Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Pháp luật điều chỉnh hoạt động xuất nhập cảnh, cư trú, đi lại của người nước ngoài tại Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

271 1 0
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Pháp luật điều chỉnh hoạt động xuất nhập cảnh, cư trú, đi lại của người nước ngoài tại Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

DE TÀI NGHIÊN CUU KHOA HOC CAP TRƯỜNG

PHAP LUAT DIEU CHINH HOAT DONG XUAT NHAP CANH, CU TRU, DI LAI CUA NGUOI NUOC

NGOAI TAI VIET NAM - THUC TRANG VA GIẢI PHÁP

MA SO: LH - 2018 - 21/DHL - HN

Chủ nhiệm dé tài: TS NGUYEN HONG BAC Thư ký đề tai: GV NGO THI NGOC ANH

HA NỘI - 2019

Trang 2

NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN ĐÈ TÀI CHỦ NHIỆM ĐÈ TÀI

TS NGUYEN HONG BAC TRUONG DAI HOC LUAT HA NOI THU KY DE TAI

GV NGÔ THI NGỌC ANH TRUONG DAI HOC LUAT HA NOI

TAP THE TAC GIA

1 TS NGUYEN HONG BAC Chuyên dé II2 TS HÀ VIỆT HƯNG Chuyên dé III3 GV NGO THI NGOC ANH Chuyén dé I4 NCS TRAN THUY HANG Chuyén dé IV

Scanned with CamScanner

Trang 3

DANH MỤC VIET TAT

2 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cu trú cial Luật XNC

người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014

3 | Pháp lệnh Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú Pháp lệnh XNC

của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2000

4 | Xuất cảnh, nhập cảnh XNC

5 Người nước ngoài NNN6 | Hộ chiếu ngoại giao HCNG7 | Hộ chiếu công vụ HCCV

Trang 4

MỤC LỤC

PHAN I: TONG QUAN VE DE TÀI NGHIÊN CỨU 5 5 ss- 1 I Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài -s 5 5< 5c secsessesses 1 IL Tổng quan tình hình nghiên cứu dé tài - 2-5-5 scssessese=sess 2 II Mục tiêu nghiên cứu đề tài <5 5 sessesscsecsessessessesersersess 4 IV Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu . - 4

V Đối tượng và phạm Vi nghiên cứu đề tài - 5< sesscs<ses<ss 5

VỊ Nội dung nghiÊn CỨU << 5 5 9 9 99 9 0 000 0980856 5 PHAN II: BAO CAO TONG HỢP KET QUA NGHIÊN CỨU 7 I KHÁI QUAT CHUNG VE NGƯỜI NƯỚC NGOÀI, PHAP LUAT DIEU CHỈNH HOAT DONG XUẤT NHAP CANH, CU TRU, ĐI LAI CUA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TẠI VIET NAM - 25c << sescseseesese 7

1.1.Khái quát chung về người nước ngoài - - - ‹‹ - «<< << << «<<< 7

1.1.1 Khái niệm người nước ngoải -.-. -‹<- 71.1.2 Năng lực pháp luật và năng lực hành vi của người nước ngoài 8

1.1.3 Quyền và nghĩa vụ của người nước ngoài trong lĩnh vực xuất nhập cảnh, cư trú , đi lại tại Việt ÌNam - - + + E SE SE E111 SSSSS95553511 5111111 khen re 10

1.1.4 Các cơ quan có thầm quyền trong hoạt động xuất nhập cảnh, cư trú, di lại

của người nước ngoài tại Việt Nam - - - c3 x13 ikrerrrxee II

1.2 Khái quát chung về pháp luật điều chỉnh hoạt động xuất nhập cảnh, đi lại của người nước ngoài tai Việt NAM d Go 5G S55 55555585 55 12

1.2.1 Pháp luật trong nước - cớ 12

1.2.2 Điều ước quốc tẾ -cc c9 211221121 H ST chen 17 Il NOI DUNG CƠ BAN CUA PHÁP LUẬT DIEU CHINH HOẠT ĐỘNG XUẤT NHAP CANH, CƯ TRU, ĐI LAI CUA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI

//)À⁄4i 07) 0 21 2.1 Pháp luật điều chỉnh hoạt động xuất nhập cảnh, đi lại của người nước

ngoài tại Viet ÏNam do 5c G G S9 99.9 999 0 09.0 0095909095096008806 eae

Trang 5

2.1.1 Thị thực xuất nhập cảnh của người nước ngoài 22

2.1.2 Nhập cảnh Việt Nam của người nước ngoài 33

2.2.3 Xuất cảnh Việt Nam của người nước ngoài ¿- c2 +x+sezx+xee: 35

2.2 Pháp luật điều chỉnh về cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 37

2.2.1 Người nước ngoài tạm fTÚ - - - + +2 191211119 11119911 19 1n ng 37.Zs2is TERI THOS TROLL CICS Tiss cess comma phong srs gn00110000i th00019 mm A ARR Ma ERI AD 42

HI THUC TIEN GIẢI QUYẾT XUẤT NHAP CANH, CU TRU, DI LAI CUA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM VA MOT SO GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUAT, NANG CAO HIỆU QUA QUAN LÝ NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TẠI VIET NAM - sccccxersxerxeeee 44 3.1 Thực tiễn giải quyết xuất nhập cảnh, cư trú, đi lại của người nước

Dea tại VIỆT INA, gatuiniiidiiuieeLLie1141414002400184105351445353601894168%1538321485484861:3408 44

3.1.1 Tinh hinh chung vé hoat dong xuat nhập cảnh, cư trú, đi lại của người

nước ngoài tại Vist ÏNa1m có G555 6 5 599 9999 9 999 99.09009550 44

3.1.2 Thực tiễn giải quyết xuất nhập cảnh, cư trú, đi lại của người nước ngoài

tại các cơ quan có thâm quyên của Việt Nam -‹ c2 c2 46 3.2 Đánh giá chung thực tiễn giải quyết xuất nhập cảnh, cư trú, đi lại của người nước ngoài tại ViỆt ÏNaim 70G 5G G55 9S 9S 98505658996 53 3.2.1 Những kết quả dat được 33333333333933333333333333533333353333333333333335333333355 IO 3.2.2 Khó khăn, vướng TmắC - 2 + E2 SE+E£EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkrkrrrred 55 3.2.3 Nguyên nhân của khó khăn, vướng mắc ‹¿- - c2 << 59 3.3 Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả quản lý

người nước ngoài xuất nhập cảnh, cư trú, đi lại tại Việt Nam 61

3.3.1 Hoàn thiện cơ sở pháp lý -c<cccc c2 61

3.3.2 Nâng cao trình độ chuyên môn cho can bộ trực tiếp thực hiện hoạt động

xuất nhập cảnh, cư trú, đi lại của người nước ngoài 65

3.3.3 Các giải pháp khác e ence eens 2S 65 gE << c0 S9 SH SH SH SH HH kg ve 67 PHAN III: CÁC CHUYEN ĐÈ NGHIÊN CUU 68

Trang 6

Chuyên dé 1: Khái quát chung về NNN, pháp luật điều chỉnh hoạt động XNC,

cư trú, đi lại của NNN tại Việt Nam 221111111 eeeeeeeeeee 69

Chuyên dé 2: Pháp luật điều chỉnh hoạt động XNC, đi lại của NNN tại Việt

\\biuNHHĂ cÁÁẢÃÄẢÄẢÃÝÃỶÃÝÃ 110

Chuyên dé 3: Pháp luật điều chỉnh hoạt động cư trú của NNN tại Việt Nam 155 Chuyên dé 4: Cac cam kết quốc tế của Việt Nam có liên quan đến hoạt động

XNC, cư trú, đi lại của NNN tại Việt Nam 55555 55555222222 210

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO <-<<< 332

PHU LỤC (<5 3£ eEssseeseseeeseseeeeessseesesserecsseeee.2 3Ø

Trang 7

PHAN I

TONG QUAN VE DE TAI NGHIEN CUU I Tính cấp thiết của việc nghiên cứu

Trong thời gian qua, nhất là ké từ khi thực hiện chủ trương đổi mới toàn

diện đất nước do Đảng đề xướng và thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị và hợp tác với tất cả các nước, số người nước ngoài (NNN) đến Việt Nam với mục đích khác nhau ngày càng tăng Theo thống kê của Tổng cục du lịch, lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 12/2018 đạt 1.374.235 lượt, tăng 5,6% so với thang 11/2018 va tang 7,7% so với thang

12/2017 Tinh chung cả năm 2018 đạt 15.497.791 lượt khách, tăng 19,9% so với

năm 2017! Riêng trong tháng 4/2019 ước đạt 1.468.766 lượt, tăng 4,2% so với

tháng 3/2019 và tăng 9,59% so với tháng 4/2018 Tính chung 4 tháng năm 2019,

tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 5.968.880 lượt khách, tăng

7,6% so với cùng kỳ năm 20187.

Quyền xuất nhập cảnh, cư trú, đi lại của NNN tại Việt Nam được quy định

trong Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của NNN tại Việt Nam năm

2014 (sau đây gọi là Luật XNC) Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã

hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thong qua ngày 16 tháng 6 nam

2014, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2015 Luật gồm 9 Chương, 55 Điều

quy định về nguyên tắc, điều kiện, trình tự, thủ tục, quyền và nghĩa vụ của NNN

nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam; quyền và trách nhiệm của

cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam, của cơ quan, tô chức, cá nhân trong hoạt

động nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của NNN tại Việt Nam Các quy

định điều chỉnh hoạt động này của NNN được cụ thể hóa trong một số văn bản khác do Chính phủ, Bộ, ngành ban hành Các quy định của Luật “siết chặt”

! http://vietnamtourism gov.vn/index.php/items/28014 Truy cập ngày 26/1/20197 hftp://vietnamtourism.gov.vn/index.php/cat/1205, Truy cập ngày 23/1/2019

Trang 8

việc nhập cảnh, xuất cảnh (XNC), quá cảnh, cư trú của NNN tại Việt Nam

nhưng vẫn đảm bảo sự tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan

hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Ngoài ra, một số văn bản pháp luật chuyên ngành khác như Bộ luật lao

động 2012, Luật Cư trú năm 2006, Luật Du lịch 2005, Nghị định 11/2016/ND

-CP của Chính phủ ngày 3/2/2016 quy định chỉ tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động cũng có quy định liên quan đến XNC, cư trú của NNN tại Việt Nam.

Qua các văn bản pháp luật trên, có thê nhận thấy, trong thời gian qua, Nhà nước ta đã từng bước điều chỉnh, bổ sung các quy định của pháp luật cho phù hợp với đường lỗi đổi mới về công tác đối ngoại của Dang Các quy định của

pháp luật về XNC, cư trú của NNN tại Việt Nam, đã và đang từng bước được

hoàn thiện và đã đạt được những kết quả nhất định Tuy nhiên, trước thực tế

ngày càng đa dạng và phức tạp của hoạt động XNC, cư trú của NNN tại Việt

Nam, việc áp dụng pháp luật trong lĩnh vực này đã bộc lộ những hạn chế, vướng

mắc Công tác quản lý nhà nước về XNC, cư trú của NNN tại Việt Nam chưa

đáp ứng được yêu cầu bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội Do đó,

việc nghiên cứu pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về hoạt động XNC, cư

trú, của NNN tại Việt Nam, để từ đó đưa ra giải pháp hoàn thiện pháp luật và

nâng cao hiệu quả quản lý NNN tại Việt Nam là hết sức cần thiết II Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài

Pháp luật điều chỉnh hoạt động XNC, cư trú, đi lại của NNN tại Việt Nam, đã có một số tác giả nghiên cứu dưới dang các bài viết hội thảo, tạp chí Có thé liệt kê một số công trình liên quan đến van đề này như:

- Nguyễn Hồng Bắc (2011), “Quy định của pháp luật Việt Nam về người nước ngoài, người Việt Nam định cu ở nước ngoài” Sách tham khảo, Nxb Tu

pháp, Hà Nội;

- Nhà pháp luật Việt - Pháp (2005), Tu pháp quốc tế, Sách tham khảo, Nxb.

Chính trị quốc gia, Hà Nội;

Trang 9

Bài viết tạp chí, hội thảo

- Nguyễn Hồng Bắc (2002), “Mét số vấn dé pháp lý về người Việt Nam định cu ở nước ngoài”, Tạp chí Luật học, Trường Dai học Luật Ha Nội, SỐ

- Phạm Hồng Hạnh (2015), chuyên đề “Những vấn dé pháp lý trong lĩnh vực xuất nhập cảnh, cư trú của NNN tại Việt Nam”; Nguyễn Đức Việt, chuyên đề “Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật Việt Nam về địa vị pháp lý

cua NNN”, thuộc Hội thảo khoa học cấp khoa “Dia vi pháp lý của NNN tại Việt

Nam”, do Khoa Pháp luật Quốc té, Trường Dai học Luật Ha Nội tô chức tháng

Giáo trình, chuyên đề nghiên cứu, luận văn

- Trường Đại học Luật Hà Nội - Giáo trình Tư pháp quốc tế (2017), chương Ill “Chủ thể của tư pháp quốc tế”, NXB Tư pháp, Hà Nội;

- Viện nghiên cứu lập pháp - Trung tâm nghiên cứu khoa học, Chuyên đề nghiên cứu “Cự tri, diéu kiện cư trú của người nước ngoài tai Việt Nam - thực

trạng và kiến nghị“, Hà Nội - tháng 10/2013;

- Phạm Đức Chính, “Quản lý nhà nước về cư trú của người nước ngoài trên địa bàn Thành pho Ha Nói”, Luan văn thạc sĩ Luật hoc, Hoc viện khoa hoc

xã hội - Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội, 2018

- Trần Thị Hồng Thu (2011), “Hoàn thiện pháp luật vé dia vị pháp ly của

người nước ngoài tại Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật -DHQGHN;

- Uy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội (2013) khảo sát về “Viéc thực hiện chính sách, pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh và cư trú của NNN tại

Việt Nam’

Như vậy, các công trình kế tên trên đã nghiên cứu một số van dé pháp lý và

thực tiễn liên quan đến hoạt động XNC, cư trú, đi lại của NNN tại Việt Nam.

Tuy nhiên, các công trình, bài viết, nghiên cứu hầu như mới chỉ đề cập đến một

Trang 10

số khía cạnh pháp lý về hoạt động XNC, cư trú, đi lại của NNN mà chưa công

trình nào nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện về cả ba hoạt động XNC, cư

trú và đi lại của NNN tại Việt Nam, nhất là trong giai đoạn hiện nay pháp luật Việt Nam có nhiều điểm mới điều chỉnh về hoạt động này,

Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Pháp luật điều chỉnh hoạt động xuất,

nhập cảnh, cw tru, di lai của người nước ngoài tai Việt Nam - Thực trạng và

giải pháp " là vẫn đề mới, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện từ trước đến nay, nhất là sau khi Việt Nam ban hành Luật XNC của NNN tai Việt Nam năm 2014 và một số văn bản hướng dẫn.

HI Mục tiêu đề tài

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là làm sáng tỏ:

- Những quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về hoạt động XNC, cư trú, đi lại của NNN tại Việt Nam;

- Việc đảm bảo thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam có liên quan đến hoạt động xuất nhập cảnh, cư trú, đi lại của NNN tại Việt Nam;

- Đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về XNC, cư trú,

đi lại của NNN tại Việt Nam Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp

luật Việt Nam trong lĩnh vực này.

IV Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

4.1 Cách tiếp cận: Đề tài tiếp cận các vẫn đề nghiên cứu từ các góc độ sau: - Tiếp cận từ chính sách của Đảng và Nhà nước về hội nhập kinh tế quốc tế; - Tiếp cận từ cơ sở lý luận về NNN trong tư pháp quốc tế;

- Tiép cận từ thực tiễn về hoạt động xuất nhập cảnh, cư trú, đi lại của NNN tại

Việt Nam;

- Tiếp cận từ những định hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam đến năm 2020.

4.2 Các phương pháp nghiên cứu:

Đề thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu: Tổng hợp, phân tích, thống kê, khái quát hóa Đây là phương pháp truyền

thống, đã được kiểm nghiệm trong thực tiễn Đặc biệt đề tài sử dụng phương

4

Trang 11

pháp so sánh Phương pháp so sánh được sử dụng trong các chuyên đề của đề tài nhằm làm rõ những điểm mới của pháp luật Việt Nam hiện hành điều chỉnh hoạt động XNC, cư trú, đi lại của NNN tại Việt Nam.

V Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5.1 Đối trợng nghiên cứu

Đề tài xác định đối tượng nghiên cứu chủ yếu là:

- Quy định của pháp luật Việt Nam về XNC, cư trú, đi lại của NNN tại Việt

- Các cam kết quốc tế của Việt Nam có liên quan đến hoạt động XNC, cư trú,

đi lại của NNN tại Việt Nam;

- Thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về XNC, cư trú, đi lại

của NNN tại Việt Nam.

5.2 Pham vi nghién cứu

Pháp luật Việt Nam điều chỉnh hoạt động XNC, cư trú, đi lại của NNN tại

Việt Nam là vẫn đề tương đối rộng, do vậy, đề tài không có tham vọng nghiên

cứu tat cả các van dé mà giới hạn nghiên cứu:

- Về mặt nội dung: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận, pháp

lý và thực tiễn về hoạt động XNC, cư trú, đi lại của NNN tại Việt Nam trong các

điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và pháp luật Việt Nam.

- Về mặt thời gian: Nghiên cứu pháp luật Việt Nam và thực tiễn thi hành pháp luật điều chỉnh hoạt động XNC, cư trú, đi lại của NNN tại Việt Nam từ năm 2014 - nay (cụ thê từ khi Quốc Hội ban hành Luật XNC năm 2014 và các văn bản hướng dẫn).

- Về mặt không gian: Đánh giá thực trạng thi hành pháp luật điều chỉnh

hoạt động XNC, cư trú, đi lại của NNN tại Việt Nam tại một số thành phó lớn ở Việt Nam, tập trung đông NNN: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Khánh Hòa.

VỊ Nội dung nghiên cứu

- Khái quát chung về NNN, pháp luật điều chỉnh hoạt động XNC, cư trú, đi

lại của NNN tại Việt Nam;

Trang 12

- Pháp luật điều chỉnh hoạt động XNC, đi lại của NNN tại Việt Nam;

- Pháp luật điều chỉnh hoạt động cư trú của NNN tại Việt Nam;

- Các cam kết quốc tế của Việt Nam có liên quan đến hoạt động XNC, cư trú, đi lại của NNN tại Việt Nam.

Trang 13

PHẢN II

BAO CAO TONG HỢP KET QUÁ NGHIÊN CỨU

I KHÁI QUAT CHUNG VE NGƯỜI NƯỚC NGOÀI, PHÁP LUẬT DIEU CHINH HOAT ĐỘNG XUẤT NHẬP CẢNH, CƯ TRU, ĐI LAI CUA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

1.1 Khái quát chung về người nước ngoài

1.1.1 Khái niệm người nước ngoài

Hiện nay, trong khoa học pháp lý các quốc gia nói chung và Việt Nam nói

riêng có cách tiếp cận khá giống nhau về khái niệm NNN Từ đó, NNN được hiểu

theo hai nghĩa:

Theo nghĩa rộng, NNN được hiểu là tất cả những người không có quốc tịch của nước sở tại Điều đó có nghĩa là bất kỳ một cá nhân nào không mang quốc tịch của quốc gia SỞ tại đều được xác định là NNN Theo cách hiểu này NNN bao gồm cả người có quốc tịch nước ngoài và người không quốc tịch.

Theo nghĩa hẹp, NNN là người có quốc tịch nước khác và không phải là công dân của nước sở tại Theo cách tiếp cận này, người không quốc tịch không phải là

Ở Việt Nam có khá nhiều văn bản pháp luật định nghĩa về NNN Chang han:

Điều 3 khoản 5 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008: NNN cư trú ở Việt Nam là

công dân nước ngoài và người không quốc tịch thường trú hoặc tạm trú ở Việt Nam; Điều 3 khoản 1 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của NNN tại Việt Nam

năm 2014 (sau đây viết tắt là Luật XNC), định nghĩa: NNN là người mang giấy

tờ xác định quốc tịch nước ngoài và người không quốc tịch nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam.

Từ các định nghĩa trên có thé hiểu: “øgười nước ngoài là người không có

quốc tịch Việt Nam, bao gom người có quốc tịch nước ngoài và người không quốc tịch” Như vậy, theo định nghĩa này NNN bao gồm2 loại là người có quốc tịch nước ngoài và người không quốc tịch.

Trang 14

- Quốc tịch nước ngoài là quốc tịch của một nước khác không phải là quốc tịch Việt Nam (Điều 3 khoản I Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008) Như vậy, NNN theo quy định của pháp luật Việt Nam bao gồm các nhóm sau:

+ Người mang quốc tịch của một quốc gia khác;

+ Người mang nhiều quốc tịch nhưng không có quốc tịch Việt Nam.

- Người không quốc tịch là người không có quốc tịch Việt Nam và cũng không có quốc tịch nước ngoài (Điều 3 khoản 2 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008).

1.1.2 Nang lực pháp luật va năng lực hành vi của người nHớc ngoài

NNN là một trong những chủ thé cơ bản của TPQT Năng lực pháp luật va

năng lực hành vi là thuộc tính vốn có của một chủ thê pháp luật để người đó tham

gia vào các quan hệ pháp luật nhất định.

a Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là người nước ngoài

Luật pháp các nước thường quy định: Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân

là NNN được xác định theo pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch hoặc

pháp luật mà người đó cư trú.

Ở Việt Nam, dé xác định năng lực pháp luật dân sự của NNN, Điều 673 Bộ

luật dan sự (BLDS) 2015 quy định hai nguyên tắc sau:

- Thứ nhất, "Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân được xác định theo pháp

luật của nước mà người đó có quốc tịch" Với quy định này, cá nhân là công dân

của quốc gia nao thì năng lực pháp luật của họ sẽ xác định theo pháp luật của

quốc gia đó.

- Thư hai, “người nước ngoài tại Việt Nam có năng lực pháp luật dân sự nhưcông dân Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam có quy định khác” (khoản

2 Điều 673 BLDS) Theo trường hợp này, khi NNN tại Việt Nam và tham gia các

quan hệ dân sự thì năng lực pháp luật của người đó được xác định như công dân

Việt Nam và theo pháp luật Việt Nam Tuy nhiên, NNN tại Việt Nam, không phải trong mọi trường hợp người đó đều có năng lực pháp luật dân sự như công dân

Việt Nam Pháp luật Việt Nam cũng như hầu hết pháp luật các nước đều có

những quy định về quyền và nghĩa vụ dành riêng cho công dân nước mình, ví dụ,

8

Trang 15

quyền được phục vụ trong lực vũ trang như công an, quân đội chỉ dành riêng cho công dân Việt Nam (trừ một số trường hợp ngoại lệ)°.

b Năng lực hành vi dán sự của cá nhân là người nước ngoài

Đại đa số luật pháp các nước áp dụng nguyên tắc luật quốc tịch (Lex patriae), riêng hệ thống luật Anh - Mỹ (Common law) lại áp dụng nguyên tắc

luật nơi cư trú (Lex domicille) để giải quyết.

Ở Việt Nam, để xác định năng lực hành vi dân sự cua NNN, Điều 674 BLDS

2015 chia thành các trường hợp sau:

Thứ nhất, khoản 1 Điều 674 quy định "Năng lực hành vi dân sự của cá nhân

được xác định theo pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch, trừ trường hợp

quy định tại khoản 2 Điều này" Theo đó, một người có khả năng bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự như thế nào do pháp luật của nước họ là công dân quy định.

Thứ hai, bên cạnh việc xác định năng lực hành vi của NNN theo luật quốc

tịch, khoản 2 Điều 674 BLDS 2015 quy định: “Trường hợp người nước ngoài xác

lập, thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam, năng lực hành vi dân sự củangười nước ngoài đó được xác định theo pháp luật Việt Nam” Đây chính làngoại lệ của khoản 1, với quy định này, khi NNN xác lập, thực hiện các giao dịch

dân sự trên lãnh thé của Việt Nam thi năng lực hành vi của người đó được xac

định theo pháp luật Việt Nam.

Như vậy, để giải quyết xung đột pháp luật về năng lực hành vi dân sự của cá nhân là NNN, Việt Nam đã áp dụng hệ thuộc luật quốc tịch kết hợp với pháp luật

Việt Nam để giải quyết Nguyên tắc này cũng được ghi nhận trong Hiệp định

tương trợ tư pháp Việt Nam ký với các nước Chang hạn, khoản 1 Điều 17 Hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự và hình sự giữa Việt Nam và CHDCND Lào năm 1998 quy định: “Năng lực pháp luật và nang lực hành vi dân sự sẽ tuân theo pháp luật của nước ký kết mà cá nhân đó là công dân”.

3 Xem: Giáo trình TPQT- Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Tư pháp, trang 86

Trang 16

1.1.3 Quyên, nghĩa vụ của người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, quá

cảnh, cw trú, di lại tại Việt Nam

Quyền, nghĩa vu cua NNN nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú, đi lại tại Việt Nam

được quy định cụ thể tại Điều 44 Luật XNC năm 2014.

a Các quyền của NNN nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú, đi lại tại Việt Nam

- Được bảo hộ tính mạng, danh dự, tài sản và các quyên, lợi ích chính đáng

theo pháp luật Việt Nam trong thời gian cư trú trên lãnh thé nước Việt Nam; - Người có thẻ tạm trú được bảo lãnh ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con

vào Việt Nam thăm; được bảo lãnh vợ, chồng, con dưới 18 tuổi ở cùng trong

thời hạn thẻ tạm trú nếu được cơ quan, tô chức mời, bảo lãnh người đó đồng ý;

- Người có thẻ thường trú được bảo lãnh ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con vào

Việt Nam thăm;

- Người đang cư trú hợp pháp tại Việt Nam được đi lại trên lãnh thổ Việt

Nam, được kết hợp du lịch, thăm người thân, chữa bệnh không phải xin phép; trường hợp vào khu vực cấm hoặc khu vực hạn chế đi lai, cu trú thực hiện theo quy định của pháp luật;

- Thuyén vién trén cac tau, thuyén nhập cảnh Việt Nam được di bờ trong

phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tàu, thuyền neo đậu; trường hợp đi ra ngoài phạm vi trên hoặc xuất cảnh khỏi lãnh thổ Việt Nam qua các cửa khâu khác thì được xét cấp thị thực;

- Vợ, chồng, con cùng đi theo nhiệm kỳ của thành viên cơ quan đại diện

ngoại giao, cơ quan lãnh sự, co quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hop

quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ được lao động nếu có giấy phép lao

động, trừ trường hợp không thuộc diện cấp giấy phép lao động; được học tập nếu

có văn bản tiếp nhận của nhà trường hoặc cơ sở giáo dục;

- Người đang học tập tại các trường hoặc cơ sở giáo dục theo điều ước quốc

tế, thỏa thuận quốc tế được kết hợp lao động nếu có văn bản cho phép của nhà

trường hoặc cơ sở giáo dục;

- Người không quốc tịch thường trú ở nước ngoài được nhập cảnh Việt Nam

10

Trang 17

du lịch, thăm người thân;

- Người không quốc tịch cư trú tại Việt Nam có nhu cầu xuất cảnh được Bộ

Công an xem xét cấp giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế.

b Nghia vu của người nước ngoài xuất nhập cảnh, cư tru, đi lại tại Việt Nam - Tuân thủ pháp luật Việt Nam; tôn trọng truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán của Việt Nam;

- Hoạt động tại Việt Nam phải phù hợp với mục đích nhập cảnh;

- Khi đi lại phải mang theo hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế, giấy

tờ liên quan đến cư trú tại Việt Nam và phải xuất trình khi cơ quan có thẩm quyền yêu câu;

- NNN thường trú nếu xuất cảnh đến thường trú ở nước khác phải nộp lại thẻ thường trú cho đơn vị kiêm soát xuất nhập cảnh tại cửa khâu.

Như vậy, NNN khi XNC, cư trú tại Việt Nam phải có nghĩa cụ tuân thủ day du

cac nghia vu trén, néu ho vi phạm thi tùy mức độ vi phạm có thê bị xử lý về hành chính hoặc hình sự, NNN có thể bị xử phạt trục xuất khỏi Việt Nam‘.

Các quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực XNC, cư trú nêu trên được

ghi nhận tại Điều 17 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013

của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật

tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.

1.1.4 Các cơ quan nhà nước có thẩm quyên trong lĩnh vực xuất nhập cảnh,

cư tri, di lại của người nước ngoài tại Việt Nam

Ở nước ta hiện nay, có nhiều cơ quan nhà nước khác nhau có thâm quyền

quản lý nhà nước trong lĩnh vực XNC, cư trú,đi lại của NNN tại Việt Nam như

Bộ Công an (Cục Quản lý xuất, nhập cảnh thuộc Bộ Công an); Bộ Ngoại giao

(Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao); Bộ Quốc phòng; Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài; Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực 4 Theo quy định tại Điều 30 Nghị định 112/2013/NĐ-CP quy định hình thức xử phạt trục xuất, biện pháp

tạm giữ người, áp giải người vi phạm theo thủ tục hành chính và quản lý NNN vi phạm pháp luật Việt Namtrong thời gian làm thủ tục trục xuât.

Trang 18

thuộc Trung ương (Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương).

Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan chức năng này trong lĩnh vực XNC, cư trú của NNN tại Việt Nam được quy định cụ thé tại Chương III Luật XNC (các điều từ Điều 46 đến Điều 52) và trong một số văn bản quy phạm pháp luật khác Như vây, có nhiều cơ quan liên quan đến hoạt động XNC, cư trú cua NNN tại

Việt Nam Do vậy, dé thực hiện tốt cơ chế phối hợp giữa các cơ quan trên, Chính

phủ ban hành Nghị định số 64/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2015 quy định cơ chế phối hợp giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong công tác quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, quá

cảnh, cư trú của NNN tại Việt Nam.

1.2 Khái quát chung về pháp luật điều chỉnh hoạt động xuất nhập cảnh, cư trú, di lại cia người nước ngoài tại Việt Nam

Hoạt động XNC, cư trú, đi lại của NNN ở Việt Nam được điều chỉnh trên hai cơ sở: Pháp luật trong nước của Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là

thành viên.

1.2.1 Pháp luật Việt Nam về hoạt động xuất nhập cảnh, cư trú, đi lại của

người nước ngoài tại Việt Nam

Nghiên cứu pháp luật điều chỉnh về hoạt động XNC, cư trú, đi lại của NNN ở

Việt Nam đòi hỏi phải có sự nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của nó

trong thời gian qua, thực trạng hệ thống pháp luật đó trong giai đoạn hiện nay và

xu thé vận động của nó trong thời gian tới Ngoài ra, khi nghiên cứu quá trình

hình thành và phát triển của pháp luật điều chỉnh hoạt động XNC, cư trú, đi lại của NNN ở Việt Nam phải tính đến sự ra đời và quá trình hoàn thiện pháp luật về

XNC, cư trú, đi lại của NNN, lay đó làm cơ sở dé phân kì lịch sử sự phát triển

của pháp luật điều chỉnh hoạt động này Trên cơ sở xuất phát điểm như vậy và để

phục vụ việc nghiên cứu đề tài, có thể chia quá trình hình thành và phát triển nội

dung pháp luật đó thành ba giai đoạn lớn:

- Từ 1945 - 1992: Giai đoạn trước khi ban hành Pháp lệnh nhập cảnh, xuất

cảnh, quá cảnh, cư trú của NNN tại Việt Nam năm 1992;12

Trang 19

- Từ 1992 - 2014: Giai đoạn sau khi ban hành Pháp lệnh nhập cảnh, xuất

cảnh, quá cảnh, cư trú của NNN tại Việt Nam năm 2000 và

- Từ 2014 - nay: Giai đoạn ban hành Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh,

cư trú cua NNN tại Việt Nam nam 2014.

a Giai đoạn thứ nhất: Từ 1945 - 1992.

Quy định pháp luật có ý nghĩa quan trọng đầu tiên đề cập đến địa vị pháp

lý của NNN tại Việt Nam là ba bản Hiến pháp: Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp

năm 1959 và Hiến pháp 1980 Hiến pháp 1980 tiếp tục khăng định một điều đã có trong hai bản Hiến pháp trước đó Đó chính là “nhitng NNN dau tranh vì tự

do và độc lập dán tộc, vì chu nghĩa xã hội, dan chủ và hoà bình hoặc vi sự

nghiệp khoa học mà bị bức hại thì được Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho phép cu tru’, và “nhà nước bảo hộ quyền lợi của Việt kiểu"5.

Ngoài ba bản Hiến pháp đặt nền móng quy định quyền cư trú của NNN ở Việt Nam, vấn đề đăng ký cư trú của ngoại kiều còn được quy định trong Nghị định 764/TTg ngày 8 tháng 5 năm 1956 của Thủ tướng Chính phủ về điều lệ

đăng ký hộ tịch, Nghị định 286/TTg ngày 31 tháng 7 năm 1959 cua Thủ tướng

chính phủ quy định việc NNN đăng ký khi đến Việt Nam, Nghị định 506/ND ngày 6 tháng 8 năm 1959 của Bộ trưởng Bộ công an ban hành thé lệ đăng ký cư

trú của ngoại kiều.

Về việc XNC, quá cảnh của NNN ở Việt Nam có Nghị định 83/CP ngày

10 tháng 6 năm 1961 của Hội đồng chính phủ về việc NNN xin nhập, xuất và

quá cảnh nước Việt Nam dân chủ cộng hoà Đây là những văn bản bước đầu điều chỉnh về XNC, quá cảnh, cư trú của NNN tại Việt Nam Tuy nhiên, văn bản pháp luật điều chỉnh về XNC, quá cảnh, cư trú của NNN tại Việt Nam quan

trọng nhất trong giai đoạn này phải kế đến Quyết định 122/CP ngày 25 tháng 4

năm 1977 của Hội đồng Bộ trưởng về chính sách đối với NNN cư trú và làm ăn sinh sống ở Việt Nam Quyết định này lần đầu tiên đưa ra định nghĩa một cách

Š Điều 81 Hiến pháp năm 1980

5 Điêu 75 Hiên pháp năm 1980

Trang 20

rõ ràng về NNN, cũng như quy định tương đối day đủ, tập trung các quyền nghĩa vụ cơ bản của NNN cư trú, làm ăn sinh sống tại Việt Nam Theo đó, “NNN gọi tắt là ngoại kiểu nói trong quyết định này là những người cư trú và làm ăn sinh sống ở Việt Nam, có quốc tịch nước khác, hoặc không có quốc tịch”.

Cụ thê hoá quy định của Quyết định 122/CP Bộ Ngoại giao và Bộ Nội vụ

đã ban hành Thông tư liên tịch số 178-LBNG/NV ngày 25 tháng 5 năm 1977

tiếp tục đưa ra những hướng dẫn chỉ tiết hơn về cư trú, đi lại, hành nghề, quyền và nghĩa vụ của NNN ở Việt Nam Theo Thông tư liên tịch 178, có những hạn chế nhất định đối với NNN trong việc thực thi các quyền mà Quyết định 122/CP đã quy định Ví dụ như: ngoại kiều không được cư trú ở khu vực biên giới, bờ biển (Mục II.2), không được đi vào khu vực cam đặt ký hiệu chữ C, nơi có lực

lượng vũ trang canh gác (Mục II.3).

Qua tìm hiểu các quy định pháp luật về XNC, quá cảnh, cư trú, đi lại của NNN trong giai đoạn 1945-1992, có thể rút ra một số đặc điểm sau:

Thứ nhất là quy định pháp luật về XNC, quá cảnh, cư trú của NNN tại Việt Nam đã được chú ý nhưng còn sơ sài Ngoài Hiến pháp quy định một số nội dung mang tính nguyên tắc, văn bản pháp luật còn lại điều chỉnh trong phạm

vi hẹp và chưa rõ ràng Mặc dù pháp luật điều chỉnh về XNC, cư trú, đi lại của

NNN trong giai đoạn này, tuy chưa hoàn thiện nhưng đã có những quy định làm

nền móng dé chúng ta xây dựng quy chế pháp lý hoàn thiện hon cho NNNở giai

đoạn sau.

Thứ hai là hoạt động XNC, quá cảnh, cu trú cua NNN tại Việt Nam được

quy định qua tản mạn ở nhiều văn bản khác nhau Sự tản mạn dẫn đến cách sử

dụng thuật ngữ cũng không thống nhất, khi thì là “người nước ngoài”, khi thì là

“ngoại kiêu”, khi lại là “người ngoại quôc”Š.

7 Điều 1 Quyết định 122/CP năm 1977

8 Nguyễn Đức Việt, chuyên đề “Quá trinh hình thành và phát triển của pháp luật Việt Nam về địa vị pháply của NNN”, Hội thao khoa học cấp khoa “Địa vị pháp lý của NNN tại Viét Nam”, Trường Dai học Luật Hà

Nội: Hà Nội, 2015, trang 5

14

Trang 21

b Giai đoạn thứ hai: Từ 1992 - 2014

Ngày 15 tháng 4 năm 1992 Quốc hội ban hành bản Hiến pháp thứ tư

trong lich sử nhà nước Việt Nam Bện cạnh kế thừa ba bản hiến pháp trước quy

định về quyền cư trú tại Việt Nam của NNN, thì lần đầu tiên trong một bản Hiến pháp của nước ta ghi nhận rõ ràng: “NNN cư trú ở Việt Nam phải tuân theo Hién pháp và pháp luật Việt Nam, được Nhà nước bảo hộ tính mạng, tài sản và các quyên lợi chính đáng theo pháp luật Việt Nam” (Điều 81) Những quy định này đã định hướng các văn bản pháp luật thời kì sau này bổ sung thêm những quy

định nham bảo hộ quyền và lợi ích chính đang của NNN tại Việt Nam.

Một văn bản rất quan trọng được ban hành trong giai đoạn này Hội Đồng Nhà nước đã ban hành Pháp lệnh số 65-LCT/HĐNN8 ngày 21 tháng 2 năm 1992 về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú, đi lại của NNN tại Việt Nam Đây không phải là vấn đề hoàn toàn mới, nhưng Pháp lệnh này đã có những quy định

day đủ, chặt chẽ hơn Nghị định 83/CP ngày 10 tháng 6 năm 1961 của Hội đồng chính phủ, tạo khuôn khổ pháp lý vững chắc cho việc XNC, cư trú, đi lại của NNN.

Tiếp theo, cũng giai đoạn này, Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa X

thông qua Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh và cư trú của NNN tại Việt Nam ngày

28/4/2000° Các quy định về XNC và cư trú của NNN tại Việt Nam trong Pháp lệnh này được cụ thé hóa, chi tiết trong Nghị định của Chính phủ số

21/2001/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2001 Bộ Công an - Bộ Ngoại giao đã

phối hợp ban hành các Thông tư liên tịch!? hướng dẫn thi hành Nghị định này.

Ngoài ra, hoạt động XNC, cư trú của NNN tại Việt Nam còn được quy định

trong một sô văn bản khác!!.

° Pháp lệnh có hiệu lực thi hành ké từ ngày 01/8/2000, thay thế Pháp lệnh 1992

!° Thông tư liên tịch số 04/2002/TTLT/BCA-BNG ngày 29/01/2002; Thông tư liên tịch số01/2007/TTLT/BCA-BNG ngày 30/01/2007; Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT/BCA-BNG ngày 03/01/2012.

'! Thông tư liên tịch 01/2007/TTLT-BCA-BNG sửa đổi Thông tư liên tịch 04 về xuất nhập cảnh, cư trú củaNNN tại VN; Thông tư 45/2011/TT-BCA cấp giấy phép xuất nhập cảnh cho NNN thường trú tại Việt Namkhông có hộ chiếu; Thông tư 66/2009/TT-BTC về chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp hộ chiếu, thịthực, giấy tờ về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh và cư trú tại Việt Nam

Trang 22

c Giai đoạn ba: Từ 2014 - nay

Giai đoạn này, Quốc hội ban hành bản Hiến pháp thứ năm, Hiến pháp

năm 2013, tiếp tục khang định lại quyền cư trú của NNN tại Việt Nam Cũng giai đoạn này, trong quá trình thi hành pháp luât, Pháp lệnh nhập cảnh, xuất

cảnh, cư trú của NNN tại Việt Nam năm 2000 đã bộc lộ những hạn chế trong

quá trình thực hiện Nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý, tạo điều kiện cho hoạt động

XNC, cư trú của NNN tại Việt Nam, tang cường công tác quản lý nhà nước, góp

phần giữ vững an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong tình hình mới Trên cơ sở đó, Luật XNC đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ

nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 16 tháng 6 năm 2014,

có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2015'? Luật XNC gồm 9 chương, 55 điều quy định về nguyên tắc, điều kiện, trình tự, thủ tục, quyền và nghĩa vụ của NNN

nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam; quyền và trách nhiệm của

cơ quan quan ly nhà nước Việt Nam, của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt

động nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của NNN tại Việt Nam.

Sau 04 năm thực hiện các quy định của Luật XNC năm 2014 đã đem lại

nhiều kết quả đáng ghi nhận trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã

hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của đất nước Những quy định cụ thé của

Luật XNC về điều kiện, thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại

Việt Nam đã tạo điều liên thuận lợi cho NNN Tuy nhiên, tình hình thế giới,

khu vực, trong nước sẽ tiếp tục có nhiều thay đổi, một số quy định của Luật XNC năm 2014 chưa phù hợp với yêu cầu của thực tiễn nên cần phải sửa đôi cho phù hợp và khắc phục những vướng mắc trong quá trình thực hiện Luật Do vậy, Luật XNC năm 2014 cần được sửa đôi, bố sung cho phù hợp với thực tiễn.

Hiện nay, Chính phủ đã phân công Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các bộ,

ngành, cơ quan, tô chức có liên quan thực hiện dự án Luật.

!2 Thay thế Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của NNN tại Việt Nam năm 200016

Trang 23

Cũng trong giai đoạn này, ngoài Luật XNC năm 2014, hoạt động XNC, cư trú của NNN tại Việt Nam còn được quy định trong nhiều văn bản quy phạm

pháp luật khác do Chính phủ, Bộ, ngành ban hành”.

1.2.2 Điều ước quốc tế Việt Nam là thành viên điều chỉnh hoạt động xuất

nhập cảnh, cư trú, di lại của người nước ngoài tai Việt Nam

Hiện nay, hoạt động XNC, cư trú, đi lại của NNN tại Việt Nam được điều

chỉnh theo một số điều ước quốc tế sau: a Hiệp định, thỏa thuận miễn thị thực

Tính đến ngày 26/4/2019, Việt Nam đã ký Hiệp định, thỏa thuận miễn thị

thực với 87 nước, trong đó 04 Hiệp định với Cameroon, Nam-mi-bi-a, Ê-ti-ô-pi-a, Lat-va chưa xác định hiệu luc'* Theo đó, công dân của 87 nước mang hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ được miễn thị thực vào Việt Nam và ngược lại.

Theo Hiệp định, thỏa thuận miễn thị thực này, thời gian tạm trú được quy định rõ

với từng đối tượng cụ thê.

b Hiệp định khung ASEAN về miễn thị thực cho công dan các nước ASEAN Tại Hội nghị những người đứng đầu cơ quan quản lý xuất nhập cảnh và lãnh

sự các nước ASEAN lần thứ 7 (DGICM 7), tổ chức tại Hà Nội - Việt Nam vào

năm 2003, Việt Nam đã đề xuất sang kién “Hiệp định khung ASEAN về miễn thị

thực cho công dân các nước ASEAN” va đã được các các nước thành viên

ASEAN ủng hộ Trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần

thứ 39, tổ chức từ 24 - 28/07/2006 tại Kualalumpur - Malaysia năm 2006, Bộ

trưởng Ngoại giao các nước thành viên ASEAN đã ký Hiệp định khung ASEAN

về miễn thị thực Hiệp định này được ký kết là bước quan trọng góp phần xây

dựng một khối ASEAN tự do đi lại, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển quan hệ giao lưu, du lịch, đầu tư, hợp tác, giữa các nước thành viên.

Hiệp định khung ASEAN về miễn thị thực có một số nội dung cơ bản sau:

Trang 24

- Các nước thành viên sẽ miễn thị thực cho công dân của bất cứ nước thành viên nao, mang hộ chiếu của nước đó có gia tri, với thời han tạm trú 14 ngày kê từ ngày nhập cảnh

- Các nước thành viên có quyền miễn thị thực nhập cảnh cho công dân của các nước thành viên khác đối với các chuyên thăm tạm thời với thời hạn hơn 14 ngày, phù hợp với luật của nước đó và theo quy định thoả thuận song phương.

- Thời hạn hộ chiếu của công dân của các nước thành viên ít nhất là 06 tháng

tính từ ngày nhập cảnh.

- Việc miễn thị thực theo các Điều khoản của Hiệp định sẽ không miễn cho công dân của các nước thành viên thực hiện các quy định của pháp luật hiện hành

tại nước sở tại Mỗi nước thành viên có quyền từ chối nhập cảnh hoặc rút ngắn thời hạn tạm trú trong lãnh thô nước đó đối với công dân của các nước thành viên khác.

- Các nước thành viên sẽ trao đổi qua kênh ngoại giao các mẫu hộ chiếu hiện hành và mẫu hộ chiếu mới, không muộn hơn 30 ngày trước đưa vào sử dụng.

- Các nước thành viên có quyền tạm thời ngừng việc thực hiện Hiệp định vì

lý do an ninh quốc gia, trật tự xã hội và lý do y tế băng việc thông báo ngay lập

tức cho các nước thành viên khác qua kênh ngoại giao Việc tạm ngưng sẽ được

đỡ bỏ ngay sau khi những tình huống như vậy cham dứt.

- Các nước thành viên có quyền chấm dứt thực hiện hiện Hiệp định thông qua thông báo bằng văn bản gửi qua kênh ngoại giao Việc chấm dứt thực hiện Hiệp định sẽ có hiệu lực sau 90 ngày kế từ ngày nhận được thông báo.

- Hiệp định không ảnh hưởng đến việc thực hiện các cơ chế hiện hành về miễn thị thực giữa các nước thành viên, cũng như quyền và nghĩa vụ của các nước thành viên theo các cơ chế đó hoặc các hiệp ước quốc tế mà nước đó là

thành viên.

- Các nước thành viên sẽ đàm phán và ký kết các thoả thuận song phương

riêng rẽ dé thực hiện Hiệp định sớm nhất có thê Việc thực hiện các thoả thuận

song phương sẽ có hiệu lực vào ngày được thống nhất giữa các nước thành viên

liên quan.

18

Trang 25

Dé thực hiện Hiệp định khung ASEAN về miễn thị thực cho công dân các

nước ASEAN, đến nay các nước thành viên ASEAN đã ký Hiệp định song phương về miễn thị thực cho công dân mang hộ chiếu phổ thông, điều kiện và thời hạn tạm trú được quy định tại danh mục các Hiệp định, thoả thuận giữa Việt

Nam và các nước thành viên ASEAN.

c Thỏa thuận về cấp thị thực giữa Việt Nam và Hoa Kỳ

Thỏa thuận về cấp thị thực giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ được thực hiện bằng hình thức trao đổi công ham, ky tại Ha Nội ngày 29 tháng 01 năm 2016, có hiệu lực kế từ

ngày 29 thang 5 năm 2016.

- Quá trình ký Thỏa thuận

Thực tế, những năm gần đây phía Hoa Kỳ nhiều lần nêu vấn đề về chính

sách thị thực của Việt Nam gây khó khăn cho việc xin thị thực nhập cảnh Việt

Nam của công dân Hoa Kỳ Đặc biệt, sau khi Luật XNC được Quốc hội thông qua, theo đó công dân Hoa Kỳ chỉ được cấp 3 tháng và không được gia hạn thời gian lưu trú Trong khi đó, Hoa Kỳ vẫn tiếp tục cấp thị thực có hạn một năm,

nhiều lần nhập cảnh cho công dân Việt Nam vào Hoa Kỳ vì mục đích thương

mại (loại thị thực B-1) hoặc du lịch (thị thực B-2) Phía Hoa Ky cho rằng, chính

sách này của Việt Nam không tương xứng với chính sách của Hoa Kỳ với Việt

Nam va không tương xứng với quan hệ hai nước Phía Hoa Kỳ dé nghị nâng thời

hạn cấp thị thực cho công dân Hoa Kỳ lên một năm, nhiều lần cho mục đích du

lịch, hội nghị, việc riêng và các mục đích nhập cảnh ngắn hạn khác.

Trước thực tế đó, ngày 4/4/2016, Chủ tịch nước trình bày tờ trình đề nghị Quốc hội phê chuẩn Công hàm Thỏa thuận về cấp thị thực giữa Việt Nam và Hoa Kỳ Trên cơ sở nhất trí của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Bộ ngoại giao đã

thay mặt Chính phủ trao đổi với phía Hoa Kỳ công hàm cấp thị thực giữa Việt

Nam và Hoa Kỳ Sau đó, phía Hoa Kỳ đã có công hàm chính thức đồng ý với

công ham của phía Việt Nam Nội dung thỏa thuận dé cập, mỗi nước có thé rút

Trang 26

ngắn thời hạn thị thực va số lần nhập cảnh của từng trường hop cụ thé theo luật

pháp và quy định hiện hành.

Tuy nhiên, nội dung Thỏa thuận nêu trên có điểm trái với quy định Luật

XNC năm 2014, đó là Thỏa thuận cho phép cấp thị thực một năm với mục đích hội thảo, hội nghị, việc riêng, trong khi đó khoản 2 và 3 Điều 9 Luật XNC 2014 quy định chỉ được cấp 3 tháng hoặc 6 tháng.

Căn cứ Hiến pháp năm 2013 và Luật Điều ước quốc tế năm 2016, Quốc

hội thảo luận thay rang Cong ham Thoa thuan về cấp thị thực giữa Việt Nam và

Hoa Kỳ, có thé áp dụng trực tiếp mà không phải sửa Luật XNC Do đó, Quốc hội nhất trí cho phép cấp thị thực có thời hạn một năm cho công dân Hoa Kỳ vào Việt Nam với nội dung, yêu cầu đã được giải trình.

- Nội dung chính thỏa thuận

+ Chính phủ Việt Nam cấp thị thực có thời hạn đến một (01) năm, nhiều

lần, cho công dân Hoa Kỳ nhập cảnh Việt Nam với mục đích du lịch, hội thảo,

hội nghị, việc riêng, hoặc làm việc với cơ quan, tô chức, doanh nghiệp tại Việt

Nam, và đáp ứng các điều kiện khác dé nhập cảnh Việt Nam theo quy định

của luật pháp Việt Nam.

+ Chính phủ Hoa Kỳ cấp thị thực đến một (01) năm, nhiều lần, cho công

dân Việt Nam nhập cảnh Hoa Kỳ với mục đích du lịch, hội thảo, hội nghị, việc

riêng, hoặc làm việc với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp Hoa Kỳ, hoặc phù hợp với loại thị thực 1” (đi lại vì mục đích công việc ngắn hạn) hoặc/và loại “B-2” (đi lại vì mục đích du lịch) hoặc loại thị thực kết hợp “B1/B“B-2” va đáp ứng các điều kiện khác dé nhập cảnh Hoa Ky theo quy định của luật pháp Hoa Kỳ.

Thời gian tạm trú mỗi lần nhập cảnh phụ thuộc vào mục đích nhập cảnh

theo luật pháp và quy định hiện hành Công dân Hoa Kỳ và Việt Nam xin thị

thực phải nộp các giấy tờ cần thiết và tuân thủ các thủ tục do nước cấp thị thực

quy định Ngoài ra, mỗi nước có thê rút ngắn thời hạn thị thực và số lần nhập cảnh đối với các trường hợp cụ thể theo luật pháp và quy định hiện hành.

20

Trang 27

Thỏa thuận này sẽ có hiệu lực sau 30 ngày kế từ ngày phía Hoa Kỳ nhận được thông báo của phía Việt Nam về việc phía Việt Nam đã hoàn tất các thủ

tục nội luật để Thỏa thuận có hiệu lực Phía Hoa Ky sẽ có công hàm xác nhận lại chính xác ngày nhận được công hàm của phía Việt Nam và thời điểm Thỏa

thuận có hiệu lực.

Như vậy, Thỏa thuận về thị thực mang lại lợi ích du lịch của Hoa Kỳ và

Việt Nam, đồng thời tạo ra những cơ hội kinh doanh, đầu tư cũng như tăng cường quan hệ song phương giữa hai nước Trên cơ sở Thỏa thuận, số lượng thị thực được cấp tại hai nước tăng cao Tại Hoa Kỳ, trong năm tài chính 2016, Phái

đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam đã cấp số lượng thị thực không định cư kỷ lục - gần 75% trong số này là loại thị thực thương mai và du lịch tại Hoa Ky!®.

Tại Việt Nam, thực hiện Thỏa thuận về cấp thị thực giữa hai Chính phủ Việt Nam - Hoa Kỳ, Cục Quản lý xuất nhập cảnh - Bộ Công an đã duyệt cấp thị thực có giá tri 01 năm hoặc nhiều lần cho 129.814 lượt công dân Hoa Kỳ vào Việt Nam với các mục đích như: du lịch, hội thảo, hội nghị, việc riêng, làm việc với cơ quan, tô chức, doanh nghiệp tại Việt Nam!°.

II NOI DUNG CƠ BAN CUA PHÁP LUAT DIEU CHINH HOẠT

ĐỘNG XUAT NHAP CẢNH, CU TRU, ĐI LAI CUA NGƯỜI NƯỚC

NGOAI TAI VIET NAM

Hiện nay, hoạt động XNC, cư trú, di lại cua NNN tại Việt Nam được điều chỉnh chủ yếu trong Luật XNC năm 2014 và một số văn bản pháp luật khác”.

' https://vn.usembassy.gov/vi/pr1 10416/, truy cập ngày 2/1/2019

'6 Bộ Công an “Tông kết thi hành Luật Nhập cảnh, xuât cảnh, quá cảnh,cư trú của NNN tại Việt Nam”, trang 8

'”Nghị quyết số 30/2016/QH14 về thực hiện thí điểm cấp thi thực điện tử cho NNN nhập cảnh Việt Nam ngày 22

tháng 11 năm 2016; Nghị định 07/2017/NĐ-CP 25 tháng 01 năm 2017quy định trình tự; thủ tục thực hiện thí

điểm cấp thị thực điện tử cho NNN nhập cảnh Việt Nam; Thông tư số 31/2015/TT-BCA ngày 06/07/2015 hướngdẫn một số nội dung về cấp thị thực, cấp thẻ tạm trú, cấp giấy phép xuất nhập cảnh, giải quyết thường trú choNNN tại Việt Nam; Thông tư số 04/2016/TT-BNG ngày 30/6/2016 hướng dẫn thủ tục cấp thị thực, gia hạn tạmtrú, cấp thẻ tạm trú cho NNN tại Việt Nam thuộc thâm quyền của Bộ Ngoại giao; Nghị quyết 124/NQ-CP năm2017 về bồ sung danh sách các nước có công dân được thí điểm cấp thị thực điện tử; Nghị định số 64/2015/ND-CP, ngày 06/8/2015 của Chính phủ quy định cơ chế phối hợp giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương trong công tác quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoàitại Việt Nam; Thông tư số 04/2015/TT-BCA, ngày 05/01/2015 quy định mẫu giấy tờ liên quan đến việc nhậpcảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam; Thông tư số 53/2016/TT-BCA ngày 28/12/2016 quy

Trang 28

2.1 Pháp luật điều chỉnh hoạt động xuất nhập cảnh, đi lại của người

nước ngoài

Hoạt động XNC, đi lại của NNN tại Việt Nam có 03 nội dung cơ bản sau: (1)

Thị thực xuất nhập cảnh của NNN; (2) Nhập cảnh Việt Nam của NNN và (3)

Xuất cảnh Việt Nam của NNN.

2.1.1 Thị thực nhập cảnh Việt Nam của người nước ngoài

Thị thực là loại giấy tờ do cơ quan có thâm quyền của Việt Nam cấp, cho phép NNN nhập cảnh Việt Nam'$ Theo Luật XNC, cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực cho NNN nhập cảnh Việt Nam bao gồm: Cơ quan có thầm quyền cấp thị

thực của Việt Nam ở nước ngoài; Bộ Ngoại giao (Cục lãnh sự) và Bộ Công an

(Cục Quản lý xuất nhập cảnh).

Hiện nay, pháp luật Việt Nam quy định nội dung cơ bản sau về thị thực:

a Giá tri sử dụng và hình thức của thị thực

Theo Luật XNC, thị thực có giá trị một lần!? hoặc nhiều lần?" và không được chuyển đôi mục đích Thị thực được cấp riêng cho từng người, trừ trường hợp trẻ em dưới 14 tuổi được cấp chung hộ chiếu với cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ Thị thực được cấp vào hộ chiếu hoặc cấp rời?! Tuy nhiên, có một số trường hợp

được cấp thị thực rời Đó là, hộ chiếu đã hết trang cấp thị thực; Hộ chiếu của

nước chưa có quan hệ ngoại giao với Việt Nam; giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế và vì lý do ngoại giao, quốc phòng, an ninh.

Như vậy, Luật XNC đã kế thừa, bố sung nội dung mới đó là: thị thực không được chuyên đổi mục đích (khoản 1 Điều 7) Trước đây, Pháp lệnh XNC quy

định NNN sau khi nhập cảnh nêu có nhu câu sẽ được xét cho chuyên đôi mụcđịnh cách thức thực hiện khai báo, tiếp nhận thông tin tạm trú của người nước ngoài tại Việt Nam; Thông tư số09/2016/TT-BQP ngày 03/02/2016 quy định chi tiết và hướng dan thi hành một số điều của Nghị định số112/2014/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2014 về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền; Thông tư số 44/2018/TT-BQP ngày 24/3/2018 sửa đôi bổ sung một số điều của Thông tư số 09/2016/TT-44/2018/TT-BQP

!8 Điều 3 khoản 11 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh và cư trú của NNN tại Việt Nam năm 2014

19 Thị thực một lan nhập cảnh: Là loại thị thực cho phép NNN được phép nhập cảnh và xuất cảnh Việt Nam chỉmột lần duy nhất trong thời hạn hiệu lực của thị thực và không được thay đổi mục đích thị thực.

20 Thị thc nhiễu lan nhập cảnh: Là loại thị thực cho phép NNN được phép nhập cảnh và xuất cảnh Việt Namnhiều lần trong thời hạn hiệu lực của thị thực và không được thay đổi mục đích thị thực.

?! Xem: Điều 7 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của NNN tại Việt Nam năm 201422

Trang 29

đích nhập cảnh Lợi dụng quy định này, nhiều NNN đã vào Việt Nam với danh

nghĩa tham quan, du lịch, sau đó xin chuyên đôi để thực hiện các mục đích khác, đặc biệt xin chuyển đổi ở lại lao động trong các công trình, dự án do nước ngoài đang thi công tại Việt Nam Ngoài ra, sự thông thoáng về thủ tục, điều kiện cấp thị thực cho NNN của Pháp lệnh năm 2000 cũng đã bị một số doanh nghiệp lợi dụng để “lách”, sử dụng tư cách pháp nhân chỉ để bảo lãnh cấp thị thực cho

NNN, còn việc họ nhập cảnh, hoạt động, cư trú tại Việt Nam thì doanh nghiệp

không biết, không có trách nhiệm, dẫn đến tình trạng gia tăng lao động phô thông

nước ngoài vào làm việc, hoạt động trai mục đích nhập cảnh, một SỐ lang thang,

vi phạm pháp luật Thực tế trên đã có hàng ngàn lao động phổ thông nước ngoài

vào làm việc tại các công trình xây dựng (nhất là các dự án do Trung Quốc trúng

thâu, như: nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh, Hai Phòng, Cà Mau; xi măng Ninh

Bình, Thanh Hoá, Tây Ninh, bôxít-nhôm Lâm Đồng ) nhưng không phải do chủ đầu tư (hoặc nhà thầu) bảo lãnh cấp thị thực Cũng tình trạng đó, tại một số địa

phương có đông NNN lam việc (Ha Nội, Hải Dương, TP HCM, Long An ) đã xuất hiện “doanh nghiệp ma”, được thành lập dưới danh nghĩa Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cô phan chỉ với mục đích làm dich vụ kiếm lời từ xin thị

thực dài hạn, thẻ tạm trú cho người Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, sau khi

được cấp thị thực dai hạn, thẻ tạm trú thì giải tán doanh nghiệp”.

Việc Luật XNC quy định thị thực không được chuyển đôi mục đích nhằm

đảm bảo công tác quản lý, tránh tình trạng NNN đã vào Việt Nam với danh nghĩa

tham quan, du lịch, sau đó xin chuyền đôi dé thực hiện các mục đích khác, nhất là số

NNN xin chuyên đổi mục đích ở lại Việt Nam dé làm việc tại các công trình, dự án.

Tuy nhiên, thực tế áp dụng cho thấy, quy định nêu trên chưa thực sự tạo điều kiện

cho NNN vì muốn chuyên đổi mục đích thì họ phải xuất cảnh để cơ quan, tô chức

bảo lãnh làm thủ tục xin cấp mới thị thực theo đúng mục đích nhập cảnh, dẫn đến

vừa gây tốn kém cho doanh nghiệp vừa mang tính hình thức đối với một số trường

?2 Thành Nam, Xudt hiện “doanh nghiệp ma” “chạy thị thực" cho NNN,

https://infonet.vn/xuat-hien-doanh-nghiep-ma-chay-thi-thuc-cho-nguoi-nuoc-ngoai-post103530.info, truy cập ngày 22/3/2019

Trang 30

hop Do vậy, Luật XNC cần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tế hiện nay về vấn đề này.

b Về ký hiệu và thời hạn thị thực

Luật XNC thay đổi hoàn toàn ký hiệu thị thực so với trước đây?3 Luật XNC

quy định chi tiết 20 loại thị thực khác nhau, thời hạn thị thực phù hợp với mục

đích nhập cảnh” nhăm đảm bảo NNN vào hoạt động đúng mục đích, tạo thuận

lợi cho cơ quan nhà nước trong công tác quản lý, ngăn chặn các trường hợp hoạt

động trái mục đích xin nhập cảnh Đồng thời, Luật XNC quy định thời hạn thị

thực được tăng lên, phù hợp với mục đích hoạt động của NNN tại Việt Nam và

thống nhất với các văn bản pháp luật liên quan Trước đây, Pháp lệnh XNC quy

định thị thực Việt Nam có thời hạn không quá 12 tháng dẫn tới không thống nhất

với nhiều văn bản pháp luật, như quy định tại Điều 44 của Luật đầu tư năm 2005 (thời hạn của thị thực tối đa là 5 năm cho mỗi lần cấp), không thống nhất với quy định tại Điều 173 Bộ luật lao động năm 2012 (Thời hạn của giấy phép lao động

tối đa là 02 năm).

Khắc phục những điểm hạn chế này, Luật XNC quy định thời hạn thị thực

cấp cho NNN vào lao động có thời hạn tối đa đến 2 năm (khoản 5 Điều 9), cấp cho NNN vào đầu tư và luật sư nước ngoài vào hành nghề tại Việt Nam có thời hạn tối đa đến 05 năm Việc nâng thời hạn cấp thị thực cho nhà đầu tư nước ngoài

lên năm năm và lao động có giấy phép được nâng lên thành hai năm đã đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống pháp luật và phù hợp các chính sách phát triển

kinh tế của nước ta Tuy nhiên, việc quy định ký hiệu thị thực ĐT đối với luật sư

NNN làm việc tại Việt Nam như nhà đầu tư nước ngoài dẫn tới không phân biệt

được NNN là nhà đầu tư với NNN hành nghề luật sư tại Việt Nam, đã gây khó khăn cho công tác quản lý của cơ quan nhà nước Do vậy, Luật cần quy định lại ký

hiệu thị thực cấp cho NNN hành nghề luật sư tại Việt Nam để tránh trùng với nhà

đầu tư.

2 Pháp lệnh XNC quy định có 10 ký hiệu thị thực2 Xem: Điều 8, Điêu 9 Luật XNC

24

Trang 31

Ngoài ra, Luật XNC không nên quy định quá nhiều những loại ký hiệu thị thực như trong Luật, mà chỉ cần quy định một số loại chính như: thị thực ngoại giao, thị thực lao động và các loại thị thực khác giống như quy định trong Luật XNC của các nước trên thế giới hiện nay?

c Điều kiện cấp thị thực

Theo Luật XNC, dé được cấp thị thực, NNN phải có đủ các điều kiện sau: Thứ nhất, có hộ chiễu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế

Theo điều kiện này, dé được cấp thị thực nhập cảnh Việt Nam, NNN cần có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế Hộ chiếu áp dụng đối với NNN có

quốc tịch và giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế?5 áp dụng đối với người không quốc tịch.

Thứ hai, có cơ quan, tô chức, cá nhân tại Việt Nam mời, bảo lãnh, trừ trường hợp người đứng đầu cơ quan có thâm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài cấp thị thực có giá trị không quá 30 ngày cho NNN có nhu cầu nhập cảnh

Việt Nam khảo sát thị trường, du lịch, thăm người thân, chữa bệnh thuộc các

trường hợp luật quy định””.

Như vậy, theo điều kiện này, NNN muốn nhập cảnh Việt Nam phải có cơ

quan, tô chức, cá nhân tại Việt Nam mời, bảo lãnh Tại Điều 14 Luật XNC quy định Co quan, t6 chức, cá nhân mời, bảo lãnh NNN?, tuy nhiên, quy định này không đồng bộ với quy định của pháp luật khác có liên quan và khi áp dụng quy định này trên thực tế đã gặp vướng mắc Đó là, tại Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03/02/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động NNN tại Việt Nam quy định: “hộ kinh

doanh, cá nhân được phép hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật”25 Đây cũng là quan điểm của nhiều đại biểu Quốc hội như Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, đại biểu Quốc hộiđoàn Quảng Ninh, đại biểu Lê Minh Hiền (Khánh Hòa), Phạm Xuân Thường (Thái Bình), “Bảo đảm chặt chẽtrong quản lý hoạt động xuất, nhập cảnh”,

http://www.bienphong.com.vn/bao-dam-chat-che-trong-quan-ly-hoat-dong-xuat-nhap-canh/ Truy cập ngày 26/4/2019.

26 Giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế là là loại giấy tờ do cơ quan có thâm quyền của một nước cấp cho người không

quôc tịch đang cư trú tại nước đó và được cơ quan có thấm quyền của Việt Nam chấp thuận nhập cảnh Việt Nam

với mục đích thăm thân, du lịch và được cấp thị thực rời

27 Từ 01/01/2015 đến 31/12/2018, các cơ quan chức năng của Bộ Công an đã xét duyệt nhân sự nhập cảnh cho 18.110 lượt NNN nhập cảnh Việt Nam bằng thị thực SQ do cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cấp theoquy định tại khoản 3 Điều 17 của Luật.

? Xem Điều 14 Luật XNC

Trang 32

“nhà thầu nước ngoài hoặc trong nước tham dự thầu, thực hiện hợp đồng” được

sử dụng lao động nước ngoài, trong khi đó, Điều 14 của Luật XNC không quy định 02 đối tượng này được bảo lãnh NNN nhập cảnh Việt Nam.

Để quy định của Luật XNC đồng bộ với quy định của pháp luật khác có liên quan, tạo điều kiện thuận lợi cho NNN nhập cảnh Việt Nam, đồng thời, góp phan thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, thúc day phát triển kinh tế

- xã hội của Việt Nam Luật XNC cần bố sung thêm đối tượng là “hộ kinh doanh

cá thé được phép hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật” va “Nha thầu theo quy định của pháp luật Việt Nam” được mời, bảo lãnh NNN và ký hiệu thị thực cấp cho NNN vào làm việc với cơ quan, t6 chức trên.

Thứ ba, không thuộc các trường hợp chưa cho nhập cảnh”.

Ngoài các điều kiện trên, nhằm khắc phục những bất cập của Pháp lệnh XNC, Luật XNC quy định trong một sỐ trường hợp NNN đề nghị cấp thị thực phải có giấy tờ chứng minh mục đích nhập cảnh:

+ NNN vào dau tư phải có giấy tờ chứng minh việc đầu tư tại Việt Nam theo quy định của Luật đầu tư.

Thị thực cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ký hiệu ĐT, có thời

hạn đến 05 năm Quy định này nhằm ưu đãi đối với các nhà đầu tư nước ngoài tại

Việt Nam, song đã bị lợi dụng, đã có trường hợp NNN chỉ góp số vốn nhỏ vào

doanh nghiệp (dưới 10 triệu đồng) dé xin cấp thẻ tạm trú ký hiệu DT, thời hạn đến

05 năm nhằm hợp thức việc ở lại Việt Nam Do vậy, dé hạn chế tình trạng này Luật XNC cần quy định mức đầu tư tối thiểu dé cấp thị thực, thé tạm trú dài hạn cho

nhà đầu tư.

+ NNN hành nghề luật sư tại Việt Nam phải có giấy phép hành nghề theo quy định của Luật luật sư;

+ NNN vào học tập phải có văn bản tiếp nhận của nhà trường hoặc cơ sở giáo

dục của Việt Nam;

?Xem Điều 21 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của NNN tại Việt Nam26

Trang 33

+ NNN vào lao động phải có giấy phép lao động theo quy định của Bộ luật

lao động.

Theo số liệu của Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội, số lượng lao động nước ngoài có xu hướng tăng, nhất là từ năm 2016 đến đầu năm 2018 Hiện cả nước có trên 80.000 người lao động nước ngoài, trong đó đa số đã được cấp giấy phép lao động (chiếm trên 90% tổng số lao động nước ngoài thuộc diện cấp giấy phép lao động); số còn lại không thuộc diện cấp giấy phép lao động hoặc đang

làm thủ tục xin cấp giấy phép lao động”.

Một trong các điểm mới của Luật XNC, đó là NNN vào lao động phải có giấy phép lao động Theo Điều 18 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03 tháng

02 năm 2016 quy định chỉ tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao

động nước ngoài làm việc tại Việt Nam: Người lao động nước ngoài làm việc tại

Việt Nam không có giấy phép lao động hoặc không có văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động bị trục xuất theo quy định của pháp luật Việt Nam Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị cơ quan công an trục xuất đối với trường hợp người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không có

giấy phép lao động.

d Miễn thị thực nhập cảnh

Nguyên tắc chung: NNN nhập cảnh Việt Nam cần phải có hộ chiếu hoặc giay

tờ có giá tri thay thế hộ chiếu và thị thực hợp lệ do cơ quan có thấm quyền của

Việt Nam cấp, trừ những trường hợp được miễn thị thực Miễn thị thực (miễn visa) là việc là việc một quốc gia cho phép công dân của một quốc gia khác nhập

cảnh và lưu trú trong một khoảng thời gian nhất định mà không phải xin thị thực.

Nhằm tạo điều kiện dé NNN nhập cảnh Việt Nam, nhất là thu hút khách du

lịch tại các thị trường tiềm năng, trọng điểm, Điều 12 Luật XNC quy định về các

3° Thu Phương, Tang cường quan lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam,

https://congthuong.vn/tang-cuong-quan-ly-lao-dong-nuoc-ngoai-lam-viec-tai-viet-nam-114013.html, truy cập ngày 15/3/2019

Trang 34

trường hợp miễn thị thực nhập cảnh?! Trên thực tế, Việt Nam miễn thị thực cho

công dân một số nước với hai hình thức: Miễn thị thực song phương.và miễn thị thực đơn phương.

Thứ nhất, miễn thị thực song phương

Miễn thị thực song phương được hiểu là cả hai quốc gia đều cho trao cho nhau đặc quyền để công dân của họ có thể nhập cảnh qua lại giữa hai quốc gia

mà không phải xin thị thực nhập cảnh.

Hiện nay, Việt Nam miễn thị thực song phương trong ba trường hợp sau: - Việt Nam miễn thị thực song phương cho công dân của 87 nước là người mang hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ theo Hiệp định, thỏa thuận miễn thị thuc??.

- Việt Nam miễn thị thực song phương cho công dân mang hộ chiếu phổ

thông của 9 nước trong khối ASEAN3.

Việc miễn thị thực này được thực hiện theo Hiệp định khung ASEAN về miễn thị thực cho công dân các nước ASEAN Hiện nay, Việt Nam và các nước

ASEAN đang đàm phán để đi đến thống nhất cấp visa du lịch chung trong 10

nước ASEAN Thay vì phải xin visa từng quốc gia, du khách quốc tế đến 10 nước ASEAN du lich chỉ can xin visa một nước như Hiệp ước Schengen - mô hình của Liên minh Châu Âu (EU).

- Việt Nam miễn thị thực song phương cho những người mang thẻ đi lại

doanh nhân APEC (Thẻ đi lại của doanh nhân APEC - APEC Business Travel

Card viết tắt ABTC) thuộc các quốc gia thành viên của Diễn đàn hợp tác kinh tế

khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) Mỗi lần nhập cảnh, người mang thẻ ABTC được các nước và vùng lãnh thé thành viên cấp chứng nhận tam trú theo

thời hạn quy định của các nước hoặc vùng lãnh thô d6** Đôi với Việt Nam,3! Điều 12: Các trường hợp miễn thị thực nhập cảnh: “J Theo diéu ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên 2 Sửdung thẻ thường trú, thẻ tạm trú theo quy định của Luật này 3 Vào khu kinh tế cửa khẩu, don vị hành chính -kinh tế đặc biệt 4 Theo quy định tại Diéu 13 của Luật này”.

3 Xem mục 1,2

33 Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanma, Philippines, Singapore, Thái Lan

3 Australia, Chile, New Zealand , Nhật Bản, Han Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Brunây, Pêru, Mêxicô thời gian

lưu trú bằng thẻ APEC: 90 ngày Trung Quốc, Hồng Kông, Malaysia Indonesia Singapore Papua Niu Ghinê: thờigian lưu trú bằng thẻ APEC: 60 ngày Nga thời gian lưu trú bằng thẻ APEC: từ 14 đến 90 ngày, Philippines: 59

28

Trang 35

người mang thẻ ABTC được miễn thị thực Việt Nam với thời hạn cư trú không

quá 60 ngày.

Thứ hai, miễn thị thực don phương

Miễn thị thực đơn phương là việc một NNN nhập cảnh vào một nước khác

không phải xin thị thực vào quốc gia đó, trong khi công dân của quốc gia nhập

cảnh này phải xin thị thực của quốc gia mà NNN nhập cảnh Hay nói cách khác,

miễn thị thực đơn phương là chỉ đơn phương một phía quốc gia miễn thị thực (chỉ

đơn phương phía Việt Nam miễn thị thực).

Theo Điều 13 Luật XNC, quyết định đơn phương miễn thị thực cho công dân của một nước phải có đủ các điều kiện sau đây:

- Có quan hệ ngoại giao với Việt Nam;

- Phù hợp với chính sách phát triển kinh tế - xã hội và đối ngoại của Việt

Nam trong từng thời ky;

- Không làm phương hại đến quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội

của Việt Nam.

Quyết định đơn phương miễn thị thực có thời hạn không quá 05 năm và được

xem xét gia hạn Quy định này nhằm tránh tình trạng phát sinh những phức tạp về

đối ngoại khi dừng đơn phương miễn thị thực.

Hiện nay, Việt Nam miễn thị thực đơn phương cho công dân các nước sau: + Việt Nam miễn thị thực đơn phương cho công dân của 13 quốc gia bao

gồm: Nhật Bản, Hàn Quốc, Na Uy, Phần Lan, Dan Mạch, Thụy Điển, Nga,

Belarus, Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Italy Thời hạn của miễn thị thực đơn phương này không quá 15 ngày Theo các Nghị quyết của Chính phủ, chính

sách đơn phương miễn thị thực được áp dụng trong từng thời gian nhất định (thời hạn đến 31/12/2019 đối với các nước: Đan Mạch, Na Uy, Phần Lan,

Thụy Điền, Nhat Ban, Hàn Quốc, Liên bang Nga; thời hạn đến 30/6/2020 đối

với 06 quốc gia còn lại).

ngày, Mỹ có thể bắt buộc phải có Visa có hiệu lực nếu như pháp luật Mỹ hiện hành có quy định Canada: có thê

bắt buộc phải có Visa có hiệu lực nếu như pháp luật Canada hiện hành có quy định.

Trang 36

Trên thực tế áp dụng quy định về miễn thị thực đơn phương, cho thấy, số

lượng công dân các nước nhập cảnh theo diện miễn thị thực đơn phương tăng không nhiều Theo thống kê, từ năm 2015 đến năm 2018, có 11.897.821 lượt

công dân của 13 nước nhập cảnh theo diện đơn phương miễn thị thực, chiếm tỷ lệ 25,75 % tổng số NNN nhập cảnh Trong số 10 quốc gia có công dân nhập

cảnh Việt Nam nhiều nhất (từ năm 2014 đến nay), có 04 quốc gia được Việt

Nam đơn phương miễn thị thực (Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga, Anh)”.

+ Việt Nam miễn thị thực đơn phương cho NNN đến khu vực kinh tế đặc biệt

Hiện nay, Việt Nam miễn thị thực đơn phương cho NNN đến đảo Phú Quốc,

tỉnh Kiên Giang.

Đây là chính sách đã được quy định tại Quyết định số 80/2013/QĐ-TTg ngày 27/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang Theo Quyết định số 80/2013/QĐ-TTg thi

thời gian miễn thị thực cho NNN là 30 ngày, áp dụng với cả trường hợp lưu tại

khu vực quá cảnh ở một cửa khẩu quốc tế của Việt Nam (kể cả đường hang

không và đường biên), rồi đi tiếp đến đảo Phú Quốc.

Như vậy, chính sách miễn thị thực cho NNN nhập cảnh khu kinh tế ven biển Phú Quốc chỉ được quy định trong Quyết định của Thủ tướng Chính phủ mà chưa được quy định trong Luật Do vậy, dé bao đảm tính thông nhất của hệ thống pháp

luật, tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho NNN nhập cảnh vào địa bàn Phú Quốc, Kiên Giang có thé được hưởng chính sách miễn thị thực, Luật XNC cần bố sung quy định miễn thị thực cho NNN nhập cảnh khu kinh tế ven biển Phú Quốc Việc bồ sung này vào trong Luật XNC thé hiện rõ được thiện chí của Nhà nước trong

việc thực hiện chính sách ưu đãi về nhập cảnh đối với NNN khi nhập cảnh vào Phú Quốc, khắc phục được tình trạng thiếu thống nhất của hệ thống pháp luật và

không trái với các cam kêt quôc tê mà Việt Nam là thành viên.

35 Bộ Công an “Tổng kết thi hành Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, qua canh,cu trú của NNN tại Việt Nam”, trang 2330

Trang 37

+ Việt Nam miễn thị thực đơn phương cho quan chức, viên chức Ban Thư ký

ASEAN không phân biệt loại hộ chiếu được miễn thị thực nhập cảnh Việt Nam

với thời hạn tạm trú không quá 30 ngày.

Theo quy định của Luật XNC, để được xét miễn thị thực đơn phương khi nhập cảnh Việt Nam NNN phải tuân thủ các điều kiện: Có hộ chiếu hợp lệ do cơ quan có thâm quyền của nước mà người đó là công dân cấp và hộ chiếu còn thời hạn sử dung ít nhất 06 tháng ké từ ngày nhập cảnh và thời điểm nhập cảnh phải cách phải cách thời điểm xuất cảnh Việt Nam lần trước ít nhất 30 ngày (theo

khoản 1 Điều 20).

Việc quy định điều kiện “phải cách thời điểm xuất cảnh Việt Nam lần trước ít

nhất 30 ngày” nhằm hạn chế tình trạng NNN lợi dụng chính sách miễn thị thực

đơn phương, nhập cảnh liên tiếp để vào Việt Nam làm việc, lao động Tuy nhiên, sau khi triển khai áp dụng, quy định trên đã gây vướng mắc đối với số khách nhập cảnh Việt Nam du lịch sau đó sang nước thứ ba rồi quay lại Việt Nam tiếp tục du lịch Vì vậy, dé đơn giản các điều kiện nhập cảnh đối với trường hop đơn phương miễn thị thực nhăm tạo điều kiện thuận lợi cho NNN nhập cảnh vào Việt Nam, góp phần thu hút NNN nhập cảnh Việt Nam vì mục đích du lịch hoặc

tìm hiểu thị trường, qua đó góp phan thúc day kinh tế Việt Nam phát triển Luật

XNC cần có quy định phù hợp về điều kiện này.

d Thị thực điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam

Hiện nay, cấp thị thực điện tử cho NNN nhập cảnh Việt Nam chưa được quy

định trong Luật XNC mà được quy định trong một số Nghị quyết của Chính phủ, Quốc hội Dé là: Nghị quyết số 3óa/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về chủ trương xây dựng Chính phủ điện tử; Nghị quyết số 30/2016/QH14 ngày 22 tháng

11 năm 2016 về thực hiện thí điểm cấp thị thực điện tử cho NNN nhập cảnh Việt Nam, Nghị định số 07/2017/NĐ-CP ngày 25/01/2017 quy định trình tự, thủ tục thực

hiện thí điểm cấp thị thực điện tử cho NNN nhập cảnh Việt Nam Ngày 20/11/2018,

tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Nghị quyết số 74/2018/QH14;

Trang 38

theo đó, Quốc hội cho phép kéo dài thời gian thí điểm cấp thị thực điện tử cho NNN nhập cảnh Việt Nam tối đa 02 năm kế từ ngày 01/02/2019.

Hiện nay, theo các Nghị quyết của Chính phủ”°“tổng số các nước có công dân được cấp thị thực điện tử thí điểm của Việt Nam là 80 nước và cửa khẩu nhập cảnh băng thị thực điện tử là 33 cửa khẩu.

Thực hiện thí điểm cấp thị thực điện tử cho NNN nhập cảnh Việt Nam là

chính sách mới, thể hiện quyết tâm cải cách hành chính triệt để của Chính phủ,

phù hợp chủ trương ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ

quan nhà nước Sau gần hai năm tô chức thực hiện, Chính phủ đã giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tiến hành tông kết việc triển khai

thực hiện chính sách này Qua tổng kết cho thấy, thực hiện thí điểm cấp thị thực

điện tử cho NNN nhập cảnh Việt Nam bước đầu khăng định Quốc hội ban hành

Nghị quyết số 30/2016/QH14 là cần thiết, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của đất nước, phục vụ công cuộc hội nhập quốc tế sâu rộng, toàn diện của Đảng và

Nhà nước.

Cấp thị thực điện tử cho NNN nhập cảnh Việt Nam thu hút hơn nữa NNN vào Việt Nam du lịch°”, tìm cơ hội đầu tư, góp phan thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW, ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành

kinh tế mũi nhọn Số lượt NNN nhập cảnh Việt Nam tăng nhanh, từ ngày 01/02/2017 đến ngày 31/12/2018, Cục Quản lý xuất nhập cảnh - Bộ Công an đã

cấp 422.928 thị thực điện tử cho NNN Số lượng thị thực điện tử cấp cho NNN

tăng nhanh, năm 2017 là 109.434 lượt, đến năm 2018 là 313.494 (tăng 186% so với năm 2017) Chỉ tính phí cấp thị thực điện tử, đến hết 31/12/2018, đã thu được

244.822.446.000 đồng (Hai trăm bốn mươi bốn ty, tám trăm hai mươi hai triệu,

bốn trăm bốn mươi sáu nghìn đồng) qua hệ thống thanh toán điện tử”.

36 Nghị định số 07/2017/NĐ-CP ngày 25/01/2017 quy định trình tự, thủ tục thực hiện thí điểm cấp thị thực điệntử cho NNN nhập cảnh Việt Nam, Ngày 29 tháng 11 năm 2017, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 124/NQ-CPVề việc bổ sung danh sách các nước có công dân được thí điểm cấp thị thực điện tử; Nghị định số 17/2019/ND-CP sửa đồi, bố sung một số điều của Nghị định số 07/2017/NĐ-17/2019/ND-CP ngày 25/01/2017.

3” Hầu hết NNN đề nghị cắp thị thực điện tử để vào Việt Nam du lịch (chiếm tỷ lệ 98%).

38 Bộ Công an “Tổng kết thi hành Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, qua cảnh,cư trú của NNN tại Việt Nam”, trang 832

Trang 39

Như vậy, chính sách cấp thị thực điện tử cho NNN nhập cảnh Việt Nam có tác

động tích cực, tuy nhiên, chính sách này chưa được quy định trong Luật XNC Do

vậy, cần luật hóa cấp thị thực điện tử cho NNN nhập cảnh vào Việt Nam cho phù

hợp với thực tiễn.

2.1.2 Nhập cảnh Liệt Nam của người nước ngoài

Nhập cảnh Việt Nam của NNN được quy định tại Chương 3 Luật XNC và một số văn bản pháp luật liên quan khác.

a Điều kiện nhập cảnh

Theo Điều 20 Luật XNC, NNN được nhập cảnh khi có đủ các điều kiện sau đây: - Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá tri đi lại quốc tế và thị thực.

NNN nhập cảnh theo diện đơn phương miễn thị thực thì hộ chiếu phải còn

thời hạn sử dụng ít nhất 06 tháng và phải cách thời điểm xuất cảnh Việt Nam lần trước ít nhất 30 ngày.

- Không thuộc trường hợp chưa cho nhập cảnh.

b Các trường hợp chưa cho nhập cảnh và thẩm quyên chưa cho nhập cảnh

(1) Không đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 20 trên.

(2) Trẻ em dưới 14 tuổi không có cha, mẹ, người giám hộ hoặc người được

ủy quyền đi cùng.

(3) Giả mạo giấy tờ, khai sai sự thật để được cấp giấy tờ có giá trị nhập cảnh,

(6) Bị buộc xuất cảnh khỏi Việt Nam chưa quá 06 tháng kể từ ngày quyết

định buộc xuất cảnh có hiệu lực.

Trong 06 trường hợp trên, thâm quyền quyết định chưa cho NNN nhập cảnh

Việt Nam do người đứng đầu don vị kiểm soát xuất nhập cảnh.

Trang 40

(7) Vì lý do phòng, chống dịch bệnh Thâm quyền quyết định chưa cho nhập cảnh đối với trường hợp này do Bộ trưởng Bộ Y tế.

(8) Vì lý do thiên tai Tham quyền quyết định chưa cho nhập cảnh đối với

trường hợp này do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

(9) Vì lý do quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội Thâm quyền quyết định chưa cho nhập cảnh đối với trường hợp này do Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Trong các trường hợp trên, người có thâm quyên ra quyết định chưa cho nhập cảnh có tham quyên giải tỏa chưa cho nhập cảnh và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình (khoản 5 Điều 22 Luật XNC).

Thực tiễn áp dụng Luật XNC năm 2014, qua công tác kiểm soát NNN nhập

cảnh, xuất cảnh, quá cảnh tại các cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế, các cơ quan

chức năng đã phát hiện 4.376 trường hợp sử dụng hộ chiếu, thị thực giả, thuộc

diện chưa cho nhập cảnh Việt Nam, không đủ điều kiện nhập cảnh Đồng thời, đã phát hiện và xử lý một số vụ vận chuyên hàng cấm qua đường hang không có liên quan đến an ninh quốc gia, như: vận chuyển vũ khí hoặc chi tiết vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ; vận chuyên quân phục của quân đội nước ngoàiI các cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng đã xử lý 412 vu/847 đối tượng NNN vi

phạm về xuất nhập cảnh, an ninh trật tự?°.

Cũng qua công tác quản lý nhập cảnh của NNN, cơ quan chức năng phát hiện nhiều trường hop NNN nhập cảnh trái phép vào Việt Nam Chang hạn, ngày 21/9/2018, UBND tỉnh Gia Lai xử phạt 3 công dân Trung Quốc nhập cảnh trái phép qua khu vực biên giới vào Việt Nam gém các ông Lin Cunzhou (SN 1988, trú Tran Nha Duong, huyén Thai Thuan, TP On Chau, tinh Triét Giang, Trung Quốc), ông Ran Jingsheng (SN 1982) va Shi Shengyang (SN 1963, cùng trú tai

Tran Ma Vượng, huyện Tây Duong, TP Trùng Khanh, Trung Quốc) Ba người này nhập cảnh qua khu vực biên giới vào Việt Nam ma chưa được cơ quan chức

39 Bộ Công an “Téng kết thi hành Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh,cư trú của NNN tại Việt Nam”, trang 1134

Ngày đăng: 13/04/2024, 00:40

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan