Nghiên cứu hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu nguyên container bằng đường biển tại SimbaGroup Việt Nam

MỤC LỤC

Phương pháp nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Khóa luận tốt nghiệp này đi sâu nghiên cứu về hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu nguyên container bằng đường biển của công ty Cổ phần kinh doanh Quốc tế SimbaGroup Việt Nam. - Không gian: Nghiên cứu tại công ty Cổ phần kinh doanh quốc tế SimbaGroup Việt Nam tại Hà Nội.

Kết cấu của khóa luận

- Mang tính thụ động: đó là do dịch vụ phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu của khách hàng, các quy định của người vận chuyển, các ràng buộc về pháp luật, thể chế của Chính Phủ (nước xuất khẩu, nước nhập khẩu, nước thứ ba). - Mang tính thời vụ: hoạt động giao nhận là dịch vụ phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu nên nó phụ thuộc rất lớn vào lượng hàng hóa xuất nhập khẩu. Mà thường hoạt động xuất nhập khẩu mang tính thời vụ nên hoạt động giao nhận cũng chịu ảnh hưởng của tính thời vụ. - Ngoài những công việc như làm thủ tục, môi giới, lưu cước, người làm dịch vụ còn tiến hành các dịch vụ khác như gom hàng, chia hàng, bốc xếp nên để hoàn thành công việc tốt hay không còn phụ thuộc nhiều vào cơ sở vật chất kỹ thuật và kinh nghiệm của người giao nhận. Phân loại các hoạt động giao nhận hàng hóa. Hoạt động giao nhận là một dịch vụ liên quan đến quá trình vận tải nhằm tổ chức việc vận chuyển hàng hóa từ nơi nhận hàng để nơi giao hàng. Căn cứ vào phạm vi hoạt động:. - Giao nhận quốc tế: là hoạt động giao nhận phục vụ cho các tổ chức chuyên chở quốc tế. - Giao nhận nội địa: là hoạt động giao nhận chuyên chở hàng hóa trong phạm vi của một nước. Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh. - Giao nhận thuần túy: là hoạt động giao nhận chỉ bao gồm việc gửi hàng đi hoặc gửi hàng đến. - Giao nhận tổng hợp: là hoạt động giao nhận ngoài hoạt động thuần túy còn bao gồm và xếp dỡ, bảo quản hàng hóa, vận chuyển đường ngắn, lưu kho, lưu bãi,.. Căn cứ vào phương thức vận chuyển:. - Giao nhận hàng hóa bằng đường biển: Sử dụng tàu biển để vận chuyển hàng hóa, là phương thức vận tải phổ biến nhất hiện nay trong thương mại quốc tế. - Giao nhận hàng không: Là phương thức giao hàng xuất nhập khẩu sử dụng phương tiện vận tải là máy bay. Thường được sử dụng cho hàng hóa có giá trị lớn, khối lượng nhỏ, thời gian sử dụng ngắn hoặc yêu cầu bảo quản đặc biệt. - Giao nhận đường bộ: Là hình thức sử dụng các phương tiện vận tải trên mặt đất vận chuyển hàng hóa sang biên giới trên đất liền giữa hai quốc gia. - Giao nhận đường sắt: Là hình thức sử dụng các phương tiện vận tải trên mặt đất vận chuyển hàng hóa sang biên giới trên đất liền giữa hai quốc gia. - Giao nhận vận tải liên hợp, vận tải đa phương thức: Là phương thức vận tải kết hợp nhiều phương tiện vận tải khác nhau, mục đích là tối ưu hóa chi phí và thời gian vận chuyển. - Giao nhận đường ống: Là phương thức sử dụng phương tiện vận tải là đường ống. Thường được dùng để vận chuyển các hàng hóa là chất lỏng như khí gas, dầu khí…. Quyền hạn và trách nhiệm của người giao nhận a) Quyền hạn. Theo quy định Điều 167, Luật Thương mại Việt Nam quy định:. - Người giao nhận được hưởng tiền công và các khoản thu hợp lý khác - Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình theo hợp đồng. - Trong quá trình thực hợp đồng, nếu có lý do chính đáng vì lợi ích của khách hàng thì có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng, nhưng phải thông báo ngay cho khách hàng - Sau khi ký kết hợp đồng, nếu thấy không thực hiện được chỉ dẫn của khách hàng phải thông báo cho khách hàng biết để xin được chỉ dẫn thêm. Thư viện ĐH Thăng Long. - Phải thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời gian hợp lý nếu trong hợp đồng không thoả thuận về thời gian thực hiện nghĩa vụ với khách hàng. Khi người giao nhận là đại lý: sẽ phải chiụ trách nhiệm về những sơ suất, lỗi lầm và thiết sót như:. - Giao hàng không đúng chỉ dẫn. - Thiếu sót trong việc mua bảo hiểm hàng hóa mặc dù đã có hướng dẫn - Thiếu sót trong khi làm thủ tục hải quan. - Chở hàng sai nơi đến quy định. - Tái xuất không theo những thủ tục cần thiết hoặc không hoàn lại thuế - Giao hàng mà không thu tiền từ người nhận hàng. - Chiụ trách nhiệm về những thiệt hại gây ra cho người thứ ba trong hoạt động của mình. - Nhưng không chịu trách nhiệm đối với những thiệt hại do người thứ ba gây ra. Khi người giao là người chuyên chở:. - Chiụ trách nhiệm cung cấp những dịch vụ mà khách hàng yêu cầu. - Chiụ trách nhiệm về những thiệt hại do người thứ ba gây ra - là người, anh ta thuê để thực hiện hợp đồng với khách hàng. Điều 170, Luật Thương mại Việt Nam giới hạn trách nhiệm của người giao hàng - Trong mọi trường hợp không vượt quá giá trị hàng hóa, trừ khi các bên có thoả thuận khác trong hợp đồng;. - Không được miễn trách nhiệm nếu không chứng minh được việc mất mát, hư hỏng hoặc chậm giao hàng không phải lỗi của mình gây ra. - Tiền bồi thường được tính trên cơ sở giá trị hàng hóa ghi trên hoá đơn và các khoản tiền khác có chứng từ hợp lệ. Người làm dịch vụ giao nhận không phải chiụ trách nhiệm trong các trường hợp sau đây:. - Không nhận được thông báo khiếu nại trong vòng 14 ngày làm việc, kể từ ngày giao hàng. - Không nhận được thông báo bằng văn bản về việc bị kiện tại Trọng tài hoặc toà án trong thời gian 9 tháng, kể từ ngày giao hàng. Điều 169, Luật Thương mại Việt Nam quy định người làm dịch vụ giao nhận không chịu trách nhiệm trong những trường hợp sau:. - Do lỗi của khách hàng hoặc người được khách hàng uỷ thác - Khách hàng đóng gói và ghi ký mã hiệu không phù hợp - Do nội tỳ hoặc bản chất của hàng hóa. - Do chiến tranh, đình công. - Do các trường hợp bất khả kháng. Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giao nhận hàng hóa. a) Các yếu tố khách quan:. - Môi trường pháp luật. Phạm vi hoạt động giao nhận hàng xuất nhập khẩu bằng đường biển liên quan đến nhiều quốc gia khác nhau. Nên môi trường luật pháp ở đây cần được hiểu là môi trường luật pháp không chỉ của quốc gia hàng hoá được gửi đi mà còn của quốc gia hàng hoá đi qua, quốc gia hàng hoá được gửi đến và luật pháp quốc tế. Bất kỳ một sự thay đổi nào ở một trong những môi trường luật pháp nói trên như sự ban hành, phê duyệt một thông tư hay nghị định của Chính phủ ở một trong những quốc gia kể trên hay sự phê chuẩn, thông qua một Công ước quốc tế cũng sẽ có tác dụng hạn chế hay thúc đẩy hoạt động giao nhận hàng xuất nhập khẩu. - Môi trường chính trị, xã hội. Sự ổn định chính trị, xã hội của mỗi quốc gia không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho quốc gia đó phát triển mà còn là một trong những yếu tố để các quốc gia khác và thương nhân người nước ngoài giao dịch và hợp tác với quốc gia đó. Những biến động trong môi trường chính trị, xã hội ở những quốc gia có liên quan trong hoạt động giao nhận sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quy trình giao nhận hàng xuất nhập khẩu bằng đường. - Môi trường công nghệ. Sự đổi mới ngày càng nhanh về mặt công nghệ trong vận tải biển đã không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận vận tải quốc tế bằng đường biển, giảm chi phí khai thác. Thời tiết ảnh hưởng rất lớn đến việc giao hàng, nhận hàng và quá trình chuyên chở hàng hoá. Điều này sẽ ảnh hưởng đến tốc độ làm hàng và thời gian giao nhận hàng hoá. Ngoài ra, quá trình chuyên chở trên không cũng chịu nhiều tác động của yếu tố thời tiết có thể. Thư viện ĐH Thăng Long. gây thiệt hại hoàn toàn, và làm chậm việc giao hàng, làm phát sinh hậu quả kinh tế cho các bên có liên quan. Do những tác động trên mà thời tiết sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của hàng hoá, và là một trong những nguyên nhân gây ra những tranh chấp. Nó cũng là cơ sở để xây dựng trường hợp bất khả kháng và khả năng miễn trách cho người giao nhận. - Đặc điểm của hàng hóa. Mỗi loại hàng hoá lại có những đặc điểm riêng của nó. Ví dụ như hàng nông sản là loại hàng mau hỏng, dễ biến đổi chất lượng còn hàng máy móc, thiết bị lại thường cồng kềnh, khối lượng và kích cỡ lớn,… Chính những đặc điểm riêng này của hàng hoá sẽ quy định cách bao gói, xếp dỡ, chằng buộc hàng hoá sao cho đúng quy cách, phù hợp với từng loại hàng để nhằm đảm bảo chất lượng của hàng hoá trong quá trình giao nhận và chuyên chở hàng hoá. Bên cạnh đó, mỗi loại hàng hoá khác nhau với những đặc điểm riêng biệt sẽ đòi hỏi những loại chứng từ khác nhau để chứng nhận về phẩm chất, chất lượng của chúng. Tuỳ theo yêu cầu của cơ quan hải quan hoặc theo bộ chứng từ thanh toán được quy định trong L/C mà người giao nhận sẽ phải chuẩn bị các loại chứng từ cho phù hợp. b) Yếu tố chủ quan. (Nguồn: Phòng hành chính nhân sự tại SimbaGroup) b) Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban. Ban giám đốc: Giám đốc là ông Trương Văn Đại, nắm vai trò lãnh đạo chung toàn công ty, trực tiếp phụ trách công tác đối ngoại, tài chính và quản lý các phòng ban trong công ty. Ông là người điều hành hoạt động kinh doanh của công ty. Đồng thời, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình về điều hành, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Lập các kế hoạch thực hiện công việc và phân công nhiệm vụ cho từng nhân viên. Ký kết các giao dịch, chứng tư được ủy nhiệm tại ngân hàng. Giám sát việc thực hiện công việc của nhân viên và quản lý các bộ phận trong công ty. Ban hành các quy chế quản lý nội bộ. Bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm các chức danh quản lý. Phòng kinh doanh: Phòng kinh doanh là bộ phận có trách nhiệm là tìm kiếm khách hàng mới cho công ty, thiết lập quan hệ với khách hàng, đàm phám ký kết các hợp đồng kinh tế, giới thiệu, quảng bá hình ảnh, sản phẩm của công ty cho các đối tác kinh doanh. Ngoài ra, bộ phận đảm trách riêng việc lập kế hoạch, chiến lược, tham gia đóng góp ý kiến và đề xuất giải pháp thực hiện các lĩnh vực hoạt động của công ty, ký các văn bản hành chính và nghiệp vụ theo quy định của pháp luật và của công ty để thực hiện các công việc được phân công của giám đốc. BAN GIÁM ĐỐC. PHềNG KẾ TOÁN. PHềNG HCNS PHềNG. TT HẢI QUAN. ĐIỀU PHỐI KHO VẬN PHềNG. XUẤT NHẬP KHẨU. Thư viện ĐH Thăng Long. - Bộ phận Sales: Có nhiệm vụ là tìm kiếm khách hàng qua việc quảng bá, giới thiệu các dịch vụ vận chuyển của công ty; Thường xuyên liên lạc, chăm sóc khách hàng, hỗ trợ giá cả, dịch vụ ưu đãi cho khách hàng; Cung cấp hỗ trợ cho nhóm hậu cần, đảm bảo rằng tất cả các lô hàng đi và đến đều không bị hư hại hay nhầm lẫn; Yêu cầu khách hàng xác nhận đơn, đặt hàng bên ngoài với các nhà giao nhận vận chuyển hoặc môi giới; Làm việc với các nhà vận chuyển để phối hợp trả lại hàng hóa và quản lý các thông tin vận chuyển của hàng hóa. - Bộ phận Purchasing: Nhân viên thu mua sẽ cần nghiên cứu thật kỹ các nhà cung cấp hàng hoá hoặc nguyên vật liệu tiềm năng để có thể so sánh và đánh giá sự chào hàng từ các nhà cung cấp. Từ đó, lựa chọn ra những nhà cung cấp phù hợp với tiêu chuẩn của công ty. + Bên cạnh đó, họ cũng cần đàm phán các điều khoản hợp đồng theo thoả thuận và giỏ cả hợp lý. Purchasing staff cũng chịu trỏch nhiệm cho việc theo dừi cỏc đơn hàng và đảm bảo thời gian giao hàng kịp thời và hợp lý. + Ngoài ra, họ cũng cần duy trì các hồ sơ cập nhật sản phẩm đã mua cũng như thông tin giao hàng và các hóa đơn một cách thật cẩn thận và chi tiết đơn đặt hàng vào cơ sở dữ liệu nội bộ như số lượng, giá cả hay nhà cung cấp và duy trì hồ sơ cập nhật thông tin sản phẩm đã mua, thông tin giao hàng hay hóa đơn. Phòng Marketing: là bộ phận của công ty, chịu trách nhiệm về tiếp thị. Một trong những mục tiêu chính của bộ phận này là bán được càng nhiều sản phẩm dịch vụ cho công ty, tiếp cận được đến nhiều tệp khách hàng. Các thành viên trong phòng Marketing sẽ thiết kế các chiến lược tiếp thị và kết hợp một số phương thức quảng bá phù hợp để đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách hàng, giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận các sản phẩm dịch vụ của công ty. Phòng xuất nhập khẩu - Bộ phận Pricing:. + Nghiên cứu và phân tích thị trường để xác định mức giá vận chuyển cạnh tranh + Đàm phán giá với các đối tác và đặt phương tiện vận chuyển. - Bộ phận chứng từ: Thực hiện kiểm tra giám sát, lập các chứng từ liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu. Trực tiếp soạn thảo bộ hồ sơ làm thủ tục hải quan, khai báo hải quan. Chuẩn bị đầy đủ các công văn, chứng từ cần thiết khác để hoàn thiện đơn hàng cho khách hàng. Chịu trách nhiệm chuẩn bị chứng từ xuất nhập khẩu liên quan đến lô hàng, làm hồ sơ thanh toán quốc tế, quản lí lưu trữ hồ sơ chứng từ như: thư từ giao dịch liên quan,. đơn đặt hàng, bộ chứng từ.. Liên hệ với các nhà cung ứng và khách hàng về lịch chuyển hàng và giao nhận hàng. - Bộ phận thủ tục hải quan : Phối hợp với các bên liên quan như quản lý kho bãi, vận chuyển hàng, hải quan… nhập container, xem xét lựa chọn container rỗng và sạch, đóng gói hàng, vận chuyển từ các kho đến các khu vực phù hợp theo đúng quy định. Ngoài ra, còn đảm nhiệm các công việc đổi lệnh hay lấy lệnh trên tàu, cảng bãi theo giấy tờ khai báo hải quan sau đó lập báo công việc hàng ngày tới cấp trên hoặc bộ phận liên quan. Bộ phận giao nhận có trách nhiệm hoàn thành mọi thủ tục từ khâu mở tờ khai hải quan đến khâu giao hàng đúng hẹn cho khách hàng của công ty. Bộ phận này giữ vai trò quan trọng trong việc tạo uy tín với các khách hàng. - Bộ phận điều phối kho vận: Chịu trách nhiệm điều phối sự di chuyển của hàng hóa từ nơi xuất phát đến nơi đến, bao gồm:. + Phát triển và duy trì mạng lưới giao thông vận tải;. + Đàm phán giá cước vận tải với các hãng vận tải;. + Quản lý mức độ hàng lưu kho + Theo dừi tiến độ lụ hàng. Phòng kế toán: Chịu trách nhiệm các hoạt động về tài chính - kế toán, giúp ban giám đốc xây dựng các mô hình tài chính của đơn vị. Đảm bảo hạch toán đúng và đầy đủ các nghiệp vụ phát sinh, số liệu chính xác, đảm bảo cho công ty làm ăn có hiệu quả và thực hiện đúng trách nhiệm và nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước. Phân tích hiệu quả kinh tế qua từng thời điểm, lập kế hoạch về sử dụng nguồn vốn sao cho có hiệu quả cao nhất trong kinh doanh. Phòng hành chính nhân sự: Bộ phận nhân sự chị trách nhiệm tuyển dụng, thuê và quản lý nhân viên công ty, bao gồm:. + Đăng tin tuyển dụng, sàng lọc hồ sơ, lên lịch phỏng vấn;. + Theo dừi bảng theo dừi chấm cụng;. + Lên kế hoạch sự kiện như team building, sinh nhật…. Khái quát tình hình tài chính của công ty a) Về kết quả kinh doanh. Thư viện ĐH Thăng Long. thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ. Giá vốn hàng bán và dịch vụ cung cấp. thuế thu nhập doanh nghiệp. Điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty đang phát triển, việc mở rộng kinh doanh được xem là có dấu hiệu tích cực. Giá vốn hàng bán cũng đã thay đổi cùng chiều với doanh thu, cho thấy giá vốn chịu ảnh hưởng trực tiếp của việc tăng lên hay giảm xuống của mức độ kinh doanh. Điều này chứng tỏ công ty đang ngày càng mở rộng, khai thác thêm được nhiều khách hàng. Bên cạnh đó, công ty cũng đang ngày càng chú trọng cải tiến và nâng cao chất lượng dịch vụ, từng bước hoàn thiện quá trình hoạt động. Mặc dù, lợi nhuận của công ty chưa cao, nguyên nhân trong giai đoạn này, công ty chú trọng tìm kiếm và thu hút thêm khách hàng mới, có thể phải đánh đổi phần nào đó lợi nhuận để khách hàng lần đầu trải nghiệm các dịch vụ mà Simba mang lại. b) Về cơ cấu nguồn vốn của công ty.

Hình 1.1: Các bước cơ bản trong giao nhận hàng hóa bằng đường biển
Hình 1.1: Các bước cơ bản trong giao nhận hàng hóa bằng đường biển