1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Luật học: Quan hệ pháp luật - Những vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam hiện nay

214 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

LÊ VĂN LONG

QUAN HỆ PHAP LUẬT - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬNVÀ THUC TIEN O VIET NAM HIỆN NAY

Chuyên ngành : Ly luận nhà nước và pháp luậtMã số : 5.05.01

_ THU VIÊNTRUONG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

PHONG GV 44 —LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dan khoa học: PGS.TS Lê Minh Tam

HÀ NỘI - 2003

Trang 2

Tôi xin cam đoan đây là công trìnhnghiên cứu của riêng tôi Các số liệu nêutrong luận án là trung thực Những kết luậnkhoa học của luận án chưa từng được aicông bố trong bất kỳ công trình nào khác.

TÁC GIÁ LUẬN ÁN

Lê Văn Long

Trang 3

Phân loại quan hệ pháp luật

Vi trí, vai trò củàquan hệ pháp luật trong cơ chế điều chỉnh

pháp luật và trong đời sống thực tiễn

Điều kiện làm phát sinh, thay đổi và chấm dứt quan hệpháp luật

Chương 2: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA

HỆ THỐNG QUAN HỆ PHÁP LUẬT VIỆT NAM TỪ

1945 ĐẾN NAY

Các đặc điểm cơ bản về chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hộiảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển của hệ

thống quan hệ pháp luật Việt Nam

Khái quát về sự phát triển của hệ thống quan hệ pháp luậtViệt Nam qua các giai đoạn

Thực trạng hệ thống quan hệ pháp luật Việt Nam hiện nay

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VA CÁC GIẢI PHAP PHÁT TRIENHỆ THỐNG QUAN HỆ PHÁP LUẬT VIỆT NAMHIEN NAY

Những yêu cầu cơ bản đối với việc phát triển hệ thốngquan hệ pháp luật Việt Nam hiện nay

Phương hướng và các giải pháp đối với việc phát triển hệthống quan hệ pháp luật Việt Nam hiện nay

KẾT LUẬN

NHỮNG CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN TỚI LUẬN ÁN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢOPHỤ LỤC

142169197200201208

Trang 4

BLDS: Bộ luật Dân suBLHS: Bộ luật Hình sựLDN: Luật Doanh nghiệpLLD: Luật Lao động

LHNGĐ: Luật Hôn nhân và gia đình

Trang 5

1 Tính cấp thiết của đề tài

Công cuộc đổi mới và sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền xã hộichủ nghĩa của dân, do dân và vì dân ở nước ta đang đặt ra nhiều vấn đề cầnđược kiến giải về phương diện lý luận và kiểm chứng về mặt thực tiễn Trongđó, hoàn thiện lý luận quan hệ pháp luật, củng cố, mở rộng và phát triển hệ

thống quan hệ pháp luật là một trong những vấn đề cơ bản và thiết thực.

Quan hệ pháp luật là một trong những vấn đề lý luận cơ bản của khoa

học pháp lý, vì vậy nó đã được các nhà khoa học trong và ngoài nước quantâm nghiên cứu ở những góc độ khác nhau Các kết quả nghiên cứu đó đã góp

phần hình thành cơ sở lý luận về quan hệ pháp luật và ở mức độ này hay mức

độ khác được vận dụng trên thực tế góp phần giải quyết những vấn đề cụ thểcủa đời sống pháp lý Tuy nhiên, trong điều kiện nhà nước và pháp luật cónhững thay đổi thì quan hệ pháp luật có nhiêu đổi biến đổi hon so với các hiện

tượng khác Chính vì vậy, các kết quả nghiên cứu trước đây bộc lộ những điểmkhông phù hợp và thích ứng Việc sử dụng các kết quả nghiên cứu đó sẽ gián

tiếp đem lại hậu quả làm bó hẹp khung pháp luật và khả năng hành vi thực

tiễn của chủ thể Điều này đòi hỏi cần phải tiếp tục nghiên cứu về quan hệpháp luật để không làm hạn chế tư duy nhận thức về điều chỉnh pháp luật, xác

định luận cứ phân chia ngành luật và chế định pháp luật.

Trong cơ chế điều chỉnh pháp luật, quan hệ pháp luật là một thành tố

quan trọng Nó là tấm gương phản chiếu đời sống pháp lý hiện thực trên tất cảcác lĩnh vực của đất nước qua mỗi chặng đường xây dựng và phát triển Đồng

thời nó là cơ sở, môi trường thực tế để đánh giá hiệu quả pháp luật, giá trị xã

hội của pháp luật Điều này cho thấy, quá trình nghiên cứu quan hệ pháp luật

ngoài việc tiếp tục phát triển lý luận cơ bản, đòi hỏi phải có sự ứng dụng vào

thực tiễn để giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra, làm sáng tỏ các vấn đề nóng

Trang 6

Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và hội nhập ở nước ta hiện

nay, quan hệ pháp luật hình thành, vận động đa dạng, linh hoạt Tuy nhiên, hệthống quan hệ pháp luật cũng như các yếu tố cơ sở của nó đã bộc lộ nhữngđiểm hạn chế nhất định Đó là thiếu tính cân đối trong sự phát triển của cácloại quan hệ pháp luật, năng lực chủ thể không theo kịp với nhu cầu đòi hỏicủa đời sống xã hội, cơ chế kiểm soát quá trình hình thành và vận động quan

hệ pháp luật trên thực tế kém hiệu quả, nhiều loại quan hệ pháp luật bị biếndạng về cơ cấu và tính chất v.v Điều này cho thấy, không những phải có một

hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, nâng cao hiệu quả pháp luật mà cần thiết phải

xem xét một cách toàn diện về hệ thống pháp luật trên cơ sở gắn liền việc

nghiên cứu cơ bản với khảo cứu hệ thống quan hệ pháp luật thực tế Đây làcông việc khó khăn bởi quan hệ pháp luật là một hiện tượng phức tạp trongnhận thức luận, sự tồn tại, vận động và phát triển của quan hệ pháp luật trênthực tế rất đa dạng, linh hoạt đồng thời chịu sự tác động đa chiều của nhiềuyếu tố Sự hình thành và phát triển của hệ thống quan hệ pháp luật trên thực tế

không chỉ mang tính pháp lý mà còn thể hiện cả những đặc điểm chính trị,kinh tế, tâm lý, xã hội ở mỗi giai đoạn lịch sử.

Chúng tôi chọn đề tài: "Quan hệ pháp luật - Những vấn đề lý luận và

thực tiên ở Việt Nam hiện nay" làm luận án với mong muốn có được cáchnhìn tổng quan, khoa học về quan hệ pháp luật và khái quát được những nét

căn bản về thực trạng hệ thống quan hệ pháp luật nước ta qua các giai đoạn

phát triển khác nhau Trên cơ sở của việc nghiên cứu một cách toàn diện đó có

thể rút ra được những kết luận, làm sáng tỏ những nguyên nhân và tìm kiếmcác giải pháp nhằm góp phần xây dựng, hoàn thiện hệ thống quan hệ pháp luật

Việt Nam trong điều kiện đổi mới, hội nhập và xây dựng nhà nước pháp quyềnxã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân.

Trang 7

luận và thực tiễn vì vậy nó đã thực sự tạo ra được sự quan tâm nghiên cứu của

các nhà khoa học ở các nước xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là ở Liên Xô trước đâynhư C.C ALekceeb; Ju K Tolstj; Y.A.Ylin; A.A.Kovatrev; V.O Lutrin;A.E.Kazlov; A.V.Miskevich; A.F.Sebanov; V P Kzimichuc; V M Gorshenev;C A Komarov; V.V Lazareva; N.LMatuzova; V.N Khropanhiuc v.v đãnghiên cứu quan hệ pháp luật dưới góc độ khoa hoc lý luận chung và khoa hocchuyên ngành Những công trình khoa học của các tác giả này đã đề cập đếnnhiều nội dung như khái niệm, đặc điểm, cơ cấu của quan hệ pháp luật cũngnhư vị trí, vai trò của quan hệ pháp luật trong cơ chế điều chỉnh pháp luật vatrong đời sống thực tiễn Nhìn chung, đa số các nhà khoa học đều thừa nhậnkhái niệm quan hệ pháp luật là một khái niệm có tính nền tảng của khoa họcpháp lý nên ít nhiều nó cũng đã đem lại tính thống nhất trong nhận thức nghiêncứu về các dạng quan hệ pháp luật chuyên ngành Tuy nhiên, trong tình hìnhhiện nay, khi mà quan hệ pháp luật có sự biến đổi linh hoạt, không ít nhàkhoa học lại cho rằng, không nên quan niệm như vậy nữa bởi nó sẽ làm hạn

chế sự cởi mở tư duy điều chỉnh pháp luật, bó hẹp hệ thống quan hệ pháp luậtthực tiễn.

Ở nước ta, hoạt động nghiên cứu quan hệ pháp luật nói chung chưa có

nhiều và chưa mang tính chuyên sâu Riêng đối với hệ thống quan hệ phápluật Việt Nam cũng chưa được nhận thức về mặt lý luận và khái quát, đánh giávề thực trạng vận động và phát triển Do vậy, các tài liệu nghiên cứu về đề tàinày còn quá ít, nội dung cũng mới dừng lại ở một vài khía cạnh như: quyềnchủ thể, nghĩa vụ pháp lý của chủ thể, phân loại quan hệ pháp luật hoặc

nghiên cứu quan hệ pháp luật với tư cách là một yếu tố trong cơ chế điều

chỉnh pháp luật Xét về tính chất, mức độ thì đó mới chỉ là những bài viết đăngở các tạp chí; trong giáo trình môn học lý luận chung về nhà nước và pháp luật

Trang 8

luận cơ bản về pháp luật của GS.TSKH Đào Trí Úc; "Quan hệ pháp luật xã

hội chủ nghĩa" của PGS.TS Thái Vinh Thang, Tạp chí Dan chủ pháp luật, số12-1996, số 2-1997; "Một số vấn đề về quan hệ pháp luật” của TS Hoang ThịKim Quế, Tap chí Khoa học - Dai học Quốc gia Hà Nội, t XV, 2-1999; "Swkết hợp các lợi ích xã hội trong việc qui định và thực hiện các quyền và nghĩavụ của chủ thể quan hệ pháp luật" PGS.TS Võ Khánh Vinh, Tạp chí Nhà nướcvà pháp luật, số 12-2002; chương "Quan hệ pháp luật xã hội chủ nghĩa", giáotrình môn học của các trường Đại học Luật Hà Nội, Học viện Chính trị Quốcgia Hồ Chí Minh, Khoa Luật - Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn -Đại học Quốc gia Hà Nội, Học viện Hành chính Quốc gia.

3 Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu+ Mục đích nghiên cứu

Tác giả lựa chọn nghiên cứu vấn đề lý luận và thực tiễn về quan hệ

pháp luật ở Việt Nam hiện nay nhằm mục đích: |

- Nghiên cứu và hình thành một cách có hệ thống lý luận về quan hệpháp luật trong điều kiện, hoàn cảnh đổi mới hiện nay ở nước ta.

- Khái quát được những nét căn bản về sự hình thành và phát triển hệ

thống quan hệ pháp luật Việt Nam từ 1945 đến nay.

- Nêu lên được nguyên nhân cơ bản dẫn đến thực trạng biến dạng về

cơ cấu, tính chất của quan hệ pháp luật và yêu cầu, phương hướng và các giảipháp nhằm củng cố và phát triển hệ thống quan hệ pháp luật Việt Nam trongxu thế hội nhập và phát triển.

+ Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu trên đây, luận án có các nhiệm vụ cơbản như sau:

Trang 9

cơ cấu, phân loại, vị trí, vai trò của quan hệ pháp luật trong cơ chế điều chỉnhpháp luật và trong đời sống thực tiễn.

- Nghiên cứu tổng quan về quá trình hình thành, vận động và phát triểncủa hệ thống quan hệ pháp luật Việt Nam từ 1945 đến nay; phân tích đánh giáthực trạng hệ thống quan hệ pháp luật khẳng định những điểm tích cực cầnphát huy đồng thời tìm ra những hạn chế, nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó.

- Trên cơ sở lý luận và và thực trạng đó, luận án nêu lên một số yêucầu, phương hướng và các giải pháp xây dựng hệ thống quan hệ pháp luật ViệtNam trong điều kiện đổi mới hiện nay.

+ Pham vi nghiên cứu

Trước hết phải nói rằng, quan hệ pháp luật là một hiện tượng pháp lý

liên quan đến nhiều yếu tố trong đời sống xã hội đồng thời đó là vấn đề phứctạp trong nhận thức luận Bởi vậy, luận án không thể giải quyết được một cáchtoàn điện các nội dung về lý luận và vấn đề đặt ra từ thực tiễn của quan hệpháp luật Luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về các

quan hệ pháp luật; khái quát những nét chính về hệ thống quan hệ pháp luật

nước ta từ 1945 đến nay và yêu cầu phương hướng đối với việc phát triển hệthống quan hệ pháp luật Việt Nam (chủ yếu dưới góc độ là những quan hệpháp luật được hình thành từ những sự kiện pháp lý hợp pháp, tích cực)

4 Cơ sở luận và phương pháp nghiên cứu của luận án

Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở lý luận khoa học và các phương

pháp luận của triết học Mác - Lênin; lý luận chung về nhà nước - pháp luật;các quan điểm của Đảng và tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về nhà nướcvà pháp luật Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận án là:

phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp lịch sử, phương pháp so

sánh, phương pháp lôgíc biện chứng.

Trang 10

thống về quan hệ pháp luật và hệ thống quan hệ pháp luật ở Việt Nam.

Trên cơ sở phân tích các cách tiếp cận và quan niệm khác nhau vềnhững yếu tố cơ bản của quan hệ pháp luật, luận án đã nêu lên những thuộc

tính phức tạp của mỗi yếu tố, xây dựng khái niệm quan hệ pháp luật có tính cơ

sở khoa học và tính toàn diện góp phần tạo nên tính thống nhất về quan hệpháp luật và các dạng thức quan hệ pháp luật chuyên ngành.

Bằng việc đánh giá quá trình hình thành, phát triển cũng như thựctrạng hệ thống quan hệ pháp luật, luận án đề xuất phương hướng và các giảipháp nhằm nâng cao tính hiện thực của quan hệ pháp luật, củng cố và phát

triển hệ thống quan hệ pháp luật trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường,

xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân.

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án

Luận án được coi là công trình chuyên khảo đầu tiên về quan hệ phápluật ở nước ta Những kết quả nghiên cứu góp phần bổ sung và phát triển

những vấn đề lý luận cơ bản của khoa học pháp lý, tạo ra cơ sở khoa học cần

thiết để nghiên cứu các dạng thức quan hệ pháp luật chuyên ngành vốn rất đadang và linh hoạt trong tình hình hiện nay.

Luận án có thể sử dụng phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạykhoa học pháp lý và hỗ trợ cho các nhà hoạt động thực tiễn trong các cơ quanpháp luật.

Các kết luận, ý kiến được trình bày trong luận án có tính hữu ích đốivới các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình xây dựng pháp luật,tổ chức thực hiện pháp luật và bảo vệ pháp luật, giải quyết một số vấn đề mớinảy sinh trong thực tiễn đời sống pháp lý.

7 Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,luận án bao gồm 3 chương, 10 mục.

Trang 11

VỀ QUAN HỆ PHÁP LUẬT

1.1 KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC DIEM CUA QUAN HỆ PHÁP LUẬT

1.1.1 Khái niệm quan hệ pháp luật

Trong khoa học pháp lý, khái niệm quan hệ pháp luật là một trongnhững khái niệm cơ bản thuộc phạm vi nghiên cứu của khoa học lý luận

chung về nhà nước và pháp luật và được xem xét một cách cụ thể hơn trong

các môn khoa học pháp lý chuyên ngành Trong bất kỳ một ngành luật nào thì

các nhà khoa học cũng cố gắng xác định rõ nội dung và những nét đặc thù củaquan hệ pháp luật được quyết định bởi đối tượng điều chỉnh và phương pháp

điều chỉnh của ngành luật đó Những đặc điểm của việc điều chỉnh của các

ngành luật khác nhau được thể hiện ở cấu trúc các quan hệ pháp luật, ở mối

tương quan giữa quyền và nghĩa vụ, ở thành phần và những đặc điểm pháp lý

của các chủ thể, ở các phương tiện tác động tới hành vi của các chủ thể đó.

Việc nghiên cứu các quan hệ pháp luật cụ thể đã khám phá sâu hơn mối liênhệ giữa đối tượng và phương pháp điều chỉnh, các qui luật khách quan của mối

tương quan giữa các loại quan hệ xã hội khác nhau với hình thức pháp lý củachúng Việc nghiên cứu đặc điểm của các dạng quan hệ pháp luật khác nhauđã làm phong phú thêm lý luận về quan hệ pháp luật, làm sáng tỏ nội dung,bản chất của các quan hệ pháp luật đó.

Thực tế ở nước ta, quan hệ pháp luật cũng đã được nghiên cứu ở mức

độ nhất định của khoa học lý luận chung và khoa học pháp lý chuyên ngành.Tuy nhiên việc nghiên cứu đó chưa có tính hệ thống và chưa có sự thống nhấttrong nhận thức về nhiều vấn đề cụ thể, trước hết là khái niệm quan hệ pháp

luật Trong khoa học pháp lý có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm quan

hệ pháp luật trong đó có một số quan điểm hiện được sử dụng phổ biến sau:

Trang 12

hội Hình thức pháp lý này xuất hiện trên cơ sở sự điều chỉnh củapháp luật đốt với các quan hệ xã hội tương ứng và các bên tham giaquan hệ pháp luật đó đêu mang những quyền và nghĩa vụ pháp lýđược quy phạm pháp luật qui định [82, tr 102], [68, tr 389].

Có thể nói, ở đây việc xem xét quan hệ pháp luật đã được gắn liền vớiquan hệ xã hội với sự điều chỉnh pháp luật nên có sự hợp lý nhất định để điđến việc thừa nhận quan hệ pháp luật là một dạng thức quan hệ xã hội Tuynhiên, nếu cho rằng quan hệ xã hội là nội dung và khẳng định quan hệ pháp

luật là hình thức pháp lý của quan hệ xã hội thì chưa chính xác Điều này thật

sự khó lý giải đối với trường hợp quan hệ xã hội chỉ tồn tại ở một dang thức làquan hệ pháp luật Loại quan hệ này không thể tồn tại ngoài hình thức pháp lýđặc trưng đã được xác định trong quy phạm pháp luật Việc không tuân thủhình thức pháp lý đó trên thực tế sẽ dẫn tới vi phạm pháp luật (ví dụ: quan hệ

về tố tụng, bảo hiểm) Hay chẳng hạn, một quan hệ pháp luật hình sự phát

sinh khi có hành vi phạm tội xâm hại đến các quan hệ nhân thân (tính mang,sức khỏe, danh dự, nhân phẩm ) hoàn toàn không phải là hình thức pháp lýcủa các quan hệ nhân thân đó Trong trường hợp này bản thân quan hệ phápluật hình sự chỉ có thể phát sinh khi có hành vi phạm tội xâm hại đến quan hệnhân thân Nếu không có hành vi phạm tội đó thì quan hệ pháp luật hình sựcũng không thể phát sinh Rõ ràng các quan hệ về nhân thân đã không đòi hỏivà không thể đòi hỏi một quan hệ pháp luật hình sự nào xảy ra.

Chúng tôi cho rằng, quan hệ xã hội tồn tại và phản ánh nhu cầu điều

chỉnh nội tại của mình một cách khách quan Khi quan hệ xã hội được phápluật điều chỉnh tức là nó được các quy phạm pháp luật xác định giới hạn, tính

chất pháp lý cần thiết cho sự vận động và phát triển Quá trình thực hiện quy

phạm pháp luật làm xuất hiện quan hệ pháp luật Thông qua các quan hệ pháp

Trang 13

phạm pháp luật trên thực tế Còn hình thức pháp lý của quan hệ xã hội phải làquy phạm pháp luật.

+ Quan điểm thứ hai khẳng định, "quan hệ pháp luật là những quan hệxã hội được quy phạm pháp luật điêu chỉnh (Rappots furidiques)" [66, tr 305],

[67, tr 429], 34, tr 402].

Theo quan điểm này, quan hệ pháp luật là những quan hệ xã hội được

pháp luật điều chỉnh Về bản chất thì phải thừa nhận quá trình điều chỉnh phápluật tạo nên hình thức pháp lý cho quan hệ xã hội đồng thời đem lại khả năng

hình thành quan hệ pháp luật thực tế Tuy nhiên, cần phải hiểu quan hệ xã hội

được pháp luật điều chỉnh và quan hệ pháp luật không hoàn toàn đồng nhất

với nhau Quan hệ xã hội là một khái niệm chung để chỉ mối quan hệ của con

người - con người trên một lĩnh vực hoạt động nhất định Quan hệ xã hội xuất

hiện và tồn tại một cách khách quan cùng với sự phát triển của xã hội loàingười Không phải mọi quan hệ xã hội đều được pháp luật điều chỉnh, bởi vậy

khi cho rằng "quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh" đã tỏ rõ mục đích

điều chỉnh của pháp luật tới quan hệ xã hội cụ thể nhất định Hay, quan hệ xãhội đó chính đã nằm trong "thước ngắm" của pháp luật, thuộc lĩnh vực mapháp luật tác động tới Trong lúc đó, quan hệ pháp luật là khái niệm cho thấy

trạng thái thực tế của điều chỉnh pháp luật Quan hệ pháp luật xuất hiện do kết

quả của hoạt động thực hiện và áp dụng pháp luật trong thực tiễn và được coi

là hình thức cơ bản để thực hiện quy phạm pháp luật ”

Hơn nữa, cũng không phải có sự điều chỉnh pháp luật tới quan hệ xãhội thì xuất hiện quan hệ pháp luật Chẳng hạn, mặc dù Nhà nước ta đã có

Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam nhưng, nếu các nhà đầu tư quốc tế thấy

chưa hấp dẫn (vì nhiều lý do) thì họ chưa đầu tư Vì vậy, quan hệ pháp luật cụ

thể chưa hình thành mặc dù sự điều chỉnh pháp luật đối với lĩnh vực này đã có.

Trang 14

Điều chỉnh pháp luật thực chất là quá trình nhà nước dựa vào pháp luật và sử

dụng một loạt các phương tiện pháp lý đặc thù để bảo đảm cho các quan hệ xã

hội vận động trong một trật tự có định hướng nhất định Điều chỉnh pháp luậtcũng có thể được hiểu là sự tác động đặc thù lên quan hệ xã hội với tính cáchnhân tố điều chỉnh có tính qui phạm và tính bắt buộc chung Theo Giáo sưTiến sĩ khoa học Dao Trí Úc thì "điều chỉnh pháp luật đó là việc Nha nước

dùng pháp luật, dựa vào pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội, tác độngtheo những hướng nhất định vào các quan hệ xã hội" [85, tr 181-182] Điều

chỉnh pháp luật cũng có thể là dùng pháp luật để bảo vệ các quan hệ xã hộikhỏi bị các hành vi vi phạm pháp luật xâm hại tới.

+ Quan điểm thứ ba có cách lý giải khác, "quan hệ pháp luật là quanhệ xã hội đặc biệt nảy sinh do sự tác động hữu cơ giữa quy phạm pháp luật vàsự kiện pháp ly" [18, tr 327].

Khác với hai quan điểm trên, quan điểm này tiếp cận quan hệ phápluật từ thực tế, nghĩa là nó không thể hình thành nếu không có sự kiện pháp lýxuất hiện, mặc đù có quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ xã hội đó Sựkiện pháp lý chính là yếu tố bộc lộ quan hệ xã hội trên thực tế và có vai trò

làm cầu nối giữa hai hiện tượng quy phạm pháp luật với quan hệ pháp luật.Đây là những nội dung hợp lý của quan điểm thứ ba khi nhìn quan hệ xã hội

trong một trạng thái động Tuy nhiên, khó có thể hình dung nổi là bằng cáchnào quy phạm pháp luật lại có thể tự mình tác động "hữu co" tới quan hệ xã

hội được để làm xuất hiện quan hệ pháp luật nếu không có các hoạt động củaquá trình điều chỉnh pháp luật thực tiễn Bản thân quy phạm pháp luật là quitắc thành văn chỉ tồn tại trong các văn bản quy phạm pháp luật mà thôi.

+ Quan điểm thứ tư lại hiểu, "Quan hệ pháp luật là quan hệ có tính chấttác động qua lại về mặt xã hội trên cơ sở những sự kiện pháp lý nhất định để quađó chủ thể dat được những mục dich của minh do pháp luật qui định" [84, tr 77].Đây là quan điểm cho thấy sự hợp lý về cách tiếp cận quan hệ phápluật từ thực tế và sự nhìn nhận nhạy cảm về ranh giới tác động qua lại của các

Trang 15

đặc tính xã hội - pháp lý thông qua sự kiện pháp lý Đây là một khái niệm cótính khái quát hóa cao về mặt lý luận, mặc dù trên thực tế không phải mọi

người có thể hiểu một cách thấu đáo và đều nhất trí với quan điểm này.

Như vậy, các quan điểm trên đã cho thấy tính phức tạp trong nhận thức

luận về quan hệ pháp luật và sự đa dạng trong cách lý giải đối với hiện tượng

này Mặc dù có những phương pháp tiếp cận khác nhau nhưng điểm cốt lõi là

các nhà khoa học đều thừa nhận quan hệ pháp luật là một dạng quan hệ xãhội, là hình thức đặc thù của quá trình thực hiện quy phạm pháp luật Quaphân tích và xem xét một cách toàn diện, chúng tôi thống nhất với các quanđiểm trên đây ở những nội dung cơ bản:

- Quan hệ pháp luật là một dạng quan hệ xã hội.

- Các bên tham gia quan hệ pháp luật đều có quyền và nghĩa vụ pháp lý.- Việc thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý chủ thể trong quan hệ pháp

luật được đảm bảo bằng các biện pháp nhà nước.

- Trong điều kiện văn bản quy phạm pháp luật là nguồn tạo nên cơ sở

pháp lý của quan hệ pháp luật thì sự xuất hiện, thay đổi hoặc chấm dứt quanhệ pháp luật phải dựa trên quy phạm pháp luật.

Tóm lại, việc xây dựng khái niệm quan hệ pháp luật trước hết phải khẳng

định nó là một dạng quan hệ xã hội, nhưng đó là những quan hệ xã hội phải có sự

hiện diện của quyền, nghĩa vụ pháp lý và được bảo đảm bởi nhà nước Những quan

hệ xã hội chưa có đủ các thuộc tính trên thì chưa trở thành quan hệ pháp luật.‘ Bởi vậy có thể khang định: Quan hệ pháp luật là một dang quan hệ

a hội được hình thành, tôn tại, phát triển trên cơ sở các quy phạm phápluật và được bảo đảm bằng các biện pháp nhà nước, đặc trưng bởi sự hiện| diện và tương tác của quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể.

1.1.2 Đặc điểm của quan hệ pháp luật

Việc nghiên cứu để tìm ra những đặc điểm cơ bản của quan hệ pháp

luật không chỉ xem xét từ những yếu tố đã được khắc họa trong nội dung của

Trang 16

quy phạm pháp luật mà cần xem xét nó trong mối tương tác với các quan hệxã hội của đời sống thực tế Kinh nghiệm cho thấy, với cách tiếp cận này chophép chúng ta giải quyết được mối quan hệ mô thức quan hệ pháp luật đượckhái quát với chính đời sống hiện thực của nó.

Trước hết, phải khẳng định quan hệ pháp luật là một dạng của quan hệ xã

hội Quan hệ xã hội là quan hệ giữa con người với con người hình thành trongquá trình hoạt động thực tiễn sản xuất của cải vật chất và trao đổi tình cảm Nếunhư quá trình sản xuất của cải vật chất là cơ sở để tồn tại và phát triển của xã hộicủa con người thì trong quan hệ xã hội, các quan hệ sản xuất, quan hệ kinh tế làquan trọng nhất Quan hệ sản xuất qui định tính chất của các mối quan hệ xã hộikhác như quan hệ chính trị, pháp luật, đạo đức, tôn giáo Được coi là một dangcủa quan hệ xã hội, quan hệ pháp luật có những đặc điểm riêng biệt của mình,

nhưng cũng luôn hàm chứa những đặc điểm chung của quan hệ xã hội như:

- Hình thành khách quan trên cơ sở nhận thức.- Gắn liền với điều kiện kinh tế - xã hội

- Mang đặc điểm cá nhân và xã hội.

- Gắn liền với quá trình điều chỉnh xã hội .

Đương nhiên, không có sự đồng nhất giữa quan hệ pháp luật và quan

hệ xã hội, mặc dù điều chỉnh pháp luật đã góp phần làm biến đổi trạng thái,môi trường vận động của quan hệ xã hội cụ thể Sự đồng nhất này cũng khôngxảy ra ngay cả trong sự biểu đạt nội dung quyền, nghĩa vụ thông qua hành vicủa chủ thể Mặc dù vậy, các chủ thể thực hiện hành vi của mình không chỉtính đến sự phù hợp với pháp luật mà còn xem xét đến tính hợp lý, hợp tình

nhìn từ góc độ điều chỉnh bằng nhiều yếu tố xã hội khác Thông qua sự tương

tác, các quan hệ pháp luật có vai trò quan trọng trật tự hóa các quan hệ xã hội,

hướng nó phù hợp với yêu cầu của quá trình điều chỉnh pháp luật.

Quan hệ pháp luật thể hiện sự ràng buộc, tương tác đặc biệt giữa cácchủ thể thông qua các quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể đó Đây là

Trang 17

một trong những điểm khác nhau căn bản giữa quan hệ pháp luật với quan hệxã hội.

1.1.2.1 Quan hệ pháp luật là quan hệ có tính ý chí _

Khi tham gia quan hệ pháp luật phần lớn các chủ thể có day đủ nănglực chủ thể Điều này tạo ra cho chủ thể một khả năng nhận thức về quyền,

nghĩa vụ và các điều kiện có liên quan, khả năng điều chỉnh và kiểm soát hànhvi của mình ý chí của chủ thể thuộc phạm trù chủ quan của chủ thể, vì vậy

không phải bao giờ chúng ta cũng có thể nhìn nhận được một cách rõ ràng nếunó chưa bộc lộ thông qua hành vi cụ thể Khẳng định quan hệ pháp luật làquan hệ có tính ý chí xuất phát từ đặc điểm nó được hình thành, tồn tại trên cơsở nhận thức của con người Quá trình nhận thức để thiết lập quan hệ pháp luậtxuất phát từ nhu cầu của đời sống thực tế, nghĩa là có đối tượng cụ thể, giảiquyết những vấn đề tồn tại cụ thể Đây là quá trình chủ thể tự tìm kiếm cáchthức nhằm chuyển nhu cầu nội tại của mình thành lợi ích, động lực thúc đẩychủ thể hành động một cách tích cực, có mục đích rõ ràng Điều này chỉ đạtđược khi chủ thể thông qua quá trình nhận thức và tư duy một cách nghiêmtúc nhằm đối chiếu với yêu cầu đặt ra của pháp luật Nhận thức và ý chí củachủ thể càng thể hiện rõ nét khi họ tham gia những loại quan hệ pháp luậtkhông có sự tham gia trực tiếp của Nhà nước Bởi ở những loại quan hệ nàychủ thể hoàn toàn độc lập, chủ động trong mọi hành vi nhằm hướng tới mụcđích của mình cũng như khách thể của quan hệ pháp luật đó Ngoài ra, cườngđộ hành vi thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ thể cao hoặc thấp, mạnh mẽhoặc yếu ớt cũng phản ánh ý chí của chủ thể tham gia quan hệ pháp luật đó.

Tuy nhiên, khi nghiên cứu đặc điểm này có một vấn đề khó kiến giảiđược một cách thỏa mãn là quan hệ pháp luật thể hiện ý chí của nhà nước, củatoàn bộ xã hội hay của từng chủ thể hoặc là có sự kết hợp ý chí chung? Trongsách báo pháp lý lâu nay đều cho rằng, ý chí thể hiện trong quan hệ pháp luậtcó thể là ý chí của nhà nước hoặc là sự thỏa thuận ý chí của các chủ thể cùng

Trang 18

tham gia quan hệ pháp luật đó Trong thực tế một loạt các quan hệ, chẳng hạn

như quan hệ pháp luật dân sự, lao động, đất đai, hôn nhân và gia đình ý chícủa các chủ thể được thể hiện tương đối rõ ràng Nhưng ở quan hệ pháp luật

hình sự ý chí của chủ thể và tính ý chí của quan hệ pháp luật không có sựtương đồng hoàn toàn Quan hệ pháp luật hình sự hình thành khi có tội phạm

xây ra 0 đây, ý chí của kẻ phạm tội không phải (và hoàn toàn không muốn) làđể tạo ra quan hệ pháp luật hình sự mà là để đạt tới những kết quả nhất định từviệc phạm tội Nhưng hành vi của kẻ phạm tội là sự kiện pháp lý, là cơ sở hìnhthành quan hệ pháp luật Day chính là cơ sở để các cơ quan nhà nước (hoạtđộng mang ý chí nhà nước) cá thể hóa hình phạt đối với kẻ phạm tội đó.

Trường hợp quan hệ pháp luật chấm dứt do quá thời hạn, thời hiệu thìkhi đó ý chí của chủ thể cần phải xem xét cả về mặt chủ quan và khách quan.Nếu chủ thể không thực hiện quyền của mình thì người đó cũng đã thể hiện ý

chí của họ Như vậy, trong cả trường hợp này quan hệ pháp luật cũng chấmdứt dựa trên ý chí của các bên dù đó là ý chí thể hiện qua việc từ chối quyền

trong thời hạn nhất định Tất nhiên, nhà nước cũng có những quy phạm phápluật cho phép kéo dài thời hạn khi có lý do chính đáng, khách quan Cũng cómột số trường hợp, quan hệ pháp luật được hình thành không phụ thuộc vào ý

chí của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật Chẳng hạn, trong quan hệpháp luật phát sinh từ việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định hủyhôn nhân trái pháp luật của đôi nam nữ nào đó.

1.1.2.2 Quan hệ pháp luật được hình thành, tôn tại và phát triển

chủ yếu dựa trên cơ sở pháp lý là quy phạm pháp luật

Ở nước ta, nguồn chủ yếu tạo nên cơ sở pháp lý cho hệ thống quan hệpháp luật là văn bản quy phạm pháp luật Do vậy, đa số các quan hệ pháp luật

trên thực tế được hình thành, thay đổi và chấm dứt dựa trên cơ sở pháp lý làquy phạm pháp luật Quy phạm pháp luật và quan hệ pháp luật có mốt quan hệ

khăng khít, hữu cơ trong quá trình tồn tại Tính xác thực, phù hợp của quy

Trang 19

phạm pháp luật được kiểm chứng thông qua quan hệ pháp luật, ngược lại quanhệ pháp luật can được quy phạm pháp luật mô hình hóa, phản ánh trước nhữngđặc điểm, yêu cầu cơ bản của nó Quy phạm pháp luật có nhiều loại, chứađựng các thông tin khác nhau được hình thành trên nguyên lý nhận thức hiện

thực khách quan của con người Là qui tắc hành vi, quy phạm pháp luật được

coi là phương tiện để xác định các tình huống cụ thể của hành vi có thể xảy ratrong cuộc sống Vì vậy, nó có khả nang mô thức hóa hành vi của con người

gắn liền với các tình huống cụ thể Còn quan hệ pháp luật là hình thức mà ở đóquy phạm pháp luật được hiện thực hóa về mặt nội dung hay là hình thức thực

hiện quy phạm pháp luật.

Trở thành một trong các điều kiện cơ bản để thiết lập, thay đổi, chấmdứt quan hệ pháp luật, quy phạm pháp luật cần giải quyết được mấy vấn đề lớn:

- Nêu rõ loại chủ thể có liên quan cùng với điều kiện, hoàn cảnh thựctế có thể xảy ra (phần giả định).

- Yêu cầu của Nhà nước và xã hội đối với chủ thể trong hoàn cảnh đãđược dự liệu trước ở đây mệnh lệnh thức nêu lên đòi hỏi của Nhà nước chophép hoặc bắt buộc chủ thể được làm gì, không được làm gì, phải làm gì, làmđến đâu Nội dung phần này thể hiện tính quyền lực của Nhà nước, làm xuấtphát điểm cho việc cụ thể hóa quyền và nghĩa vụ trong điều kiện đã nêu đốivới chủ thể (phần quy định).

- Những biện pháp xử lý mà Nhà nước có thể áp dụng đối với chủ thểnhằm bảo đảm quyền và nghĩa vụ chủ thể hoặc bảo vệ quan hệ xã hội khỏi bịxâm hại thông qua hoạt động áp dụng pháp luật (phần chế tài).

Mặc dù quy phạm pháp luật là tiền dé cho việc hình thành, thay đổi,chấm dứt các quan hệ pháp luật cụ thể nhưng không phải cứ có quy phạmpháp luật là có quan hệ pháp luật hoặc mọi quan hệ pháp luật đều được phátsinh, thay đổi và chấm dứt trên cơ sở các quy phạm pháp luật Trên thực tế cómột số quy phạm pháp luật có nội dung không trực tiếp đưa đến việc thiết lập

Trang 20

quan hệ pháp luật cụ thé Và, trong một số trường hop đặc biệt thi quan hệpháp luật vẫn được phát sinh trên cơ sở nguyên tắc pháp luật chung, thậm chíngay cả khi không có quy phạm pháp luật điều chỉnh như: áp dụng tập quánhoặc áp dụng tương tự pháp luật (chẳng hạn theo Điều 14 BLDS).

1.1.2.3, Quan hệ pháp luật có nội dung là quyền và nghĩa vụ pháp lý

của chủ thể

Đây là đặc điểm cơ bản cho phép phân biệt rõ nét quan hệ pháp luậtvới các quan hệ xã hội khác không do pháp luật điều chỉnh Mỗi loại quan hệpháp luật cụ thể có cơ cấu chủ thể, nội dung khác nhau Trong đó phạm trùquyền, nghĩa vụ pháp lý chủ thể được pháp luật qui định rõ ràng nhằm tạo

thuận lợi cho chủ thể thực hiện pháp luật, tránh hiện tượng tùy tiện lạm dụng

quyền hoặc bỏ mặc nghĩa vụ So với các quan hệ xã hội khác, các chủ thể khitham gia quan hệ pháp luật có được một phương thức xử sự cụ thể, rõ ràng

hơn Điều thuận lợi đó trước hết bắt nguồn từ đặc tính cơ bản của pháp luật là

chính xác, cụ thể, nên được xem xét ty my trên những góc độ:

- Dung lượng quyền, nghĩa vụ.

- Phạm vi, giới hạn và mức độ cần thiết của quyền, nghĩa vụ.

- Những tiêu chí, thước đo mang tính kỹ thuật - pháp lý nhằm đánhgiá, kiểm tra việc thực hiện quyền, nghĩa vụ chủ thể.

- Thời hạn, thời hiệu cần thiết cho việc thực hiện quyền, nghĩa vụ

chính và quyền, nghĩa vụ mới phát sinh.

- Phương thức thực hiện quyền, nghĩa vụ, khả năng thừa nhận vô điều

kiện quyền, nghĩa vụ (trong những điều kiện nhất định, ví dụ trong các quanhệ sở hữu), khả năng đối lưu quyền, nghĩa vụ (như trong quan hệ hợp đồng

mua bán).

- Các biện pháp khác phục, xử lý khi có tranh chấp về quyền, nghĩa vụ

của chủ thể.

- Sự phù hợp giữa các quan hệ pháp luật với nhau, với quan hệ xã hội

khác và với phong tục, tập quán, truyền thống dân tộc

Trang 21

Quan hệ pháp luật giữ một vị trí đặc biệt trong đời sống pháp lý và làhình thức đặc thù của quá trình thực hiện quy phạm pháp luật Nó vừa bị quiđịnh bởi chính hạ tầng cơ sở vừa chịu sự chi phối, ảnh hưởng trực tiếp của cácyếu tố khác của kiến trúc thượng tầng xã hội Nội dung quan hệ pháp luậtđược xem xét trên hai phương diện là phương diện pháp lý và phương diện

Ví dụ: Trong ly hôn, Tòa án xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sốngchung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được thì Tòa án quyếtđịnh cho ly hôn (Điều 89 LHNGĐ) Ngoài ra, Tòa án còn phải xem xét đếnnhững cam kết, thỏa thuận của đương sự trong việc phân chia tài sản, nuôi dưỡngcon, các nghĩa vụ có liên quan Như vậy, phương diện pháp lý của nội dung quan

hệ đòi hỏi phải đảm bảo tính khách quan, chính xác, phù hợp với thực tiễn thìkhả năng hiện thực hóa mới cao Tuy nhiên, có nhiều nội dung thực tế đã không

thể dự liệu trước trong phần giả định của quy phạm pháp luật, nhưng gắn liền

với các quan hệ pháp luật cụ thể thì nó được ghi nhận như là một yếu tố của

phương diện có tính pháp lý và có tính bắt buộc nhất định Sự chuyển hóa linhhoạt này là tất yếu vì phương diện thực tế bao giờ cũng phong phú, đa dạng.

Phương diện thực tế của nội dung quan hệ pháp luật được biểu hiện ởcác hành vi thực hiện quyền, nghĩa vụ pháp lý của chủ thể Có thể nói, đó làphương diện "sống” của pháp luật và quan hệ pháp luật thông qua các hành vithực hiện pháp luật một cách tích cực của chủ thể Đây là thước đo, đánh giá

Trang 22

sự phù hợp giữa hai phương diện của nội dung quan hệ pháp luật cụ thể Hiệuquả của việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trên thực tế còn phụ thuộc vào nhiềuyếu tố trong mối quan hệ đa chiều dọc, ngang của pháp luật với các hiện

tượng tự nhiên, xã hội Không phải cứ chuẩn bị day đủ về phương diện pháp lý

thì phương ở diện thực tế không gặp khó khăn Thực tế ở nước ta là có rất

nhiều quy phạm pháp luật ở các cấp độ quy định chi tiết về sở hữu, quan lý và

sử dụng đất đai nhưng hiệu quả của việc quản lý nhà nước đối với lĩnh vực nàylại rất thấp, tình trạng lấn chiếm đất công và mua bán đất trái phép vẫn xảy ranghiêm trọng ở nhiều nơi trong cả nước.

Phương diện thực tế của nội dung quan hệ pháp luật là hành vi của cácchủ thể trong thực hiện pháp luật vì vậy nó phải là sự lựa chọn một cách tiết

kiệm nhất về thời gian, chi phí vật chất, công sức của chủ thể Nhà nước xây

dựng một cơ chế kiểm soát và đánh giá phương diện thực tế của chủ thể phùhợp với tính chất các quan hệ pháp luật.

1.1.2.4 Quan hệ pháp luật được bảo đảm bằng các biện pháp nhà nước

Được bảo đảm bằng các biện pháp nhà nước là một thuộc tính của phápluật nói chung Pháp luật nếu mất đi thuộc tính này thì không khác gì các yếu tố

điều chỉnh xã hội khác như đạo đức, tập quán và tín điều tôn giáo Việc thực

hiện quy phạm pháp luật dưới hình thức quan hệ pháp luật cần được bảo đảmbằng các biện pháp nhà nước mới đem lại hiệu quả Tuy nhiên, các biện phápbảo đảm nhà nước cần tính đến sự phù hợp với các biện pháp bảo đảm xã hộikhác do quan hệ pháp luật là một dạng quan hệ xã hội, hàm chứa các đặc tínhcủa quan hệ xã hội trong sự hình thành và phát triển Hơn nữa, điều chỉnh phápluật là một dạng của điều chỉnh xã hội Các biện pháp bảo đảm của nhà nước đa

dạng cả về hình thức, tính chất và phương diện tác động Có những biện pháp

mang tính bắt buộc, cưỡng chế, có những biện pháp cho phép, tùy nghi Do đó,việc sử dụng hình thức nào cho phù hợp với đặc điểm, tính chất của mỗi loại

quan hệ pháp luật là hết sức quan trọng Việc thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp

Trang 23

lý trong các quan hệ pháp luật cụ thể không phải bao giờ cũng cần sử dụng các

biện pháp mang tính cưỡng chế Trong đa số các trường hợp thì cơ chế tự hòa

giải, ý thức trách nhiệm cao của chủ thể, trạng thái, môi trường pháp chế và trật

tự pháp luật đã cho phép thực hiện pháp luật có hiệu quả Khác với các đảm

bảo xã hội khác, đảm bảo nhà nước có tính bắt buộc, chặt chẽ, được đặt trên cơ

sở nội dung chế tài pháp luật Bảo đảm nhà nước đối với quan hệ pháp luật sẽlàm cho trật tự pháp luật được nâng cao, hệ thống quan hệ pháp luật có thứ bậcrõ ràng, giá trị xã hội đích thực của quan hệ pháp luật được phát huy.

Bảo đảm bằng các biện pháp nhà nước đối với quan hệ pháp luật là sựbảo đảm về pháp lý, vật chất, tổ chức, kỹ thuật, tư tưởng v.v nghĩa là tao lập

một môi trường có tính nhà nước-xã hội cho sự hình thành và vận động đối với

cả hệ thống quan hệ pháp luật và từng quan hệ pháp luật cụ thể Trên thực tế,mỗi loại quan hệ pháp luật khác nhau có sự khác nhau về phạm vi, cách thức

và yêu cầu về sự đảm bảo đó Tuy nhiên, do Nhà nước không thể kiểm soáthết mọi quan hệ pháp luật cụ thể xảy ra trong từng thời điểm nên sự đảm bảocó thể mang tính trực tiếp hoặc gián tiếp cho mỗi loại quan hệ pháp luật.

Đối với những chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật thì phải gánh chịuhậu quả pháp lý bất lợi (có thể là sự tước đoạt hoặc hạn chế về mặt vật chất,tinh than) mà Nhà nước sẽ áp dụng đối với ho Tuy nhiên, việc sử dụng cácbiện pháp cưỡng chế đối với các chủ thể, nhằm khôi phục trật tự pháp luật là

cần thiết nhưng không được lạm dung và cần phải gắn với việc giáo dục,

thuyết phục trước khi áp dụng nó Bản chất bạo lực, trấn áp, bản chất củacưỡng chế là không tạo ra của cải vật chất cho xã hội, đó là phương diện lý

luận cần quan tâm.

1.2 CẤU THÀNH QUAN HỆ PHÁP LUẬT

Xem xét cấu thành một quan hệ pháp luật là xem xét các bộ phận hợp

thành quan hệ pháp luật đó Để phân tích một cách chính xác nhất cấu trúccủa quan hệ pháp luật cần xác định khái niệm cấu trúc như là phương thức liên

Trang 24

hệ của các yếu tố mang tính hệ thống trong phạm vi của cái toàn bộ Theoquan điểm đó có thể coi bản thân quan hệ pháp luật như là một cơ cấu, bởi vì

quan hệ pháp luật gắn liền với các chủ thể của quan hệ pháp luật đó.

Việc nghiên cứu cấu thành của quan hệ pháp luật với tính cách là sựthống nhất giữa hình thức pháp lý và nội dung vật chất sẽ cho phép đi đến kết

Nếu xem xét quan hệ pháp luật dưới góc độ là sự thống nhất giữa nộidung vật chất và hình thức pháp lý thì ngoài quyền, nghĩa vụ, quan hệ phápluật còn có hai yếu tố nữa là chủ thể và khách thể Trong khoa học pháp lýnước ta, quan điểm được thừa nhận và sử dụng rộng rãi là quan hệ pháp luậtgồm ba yếu tố hợp thành: chủ thể, khách thể và nội dung quan hệ pháp luật

(quyền, nghĩa vụ pháp lý).

1.2.1 Chủ thể quan hệ pháp luật

Quan hệ pháp luật là hiện tượng pháp lý luôn gắn liên với vai trò của

chủ thể Trong bất cứ loại quan hệ nào thì chủ thể cũng là yếu tố quyết định

trạng thái vận động, sự liên kết giữa các bộ phận hợp thành của quan hệ Mộtđặc trưng cơ bản của quan hệ pháp luật là cơ cấu chủ thể bao giờ cũng rõ ràng,cụ thể Trong khoa học pháp lý, vấn đề chủ thể quan hệ pháp luật được nghiên

cứu ở nhiều góc độ khác nhau Tuy nhiên, do tính đa dạng và phức tạp của nó,

chủ thể quan hệ pháp luật vẫn là vấn đề có tính thời sự cần phải tiếp tục

nghiên cứu Khoa học lý luận chung về Nhà nước và pháp luật cũng như các

Trang 25

khoa học chuyên ngành đều cho rằng những cá nhân, tổ chức đáp ứng đượcnhững điều kiện do pháp luật quy định cho từng loại quan hệ nhất định là chủ

thể quan hệ pháp luật đó Như vậy, điều kiện để trở thành chủ thể quan hệ

pháp luật là cá nhân, tổ chức đó phải có năng lực chủ thể đây đủ Nhìn chung,nên coi đây là điều kiện cần và đủ để xem xét tư cách của chủ thể bởi vì, chỉ

có hội đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật thì chủ thể mới có khả

năng thực hiện quyền, nghĩa vụ pháp lý một cách độc lập, chủ động và có hiệu

quả Nhưng, trong thực tiễn cũng có những trường hợp cá biệt cá nhân khôngcó năng lực chủ thể đây đủ vẫn mặc nhiên trở thành chủ thể quan hệ pháp luật(ví dụ trong quan hệ pháp luật thừa kế).

Tóm lại, chủ thể quan hệ pháp luật là những cá nhân, tổ chức có đủnăng lực để tham gia quan hệ pháp luật và có quyền, nghĩa vụ pháp lý theoquy định của pháp luật.

1.2.1.1 Năng lực chủ thể quan hệ pháp luật

Theo khái niệm quan hệ pháp luật thì năng lực chủ thể như là một điều

kiện cơ bản đòi hỏi chủ thể phải đáp ứng để có thể thỏa mãn những yêu cầu

đặt ra của từng loại quan hệ pháp luật cụ thể Năng lực chủ thể bao gồm cácyếu tố cơ bản: năng lực pháp luật, năng lực hành vi.

a) Năng lực pháp luật của chủ thể

Năng lực pháp luật với tính cách là một đặc tính của chủ thể nhưng

không phải là đặc tính tự nhiên, bẩm sinh và cũng không phải là hiện tượng

"nhất thành bất biến" Thời cổ đại, mặc dù chưa hình thành khái niệm nănglực pháp luật nhưng luật La Mã đã tiếp cận nội dung này bằng việc xem xétđặc điểm nhân thân của con người để phân biệt với đồ vật Vào khoảng thếky XVIII, Christian đưa ra khái niệm năng lực pháp luật với tính cách là mộtdấu hiệu của cá nhân Dưới thời khai sáng, theo I.M Kant và trường phái pháp

luật tự nhiên đã cho rằng năng lực pháp luật là dấu hiệu chung của mọi người

và cần phải khẳng định năng lực pháp luật chung cho mọi người Con người là

Trang 26

một thực thể xã hội và gắn liền với con người luôn luôn là năng lực pháp luật.

Vì thế năng lực pháp luật là hiện tượng không thay đổi, không chuyển dịch

cho chủ thể khác Trong lịch sử nước ta, quan niệm này cũng đã từng được sửdụng cùng pháp luật thực định khi xây dựng nội dung nghĩa vụ trong năng lựcchủ thể Chẳng hạn, nghĩa vụ dân sự là mối liên lạc về luật thực tại hay luậtthiên nhiên, bó buộc một hay nhiều người phải làm hay đừng làm sự gì đốt với

một hay nhiều người nào do (Điều 675 Bộ dân luật Bac 1931); nghĩa vu làcái dây liên lạc về luật thực tại hay luật thiên nhiên bó buộc một hay nhiều

người phải làm hay đừng làm sự gì đối với một hay nhiều người nào đó

(Điều 675 Bộ dân luật Trung) Tuy vậy, nghĩa vụ tự nhiên là loại nghĩa vụ luân

lý được đưa vào trong khái niệm cho hợp với truyền thống, nó “không thể tốtụng trước tòa án được” (Điêu 642 Bộ dan luật Bắc); “là nghĩa vụ không thể

cưỡng bách thi hành" (Điều 677 Bộ dân luật Trung).

Ở nước ta, nhìn chung trong khoa học cũng như luật thực định đều coinăng lực pháp luật của chủ thể là cá nhân được hình thành từ lúc con ngườisinh ra và chấm dứt khi con người đó chết (khoản 1 và 3 Điều 16 BLDS cũngcó qui định: "Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân

có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự Năng lực pháp luật dân sự của của cá

nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết" Điều đó có

nghĩa là một tuyên bố đơn phương về việc khước từ hay hạn chế năng lực phápluật của chủ thể là cá nhân đều không có hiệu lực về mặt pháp lý Tuy nhiên,Điều 18 BLDS lại đưa ra qui định "năng lực pháp luật dân sự của cá nhân

không bị hạn chế, trừ trường hợp do pháp luật qui định” cho thấy cách tiếp

cận vấn đề năng lực pháp luật mang tính "động" và thực tế hơn Điều này cầnđược lý giải từ hai góc độ khi nghiên cứu về năng lực pháp luật:

Thứ nhất, nếu nhìn nhận một cách tổng quan nội dung năng lực pháp

luật là một phạm trù mở không bị hạn chế về sự vận động, không đặt ra giới

hạn cuối cùng cho sự phát triển, nghĩa là nó có thể được bổ sung nếu điều kiệnthực tế cho phép.

Trang 27

Thứ hai, năng lực pháp luật xét về hình thức và cơ sở tồn tại thực tếkhông thể nằm ngoài các quy định pháp luật cụ thể, vì vậy nó bị qui định bởi

khả năng thực tế của quá trình xây dựng pháp luật, điều chỉnh pháp luật Điều

này cho thấy nội dung năng lực pháp luật phải được pháp luật qui định, bảo vệvà có thể bị hạn chế trong những trường hợp nhất định.

Tóm lại, hiểu theo nghĩa thứ hai khẳng định năng lực pháp luật là mộtphạm trù pháp lý có giới hạn là hoàn toàn chính xác Theo nghĩa này, năng lựcpháp luật của chủ thể cá nhân có thể bị hạn chế dưới hai khả năng:

- Một là, khi có văn bản quy phạm pháp luật có tính bắt buộc chungqui định chủ thể không được thiết lập các quan hệ pháp luật cụ thể.

- Hai là, khi có quyết định áp dụng pháp luật của cơ quan nhà nước cóthẩm quyền có tính cá biệt đối với chủ thể trong điều kiện nhất định, thời hạnnhất định (ví dụ: Quyết định của Tòa án cấm lưu trú hoặc hành nghề đối vớimột cá nhân khi họ phạm tội).

Về bản chất, đây không phải là biện pháp tước bỏ năng lực pháp luậtmà chỉ là biện pháp đình chỉ có điều kiện khả năng biến quyền khách quanthành quyền chủ quan của chủ thể cá nhân Biện pháp này sẽ được gỡ bỏ nếuNhà nước thấy không cân thiết nữa và khả năng thụ hưởng quyền thực tế củachủ thể đó được hồi phục Việc hạn chế năng lực pháp luật không đồng nghĩa

với việc tước bỏ một quyền cụ thể của chủ thể.

Như đã nói ở trên, thời điểm phát sinh năng lực pháp luật của chủ thểcá nhân được tính từ lúc người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết đã cónhững ý kiến khác nhau trong khoa học pháp lý Đối với thời điểm con ngườiđược sinh ra thì đa số các quốc gia khác cũng đều xác định là thời điểm xuấthiện năng lực pháp luật Khái niệm được sinh ra nên hiểu theo nghĩa chung là

việc bào thai tách khỏi cơ thể của mẹ và còn sống, bất luận sự sống đó kéo dàiđược bao lâu Mặc dù vậy, cùng với sự phát triển của y học, sinh học hiện đạiđã có nhiều cách "tạo ra" con người thì cách hiểu này lại đang gây tranh cãi

Trang 28

trong khoa học pháp lý, chẳng hạn nhân bản vô tính con người - thành tựu

khoa học của thế kỷ 20 Năng lực chủ thể vận động, phát triển và tăng dần về

dung lượng cùng với độ tuổi (nhất là năng lực hành vi) và đến một độ tuổinhất định thì được coi là day đủ Nhà nước là chủ thể duy nhất có quyền quy

định năng lực pháp luật, xác nhận hoặc hạn chế năng lực hành vi chủ thể trong

hai vấn đề là: bảo đảm tính pháp lý về việc tuyên bố người đó đã chết và xác

định thời điểm chết Trong trường hợp tòa án ra quyết định tuyên bố một

người đã chết mà không xác định được thời điểm chết thì ngày mà quyết địnhđó có hiệu lực được coi là ngày chết (xem khoản 2 Điều 91 BLDS).

Trường hợp xác định được là chết theo nghĩa sinh học thể hiện thông

qua việc khai tử thì quyền và nghĩa vụ của chủ thể đó trong các quan hệ pháp

luật đương nhiên chấm dứt Nếu chết được xác định bằng quyết định của tòa

án có hiệu lực pháp luật thì các quan hệ về hôn nhân, gia đình và các quan hệkhác về nhân thân của người đó cũng được giải quyết như đối với người đã

chết theo nghĩa sinh học Cũng như vấn đề khai sinh, qui định khai tử cho

người chết hiện nay hầu như không được thực hiện một cách triệt để trên thựctế ở nước ta Thời gian thực tế tồn tại năng lực pháp luật (từ lúc sinh ra chođến lúc chết) so với thời gian được pháp luật chính thức xác nhận năng lực (từ

Trang 29

thời điểm có giấy khai sinh đến thời điểm có giấy khai tử) cũng không trùngkhớp nhau Điều này đem lại khả năng xác định thời điểm chấm dứt các quanhệ pháp luật trên thực tế là rất khó khăn và phức tạp.

Tuy vậy, cần phân biệt năng lực pháp luật của cá nhân với quyền chủ

quan cụ thể của cá nhân Năng lực pháp luật là tiền đề để cá nhân có được cácquyền chủ quan cụ thể (ví dụ như năng lực pháp luật dân sự của cá nhân làtiền dé để công dân có các quyền dân sự cụ thể) Như vậy, cá nhân muốn thựchiện các quyền chủ quan của mình đòi hỏi họ phải nắm được khả năng hưởng

(có) quyền của mình tới đâu theo quy định của pháp luật Một nguyên lý cơ

bản của Nhà nước pháp quyền đã thể hiện đúng đắn bản chất của mối liên hệgiữa năng lực pháp luật với quyền chủ quan của chủ thể là: Công dân có thểtiến hành bất cứ hoạt động nào nếu pháp luật không ngăn cấm Năng lực pháp

luật xuất hiện trên cơ sở pháp luật của mỗi nước, vì vậy công dân của mỗi

nước khác nhau năng lực pháp luật có sự khác nhau.

Năng lực pháp luật trong chế độ xã hội chủ nghĩa được pháp luật qui

định trên cơ sở quán triệt mức độ cao nguyên tắc bình đẳng Bình đẳng vềquyền và nghĩa vụ theo quy định pháp luật và bình đẳng về điều kiện thực hiện

quyền, nghĩa vụ pháp lý đó Về mặt nguyên tắc, năng lực pháp luật trong chế

độ xã hội chủ nghĩa không bị bó hẹp về nội dung, phạm vi và tính phổ biến,song cần dựa vào điều kiện cụ thể ở mỗi giai đoạn mà đưa ra những qui địnhpháp luật cho phù hợp, dam bao tính kha thi.

Tóm lại có thể khẳng định: Năng lực pháp luật là khả năng của chủ

thể được hưởng những quyển và thực hiện những nghĩa vụ pháp lý theo quyđịnh của pháp luật.

Hay nói cách khác, năng lực pháp luật là khả năng hưởng quyền và

thực hiện nghĩa vụ theo qui định pháp luật nhằm bảo đảm cho chủ thể có điềukiện pháp lý để tham gia các quan hệ pháp luật cụ thể.

Trang 30

b) Năng lực hành vi của chủ thể

Theo Từ điển tiếng Việt, hành vi là xử sự của con người [69, tr 456].

Hành vi tồn tại trên thực tế dưới hai dạng thức là hành động và không hành

động Tuy nhiên, theo chúng tôi, không phải mọi hoạt động của con người đều

được coi là hành vi mà chỉ những hoạt động có ý thức va mang tính xã hội mớilà hành vi Đây có thể coi là hai thuộc tính cơ bản có liên quan chặt chế vớinhau cùng được bộc lộ trên thực tế Rõ ràng không có nhận thức con người

không có khả năng xác lập và điều chỉnh hành vi Khi có hai thuộc tính này

chủ thể mới có đầy đủ khả năng kiểm soát và chịu trách nhiệm về hành vi củamình Vì vậy, hành vi bao giờ cũng phải gắn liền với ý thức trách nhiệm củachủ thể Hành vi pháp luật phải gắn liền với trách nhiệm pháp lý và điều chỉnhpháp luật Mọi trường hợp được miễn trách nhiệm pháp lý phải được pháp luậtquy định cụ thể Vì lẽ đó, từ phương diện lý luận không thể coi những thao tác

mang tính bản năng trong trạng thái vô thức của con người là hành vi (chẳnghạn như: ngủ mơ nói hoặc cử động không có chủ đích hay những thao tác củangười bị bệnh tâm thần, mất trí ) Tuy nhiên, ở nước ta trong giao tiếp xã hộicũng như thực tiễn pháp lý vẫn thường sử dụng cụm từ hành vi của người điên,

người tâm thần có lẽ do thói quen hoặc để đơn giản trong khẩu ngữ, nhưng

như vậy là không chính xác về phương diện khoa học.

Năng lực hành vi là yếu tố biến động nhất trong cấu thành năng lựcchủ thể Nếu như việc nghiên cứu năng lực pháp luật chỉ dựa vào các quy định

pháp luật thì việc nghiên cứu năng lực hành vi cần phải tiếp cận từ góc độ cụ

thể cho từng loại quan hệ pháp luật và ở từng giai đoạn khác nhau Mô thức

hành vi được xây dựng trong quy phạm pháp luật chỉ có ý nghĩa khi chủ thể cónăng lực chuyển hóa thành vi cụ thể Quá trình chuyển hóa đó có sự khác

nhau chính ở yếu tố năng lực vốn có của từng chủ thể Như vậy, ở mỗi loại

quan hệ pháp luật cơ chế hành vi của chủ thể thể hiện tính phổ biến, tính đặc

thù (cho từng loại quan hệ pháp luật) và đặc điểm riêng về năng lực của chủ

Trang 31

thể Do đó, việc nghiên cứu năng lực hành vi luôn sống động và tạo nên sự đadạng, phong phú của thực tiễn so với năng lực pháp luật.

Nhu vậy, năng lực hành vi là khả năng của chủ thể trong nhận thức,lua chọn cách xác lập và kiểm soát hành vi phù hợp với quy định của phápluật và khả năng chịu trách nhiệm về hậu quả do hành vi đó mang lại.

Theo đó, năng lực hành vi chính là khả năng thực tế của chủ thể nhằmthực hiện năng lực pháp luật của chủ thể Một trong những điều kiện năng lực

hành vi của chủ thể cá nhân là độ tuổi Thông thường các nước đều lấy độ tuổi

18 và khả năng lý trí (khả năng nhận thức) làm điều kiện công nhận năng lực

hành vi của chủ thể trong đa số nhóm quan hệ pháp luật Tuy nhiên, điều kiệnnày không phải là duy nhất và áp dụng thống nhất cho các loại quan hệ phápluật Các quốc gia khác nhau cũng có thể lấy điều kiện công nhận độ tuổi cao,thấp khác nhau Ngoại trừ trường hợp hạn chế năng lực hành vi theo quyếtđịnh của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền Năng lực hành vi ở mỗi nhómquan hệ pháp luật khác nhau xuất hiện ở chủ thể là công dân theo những độ

tuổi khác nhau Ngoài độ tuổi ra, điều kiện căn bản để xem xét năng lực hành

vi là khả năng về lý trí của chủ thể tại thời điểm chủ thể đó tham gia quan hệpháp luật.

Việc quy định độ tuổi có năng lực hành vi không có nghĩa là trước khi

đạt đến độ tuổi đó công dân không được làm gì trong từng lĩnh vực cụ thể củapháp luật Hạn chế độ tuổi cho việc xác định năng lực hành vi là cần thiết vìquá trình phát triển nhân cách, tính cách con người cần phải có một khoảngthời gian nhất định Chỉ có đến một độ tuổi nhất định nào đó con người mới có

khả năng nhận thức, khả năng điều chỉnh hành vi, mới thấy hết ý nghĩa xã hộivề hành vi của mình và mới có khả năng chịu trách nhiệm pháp lý về hành vi

đó Khi chủ thể có khả năng kiểm soát hành vi của mình thì hành vi đó mới làhành vi xã hội và chỉ có những hành vi đó mới cần thiết một sự điều chỉnh củapháp luật Một số trường hợp chủ thể đủ độ tuổi theo quy định pháp luật

Trang 32

nhưng cũng chỉ được thực hiện một số hành vi pháp lý nhất định mà thôi.Chẳng hạn, theo Điều 23 BLDS của nước ta, công dân từ 6 tuổi có khả năngtham gia những giao dịch dân sự nhỏ nhưng không thể có khả năng chịu trách

nhiệm về những hành vi làm trái khi tham gia giao dịch đó.

Như đã nói ở trên, việc quy định chủ thể tham gia quan hệ pháp luật

phải có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi (năng lực chủ thể) làđiều kiện cần và đủ Năng lực hành vi của các chủ thể ở mỗi loại quan hệ phápluật có những đòi hỏi khác nhau phụ thuộc vào tính chất và đặc điểm của quan

hệ xã hội mà pháp luật điều chỉnh Năng lực pháp luật và năng lực hành vi tạothành năng lực chủ thể quan hệ pháp luật vì thế chúng có mối liên hệ chặt chẽvới nhau Một chủ thể đơn thuần chỉ có năng lực pháp luật thì không thể tự

mình tham gia các quan hệ pháp luật được Ngược lại, không có bất kỳ chủ thể

nào có năng lực hành vi mà không có năng lực pháp luật Năng lực pháp luậtlà tiền đề của năng lực hành vi Giữa năng lực pháp luật và năng lực hành vi cógiới hạn rõ nét khi chủ thể là các cá nhân, năng lực hành vi xuất hiện muộn

hơn năng lực pháp luật Đối với chủ thể là pháp nhân thì ranh giới này khó

nhận biết nếu không đi sâu phân tích hoạt động của nó Với loại chủ thể này,năng lực chủ thể phát sinh từ thời điểm pháp nhân đó chính thức có quyết địnhthành lập hoặc được công nhận.

Năng lực hành vi thể hiện rõ nét ở cơ chế xác lập hành vi của chủ thể.Cơ chế xác lập hành vi của chủ thể (còn gọi là cơ chế hành vi) khi tham giaquan hệ pháp luật là toàn bộ các hoạt động mà chủ thể thực hiện theo một trậttự nhất định trên cơ sở nhận thức pháp lý, nhằm hiện thực hóa quyền, nghĩa vụpháp lý của chủ thể.

Năng lực hành vi của chủ thể quan hệ pháp luật cũng có thể bị thay đổido: Tình trạng sức khỏe, khả năng nhận thức và điều chính hành vi, thái độtâm, sinh lý của chủ thể Sự thay đổi đó cũng diễn ra khác nhau ở mỗi loạiquan hệ pháp luật Việc xác định những biến dạng của năng lực hành vi không

Trang 33

có những tiêu chuẩn thống nhất cho các loại quan hệ pháp luật khác nhau.

Người có năng lực hành vi day đủ là những người hoàn toàn có khả năng nhậnthức, xác lập, điều chỉnh và chịu trách nhiệm về hành vi của mình Sự biến

dạng năng lực hành vi của chủ thể ở một số ngành luật có thể được mô tả

trong các quy phạm pháp luật của ngành luật đó cả về điều kiện, hoàn cảnh,hậu quả pháp lý.

Ngoài ra, khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành

vi dân sự, theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích

liên quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hànhvi dân sự Tuy nhiên, nếu giải quyết việc này theo yêu cầu của chính người bi

Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi sẽ vướng mắc về tố tụng bởi thời điểmngười đó yêu cầu quyết định của Tòa án vẫn còn hiệu lực pháp lý và họ vẫn bị

coi là mất năng lực hành vi dân sự thì đương nhiên cũng không có năng lựchành vi tố tụng dân sự Họ không thể tự mình khởi kiện hoặc yêu cầu Tòa án

giải quyết trong điều kiện như vậy Do đó, luật tố tụng dân sự cần loại trừ khảnăng này để hợp tính lôgíc về lý luận và thực tiễn.

1.2.1.2 Phân loại chủ thể quan hệ pháp luật

Việc xuất hiện và tồn tại của nhiều loại quan hệ pháp luật trên thực tếđã cho thấy sự đa dạng và linh hoạt về chủ thể Do đó, phân loại chủ thể quanhệ pháp luật là cần thiết Điều này xuất phát từ nhu cầu khách quan của quanhệ pháp luật và sự cần thiết tác động, điều chỉnh pháp luật Dựa vào những đặc

điểm cơ bản về tư cách chủ thể và phương thức thiết lập hành vi chủ thể, khoahọc pháp lý chia chủ thể quan hệ pháp luật làm hai nhóm chính là thể nhân(Les personnes physiquen) và tổ chức.

Thể nhân tức là con người với tư cách là một thực thể trong thế giới tựnhiên, bao gồm: Công dân, người nước ngoài, người không quốc tịch Tổ chức

gồm có: Pháp nhân (Les personnes morales); tổ chức không có tư cách phápnhân và nhà nước.

Trang 34

a) Chú thể là thể nhân

+ Công dân: Công dân là một khái niệm dùng để chỉ mối quan hệ

pháp lý giữa cá nhân với Nhà nước thông qua các quy định pháp luật Côngdân không chỉ riêng ở nước ta mà ở tất cả các quốc gia hiện đại ngày nay đềulà chủ thể phổ biến và cơ bản nhất của các loại quan hệ pháp luật Cá nhân

công dân khi đủ năng lực chủ thể có thể tham gia nhiều quan hệ pháp luậttrong cùng một thời điểm Các nhóm quan hệ, các quan hệ cụ thể đó có những

đặc điểm, đặc thù riêng đòi hỏi công dân phải đáp ứng đây đủ năng lực khi

tham gia nó Có những loại quan hệ pháp luật cá nhân không thể tự mình tham

gia một cách độc lập được, ví dụ như trong lĩnh vực quan hệ công pháp quốctế Tuy nhiên, đối với khoa học pháp luật quốc tế hiện đại, gần đây cũng đã cóý kiến cho rằng, cá nhân có thể tự mình tham gia quan hệ quốc tế được, chẳng

hạn như công dân có quyền nộp đơn kiện Nhà nước, tổ chức quốc tế nếu Nhà

nước hoặc tổ chức quốc tế đó có hành vi sai trái xâm hại quyền dân chủ, tự docủa họ.

Tổng thể những quyền, tự do và nghĩa vụ của công dân theo quy địnhcủa pháp luật tạo nên địa vị pháp lý của công dân Các quy định pháp luật tạo

nên quy chế pháp lý cần thiết cho hoạt động của công dân trên các lĩnh vựckinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội Quy chế pháp lý của công dân thể hiện mối

quan hệ giữa cá nhân và Nhà nước trong đó Nhà nước xác định những quyền

tự do và những nghĩa vụ pháp lý đối với công dân Hiện nay trên các lĩnh vực,tính năng động của cá nhân công dân khi tham gia quan hệ pháp luật được cảithiện một cách đáng kể dưới hình thức độc lập hoặc liên danh; gia công hoặcgóp vốn; mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu v.v

+ Người nước ngoài và người không quốc tịch: Người nước ngoài vàngười không quốc tịch có thể trở thành chủ thể quan hệ pháp luật theo các

điều kiện áp dụng đối với công dân nước sở tại Trong lĩnh vực dân sự hầu hếtcác quốc gia đều giành cho người nước ngoài một khả năng giao dịch đầy đủ

Trang 35

như công dân nước sở tại Tuy nhiên, do có sự khác biệt về quốc tịch nên năng

lực chủ thể của người nước ngoài, người không có quốc tịch có những hạn chế

nhất định so với công dân nước sở tại khi tham gia quan hệ pháp luật trên thựctế Nang lực hành vi của người nước ngoài được xác định theo pháp luật củanước mà người đó là công dân, trừ trường hợp pháp luật có qui định khác.Trong trường hợp người nước ngoài xác lập các quan hệ pháp luật tại ViệtNam thì năng lực hành vị được xác định theo pháp luật nước Cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam Người nước ngoài có một hoặc hai quốc tịch là tình trạngthực tế và pháp lý phức tạp vì các quốc gia có liên quan đều coi họ là công dâncủa mình được hưởng quyền và phải gánh chịu những nghĩa vụ nhất định Nhưvậy đây là trường hợp trái với tính chất duy nhất của chủ quyền quốc gia vàchủ quyền nhân dân Thực tiễn quốc tế thường áp dụng nguyên tắc quốc tịchhữu hiệu (nước mà người đó sống nhiều nhất) hoặc ký kết các điều ước quốctế nhằm ngăn chặn tính phức tạp của nó, nhất là khi có tranh chấp.

Đối với người không quốc tịch thì địa vị pháp lý của họ khác hơnnhiều so với công dân nước sở tại và người nước ngoài Họ không được hưởng

các quyền mà người nước ngoài được hưởng trên cơ sở các điều ước quốc tế

được ký kết giữa các quốc gia Họ không được bảo hộ ngoại giao của bất kỳmột nước nào Do vậy, khả năng tham gia các quan hệ pháp luật là rất hạn

chế, không ngoài những giao dịch thông thường cần thiết cho cuộc sống của

chính họ.

Trong thực tiễn quan hệ quốc tế người ta thường giành cho người nướcngoài các chế độ pháp lý tối huệ quốc (Most favoured Natinal Treatment), chếđộ đãi ngộ như công dân (National treatment) và chế độ đãi ngộ đặc biệt đểmở rộng cho họ thêm khả năng tham gia quan hệ pháp luật ở nước sở tại.

b) Chủ thể là tổ chức

Loại chủ thể này có nhiều dạng với tư cách chủ thể khác nhau Các tổchức có thể là do Nhà nước thành lập hoặc thừa nhận hoạt động vì mục đích

Trang 36

riêng, tham gia các hoạt động quản lý nhà nước, quản lý xã hội, thiết lập các

mối quan hệ pháp luật phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền của

họ Các tổ chức hoạt động dựa trên quy chế pháp lý của mình hoặc theo điều

lệ, hiến chương phù hợp với pháp luật Xem xét tổng thể các dấu hiệu pháplý có thể thấy các loại tổ chức khác nhau:

+ Pháp nhản: Những tổ chức được Nhà nước thành lập hoặc cho phépthành lập khi đáp ứng được những điều kiện nhất định do pháp luật quy định

là pháp nhân Những điều kiện mà pháp luật quy định đối với pháp nhân là

những dấu hiệu cơ bản của pháp nhân Theo Điều 94 BLDS gồm:

- Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập, cho phép thànhlập, đăng ký hoặc công nhận.

ra nhiều loại khác nhau như: pháp nhân thuộc sở hữu nhà nước (pháp nhân công),

thuộc sở hữu tập thể hoặc sở hữu tư nhân (pháp nhân tư) Theo Điều 110BLDS nước ta thì pháp nhân gồm:

+ Cơ quan nhà nước, đơn vi vũ trang.

+ Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.+ Tổ chức kinh tế.

+ Tổ chức xã hội, quỹ xã hội từ thiện.

+ Các tổ chức khác có đủ điều kiện quy định của pháp luật.

Trang 37

Trong từng lĩnh vực, nhà nước có thể phân loại, xếp bậc pháp nhân căncứ vào khả năng thực tế và vai trò của từng pháp nhân, chẳng hạn đối với phápnhân kinh tế theo Thông tư liên tịch số 17/1998/TTLTBLDTBXH-BTC ngày31 tháng 12 năm 1998 chia làm bốn loại có khả năng tham gia quan hệ phápluật cụ thể ở những mức độ khác nhau Ngoài ra, trong thực tiễn pháp luật ViệtNam đã từng có khái niệm pháp nhân chưa đây đủ tức là những pháp nhân chưahội đủ các dấu hiệu cơ bản trên Trong điều kiện đổi mới, pháp nhân tham giaquan hệ pháp luật một cách đa dạng hơn đặc biệt trong các quan hệ pháp luậtkinh tế Nếu như trước đây các pháp nhân kinh tế thụ động ký kết các hợp

đồng theo chỉ tiêu mệnh lệnh thì ngày nay điều này không còn nữa Quyền tựchủ của các pháp nhân trong quản lý vốn, kinh doanh, tự do ký kết hợp đồng

kể cả hợp đồng trực tiếp xuất, nhập khẩu đã đem lại sự năng động cho loại chủthể này.

Cũng như người nước ngoài, những pháp nhân nước ngoài thường bịhạn chế khả năng tham gia quan hệ pháp luật hơn pháp nhân của nước sở tại.Tuy nhiên trong điều kiện kinh tế trao đổi và hợp tác hiện nay khả năng nàyđược mở rộng hơn đối với pháp nhân kinh tế Chẳng hạn, trong lĩnh vực đấu

thầu các công trình kinh tế xã hội, sự bình đẳng giữa các pháp nhân kinh tế

trong và ngoài nước cho thấy không còn sự khác biệt nào Cơ hội thắng thầu

phụ thuộc vào các yếu tố kỹ thuật, năng lực thực tế và giá bỏ thầu Năng lực

pháp luật của pháp nhân nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước

nơi pháp nhân đó thành lập Trường hợp các pháp nhân nước ngoài thiết lập

các quan hệ pháp luật tại Việt Nam thì năng lực pháp luật trong lĩnh vực cụthể đó được xác định theo pháp luật của nước Việt Nam.

+ Các tổ chức không có tư cách pháp nhân: Do địa vị pháp lý phầnnào có sự khác biệt so với pháp nhân nên khả năng tham gia quan hệ pháp luậtcủa những tổ chức không có tư cách pháp nhân cũng có sự khác biệt nhất địnhso với pháp nhân Tuy nhiên, ở nước ta sau thời gian đổi mới cơ chế quản lý

Trang 38

kinh tế loại chủ thể này có khả năng tham gia các quan hệ pháp luật trong lĩnhvực kinh doanh tương đối đa dạng và linh hoạt như: nhóm kinh doanh đượcthành lập theo Nghị định 66-HĐBT ngày 2-3-1992; doanh nghiệp tư nhân;

công ty hợp danh theo Luật doanh nghiệp 1999; một số tổ hợp tác sản xuất

hoặc dịch vụ nhỏ, tổ chức kinh tế hộ gia đình v.v Thực tế cho thấy, hiệu quảkinh tế - xã hội của mô hình kinh tế hộ gia đình, tổ hợp tác sản xuất, địch vụ ởnước ta là rất lớn Nó không chỉ làm tăng nguồn thu ngân sách một cách đángkể mà còn giải quyết lao động dư thừa, nhàn rỗi theo thời vụ, góp phần ổnđịnh trật tự xã hội ở nông thôn vùng sâu, vùng xa nơi mà các loại hình kinh tếcông nghiệp lớn chưa thể hình thành Sự đa dạng, linh hoạt còn thể hiện trongviệc liên kết, góp vốn kinh doanh đã đem lại đa tư cách chủ thể trong các quan

hệ pháp luật Chẳng hạn, đối với công ty hợp danh là một doanh nghiệp hợp

danh giữa hai cá nhân có trình độ chuyên môn và có thể thêm cả thành viêngóp vốn Công ty hợp danh không có tư cách pháp nhân nhưng thành viên gópvốn có thể là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân Công ty hợp danh có thểnhân danh cả thành viên góp vốn và chịu trách nhiệm vô hạn về hoạt động củamình Ngược lại, thành viên góp vốn lại không được phép nhân danh công tyhợp danh để hoạt động và chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phần vốn đónggóp của mình.

+ Nhà nước: Trong sách báo pháp lý cũng đã từng xuất hiện quản

niệm coi nhà nước là một loại pháp nhân công Chỉ có điều đặc biệt nó mang

quyền lực công và có cơ cấu tổ chức lớn, năng lực thực tế cao mà thôi Chúng

tôi cho rằng, nếu quan niệm nhà nước đồng đẳng như loại pháp nhân công thì

đã không nhìn thấy hết thuộc tính chủ quyền quốc gia thể hiện sự riêng biệt và

đặc thù của nhà nước Ngoài ra, nhà nước còn có quyền ban hành pháp luật vàthực hành quyền cưỡng chế pháp luật Thực tế cho thấy, nhà nước là một loại

chủ thể quan hệ pháp luật đặc biệt so với các chủ thể khác Tính đặc biệt thể

hiện trước hết ở chỗ nhà nước là một công cụ quyền lực chính trị, quyền lực

Trang 39

giai cấp thực hiện sự tác động giai cấp trên nhiều lĩnh vực các quan hệ xã hội.Sự tác động này có tính toàn diện, rộng lớn cả về kinh tế, chính trị, tư tưởngđối với nhiều loại chủ thể từ đó trực tiếp hoặc gián tiếp làm phát sinh, thay đổichấm dứt nhiều loại quan hệ pháp luật cụ thể Nhà nước là một chủ thể duynhất có quyền quy định, xác định và hạn chế năng lực chủ thể của các chủ thể

khác trong những điều kiện nhất định Nhà nước chỉ tham gia những quan hệ

pháp luật cơ bản, quan trọng: quan hệ ngoại thương, quan hệ sở hữu, quan hệpháp luật hình sự v.v Khi tham gia các quan hệ pháp luật đó nhà nước là chủthể cơ bản có vai trò tổ chức và bảo đảm việc thực hiện quyền, nghĩa vụ pháplý của chủ thể khác Nếu như trước đây, sự có mặt của nhà nước trong các

quan hệ pháp luật thường lấn át vai trò của các chủ thể khác (kể cả các quan

hệ pháp luật có tính bình đẳng) thì ngày nay tình hình này đã được cải thiệnđáng kể Trong lĩnh vực dân sự, kinh tế, thương mại nhà nước cũng đã tìm rahướng kết hợp các yếu tố khác nhau để các bên đều tôn trọng quyền nghĩa vụ

pháp lý của nhau Mô hình dịch vụ hành chính công, cổ phần hóa doanh

nghiệp nhà nước là cách tổ chức cho thấy hướng đi hợp lý này.

Trên thực tế chúng ta chỉ có thể phân loại chủ thể mà không thể lượng

hóa loại chủ thể quan hệ pháp luật một cách chính xác trong từng giai đoạn.Do có sự thay đổi về các quy định pháp luật, điều kiện hoàn cảnh thực tế nên

chủ thể quan hệ pháp luật có sự biến đổi cả về cơ cấu, số lượng và tốc độ tăng,

giảm trên từng lĩnh vực Sự biến đổi về tình hình thực tế không có nghĩa là phủnhận lý luận khoa học đã có về chủ thể mà đòi hỏi phải kiến giải day đủ vềchủ thé của một số loại quan hệ pháp luật để cho phù hợp với sự thay đổi đadang, linh hoạt đó.

1.2.2 Khách thể quan hệ pháp luật

Trong lý luận về nhà nước pháp luật, khi nghiên cứu quan hệ pháp luậtcần phải làm sáng tỏ được khái niệm quan hệ pháp luật, mối quan hệ giữa quy

Trang 40

phạm pháp luật với quan hệ pháp luật, thành phần, nội dung quan hệ pháp

luật, vị trí của quan hệ pháp luật trong cơ chế điều chỉnh pháp luật Đặc biệt,

vấn đề khách thể quan hệ pháp luật, mối tương quan của khách thể với nộidung quan hệ pháp luật còn là vấn đề chưa có sự thống nhất và cần phải làmsáng tỏ về mặt lý luận Một số quan điểm được sử dụng phổ biến trong thựctiễn lý luận pháp lý ở nước ta trong thời gian qua:

- Quan điểm thứ nhất cho rằng, "khách thể quan hệ pháp luật là cáchành vi của các công dân, tổ chức khi tham gia vào quan hệ pháp luật thựchiện quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý" [68, tr 404].

Trước hết, nếu coi khách thể là hành vi của các chủ thể tham gia quan

hệ pháp luật thì rất khó cho sự lựa chọn hành vi nào trong vô số hành vi của

các chủ thể là khách thể Nếu coi khách thể là cái gì đó chung nhất mà cácchủ thể hướng tới thì hành vi của các chủ thể không mang đặc điểm này Hànhvi được các chủ thể thực hiện một cách độc lập, không có hành vi chung mà

chỉ có tính chất chung của hành vi mà thôi Nếu đưa về một quan hệ pháp luật

cụ thể để xác định khách thể theo quan điểm này thì thật phức tạp và khó nhận

diện, chẳng hạn, quan hệ pháp luật phát sinh giữa một cán bộ thuế với một chủhộ kinh doanh trốn thuế ở đây có một loạt hành vi như: hành vi của cán bộthuế trong việc ghi biên lai và thu tiền, hành vi nộp tiền của người vi phạm.Nếu khách thể là yếu tố làm cho các chủ thể quan tâm, hướng tới để đáp ứngnhu cầu chung thì người vi phạm sẽ không muốn nộp tiền (trước đó họ đã có

hành vi trốn thuế) Hành vi là hình thức hoạt động có ý thức của chủ thể, hành

vi không tồn tại độc lập ngoài chủ thể Bản thân hành vi không tự nó hướng tới

hoặc nhằm đạt đến một mục đích, đối tượng nào nếu thiếu ý thức chủ thể.Quan niệm phổ biến khách thể là những lợi ích vật chất hoặc tinh than mà cácchủ thể tham gia quan hệ cùng hướng tới chứ không thể nói do hành vi hướngtới (hành vi - theo cách hiểu ngoài ý thức chủ thể) Qua phân tích và khảo sát

các loại quan hệ pháp luật, chúng tôi nhận thấy, không nên coi khách thể của

Ngày đăng: 27/05/2024, 17:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN