1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kỷ yếu hội thảo khoa học cấp Khoa: Tổ chức thi hành pháp luật - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam hiện nay

145 13 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 145
Dung lượng 39,57 MB

Nội dung

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

TO CHUC THI HANH PHAP LUAT - MOT SO VAN DE LY LUAN VA THUC TIEN O VIET NAM HIEN NAY

HA NOI - NGAY 25 THANG 6 NAM 2020

Trang 2

MỤC LỤC KỶ YÊU HỘI THẢO

TÔ CHỨC THI HANH PHAPLUAT- _ MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VÀ THUC TIEN Ở

VIET NAM HIEN NAY

Nhận diện thuật ngữ tô chức thi hành pháp luật ở Việt Nam

GS TS Nguyễn Minh Đoan Bộ môn Lý luận chung về nhà nước và pháp luật

Khoa Pháp luật Hành chính - Nhà nướcTrường Đại học Luật Hà Nội

Theo dõi thi hành pháp luật - Một nội dung của tô chức thi hành pháp

1S Nguyễn Văn Năm Bộ môn Lý luận chung về nhà nước và pháp luật

Khoa Pháp luật Hành chính - Nhà nướcTruong Đại học Luật Hà Nội

Theo dõi thi hành pháp luật - Những khía cạnh pháp lý và thực tiễn cần

quan tâm ở nước ta hiện nay

PGS 1S Lê Văn Long

Bộ môn Lý luận chung về nhà nước và pháp luật

Khoa Pháp luật Hành chính - Nhà nướcTruong Đại học Luật Ha Nội

Các tiêu chí đánh giá hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật ở Việt Nam

hiện nay

TS Bùi Xuân Phái

Bộ môn Lý luận chung về nhà nước và pháp luật

Khoa Pháp luật Hành chính - Nhà nướcTruong Đại học Luật Ha Nội

Các yếu tố ảnh hưởng tới việc tô chức thi hành pháp luật ở Việt Nam

hiện nay

TS Phí Thi Thanh Tuyển Bộ môn Lý luận chung về nhà nước và pháp luật

Khoa Pháp luật Hành chính - Nhà nướcTrường Đại học Luật Hà Nội

Thực trạng điều kiện bảo đảm cho việc tổ chức thi hành pháp luật ở

Việt Nam hiện nay

TS Nguyễn Văn Năm & ThS Lại Thị Phương Thảo Bộ môn Lý luận chung về nhà nước và pháp luật

Khoa Pháp luật Hành chính - Nhà nướcTruong Đại học Luật Ha Nội

61

Trang 3

7 Vai trò của tô chức thi hành pháp luật đối với công tác xây dựng và — 71

hoàn thiện pháp luật ở Việt Nam hiện nay

1S Trần Thị Quyên Bộ môn Lý luận chung về nhà nước và pháp luật

Khoa Pháp luật Hành chính - Nhà nướcTrưởng Đại học Luật Hà Nội

8 Trách nhiệm tô chức thi hành pháp luật ở Việt Nam hiện nay 80 ThS Tran Thi Quyén

Bộ môn Lý luận chung về nhà nước và pháp luật

Khoa Pháp luật Hành chính - Nhà nướcTrường Đại học Luật Hà Nội

9 Tổ chức thi hành các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên 90

ThS Pham Vinh Ha

Bộ môn Ly luận chung về nhà nước và pháp luật

Khoa Pháp luật Hành chính - Nhà nướcTruong Dai học Luật Ha Nội

10 Tổ chức thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường đô thị ở Việt Nam 104 Khoa Pháp luật Hành chính - Nhà nướcTrường Đại học Luật Hà Nội

12 Sự cần thiết của việc xây dựng Luật tô chức thi hành pháp luật 120 ThS Phạm Ngọc Thắng

Trưởng phòng theo doi thi hành pháp luậtCục quan lý xử lý vi phạm hành chính và theo đối thi hành pháp luậtKhoa Pháp luật Hành chính - Nhà nướcTrưởng Đại học Luật Hà Nội

Trang 4

NHAN DIỆN THUẬT NGỮ TO CHỨC THI HANH PHAP LUẬT

Ở VIỆT NAM

GS.TS Nguyễn Minh Đoan

Khoa Pháp luật Hành chính - Nhà nướcTrường Đại học Luật Hà Nội

Tóm tắt: TỔ chức thi hành pháp luật là một trong những hoạt động quan trọng của các cơ quan có thẩm quyên, là điều kiện dé cho các quy định pháp luật đi vào cuộc sống Tuy vậy, về tổ chức thi hành pháp luật vẫn còn những quan điểm khác nhau can được nhận diện thống nhất dé có những giải pháp phù hợp trong lý luận và thực tiễn về vấn dé này.

Từ khóa: thực hiện pháp luật, thi hành pháp luật, tô chức thi hành pháp luật I THỊ HÀNH PHÁP LUẬT

Về mặt ngôn ngữ hiện nay ở Việt Nam trong các văn kiện chính thức của Đảng, của Nhà nước và các loại sách báo pháp lý, cũng như trong đời sống sinh hoạt hàng ngày tồn tại khá nhiều thuật ngữ liên quan đến việc đưa pháp luật vào đời sống, hiện

33 66

thực hóa các quy định pháp luật như “thực hiện pháp luật”, “thi hành pháp luật”, “tuân

thủ pháp luật”, “tuân theo pháp luật”, “chấp hành pháp luật”, “sử dụng pháp luật”, “áp dụng pháp luật” và các cách hiểu không thống nhất về nội hàm của mỗi thuật ngữ Vậy, vì sao lại tồn tại hiện tượng trên, nhất là sự khác biệt trong việc dùng thuật ngữ

giữa lĩnh vực học thuật và lĩnh vực hoạt động pháp luật thực tiễn.

Xét dưới góc độ ngôn ngữ theo Đại từ điển tiếng Việt (Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội, 1998) thì “tuân” là nghe theo, làm đúng theo điều đã định ra; “tuân thủ” là giữ đúng, làm đúng theo diéu đã quy định; “chấp hành” là làm dung theo điều tổ chức quyết định, dé ra; “sử dụng” là đem ding vào một công việc; “áp dụng” là đưa vào vận dung trong thực tế điều nhận thức, lĩnh hội được: “thực hiện” là làm cho trở thành cái có thật bằng hoạt động cụ thể hoặc lam theo trình tu, phép tắc nhất định Ì, Tương tự như vậy, Từ điển tiếng Việt (Nxb Đà Nẵng - Trung tâm từ điển học, Đà Nẵng, 2003) cũng cho rằng, “tuân” là Jam đúng theo một cách có ý thức điều đã định ra hoặc coi như đã định ra; “tuân thủ” là giữ và làm đúng theo diéu đã quy định; “chấp hành” là lam theo điều do tổ chức định ra; “sử dụng” là dem dùng vào mục dich nào do; “thực hiện” là bằng hoạt động làm cho trở thành sự thật”

! Xem, Bộ giáo dục và đào tạo, Đại từ điển tiếng Việt, Nguyễn Như Ý chủ biên, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội1998, tr 1744, 329, 1471, 42 ¬

? Xem, Viện ngôn ngữ học, Từ điển tiêng Việt, Nxb Đà Nang- Trung tâm từ điển học, 2003, tr 1601, 143, 876.

Trang 5

Liên quan đến những thuật ngữ trên trong lĩnh vực học thuật pháp luật thì giáo trình của các cơ sở đào tạo luật cho rằng, “thực hiện pháp luật” là “hoạ động có mục đích làm cho quy định của pháp luật trở thành những hành vi thực tế, hợp pháp của các chủ thể pháp luật Và trong thực hiện pháp luật thì có các hình thức thực hiện như

“tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật, áp dụng pháp luật”.?Hay

“Thực hiện pháp luật là một qua trình hoạt động có mục dich làm cho những quy định

của pháp luật di vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực té hợp pháp của các chủ thể pháp luật Có bôn hình thức thực hiện pháp luật là: Tuân theo, thi hành, sử dụng,

áp dụng pháp luật”.

Từ điển bách khoa Việt Nam (của Hội đồng quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam) cũng cho rằng, “Thực hiện pháp luật” là đưa pháp luật vào đời sông Gồm các hình thức cơ bản là áp dụng pháp luật, tuân thủ pháp luật, sử dụng pháp luật Áp dụng pháp luật là hoạt động của các cơ quan công quyên (Tòa án, các co quan

hành chính nhà nước); tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật là các

hình thức thực hiện pháp luật của mọi chủ thể của các quan hệ pháp luật”” ương tự

như vậy, Từ điển Luật học năm 2006 của Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp cũng xác định: Thue hiện pháp luật là “hành vi của chủ thể (hành động hoặc không hành động) được tiễn hành phù hop với quy định, yêu câu của pháp luật, tức là không trải, không vượt quá khuôn khổ mà pháp luật quy định” Có bỗn hình thức thực hiện pháp luật gồm: Tuân thủ pháp luật là “hình thức thực hiện pháp luật một cách thụ động, thê hiện ở sự kiềm chế của chủ thể không vi phạm các quy định cấm đoán của pháp luật”; thi hành pháp luật là: “hình thức thực hiện pháp luật một cách chủ động Chủ thể pháp luật phải thực hiện một thao tác nhất định mới có thé thực hiện pháp luật được”; sw dụng pháp luật là “khả năng của các chủ thể pháp luật có thể sử dụng, khai thác hay không sử dụng, khai thác, hưởng quyền mà pháp luật đã dành cho minh”; áp dụng pháp luật là “hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyên dựa trên các quy định của pháp luật dé giải quyết, xử lý những vấn dé cụ thé thuộc trách nhiệm của mình trái, không vượt quá khuôn khổ mà pháp luật đã quy định”.

Như vậy, theo các quan điểm trên thì “thực hiện pháp luật” là làm cho các quy định pháp luật trở thành hiện thực băng hoạt động cụ thể với bốn hình thức là: tuân thủ

(tuân theo) pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật, áp dụng pháp luật Và như

vậy, tuân thủ (tuân theo), thi hành (chấp hành), sử dụng, áp dụng pháp luật chỉ là

những hình thức của thực hiện pháp luật.

3 Xem, Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Lý luận về nhà nước và pháp luật, Nxb Tư pháp 2016, tr 403-405.

4 Xem, ; Khoa luật Dai học Quốc gia Hà Nội, Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, Nxb Đại họcquôc gia Hà Nội 2005, tr 494496 ;

-> Từ điên bách khoa Việt Nam, Nxb Từ điện bách khoa, Hà Nội, 2005, quyên 4 tr 344.

5 Viện Khoa học pháp lý Bộ tư pháp, Từ điên Luật học, Nxb Từ điên bách khoa — Nxb tư pháp, 2006, tr.758.

Trang 6

Tuy vậy, trong các tài liệu chính thức của Đảng, Nhà nước Việt Nam thì lại ít

dùng thuật ngữ “thực hiện pháp luật” mà chủ yếu dùng thuật ngữ “thi hành pháp luật” dé chỉ hoạt động hiện thực hóa các quy định pháp luật Chang hạn, Hiến pháp năm 1946 quy định: Chính phủ có quyền thi hành các đạo luật và quyết nghị của Nghị viện (Điều 52); Uy ban hành chính có trách nhiệm “thi hành các mệnh lệnh của cấp trên” (Điều 59); Hiến pháp năm 1992 quy định: Chính phủ có trách nhiệm: bảo dam việc thi hành Hiến pháp và pháp luật (Điều 112); Thủ tướng Chính phủ có thắm quyền: Căn cứ vào Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, Chính phủ ra nghị quyết, nghị định, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định, chỉ thị và kiểm tra việc thi hành các văn bản đó (Điều 115) Hién pháp năm 2013 quy định: Uỷ ban thường vụ Quốc hội có những nhiệm vu và quyền hạn: Giám sát việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội (Điều 74); Chính phủ có những nhiệm vu và quyền han: Tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước (Điều 96); Thủ tướng Chính phủ có những nhiệm vụ, quyền hạn: Lãnh đạo công tác của Chính phủ; lãnh đạo việc xây dựng chính sách và tổ chức thi

hành pháp luật

Từ những trình bày trên dẫn đến hiện tại ở Việt Nam có hai cách hiểu khác nhau về thuật ngữ “thi hành pháp luật” Cách hiểu thứ nhất, thi thi hành pháp luật được xem là một trong những hình thức của thực hiện pháp luật, còn cách hiểu thứ hai, thì

thực hiện pháp luật và thi hành pháp luật chỉ là một (với cùng nội dung, nhưng được

thé hiện băng những thuật ngữ khác nhau) Điều này thì ngôn ngữ pháp luật ở Việt Nam và trên thế giới đều có cách tiếp cận thống nhất như vậy Tuy vậy, theo tôi việc sử dung thật ngữ “thi hành pháp luật” cũng có ý nghĩa và chủ yếu là dé nhấn mạnh đến tính quyền lực của pháp luật, và quyền lực của các tổ chức, cá nhân có thâm quyền tổ chức thi hành (thực hiện) pháp luật Do vậy, dé không bị nhầm lẫn hoặc có những thắc mắc không cần thiết về hai thuật ngữ “thực hiện pháp luật” hay “thi hành pháp luật” thiết nghĩ nên thống nhất gọi các hình thức thực hiện pháp luật hay thi hành pháp luật bao gồm: Tuân theo pháp luật, chấp hành pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng

pháp luật.

Ngoài các thuật ngữ thực hiện pháp luật, thi hành pháp luật thì Hién pháp năm 2013 còn dùng cả thuật ngữ “tuân theo pháp luật”, “chấp hành pháp luật” Chăng hạn, Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật; tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng (Điều 46); Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn: Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiển pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội (Điều 70); Đại biéu Quốc hội

Trang 7

phổ biến và vận động Nhân dân thuc hiện Hiến pháp và pháp luật (Điều 79); Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn: Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ văn bản của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tinh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; đình chỉ việc thi hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, đồng thời đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội bãi bỏ (Điều 98); Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ là thành viên Chính phủ và là người đứng đầu

bộ, cơ quan ngang bộ, lãnh đạo công tác của bộ, cơ quan ngang bộ; chịu trách nhiệm

quan ly nhà nước về ngành, lĩnh vực được phân công; £6 chức thi hành và theo doi việc thi hành pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc (Điều 99);

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành

văn bản pháp luật dé thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, kiểm fra việc thi hành các văn bản đó và xử lý các văn bản trái pháp luật theo quy định của luật (Điều 100);

Bản án, quyết định của Toà án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tô

chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tô chức, cá nhân hữu quan phải nghiém chỉnh chấp hành (Điều 106); Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con nguoi, quyén công dân, bao vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ich hợp pháp của tô chức, cá nhân, góp phan bdo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thông nhất (Điều 107); Chính quyền địa phương tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hién pháp, pháp luật tại địa phương; chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước cấp trên (Điều 112); Hội đồng nhân dân quyết định các van dé của địa phương do luật định; giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân (Điều 113); Uỷ ban nhân dân t6 chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao (Điều 114)

Với những quy định như trên trong Hiến pháp năm 2013 thì không thê xem thi hành pháp luật, tuân theo pháp luật, chấp hành pháp luật là những hình thức của thực

hiện pháp luật được mà phải xem là chúng có nội hàm và giá trị như nhau với thực

hiện pháp luật Bởi nếu quan niệm tuân theo pháp luật chỉ là không làm những gì mà pháp luật cấm (chỉ những quy phạm cắm được thực hiện trong trường hop này) thi việc Hién pháp quy định “Công dân có nghia vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật": tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng (Điều 46) là chưa đủ Tương tự như vậy, nếu Quốc hội chỉ thực hiện quyền giám sát tôi cao việc tudn theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội (Điều 70) thì cũng chưa hết Do vậy, trong cả hai trường hợp trên tuân theo Hiến pháp

Trang 8

và pháp luật đều phải hiểu là thực hiện Hiến pháp và pháp luật Tuy nhiên, việc Hiến pháp sử dụng nhiều thuật ngữ khác nhau dé chỉ cùng một loại hoạt động dễ dẫn đến sự hiểu nhằm về nội dung các thuật ngữ nói trên Chăng hạn, Hiến pháp quy định: Uỷ ban thường vụ Quốc hội giám sát việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội (Điều 74); nhưng lại quy định: Đại biểu Quốc hội phô biến và vận động Nhân dân thuc hiện Hiến pháp và pháp luật (Điều 79) Phố biến nhất là thuật ngữ thi hành pháp luật Chang hạn Chính phủ 16 chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước (Điều 96); Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ #6 chức thi hành và theo doi việc thi hành pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc (Điều 99)

Với những trình bày trên cho thấy chỉ trong lĩnh vực học thuật chuyên luật (Giáo trình của các cơ sở đào tạo luật, Từ điển chuyên luật) thì mới có sự phân biệt

rạch ròi các thuật ngữ thực hiện pháp luật, tuân theo pháp luật, thi hành pháp luật vàcoi tuân theo pháp luật, thi hành pháp luật là các hình thức của thực hiện pháp luật)

còn trong các văn bản pháp luật, trong các văn kiện khác và trong đời sông hàng ngày không có sự phân biệt về các thuật ngữ nói trên Trong các ngữ cảnh khác nhau thì các thuật ngữ khác nhau được sử dung dé chỉ “hoạt động cụ thé làm cho các quy định pháp luật trở thành cái có thật trong cuộc sống” với cùng một nội dung.

Chúng tôi cho rằng, trong học thuật cần phải và buộc phải có sự phân biệt giữa thực hiện pháp luật (là khái niệm chung) với tuân thủ (tuân theo), chấp hành, sử dụng, áp dụng pháp luật Điều này xuất phát từ sự phong phú, đa dạng của các quy phạm

pháp luật nên hành vi thực hiện chúng cũng phong phú và da dạng, khác nhau Thông

thường tôn tại ba loại quy phạm pháp luật là: Quy phạm pháp luật cấm, quy phạm pháp luật bắt buộc, quy phạm pháp luật cho phép phụ thuộc vào cách thức điều chỉnh của chúng là cấm, bắt buộc và cho phép Với mỗi loại quy phạm pháp luật nói trên có cách thức thực hiện khác nhau, do vậy, khoa học pháp lý xác định thực hiện pháp luật có thể được tiến hành thông qua các hình thức là tuân thủ pháp luật, chấp hành pháp luật, sử

dụng pháp luật, áp dụng pháp luật.

Trong cuộc sống hàng ngày các tô chức, cá nhân có thé sử dụng nhiều thuật ngữ khác nhau và không có sự phân biệt giữa chúng dé chỉ các hoạt động thực hiện pháp luật Điều này trong tiếng Việt xảy ra khá nhiều trường hợp tương tự Chăng hạn, để chỉ cái chết của một sinh vật người ta có thê sử dụng rất nhiều thuật ngữ như chết, tử, toi, chầu trời, mất, về, thác, hy sinh, đi hay dé chỉ hoạt động ăn có thé sử dụng các thuật ngữ như ăn, nuốt, xơi, đớp, chén

Tuy vậy, thiết nghĩ trong các văn bản pháp luật nên tránh dùng nhiều thuật ngữ khác nhau dé chỉ cùng một hoạt động Chang han, trong Luat Tổ chức Viện kiểm sat

Trang 9

năm 1992 của Việt Nam tại điều 1 quy định: “Vién kiểm sát nhân dân thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật, thực hành quyên công tô theo quy định của Hiến pháp và pháp luật”, nhưng tại Điều 3 lại quy định: “Viện kiểm sát nhân dân thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật, thực hành quyển công to bằng những công tác sau đây: Kiểm sát việc tuân theo pháp luật đối với các văn bản pháp

quy của các Bộ, các cơ quan ngang Bộ, các cơ quan khác thuộc Chính phủ và các cơ

quan chính quyên địa phương; kiểm sát việc chấp hành pháp luật của các cơ quan Nhà nước nói trên, tổ chức kinh té, tổ chức xã hội, don vị vũ trang và công đáân: " Trong trường hợp này với cùng một chủ thé, cùng một hoạt động nhưng lại dùng hai thuật ngữ khác nhau là “chấp hành pháp luật” và “tuân theo pháp luật” trong cùng một văn bản là rất không nên.

Phương án tốt nhất trong xây dựng pháp luật, trong các văn bản pháp luật của một nhà nước đối với cùng một hoạt động thì chỉ nên dùng một thuật ngữ dé tránh sự nhận thức không thống nhất Chang han, trong luật hình sự dé chi cái chết của con người thì chỉ dùng thuật ngữ chết, không dùng các thuật ngữ khác như mất, chau trời, thác, đi dé tránh sự hiểu nhằm.

Tóm lại, các nhà làm Hiến pháp và làm luật ở Việt Nam chỉ nên sử dụng thuật ngữ thực hiện pháp luật và thi hành pháp luật thay thế cho nhau, còn những thuật ngữ tuân theo pháp luật, chấp hành pháp luật thì nên sử dụng như là những hình thức thực hiện hay thi hành pháp luật để có sự thông nhất giữa học thuật với các văn bản pháp luật, các văn kiện chính thức của quốc gia.

Theo chúng tôi nên thống nhất sử dụng hai thuật ngữ với cùng một nghĩa là “thực

hiện pháp luật”, “thi hành pháp luật” Còn các hình thức thực hiện (thi hành pháp luật)

sẽ là tuân theo pháp luật, chấp hành pháp luật, sử dụng pháp luật, áp dụng pháp luật II TÔ CHỨC THỊ HÀNH PHÁP LUẬT

2.1 Quan niệm về tổ chức thi hành pháp luật

Điều chỉnh pháp luật là một quá trình, quá trình này diễn ra rất phức tạp với nhiều hoạt động, nhiều giai đoạn khác nhau Quá trình điều chỉnh pháp luật thông thường được bắt đầu từ việc xác định nhiệm vụ, mục đích của điều chỉnh pháp luật, ban hành pháp luật, tổ chức thực hiện và thực hiện các quy định của pháp luật đã có hiệu lực, kiểm tra, giám sát, theo dõi việc thực hiện pháp luật, đánh giá kết quả tác động của pháp luật, trên cơ sở đó tiếp tục hoàn thiện pháp luật và quá trình thực hiện pháp luật Trong quá trình điều chỉnh pháp luật nếu xảy ra hiện tượng vi phạm pháp luật thì xuất hiện thêm giai đoạn truy cứu trách nhiệm pháp lý Khi xảy ra vi phạm pháp luật thì các cơ quan nhà nước có thâm quyền phải tiễn hành hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với các chủ thé vi phạm pháp luật, đảm bảo cho quá trình điều

Trang 10

chỉnh pháp luật được tiến hành nghiêm minh và có hiệu quả cao.

Dé pháp luật được thực hiện nghiêm minh trên thực tế thì ngoài hành vi thực tế thực hiện pháp luật của các tô chức, cá nhân, còn đòi hỏi hoạt động tô chức thi hành pháp luật của các chủ thê có trách nhiệm.

Để làm rõ thuật ngữ “tô chức thi hành pháp luật”, trước hết, cần giải thích về ngữ nghĩa và cách vận dụng thuật ngữ “#6 chức” và “thi hành pháp luật” là hai bộ phận ngôn ngữ được kết nối dé thé hiện khái niệm này.

Thuật ngữ “tô chức” thường được hiểu theo hai nghĩa: Với nghĩa danh từ thì đó là một thiết chế (organization) được xem là hai hay nhiều người làm việc, phối hợp với nhau dé đạt kết quả chung, chăng hạn, tô chức Đoàn thanh niên, t6 chức Đảng ; với nghĩa động từ (organize) được xem là một quá trình đề ra những sự liên hệ chính thức giữa những con người hoặc giữa người với tài nguyên để đi đến mục tiêu đã định Khi này “tổ chức” có tác dụng phối hợp các nỗ lực qua việc thiết lập một cơ cấu về cách thực hiện công việc trong tương quan với quyền hạn Nói một cách khác, tổ chức là quá trình sắp xếp, cắt đặt các công việc thành từng nhóm, các hoạt động của từng mắt khâu, giao phó cho từng chủ thé có khả năng thi hành, đồng thời xác định nhiệm vụ, quyền hạn cho từng chủ thé tùy theo công việc được giao phó, phối hợp tất cả các hoạt động của từng chủ thể lại nhằm đạt mục đích nào đó.

Thuật ngữ “thi hành pháp luật” đã được giải thích ở trên, nếu ghép với thuật ngữ “tổ chức” thì sẽ là quá trình phân công, phối hợp, sắp xếp các hoạt động của các chủ thể khác nhau thành một chuỗi hoạt động thống nhất để pháp luật được thi hành chính xác, đầy đủ, hiệu quả trên thực tế Hoạt động tổ chức thi hành pháp luật thường bao gồm việc lên kế hoạch, sắp xếp các hoạt động và phân công trách nhiệm rõ ràng, cụ thé cho các chủ thé là các cơ quan nhà nước, những người có trách nhiệm quyền han trong việc tiễn hành các hoạt động đó, đồng thời, sử dụng toàn bộ những yếu tố, phương tiện, công cụ và những điều kiện cần thiết được xác lập, tổ chức và sử dụng trong quá trình đưa pháp luật vào cuộc sống, bảo dam cho pháp luật được thi hành một cách nghiêm chỉnh, thống nhất và hiệu quả.

Nội hàm của thuật ngữ “16 chức thi hành pháp luật" thường được hiểu bao gồm các yếu tố sau đây: a/ xác định rõ, chính xác các công việc cần thực hiện; b/ phân công, xác định rõ quyên, nghĩa vụ, trách nhiệm của các cơ quan có liên quan phải tiễn hành các công việc đó; c/ trách nhiệm báo cáo, phản ánh về kết quả và những khó khăn, vướng mắc gặp phải khi tiến hành các công việc được giao để có những điều chỉnh kịp thời; d/ kiểm tra, giám sát, khen thưởng, xử lý vi phạm nếu có.

Những công việc cần thực hiện thường bao gồm:

Trang 11

+ Những công việc liên quan đến nhận thức pháp luật (thường là nhóm công việc về tuyên truyền, phố biến các quy định pháp luật đến các chủ thé có trách nhiệm tổ chức thi hành và đối tượng phải thực hiện quy định pháp luật);

+ Những công việc về xây dựng và hoàn thiện thể chế như xây dựng các văn bản quy định chỉ tiết, hướng dẫn thi hành pháp luật, giải thích pháp luật khi cần thiết;

+ Những công việc liên quan đến tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ, công chức được giao tổ chức thi hành pháp luật (thường là hoạt động tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật về lĩnh vực mà pháp luật điều chỉnh );

+ Những hoạt động phân công trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện tô

chức thi hành pháp luật giữa và trong các cơ quan bộ, ngành, địa phương ; phân công

trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan có liên quan dé tô chức thi hành pháp luật.

+ Những công việc liên quan đến bố trí kinh phí tổ chức thi hành pháp luật;

+ Những công việc liên quan đến sắp xếp, tổ chức bộ máy, nhân sự thực hiện nhiệm vụ được pháp luật giao có trách nhiệm thi hành Tiếp nhận báo cáo, xử lý các tình huống xảy ra ngoài dự tính (nếu có).

+ Những công việc liên quan đến kiểm tra, giám sát, theo dõi thi hành pháp luật Xử lý vi phạm pháp luật nếu có Đánh giá tổng kết, rút kinh nghiệm, khen thưởng, kỷ luật nêu thay cần thiết.

Tổ chức thi hành pháp luật được xem như một chức năng của các chủ thê có

trách nhiệm phối hợp các nỗ lực của nhiều bộ phận lại dé thiết lập một cơ cấu, trình

tự về cách thực hiện các văn bản, quy định pháp luật nhất định Nói khác đi, tổ chức thi hành pháp luật là các chủ thé có trách nhiệm tiến hành sắp xếp các bộ

phận, phân công nhiệm vụ, quyền hạn cho mỗi bộ phận, phối hợp hoạt động của các bộ phận để các quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành hành vi thực tế, hợp pháp của các tô chức, cá nhân làm cho mục đích của điều chỉnh pháp luật đạt được trên thực tế Trong các văn bản pháp luật ở Việt Nam “tô chức thi hành pháp luật” còn có thé được gọi là “triển khai thi hành văn bản, quy định pháp luật” Chang hạn, Hiến pháp Việt Nam năm 2013 quy định: Chính phủ có nhiệm vụ và quyền hạn là tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uy ban thường vụ (Điều 96); Thủ tướng Chính phủ có nhiệm vụ, quyền hạn là lãnh đạo việc xây dựng chính sách và tô chức thi hành pháp luật Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ văn bản của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên Đình chỉ việc thi hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, đồng thời đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội bãi

Trang 12

bỏ (Điều 98); Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ tổ chức thi hành và theo dõi việc thi hành pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc (Điều 99); Chính quyền địa phương tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp, pháp luật tại địa phương (Điều 112); Uy ban nhân dân tô chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tô chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nha nước cấp trên giao (Điều 114).

Tổ chức thi hành pháp luật là quá trình sắp xếp, phân công nhiệm vụ, quyền hạn, phối hợp hoạt động của các tô chức, cá nhân để đạt được mục tiêu đưa pháp luật vào cuộc sống và hiện thực hoá các quy định của pháp luật một cách chính xác, nghiêm chỉnh, thống nhất và hiệu quả.

Như vậy, tổ chức thi hành pháp luật là hoạt động có tính tô chức, được tiến hành bởi các cơ quan, tô chức, cá nhân có thâm quyên, nhăm đưa pháp luật thực định vào đời sông nhà nước và xã hội.

Tổ chức thực thi hành luật là trách nhiệm của tất cả các cơ quan, tô chức, cá nhân có thầm quyên, song trách nhiệm chính, chủ yếu là của các cơ quan hành chính nhà nước

như Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chính

quyên địa phương.

Tổ chức thi hành pháp luật thường bắt đầu từ việc lên kế hoạch, sắp xếp các hoạt động và phân công trách nhiệm rõ ràng, cụ thể cho các chủ thê trong việc thực hiện các hoạt động đó, đồng thời, sử dụng toàn bộ những yếu to, phương tiện, công cụ và những điều kiện cần thiết được xác lập, tổ chức va sử dụng trong quá trình đưa pháp luật vào cuộc sông, bảo đảm cho pháp luật được thi hành một cách nghiêm chỉnh, thống nhất và hiệu quả Trong đó bao gồm cả các hoạt động như: Công bố, thông báo cho các đối tượng phải thi hành biết được nội dung các quy định pháp luật Trong một số trường hợp, các cơ quan nhà nước còn phải tiến hành những công việc như ban hành các quy định chi tiết, hướng dẫn việc thi hành, giải thích pháp luật, cung cấp phương tiện, ngân sách, bổ sung, dao tao cán bộ, công chức thì quy định, văn ban

quy phạm pháp luật đã ban hành mới có khả năng được thi hành bình thường Các chủ

thê pháp luật bằng hành vi thực tế của mình thực hiện các quyền, nghĩa vụ pháp lý của mình làm cho các quy định pháp luật đi vào cuộc sống Kiểm tra, thanh tra, theo dõi, giám sát, tổng kết, đánh giá việc thi hành pháp luật của các chủ thể.

2.2 Quy trình tổ chức thi hành pháp luật

Tổ chức thi hành pháp luật là một quy trình hết sức phức tạp bởi dé thi hành được một quy định pháp luật, nhiều khi đòi hỏi sự tham gia của rất nhiều tổ chức, cá nhân khác nhau, thông qua nhiều thủ tục khác nhau, với những mối liên hệ đa chiều, tương tác về vật chất, về pháp lý, tổ chức, kỹ thuật, tâm lý và những mối liên hệ khác Theo

Trang 13

chúng tôi để tiện cho việc theo dõi có thé chia hoạt động tổ chức thi hành pháp luật thành ba giai đoạn cơ bản là: Chuan bị đưa văn bản hay quy định pháp luật vào thi hành; thực tế thực hiện chúng trong đời sống xã hội; kiểm tra, giám sát, theo dõi và tổng kết việc tô chức thi hành pháp luật và thực hiện pháp luật.

2.2.1 Chuẩn bị đưa văn bản, quy định pháp luật vào thi hành

Sau khi văn bản, quy định pháp luật được ban hành phải tiến hành thông báo đến các tô chức, cá nhân có trách nhiệm thi hành hoặc có liên quan Đối với các văn bản quan trọng như Hiến pháp, luật, pháp lệnh thì phải có thủ tục công bố (Theo Điều 88 Hiến pháp Việt Nam năm 2013 thì Chủ tịch nước có nhiệm vụ và quyền hạn là: Công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh; đề nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét lại pháp lệnh trong thời hạn mười ngày, ké từ ngày pháp lệnh được thông qua; nếu pháp lệnh đó vẫn được Uy ban thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành mà Chủ tịch nước van không nhất trí thì Chủ tịch nước trình Quốc hội quyết định tại kỳ họp gần nhất), Ngoài ra các văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam còn phải đăng công báo hoặc niêm yết

công khai và phải được đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng Theo quy

định của Điều 150 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 thì:

“1, Văn bản quy phạm pháp luật của các co quan ở trung ương phải được đăng Côngbáo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trừ trường hợp văn bản có nội dungthuộc bí mật nhà nước.

2 Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt phải được đăng Công báo cấp tỉnh.

3 Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã phải được niêm yết công khai và phải được đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương Thời gian và địa điểm niêm yết công khai do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định.

4 Trong thời han 03 ngày kế từ ngày công bố hoặc ky ban hành, cơ quan, người có thâm quyên ban hành văn bản quy phạm pháp luật phải gửi văn bản đến cơ quan Công báo để đăng Công báo hoặc niêm yết công khai.

Cơ quan Công báo có trách nhiệm đăng toàn văn văn bản quy phạm pháp luật

trên Công báo chậm nhất là 15 ngày đối với văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan trung ương ban hành, 07 ngày đối với văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt ban hành kể từ ngày nhận được văn bản.

5 Văn bản quy phạm pháp luật đăng trên Công báo in và Công báo điện tử là văn banchính thức và có giá trị như văn bản gôc”.

Trang 14

Văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước ở trung ương, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ban hành phải được đăng tải toàn văn trên cơ sở đữ liệu quốc gia về pháp luật chậm nhất là 15 ngày ké từ ngày công bố hoặc ký ban hành và

đưa tin trên phương tiện thông tin đại chúng, trừ văn ban có nội dung thuộc bí mật nhà

nước theo quy định của pháp luật về bí mật nhà nước.

Văn bản quy phạm pháp luật đăng tải trên cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật có giá trị sử dụng chính thức (Điều 157 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, 2015).

Tiếp đến là phải chuẩn bị các điều kiện pháp lý, điều kiện vật chất, nguồn nhân lực để có thê thực hiện được văn bản hay quy định pháp luật đó Ở giai đoạn này cần phải tiền hành các hoạt động quan trọng như:

- Ban hành các văn bản quy định chỉ tiết, văn bản giải thích hoặc hướng dẫn thi hành văn bản, quy định pháp luật đó (nếu thấy cần thiết) Một số quy định pháp luật, nhất là các quy định của văn bản luật chỉ có thể thực hiện được trên thực tế khi chúng đã có sự quy định chỉ tiết, giải thích hoặc hướng dẫn thi hành của cơ quan có thâm quyên.

- Ban hành văn bản, quy định về trình tự thủ tục thực hiện văn bản, quy định pháp luật đó (nếu chưa có).

- Tuyên truyền, phổ biến về nội dung, tinh thần của văn bản, quy định pháp luật tới cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, tới nhân dân và các đối tượng có liên quan để mọi người nhận thức chính xác, đầy đủ chúng, biết được những gì nên làm, những gì phải làm, những gì có thé làm được, những gì không được làm từ đó mỗi chủ thé sẽ tự quyết định hành vi của mình, tự giác thi hành pháp luật.

- Các hoạt động liên quan đến công tác tổ chức, cán bộ (nếu cần thiết) như: Phân công cơ quan hay những người có chức vụ, quyền hạn chịu trách nhiệm tô chức thực

hiện văn bản hay quy định pháp luật đó; thành lập thêm những cơ quan hay bộ phận

nếu chưa có; tuyên dụng hoặc dao tạo cán bộ, công chức nếu thay cần thiết Đối với các cơ quan áp dụng pháp luật cần phải được tổ chức một cách khoa học, có sự phân công rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cơ quan, mỗi bộ phận dé tránh hiện tượng hoạt động chồng chéo, mâu thuẫn, cản trở lẫn nhau trong công việc của các cơ quan này Việc tổ chức và hoạt động của các cơ quan áp dụng pháp luật ngoài vấn đề bảo đảm tính độc lập, chủ động, sáng tạo của mỗi cơ quan, mỗi bộ phận đồng thời phải bảo đảm sự phối hợp đồng bộ, thống nhất, nhịp nhàng giữa các cơ quan, các bộ phận cùng tham gia áp dụng pháp luật cũng như sự phối hợp, hợp tác giữa các cơ quan áp dụng pháp luật với các cơ quan khác của nhà nước hoặc với các tổ chức xã hội Tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ, công chức được giao tô chức thực hiện nhiệm vụ (hoạt động tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật về lĩnh vực mà pháp

Trang 15

luật cần thực hiện điều chỉnh ) Các cơ quan áp dụng pháp luật phải thông thạo về nghiệp vu trong việc giải quyết các công việc thuộc thâm quyên, có ý thức tô chức, ky

luật, có tinh thần trách nhiệm cao, tránh hiện tượng quan liêu, cửa quyên, sách nhiễu,

trì tré, giấy tờ hình thức hoặc thờ ơ lãnh đạm đối với số phận, tính mạng con người, với tài sản của nhà nước, của các tổ chức kinh tế và của nhân dân Những người trực tiếp áp dụng pháp luật phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, sự hiểu biết pháp luật sâu sắc (nắm vững nội dung, tỉnh thần của quy phạm pháp luật cần áp dụng), ý thức pháp luật cao, có kinh nghiệm nghề nghiệp, kinh nghiệm áp dụng pháp luật, kinh nghiệm sông (nam vững những tình huống của cuộc sống và ý nghĩa pháp ly của từng sự kiện trong tình huống đó), có văn hoá pháp lý phù hợp, có nhân cách đạo đức tốt, có uy tín trong xã hội Có được những đặc tính trên thì người áp dụng pháp luật mới có thể độc

lập, sáng tạo áp dụng pháp luật và áp dụng có hiệu quả, phù hợp với mục đích xã hội

đề ra.

- Chuẩn bị về cơ sở vật chất, kỹ thuật dé phục vu cho việc thực hiện quy định pháp luật Rất nhiều văn bản hay quy định pháp luật dé được thực hiện trong thực tế đòi hỏi một sự chỉ phí rất lớn về tiền của, công sức và những trang thiết bị vật chất- kỹ thuật nhất định Vì thế kinh phí cho hoạt động thực hiện và áp dụng pháp luật là một trong những điều kiện cần thiết, quan trọng để việc tổ chức thi hành pháp luật đạt kết quả mong muốn Tuy nhiên, phải luôn quán triệt tinh thần là việc tô chức thi hành và thi hành pháp luật phải đạt được mục đích xã hội với sự chi phí xã hội thấp nhất cả về vật chất lẫn về tinh than.

Ngoài ra những điều kiện về đời sống vật chất và tinh thần của những người trực tiếp tổ chức thi hành pháp luật và gia đình họ cũng ảnh hưởng rất lớn tới quá trình tổ

chức thi hành pháp luật.

2.2.2 Thực hiện các văn bản, quy định pháp luật trên thực tế

Các quy định pháp luật chỉ có thể được thực hiện khi chúng trở thành hành vi thực tế, hợp pháp của mỗi chủ thê pháp luật Mỗi quy phạm pháp luật đều được dự liệu cho những tình huống nhất định, do vậy, nó chỉ được thực hiện khi trong thực tế ton tại đây đủ những hoàn cảnh và điều kiện mà quy phạm đã dự liệu Hoạt động thực hiện pháp luật có thé được tiễn hành thông qua những cơ chế đơn giản mà cũng có thé là cơ chế

phức tạp.

- Voi cơ chế don gian: Cac tô chức, cá nhân trên co sở nhận thức nội dung, yêu cầu, đòi hỏi của các quy định pháp luật, khi gặp tình huống thực tế mà pháp luật đã dự liệu sẽ cân nhắc, tính toán để lựa chọn phương án thực hiện các quy định pháp luật (chỉ đạo hành vi của mình) sao cho chính xác, phù hợp và có lợi nhất với cách xử sự mà quy phạm đã chỉ dẫn Hành vi thực tế thực hiện các quy phạm pháp luật của các

Trang 16

chủ thê có thé là: Không làm những gì mà pháp luật cắm; làm tat cả những gì mà pháp

luật buộc phải làm; sử dụng những gì mà pháp luật cho phép.

- Cơ chế phức tap: Có nhiều quy định pháp luật, khi tồn tại tình huống thực tế mà quy phạm pháp luật đã dự liệu, nhưng các chủ thê là cá nhân hoặc tổ chức không có thâm quyên lại không thê tự mình thực hiện được mà phải có sự can thiệp, giúp đỡ của cơ quan nhà nước hay nhà chức trách có thâm quyền mới có thê thực hiện được (các chủ thé thực hiện quy định pháp luật có sự can thiệp của các chủ thé có thâm quyền, nói cách khác, các chủ thé có thẩm quyền tiến hành tổ chức cho để các tô chức, cá nhân có thé thực hiện được các quy định của pháp luật).

2.2.3 Kiểm tra, giám sát, theo dõi và tong kết đánh giá việc tổ chức thi hành

pháp luật và thực hiện pháp luật

Trong quá trình tổ chức thi hành và thực hiện pháp luật cần thường xuyên tiến hành các hoạt động kiểm tra, thanh tra, giám sát, theo dõi dé có những thông tin cần thiết về quá trình đó Theo quy định của Hiến pháp năm 2013 thì: Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực được phân công: tổ chức thi hành và theo dõi việc thi hành pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc (Điều 99) Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành văn bản pháp luật để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, kiểm tra việc thi hành các văn bản đó và xử lý các văn bản trái pháp luật theo quy định của luật (Điều 100) Hội đồng nhân dân quyết định các van dé của địa phương do luật định; giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân (Điều 113).

Từ hoạt động kiểm tra, giám sát, theo dõi thực hiện pháp luật có thể phát hiện những lỗ hồng của pháp luật, những quy định pháp luật chưa phù hợp, kém hiệu quả, các cơ quan tổ chức thi hành pháp luật sẽ kiến nghị để công tác xây dựng pháp luật

được hoàn thiện, bảo đảm cho pháp luật ngày càng có hiệu quả cao hơn, đáp ứng nhu

cầu quản lý, xây dựng và phát triển đất nước.

Và nếu trong quá trình kiểm tra, giám sát, theo dõi việc tô chức thi hành và thực hiện pháp luật mà phát hiện những sai phạm thì cần có những biện pháp xử lý kịp thời dé bảo đảm cho quá trình thực hiện pháp luật được diễn ra có hiệu quả.

Như vậy, cứ sau mỗi khoảng thời gian các chủ thé có trách nhiệm tô chức thi hành pháp luật cần tiễn hành các hoạt động tổng kết, đánh giá hiệu lực, hiệu quả việc tổ chức thi hành và thực hiện pháp luật dé rút kinh nghiệm cho việc tổ chức thi hành và việc thực hiện pháp luật tốt hơn hoặc cung cấp thông tin cần thiết cho việc xây dựng hoàn thiện

pháp luật trong tương lai.

Trang 17

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Bộ giáo dục và dao tạo, Dai từ điển tiếng Việt, Nguyễn Như Ý chủ biên, Nxb Văn

hóa thông tin, Hà Nội 1998.

2 Hiến pháp Việt Nam năm 2013.

3 Khoa luật Đại học Quốc gia Hà Nội, Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội 2005.

4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.

5 Luật Tổ chức Viện kiểm sát năm 2014.

6 Từ điển bách khoa Việt Nam, Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội, 2005, quyền 4 7 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Lý luận về nhà nước và pháp luật, Nxb Tư

Trang 18

THEO DOI THI HANH PHÁP LUẬT - MỘT NOI DUNG CUA TO CHỨC THI HANH PHAP LUAT

TS Nguyén Van Nam

Khoa Pháp luật Hanh chính - Nha nướcTrường Đại học Luật Hà Nội

Tóm tắt: Thi hành pháp luật là một mắt khâu quan trọng của cơ chế điều chỉnh bằng pháp luật đối với hành vi con người Nội dung của công tác tô chức thi hành pháp luật rất phong phú, phức tạp, trong đó theo dõi thi hành pháp luật dé nam bắt day đủ thông tin về việc thi hành pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật, dong thời có các biện pháp can thiết dé xử lý kịp thời các tình huống xây ra là một nội dung rat quan trong.

Từ khóa: tô chức thi hành pháp luật, theo dõi thi hành pháp luật, nội dung công tác t6 chức theo dõi thi hành pháp luật

1 Khái quát về tổ chức thi hành pháp luật

Trong quản lý nhà nước, nếu chỉ chú trọng vào việc xây dựng pháp luật thì có thé tạo nên một hệ thống pháp luật toàn diện, thống nhất, đồng bộ, phù hợp, kỹ thuật pháp lý cao Tuy nhiên khi đó, pháp luật vẫn còn ở trong trạng thái “tĩnh”, tồn tại trên giấy, trong các “bộ luật đồ sộ” Pháp luật chỉ thực sự phát huy vai trò to lớn của

mình khi nó được thực hiện nghiêm chỉnh trong đời sống Đúng như một câu ngạn ngữ cô “Pháp luật trong các bộ luật chỉ là con hỗ giấy, pháp luật tại tòa án mới là con

hồ thực” Chính vì vậy, để nâng cao hiệu quả quản lý xã hội bằng pháp luật, cùng với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật phải hết sức coi trọng công tổ chức thực thi pháp luật Đó chính là lý do mà thời gian gần đây ở nước ta, Đảng và Nhà nước đã xác định: “Thuc hiện bước chuyển hướng chỉ đạo chiến lược từ việc đặt trọng tâm vào việc xây dung và hoàn thiện pháp luật sang hoàn thiện và tô chức thực thi pháp luật, bảo đảm tính nghiêm mình của pháp luật, tính liên thông, gắn kết mật thiết giữa công tác xây dựng và tô chức thi hành pháp luật.

Thi hành pháp luật là một khái niệm thường được sử dụng trong thực tiễn xây

dựng, tô chức thực hiện, bảo vệ pháp luật Thực chat, thuật ngữ nay có ý nghĩa tương

tự như thuật nhữ “thực hiện pháp luật” trong sách báo pháp lý thường sử dụng Theo

đó, thi hành pháp luật được hiểu là những hành động, lời nói, việc làm (hành vi) của cá nhân, tô chức phù hợp với các qui định của pháp luật, theo đúng các qui định của pháp

! Quyết định số 225/QĐ-TTg ngày 4/2/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch cải cách hành chínhnhà nước giai đoạn 2016-2020

Trang 19

luật Nói cách khác, đó chính là việc các chủ thể thực hiện các quyên, nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý của mình Khi tham gia vào các quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh, các cá nhân, tô chức có quyên, có nghĩa vụ thi hành nghiêm chỉnh đầy đủ, đúng dan quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý của họ trong quan hệ pháp luật đó Với cách hiểu đó, thi hành pháp luật là quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội, kể cả nhà nước.

Trong tiếng Việt, “tổ chức” được hiểu là: “làm những gì cần thiết dé tiến hành ”2 Như vậy, tô chức thi hành pháp luật hoạt động nào đó dé có được hiệu quả tot nhất

là tất cả những việc làm cần thiết để sao cho việc thi hành pháp luật được diễn ra một cách có hiệu quả nhất Nó bao gồm các hoạt động từ việc chuẩn bị, lên kế hoạch, sắp xếp các hoạt động, phân công trách nhiệm cho từng chủ thê có liên quan, đến việc tạo lập và sử dụng đầy đủ các yếu tố, công cụ, phương tiện, biện pháp và những điều kiện cần thiết khác dé việc thi hành pháp luật được diễn ra một cách dễ dàng, thuận lợi và thu được kết quả tốt nhất.

Hiểu “tổ chức thi hành pháp luật” như trên cho thấy, chủ thể của hoạt động này

là mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội, tuy nhiên trước hết là các cơ quan nhà nước, trong đó quan trọng, chủ yếu nhất là co quan hành pháp Có thé nói, tổ chức thi hành pháp luật chủ yếu thuộc về trách nhiệm và là chức năng của cơ quan hành pháp Đối với tô chức, cá nhân thì việc tô chức đặt ra cho họ chỉ đơn giản là việc chuẩn bị các yếu tô cần thiết, lên kế hoạch, bố tri, sắp xếp các hoạt động sao cho hợp lý, nhằm thu được kết quả tốt nhất

Tổ chức thi hành pháp luật là làm cho pháp luật đi vào cuộc sống, qua đó phát huy hiệu quả trên thực tế của pháp luật Đúng như câu ngạn ngữ cổ nước ngoài: pháp

luật tại nghị viện chỉ là con hỗ giấy, pháp luật tại tòa án mới là con hồ thực Bằng việc

tổ chức thi hành pháp luật, các chủ thé có trách nhiệm đã làm cho pháp luật từ trạng thái tĩnh, tồn tại trong các văn bản qui phạm pháp luật trở thành pháp luật ở trạng thái động, tồn tại đưới dang hành vi thực tế hợp pháp của các cá nhân, tổ chức trong xã hội Ở Việt Nam, pháp luật chủ yếu tồn tại dưới dạng văn bản qui phạm pháp luật, do đó có thé hiểu tô chức thi hành pháp luật chính là tổ chức thi hành từng văn ban qui phạm pháp luật cụ thê.

Có thê nói, tổ chức thi hành pháp luật bao gồm các hoạt động có liên quan với nhau Theo thực tiễn pháp lý Việt Nam, đối với cơ quan có chức năng tô chức thi hành pháp luật, nội dung của hoạt động này cơ bản bao gồm:

- Rà soát các văn bản qui phạm pháp luật đã ban hành để phát hiện những qui định không thống nhất, mâu thuẫn, chồng chéo với các qui định trong văn bản mới

? Hoàng Phê (chủ biên), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, 1997, tr 973.

Trang 20

được ban hành, để có sự sửa đổi, bố sung hoặc loại bỏ những qui định đó, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.

- Ban hành văn bản qui phạm pháp luật qui định chỉ tiết, hướng dẫn thi hành các qui định được giao; ban hành những văn bản theo thẩm quyền qui định những biện pháp dé thi hành văn bản qui phạm pháp luật; xây dựng chương trình và kế hoạch thi

hành van bản qui phạm pháp luật.

- Phổ biến, tuyên truyền các qui định trong văn bản qui phạm pháp luật, giáo dục ý thức pháp luật cho các đối tượng trực tiếp phải thi hành; phố biến, tuyên truyền chương trình, kế hoạch thi hành văn bản qui phạm pháp luật.

- Xây dựng bộ máy, thiết chế thi hành pháp luật; đào tạo, bồi dưỡng những người làm công tác thi hành văn bản qui phạm pháp luật; tổ chức tập huấn, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ cho người làm công tác thi hành văn bản qui phạm pháp

- Tạo lập, chuẩn bị các điều kiện vật chất, kỹ thuật, phương tiện, kinh phí

đảm bảo cho việc thi hành văn bản qui phạm pháp luật.

- Chỉ đạo, đôn đốc việc thi hành pháp luật, kip thời nhắc nhở, uốn nắn việc thực

thi văn bản qui phạm pháp luật.

- Ap dụng pháp luật dé giải quyết các vụ việc nảy sinh trong đời sống khi các cá nhân, tô chức không thể tự mình thực hiện các qui định cho phép, hoặc không muốn, không chịu thực hiện qui định bắt buộc, hoặc vi phạm những qui định cấm đoán.

- Kiểm tra, giám sát, theo dõi việc thi hành pháp luật; kiến nghị cơ quan có thâm quyền sửa đổi, bổ sung pháp luật; bổ sung các điều kiện đảm bảo việc thi hành văn bản; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thi hành văn bản qui phạm pháp

- Giải quyết khiếu nại, tổ cáo trong quá trình thi hành văn bản qui phạm pháp

- Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội, phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm trongquá trình thi hành văn bản qui phạm pháp luật

- Xử lý tình huống, ngăn ngừa sự cố, ứng phó thảm họa.

- Phát động các phong trào thi đua, xây dựng và nhân rộng điển hình về tô chức thi hành văn bản qui phạm pháp luật để các cơ quan, địa phương khác học tâp.

- Tổ chức sơ kết, tông kết rút kinh nghiệm việc thi hành văn bản qui phạm pháp

luật; khen thưởng, xử lý vi phạm trong quá trình thi hành văn bản qui phạm phápluật

2 Theo dõi thi hành pháp luật

Trang 21

Sự phân tích về nội dung việc tô chức thi hành pháp luật cho thấy, theo dõi thi hành pháp luật là một trong những nội dung của công tác tổ chức thi hành pháp luật Có thé nói, cho du các hoạt động khác nhằm tổ chức thi hành pháp luật được thực hiện khá tốt, nhưng nếu thiếu hoạt động kiểm tra, giám sát, theo dõi thì việc thi hành pháp luật cũng sẽ không nghiêm, mục đích, ý nghĩa của công tác tổ chức thi hành pháp luật vì thé có thé không đạt được.

Theo dõi thi hành pháp luật là hoạt động quan trọng, không thể thiếu trong quá trình tổ chức thi hành pháp luật Thông qua theo dõi thi hành pháp luật, có thé nắm bắt được một cách đầy đủ, thực chất việc thi hành pháp luật, đánh giá xác thực

nguyên nhân của thực trạng thi hành pháp luật, từ đó có những giải pháp xử lý đúng

dan, kịp thời những phát sinh, vướng mắc, bat cập phát sinh trong quá trình thi hành pháp luật, đảm bảo pháp luật được thi hành một cách nghiêm chỉnh trên thực tế Chính vì vậy, dé pháp luật có thé được thực hiện nghiêm chỉnh trên thực tế, bên cạnh các hoạt động qui định chi tiết, hướng dẫn thi hành, phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn bị các nguồn lực , cần phải coi trọng công tác kiểm tra, giám sát, theo dõi thi

hành pháp luật.

“Theo dõi thi hành pháp luật” là một khái niệm mới xuất hiện một cách chính thức trong lý luận và thực tiễn pháp lý thời gian gần đây, mặc dù nội hàm của nó không phải là những vấn đề hoàn toàn mới mẻ Hiện nay, trong thực tiễn pháp lý nước ta ton tại hai khái niệm là “theo đõi thi hành pháp luật” và “theo dõi tình hình thi hành pháp luật” Về khái niệm “theo dõi thi hành pháp luật, hiện vẫn chưa được hiểu một cách thống nhất, chăng han, có quan niệm cho rang: “Theo đối thi hành pháp luật là hoạt động theo doi, xem xét, đánh giả của các cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với qua trình tổ chức thi hành pháp luật (thực trạng thi hành pháp luật) của cơ quan nhà nước và người có thẩm quyên, nhằm phát hiện những vướng mắc, bat cập phát sinh trong thực tiên triển khai thi hành pháp luật và kiến nghị các giải pháp khắc phục, thảo gỡ dé nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật và hoàn thiện hệ thong pháp luật ”” Trên cơ sở cách hiểu này, “việc theo dõi thi hành pháp luật sẽ bao gôm việc theo doi quá trình tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thi hành Hiến pháp và pháp luật; theo dõi quá trình giải quyết khiếu nại, t6 cáo và kiến nghị của công dân; theo dõi tình hình ban hành văn bản pháp luật, kế hoạch dé thực hiện; theo dõi tình hình pho biến, giáo

duc pháp luật" Nhu vậy, mặc du còn có những chi tiết thé hiện sự chưa nhất quán, tuy nhiên dễ nhận thấy, theo quan điểm này, theo dõi thi hành pháp luật được hiểu

3 Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật, Bộ Tư pháp, Tài liệu phục vụ hội nghị

tập huấn chuyên sâu về công tác theo dõi thi hành pháp luật, Hà Nội, ngày 20/7/2017, tr 16.

* Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật, Bộ Tư pháp, Tài liệu phục vụ hội nghị

tập huấn chuyên sâu về công tác theo dõi thi hành pháp luật, Hà Nội, ngày 20/7/2017, tr 15

Trang 22

đồng nhất với theo dõi việc tổ chức thi hành pháp luật Do chưa có sự nhất quán trong quan niệm, nên đã dẫn đến sự không nhất quán trong sử dụng khái niém’.

Thiết nghĩ, để có thể có quan niệm thống nhất về “theo dõi thi hành pháp luật”, có lẽ phải bắt đầu từ khái niệm “theo đõi” Trong ngôn ngữ tiếng Việt, “theo dõi” được hiểu là “chú ý theo sát từng hoạt động, từng diễn biến để biết rất rõ hoặc có sự ứng phó, xử lý kịp thoi’ Theo cách hiệu nay, “theo đõi” là theo sát, xem xét, đánh giá diễn biến thực tế của sự việc; “theo dõi” luôn là hoạt động có mục đích, “theo dõi” một điều gi đó là nhằm để biết rõ về điều đó, hoặc dé biết rõ về điều đó và có những ứng phó kịp thời Theo dõi thi hành pháp luật là để nắm chắc thực trạng thi hành pháp luật, phát hiện những hạn ché, bat cập trong quá trình thực hiện pháp luật cũng như nguyên nhân của những hạn chế, bất cập đó, qua đó đề xuất, áp dụng những giải pháp hoàn thiện pháp luật, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, bất cập trong quá trình thực thi pháp luật, ứng phó, xử lý kịp thời các tình huống có thê xây ra, ngăn chặn vi phạm pháp luật xây ra hoặc tiếp tục tái diễn, đảm bảo cho pháp luật dé dàng đi vào đời sống, được thi hành nghiêm chỉnh trong đời sống.

Theo dõi thi hành pháp luật là hoạt động quan trọng trong quá trình t6 chức thực thi pháp luật, vì vậy trách nhiệm theo dõi thi hành pháp luật trước hết thuộc về các cơ quan trong bộ máy nhà nước mà trong đó quan trọng nhất là các cơ quan hành pháp - cơ quan có chức năng tô chức thi hành pháp luật Bên cạnh đó, theo dõi thi

hành pháp luật cũng là một hình thức tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội của

người dân, vì vậy, theo dõi thi hành pháp luật cũng là trách nhiệm của mọi cá nhân, tô chức trong xã hội Các chủ thể này, trong phạm vi hoạt động của mình có trách nhiệm thi hành nghiêm chỉnh pháp luật, đồng thời có quyên, trách nhiệm theo dõi việc thi hành pháp luật của chủ thê khác, có quyền, nghĩa vụ t6 cáo với co quan có thầm quyền về hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân, tô chức trong xã hội, kiến nghị cơ quan nhà nước có thâm quyên sửa đổi, bổ sung pháp luật cũng như dé xuất các biện pháp tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thi hành pháp luật.

Từ phân tích trên, có thé hiểu: Theo déi thi hành pháp luật là hoạt động xem xét, đánh giá của các cơ quan, tổ chức, cá nhân doi với việc thi hành pháp luật của các chủ thể trong xã hội, qua đó dé xuất, kiến nghị áp dụng các biện pháp phù hợp để dam bảo pháp luật được thi hành nghiêm chỉnh trong đời sống.

Sự phân tích trên đây cho thấy, theo dõi thi hành pháp luật và thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm soát việc thi hành pháp luật có những điểm gần gũi, tương đồng,

chông lân và quan hệ với nhau.

> Quyết định số 225/QĐ-TTg ngày 4/2/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch cải cách hành chínhnhà nước giai đoạn 2016-2020.

5 Hoàng Phê (chủ biên), Từ điển Tiéng Việt, Nxb Da Nẵng, 1997, tr 899.

Trang 23

Trong ngôn ngữ hàng ngày, thanh tra, kiểm tra là những thuật ngữ rất gần nhau, chúng đều có ý nghĩa là xem xét, đánh giá tình hình trên thực tế Chính vi vậy, việc sử dụng hai thuật ngữ này trên thực tế nhiều trường hợp là do thói quen Chăng thế mà ở nước ta, có cơ quan thanh tra của Nhà nước nhưng lại có cơ quan kiểm tra của Đảng Trong phạm vi bài viết này, tác giả không có ý định phân biệt hai thuật ngữ này Xuất phát từ cách hiểu của thuật ngữ kiểm tra, thanh tra, có thể thấy, nội dung cốt yếu của hoạt động kiểm tra, thanh tra việc thi hành pháp luật là xem xét việc thi hành pháp luật trên thực tế để đánh giá tính đúng, sai trong việc thi hành pháp luật đó” Cũng xuất phát từ cách hiểu thuật ngữ, có thể thấy, nội dung cốt yếu của hoạt động kiểm soát việc thi hành pháp luật là xem xét việc thi hành pháp luật trên thực tế để phát hiện, ngăn chặn kịp thời những việc làm trái với qui định của pháp luật, buộc các chủ thê phải thi hành pháp luật một cách nghiêm chỉnhỉ Với cách tiếp cận tương tự, giám sát thi hành pháp luật chính là xem xét, kiểm tra việc thi hành pháp luật trên thực tế một cách kỹ lưỡng, qua đó qui kết trách nhiệm của chủ thê trong việc làm trái pháp luật nếu cóï:.

Như vậy, thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, giám sát và theo dõi thi hành pháp luật đều là xem xét thực tế thi hành pháp luật Tuy nhiên khác với theo dõi, kiểm tra, thanh tra thường gắn với từng vụ việc cụ thể với mục đích là đánh giá tính chất hợp pháp hay trải pháp luật của vụ việc đó, kiểm soát có mục đích chính là phát hiện và ngăn chặn vi phạm kip thời, điều khiển, khống chế dé vi phạm không xây ra Trong khi đó theo dõi thi hành pháp luật có nội dung rộng hơn, có thé tiễn hành theo vụ việc, cũng có thê theo lĩnh vực, theo địa bàn với mục đích là đề xuất, kiến nghị giải pháp hoàn thiện pháp luật, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực thi pháp luật, ứng phó, xử lý tình huống phát sinh Nếu giám sát thi hành pháp luật có mục đích chính là qui kết trách nhiệm nếu thấy có vi phạm thì theo dõi thi hành pháp luật lại không chỉ có

mục đích này.

Với ý nghĩa là theo sát, xem xét, đánh giá diễn biến thực tế của sự việc nhăm để biết rõ về điều đó, hoặc dé biết rõ và có những ứng phó kịp thời, nội hàm của khái niệm “theo dõi thi hành pháp luật” bao gồm những hoạt động sau:

- Thu thập thông tin (thông tin về tình hình thi hành pháp luật, tình hình vi

phạm pháp luật, nguyên nhân của chúng):

+ Thực trạng công tác rà soát hệ thống pháp luật sau khi có văn bản qui phạm

pháp luật mới được ban hành.

+ Thực trạng công tác ban hành văn bản qui định chỉ tiết, hướng dẫn thi hành những điều, khoản được giao.

7 Hoàng Phê (chủ biên), Từ điển Tiếng Việt, sdd, tr 504, 882

Trang 24

+ Thực trạng việc qui định các biện pháp dé thi hành van ban qui pham phap

+ Thực trạng công tác phô biến, giáo dục pháp luật.

+ Thực trạng công tác tổ chức bộ máy thi hành pháp luật, công tác đào tạo nhân lực, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.

+ Thực trạng công tác tạo lập, chuẩn bị các điều kiện vật chất, kỹ thuật phục vụ

cho việc thi hành văn bản qui phạm pháp luật.

+ Thực trạng công tác triển khai việc thi hành pháp luật.

+ Thực trạng thực hiện quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các chủ thể theo qui

định cua văn bản qui phạm pháp luật; thực trạng vi phạm pháp luật.

+ Thực trang áp dụng pháp luật dé giải quyết các vụ việc phat sinh theo các qui định của văn bản qui phạm pháp luật.

+ Thực trạng việc giải quyết khiếu nại, tố cáo

- Chỉ đạo, đôn đốc, nhắc nhở, góp ý kịp thời để các cá nhân, tổ chức nghiêm

chỉnh thi hành pháp luật.

- Ngăn chặn vi phạm pháp luật, nếu có Như vừa đề cập ở trên, theo dõi thi hành pháp luật không đơn thuần chỉ để biết rõ về tình hình thi hành pháp luật mà quan trọng là qua việc nắm bắt thực trạng thi hành pháp luật, phải có những biện pháp cần thiết để kịp thời ngăn ngừa vi phạm pháp luật xây ra hoặc tiếp tục tái diễn.

- Trực tiếp hoặc kiến nghị co quan có thâm quyên ban hành mới, sửa đôi, bổ

sung các qui định pháp luật, nếu thấy cần thiết.

- Trực tiếp hoặc đề xuất cơ quan có thấm quyên dé ra, sửa đôi, bố sung những biện pháp nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thi hành pháp luật, làm cho các qui định của pháp luật có thé dé dàng được thi hành trong đời sống

Sự phân tích trên đây cho thấy, “theo dõi thi hành pháp luật” có nội hàm rộng hơn rất nhiều so với “theo dõi tình hình thi hành pháp luật”, trong đó, theo dõi tình hình thi hành pháp luật có lẽ đơn giản chỉ là hoạt động thu thập thông tin về thực trạng thi hành pháp luật, thực trạng vi phạm pháp luật, đồng thời xác định nguyên nhân của

những thực trạng đó.

Theo dõi thi hành pháp luật có thé được tiếp cận theo các phạm vi khác nhau, đó có thé là việc theo dõi thi hành pháp luật theo địa bàn lãnh thé, trên một phạm vi địa phương nào đó; có thé là theo dõi thi hành pháp luật theo lĩnh vực của đời sống, chăng han theo dõi việc thi hành pháp luật về xóa đói giảm nghèo ; đó có thé là theo dõi việc thi hành từng văn bản qui phạm pháp luật, chăng hạn theo dõi việc thi hành Luật đất đai ; đó cũng có thể là theo dõi thi hành pháp luật đối với từng nhóm qui

Trang 25

định, từng qui định cụ thể, chăng hạn theo đõi việc thi hành các qui định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, theo dõi việc thực hiện qui định về đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông băng xe gắn máy

Thi hành pháp luật là nghĩa vụ, trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân trong xã hội, vì vậy hoạt động theo dõi thi hành pháp luật cũng hết sức đa dạng và phong phú Nói cụ thê hơn, chủ thể theo dõi thi hành pháp luật bao gồm:

+ Các cơ quan nhà nước + Các tô chức kinh tế - xã hội

+ Các cơ quan thông tan, báo chí

+ Các cá nhân

Trong đó, các cơ quan trong bộ máy nhà nước là lực lượng chủ đạo, nòng cốt

thực hiện việc theo dõi thi hành pháp luật Trong bộ máy nhà nước ta hiện nay, không

có một cơ quan nhà nước nào có chức năng chuyên biệt về theo dõi thi hành pháp luật Trong phạm vi của mình, cơ quan nào cũng có trách nhiệm tổ chức thi hành pháp luật,

vì vậy, cơ quan nào cũng có trách nhiệm theo dõi thi hành pháp luật, tuy nhiên, trách

nhiệm theo dõi thi hành pháp luật chủ yếu thuộc về cơ quan hành pháp.

Các tổ chức, cá nhân trong xã hội cũng có quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm theo

dõi việc thi hành pháp luật của các chủ thể khác trong xã hội, có quyền kiến nghị, đề xuất với cơ quan nhà nước có thâm quyền những vấn đề mà mình cho là cần thiết nhằm đảm bảo cho pháp luật được thực hiện dễ dàng, đầy đủ, nghiêm chỉnh hơn.

Dé theo dõi thi hành pháp luật đạt kết quả tốt nhất thì hoạt động này cũng cần phải được tổ chức một cách bài bản Theo cách phân tích ở trên, có thé hiểu 16 chức theo dõi thi hành pháp luật là tất cả những việc làm cân thiết đảm bảo cho việc theo doi thi hành pháp luật được diễn ra một cách có hiệu quả nhất Nó có thê bao gồm các hoạt động từ việc chuan bị, lên kế hoạch, sắp xếp các hoạt động, phân công trách nhiệm cụ thé, rõ ràng cho từng chủ thé có liên quan, đến việc tao lập và sử dụng day đủ các yếu tố, công cụ, phương tiện, biện pháp và những điều kiện cần thiết khác dé

việc theo dõi thi hành pháp luật được diễn ra một cách dễ dàng, thuận lợi và thu được

kết quả tốt nhất.

Hiểu “tổ chức theo dõi thi hành pháp luật” như trên cho thấy, chủ thé của hoạt động này trước hết là cơ quan nhà nước có thâm quyên theo dõi thi hành pháp luật Đối với tổ chức, cá nhân tiễn hành theo dõi thi hành pháp luật thì việc tổ chức đặt ra cho họ chỉ đơn giản là việc chuẩn bi các yếu t6 cần thiết, lên kế hoạch, bố trí, sắp xếp các hoạt động theo dõi sao cho hợp lý, nhằm thu được kết quả tốt nhất

Trang 26

Nội dung công tác tổ chức theo dõi thi hành pháp luật do các cơ quan nhà nước có thầm quyên tiến hành co bản bao gồmŠ: hướng dan thực hiện thể chế theo đối việc thi hành pháp luật; xây dựng bộ máy: xây dựng các thiết chế để thực hiện chức năng theo dõi thi hành pháp luật; chuẩn bị nguồn nhân lực và các điều kiện vật chất, kỹ thuật, phương tiện, kinh phí ; xây dựng kế hoạch theo dõi thi hành pháp luật, tổ chức thực hiện kế hoạch, phân công vai trò, trách nhiệm cho các tô chức, cá nhân một cách cụ thé; chỉ đạo, đôn đốc thực hiện; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình theo dõi thi hành pháp luật; kiểm tra việc theo dõi thi hành pháp luật; tổng hợp, xây dựng báo cáo về tình hình thi hành pháp luật; xử lý kết quả theo dõi thi hành pháp luật

Thực tế cho thấy, theo dõi thi hành pháp luật và tổ chức theo dõi thi hành pháp luật là những hoạt động có liên quan mật thiết với nhau, không thể tách rời nhau Trong nhiều trường hợp, những hoạt động này thường gắn với cùng một chủ thể, bởi lẽ, dé thực hiện việc theo dõi thi hành pháp luật, đương nhiên họ phải tiễn hành các hoạt động mang tính tổ chức như chuẩn bị, sắp xếp, phân công vai trò, trách nhiệm một cách cụ thể cho từng người Nếu không có các hoạt động thuộc về công tác tổ chức theo dõi thi hành pháp luật, khó có thé tiến hành hoạt động theo dõi một cách có kết quả tốt.

Để hoạt động theo dõi thi hành pháp luật đạt kết quả tốt nhất cần có sự hoàn thiện cả về thể chế và thiết chế cũng như các yếu tố bảo đảm Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay, thé chế theo dõi thi hành pháp luật còn tương đối sơ sai Năm 2012, Chính phủ ban hành Nghị định số 59 về theo dõi thi hành pháp luật, gần đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 32/2020 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 59/2012, trong đó các văn bản này đều sử dụng khái niệm “theo dõi tình hình thi hành pháp luật”, mặc dù vậy tất cả mới chỉ được xem như những phác thảo đầu tiên về thể chế theo dõi thi hành pháp luật Cũng theo các qui định này, các thiết chế theo dõi thi hành pháp luật vẫn chủ yếu là cơ quan hành pháp, trong đó cũng mới chỉ bước đầu xác định quyền hạn, trách nhiệm, nội dung, hình thức theo dõi thi hành pháp luật của các chủ thể này Khi có điều kiện, trong một bài viết khác, sẽ tập trung trao đổi sâu hơn về

những vân đê này.

8 Phạm Thị Ngọc Dung, 76 chức thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường đô thị ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiễnsĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2017, tr 49-50

Trang 27

TÀI LIỆU THAM THẢO

Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật, Bộ

Tư pháp, Tai liệu phục vụ hội nghị tập huấn chuyên sâu về công tác theo dõi

thi hành pháp luật, Hà Nội, ngày 20/7/2017, tr 15

Cục Quan lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật, Bộ

Tư pháp, Tai liệu phục vụ hội nghị tập huấn chuyên sâu về công tác theo dõi

thi hành pháp luật, Hà Nội, ngày 20/7/2017, tr 16

Hoàng Phê (chủ biên), Tir điển tiếng Việt, Nxb Đà Nang, 1997, tr 973 4 Phạm Thị Ngọc Dung, 76 chức thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường đô

thị ở Việt Nam hiện nay, Luan an tiễn sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà

Nội, 2017, tr 49-50

Thu tướng Chính phủ, Quyết định số 225/QĐ-TTg ngày 4/2/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai

đoạn 2016-2020

Trang 28

THEO DOI THI HANH PHÁP LUẬT -NHUNG KHIA CANH PHAP LY VA THUC TIEN

CAN QUAN TÂM Ở NƯỚC TA HIEN NAY

PGS TS Lé Vuong LongKhoa Pháp luật Hành chính - Nha nướcTrường Đại học Luật Hà Nội

Tóm tat: Trong đời sống pháp lý hiện thực, sự ton tại của pháp luật, việc quan lý xã hội bằng pháp luật luôn gắn với quá trình thực thi pháp luật của mọi chủ thể có liên quan Hiệu lực, hiệu quả và những gid trị của quá trình điều chỉnh pháp luật là thước đo của đời sống pháp luật trên thực tế Đó thực chất cũng là thước đo của định chế về phương diện tổ chức thực thi quyên lực nhân dân, quyên lực nhà nước trên các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp Do đó, yêu cẩu khách quan phải hình thành một cơ chế kiểm soát quá trình thực thi, đánh giá kết quả, dự báo xu hướng vận động, diéu chỉnh của pháp luật theo từng lĩnh vực và trong từng giai đoạn phát triển xã hội là hết sức can thiết Bài viết tiếp cận, xem xét hoạt động theo dõi thi thành pháp luật ở nước ta nhìn từ khía cạnh pháp lý và thực tiễn.

Từ khóa: Thi hành pháp luật, theo doi thi hành pháp luật, tổ chức thi hành pháp luật 1 Nhận thức về hoạt động theo dõi thi hành pháp luật

Ở nước ta về mặt ngôn ngữ, cum từ “theo đối hoặc đối theo” là thuật ngữ được dùng với nhiềunghĩa có sự khác nhau nhất định Thông thường, khi nói “theo doi” tức là nhìn theo diễn bién vận động thực tế của sự vật, hiện tượng với mục đích gan VỚI SỰ kiểm soát trạng thái vận động của một sự vật, hiện tượng Trong lúc dó, cách nói đảo ngữ “ddi theo” lại thường dùng dé chỉ sự quan tâm về sự vật đó vận động phát triển ra sao (chăng hạn, nhà trường dõi theo sự trưởng thành của các thế hệ sinh viên tốt nghiệp

ra trường mưu sinh, lập nghiệp) Với nghĩa đó, cum từ “theo đõi hoặc đối theo” là những

thuật ngữ từ lâu được sử dụng có tính phô thông, dân dung gắn với các phương tiện điều chỉnh như đạo đức, chính tri, tôn giáo, luật pháp trên các lĩnh vuc đời song xã hội Tuy

nhiên, “theo đối thi hành pháp luật” hơn thập ky nay đã chính thức là một thuật ngữ

pháp lý và trên thực tế đã hình thành một cả một thiết chế trong bộ máy nhà nước với tên gọi này nhằm thực hiện nhiệm vụ chuyên môn cụ thể của quản lý nhà nước Dưới góc độ tổng quan, theo dõi thi hành pháp luật cần được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp dé thay được phạm vi, tính đặc thù của hoạt động nay, theo đó:

Trang 29

Hiểu nghĩa rộng, theo đõi thi hành pháp luật là hoạt động của mọi cá nhân, tô chức nhằm hình thành sự đánh giá, kiểm soát về trạng thái quá trình thực thi pháp luật trên thực tế ở các lĩnh vực điều chỉnh pháp luật Nói cách khác, đưới góc độ này nó được nhìn nhận như là bồn phận, trách nhiệm chung của cả xã hội đối với đời sống pháp lý hiện thức mà ở đó mỗi chủ thê hình thành nên những vai trò, nhiệm vụ khác nhau Dưới góc độ này, hoạt động theo dõi thi hành pháp luật có phạm vi, đối tượng rộng gồm mọi chủ thé có thẩm quyến ban hành, sử dụng pháp luật, tô chức thực hiện pháp luật và bao

vệ pháp luật Nói cách khác, đó là hoạt động thực hiện, áp dụng pháp luật của cả hệ

thống cơ quan nhà nước và cá nhân trong quá trình thi hành công vụ trên thực tế.

Theo nghĩa hẹp, theo dõi thi hành pháp luật là một nhiệm vụ của quản lý nhà

nước được thực hiện bởi hệ thống cơ quan chuyên môn nhăm thống kê, phân tích, đánh giá kết quả và đưa ra những dự báo về trang thái của quá trình thực hiện pháp luật trên thực tế phục vụ cho việc nghiên cứu, xây dựng pháp luật, định hướng điều chỉnh pháp luật và so sánh pháp luật Dưới góc độ này, chủ thê theo dõi thi hành pháp luật cũng như phạm vi, đối tượng của hoạt động theo dõi thi hành pháp luật được thu hẹp hơn Ở đây, khái niệm không bao hàm việc theo dõi thi hành pháp luật của các chủ thể như cá nhân công dân, tô chức, hoặc các cơ quan nhà nước khác như cơ quan quyên lực, cơ quan tư pháp Do đó, phạm vi, đối tượng của theo dõi thi hành pháp luật cũng được thu hẹp lại nghĩa là chỉ gan với hoạt động quản lý hành chính mà thôi Sở di như vậy vì trên thực tế, việc thi hành pháp luật trong hoạt động quản lý hành chính là đa dạng, phức tạp và có phạm vi rất rộng Mặc dù có những cách tiếp cận khác nhau để đưa ra những cách hiểu về theo dõi thi hành pháp luật nhưng có thé rút ra những những đặc điểm cơ bản sau;

- Theo dõi thi hành pháp luật là một hình thức kiểm soát quyên lực nhà nước, quyền lực nhân dân trên thực tế;

- Theo dõi thi hành pháp luật là hoạt động có sự phối hợp của nhiều chủ thê khác

- Theo dõi thi hành pháp luật là một kênh thông tin hay có thể nói là “phả đồ” của quá trình thực hiện pháp luật trong đời sống pháp lý;

- Về nguyên lý, theo dõi thi hành pháp luật là hoạt động đồng hành với thực thi pháp luật và trên thực tế là hai lĩnh vực hoạt động không không có điểm kết thúc;

Ở nước ta hiện nay, xét về phương diện nhận thức hoạt động theo dõi thi hành pháp luật theo qui định của pháp luật được tiếp cận dưới góc độ này Mặc dù tại Nghị định số 59/2012/NĐ-CP không trực tiếp nên lên khái niệm theo dõi thi hành pháp luật nhưng khi nêu mục đích của hoạt động này đã thể hiện các nội dung cơ bản của hoạt động này “Theo déi tình hình thi hành pháp luật nhằm xem xét, đánh giá thực trạng thi

Trang 30

hành pháp luật, kiến nghị thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật” Theo đó, mục đích của theo dõi thi hành pháp luật gồm bốn nội dung: đánh giá thực trạng thi hành pháp luật; đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật, đề xuất các giải pháp cho quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật Nói cụ thé hơn, mục đích của theo dõi thi hành pháp luật trước hết là hình thành cơ sở thực tiễn đánh giá hiệu lực, hiệu quả thực hiện pháp luật, điều chỉnh pháp luật và sau đó là đưa ra những kiến nghị, dự báo cho việc xây dựng pháp luật, khuynh hướng điều chỉnh pháp luật Dưới góc độ tổng quan, để thực hiện mục đích đã được xác định, các chủ thé có thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ theo dõi thi hành pháp luật cần cụ thê hóa mục đích, nội dung và kết quả thực tế gồm:

- Hình thành thiết chế chuyên trách theo dõi thi hành pháp luật

- Xác định phương thức theo dõi thi hành pháp luật

- Xác định tiêu chí thu thập, phân tích, đánh giá thực trạng kết quả thi hành pháp

- Nhận diện những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những kết quả thực tế

đạt được

- Xác định những giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật trên thực tế - Đề xuất những kiến nghị cho điều chỉnh pháp luật, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật.

Mỗi yếu tô của quá trình theo dõi thi hành pháp luật có vị trí, vai trò giá trị khác nhau và có những phương thức tiến hành trên thực tế khác nhau.

Việc phân loại theo dõi thi hành pháp luật trên thực tế có ý nghĩa quan trọng bởi nó cho phép nhận diện đầy đủ hơn những số liệu cụ thể và rút ra những đánh giá, phân tích rõ ràng hơn mức độ hiệu quả, giá tri của điều chỉnh, thực thi pháp luật theo từng lĩnh vực Chang hạn, việc thực hiện các nghĩa vụ pháp lý thông thường trên thực tế bị vi phạm nhiều hơn do đó việc cần đầu tư nhiều hơn cho các hoạt động bảo đảm thực thi nghĩa vụ Điều này đồng nghĩa với việc theo dõi thi hành thực thi các nghĩa vụ trên thực tế là hết sức quan trọng Dĩ nhiên, không loại trừ việc thực hiện các quyền pháp lý của các loại chủ thể cũng có cả vi phạm trên thực tế Do đó, theo dõi thi hành quyền pháp lý không đơn thuần là thong kê số liệu tích cực từ quá trình thực thi quyền pháp lý mà có cả số liệu, sự đánh giá, phân tích cả về tình trạng vượt pháp luật.

- Dựa trên các lĩnh vực điều chỉnh, thực hiện pháp luật cụ thể có theo dõi thi hành pháp luật lĩnh vực như: giáo dục, đào tạo; đất đai; bất động sản; đầu tư; chứng khoán, lao động vv Cụ thé hơn, dưới góc độ lĩnh vực điều chỉnh pháp luật công, lĩnh vực tư có theo dõi thi hành pháp luật gắn với chế độ công vụ hay gắn với quyền lực nhà nước

Trang 31

và theo dõi thi hành pháp luật tư, ở đó việc thực hiện pháp luật không có sự tham gia

của nhà nước, không gắn với quyền lực nhà nước.

- Trên cơ sở thực hiện các lĩnh vực quyền năng của nhà nước có theo dõi thi hành

pháp luật trong lĩnh lập pháp, theo dõi thi hành pháp luật trong lĩnh vực hành pháp, theodõi thi hành pháp luật trong lĩnh vực tư pháp.

- Trong mối quan hệ quốc tế và so sánh luật có theo dõi thi hành pháp luật về hợp tác, tương trợ pháp luật với nước ngoài, pháp luật quốc tế và theo dõi thi hành pháp luật từ thực tiễn chuyền hóa, nội luật hóa các điều ước quốc tế mà nước mình tham gia.

- Dưới góc độ phân cấp quản lý theo thâm quyên và địa giới hành chính có theo

dõi thi hành pháp luật trong phạm vi cả nước và theo dõi thi hành pháp luật trong phạm

vi địa phương, vùng lãnh thổ.

- Dưới góc độ trách nhiệm pháp lý có theo dõi thi hành pháp luật trong lĩnh vựcxử lý vi phạm hình sự, quản lý, giam, giữ, cải tạo hoặc thi hành án vv.

2 Thực trạng qui định pháp luật và thực tiễn theo dõi thi hành pháp luật ở nước ta hiện nay

2.1 Thực trạng về qui định pháp luật

- Qui định pháp luật về nội dung theo dõi thi hành pháp luật con quá đơn giản, chủ yếu ở định lượng bằng thong kê số liệu, thiếu định tinh, định hướng cho việc sử dụng kết quả hoạt động này

Dưới góc độ tổng quan, nhìn chung các qui định pháp luật về phạm vi, đối tượng theo dõi thi hành pháp luật còn quá đơn giản, nghèo nàn về nội dung Cho đến nay, đã hơn một thập kỷ hoạt động theo dõi thi hành pháp luật đã được pháp luật qui định và tô chức thực hiện trên thực tế Tuy nhiên, điều chỉnh pháp luật về hoạt động theo dõi thi hành pháp luật mới chỉ dừng lại ở mức độ điều chỉnh băng một nghị định của Chính phủ gồm: Nghị định số 32/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 bổ sung, thay thế một số điều của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/72012 của Chính Phủ và các Thông tư số 14/20014/TT-BTP ngày 15/5/2014; Thông tư số 16/2018/TT-BTP ngày14/12/2018 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện nghị định số 59/2012/NĐ-CP hoạt động theo dõi thi hành pháp luật có đối tượng là các hoạt dộng của các Bộ, cơ quan ngang bộ, Uỷ ban nhân dân các cấp Dưới góc độ pháp lý, phạm vi và đối tượng điều chỉnh theo dõi thi hành pháp luật theo Nghị định số 59/2012/NĐ-CP chủ yếu đối với các chủ thé quan lý hành chính nhà nước hay khối cơ quan thực hiện quyền hành pháp Nhìn chung, những nội dung được qui định ở đây hãy còn đơn giản, chung chung, thiếu tính định lượng và

định tính Dưới góc độ là một mặt hoạt động quan trọng của một cơ quan chuyên mônthực hiện nhiệm vụ theo dõi thi hành pháp luật thì hoàn toàn chưa thực sự đáp ứng những

Trang 32

giá trị thực tiễn từ chính hoạt động này Theo Nghị định số 59/2012NĐ-CP, hoạt động

theo dõi thi hành pháp luật có các nội dung sau:

- Theo dõi việc ban hành văn bản chỉ tiết thi hành văn bản qui phạm pháp luật; - Theo dõi tình hình bao đảm các điều kiện thi hành pháp luật,

- Theo dõi tình hình tình hình tuân thủ pháp luật

- Đối với hoạt động theo dõi việc ban hành các loại văn bản pháp luật: Ngoại trừ việc thực hiện nhiệm vụ ban hành các văn bản pháp luật của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội không thuộc phạm vi theo dõi thi hành pháp luật của cơ quan quản lý hành

chính nhà nước Theo qui định hiện hành, Chính phủ giao cho Bộ Tư pháp theo dõi việc

thực thi nhiệm vụ theo thâm quyền ban hành các văn bản pháp luật của các bộ, cơ quan ngang bộ và các cơ quan thuộc chính quyền địa phương Trên thực tế đây là nhóm chủ thé ban hành số lượng văn bản quản lý hành chính rất nhiều và đa dạng các loại nhất là

các van bản cá biệt, van bản hành chính thông dụng Do đó, theo dõi việc thực thi chức

năng, nhiệm vụ, thâm quyền của các chủ thê trong lĩnh vực này là hết sức quan trọng Nó không đơn thuần chỉ là sự thống kê số lượng văn ban mà quan trọng là xem xét, đánh giá hiệu quả, nhận diện những hệ lụy trên thực tế dé đưa ra các giải pháp xử lý, phòng

ngừa hành chính kịp thời.

- Theo dõi việc đảm bảo, tổ chức thực hiện pháp luật trên các lĩnh vực

Tổ chức thực hiện pháp luật là hoạt động tạo lập các điều kiện thực tế cho việc hiện thực hóa các nội dung qui định của pháp luật Xét về quản lý, bất kế chủ thể quản lý nhà nước cũng cần tiễn hành hoạt động tô chức thực thi pháp luật theo chức năng, thâm quyên và nhiệm vu được giao Xét về mặt pháp lý, viêc t6 chức thi hành pháp luật phải tuân các qui định trong văn bản qui phạm, văn bản cá biệt và quyết định, mệnh lệnh đơn phương cũng như các hành vi hành chính thực tế.

Thực tế, nội dung qui định trong Nghị định số 59/2012/NĐ-CP chỉ tập trung xem xét vấn đề định lượng, định tính về văn bản trong quản lý hành chính nhà nước Như

vậy, nhìn một cách khái quát qui định pháp luật chưa thực sự đi vào khía cạnh nội dungquan trọng là khai thác giá tri của chính hoạt động theo dõi thi hành pháp luật Mặc du,

mục đích của hoạt động này được nêu lên tại Điều 3 Nghị định số 59/2012/NĐ-CP có đề cập tới là đưa ra “ kiến nghị thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật” Theo chúng tôi, với mục đích đã được xác định ở phan nội dung qui định tại Điều 8, Điều 9, Điều 10 của Nghị định 59/20102/ND-CP cần cụ thê hơn băng việc cần xác định tiêu chí phân tích đánh giá, những chỉ số dự báo cần rút ra dé kiến nghị cho thực tiễn điều chỉnh pháp luật, tổ chức thực hiện pháp

luật.

Trang 33

- Nội dung theo dõi thi hành pháp luật còn đơn giản, có sự giao thoa, trùng lắp với một số chủ thé khác trên thực té của quản lý nhà nước

Một trong bốn nội dung được pháp luật qui định là thống kê số liệu thực tế kết

quả của thực thi pháp luật trên các mặt quản lý hành chính nhà nước Nhiệm vụ này trên

thực tế được thực hiện với nhiều chủ thé khác nhau và với những mục đích, phạm vi, nội dung, kết quả và giá trị khai thác nó có sự khác nhau, chang hạn như tô chức pháp chế bộ, ngành; viện nghiên cứu chuyên ngành, thanh tra chuyên ngành ở các bộ; Phòng thương mại công nghiệp Việt Nam (VCCI); Cục kiểm soát thủ tục hành chính Văn phòng Chính phủ vv Theo đó, chỉ riêng hệ thống cơ quan quản lý nhà nước lẽ thường, việc tập hợp số liệu ở mỗi chủ thể có mục đích khác nhau tuy nhiên nó hoàn toàn có thê phối hợp, liên kết sử dụng số liệu, kết quả của nhau Chang hạn, cơ quan theo dõi thi hành pháp luật của Bộ Tư pháp cần có sự phối hợp hỗ trợ và sử dụng số liệu thống kê của Bộ Công an về lĩnh vực xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ, đường thủy, đường sắt.

- Chưa thực hiện việc di sâu phân tích theo các tiêu chi dé đưa ra những đánh giá về kết quả, dự báo khuynh hướng (tối, xấu) của quá trình thực thi pháp luật cho từng lĩnh vực cụ thể, ở từng giai đoạn cụ thể

Như đã nói ở trên, việc chủ yếu dừng lại ở những phép cộng số liệu cho hoạt động theo dõi thi hành pháp luật trên thực tế hiện nay đã làm nghèo nàn về giá trị thực tiễn được rút ra từ chính hoạt động này Hơn nữa, điều này được cộng thêm sự thiếu hoặc quá đơn giản các qui định pháp luật về nội dung theo dõi, tổ chức bộ máy, qui trình theo đõi, đặc biệt chưa phân tích phổ kết quả thực tế xác định những bat hợp cập về số liệu kết quả hoặc qui định pháp luật, chỉ ra những nguyên nhân và định hướng khắc phục, bố sung hoặc dự báo khả năng vận động của nó.

- Qui định pháp luật về theo dõi thi hành pháp luật còn sử dụng các thuật ngữ không phải là thuật ngữ pháp lý, thiếu cụ thể, khó khăn cho xác định nội hàm về các hoạt động cụ thể

Vốn nghĩa “theo dõi” là nhìn vào việc gì đó, của ai thực hiện thì cách qui định khó hiểu vì không xác định được nội hàm của hoạt động này Chắng hạn, Điều 7 Thông tư số 7ình hình ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành văn bản quy phạm pháp luật; Tình hình bảo đảm các điều kiện cho thi hành pháp luật; Tình hình tuân thủ pháp luật Theo chúng tôi, trong định chế pháp luật và trong văn bản qui phạm pháp luật

không nên dùng cụm từ “tình hình” bởi đây nội hàm không rõ ràng, đó không phải làthuật ngữ pháp lý.

Trang 34

2.2 Thực tiễn hoạt động theo dõi thi hành pháp luật

Trước đây, hoạt động theo dõi thi hành pháp luật là một phần nhiệm vụ thuộc chức năng kiểm sát chung của Viện kiểm sát Tuy nhiên, sau đó cơ quan này tập trung cho việc thực hiện chức năng công tố, kiểm sát xét xử và thi hành án, bỏ chức năng kiểm sát chung Trong lúc đó, hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội không thé bao quát đến những vấn đề thực thi pháp luật cụ thể trên các lĩnh vực được, nhất là lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước Trên thực tế, mảng theo dõi ban hành văn bản pháp luật của cơ quan này và chính quyền địa phương được Chính phủ giao cho Bộ Tư pháp và được thực hiện bởi Cục kiểm tra văn bản pháp luật Ngoài ra, văn phòng Chính phủ cũng thực hiện việc kiểm soát thủ tục hành chính Xuất phát từ thực tiễn, đến năm 2012 theo Nghị định số 59/2012/NĐ-CP, Chính phủ chính thức giao cho Bộ Tư pháp thực hiện nhiệm vụ theo déi thi hành pháp luật Như vậy, cho đến nay đã qua một thập kỷ cơ quan chuyên môn này đã đi vào hoạt động và trên thực tế cũng đã có những kết quả đem lại nhất định.

Một số tồn tại trong thực tiễn theo đối thi hành pháp luật:

- Không ít lĩnh vực theo dõi thi hành pháp luật mang tính hình thức, thiếu chính xác về số liệu thực tế

Trong thời gian vừa qua, có quá nhiều vụ việc xảy ra trên thực tế đem lại dư luận không tốt và bộc lộ tình trạng tiền kiểm, hậu kiểm cũng như của hoạt động theo dõi thi hành pháp luật không đạt hiệu quả cao Có thé thay hầu như ở tat cả các lĩnh vực quan lý nhà nước đều có liên quan đến tiêu cực đã làm cho kết quả thực thi pháp luật giảm thiểu, thất thoát tài sản của nhân dân Chang han, trong tuyến dụng, bé nhiệm, luân chuyên cán bộ, công chức đã có không ít người không đủ tiêu chuẩn, hạn chế năng lực, đưa

người thân, trục lợi (vụ Vũ Huy Hoàng Bộ công thương, Trịnh Xuân Thanh, Trịnh Xuân

Chiến vv) Đáng tiếc là tat cả đều khang định đúng qui trình, tiêu chuẩn theo qui định Hoặc, số liệu báo cáo thống kê không thống nhất giữa Tổng cục Thống kê, Tổng cục Hải quan, Tổng cục thuế Bộ tài chính, Bộ công thương về xuất nhập khau vv Hoặc, vu thông đồng lợi ich nhóm tiếp tay cho doanh nghiệp buôn thuốc chữa ung thu giả của Cục quản lý được Bộ Y tế vv Đặc biệt khó chấp nhận khi dẫn các số liệu về ô nhiễm không khí ở Hà Nội các cơ quan chuyên trách lay số liệu đưa ra từ cách đây 14 năm

(năm 2005)9),

- Giá tri, tính hữu ích cua việc khai thác từ chính hoạt động theo doi thi hành

pháp luật mờ nhạt hoặc phiến diện

Như đã trao đổi, theo dõi thi hành pháp luật có mục đích là đánh giá đời sống thực tiễn đối với các văn bản pháp luật đến đâu, phù hợp hay không, còn khiếm khuyết gì về nội dung, thủ tục, giá trị đạt được ra sao và quan trọng hơn là dự báo xu hướng 0 Xem Báo Thanh niên ngày 11/10/2019

Trang 35

điều chỉnh pháp luật cho từng lĩnh vực Dé đạt được điều đó, công tác này phải đi vào thực chat, tránh hình thức và phân tích số liệu, đưa ra dự báo khả thi theo từng giai đoạn cụ thé Nó được coi như là nhiệt kết phản ánh, hỗ trợ thực tế quá trình thực thi pháp luật, xây dựng và điều chỉnh pháp luật Muốn vậy cần có các tiêu chí cụ thé và công cụ dé phân tích, đánh giá tác động, kết quả chỉ tiết.

- Tính kết nối, liên thông trong quản lý, tổ chức thực hiện pháp luật còn hết sức hạn chế, việc sử dụng dong bộ số liệu thông kê từ các loại cơ quan nhà nước ở các lĩnh

vực con cát cứ, phán lập.

Điểm mới tích cực gan đây là Chính phủ đã có Chang han, việc sử dụng số liệu quản lý công chức, viên chức với số liệu quản lý về lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế chưa được thực hiện đồng bộ Ngoài ra, chưa nói đến trên thực tế việc không có tính kết nối số liệu quản lý nhà nước với quản lý của các tô chức chính trị, chính trị xã hội, xã hội nghề nghiệp đã cho thấy nhiều bắt cập trong quản lý Ngay cả trong một lĩnh vực ngành quản lý, việc thực hiện các nhiệm vụ cũng còn mang tính biệt lập về quản lý

chuyên môn không hoặc ít sử dụng số liệu kết quả của nhau, ví dụ sử dụng kết quả xét

nghiệm, điều trị trong ngành y.

Đặc biệt, hiện nay chưa có phần mềm theo dõi chi tiết hoạt động quản lý hành chính theo từng lĩnh vực cụ thể, đồng bộ trên cả nước nên số liệu cung cấp chậm, thiếu độ tin cậy về mặt thống kê do thực hiện thủ công Trong lúc đó, nhiều lĩnh vực nếu giải mã được sự hạn chế, vướng mắc kip thời sẽ là tiền đề tốt cho thực tiễn quản lý Chăng hạn, hiện nay theo Bộ luật Hình sự 2015, theo số liệu thống kê chưa đầy đủ có gần 100 loại tội danh được xác định khi chủ thể đó có tiền sự đã bị xử lý vi phạm hành chính Ở đây nếu có được số liệu vi phạm hành chính của công dân đầy đủ, chính xác của công dân hàng năm thì chắc chắn khả thi việc không bỏ sót đối với những cá nhân theo qui định này trên thực tế Điều này rõ ràng có nguy cơ bỏ sót.

4 Một số van đề cần quan tâm đối với theo dõi thi hành pháp luật hiện nay Từ thực tế tổng quan, hoạt động theo dõi thi hành pháp luật ở nước ta là lĩnh vực không còn mới nhưng hơn thập ky nay chưa có những đột biến kha di đem lại giá trị thực sự cho quá trình tô chức thực thi pháp luật Theo chúng tôi cần tập trung những

góc độ sau:

Một là, Về qui trình, phương thức theo dõi thi hành pháp luật

Hiện nay, theo qui định tại Nghị định số 59/2012/NĐ-CP mới chỉ dừng lại nêu lên hay kể tên các hoạt động theo dõi thi hành pháp luật mà chưa hình thành một qui trình cụ thê thực thi hoạt động này Theo đó, có bốn nhóm hoạt động cơ bản: Thu thập thông tin theo dõi thi hành pháp luật; kiểm tra tình hình thi hành pháp luật; điều tra khảo sát thi hành pháp luật, xử lý kết quả thi hành pháp luật Phương thức theo dõi thi hành

Trang 36

pháp luật là cách thức, phương pháp được các chủ thể sử dụng để thực hiện nội dung theo dõi thi hành pháp luật trên thực tế Do chủ thé, đối tượng của theo dõi thi hành pháp

luật đa dạng và có sự khác nhau nên phương thức theo dõi cũng da dang và có sự khác

biệt nhất định giữa các chủ thể Dĩ nhiên, hoạt động theo dõi thi hành pháp luật không phải lúc nào và cũng không hoàn toàn có được kết quả số liệu cụ thé dé sử dụng phân tích đánh giá đối với chủ thé hoặc lĩnh vực được tiến hành trên thực tế Trong không ít trường hợp, việc theo dõi mới chỉ đem lại cảm quan nhận định nào đó về dự báo, khả năng can đưa ra khuyên nghị hay không từ phía nhà nước mà chưa đủ số liệu cụ thé dé phân tích, đánh giá chi tiết và đưa ra các biện pháp ngăn chặn hoặc phòng ngừa.

Theo đó, có thể nhận diện những phương thức cơ bản như: Tự theo dõi của các chủ thé trong thực thi pháp luật theo thẩm quyền, chức năng của mình trên các lĩnh vực; theo dõi từ hoạt động trực tiếp của của cơ quan chuyên môn của Bộ Tư pháp được Chính phủ giao nhiệm vụ; theo doi của Uy ban nhân dân các cấp theo thâm quyền, phạm vi của địa phương; theo dõi từ chế độ trách nhiệm báo cáo định kỳ của các chủ thể quản lý nhà nước trên các lĩnh vực; theo dõi thông qua phương thức khảo sát, lấy phiếu thăm dò, điều tra xã hội; theo đõi bằng kênh thông tin phản ảnh, khiéu nại, tố cáo; theo dõi gián tiếp thông qua việc sử dụng các phương tiện kỹ thuật như đặt camera ghi hình ảnh; sử dụng kết quả thu thập, thống kê của các chủ thé có liên quan như thanh tra, kiểm tra, giám sát; thông qua hoạt động tham gia quản lý nhà nước của các tổ chức chính trị, chính trị xã hội, tô chức xã hội nghề nghiệp khác, theo dõi qua thông tin góp ý, phan ảnh của công dân, người nước ngoài hoặc kênh thông tin từ các tổ chức quốc tế vv

Hai là, đỗi mới phương thức thống kê số liệu thực tiễn về thi hành pháp luật theo

các lĩnh vực

Đây là bước quan trọng của qui trình theo dõi thi hành pháp luật bởi kết quả của hoạt động này tạo nên chất liệu sống cho việc phân tích, đánh giá và đưa ra những kết luận về thực tiễn thực thi pháp luật trên các lĩnh vực Lâu nay, việc thống kê số liệu chủ yếu bằng con đường báo cáo từ văn phòng Ủy ban nhân dân các cấp Số liệu này đơn thuần là tập hợp có tính cơ học Việc thu thập số liệu có thé tiếp cận băng nhiều nguồn

thông tin khác nhau từ bộ, ngành, các địa phương thông qua các kênh bao cáo định kỳ

theo ngày, tháng, hàng quí hoặc cuối năm Việc thu nhận thông tin thi hành pháp luật đòi hỏi yêu cầu phải chính xác, khách quan về số liệu và bảo đảm sự đầy đủ, toàn diện theo tiêu chí đặt ra Nếu quá trình này không đảm bảo sẽ có dữ liệu cho phân tích thiếu

cơ sở và không đáp ứng mục đích của sự đánh giá.

Ba là, xác định tiêu chí phân nhóm nội dung dé phân tích, đánh giá kết quả thi

hành pháp luật

Trang 37

Việc theo dõi thi hành pháp luật có đem lại giá trị thực tế hay không phụ thuộc vào việc phân nhóm nội dung dé đánh giá kết quả đạt được của thực hiện pháp luật Nếu chỉ là nhưng con số thống kê cơ học, thuần túy sẽ không nói lên điều gì và khó rút ra

được những nhận định đánh giá chính xác của thực thi pháp luật Thông thường, việc

phân nhóm van dé theo lĩnh vực quản lý như lĩnh vực thuế, đầu tư, đấu thầu, hải quan Bon là, cần rút ra những nhận xét khuyến nghị cho xây dựng pháp luật, tô chức thực hiện pháp luật, bảo vệ pháp luật đối với các lĩnh vực cụ thé

Việc thu thập, thống kê số liệu kết quả thi hành pháp luật ở các lĩnh vực là chất liệu dùng để phân tích, giải mã những khía cạnh pháp lý có liên quan Do đó, nếu kết quả, số liệu tổng hợp qua báo cáo, thu thập thiếu chính xác thì việc phân tích, đánh giá không có ý nghĩa trong việc rút ra những khuyến cáo hữu ích dùng cho việc định hướng phát triển ngành liên quan Những khuyến nghị đòi hỏi khách quan, trung thực và khoa học thé hiện trên các phương diện, nội dung quản lý nhà nước như: việc ban hành văn bản quản lý; việc tô chức thực thi thực tế; chỉ số tăng, giảm theo tiêu chí đánh giá; dự báo các phương án điều hành; chế độ trách nhiệm có liên quan Các khuyến nghị cũng khoanh vùng, lĩnh vực trọng điểm, trọng yếu và những “báo động đỏ” về chiều hướng suy giảm, khả năng thiệt hại có thể xảy ra nếu không có những giải pháp thích ứng phòng vệ hoặc chỉnh sửa kịp thời trên thực tế.

Nam là, Về chủ thé theo dõi thi hành pháp luật: Hiện nay việc theo dõi thi hành pháp luật ở nước ta được giao cho Bộ tư pháp mà trực tiếp là Cục theo doi thi hành pháp luật Ở địa phương không hình thành cơ quan độc lập thực hiện nhiệm vụ chuyên môn này mà được giao cho Sở Tư pháp thực hiện băng hình thức lấy số liệu tập hợp từ Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Nhìn chung, công tác này hiện có sự chồng lắn nhất định giữa các cơ quan chuyên môn như Cục kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp), Cục kiểm tra thủ tục hành chính (Văn phòng Chính phủ) và Vụ pháp chế của các bộ, cơ quan

ngang bộ Ngoài ra, Phòng thương mại công nghiệp Việt Nam cũng thực hiện việc theo

dõi, phân tích số liệu thi hành pháp luật trong lĩnh vực chuyên ngành khá chỉ tiết, bài bản và đưa ra những đữ liệu phân tích có giá trị Tổng quan mà nói, sự đơn điệu về chủ thé và việc không đa dạng hóa hình thức theo dõi thi hành pháp luật đã bộc lộ tính hình thức trong thực hiện nhiệm vụ này trên thực tế Theo đó có nhiều nội dung có sự chồng lẫn, trùng lắp với chức năng, nhiệm vụ của Cục kiểm tra văn bản của Bộ Tư pháp, Cục kiểm soát các thủ tục hành chính (Văn phòng Chính phủ) hoặc Vụ pháp chế của các bộ ngành Đối với với việc theo dõi thi hành pháp luật của chính quyền địa phương các cấp cũng chủ yếu về hình thức nghĩa là số liệu thống kê cơ học tập hợp từ Văn phòng Ủy ban nhân dân các cấp.(xem lại) theo đó có nhiều nội dung có sự chéng lấn, trùng lắp với chức năng, nhiệm vụ của Cục kiểm tra văn bản của Bộ Tư pháp, Cục kiểm soát các thủ tục hành chính (Văn phòng Chính phủ) hoặc Vụ pháp chế của các bộ ngành Đối với

Trang 38

với việc theo dõi thi hành pháp luật của chính quyền địa phương các cấp cũng chủ yêu về hình thức nghĩa là số liệu thống kê cơ học tập hợp từ Văn phòng Ủy ban nhân dân các cấp Một thực tế hiện nay, hoạt động theo dõi thi hành pháp luật chưa được xác định cụ thé phạm vi, nội dung nhiệm vụ cho một thiết chế độc lập trong bộ máy nhà nước Theo qui định, hiện tại hoạt động này được Chính phủ giao cho Bộ Tư pháp mà trực tiếp

được thực hiện bởi một cơ quan chuyên môn của bộ là Cục theo dõi thi hành pháp luật.

Tuy nhiên, khi xem lại Thông tư số 14/2014/TT-BTP qui định chi tiết thi hành Nghị định số 59/2012/NĐ-CP còn đó những chồng lắn, vướng mắc nhất định Chang hạn, tại mục c Điều 1 của Thông tư 14/2014/BTP qui định “Ban hành kế hoạch phân công cơ quan, đơn vị chủ trì, cơ quan đơn vị hồi hợp soạn thảo văn bản chỉ tiết trong thời gian chấm nhất là 15 ngày ké từ ngày Danh mục văn bản qui định chỉ tiết được ban hành”

Cần có sự phân biệt rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của hệ thống cơ quan theo dõi thi hành hành pháp luật với một số thiết chế như thanh tra, kiểm sát hoặc nhiệm vụ của chủ thể thực hiện pháp điển văn bản qui phạm pháp luật Sở dĩ như vậy bởi cần bảo đảm tính hiệu lực của các quyết định cá biệt có liên quan Ví dụ, Bộ Tư pháp đã “tuýt còi” Thông tư số 32/2016/TT-NHNN của Ngân hàng nhà nước ban hành khi hạn chế quyền mở tài khoản của doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân Tuy nhiên, sau đó một thời gian đến ngày 12/02/2018 Ngân hàng nhà nước đã ban hành Thông tư số 02/2018/TT-NHNN sửa đổi một số điều của Thông tư số 32/2016/TT-NHNN nhưng lại không chấp nhận việc chỉnh sửa những hạn chế đã được đưa ra Ở đây cần bàn thêm việc theo dõi thi hành pháp luật nếu được làm một cách đầy đủ và kịp thời thì chắc chắn không thê để một văn bản đã ban hành có hiệu lực kéo dài trên thực tế hơn hai năm mới phát hiện và chỉ ra lỗi về nội dung điều chỉnh.

Sáu là, Nhanh chóng kết nối, đồng bộ khai thác sử dụng thông tin theo dõi thi hành pháp luật qua Công thông tin Quốc hội, Công thông tin chính phủ, bộ ngành với nhiều kênh đăng tải văn bản pháp luật; công thông tin một cửa quốc gia; cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp vv Đặc biệt, nhanh chóng hình thành phần phần mềm chuyên dụng tích hợp các thuật toán đủ khả năng phân tích đưa ra nhưng dự báo với các chỉ số cụ thê về thi hành pháp luật theo các lĩnh vực, ngành, địa phương, vùng hoặc theo thời gian hàng quí, năm Kết nối thông tin xã hội đa chiều và coi đó là hình thức đăng tải tin có ít nhiều có cả tính phản biện từ các trang mạng xã hội Zalo, facebook, Messenger dé nhanh chóng cập nhật thông tin năm bắt số liệu thực tế, thăm dò dư luận đánh giá từ các đối tượng xã hội.

Bảy là, Coi trọng vai trò, ý kiến đóng góp của người dân trên thực tế thi hành pháp luật ở các lĩnh vực, ở các thời điểm.

Mọi hoạt động thực thi pháp luật đều phản ánh trên thực tế và người dân trong nhiều trường hợp là đối tượng tác động hoặc có điều kiện, cơ hội tiếp xúc cụ thể và

Trang 39

nhanh nhất Thông tin phản ánh của người dân trên thực tế đa dạng trên nhiều lĩnh vực và thông thường có tính chính xác, cập nhật Do đó, việc tìm kiềm phương thức tích hợp ý kiến phản ánh của người dân là thực sự có giá trị và hiệu quả Hiện nay, một SỐ CƠ quan, tô chức đã có những kênh lấy ý kiến kịp thời của người dân đã đem lại giải pháp khắc phục nhanh chóng trên thực tế Chang han, lay ý kiến về thực trang chấp hành giao thông qua sóng VOV của Đài tiếng nói Việt Nam, hộp thư truyền hình, thư điện tử hoặc hòm thư góp ý trực tiếp rất hữu dụng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày/12/2012

2 Nghị định số 32/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 3 Thông tư số 14/2014/TT-BTP ngày 15/5/2014 4 Thông tư số 16/2018/TT-BTP ngày 14/12//22018

Trang 40

CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUÁ

TỎ CHỨC THỊ HÀNH PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

1S Bùi Xuân PháiKhoa Pháp luật Hành chính - Nhà nướcTrường Đại học Luật Hà Nội

Tóm tắt: Bat cứ một hoạt động có mục nào cũng cân được đánh giá, đặc biệt là các hoạt động có ý nghĩa quan trọng, ảnh hưởng đến sự vận động và phát triển của xã hội nhằm có những tong kết và rút ra những bài học kinh nghiệm can thiết Tổ chức thi hành pháp luật là một hoạt động quan trọng trong việc thực hiện quyên lực nhà nước, đồng thời cũng là một hình thức thực hiện chức năng nhà nước Những hoạt động này rất phức tạp, có mức độ ảnh hưởng rất lớn lên hau hết các mặt quan trọng của xã hội Vi vậy, đối với những hoạt động quan trọng này, việc đánh giá là một việc hết sức can thiết và phải dựa trên những tiêu chí nhất định để đảm cho sự đánh giá đó dat được độ chính xác, có ý nghĩa quan trọng trong việc tổng kết rút kinh nghiệm và có định hướng tốt cho các hoạt động tiếp theo.

Từ khóa: tiêu chí đánh gia, hiệu quả, tô chức thi hành.

Tổ chức thi hành pháp luật là quá trình phân công, phối hợp, sắp xếp các hoạt động của các chủ thể khác nhau thành một chuỗi hoạt động thống nhất dé pháp luật được thi hành chính xác, đầy đủ, hiệu quả trên thực tế Hoạt động tô chức thi hành pháp luật thường bao gồm việc lên kế hoạch, sắp xếp các hoạt động và phân công trách nhiệm rõ ràng, cụ thé cho các chủ thé là các cơ quan nhà nước, những người có trách nhiệm quyền hạn trong việc tiến hành các hoạt động đó, đồng thời, sử dụng toàn bộ những yếu tố, phương tiện, công cụ và những điều kiện cần thiết được xác lập, tổ chức và sử dụng trong quá trình đưa pháp luật vào cuộc sống, bảo đảm cho pháp luật được thi hành một cách nghiêm chỉnh, thống nhất và hiệu quả Mục đích của việc đánh giá hoạt động tô chức thi hành pháp luật là để xem xét hoạt động này một cách toàn diện, qua đó rút ra được những bài học kinh nghiệm, cái được, cái chưa được hay sự hạn chế và nguyên nhân của chúng, đánh giá được hiệu quả của pháp luật, từ đó có những điều chỉnh phù hợp, kịp thời Hiệu quả của pháp luật được xác định “2à kết quả thực tế dat được do sự điều chỉnh của pháp luật mang lại trong những phạm vi va diéu kiện nhất định, biểu hiện ở trạng thải của các quan hệ xã hội, phù hop với những mục dich, yêu cau và định hướng của pháp luật với mức chi phí thấp ”! Hiệu quả của pháp luật có thé được xác định ở những phạm vi khác

! Nguyễn Minh Đoan, Hiéu quả của pháp luật — những vấn đề ly luận và thực tiễn, NXB Chính trị quốc gia, HàNội, 2002, tr 29

Ngày đăng: 04/04/2024, 03:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w