Khi đánh giá tình hình nghiên cứu khi lựa chọn đề tài “Pháp luật về giao dat, cho thuê đất dé dau tư xây dựng nhà máy thủy điện ở Việt Nam”, nhóm nghiên cứu nhận thấy, các công trình kho
Trang 1BO TU PHAPTRUONG DAI HOC LUAT HA NOI
DE TAI KHOA HOC CAP TRUONG
Chủ nhiệm đề tai: Ths Đỗ Xuân Trọng
Trường Đại học Luật Hà Nội
Hà Nội, 2021
Trang 2MUC LUC
Trang
PHAN I:
Báo cáo tông thuật - 5 - t9 1x 11111111111111111 1111111111111 11x |
Chuyén đề điều tra xã hội NOC eeececesececssscsescsesesesesesesececececscsesescsescevstsesesececees 77
PHAN II: Các chuyên đề nghiên cứu - - 2 2+++E+E2+E++EeEE+EE+Eerxerszxerxee
Chuyên dé 1: Những van đề lý luận về giao đất, cho thuê đất dé đầu tư xây dựng
nhà máy thuỷ điện ở Việt Nam và pháp luật về giao đất, cho thuê đất đề đầu tư
xây dựng nhà máy thuỷ điện ở Việt Nam .- -. 5+ ++5<£s+<sscsxs 99
Chuyén dé 2: Thực trạng pháp luật về giao đất, cho thuê đất dé đầu tư xây dựng
nha máy thủy điện — qua thực tiễn triển khai xây dựng nhà máy thủy điện ở
một số địa phương của Việt Nam - -.- 5c 222211122 111211111111 krsey 150
Chuyên dé 3: Giải pháp góp phan nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về
giao đất, cho thuê đất dé đầu tư xây dựng nha máy thủy điện ở Việt Nam 207
Trang 3DANH MUC TU VIET TAT
GCNQSDD : Giấy chứng nhận quyền sử dung dat
UBND : Uỷ ban nhân dân
HĐND : Hội đồng nhân dân
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
Trang 4NHUNG THANH VIEN THAM GIA THUC HIEN DE TAI
Chuyén dé Tac gia chuyén dé Don vị công tác
Báo cáo tổng | ThS Đỗ Xuân Trọng Khoa PLKT
thuật ThS Nguyễn Phương Chinh Khoa PLKT
|PGS TS Nguyễn Quang Tuyến Khoa PLKT
Chuyên dé 1
TS Pham Thu Thuy Khoa PLKT
TS Nguyén Thi Dung Khoa PLKT
TS Nguyễn Thi Hồng Nhung Khoa PLKT
Chuyên dé 2 | ThS Đỗ Xuân Trọng Khoa PLKT
Ban QLDA Điện | — Tập đoàn
ThS Đỗ Thanh Hương Điền fue Vist Nam
PGS TS Nguyén Thi Nga Khoa PLKTChuyên dé 3 | ThS Lê Thị Ngọc Mai Khoa PLKT
ThS Bùi Hồng Nhung Khoa PLKT
Trang 5BAO CAO TONG THUAT
Đề tài NCKH cấp TrườngPHÁP LUẬT VE GIAO DAT, CHO THUÊ DAT DE ĐẦU TƯ XÂY
DỰNG NHÀ MAY THỦY ĐIỆN Ở VIỆT NAM
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam xây dựng nên kinh tế thị trường từ năm 1986 Kê từ đó tới nay,
Đảng, Nhà nước luôn nhất quán và xác định con đường phát triển kinh tế thị
trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa với đa thành phần kinh tế tham gia Nhờ
đó, nền kinh tế Việt Nam đã có những chuyên biến đáng ké từ một nền kinh tế
“đóng cửa” sang nền kinh tế “mở cửa”; từ một nền kinh tế “trì trệ” sang nền kinh
tế “năng động” hơn song, với nền kinh tế thị trường thì luôn tiềm an những rủi
ro mang tính hệ thống: những tác động không chỉ xuất hiện ở trong nước mà còn
từ những cuộc khủng hoảng mang tính khu vực và toàn cầu Vì vậy, các chủ thé
tham gia nền kinh tế dé mong tránh được sự đồ vỡ tiềm ân trong tương lai là một
khả năng “nhdp cuộc ” trong hoạt động dau tư sản xuất kinh doanh bang sự chuẩn
bị mọi nguồn lực dé tham gia thị trường một cách tốt nhất; một khả năng khai
thác, tiếp cận các yêu tô nền tảng hạ tang cơ sở như hệ thống pháp luật; hệ thống
chính trị, quản lý hành chính công: chính sách ưu đãi đầu tư; văn hóa, tập quán
địa phương Đó chính là những yếu tố xây dựng nên chỉ số năng lực cạnh tranh
cấp tỉnh — PCI (la chỉ số đánh giá và xếp hạng chính quyên các tỉnh, thành của
Việt Nam về chất lượng điều hành kinh tế và xây dựng môi trường kinh doanh
thuận lợi cho việc phát trién doanh nghiệp dân doanh)
PCI là chi số về chất lượng điều hành (govermance index), đánh giá các lĩnh
vực điều hành kinh tế thuộc thâm quyên của chính quyên tỉnh, thành phố ở Việt
Nam PCI có tất cả 10 chỉ số thành phần, một trong số đó là chỉ số “tiếp cận đất
Trang 6dai va su 6n dinh trong su dung đất” Trong khi đó, việc tiếp cận đất đai là một
trong những yếu tố đầu tiên dé nhà đầu tư có thé triển khai hoạt động đầu tư sản
xuất kinh doanh đồng thời cũng là một trong những điều kiện để doanh nghiệp
mở rộng, phát triển sản xuất kinh doanh, nhăm tìm kiếm giá trị thặng dư từ việc
khai thác, sử dụng đất đai Từ đó đóng góp vào sự phát triển kinh tế của đất nước
nhưng đây lại là lĩnh vực phát sinh nhiều vướng mắc trong thực tiễn Lĩnh vực
thường xuyên phát sinh những xung đột mâu thuẫn giữa các chủ đầu tư (chủ thé
tiếp cận đất đai — Nha đầu tư) với các cơ quan hành chính Nhà nước trong việc
quan lý đất đai tại địa phương (chủ thé xác lập các phương thức dé tiếp cận đất
đai trong nên kinh tế - Nhà nước) với những người đang sử dụng đất mà các nhà
đầu tư mong muốn có được diện tích đất đó để thực hiện dự án (chủ thé dang str
dung dat — Nha dan)
Nhu vậy, khi các nhà đầu tư tiếp cận đất đai thông qua các hình thức như
được Nhà nước giao đất hay cho thuê đất đề thực hiện các hoạt động sản xuất kinh
doanh đã xác lập nên mối quan hệ giữa ba Nha: Nhà nước — Nhà đầu tư — Nha
dân Việc nghiên cứu mối quan hệ này dé hướng tới điều chỉnh nhằm hài hòa lợi
ích giữa ba Nhà (Nhà nước - Nhà đầu tư — Nhà dân) là việc làm vô cùng cần thiết
Tuy nhiên, vấn đề nghiên cứu được đưa ra ở đây có phạm vi rất rộng cả về chủ
thể; về mục đích của dự án đầu tư; về phạm vi thực hiện dự án đầu tư Do đó, cần
có sự phân mảng nghiên cứu mang tính chuyên sâu, hướng tới một nhóm đối
tượng cụ thé hay mục đích đầu tư cụ thé làm hướng nghiên cứu Xuất phát từ thực
tiễn hiện nay tại khu vực miền núi phía bắc cũng như vùng cao Tây Nguyên với
đặc thù tự nhiên có nhiều những dòng chảy sông, suối tạo ra một nguồn lợi trong
việc khai thác nguồn năng lượng thủy điện tại các khu vực này Số lượng các nhà
máy thủy điện theo thống kê của Bộ Công Thương tính đến năm 2018 Việt Nam
có tới 385 công trình thủy điện lớn nhỏ dang vận hành trên khắp các tỉnh thành ở
Việt Nam Đây là con số không hề nhỏ và số lượng các công trình thủy điện vẫn
đang tiếp tục gia tăng Các công trình thủy điện thường được xây dựng ở vùng sâu
vùng xa nơi có điêu kiện kinh tê khó khăn Bên cạnh những lợi ích vê kinh tê mà
Trang 7các dự án dau tư xây dựng nha máy thủy điện mang lai cho địa phương cũng như
trên phạm vi toàn quốc thì không ít những bất cập mà quá trình triển khai đầu tư,
xây dựng và vận hành các công trình thủy điện này đã và đang diễn ra Đặc biệt
viéc tiếp cận đất dai dé thực hiện dự án đầu tư các công trình thủy điện thường
gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh kế của người dân tại khu vực này chủ yếu là
đồng bào dân tộc thiểu số - những người mà theo chính sách đồng bào dân tộc
thiêu số cần dành nhiều sự quan tâm, dành nhiều nguồn lực đầu tư nham phát triển
kinh tế tại các vùng có điều kiện ít thuận lợi trong cả nước
Từ những lý do đó, trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường,
nhóm tác giả hướng tới lựa chọn đề tài “Pháp luật về giao đất, cho thuê đất để
dau tư xây dựng nhà máy thủy điện ở Việt Nam” để đăng ky Đề tài Nghiên cứu
khoa học cấp trường năm 2020
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Ở Việt Nam, với chế độ sở hữu toàn dân mà Nhà nước là đại điện chủ sở hữu
nên quyền quản lý, kiểm soát và chi phối mọi loại đất đều thuộc về Nhà nước Do
cũng là lý do dẫn đến sự khác biệt trong việc tiếp cận đất đai của các chủ thê sử
dụng đất cả về mặt pháp lý và thực tế so với các quốc gia không duy trì chế độ sở
hữu toàn dân về đất đai khi có sự can thiệp và chi phối của Nhà nước Cu thé: Nha
nước quy định cụ thể về hình thức tiếp cận đất đai (giao đất, cho thuê đất) cho các
chủ thé sử dụng đất cho các mục đích khác nhau Và hình thức Nhà nước trao
quyền sử dụng đất dé thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà máy thuỷ điện là một
trong những biểu hiện của van đề nêu trên
Khi đánh giá tình hình nghiên cứu khi lựa chọn đề tài “Pháp luật về giao dat,
cho thuê đất dé dau tư xây dựng nhà máy thủy điện ở Việt Nam”, nhóm nghiên
cứu nhận thấy, các công trình khoa học chủ yếu liên quan đến cách thức tiếp cận
đất đai dưới góc độ pháp luật dé thực hiện các dự án đầu tu ở những khía cạnh và
cấp độ khác nhau; còn nghiên cứu sâu về cách thức tiếp cận đất đai dé đầu tư xây
dựng nha máy thuỷ điện thì đây là vấn đề chưa được nghiên cứu tông thể, toàn
diện dưới phạm vi một đê tài nghiên cứu khoa học hoặc luận án tiên sĩ Cụ thê:
Trang 82.1 Trong nước
Thứ nhất, nhóm các công trình khoa học tìm hiểu, phân tích về chính sách
pháp luật đất dai nói chung và pháp luật về tiếp cận đất dai nói riêng như:
i) Vũ Văn Phúc (chủ biên) (2013), Những van dé về sở hữu, quản lý và
sử dụng đất đai trong giai đoạn hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Tác
giả đã chỉ rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của chế độ sở hữu toàn dân về đất đai ở
nước ta cũng như chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước ta về sở
hữu, quản lý và sử dụng đất đai trong thời kỳ quá độ lên CNXH Đồng thời, cuốn
sách cũng đánh đánh giá mặt được, mặt chưa được trong cơ chế, chính sách về
quản lý và sử dụng đất đai trong những năm gần đây; tác động của những cơ chế,
chính sách này và những van đề đang đặt ra trong thời kỳ đây mạnh CNH, HDH
và hội nhập quốc tế của cả nước nói chung và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
nói riêng.
ii) Nguyễn Dinh Bong (chủ biên) (2014), Mô hình quản lý đất dai hiện
đại ở một số nước và kinh nghiệm cho Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc
gia, Hà Nội Cuốn sách phân tích một cách đầy đủ, có hệ thống theo chiều dọc và
chiều ngang pháp luật đất đai của một số quốc gia điển hình như: Mỹ, Australia,
Pháp, Hà Lan, Liên bang Nga, Trung Hoa từ đó rút ra kinh nghiệm quản lý đất
đai ở Việt Nam Cuốn sách nghiên cứu các vẫn đề căn bản nhất của hệ thống pháp
luật đất đai bao gồm chính sách quản lý đất đai, quy hoạch SDD, thanh tra, giải
quyết tranh chấp khiếu nại về đất đai, hồ sơ đất đai, bản đồ địa chính, đăng ký đất
dai/BDS, định giá đất dai/BDS, hệ thống thông tin đất đai, hợp tác quốc tế về đất
đai Cuốn sách đã cung cấp cái nhìn đối sánh pháp luật đất đai của Việt Nam với
các quốc gia trên thé giới, từ đó gợi mở những định hướng nhằm hoàn thiện pháp
luật đất đai ở Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và tiếp tục đây mạnh phát
triển kinh tế, nhất là vấn đề sở hữu đối với đất đai, quy hoạch SDĐ, phương thức
trao quyền SDD cho người SDD
iii) Nguyễn Quang Tuyến, Hà Văn Hoà (2016), Cau trúc sở hữu toàn
dan về dat đai và van dé giảm sat quyên của đại diện chu sở hữu về dat dai, Tap
Trang 9chí Nhà nước và pháp luật, số 4/2016 Bài viét đi sâu phân tích về khía cạnh cau
trúc của sở hữu toàn dân về đất đai theo quy định của Luật đất đai năm 2013 cũng
như đánh giá hiệu quả việc thực hiện giám sát quyền của đại diện chủ sở hữu toàn
dân về đất đai góp phần phòng chống tham nhũng, tiêu cực và lợi ích nhóm trong
lĩnh vực đất đai Trên cơ sở đó, các tác giả khuyến nghị một số kiến nghị góp phần
nâng cao hiệu quả thực hiện giám sát quyền đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất
đai ở nước ta.
iv) Tran Thị Minh Châu (2021), Phê phán những quan điểm sai lam về
chế độ sở hữu đất dai ở Việt Nam, Tạp chí cộng sản, số 01/2021 Tác giả đã những
ý kiến và lập luận dé phê phán những quan điểm cho rằng sở hữu toàn dân là “mù
mờ vì về mặt pháp lý”, không xác định được ai là chủ sở hữu trong các quan hệ
đất đai, nhất là khi xảy ra tranh chấp; hay quan điểm xác định với các quyền của
người sử dụng đất như Luật Dat đai năm 2013 quy định, quyền sử dụng đất chang
khác gì quyền sở hữu tư nhân đất đai, tại sao không công nhận đó là sở hữu tư
nhân về đất đai Qua đó, tác gia nhắn mạnh khăng định: việc lựa chọn chế độ sở
hữu toàn dân trong điều kiện của Việt Nam hiện nay là hợp lý, thé hiện ở những
giác độ sau: (i) chế độ sở hữu toàn dân về đất đai phù hợp với định hướng xã hội
chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường Việt Nam; (ii) chế độ sở hữu toàn dân về đất
đai phù hợp với mục tiêu cải thiện điều kiện sống của người lao động, tức người
sử dụng trực tiếp đất đai; (111) sở hữu toàn dân tao điều kiện dé Nhà nước có thé
chủ động trong kiểm soát nguồn tài nguyên đất dai cũng như điều tiết các quan hệ
lợi ích đất đai có lợi cho quốc gia, cho người sử dụng đất trực tiếp và (iv) về mặt
thực tế, duy trì sở hữu toàn dân trong điều kiện hiện nay là cách làm tốt nhất để
ồn định kinh tế, chính trị, xã hội
Những nội dung nghiên cứu trên đã được các tác giả luận giải khá thuyết
phục về mặt cơ sở xây dựng và tồn tại của chế độ sở hữu đất đai ở Việt Nam hiện
nay Chế độ sở hữu này được hiện thực hoá băng cơ sở pháp lý trong Hiến pháp
và cụ thê trong luật đất đai qua các thời kỳ Mặc dù các công trình trên không
nghiên cứu trực tiếp nội dung của đề tài nhưng có ý nghĩa quan trọng về mặt lý
Trang 10luận cho nhóm tác giả bởi nhà dau tư có tiếp cận được dat dai dé thực hiện dự án
đầu tư xây dựng nhà máy thuỷ điện hay không thì đều xuất từ chế độ sở hữu cũng
như quản lý Nhà nước về đất đai Hay nói cách khác, đây là cơ sở lý luận tiền đề
để nhóm tác giả luận giải về các yêu tố chi phối, tác động tới phương thức trao
quyền của Nhà nước bang giao đất, cho thuê đất dé thực hiện DAĐT xây dựng
nhà máy thuỷ điện.
v) Viên Thế Giang (2017), Phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam nhìn từ
góc độ chính sách, pháp luật, Tạp chí Luật học, số 12 Bài viết đã đề cập và khăng
định việc chính sách, pháp luật về phát triển kinh tế xanh là một bộ phận quan
trọng trong chính sách phát triển kinh tế của mỗi quốc gia khi hướng đến mục tiêu
bảo đảm giảm thiểu hoặc có thé kiểm soát được những tác động xấu từ các hoạt
động kinh tế đối với môi trường sống Tại Việt Nam trong thời gia qua khuôn khổ
chính sách và pháp luật về phát triển kinh xanh đã được định hình rõ nét và được
quy định trong nhiều văn bản pháp luật như Luật khoáng sản năm 2010, Luật bảo
vệ môi trường năm 2014 Tuy nhiên trong thực tiễn áp dụng vẫn còn nhiều hạn
chế, khó khăn như ý thức bảo vệ môi trường còn nhiều yêu kém; chính sách và
pháp luật chưa được tiếp cận ở tông thé nền kinh tế, trên cơ sở quy hoạch, hoạch
định hướng bao trùm cho cả nền kinh tế mà mới chỉ tập trung ở một số ngành,
lĩnh vực thông qua các chính sách ưu đãi Qua đó, tác giả đã đưa ra một số giải
pháp hoàn thiện chính sách, pháp luật phát triển kinh tế xanh nhằm góp phần thúc
day cho việc chuyển đôi mạnh mẽ nền kinh tế theo hướng hát triển kinh tế xanh
Đối với việc đầu tư xây dựng nhà máy thuỷ điện cũng là một trong những ngành,
lĩnh vực sẽ tác động trực tiếp đến môi trường nên việc nghiên cứu các quy định
của pháp luật về giao đất, cho thuê đất cho các dự án đầu tư xây dựng nhà máy
thuỷ điện cần phải xem xét tông thê trong mối tương quan đến pháp luật về môi
trường cũng như các chính sách phát triển kinh tế xanh mà tác giả bài viết đưa ra
Do đó, bài viết cũng là nguồn tài liệu tham khảo có giá trị cho nhóm nghiên cứu
khi hoàn thiện đề tài
Trang 11vi) | Nguyễn Quang Tuyến (2003), “Dia vị pháp lý của người sử dung đất
trong các giao dịch dân sự, thương mại về dat dai”, Luận án tiễn sĩ luật học, Dai
học Luật Hà Nội, Luận án làm sáng tỏ quan niệm về địa vị pháp lý của người sử
dụng đất trong các giao dịch thương mại về đất đai, vai trò của pháp luật đối với
việc đảm bảo các quyên và nghĩa vụ của người sử dụng đất trong các giao dịch
dân sự, thương mại về đất đai Từ đó tìm ra những định hướng, giải pháp nhằm
xây dựng và hoàn thiện địa vị pháp lý của người sử dụng đất trong các giao dịch
dân sự, thương mại về đất đai Công trình này chưa đề cập sâu đến nội dung giao
đất, cho thuê đất nhưng có ý nghĩa quan trọng về mặt lý luận giúp cho đề tài làm
sáng tỏ về quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ giao đất, thuê đất
vii) Pham Thu Thủy (2014), Pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu
hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam - Luận án tiễn sĩ luật học - Tì rường Đại học Luật
Hà Nội Luận án nghiên cứu những van dé lý luận về pháp luật bồi thường khi
nhà nước thu hồi đất nông nghiệp; pháp luật và thực tiễn pháp lý của một số nước
trên thé giới về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp và những gợi
mở cho Việt Nam trong quá trình xây dung và hoàn thiện pháp luật về bồi thường
khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp; đánh giá thực trạng pháp luật về bồi thường
khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp nhằm chỉ ra những thành tựu, những hạn
chế và nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại Trên cơ sở đó, Luận án đưa ra
định hướng và các giải pháp hoàn thiện pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu
hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam Kết quả nghiên cứu của Luận án có ý nghĩa quan
trọng cho nhóm khi tìm hiểu các quy định của pháp luật cũng như thực tiễn áp
dụng pháp luật về trình tự, thủ tục giao dat, cho thuê đất dé thực hiện xây dựng
nhà máy thuỷ điện.
viii) Trần Quang Huy (2008), Pháp luật về hình thức giao đất có thu tiền
sử dụng dat, Luận án tiễn sĩ luật học, Đại học Luật Hà Nội Theo đó, luận án làm
rõ những vấn đề lý luận của hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất; thực trạng
pháp luật về hình thức giao đất có thu tiền SDĐ và thực tiễn áp dụng Qua đó, tác
giả chỉ ra những bat cập của Luật đất đai 2003 về giao đất có thu tiền sử dụng đất
Trang 12va đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về hình thức giao đất có thu tiền sử
dụng đất trên cơ sở chế độ sở hữu đặc thù về đất đai trong bối cảnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước Mặc dù các nội dung pháp luật và kiến nghị trong luận
án đều dựa trên cơ sở quy định của LDD 2003 nhưng công trình vẫn có giá trị lý
luận và giá trị so sánh rất lớn với quy định pháp luật hiện hành trong quá trình
nhóm nghiên cứu đề tài
1X) Dé tài" Diéu tra, khảo sát, đánh gia thực trạng việc thực hiện chính
sách giao đất, cho thuê đất đối với khu công nghiệp và khu chế xuất" do Ths Vũ
Đình Chuyên, Viện Nghiên cứu Địa chính (Bộ Tài nguyên va Moi trường) năm
2008 làm chủ nhiệm Đề tài đã phân tích và đánh giá thực trạng thực hiện chính
sách giao đất, cho thuê đất đối với khu công nghiệp và khu chế xuất thông qua
điều tra, khảo sát nhằm cung cấp các thông tin, số liệu thực tế Tuy nhiên, đề tài
chưa phân tích sâu về những quy định của pháp luật về thuê đất giữa Nhà nước
và người sử dụng đất có những vướng mắc gi, quá trình thực hiện pháp luật về
thuê đất có những khó khăn, hạn chế nào và chưa có những kiến nghị, đề xuất cụ
thê về hoàn thiện chế định pháp luật về thuê đất giữa Nhà nước và người sử dụng
đất Mặc dù vậy, kết quả khảo sát và quá trình nghiên cứu của đề tài có giá trị
tham khảo lớn khi nhóm làm khảo sát và xây dựng chuyên đề xã hội học
x) _ Bài viết về “Quyên tài sản đa tang đối với đất dai ẩn sau Hiến pháp
1992 ”của tác gia Pham Duy Nghĩa, Tạp chi Khoa học pháp ly (2011) nghiên cửu
về thực thi quyền định đoạt của Nhà nước đối với đất đai; phân tích và liệt kê các
quyền sử dụng đất cua doanh nghiệp, của nông hộ; các quyền phái sinh từ quyền
sử dụng đất trong đó có quyền thuê và cho thuê đất Qua sự phân tích của tác giả
cho thay an sau sở hữu toàn dân về đất đai là một trật tự quyền tài sản đa tang đã
xuất hiện: “Bắt đầu với một quyết định hành chính về phân phối đất đai, ngay lập
tức hình thành quyên tài sản mang tính loại trừ cua một cá nhân hay tô chức
Quyền sử dụng đất tuy chưa đạt tới sở hữu tư nhân song đã trở thành một quyền
tài sản quan trọng”
Trang 13xi) | Nguyễn Khánh Ly (2016), Pháp luật về cho thuê dat ở Việt Nam hiện
nay, Luận án tiễn sĩ luật học, Học viện khoa học xã hội Luận án làm rõ những
van đề lý luận về thuê đất và pháp luật về thuê đất dé từ đó xác định đúng bản
chất, nội dung, yêu cầu điều chỉnh của pháp luật về thuê đất giữa Nhà nước và
người sử dụng đất; thực trạng pháp luật đất đai hiện hành về thuê đất nhằm chỉ ra
những thành tựu, những hạn chế, khiếm khuyết và nguyên nhân Trên cơ sở đó,
Luận án đề cập sự cần thiết của việc hoàn thiện chế định pháp luật về thuê đất,
định hướng và giải pháp đảm bảo thực thi pháp luật về thuê đất ở Việt Nam hiện
nay Qua đó, có thé thay mặc dù Luận án không đề cập trực tiếp đến pháp luật về
thuê đất cho dự án đầu tư xây dựng nhà máy thuỷ điện nhưng đây cũng là công
trình đã nghiên cứu trực tiếp, toàn điện các vấn dé về thuê dat theo pháp luật hiện
hành nên có ý nghĩa tham khảo rất quan trọng cho nhóm khi hoàn thiện đề tài
Thứ hai, nhóm các công trình nghiên cứu trực tiếp đến dự án dau tư xây
dựng nhà máy thuỷ điện hoặc những chính sách pháp luật đất đai điều chỉnh khi
dau tu xây dung nhà máy thuỷ điện:
1) Lê Ngọc Thạnh (2011), Bồi thường, hồ trợ và tái định cư các dự án
thuỷ lợi, thuỷ điện theo quyết định 34 của Thủ tướng Chính phủ, Tạp chí Nghiên
cứu lập pháp, số đăng 14/kỳ 2, tháng 7/2011 Ngày 08/4/2010, Thủ tướng Chính
phủ đã ban hành Quyết định số 34/2010/QĐ-TTg quy định về bồi thường, hỗ trợ
và tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện Điều này đã nói lên tính cấp thiết, đặc
thù, quan trọng của việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với các công trình
thủy lợi, thủy điện vì nó tác động trực tiếp đến quá trình nhà đầu tư được tiếp cận
đất đai dé thực hiện dự án đầu tư các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện Trên cơ sở
đó, bài viết nêu những điểm mới, tích cực cần được áp dụng, nhân rộng, đồng thời
chỉ ra những giới hạn của các quy định trong Quyết định 34 dé có những sửa đôi,
bồ sung cần thiết, nhằm bảo đảm mối quan hệ hài hòa giữa Nhà nước, nhà đầu tư
và người sử dụng đất khi triển khai thực hiện các dự án công trình thuỷ lợi, thuỷ
điện trong thời gian tới.
Trang 14ii) Bai viết “Hydropower Development and Resettlement Policy on
China’s Nu River” cua tac gia Philip H Brown & Yilin Xu dang trén Tap chi
Journal of Contemporary China ngày 27/07/2010, đã cung cấp thông tin chi tiết
về điều kiện địa lý và sinh thái của sông Nu, Trung Quốc; phân tích tình hình kinh
tế, xã hội tại khu vực sông Nu cũng như nguồn von đầu tư vào khu vực này; bên
cạnh đó là những phân tích, đánh giá về 13 con đập được đề xuất xây dựng: các
chính sách quốc gia điều chỉnh quá trình tái định cư và bồi thường cho người dân
ở khu vực sông Nu bị ảnh hưởng bởi dự án xây dựng đập thủy điện Trong bài
viết, các tác giả cũng bày tỏ sự quan ngai về các chính sách tái định cư của địa
phương vi phạm các quy định quốc gia về tái định cư do phát triển cơ sở hạ tầng
chính gây ra Vi phạm này bao gồm giá nhà tái định cư cao, buộc dân làng phải
rời bỏ sản xuất nông nghiệp, thiếu các chương trình phát triển kinh tế dài hạn và
thiếu minh bạch trong quá trình ra quyết định
iii) Báo cáo “Policy Review and Institutional Analysis of the
Hydropower Sector in Lao PDR, Cambodia, and Vietnam” của nhóm tac gia
Diana Suhardiman, Sanjiv de Silva (IWMI), and Jeremy Carew-Reid (ICEM)
thuộc Du án Mekong (MK1) Project on Optimizing Reservoir Management for
Livelihoods, Challenge Program for Water and Food do Viện Quan lý Nước Quốc
tế (International Water Management Institute) tổ chức vào thang 05/ 2011, đã
đánh giá những chính sách hiện hành và khung pháp lý liên quan đến quản ly đất
- nước - môi trường, trong đó tập trung vào phát triển thủy điện và phương án sinh
kế cho người dân ở CHDCND Laod, Cam-pu-chia và Việt Nam Thông qua báo
cáo này, nhóm tác giải đã nhận định được những thách thức và cơ hội trong chính
sách hiện hành, khung pháp lý điều chỉnh việc quản lý, phát triển và lập dự án
thủy điện; đánh giá những vai trò, trách nhiệm của các cơ quan có thâm quyền
trong quá trình triển khai các dự án thủy điện; phân tích những tác động của các
công trình thủy lợi đến đời sống của người dân và đồng thời đưa ra một số dé xuất
về phương án sinh kế cho người dân bị ảnh hưởng bởi dự án thủy điện tại ba quốc
gia Lào, Cam-pu-chia và Việt Nam.
Trang 15iv) Pham Văn Quang (2015), Phát triển thuỷ điện nhỏ và vừa trên dia
bàn tỉnh Hà Giang, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Ti ruong Dai học kinh tế, Đại học
quốc gia Hà Nội Luận văn làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển thủy
điện vừa và nhỏ; thực trạng quy hoạch và phát trién các thủy điện vừa và nhỏ trên
địa bàn tinh Ha Giang và những vấn dé còn ton tại, vướng mắc cần khắc phục
trong thời gian tới Qua đó, đề xuất các giải pháp và kiến nghị về cơ chế, chính
sách, các công cụ quản lý kinh tế nhằm tăng cường công tác quản lý quy hoạch
và nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư các thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Hà
Giang theo hướng bền vững Như vậy, luận văn mới dừng lại nghiên cứu về phát
triển nhà máy thuỷ điện nhỏ và vừa và thực tiễn trên địa bàn tỉnh Hà Giang dưới
góc độ quản lý quy hoạch và thu hút đầu tư nhưng những vấn đề lý luận, thực tiễn
về nhà máy thuỷ điện nhỏ và vừa như khái niệm; vai trò, lợi ích của thuỷ điện nhỏ
và vừa có giá trị tham khảo cho nhóm tác giả khi nghiên cứu tông quan lý luận
về dự án đầu tư xây dựng nhà máy thuỷ điện
v) | Lê Anh Tuấn, Đào Thị Việt Nga (2016), Phát triển thuỷ điện ở Việt
Nam: thách thức và giải pháp, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội Cuôn sách này
đề cập tới bối cảnh và tiến trình lịch sử phát triển thủy điện ở Việt Nam; quy trình
ra quyết định của dự án thủy điện và những thách thức trong phát triển thủy điện
cũng như biến đổi cảnh quan nguồn nước ở Việt Nam; qua đó đưa ra một số
khuyến nghị nhằm hướng tới phát triển thủy điện bền vững hơn trong bối cảnh
của Việt Nam Các tác giả phân tích vấn đề và có cái nhìn đa chiều từ bối cảnh
chính sách phát triển cho tới thực tiễn của từng vấn đề như tái định cư, rừng, đa
dạng sinh học, sự tham gia của xã hội dân sự, chia sẻ lợi ích, v.v Hơn nữa, các
tác giả cũng chỉ ra răng quan điểm đánh đổi trong phát triển chính là tác nhân dẫn
đến phát triển không bền vững, nhưng điều này có thé thay đổi nếu có chính sách
phù hợp Như vậy, những nội dung chỉ tiết về phát triển thuỷ điện ở nước ta hiện
nay chính là cơ sở giúp nhóm nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện hệ thống lý thuyết
về dự án đầu tư xây dựng nhà máy thuỷ điện
Trang 16vi) Bài nghiên cứu “Review of and analysis on resettlement induced by
hydropower projects in China” của tập thé tác giả Kui Wang, Huanyong Liu, Yi
Deng & Jing Chen đăng trên tạp chi Advances in Engineering Research (AER)
vào năm 2017: đã nghiên cứu về chính sách tái định cu cho những người dân bi
ảnh hưởng bởi dự án thủy điện Cụ thể, bài viết phân tích các chính sách, pháp
luật về tái định cư do các dự án thủy điện tại tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, nêu rõ
trách nhiệm của những người có liên quan đến công tác tái định cư cho người dân
bị ảnh hưởng bởi các dự án thủy điện; những ton that, thiệt hại mà người dân phải
gánh chịu do các dự án thủy điện và đề xuất mô hình đền bù tái định cư nhằm hỗ
trợ đời sống của người dân
vii) Nguyễn Thị Bình (2018), Pháp luật phát triển năng lượng sạch tại
Việt Nam, Luận án tiễn sĩ Luật học, Đại học Luật Hà Nội Tác giả đã phân tích và
nhận diện được bản chất năng lượng sạch, phát triển năng lượng sạch; những van
dé lý luận về năng lượng sạch, phát triển năng lượng sạch, pháp luật phát triển
năng lượng sạch; thực trạng các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về phát
triển năng lượng sạch và thực tiễn thi hành; qua đó tác gia đưa ra định hướng và
dé xuất các kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật phát triển năng
lượng sạch tại Việt Nam và nâng cao hiệu quả thực thi trong thực tiễn Năng lượng
từ sức nước cũng được coi là một trong những năng lượng sạch được sử dụng dé
tạo ra điện năng và được nhiều quốc gia trên thế giới lựa chọn trong đó có Việt
Nam Các nhà máy thuỷ điện được xây dựng đáp ứng nhu cầu điện năng của con
người cho sinh hoạt và sản xuất và cần tiếp tục phát triển Mặc dù luận văn không
đề cập trực tiếp về phát triển nhà máy thuỷ điện cũng như những vấn đề pháp lý
về sử dung đất dé xây dựng nhà máy thuỷ điện nhưng các nội dung về lý luận về
năng lượng sạch cũng như các quy định của pháp luật về quy hoạch phát triển
nặng lượng sạch và quá trình xây dựng, thực thi pháp luật phát triển năng lượng
sạch nhóm nghiên cứu có thể tham khảo dé làm rõ về lý luận xây dựng nhà
máy thuỷ điện và quá trình triển khai trên thực tế
Trang 17viii) Cuốn sách “DEAD IN THE WATER: Global Lessons from the World
Bank’s Model Hydropower Project in Laos” do Trường Đại hoc University of
Wisconsin Press phát hành vào tháng 06/2018 về Nhà máy Thủy điện Nam Theun
2 tại Lào Cuỗn sách đã đề cập đến các vấn đề về tính bền vững của môi trường
và bảo tồn đa dạng sinh học, tái định cư và phát triển xã hội, trách nhiệm giải trình
và quản trị, các phương pháp tiếp cận của Ngân hàng Thế giới đối với xóa đói
giảm nghèo và tính phù hợp chung của các dự án cơ sở hạ tầng rất lớn, đặc biệt ở
các nước đang phát triên
ix) | Nguyễn Hải Anh (2019), Pháp luật môi trường trong hoạt động thuỷ
điện tại Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học Luật Hà Nội Luận văn đã
đưa ra các quan điểm, luận điểm về hệ thống thuỷ điện qua công tác quy hoạch,
đầu tư, xây dựng và vận hành hệ thống các nhà máy thuỷ điện; phân tích các quy
định pháp luật về môi trường, bảo vệ môi trường trong hệ thống thuỷ điện và đánh
giá thực tiễn áp dụng một cách khách quan trên thực tế thông qua việc phát hiện
ưu, nhược điểm của những quy định của pháp luật cũng như những kết quả đạt
được, những bất cập vướng mặc trong quá trình thực thi trên thực tế trong hệ
thống thuỷ điện Qua đó, Luận văn đưa ra những kiến nghị và các giải pháp hoàn
thiện pháp luật.
x) Bai bao “The Role and Problems of Environmental Impact
Assessment in Governing Hydro-Power Projects in Cambodia” cua tác gia Han
Xia (School of Law, University ofInternational Business and Economics, Beijing,
Trung Quốc) đăng trên Tap chi Beijing Law Review ngày 22/05/2020, đã nghiên
cứu về vai trò và đánh giá tác động môi trường của các Dự án Thủy điện tại
Cam-pu-chia, trong đó tác giả đã trình bày khung pháp lý cơ bản về đánh giá tác động
môi trường tại Cam-pu-chia, bàn luận về việc triển khai đánh giá tác động môi
trường trong ngành thủy điện của Cam-pu-chia va phân tích những nguyên nhân
dẫn đến những hạn chế xảy ra từ thực tiễn triển khai các dự án, đồng thời, tác giả
cũng đã chỉ ra những thiếu sót trong các quy định của pháp luật cần phải được
Trang 18giải quyết vì mục tiêu cải thiện quản ly va phát triển thủy điện tai Cam - pu - chia
trong tương lai.
Những công trình trên đều đã đề cập đến nhà máy thuỷ điện nhưng dưới
các góc độ và mỗi quan hệ khác nhau Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên
cứu và làm rõ “nhà máy thuỷ điện” dưới góc độ là 01 dự án đầu tư được Nhà nước
cho phép tiếp cận đất đai để thực hiện dự án thông qua hình thức giao đất, cho
thuê đất Với đề tài pháp luật giao đất, cho thuê đất để đầu tư xây dựng nhà máy
thuỷ điện, nhóm nghiên cứu sẽ làm rõ “nhà máy thuỷ điện” dưới góc độ độ là 1
dự án đầu tư; đây là cơ sở quan trọng dé áp dụng các quy định của Luật đầu tư,
Luật đất đai và các luật khác có liên quan dé nhà đầu tư được tiếp cận đất đai dé
xây dung dự an.
Thứ ba, nhóm các công trình nghiên cứu về tiếp cận dat dai dé thực hiện
du án dau tư nói chung như sau:
(i) Nguyễn Xuân Trọng (2016), Tiêu chí thẩm định nhu cau sử dung đất
khi xem xét giao đất, cho thuê đất cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thực
hiện dự án dau tu, Tài nguyên môi trường, kỳ 2 — tháng 11/2016 Trên cơ sở Luật
đất đai 2013 va các văn bản hướng dẫn thi hành có nhiều nội dung đổi mới về
công tác giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nhằm khắc
phục tình trạng đất không sử dụng, chậm tiễn độ được giao, bài viết đã nghiên cứu
tìm ra cơ sở khoa học dé xây dựng các tiêu chí thấm định nhu cầu sử dụng đất khi
xem xét giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyên mục đích sử dụng đất Một số
tiêu chí được tác giả làm rõ, bao gồm: tiêu chí chung (áp dụng cho tất cả các loại
dự án gồm 13 tiêu chí như: kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện; cách
thức tiếp cận đất đai; mục đích sử dụng đất; thời hạn sử dụng đất, hình thức sử
dụng đất; phương thức lựa chọn chủ đầu tư; thẩm quyền; chế độ sử dụng dat; điều
kiện; đối tượng; ngành nghề; vốn đầu tư và chiến lược quy hoạch, tiêu chuẩn
ngành); tiêu chí đặc thù áp dụng cho nhóm các dự án phát triển kinh tế xã hội (dự
án nhà máy thuỷ điện, nhà máy điện hạt nhân, giao thông đường bộ, đường sát,
Trang 19đường thuỷ, đường hàng không ); tiêu chi đặc thù cho nhóm dự án phat trién
khu công nghiệp, khu đô thị và nhóm dự án xã hội hoá.
(ii) — Nguyễn Thi Kim Nhiên (2016), Hoàn thiện pháp luật về điều kiện
giao đất, cho thuê dat đối với các dự án có sự dụng đất trong lúa, Tap chí Khoa
học và kinh tế phát triển, số 10/2016 Tác giả phân tích và chỉ ra các van dé bat
cập khi áp dụng các điều kiện về giao, cho thuê đất đối với các dự án cỏ sử dụng
đất trồng lúa Đồng thời, định hướng và đề xuất giải pháp góp phần hoàn thiện
pháp luật về điều kiện giao, cho thuê đất đối với các dự án có sử dụng đất trồng
lúa, góp phân cho việc sử dụng đất ngày càng hiệu quả, tiết kiệm
(iii) Ninh Thị Hiển (2017), “Pháp luật về trao quyền SDD từ Nhà ngóớc
cho các chủ thé kinh doanh bat động sản tại Việt Nam”, Luận án tiễn sĩ, Ti ruong
Dai học Luật thành phố Hồ Chi Minh Luận án là công trình nghiên cứu khá công
phu về các phương thức tiếp cận đất đai từ Nhà nước của các chủ thê kinh doanh
bat động sản tại Việt Nam Tác giả đi từ nghiên cứu các van dé chung, lý luận về
giao đất, cho thuê đất và công nhận quyền SDĐ đến nội dung các quy định của
pháp luật và thực tiễn thi hành tại Việt Nam Trên cơ sở phân tích, đánh gía đó,
tác giả cho rằng trong quy trình trao quyền sử dụng đất ở Việt Nam thì doanh
nghiệp nhà nước có lợi thế hơn trong việc tiếp cận quyền sử dụng đất so với các
tổ chức kinh doanh bất động sản khác; việc trao quyền SDĐ căn cứ vào nhu cầu
của người sử dụng đất đã tạo ra động cơ cho một dạng tham nhũng đất đai Từ
đó, tác giả đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về trao quyền sử dụng
đất tại Việt Nam đề nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về trao quyền sử dụng
đất cho các chủ thé kinh doanh bat động sản thực hiện dự án bắt động sản
(iv) Lê Hồng Hạnh (2020), Pháp luật về giao dat dé dau tư xây dung nhà
ở thương mại, Luận án tiễn sĩ Luật học, Đại học Luật Hà Nội Đây là cômg trình
tác giả nghiên cứu trực tiếp về pháp luật giao đất để đầu tư xây dựng nhà ở thương
mại Luận án đã hệ thống hóa các vẫn đề lý luận trọng tâm về giao đất để đầu tư
xây dựng nhà ở, bao gồm: chế độ sở hữu toàn dân về đất đai ở Việt Nam, khái
niệm nhà ở thương mại và giao đất dé đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, các
Trang 20phương thức giao dat dé đầu tu xây dựng nhà ở thương mại, các nguyên tắc giao
đất dé đầu tư xây dựng nhà ở thương mai và các van dé lý luận về pháp luật về
giao đất dé đầu tư xây dựng nha ở thương mại Trên cơ sở lý luận, luận án phân
tích, đánh giá một cách có hệ thống các quy định của pháp luật thực định về giao
dat dé đầu tư xây dựng nhà ở thương mai, bao gồm: căn cứ, điều kiện, chủ thé
được giao đất, thâm quyền, trình tự, thủ tục giao đất dé đầu tư xây dựng nhà ở
thương mại và làm rõ thực trạng thực thi pháp luật về giao đất để đầu tư xây
dựng nhà ở thương mại Để nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về giao đất để
đầu tư xây dựng nhà ở thương mại ở Việt Nam, luận án đã đề xuất những quan
điểm, hoàn thiện pháp luật về giao đất va các giải pháp này là căn cứ dé các nhà
hoạch định chính sách, nhà quản lý, các nhà làm luật tham khảo nhằm hoạch định
chính sách về đất đai nói chung, chính sách phát triển thị trường nhà ở thương mại
nói riêng và hoàn thiện pháp luật về giao đất dé đầu tư xây dựng nhà ở thương
mại ở Việt Nam hiện nay
(v) Cuốn “Real Estate Investment in Spain - The Legal Perspective”
(Đầu tư bat động sản tại Tây Ban Nha - Góc nhìn pháp ly) của DLA Piper , năm
2015 Trong cuốn sách, các tác giả đã nghiên cứu các nội dung về sở hữu BĐS,
xác lập quyền sở hữu, pháp luật quy hoạch, quyền của bên thứ ba đối với tài sản,
trách nhiệm bảo vệ môi trường, giao dịch thuê, các khoản thuế Mặc du cuốn sách
không nghiên cứu sâu về các hình thức tiếp cận dat dai dé thực hiện các dự án đầu
tư bất động sản nhưng những nội dung về xác lập quyền sở hữu, pháp luật quy
hoạch và trách nhiệm bảo vệ môi trường là nội dung có ý nghĩa quan trọng, có tác
động đến quá trình nhóm nghiên cứu tìm hiểu về việc phân bổ và điều chỉnh đất
đai trên thực tế cho các dự án đầu tư nói chung và dự án xây dung nhà may Thuỷ
điện nói chung.
Như vậy, các công trình trên chưa đề cập trực tiếp trực tiếp, toàn diện đến
pháp luật về giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà máy
Trang 21thuỷ điện ở Việt Nam hiện nay ma chi dừng lai ở các dự an đầu tư trong hoạt động
kinh doanh bất động sản Nhưng những vấn đề lý luận cũng như pháp luật thực
định về giao đất, cho thuê đất dé triển khai các dự án đầu tư nói chung giúp cho
việc nhóm nghiên cứu tiếp tục hoàn thiện cơ sở lý luận cũng như đánh giá thực
trạng pháp luật về giao đất, cho thuê đất giữa Nhà nước và nhà dau tư dé thực hiện
dự án đầu tư xây dựng nhà máy thuỷ điện Đặc biệt, những công trình nghiên cứu
ở nước ngoài tại Trung Quốc, Lào, Campuchia đã được nhóm khảo cứu có ý
nghĩa quan trọng trong quá trình nhóm nghiên cứu đưa ra các giải pháp hoàn thiện
pháp luật về giao đất, cho thuê đất để đầu tư xây dựng nhà máy thuỷ điện tại Việt
Nam trong thời gian tới.
3 Mục đích, mục tiêu của đề tài
3.1 Mục tiêu tong quan:
Đề tài nghiên cứu pháp luật về giao đất, cho thuê dat dé thực hiện dự án đầu
tư xây dựng nhà máy thủy điện Qua đó, đưa ra đánh giá, thống kê dé thay được
dự án đầu tư nhà máuy thủy điện là nguồn nguy hiểm cao độ đòi hỏi pháp luật cần
phải điều chỉnh cả ở quan hệ giao đất, cho thuê đất nhằm kiểm soát được nguồn
nguy hiểm cao độ này; ngoài ra việc nghiên cứu pháp luật về giao đất cho thuê đất
dé thực hiện dự án đầu tư nhà máy thủy điện còn hướng tới hoàn thiện pháp luật
về giao đất, cho thuê đất qua đó góp phần đảm bảo hài hòa lợi ích giữa 3 nhà Nhà
nước — Nhà đầu tư — Nhà dân
3.2 Mục tiêu cụ thể:
Một là, nghiên cứu cơ sở lý luận về phương thức giao đất, cho thuê đất để
thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà máy thủy điện — loại dự án đặc thù đối với
khu vực vùng cao Việt Nam nơi có những con sông, con suối chảy qua;
Hai là, thực hiện nghiên cứu, khảo sát thực tế những tác động của nhà máy
thủy điện từ khi bắt đầu triển khai dự án tới khi vận hành nhà máy đến đời sống
của người dân khu vực bị ảnh hưởng.
Ba là, nghiên cứu hệ thống các quy định pháp luật quy định về giao đất cho
thuê đất dé thực hiện dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh;
Trang 22Bon là, nghiên cứu thực trạng pháp luật về giao đất, cho thuê dat dé thực hiện
dự án đầu tư xây dựng nhà máy thủy điện;
Năm là, kién nghị các giải pháp nhằm khắc phục các hạn chế làm mat cân
đối lợi ích giữa Nhà nước — Nhà đầu tư — Nhà dân trong việc sử dụng đất để thực
hiện dự án đầu tư xây dựng các nhà máy thủy điện ở Việt Nam
4 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu
4.1 Đối twong nghiên cứu: ĐỀ tài tập trung vào một số đôi tượng nghiên cứu
cụ thê sau:
- Hệ thống các quy định của pháp luật điều chỉnh pháp luật về giao đất, cho
thuê đất dé thực hiện dự án đầu tư xây dựng nha máy thuỷ điện mà cụ thé là Luật
Dat đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành về giao đất, cho thuê dat dé
thực hiện dự án đầu tư; bên cạnh đó nghiên cứu một số lĩnh vực pháp luật có liên
quan tới thực hiện dự án đầu tư nhà máy thủy điện như: Luật Quy hoạch, Luật
Điện lực, Luật Đầu tư, Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn thi
hành.
- Thực trạng pháp luật về giao đất, cho thuê đất qua thực tiễn giao đất, cho
thuê đất để đầu tư xây dựng nhà máy thủy điện ở Việt Nam;
- Chính sách, pháp luật của một số nước về tiếp cận đất đai đề thực hiện dự
án đầu tư xây dựng nhà máy thủy điện
4.2 Phạm vi nghién cứu:
Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu ở nội dung các quy định pháp luật đất
đai về giao đất, cho thuê đất dé thực hiện dự án đầu tư qua thực tiễn đầu tư xây
dựng nhà máy thủy điện ở Việt Nam và các quy định pháp luật có liên quan dé
thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà máy thủy điện
5 Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp chủ yếu được sử dụng đề nghiên cứu đề tài, bao gồm:
- Phương pháp luận nghiên cứu duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của
Chủ nghĩa Mác - Lê nin Áp dụng phương pháp này, Nhóm nghiên cứu xem xét
sự vật, hiện tượng trong quá trình vận động, phát triển; xem xét, đánh giá pháp
Trang 23luat trong viéc tiép cận đất đai như một quyền của chủ thé thực hiện dự án đầu tư
qua hệ thống các văn bản pháp luật hiện hành hiện đang quy định về các phương
thức giao đất, cho thuê đất Kết quả có được sẽ là cơ sở chủ đạo dé triển khai các
hoạt động nghiên cứu, hướng tới đạt được các mục tiêu của đề tài
- Phương pháp so sánh được sử dung dé đánh giá thực trạng pháp luật về tiếp
cận đất đai dé thực hiện dự án của các nhà đầu tư; tìm hiểu pháp luật của một SỐ
nước về tiếp cận đất đai để thực hiện dự án đầu tư đặt trong mối quan hệ so sánh,
đối chiếu với chế định này của Luật đất đai năm 2013 dé nhận diện những điểm
tương đồng và khác biệt; rút ra một số gợi mở cho Việt Nam hướng tới ngày càng
đảm bao hài hòa lợi ích giữa Nhà nước — Nha đầu tư — Nhà dân
- Phương pháp phân tích, bình luận được sử dụng nghiên cứu toàn bộ đề tài
Nó được sử dụng dé nghiên cứu co sở lý luận và thực tiễn về giao đất, cho thuê
đất dé thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà máy thủy điện ở Việt Nam — một đặc
thù về địa lý với phát triển lĩnh vực thủy điện ở Việt Nam; đưa ra định hướng và
giải pháp hoàn thiện pháp luật về đất đai hiện nay
- Phương pháp đánh giá, tổng hợp được sử dụng nghiên cứu toàn bộ đề tài;
đặc biệt, các phương pháp này được sử dụng dé đánh giá thực trạng về giao dat,
cho thuê đất dé thực hiện dự án của các nhà đầu tư lĩnh vực năng lượng thủy điện
ở Việt Nam.
- Phương pháp lịch sử được sử dụng để nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử hình
thành và phát triển của hệ thong các quy phạm pháp luật quy định về giao đất, cho
thuê đất để thực hiện dự án đầu tư Qua đó thấy được sự khác biệt về quy định
giao đất, cho thuê đất qua các thời kỳ
- Phương pháp quy nạp được sử dụng trong quá trình nghiên cứu toàn bộ đề
tài; đặc biệt phương pháp này được sử dụng khi nghiên cứu định hướng và giải
pháp hoàn thiện pháp luật đất đai góp phần ngày càng đảm bảo hài hòa lợi ích
giữa Nhà nước — Nhà đầu tư — Nhà dân
6 Những đóng góp của đề tài
Trang 24Tác động va lợi ich mang lại của kết quả nghiên cứu dé tài: Bồ sung tài liệu
giảng dạy, đào tạo, nghiên cứu cho giảng viên, học viên, sinh viên, đây là nguồn
tài liệu có giá trị tham khảo hữu ích Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu còn có ý
nghĩa thực tiễn trong quá trình lập pháp, lập quy của các cơ quan nhà nước có
thâm quyên khi hoàn thiện các quy định của pháp luật về đất đai ở Việt Nam
- Đối với lĩnh vực giáo duc và dao tạo: Bồ sung tai liệu giảng day, dao tạo,
nghiên cứu cho giảng viên, học viên, sinh viên của Trường Đại học Luật Hà Nội
và các cơ sở đào tạo luật học khác.
- Đối với lĩnh vực khoa học và công nghệ có liên quan: Là công trình nghiên
cứu khoa học cấp trường, đóng góp vào lĩnh vực luật học nói chung, pháp luật đất
đai nói riêng.
- Đối với phát trién kinh tế-xã hội (nếu có): Là cơ sở góp phan hoàn thiện
pháp luật về đất đai; góp phần là công cụ để quản lý, phát triển kinh tế, xã hội và
bảo vệ quyên, lợi ich hợp pháp của các chủ thé có liên quan
- Đối với tô chức chủ trì và các cơ sở ứng dụng kết quả nghiên cứu: Là nguồn
tư liệu, tài liệu tham khảo có giá trỊ.
7 Sản phẩm của Đề tài
- Báo cáo Tổng thuật
- Chuyên đề điều tra xã hội học
- Một bài viết đăng tạp chí chuyên ngành công bồ về những kết quả nghiên
cứu chính của đề tài
- Danh mục các chuyên đề
i) Chuyên dé 1 Những van dé lý luận về giao đất, cho thuê đất dé đâu tư
xây dựng nhà máy thuỷ điện ở Việt Nam và pháp luật về giao đất, cho thuê đất để
dau tu xây dung nhà máy thuỷ điện ở Việt Nam
ii) Chuyên dé 2 Thực trạng pháp luật về giao đất, cho thuê đất để dau tư
xây dung nhà máy thủy điện — qua thực tiễn triển khai xây dựng nhà máy thủy
điện ở một sô địa phương của Việt Nam
Trang 25iii) Chuyên dé 3 Giải pháp góp phan hoàn thiện và tổ chức thực hiện pháp
luật về giao dat, cho thuê dat dé dau tư xây dựng nhà máy thủy điện ở Việt Nam
Trang 26NOI DUNG
1 NHUNG VAN DE LY LUAN VE GIAO DAT, CHO THUE DAT DE
THUC HIEN CAC DU AN DAU TU TAI VIET NAM VA PHAP LUAT VE
GIAO DAT, CHO THUE DAT DE THUC HIEN CAC DU AN DAU TU TAI
VIET NAM
1.1 TONG QUAN CHUNG VE NHA MAY THUY DIEN VA CHU TRUONG,
ĐỊNH HƯỚNG, CHÍNH SÁCH PHAT TRIEN NHÀ MAY THUY ĐIỆN Ở
VIỆT NAM
1.1.1 Nhà máy thuỷ điện và những tác động của nhà máy thuỷ điện
1.1.1.1 Nhà máy thuỷ điện
Thủy điện hay thủy năng là một dạng năng lượng khai thác sức mạnh của
nước trong khi chuyên động, đa số năng lượng thuỷ điện có được từ thế năng của
nước được tích tại các đập nước làm quay turbine nước và máy phát điện Nang
lượng lay được từ nước phụ thuộc không chỉ vào thể tích mà cả vào sự khác biệt
về độ cao giữa nguồn và dòng chảy ra Sự khác biệt về độ cao gọi là áp suất
Lượng năng lượng tiềm tàng trong nước tỷ lệ với áp suất Đề có được áp suất cao
nhất, nước cung cấp cho một turbine nước có thé được cho chảy qua một ống lớn
gọi là ống dẫn nước có áp (penstock) Hơn hai nghìn năm trước, người dân ở Hy
Lap đã sử dụng nước chảy dé quay bánh xe của nhà máy xay lúa mì thành bội
Vào đầu thế ky 21, thủy điện là dạng năng lượng tai tạo được sử dụng rộng rãi
nhất; vào năm 2019, nó chiếm hơn 18% tổng công suất phát điện của thế giới với
số lượng đập thủy điện và hồ chứa nước tăng nhanh nhất trong lịch sử nhân loại
Hau như chưa có hệ thống sông nào trên thế giới chưa được con người xây dựng
đập thủy điện, khác nhau chỉ ở quy mô lớn nhỏ Theo Báo cáo về hiện trạng thủy
điện thế giới năm 2020 của Hiệp hội Thủy điện Quốc tế (IHA), công suất lắp đặt
của các nhà máy thủy điện trên thế giới năm 2019 đã đạt trên 1.300GW, sản sinh
hơn 4.300TWh, qua đó đóng góp khoảng 15% sản lượng điện của thé giới và
nhiều hơn sự đóng góp của tất cả các dạng năng lượng tái tạo khác kết hợp lại?
Trang 27Theo đó, Hiệp hội Thủy điện Quốc tế định nghĩa: “Nha máy thủy điện là
nhà máy sản xuất ra điện bằng cách lợi dụng sức nước để quay turbine, từ đó làm
chuyển động các máy phát điện để tạo ra điện năng ”° Hay nói cách khác, các
nhà máy thủy điện biến sự chênh lệch tiềm năng của nước thành điện năng bằng
cách chuyển nó giữa hai điểm ở độ cao khác nhau Dé làm được điều này, một
dòng nước bị ép qua một mạch thủy lực nối hai điểm ở các độ cao khác nhau gol
là mon nước, trong đó nước tăng tốc độ khi thé năng được chuyên hóa một phan
thành động năng Turbine biến động năng này thành cơ năng, sau đó máy phát
điện biến thành điện năng Cuối cùng, dòng nước rời turbine và được xả trở lại
sông, hầu như không có tốc độ và với thế năng tương ứng với độ cao của cửa xả
Về cấu tạo, nhà máy thuỷ điện dé tạo ra điện năng bao gồm các bộ phận sau
đây:
+ Hồ thủy điện: giúp chứa nước tạo ra một hồ chứa lớn;
+ Ong dẫn nước: Dẫn nguồn nước đến turbine
+ Turbine: turbine giúp gắn liền với máy phát điện ở phía trên nhờ một trục
Loại turbine phổ biến dùng cho nhà máy thủy điện là Turbine Francis, có hình
dạng giống như một đĩa lớn với những cánh cong Mỗi chiếc turbine có khối lượng
lên tới khoảng 172 tan và quay với tốc độ 90 vòng mỗi phút
+ Máy phát điện: Là loại máy gồm một loạt các nam châm không 16 quay
quanh cuộn dây đồng
+ Máy biến áp đặt bên trong nhà máy điện tạo ra dòng điện xoay chiều AC
và chuyền đổi nó thành dòng điện có điện áp cao hơn
+ Đường dây điện: Đường dây điện gồm ba dây pha của năng lượng điện
được sản xuất và một dây trung tính
+ Cống xả: Giúp đưa nước chảy qua các đường ống và chảy vào hạ lưu
sông."
3 https://www.hydropower.org/iha/discover-facts-about-hydropower
Trang 28Dòng nước với áp lực lớn chảy qua các ống thép lớn được gọi là ống dẫn
nước có áp tạo ra các cột nước không lồ với áp lực lớn đi vào bên trong nhà máy
Nước chảy mạnh làm quay turbine của máy phát điện, năng lượng cơ học được
chuyên hóa thành điện năng Điện tạo ra đi qua máy biến áp dé tạo ra dòng điện
cao thế Dòng điện cao thế sẽ được kết nối vào mạng lưới phân phối điện và truyền
về các thành phó
* Phân loại nhà máy thuỷ điện: Tuỳ các tiêu chí khắc nhau mà nhà máy
thuỷ điện cũng được phân loại khác nhau:
- Theo công suất lắp máy, nhà máy thuỷ điện bao gồm các loại sau:
+ Nhà máy thuỷ điện lớn: là nhà máy điện có tông công suất đặt lớn hơn 30
MW?
+ Nhà máy thuy điện nhỏ: Công suất lắp máy lớn hơn hoặc bằng 1 MW va
nhỏ hơn hoặc bang 30 MW (1 MW £ NIm £ 30 MW)
+ Nhà máy thuỷ điện siêu nhỏ: Công suất lắp máy nhỏ hơn 1 MW (NIm £
1 Mw)y°.
Tuong tu nhu vay, Van phong Hiéu qua Nang luong va Nang luong tai tao
Hoa Ky phân loại nhà máy thủy điện theo công suất thành 3 loại, bao gồm: nha
máy thủy điện lớn (công suất trên 30 MW), nhà máy thủy điện nhỏ (công suất từ
10 MW trở xuống) và nhà máy thủy điện công suất siêu nhỏ (công suất tối đa 100
KW)’.
- Theo Điều 18, Thông tư số 45/2018/TT-BCT của Bộ trưởng Bộ Công
Thương quy định vận hành thị trường phát điện cạnh tranh, nhà máy thủy điện
trong thị trường điện được phân loại cụ thể như sau:
+ Nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu: là nhà máy thủy điện trong
danh mục nhà máy điện lớn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội,
quốc phòng, an ninh do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và danh mục nhà máy
Š Khoản 37 Điều 3 Thông tư 40/2014/TT-BCT quy định quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia.
5 Quyết định Số: 2394/QD-BCN của Bộ công nghiệp ngày 01/9/2006 về việc phân loại công suất lắp máy thuỷ
Trang 29điện phối hợp vận hành với nha máy điện lớn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về
kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh do Bộ Công Thương phê duyệt
+ Nhóm nhà máy thủy điện bậc thang: Theo quy định tại khoản 54 Điều 3
Thông tư số 45/2018/TT-BCT, nhóm nhà máy thủy điện bậc thang là tập hợp các
nhà máy thủy điện, trong đó lượng nước xả từ hồ chứa của nhà máy thủy điện bậc
thang trên chiếm toàn bộ hoặc phan lớn lượng nước về hồ chứa nhà máy thủy điện
bậc thang dưới và giữa hai nhà máy điện này không có hồ chứa điều tiết nước lớn
hơn 01 tuần
+ Nhà máy thủy điện có hồ chứa điều tiết trên 01 tuần;
+ Nhà máy thủy điện có hồ chứa điều tiết từ 02 ngày đến 01 tuần;
+ Nhà máy thủy điện có hồ chứa điều tiết đưới 02 ngày:
- Phân loại theo kết cau của nhà máy: Văn phòng Hiệu quả Năng lượng và
Năng lượng tái tạo Hoa Kỳ và Hiệp hội Thủy điện Quốc tế đã chia nhà máy thuỷ
điện thành ba loại như sau:
+ Nhà máy thuỷ điện kiêu đập (impoundment): sử dung đập để chứa nước
Đây là dang đập thủy điện phố biến nhất trong các mô hình thủy điện lớn (công
suất ~ 30 MW) Nước sông được dự trữ trong bề chứa lớn Nước có thể được tháo
thoát hoặc dé đáp ứng nhu cau điện hoặc đề 6n định mực nước trong bê Khi được
tháo chảy qua đập, dòng chảy sẽ làm quay turbin, kích hoạt máy phát điện và sản
xuất điện năng Dạng thủy điện này không nhất thiết phải có các đập nước lớn
Nước có thê được thoát qua các kênh đào thông với sông qua các turbinŠ Ví dụ,
nhà máy thủy điện Hoa Bình
+ Nhà máy thuy điện đường dẫn (diversion): Nhà máy thuỷ điện có thé xây
dựng nối tiếp trên một dong sông gọi là hệ thông khai thác bậc thang, trong trường
hợp đó công suất của mỗi nhà máy tăng lên do khả năng điều tiết năng lượng của
dòng chảy tốt hơn Kiểu nhà máy này không cần đập chứa nước”, ví dụ: nhà máy
thuỷ điện Đa Nhim (Đà Lạt),
8 Types of Hydropower Plants, Office of Energy Efficiency & Renewable Energy.
https://www.energy.gov/eere/water/types-hydropower-plants
Trang 30+ Nha máy thuỷ điện kiểu tích nang (Pumped storage): bơm nước từ bể
thấp lên bé cao trong giờ thấp điểm Dạng đập thủy điện này được thiết kế dé giải
quyết nhu cầu cung cấp điện trong giờ cao điểm Nguồn điện năng dự trữ như sau:
trong giờ thấp điểm, thủy năng được dự trữ bằng cách bơm nước từ bê chứa thấp
lên bé chứa cao (sử dụng điện năng dư thừa), trong giờ cao điểm, nước được thoát
qua đập dé quay turbin, từ đó sản xuất điện Các đập dang này, ngoài chức năng
thông thường của một đập thủy điện, còn có khả năng hoạt động như máy bơm
nước phục vụ tưới tiêu hoặc đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nước thông thường Dạng
thủy điện này ngày càng trở nên phố biến do khả năng thích ứng cao, giảm chi phí
vận hành và tăng hiệu suất hoạt động của nhà máy!0 Ví dụ: Nha máy Thủy điện
Tích năng Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận
* Đặc điểm của nhà máy thuỷ điện:
Thứ nhất, sử dụng nguồn thuỷ năng dôồi dao của thiên nhiên: Nhà máy thuỷ
điện sử dụng năng lượng của các dong nước tự nhiên dé biến đổi thành điện năng
Thứ hai, vận hành đơn giản, an toàn, dé dàng tự động hoá, chi phí cho quản
lý lao động nhỏ Thời gian mở máy và ngừng máy nhỏ Hiệu suất cao (80-90)%
và ít phụ thuộc vào tình trạng làm việc.
Thứ ba, giá thành điện năng ở nhà máy thuỷ điện thường thấp hơn nhiều so
với nhà máy nhiệt điện Nước là một loại nhiên liệu không phải khai thác, vận
chuyên, chế biến, bảo quản do đó khả năng thực hiện tự động hoá cao, nhân công
phục vụ ít Khối lượng thiết bị ít nên chi phí cho thiết bị, khẩu hao nhỏ
Thứ tu, von đầu tư lớn, thời gian xây dung lâu hơn nhà máy nhiệt điện Các
công trình thuỷ điện đòi hỏi một khối lượng xây dựng lớn, chi phí nhiều, thời gian
thăm dò, xây dựng lâu.
Thứ năm, nhà máy thuỷ điện có thé thực hiện tổng hợp các nhiệm vụ thuỷ
lợi, chống lũ, giao thông đường thuỷ và phát triển sản xuất thuỷ san
Trang 31Tứ sáu, vận hành nhà máy thuỷ điện cần đặc biệt chú ý đến tinh chất luôn
biến đổi của dòng chảy Vì vậy cần đề ra các phương án điều tiết và vận hành hợp
lý kết hợp với các nhà máy điện khác trong hệ thống điện
Nhu vậy, nha máy thuỷ điện sẽ là một tô hợp gồm các công trình: nhà máy
điện và các công trình phụ trợ của nhà máy điện như bãi để nguyên liệu, nhiên
liệu, chất thải, trạm biến thế, hệ thống làm mát, nhà điều hành ; công trình đập,
kè, hô chứa nước, đường dân nước phục vụ chủ yêu cho nhà máy thuỷ điện.
1.1.1.2 Những tác động của nhà máy thuỷ điện
Nhà máy thủy điện xuất hiện cách đây trên 70 năm và trở thành niềm hy
vọng của nhân loại trên nhiều phương diện, đặc biệt là cung cấp nguồn năng lượng
tái tạo tương đối sạch; đồng thời cũng đem lại nhiều tác động đối với môi trường
và sự phát triển kinh tế - xã hội trên nhiều lĩnh vực
Thứ nhất, những tác động tích cực
Một là, về kinh tế:
Gần nửa thế kỷ qua, công cuộc phát triển thủy điện ở nước ta trải qua một
chặng đường dài đầy khó khăn, gian khổ, nhưng đã mang lại hiệu quả vô cùng to
lớn cho nền kinh tế quốc dân.Trong tiến trình phát triển kinh tế sau hơn 30 năm
đổi mới, các nhà máy thủy điện lớn, nhỏ ở Việt Nam đã có những đóng góp lớn
và là một trong ba nguồn năng lượng chính đáp ứng nhu cau điện quốc gia, phục
vụ phát triển kinh tế — xã hội tại nhiều địa phương, đặc biệt là các vùng còn khó
khăn như Tây Bắc, miền Trung — Tây Nguyên Sản xuất điện của các nhà máy
thuỷ điện còn đóng góp 30 — 40% giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh và mang
lại nguồn thu cho ngân sách địa phương hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm Cụ thê như
Thủy điện Hòa Binh đã nộp ngân sách đạt 900 — 1.200 tỷ đồng/năm, xấp xi 50%
tổng thu ngân sách của tỉnh Hòa Bình; Thủy điện Sơn La đóng góp gần 13.400 tỷ
Trang 32đồng vào ngân sách từ khi thành lập đến nay; Thủy điện Lai Châu, dat gần 3.600
tỷ đồng, !1,
Bên cạnh đó, việc làm tốt công tác vận hành liên hồ chứa đã góp phần cắt,
giảm lũ cho vùng hạ du mùa mưa bão; cung cấp nước tưới, sinh hoạt cho người
dân vùng hạ lưu Tính chung cả 3 đợt xả nước, các hồ thủy điện Hòa Bình, Tuyên
Quang và Thác Bà đã xả tong cộng 5,14 tỷ m3, cung cấp đủ nước phục vụ gieo
cấy vụ Đông Xuân 2020 - 2021 cho các tỉnh Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ”
Các hồ thủy điện khu vực miền Trung — Tây Nguyên như: Da Nhim, Ialy, Sông
Tranh, Sông Bung, Đồng Nai cũng điều tiết hàng tỷ mét khối nước cho sản xuất
lúa, hoa màu, cây công nghiệp cà phê, cacao , gần đây là chống hạn, day mặn
cho khu vực hạ lưu'° Từ đó, giúp cải thiện đời sống, tăng thu nhập cho người dân
địa phương, đóng góp cho sự phát triển của nền nông nghiệp, nền kinh tế quốc
dân.
Ngoài ra, việc phát triển các nhà máy thuỷ điện còn đem lại cơ hội, lợi
nhuận cho nhiều nhà đầu tư bởi thông thường các công trình thuỷ điện có vốn đầu
tư lớn, thời gian xây dựng kéo dài nhưng bù lại hiệu quả điện năng đem lại cao,
tuổi thọ đến 100 năm hoặc hơn và đặc biệt các chỉ phí vận hành và bảo dưỡng
hàng năm là rất thấp, so với vốn đầu tư và thấp hơn nhiều các nhà máy điện khác
Hai là, về mặt xã hội
Khi phát triển các dự án nhà máy thuỷ điện sẽ tạo công ăn việc làm, giải
quyết được bài toán lao động và an sinh xã hội cho người lao động địa phương
Đồng thời, góp phần cải thiện công bằng xã hội trong suốt thời gian dự án được
triển khai và quản lý theo cách thức đây mạnh sự công bằng giữa các thế hệ hiện
tại và tương lai, giữa các cộng đông bản địa và trong khu vực, giữa các nhóm bị
!! Công ty Thủy điện Sơn la cán mốc sản lượng phát điện 100 tỷ kWh (2020), Thông cáo báo chí, Tập đoàn Điện
lực Việt Nam hftps:/www.evn.com.vn/d6/news/Nsay-l I-10-2020-Cong-ty-
Trang 33thiệt hai và toàn xã hội nói chung Khi nhóm tac gia khảo sát 200 người dân trên
ba tỉnh Hà Giang, Lai Châu và Cao Băng tại khu vực bị ảnh hưởng trực tiếp bởi
các dự án thủy điện cũng cho thấy: khoảng 68,5% cho rằng việc xây dựng nhà
máy thủy điện là cần thiết và 17% cho răng đây là nhu cầu rất cần thiết và các nhà
máy thủy điện mang lại nhiều tác động tích cực cho địa phương như: tạo công ăn
việc làm tại các nhà máy cho người dân địa phương khi họ không còn đất để sản
xuất, cung cấp điện dé đáp ứng nhu cau sống cho bà con vùng sâu vùng xa, việc
xây dựng nhà máy thủy điện cũng góp phan phát triển cơ sở hạ tang cho địa
phương như đường xá, cầu cống , từ đó tạo điều phát triển kinh tế và tăng ngân
sách cho địa phương.
Do dự án nhà máy thủy điện thường liên quan đến van đề chuyển mục đích
sử dụng đất trong khu vực khai triển khai xây dựng nhà máy thủy điện và vẫn đề
di đời dân cư trong vùng xây dựng bê chứa Day là một van dé quan trong mà các
nhà quy hoạch dự án nhà máy thủy điện cần phải đưa vào tính toán ngay những
giai đoạn đầu trong quá trình thiết kế và lên kế hoạch khả thi, nhằm mục đích xác
định cụ thể các mặt tiêu cực của việc khai triển dự án nhà máy thủy điện trong
khu vực có tiềm năng và cân nhắc kỹ lưỡng với các mặt tích cực mà dự án nhà
máy thủy điện có thể đem tới Ngoài ra, việc đền bù giải tỏa không chỉ đơn thuần
là van dé về tài chính mà còn phải xét đến các van đề khác như di sản văn hóa, di
tích lịch sử và các địa điểm gắn liền với các truyền thống tôn giáo và tín ngưỡng
Ví dụ, trường hợp di dân tái định cư cho xây dựng thủy điện Hòa Binh (58.000
người) với phan lớn là người dan tộc (nhiều nhất là dan tộc Mường 79%) cho thay
lợi ích (điện và nước) từ xây dựng thủy điện phần lớn thuộc khu vực thành thi va
đồng bằng trong khi những người dân tái định cư gặp nhiều khó khăn khi chuyên
tới nơi ở mới Nhiều hộ dân cho tới tận những năm 2009 vẫn chưa có điện lưới
quôc gia và tiêp cận nước sạch, nhiêu gia đình phải di chuyên tới những vùng sâu
Trang 34vùng xa hơn dé sinh sống nên tình trạng trẻ em đối mặt với nguy cơ thất hoc,
V.V !Ý,
Nhu vậy, có thé khang định rằng việc phát triển nhà máy thuỷ điện đã và
đang tạo ra nhiều thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta hiện nay
Hơn nữa, những cơ hội mới, những ngành nghề mới trong tương lai từ việc phát
triển thuỷ điện mang lại sẽ là cơ hội thúc đây kinh tế — xã hội của các địa phương
nói riêng và của cả nước nói chung phát triển bền vững
Ba là, về môi trường
Bằng cách sử dụng nguồn nước thay vì các loại nhiên liệu hoá thạch (đặc
biệt là than), nhà máy thuỷ điện giảm bớt ô nhiễm môi trường, giảm bớt các trận
mưa axít, giảm axít hoá đất và các hệ thông thủy sinh Khi nhà máy thuỷ điện vận
hành thải ra rất ít khí hiệu ứng nhà kính so với các phương án phát điện quy mô
lớn khác, do vậy làm giảm sự nóng lên của trái đất Lượng khí nhà kính mà nhà
máy thuỷ điện thải ra nhỏ hơn 10 lần so với các nhà máy turbine khí chu trình hỗn
hợp và nhỏ hơn 25 lần so với các nhà máy nhiệt điện than Nếu tiềm năng thuỷ
năng thực tế còn lại mà được sử dụng thay cho các nhà máy nhiệt điện đốt nhiên
liệu hoá thạch thi hằng năm còn có thê tránh được 7 ty tan khí thải Điều này tương
đương với việc mỗi năm tránh được 1/3 các chất khí do con người thải ra hiện
nay, hoặc ba lần các khí thải của xe hơi trên hành tinh)Š
Bon là, bảo tồn và phát triển các hệ sinh thái
Nha máy thuỷ điện sử dung năng lượng của dòng nước dé phát điện, mà
không làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên, cũng không làm biến đổi
các đặc tính của nước sau khi chảy qua turbine Sau khi các hồ chứa thuỷ điện đưa
vào tích nước và vận hành, độ âm trong lòng đất sẽ được cải thiện, vì khí hậu
trong vùng cũng sẽ mát mẻ hơn, đặc biệt là vùng xung quanh những công trình
tạo mặt thoáng lớn giúp cho thảm thực vật trên cạn trong vùng phát triển hơn Sau
'4 Nga Dao (2010), Damming rivers in Vietnam: A lesson learned in the Tây Bắc (Northwest Region) Journal for
Trang 35khi quy hoach néu dién tich dat rừng được mở rộng và được khoanh nuôi, bảo vệ
thì các loại động vật trên cạn sẽ ít bị đe doạ và có thể phát triển tốt hơn
Năm là, sử dụng tài nguyên nước hiệu quả đa mục tiêu
Nhà máy thuỷ điện không tiêu thụ lượng nước mà nó đã dùng đề phát điện,
mà xả lại nguồn nước quan trọng này dé sử dụng vào những việc khác
Thứ hai, những tác động tiêu cực đến môi trường, hệ sinh thái
Bên cạnh những vai trò mà nhà máy thuỷ điện mang lại thì hoạt động của
các nhà máy thuỷ điện cũng tác động tiêu cực đến môi trường thiên nhiên đã có
san trước đó, như:
- Giảm diện tích rừng đầu nguồn;
- Ảnh hưởng đến hệ sinh thái sông:
- Thực tế nhiều công trình nhà máy thuỷ điện khi thực hiện chức năng đã
gây ra tình trạng thiếu nước cho hoạt động phát triển công nghiệp và các nhu cầu
cấp nước đô thị ở khu vực hạ lưu, nhất là vào mùa khô; đời sống của dân cư trong
vùng cũng bị ảnh hưởng do bị đi đời đến nơi ở mới, phương thức canh tác nông
nghiệp phải thay đổi do mục dich sử dụng đất nông nghiệp bị chuyên đồi, chuyên
từ đất canh tác sang đất chuyên dụng: thay đôi tinh chat, chất lượng, khả năng sử
dụng dé trồng trot của đất canh tác thông qua lưu lượng nước theo mùa, ; chế độ
tưới, tiêu cho vùng hạ lưu phụ thuộc vào nguồn nước của các sông lớn ảnh hưởng
trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp
Ngoài ra, về mặt xã hội bên cạnh những tác động tích cực do hoạt động xây
dựng, phát triển các dự án đầu tư nhà máy thuỷ điện mang lại thì cũng có những
tác động tiêu cực, ảnh hưởng đến đời song của người dân tại khu vực đó Khi
nhóm tác giả khảo sát 200 người dân trên ba tỉnh Hà Giang, Lai Châu và Cao
Bằng tại khu vực bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các dự án thủy điện cũng cho thấy:
còn khoảng 14,5% người dân cho rằng việc xây dựng quá nhiều dự án thủy điện
là không cần thiết bởi việc xây dựng quá nhiều các dự án thủy điện sẽ làm ảnh
hưởng đến đời sống sản xuất của người dân bởi họ không còn đất để sản xuất,
cũng như ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên như giảm diện tích đất rừng dẫn đến
Trang 36xói mòn, sat lở đất vào mùa mua lũ, một số con đường nhà nước đầu tư bị phá
hủy do sự di chuyên của nhiều xe trọng tải lớn phục vụ các dự án thủy điện và đặc
biệt đội ngũ lao động khắp nơi tập trung về địa phương, làm xáo trộn cuộc sống
vốn khép kín, bình yên của người dân, cùng với những tệ nạn phát sinh kèm theo
1.1.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến hình thành va phát triển nhà máy thuỷ
điện ở Việt Nam
Thứ nhất, yêu tô vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Do vị trí địa lý của Việt Nam năm trong vùng khí hậu nhiệt đới, nóng âm
mưa nhiều (lượng mua trung bình hang năm cao khoảng 1.800 — 2.000mm nên
đất nước ta có nguồn tài nguyên thủy năng tương đối lớn Với phân bố địa hình
trải dai từ Bắc vào Nam với bờ biển hơn 3400 km cùng với sự thay đổi cao độ từ
hơn 3100 m cho đến độ cao mặt biển nên nước ta có hệ thống sông ngòi khá dày
đặc với hơn 3.450 hệ thống Như vậy, với độ dốc địa hình cao và hệ thống sông,
suối dày là những yếu tố thuận lợi để có một lưu lượng thuỷ lưu rất lớn và rất
thuận lợi cho việc phát triển thuỷ điện '°
Nhiều nghiên cứu đánh giá đã chỉ ra rằng, Việt Nam có thể khai thác được
nguồn công suất thủy điện vào khoảng 25.000 - 26.000 MW, tương ứng với
khoảng 90-100 ty kWh điện năng Tuy nhiên, trên thực tế, tiềm năng về công suất
thủy điện có thể khai thác còn nhiều hơn Theo kinh nghiệm khai thác thủy điện
trên thế giới, công suất thủy điện ở Việt Nam có thê khai thác trong tương lai có
thê bằng từ 30.000 MW đến 38.000 MW và điện năng có thể khai thác được
100-110 tỷ kWh".
Thứ hai, đường lỗi, chính sách của Dang và pháp luật của Nhà nước về phát
triển thuỷ điện
Với những tác động tích cực đến nền kinh tế - xã hội và môi trường của
việc xây dựng nhà máy thủy điện, để huy động được nguồn lực xã hội hoá, các
6http://nangluongvietnam.vn/news/vn/nhan-dinh-phan-bien-kien-nghi/phan-bien-kien-nghi/thuy-dien-viet-nam-tiem-nang-va-thach-thuc.html, Thuy dién Viét Nam: Tiém năng và thách thức
Trang 37doanh nghiệp tư nhân co thé đầu tư phát triển các dự án thuỷ điện, cần tạo môi
trường kinh doanh, môi trường kinh tế vĩ mô thật sự thuận lợi dé thu hút đầu tư
Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách cũng
như tạo hành lang pháp lý vững chắc dé phát triển các dự án thủy điện Cụ thé:
- Chính phủ thông qua Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn
2011 - 2020 có xét đến năm 2030 (Quy hoạch điện VII điều chỉnh) tại Quyết định
số 428/QĐ-TTg ngày 18/3/2016
- Tại Nghị quyết số 55-NQ/TW về định hướng Chiến lược phát triển năng
lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã đề ra chủ
trương, định hướng, chính sách phát triển năng lượng quốc gia, trong đó có mục
tiêu phát triển năng lượng thủy điện
- Từ năm 2003 đến nay, Quốc hội đã ban hành, sửa đôi, bô sung nhiều văn
bản quy phạm pháp luật trong đó có các quy định điều chỉnh hoạt động đầu tư,
xây dựng, quy hoạch phát triển TD như Luật Đầu tư, Luật Xây dựng, Luật Điện
lực, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Tài nguyên nước, Luật Bảo vệ và phát triển
rừng, Luật Đất đai và một số văn ban quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định
cư cho các dự án thủy lợi và thủy điện gắn với các van dé phát triển kinh tế - xã
hội, xây dựng nông thôn mới, mà nhân mạnh đến phù hợp với phong tục, tập quán
của từng dân tộc và đảm bảo bền vững về môi trường sinh thái
Thứ ba, các yêu tô về kỹ thuật, công nghệ
Các bộ, ngành đã phê duyệt, ban hành những tiêu chuẩn kỹ thuật và công
nghệ thi công thủy điện theo quy định của Nhà nước, lập quy trình và tiến hành
kiểm tra an toàn hồ đập; đánh giá mức độ rủi ro khi tích nước và có biện pháp ứng
phó Chủ đầu tư các công trình đập thủy điện phải đảm bảo có qui trình tích nước,
xả lũ an toàn, đồng thời xây dựng kịch bản ứng phó thiên tai khi xảy ra sự cô
Đầu tư thiết bị công nghệ cho các nhà máy thuỷ điện thường chiếm khoảng
20 — 25% tông mức đầu tư Trong thời gian qua, các dự án thuỷ điện, trong đó các
dự án thuỷ điện vừa và nhỏ chủ yếu nhập thiết bị công nghệ của Trung Quốc với
chất lượng trung bình, giá thành thấp
Trang 381.1.3 Chủ trương, định hướng, chính sách phát triển nhà máy thủy điện ở
Việt Nam
Thứ nhất, trước năm 1975
Trước năm 1954, các công trình thủy điện được người Pháp nghiên cứu
khai thác thủy điện - thủy lợi dé phục vu cho mục đích khai thác thuộc địa Cac
công trình nhà máy thủy điện được lựa chon tại các vi trí thuận lợi, có thé xay
dựng nhanh, với chi phí thấp, chưa có nghiên cứu sâu về quy hoạch tong thé Thời
gian tiếp theo (1954 -1975), với sự giúp đỡ của các chuyên gia Liên Xô và Trung
Quốc, các nghiên cứu đánh giá tiềm năng thủy điện cho lưu vực sông Hồng đã
được thực hiện từ năm 1956 Ngày 19/8/1964, công trình nhà máy thủy điện có
quy mô lớn đầu tiên với sự giúp đỡ của Liên Xô đã được khởi công xây dựng:
Nhà máy thủy điện Thác Bà trên sông Chảy, công suất ban đầu là 108 MW
Tại miền Nam vào năm 1961, người Nhật tài trợ theo chương trình đền bù
chiến phí của chiến tranh thế giới thứ hai để xây dựng dự án nhà máy thủy điện
Đa Nhim với công suất 160 MW Tuy nhiên, do ảnh hưởng của chiến tranh, Nhà
máy thuỷ điện Đa Nhim phải ngừng hoạt động vào năm 1965, sau gần một năm
đưa vào vận hành.
Thứ hai, từ năm 1975 đến năm 1994
Giai đoạn 1975 - 1994, với sự giúp đỡ lớn lao từ Liên Xô, Việt Nam đã xây
dựng thành công nhà máy thủy điện Hòa Bình, là dau mốc quan trọng về khai thác
thủy năng to lớn cho đất nước Tại miền Nam, công tác khắc phục nhà máy thủy
điện Da Nhim được thực hiện khẩn trương, va cuối năm 1975 nhà máy thuỷ điện
Đa Nhim đã vận hành trở lại Dé tiếp tục bổ sung nguồn điện cho miền Nam, ngày
30/4/1984, nhà máy thủy điện Tri An đã chính thức khởi công xây dựng.
Trong giai đoạn này, tại miền Trung, một số nhà máy thủy điện nhỏ và vừa
cũng bắt đầu được các đơn vị khảo sát - thiết kế trong nước bắt tay thực hiện như
nha máy thủy điện Dray H’linh (12 MW); nhà máy thủy điện Vĩnh Sơn (66 MW).
Thứ ba, từ 1995 đến năm 2005
Trang 39Có thé nói, giai đoạn này là đỉnh cao trong sự nghiệp phat triển nha máy
thủy điện của đất nước Nhiều công trình nhà máy thủy điện được xây dựng và
đưa vào vận hành, bao gồm cả những nhà máy thủy điện lớn, đa mục tiêu, như:
nhà máy thủy điện laly; nhà máy thủy điện Hàm Thuận - Đa MI; nhà máy thủy
điện Sê San 3; nhà máy thủy điện Tuyên Quang
Giai đoạn này cũng chứng kiến sự phát triển vượt bậc và chuyên biến về
chất của kỹ thuật xây dựng nhà máy thủy điện trên tất cả các lĩnh vực, từ quản lý
dự án, tư vấn xây dựng, thi công và vận hành nhà máy thủy điện Từ việc phải
phụ thuộc hoàn toàn vào kỹ thuật từ nước ngoài, đội ngũ người Việt Nam đã tự
chủ được tất cả công đoạn đề xây dựng thành công các nhà máy thủy điện với bất
kế qui mô nào Thời kỳ nay đã xuất hiện hàng loạt thành tựu kỹ thuật hoàn toàn
do các kỹ sư trong nước làm chủ Cùng với việc áp dụng thành công những kết
cau trong xây dựng đập, công tác chế tạo thiết bị cơ khí thủy công cho các dự án
thủy điện đã có tiễn bộ vượt bậc Hầu như toàn bộ thiết bị cơ khí thủy công trong
giai đoạn này là do các nha máy cơ khí trong nước đảm nhận dem lại hiệu quả cao
về mặt kinh tế khi triển khai, xây dựng và vận hành các nhà máy thuỷ điện
Thir tu, từ năm 2006 đến nay
Đây là giai đoạn tiếp nỗi quan trọng trong việc khai thác năng lượng thủy
điện của đất nước Những dự án nhà máy thủy điện lớn nhất được xây dựng và
hoàn thành trong thời kỳ này như: nhà máy thủy điện Sơn La (2400 MW), nhà
máy thủy điện Lai Châu (1200 MW) và Thủy điện Huội Quảng (560 MW) Phát
triển nhà máy thủy điện bắt đầu đi vào chiều sâu; làm chủ công nghệ thiết kế, thi
công các nhà máy thuỷ điện lớn Việc đầu tư xây dựng các dự án nhà máy thủy
điện đã thu hút mạnh mẽ các thành phần kinh tế; hầu hết các dự án thủy điện vừa
và nhỏ do doanh nghiệp ngoài nhà nước làm Chủ đầu tư Đến năm 2018, đã có
tong số 80 dự án thủy điện lớn và thủy điện vừa vào vận hành với tổng công suất
lắp máy là 15.999 MW tập trung ở các địa bàn tỉnh Sơn La, Lai Châu và Tây
Nguyên.
Trang 40Tai Nghị quyết số 55-NQ/TW về định hướng Chiến lược phát triển năng
lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã đề ra chủ
trương, định hướng, chính sách phát triển năng lượng quốc gia, trong đó có năng
lượng điện như sau:
- Phát triển các nguồn cung năng lượng sơ cấp theo hướng tăng cường khả
năng tự chủ, đa dạng hoá, bảo đảm tính hiệu quả, tin cậy và bền vững
- Phát triển nhanh và bền vững ngành điện đáp ứng yêu cầu công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước
- Phát triển hạ tang năng lượng bền vững, kết nối khu vực; nâng cao nội lực
ngành công nghiệp chế tạo, dịch vụ phục vụ ngành năng lượng
- Cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp
nhà nước trong lĩnh vực năng lượng; khuyến khích kinh tế tư nhân tham gia xã
hội hoá phát triển năng lượng
- Đôi mới cơ chế, chính sách, phát triển thị trường năng lượng đồng bộ, liên
thông, hiện đại và hiệu quả, phù hợp với định hướng xã hội chủ nghĩa
- Phát triển khoa học-công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
cho ngành năng lượng
- Đây mạnh hợp tác quốc tế; tích cực, chủ động xây dựng các đối tác chiến
lược để thực hiện mục tiêu nhập khẩu năng lượng trong dài hạn và đầu tư tài
nguyên năng lượng ở nước ngoài
- Thực thi chính sách bảo vệ môi trường ngành năng lượng gắn với mục
tiêu giảm phát thải khí nhà kính, thúc day kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững
1.2 LÝ LUẬN VE GIAO DAT, CHO THUÊ DAT DE ĐẦU TƯ XÂY DUNG
NHÀ MAY THUY ĐIỆN Ở VIET NAM
1.2.1 Cơ sở hình thành hoạt động giao dat, cho thuê dat dé đầu tư xây dựng
nhà máy thuỷ điện ở Việt Nam
Hoạt động giao dat, cho thuê dat dé đầu tư xây dựng nhà máy thuỷ điện ở
Việt Nam được thực hiện dựa trên chế độ sở hữu toàn dân về đất đai do Nhà nước
đại diện chủ sở hữu Ở nước ta, do tính đặc thù của chê độ sở hữu toàn dân về đât