1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Giấy phép môi trường - Pháp luật và thực tiễn ở Việt Nam hiện nay

262 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP

TRUONG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NOI

ĐÈ TÀI KHOA HỌC CÁP TRƯỜNG

GIAY PHÉP MOI TRUONG

PHAP LUAT VA THUC TIEN O VIET NAM HIEN NAY

Chủ nhiệm đề tài: ThS Dang Hoang Son

HA NOI 2020

Trang 2

NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐÈ TÀI 1 TS Nguyễn Văn Phương Khoa Pháp luật Kinh tế 2 PGS.TS Vũ Thị Duyên Thủy Khoa Pháp luật Kinh tế 3 Th.S Đặng Hoàng Sơn Khoa Pháp luật Kinh tế 4 Th.S Nguyễn Thị Hằng Khoa Pháp luật Kinh tế 5 Th.S Phạm Thị Mai Trang Khoa Pháp luật Kinh tế

Trang 3

DANH MỤC CÁC TU VIET TAT

Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014

Ủy ban nhân dân Biến đối khí hậu

Khoa học công nghệ

Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch Quy chuẩn kĩ thuật môi trường

Tiêu chuân môi trường

Trang 4

MỤC LỤC

008,006) 10001010 | PHAN 1 BAO CAO TONG HỢP 5C St E21 1211151121111 rk, 15 1 Lý luận về giấy phép môi trường ¿- - 2 + x+++E£EE+EeExeErkerxrsees 17 1.1 Một số quan niệm về giấy phép môi FỜNG :-525eccecescs2 17 1.2 Khái niệm, đặc điểm của giấy phép môi IrIỜNg 5-5555: 19 1.3 Phân loại giấy phép môi trUONg -. :- 2 e+c+teEeEeEererkerkereered 21 1.4 Mục dich, ý nghĩa của giấy phép môi lFƯỜNG, - 2-25 ssc: 22 1.5 Diéu chỉnh pháp luật đối với giấy phép môi Irường - - 22 2 Các quy định của pháp luật về giấy phép môi trường -. - 26

2.1 Các quy định của pháp luật về giấy phép môi trường trong lĩnh vực quản lý chất thải và phế liệu, hóa chất độc hại - 2-5-2 s©s+cs+se‡ 26 2.2 Các quy định của pháp luật về giấy phép môi trường trong lĩnh vực bảo tôn đa 2/1/151//1/8/12SEEEREEEREEEe 37 2.3 Các quy định của pháp luật về giấy phép môi trường trong khai thác, bảo vệ và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên s5: sa 42 2.4 Uu điểm và nhược điểm của thực trạng pháp luật về giấy phép môi

3 Dinh hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về giấy phép môi trường ở

3.1 Sự can thiết hoàn thiện pháp luật về giấy phép môi trường ở Việt

NA NiGN NAY 0000n0n0nẺẺ8n8 56

3.2 Những quan điểm và yêu cau đối với việc hoàn thiện pháp luật về giấy phép môi ÍYIÒïg, - - + Set EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEE1 1111111111111 1x1 gxe 58

3.3 Dinh hướng cho việc hoàn thiện pháp luật về giấy phép môi trường6Ì 3.4 Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về giấy phép môi ÍWÒIE -.- 5-5252 Ss+c+ts£+Esrerrxee 63 BAO CÁO TÓM TẮTT - 5: 5cc22 tre 75

Trang 5

PHAN 2 CÁC CHUYEN ĐÈ HH HH1 1111111111111 1115151515151 11t crsey 85 CHUYEN DE 1 LY LUẬN VE GIAY PHÉP MOI TRUONG 86

Th.S Dang Hoang SonTruong Dai học Luật Ha Nội

CHUYEN DE 2 GIAY PHEP MOI TRUONG TRONG LINH VUC BAO TON DA DANG SINH HOC 114

Th.S Pham Thi Mai TrangTruong Đại học Luật Ha Nội

CHUYEN DE 3 GIAY PHÉP MOI TRƯỜNG TRONG KHAI THAC, BẢO VE VA SU DUNG CAC NGUON TAI NGUYEN THIEN

PGS.TS Vii Thi Duyén ThuyTrường Đại học Luật Ha Nội

CHUYEN DE 4 GIÁY PHÉP MOI TRƯỜNG TRONG LĨNH VUC QUAN LY CHAT THAI VÀ PHÉ LIEU, HOA CHAT

DOC HẠII G5 ST E11 11111 1111111111111 1xx 179

Th.S Nguyễn Thị Hang

Trường Đại học Luật Hà Nội

PHAN 3 BÀI BAO KHOA HỌC 2- 2-52 SE rEerxeei 219 GIẦY PHÉP MOI TRƯỜNG - TỪ LÝ LUẬN DEN HOÀN THIEN QUY ĐỊNH PHÁP LUAT HIEN HÀNH - 2-52 SxeEEeE2EzErkerxeei 220

Đặng Hoàng Sơn

DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO - 2-2 22 2+ +: 233 PHU LUC 1 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VE GIẦY PHÉP

MOT TRƯỜNG 2-52 S< 2t 2 22122112 crkrrrkd 239 PHU LUC 2 KET QUA KHẢO SÁT Ý KIÊN CHUYEN GIA LUAT

MOI TRUONG 22-52-5222 E2 E2 EEEEEEE 2E 246 TONG HỢP ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ Ý KIÊN CÁC CHUYEN GIA 257

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong hoạt động quản lý Nhà nước về môi trường cũng như trong quá trình hoạt động của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ hiện nay thì “giấy phép môi trường ” luôn là một yếu tô giữ vai trò quan trọng, ảnh hưởng to lớn đến hiệu quả quản lý cũng như hiệu quả kinh doanh.

Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều cách hiểu khác nhau về “giấy phép môi trường” Đa sô các quan điểm cho rằng “giấy phép môi trường” là giẫy tờ có giá trị pháp lý, do cơ quan Nhà nước có thấm quyền cấp cho các tô chức, cá nhân nhằm bảo đảm các yêu cầu về BVMTcũng như cho phép khai thác, sử dụng thành phần môi trường trong hoạt động kinh doanh, song cũng có những quan điểm cho rằng “giấy phép môi trường” chỉ là bao gồm các giấy phép về bảo đảm điều kiện BVMT trong hoạt động kinh doanh, không bao gồm các loại giấy phép khai thác tài nguyên thiên nhiên.

Bên cạnh đó thì hiện nay pháp luật môi trường Việt Nam đang có quy

định về rất nhiều loại “giấy phép môi trường” Những loại “giấy phép môi

frưởng ” này có thực sự giúp ích cho hoạt động quản lý, BVMT hay không, cógây can trở hoạt động kinh doanh, làm ảnh hưởng tiêu cực tới hiệu quả kinh

doanh như một loại “giấy phép con” cần phải loại bỏ hay không, là những van đề cần phải được làm rõ về mặt lý luận và thực tiễn.

Đặc biệt, ở thời điểm hiện nay Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đang thực hiện kế hoạch sửa đổi Luật BVMT2014, trong đó một nội dung rất được quan tâm là sửa đổi bổ sung các quy định về “giấy

phép môi trường ”.

Từ những lý do trên, cho thấy việc nghiên cứu, làm rõ về mặt lý luận và thực tiễn ban chất pháp lý của “giấy phép mồi trường”, hiệu quả của giẫy phép này trong quan lý, BVMTcũng như ảnh hưởng của nó đối với hoạt động

kinh doanh nói riêng và đời sông xã hội nói chung là hét sức cân thiết.

Trang 7

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

2.1 Trong nước

“Giấy phép môi trường” là một nội dung luôn thu hút sự quan tâm của các cơ quan nhà nước, tô chức, cá nhân hoạt động kinh doanh, đồng thời nó còn liên quan tới hầu hết các lĩnh vực bảo vệ môi trường, do đó trong những năm vừa qua đã có một số công trình nghiên cứu liên quan tới các loại giấy phép này.

Cho tới nay đã có một số công trình nghiên cứu về “Giấy phép môi trường” như: “Giấy phép môi trường — Công cụ hữu hiệu để quản lý môi trường”, Tiến sĩ Hoàng Dương Tung, tạp chí Môi trường số 5/2013; “Quy định về “Giấy phép môi trường” sẽ theo hướng liên thông, tích hợp, thông nhất”

(Báo Tài nguyên và môi trường — Báo điện tử của Bộ TN&MT, ngày

14/11/2017) Trong nghiên cứu này, tác giả đã trình bày một số nội dung về (i) Giấy phép môi trường và vai trò trong hệ thống quản lý môi trường (bao gồm các yêu cầu về khái niệm, vai trò và các nguyên tắc áp dụng giấy phép môi trường); (ii) Giấy phép môi trường trong mối tương quan với các công cụ chính

sách môi trường khác, trong đó tác giả chú trọng tới việc phân tích và luận giải

các yêu cầu về sự tương tác của giấy phép môi trường va DTM; và (iii) Kinh nghiệm của một số quốc gia trong việc áp dụng giấy phép môi trường Trong thời gian gần đây, khi Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 sửa đôi được đưa ra thảo luận, đã có rất nhiều các ý kiến trao đổi về các quy định liên quan tới giấy phép môi trường được trình bày trong Dự thảo Dựa trên cơ sở nghiên cứu với chuyên đề “Xay dung khung pháp luật ở cấp độ luật, nghị định và thông tr về đánh giá tác động môi trường” thuộc Đề tài “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất hoàn thiện cơ sở pháp lý về đánh gid tác động môi trường đối với các du án đâu tr và kiểm soát, giảm sát môi trường các cơ sở sản xuất, kinh doanh dang hoạt động Xây dựng hướng dan kỹ thuật đánh gid tác động môi trường cho dự án khai thác khoảng sản, sản xuất thép” thuộc chương trình khoa học và công nghệ ứng phó với biến đổi khí hậu Quản lý Tài nguyên và môi trường giai đoạn

Trang 8

2016-2020 (Đề tài Bộ Tài nguyên và Môi trường, mã số: BĐKH/16-20), TS Mai Thế Toán (Tổng cục môi trường) đã đưa ra một số kết quả nghiên cứu về giấy phép môi trường Theo đó, hiện trên thế giới có 2 phương thức cấp giấy phép môi trường là: giấy phép môi trường tổng hợp (đang áp dụng tại các nước EU, các quốc gia trong khối OECD ); nhiều giấy phép môi trường đơn lẻ, mỗi van đề môi trường có một giây phép riêng (đang áp dụng tại Hoa Ky, Ôxtrâylia, Trung Quốc ) Việc áp dụng phương thức giấy phép tổng hợp hay đơn lẻ tùy thuộc vào hệ thống pháp luật và tình hình thực tế của từng quốc gia, tuy nhiên, đều bảo đảm nguyên tắc không chồng chéo, một đối tượng cụ thê không bị áp dụng cả 2 phương thức cấp phép Theo xu thế hiện nay, một số quốc gia, như Hàn Quốc, đang chuyên đổi từ phương thức giấy phép riêng lẻ sang giấy phép tổng hợp, đặc biệt đối với các dự án quy mô lớn, có tác động lớn đến môi trường Tại một số nước EU (Đức), giấy phép môi trường không chỉ quy định, cho phép đối với vấn đề môi trường, mà còn mở rộng quy định các yêu câu, điều kiện về xây dựng Trong khi đó, tại Việt Nam đang tổn tại một số loại giấy phép môi trường theo cả 2 phương thức cấp phép nêu trên Từ đó, tác giả khăng định việc bổ sung, sửa đổi các quy định về giấy phép môi trường trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 sửa đôi là thực sự cần thiết và là bước tiễn lớn về cải cách hành chính trong Dự án Luật Bảo vệ môi trường sửa đồi.

Bên cạnh đó, có một vai công trình nghiên cứu ma nội dung có đề cập ít nhiều tới “Giấy phép môi trường” như: “Bình luận một số quy định mới của Luật Bảo vệ môi trường 2014” — Đề tài khoa học cấp trường do Bộ môn Luật Môi trường — Khoa pháp luật Kinh tế - Đại học Luật Hà Nội bảo vệ năm 2016; Luận án “Hoàn thiện pháp luật về quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam” — Luận án Tiên sĩ - Vũ Thị Duyên Thủy — Đại học Luật Hà Nội; “Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu phế liệu ở Việt Nam” — Tiến sĩ Nguyễn Văn Phương — Đại học Luật Hà Nội, Tìm hiểu môn học Luật Môi trường — Sách chuyên khảo — NXB Dai học Quốc gia Hà Nội, 2017 (Vũ Thị Duyên Thủy, Nguyễn Văn Phương chủ biên),vv

Trang 9

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đã phần nào xác định được tính chất, đặc trưng của Giấy phép môi trường Tuy nhiên, do thời điểm thực hiện nên một số kết quả nghiên cứu sẽ không còn phù hợp với các văn bản pháp luật hiện hành cũng như tình hình thực tiễn hiện nay Điều đó chỉ ra rằng, tính tới thời điểm hiện nay chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách hệ thống, chi tiết về “Giấy phép môi trường ”, làm rõ bản chất của “Giấy phép môi trường” hay đánh giá đầy đủ vai trò và hạn chế của loại giấy phép này trong quản lý, bảo vệ môi trường cũng như trong hoạt động

kinh doanh.2.2 Ngoài nước

Cho tới thời điểm hiện nay chưa có một công trình khoa học nào trên Thế giới nghiên cứu một cách hệ thống về quy định pháp luật cũng như thực tiễn thực hiện “Gidy phép môi trường” ở Việt Nam.

Trong một vài công trình nghiên cứu chung về quản lý môi trường và quản lý chất thải, một số tác giả đã đề cập đến giấy phép môi trường Có thể kế đến một số cuốn sách tiêu biểu như: Cuốn sách Environmental Management — Problem and Solution (Quản lý môi trường — Vẫn dé và giải

pháp) của các tác giả R.Ryan Dupon, Terry E.Baxter, Luois Theodore do nhà

xuất bản Lewis Pulisher ấn hành năm 1998; Sách điện tử Tools for

Environmental Management: A Practical Introduction and Guide (Cong cu

quan lý môi trường: Giới thiệu và hướng dan thực hành) của tác giả Dixon Thompson; /oduction to Environmental Management (Giới thiệu về quan

ly môi trường) của các tac gia Mary K Theodore, Louis Theodore do CRC

Press ấn hành tháng 10 năm 2009; Waste Management and the Environment VI (Quản ly chất thai và môi trường VI) của các tác giả V Popov, H Itoh, và C.A Brebbia do WIT Press an hành năm 2012 Nhìn chung các công trình nêu trên chỉ đề cập đến các vấn đề chung về sử dụng GPMT dưới góc độ lý luận như là một trong số rất nhiều công cụ được sử dụng để quản lý và BVMTở các nước trên thế giới như Nhật Bản, Hoa Kỳ, Vương quốc Anh

Trang 10

Theo Cơ quan bảo vệ môi trường của Mỹ (EPA), giấy phép bảo vệ môi trường sẽ được cấp cho chủ sở hữu hoặc người điều hành các cơ sở công

nghiệp khác nhau theo Đạo luật Bảo vệ Hoạt động Môi trường năm 1997

(Đạo luật POEO) Việc cấp giấy phép nhằm bảo đảm chú trọng và đáp ứng ngày càng tốt hơn các yêu cầu về phòng ngừa và giám sát ô nhiễm, sản xuất sạch hơn thông qua tái chế và tái sử dụng trong quá trình thực hiện các hoạt động phát triển kinh tế xã hội và sinh hoạt của người dân Các loại giấy phép

môi trường theo đó được phân loại dựa trên các nhóm hoạt động và loại hình

khác nhau Ví dụ: giấy phép về công nghiệp và chat thải, giấy phép về sinh vật biến đổi gen và các sản phẩm của sinh vật biến đổi gen, giấy phép về nước và nước thải, giấy phép về môi trường không khí

2.3 Danh mục các công trình đã công bố thuộc lĩnh vực của dé tài của chủ

nhiệm và những thành viên tham gia nghiên cứu

2.3.1 Của chủ nhiệm đề tài

- Đặng Hoang Sơn, Binh luận một số quy định mới của Luật Bảo vệ môi trường 2014, Đề tài khoa học cấp trường do Bộ môn Luật Môi trường — Khoa pháp luật Kinh tế - Đại học Luật Hà Nội bảo vệ năm 2016;

- Đặng Hoàng Son (Đồng tác giả), Tim hiểu môn học Luật Môi trường, Sách chuyên khảo (Vũ Thị Duyên Thủy, Nguyễn Văn Phương chủ biên), NXB Dai hoc Quốc gia Hà Nội, 2017;

- Đặng Hoàng Sơn (Đồng tác giả), Giáo trình Luật Môi trường, Trường

Đại học Luật Hà Nội, NXB Tư pháp, 2017;

- Đặng Hoàng Sơn, Đánh giá tác động môi trường — Thực trạng pháp

luật và thực tiễn thực hiện tại Việt Nam, Hội thảo khoa học quốc tế, Trường

Đại học Luật Hà Nội, 10/2017;

- Đặng Hoàng Sơn, Một số vấn dé pháp lý về bảo vệ môi trường trong

lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam hiện nay, Viện khoa học pháp ly — Bộ Tưpháp, 11/2018.

Trang 11

2.3.2 Của các thành viên tham gia nghiên cứu

- Nguyễn Van Phương, Thuc trang chính sách pháp luật về quản li chất thải ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, 2015;

- Nguyễn Van Phương, Khai thác, sử dung tài nguyên thiên nhiên — Pháp luật và thực tiễn, Hội thảo quốc tế Pháp luật môi trưởng của Việt Nam và CHLB Đức với vấn dé phát triển bên vững, 2017;

- Nguyễn Văn Phương, Vai tro của pháp luật môi trường trong hoạt động xuất khẩu, Hội thảo khoa học Bảo vệ môi truong dé phat trién kinh té va

vai tro cua pháp luật, Truong Dai học Luật Hà Nội, 2018;

- Nguyễn Văn Phuong, Vai rò của tổ chức xã hội trong bảo vệ môi trường, Tạp chí môi trường số 3 năm 2015;

- Nguyễn Văn Phương, Quyên sở hữu và vấn đề thực hiện quyên sở hữu rừng theo Luật Lâm nghiêp năm 2017, Tạp chí Luật học, số 10/2019;

- Vũ Thị Duyên Thủy, Một số hạn chế của các quy định pháp luật về

thanh tra việc thực hiện pháp luật môi trường tại Việt Nam, Tạp chí Luật học(2/2014);

- Vũ Thị Duyên Thủy, Pháp luật về sử dụng, tiêu hủy thuốc và bao bì thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật (5/2015);

- Vũ Thị Duyên Thủy, Những hạn chế của pháp luật về giao, thu hoi và chuyển mục dich sử dụng rừng tại Việt Nam, Tạp chí Nhà nước và Pháp

luật (6/2015);

- Vũ Thị Duyên Thủy, Hạn chế của pháp luật về buôn bán, vận chuyển, sử dụng động vật rừng nguy cấp, quý hiếm tại Việt Nam, Tap chí Nhà nước và

Pháp luật (5/2016);

- Vũ Thị Duyên Thủy, Mét số hạn chế của các quy định pháp luật về

thanh tra việc thực hiện pháp luật môi trường tại Việt Nam, Tạp chí Luật học(3/2016);

Trang 12

- Nguyễn Thị Hang, Quy định pháp luật về vai trò của cộng đồng dân cư

trong công tac bao vệ môi trường, Viện Khoa Học Pháp Ly Bộ Tư Pháp, 2018;

- Nguyễn Thị Hang, Thuc trạng pháp luật về tài nguyên môi trường tại Việt Nam hiện nay dưới góc độ tham chiếu với CPTT, Hội thảo khoa học cấp

Khoa, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2018;

- Nguyễn Thi Hang, Hirong tới hoạt động khai thác và phát triển ngành thủy sản bên vững và vai trò của pháp luật, Hội thảo khoa học Bảo vệ môi trường dé phát triển kinh tế và vai trò của pháp luật, Trường Dai học Luật Ha

Nội, 2018;

- Phạm Thị Mai Trang, Khái quát về biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường Hoàn thiện pháp luật về ung phó với biến đổi khí hậu tại Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội,

- Phạm Thị Mai Trang, Bình luận một số quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường Bình luận một số điểm mới của Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, Trường Đại học

Luật Hà Nội, 2017;

- Phạm Thị Mai Trang, Đánh giá thực trạng các quy định pháp luật

Việt Nam về nhận chìm ở biển, Tạp chí Pháp luật và Thực tiễn, 76, 03/2017; - Phạm Thị Mai Trang, Những vấn dé pháp lý về kiểm soát nhập khẩu

loài ngoại lai ở Việt Nam, Tạp chí Khoa học pháp lý, 2017.

3 Mục đích, mục tiêu nghiên cứu của đề tài 3.1 Mục dich của việc nghiên cứu dé tài là nhằm

- Làm rõ bản chất của “Giấy phép môi trường” về mặt lý luận và thực tiễn.

- Phân tích, đánh giá các quy định pháp luật về “Giấy phép môi trường ” đề chỉ ra những ưu hiểm, hạn chế của pháp luật về “Giấy phép môi

trường ” trong công tac quản ly, BVMTcting như trong hoạt động kinh doanh.

Trang 13

- Kiến nghị các giải pháp pháp lý nhằm hoàn thiện pháp luật về “Gidy

phép môi trường ” ở Việt Nam.

- Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu đạt được sẽ cung cấp tài liệu giảng

dạy, nghiên cứu cho giảng viên, sinh viên, học viên nghiên cứu pháp luật môi

trường, cung cấp tư liệu cho cơ quan quản lý nhà nước về môi trường, cho các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ, đồng thời đề tài này còn là tư liệu tham khảo hữu ích cho quá trình sửa đổi Luật BVMT năm 2014 của Quốc hội hiện nay.

3.2 Mục tiêu của việc nghiên cứu dé tài là nhằm:

Hướng tới hệ thống “Giấy phép môi trường” phù hợp với yêu cầu

khách quan trong quản lý, BVMT cũng như trong họat động kinh doanh, qua

đó nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, BVMT và hiệu quả kinh doanh 4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài

4.1 Đối twong nghiên cứu

- Nghiên cứu các nội dung tổng quan về “Gidy phép môi trường” như: bản chất, mục đích, ý nghĩa của “Giấy phép môi trường”, môi liên hệ giữa “Giấy phép môi trường ” với hoạt động quản lý nhà nước cũng như hoạt động kinh doanh của các chủ thể liên quan.

- Nghiên cứu về nội dung, cơ quan có thâm quyền cấp, đối tượng được cấp “Giấy phép môi trường ”.

- Nghiên cứu, đánh giá những ưu điểm, bất cập của hệ thống quy định pháp luật về “Giấy phép môi trường ”.

- Nghiên cứu, đánh giá thực tiễn thi hành pháp luật về “Giấy phép

moi trưởng `.

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Nghiên cứu quy định pháp luật Việt Nam hiện hành, có tham khảo

một số quy định của các nước trên Thế giới, có so sánh với một số văn bản đã hết hiệu lực để làm rõ tính lịch sử.

Trang 14

- Nghiên cứu thực tiễn thi hành pháp luật về “Giấy phép môi trường” của một số cơ quan nhà nước và một số doanh nghiệp trên lãnh thé Việt Nam 5 Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu

5.1 Cách tiếp cận

- Tiếp cận theo từng nhóm giấy phép về môi trường (chia theo từng lĩnh vực quản lý về môi trường).

- Tiếp cận theo quan điểm mới, đưa ra khái niệm mang tính lý luận về “Giấy phép môi trường ”.

- Tiếp cận dựa theo nội dung quy định pháp luật hiện hành.

- Tiếp cận theo thực tiễn thực hiện ở các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường, các tô chức, cá nhân thực hiện hoạt động kinh doanh.

- Tiếp cận dựa trên tham khảo quan điểm của một số nước trên Thế giới.

5.2 Các phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp phân tích: Phương pháp này được thực hiện ở tất cả các chuyên đề nhằm làm rõ nội dung các quy định pháp luật về “Giấy phép môi trường ”, thực tiễn quản lý và thực hiện “Giấy phép môi trường ”

- Phương pháp bình luận: Phương pháp này được thực hiện ở tất cả các chuyên đề nhằm đánh giá các quy định pháp luật về “Giấy phép mdi trường ”, thực tiễn quản lý và thực hiện “Giấy phép môi trường ”.

- Phương pháp lịch sử: Phương pháp này được thực hiện ở một số các chuyên đề nhằm xem xét sự phát triển, thay đổi các quy định pháp luật cũng như việc quản lý, thực hiện “Giấy phép môi trường ”.

- Phương pháp điều tra xã hội học: được thực hiện nhăm đánh giá thực tiễn thực thi các quy định về “Giấy phép môi trường” ở Việt Nam hiện nay Do điều kiện khách quan, phương pháp này không thể thực hiện được trên thực tế bởi tình hình dịch covid — 19.

6 Nội dung nghiên cứu và tiễn độ thực hiện

6.1 Nội dung nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu cua đê tài được thê hiện cụ thê ở các chuyên dé sau:

Trang 15

- Chuyên đề 1: Lý luận về “Giấy phép môi trường ”

- Chuyên đề 2: “Giấy phép mồi trường ” trong lĩnh vực bảo tồn đa dang

sinh học

- Chuyên dé 3: “Giấy phép môi trường” trong bảo vệ, khai thác và sử

dụng các nguôn tài nguyên thiên nhiên

- Chuyên đề 4: “Giấy phép môi trường ” trong lĩnh vực quản lí chất thải và phế liệu, hóa chất độc hại

6.2 Tiến độ thực hiện

Các nội dung

: Thời gian thực Người thựcSTT | công việc thực Sản phâm Xây dựng đề tài, thư ký đề tài

Đê cương | 02 tháng sau khi ký

2 cương các chuyên Í ` và các thành` chuyên đê hợp đông

đê viên tham gia

đề tài Họp đánh giá, trao Chủ nhiệm đê

đổi về đề cương tài, thư ký đề tài

Đê cương | 03 tháng sau khi ký

3 | đã được xây dựng ; , va cac thanh

Trang 16

và các thànhviên tham gia

đề tài Chủ nhiệm đề tài, thư ký đề tài

` Chuyên dé | 07 tháng sau khi ký : Viết báo cáo tong | 01 báo cáo | 07 tháng sau khi ký TS Nguyễn

thuật tổng thuật hợp đồng Văn Phương - Chủ nhiệm dé

Hoàn thiện các Đê tài hoàn

` 10 tháng sau khi ký tài8 chuyén dé va bao thiện nội `

Sản phẩm khoa học: 01 bài báo được đăng trên tạp chí khoa học trong danh

mục được tính diém của Hội đông chức danh Nhà nước.

Trang 17

Vé mặt nội dụng: thé hiện kết quả của từng nội Hệ chuyên dung nghiên cứu cụ thể được trình bày ở trên, theo

đề yêu cầu của Chủ nhiệm đề tài

Vé mặt hình thức: theo ding quy định của Trường Về mặt nội dung: Thê hiện cô đọng các kết qua

Báo cáo ¬2 „ 01 nghiên cứu của toàn bộ đê tài.

tông hợp `

Vê mặt hình thức: theo đúng quy định của Trường

Đăng trên danh mục được tính điểm của Hội đông

3 Bài báo 01 chức danh Giáo sư Nhà nước

khoa học Được ghi chú thực hiện trong khuôn khổ dé tài

theo quy định

8 Phương thức chuyển giao sản phẩm, địa chỉ ứng dung, tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu

- Phương thức chuyên giao, địa chỉ ứng dụng: Phòng nghiên cứu khoa học

trường Đại học Luật Hà Nội.

- Tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu:

+ Đối với lĩnh vực giáo duc va đào tao: Cung cấp tư liệu khoa học cho lĩnh vực giáo dục chuyên ngành Luật, trang bị kiến thức về “Giấy phép môi trường”

cho người nghiên cứu.

+ Đối với lĩnh vực khoa học và công nghệ có liên quan: Cung cấp tư liệu

khoa học trong quá trình nghiên cứu.

+ Đối với phát triển kinh tế - xã hội (nếu có): Cung cấp các kiên thức, tư liệu cho cơ quản lý nhà nước về môi trường cũng như các tô chức, cá nhân hoạt

động kinh doanh.

+ Đối với tô chức chủ tri và các cơ sở ứng dụng kết quả nghiên cứu: Có được các tư liệu cần thiết trong quá trình nghiên cứu, ứng dụng.

Trang 18

9 Dự toán kinh phí

Kinh phí thực hiện đề tài: 60.000.000 (sáu mươi triệu đồng) Trong đó - Ngân sách nhà nước: 60.000.000 (sáu mươi triệu đồng)

Chi tiền công lao động trực tiếp | 42.315.000 x 70.5% Chi họp trién khai dé tài, tọa đàm | 1.000.000 X 1,7% Chi văn phòng, phâm, thông tin

10 Lực lượng tham gia

10.1 Chủ nhiệm dé tài, thư ký đề tài 10.1.1 Chủ nhiệm dé tài:

Họ và tên: ThS Đặng Hoang Sơn

Chức danh khoa học/học vi: Giảng viên — Thạc sĩ

Don vi: Bộ môn Luật Môi trường - Khoa pháp luật Kinh tế - Đại học Luật Hà

Trang 19

Chức danh khoa học/học vi: Giảng viên — Thạc sĩ

Don vi: Bộ môn Luật Môi trường - Khoa pháp luật Kinh tế - Đại học Luật Hà

Điện thoại: 0356.107.419Email: maitrang136@gmail.com

10.2 Những thành viên tham gia nghiên cứu dé tài

STT Họ và tên Đơn vị (viết tắt) Ký nhận

- Bộ môn Luật Môi trường —1 TS Nguyên Văn Phuong ,

Khoa Pháp luật Kinh têBộ môn Luật Môi trường —2 PGS.TS Vũ Thị Duyên Thủy ,

Khoa Pháp luật Kinh tê- ¬ Bộ môn Luật Môi trường —3 Th.S Nguyên Thị Hăng

Khoa Pháp luật Kinh tế

Trang 20

PHAN 1 BAO CAO TONG HOP

Trang 21

BỘ TƯ PHÁP

TRUONG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NOI

BAO CAO TONG HỢP

DE TAI KHOA HOC CAP TRUONG

GIAY PHEP MOI TRUONG

PHAP LUAT VA THUC TIEN O VIET NAM HIEN NAY

Chủ nhiệm đề tài: ThS Đặng Hoàng Son Bộ môn Luật Môi trường — Khoa Pháp luật kinh té

HÀ NOI 2020

Trang 22

1 Lý luận về giấy phép môi trường

1.1 Một số quan niệm về giấy phép môi trường

GPMT là một khái niệm có nội hàm rộng, được hiểu theo nhiều cách khác nhau, dưới nhiều góc độ khác nhau.

Hiểu theo nghĩa của cum từ thì: Giấy phép là giấy tờ cho phép chính thức dé làm, dé thực hiện, sử dụng hoặc sở hữu một cái gì đó (cũng như giấy tờ của giấy phép hoặc giấy phép đó) Giấy phép có thé được cấp bởi một bên cho một bên khác như là một yếu tô của một thỏa thuận giữa các bên đó Một định nghĩa ngắn gọn của giấy phép là “iy quyên sử dung thứ mà được cấp phép” Giay phép có thé được cấp bởi các co quan chức năng, dé cho phép hiện một hoạt động bị cắm hoặc cần phải được phép của cơ quan công quyền với những điều kiện nhất định phải đáp ứng Nó có thé yêu cầu trả một khoản phí hoặc chứng minh một khả năng trước khi được cấp.

Nghiên cứu giấy phép trong mối liên hệ với môi trường (GPMT) cần phải làm rõ khái niệm về môi trường với những giới hạn cụ thé dé từ đó hiểu đúng về bản chất của “GPMT” Nếu nghiên cứu về GPMT theo hướng giấy phép này là giấy phép liên quan tới việc tác động, khai thác sử dụng môi trường thì đây sẽ là phạm vi nghiên cứu rất rộng, cần phải tiếp cận khái niệm môi trường được định nghĩa tại Khoản 1, khoản 2 điều 3 Luật BVMT 2014, bao gom cac yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật.

Nếu nghiên cứu “GPMT” theo hướng là loại giấy phép nhằm bảo vệ môi trường thì cần phải tiếp cận vấn đề môi trường dưới góc độ bảo vệ môi trường, bao gồm các hoạt động giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường: khắc phục ô nhiễm suy thoái, cải thiện phục hồi môi trường; khái thác sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm giữ môi trường trong lành' Như vậy, hiểu “GPMT” theo hướng bảo vệ môi trường thì sẽ có nội hàm hẹp hơn và giấy phép này được sử dụng với mục đích nhằm bảo vệ môi trường trong hoạt động phát triển kinh tế - xã hội

! Xem khoản 3 Điều 3 Luật bảo vệ môi trường 2014

Trang 23

GPMT là một thuật ngữ chưa có khái niệm chính thức trong quy định

pháp luật hiện hành Ở thời điểm hiện nay đang có nhiều quan điểm diễn giải

GPMT theo những nội dung khác nhau.

Nhìn chung, các quan điểm đều thống nhất được một số điểm về GPMT đó là: GPMT phải do cơ quan nhà nước có thâm quyền cấp; Đối tượng được cấp giấy phép là các cơ sở kinh doanh hoặc các dự án; Mục đích của giấy phép là cho phép thực hiện hoạt động liên quan đến môi trường.

Tuy nhiên, hiện nay có nhiều quan điểm diễn giải các loại giấy phép hoặc những loại “giấy ở” tương tự như giấy phép liên quan đến môi trường được hiểu là GPMT với những phạm vi rộng, hẹp khác nhau Nguyên nhân là do cách hiểu về nội hàm của phạm trù “các hoạt động liên quan đến môi trường ” khác nhau”, đó là:

Có quan điểm hiểu GPMT theo nghĩa rất hẹp, chỉ bao gồm 5 loại: PMC, DTM, KBM; Đề án BVMT chi tiết; Đề án BVMT đơn giản.

Quan điểm khác hiểu GPMT rộng hơn là GPMT bao gồm các loại giấy phép về các điều kiện BVMT trong hoạt động kinh doanh Có quan điểm lại hiểu GPMT theo nghĩa rất rộng gồm cả giấy phép khai thác tài nguyên thiên nhiên như: Giấy phép khai thác nguồn nước, khai thác tài nguyên rừng dưới và giấy phép về các điều kiện liên quan đến BVMT trong sản xuất kinh doanh như: Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước, Giấy phép nghiệm

thu công trình xử lý nước thải; báo cáo đánh giá tác động môi trường vv

Quan điểm mới nhất về GPMT được thê hiện trong Dự thảo Luật Bảo

vệ môi trường 2020 thì “GPMT là văn bản do cơ quan quản lý nhà nước có

thâm quyền ban hành cho phép chủ dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh vận hành toàn bộ hoặc một phan công trình dự án, co sở sản xuất, kinh doanh với các yêu cầu, điều kiện bảo vệ môi trường cụ thể (Khoản 30 Điều 3 Dự thảo

Luật Bảo vệ môi trường — Dự thảo 3, năm 2020).

? Xem thêm các quan điểm này tại Chuyên đề 1

Trang 24

Quan điểm của các nha làm luật thé hiện trong Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường về GPMT là các loại Giấy phép nhằm bảo đảm các yêu cầu BVMT trong hoạt động san xuất, kinh doanh, dịch vụ Còn các loại giấy phép khai thác tài nguyên thiên nhiên như Giấy phép khai thác tài nguyên nước, Giấy phép khai thác khoảng sản (chủ yêu mang mục đích kinh tế) thì không

coi là GPMT.

Nhu vậy từ những quan niệm co bản có thé coi GPMT là Giấy phép do co quan có thâm quyền cấp cho các tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động liên quan đến môi trường.

1.2 Khái niệm, đặc điểm của giấy phép môi trường

Trên cơ sở tổng hợp, nghiên cứu các quan điểm về GPMT, chúng tôi cho răng cần phải tiếp cận khái niệm giấp phép môi trường dưới các góc độ

khác nhau, cả theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp.

* Theo nghĩa rộng thì: GPMT Ia văn bản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyên ban hành và cấp cho các tô chức cá nhân dé xác định các diéu kiện về bảo vệ môi trường mà những chủ thể này đã đạt được, từ đó cho phép các tổ chức ca nhân được thực hiện các hoạt động san xuất kinh doanh dịch vụ nhất định, hoặc là các giấy phép cho phép các tổ chức, cá nhân được thực hiện hoạt động khai thác thành phan môi trường và những hoạt động có ảnh hưởng đặc biệt tới môi trường.Theo nghĩa này thì GPMT có những đặc điểm sau:

- Là văn bản do co quan quản lý nhà nước có thấm quyền ban hành dưới nhiều dạng, tên gọi.

- Loại giấy phép này chỉ cấp cho các tô chức, các nhân có đủ điều kiện nhất

định trong hoạt động.

- Loại giấy phép này là điều kiện cho phép các tô chức, cá nhân thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ thường có yếu tố tác động lớn tới môi trường và phải đáp ứng các yêu cầu BVMT nhất định.

- GPMT có mục đích chủ yếu nhằm buộc các chủ thể kinh doanh phải thực hiện các yêu cầu BVMT trong quá trình hoạt động.

Trang 25

- Loại giấy phép này còn là những văn ban cho phép các chủ thé được khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

* Theo nghĩa hẹp thi: GPMT la văn bản do cơ quan quan ly nhà nước có

thẩm quyên ban hành và cấp cho các tổ chức cá nhân dé xác định các điều kiện về bảo vệ môi trường mà những chủ thể này đã đạt được, từ đó cho phép các tô chức cá nhân được thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ nhất định, hoặc là những giấy phép cho phép các tô chức, cá nhân được

thực hiện những hoạt động có ảnh hưởng đặc biệt tới môi trưởng.

Theo nghĩa hẹp này thì Giấy phép MT cũng có những đặc điểm giống

như GPMT theo nghĩa rộng Tuy nhiên, xét theo nghĩa hẹp thì GPMT có một

số, đặc điểm riêng khác han so với GPMT theo nghĩa rộng ở các điểm sau

- Hiểu theo nghĩa hẹp thì GPMT là loại giấy phép có mục đích chủ yếu là BVMT trong hoạt động kinh doanh không mang mục đích kinh tế trong khai thác, sử dụng thành phần môi trường.

- GPMT theo nghĩa hẹp còn là những loại giay tờ xác nhân đủ điều kiện về BVMT đề các chủ dự án dau tư được phê duyệt và triển khai hoạt động.

- Có một số loại Giấy phép mang mục đích kinh doanh, nhưng việc kinh doanh này gan liền với những đặc thù của hoạt động BVMT (chang hạn như Giấy phép xử lý chất thải nguy hại) thì vẫn được coi là GPMT.

Với cách tiếp cận về GPMT như trên, chúng tôi thấy rằng nếu hiểu GPMT theo nghĩa rộng thì có thể không làm rõ được bản chất cũng như mục đích, ý nghĩa đặc thù của loại giấy phép này Tuy nhiên nếu hiểu theo nghĩa hep thì cũng cần phải làm rõ những nội dung bat hợp lý nếu hiểu theo nghĩa

rộng trong quá trình xây dựng và thực hiện pháp luật môi trường Do đó trong

phạm vi của đề tài này chúng tôi nghiên cứu GPMT theo nghĩa rộng, với khái niệm cụ thé là : GPMT là văn bản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyên ban hành và cấp cho các tổ chức cá nhân dé xác định các diéu kiện về bảo vệ môi trường mà những chủ thé này đã đạt được, từ đó cho phép các tô

Trang 26

chức ca nhân được thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh dich vụ nhất định, hoặc là các giấy phép cho phép các tô chức, cá nhân được thực hiện hoạt động khai thác thành phân môi trường và những hoạt động có ảnh

hưởng đặc biệt tới môi trường.

Tuy nhiên, việc nghiên cứu GPMT theo nghĩa này không có nghĩa là

thừa nhận cách hiểu khái niệm GPMT theo nghĩa rộng trong quá trình ban hành và tô chức thực hiện pháp luật môi trường trong thực tế, nhất là trong quá trình xây dựng quy định về GPMT trong đạo luật BVMT thay thế Luật

BVMT năm 2014.

1.3 Phân loại giấy phép môi trường

Việc phân loại Giấy phép môi trường được tiếp cận dưới các góc độ

sau đây:

Thứ nhất: Nếu hiểu Giây phép môi trường theo nghĩa rộng (như đã nêu trong phan trên) thì Giấy phép môi trường có thé chia thành các loại sau: - Căn cứ vào mục đích sử dụng và sự tác động của Giấy phép đối với môi trường thì có thé chia thành 2 loại: i) Giấy phép về bảo vệ môi trường (Giấy phép kiểm soát 6 nhiễm) và ii) Giấy phép về khai thác tài nguyên thiên nhiên - Căn cứ vào lĩnh vực mà giấy phép môi trường tác động, có thé chia thành: i) Giấy phép môi trường trong lĩnh vực bảo tồn da dang sinh học; ii) Giấy phép môi trường trong lĩnh khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên; iii) Giấy phép môi trường trong lĩnh quản lý chất thải và phế liệu; hóa chất

độc hại.

Trong đề tài này, nhóm nghiên cứu lựa chon cách phân loại này dé giải quyết vấn đề Giấy phép môi trường

Thứ hai: Nếu hiểu Giấy phép môi trường theo nghĩa hẹp (như đã phân tích ở trên) thì Giấy phép môi trường có thê chia thành các loại sau:

- Căn cứ vào giá trị của giấy phép trong quá trình kinh doanh thì có thé chia thành: ¡) Giấy phép cho toàn bộ quá trình kinh doanh; ii) Giấy phép xác nhận hoàn thành một công đoạn, một phần về BVMT của dự án để được tiếp tục

thực hiện các hoạt động kinh doanh;

Trang 27

- Căn cứ vào lĩnh vực mà giấy phép môi trường tác động, có thé chia thành: i) Giấy phép môi trường trong lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học; ii) Giấy phép môi trường trong lĩnh khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên; iii) Giấy phép môi trường trong lĩnh quản lý chất thải và phế liệu; hóa chất

độc hại.

1.4 Mục đích, ý nghĩa của giấy phép môi trường

Mục đích, ý nghĩa của GPMT gan liền với nhau ở các giá trị cụ thé sau đây: Tht nhất, GPMT góp phan bảo đảm phát triển bền vững

Thông qua công cụ GPMT, nhà nước sẽ định hướng các hoạt động phát

triển kinh tế xã hội theo mục tiêu phải bảo vệ môi trường, bao đảm các nhu cầu chính đáng trong đời sống người dân, giữ gìn các nguồn tài nguyên, giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống nhưng phải đạt được hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội dé nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho con người.

Thứ hai, GPMT là công cụ pháp ly dé Nha nước kiểm soát ô nhiễm, suy thoái môi trường trong quá trình các tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động phát triển kinh tế - xã hội.

Thứ ba, GPMT là căn cứ pháp lý về mặt môi trường dé các chủ dự án đầu tư, chủ cơ sở sản xuất kinh doanh được triển khai hoạt động trên thực tế Ở góc độ này có thê coi GPMT vừa bảo đảm quyền lợi nhưng cũng là nghĩa vụ của chủ thể kinh doanh.

Thứ tw, GPMT là căn cứ dé các cơ quan nhà nước có tham quyên thực hiện công tác “hậu kiêm” về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất,

kính doanh

Thứ năm, GPMT có thé tích hợp nhiều yêu cầu về bảo vệ môi trường khác nhau trong từng nhóm lĩnh vực hoạt động cụ thể, qua đó góp phần đơn giản thủ tục hành chính trong quản lý nhà nước về môi trường

1.5 Điều chính pháp luật doi với giấy phép môi trường

Nghiên cứu lý luận về GPMT dưới góc độ khoa học pháp lý cần làm rõ

các nội dung cơ bản mà pháp luật điêu chỉnh đôi với các quan hệ xã hội phát

Trang 28

sinh trong quá trình quản lý, sử dụng GPMT, từ đó khái quát được bản chất của GPMT về mặt pháp lý Với cách tiếp cận đó, có thé khái quát: Pháp luật về GPMT là hệ thong quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa cơ quan nhà nước và các chủ thể liên quan trong quá trình cấp, thu hồi, quản lý, sử dụng GPMT, nhằm góp phan bảo dam hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước về môi trường.

1.5.1 Nguyên tắc cấp và thu hôi giấy phép môi trường

Việc cấp và thu hồi GPMT cần phải đáp ứng một số nguyên tắc sau đây: Thứ nhất, GPMT chỉ được cấp cho các chủ thé đáp ứng các yêu cầu về

bảo vệ môi trường theo quy định pháp luật

Nguyên tắc này đòi hỏi việc cấp GPMT cần dựa trên những căn cứ pháp lý, những điều kiện cụ thé dé bảo dam chỉ những người có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật mới được cấp giấy phép môi trường.

Thứ hai, việc cấp GPMT phải căn cứ vào quy mô và tính chất hoạt động của đối tượng được cấp giấy phép.

Nguyên tắc này đòi hỏi khi cấp GPMT phải dựa trên nhu cầu xin cấp phép của chủ thé kinh doanh gắn liền với việc đánh giá đúng quy mô và tính chất hoạt động của ho dé cấp các loại giấy phép phù hợp với thực tiễn hoạt động cũng như yêu cầu bảo vệ môi trường.

Thứ ba, việc cap GPMT phải căn cứ vào sức chịu tải của môi trường Nguyên tắc này đặt ra đối với việc cấp GPMT là cơ quan chức năng phải phân tích, đánh giá được hiện trạng các thành phần môi trường, sự tác động của hoạt động kinh doanh tới môi trường một cách khách quan để từ đó đánh giá đúng sức chịu tải của môi trường, làm cơ sở cho việc cấp GPMT.

Thnk tư, lượng hóa chất thải trong cap GPMT

Nguyên tắc này yêu cầu cơ quan có thâm quyền phải xác định được mức xả thải phải có GPMT và phải định lượng cụ thê về khối lượng chất thải cũng như tính chất mức độ của chất gây ô nhiễm có trong chất thải

trong GPMT.

Trang 29

Thứ năm, lượng hóa quy mô khai thác tài nguyên thiên nhiên để cấp

Nguyên tắc này yêu cầu cơ quan có thâm quyền phải xác định được mức khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên, gây ảnh hưởng đến đa dạng sinh học phải có GPMT và phải định lượng cụ thể về khối lượng khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên, gây ảnh hưởng đến đa dạng sinh học trong GPMT.

Thứ sáu, GPMT chỉ cấp cho các chủ thể hoạt động kinh doanh, những trường hợp hộ gia đình, cá nhân thực hiện các hoạt động sản xuất với mục đích bảo đảm nhu cầu sinh hoạt thì không cần phải có GPMT.

Thực tế đây là những hoạt động với quy mô nhỏ ảnh hưởng tới môi trường không đáng ké nên không cần có GPMT là hợp lý.

Thứ bay, việc cấp và thu hồi GPMT phải do cơ quan có thâm quyền thực hiện theo thủ tục, trình tự nhất định.

Nguyên tắc này nhằm bảo đảm tính thống nhất cũng như tính hiệu lực trong quản lý GPMT, tránh tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo, lạm quyền trong việc cấp và thu hồi GPMT.

Thứ tam, phải quy định rõ hiệu lực của GPMT.

Hiệu lực này bao gồm: Hiệu lực về thời gian, hiệu lực về lĩnh vực hoạt động, hiệu lực về địa bàn hoạt động

Thứ chín, phải quy định rõ các trường hợp bị thu hồi GPMT, bi tước quyền sử dụng GPMT, các trường hợp gia hạn GPMT.

Nhìn chung chỉ những trường hợp vi phạm pháp luật, vi phạm các nội

dung trong giấy phép hoặc tổ chức bị giải thể thì mới thu hồi GPMT 1.5.2 Hình thức, nội dung của giấy phép môi trường

Hình thức của GPMT: GPMT là một tên gọi chung dé chỉ nhiều loại giấy phép cu thé trong lĩnh vực môi trường và vi thế không có một tên gọi thống nhất, một hình thức riêng cho GPMT mà có thể có nhiều loại tên gọi

khác nhau cho GPMT.

Trang 30

Nội dung GPMT: Phải xác định rõ các điều kiện, các yêu cầu về bảo vệ môi trường mà các chủ thé kinh doanh cần phải dat được dé từ đó được phép thực hiện một hay nhiều hoạt động phát triển nhất định Những điều kiện, những yêu cầu này rất đa dạng được thê hiện dưới nhiều góc độ khác nhau

trong từng loại GPMT khác nhau.

Phân loại GPMT dưới góc độ pháp lý: Dưới góc độ pháp lý cần phải khẳng định một lần nữa là có nhiều tiêu chí phân loại GPMT khác nhau, dẫn đến có thể chia GPMT thành nhiều nhóm, nhiều loại khác nhau.

Trong đề tài này chúng tôi lựa chọn cách phân loại GPMT dựa trên tiêu chí căn cứ vào lĩnh vực mà giấy phép môi trường tác động, có thé chia thành: Giấy phép môi trường trong lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học Giấy phép môi trường trong lĩnh khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên Giấy phép môi trường trong lĩnh quan lý chất thải và phế liệu; hóa chất độc hại Xét đưới góc độ pháp luật thì đây là ba lĩnh vực có sự khái quát cao nhất và giữa chúng có những đặc điểm riêng dé phân biệt với nhau và dẫn tới các yêu cầu riêng trong nội dung GPMT, đó là:

+ GPMT trong lĩnh vực bao tôn đa dạng sinh học:

Được áp dụng đối với các quan hệ xã hội mà luật đa dạng sinh học điều chỉnh đó là các quan hệ về bảo tồn và phát triển bền vững đa dang sinh học, gan liền với các yếu tố mang tính nội tại sinh học của tài nguyên thiên nhiên như: Gen, loài, hệ sinh thái GPMT trong lĩnh vực này có đặc thù riêng là điều

chỉnh những quan hệ liên quan tới giá tri sinh học của tài nguyên thiên nhiên,xét cả ở góc độ tự nhiên và góc độ nhân tạo.

+ Giấy phép môi trường trong lĩnh khai thác, sử dụng các nguôn tài

nguyên thiên nhiên:

Điều chỉnh các nội dung liên quan tới các quan hệ xã hội mà các luật về tài nguyên thiên nhiên đang điều chỉnh Loại giấy phép này tuy cùng điều chỉnh các quan hệ liên quan tới tài nguyên thiên nhiên gần giống như lĩnh vực đa dạng sinh học nhưng khác ở một điểm là tập trung chủ yếu vào các giá trị

Trang 31

kinh tế hiện hữu của tài nguyên thiên nhiên mà không tập trung vào các giá trị

sinh học nội tại như lĩnh vực đa dạng sinh học.

+ GPMT trong lĩnh quản lý chất thải và phế liệu; hóa chất độc hai:

Loại giấy phép này nhằm kiểm soát ô nhiễm trong các hoạt động phát triển kinh tế xã hội, có mục đích và phạm vi điều chỉnh khác biệt rõ ràng so

với GPMT trong lĩnh vực da dang sinh học và lĩnh vực khai thác, sử dụng tainguyên thiên nhiên.

2 Các quy định của pháp luật về giấy phép môi trường

2.1 Các quy định của pháp luật về giấy phép môi trường trong lĩnh vực quản lý chất thải và phế liệu, hóa chất độc hại

2.1.1 Giấy phép xả nước thải vào nguôn nước

Theo Điều 37 Luật Tài Nguyên Nước 2012, “T6 chức, cá nhân xả nước thải vào nguồn nước phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyên cấp giấy phép, trừ trường họp tổ chức, cá nhân xả nước thải với quy mô nhỏ và không chứa hóa chất độc hại, chất phóng xạ thì không phải xin cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước ” Các trường hợp không phải xin phép được quy định tại Khoản 5 Điều 37 Luật Tài nguyên nước và khoản 3 Điều 16 Nghị định 201/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 quy định chỉ tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước.

Điều kiện, căn cứ, hồ sơ dé cấp giấy phép xả thải nước thải nước thải vào nguồn nước được quy định tại Điều 37 Luật Tài Nguyên Nước 2012 và

Nghị định 201/2013/NĐ-CP.

Nội dung giấy phép xa thải nước thải bao gồm: Nguồn nước tiếp nhận nước thải; VỊ trí xả nước thải; Phương thức xả nước thải; Chế độ xả nước thải; Lưu lượng xả nước thải lớn nhất; Chất lượng nước thải; Thực hiện quan trắc nước thải và nước nguồn tiếp nhận; Thời hạn của giấy phép; Yêu cầu và báo cáo đối với cá nhân, tổ chức được cấp giấy phép.

Thâm quyền cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ hiệu lực, thu hồi và cấp lại các loại giấy phép xả thải được quy định tại Điều 73 Luật Tài nguyên nước

Trang 32

2012, Điều 28 Nghị định 201/2013/NĐ-CP như sau: Bộ TN&MT có thâm quyên cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ hiệu lực, thu hồi và cấp lại giấy phép đối với các trường hop:i) Xa nước thải với lưu lượng từ 30.000 m”/ngày đêm trở lên đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản; ii) Xả nước thải với lưu lượng từ 3.000 m”/ngày đêm trở lên đối với các hoạt động khác.

UBND cấp tỉnh cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ hiệu lực, thu hồi và cấp lại giấy phép đối với các trường hợp còn lại.

2.1.2 Giấy phép xả thải khi thải công nghiệp

Khoản 4 Điều 64 Luật BVMT 2014 quy định: Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dich vụ có nguồn phat thải khí công nghiệp lưu lượng lớn phải lắp đặt thiết bị quan trắc khí thải tự động, liên tục và được cơ quan quản lý nhà nước có thâm quyền cấp phép xả thải Các đối tượng cụ thể được quy định tại Khoản 22 Điều 3 Nghị định 38/2015/NĐ-CP, được sửa đôi, b6 sung bởi Nghị

định 40/2019/NĐ-CP quy định: dự án, cơ sở có phát sinh khí thải công nghiệp

và thuộc đối tượng phải kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình BVMT quy định tại khoản 1 Điều 17 và khoản 3 Điều 22 Nghị định số 18/2015/ND-CP phải có giấy phép xả khí thải công nghiệp và được cụ thé hóa trong danh mục các nguồn thải khí thải lưu lượng lớn quy định tại Phụ lục I Mục HI Phụ

lục ban hành kèm theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP.

Nội dung cơ bản của giấy phép bao gồm: Tên chủ dự án; Địa chỉ văn phòng; dia điểm hoạt động, điện thoại; Công trình, thiết bị xử lý bụi, khí thải Chương trình quan trắc môi trường Các yêu cầu về BVMT khác Thời hạn của giấy phép xả khí thải công nghiệp là 05 (năm) năm Trường hợp có sự thay đổi về nguồn thải khí thải (tăng thải lượng, số lượng nguồn phát thải khí thải), cơ sở phải lập hồ sơ dé nghị xem xét, cấp lại Giấy phép xả khí thải công nghiệp.

Điều 46 Nghị định 38/2015/NĐ-CP, được sửa đổi, bố sung bởi Nghị định 40/2019/NĐ-CP quy định: “Nội dung cấp phép xả khí thải công nghiệp được tích hợp trong giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường, giấy xác nhận đủ diéu kiện về BVMT trong nhập khẩu phế liệu làm

Trang 33

nguyên liệu sản xuất hoặc giấy phép xử lý chất thải nguy hại theo quy định

của pháp luật ”.

Tuy nhiên, Khoản 4 Điều 10 Nghị định 38/2015/NĐ-CP, được sửa đôi bổ sung bởi Nghị định 40/2019/NĐ-CP, giấy phép xử lý chất thải nguy hại thay thế giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường: trường hợp cơ sở xử lý chất thải nguy hại sử dụng phế liệu nhập khâu làm nguyên liệu sản xuất, hồ sơ cấp giấy xác nhận đủ điều kiện về BVMT trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất có thé được lập cùng với hồ sơ cấp giấy phép xử lý chất thải nguy hại theo đề nghị của chủ dự án, cơ sở Thủ tục kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình BVMT và thủ tục kiểm tra, cấp giấy xác nhận đủ điều kiện về BVMT trong nhập khâu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất được thực hiện theo thủ tục kiểm tra, cấp giấy phép xử lý chất thải nguy hại.

Như vậy, sau khi Nghị định 40/2019/NĐ-CP có hiệu lực, giấy phép xả khí thải công nghiệp, giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường, giấy xác nhận du diéu kiện về BVMT trong nhập khẩu phế liệu sẽ được tích hợp trong giấy phép xử lý chất thải nguy hại.

Do đó, thâm quyền cấp phép xả khí thải công nghiệp là co quan nhà nước có thâm quyền cấp giấy phép xử lý chất thải nguy hai theo quy định của

pháp luật.

2.1.3 Giấy chứng nhận đăng kí lưu hành chế phẩm sinh học trong xử lí chất thải Các chủ thê tham gia vào trong lĩnh vực kinh doanh chế phẩm sinh học trong xử lí chất thải khi thỏa mãn các điều kiện theo quy định và phải có giấy chứng nhận đăng kí lưu hành chế phẩm sinh học trong xử lí chất thải.

Điều 17 Nghị định số 60/2016/NĐ-CP quy định Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan có thâm quyên cấp giấy chứng nhận lưu hành chế phẩm sinh học.

Điều 18 Nghị định số 60/2016/NĐ-CP quy định một số nội dung của Giấy chứng nhận lưu hành chế phẩm sinh học trong xử lý chất thải như: Tên chế phẩm sinh hoc đăng ky; Số lượng chế phẩm sinh học được phép lưu hành;

Trang 34

Thành phần các hoạt chất, vi sinh vật trong chế phẩm Cơ sở sản xuất (tên cơ sở, địa chỉ, số điện thoại liên hệ) Cơ sở đăng ký (tên cơ sở, địa chỉ, số điện thoại liên hệ); Phương pháp sử dụng, thời hạn sử dụng chế phẩm sinh học; Quy cách đóng gói chế phẩm sinh hoc.

2.1.4 Giấy chứng nhận du diéu kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi truong Tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động quan trac môi trường bao gồm hoạt động quan trắc tại hiện trường và hoạt động phân tích môi trường phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.

Điều kiện để được cấp giấy phép dịch vụ quan trắc môi trường được quy định tại Điều 8 tại Điều 9 Nghị định số 127/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ quy định quy định điều kiện của tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường; sửa đôi bô sung tại Điều 3 Nghị định

Điều 6 Nghị định 127/2014/NĐ-CP quy định Bộ Tài nguyên và Môi trường có thầm quyền cấp, gia hạn, điều chỉnh nội dung, cấp lại, tạm thời đình chỉ hiệu lực, thu hồi và hủy bỏ Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dich vụ quan trắc môi trường.

Điều 5 Nghị định 127/2014/NĐ-CP quy định Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường gồm các nội dung chính sau: Tên tô chức, địa chỉ, người đứng đầu của tô chức; Lĩnh vực, phạm vi được cấp Giấy chứng nhận; Ngày cấp và hiệu lực của Giấy chứng nhận; Cơ quan cấp Giấy chứng nhận.

2.1.5 Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp

Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp được hiểu là loại giấy phép do cơ quan quản lý nhà nước có thâm quyền cấp cho tô chức, cá nhân có đủ điều kiện theo quy định tham gia vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh hóa

Trang 35

chất thuộc danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh nhằm kiểm soát hoạt động này một cách hiệu quả, an toàn nhất.

Đối tượng phải xin cấp giấy phép này là các cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh ban hành tại

Phụ lục II kèm theo Nghị định 113/2017/NĐ-CP ngày 9 thang 10 năm 2017

quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chat.

Nội dung của giấy phép được quy định tại Điều 17 Luật hóa chất gồm các nội dung cơ bản như: Dia điểm sản xuất, kinh doanh hóa chất; Loại hình, quy mô, chủng loại hóa chất sản xuất, kinh doanh; Nghĩa vụ của cơ sở được cấp Giấy phép; quy định về thời hạn của Giấy phép.

Giấy phép được cấp khi đối tượng xin cấp giấy phép đáp ứng được các điều kiện quy định tại Điều 12 của Luật hóa chất, Điều 4; khoản 1, 2 Điều 5; khoản 1, khoản 2 Điều 6, Điều 9, Điều 32 Nghị định 113/2017/NĐ-CP.

Điểm a Khoản 7 Điều 16 Nghị định 113/2017/NĐ-CP quy định: Bộ Công Thương có trách nhiệm tô chức thâm định va cấp, cấp lại, điều chỉnh Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp; quy định các biểu mẫu hồ sơ quy định tại Điều này; xây dựng và thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc thanh tra, kiểm tra đột xuất khi cần thiết hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp

2.1.6 Giấy phép vận chuyển hàng hóa, vật liệu có nguy cơ gây sự cô môi trường; Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm

Khoản 5 Điều 74 Luật BVMT 2014 quy định một trong những điều kiện phải bảo đảm khi vận chuyển hang hóa, vật liệu có nguy cơ gây sự cố môi trường là phải có giấy phép vận chuyên của cơ quan quan ly nha nước có thâm quyên và phải tuân thủ các yêu cầu khác được quy định tại khoản 5 điều này là: Sử dụng thiết bị, phương tiện chuyên dụng, bảo đảm không rò rỉ, phát tán ra môi trường; Khi vận chuyên phải theo đúng tuyến đường và thời gian quy định trong giấy phép.

Trang 36

Các quy định hướng dẫn hiện hành không có quy định nào về việc cấp “Giấy phép vận chuyển hàng hóa, vật liệu có nguy cơ gây sự cố môi trường” mà chỉ có quy định về “Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm” Do là

Nghị định 42/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2020 quy định Danh mục

hàng hóa nguy hiểm, việc vận chuyên hàng hóa nguy hiểm, cấp Giấy phép vận chuyên hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và vận chuyền hàng hóa nguy hiểm trên đường thuỷ nội địa Khi xem xét căn cứ dé ban hành nghị định này, chúng ta thay có một căn cứ là căn cứ vào Luật BVMT 2014 và khi xem xét Danh mục hàng hóa nguy hiểm thì có nhiều hàng hóa nguy hiểm có nguy co gây sự cố môi trường nên có thé được hiểu Nghị định 42/2020/NĐ-CP quy định hướng dẫn cấp “Giấy phép vận chuyển hàng hóa, vật liệu có nguy cơ gây sự cô môi trường”, là một lĩnh vực của

“Giấy phép vận chuyển hang hóa nguy hiểm ”.

Đối tượng phải xin giấy phép vận chuyên hàng hóa nguy hiểm là những đối tượng thực hiện hành vi vận chuyên các hàng hóa nguy hiểm thuộc Danh mục hàng hóa nguy hiểm được quy định tại Điều 4 và được cụ thê hóa tại tại

Phụ lục I Nghị định 42/2020/NĐ-CP.

Nội dung của Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm được quy định tại Khoản 1 Điều 15 Nghị định 42/2020/NĐ-CP xác định Loại, nhóm hàng hoá nguy hiểm; Hành trình, lịch trình vận chuyển và những thông tin về đối tượng vận chuyên.

Khoản 1 Điều 15 Nghị định 42/2020/NĐ-CP quy định: Thời hạn Giấy phép vận chuyền hàng hoá nguy hiểm cấp theo từng chuyến hàng hoặc từng thời kỳ theo đề nghị của đơn vị vận chuyền hàng hóa nguy hiểm nhưng không

quá 24 tháng và không quá niên hạn sử dụng của phương tiện.

Điều 16 Nghị định 42/2020/NĐ-CP quy định về thẩm quyền cấp Giấy phép vận chuyên hàng hóa nguy hiểm như sau: 1 Bộ Công an cấp Giấy phép vận chuyền hàng hoá nguy hiểm loại 1, loại 2, loại 3, loại 4, loại 9 theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định này (trừ hóa chất bảo vệ thực vat); 2 Bộ

Trang 37

Khoa học và Công nghệ cấp Giấy phép vận chuyền hàng hoá nguy hiểm loại 5, loại 8 theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định nay; 3 Bộ NN&PTNT cấp Giấy phép vận chuyên hàng hoá nguy hiểm là hoá chất bảo vệ thực vật.

Việc tích hợp các loại giấy phép về vận chuyển các loại hàng hóa “nguy hiểm ” vào một loại giay phép là hợp ly Tuy nhiên, văn bản hiện hành (Nghị định 42/2020/NĐ-CP) không giải thích “Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm” bao hàm cả những loại giấy phép như cấp “Giấy phép vận chuyển hàng hóa, vật liệu có nguy cơ gây sự cô môi trường” có thé tạo ra cách hiểu là không có quy định về “Giấy phép vận chuyển hàng hóa, vật liệu có nguy cơ gây sự cố môi trường ” đề hướng dẫn thi hành Khoản 5 Điều 74

Luật BVMT 2014

2.1.7 Giấy phép nhận chìm ở biển

Giấy phép nhận chìm ở biến là loại giấy phép do cơ quan quản lý nha nước cấp cho tổ chức cá nhân dé thực hiện việc nhận chìm ở biển không được gây ra tác động có hại đến sức khỏe con người, tiềm năng phát triển kinh tế của đất nước; hạn chế tối đa ảnh hưởng xấu tới môi trường, hệ sinh thái biển.

Đối tượng phải xin cấp giấy phép nhận chim ở biến là các tổ chức, cá nhân có nhu cầu nhận chìm các vật, chất ở biém Việc nhận chìm ở biên chỉ được thực hiện khi cơ quan quản lý nhà nước có thâm quyền cấp phép theo quy định của Luật tài nguyên, môi trường bién và hải đảo 2015.

Đề được cấp phép nhận chìm ở biến, vật, chất nhận chìm phải đáp ứng các điều kiện được quy định tại Điều 58 Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo 2015 sau đây: Không chứa chất phóng xạ, chất độc vượt quy chuẩn kỹ thuật an toàn bức xạ, quy chuẩn kỹ thuật môi trường; Được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường: bảo đảm không tác động có hại đến sức khỏe con người, môi trường, hệ sinh thái, nguồn lợi thủy sản; Không thé đồ thải, lưu giữ, xử lý trên đất liền hoặc việc đồ thải, lưu giữ, xử lý trên đất liền không hiệu quả về kinh tế - xã hội; Thuộc Danh mục vật, chat được nhận chìm ở biển Danh mục vật, chất được nhận chìm ở biển được quy định tại Điều 60

Trang 38

Nghị định 40/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 quy định chỉ tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo 2015.

Điều 59 Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo 2015 quy định giấy phép nhận chìm ở biển gồm các nội dung chính sau đây: Tên tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép nhận chìm ở bién;Tén, khối lượng, kích thước, thành phan của vật được nhận chìm; tên, loại, khối lượng, thành phần của chất được nhận chìm; VỊ trí, ranh giới, tọa độ, diện tích khu vực biển được sử dụng dé nhận chìm; Phương tiện chuyên chở, cách thức nhận chìm; Thời điểm và thời hạn được phép thực hiện hoạt động nhận chìm; Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép nhận chim ở bién;Hiéu lực thi hành Thời hạn của Giấy phép nhận chìm ở biển được xem xét trên cơ sở vật, chất được nhận chìm, quy mô, tính chất hoạt động nhận chìm và khu vực biển được sử dụng để nhận chìm tối đa không quá 02 năm và được gia hạn một lần nhưng không quá 01 năm.

Điều 60 Luật tài nguyên, môi trường biên và hải đảo 2015 quy định: Bộ trưởng Bộ TN&MT cấp Giấy phép nhận chìm ở biển trong trường hợp khu vực biển được sử dụng dé nhận chìm có một phần hoặc toàn bộ năm ngoai vùng biển ven bờ hoặc khu vực bién giáp ranh giữa hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển cấp Giấy phép nhận chìm ở biển trong vùng biển ven bờ thuộc phạm vi quản lý của mình, trừ trường hợp thuộc thấm quyền của Bộ trưởng Bộ TN&MT quy định tại khoản 1 Điều này Co quan có thâm quyền cấp Giấy phép nhận chìm ở biển nào thì có quyền cấp lại, gia hạn, sửa đôi, bô sung, cho phép tra lại, thu hồi Giấy phép nhận chìm ở biển đó.

2.1.8 Giấy phép xử lý chất thải nguy hại

Giấy phép xử lý chất thải nguy hại là giấy phép cấp cho chủ xử lý chất thải nguy hại để thực hiện dịch vụ xử lý, tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ chat thải nguy hại (có thé bao gồm hoạt động vận chuyền, trung chuyền, lưu giữ, sơ chế)”.

3 Khoản 24 Điều 3 Nghị định 38/2015/NĐ-CP

Trang 39

Theo khái niệm này, tên gọi “Giấy phép xử lý chất thải nguy hai” đề chỉ tat cả các loại giấy phép liên quan đến các giai đoạn của quản lý chất thải

nguy hại.

Do đó, đối tượng phải xin cấp giấy phép xử lý chất thải nguy hại là các tô chức, cá nhân thực hiện các hoạt động dịch vụ xử lý, tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ chat thải nguy hại, bao gồm hoạt động vận chuyển, trung chuyền, lưu giữ, sơ chế chất thải nguy hại, trừ các đổi tượng được quy định tại khoản 10 Điều 9 Nghị định 38/2015/NĐ-CP gồm: a) Chủ nguồn thải tự tái sử dụng, sơ chế, tái chế, đồng xử lý, xử lý hoặc thu hồi năng lượng từ chất thải nguy hại phát sinh nội bộ trong khuôn viên cơ sở phát sinh chất thải nguy hại; b) Té chức, cá nhân nghiên cứu va phát triển công nghệ xử lý chất thải nguy hại trong môi trường thí nghiệm; c) Cơ sở y tế có công trình xử lý chất thải y té nguy hai đặt trong khuôn viên đề thực hiện việc tự xử lý và thu gom, xử lý chất thải y tế nguy hại cho các cơ sở y tế lân cận (mô hình cụm).

Dé có thé được cấp giấy phép xử lý chat thải nguy hại, tô chức, cá nhân phải đáp ứng các các điều kiện quy định tại Điều 9 Nghị định 38/2015/NĐ-CP, Nghị định 40/2019/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 38/2015/NĐ-CP, bao gồm một số điều kiện cơ bản sau đây: Có báo cáo đánh giá tác động môi trường được Bộ TN&MT phê duyệt Địa điểm của cơ sở xử ly chất thải nguy hại (trừ trường hợp cơ sở sản xuất có hoạt động đồng xử lý chất thải nguy hại) thuộc các quy hoạch có nội dung về quản lý, xử lý chất thải do cơ quan có thâm quyền từ cấp tỉnh trở lên phê duyệt theo quy định của pháp luật Các hệ thống, thiết bị xử lý (kế cả sơ chế, tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng), bao bì, thiết bị lưu chứa, khu vực lưu giữ tạm thời hoặc trung chuyền, phương tiện vận chuyền (nếu có) phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý theo quy dinh ”.

Khoản 4 Điều 10 Nghị định 38/2015/NĐ-CP, được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 40/2019/NĐ-CP, giấy phép xử ly chất thải nguy hại thay thé giấy

* Xem thêm: Điều 9 Nghị định 38/2015/NĐ-CP, Điều 3 Nghị định 40/2019/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị

định 38/2015/NĐ-CP

Trang 40

xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường; trường hợp cơ sở xử lý

chất thải nguy hại sử dụng phế liệu nhập khâu làm nguyên liệu sản xuất, hồ sơ cấp giấy xác nhận đủ điều kiện về BVMT trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất có thé được lập cùng với hồ sơ cấp giấy phép xử lý chat thải nguy hại theo đề nghị của chủ dự án, cơ sở Thủ tục kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình BVMT và thủ tục kiểm tra, cấp giấy xác nhận đủ điều kiện về BVMT trong nhập khâu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất được thực hiện theo thủ tục kiểm tra, cấp giấy phép xử lý chất thải nguy hại Như vậy, đối với những đối tượng xin cấp giấy phép xử lý chất thải thì không phải làm thủ tục xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường, và thủ tục kiểm tra, cấp giấy xác nhận đủ điều kiện về BVMT trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất (Do đó, nội dung về vấn đề giấy xác nhận đủ điều kiện về BVMT trong nhập khâu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất tại chuyên đề Giấy phép môi trường trong lĩnh vực quản lý chất thải và phế liệu, hóa chất độc hại sẽ không đề cập trong báo cáo tổng hợp này)

Đây là một bước cải cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực môi trường.

Nội dung của giấy phép xử lý chất thải nguy hại quy định rõ địa bàn hoạt động, số lượng và loại chất thải nguy hại được phép xử lý, các phương tiện, hệ thống, thiết bi cho việc vận chuyên và xử lý chất thải nguy hại (kế cả sơ chế, tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng), các yêu cầu khác đối với chủ xử lý chất thải nguy hại.

Thời hạn giấy phép xử ly chat thải nguy hại là 05 năm, ké từ ngày cấp" Giấy phép xử lý chất thải có thể được cấp lại, điều chỉnh theo quy định tại Điều 11 Nghị định 38/2015/NĐ-CP.

Khoản 2 Điều 10 Nghị định 38/2015/NĐ-CP quy định: Bộ TN&MT là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại trên phạm vi

toàn quôc.

Ÿ Khoản 4 Điều 10 Nghị định 38/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bé sung bởi Nghị định 40/2019/NĐ-CP

Ngày đăng: 07/04/2024, 14:58

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w