Nhận thức được tầm quan trọng của công tác giao nhận trong buôn bán Quốc tế cùng với những kiến thức được học ở trường, kết hợp với thời gian thực tập tại công ty Cổ phần Kinh doanh Quốc
Tính cấp thiết của đề tài
Khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO, thị trường xuất-nhập khẩu Việt Nam phát triển theo chiều rộng lẫn chiều sâu Sau một năm đất nước ta gia nhập WTO – Tổ chức Thương mại lớn nhất thế giới Đất nước ta đã thu được những thành tựu nhất định vế kinh tế cũng như giao lưu buôn bán giữa các nước Theo xếp hạng được công bố mới đây của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Việt Nam liên tục nằm trong nhóm 30 nước, vùng lãnh thổ có trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa lớn nhất trên phạm vi toàn cầu trong những năm gần đây Với nước ta hiện nay, thì trong lĩnh vực kinh doanh Quốc tế, chúng ta đã có những bước tiến khá lạc quan, hàng hóa được xuất nhập sang nhiều nước trên thế giới góp phần tăng thu nhập ngoại tệ cho đất nước và tạo công ăn việc làm cho người dân Từ khi hoạt động XNK được đẩy mạnh thì quá trình vận tải giao nhận càng trở nên quan trọng
Bởi vì hoạt động ngoại thương chỉ có thể diễn ra khi hàng hóa được vận chuyển từ nước này sang nước khác và thực hiện công tác giao nhận hàng hóa vận chuyển đó
Trước những nhu cầu ngày càng phát triển của nền kinh tế, hoạt động giao nhận hàng hóa không ngừng đổi mới, nâng cao trình độ kỹ năng nghiệp vụ Đây là vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại – dịch vụ ngày càng cạnh tranh gay gắt Việc phát triển các hoạt động hoạt động giao nhận có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện các hợp đồng mua bán ngoại thương, làm đơn giản hoá chứng từ, thủ tục thương mại, hải quan và các thủ tục pháp lý khác, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường quốc tế, đẩy mạnh tốc độ giao lưu hàng hóa xuất nhập khẩu với các nước trên thế giới, góp phần làm cho nền kinh tế phát triển nhịp nhàng, cân đối Vì vậy, việc nghiên cứu, nắm bắt và nâng cao chất lượng hoạt động giao nhận được xem là yêu cầu, điều kiện cấp thiết để tăng hiệu quả kinh doanh, nâng cao giá trị doanh nghiệp
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác giao nhận trong buôn bán Quốc tế cùng với những kiến thức được học ở trường, kết hợp với thời gian thực tập tại công ty Cổ phần Kinh doanh Quốc tế SimbaGroup Việt Nam em quyết định chọn đề tài : “Hoàn thành hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu nguyên container bằng đường biển của công ty cổ phần kinh doanh quốc tế SimbaGroup Việt Nam”
Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu: Tìm hiểu thực tiễn hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu nguyên container bằng đường biển từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động giao nhận của Công ty Cổ phần Kinh doanh Quốc tế SimbaGroup
Thư viện ĐH Thăng Long Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu nêu trên, cần xác định một số câu hỏi nghiên cứu cụ thể sau:
- Hoạt động giao nhận nhập khẩu là gì ? - Hoạt động giao nhận nhập khẩu bằng đường biển có những đặc điểm gì ?
- Tại sao cần hoàn thiện hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu nguyên container bằng đường biển tại công ty Cổ phần kinh doanh Quốc tế SimbaGroup Việt Nam ?
- Có những đề xuất gì để hoàn thiện hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu nguyên container bằng đường biển tại công ty Cổ phần kinh doanh Quốc tế SimbaGroup Việt Nam?
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Là phương pháp thu thập thông tin thông qua sách, báo, tài liệu lưu trữ, số liệu thống kê, thông tin đại chúng, internet, Phương pháp này nhằm cung cấp các thông tin thứ cấp, số liệu cụ thể về công ty Cổ phần kinh doanh Quốc tế SimbaGroup ở chương 1 và chương 2
- Phương pháp tham vấn ý kiến: là đưa ra những câu hỏi với người đối thoại để thu thập thông tin Phương pháp này nhằm để làm rõ về thực trạng và một số nguyên nhân về hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu tại công ty Cổ phần kinh doanh Quốc tế SimbaGroup ở chương 2 sau đó khám phá ra một số kiến nghị để tiến hành thực hiện chương 3
- Phương phảp xử lí thông tin : các thông tin cần được xử lý để xây dựng các luận cứ, khái quát hóa để làm bộc lộ các quy luật, phục vụ cho việc chứng minh hoặc bác bỏ Phương pháp này để xử lí, chọn lọc được các thông tin thu thập được tại công ty.
Kết cấu của khóa luận
Đề tài nghiên cứu được chia thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu nguyên container bằng đường biển
Chương 2: Thực trạng hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu nguyên container bằng đường biển tại công ty Cổ phần kinh doanh Quốc tế Simba
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu nguyên container bằng đường biển tại công ty Cổ phần kinh doanh Quốc tế SimbaGroup Việt Nam
Thư viện ĐH Thăng Long
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU NGUYÊN CONTAINER BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP
KHẨU NGUYÊN CONTAINER BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
Nhập khẩu được hiểu là việc nhập hàng hóa, nguyên vật liệu từ các quốc gia khác trên thế giới về Việt Nam để tiêu thụ hoặc đáp ứng nhu cầu sản xuất, nhu cầu tiêu dùng trong nước hoặc tái xuất khẩu nhằm thu lợi nhuận Hoạt động nhập khẩu là hoạt động kinh doanh buôn bán trên phạm vi quốc tế, trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia trên nguyên tắc thực hiện trao đổi ngang giá trong một khoảng thời gian nhất định
Nhập khẩu không phải hoạt động buôn bán riêng lẻ mà là hệ thống có tổ chức, việc nhập khẩu của quốc gia phụ thuộc vào thu nhập và tỷ giá hối đoái Thu nhập bình quân của người dân nước đó tăng thì nhu cầu nhập khẩu lớn, tỷ giá hối đoái cao thì giá hàng nhập khẩu cao hơn
Theo quy định của Khoản 1 Điều 28 Luật thương mại 2005 định nghĩa nhập khẩu hàng hóa có thể hiểu là hàng hóa được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm ở khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật trên lãnh thổ Việt Nam
Vai trò của nhập khẩu
Ngày nay, trước sự giao thoa, hội nhập nền kinh tế giữa các quốc gia trên thế giới, thị trường thương mại vô cùng sôi động, các nước không thể cô lập một mình trước sự giao thoa đó Với sự phát triển ngày càng cao, nhu cầu tiêu dùng ngày càng lớn Với lượng sản xuất trong nước lớn sẽ không có quốc gia nào có thể tự sản tự tiêu hoàn toàn Hơn nữa, bản thân các nước cũng không thể đáp ứng đầy đủ tất cả thì việc nhập khẩu hàng hóa từ các quốc gia bên ngoài là rất cần thiết Với những quốc gia phát triển, nguồn tài nguyên của quốc gia đó được khai thác tốt, kim ngạch xuất khẩu cao hơn, còn với những quốc gia kém phát triển hơn thì hàng hóa thiếu thốn hơn, kim ngạch nhập khẩu sẽ cao hơn Hoạt động nhập khẩu đóng vai trò vô cùng quan trọng thể hiện qua 06 vai trò sau đây:
- Tránh tình trạng khan hiếm bất ổn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân
Quốc gia cần nhập khẩu từ những nguồn bên ngoài nhằm đảm bảo cân đối kinh tế, phát triển ổn định bền vững khi mà tự quốc gia đó không thể sản xuất hoặc sản xuất không đủ để cung cấp
- Việc nhập khẩu hàng hóa nước ngoài kết hợp hàng hóa có sẵn trong nước giúp thị trường tiêu dùng trở nên đa dạng hóa và nhộn nhịp hơn Khả năng tiêu dùng và mức sống của người dân khi người dân có nhiều sự lựa chọn từ chủng loại hóa, nguồn gốc xuất xứ, giá cả lẫn chất lượng
- Tình trạng độc quyền, tự cung tự cấp sẽ bị xóa bỏ, đảm bảo quyền lợi cho người dân Nhập khẩu hàng hóa tại nên một thị trường năng động, tiến tới hợp tác rộng rãi giữa các quốc gia, là cơ hội để phát huy lợi thế so sánh công bằng
- Nhập khẩu đóng vai trò giúp phát triển doanh nghiệp trong nước Bởi khi có hàng ngoại nhập cùng với các mặt hàng trong nước, người dân có thêm nhiều chọn lựa, tạo nên sự cạnh tranh lớn, thì buộc các doanh nghiệp phải thay đổi với tình hình thực tế, cải tiến chất lượng sản phẩm, dịch vụ để thu hút khách hàng
- Thông qua việc nhập khẩu, quá trình chuyển giao công nghệ sẽ giúp kinh tế quốc gia không ngừng cải thiện Việc nhập khẩu giúp các nước khác kế thừa nhanh chóng những cải tiến mới, tại cơ hội học hỏi lẫn nhau tạo nên sự cân bằng về trình độ sản xuất giữa các quốc gia, không phải mất giá nhiều chi phí và thời gian
- Với hình thức nhập khẩu sẽ góp phần thúc đẩy xuất khẩu, nâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm cũng như uy tín của quốc gia
Khái niệm chung về hoạt động giao nhận hàng hóa bằng đường biển
❖ Khái niệm về giao nhận
Giao nhận hàng hóa là lĩnh vực quan trọng trong nền kinh tế, xã hội ngày nay Hoạt động giao nhận không chỉ tạo động lực phát triển mà còn đảm bảo đầu ra cho các ngành nông nghiệp, công nghiệp và nhiều lĩnh vực khác trong nền kinh tế
- Theo “Quy tắc mẫu của Hiệp Hội Giao Nhận Quốc Tế - FIATA (Federation Internationale de Associations de Transitaries et Assimilaimes) về hoạt động giao nhận, hoạt động giao nhận được định nghĩa là bất kỳ dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như các dịch vụ tư vấn hay có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ liên quan đến hàng hóa
- Theo “Luật Thương Mại Việt Nam 2005 - điều 163” thì hoạt động giao nhận hàng hóa là hành vi thương mại, theo đó người làm hoạt động giao nhận hàng hóa nhận hàng từ người gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bài, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo ủy thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc của người giao nhận khác (gọi chung là khách hàng)
Như vậy, thông qua những khái niệm trên có thể định nghĩa hoạt động giao nhận là hành vi thương mại, theo đó người làm hoạt động giao nhận hàng hóa nhận hàng từ người
Thư viện ĐH Thăng Long gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để vận chuyển hàng hóa đến người nhận theo ủy thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc của người giao nhận khác
❖ Khái niệm về người giao nhận
Theo “Hiệp Hội Giao Nhận Quốc Tế - FIATA” thì “ Người giao nhận là người lo toan để hàng hóa được chuyên chở theo hợp đồng ủy thác và hành động vì lợi ích của người ủy thác mà bản thân người giao nhận không phải là người vận tải, người giao nhận cũng đảm bảo thực hiện mọi công việc liên quan đến hợp đồng giao nhận như bảo quản, lưu kho, trung chuyển, làm thủ tục hải quan,.v.v.”
Theo “Luật Thương mại Việt Nam 2005” người làm hoạt động giao nhận là thương nhân có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoạt động giao nhận hàng hóa
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU NGUYÊN CONTAINER BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KINH
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU NGUYÊN CONTAINER BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
KINH DOANH QUỐC TẾ SIMBAGROUP VIỆT NAM
Giới thiệu khái quát về công ty Simba Group
- Tên giao dịch: Công ty cổ phần kinh doanh Quốc Tế Simba Group Việt Nam
- Tên quốc tế: VIETNAM SIMBAGROUP INTERNATIONAL BUSINESS JOINT STOCK COMPANY
- Tên viết tắt: SIMBA GROUP - Mã số thuế: 0109151582 - Người đại diện: Trương Văn Đại - Địa chỉ trụ sở:
+ Tại Hà Nội: Tầng 21, tháp A, tòa nhà Sông Đà, Phạm Hùng, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội
+ Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Tầng 4, tòa nhà DTC Building, 99 Cộng Hòa, phường 4, quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh
- Quản lý bởi: Chi cục Thuế quận Nam Từ Liêm - Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần ngoài nhà nước - Tình trạng: Đang hoạt động
- Ngày cấp giấy phép: 07/04/2020 - Điện thoại: 0379 311 688
Hình 2.1: Logo của Công ty CP kinh doanh Quốc tế SimbaGroup Việt Nam
( Nguồn: Website Công ty Simbagroup)
Quá trình hình thành và phát triển
Công ty Cổ phần kinh doanh Quốc tế SimbaGroup Việt Nam được thành lập vào năm 2020, đến nay đã được gần 3 năm hoạt động Là công ty tư nhân hoạt động hạch toán độc lập tự chủ về mặt tài chính có tư cách pháp nhân hoạt động theo quy định của nhà nước
Tuy mới thành lập được vài năm nhưng công ty SimbaGroup đã dần khẳng định vị trí của mình trên thị trường như là một nhà cung cấp dịch vụ thương mại và xúc tiến đầu tư xuất nhập khẩu chuyên nghiệp Đồng thời, SimbaGroup đã nhận được sự tín nhiệm cao của khách hàng, công ty không ngừng nâng cao, và cải tiến chất lượng nhằm mang đến cho khách hàng của mình những trải nghiệm tốt, an tâm khi sử dụng dịch vụ của SimbaGroup
Trong những năm gần đây, xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc đang ngày một phát triển mạnh mẽ hơn Các mặt hàng tại thị trường Trung Quốc có chất lượng tốt chính là nguồn tài nguyên cho doanh nghiệp Việt Nam phát triển và đem về lợi nhuận cao Tuy nhiên, việc giao thương luôn gặp phải rất nhiều rào cản về ngôn ngữ, tìm kiếm nguồn hàng hay vận chuyển,…Những rào cản này dẫn đến rủi ro cho các tổ chức doanh nghiệp, cá nhân Việt Nam Hiểu được khó khăn này, SimbaGroup ra đời với mục đích xúc tiến thương mại hai chiều Việt – Trung trở nên dễ dàng, tối ưu chi phí và đem lại lợi ích kinh tế cho khách hàng
Từ ngày đầu mới thành lập, công ty gặp nhiều khó khăn trong việc vận hành cũng như quản lý nhân sự Bên cạnh đó, là sự cạnh tranh gay gắt của nhiều công ty khác cùng hoạt động trên lĩnh vực xuất nhập khẩu Sau một quá trình không ngừng nỗ lực, công ty đã dần ổn định và phát triển, thực hiện đa dạng hóa về dịch vụ, quy mô và hoạt động của mình
Công ty luôn cố gắng đem đến cho khách hàng dịch vụ hiệu quả, an toàn và sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng Để quá trình xúc tiến thương mại thuận lợi và kết nối được nhiều hơn nữa với các doanh nghiệp SimbaGroup xây dựng hệ thống 2 trụ sở chính tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và hệ thống 4 kho được đặt ở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Quảng Châu, Bằng Tường chính là cầu nối tốt nhất, nhanh nhất giúp các doanh nghiệp - đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (Small and Medium Enterprises - SMEs) xuất nhập khẩu an toàn, tiết kiệm chi phí
Có được hiệu quả như ngày hôm nay là nhờ công ty đã có những bước đi đúng đắn, có chiến lược kinh doanh phù hợp vận dụng hiệu quả, tạo dựng niềm tin và uy tín trong kinh doanh
Thư viện ĐH Thăng Long
Hình 2.2: Thống kê những con số Simba đã đạt được từ năm 2018-2022
( Nguồn: Website công ty SimbaGroup )
Dựa vào các con số thống kê, với kinh nghiệm hơn 5 năm nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ xúc tiến thương mại, công ty đã đạt được một số thành tựu cụ thể như sau: Xử lý hơn 2700 đơn hàng, công ty đã và đang tư vấn cho hơn 800 doanh nghiệp trên cả nước với nhiều ngành nghề khác nhau, tỷ lệ khách hàng hài lòng sau khi sử dụng dịch vụ của SimbaGroup là 98%
Tài sản quý giá của công ty chính là con người nhân cách tốt, khả năng hỗ trợ cao, thấu hiểu và cùng nhau gánh vác công việc, sáng tạo không ngừng, luôn luôn cải tiến để tăng hiệu quả công việc Simba luôn lấy con người, tinh thần phục vụ, trách nhiệm xã hội để xây dựng giá trị cốt lõi và triết lý kinh doanh riêng biệt Tinh thần phục vụ mang tên Simba sẽ luôn hướng tới sự hài lòng của khách hàng và hướng tới sự hợp tác lâu dài thông qua việc cung cấp, chia sẻ các giải pháp tối ưu và hiệu quả cho khách hàng Xây dựng uy tín vững chắc trong lòng khách hàng là tôn chỉ của con người Simba trong mọi hành động
Công ty luôn làm việc dựa trên phương châm: TÂM - TRÍ - TÍN - TỐC - TINH - NHÂN
Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi
Tầm nhìn: Trở thành tập đoàn Thương mại điện tử đa ngành số 1 ở Việt Nam và Đông
Nam Á Thực hiện cung cấp các giải pháp công nghệ, giao dịch thương mại Quốc tế, logistics xuyên biên giới cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Sứ mệnh: Giúp xóa bỏ khoảng cách địa lý và các rào cản bằng con người, công nghệ để giao thương được nhanh hơn với chi phí thấp hơn, chất lượng tốt nhất Con người– công nghệ sẽ là tương lai thúc đẩy sự thịnh vượng của cộng đồng Công ty luôn nỗ lực để điều đó ngày một phát triển vươn xa, từ đó kết nối với những giai dịch, dòng chảy hàng hóa
Thông qua đó, tạo ra nhiều giá trị cùng cơ hội cho khách hàng và cộng đồng
- Con người Simba: Nhân cách tốt, khả năng hỗ trợ cao, thấu hiểu và cùng nhau gánh vác công việc Sáng tạo không ngừng, luôn luôn cải tiến để tăng hiệu quả công việc Đối với Simba, nhân sự luôn là tài sản quý giá của công ty
- Tinh thần phục vụ: Con người của Simba luôn hướng tới sự hài lòng của khách hàng và hướng tới sự hợp tác lâu dài thông qua việc cung cấp, chia sẻ các giải pháp tối ưu và hiệu quả cho khách hàng Xây dựng uy tín vững chắc trong lòng khách hàng là tôn chỉ của con người Simba trong mọi hoạt động
- Trách nhiệm xã hội: Không chỉ là một doanh nghiệp, Simba luôn muốn trở thành công ty có các hoạt động cộng đồng có trách nhiệm với xã hội và quốc gia mà Simba đang kinh doanh và hoạt động
Chức năng và lĩnh vực hoạt động a) Chức năng
- Tổ chức phối hợp với các tổ chức khác ở trong và ngoài nước để tổ chức chuyên chở, giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu, hàng tiêu dùng, hàng quá cảnh, hàng triển lãm – trưng bày, hàng tư nhân, tài liệu, chứng từ…
- Nhận uỷ thác dịch vụ về giao nhận, kho vận, thuê và cho thuê kho bãi, lưu cước, các phương tiện vận tải ( Tàu biển, ô tô, sà lan, đầu kéo container…) bằng các hợp đồng trọn gói (door to door) và thực hiện các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá nói trên, như việc thu gom, chia lẻ hàng hoá, làm thủ tục xuất nhập khẩu,làm thủ tục hải quan, mua bảo hiểm hàng hoá và giao nhận hàng hoá đó cho người chuyên chở để tiếp tục chuyển đến nơi quy định
- Thực hiện các dịch vụ tư vấn về các vấn đề giao nhận, vận tải, kho hàng và các vấn đề khác có liên quan theo yêu cầu của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH QUỐC TẾ SIMBAGROUP VIỆT NAM
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH
QUỐC TẾ SIMBAGROUP VIỆT NAM
Các định hướng phát triển hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu của công ty Cổ phần kinh doanh Quốc tế SimbaGroup Việt Nam
Phát triển vận tải biển theo hướng hiện đại hóa với với chất lượng ngày càng cao, chi phí hợp lý, an toàn; tăng sức cạnh tranh của vận tải biển để chủ động hội nhập và mở rộng thị trường vận tải trong khu vực và trên thế giới Đó cũng là một trong những mục tiêu của Quy hoạch phát triển vận tải biển Việt Nam định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 1601/QĐ-TTG
Chủ động điều chỉnh nhịp độ tăng trưởng nhập khẩu hàng hóa, kiểm soát việc nhập khẩu các loại hàng hóa trong nước sản xuất được, hàng xa xỉ, hàng hóa không thiết yếu, kiểm soát chất lượng hàng hóa nhập khẩu
Tăng tỷ trọng nhập khẩu máy móc, thiết bị hiện đại, dây chuyền sản xuất tiên tiến từ các nước có nền công nghiệp phát triển, nhất là công nghệ cao, công nghệ nguồn, tiếp thu thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để tạo tiền đề nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu và thực hiện chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu
Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu thị trường nhập khẩu theo hướng giảm tỷ trọng nhập khẩu từ các thị trường công nghệ thấp, công nghệ trung gian, tăng tỷ trọng nhập khẩu từ các thị trường công nghệ nguồn Đa dạng hóa thị trường, tránh phụ thuộc quá mức vào một khu vực thị trường; hướng đến cán cân thương mại song phương lành mạnh, hợp lý, bảo đảm tăng trưởng bền vững trong dài hạn
Triển vọng phát triển của ngành hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu nguyên container bằng đường biển tại Việt Nam
Việt Nam có đường bờ biển dài 3260km với nhiều cảng biển lớn nhỏ tạo thuận lợi cho hoạt động giao nhận phát triển
Hiện nay, cùng với việc vận tải container đường biển phát triển mạnh trên thế giới cũng như ở Việt Nam là điều kiện cho ngành dịch vụ liên quan như giao nhận phát triển theo
Thư viện ĐH Thăng Long
Việt Nam hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới như Khu vực mậu dịch tự do (AFTA), Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) là cơ hội nâng cao vị thế quốc tế và mở rộng không gian của hoạt động giao nhận Bên cạnh đó Nhà nước kí các hiệp định song phương và đa phương, mở cửa thị trường giúp doanh nghiệp tìm hiểu thêm những thị trường mới, có được ưu đãi về thuế quan
Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển như cải thiện giao thông, thay đổi thủ tục hành chính phù hợp với các quy tắc quốc tế, khuyến khích ngoại thương và dịch vụ liên quan
Theo số liệu công bố tại hội nghị tổng kết công tác năm 2022 - triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2023 của ngành cảng biển, vận tải biển do Cục Hàng hải Việt Nam tổ chức tuần qua, tổng khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển Việt Nam năm 2022 ước đạt 733,18 triệu tấn, tăng 4% so với năm 2021 Trong đó, hàng xuất khẩu đạt 179,07 triệu tấn, giảm 3%; hàng nhập khẩu đạt 209,26 tấn, giảm 2% Hàng nội địa đạt 342,79 tấn, tăng 12% so với năm 2021
Biểu đồ 1: 10 nhóm hàng có trị giá nhập khẩu cao nhất trong năm 2022 so với năm
( Nguồn: Tổng cục Hải Quan ) Đặc biệt, khối lượng hàng container thông qua cảng biển ước đạt 25,09 triệu TEUs, tăng 5% Trong đó, lượng hàng hóa xuất nhập khẩu vận tải quốc tế của đội tàu biển Việt Nam tăng 10%, đạt khoảng 1,29 triệu tấn so với năm 2021 Đây là mức tăng trưởng cao, chủ yếu vận tải các tuyến như: đi Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, khu vực Đông Nam Á và một số tuyến châu Âu Nhờ đó, nhiều doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam ghi nhận mức doanh thu và lợi nhuận tăng do nguồn hàng vận tải và giá cước tăng trong đầu năm 2022
Ngày càng có nhiều doanh nghiệp kinh doanh hoạt động giao nhận được thành lập, nhiều doanh nghiệp tìm đến các công ty này hơn, đây cũng là dấu hiệu cho thấy triển vọng của hoạt động giao nhận trong tương lai
Mục tiêu hoàn thiện hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu nguyên container bằng đường biển của công ty trong thời gian tới
Dành thị phần lớn cho doanh nghiệp trong nước trong vận chuyển hàng hoá Việt Nam theo đường biển quốc tế và nội địa đồng thời phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hàng hoá nội địa ngày càng hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hoá nội địa chuyên nghiệp để phục vụ chiến lược làm chủ thị phần nội địa của công ty trong năm 2023-2030
Tiên phong, đột phá trong lĩnh vực cung ứng chuỗi vận tải đa phương thức toàn cầu, đưa ra giải pháp vận chuyển tối ưu chất lượng cao, giá cước phù hợp đáp ứng nhu cầu và quyền được lựa chọn cho khách hàng
Luôn quan tâm, chia sẻ và đáo ứng nhanh nhất mọi nhu cầu của khách hàng Sẵn sàng hợp tác, chia sẻ với các đối tác kinh doanh để cùng phát triển
Mở rộng thêm trụ sở, các kho bãi và hợp tác với các bên trung gian tại nước ngoài để thuận tiện cho việc giao nhận Liên kết chặt chẽ với các hãng vận chuyển nâng cao năng lực cung cấp vận tải
Công ty tự hào với đội ngũ nhân viên trẻ trung, giàu kinh nghiệm và đầy nhiệt huyết
Mọi thành viên đều đoàn kết, chân thành, cùng gánh vác và chia sẻ với nhau Công ty luôn quan tâm đào tạo và trọng dụng nhân tài đặc biệt đề cao vai trò của từng cá nhân, con người cùng sự phát triển của công ty
Công ty SimbaGroup có chính sách rõ ràng và chất lượng, cung cấp dịch vụ với chất lượng tốt nhất vì lợi ích khách hàng