1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Trách nhiệm pháp lý - Những vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam hiện nay

259 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 259
Dung lượng 54,72 MB

Nội dung

MỤC LỤCTrangLỜI NÓI ĐẦU l PHAN I: BAO CAO TONG HOP KET QUA NGHIEN CUU 5 PHAN II: TRÁCH NHIEM PHAP LY-NHUNG VAN ĐỀ LÝ 28 LUẬN VA CÁC LĨNH VUC CU THỂ Chuyên đề I: Những vấn dé lý luận chun

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

Chủ nhiệm đề tài

TS LÊ VƯƠNG LONG

Phó Trưởng Bộ môn Lý luận Nhà nước và pháp luật

HÀ NỘI- 2006

Trang 2

CHU NHIEM DE TÀI:

NHUNG NGUOI THUC HIEN DE TAI

TS Lé Vuong Long

Phó trưởng Bộ môn Ly luận Nhà nước-Pháp luật

Tác giả viết chuyên đề:

7,

af 9A1 + YY UP

TS Lê Vuong Long

TS Duong Tuyét Mién

ThS Hoang Van Sao

Chuyên dé 6

Chuyên dé 7 Chuyên đê §

Chuyên đê 9

Chuyên dé 10 Chuyên dé 11

Trang 3

MỤC LỤC

TrangLỜI NÓI ĐẦU l PHAN I: BAO CAO TONG HOP KET QUA NGHIEN CUU 5 PHAN II: TRÁCH NHIEM PHAP LY-NHUNG VAN ĐỀ LÝ 28

LUẬN VA CÁC LĨNH VUC CU THỂ

Chuyên đề I: Những vấn dé lý luận chung về trách nhiệm pháp lý 29Chuyên dé2: Trach nhiệm hình sự theo pháp luật Việt Nam 50Chuyên đề 3: Trách nhiệm hành chính - Lý luận và thực tiễn 69Chuyên đề4: Trach nhiệm dân sự trong pháp luật Việt Nam 95Chuyên dé 5: Trach nhiệm ky luật theo pháp luật Việt Nam 109Chuyên đề 6: Trach nhiệm vật chất của công chức 123Chuyên đề7: Trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực lao động 136Chuyên đề8: — Chế độ trách nhiệm pháp lý trong quản lý đất đai ở 156

nước ta hiện nay

Chuyên đề 9: Trach nhiệm pháp lý của nhà nước trong luật hiến 180

pháp Việt Nam

Chuyên đề I0: Trách nhiệm pháp lý quốc tế của quốc gia trong 199

quan hệ quốc tếChuyên đề II: Hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp lý 220

PHAN III: TRÁCH NHIEM PHÁP LÝ- THỤC TRANG NHẬN 239

THỨC VÀ NHŨNG VẤN DE CAN QUAN TÂM ỞNƯỚC TA HIỆN NAY

Chuyên đề 12: Trach nhiệm pháp lý - thực trạng nhận thức va 240

những vấn đề cần quan tâm ở nước ta hiện nay

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 249PHU LUC: THONG KE KET QUA KHAO SAT, THAM 251

DO NHAN THUC VE TRACH NHIEM HOP LY TREN

Trang 4

NHỮNG TỪ VIẾT TÁT SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI

BLHS _ Bo luật hình sự

BLDS Bộ luật dân sự

BLLD Bộ luật lao động

ĐƯQT Điều ước quốc tế

HĐND Hội đồng nhân dân

Trang 5

LỜI NÓI ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Công cuộc đổi mới một cách toàn diện ở nước ta gần hai thập kỷ qua

đã đạt được những thành tựu quan trọng và đem lại sự biến đổi tích cực, đa

dang trên các lĩnh vực của đời sống xã hội Thực tiễn đời sống pháp lý chothấy có rất nhiều vấn đề, nội dung đặt ra đòi hỏi phải được nhận thức một cáchtoàn diện, khách quan nhằm đảm bảo sự phù hợp với yêu cầu của quá trình đổimới Điều này xuất phát chính từ nhu cầu, đòi hỏi của quá trình hội nhập, toàncầu hóa và hài hòa hóa hệ thống pháp luật dựa trên nền tảng tư duy pháp lýmới Trách nhiệm pháp lý được nhận diện như là một yếu tố quan trọng của cơchế điều chỉnh pháp luật bởi vai trò cơ bản của nó không chỉ khôi phục, bảo vệcác quan hệ xã hội mà còn có tính răn đe, phòng ngừa, giáo dục và cải tạo.Đây là một vấn đề phức tạp trong nhận thức luận và trong đời sống thực tiễn.Chính vì vậy mà nhu cầu kiến giải được đặt ra bức xúc bởi các lý do cơ bản:

Một là, trong khoa học lý luận, vấn đề trách nhiệm pháp lý chưa đượcnghiên cứu nhiều và chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu một

cách day đủ, tổng thể và chuyên sâu Kết quả nghiên cứu cũng chưa tạo nênnền tảng lý luận đủ để nhận thức về các loại trách nhiệm pháp lý chuyên

ngành và lý giải về không ít vấn đề pháp lý có liên quan mới phát sinh từ đờisống thức tiễn hiện nay

Hai là, từ trước đến nay trách nhiệm pháp lý chủ yếu được tiếp cận dớicác góc độ khác nhau của khoa học pháp lý chuyên ngành, kết quả nghiên cứucũng chưa có sự thống nhất và thực sự hỗ trợ cho khoa học lý luận đối với việcnghiên cứu về trách nhiệm pháp lý nói chung

Ba là, hiện nay đời sống pháp lý có những biến đổi lớn về các phơng

thức thực hiện pháp luật, bảo vệ pháp luật so với trước đây, do đó việc nghiêncứu chế độ trách nhiệm pháp lý nhằm nhận thức đúng đắn về các giải pháp tác

động giáo dục, răn đe phòng ngừa xã hội, giảm thiểu oan sai trong truy cứu

Trang 6

trách nhiệm pháp lý thực tế, nâng cao hiệu quả pháp luật và góp phần tăngcường pháp chế xã hội chủ nghĩa.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài trong và ngoài nước

Mặc dù chưa có những công trình chuyên khảo về trách nhiệm pháp lý

cả về phương diện lý luận và thực tiễn nhưng đề tài cũng đã tạo nên sự quantâm của các nhà khoa học Một số công trình nghiên cứu đã đề cập tới vấn đềnày như: Giáo trinh lý luận nhà nước và pháp luật của Trường đại học Luật

Hà Nội, Nxb Tư Pháp 2003; Giáo trình lý luận chung về nhà nước và phápluật của Khoa Luật Dai học quốc gia Hà Nội, Nxb Dai học quốc gia Hà Nội

1998, Giáo trình Lý luận Nhà nước và pháp luật của Học viện chính trị quốcgia Hồ Chí Minh, Học viện Hành chính quốc gia v.vi Một số bài viết đăngtrên các tạp chí chuyên ngành như: Tiến sĩ Hoàng Thị Kim Quế-Một số suynghĩ về trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm đạo đức, Tạp chí Nhà nước vàpháp luật số 03/22000, Tiến sĩ Vũ Thư- Trách nhiệm pháp lý theo Luật hiếnpháp, tạp chí Nhà nước và pháp luật số 12/2003, Tiến sĩ Bùi Ngọc Sơn-Tráchnhiệm hiến pháp, Tạp Tạp chí nghiên cứu lập pháp số 4/2003 Tiến sĩ Đào TríÚc- Những vấn dé Lý luận cơ bản về pháp luật, Nhà xuất bản KHXH năm

2003, Phạm Văn Lợi- Nguyễn Văn Hiển, "Bàn về trách nhiệm pháp lí đối với

hành vi xâm hại hoạt động cua thị trường chứng khoán”, Tạp chí Dan chủ vàPháp luật, số 6/2000 Nguyễn Văn Thạch, “Trách nhiệm hành chính”, Luận ánTiến sĩ, 1997- Lưu trữ tại Thư viện Quốc gia Nhìn chung, các bài viết chủ yếu

dưới lăng kính của các khoa học pháp lý chuyên ngành và chưa khái quát tổngthể hoặc đi sâu những vấn đề thiết yếu đặt ra cả về lý luận và thực tế hiện nay

Đặc biệt chưa có bài viết, công trình phân tích, đánh giá thực trạng về một số

lĩnh vực trách nhiệm pháp lý cụ thể ở nước ta

3 Nội dung nghiên cứu của đề tài

+ Đề tài phân tích làm rõ các vấn đề lý luận về trách nhiệm pháp lý

như: khái niệm, đặc điểm, phân loại, căn cứ truy cứu trách nhiệm pháp lý, điều

kiện làm phát sinh chấm dứt trách nhiệm pháp lý

Trang 7

+ Nghiên cứu hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp lý.

+ Nghiên cứu một số lĩnh vực trách nhiệm pháp lý theo pháp luật ViệtNam (trách nhiệm hình sự, dân sự, hành chính và kỷ luật)

+ Điều tra xã hội học về một số vấn đề xung quanh chế độ trách nhiệmpháp lý ở một số địa phương của nước ta hiện nay

4 Phương pháp nghiên cứu đề tài

Đề tài được triển khai nghiên cứu trên quan điểm khoa học chủ nghĩaMác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật xã hội xã hội

chủ nghĩa Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng chủ yếu trong

quá trình nghiên cứu là: Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp,phương pháp so sánh, phương pháp lich sử, phương pháp xã hội học: Ì

5 Mục đích và phạm vỉ nghiên cứu

* Mục đích nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu một cách chuyên sâu, kết quả nghiên cứu gópphần hoàn thiện hệ thống lý luận và nhận thức thấu đáo hơn về trách nhiệmpháp lý giúp cho việc giảng dạy và học tập của giáo viên, sinh viên có chấtlượng Mặt khác, kết quả nghiên cứu cũng góp phần hỗ trợ cho các hoạt độngthực tiễn xây dựng, thực hiện và bảo vệ pháp luật ở nước ta được đúng đắn và

có hiệu quả cao hơn trong điều kiện hội nhập, hài hòa hóa pháp luật quốc giavới pháp luật quốc tế

* Phạm vi nghién cứu:

+ Nghiên cứu các vấn dé ly luận cơ ban về trách nhiệm pháp ly

+ Nghiên cứu chế độ trách nhiệm pháp lý theo pháp luật Việt Nam chủyếu tiếp cận theo cách hiểu với nghĩa tiêu cực, nghĩa là nó phát sinh khi có vi phạm

pháp luật.

6 Những đóng góp mới của đề tài

Việc nghiên cứu đem lại những kết quả sau:

Trang 8

- Hình thành hệ thống lý luận cơ bản và có tính tổng thể, toàn diện vềtrách nhiệm pháp lý với cách luận giải thỏa đáng, khách quan.

- Dựa trên kết quả thu thập, tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng

khuynh hướng nhận thức, thực hiện hành vi pháp luật theo từng nội dung đặt ra.

- Xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc hoàn thiện các qui địnhpháp luật theo từng lĩnh vực; kiến nghị các giải pháp thực tế góp phần bảođảm tính khả thi, nâng cao hiệu lực và hiệu quả của các loại chế độ trách

nhiệm pháp lý

Trang 9

PHAN I

BAO CAO TONG HOP KET QUA NGHIEN CUU

Trang 10

GIỚI THIEU CHUNG

"Trach nhiệm pháp ly - những vấn dé lý luận và thực tiễn ở nước tahiện nay” là một đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, được thực hiện bởi các

giáo viên, nhà khoa học, cộng tác viên trong và ngoài Trường Đại học Luật Hà

Nội Nội dung đề tài được chia làm ba phần và danh mục tài liệu tham khảo:

Phần 1; Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu

Phần 2: Trách nhiệm pháp lý - những vấn dé lý luận và các lĩnh vực

cụ thể (gồm có 11 chuyên đề)

Phần 3: Trách nhiệm pháp lý - thực trạng nhận thức qua số liệu khảosát, thăm dò thực tế với 702 phiếu thu thập ở các vùng, địa phương khác nhautrong cả nước gồm có 01 chuyên đề

- Bảng tập hợp số liệu thống kê thực tế và danh mục tài liệu tham khảo

I TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ-NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ CÁC LĨNH VỰC CỤ THỂ

Trách nhiệm pháp lý luôn là vấn đề được các chủ thể quan tâm trong

quá trình thực thi pháp luật Trách nhiệm pháp lý buộc các cá nhân, tổ chứcquan tâm nhiều hơn tới hành vi pháp luật của mình nhằm tránh những hậu quảxấu có thể xảy ra phải gánh chịu trên thực tế Lé đương nhiên, đối với các cơ

quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền áp dụng pháp luật sự quan tâm đó là

để truy cứu trách nhiệm pháp lý chính xác, kịp thời, hợp pháp và giảm thiểu

những oan sai đáng tiếc trong thi hành công vụ Như vậy, nhu cầu kiến giảinhững vấn đề lý luận chung về trách nhiệm pháp lý không đơn thuần chỉ ở góc

độ khoa học mà còn có ý nghĩa thực tiễn rất cao

1.1 Khái niệm, đặc điểm và phân loại trách nhiệm pháp lý

Trách nhiệm pháp lý là vấn đề thực tiễn tạo nên sự quan tâm đặc biệtcủa các chủ thể khi tham gia quan hệ pháp luật,tiến hành các hoạt động pháp

lý Chính vì lẽ đó, nó là vấn đề đòi hỏi phải được kiến giải một cách day đủ vềphương diện lý luận Tuy nhiên trên thực tế, trách nhiệm pháp lý chưa được

Trang 11

phân định một cách rạch ròi về nhận thức lý luận và thường đồng nhất vớinghĩa vụ pháp lý trong các văn bản qui phạm pháp luật thực định Đây là haikhái niệm có quan hệ hữu cơ với nhau, về nội dung cùng có phương thức hiện

thực hóa thông qua hành vi của các chủ thể Thực tế cũng cho thấy trong một

số văn bản qui phạm pháp luật ở nước ta thì việc sử dụng đồng thời hai thuật

ngữ này là khá phổ biến Sự phân biệt nội hàm hai khái niệm này ở chỗ, nghĩa

vụ nói lên trạng thái, khả năng có thể phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý đốivới chủ thể trong quá trình thực thi pháp luật Rõ ràng, nếu không thực thi

hoặc quá trình thực thi nội dung nghĩa vụ không đúng thì trách nhiệm pháp lý

mới xuất hiện Trong lúc đó, trách nhiệm pháp lý là yếu tố buộc chủ thể bằng

hành vi của mình quan tâm nhiều hơn đối với nghĩa vụ Nếu như trách nhiệm

pháp lý luôn thể hiện sự có mặt tương tác giữa nhà nước và chủ thể có liênquan thì nghĩa vụ pháp lý có thể có sự hiện diện của nhà nước hoặc không

Mặc dù chưa hình thành những trường phái riêng biệt nhưng quá trình

nghiên cứu, xây dựng khái niệm trách nhiệm pháp lý đã có nhiều quan điểm,

quan niệm khác nhau tiếp cận dưới góc độ chung và cụ thể Mỗi cách tiếp cận

đó lại đưa ra những kết luận không phải hoàn toàn đồng nhất về nội hàm kháiniệm, cấu trúc cũng như cơ sở của trách nhiệm pháp lý Tình trạng này đã làmcho quá trình nghiên cứu ứng dụng gặp không ít vướng mắc về nhận thức và

giải quyết các vấn đề thực tiễn có liên quan Chẳng hạn, chỉ với cách hiểu

trách nhiệm pháp lý theo nghĩa tiêu cực nghĩa là nó xuất hiện khi có vi phạm

pháp luật cũng đã có nhiều các quan điểm khác nhau như: trách nhiệm pháp lý

là một loại quan hệ pháp luật đặc biệt giữa cơ quan nhà nước và chủ thể vi

phạm pháp luật; là nghĩa vụ chủ thể phải gánh chịu do vi phạm pháp luật; là sự

trừng phạt đối với chủ thể vi phạm pháp luật v.v Qua nghiên cứu, chúng tôi

cho rằng, rách nhiệm pháp lý là sự gánh chịu hậu quả pháp lý bất lợi thể hiện

ở việc tước đoạt hoặc hạn chế những quyền, lợi ích do nhà nước áp dụng đối

với chủ thể khi có vi phạm pháp luật hoặc gây ra hậu quả xấu vì những

nguyên nhân được pháp luật qui định.

Trang 12

Chuyên đề cũng đã đi sâu phân tích các đặc điểm cơ bản của trách

nhiệm pháp lý và nêu lên các căn cứ để phân loại trách nhiệm pháp lý hiệnnay ở nước ta

1.2 Trách nhiệm hình sự

Trong khoa học pháp lý nói chung và khoa học hình sự nói riêng, khái

niệm trách nhiệm hình sự từ lâu đã được sử dụng phổ biến nhưng đáng tiếcđến nay vẫn chưa có khái niệm trách nhiệm hình sự trong Bộ luật hình sự của

nước ta Vi phạm pháp luật hình sự (tội phạm) là hành vi nguy hiểm nhất đốivới xã hội thì trách nhiệm hình sự là một dạng trách nhiệm pháp lý thể hiện

tính nghiêm khắc nhất do nhà nước áp dụng đối với người phạm tội theo quiđịnh của bộ luât hình sự Những hậu quả pháp lý bất lợi do nhà nước áp dụng

mà người phạm tội phải gánh chịu rất đa dạng, có thể là hình phạt, biện pháp

tư pháp hay miễn hình phạt, án treo Khác với trách nhiệm dân sự có thể

không có sự tham gia của nhà nước, trách nhiệm hình sự là loại trách nhiệm

trước nhà nước Đương nhiên nhà nước ở đây được hiểu là các cơ quan có

thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự chứ không phải chỉ riêng có tòa án ra

bản án quyết định mức hình phạt cụ thể như cách hiểu của không ít người

Như vậy, kể từ thời điểm tội phạm thực hiện về nguyên tắc nhà nước có quyềnthực hiện việc truy cứu trách nhiệm hình sự nghĩa là có quyền điều tra, truy tố,

xét xử đối với người phạm tội Về thời điểm chấm dứt trách nhiệm hình sự, đa

số các nhà nghiên cứu và áp dụng thực tiễn đều khẳng định: khi hết thời hạn

thi hành bản án hình sự; khi hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự; khi cóđại xá hoặc đặc xá; khi được miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt; khichấp hành hình phạt xong

Theo Điều 2 BLHS qui định: chỉ người nào phạm một tội đã được Bộluật hình sự qui định mới phải chịu trách nhiệm hình sự Như vậy, cơ sở pháp

lý của trách nhiệm hình sự là được Bộ luật hình sự qui định còn cơ sở thực tế

của trách nhiệm hình sự chính là hành vi phạm tội của cá nhân đó Để xác

định một người có phạm tội hay không các cơ quan, cá nhân tiến hành tố tụng

Trang 13

hình sự phải dựa vào cấu thành tội phạm cụ thể Do đó, cấu thành tội phạmchính là cơ sở pháp lý của trách nhiệm hình sự.

Hiện nay trong nghiên cứu khoa học và áp dụng pháp luật hình sự thực

tiễn cũng có những quan điểm khác nhau về hình thức của trách nhiệm hình

sự, chẳng hạn như: đó là hậu quả bất lợi mà nhà nước áp dụng đối với người

phạm tội; đó là các dạng hình phạt và các biện pháp cưỡng chế hình sự khác.Qua nghiên cứu chúng tôi thống nhất với quan điểm cho rằng cần phải xếp ántreo là một hình thức của trách nhiệm hình sự Về bản chất, án treo không phải

là hình phạt mà là biện pháp tha miễn hình phạt có điều kiện Chỉ người nào

phạm một tội bị tòa án tuyên phạt tù không quá 3 năm mới có thể được cho

hưởng án treo Ngoài ra, cũng không nên quan niệm hình phạt là hình thứcduy nhất của trách nhiệm hình sự mà nó chỉ là hình thức cơ bản mà thôi Nhưvậy, theo Bộ luật hình sự nước ta, hình thức biểu hiện của trách nhiệm hình sự

là hình phạt, miễn hình phạt, án treo, các biện pháp tư pháp trong đó, hìnhphạt là hình thức cơ bản, chủ yếu

Nếu như nội dung của trách nhiệm pháp lý thể hiện ở một khía cạnhquan trọng là sự gánh chịu hậu quả bất lợi của người phạm tội thì năng lực

trách nhiệm hình sự của chủ thể chính là yếu tố điều kiện quyết định quá trình

này Năng lực trách nhiệm pháp lý nói chung, trách nhiệm hình sự nói riêng

không phải là yếu tố bẩm sinh mà nó hình thành theo khả năng tự ý thức củatừng cá nhân trong quá trình phát triển về mặt tự nhiên và xã hội của con

người Việc xem xét năng lực trách nhiệm hình sự cần dựa trên các yếu tố độtuổi, khả năng nhận thức, tình trạng sức khỏe, thể lực của chính cá nhân đó tại

thời điểm họ thực hiện hành vi trái pháp luật hình sự Hiện nay, theo qui địnhcủa Bộ luật hình sự nước ta, độ tuổi bắt đầu có năng lực trách nhiệm hình sự làtròn 14 tuổi và độ tuổi có năng lực trách nhiệm hình sự đầy đủ là 16 tuổi trở lên

Việc truy cứ trách nhiệm hình sự là cần thiết để buộc một người phải

gánh chịu một hậu quả pháp lý bất lợi do thực hiện hành vi phạm tội đượcpháp luật hình sự qui định Tuy nhiên, tùy thuộc vào tính chất hành vi phạm

tội, mức độ tác hại xã hội và các yếu tố giảm nhẹ theo cấu thành cụ théLithi

Trang 14

việc miễn trách nhiệm hình sự đã được đặt ra Miễn trách nhiệm hình sựkhông phải là không phạm tội Pháp luật hình sự qui định cụ thể về các điềukiện được miễn trách nhiệm hình sự Điều này cho thấy chính sách khoanhồng của Đảng và nhà nước ta trong quá trình xử lý hình sự.

1.3 Trách nhiệm hành chính

Trách nhiệm hành chính có thể nói là loại trách nhiệm pháp lý có tínhphổ biến trong đời sống xã hội Điều đó có lẽ không sai bởi chủ thể tham giacác quan hệ hành chính đa dạng, hệ thống qui tắc, qui phạm pháp luật trongquản lý nhà nước cũng rất phong phú đã cho thấy khả năng vi phạm hành

chính là cao hơn các lĩnh vực khác Với cách tiếp cận xác định các đặc điểm

cơ bản để khái quát, xây dựng nên khái niệm, tác giả chuyên dé đã khẳng

định trách nhiệm hành chính phát sinh đối với chủ thể cá nhân, tổ chức khi

có vi phạm hành chính Vi phạm hành chính là cơ sở, căn cứ quan trọng chứ

không phải là duy nhất để truy cứu trách nhiệm hành chính Một số trườnghợp được khẳng định là không phát sinh trách nhiệm hành chính như: sự kiện

bất ngờ; phòng vệ chính đáng; tình thế cấp thiết; hết thời hiệu truy cứu; viphạm hành chính đã chuyển hóa thành tội phạm Trách nhiệm hành chính là

hậu quả bất lợi mà tổ chức, cá nhân có năng lực trách nhiệm hành chính phải

gánh chịu trước nhà nước do đó nó là loại trách nhiệm luôn có sự tham giacủa nhà nước Nhìn chung, với cách nhận từ thực tế tác giả đi chuyên đề chothấy trách nhiệm hành chính chỉ có tính hiện thực thông qua quá trình truycứu trách nhiệm hành chính của các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền Việctruy cứu trách nhiệm hành chính được thực hiện thông qua xử phạt vi phạm

hành chính của các chủ thể có thẩm quyền và áp dụng các biện pháp hànhchính khác (trong trường hợp cần thiết theo qui định của pháp luật) Ở phầnnày, các đặc điểm, hình thức của xử phạt vi phạm hành chính cũng như các

bảo đảm đối với quá trình xử phạt vi phạm hành chính được đề cập và phân

tích sâu sắc với sự liên hệ cụ thể gắn liền với pháp luật thực định nước ta

hiện nay.

Trang 15

1.4 Trách nhiệm dân sự

Chế độ trách nhiệm dân sự là chế độ trách nhiệm pháp lý có tính thực

tế, phổ biến Việc thấu hiểu một cách đầy đủ chế độ trách nhiệm này góp phầnbảo đảm trật tự an sinh xã hội trên các lĩnh vực Có thể nói, xã hội dân sự là

tổng thể các quan hệ dân sự được thiết lập theo các phương diện: tài sản, nhânthân có liên quan đến tài sản và nhân thân phi tài sản Các quan hệ dân sự luôn

có sự tương tác giữa quyền, nghĩa vụ của các chủ thể Tuy nhiên, “bén có

nghĩa vụ mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì phảichịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền "0 Như vậy, trách nhiệm dân sựđược đặt ra khi có hành vi vi phạm nghĩa vụ dân sự và đó chính là cơ sở củatrách nhiệm dân sự Trách nhiệm dân sự được coi là chế độ, biện pháp bảođảm cần thiết đối với các bên tham gia quan hệ dân sự Nó đòi hỏi các bênquan tâm hơn tới nghĩa vụ pháp lý của mình, tránh tình trạng vi phạm hoặc bỏ

mặc nghĩa vụ do đó, trách nhiệm dân sự còn có tính răn đe, phòng ngừa xã

hội Vấn đề rắc rối chính là hiểu thế nào về cơ sở của nghĩa vụ dân sự Thực tế

ở nước ta, nghĩa vụ dân sự được hiểu theo hai cách khác nhau Thit nhất, nghĩa

vụ dân sự là nghĩa vụ được BLDS qui định (tai điều 281 BLDS) Hiểu theonghĩa này, nghĩa vụ mang tính pháp lý đã được luật định không tính đến cáckhả năng trong hợp đồng hoặc ngoài hợp đồng Thi hai, nghĩa vu dân sự nhìn

từ thực tế và chỉ được xác định khi các bên đã có thỏa thuận tức là có hợpđồng Trường hợp gây hậu quả xấu do nguyên nhân được BLDS qui định hoàn

toàn chưa xuất hiện nghĩa vụ trước đó giữa các chủ thể Trách nhiệm pháp lý

xuất hiện trong trường hợp này vì nguyên nhân thực tế ngoài ý muốn đã gây ra

hậu quả xấu chứ không phải do ý chí của chủ thể Mặt khác, cần nhận thấy

căn cứ phát sinh trách nhiệm dân sự còn thể do vi phạm pháp luật khác đemlại chứ không đơn thuần chi là vi phạm dân sự hoặc vì những nguyên nhân gâyhậu quả xấu được pháp luật qui định

Theo chúng tôi trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ thực chất làtrách nhiệm trong hợp đồng, vi phạm nội dung các thỏa thuận đã được thỏa

(1) Khoản 1 Điều 32 BLDS.

Trang 16

thuận trong hợp đồng Ngược lại, trách nhiệm xuất hiện do những nguyênnhân khác được pháp luật dân sự qui định là chế độ trách nhiệm ngoài hợpđồng do đó nó không phải là sự vi phạm nghĩa vụ đã có thỏa thuận trước Mặc

dù vậy, hiện nay trong khoa học pháp lý dân sự vẫn còn có những quan niệmkhác nhau về điều kiện, căn cứ phát sinh trách nhiệm dân sự

Chính vì lẽ đó, nghiên cứu trách nhiệm dân sự chúng tôi thấy sự cầnthiết phải phân biệt chế độ trách nhiệm phải thực hiện nghĩa vụ dân sự (ví dụ,

do không giao vật theo điều 303-BLDS; do không hoặc chậm thực hiện nghĩa

vụ theo điều 304, 305 BLDSL`) với chế độ trách nhiệm bồi thường thiệt hại vì

những nguyên nhân khác.

1.5 Trách nhiệm ky luật

Trong đời sống xã hội, sự cần thiết phải bảo đảm trật tự của các cơ

quan, tổ chức luôn được đặt ra Chính vì lẽ đó, kỷ luật và trách nhiệm kỷ luật

là những nội dung quan trọng để bảo đảm sự thống nhất cho mọi qui trình

hoạt động chung Kỷ luật nhà nước và trách nhiệm kỷ luật nhà nước là nhữngvấn đề cần phải quan tâm cả về phương diện lý luận và thực tiễn đối với quátrình quản lý nhà nước bằng pháp luật Trách nhiệm kỷ luật là một dạng tráchnhiệm pháp lý Do đó mối liên quan hữu cơ giữa trách nhiệm kỷ luật với các

loại trách nhiệm pháp lý khác thể hiện trước hết ở chỗ, khi chủ thể vi phạm

pháp luật ngoài việc bị truy cứu trách nhiệm pháp lý theo từng lĩnh vực đồng

thời có thể phải gánh chịu trách nhiệm kỷ luật Trách nhiệm kỷ luật là sự gdnh

chịu hậu quả pháp lý bất lợi của cá nhân, tổ chức khi vi phạm kỷ luật do chủ

thể có thẩm quyền quản lý áp dụng theo qui định của pháp luật Chủ thể cóthẩm quyền quản lý ở đây chính là thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có mối quan

hệ về mặt tổ chức, sử dụng với cá nhân và tổ chức vi phạm ky luật Cơ sở củatrách nhiệm kỷ luật là vi phạm kỷ luật, tức là vi phạm các qui định nhằm đảmbảo trật tự nội bộ của các cơ quan, đơn vị thuộc nhà nước Các qui định nàyđược ban hành dựa trên cơ sở pháp luật và được nhà nước thừa nhận, bảo gồm

kỷ luật hành chính, kỷ luật lao động, kỷ luật nội bộ cơ quan nhà nước và cácđơn vị thuộc Tuy nhiên, một số ý kiến khác cho rằng, trách nhiệm kỷ luật

Trang 17

trong các tổ chức, đơn vị kinh tế cũng cần được coi là loại trách nhiệm kỷ luậtnhà nước vì các qui định xác lập trật tự nội bộ về quản lý lao động, quản hànhchính được ở đây hoàn toàn phù hợp với pháp luật lao động và yêu cầu củaquản lý nhà nước Đây là vấn đề phức tạp trong đời sống thực tiễn hiện nay,bởi không chỉ có cơ quan nhà nước mới đưa ra những qui định bảo đảm trật tựcho mình và hình thành nên chế độ trách nhiệm kỷ luật của chính mình Thực

tế cho thấy, các tổ chức chính trị, chính trị xã hội, tổ chức tôn giáo, tổ chứcquần chúng Licting xây dựng chế độ trách nhiệm kỷ luật của các tổ chức đó

bằng việc đưa ra các qui định cụ thể và bảo đảm tính bắt buộc

Trách nhiệm kỷ luật nhà nước được xem xét theo từng lĩnh vực hoạtđộng của nhà nước Về đối tượng áp dụng trách nhiệm kỷ luật nhà nước baogồm cán bộ, công chức, viên chức và nhân viên nhà nước khi có hành vi viphạm kỷ luật hoặc vi phạm pháp luật Có một vấn đề cần quan tâm trong quátrình xử lý kỷ luật là sự tương quan giữa các biện pháp xử lý kỷ luật với tínhchất và hậu quả của hành vi vi phạm kỷ luật Nếu áp dụng các hình thức xử lýkhông tương xứng sẽ hạn chế các mặt giáo dục, phòng ngừa không chỉ đối với

chủ thể đó mà đối với các chủ thể khác Chính vì lẽ đó, cần phải phân tích mộtcách toàn diện những dấu hiệu đặc trưng cơ bản thể hiện sự xâm hại, việc phá

vỡ yêu cầu, trật tự quản lý ở mức độ nào và cần áp dụng chế tài kỷ luật nàocho phù hợp, có hiệu quả

1.6 Trách nhiệm vật chất

Khi nói tới trách nhiệm vật chất nhìn chung người ta nhìn nhận nó phải

có sự liên quan đến tài sản Chính vì vậy mà trước đây đã từng có quan niệmcho rằng trách nhiệm vật chất là một dạng của trách nhiệm dân sự Ngày nay,

chế độ trách nhiệm vật chất được qui định cụ thể trong pháp luật nhất là đối

với cán bộ, công chức, viên chức khi gây ra những thiệt hại tài sản do thi hành

công vụ Tài sản bị thiệt hại do công chức gây ra có thể là tài sản của nhà nước

hoặc của bất kỳ chủ sở hữu hợp pháp nào được pháp luật bảo vệ Như vậy,trách nhiệm vật chất của công chức là trách nhiệm trước nhà nước Công chức

nhân danh nhà nước tiến hành các công vụ cụ thể gây thiệt hại về tài sản thì

Trang 18

nhà nước có trách nhiệm bồi thường cho người bị hại và công chức phải gánhchịu trách nhiệm vật chất trước nhà nước Công chức không phải gánh chịutrách nhiệm vật chất của công chức và trách nhiệm bồi thường thiệt hại dan sự

cho cùng một hành vi vi phạm.

Nếu bản chất của trách nhiệm vật chất của công chức là bồi thường

thiệt hại do thi hành công vu thì vấn đề cốt lõi cần phải hiểu như thế nào là

thiệt hại Theo hướng dẫn của Toà án tối cao thì "thiét hai vật chất, biểu hiệnthiétcu thể là thiệt hại về tài sản hoặc là những chi phí và những thu nhập bi

giảm sút hay bị mất do có sự thiệt hại về mặt tính mạng, sức khỏe đem đến"

Ngoài việc xây dựng khái niệm trách nhiệm vật chất của công chức, đi sâuphân tích các phương thức thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại thì chuyên

đề cũng đã cho chúng ta hiểu hơn về sự khác biệt giữa trách nhiệm vật chất

với trách nhiệm dân sự.

1.7 Trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực lao động

Lao động và việc làm là hai khái niệm không phải lúc nào cũng đồngnhất về mặt nội dung Lao động là một lĩnh vực có nhiều biến đổi trong điềukiện kinh tế thị trường ở nước ta khi sức lao động trở thành hàng hóa và đốitượng điều chỉnh của luật lao động là tất cả quan hệ lao động không có sự

phân biệt theo lĩnh vực và chủ thể Chế độ trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực

lao động đa dạng bao gồm nhiều loại trách nhiệm khác nhau có liên quan đến

quá trình sử dụng lao động và lao động của các chủ thể Mục đích chung của

chế độ trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực lao động là đảm bảo cho quan hệlao động được xác lập, duy trì và phát huy giá tri của nó trong môi trường an

toàn và vận động, phát triển đúng hướng Sau khi đưa ra khái niệm, chuyên đề

đi sâu phân tích hai cách tiếp tiếp cận chế độ trách nhiệm pháp lý trong línhvực lao động là theo hành vi vi phạm và theo cơ sở ý chí trong hợp đồng hoặcngoài hợp đồng Vi phạm pháp luật trong lĩnh vực lao động có nhiều dạng

hành vi cụ thể khác nhau, do đó từng loại (hình thức) trách nhiệm pháp lý áp

(1) Thông tư 173/BUNTP ngày 23/3/1972 của Toà án tối cao

Trang 19

dụng dựa trên tính chất, hậu quả được pháp luật lao động và qui chế lao độngphù hợp pháp luật bảo vệ Tính liên thông về cơ sở pháp lý, thực tế cũng nhưmối tương tác giữa các loại hay hình thức trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vựclao động đã được lý giải rõ nét trong phần | của chuyên đề Theo đó, các loạitrách nhiệm hình sự, trách nhiệm hành chính, trách nhiệm vật chất, tráchnhiệm kỷ luật trong lĩnh vực lao động cần được xem xét cả từ góc độ pháp luậtchuyên ngành và pháp luật lao động; cần nhận diện về tính đặc thù, tương hợpcủa qui trình tố tụng theo mỗi loại trách nhiệm Bên cạnh đó, cũng cần phânbiệt chế độ trách nhiệm vật chất và trách nhiệm bồi thường trong lĩnh vực laođộng cũng như phân định về sự khác biệt đối với trách nhiệm dân sự nói chung.

Đánh giá sơ lược về thực trạng áp dụng trách nhiệm pháp lý trong lĩnhvực lao động, chủ yếu diễn ra trong các doanh nghiệp thông qua việc sử dụngquyền quản lý lao động của các chủ sử dụng lao động Nhìn chung việc ápdụng chế độ trách nhiệm pháp lý còn tùy tiện, chưa bảo đảm đúng các quiđịnh pháp luật và các chủ sử dụng lao động chưa tính đến hậu quả xã hội của

các biện pháp trách nhiệm đã áp dụng đối với người lao động, chang hạn như

buộc thôi việc, chấm dứt hợp đồng Điều đáng quan tâm trong xây dựng phápluật là, "Bộ luật hình sự chỉ quy định một số hành vi chung chung mà chưa bổsung những hành vi mang tính đặc thi của lĩnh vực lao động như: chấm dứthợp đồng lao động trái pháp luật với nhiều người; chấm dứt hợp đồng laođộng gây hậu quả nghiêm trọng; sa thải nhiều người lao động trái pháp luật;

sa thải người lao động gây hậu quả nghiêm trọng; vi phạm các quy định cấm

trong đình công; có những hành vi thiếu đúng đắn trong lao động gây hậu quảnghiêm trọng; lạm dụng vị trí chỉ huy, điều hành xâm phạm nhân phẩm người

lao động; xâm phạm quyền của đại diện lao động; chiếm đoạt tiên lương củangười lao động; chây i không trả lương của người lao động 3 tháng liên;

không đóng Bảo hiểm xã hội cho người lao động; không thực hiện các nghĩa

vụ theo pháp luật đối với người lao động bị tai nạn lao động - bệnh nghềnghiệp; vi phạm nghiêm trọng các quy định về điều kiện làm việcL "(xem mục

2 chuyên đề số 6)

Trang 20

1.8 Trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đaiĐất đai là tài sản thuộc sở hữu toàn dân Việc khai thác, sử dụng đất

do nhà nước thống nhất quản lý Trong điều kiện kinh tế thị trường, đất đai trởthành thứ hàng hóa có giá trị đặc biệt Việc quản lý, sử dụng đất đai với mụcđích tiết kiệm, đúng mục đích, bảo đảm tính hiệu quả kinh tế đã thực sự làmột vấn đề phức tạp cả về lý luận và thực tiễn Trong thời gian qua, bên cạnh

bộ luật đất đai nhà nước ta đã đưa ra nhiều chính sách, qui định pháp luật mớinhằm ổn định và tạo lập thị trường bất động sản theo khuôn khổ luật định.Mặc dù vậy, tình hình mua bán, chuyển nhượng, thế chấp, sử dụng khôngđúng mục đích về đất đã gây không ít khó khăn cho công tác thống nhất quản

lý nhà nước đối với lĩnh vực này Ngược lại, thực tế cũng cho thấy có quánhiều những bất cập trong các chính sách, qui định sử dụng đất đai dẫn đến sựlãng phí hoặc thất thu thuế cho ngân sách quốc gia Không ít các vụ án về đấtđai gần đây đã gây nên hiệu ứng xã hội lớn và kéo dài khó giải quyết Chính vìvậy, nâng cao hiệu quả chế độ trách nhiệm pháp lý trong quản lý, sử dụng đất

đai là biện pháp cần thiết và quan trọng nhất để có thể lập lại trật tự pháp luật

đối với lĩnh vực này Với cách nhìn nhận đó, chuyên đề góp phần nâng caonhận thức lý luận, pháp lý và bước đầu nêu lên những hạn chế, vướng mắcthực tế về chế độ quản lý, sử dụng đất đai ở nước ta

Vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai da dang và phức tạp với hauquả pháp lý khác nhau Do đó, chế độ trách nhiệm pháp lý về đất đai ở nước ta

có đủ các loại như trách nhiệm hình sự, trách nhiệm hành chính, trách nhiệmdân sự, trách nhiệm kỷ luật Với đặc thù của những nhóm quan hệ phát sinh

trong lĩnh vực này, chế độ trách nhiệm pháp lý đất đai có thể phân làm hai

lĩnh vực đó là trách nhiệm pháp lý trong quản lý và trách nhiệm pháp lý trong

sử dụng đất đai Trên thực tế, vi phạm pháp luật đất đai thường có mối liên lụygiữa hai lĩnh vực này đã làm cho tính phức tạp tăng lên Bằng việc khái quát

sơ lược về sự phát triển chế độ trách nhiệm pháp lý về đất đai ở nước ta từ

1945 đến nay, có thể khẳng định về mặt pháp lý nhà nước ta đã nhanh chóng

hoàn thiện hệ thống pháp luật cho việc đấu tranh phòng chống vi phạm pháp

Trang 21

luật trong quản lý, sử dụng đất đai Chuyên đề cũng đã đi sâu phân tích cácloại vi phạm pháp luật về đất đai và thẩm quyền xử lý các loại vi phạm đónước ta hiện nay Về thực tiễn, cần nhận thấy một thực trạng đáng quan ngại

là vi phạm trong hoạt động lập qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất, điều mà tính

minh bạch lâu nay vẫn còn rất mù mờ Có thể nói, đây là điểm yếu lớn nhất

mà chúng ta van luấn quan chưa thực sự có cách nhìn mới rộng hơn va xa hơn

Không có quốc gia nào gọi là qui hoạch tổng thể về đất đai-đô thị mà lại chỉ

cóL' hai mươi năm Trên thực tế, vì nhiều lý do chúng ta chưa thực hiện đã hếthạn định và lạc hậu qui hoạch, gây lãng phí không nhỏ Bên cạnh đó, không ít

chủ thể có thẩm quyền lợi dụng vào nhiệm vụ, quyền hạn của mình cố tìnhche giấu qui hoạch để trục lợi, kiếm lời Không ít trường hợp gây khiếu kiện

kéo dài làm phức tạp tình hình, xáo trộn đời sống an sinh xã hội ở các địa bàn

trọng điểm Chuyên đề đi sâu phân tích cơ sở pháp lý, thực tiễn đối với các

dang vi phạm pháp luật về đất đai thường thấy trên thực tế và cách xử lý

chúng, từ đó làm nổi bật chế độ trách nhiệm pháp lý về lĩnh vực này ở nước ta

hiện nay.

Khó có thể một sớm một chiều để hoàn thiện được chế độ pháp lý, cơchế quản lý, sử dụng về đất vốn di đã chồng chất các văn bản qui phạm và quánhiều hệ lụy pháp lý mà vẫn thiếu hiệu quả Qua phân tích thực trạng ở nước

ta hiện nay, chuyên đề cũng đã nêu lên những vấn đề cần quan tâm về xâydựng pháp luật, giảm thiểu những vi phạm, lập lại trật tự pháp lý trong lĩnhvực quản lý, sử dụng đất đai ở ở nước ta hiện nay (xem chuyên đề số 7)

1.9 Chế độ trách nhiệm pháp lý của nhà nước trong luật hiến phápViệt Nam

Trách nhiệm pháp lý của nhà nước thể hiện ở hai phương diện là tráchnhiệm pháp lý trong lĩnh vực đối nội và chế độ trách nhiệm pháp lý quốc tế

Do nội dung vấn đề đặt ra quá rộng và có sự khác biệt nhất định nên chúng

tôi tách làm hai chuyên đề nghiên cứu riêng Theo cách hiểu đó, chuyên đề

này tập trung đi sâu nghiên cứu chế độ trách nhiệm của các cơ quan nhà

Trang 22

nước, cá nhân có thẩm quyền trong thực hiện nhiệm vụ quyền hạn thuộc lĩnh

vực đối nội

Trách nhiệm pháp lý của nhà nước là vấn đề không xa lạ trong nhà

nước pháp quyền Nguyên tắc bình đẳng công dân với nhà nước cần được đề

cao trong thực tiễn giải quyết các vấn đề về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm ởnhiều loại quan hệ pháp luật cụ thể Ở nước ta, chế độ trách nhiệm pháp lý của

nhà nước trong giai đoạn vận hành cơ chế tập trung bao cấp được nhìn nhận

không thật sự rõ ràng Nhìn chung, trong tư duy xã hội thường có quan niệm

cho rang, nhà nước là thiết chế có quyền định đoạt tất cả (đây là đặc điểm nổitrội của cơ chế tập trung bao cấp) nên không có quan niệm "sai, trai" hoặc là

"vị phạm” từ phía nhà nước Việc xem xét chế độ trách nhiệm của nhà nước vàđặc biệt là đặc biệt là đền bù nhà nước là khái niệm còn xa lạ trong đời sốngthực tế Thời gian qua, chúng ra đã tạo nên một cơ sở pháp lý cần thiết choviệc thực thi chế độ trách nhiệm pháp lý của nhà nước như các qui định hiếnpháp luật phòng chống tham nhũng, Nghị quyết số 388/NQ-UBTVQH ngày17/3/2003 Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành quyết định 1387/QĐ-TTgngày 29/12/2005 về việc xử lý các qui định đầu tư, khuyến khích đầu tư tráipháp luật do một số tỉnh, thành ban hành Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân

đem lại mà thực tế không ít trường hợp làm chuyển hóa chế độ trách nhiệm

của nhà nước thành quyền của nhà nước Điều này gây nên các hệ lụy phiền

hà cho người dân mà lẽ ra không đáng có và không cho phép được tồn tại

Chẳng hạn, việc điều tra, truy tố, xét xử oan sai thì ngay lập tức các cơ quan tố

tụng phải công khai xin lỗi (theo Nghị quyết 388/NQ-UBTVQH) nhưng trênthực tế phải có đơn khiếu kiện hoặc đơn đề nghị của đương sự thì các cơ quantiến hành tố tụng mới công khai xin lỗi Chuyên đề tập trung đi sâu phân tíchchế độ trách nhiệm của các loại cơ quan nhà nước theo qui định của hiến pháp

1992 với mục đích làm sáng tỏ về tính đặc thù của loại trách nhiệm này Đặcbiệt đề tài chỉ rõ những hạn chế trong sự phối hợp của các loại cơ quan nhànước trong thực thi chế độ công vụ có hiệu quả và đã đưa ra những yêu cầu,đảm bảo cho việc khắc phục trên thực tế

Trang 23

1.10 Trách nhiệm pháp lý quốc tế của quốc gia trong quan hệquốc tế

Khi nói tới quan hệ quốc tế thì quốc gia là một chủ thể quan trọng

nhất Điều đó cho thấy chế độ quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý củaquốc gia trong quan hệ quốc tế cần được nhận thức và thực thi trong khuônkhổ, nguyên tắc căn bản của pháp luật quốc tế Trách nhiệm pháp lý quốc tế làloại trách nhiệm pháp lý đặc biệt mà nhà nước với tư cách có chủ quyền quốcgia phải gánh chịu đã tạo nên sự khác biệt về chủ thể, nội dung, cơ sở pháp lýcũng như phương thức bảo đảm thực hiện trên thực tế so với các chế độ tráchnhiệm pháp lý khác Chuyên đề đã đưa ra cách hiểu về trách nhiệm pháp lýquốc tế của quốc gia, xác định cơ sở của chế độ trách nhiệm này Theo đó,trách nhiệm pháp lý quốc tế của quốc gia gồm; trách nhiệm phát sinh từ hành

vi vi phạm luật quốc tế và trách nhiệm đối với hành vi mà Luật quốc tế khôngcấm Các hành vi trái pháp luật quốc tế của quốc gia được luật quốc tế hiệnđại phân thành hai loại riêng biệt là hành vi tội ác quốc tế và hành vi phạm tộithông thường Chuyên đề đã đi sâu phân tích các hình thức thực hiện trách

nhiệm theo từng dạng hành vi vi phạm cũng như cơ sở để loại bỏ trách nhiệm

pháp lý quốc tế của quốc gia Việc luận giải về từng dạng hành vi vi phạmpháp luật quốc tế bằng cách nêu lên cơ sở pháp lý từ các công ước quốc tế và

lấy ví dụ cụ thể minh họa đã cho thấy tính quốc tế hóa và tầm quan trọng củachế độ trách nhiệm này Mặt khác, vấn đề pháp điển hóa định chế trách nhiệm

pháp lý quốc tế cũng đã được đưa ra và đi sâu phân tích một cách đầy đủ yêu

cầu, khuynh hướng và sự phối hợp giữa các chủ thể về kế hoạch pháp điển hoá

cầutheo sự ủy nhiệm của Đại hội đồng liên hợp quốc

Tóm lại, chế độ trách nhiệm pháp lý quốc tế của quốc gia cần được tiếp

tục nghiên cứu, hoàn thiện cơ sở pháp lý và bảo đảm tính hiện thực, hiệu lực đểtạo lập một môi trường bình đẳng, phát triển toàn diện của con người trên cơ sở

tôn trọng chủ quyền quốc gia và pháp luật quốc tế Vấn đề căn bản là mỗiquốc gia phải tỏ rõ thiện chí và tuyệt đối không làm phương hại lẫn nhau, giảm

thiểu những xung đột cũng như sự khác biệt trong nhận thức khi có vi phạm

Trang 24

1.11 Hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp lý

Nội dung của chế độ trách nhiệm pháp lý chỉ có vai trò, ý nghĩa khi nóđược các chủ thể có liên quan thực thi trên thực tế Muốn vậy, hoạt động truy

cứu trách nhiệm pháp lý phải hình thành để chuyển hóa "cái" chung từ qui

định pháp luật thành chế độ trách nhiệm cụ thể có tính cá biệt Như vậy, nói

tới việc truy cứu trách nhiệm pháp lý thông thường người ta coi đó là hoạt

động của nhà nước Cơ sở, căn cứ để truy cứu trách nhiệm pháp lý là cấu

thành vi phạm pháp luật.

Hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp lý là lĩnh vực hoạt động của các

chủ thể có thẩm quyền theo qui định của pháp luật nhằm bảo đảm cho nội

dung của trách nhiệm pháp lý có hiệu lực và hiệu quả trên thực tế Như vậy,nói tới hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp lý là chủ yếu nói tới qui trình tố

tụng bao gồm các thủ tục, giai đoạn để các cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm

quyền thực hiện việc tước đoạt hoặc hạn chế những quyền, lợi ích đối với chủthể vi phạm pháp luật Đương nhiên, trong một số trường hợp gây hậu quả xấu

vì những nguyên nhân do pháp luật qui định thì hoạt động truy cứu trách

nhiệm pháp lý cũng xuất hiện để buộc những chủ thể có liên quan phải gánhchịu hậu quả đó Nghiên cứu về hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp lý cầngiải quyết không ít các vấn đề lý luận như khái niệm, đặc điểm, nhận thấy

mấy điểm cơ bản:

- Mỗi loại trách nhiệm pháp lý có sự khác nhau cơ bản về qui trình,

nội dung, trình tự, thủ tục Chẳng hạn, truy cứu trách nhiệm hình sự bao gồm

nhiều hoạt động của các giai đoạn điều tra (của cơ quan điều tra), truy tố (của

cơ quan công tố hay viện kiểm sát) và xét xử (của tòa án) nhưng đối với trách

nhiệm kỷ luật thì không thể có hoạt động điều tra của cơ quan điều tra hoặcgiai đoạn truy tố và xét xử

- Không phải mọi chủ thể vi phạm pháp luật đều phải gánh chịu trách

nhiệm pháp lý Một số trường hợp vi phạm pháp luật nhưng trên thực tế vẫn có

thể được miễn trách nhiệm pháp lý nếu thỏa mãn những điều kiện mà phápluật đã qui định Tuy nhiên, để có thể đi đến quyết định miễn trách nhiệm

Trang 25

pháp lý thì đương nhiên các cơ quan tiến hành tố tụng phải trải qua không íthoạt động của qui trình truy cứu trách nhiệm pháp lý Như vậy, khi cho rằngmiễn truy cứu trách nhiệm pháp lý không có nghĩa là hoàn toàn không có hoạtđộng nào của qui trình tố tụng xảy ra.

- Một số sự kiện xét về nội dung là vi phạm pháp luật nhưng do cácbên thỏa thuận giải quyết được thì không cần sự có mặt của nhà nước vàđương nhiên hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp lý không xuất hiện Cần

phải hiểu, vi phạm pháp luật là hành vi nguy hiểm đối với xã hội chứ không

phải chỉ riêng đối với bên bị hại do đó, không phải mọi trường hợp vi phạm

pháp luật đều có thể tự hòa giải theo cơ chế thỏa thuận

II TRÁCH NHIEM PHAP LÝ - THUC TRẠNG NHAN THỨC QUA KẾT QUA KHẢO SÁT, THAM DO THUC TẾ

2.1 Trách nhiệm pháp lý - thực trang nhận thức va những vấn décần quan tâm ở nước ta hiện nay

Để đánh giá chế độ trách nhiệm pháp lý trong đời sống thực tiễn,

nhóm thực hiện đề tài tiến hành một cuộc khảo sát, thăm dò nhận thức về một

số nội dung có liên quan đến trách nhiệm pháp lý ở các địa phương ở nước ta.Nội dung cơ bản khảo sát, thăm dò nhận thức gồm: trách nhiệm pháp lý là gì?

vì sao có sự quan tâm đến TNPL? những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến viphạm pháp luật; để giảm thiểu oan sai trong truy cứu TNPL cần phải làm gì?(xem mẫu câu hỏi và chuyên đề 12) Nhìn chung, với 14 câu hỏi đặt ra đượcthiết kế xoay xung quanh nội dung chính là chế độ trách nhiệm pháp lý đã chophép phân tích, so sánh rút ra được nhiều khía cạnh thực tế có ý nghĩa quan

Trang 26

- Tình trạng người dân thụ động, đứng ngoài quá trình đấu tranh phòngchống vi phạm pháp luật.

- Tình trạng thiếu hiểu biết pháp luật được coi là nguyên nhân chủ yếu

dẫn đến vi phạm pháp luật

- Việc xử lý vi phạm pháp luật không nghiêm, thiếu minh bạch là một

trong các nguyên nhân làm gia tăng vi phạm pháp luật và bất bình đẳng xã hội

- Sự nhũng nhiễu của cơ quan công quyền là mối quan tâm đặc biệtcủa người dân khi tiến hành các hoạt động pháp lý

- Nhu cầu của người dân về hiểu biết pháp luật và nâng cao khả năng

kiểm tra, giám sát trên thực tế đặt ra bức xúc

II NHỮNG TỔN TẠI, HAN CHẾ THUC TẾ LIEN QUAN ĐẾN TRÁCH

NHIỆM PHAP LÝ VÀ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP KHAC PHỤC

Đất nước ta đang từng bước thay đổi trên tất cả các lĩnh vực kinh tế-xã

hội và pháp lý cho phù hợp với cơ chế thị trường XHCN, hội nhập và phát

triển Việc có một chế độ trách nhiệm pháp lý minh bạch, hiệu lực và hiệu quả

là điều kiện thiết yếu để bảo đảm an sinh xã hội, kinh doanh, thương mại, thuhút đầu tư Qua nghiên cứu đề tài, chúng tôi có một số kiến nghị về nhận thức,

lý luận và thực tế như sau

3.1 Trong nhận thức, lý luận

Đặc điểm đặc thù của trách nhiệm pháp lý là được pháp luật qui định

Chính vi vậy, việc hiểu một cách đúng đắn, đầy đủ nội hàm khái niệm phápluật là vấn đề mấu chốt của việc xem xét cơ sở pháp lý của chế độ trách nhiệmpháp lý Theo chúng tôi, cần nhìn nhận pháp luật có cấu trúc vật chất rộnghơn, nó không đơn thuần chỉ là hệ thống qui phạm được qui định trong vănbản qui phạm pháp luật do nhà nước ban hành Việc cho rằng văn bản phápluật bao gồm văn bản qui phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật cũngcần phải nghiên cứu lại bởi tính pháp lý của văn bản hành chính thông dụng

Trang 27

hiển nhiên được thừa nhận và chế độ trách nhiệm pháp lý có liên quan đến loạivăn bản này có nhiều phức tạp trên thực tế.

Mặt khác cũng cần phân biệt khái niệm hình thức pháp luật với nguồn

pháp luật để có cơ sở lý luận giải quyết vấn đề trách nhiệm pháp lý được toàndiện hơn Hiện nay ở nước ta, quan điểm đồng nhất giữa nguồn pháp luật với

hình thức pháp luật vẫn là một tồn tại thực tế của nhận thức lý luận Lý do vìchúng ta từ lâu vẫn cho rằng, pháp luật XHCN thừa nhận hình thức pháp luậtcao nhất là văn bản qui phạm pháp luật, do đó nguồn pháp luật chính là các

loại văn bản qui phạm pháp luật Trong lúc đó, việc sử dụng nguồn nào để giải

quyết một vụ việc trên thực tế lại là cơ sở trực tiếp của chế độ trách nhiệmpháp lý cụ thể đó Rõ ràng, không phải lúc nào chúng ta cũng có đủ nguồn

pháp luật thành văn để điều chỉnh các quan hệ xã hội và giải quyết các vụ việc

xảy ra trên thực tế Kinh nghiệm và thực tiễn ở các quốc gia theo hệ thốngCom mon Law, Civil Law thì việc áp dụng các nguồn khác ngoài nguồn pháp

luật thành văn thực tế là rất phổ biến Hiển nhiên, việc áp dụng đó sẽ làm xuất

hiện các chế độ trách nhiệm pháp lý tương ứng

3.2 Trong lĩnh vực pháp luật hình sự

Từ lâu trong khoa học và thực tiễn xét xử hình sự ở nước ta đều khẳng

định một trong các dấu hiệu của tội phạm là hành vi phạm tội phải được quiđịnh trong Bộ luật hình sự Chúng tôi thấy điều này không mang tính toàndiện bởi lẽ, không ít quan hệ xã hội bị xâm hại phải truy cứu trách nhiệm hình

sự cũng đã được ghi nhận trong các văn bản luật khác Hơn nữa, bản thânnguồn của pháp luật hình sự không chỉ duy nhất là Bộ luật hình sự mà còn cóHiến pháp, Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao vàcác văn bản do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành Bằng việc chorằng tội phạm chỉ được qui định trong Bộ luật hình sự đã làm vô hiệu cácnguồn pháp luật hình sự khác Điều bất cập khác có thể phát sinh nếu cónhững hành vi mới cần truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng lại chưa được qui

định trong Bộ luật hình sự sẽ dẫn đến bế tắc trong xử lý do chưa sửa đổi Bộ

luật hình sự kịp, việc áp dụng các nguồn khác của pháp luật hình sự hoặc áp

Trang 28

dụng pháp luật tương tự không thể thực hiện được theo qui định trên Trênthực tế, khó có thể xây dựng một bộ luật hoàn hảo tựu trung tất cả các vấn đềcần điều chỉnh, giải quyết trong đó mà không cần văn bản qui phạm pháp luậtkhác cụ thể hóa, giải thích, hướng dẫn, bổ sung.

Từ những cơ sở trên, để đảm bảo tính toàn diện về căn cứ pháp lý

trong xây dựng khái niệm tội phạm, truy cứu trách nhiệm hình sự và nhìn

nhận một cách đúng đắn về nguồn của pháp luật hình sự, chúng tôi kiến nghị:

- Vì những lý do trên theo chúng tôi không nên qui định tội phạm là

những hành vi nguy hiểm được qui định trong bộ luật hình sự Cần hoàn thiện

khái niệm tội phạm trong Bộ luật hình sự hiện hành theo hướng "tdi phạm là

hành vi nguy hiểm cho xã hộiL \.được pháp luật hình sự qui định '" Việc ghi

nhận được pháp luật hình sự qui định ở đây cần phải hiểu không chỉ riêng Bộluật hình sự mà có thể ở các nguồn khác của pháp luật hình sự

- Cần xây dựng khái niệm trách nhiệm hình sự và hình thức của trách

nhiệm hình sự trong cùng một điều luật của Bộ luật hình sự sửa đổi Với cấu trúcnày, người đọc có điều kiện hiểu được một cách đồng thời hai nội dung luôn có

sự gắn kết với nhau trên thực tế (xem phần chuyên đề về trách nhiệm hình sự)

- Về chủ thể của tội phạm nên mở rộng cả đối với pháp nhân Trênthực tế, pháp luật hình sự của nhiều nước từ lâu coi pháp nhân là chủ thể của

tội phạm và áp dụng các hình phạt cảnh cáo, phạt tiền, trục xuất đối với loại

chủ thể này khi phạm tội Duong nhiên, nguyên tac cá thể hóa trách nhiệm

hình sự luôn luôn phải đề cao để tránh tình trạng không phân hóa trong quá

trình truy cưứ trách nhiệm.

3.3 Trong lĩnh vực pháp luật lao động

Trong lĩnh vực lao động, hiện nay Bộ luật lao động đã có những qui

định cụ thể cho việc bảo vệ quyền lợi đối với người lao động Tuy nhiên, chếtài xử lý chưa đủ sức để có thể giải quyết các tranh chấp lao động làm thiệt hại

cho người lao động Chính vì lẽ đó, nghiên cứu chế độ trách nhiệm pháp lýtrong lĩnh vực lao động cần tính đến sự liên thông cụ thể hơn trong các qui

Trang 29

định pháp luật của các ngành luật khác, chẳng hạn như Luật hình sự để có thể

bảo đảm hiệu lực của chế độ trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực lao động Như

đã trình bày ở phần chuyên đề và sự hạn chế đã nêu ở trên, có thể nói hiện nay

việc qui định và áp dụng trách nhiệm hình sự trong lĩnh vực lao động chưa

được thực hiện đầy đủ và thỏa đáng Để khắc phục tình trạng qui định chungchung về trách nhiệm hình sự trong lĩnh vực lao động thiết nghĩ, BLHS cần bổ

sung những hành vi mang tính đặc thù của lĩnh vực này khi nó thỏa mãn dấuhiệu tội phạm như: chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật với nhiều người

và gây hậu quả nghiêm trọng; sa thải lao động trái pháp luật; sa thải lao độnggây hậu quả nghiêm trong; vi phạm các qui định cấm trong đình công; cóhành vi thiếu đúng đắn gây hậu quả nghiêm trọng; lạm dụng chế độ quản lý

xâm phạm nhân phẩm người lao động; không đóng bảo hiểm xã hội cho người

lao động, không thực hiện các nghĩa vụ theo pháp luật đối với người lao động

bị tai nạn lao động, bị bệnh nghề nghiệp v.v Đương nhiên, việc qui địnhtrong pháp luật và xử lý trên thực tế không chỉ đối với chủ sử dụng lao động

mà cả đối với người lao động nếu có hành vi mang những đặc điểm trên

3.4 Trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai

Không còn nghi ngờ để có thể khẳng định đất đai là tài sản sinh lợi

nhiều nhất cho các giao dịch dân sự, đầu tư, thương mại hiện nay Nếu không

có một cơ chế pháp lý rõ ràng, minh bạch để quản lý, sử dụng tài sản này thì

bất bình đẳng xã hội, hiệu ứng tiêu cực trong xã hội sẽ xảy ra Liên quan đếnchế độ trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực này và để thẩm quyển không thé

đồng nhất với độc quyền và khép kín trên thực tế, theo chúng tôi, cần quantâm mấy vấn đề cơ bản sau:

- Xây dung lại cái gọi là "qui hoạch quản lý, sử dụng đất dai" tại cáctỉnh thành phố, địa phương với thời gian dài hơn mốc thường thấy 20 năm nhưhiện nay ở nước ta Đồng thời công khai, minh bạch chi tiết qui hoạch việc sử

dụng quỹ đất phục vụ theo từng mục đích khác nhau để nhân dân biết, tránh

những rủi ro trong các giao dịch mua bán và loại bỏ việc trục lợi của các cánhân có thẩm quyền chuyên môn liên quan đến hoạt động này

Trang 30

- Các bộ, ngành cần công bố văn bản qui hoạch về sử dụng đất củamình một cách rõ ràng minh bạch, tránh sử dụng tùy tiện sai mục đích Trong

đó cần phân định rõ thẩm quyền, thống nhất việc quản lý loại đất lâm nghiệp

nhất là đất dùng trồng rừng phòng hộ, đất trồng rừng dân sinh, đất thuộc rừngbảo tồn quốc gia tránh tình trạng lấn chiếm khai thác, sử dụng trái mục đích

để hưởng lợi (ví dụ, vụ sử dụng đất trái pháp luật tại Đồ Sơn Hải phòng; Sóc

Sơn Hà Nội; dự án của Hai Chi Khánh Hòa)

- Quốc hội cần bổ sung vào Điều 21 Luật đất đai nội dung qui định về

sự phối hợp ngang cấp giữa các địa phương nhất là khi cùng nằm trong một

vùng kinh tế trọng điểm Điều này tạo nên cơ sở pháp lý cho việc giải phóngmặt bằng đối với các công tình trọng điểm về kinh tế xã hội phải sử dụng quỹ

đất của các địa phương khác nhau

- Để xác lập một thị trường nhà- đất ở trung thực đòi hỏi nhà nước nên

hướng tới việc thống nhất một giá đất phù hợp với giá thị trường để không

thiệt thòi cho người dân trong quá trình đền bù thu hồi đất Mặt khác, để giảm

bớt gánh nặng trong đền bù giải phóng mặt bằng cho ngân sách, nhà nước cần

có qui định buộc những hộ được hưởng lợi từ việc mở rộng đường phải nộpmột khoản tiền nhất định Điều này là có cơ sở vì lợi tức của đất tăng lên rấtnhiều vì nhà ở được sát mặt đường

3.5 Trong công tác tuyên truyền, giải thích, giáo dục pháp luật nhằm

nâng cao sự hiểu biết của nhân dân

Qua khảo sát, thăm dò về các đối tượng xã hội khác nhau cho câu hỏi

"nguyên nhân chủ yếu dan đến vi phạm pháp ludt'(cau số 2-phiếu điều tra),

chúng tôi thấy phần lớn người được thăm dò trả lời là: do thiếu hiểu biết pháp

luát Điều này không phải là không có cơ sở thực tế khi nhân dân ở nhiềuvùng, địa phương trong cả nước còn "đói" pháp luật thậm chí là mù quáng

trước qui định pháp luật và kiến thức sơ đẳng về pháp luật Từ thực trạng này

chúng tôi kiến nghĩ:

- Đẩy mạnh chương trình tuyên truyền, phổ biến pháp luật đối vớiđồng bào miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa Chính phủ cần giành một phần

Trang 31

ngân sách quốc gia để sớm thực thi chính sách cung cấp miễn phí các loại vănbản qui phạm pháp luật thiết thực đối với nhân dân các nơi này Khuyến khíchcác nhà hảo tâm, công ty và toàn xã hội ủng hộ việc xây dựng tủ sách pháp

luật cho tới tận cụm đân cư, tổ dân phố

- Trường Đại học luật và các cơ sở đào tạo luật khác trong cả nước cần

có chương trình cụ thể để đưa các giáo viên, sinh viên tình nguyện, sinh viên

thực tập tốt nghiệp về tận các địa bàn dân cư phổ biến, giải thích những vấn đề

cốt yếu cho người dân Cần coi đó là một nội dung thực tế chuyên ngành tốt

nghiệp cho sinh viên và để có thể nói việc đào tạo từng bước gắn với đời sống

thực tiễn, đáp ứng nhu cầu đặt ra từ thực tiễn Tránh tình trạng hàn lâm, kinhviện trong nội dung, chương trình đào tạo và nghiên cứu khoa học nói chung ởnước ta từ trước đến nay

- Để chế độ trách nhiệm pháp lý có hiệu lực và bảo đảm tính pháp chếcần quan tâm đến vấn đề hiệu ứng xã hội đối với những vụ việc đã được cơquan nhà nước áp dụng chế độ trách nhiệm pháp lý trên thực tế Hiệu ứng xãhội là sự phản ứng của xã hội đem lại một hiệu quả, tác động nào đó lên mộtnội dung sự kiện được xã hội quan tâm Về bản chất, hiệu ứng xã hội phán ánhthước đo thái độ xã hội cho những vấn đề có tính nhạy cảm Chính vì vậy, nếuquá trình truy cứu trách nhiệm pháp lý thiếu minh bạch chắc chắn hiệu ứng xãhội sẽ tạo nên áp lực lớn đối với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Trang 32

PHẦN II

TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN

VÀ CÁC LĨNH VỰC CỤ THỂ

Trang 33

Chuyên đề 1NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG

VỀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ

Đời sống xã hội là tổng thể những hành vi và mối quan hệ xã hội của

con người Gắn liền với những hành vi, mối quan hệ đó là thái độ, ý thức vàtrách nhiệm của mỗi chủ thể Tùy theo mỗi lĩnh vực mà chế độ trách nhiệm xãhội cũng có sự khác biệt cơ bản về cơ cấu chủ thể, nội dung và tính chất Theo

đó, trách nhiệm pháp lý là một dạng trách nhiệm xã hội Việc nghiên cứu

trách nhiệm pháp lý không chỉ đơn thuần trong nhận thức lý luận mà còn có ý

nghĩa quan trọng đối với thực tiễn đời sống pháp lý của các loại chủ thể

1 Khái niệm trách nhiệm pháp lý

Trong khoa học pháp lý nhà nước ta, trách nhiệm pháp lý nhìn chung

được tiếp cận chủ yếu dưới hai góc độ là trách nhiệm pháp lý hiểu theo nghĩatích cực và trách nhiệm pháp lý hiểu theo nghĩa tiêu cực Dĩ nhiên, không phải

các nhà nghiên cứu lý luận cố tình nhìn nhận nó cho phức tạp hoặc cố gắngtrình bày nó cho phù hợp với cách hiểu về trách nhiệm xã hội nói chung Thực

tế cho thấy, trong các qui định pháp luật cũng như thực tế về giải thích, áp

dụng pháp luật ở nước ta cũng thường dùng phổ biến cách tiếp cận này Mặc

dù vậy, cách đặt vấn đề trách nhiệm pháp lý hiểu theo nghĩa tích cực và tráchnhiệm pháp lý hiểu theo nghĩa tiêu cực không phải đã có sự thống nhất tuyệt

đối Có ý kiến cho rằng cần quan niệm một cách đúng đắn hơn là, trách nhiệm

pháp lý có thể phát sinh từ sự kiện pháp lý tích cực (trách nhiệm từ việc thực

hiện nghĩa vụ trong hợp đồng) hoặc phát sinh từ sự kiện pháp lý tiêu cực (do viphạm pháp luật) chứ không nên cho rằng nó được hiểu theo nghĩa tích cực và

tiêu cực Những người theo quan điểm này khẳng định, trong mọi trường hợp

phải quan niệm trách nhiệm pháp lý luôn chứa đựng tính tích cực bởi mụcđích của trách nhiệm pháp lý trên thực tế không nằm ngoài việc hướng tới sựbảo đảm cho pháp luật có hiệu quả

Trang 34

1.1 Trách nhiệm pháp lý hiểu theo nghĩa tích cực

Trách nhiệm pháp lý hiểu theo nghĩa tích cực là sự tự giác, chủ động

của chủ thể trong việc thực hiện các nghĩa vụ pháp lý phù hợp với yêu cầu củapháp luật cả về nội dung và hình thức Về cơ sở pháp lý, trách nhiệm pháp lýhiểu theo nghĩa tích cực có đặc điểm cơ bản là thực thi nội dung nghĩa vụpháp lý phát sinh phần qui định của qui phạm pháp luật Nghĩa vụ này là sự

ràng buộc, là bổn phận đòi hỏi chủ thể phải quan tâm thực hiện trong thực tế.Đương nhiên khi đã là nghĩa vụ được pháp luật qui định thì chủ thể không thể

từ chối Ở đây, việc thực hiện nghĩa vụ có thể là sự đáp ứng quyền của chủ thểkhác trong quan hệ pháp luật mà chủ thể đó tham gia hoặc theo yêu cầu củanhà nước nhằm vì lợi ích chung Phương thức thực hiện trách nhiệm pháp lý

của chủ thể ở đây nhìn chung có thể là trực tiếp hoặc ủy quyền Họ có thể lựa

chọn một phương thức thực hiện nghĩa vụ-trách nghiệm pháp lý trong trường

hợp này thích hợp, tiết kiệm đối với mình và có hiệu quả cao nhất Tuy nhiên,

có những nghĩa vụ-trách nhiệm pháp lý nhà nước không cho phép chủ thể thựchiện việc ủy quyền cho chủ thể khác thực hiện thay mình Chẳng hạn, nhưnghĩa vụ lao động công ích, nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc v.v Như vậy, vì những

lý do trên mà việc nhận diện hay phân biệt nội hàm khái niệm trách nhiệm

pháp lý hiểu theo nghĩa tích cực và khái niệm nghĩa vụ pháp lý không phải lúc

nào cũng rạch ròi Thực tế, trong các văn bản qui phạm pháp luật nhìn chungngười ta cũng sử dụng lẫn lộn cả hai cách tiếp cận này Vì thế, ở nước ta cũng

đã có ý kiến cho rằng "nên thay khái niệm trách nhiệm bằng khái niệm nghĩa

vụ trong văn bản qui phạm pháp luật khi nói về bổn phận (hay nghĩa vu) của

cơ quan, tổ chức, công dân trong việc thực hiện pháp luật”"°) Tuy nhiên, trách

nhiệm pháp lý và nghĩa vụ pháp lý có mối liên hệ mật thiết, có tính tương

đồng và khác biệt trong sự tồn tại và cách thức biểu đạt trên thực tế Đây là

những khái niệm có nội hàm gần øgũi với nhau và đều đòi hỏi phải được hiệnthực hóa bằng hành vi thực tiễn của chủ thể nhưng hoàn toàn không thể đồng

nhất với nhau Nghĩa vụ pháp lý nói lên trạng thái, khả năng có thể phải chịu

(1) TS Nguyễn Văn Động: Những vấn dé cơ bản của môn học Lý luận chung về nhà nước và pháp luật NXB

Công an nhân dân, Hà Nội 2002, tr.208

Trang 35

trách nhiệm pháp lý của chủ thể Trong lúc đó, trách nhiệm pháp lý lại đòi hỏichủ thể phải bằng hành vi của mình quan tâm nhiều hơn tới nghĩa vụ của mình

trên thực tế Trách nhiệm pháp lý hiểu theo nghĩa tích cực liên quan đến việc

thực hiện nghĩa vụ, bổn phận của chủ thể và đó là loại trách nhiệm phổ biến,đem lại những kết quả khả quan, tích cực cho đời sống xã hội nhưng nhìn

chung nó ít được bàn luận Trong khoa học pháp lý mặc dù thừa nhận cách

tiếp cận trên nhưng các nhà khoa học lại chủ yếu đi sâu nghiên cứu tráchnhiệm pháp lý dưới góc độ hiểu theo nghĩa tiêu cực Phải chăng sự cần thiếtphải bảo đảm an toàn đối với quan hệ xã hội và việc khắc phục hậu quả do viphạm pháp luật đã tạo nên sự quan tâm đặc biệt đối với trách nhiệm pháp lýhiểu theo nghĩa này trong khoa học

1.2 Trách nhiệm pháp lý hiểu theo nghĩa tiêu cực

Theo nghĩa này trách nhiệm pháp lý xuất hiện do có vi phạm pháp

luật Nhìn chung, hiểu theo nghĩa này việc tiếp cận trách nhiệm pháp lý cũng

như quan điểm để xây dựng khái niệm trách nhiệm pháp lý có ba khuynhhướng chủ yếu Khuynh hướng thứ nhất nhấn mạnh đến khả năng trừng phạt

của nhà nước áp dụng đối với chủ thể vi phạm pháp luật Theo khuynh hướngnày, trách nhiệm pháp lý trước hết phải chứa đựng yếu tố quyền lực mới có thể

thực hiện việc truy cứu trên thực tế sau đó mới xem xét hậu quả bất lợi buộc

chủ thể có liên quan phải gánh chịu Bản chất của vấn đề là nhìn nhận trách

nhiệm pháp lý dưới góc độ quyền lực nhà nước, xuất phát từ nhà nước, áp

dụng bắt buộc chủ thể vi phạm pháp luật thực thi Chính vì thế, trách nhiệm

pháp lý theo khuynh hướng này là trách nhiệm trước nhà nước hay đối với nhànước Khuynh hướng thứ hai nhìn nhận trách nhiệm pháp lý chủ yếu dưới khả

năng gánh chịu của chủ thể vi phạm pháp luật về các biện pháp xử lý của nhà

nước Khuynh hướng thứ ba có cách xử lý trung hoà cả hai khuynh hướng trênbằng việc coi trách nhiệm pháp lý có cả sự trừng phạt của nhà nước và sự gánh

chịu của chủ thể vi phạm pháp luật Nhiều nhà nghiên cứu cũng cho rằng, thực

tế trách nhiệm pháp lý luôn thống nhất về sự tương tác hữu cơ giữa quyền lựcnhà nước và sự gánh chịu hậu quả pháp lý bất lợi của chủ thể

Trang 36

Trong khoa học cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật, trách nhiệmpháp lý hiểu theo nghĩa này tạo nên sự quan tâm lớn từ các chủ thể khác nhau.

Lý do chủ yếu vì nếu không có được sự nhận thức đúng đắn và một chế độtrách nhiệm pháp lý hữu hiệu thì việc xử lý vi phạm pháp luật cũng như khảnăng trừng trị, phòng ngừa và giáo dục xã hội không có hiệu quả thực tế Mặc

dù vậy, nhìn chung vẫn còn sự khác biệt lớn giữa các quan điểm về cách tiếp

cận, khái niệm, nội dung cũng như cơ sở của trách nhiệm pháp lyLv.v Có thểtập hợp một số quan điểm được sử dụng phổ biến lâu nay trong nghiên cứu,giảng dạy luật ở nước ta:

- Quan điểm thứ nhất: "Trách nhiệm pháp lý là một loại quan hệ phápluật đặc biệt giữa cơ quan nhà nước (thông qua các cơ quan nhà nước có

thẩm quyền) và chủ thể vi phạm pháp luật, trong đó Nhà nước có quyền áp

dụng các biện pháp cưỡng chế có tính trừng phạt được qui định ở các chế tàiqui phạm pháp luật đối với chủ thể và chủ thể có nghĩa vụ phải gánh chịu hậu

quả bất lợi do hành vi của mình gây ra"

Theo quan điểm này, trách nhiệm pháp lý do cơ quan nhà nước ápdụng các biện pháp cưỡng chế buộc chủ thể vi phạm pháp luật phải gánh chịu

hậu quả bất lợi do hành vi của mình gây ra Cơ sở của các biện pháp cưỡngchế cũng như nội dung hậu quả pháp lý bất lợi mà chủ thể vi phạm pháp luậtphải gánh chịu là chế tài qui phạm pháp luật Có thể nói đó là những nội dungtương đối hợp lý đã được khái quát ở đây Tuy vậy, với cách nhận thức này

cũng cần trao đổi thêm có nên khẳng định trách nhiệm pháp lý là một loại

quan hệ pháp luật hay không? theo chúng tôi không nên quan niệm như vậy

bởi lẽ trách nhiệm pháp lý và quan hệ pháp luật là hai khái niệm hoàn toànkhác biệt nhau Mặc dù trong thực tiễn của đời sống pháp lý, hai yếu tố này cóquan hệ, tương tác hữu cơ với nhau Theo đó, đa số các nhà khoa học đều cho

rằng quan hệ pháp luật được coi là phương thức thực hiện, thể hiện nội dung

trách nhiệm pháp lý trên thực tế Việc truy cứu trách nhiệm pháp lý cần phải

thông qua quan hệ pháp luật và chính quá trình này đã làm phát sinh các quan

(1) Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Lý luận Nhà nước và Pháp luật NXB Giáo dục, Hà Nội.

Trang 37

hệ pháp luật cụ thể Không có chế độ trách nhiệm pháp lý ngoài quan hệ phápluật và hiển nhiên quá trình truy cứu trách nhiệm pháp lý sẽ làm phát sinh,thay đổi hoặc chấm dứt các quan hệ pháp luật trên thực tế Hai nội dung nàycũng đã được nhận diện độc lập với nhau Việc đồng nhất trách nhiệm pháp lý

với quan hệ pháp luật sẽ hoàn toàn bế tắc khi nghiên cứu cấu trúc, đặc điểm

của chính nó

- Quan điểm thứ hai: "rách nhiệm pháp lý là nghĩa vụ của một ngườiphải gánh chịu các biện pháp cưỡng chế nhà nước do người đó thực hiện hành

vi vi phạm pháp luật"0)

Quan điểm này rõ ràng đã khẳng định trách nhiệm pháp lý là một loại

nghĩa vụ do vi phạm pháp luật đem lại Thực tế cho thấy việc thực thi các biệnpháp của trách nhiệm pháp lý cũng có tính chất đòi hỏi, bắt buộc như thực thi

nghĩa vụ pháp lý Với cách hiểu trên thì nội dung của trách nhiệm pháp lýchính là các biện pháp cưỡng chế được nhà nước áp dụng đối với chủ thể viphạm pháp luật Tuy nhiên, bằng việc khang định trách nhiệm đó phát sinhđối với người vi phạm pháp luật đã không có tính toàn diện về mặt chủ thể.Chủ thể vi phạm pháp luật không hoàn toàn chỉ là con người mà còn có tổchức Rõ ràng là danh từ "øgười" ở đây không bao hàm cả loại chủ thể phápnhân, tổ chức (không có tư cách pháp nhân) hoặc nhà nước được Đương nhiên

việc tiếp nhận khái niệm cũng đòi hỏi cần phải phân biệt sự gánh chịu cácbiện pháp cưỡng chế không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với nội dung củatrách nhiệm pháp lý và quá trình truy cứu trách nhiệm pháp lý Thực tế cónhững biện pháp nhà nước được áp dụng đối với chủ thể có tính cưỡng chếnhưng hoàn toàn không liên quan đến vi phạm pháp luật và không phải là nội

dung của trách nhiệm pháp lý (chẳng hạn, việc cưỡng chế bắt buộc một người

bị nhiễm bệnh HIV phải cách ly với cộng đồng xã hội) Bên cạnh đó, cũngcòn có khía cạnh nữa đặt ra là: liệu có phải trong mọi trường hợp truy cứu

trách nhiệm pháp lý và việc thực thi trách nhiệm pháp lý của chủ thể trên thực

(1) TS Hoàng Thị Kim Quế: Một số suy nghĩ về trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm dao đức Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 3/2000.

Trang 38

tế đều mang tính cưỡng chế hay không? Về phương diện lý luận cần phải hiểu,

bản chất của trách nhiệm pháp lý là mang tính cưỡng chế bởi nó chính là biện

pháp cần thiết để khôi phục, bảo vệ quan hệ xã hội bị xâm hại trên cơ sở tướcđoạt hoặc hạn chế đối với chủ thể vi phạm pháp luật những lợi ích vật chất,

tinh thần hoặc bắt buộc thực hiện những hành vi nhất định Nhưng không phải

trong mọi trường hợp việc truy cứu trách nhiệm pháp lý và việc gánh chịu các

biện pháp của trách nhiệm pháp lý cũng cần phải áp dụng biện pháp cưỡngchế Thực tế cũng có khi vi phạm pháp luật nhưng chủ thể hoàn toàn tự giác

thực thi ngay các nội dung cụ thể của chế độ trách nhiệm pháp lý theo quiđịnh pháp luật Chang hạn, việc chủ thể chủ động tự nguyện đền bù thiệt hại

do không có điều kiện thực hiện hợp đồng

- Quan điểm thứ ba: "Trách nhiệm pháp lý thể hiện thái độ lên án đối

với vi phạm pháp luật trong việc xác định đối với người vi phạm pháp luật hậu

quả bất lợi nhất định dưới dạng hạn chế về mặt nhân thân hay tài san"

Có thể nói, cách tiếp cận này đã nhấn mạnh tính ý chí trong việc xácđịnh bản chất của trách nhiệm pháp lý Đồng thời khẳng định cơ sở của trách

nhiệm pháp lý ở đây là vi phạm pháp luật Việc xác định hậu quả bất lợi cácbiện pháp hạn chế về nhân thân hoặc tài sản được coi nội dung thực tế củatrách nhiệm pháp lý Mặc dù không nêu lên một cách rõ ràng nhưng cách tiếpcận này cho thấy trách nhiệm pháp lý dường như được nhìn nhận chủ yếu từ

vai trò của nhà nước với quyền ban hành pháp luật để thể hiện thái độ lên ánbằng việc buộc chủ thể vi phạm pháp luật phải gánh chịu hậu quả bất lợi là sự

hạn chế về mặt nhân thân hay tài sản

Quan điểm thứ tư, "ách nhiệm pháp lý là sự trừng phạt đối với chủthé vi phạm pháp luật, thể hiện ở mối quan hệ đặc biệt giữa nhà nước với chủthể vi phạm pháp luật, được pháp luật xác lập và điều chỉnh, trong đó chủ thể

vi phạm pháp luật phải gánh chịu những hậu quả bất lợi, những biện pháp

cưỡng chế duoc qui định ở chế tài các qui phạm pháp luật")

(1) TS Vũ Thư: Trách nhiệm pháp lý theo luật hiến pháp Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số12/2003

(2) Trường Dai học luật Hà Nội, Giáo trình Ly luận nhà nước và pháp luật, NXB Tư pháp, 2004, tr 493.

Trang 39

Đây cũng là quan điểm thường thấy trong nghiên cứu, giảng day ở

nước ta Với sự khẳng định trách nhiệm pháp lý là sự trừng phạt của nhà nước

đối với chủ thể vi phạm pháp luật Theo đó, ở đây trách nhiệm pháp lý có hailoại chủ thể tham gia là nhà nước và bên vi phạm pháp luật Về nội dung gồm

có sự gánh chịu của chủ thể vi phạm pháp luật về hậu quả bất lợi và những

biện pháp cưỡng chế do nhà nước áp dụng Cơ sở pháp lý của trách nhiệmpháp lý được qui định tại chế tài của qui phạm pháp luật Có thể nói, kháiniệm trách nhiệm pháp lý được xây dựng ở đây đã bao quát được nhiều nộidung, nhưng do có nhiều vấn đề mà bản thân nó trong khoa học hiện vẫn còn

gây tranh luận nên khó có thể nói là hoàn chỉnh được Chẳng hạn có ý kiến lại

cho rằng trách nhiệm pháp lý là việc gánh chịu sự trừng phạt đối với các chủ

thể vi phạm pháp luật chứ không phải là bản thân sự trừng phạt của nhà nước.Hay, liệu có phải nội dung của sự trừng phạt mà chủ thể vi phạm pháp luật

phải gánh chịu về hậu quả bất lợi và các biện pháp cưỡng chế đều được chế tài

qui phạm pháp luật qui định hay không v.v

Tóm lại, mặc dù chưa có sự thống nhất tuyệt đối nhưng nhìn chungtrách nhiệm pháp lý đã được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau Trong quá

trình nghiên cứu, các quan điểm cũng đã nêu lên những nội dung cơ bản của

trách nhiệm pháp lý như:

- Xét về mặt bản chất, trách nhiệm pháp lý chính là các biện pháp pháp lý

cần thiết để bảo vệ, khôi phục các quan hệ xã hội do vi phạm pháp luật xâm hại

- Trách nhiệm pháp lý phát sinh do vi phạm pháp luật

- Chế độ trách nhiệm pháp lý thể hiện ở hai phương diện, đó là sự qui

định bằng pháp luật cùng với như khả năng áp dụng trên thực tế của nhà nước

và sự gánh chịu hậu quả bất lợi của chủ thể vi phạm pháp luật

Đây thực chất cũng là cách hiểu về trách nhiệm pháp lý lâu nay ở nước

ta, do đó về cơ bản chúng tôi thống nhất với những kết luận trên Tuy nhiên,

có một số vấn đề cần trao đổi thêm để có được cách nhìn toàn diện và thấu

đáo về trách nhiệm pháp lý Đó là:

Trang 40

Một là, trách nhiệm pháp lý phát sinh không chỉ do vi phạm pháp luật

mà còn do những nguyên nhân khác khi gây ra hậu quả xấu được pháp luật

qui định.

Hai là, trách nhiệm pháp lý do pháp luật qui định nhưng không có

nghĩa là trong mọi trường hợp nó được qui phạm pháp luật trực tiếp điều chỉnhmột cách cụ thể

Ba là, trách nhiệm pháp lý do pháp luật qui định và sự kiểm soát, đánhgiá của nhà nước về việc thực thi trên thực tế nhưng nó không hoàn toàn là trách

nhiệm của chủ thể vi phạm pháp luật trước nhà nước hay là đối với nhà nước

Trong nhiều trường hợp, đó là trách nhiệm của chủ thể vi phạm pháp luật hoặc

chủ thể có liên quan theo qui định của pháp luật đối với chủ thể bị xâm hại

Chính vì vậy, trách nhiệm pháp lý không phải bao giờ cũng cần và phải thông quahoạt động truy cứu trách nhiệm pháp lý của nhà nước Điều này dễ thấy trong lĩnhvực dân sự, lao động, hôn nhân và gia đình Ikhi các bên liên quan đến vi phạmpháp luật tự thỏa thuận theo qui định của pháp luật về phương thức đền bù, chế độtrách nhiệm đã không phải lúc nào cũng có mặt của nhà nước Ngược lại, trongtrách nhiệm hình sự, trách nhiệm hành chính sự có mặt của nhà nước là bắt buộc

Chính vì lẽ đó chúng tôi cho rằng, /rách nhiệm pháp lý là sự gánh chịu

hậu quả pháp lý bất lợi thể hiện ở việc tước đoạt hoặc hạn chế những quyền,

lợi ích do nhà nước áp dụng đối với chủ thể khi có vi phạm pháp luật hoặc gây

ra hậu quả xấu vì những nguyên nhân được pháp luật qui định

2.1 Trách nhiệm pháp lý do pháp luật qui định

Có thể khẳng định, sự khác biệt lớn nhất giữa trách nhiệm pháp lý với

các loại trách nhiệm xã hội khác như trách nhiệm đạo đức, trách nhiệm tôn

Ngày đăng: 27/05/2024, 10:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN