1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Pháp luật về thanh toán qua ví điện tử ở Việt Nam

375 19 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 375
Dung lượng 89,41 MB

Nội dung

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

ĐÈ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÁP TRƯỜNG

PHÁP LUẬT THANH TOÁN QUA VÍ ĐIỆN TỬ

Ơ VIỆT NAM

Chủ nhiệm đề tài: 1S Nguyễn Minh Hằng Thư ký đề tài: ThS Nguyễn Mai Anh

Trang 3

KET CAU CUA DE TÀI

& ThS Nguyễn Mai Anh

Phan 3 | + Chuyên dé 1: Những van dé ly luận | TS Nguyễn Minh Hang Hệ về thanh toán qua ví điện tử và pháp

chuyên | luật về thanh toán qua ví điện tử.

đề của | + Chuyên dé 2: Pháp luật về chủ thê | ThS Nguyễn Mai Anh

Đề tài _ | tham gia hoạt động thanh toán qua ví

điện tử ở Việt Nam.

+ Chuyên đê 3: Pháp luật vệ trình tự thủ tục thanh toán qua ví điện tử.

ThS Lương Thị Linh Chi

+ Chuyên dé 4: Pháp luật về cap giấy

phép và quản lý sau cấp phép ví điện tử.

ThS Nguyễn Văn Trung

+ Chuyên dé 5: Pháp luật về bảo vệ

quyền lợi của khách hàng sử dụng ví điện tử và đơn vi chấp nhận thanh toán băng ví điện tử.

ThS Nguyễn Thu Trang

Phần 4 Bài báo

“ Thực trang sử dụng thanh toán qua ví điện tử tại Việt Nam — Một số van đề pháp lý và

giải pháp”, Tạp chí Nghề luật số 05/2022.

TS Nguyễn Minh Hăng

& ThS Lương Thị LinhChi.

Trang 5

MỤC LỤC ĐÈ TÀI

Phần 1 Báo cáo Tóm tắt của Đề tài - - - -< cc c2 cs se 1

Phần 2 Báo cáo Tổng hợp của Đề tài

3700/9670 15 1 Tính cấp thiết của dé tài -5- <5 < se se EsEssEsessesssessrsersessrsesee 15 2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài 2- <5 << ses<ese=ses 16

3 Mục đích và mục tiêu nghiên cứu của đề tài -s s-s<ses<<s 20

4 Đối tượng và phạm Vi nghiên cứu dé tài -° s- <s< ses<esesses 21

5 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu đề tài . -s 22

6 Những đóng góp mới của Dé tài -.- 5-5 s se sessesessesssessesessss 22 7 Giá trị ứng dụng của Dé tain ccccsssscessssescsssssessssessessssesssssssssssessssesseessseeees 24 8 Kết cầu của Báo cáo tổng hợpp s ss< << sess se seseEsessesessessesesses 24 CHƯƠNG 1: NHUNG VAN DE CƠ BẢN VE THANH TOÁN QUA VI ĐIỆN TỬ VÀ PHÁP LUẬT VE THANH TOÁN QUA VI ĐIỆN TỬ 26

1.1 Tổng quan về thanh toán qua ví điện tử -° 5-5 se ses<=sess2 26

1.1.1 Khái quát về ví điện tử - 5-5 << sesssesseseseseesersesersesee 26

1.1.2 Khái quát về thanh toán qua ví điện tử: . -s-sssssss<s2 28

1.1.3 Vai trò của hoạt động thanh toán qua ví điện tử - -s« 19 1.2 Những van đề lý luận pháp luật về thanh toán qua ví điện tử 36

1.2.1 Khái niệm, đặc điểm pháp luật về thanh toán qua ví điện tử 36

1.2.2 Những yếu tố ảnh hướng tới pháp luật về thanh toán qua ví điện tử 51

1.2.3 Nội dung pháp luật về thanh toán qua ví điện tử - 51

Kết luận chương - 2- <s° << s£S<Es£ sES£Es£EsESeEsESEsEESEsEsessrsessesere 58 CHƯƠNG 2: THỰC TRANG VÀ THUC TIEN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VE THANH TOÁN QUA VI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM 59 2.1 Thực trạng pháp luật thanh toán qua ví điện tử ở Việt Nam 59 2.1.1 Pháp luật về chủ thể tham gia hoạt động thanh toán qua ví điện tử 59

2.1.2 Pháp luật về trình tự thủ tục thanh toán qua ví điện tử 82

2.1.3 Pháp luật về quản lý nhà nước về thanh toán qua ví điện tir 94

2.2 Thực tiễn áp dụng pháp luật thanh toán qua ví điện tử ở Việt Nam 103

Trang 6

2.2.1 Mặt tích cực của hệ thống pháp luật về thanh toán qua ví điện tử 103 2.2.2 Một số bất cập của hệ thống pháp luật về thanh toán qua ví điện tử

Kết luận chương 2 - 5c << << ©s£ s2 EsESsEseESESEsEESEseEsEssesersesersesee 119 CHUONG 3: MỘT SO GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUA THUC THI PHÁP LUAT VÀ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VE THANH TOÁN QUA VI ĐIỆN TỬ Ở VIET NAM 5 <5 << se sEseEseEeseseesersesscsee 120 3.1 Định hướng hoàn thiện pháp luật về thanh toán qua ví điện tử ở Việt NAMM cung s15 E6005106670055101151050558000550055570/55155550005701515005355005300136005160650350058855/76 120

3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về thanh toán

dã ví điển Từ ở VICE NHHÍl-csiianikineeniitti160646144446832924ã253619546888448k666xkkbgsSae3448 124

3.2.1 Đối với các ngân hàng thương mại -° 5-2 5° sess=sessesee 124

3.2.2 Về phía Chính phủ -s- 2 s2 5° 5£ s s£ss£s££seEseEsexsessesersersersee 127 3.2.3 Đối với người dân sử dụng thanh toán điện tử 128

3.3 Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về thanh toán qua ví điện tử ở

Vist Nails se saeae ni taniiEiEGEG02136115064434100199486049090000401145380000114075400170 6/06 129 Kết luận chương 3 << << ©s£ sEs£ EsESsEseEsESEsEEsEseEsesevsersesersesee 141 KET 1000077 Ô 142 DANH MỤC TAI LIEU THAM KHẢO - - - - << =-<< 144

Phần 3: Hệ các chuyên đề

Chuyên đề 1: Những vấn đề lý luận về thanh toán qua ví điện tử và pháp luật về thanh toán qua ví điện tử - - «<< << << << <<<s<+ 155 Chuyên đề 2: Pháp luật về chủ thể tham gia hoạt động thanh toán qua ví triển tứ OF VICE Ne và vn cece nà kinh tà thun en cree TH ee NHI eR cn HN HH eR RO 197 Chuyên đề 3: Pháp luật về trình tự thủ tục thanh toán qua ví điện tử 227 Chuyên đề 4: Pháp luật về cấp giấy phép và quản lý sau cấp phép ví điện "1 ee - - 271 Chuyên đề 5: Pháp luật về bảo vệ quyền lợi của khách hang sử dung ví điện tử và đơn vị chấp nhận thanh toán bang ví điện tử . 316

Phần 4: Bài Báo

Trang 7

BAO CÁO TOM TAT DE TÀI

PHAP LUAT VE THANH TOÁN QUA VÍ ĐIỆN TU Ở VIỆT NAM

1 Về tinh cấp thiết của đề tài

Dai dịch Covid-19 đã tác động to lớn và toàn diện tới kinh tế - xã hội của đất nước trong đó có sự thay đổi các giao dịch thanh toán từ thanh toán truyền thống sang các hình thức thanh toán điện tử Vượt qua những khó khăn nghiêm

trọng gây ra bởi đại dịch này, các giao dịch thanh toán điện tử vẫn đứng vững,

thậm chí có sự bứt phá trong công nghệ và dịch vụ mở ra những cơ hội phát triển trong bối cảnh mới Cụ thé, đại dich Covid-19 nhanh chóng làm thay đổi thói quen tiêu dùng và mua sắm Người tiêu dùng có xu hướng chuyền đổi sang hình thức

mua sắm trực tuyến nhiều hơn.! Để phục vụ nhu cầu người sử dụng, các doanh

nghiệp buộc phải chuyền đổi số trong quá trình giao dịch, đặc biệt là thanh toán điện tử nhằm đảm bảo tăng trưởng và dịch vụ bán lẻ và thuận tiện trong thanh toán.

Khu vực châu Á, Nhật Bản, Hàn Quốc cũng sử dụng dịch vụ thanh toán

qua ví điện tử này từ những năm 2003-2004 Ở Đông Nam Á, Malaysia và

Singapore là những quốc gia đầu tiên chuyên đổi hệ thống thanh toán thẻ sang chuan EMV (Hệ thống các tiêu chuẩn đưa ra bởi Europay, MasterCard va Visa) từ năm 2005, tiếp sau đó là Thái Lan, Indonesia, Philipines và Việt Nam.

Từ năm 2010 trở lại đây, người tiêu dùng có thể sử dụng các phương thức

thanh toán hiện đại dé chi trả cho những giao dịch trực tuyến cũng như tại các cửa hàng, trung tâm mua sắm Các hình thức thanh toán phát triển không ngừng,

ngoài Visa, Master Card, Paypal còn có các hình thức mới áp dụng công nghệ như

QR Code, NFC và mPOS, Internet Banking và Mobile Web Payment.”

Tại Việt Nam, thanh toán điện tử ra đời năm 2008 với mô hình đầu tiên là ví điện tử ra đời, ké từ đó đến nay, hệ thống pháp luật Việt Nam điều chỉnh hoạt động thanh toán qua qua ví điện tử đã làm tốt vai trò của mình trong việc tạo lập

! Theo Báo cáo “Việt Nam- Thương mại điện tử tăng tốc sau Covid-19”- Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam.https://vecom.vn/viet-nam-thuong-mai-dien-tu-tang-toc-sau-dai-dich-covid-19-1;

? Vũ Văn Điệp, “Thực trang thanh toán điện tử tai Việt Nam va một số kiến nghị”, Tạp chí Công thương, Số 11tháng 10/2017;

Trang 8

hành lang pháp lý tương đối chắc chan, cụ thé, góp phần thực hiện mục tiêu kiếm tra, thanh tra, giám sát trong việc quản lý hoạt động thanh toán qua ví điện tử.Việc này có ý nghĩa to lớn trong việc dam bảo môi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh và bình đăng giữa các chủ thể tham gia hoạt động thanh toán qua ví

điện tử, và quan trọng hơn là góp phần vào việc đảm bảo an ninh, an toàn tiền tệ cho khách hàng, thúc đây mục tiêu giảm tỷ trọng sử dụng tiền mặt trong thanh

toán, đưa thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) trở thành phương thức

thanh toán phổ biến trong tương lai.

Tuy nhiên, sự phát triển của hoạt động thanh toán qua ví điện tử là hoạt động gan với sự phát triển của khoa học,công nghệ và viễn thông Trong khi đó, bối cảnh của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đã làm thay đổi moi mặt về đời sống kinh tế - xã hội và cả sự phát triển của hoạt động thanh toán qua ví điện tử tại Việt Nam và trên toàn thé giới Sự thay đôi của công nghệ đã dẫn đến những quy định pháp luật hiện hành điều chỉnh trực tiếp hoạt động thanh toán qua ví điện tử bộc lộ những bat cập, hạn chế và không còn phù hợp với thực tiễn dé điều chỉnh các quan

hệ pháp luật mới nay sinh Thách thức đặt ra đôi với các cơ quan có thẩm quyền

là cần nhanh chóng rà soát hệ thống văn bản pháp luật hiện hành, từ đó sửa đôi, bồ sung các quy định pháp luật không còn phù hợp, ban hành các văn phạm pháp luật mới để kịp thời điều chỉnh các quan hệ pháp luật mới nảy sinh, nhằm đưa hoạt động thanh toán qua ví điện tử phát triển theo đúng định hướng mà Việt Nam đã đề ra.

Từ những lý do trên, nhóm tác giả chọn dé tài “Pháp luật về thanh toán qua

ví điện tử ở Việt Nam” nhằm nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến hoạt động thanh toán qua ví điện tử, nêu ra thực trạng pháp luật và từ có đưa ra các giải pháp dé hoàn thiện các quy định của pháp luật liên quan.

2 Đóng góp mới của Đề tài

- Dé tài nghiên cứu làm rõ vân dé lý luận vê pháp luật vê thanh toán qua viđiện tử, bao gôm các khái niệm, đặc diém và vai trò của thanh toán qua ví điện tử,làm rõ bản chât thanh toán qua ví điện tử, làm cơ sở lý luận vững chăc và định

Trang 9

hướng cho kiến nghị xây dựng và hoàn thiện pháp luật về thanh toán qua ví điện tử ở Việt Nam.

- Đề tài phân tích, đánh giá pháp luật điều chỉnh về thanh toán qua ví điện tử ở Việt Nam Bao gồm: i) Dé tài nghiên cứu pháp luật điều chỉnh toàn bộ các van đề liên quan đến thanh toán qua ví điện tử (ii) Dé tài nghiên cứu hệ thống các văn bản pháp luật đang có giá trị hiệu lực thi hành quy định về thanh toán qua ví điện tử, trong đó, có những văn bản như Thông tư 39/2014/TT-NHNN hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam do Ngân hàng Nhà nước ban hành ngày 11/12/2014, Thông tư 23/2019/TT-NHNN sửa đối Thông tư 39/2014/TT-NHNN hướng dẫn về dich vụ trung gian thanh toán do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành ngày 22/11/2019; Thông tư 150/2016/TT-BTC quy định về mức thu, chế độ thu nộp lệ phí cấp giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng, giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tô chức tín dung nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng: giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cho các tô chức không phải ngân hàng

- Đề tài đề xuất một số giải pháp xây dựng pháp luật về thanh toán qua ví

điện tử và hoàn thiện pháp luật thanh toán qua ví điện tử ở Việt Nam hướng tới

giải quyết nhu cau thanh toán điện tử của người tiêu dùng mà van đảm bảo những van đề dang bat cập trong đảm bảo quyền lợi và an toàn khi thực hiện các giao

dịch thanh toán qua ví điện tử 3 Kêt cầu của đê tài

Việc nghiên cứu và làm rõ đề tài Pháp luật về thanh toán qua ví điện tử ở Việt Nam được thực hiện thông qua Hệ chuyên đề gồm 05 chuyên đề với các nội dung nghiên cứu cụ thé của mỗi chuyên đề gồm:

- Chuyên đề 1: Những van dé lý luận về thanh toán qua ví điện tử và pháp luật về thanh toán qua ví điện tử.

- Chuyên dé 2: Pháp luật về chủ thé tham gia hoạt động thanh toán qua ví

điện tử ở Việt Nam.

Trang 10

- Chuyên đề 3: Pháp luật về trình tự thủ tục thanh toán và bù trừ điện tử - Chuyên đề 4: Pháp luật về cấp giấy phép và quản lý sau cấp phép ví điện tử - Chuyên đề 5: Pháp luật về bảo vệ quyên lợi của khách hang sử dụng ví điện tử và đơn vi chấp nhận thanh toán bằng vi điện tử

Cùng với hệ chuyên đề của Đề tài, các nội dung và kết quả nghiên cứu của dé tài được thé hiện khái quát trong Báo cáo tổng hợp của Đề tài Báo cáo tổng hợp của đề tài sẽ trình bày một cách khái quát các kết quả nghiên cứu liên quan đến các nội dung cụ thể của đề tài, được thực hiện bởi tập thể tác giả chuyên đề Báo cáo tông hợp được kết cầu thành 03 chương với các nội dung cụ thé như sau: Chương 1 Những vấn đề cơ bản về thanh toán qua ví điện tử và pháp luật thanh toán qua ví điện tử.

Chương 2 Thực trạng và thực tiễn áp dụng pháp luật về thanh toán qua ví điện tử ở Việt Nam.

Chương 3 Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về thanh toán qua ví điện tử ở Việt Nam.

4 Các kết quả nghiên cứu chính của đề tài

Thứ nhất là kết quả nghiên cứu lý luận về Pháp luật thanh toán qua ví điện tử.

Xét về nội dung điều chỉnh của pháp luật, pháp luật thuế GTGT được hình thành bởi các nhóm quy phạm pháp luật quy định về các nội dung chủ yếu sau:

Một là, nhóm quy phạm pháp luật quy định về chủ thé tham gia hoạt động thanh toán qua ví điện tử;

Hai là, nhóm quy phạm pháp luật quy định về trình tự thủ tục thanh toán qua vi điện tử;

Ba là, nhóm quy phạm pháp luật quy định về quản lý nhà nước về thanh toán qua ví điện tử;

Ưu điểm của cách tiếp cận này là giúp chúng ta nhìn nhận rõ từng hoạt động của thanh toán băng ví điện tử Với đề tài: “Pháp luật về thanh toán qua ví điện

Trang 11

không dùng tiền mặt của người tiêu dùng, đáp ứng hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho Chính phủ điện tử, tốc độ phát triển kinh tế xã hội và cuộc các mạng công nghiệp 4.0 Vì thế, tiếp cận nội dung pháp luật theo hướng hoạt động là hợp lý nhất.

Nhà nước với vai trò là chủ thể quản lý xã hội cần thiết phải có sự can thiệp hợp lý nhằm định hướng hoạt động thanh toán qua ví điện tử Pháp luật với tư cách là quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành, đảm bảo thực hiện là công cụ hữu hiệu nhất, quan trọng nhất dé nhà nước can thiệp nhằm định hướng hoạt động thanh toán qua ví điện tử.

Thứ hai là kết quả nghiên cứu Thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về thanh toán qua ví điện tử ở Việt Nam.

Về thực trạng pháp luật thanh toán qua ví điện tử

* Trong nhóm quy định về chủ thể tham gia hoạt động thanh toán qua ví điện tử có một số hạn chế như: nhóm này có 3 chủ thể là đơn vị cung cấp dịch vụ

thanh toán qua ví điện tử, khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán qua ví điện tử,

và đơn vị chấp nhận thanh toán và ngân hàng trung gian.

- Chưa có các quy định rõ ràng về trách nhiệm của tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử khi lựa chọn đơn vi chấp nhận thanh toán bằng ví điện tử

Hiện nay, trong các văn bản do Ngân hàng Nhà nước ban hành, đặc biệt là Thông tư số 39/2014/TT-NHNN thì mặc dù quy định rất nhiều về quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan, nhưng nội dung về nghĩa vụ cũng như trách nhiệm của tô chức cung ứng dịch vụ ví điện tử lại chưa được chú trọng quy định cụ thê trong pháp luật Điều đó dẫn tới rủi ro cho chính khách hàng khi tham gia giao dịch thanh toán bằng ví điện tử, bởi khi đơn vi chấp nhận thanh toán băng ví điện tử cung ứng dich vụ bat hợp pháp, sẽ rất khó xác định được phan lỗi khi tham gia giao dịch thuộc về bên nào để ràng buộc trách nhiệm của tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử.

- Chưa có các quy định dé bảo vệ người sử dụng ví điện tử khi xác lập quan hệ pháp luật với tô chức cung ứng dịch vụ ví điện tử, chưa có các quy định về tài

Trang 12

khoản bao đảm thanh toán chưa đủ chặt chẽ dé bảo vệ quyên loi của khách hàng sử dụng ví điện tử.

- Chưa có các quy định về bảo vệ quyên và lợi ích của đơn vị chấp nhận thanh toán ví điện tử.

* Nhóm quy định về quản lý nhà nước về thanh toán qua ví điện tử

- Đã có các quy định về cấp, thu hồi giấy phép, kiểm tra sau khi cấp giấy phép Các quy định tại Nghị định số 101/2012/NĐ-CP (được sửa đổi, bố sung tại Nghị định số 80/2016/NĐ-CP và Nghị định số 16/2019/NĐ-CP) mới chỉ tập trung chủ yêu vào điều kiện cấp phép, thành phan hồ sơ, quy trình thủ tục cấp và thu hồi giấy phép ví điện tử Tại thông tư 39/2014/TT-NHNN cũng chỉ mới tập trung

vào định nghĩa của các dịch vụ TGTT; tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ

ví điện tử cũng như quyên và nghĩa vụ của các bên liên quan nhưng chưa quy định cụ thé về quy trình, nghiệp vụ của ví điện tử dẫn đến khó khăn cho tổ chức cung

ứng dịch vụ ví điện tử trong quá trình hoạt động cũng như gây khó khăn trong

hoạt động thanh tra, giám sát hoạt động của các cơ quan quản lý Trên thực té, có

nhiều tổ chức doanh nghiệp khi xin giấy phép phải sửa đổi, bố sung hồ sơ rất nhiều lần Thời gian hoàn thành việc cấp phép của nhiều tổ chức có khi lên tới sáu

tháng đến một năm.

- Các quy định trong những văn bản điều chỉnh về thanh toán bằng ví điện tử còn chồng chéo Cụ thể, tại Thông tư số 39/2014/TT-NHNN, tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử phải tuân thủ các quy định pháp luật về phòng, chống rửa tiền.

Tuy nhiên hiện nay đối tượng báo cáo quy định tại Luật phòng, chống rửa tiền lại

không bao gồm tô chức cung ứng dịch vụ ví điện tử, nên các tổ chức cung ứng ví

điện tử gặp khó khăn trong quá trình triển khai, tuân thủ các quy định về phòng,

chống rửa tiền.

- Hoạt động thanh toán qua ví điện tử liên quan đến nhiều hoạt động của

doanh nghiệp như ứng dụng công nghệ thông tin, viễn thông, trong khi kinh

nghiệm, năng lực phân tích trong hoạt động thanh tra, giám sát của co quan quản

lý còn hạn chế cũng như quyên hạn của cơ quan giám sát, quản lý nhà nước chưa

được quy định cụ thê.

Trang 13

* Vé cơ chế bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của khách hang sử dụng vi điện tu và don vi chap nhận thanh toán qua vi điện tử tai Việt Nam

- Đã có các nhóm quy định về an toàn thanh toán qua ví điện tử, nhóm các quy định về bảo vệ danh tính người sử dụng ví điện tử Đề siết chặt việc quản lý

kiểm soát thông tin, chủ ví điện tử phải cung cấp, cập nhật đầy đủ, chính xác các

thông tin trong hồ sơ mở ví điện tử cho tổ chức cung ứng dich vụ và chịu trách nhiệm về tính trung thực của các thông tin cung cấp Các thông tin cá nhân định

danh như chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước, hộ chiếu đều phải chính

xác, đầy đủ Khách hàng muốn nạp tiền vào ví điện tử phải thông qua tài khoản thanh toán hoặc thẻ ATM của khách hàng là chủ ví điện tử; nhận tiền từ ví khác do cùng tổ chức cung ứng dịch vụ ví mở.

- Đã có nhóm các quy định về xác thực tài khoản ví điện tử Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước tại Thông tư 23/2019/TT-NHNN, tổ chức phát hành vi điện tử phải xác thực thông tin khách hàng, hoàn thành việc kiểm tra, đối chiếu, đảm bảo hồ sơ mở ví điện tử đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ theo quy định trước khi kích hoạt ví điện tử.

Về thực tiễn áp dụng pháp luật:

Nhìn chung, các quy định tại thông tư số 39/2014/TT-NHNN và Thông

tư 23/2019/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 39/2014/TT-NHNN hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban đã góp phần quan trọng trong hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cơ bản cho

công tác thanh toán điện tử nói chung và thanh toán qua ví điện tử nói riêng đã đem lại nhiều chuyển biến tích cực trong hoạt động thanh toán của nền kinh tế,

thúc day TTKDTM di vào cuộc sống, hạn chế dan các thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán, bảo đảm thực thi có hiệu quả các quy định pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng Cụ thé:

Một là, tao cơ sở pháp lý cho hoạt động thanh toán qua vi điện tử trong nên kinh tế, đáp ứng yêu cau quan by của thực tiễn về thanh toán điện tử như: Thông tư số 39/2014/TT-NHNN ngày 11/12/2014 về dịch vụ trung gian thanh toán (TGTT); Thông tư số 23/2019/TT-NHNN ngày 22/11/2019 sửa đổi Thông

Trang 14

tư 39/2014/TT-NHNN hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Cùng với các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và NHNN về day mạnh hoạt động thanh toán điện tử, Thông tu 39 đã tao tiền đề quan trọng để các tổ chức cung ứng dịch vụ TGTT ban hành các quy định, quy trình, hướng dẫn nghiệp vụ tại đơn vị bảo đảm hoạt động kinh doanh, hỗ trợ sự phát triển của thị trường và mang lại tiện ích phục vụ người dân, xã hội; làm tiền đề cho các NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố thực hiện công tác kiểm tra, giám sát hoạt động thanh toán trên địa bàn; tham mưu cấp có thâm quyền phát triển TTKDTM, cũng như xử lý các vi phạm nhằm đảm bảo kỷ cương và giúp cho công tác thanh toán qua ví điện tử trong nền kinh tế được diễn ra an toàn, thông suốt, góp phần vào phát triển kinh tế trên địa bàn.

Đồng thời, trong bối cảnh sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và yêu cau thực tiễn ngày càng đa dạng của người sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử, Thông tư 23 tiếp tục được nghiên cứu sửa đồi, bô sung (tại Thông tư số 23/2019/TT-NHNN ngày 22/1 1/2019) nhăm thích ứng sự thay đổi của công nghệ, bổ sung hoạt động thanh toán qua ví điện tử đem lại sự trải nghiệm mới cho khách hàng thông qua những sản phẩm dịch vụ, phương tiện thanh toán dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin, từng bước đáp ứng được nhu cầu và xu hướng phát triển trong hoạt động thanh toán điện tử của nền kinh tế.

Hai là, tăng cường cơ sở hạ tang thanh toán, thúc đây sự phát triển các phương tiện, dịch vụ, phương thức thanh toán qua ví điện tử trên nên tảng công

nghệ hiện đại:

Bên cạnh đó, hệ thông pháp luật về thanh toán qua ví điện tử đã tạo điều kiện

cho các tổ chức cung ứng dịch vụ TGTT mạnh dạn đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ cho

hoạt động TTKDTM; triển khai, nâng cấp các hệ thong máy chủ, phần mềm ngân hàng lõi, phần mềm chuyển mach và quản lý thẻ, phần mềm bảo mật, đảm bảo

cung cấp cho khách hàng các dịch vụ thanh toán tiện ích, an toàn; tạo điều kiện kết

Trang 15

nối với các tô chức TGTT, đơn vị cung cấp dịch vụ dé mở rộng mang lưới đơn vi/dich vụ chấp nhận thanh toán qua ngân hàng.

Ba là, công tac dam bảo an ninh, an toàn, bảo mat trong hoạt động thanh toán được tăng cường; quyên lợi của người sử dụng dịch vụ thanh toán được quan tâm và đảm bảo:

Về đảm bảo an ninh, bảo mật thanh toán, NHNN yêu cầu các tô chức TGTT phải có trách nhiệm giữ bí mật các thông tin liên quan đến khách hàng theo quy định của pháp luật (quy định tại Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt và Luật An toàn thông tin mạng) Đồng thời, các tổ chức TGTT cũng phải tuân thủ các nguyên tắc quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện tử; thực hiện các yêu cầu đảm bảo an toàn, bảo mật hệ thống công nghệ thông tin và quy định về an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ ngân hàng trên Internet (Thông tư số 39/2014/TT-NHNN, Thông tư số 18/2018/TT-NHNN, Thông tư số 35/2016/TT-NHNN).

Dé dam bảo các tổ chức TGTT tuân thủ đúng quy định trong lĩnh vực thanh toán, NHNN đã ban hành Thông tư 39/2014/TT-NHNN hướng dẫn về dịch vụ TGTT và được nhiều lần sửa đổi, bố sung (tại Thông tư 23/2019/TT-NHNN) cu thể hóa yêu cầu quản lý, giám sát đối với dich vụ ví điện tử Thông tư 23/2019/TT-NHNN cũng quy định nghiêm cắm hành vi sử dụng ví điện tử dé thực hiện các giao dịch cho các mục đích rửa tiền, tài trợ khủng bố, lừa đảo, gian lận và các hành vi vi phạm pháp luật khác Chu ví điện tử cũng khôngđược cho thuê, cho mượn ví điện tử hoặc mua, bán thông tin ví điện tử.

Nhìn chung, hệ thông pháp luật về thanh toán qua ví điện tử thời gian qua đã có những đóng góp và ảnh hưởng tích cực đối với hoạt động thanh toán

trong nền kinh tế trong viéc day manh TTKDTM, dam bao an toan, hiéu qua hệ thống tài chính - tiền tệ và góp phan phát triển kinh tế Tuy nhiên, trong bối cảnh và thực tiễn hiện nay, pháp luật về thanh toán qua ví điện tử đã bộc lộ

nhiêu tôn tại, hạn chê.

Trang 16

Thứ ba là kết quả nghiên cứu của đề tài về kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thanh toán qua ví điện tử ở Việt Nam.

Việc hoàn thiện pháp luật thuế GTGT ở VN cần dựa trên những định hướng gồm:

Một là, hoàn thiện pháp luật thanh toán qua ví điện tử theo yêu cầu toàn diện tài chính của Chính phủ

Hai là, hoàn thiện pháp luật thanh toán qua ví điện tử theo xu hướng quốc tế hoá các ví điện tử.

Ba là, hoàn thiện pháp luật thanh toán qua ví điện tử theo xu hướng phát triển của ví điện tử hiện nay là nhà đầu tư rót vốn thăng vào hệ sinh thái của các doanh nghiệp chủ chốt kinh doanh dịch vụ ví điện tử hiện đang có mặt trên thị trường thay vì đầu tư vào doanh nghiệp mới.

Thứ tư, về giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về thanh toán qua ví điện tử ở Việt Nam

Đối với Ngân hàng thương mại: cần tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn trong thanh toán điện tử Cần kết hợp kiểm tra, rà soát toàn bộ quy trình và hoạt động cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử một cách định kỳ, thường xuyên

nhăm phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi gian lận tại đơn vị chấp nhận thanh

toán hoặc can thiệp trái phép nhằm đánh cắp thông tin trong quá trình người

dùng sử dụng phương tiện hoặc dịch vụ thanh toán điện tử Thứ ba, tang cường

công tác truyền thông để khách hàng nắm bắt và hiểu rõ về eKYC, nâng cao

hiểu biết tài chính, nhận thức của khách hàng: chủ động thông báo, cảnh báo

với khách hàng về những trang web ngân hàng giả mạo có giao diện giống với trang web ngân hàng hợp pháp do các tội phạm mạng tạo ra nhằm đánh lừa

khách hàng; hướng dẫn khách hàng các kỹ năng cơ bản về an toàn trên không gian mạng, các giải pháp đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin, cảnh giác phòng chống tội phạm công nghệ cao, đề phòng và tránh những bat can dé lộ thông tin cá nhân, thông tin tài khoản, phải luôn cảnh giác với những thông báo về

đổi coupon, mã giảm giá hoặc ưu đãi khi giao dịch thanh toán trực tuyến.

Trang 17

Quan tâm sát sao hơn nữa đến việc thường xuyên thông tin cập nhật các hình thức lừa đảo trong thanh toán điện tử đến khách hàng, người sử dụng cũng như đưa ra các cảnh báo đề phòng, hướng dẫn khách hàng, người sử dụng để phòng tránh các nguy cơ lừa đảo; khuyến cáo khách hàng tăng tính bảo mật thông tin trong thanh toán, dé hạn chế rủi ro phat sinh liên quan đến hoạt động thanh toán điện tử Tiếp tục ứng dụng mạnh mẽ công nghệ hiện đại vào hoạt động thanh toán, lây việc cung ứng dịch vụ trên thiết bị di động làm mục tiêu chính.

Về phía Chính phú

Một là, cần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, đặc biệt là các quy định liên quan

đến hoạt động quản lý rủi ro thanh toán; nghiên cứu ban hành hoặc sửa đôi, bố

sung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến thanh toán điện tử; các văn bản quy phạm pháp luật về an ninh, an toàn, bảo mật và các biện pháp xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thanh toán điện tử Đây mạnh hoạt động quản lý, giảm sát đối với các loại hình, phương tiện, hệ thống thanh toán điện tử mới tại Việt Nam.

Hai là, ban hành và thực hiện chính sách, cơ chế giám sát toàn diện các hệ thống thanh toán tại Việt Nam theo thông lệ quốc tế, phù hợp với các điều kiện của Việt Nam nhằm đảm bảo sự 6n định, an toàn và hiệu quả của hệ thống thanh toán quốc gia Xây dựng hành lang pháp lý về bảo vệ đữ liệu, bảo vệ quyền riêng tư dữ liệu người dùng, nhằm tạo dựng môi trường giao dịch số an ninh, an toàn đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người dùng trong kỷ nguyên số.

Ba là, chi đạo cấp có thâm quyền nghiên cứu ban hành quy định về cơ chế phối hợp giữa các tổ chức tín dụng, bao gồm: các ngân hàng thương mại, trung gian thanh toán và các công ty cung cấp phương tiện và giải pháp thanh toán điện tử dé tạo sự liên thông trong thanh toán, tiết kiệm chi phí do sử dụng chung hạ tầng và sự tiện lợi tối ưu cho người sử dụng.

Bốn là, tiếp tục chỉ đạo các cấp có thâm quyền tại địa phương đây mạnh hoạt động truyền thông đồng bộ, hiệu quả trong việc phổ biến kiến thức, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi và cách thức thanh toán tiêu dùng của cả tổ chức và người

Trang 18

dân Thông qua đó nâng cao khả năng tiếp cận và khuyến khích sử dụng các sản

phẩm, dịch vụ thanh toán điện tử trong các giao dịch dân sự và thương mại.

Về phía người dân sử dụng thanh toán điện tử

Người dân sử dụng thanh toán điện tử là người trực tiếp thực hiện, sử dụng các phương tiện và dich vụ thanh toán, vì vay sự an toàn va an ninh trong quatrình thanh toán phụ thuộc khá lớn vào chính thao tác và hành động của họ Do đó, người dân cần nhận thức rõ vị trí, vai trò của mình trong đây mạnh sự phát triển của thanh toán điện tử dé thực hiện các giải pháp sau đây:

Khi sử dụng các phương tiện hoặc dịch vụ thanh toán qua ví điện tử người

dân sử dụng cần cài đặt các chương trình diệt virus, bảo mật và đặc biệt không nhấp vào các đường link lạ.

Hai là, người dân sử dụng cũng nên cảnh giác, không sử dụng mạng công

cộng dé tiến hành thanh toán Nếu bắt buộc phải truy cập thông qua một mạng công cộng, hãy kết nối qua một mạng ảo (gọi là VPN) khi đó mọi chi tiết truy cập sẽ được mã hóa qua mạng ảo này và hạn chế được rủi ro đánh cắp thông tin.

Ba là, người dân sử dụng thanh toán qua ví điện tử nên đăng ký dịch vụ tin nhắn thông báo số dư hoặc kiểm tra thường xuyên trên các ứng dụng thanh toán Đây là giải pháp vừa hữu hiệu lại vừa đơn giản để quản lý tài khoản vì bất kỳ giao dịch nào phát sinh đều được gửi tin nhắn thông báo cho người sử dụng.

Bon là, người dân sử dụng thanh toán qua ví điện tử nên chia sẻ kiến thức, những tiện ích, sự hữu dụng và thuận tiện khi sử dụng thanh toán điện tử cho những người khác dé tạo nên sự phô biến, góp phan thúc day số lượng người dùng thanh toán điện tử.

Thứ năm, về giải pháp hoàn thiện pháp luật về thanh toán qua ví điện tử ở Việt Nam.

Một là, cần bỗ sung các quy định về điều kiện cấp phép hoạt động của tô

chức cung ứng dịch vụ ví điện tử.

Hai là, bỗ sung quy định han mức dau tư của nhà đầu tư nước ngoài vào

hoạt động trung gian thanh toán nói chung và thanh toán qua ví điện tử nói riêng.

Trang 19

Ba là, quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ thanh toán qua ví điện tử: Cân bô sung quy định vê nghĩa vụ của tô chức cung ứng dịch vụ

tronø việc điều hành hệ thống, sớm phát hiện và giai quyết vẫn đề cũng nhu

dam bảo quyên lợi của chính nhà cung cap ví điện tử và người tiêu dung, BOsung quy định về quyên loi của chính nhà cung cap ví điện tử và nøười tiêu dung, Cần ban hành quy định dé bảo vệ quyền và loi ích hợp pháp của don vi chấp nhân thanh toán băng ví điện tử Cần giao trách nhiệm NHTM trong quá trình hợp tác với tô chức cung ứng dich vụ thanh toán qua ví điện tử.

Bon là quy định về ví điện tử và tiền điện tử: việc ban hành quy định về tiên điện tử sẽ làm rõ khái niệm, bản chất, biểu hiện hình thái của tiền điện tử và các van dé liên quan đến tiền điện tử trong các văn bản pháp ly.

Năm là, hiện tượng giao dich sai số tài khoản hoặc chuyên nhằm tài khoản hoặc các giao dịch mang tính chat lừa đảo hiện nay khá là phô biến thông qua các trung gian thanh toán Vì vậy, đề nghị bổ sung trường hợp quy định phong toa một phần hoặc toàn bộ số tiền trên tài khoản của người thụ hưởng khi người chuyên tiền chuyển nhằm địa chỉ hoặc có cơ chế xử lý phù hợp dé hỗ trợ người chuyên tiền chuyên nhầm, nhưng vẫn phải đảm bảo quyền lợi của chủ tài khoản, tránh trường hợp bên chuyền tiền lợi dụng quy định của pháp luật dé lay lại số

tiền thực tế phải chuyén/ thanh toán cho chủ tài khoản.

Sáu là, bỗ sung quy định về các hành vi bị cắm Quy định về các hành vi

bị cắm nhằm ngăn chặn việc lợi dụng dịch vụ Ví điện tử, Giấy phép hoạt động

cung ứng dịch vụ TGTT dé tổ chức hoặc tham gia thực hiện các hoạt động rửa tiền, lừa đảo, gian lận và các hoạt động vi phạm quy định của pháp luật khác.

Bay là, điều chỉnh về hạn mức giao dich trong ví điện tử từ 100 triéu/1

tháng lên 300 triệu/1 tháng.

Tám là, cần bỗ sung quy định tổng số dư trên TKĐBTT cho dịch vụ Ví điện tử phải được duy tri không thấp hon so với tông số dư của tất cả các Ví điện tử của các khách hang tai thoi điểm kết thúc ngày giao dich.

Trang 21

PHAN MO ĐẦU

1 Tinh cấp thiết của dé tài

Dai dịch Covid-19 đã tac động to lớn và toàn diện tới kinh tế - xã hội của đất nước trong đó có sự thay đổi các giao dịch thanh toán từ thanh toán truyền thống sang các hình thức thanh toán điện tử Vượt qua những khó khăn nghiêm

trọng gây ra bởi đại dịch này, các giao dịch thanh toán điện tử vẫn đứng vững,

thậm chí có sự bứt phá trong công nghệ và dịch vụ mở ra những cơ hội phát

triển trong bối cảnh mới Cụ thể, đại dịch Covid-19 nhanh chóng làm thay đôi

thói quen tiêu dùng và mua sắm Người tiêu dùng có xu hướng chuyên đổi sang

hình thức mua sắm trực tuyến nhiều hơn.! Đề phục vụ nhu cầu người sử dụng,

các doanh nghiệp buộc phải chuyển đổi số trong quá trình giao dịch, đặc biệt là thanh toán điện tử nhằm đảm bảo tăng trưởng và dịch vụ bán lẻ và thuận tiện trong thanh toán.

Khu vực châu Á, Nhật Bản, Hàn Quốc cũng sử dụng dịch vụ thanh toán

qua ví điện tử này từ những năm 2003-2004 Ở Đông Nam Á, Malaysia và

Singapore là những quốc gia đầu tiên chuyển đổi hệ thống thanh toán thẻ sang chuan EMV (Hệ thống các tiêu chuẩn đưa ra bởi Europay, MasterCard va Visa) từ năm 2005, tiếp sau đó là Thai Lan, Indonesia, Philipines và Việt Nam.

Từ năm 2010 trở lại đây, người tiêu dùng có thể sử dụng các phương thức thanh toán hiện đại dé chi tra cho những giao dịch trực tuyến cũng như tại các

cửa hàng, trung tâm mua sắm Các hình thức thanh toán phát triển không ngừng, ngoài Visa, Master Card, Paypal còn có các hình thức mới áp dụng công

nghệ như QR Code, NFC và mPOS, Internet Banking và Mobile Web Payment.”

Tại Việt Nam, thanh toán điện tử ra đời năm 2008 với mô hình đầu tiên là ví điện tử ra đời, ké từ đó đến nay, hệ thống pháp luật Việt Nam điều chỉnh hoạt động thanh toán qua qua ví điện tử đã làm tốt vai trò của mình trong việc tạo lập

hành lang pháp lý tương đối chắc chắn, cụ thé, gop phan thuc hién muc tiéu

! Theo Báo cáo “Việt Nam- Thuong mai điện tử tăng tốc sau Covid-19”- Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam.https://vecom.vn/viet-nam-thuong-mai-dien-tu-tang-toc-sau-dai-dich-covid-19-1;

? Vũ Văn Điệp, “Thực trang thanh toán điện tử tai Việt Nam va một số kiến nghị”, Tạp chí Công thương, Số IItháng 10/2017;

Trang 22

kiểm tra, thanh tra, giám sát trong việc quản lý hoạt động thanh toán qua ví điện

tử Việc này có ý nghĩa to lớn trong việc đảm bảo môi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh và bình dang giữa các chủ thé tham gia hoạt động thanh toán

qua ví điện tử, và quan trọng hơn là góp phần vào việc đảm bảo an ninh, an toàn tiền tệ cho khách hàng, thúc đây mục tiêu giảm tỷ trọng sử dụng tiền mặt trong

thanh toán, đưa thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) trở thành phương

thức thanh toán phổ biến trong tương lai.

Tuy nhiên, sự phát triển của hoạt động thanh toán qua ví điện tử là hoạt động gắn với sự phát triển của khoa học,công nghệ và viễn thông Trong khi đó, bối cảnh của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đã làm thay đổi mọi mặt về đời

sống kinh tế - xã hội và cả sự phát triển của hoạt động thanh toán qua ví điện tử

tại Việt Nam và trên toàn thế giới Sự thay đôi của công nghệ đã dẫn đến những quy định pháp luật hiện hành điều chỉnh trực tiếp hoạt động thanh toán qua ví điện tử bộc lộ những bất cập, hạn chế và không còn phù hợp với thực tiễn để

điều chỉnh các quan hệ pháp luật mới nảy sinh Thách thức đặt ra đối với các cơ

quan có thâm quyên là cần nhanh chóng rà soát hệ thống văn bản pháp luật hiện hành, từ đó sửa đổi, bố sung các quy định pháp luật không còn phù hop, ban

hành các văn phạm pháp luật mới dé kịp thời điều chỉnh các quan hệ pháp luật mới nảy sinh, nhằm đưa hoạt động thanh toán qua ví điện tử phát triển theo đúng

định hướng mà Việt Nam đã đề ra.

Từ những lý do trên, nhóm tác giả chọn đề tài “Pháp luật về thanh toán qua ví điện tử ở Việt Nam” nhằm nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến hoạt động thanh toán qua ví điện tử, nêu ra thực trạng pháp luật và từ có đưa ra các giải pháp dé hoàn thiện các quy định của pháp luật liên quan.

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài

2.1 Tình hình nghién cứu trong nước

Ở Việt Nam, vấn đề hoàn thiện pháp luật về thanh toán qua ví điện tử đã được nhiều học giả lựa chọn làm chủ đề nghiên cứu của mình Các công trình nghiên cứu được thể hiện đa dạng từ luận văn, luận án cho tới đề tài nghiên cứu khoa học hay tạp chí Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu có thé ké tới như:

Trang 23

- Khóa luận tốt nghiệp “ Mot số vấn đề pháp ly về dịch vụ thanh toán điện #7” năm 2008 của tác gia Nguyễn Hồng Thúy, Đại học Luật Hà Nội, dé cập đến các vấn đề pháp lý trong hoạt động thanh toán điện tử nói chung.

- Khóa luận tốt nghiệp “Pháp luật về thanh toán không dùng tiền mặt tại các ngân hàng thương mại Việt Nam — Thực trạng và giải pháp” năm 2011 của

tác giả Phạm Vĩnh Thương, Đại học Luật Hà Nội, đề cập đến pháp luật về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam.

- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ “Hoạt động cung ứng dich vụ trung gian thanh toán tại Việt Nam — Thực trạng và giải pháp quản lý đến năm 2025”

năm 2018 do tác giả Phạm Tiến Dũng, Viện chiến lược ngân hàng — NHNN và nhóm nghiên cứu, đề cập tới thực trạng pháp luật về hoạt động cung ứng dịch vụ

TGTT, kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới đối với hoạt động TGTT và từ đó đưa ra giải pháp quản lý nhà nước đến năm 2025.

- Bài viết của Thạc sỹ Trần Thanh Bình về “Những bat cập của các quy định

pháp luật về ví điện tir” được trích trong Tap chí khoa học pháp lý số 03/2016, từ trang 67-72, trường Đại học Luật Thành phố Hỗ Chí Minh Bài viết tập trung phân tích, đánh giá các vẫn đề pháp lý liên quan đến ví điện tử được quy định tại Thông tư số 39/2014/TT-NHNN hướng dẫn về Dịch vụ trung gian thanh toán Chỉ ra những bat cập trong các quy định pháp luật về ví điện tử.

- Bài viết của Thạc sỹ Lê Văn Tuyên về “ Quản lý dịch vụ ví điện f được

trích trong Tạp chí Ngân hàng số 18, tháng 9/2019 Bài viết tập trung vào thực trạng pháp luật, thực tiễn quản lý dịch vụ ví điện tử, đặc biệt, đề cập đến các hạn

chế và kinh nghiệm quản lý dịch vụ ví điện tử của một số quốc gia trên thế giới như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, từ đó đưa ra giải pháp quản lý về ví điện từ và đề xuất pháp lý về tiền điện tử.

- Bài viết của nhóm tác giả Nguyễn Thị Ánh Ngọc, Đặng Thùy Linh, Nguyễn Thị Diễm về: “Thi trường ví điện tử Việt Nam - Cơ hội và thách thức ” được trích từ Tạp chí Ngân hàng số 8 tháng 4/2020 Bài viết tập trung phân tích

thói quen tiêu dùng của người dân Việt Nam trong giao dịch thanh toán, từ đó

Trang 24

phân tích các cơ hội, thách thức trong hoạt động thanh toán, đặc biệt là các gian

lận trong thanh toán ví điện tử và đề xuất pháp lý.

- Bài viết của Thạc sĩ Nguyễn Thị Doan Trang — Trường Dai học Duy Tân về: “Những vấn dé can trao đổi xung quanh việc sử dung ví điện tử” được trích

từ Tạp chí Tài chính Kỳ 1 - Tháng 7/2020 Bài viết nói về tiện ích của ví điện tử

và một số vấn đề pháp lý điều chỉnh về hoạt động ví điện tử qua Thông tư số 23/2019/TT-NHNN.

- Bài viết của Nguyễn Thị Hồng Cam, Trương Thị Quỳnh Hoa: “Zang cường

quản lý hoạt động thanh toán không dùng tiên mặt trong các ngân hang thương mại ” được trích từ Tạp chí Quản lý nhà nước 2019- Số 11, tr 74-78 Bài viết tập trung bàn về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt và thực trạng quản lí hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại các ngân hàng thương mại Đưa ra một số giải pháp tăng cường quản lý hoạt động này tại các ngân hàng thương mại.

- Bài viết của TS Đinh Thị Thanh Vân và TS Nguyễn Thanh Phương về: “Phát triển Ngân hàng số: bài học quốc tế và kinh nghiệm cho Việt Nam” được trích từ Tap chí Tài chính — Ngân hàng số 4/2019 Bài viết giới thiệu những khái niệm cơ bản về ngân hàng số, thực trạng ngân hàng số ở Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế trong phát triển ngân hàng số và bài học cho các ngân hàng Việt Nam.

Một cách khái quát, có thé thấy các công trình nghiên cứu trên mới chi đề cập đến pháp luật về giao dịch thanh toán điện tử, chưa có một sự thống nhất chung và chưa phù hợp với thực tiễn thanh toán điện tử hiện nay Những nội dung mang tính chất lý luận và thực tiễn trong các công trình nghiên cứu đã công bồ có ý nghĩa tham khảo rất lớn Tuy nhiên, đối với những công trình nghiên cứu pháp luật, các công trình này đều dựa trên các quy định của pháp luật đang có hiệu lực thi hành tại thời điểm nghiên cứu, thậm chí là, nên tảng pháp luật của nhiều hoạt động thanh toán điện tử là chưa có.

Bởi vậy, các công trình nêu trên chưa đủ thông tin, sự điều chỉnh của pháp luật, và thê hiện được toàn diện hoạt động giao dịch điện tử tại Việt Nam.

2.2 Tình hình nghién cứu ngoài nước

Trang 25

Những van đề về ví điện tử và pháp luật về ví điện tử đã được nhiều học

giả trên thé giới nghiên cứu, có thé kế tới một số công trình nghiên cứu như: [1] U.C Davis Bus Lauwrence J Trautman 261 (2015-2016) E-Commerce, Cyber, and Electronic Payment System Risks: Lessons from PayPal. Bài viết về lich sử phat triển của Ebay ( trang thương mại điện tử ) va việc ứng

dụng Paypal trong thanh toán điện tử nhằm tối ưu hoá hiệu suất kinh doanh mà

vẫn tuân thủ các quy định pháp luật của chính phú, rộng hơn là luật chơi quốc tế liên quan đến Luật phòng chống, rửa tiền.

[2] Bezovski, Zlatko (2016) The Future of the Mobile Payment asElectronic Payment System European Journal of Business and Management, 8

(8) pp 127-132 ISSN 2222-2839 Bài viết phân tích các hệ thống dịch vụ thanh toán điện tử khác nhau, các van đề bảo mật liên quan đến chúng và tương lai của phương thức thanh toán di động Bài báo này cũng sẽ xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến việc người tiêu dùng chấp nhận các phương thức thanh toán di động.

[3] Pachpande, B R., & Kamble, A A (2018) Study of e-walletawareness and its usage in Mumbai Journal of Commerce and Management Thought, 9(1), 33-45 Theo đó, bài viết tập trung nêu các kinh nghiệm áp dụng

ví điện tử tại Mumbai Bài viết cũng chỉ ra rằng phi tiền tệ hóa đã buộc nhiều lĩnh vực trong đời song phải chấp nhận thanh toán kỹ thuật số Sự hiện diện của

ví di động lan tỏa từ thành thị đến nông thôn trên diện rộng, từ dịch vụ ăn uống,

nhà hàng, đời sống thông thường, ví điện tử ở Mumbai đã ứng dụng trong giao

dịch qua các trạm thu phi, và thậm chi là việc xử phạt vi phạm hành chính củaNhà nước.

[4] Sahut, J M (2008) The adoption and diffusion of electronic wallets:The case of monéo Journal of Internet Banking and Commerce, 13(1), 1-9 Bai báo tổng hợp kinh nghiệm phát triển Vi điện tử tai Pháp va các ngân hàng

thương mại, chú trọng vào làm thé nào dé Ví điện tử vận hành đảm bảo an toàn cho khvà quyền lợi cho khách hàng sử dụng.

[5] Tolety, R K (2018) E-Wallets-Their cause, Rise and Relevance,International Journal of Research in IT and Management (IJRIM) Vol 8, Issue

Trang 26

7, 1-8 L-F Pau, Prof Mobile Business, Rotterdam School of management, Prof Mobile business Copenhagen Business school, and L.M.Ericsson email:

lfp.inf@cbs.dk: Mobile operators as banks or vice-versa? Bài viết phân tích dữ liệu từ các nha khai thác viễn thông (nhà mang) được chon thí điểm trung

gian thanh toán, phân tích cho thấy rằng các nhà khai thác di động đạt được

mức độ hiệu quả, lợi nhuận và kiểm soát rủi ro của các nhà xử lý dòng tiền như các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán là các Ngân hàng thương mại.

Mobile money regulations explained, 26/09/2020 by Chan Manh Hung-Seck Yee Chung- Partner, Baker Mckenzie Viet Nam Bai viết khang dinh,

kế hoạch thí điểm cho tiền di động dang là xu hướng cho các doanh nghiệp ở

Việt Nam cung cấp các dịch vụ tài chính cho người dân không có ngân hàng và có ngân hàng thấp thông qua các giải pháp fintech khác nhau Bài viết bình luận về Dự thảo của Nghị định về Money Mobile do Chính phủ ban hành.

Như vậy, các công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến vai trò chủ đạo và sự cần thiết của xu hướng phát triển trong thanh toán qua ví điện tử Ngoài ra, các

công trình nghiên cứu trên cũng cho thấy sự đa dạng trong góc nhìn phân tích từ

thực tiễn thanh toán qua ví điện tử đến chính sách của các quốc gia Sự đa dạng này cho thay dù ở bat kỳ nơi dau, và đặc biệt trong thời kỳ công nghệ 4.0, mọi giao dich đều có thể thực hiện thông qua “điện tử”, đặc biệt tác động của dịch bệnh Covid đã

khiến tâm lý va cách thức giao dịch thanh toán hoàn toàn thay đổi Từ đó, những kết quả nghiên cứu này có thé là kinh nghiệm dé hoàn thiện khuôn khé pháp luật về

thanh toán qua ví điện tử ở Việt Nam Tuy nhiên, do có sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và kiến trúc hạ tầng, dẫn đến một số nội dung liên quan đến pháp luật điều chỉnh về thanh toán điện tử sẽ mang tính chất tham

khảo và hướng tới hoàn thiện pháp luật.

3 Mục đích và mục tiêu nghiên cứu của đề tài 3.1 Mục đích nghiên cứu của đề tài

Mục đích nghiên cứu đề tài là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận, thực trạng quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về hoạt động thanh toán qua

Trang 27

ví điện tử ở Việt Nam Trên cơ sở đó, đề tài đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật va bảo đảm áp dụng thông nhất pháp luật về vi

điện tử ở Việt Nam.

3.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Một là, nghiên cứu các vẫn đề lý luận về thanh toán qua ví điện tử cũng như pháp luật về thanh toán qua ví điện tử làm cơ sở lý luận vững chắc và định hướng cho việc nghiên cứu để kiến nghị xây dựng và hoàn thiện pháp luật về

thanh toán qua ví điện tử ở Việt Nam hiện nay.

Hai là, đánh giá khách quan, toàn diện về thực trạng pháp luật điều chỉnh đối với thanh toán qua ví điện tử ở Việt Nam hiện nay, từ những vấn dé tổng thé cho đến những nội dung cụ thể của thanh toán qua ví điện tử; đồng thời đánh giá thực tiễn thi hành pháp luật về vẫn đề này tại Việt Nam, tìm ra những nguyên

nhân của những hạn chế.

Ba là, làm rõ định hướng hoàn thiện pháp luật và xây dựng những giải

pháp hoàn thiện pháp luật về thanh toán qua ví điện tử, tham khảo, so sánh với

pháp luật ví điện tử của một số quốc gia trên thế giới và đề xuất những biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về thanh toán qua ví điện tử

trên thực tế.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài 4.1 Đối twong nghiên cứu của đề tài

Đề tài tập trung nghiên cứu các khái niệm về hoạt động thanh toán qua ví điện tử, các quy định của pháp luật hiện hành về phương thức thanh toán qua ví điện tử ở Việt Nam trong đó thê hiện ở các nội dung pháp luật về chủ thé tham gia quan hệ pháp luật thanh toán qua ví điện tử, trình tự thủ tục trong hoạt động thanh toán qua ví điện tử theo hướng bảo vệ quyền lợi khách hàng và hướng tới cuộc cách mạng công nghệ 4.0, và đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về thanh toán qua ví điện tử.

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Trang 28

- Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực

trạng pháp luật về thanh toán qua ví điện tử ở Việt Nam.

- Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu pháp luật về thanh toán qua ví điện tử từ khoảng năm 2010 cho đến nay.

- Pham vi van bản quy phạm pháp luật: Nghiên cứu các quy định pháp luật Việt Nam về thanh toán qua ví điện tử trong các văn bản quy phạm pháp luật thuộc các lĩnh vực pháp luật chủ yếu sau: Luật các tô chức tín dụng 2010, Nghị

định 122/NĐ-CP ngày 22/11/2012 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền

mặt, Thông tư số 39/2014/TT-NHNN ngày 11/12/2014 của NHNN hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán và các văn bản hướng dẫn thi hành, Thông tư số 23/2019/TT-NHNN ngày 22/11/2019 của Thống đốc NHNN sửa đổi, bố sung một số điều của Thông tư số 39/2014/TT-NHNN ngày 11/12/2014 của Thống đốc NHNN hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán.

- Đề tài nghiên cứu pháp luật về thanh toán ví điện tử của một số quốc gia

trên thế giới như Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore

5 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu đề tài 5.1 Cách tiếp cận của dé tài

Đề tài tiếp cận các van đề nghiên cứu từ góc độ pháp luật điều chỉnh về thanh toán qua ví điện tử trên cơ sở kế thừa và phát triển những lý thuyết nghiên cứu đã có Thêm vào đó, đề tài triển khai, mở rộng nghiên cứu quan điểm về xây

dựng và hoàn thiện pháp luật về thanh toán qua ví điện tử, yêu cầu hoàn thiện

pháp luật về thanh toán qua ví điện tử Từ cơ sở lý thuyết, đề tài đi sâu phân tích, bình luận các quy định của pháp luật hiện hành về thanh toán qua ví điện tử, chỉ ra những bất cập, hạn chế và dựa trên cơ sở lý thuyết để đưa ra những kiến nghị nhằm xây dựng và hoàn thiện các quy định cũng như đạt được hiệu quả thực hiện pháp luật về thanh toán qua ví điện tử ở Việt Nam.

5.2 Các phương pháp nghiên cứu của dé tài

Đề thực hiện được mục đích, mục tiêu nghiên cứu nêu trên, Đề tài tiếp cận theo phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lénin và Tư tưởng Hồ Chí Minh.

Trang 29

Đối với từng nội dung cụ thể, đề tài sử dụng một cách linh hoạt nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học khác nhau như: phương pháp phân tích, kết hợp nghiên cứu lý luận với thực tiễn, phương pháp tong hợp, phương pháp lich sử, phương pháp so sánh luật học, cụ thé:

- Phương pháp phân tích, kết hợp nghiên cứu lý luận với thực tiễn là

phương pháp chủ đạo, được sử dụng trong hầu hết các chương của Báo cáo tổng hợp cũng như các chuyên đề của Đề tài, đặc biệt là nội dung đánh giá thực trạng

pháp luật về thanh toán qua ví điện tử ở Việt Nam Thông qua việc nghiên cứu

lý luận về từng nội dung điều chỉnh của hoạt động thanh toán qua ví điện tử,

phân tích từng nhóm quy phạm pháp luật về cứu lý luận về từng nội dung điều

chỉnh của hoạt theo quy định của pháp luật Việt Nam, Đề tài đề xuất, phân tích những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về hoạt động thanh toán qua ví điện

tử ở Việt Nam.

- Phương pháp tong hợp được sử dụng chủ yếu trong quá trình thu thập

tài liệu, phân tích các quan điểm của các nhà nghiên cứu về lý luận hoạt động thanh toán qua ví điện tử, lý luận pháp luật hoạt động thanh toán qua ví điện tử,

đề xuất và kiến nghị của các nhà nghiên cứu trong việc hoàn thiện pháp luật về hoạt động thanh toán qua ví điện tử.

- Phương pháp lịch sử được sử dụng để nghiên cứu quá trình ban hành và sự thay đối, phát triển của các quy định pháp luật về hoạt động thanh toán qua ví điện tử.

- Phương pháp so sánh luật học được áp dụng khá linh hoạt trong qua

trình phân tích các luận điểm, đặc biệt trong nội dung so sánh giữa các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam với quy định pháp luật của một số quốc gia

trên thế giới về hoạt động thanh toán qua ví điện tử 6 Những đóng góp mới của Đề tài

- Đề tài nghiên cứu làm rõ vẫn đề lý luận về pháp luật về thanh toán qua ví

điện tử, bao gồm các khái niệm, đặc điểm và vai trò của thanh toán qua ví điện

tử, làm rõ ban chat thanh toán qua ví điện tử, làm cơ sở lý luận vững chac va

Trang 30

định hướng cho kiến nghị xây dựng và hoàn thiện pháp luật về thanh toán qua ví điện tử ở Việt Nam.

- Đề tài phân tích, đánh giá pháp luật điều chỉnh về thanh toán qua ví điện tử ở Việt Nam.

- Đề tài đề xuất một số giải pháp xây dựng pháp luật về thanh toán qua ví điện tử và hoàn thiện pháp luật thanh toán qua ví điện tử ở Việt Nam hướng tới giải quyết nhu cầu thanh toán điện tử của người tiêu dùng mà vẫn đảm bảo những van dé đang bất cập trong dam bảo quyền lời và an toàn khi thực hiện các giao dịch thanh toán qua ví điện tử

7 Giá trị ứng dụng của Đề tài

- Kết quả nghiên cứu của Đề tài là nguồn học liệu hữu ích cho các đối tượng sinh viên, học viên các hệ đào tạo khi học tập, nghiên cứu về thanh toán

qua ví điện tử trong nội dung các môn học như pháp luật ngân hàng tại Trường

Đại học Luật Hà Nội và các cơ sở đào tạo luật, đào tạo về ngân hàng.

- Kết quả nghiên cứu của Dé tai là nguồn tài liệu tham khảo cho các tổ

chức, cá nhân trong nên kinh tế quan tâm và muốn tìm hiểu về pháp luật về

thanh toán qua ví điện tử; Ngân hàng Nhà nước nói riêng và các tô chức cung cấp dịch vụ thanh toán qua ví điện tử nói chung trong việc có góc nhìn đa chiều liên quan đến pháp luật thanh toán qua ví điện tử và việc áp dụng pháp thanh toán qua ví điện tử trên thực tế, từ đó có những giải pháp tối ưu để xây dựng,

hoàn thiện pháp luật thanh toán qua ví điện tử và thúc đây thanh toán điện tử

theo nhu cầu xã hội và mục tiêu của Chính phủ 8 Kết cầu của Báo cáo tong hợp

Báo cáo tong hợp của dé tài sẽ trình bày một cách khái quát các kết quả

nghiên cứu liên quan đến các nội dung cụ thé của đề tài, được thực hiện bởi tập

thể tác giả chuyên đề Báo cáo tổng hợp được kết cấu thành 03 chương với các nội dung cụ thé như sau:

Chương 1 Những vấn đề cơ bản về thanh toán qua ví điện tử và pháp luật thanh toán qua ví điện tử.

Trang 31

Chương 2 Thực trạng và thực tiễn áp dụng pháp luật về thanh toán qua ví điện tử ở Việt Nam.

Chương 3 Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về thanh toán qua ví điện tử ở Việt Nam.

Trang 32

CHƯƠNG 1: NHỮNG VAN DE CƠ BẢN VE THANH TOÁN QUA Vi ĐIỆN TỬ VÀ PHÁP LUẬT VE THANH TOÁN QUA Vi ĐIỆN TỬ

1.1 Tổng quan về thanh toán qua ví điện tử 1.1.1 Khái quát về ví điện tử

Ví điện tử được biết đến như một ví kỹ thuật số hay ví di động (Uddin &

Akhi, 2014) Khi điện thoại thông minh là một phần không thể thiếu của cuộc

sống hiện nay, thì nó trở thành bàn đạp cho sự hình thành của ví kỹ thuật số và số lượng người sử dung ví kỹ thuật số đã tăng trưởng khống 16° (Bantwa & Padiya, 2020) Ý tưởng về ví điện tử được hình thành trong những năm về trước, khi người ta chuyển đổi tiền giấy sang thẻ ghi nợ và thẻ tin dụng như một cách

bảo mật thanh toán dựa trên hình thức thanh toán bằng thẻ thông minh với các

thành viên của sáu tổ chức gồm American Express, Discover, JCB, Mastercard,

Union Pay va Visa (Alaeddin et al., 2018)’.

Hiện nay, với sự phat triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 va thương

mại điện tử, khách hàng đã có thé dễ dàng thực thực hiện các giao dịch, mua

săm trực tuyến, đặt hàng và chia sẻ những dịch vụ Ví điện tử là một chương

trình hoặc một dịch vụ online cho phép người dùng lưu trữ và kiểm soát thông

tin mua hàng trực tuyến của họ như thông tin đăng nhập, mật khâu, địa chỉ giao

hàng và chỉ tiết thẻ tín dụng hoặc tài khoản ngân hàng.

Vi điện tử còn là một hình thức của ngân hang trực tuyến khi nó thực hiện

một số nhiệm vụ như chi trả cho hang hóa hay dịch vụ trực tiếp từ tài khoản

ngân hàng, chuyên tiền, cung cấp séc điện tử, tiền điện tử, đặt hàng thanh toán điện tử Nói cách khác, những dịch vụ của ngân hàng đều được thực hiện bởi ví

điện tử (Uddin & Akhi, 2014).

3 Adoption of E-wallets: A Post Demonetisation Study in Ahmedabad City, (Bantwa & Padiya, 2020);

4 Bùi Nhất Vương (2021), Các yếu tố anh hưởng đến ý định sử dung vi điện tử của người dan tại thành phố CanThơ, Tạp chí Khoa học trường Đại học Cần Thơ, Tập 57, Số 5D (2021): 242-258;

5 Uddin & Akhi, E-Wallet System for Bangladesh an Electronic Payment System, June 2014, International

Journal of Modeling and Optimization4(3):216-219;

Trang 33

Trong khi đó, các chuyên gia pháp lý trên thế giới lại định nghĩa ví điện tử

(e-wallet) là một ứng dụng phần mềm cho phép người dùng lưu trữ dữ liệu

phương tiện thanh toán, thực hiện thanh toán kỹ thuật sé và các giao dịch kỹ thuật số khác Theo quan điểm này, Phòng thương mại quốc tế (International Chamber of Commerce — ICC) đưa ra cách hiểu ví điện tử dựa trên bản chất hoạt động của ví điện tử là một hệ thống dựa trên phần mềm để thực hiện các giao dich thương mại điện tử, được thực hiện thông qua các thiết bị điện tử, có tính năng xác thực người dùng, lưu trữ thông tin và còn có thê sử dụng kết hợp với các hệ thống thanh toán di động khác” Khác với cách tiếp cận của ICC, Tổ chức

Hợp tác và Phát triển kinh tế (Organisation for Economic Co-operation and

Development - OECD) lại nhìn nhận ví điện tử là một loại hình “dịch vụ trunggian” và đưa ra khái niệm “dịch vụ trung gian” (“mediating services”) thay vìkhái niệm ví điện tử; theo đó trong dịch vụ này sẽ có bên kinh doanh “dịch vụ trung gian” làm cầu nối giúp khách hàng thanh toán, và khách hang chi cần đăng ký sử dụng dịch vụ bằng cách cung cấp chỉ tiết thẻ tín dụng hoặc tài khoản ngân hang’ Nhưng, cho dù định nghĩa theo cách nao, thì có thé thấy, quan điểm của thế giới không nhìn nhận ví điện tử là một loại tiền tệ.

Chính sự khác biệt về cách nhìn nhận thé nào là ví điện tử sẽ ảnh hưởng tới

cách thức xây dựng hệ thống pháp luật về bảo vệ quyền lợi của các chủ thé tham gia vào quan hệ thanh toán băng ví điện tử Nếu như nhìn nhận ví điện tử là một loại tiền tệ, vậy pháp luật về bảo vệ quyền lợi của khách hàng sử dụng ví điện tử và đơn vi chấp nhận thanh toán bằng ví điện tử cần được xác định là một bộ phận của pháp luật hành chính, trong đó Nhà nước sẽ sử dụng phương pháp mệnh lệnh hành chính để điều chỉnh các quan hệ và chủ động tiễn hành xử phạt khi có hành vi vi phạm Trong khi đó, nếu xác định ví điện tử là một loại hàng hóa hoặc dịch vụ, thì lúc này, pháp luật về bảo vệ quyền lợi của khách hang sử

5 Xem: G.Sameer, N Marie-Claude,and R.Kausik, Gauging the Disruptive Potential of Digital Wallets,

Mc.Kinsey on Payments, Vol.8 No.21, 2015, page 3-11.

7 Xem: International Chamber of Commerce (ICC) (03/2020), “WTO Plurilateral Negotiations on Trade-related

Aspects of Electronic Commerce”, tr.7, https://iccwbo.org, truy cập ngày 10/12/2021.

8 Xem: Organisation for Economic Co-operation and Development (OECD) (18/04/2006), “Online paymentsystems for e-commerce”, DSTI/ICCP/TE(2004)18/FINAL, tr.20,

https://www.oecd.org/sti/ieconomy/36736056.pdf, truy cap ngay 10/12/2021.

Trang 34

dụng ví điện tử và đơn vi chấp nhận thanh toan bằng ví điện tử lại trở thành quan hệ dân sự thuần túy, sự tham gia của Nhà nước ở đây chỉ đóng vai trò là cơ quan giám sát và điều chỉnh.

Theo quan điểm của nhóm nghiên cứu, với cách định nghĩa về “ví” trong từ

điển tiếng Việt hay “wallet” trong từ điển tiếng Anh, ví điện tử được hiểu như

một “túi tiền” được tạo ra bởi chương trình máy tính và chứa đựng “tiền điện tử”.

1.1.2 Khái niệm thanh toán qua ví điện tử

Hoạt động thanh toán qua ví điện tử còn gọi là dịch vụ ví điện tử trước hết được hiểu là phương thức thanh toán điện tử, được thực hiện trên nền tảng Internet và thông qua các thiết bị điện tử !° Thanh toán qua ví điện tử là một hình thức thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) ở Việt Nam Thanh toán qua ví điện tử được hiểu là cách thức bạn thanh toán các giao dịch mua bán, chuyền tiền thông qua hình thức ví điện tử thông qua một công ty công nghệ cung cấp giải pháp.

Như vậy, thanh toán qua ví điện tử là một thuật ngữ chỉ phương thức thanh toán điện tử mà ở đó các tổ chức cung cấp dich vụ trung gian thanh toán cung cấp, kinh doanh dịch vụ này cho khách hàng băng cách tạo lập một nền tảng ứng dụng trên mạng Internet, cho phép người dùng đăng ký một tài khoản dé lưu trữ tiền điện tử và thực hiện các giao dịch thanh toán thông qua các vật mang tin như di động, máy tính, máy tính bảng, hoặc các phương tiện điện tử

trung gian khac.!!

Từ khái niệm này, có thé rút ra một số đặc điểm đáng lưu tâm của dịch vụ

thanh toán qua ví điện tử như sau:

? Xem: Hoàng Phê, “Từ điển tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ hoc, Nxb.Đà Nang, 2005, tr 114 Định nghĩa ví là “đỗdùng bỏ túi hoặc câm tay, thường băng da, có nhiêu ngăn đê đựng tiên, giây tờ và các thứ lặt vặt cân mang theongười.”

19 Nguyễn Thị Anh Thơ, Nguyễn Thùy Anh, Phạm Thị Bích Ngọc, Trịnh Kim Khánh, “Quy định về thanh toán

qua ví điện tử của một số nước, những gợi mở cho Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp sô 11 (435), tháng6/2021);

| Nguyễn Thị Anh Tho, Nguyễn Thùy Anh, Phạm Thị Bích Ngọc, Trịnh Kim Khánh, “Quy định về thanh toán

qua ví điện tử của một số nước, những gợi mở cho Việt Nam”, Tap chí Nghiên cứu Lập pháp sô 11 (435), tháng

Trang 35

Thứ nhất, về chủ thé: So với các phương thức thanh toán điện tử khác như:

thanh toán băng thẻ, chuyên khoản ngân hàng (Internet Banking) , hoạt động

thanh toán ví điện tử là một quan hệ pháp luật có sự tham gia của nhiều chủ thể, bao gồm: (1) tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử, (2) ngân hàng thương mại nơi

người sử dụng ví điện tử mở tài khoản thanh toán, (3) người sử dụng dịch vụ ví

điện tử, (4) đơn vị chấp nhận thanh toán bang ví điện tử Trong đó, người sử dụng dịch vụ ví điện tử và đơn vi chấp nhận thanh toán bằng ví điện tử bao gid cũng là những bên yếu thế hơn so với các chủ thê còn lại.

Người sử dụng dịch vụ ví điện tử dé sử dụng dịch vụ ví điện tử sẽ phải tiến hành các thủ tục đăng ký với t6 chức cung ứng dich vụ ví điện tử, bằng cách soạn tin nhắn theo cú pháp và gửi về tông đài, hoặc truy cập vào website chính thức của tô chức cung ứng dịch vụ ví điện tử Việc xác lập quan hệ pháp luật giữa khách hàng và tô chức cung ứng dịch vụ ví điện tử sẽ được thực hiện khá

đơn giản, thông qua việc khách hàng chấp nhận, đồng ý với các điều khoản và

điều kiện về việc sử dụng dịch vụ ví điện tử Thông thường, các điều khoản và điều kiện về việc sử dụng dịch vụ ví điện tử là những hợp đồng mẫu do tổ chức

cung ứng dịch vụ ví điện tử soạn sẵn.

Thứ hai, về phạm vi giao dịch: ví điện tử hoạt động dựa trên mạng lưới Internet Điều này dẫn đến phạm vi, thời điểm giao dịch của loại hình thanh toán qua ví điện tử khá rộng: bao gồm trong nước hoặc ra cả nước ngoài, liên tục và thường xuyên, ngày và đêm không kế vào thời gian của các tổ chức trung gian thanh toán như Ngân hàng thương mại truyền thống thông thường.

Thứ ba, về đồng tiền sử dụng thanh toán: sự xuất hiện và phát triển của thanh toán điện tử nói chung và phương thức thanh toán điện tử qua ví điện tử nói riêng đã đòi hỏi phải có một phương tiện thanh toán cũng cần có sự tương thích Vì thế, nếu trong thanh toán truyền thống, giao dịch giữa các bên được thực hiện thông qua tiền mặt thì đối với thanh toán qua ví điện tử, phương tiện

Trang 36

thanh toán được sử dụng trong giao dịch lai là tiền điện tử.!? Khi đó, người dùng

vi điện tử thực hiện việc chuyên tiền từ tài khoản ngân hàng vào tài khoản ví điện

tử bao nhiêu sẽ được nhận lại số dư trong ví điện tử bay nhiều tiền Tiền của người dùng khi chuyên vào ví điện tử sẽ được sẽ đảm bảo thanh toán của tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử đã mở tại ngân hàng thương mại Với khoản tiền này tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử không được phép sử dụng, mà nó sẽ là khoản tiền tồn tại trên ví của người sử dụng để đảm bảo cho quá trình sử dụng ví và thanh toán qua ví điện tử.

Thanh toán bằng ví điện tử đem lại cả những tác động tích cực và tiêu cực.

Về mặt tích cực, việc thanh toán bằng phương thức này sẽ tiết kiệm thời gian thực hiện giao dịch của người sử dụng, đồng thời có thể thúc đây các hoạt động mua sắm tiêu dùng cá nhân do ngưởi sử dụng dễ bị “kích thích” bởi các ưu đãi và giảm giá thường xuyên trong các ứng dụng ví điện tử Tuy nhiên, về mặt tiêu cực thì việc sử dụng thanh toán băng ví điện tử sẽ khiến nhu cầu tiền mặt trong cộng đồng giảm, từ đó làm giảm lãi suất trên thi trường tiền tệ°.

Thứ tư, về dong tiên sử dụng thanh toán: Sự xuất hiện va phát triển của thanh toán điện tử nói chung và phương thức thanh toán điện tử qua ví điện tử nói riêng đã đòi hỏi phải có một phương tiện thanh toán cũng cần có sự tương

thích Vì thế, nếu trong thanh toán truyền thống, giao dịch giữa các bên được

thực hiện thông qua tiền mặt thì đối với thanh toán qua ví điện tử, phương tiện thanh toán được sử dụng trong giao dich lại là tiền điện tử!'.

Tuy nhiên, Ví điện tử không tạo ra đồng tiền ảo, mà chúng chỉ lưu giữ một giá trị tiền tệ được bảo đảm bằng đúng giá trị tiền gửi (đồng Việt Nam) tương

đương với sô tiên được chuyên từ tài khoản thanh toán của khách hàng tại ngân

!? Xem: Nguyễn Thị Anh Thơ, Nguyễn Thùy Anh, Pham Thị Bich Ngọc, Trịnh Kim Khanh, “Quy định về thanhtoán qua ví điện tử của một sô nước, những gợi mở cho Việt Nam”, Tap chí Nghiên cứu Lập pháp sô 11 (435),tháng 6/2021

5 Xem: Trí Apriyani, “E-wallet Alat Transaksi dan Pembayaan Zaman Now’,

https://www.suara.com/yoursay/2019/12/19/1403 13/e-wallet-alat-transaksidan-pembayaran-zaman-now, truycap ngay 17/12/2021.

14 ThS Trần Thanh Bình (2016), “Những bat cập của các quy định pháp luật về vi điện tir’, Tap chiKhoa họcPháp lý số 03/2016, tr.69,

Trang 37

https://tapchikhplvn.hcmulaw.edu.vn/module/xemchitietbaibao?0id=93635ea3-fe66-hàng vào tài khoản bảo đảm thanh toán của tô chức cung ứng dịch vụ ví điện tử theo tỷ lệ 1:1 và được sử dụng làm phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt'Š Nó giống như một người giữ tiền trung gian đứng ra thay mặt ngân hàng thực hiện thanh toán cho người sử dụng trong các hoạt động thương mại điện tử. Người dùng chỉ cần đăng ký tài khoản ví điện tử qua website dịch vụ của nhà cung cấp, rồi tiến hành nạp tiền vào ví từ tài khoản ngân hàng, tài khoản thẻ

ATM, thẻ tin dụng Sau đó có thé dùng ví điện tử dé thanh toán các giao dịch áp dụng hình thức thanh toán này Đơn vị cung cấp ví điện tử có trách nhiệm

đảm bảo quyên lợi cân bằng giữa các bên Chắng hạn khi mua hàng, người dùng thanh toán bằng ví điện tử thì tổ chức phát hành ví điện tử có trách nhiệm thông báo với bên bán hàng là đã nhận được tiền và yêu cầu bên bán giao hàng cho người dùng Người dùng nhận hàng nhưng nếu không vừa ý, không đúng như thỏa thuận khi mua có thé thông báo lại với “người giữ tiền trung gian” và người này có trách nhiệm không thanh toán lại cho nơi bán hàng hay đòi lại tiền nếu đã

thanh toán Chính vì điều này làm ví điện tử trở nên an toàn hơn so với tài khoản

ngân hàng khi dùng dé thanh toán.

Tuy công thanh toán điện tử và thanh toán qua ví điện tử có phần giống

nhau là phương thức TTKDTM, tuy nhiên các trang TMĐT sẽ kết nối cả các

đơn vị cung cấp công thanh toán điện tử đều được gọi là PSP (Payment Service Provider - nhà cung cấp dịch vụ thanh toán), (thay vì kết nỗi với ngân hàng).

Các PSP có khả năng xử lý đa dạng các phương tiện thanh toán mà khách hàng

cung cấp, tạo điều kiện cho giao dịch diễn ra thuận tiện hơn.

Theo đó, khách hàng sẽ được kết nối giữa tài khoản thanh toán cá nhân (thẻ ngân hang, ví điện tử ) với tài khoản thuộc website ban hàng Khi sử dụng dich vụ này, người mua sẽ thanh toán bằng cách nhập thông tin tài khoản trên nền tảng cổng thanh toán được điều hướng đến Việc này đảm bảo giao dịch diễn ra

'S Luật su Đặng Van Phương (2021), “Tiển ảo và những van dé pháp lý”, Tạp chí điện tử Luật sư Việt Nam,Truy cập ngày 23/06/2022: https://Isvn.vn/tien-ao-va-nhung-van-de-phap-ly1632244829.html;

Trang 38

nhanh chóng nhất, bảo mật thông tin cho người mua và giúp người bán quản lý lịch sử giao dịch một cách chỉ tiết.

Ví dụ: sàn TMĐT Shopee có quy định Quy trình rút tiền và Shopee thanh toán cho Người bán như sau: “Người bán thuộc Shopee Mall: Sau 08 ngày kể từ khi don hang được giao thành công Hoặc ngay lập tức sau khi Người mua bam Đã nhận được hàng trên ứng dụng Shopee và không có yêu cau khiếu nại/ hủy/ d6i/ trả Người bán không thuộc Shopee Mall: Sau 04 ngày kể từ khi don hàng được giao thành công đến khách Hoặc ngay lập tức sau khi Người mua bấm Đã nhận được hàng trên ứng dung Shopee và không có yêu cau khiếu nại/ hủy/ đồi/

Thứ năm, tài khoản vi điện tử là một tài khoản điện tử định danh được tao lập trên vật mang tin như chip điện tử, sim điện thoại và máy tinh để nhằm mục đích lưu trữ giá trị tiền tệ của khách hàng khi chuyền từ tài khoản ngân hàng vào Hiểu một cách đơn giản, ví điện tử giống như một chiếc ví của người dùng trên internet dùng dé thanh toán cho các giao dịch trực tuyến Khi người dùng chuyên tiền từ tài khoản ngân hàng vao tài khoản ví điện tử sẽ được nhận lại theo tỷ lệ tương ứng là 1:1, tức là người dùng chuyên vào bao nhiêu thi sẽ nhận lại số dư

trong ví điện tử bấy nhiều tiền Tiền của người dùng khi chuyền vào ví điện tử sẽ

được chuyên vào tài khoản đảm bảo thanh toán của tô chức cung ứng dịch vụ ví

điện tử đã mở tại ngân hàng thương mại Với khoản tiền này tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử không được phép sử dụng cũng không được phép trả lãi cho

người dùng ví điện tử nên số tiền mà người dùng chuyền vào sẽ luôn được đảm

bảo với tỷ lệ 1:1 !”

Thứ sáu, về phương tiện thanh toán sử dung trong ví điện tử: ví điện tử cung cấp một cơ cau dùng dé chứa tất cả các thông tin cần thiết như họ tên, địa chỉ, số thẻ tín dụng hay thẻ ghi nợ của khách hàng hoặc các thông tin cần thiết khác để hoàn thành một giao dịch điện tử để thanh toán trực tuyến và khách

!5 Xem Quy trình Shopee thanh toán cho Người bán tại https://banhang.shopee.vn/edu/article/234, truy cập ngày

lơ Nguyễn Văn Trung, (2020), “Pháp luật về hoạt động kinh doanh ví điện tử ở Việt Nam — Thực trạng pháp luật

Trang 39

hàng có thể kích hoạt nó Ví điện tử sẽ tự động điền các thông tin được yêu cầu cho đơn vị bán hàng, qua đó giảm bớt được thời gian hoàn tất giao dịch cho khách hàng Điểm khác nhau cơ bản giữa việc thanh toán qua ví điện tử so với các phương tiện thanh toán truyền thống là trong thanh toán qua ví điện tử tất cả

mọi thứ đều được mã hóa.

1.1.3 Vai trò của hoạt động thanh toán qua ví điện tw

Ví điện tử có thé thực hiện thanh toán mà không cần sử dụng đến tiền mặt

hay các loại tài sản khác Do đó, thanh toán qua ví điện tử đóng một vai trò quan

trọng trong đời sống và thương mại hiện nay, thanh toán qua ví điện tử có thé thay thế cho tiền mặt hoặc thẻ thanh toán vì các lợi ích mà nó mang lại như tiện lợi, chỉ phí thấp, giao dịch nhanh chóng, an toàn (Kolandaisamy &

Subaramaniam, 2020).'®

Thứ nhất, đối với khách hàng sử dung ví điện tử.

Thanh toán qua ví điện tử mang lại sự tiện lợi và an toàn cho khách hàng.

Thông qua thiết bị điện thoại thông minh, khách hàng có thé nhanh chóng thanh

toán, chuyền và nhận tiền từ đó tiết kiệm thời gian cho khách hàng va các bên liên quan.

Hơn nữa, xét về mức phí thì thanh toán qua ví điện tử được đánh giá ở mức thấp so với các phương thức thanh toán khác Trong nhiều giao dịch, khách hàng sẽ không phải trả thêm bat cứ khoản phi nào khi thanh toán qua ví điện tử vì có đơn vi cung ứng dịch vụ ví điện tử chỉ thu phí của đơn vi chấp nhận thanh toán chứ không thu của khách hàng Lý giải mức phi giao dịch thấp ở đây là vì chi

phí triển khai hệ thống thanh toán qua ví điện tử cũng nhỏ hơn nhiều so với việc

xây dựng một hệ thống ngân hàng truyền thống Công nghệ chính là nền tảng của ví điện tử nên chi phí vận hành hệ thống thanh toán qua ví điện tử cũng nhỏ hơn nhiều so với việc vận hành cả một ngân hàng”? Chưa kê, các ví điện tử luôn có các chính sách ưu đãi và thêm nhiều tiện ích (Vũ trụ ví điện tử) khi thanh

!3 Bùi Nhất Vương (2021), Các yếu t6 ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử của người dân tại thành phố Can

Thơ, Tạp chí Khoa học trường Đại học Cân Thơ, Tập 57, Sô 5D (2021): 242-258;

? Nguyễn Văn Trung, (2020), “Pháp luật về hoạt động kinh doanh ví điện tử ở Việt Nam — Thực trạng pháp luật

và giải pháp hoàn thiện ”, Luận văn thạc sỹ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, trang 13.

Trang 40

toán qua ví điện tử như ưu đãi mua đồ siêu thị, mua cafe, hay mua săm thời

trang gọi taxi, mua sam online ?! Các ví điện tử đều tích hop tính năng lưu trữ

lịch sử thanh toán, từ đó giúp khách hàng kiểm soát chỉ tiêu hàng tháng.

Ngày nay, người dùng có thé dùng ví điện tử dé chi trả khi mua sắm trực

tuyến, sử dụng dịch vụ trực tuyến hay thanh toán các hóa đơn điện nước, nạp

tiền điện thoại, nạp thẻ game, mua hàng trên mạng, chuyền tiền cho người thân

hay trả các hoá đơn viễn thông cho nhà mạng Khi truy cập các trang mạng internet và gặp một món hàng mà người tiêu dùng cần, thay vì phải đến trực tiếp

cửa hàng dé mua hàng và thanh toán hoặc ra ngân hàng chuyên tiền, chỉ với vai

thao tác từ máy tính hoặc điện thoại di động, người bán đã nhận được tiền hàng và sẵn sàng giao hàng Ngoài ra, do giảm bớt một vài chi phí phát sinh khi mua

hàng trực tuyến nên người dùng thường được giảm giá so với mua hàng trực tiếp

từ của hàng.

Đối với doanh nghiệp kinh doanh, phương thức thanh toán qua ví điện tử là một lựa chọn trong các phương thức thanh toán trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Thanh toán qua ví điện tử giúp tiết kiệm thời gian và chi phi quản lý các giao dịch tiền mặt như chi phí nhân viên, chi phí giám sát, bảo vệ tiền mặt Bởi lẽ, khách hàng có nhu cầu thanh toán qua ví điện tử cho các giao dịch bởi các ví điện tử của khách hàng có quá nhiều ưu

đãi giảm giá trên tong giá trị hoá đơn Hơn nữa, thông qua ví điện tử, các

doanh nghiệp có thé thực hiện các chương trình quảng cáo, khuyến mãi dé tăng giá trị thương hiệu của doanh nghiệp (một cách tiết kiệm chi phí quảng

cáo, chi phí cho hoạt động của doanh nghiệp).

Đối với ngân hàng, theo Demirguc (2018) va EY (2017), trên thé giới có khoảng 1,7 ty cá nhân và 200 triệu doanh nghiệp không có tài khoản hoặckhông tiép cận được với các dịch vụ ngân hang do các trở ngại vê mặt dia lý.

?! Trường Thịnh (2022), Ví điện tử ngày càng hút giới trẻ, Báo Dân trí Truy cập vào 03/08/2022, từ

22 Demirguc-Kunt et al, “The global findex database 2017: Measuring Financial Inclusion and the Fintech

revolution”, the World bank, 2018.

23 RY, “Innovation in financial inclusion revenue growth through innovation inclusion”, 2017;

Ngày đăng: 30/03/2024, 15:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w