1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Luật học: Quy định về giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn và thực tiễn áp dụng tại Tòa án nhân dân thành phố Thái Bình

77 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

TRUONG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NOI

Trang 2

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi.

Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bat kỳ công trình nào khác Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được

Trang 3

STT Tên bảng Nội dung

Số vụ việc về ly hôn Tòa án đã thụ lý, giải quyết sơ

1 Bảng 2.1 thâm tại Tòa án nhân dân thành phố Thái Binh, tinh Thái Bình trong các năm 2015, 2016, 2017

2 Bảng 2.2 Phân tích số vụ việc về ly hôn Tòa án đã giải quyết Số liệu vụ việc ly hôn Tòa án thụ lý mới trong các

3 Bảng 2.3

năm 2015, 2016, 2017 và 06 tháng đầu năm 2018

Trang 4

PHAN MỞ ĐẦU 2-52-5222 EEEE1921211211212711121121121111111111 1111 1 re | 1 Lý đo chọn đề tài -¿- ¿52 e kề 9 911211 21711111211111111 11111111 crk 1 2 Tình hình nghiên cứu dé tài - ¿2 2s SE E£EE‡EEEEEE+EEEEEEEEEEEErkerkrrrkd | 4 Phương pháp nghiên cứu dé tài ¿- 2 52 SE+E£+E£EE£E£EE+E£EeEszEerxrrred 3 5.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đỀ tài -:cc St tt cEvEvESEsEeEersrrsrsree 3 6 Bố cục của luận VAN eeeccceccscsecesececscscsesesesesescscscscscsessssssscscacstscsescscscsvacaneeeees + 000001 5 MOT SO VAN DE CHUNG VỀ GIẢI QUYÉT YÊU CÂU CÔNG NHẬN 5 THUAN TINH LY HON 2- 2-52 5ESE+2E2EE2EE2E12E15E15717121212222 2E crx 5 1 1 Khái niệm, đặc điểm giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hon 5 1.1.1 Khái niệm giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn 5 1.1.2 Đặc điểm, cơ sở và ý nghĩa của thủ tục giải quyết yêu cầu công nhận

0100218001080:10 01117 7

1.2 Nội dung các quy định về giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn

=~ ANSE AA ARGS RSA AAAI AER LRA HANA A VAD AN A GU RT ES lãi

1.2.1 Thâm quyên giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn 11 1.2.2 Yêu cầu công nhận thuận tinh ly hon esse eseseeseseeeeeseeee 13 1.2.3 Thụ ly đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn -. 5-52 15 1.2.4 Hòa giải việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn - 19

Lert Mera A J1 TỰ” HN THÍ ,suaax tang cong: ners omen sm As Mn oN Ra 25

.4518097.)809510/9)c0001101 27

GEN 5ú sccm sh SABA SEIS SSSR AS AS lt BR 308018008 ck 29

THUC TIEN ÁP DUNG CAC QUY ĐỊNH VE GIẢI QUYẾT YEU CÂU CONG NHAN THUAN TINH LY HON TAI TOA AN NHAN DAN

THÀNH PHO THÁI BINH VA KIEN NGHỊ HOÀN THIỆN 29

Trang 5

địa bàn thành phố Thái Bình -2- 2 2s E+EE+EE+E£+E££E+EE+EE+EEzEezEerxerxee 2Ð 2.1.2 Tình hình giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn tại Tòa án nhân dân thành phố Thái Bình - 2-2 2S E£SE+E£EE2E££E£EE+E£EE+EeEEzEe+xeẻ 30 2.2 Những vướng mắc và bất cập trong việc giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn tại Tòa án nhân dân thành phố Thái Bình - 34 2.2.1 Nộp đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn ¿5 252 34 2.2.2 Thụ lý đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn 35 2.2.3 Hòa giải việc yêu cầu công nhận thuận tinh ly hôn - 47 2.2.4 Căn cứ ly hôn va việc ra các quyết định giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn - - c6 2c 1321113311839 1 391111 111 1 111 0111 g1 1H vn vn kp 42 2.2.5 Thời hạn giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn 50 2.3 Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả về giải quyết yêu cầu công nhận

0100218001180:10017777 7 5a5 52

2.3.1 Một số kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật về giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn 2-2 2 2 E2 £+E£EE+E£EE£E£+EeEEzEerxererkd 52 2.3.2 Một số kiến nghị về việc áp dụng quy định của pháp luật giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn - 2 - 2 SE £+E+EE+E£EE+E££EeEEzEerxexered 56 KẾT LUẬN CHƯNG 2 -¿- - St E1 k1 1111111111111 ExErk 59

KET LUAN POOH HSE SEES EEE EEE EEE EEE EEE EEE EEEEEEEE EEE EEEE EEE EEHEEEEEEEEE EEE EE EH EEE HEE EEE EES EEEEEE 6 0

Trang 6

Hiện nay, xã hội đã có góc nhìn cởi mở hơn về van dé ly hôn Đó là giải pháp cần thiết khi hôn nhân đã “âm vào tinh trang tram trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được”' Khi đó ly hôn thé hiện sự tiến bộ và tích cực nhất định, giải thoát cho vợ, chồng khỏi những bế tắc và khủng hoảng trong cuộc sống gia đình Pháp luật Việt Nam ghi nhận ly hôn là quyền dân sự cơ bản của vợ, chồng Kế thừa những quy định của pháp luật về ly hôn và giải quyết ly hôn, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 đã có nhiều điểm mới, trong đó có một chương riêng quy định về giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn Quy định này góp phần tháo gỡ những khó khăn vướng mắc của ngành Tòa án trong thực tiễn để giải quyết các việc ly hôn thuận tiện hơn, đáp ứng yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp, bảo đảm cho công dân thực hiện đầy đủ quyền của mình.

Tuy nhiên cũng vì quy định về giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn còn mới, chưa có văn bản hướng dẫn thi hành nên việc áp dụng các quy định này vào thực tiễn tại các Tòa án còn nhiều sự không thống nhất và bất cập Việc nghiên cứu quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng các quy định về giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn là cần thiết, vì vậy tác gia chọn đề tài: “Quy định về giải quyết yêu cẩu công nhận thuận tình ly hôn và thuc tiễn áp dụng tại Tòa án nhân dân thành phố Thái Bình” làm đề tài

nghiên cứu cho Luận văn thạc sĩ của mình.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Trước khi Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 ra đời, có không it các công trình khoa học nghiên cứu về quy định giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn Trong đó, Luận văn thạc sĩ Luật hoc “Thi tuc giải quyết việc thuận tình ly hôn và thực tiên tại các Tòa án ở tỉnh Thái Bình” năm 2015,

' Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

Trang 7

đã đưa ra được một số vẫn đề về lý luận và thực tiễn về thủ tục giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn nhưng những nghiên cứu này chủ yếu dựa trên các quy định của Bộ luật Tó tụng dân sự năm 2004 trong khi đó những quy định này đã được thay thế bởi các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 Vì vậy mà luận văn này chỉ còn giá trị tham khảo về mặt lý luận, nội dung quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng các quy định về giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn đã không còn phù hợp nên những vướng mắc, khó khăn trong quá trình áp dụng pháp luật, không còn đúng với tình hình thực tế tại các Tòa án hiện nay.

Ké từ khi Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 ra đời và có hiệu lực thi hành đến nay, các công trình khoa học nghiên cứu về vấn đề này không nhiều, chủ yếu là các bài viết đăng trên tạp chí như: Bài viết của tác giả Nguyễn Nam Hưng đăng trên tạp chí Kiểm sát số 10/2016 về “Sw khác nhau giữa quyết định công nhận thuận tình ly hôn và quyết định công nhận sự thỏa thuận giữa các bên tranh chấp trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình” và bài viết của tác giả Trần Văn Trường đăng trên tạp chí Tòa án nhân dân số 01/2017 về “Những điểm mới trong thủ tục giải quyết yêu cẩu công nhận thuận tinh ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tai sản khi ly hôn” Tuy nhiên không nhiều các bài viết nghiên cứu một cách toàn diện và chuyên sâu về các quy định của pháp luật cũng như thực tiễn áp dụng các quy định về giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn.

3 Mục dich, đối trọng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu dé tài Mục đích nghiên cứu đề tài là từ việc làm rõ nội dung những quy định của pháp luật về giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn có nghiên cứu toàn diện, chuyên sâu và đầy đủ về thực tiễn áp dụng các quy định đó trong hoạt động giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn tại Tòa án nhân dân thành phó Thái Bình, tỉnh Thái Bình nhằm tìm ra những điểm chưa

Trang 8

Bình dé có hướng hoàn thiện pháp luật về giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn và nâng cao hiệu quả hoạt động giải quyết giải quyết yêu cầu công

nhận thuận tình ly hôn tại Tòa án.

Đối tượng nghiên cứu đề tài là các quy định về giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn và việc áp dụng các quy định về giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn tại Tòa án nhân dân thành phố Thái Bình tỉnh Thái Bình trong thời gian Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 có hiệu lực thi

Pham vi nghiên cứu đề tài tập trung vào quy định của Bộ luật Tổ tụng dân sự năm 2015 và Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn (trong đó tập trung chủ yếu là về thủ tục giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn) và thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn của Tòa án nhân dân thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình.

4 Phương pháp nghiên cứu dé tài

Việc nghiên cứu đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận triết học của chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về nhà nước và pháp luật Bên cạnh đó luận văn còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khoa học

chuyên ngành như phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương

pháp thống kê và phương pháp tổng hợp.

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Y nghĩa khoa hoc: Dua ra khái niệm, phân tích đặc điểm và ý nghĩa của việc giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn; làm rõ nội dung các quy định của pháp luật về giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn.

Ý nghĩa thực tiễn: Nêu lên thực trạng áp dụng các quy định của pháp luật về giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn tại Tòa án nhân dân

Trang 9

những kiến nghị dé hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu giải quyết tại Tòa án 6 Bỗ cục của luận văn

Luận văn bao gồm các phần có thứ tự sau đây: Lời cam đoan, Danh mục các bảng, biểu, Mục lục, Phần mở đầu, Phần nội dung, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, trong đó phần nội dung được chia làm các chương

như sau:

Chương 1: Quy định về giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn Chương 2: Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về việc giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn tại Tòa án nhân dân thành phố

Thái Bình, tỉnh Thái Bình

Trang 10

1 1 Khái niệm, đặc điểm giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình

ly hôn

1.1.1 Khái niệm giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn Khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định “Ly hôn là việc chấm ditt quan hệ vợ chong theo ban an, quyết định có hiệu lực pháp luật cua Tòa an’.

Theo trang 372 Từ điển luật học thì “Thudn tinh ly hôn là vợ chong cùng yêu cau Tòa án nhân dân cho phép họ được ly hôn”

Thuận tình ly hôn theo quy định tại Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014: “Trong trường hợp vợ chong cùng yêu cau ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo duc con trên cơ sở bảo đảm quyên lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyên lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn”.

Như vậy có thể hiểu thuận tình ly hôn là vợ chồng tự nguyện cùng thống nhất ly hôn và yêu cầu Tòa án giải quyết cho họ được ly hôn.

Điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định những yêu cầu về hôn và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, trong đó khoản 2 đề cập đến “Yêu cẩu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài

san khi ly hon”.

Mặt khác Điều 361 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định:

Việc dân sự là việc cơ quan, tô chức, cá nhân không có tranh chấp, nhưng có yêu câu Tòa án công nhận hoặc không công nhận một sự

? Viện khoa học pháp ly Bộ Tư pháp (2006), Tir điển luật học, NXB Từ điển Bách khoa và

NXB Tư pháp, Hà Nội.

Trang 11

của cơ quan, tô chức, cá nhân khác; yêu cầu Tòa án công nhận cho mình quyền về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương

mại, lao động.

Những quy định của Phân này được áp dụng để giải quyết việc dân sự quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 27, các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10 và 11 Điều 29, các khoản 1, 2, 3 và 6 Điều 31, các khoản 1, 2 và 5 Điều 33 của Bộ luật này Trường hợp Phần này không quy định thì áp dụng những quy định khác của Bộ luật này dé giải quyết việc dân sự.

Như vậy, yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn là một trong số những loại việc dân sự yêu cau về hôn nhân và gia đình thuộc thâm quyên giải quyết của Tòa án, do đó thủ tục yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn có những đặc điểm chung của thủ tục giải quyết việc dân sự:

Thứ nhất, đương sự trong việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn được xác định với tư cách tố tụng là người yêu cầu, không phân biệt là nguyên đơn, bị đơn như trong vụ án ly hôn.

Thứ hai, đương sự trong việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn không có tranh chấp về quyền và lợi ích hợp pháp vì giữa các đương sự đã có sự thỏa thuận, thống nhất với nhau về việc ly hôn và các van đề có liên quan Đây là đặc điểm đề phân biệt giữa việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn

và vụ án ly hôn.

Thứ ba, từ yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn của đương sự, Tòa án sẽ công nhận hoặc không công nhận mà từ đó làm phát sinh quyên và nghĩa vụ về hôn nhân và gia đình.

Qua phân tích trên, tác giả luận văn đưa ra khái niệm: Giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn là việc Tòa án áp dụng các quy định của pháp

Trang 12

1.1.2 Đặc điểm, cơ sở và ý nghĩa của thủ tục giải quyết yêu cầu công

nhận thuận tình ly hôn

1.1.2 1 Đặc điểm của thủ tục giải quyết yêu cẩu công nhận thuận tình

ly hôn

Việc giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn có các đặc điểm sau: Thứ nhất, thời hạn tố tụng của việc giải quyết yêu cau công nhận thuận tình ly hôn được quy định ngắn hơn so với thời hạn tố tụng giải quyết vụ án ly hôn Thời hạn chuẩn bị xét xử đối với vụ án ly hôn là 04 tháng, đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì có thé gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử không quá 02 tháng Còn đối với việc giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn thì thời hạn chuẩn bị xét đơn là 01 tháng Trước đây, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 và các văn bản hướng dẫn thi hành không có quy định riêng về thời hạn giải quyết nên Tòa án áp dụng quy định về thời hạn chuẩn bị xét xử đối với vụ án ly hôn để giải quyết do đó đã không thê hiện được tính đơn giản, nhanh gọn của thủ tục giải quyết việc dân sự.

Thứ hai, thành phan giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn ở cấp sơ thâm không có sự tham gia của Hội thâm nhân dân mà doThâm phán được phân công giải quyết đơn tiến hành và Kiểm sát viên chỉ kiểm sát việc tuân theo pháp luật t6 tung thông qua các văn bản tố tụng mà pháp luật quy định Tòa án phải chuyển cho Viện kiểm sát chứ không phải tham gia nghiên cứu hồ sơ, tham gia phiên họp xét đơn yêu cầu như đối với thủ tục giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn theo Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004.

Thứ ba, đối với việc giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn thì Thâm phán không phải tiến hành phiên họp kiểm tra việc giao nộp tiếp cận công khai chứng cứ như trong vụ án ly hôn vì bản chất của việc yêu cầu công

nhận thuận tình ly hôn là không có tranh chấp, các tình tiết, sự kiện trong việc

Trang 13

nên việc công khai tài liệu chứng cứ cho các đương sự là không cần thiết Thứ tu, Tham phán giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn tiến hành hòa giải dé vợ chồng đoàn tụ và từ kết quả hòa giải đưa ra các quyết định giải quyết yêu cầu còn trong vụ án ly hôn trường hợp tại phiên họp kiểm tra việc giao nộp tiếp cận công khai chứng cứ và hòa giải, các đương sự

không thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ các tranh chấp có

trong vụ án thì Tòa án sẽ mở phiên tòa, đưa vụ án ra xét xử và kết quả giải quyết vụ án ly hôn được thể hiện dưới hình thức là một bản án.

Thứ năm, thời hạn kháng cáo, kháng nghị quyết định giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn ngắn hơn so với thời hạn kháng cáo, kháng nghị bản án ly hôn Riêng đối với quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự được giải quyết theo việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn hay vụ án ly hôn thì các quyết định đó đều có hiệu lực pháp

luật ngay sau khi ban hành và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục

phúc thâm.

1.1.2.2 Cơ sở của quy định giải quyết yêu cau công nhận thuận tình ly

Thứ nhất, về cơ sở lý luận, dé phù hợp với quá trình đổi mới công tác

xây dựng pháp luật và chương trình cải cách hành chính Đây là công tác quan

trong dé đáp ứng được yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã được ban hành và thực hiện Trong đó, Nghị quyết đưa ra phương hướng cải cách tư pháp: “Hoàn thiện chính sách, pháp luật hình sự và dân sự phù hợp với nên kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyên xã

hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dán, do nhán dân, vì nhân dán; hoàn thiện

các thủ tục tô tụng tư pháp, bảo đảm tinh đông bộ, dân chủ, công khai, minh

Trang 14

hiện và phát triển các loại hình dịch vụ từ phía nhà nước để tạo điều kiện cho các đương sự chủ động thu thập chứng cứ chứng minh, bảo vệ quyển và lợi ich hợp pháp của mình Đối mới thủ tục hành chính trong các cơ quan tư pháp nhằm tạo diéu kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận công lý; người dân chỉ nộp đơn đến tòa án, tòa án có trách nhiệm nhận và thụ ly don Khuyén khích việc giải quyết một số tranh chấp thông qua thương lượng, hoa giải, trọng tài; tòa án hồ trợ bằng quyết định công nhận việc giải quyết đó” Từ phương hướng và nhiệm vụ cụ thé nêu trên của cải cách tư pháp thì thấy việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện quy định về giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn là đòi hỏi tất yếu để phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động tố tụng dân sự của Tòa án nhân dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

của các đương sự.

Thứ hai, về cơ sở thực tiễn, khi bản chất của hôn nhân chỉ trên danh nghĩa và không còn ton tại trên thực té, vợ chồng thuận tình ly hôn trên cơ sở tự nguyện, không có tranh chấp và cùng yêu cầu Tòa án công nhận cho họ thì việc áp dụng các quy định về giải quyết vụ án ly hôn là không cần thiết, đòi hỏi có những quy định riêng về giải quyết yêu cầu thuận tình ly hôn nhằm giải quyết các yêu cầu của đương sự một cách nhanh chóng, thuận lợi tiết kiệm được cả về thời gian và công sức của đương sự cũng như Tòa án Bằng việc

tách biệt giải quyết việc dân sự và vụ án dân sự, Bộ luật Tố tụng dân sự năm

2004 ra đời sau hơn 10 năm thi hành đã góp phần quan trọng trong việc bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của các đương sự; bao đảm trình tự và thủ tục tố tụng dân sự dân chủ, đơn giản, tiết kiệm, thuận lợi cho người tham gia tố tụng thực hiện các quyên và nghĩa vụ của mình Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng các quy định này dé giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn tại Tòa án được thực hiện bằng phiên họp với nhiều thủ tục và thành phần tham gia, gây

khó khăn cho đương sự và Tòa án, không phát huy được tính chủ động và linh

Trang 15

hoạt của Thâm phán nên ít được áp dụng Xuất phát từ thực tiễn giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, đòi hỏi các nhà làm luật xây dựng các quy định linh hoạt và gọn nhẹ hơn thé hiện được đúng tính chất của loại việc

dân sự.

1.1.2.3 Ý nghĩa của giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn Giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn:

Thứ nhất, bảo đảm nguyên tắc tôn trọng quyền quyết định và tự định

đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự Quyền quyết định và tự định đoạt của

đương sự là nguyên tắc xuyên suốt trong t6 tung dân sự Duong sự có quyền yêu cau ly hôn, quyên thỏa thuận với nhau về giải quyết nội dung va Tòa án chỉ thụ lý khi đương sự có yêu cầu Do đó khi các đương sự tự nguyện ly hôn và không có tranh chấp, cùng yêu cầu Tòa án công nhận thì Tòa án cũng nên công nhận cho họ Quy định về giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn cũng chính là cụ thể hóa quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự và bảo đảm cho quyền đó được thực hiện của pháp luật Việt Nam.

Thứ hai, giảm được áp lực về công việc, nâng cao hiệu quả giải quyết, xét xử các loại án của Tòa án Trong bối cảnh tội phạm gia tăng, các tranh chấp phát sinh nhiều trên mọi lĩnh vực, khối lượng công việc của ngành Tòa

án không ngừng tăng lên Không chỉ là công cụ bảo vệ pháp luật mà Tòa án

còn là thiết chế bảo đảm quyền con người và bảo đảm thực hiện quyền trong thực tiễn đời sống do đó trách nhiệm của Thâm phán, công chức ngành Tòa án càng được đề cao Khoản 2 Điều 4 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định: “Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng” Vì vậy, quy định về giải quyết yêu cầu công nhận thuận tinh ly hôn giúp Tham phán giảm bớt được nhiều thủ tục, tạo điều kiện cho các Thâm phán dành thời gian tập trung công sức nghiên cứu cho những vụ án phức tạp Từ đó tiễn độ công việc được đây nhanh và cải thiện được chất lượng giải quyết các loại án.

Trang 16

Thứ ba, giúp tiết kiệm được tiền bạc, thời gian và công sức của đương sự và góp phần làm hài hòa, dịu đi các mâu thuẫn trước đó của đương sự Việc giải quyết ly hôn bằng thủ tục đơn giản tránh việc đương sự phải đến Tòa án nhiều lần, giảm được chi phí đi lai cũng như tâm lý mệt mỏi khi đến Tòa án Đối với vụ án ly hôn, Tòa án còn phải thu thập tài liệu, chứng cứ đề xác định nguyên nhân của việc phát sinh tranh chấp vì thế việc công nhận sự tự nguyện ly hôn và sự thỏa thuận của đương sự sẽ tránh được việc khắc sâu thêm những mâu thuẫn của vợ chồng Bởi việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn tuy bản chat là giữa các đương sự không còn tranh chấp do họ đã thỏa thuận và thống nhất được về cách giải quyết nhưng trong họ vẫn còn những nguyên nhân mâu thuẫn, những bất đồng trong cuộc sống hôn nhân dẫn đến việc không thé chung sống với nhau được nữa.

1.2 Nội dung các quy định về giải quyết yêu cầu công nhận thuận

tình ly hôn

1.2.1 Thấm quyên giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn Như đã nêu trên thì yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn là loại việc về hôn nhân và gia đình thuộc tham quyên giải quyết của Tòa án Tòa án là cơ quan duy nhất có trách nhiệm ra bản án hoặc quyết định chấm dứt quan hệ hôn nhân của vợ chồng Kết quả giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn được thê hiện dưới hình thức là quyết định.

Điểm h khoản 2 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định:

“Toa án nơi một trong các bên thuận tinh ly hôn thỏa thuận nuôi con, chia tài

sản khi ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cấu công nhận

thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn`.

Như vậy, Tòa án có thâm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn là Tòa án nơi cư trú của vợ chồng hay nơi vợ hoặc chồng cư trú Trường hợp vợ, chồng có nơi cư trú khác nhau thì việc chọn Tòa án có thâm quyên giải quyết hoàn toàn do sự thỏa thuận, lựa chọn của đương sự Van đề

đặt ra là xác định nơi cư trú của đương sự như thê nào cho đúng?

Trang 17

Điều 15 Luật cư trú năm 2006, được sửa đổi, bố sung năm 2013 quy

“1 Nơi cu trú của vợ, chong là nơi vợ, chong thường xuyên chung sống.

2 Vợ, chong có thé có nơi cư trú khác nhau nếu có thỏa thuận”.

Đối với những cặp vo chong đã có thời gian sống ly thân dai, cùng đăng ký hộ khâu thường trú nhưng có hai chỗ ở khác nhau.

Ví dụ: Tại đơn yêu câu công nhận thuận tình ly hôn của chị A và anh B thể hiện, anh chị là vợ chồng có đăng ký hộ khâu thường trú tại: Tổ 05, phường Hoàng Diệu, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình từ tháng 6/2014 thì đến tháng 3/2016 vợ chồng sống ly thân Chị A chuyển đến sinh sống và lam việc tại huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình còn anh B sinh sống và làm việc tại huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình Nhưng khi nộp đơn tại Tòa án nhân dân thành phố Thái Bình, anh chị chỉ cung cấp bản sao số hộ khâu gia đình van đề đặt ra là Tòa án nhân dân thành phố Thái Bình có thẩm quyền giải quyết trong trường hợp này không?

Điều 12 Luật cư trú năm 2006, được sửa đổi, bố sung năm 2013 quy định:

1 Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi

tạm trú.

Chỗ ở hợp pháp là nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sử dụng để cư trú Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc được cơ quan, tô chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật.

Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, 6n định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú

và đã đăng ký tạm trú.

Trang 18

2 Trường hợp không xác định được nơi cư trú của công dân theo

quy định tại khoản 1 Điều này thi nơi cư trú của công dân là nơi người đó đang sinh sống.

Đối chiếu với quy định trên thì thấy với ví dụ đã nêu, nơi cư trú của chị A được xác định là huyện Đông Hưng, nơi cư trú của anh B là huyện Kiến Xương do vậy Tòa án nhân dân thành phố Thái Bình không có thâm quyền giải quyết Khi chị A, anh B nộp đơn tại Tòa án, cần giải thích cho chị A, anh B về thắm quyền của Tòa án theo lãnh thé và hướng dẫn chị A, anh B nộp đơn tại Tòa án nhân dân có thấm quyên là Tòa án nhân dân huyện Kiến

Xương hoặc Tòa án nhân dân huyện Đông Hưng.

Thực tế việc vợ chồng có cùng đăng ký hộ khâu thường trú nhưng thường xuyên sinh sống ở hai nơi khác nhau, đến Tòa án nơi có đăng ký hộ khâu thường trú nộp đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn nhưng không thê hiện về chỗ ở hiện tại trong đơn yêu cầu thì Tòa án vẫn tiến hành nhận

đơn và thụ lý đơn theo quy định của pháp luật.

1.2.2 Yéu cầu công nhận thuận tình ly hôn

Khoản 1 Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định “Vo, chong hoặc cả hai người có quyên yêu cẩu Tòa án giải quyết ly hôn ”, theo đó thì vợ, chồng có thể đơn phương yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn hay cùng nhất trí ly hôn và yêu cầu Tòa án công nhận thuận tinh ly hôn.

Đây là điểm khác biệt về chủ thể có quyền yêu cầu ly hôn giữa việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn và vụ án ly hôn Trong việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn chỉ có thê là cá nhân và phải là vợ, chồng có sự thống nhất ý chí của vợ chồng thể hiện trong đơn yêu cau Còn đối với vụ án ly hôn hay việc dân sự, ngoài vợ, chồng thì chủ thể có quyền yêu cau ly hôn trong một số trường hợp luật định còn có thé là cha, mẹ, người thân thích khác của vợ, chồng hoặc cơ quan, tổ chức cũng có quyên yêu cầu.

Trong trường hợp vợ, chồng cùng yêu cầu Tòa án công nhận thuận tình ly hôn thì phải có đơn yêu cầu, vợ, chồng phải cùng ký tên hoặc cùng điểm

Trang 19

chỉ vào cuối đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn và nộp đơn yêu cầu đến Tòa án có thâm quyên giải quyết Cùng với việc nộp đơn yêu cau, vợ chồng phải nộp các tài liệu chứng cứ chứng minh cho yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn của vợ chồng là có căn cứ.

Tuy nhiên, xuất phat từ nguyên tắc “Nhà nước, xã hội và gia đình có

trách nhiệm bảo vệ, hỗ trợ trẻ em, nguoi cao tuổi, người khuyết tật thực hiện

các quyên về hôn nhân và gia đình; giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ; thực hiện kế hoạch hóa gia đình”, pháp luật quy định hạn chế quyên yêu cau ly hôn của người chồng trong một số trường hop nhất định dé bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho bà mẹ và trẻ em.

Khoản 3 Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Chong không có quyên yêu cẩu ly hôn trong trường hợp vợ dang có thai, sinh con hoặc dang nuôi con dưới 12 tháng tuổi”.

Vậy với trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới

12 tháng tuổi mà vợ chồng cùng nộp đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn thì Tòa án có nhận đơn và thụ lý giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly

hôn không?

Đối với trường hợp này, nếu Tòa án nhận đơn và thụ lý giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn thi đã gián tiếp thừa nhận quyên yêu cau ly hôn của người chồng trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuôi, như vậy là vi phạm quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 Tuy nhiên quy định hạn chế quyền yêu cầu ly hôn chỉ đặt ra đối với người chồng mà không áp dụng đối với người vợ Dù người vợ đang mang thai, sinh con hay đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi nhưng xét thay quyên lợi chính đáng của người vợ và người con không được đảm bảo thì việc người chồng có thuận tình ly hôn hay không không ảnh hưởng đến việc Tòa án giải quyết ly hôn Vì thế khi gặp trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, cần phổ biến quy định của pháp luật về hạn 3 Khoản 4 Điều 2 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

Trang 20

chế quyền yêu cau ly hôn của người chồng và hướng dẫn người vợ viết đơn khởi kiện về việc ly hôn, khi đó Tòa án sẽ nhận đơn và thụ lý giải quyết đơn theo thủ tục giải quyết vụ án ly hôn theo yêu cầu của một bên.

1.2.3 Thụ lý don yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn

Tại Chương XXVIII của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định thủ tục giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con và chia tài sản khi ly hôn không quy định cụ thé về việc thụ ly đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, do đó việc thụ lý đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn cần áp dụng các quy định chung về thủ tục giải quyết việc dân sự.

Khoản | Điều 53 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Toa án thụ lý don yêu cầu ly hôn theo quy định của pháp luật về tổ tụng dân sự” Đây là quy định về việc thụ lý đơn đối với cả hai trường hợp là ly hôn theo yêu cầu của một bên và thuận tinh ly hôn Tuy nhiên thuật ngữ “thu jý đơn yêu cau” theo quy định của Bộ luật Tố tung dân sự năm 2015 chỉ áp dụng đối với trường hợp giải quyết ly hôn theo thủ tục việc dân sự hay việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn Điều này thé hiện sự không thống nhất trong việc sử dụng thuật ngữ của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và Bộ luật Tố tung dân sự năm 2015.

Theo Từ điển Tiếng Việt và từ điển Luật học, tác giả Nguyễn Thùy Linh đã có định nghĩa như sau: “Thu jý yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn là việc Tòa án tiếp nhận đơn yêu câu công nhận thuận tình ly hôn và vào số thu lý việc dân sự dé giải quyết ”.*

Thụ lý đơn yêu cầu là bước đầu tiên trong quá trình té tụng, có ý nghĩa pháp lý quan trọng làm phát sinh những quy định của tổ tung dân sự về thu lý và giải quyết việc dân sự Để Tòa án có cơ sở thụ lý đơn, trước hết người yêu cầu phải làm đơn và nộp đơn theo quy định của pháp luật.

* Nguyễn Thùy Linh (2015), Thu tuc giải quyết việc thuận tình ly hôn và thực tiễn tại các

Tòa an ở tỉnh Thai Bình, Luận văn Thạc sĩ luật học, Dai học Luật Hà Nội, tr.22.

Trang 21

Người yêu cầu nộp don yêu cầu trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua dich vụ bưu chính và phải ghi vào số nhận đơn; ngoài ra người yêu cầu còn có thể gửi đơn bằng phương thức trực tuyến, Tòa án in ra bản giấy và ghi vào số nhận đơn Người khởi kiện nộp trực tiếp tại Tòa án được cấp giấy xác nhận đã

nhận đơn khởi kiện, trường hợp nộp gửi qua dịch vụ bưu chính thì trong thờihạn 02 ngày.

Trong thời han 03 ngày làm việc, ké từ ngày nhận đơn yêu cầu công

nhận thuận tình ly hôn và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Chánh án Tòa án phân

công Thâm phán giải quyết đơn yêu cầu.Thâm phán được phân công sẽ tiến hành xử lý đơn yêu cầu như sau:

* Tham phán yêu cầu người yêu cầu sửa đổi bố sung đơn yêu cầu công

nhận thuận tình ly hôn:

Đối với đơn yêu cầu chưa ghi đầy đủ nội dung chính theo quy định tại khoản 2 Điều 362 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, thì trong thời hạn hạn 07 ngày, ké từ ngày nhận được yêu cầu, Thâm phán thông báo bằng van bản nêu rõ những van dé cần sửa đổi, bổ sung cho người yêu cầu dé họ sửa đổi, bố sung Thời han sửa đổi bố sung đơn do Thâm phán ấn định nhưng không quá 01 tháng; trường hợp đặc biệt, Tham phán có thé gia hạn nhưng không quá 15 ngày Tòa án có thé giao văn bản thông báo cho người yêu cầu băng cách giao trực tiếp, gửi trực tuyến hoặc gửi cho người yêu cầu qua dịch vụ bưu chính và phải ghi chú vào số nhận don dé theo đõi Việc xử ly đơn này thường đặt ra đối với những đơn được gửi qua dịch vụ bưu chính mà đơn không đáp ứng được các điều kiện pháp luật quy định.Thông thường với những yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn thì trường hợp này ít xảy ra đối với việc nộp đơn trực tiếp tại Tòa án, vì cán bộ nhận đơn sẽ hướng dẫn đương sự hoàn thiện thủ tục nộp đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn ngay từ

khi nhận đơn.

Trang 22

Nếu đến hạn mà người yêu cầu không sửa đổi bổ sung don, Tham phan trả lại đơn yêu cầu và tài liệu chứng theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 364 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

Nếu người yêu cầu thực hiện đầy đủ theo yêu cầu của Thâm phán thì Tham phán tiến hành thủ tục thụ lý đơn yêu cầu.

* Tham phán tra lại đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn

Ngoài trường hop trả lại đơn yêu cầu do không sửa đổi bổ sung đơn

như nêu trên, Tòa án còn trả lại đơn trong các trường hợp sau:

- Người yêu cầu không có quyền yêu cầu hoặc không có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự

- Việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn của người yêu cầu đã được Tòa án có thâm quyên giải quyết;

- Việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn không thuộc thâm quyền giải quyết của Tòa án;

- Người yêu cầu không nộp lệ phí trong trường hợp pháp luật quy định trừ trường hợp bất khả kháng hoặc có trở ngại khách quan;

- Người yêu cầu rút đơn yêu cầu;

- Những trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Trường hợp người yêu cầu khiếu nại việc trả lại đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, Tòa án áp dụng quy định tại Điều 194 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 dé giải quyết khiếu nại Theo đó, người yêu cầu có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị việc trả lại đơn yêu cầu trong thời hạn 10 ngày ké từ ngày nhận được văn bản trả lại đơn yêu cầu Ngay sau khi nhận được khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn yêu cầu, Chánh án Tòa án phải phân công một Thâm phán khác xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị Kể từ ngày được phân công, Thâm phán phải mở phiên họp xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị trong thời hạn năm ngày làm việc Tham gia phiên họp

xem xét, giải quyết khiêu nại, kiên nghị có đại diện Viện kiêm sát cùng cap và

Trang 23

đương su có khiếu nại, nếu đương sự văng mặt thì Tham phán vẫn tiễn hành phiên họp Tại phiên họp, Tham phán phải ra một trong các quyết định sau:

- Giữ nguyên việc trả lại đơn yêu cầu và thông báo cho đương sự, Viện kiểm sát cùng cấp;

- Nhận lại đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn và tài liệu, chứng cứ kèm theo dé tiễn hành việc thụ ly đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn Trong thời hạn mười ngày, kế từ ngày nhận được quyết định trả lời khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn yêu cầu của Tham phán, người yêu cầu có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị với Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp xem xét, giải quyết.

Trong thời hạn mười ngày, kê từ ngày nhận được khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn yêu cầu, Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp phải ra một trong các quyết định sau đây:

- Giữ nguyên việc trả lại đơn yêu cầu;

- Yêu cầu Tòa án cấp sơ thấm nhận lại đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ kèm theo dé tiến hành việc thụ ly đơn yêu cầu.

Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị của Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp có hiệu lực thi hành và được gửi ngay cho người yêu cầu, Viện kiểm sát cùng cấp, Viện kiểm sát đã kiến nghị và Tòa án đã ra quyết định trả lại đơn yêu cầu.

Trường hợp có căn cứ xác định quyết định giải quyết của Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp nêu trên có vi phạm pháp luật thì trong thời hạn 10 ngày, ké từ ngày nhận được quyết định, đương sự có quyên khiếu nại, Viện kiểm sát có quyên kiến nghị với Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao nếu quyết định bị khiếu nại, kiến nghị là của Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc

với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao nếu quyết định bị khiếu nại, kiến nghị là của Chánh án Tòa án nhân dân câp cao.

Trang 24

Trong thời han 10 ngày, kê từ ngày nhận được khiếu nại của đương sự, kiến nghị của Viện kiểm sát thì Chánh án phải giải quyết Quyết định của Chánh án là quyết định cuối cùng.

* Thâm phán thụ lý đơn yêu cầu

Đối với trường hop đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn thé hiện VỢ chồng thật sự tự nguyện ly hôn, thỏa thuận được với nhau về việc nuôi con chung và chia tài sản chung và sự thỏa thuận đó đảm bảo quyền lợi chính đáng của vợ con và các tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn đã đầy đủ thì Tòa án tiền hành các bước dé thụ lý như sau: Thâm phán được phân công giải quyết đơn ra thông báo nộp tiền tạm ứng lệ phí đối với việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn cho người yêu cau Trong thời han năm ngày làm việc kế từ ngày nhận được thông báo, người yêu cầu phải đến Chi cục Thi hành án dân sự cùng cấp nộp lệ phí và đến Tòa án nộp biên lai thu tạm ứng lệ phí và Tòa án thụ lý đơn yêu cau, nếu hết thời hạn nêu trên người yêu cầu không nộp biên lai cho Tòa án theo quy định của pháp luật thì Tòa án tiến hành trả lại đơn Trường hợp được miễn hoặc không phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật về lệ phí thì Thâm phán thụ lý ké từ ngày nhận được đơn yêu cầu

công nhận thuận tình ly hôn.

1.2.4 Hòa giải việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn

Hòa giải trong tố tụng dân sự là một trong những nguyên tắc cơ bản được quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 Theo đó thì Tòa án có trách nhiệm tiễn hành hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi dé các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết các tranh chấp có trong vụ án, đặc biệt là

việc hòa giải trong ly hôn Bởi ly hôn không đơn giản chỉ là một thủ tục pháp

lý tại Tòa án nhằm cham dứt quan hệ hôn nhân của vợ chồng mà những hậu quả pháp lý sau ly hôn luôn là vẫn đề mà bất cứ cặp vợ chồng nào trước khi đi đến quyết định ly hôn cũng đều nên cân nhắc, suy nghĩ thận trọng Hòa giải là thủ tục bắt buộc không chỉ trong giai đoạn chuẩn bị xét xử vụ án ly hôn (trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được theo

Trang 25

quy định tại Điều 206, Điều 207 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn) mà còn đối với việc giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn vi theo khoản 2 Điều 397 Bộ luật Tổ tụng dân sự quy định về hòa giải trong việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn thì “Tham phán phải tiễn hành hòa giải dé vợ chong đoàn tu”.

Trước khi Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 được ban hành và có hiệu lực thi hành, hòa giải trong việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn còn gây nhiều tranh cãi bởi bản chất của việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn là việc cả hai vợ chồng cùng yêu cầu Tòa án công nhận cho ly hôn, giữa vợ chồng không có tranh chấp Nhưng điều đó không có nghĩa là chỉ cần vợ chồng cùng thuận tình ly hôn thì cuộc hôn nhẫn đó sẽ vĩnh viễn chấm dứt và việc hòa giải sẽ không có tác dụng mà quy định về hòa giải trong thuận tình ly hôn như là một cơ hội cuối cùng dé vợ chồng có thời gian suy nghĩ và nhìn lại về cuộc hôn nhân của mình, từ đó đưa ra quyết định cuối cùng mà không phải hồi tiếc.

Quy định về hòa giải trong việc giải quyết thuận tình ly hôn của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 hoàn toàn phù hợp với quy định tại Điều 54 Luật hôn nhân gia đình năm 2014: “Sau khi đã thụ lý don yêu cau ly hôn, Tòa án tiễn hành hòa giải theo quy định của pháp luật về tô tung dân sự”.

Như vậy, với những quy định vừa nêu thì dù việc hòa giải trong việc giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn có thể đối với một số cặp vợ chồng yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn chỉ mang tính hình thức thì Tòa án cũng không được bỏ qua thủ tục này vì nếu bỏ qua là vi phạm nghiêm trọng tố tụng.

Hòa giải trong việc giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn được tiến hành theo nguyên tac sau:

- Tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận của các đương sự, không được

dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, bắt buộc các đương sự phải thỏa thuận

không phù hợp với ý chí của mình;

Trang 26

- Nội dung thỏa thuận giữa các đương sự không vi phạm điều cấm của

luật, không trái đạo đức xã hội.

Trong thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cau, trước khi tiến hành hòa giải để vợ chồng đoàn tụ, khi xét thấy cần thiết, Thâm phán có thể tham khảo ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em về hoàn cảnh gia đình, nguyên nhân phát sinh mâu thuẫn và nguyện

vọng của vợ, chồng, con có liên quan đến vụ việc Theo văn bản giải đáp của

Tòa án nhân dân tối cao về cơ quan quan lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em, căn cứ vào:

Khoản 3 Điều 3 của Nghị định số 02/2013/NĐ-CP ngày 03-01-2013 của Chính phủ về công tác gia đình quy định: “Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về công tác gia đình tại địa

Các khoản 11, khoản 12 Điều 8 của Nghị định số 24/2014/ND-CP ngày 04-4-2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các khoản 5, khoản 6 Điều 7 Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05-5-2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì So Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Văn hóa, Thé thao và Du lịch tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về gia đình, về bảo vệ và chăm sóc trẻ em, Phòng Lao

động - Thương binh và xã hội, Phòng Văn hóa và Thông tin tham

mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về gia đình, về bảo vệ và chăm sóc trẻ em."

Như vậy Thâm phán có thê đến Ủy ban nhân dân nơi vợ, chồng cư trú để thu thập tài liệu chứng cứ, đảm bảo tốt nhất quyền lợi chính đáng của vợ

Š Mục 25, phan IV, Văn bản số 01/2017/GD-TANDTC ngày 07 tháng 4 năm 2017 giải đáp

một sô vân đê vê nghiệp vụ của Tòa án nhân dân tôi cao.

Trang 27

và con Tuy nhiên cũng chưa có văn bản nào quy định, hướng dẫn về việc tham khảo ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em khi xét thay cần thiết là khi nào?

Ngoài ra, Thâm phán phải hướng dẫn đương sự trình bày ý kiến của mình về quá trình vợ chồng kết hôn có tự nguyện không, có đăng ký kết hôn không, quá trình chung sống của vợ chồng sau khi kết hôn, về con chung của vợ chồng , về vấn đề cấp dưỡng nuôi con chung, tài sản chung của vợ chồng va các van đề khác có liên quan; lay ý kiến, nguyện vọng của con chưa thành niên từ đủ 07 tuổi trở lên Việc hòa giải phải được thông báo băng văn bản cho các đương sự biết về thời gian, địa điểm tiến hành hòa giải và nội dung các van dé cần hòa giải.

Khi hòa giải, căn cứ vào các quy định của pháp luật, văn bản trình bày

ý kiến của các đương sự về quá trình vợ chồng chung sống sau kết hôn, về nguyên nhân mâu thuẫn của vợ chồng, lý do vợ chồng yêu cầu ly hôn, Thâm phán phân tích, động viên để vợ chồng đoàn tụ cùng chăm sóc nuôi dạy con cái Đồng thời giải thích về quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng, giữa cha, mẹ và con, giữa các thành viên khác trong gia đình, về trách nhiệm cấp dưỡng và các van đề khác liên quan đến hôn nhân và gia đình dé từ đó các đương sự đưa ra được quyết định đúng đắn nhất.

Do vậy, Tòa án tiến hành hòa giai các van đề dựa trên các căn cứ ly hôn dé từ đó đưa ra các quyết định giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn.

Việc hòa giải đoàn tụ thành phải được lập thành biên bản và có chữ ký xácnhận của hai bên đương sự.

Trường hợp sau khi hòa giải, vợ chồng đoàn tụ, thống nhất quay về với nhau thì Thâm phán ra quyết định đình chỉ giải quyết yêu cầu của họ Đây là một căn cứ đình chi mà Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 không quy định đôi với thủ tục giải quyết vụ án ly hôn dẫn đến nhiều Tòa án chưa biết xử lý như thế nào cho phù hợp khi trong vụ án ly hôn, Tòa án hòa giải vợ chồng nhất trí quay về đoàn tụ nhưng nguyên đơn không làm văn bản rút đơn khởi kiện.

Trang 28

Trong trường hop này, Toa án nhân dan tối cao đã có văn ban hướng dẫn như sau: “Trong quá trình giải quyết vụ án ly hôn, nếu sau khi hòa giải, vợ chẳng thong nhất đoàn tu thi cân xác định đây là trường hợp nguyên don rút lại yêu © Tòa án căn cứ điểm c khoản 1 Điều 217 Bộ luật Tố tụng dân câu khởi kiện

sự năm 2015 quyết định đình chỉ giải quyết vụ án.

Như vậy, cùng là trường hợp vợ chồng thống nhất đoàn tụ nhưng giữa vụ án ly hôn và việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn có sự khác nhau khi áp dụng căn cứ đề ra quyết định đình chỉ.

Trường hợp hòa giải đoàn tụ không thành, vợ chồng cùng nhất trí ly hôn và thỏa thuận được với nhau về việc nuôi con chung, chia tài sản chung

thì Tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các

đương sự nhưng phải thỏa mãn các căn cứ nêu trên Tham phán ra quyết định

công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự theo quy định

tại Điều 212 Bộ luật Tố tung dân sự năm 2015:

1 Hết thời hạn 07 ngày, ké từ ngày lập biên ban hòa giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó thì Tham phán chủ trì phiên hòa giải hoặc một Tham phán được Chánh án Tòa án phân công phải ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, ké từ ngày ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, Tòa án phải gửi quyết định đó cho các đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp.

2 Thâm phán chỉ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án.

3 Trong trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 210 của Bộ luật này

mà các đương sự có mặt thỏa thuận được với nhau vê việc giải

° Mục 4, Phan II, Văn bản số 01/GD-TANDTC ngày 05 tháng 01 năm 2018 giải đáp một số

vân đê về nghiệp vụ của Tòa án nhân dân tôi cao.

Trang 29

quyết vụ án thì thỏa thuận đó chỉ có giá trị đối với những người có mặt và được Thâm phán ra quyết định công nhận nếu không ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt Trường hợp thỏa thuận của họ có ảnh hưởng đến quyên, nghĩa vụ của đương sự văng mặt thì thỏa thuận này chỉ có giá trị và được Thâm phán ra quyết định công nhận nếu được đương sự văng mặt tại phiên hòa giải đồng ý bằng văn bản.

Căn cứ Điều 213 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, quyết định công

nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự có hiệu lực phápluật ngay sau khi được ban hành và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ

tục phúc thấm nếu việc thuận tinh ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự là hoàn toàn tự nguyện, không vi phạm điều cắm của luật, không trái đạo đức xã

hội Trường hợp việc thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự do

bị nhằm lẫn, lừa dối, de doa, cưỡng ép hoặc vi phạm điều cắm của luật, trái đạo đức xã hội thì quyết đinh này chỉ có thé bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thâm.

Trường hợp hòa giải đoàn tụ không thành và các đương sự không thỏa

thuận được về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con thì Tòa án đình chỉ giải quyết việc dân sự về công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn và thụ lý vụ án để giải quyết Đây là quy định mới và tiến bộ của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, khắc phục được điểm không hợp lý trong giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn theo quy định của Bộ luật Tổ tung dân sự năm 2004, đó là trường hợp đương sự không rút đơn mà chuyên từ việc yêu cầu Tòa án công nhận sự thỏa thuận của họ thành tranh chấp theo yêu cầu của một bên về các vẫn đề có liên

quan trong hôn nhân và gia đình.

Khi chuyền sang thụ lý vụ án, tư cách tố tụng của đương sự cũng thay đổi Vợ hoặc chồng mà trong quá trình giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, người có yêu cầu thay đôi sự thỏa thuận so với nội dung đơn yêu

Trang 30

cầu công nhận thuận tình ly hôn là nguyên đơn, người còn lại là bi đơn Tòa án không phải thông báo về việc thụ lý vụ án, không phải phân công lại Thâm

phán giải quyết vụ án Việc giải quyết vụ án được thực hiện theo thủ tục

chung do Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định.

1.2.5 Căn cứ ly hôn

Dù là ly hôn theo yêu cầu của một bên hay thuận tình ly hôn thì khi nộp đơn, đương sự đều phải cung cấp tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu

ly hôn của mình là có căn cứ và hợp pháp.

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 không quy định căn cứ ly hôn

thành một điều luật riêng như Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 và từ khi có Luật mới đến nay, chưa có văn bản chính thức nào quy định và hướng dẫn về việc áp dụng các căn cứ dé cho ly hôn Căn cứ vào các quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 về giải quyết ly hôn, đối với trường hợp thuận tình ly hôn, căn cứ ly hôn được xác định gồm ba yếu tố:

- Hai bên thực sự tự nguyện ly hôn: Đó là khi hai vợ chồng tự quyết định việc ly hôn, không bị ràng buộc hay bị tác động bởi bất cứ điều gi, cùng thống nhất ý chí ly hôn, thé hiện qua việc hai vợ chồng cùng yêu cầu thuận tình ly hôn tại Tòa án Trường hợp đương sự cùng yêu cầu Tòa án giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn mà trong quá trình giải quyết Tòa án xác định được yêu cau ly hôn của đương sự thuộc trường hợp quy định tại khoản 9 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 là “ Cưỡng ép kết hôn, ly hôn là việc đe doa, uy hiếp tinh than, hành ha, nguoc dai, yéu sach cua cai hoặc hành vi khác dé buộc người khác phải kết hôn hoặc ly hôn trái với ¥ muốn của ho” và khoản 15 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 “ Ly hôn giả tạo là việc lợi dụng ly hôn dé tron tránh nghia vu tai san, vi pham chính sách, pháp luật về dân số hoặc dé đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích cham dứt hôn nhân” thì Tòa án không giải quyết cho ly hôn Trong việc thuận tình ly hôn, chỉ vợ chồng có quyền yêu cầu ly hôn, vì thé,

Trang 31

nếu ly hôn không xuất phát từ ý chí của cả vợ và chồng thì Tòa án không áp dụng thủ tục yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn để giải quyết Trong quá trình giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn mà Tòa án xác định được một bên vợ, chồng mắc bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác ảnh hưởng

đến ý chí và nhận thức của vợ, chồng mặc dù chưa có quyết định của Tòa án về việc tuyên bố người đó mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự hay có khó khăn nhận thức trong làm chủ hành vi theo quyđịnh của pháp luật thì Tòa án không công nhận cho đương sự được thuận tình

ly hôn Do đó trong việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, ý chí của vợ chồng rất quan trọng Theo đó hai bên cảm thấy không còn tình yêu thương nhau nữa, không tìm thấy sự thấu hiểu lẫn nhau, không còn muốn cố gắng vun vén cho hạnh phúc chung cũng như không tìm được tiếng nói chung trong đời sống vợ chồng nữa dẫn đến quyết định ly hôn Hôn nhân dựa trên cơ sở nam nữ tự nguyện tìm hiểu đến với nhau, yêu và cưới nhau và được pháp luật ghi nhận Khi mà cuộc hôn nhân đó không còn cơ sở dé tồn tại, cả hai vợ chồng đều chung ý chí muốn chấm dứt hôn nhân dé giải thoát cho nhau thì không có ly do gì Tòa án không công nhận.

- Hai bên đã thỏa thuận được với nhau về việc chia hoặc không chia tài sản chung, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con: Việc vợ chồng đồng ý chí, tự nguyện ly hôn là chưa đủ căn cứ để Tòa án áp dụng thủ tục yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn dé giải quyết nếu giữa họ không có sự thỏa thuận về việc chia hoặc không chia tài sản chung, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con Ly hôn đồng nghĩa với việc vợ chồng không còn sống chung với nhau, không trực tiếp cùng nhau chăm sóc con cái được như trong thời kì hôn nhận Do đó, vợ, chồng ly hôn trực tiếp ảnh hưởng đến quyên lợi của con Vì vậy pháp luật có quy định về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ đối với con sau ly hôn Chỉ khi vợ, chồng thống nhất thỏa thuận được về việc nuôi con chung Tòa án mới công nhận cho vợ chồng thuận tình ly hôn, trường hợp không thỏa thuận được, Tòa án giải quyết ly hôn theo thủ tục

Trang 32

vu án và xem xét, giải quyết van dé con chung tai phiên tòa Cùng với việc thỏa thuận về nuôi con thì thỏa thuận về chia tài sản chung là điều kiện để Tòa án công nhận thuận tình ly hôn cho vợ chồng “Sau khi nam,nữ ly hôn thì chế độ tài sản chung hợp nhất của vợ chong cũng chấm dirt Những tài sản do vợ chong tao ra, thu nhập thuộc sở hữu riêng của mỗi bên, tài sản chung không còn thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chong nữa mà chuyển sang hình thức sở hữu khác”.” Từ đó ly hôn cũng làm thay đôi quyền, nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản nếu vợ, chồng có yêu cau giải quyết về tài sản khi ly hôn Tat nhiên điều kiện này không đặt ra đối với những trường hop vợ chồng không có con chung, không có tài sản chung và không có nghĩa vụ về tài sản.

- Sự thỏa thuận phải đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của con: Trẻ em là mầm non của đất nước, việc bảo vệ trẻ em luôn là điều được xã hội quan tâm, pháp luật đã ghi nhận về quyền trẻ em và bảo đảm cho quyền đó được thực hiện Khi vợ chồng ly hôn, trong nhiều trường hợp, chịu nhiều ton thương mat mát nhất cả về vật chất và tinh thần chính là người con Việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con sau khi ly hôn là quyền và nghĩa vụ của cha mẹ Chính vì vậy, sự thỏa thuận về việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con của vợ chồng khi ly hôn không chỉ đảm bảo quyền và lợi ích của vợ, chồng mà còn cần đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của con Tuy nhiên quyền và nghĩa vụ này chi được đặt ra đối với con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của

pháp luật.

KET LUẬN CHUONG I

Qua nghiên cứu và phân tích trên thì thấy việc giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn theo Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 đã được quy

định cụ thé hơn, rõ ràng hơn và có nhiêu diém mới ưu việt hơn so với quy

” Trần Nguyễn Thị Tâm Dan (2017) Ap dung căn cứ ly hôn tại Tòa án nhân dân quậnThanh Xuân — Thanh pho Ha Nội, Luận van Thạc si Luật hoc, Dai hoc Luật Hà Nội, tr.27.

Trang 33

định về giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn theo Bộ luật Tổ tụng dân sự năm 2004, đáp ứng được yêu cau cải cách tư pháp và thực tiễn áp dung pháp luật tại các Tòa án Quy định này tại Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 đã thể hiện được đúng bản chất của việc dân sự phân biệt với vụ án dân sự cũng như thể hiện được sự đơn giản, linh hoạt đối với việc giải quyết ly hôn theo thủ tục vụ án ly hôn thông thường và theo thủ tục yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn Ngoài những quy định về giải quyết yêu cầu công nhận thuận tinh ly hôn được quy định tại Chương XXVIII của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì Tòa án có thé áp dụng các quy định về giải quyết việc dân sự của Bộ luật này để giải quyết ly hôn.

Trang 34

Chuong 2

THUC TIEN AP DUNG CAC QUY DINH VE GIAI QUYET YEU CAU CONG NHAN THUAN TINH LY HON TAI TOA AN NHAN DAN

THANH PHO THAI BINH VA KIEN NGHI HOAN THIEN

2.1 Khái quát tình trang giải quyết ly hôn trên địa bàn thành phố

Thái Bình

2.1.1 Tình hình kinh tế - xã hội thành phố Thái Bình và tình trạng ly hôn trên địa bàn thành phố Thái Bình

Thanh phố Thái Bình nam ở vị trí trung tâm của tỉnh Thái Bình đồng thời là “trung tam chính trị - kinh té - văn hóa của tỉnh” Nam 2017, thành phố Thái Bình đã đạt kết quả toàn diện, hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, cụ thể về kinh tế, tổng giá trị sản xuất của thành phố Thái Bình đạt 27.923 tỷ đồng, tăng 13,2% so với năm 2016” Hiện thành phố Thái Binh dang tập trung phát triển kinh tế xã hội và mở rộng địa bàn dé từ nay đến năm 2020 phấn đấu trở thành đô thị loại I, để tương xứng với vị thế, vai trò và tiềm năng phát triển của đầu tàu năng động trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Bình.

Kinh tế phát triển, đời sống nhân dân thành phố Thái Bình đã và dang

không ngừng được cải thiện, chất lượng cuộc sống được nâng cao rõ tệt.

Cũng như các tỉnh, thành phố phát triển ở Việt Nam, những năm gần đây, sự thay đổi về kinh tế - xã hội và điều kiện sống cùng với sự ảnh hưởng của văn hóa phương Tây, người dân thành phố Thái Bình đã có sự thay đổi về quan niệm và nhận thức về hôn nhân và gia đình Nếu trước đây, ly hôn là một chuyện rất hệ trọng và người phụ nữ sau khi ly hôn phải chịu định kiến từ xã hội thì giờ đây quan niệm về ly hôn có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực Cũng chính vì sự thay đôi đó mà có nhiêu cặp vợ chông xem nhẹ hôn nhân,

ì http://www.thongkethaibinh gov

https://baomoi.com/nam-2017-thanh-pho-thai-binh-hoan-thanh-vuot-muc-cac-chi-tieu-kinh-te-xa-hoi/c/24532151.epi

Trang 35

chỉ cần cuộc sống hôn nhân gặp chút khó khăn hay chỉ vì nóng giận là vợ chồng có thé làm đơn gửi đến Tòa án Đây cũng là một trong những nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng ly hôn ở thành phố Thái Bình gia tăng, đặc biệt tăng về số lượng việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn.

Thực tế cho thay, tỷ lệ ly hôn ở thành phố Thái Binh tập trung cao ở các cặp vợ chồng có độ tuôi từ trên 18 đến 30 tuổi Đây là độ tuổi trẻ nên nhận thức còn hạn chế, chưa được trang bị những kiến thức, kỹ năng cần thiết về hôn nhân và gia đình; chưa tạo được nên tảng về vật chất và tinh than dé duy trì và bảo vệ hôn nhân trước những khó khăn trong cuộc sống gia đình cũng như không tìm hiểu kỹ trước khi quyết định kết hôn Trong hầu hết các vụ việc ly hôn tại Tòa án nhân dân thành phố Thái Bình, lý do ly hôn các đương sự đưa ra đều xuất phát từ nguyên nhân do mâu thuẫn gia đình Bản thân thuật ngữ mâu thuẫn gia đình đã bao hàm được các biéu hiện cụ thé của các nguyên nhân khác dẫn đến vợ chồng mâu thuẫn như là do vợ chồng có hành vi đánh đập, ngược đãi, ngoại tình, mâu thuẫn về kinh tế, mâu thuẫn do

nghiện ma túy, rượu chè cờ bạc, bệnh tật, không có con chung

Đối với những việc giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn tại Tòa án nhân dân thành phố Thái Bình, do vợ chồng đã thống nhất được với nhau về việc chấm dứt hôn nhân, xác định vợ chồng không thé đoàn tu được nên trong quá trình giải quyết ly hôn, các cặp vợ chồng chỉ trình bày ngăn gọn về việc phát sinh mâu thuẫn, về nguyên nhẫn mâu thuẫn là do vợ chồng bat đồng quan điểm quan điểm sống, tính tình không hòa hợp, không tìm được tiếng nói chung dé phản ánh tình trạng hôn nhân và yêu cầu Tòa án công nhận

cho họ thuận tinh ly hôn.

2.1.2 Tình hình giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn tại Tòa án nhân dân thành phố Thái Bình

Trong những năm qua, số vụ việc về ly hôn mà Toà án nhân dân thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình giải quyết chiếm một tỷ lệ lớn trong tông số

Trang 36

các loại án nói chung và các vụ việc về hôn nhân và gia đình nói riêng mà Tòa án đã thụ lý, giải quyết °.

Bang 2.1: Số vụ việc về ly hôn Tòa án đã thụ lý, giải quyết sơ thẩm tại Tòa án nhân dân thành pho Thái Binh, tỉnh Thái Bình

trong các năm 2015, 2016, 2017''

Năm 2015 2016 2017

Thụ Giải Thụ Giải Thụ | Giải lý quyết lý quyết lý quyết

Qua bảng số liệu thấy số vụ việc ly hôn tăng dần qua các năm, trong đó việc giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn năm 2015, 2016, 2017 đạt tỷ lệ lần lượt là 42%, 43%, 48% trong tong số vụ việc ly hôn.

Có thê thấy thời điểm trước và sau khi Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 được ban hành và có hiệu lực thi hành thì số lượng các việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn Tòa án nhân dân thành phố Thái Bình giải quyết không có sự chênh lệch lớn Mặc dù quy định của Bộ luật Tổ tụng dân sự năm 2004 về giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn có nhiều thủ tục làm mat thời gian cho đương sự và Tòa án nhưng với thực tế thụ lý giải quyết tại Tòa án nhân dân thành phố Thái Bình cho thấy Tòa án nhân dân thành phố

'° Báo cáo tong kết các năm 2015, 2016, 2017 của Tòa án nhân dân thành phố Thái Binh,

tỉnh Thái Bình.

' Số liệu từ Bộ phận Thống kê, phòng Hành chính — Tư pháp, Tòa án nhân dân thành phố

Thái Bình, tỉnh Thái Bình cung cấp.

Trang 37

Thái Bình tỷ lệ áp dụng thủ tục việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn để giải quyết ly hôn khá nhiều Ở một số các Tòa án địa phương, dé tránh các thủ tục rườm rà của việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 thì khi tiếp nhận đơn thường hướng dẫn đương sự giải quyết ly hôn theo thủ tục vụ án ly hôn Qua đó cũng thê hiện tình trạng ly hôn có sự đồng thuận của các cặp vợ chồng trên địa bàn thành phố Thái Binh đang diễn ra khá phổ biến.

Hơn nữa Tòa án nhân dân thành phố Thái Bình cũng rất chú trọng công tác hòa giải, giải thích pháp luật, phân tích nội dung sự việc, thuyết phục, động viên các đương sự bàn bạc, thoả thuận phương án giải quyết, do đó tỷ lệ

các vụ việc ly hôn Toa an ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự cao.

Bang 2.2 Phân tích số vụ việc về ly hôn Tòa án đã giải quyết” Kết quả giải quyết

Công Không | Không

Thụ | Giải 2 Ộ nhận sự | Cho | chấp | công

'? Số liệu từ Bộ phận Thống kê, phòng Hành chính — Tư pháp, Tòa án nhân dân thành phó

Thái Bình, tỉnh Thái Bình cung cấp.

Trang 38

Từ năm 2015 đến năm 2017, Tòa án nhân dân thành phó Thái Bình thụ lý 1054 vụ việc về ly hôn, giải quyết 946 vụ việc, trong đó có 667 vụ việc ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự, đạt tỷ lệ 70%.

Do tính chất vụ án ly hôn ngày càng phức tạp, tính đến hết năm 2017 Tòa án nhân dân thành phố Thái Bình còn tồn 51 vụ án ly hôn chuyên sang năm 2018 giải quyết Với bản chất của việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn là không có tranh chấp nên hầu hết các việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn đều được giải quyết dứt điểm trong năm, năm 2017 còn lại 12 việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn đều là do thụ lý vào thời điểm cuối năm.

Bảng 2.3: Số liệu vụ việc ly hôn Tòa án thụ lý mới trong các năm 2015, 2016, 2017 và 06 tháng đầu năm 2018"

Do đó nếu chỉ tính những vụ việc thụ lý mới thì thấy, trong 06 tháng đầu năm 2018 số vụ án ly hôn và việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn mà Tòa án nhân dân thành phố Thái Bình thụ lý không có sự chênh lệch rõ nét

như các năm 2015, 2016, 2017.

Qua các bảng thống kê số liệu và phân tích số liệu về tình hình thụ lý, giải quyết các vụ việc vê ly hôn, có thê thay việc yêu câu công nhận thuận

3 Số liệu từ Bộ phận Thống kê, phòng Hành chính — Tư pháp, Tòa án nhân dân thành phó

Thái Bình, tỉnh Thái Bình cung cấp.

Ngày đăng: 14/04/2024, 14:44

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w