu HĐND năm 2003, Luật Bau cử đại biéu Quốc hội
và đại biểu HĐND năm 2015
* Hiến pháp năm 1946
Những tiêu chí mẫu mực trong cuộc Tổng tuyên cử ngày 06/01/1946 đãđược Hiến pháp năm 1946 kế thừa Sau cuộc Tổng tuyên cử, Hiến pháp năm
1946 tiếp tục khẳng định và nhân mạnh sự tự do, dân chủ trong bầu cử ở nước
ta: “Chế độ bau cử phổ thông dau phiếu Bỏ phiếu phải tự do, trực tiếp vàkín” (Điều 17) “Tất cả công dân Việt Nam, từ 18 tuổi trở lên, không phânbiệt gái trai, déu có quyên bâu cử, trừ những người mất trí và những ngườimat công quyên Người ứng cử phải là người có quyền bau cử, phải ít ra là 21tuổi, và phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ Công dân tại ngũ cũng cóquyên bầu cử và ứng cử” (Điều 18) Đây chính là sự kế thừa từ Tổng tuyển
cử ngày 06/01/1946 Trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời đã đề
ra sáu nhiệm vụ cấp bách, trong đó nhiệm vụ thứ ba là: tiến hành Tổng tuyên
cử tự do theo phé thông dau phiếu trong cả nước dé bau ra Quốc hội đầu tiên.Ngoài ra, Hiến pháp 1946 đã khắng định những vấn đề cơ bản nhất của chế độbầu cử nước ta Chế độ bầu cử là phổ thông đầu phiếu; bỏ phiếu phải tự do,trực tiếp và bỏ phiếu kín; quy định bãi miễn của nhân dân Những quy định
đó tiếp tục được kế thừa, phát triển trong các bản Hiến pháp tiếp theo củanước ta Mặc dù Sắc lệnh 51, Hiến pháp 1946 chưa quy định nguyên tắc bầu
cử bình đăng, nhưng thông qua các quy định Sắc lệnh, Hiến pháp, việc tổchức thực hiện trong cuộc Tổng tuyển cử ngày 06/01/1946 thé hiện rõ sự tự
do và tinh thần bình đăng trong bầu cử
Thành công của cuộc Tông tuyên cử năm 1946 là cơ sở mang tính xuât phát diém cho chê độ bau cử ở nước ta những năm tiép theo va sau này Bài
học kinh nghiệm rút ra từ cuộc Tổng tuyên cử ấy không chỉ thể hiện ở kết quả
Trang 34bau cử, mà quan trong hơn là “đường đi, nước bước”, nội dung và tinh thầncủa các nguyên tắc bầu cử được áp dụng trong Tổng tuyên cử Chế độ bầu cử
đã trở thành công cụ phát huy quyên làm chủ của người dân, góp phan quantrọng vào việc xây dựng, củng cô khối đại đoàn kết dân tộc Chế độ bầu cử đãtrở thành công cụ pháp lý thành lập các cơ quan bầu cử, hợp pháp hoá vai tròlãnh đạo của Đảng về công tác cán bộ đối với bộ máy nhà nước Thắng lợicủa cuộc Tổng tuyển cử năm 1946 đã phan nào cho chúng ta thấy sự tự dodân chủ được Nhà nước ta phát huy mạnh mẽ, tạo điều kiện tối đa cho nhândân thực thi quyền bầu cử của mình và từ đó, mang lại kết quả xứng đáng.Những quy định đầu tiên về quyền bau cử, ứng cử của công dân trong các sắclệnh về Tổng tuyển cử mặc dù còn rất sơ khai nhưng đã cho thấy một tinhthần dân chủ, đề cao vai trò và tầm quan trọng của nhân dân trong việc xây
dựng bộ máy nhà nước.
* Hiến pháp năm 1959
Sau sắc lệnh về Tổng tuyên cử va sự ghi nhận trong Hiến pháp 1946,quyền tự do dân chủ của công dân trong bầu cử bị hạn chế dần, đặc biệt làquyền ứng cử Điều 23 Hiến pháp 1959 và Điều 2, 3, 4, 5 Luật Bầu cử đạibiểu Quốc hội năm 1959 quy định: “ Công đân nước Việt Nam dân chủ cộnghòa, không phân biệt dân tộc, nòi giống, nam nữ, thành phần xã hội, tôn giáo,tín ngưỡng, tình trạng tài sản, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, thoi hạn cư tru,
từ mười tám tuổi trở lên déu có quyền bầu cử, từ hai mốt tuổi trở lên đều cóquyên ứng cử, trừ những người mat trí và những người bị Tòa án hoặc phápluật tước quyên bầu cử và ứng cử Công dân dang ở trong quân đội có quyềnbau cử và ứng cử” Và công dân không có quyên tự do chọn lấy nơi ứng cửnhư Sắc lệnh 51 mà “Ở mỗi don vị bau cử, các chính đảng, đoàn thể có thểriêng biệt hoặc liên hiệp với nhau mà giới thiệu người ra ứng cử” (Điều 24 —Luật Bau cử đại biéu quốc hội 1959)
Khác với giai đoạn trước, do chính quyền cách mạng còn non trẻ cộngvới nhiệm vụ mang tính cấp thiết, nên sắc lệnh là hình thức chủ yếu được
chính quyên cách mang sử dụng đê điêu chỉnh các quan hệ xã hội về bau cử;
Trang 35đến giai đoạn này, việc ban hành sắc lệnh đã được thay thế băng việc banhành các đạo luật về bầu cử (Luật về bầu cử đại biểu Quốc hội, bầu cử đạibiểu Hội đồng nhân dân) Do vậy, tính thống nhất, tính toàn diện và mức độ
ôn định của chế độ bầu cử nhìn chung được dam bảo cao hơn so với thời ky
trước.
Ngoài ra, Hiến pháp 1959 và các văn bản pháp luật trong thời kỳ nàykhông quy định bỏ phiếu tự do bởi nhiệm vụ chiến lược của nước ta trong lúcnày là xây dựng và bảo vệ miền Bac xã hội chủ nghĩa, chi viện sức người, sứccủa cho sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc; đặc biệt là saukhi dé quốc Mỹ mở rộng chiến tranh bằng không quân đánh phá miền Bắc.Trong điều kiện chiến tranh ác liệt như thế, việc hạn chế một số quyền tự do,dân chủ, trong đó có tự do trong bầu cử để tập trung thực hiện các nhiệm vụchiến lược là cần thiết
Điểm mới tiễn bộ của Hiến pháp 1959 và các van bản dưới luật có liênquan đó là chính thức quy định nguyên tắc bầu cử bình dang Xét về kỹ thuậtlập pháp, quy định này đánh dấu bước phát triển mới của chế độ bầu cử nước
ta.
* Hién pháp năm 1980
Bản Hiến pháp này không còn ghi nhận ứng cử là quyền của công dân.Điều 57 Hiến pháp 1980 và Điều 2 Luật bầu cử 1980 đều quy định: “Côngdân không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng tôn giáo,trình độ văn hóa, nghệ nghiệp, thời hạn cư trú, từ mười tám tuổi trở lên đều
có quyên bầu cử và từ hai mươi mốt tuổi trở lên đêu có thể được bầu vàoQuốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, trừ những người mat trí và nhữngngười bị pháp luật hoặc Tòa án nhân dân tước các quyền đó” Mặc dù cácnguyên tắc bau cử tiễn bộ được Hiến pháp ghi nhận nhưng nếu so sánh vớicác giai đoạn trước đó, nhất là so sánh với nguyên tắc bầu cử trong cuộc Tổngtuyén cử ngày 06/01/1946 và nguyên tắc bau cử quy định trong Hiến pháp
1946, chế độ bầu cử trong giai đoạn này có “độ” tự do thấp hơn và tính chấtdân chủ bị hạn chế hơn
Trang 36Điều 26 Luật Bau cử đại biểu Quốc hội năm 1980 quy định: “ở mdiđơn vị bau cử, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam kết hợp với việc tham khảo
ý kién của táp thể nhân dân lao động ở cơ sở với việc hiệp thương với cácchính đảng, các đoàn thể nhân dân để giới thiệu danh sách những người ứngcử” Chính đây là một tiền đề để tất cả các văn bản pháp luật về bầu cử củanước ta sau này đều quy định hiệp thương là một thủ tục bắt buộc trong hoạtđộng bau cử Điều này có thé coi là một khâu tuyển chọn người tài đức nhưngđồng thời là một rào cản sự tự do cạnh tranh và tự do trong việc giới thiệu
người ra ứng cử.
Có thé nói rang, các quy định này chính là bước thụt lùi đáng ké trong
tư duy lập pháp của nhà nước ta trong việc phát huy dân chủ của công dân.
Những quy định về các quyền công dân trong thời kỳ này phản ánh phần nào
tư duy lập pháp mệnh lệnh của nhà nước ta đối với việc đảm bảo các quyên tự
do dân chủ của công dân nói chung và quyền bầu cử, quyền ứng cử nói riêng.Chính những quan niệm cứng nhắc về tự do dân chủ của Nhà nước ta lúc đó
đã không giải phóng được các tiềm năng to lớn của công dân trong việc bày tỏquan điểm, chính kiến của mình vào việc xây dựng bộ máy nhà nước hiệu
1980, theo đó quyền ứng của của công dân được khôi phục lại
* Hiến pháp năm 1992
Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, tinh thần phát huy dân chủ của
công dân của Đảng đã được đưa vào các văn bản pháp luật Thê chê hóa
Trang 37đường lối đổi mới do Đảng đề xướng và lãnh đạo, Hiến pháp năm 1992 đặt cơ
sở pháp lý cho việc đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.Quyền bau cử và ứng cử của công dân một lần nữa được khang định và ghinhận một cách day đủ, chi tiết hơn Điều 7 Hiến pháp 1992 quy định bau cửđại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân tiễn hành trên các nguyên tắc:phố thông, bình dang, trực tiếp và bỏ phiếu kín Điều 54 Hiến pháp 1992 ghinhận: “công dân không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phan xã hội, tinngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ mườitám tuổi trở lên đều có quyên bau cử và đủ hai mươi mot tuổi trở lên đều cóquyên ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp
luật ”.
Từ sau Hiến pháp 1992, các văn bản pháp luật về bầu cử của nhà nước
ta như luật bau cử đại biểu Quốc hội năm 1997, năm 2002, năm 2007 đều ghinhận tiếp quyền bầu cử, quyền ứng cử của công dân va các đảm bảo dé thựchiện quyền này cũng đã được quy định một cách chặt chẽ, thống nhất trongluật cũng như trong các văn bản hướng dẫn thi hành
* Hiến pháp nam 2013
Qua 20 năm thực hiện Hiến pháp năm 1992, đất nước ta đã có nhiềuthay đổi trong bối cảnh tình hình quốc tế có những biến đổi to lớn, sâu sắc vàphức tạp Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội (bố sung, phát triển năm 2011) và các văn kiện khác của Dai hội đạibiểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã xác định mục tiêu, định hướng pháttriển toàn diện, bền vững đất nước trong giai đoạn cách mạng mới nhằm xây
dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
băng, văn minh Triển khai thực hiện quan điểm đổi mới của Đảng, ngày 28tháng 11 năm 2013, sau nhiều ngày thảo luận, thong nhất ý kiến, với đa sốtuyệt đối 486/498, chiếm 97,59% Quốc hội Khóa XIII, Kỳ họp thứ VI đãthông qua Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.Đây là sự kiện chính trị - pháp lý đặc biệt quan trọng đánh dấu một cột mốcmới trong lich sử lập hiến Việt Nam
Trang 38Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khang định tại khoản 1 Điều 7 Hiến pháp2013: “Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND được tiễn hành theonguyên tac phổ thông, bình đăng, trực tiếp và bỏ phiếu kin” và “Công dân đủmười tám tuổi trở lên có quyên bau cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên cóquyên ứng cử vào Quốc hội, HĐND” (Điều 27) Bên cạnh việc kế thừa nhữngquy định phù hợp và đúng đắn của các bản Hiến pháp trước thì Hiến pháp
2013 còn bé sung thêm những quy định mới tiến bộ, phù hợp với sự phát triểncủa xã hội cũng như xu thế chung của thế giới: Lần đầu tiên Hiến pháp nước
ta quy định thiết chế Hội đồng bau cử quốc gia (HDBCQG) /à cơ quan doQuốc hội thành lap, có nhiệm vu tô chức bầu cử đại biểu Quốc hội; chỉ đạo
và hướng dan công tác bau cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, quy địnhnày cho thấy từ một thiết chế phụ trách công tác bau cử, tồn tại dưới hình thứcmột tổ chức phụ trách bầu cử do luật định và hoạt động mang tính lâm thời,nay thiết chế này đã được nâng lên thành một cơ quan chuyên trách, tôn tạithường xuyên và lần dau tiên trong lịch sử lập hiến được nâng lên ở tầm hiếnđịnh Đây là một điểm mới quan trọng và là bước phát triển về chất trong hoạtđộng lập hiến cũng như trong nhận thức của chúng ta trong việc thực hiện chủquyền nhân dân, trong việc bảo đảm quyền bầu cử, một quyền dân chủ trực
tiép quan trọng của nhân dân.
Cùng với sự ra đời của bản Hiến pháp 2013, ngày 25/6/2015 tại kỳ họpthứ 9, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật bau cử đại biểu Quốc hội và đạibiéu Hội đồng nhân dân, có hiệu lực từ ngày 01/9/2015 Thay vì ban hành haiđạo luật riêng biệt về bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND như trướcđây thì việc gộp lại thành một luật góp phần giảm thiểu sự công kénh trongkho tàng pháp luật Việt Nam cũng như giúp cho việc hệ thống, so sánh và đốichiếu được đơn giản và dễ dàng hơn
Có thê nói rằng pháp luật về quyền bầu cử của nước ta đã được xác lập
từ ngày thành lập nước và phát triển theo hướng hoàn thiện dan Nhìn chung,các văn bản pháp luật về bau cử ké từ sắc lệnh 14 ngày 08/09/1945 đến nayđều quy định theo hướng: công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, trừ những
Trang 39người bị Tòa án tước quyền bầu cử hoặc mac các bệnh làm mất hoặc hạn chế
năng lực hành vi đều có quyền bầu cử đại biểu Quốc hội Từ năm 1989 trở đi,các văn bản pháp luật đều quy định: công dân đủ từ 18 tuổi trở lên mới đượcquyền bầu cử Tuy nhiên, các văn bản hướng dẫn thực hiện quyền này trênthực tế chưa mang tính đồng bộ, các biện pháp bảo đảm thực hiện quyền nàytrên thực tế chưa được coi trọng
Đối với quyền ứng cử: Trừ sắc lệnh 14 ngày 08/09/2010 quy định độtuổi ứng cử và bau cử đều là từ 18 tuổi thì các văn bản pháp luật sau này từluật Bau cử đại biểu Quốc hội năm 1959 trở đi đều quy định độ tudi 21 là độtuôi mà công dân, khi thỏa mãn những điều kiện nhất định có quyền ra ứng cử
đại biểu Quốc hội.
Pháp luật về quyền bầu cử và quyền ứng cử của nước ta ra đời và pháttriển cùng với sự ra đời, phát triển của chính quyền nhân dân, nền dân chủcộng hòa và đều phản ánh các nguyên tắc bầu cử tiến bộ và mang tính phổbiến: phổ thông, bình dang, trực tiếp và bỏ phiếu kín Những quy định vềquyền chính trị của công dân nói chung và quyền bầu cử nói riêng phát triểnthăng trầm theo lich sử đất nước nhưng theo chiều hướng ngày càng 6n định,
cụ thé và hoàn thiện dần Những quy định và những điều kiện đảm bảo quyềnbầu cử được thực thi là một nỗ lực đáng ké của Nhà nước ta nhằm phản ánh
va phát huy ngày càng cao độ nhân tô con người trong xây dựng va bảo vệ Tổquốc
Kết luận chương I
Từ những nội dung đã trình bày về cơ sở lý luận của quyền bầu cửđược thể hiện trong chương I, có thé rút ra những kết luận quan trọng nhưsau:
Bau cử là một trong những chế định pháp luật quan trong của ngànhluật Hiến pháp — là cơ sở pháp lý cho việc hình thành các cơ quan đại diện —
cơ quan quyền lực Nhà nước Luật Hiến pháp của hầu hết các nước đều quy
định các nguyên tắc thành lập các cơ quan nhà nước, trong đó bâu cử là
Trang 40phương pháp dân chủ nhất Bầu cử gắn bó mật thiết với khái niệm dân chủ,trong đó những cuộc bầu cử tự do và công bằng là phương thức đảm bảo choviệc tôn trọng các quyền tự do, dân chủ đó Trong một nền dân chủ, quyền lựccủa nhà nước chỉ được thực thi khi có sự nhất trí của người dân Cơ chế cănbản để chuyển sự nhất trí đó thành quyền lực nhà nước là t6 chức bau cử tự
do và công băng Nhận thức được tầm quan trọng của bầu cử trong quá trìnhxây dựng và phát triển đất nước, đặc biệt là trong quá trình xây dựng nhànước pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân, Đảng, Nhànước ta đã quan tâm, chú trọng đến việc bảo đảm quyền bầu cử của nhân dânngay từ những bước di dau tiên đặt nền móng cho quá trình xây dựng Nhànước, thê hiện ở những quy định pháp luật dù còn rất sơ khai nhưng hết sức
dé cao tinh thần dân chủ và tam quan trọng của quyên con người, quyền công
dân nói chung và quyên bau cử nói riêng.
Quyên bau cử đã và luôn là một trong những quyền chính trị cơ bảnnhất của công dân, thế nhưng xét trên thực tiễn hiện nay các quy định phápluật về quyền này vẫn còn những hạn chế và bất cập, gây cản trở quá trìnhthực thi quyền trên thực tế Vì vậy, hoàn thiện pháp luật về quyền bầu cử củacông dân là một việc làm cấp thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn, đòi hỏichúng ta cần sớm đưa ra những giải pháp thiết thực, đưa ra các mục tiêu cơbản làm định hướng cho cơ chế thực thi dan chủ trong xã hội