Quan hệ giữa người được nhận nuôi với gia đình cha mẹ đẻ Chương 3: Thực tiễn áp dụng và một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về hậu quả pháp lý của việc nuôi con nuôi... Do đó, việc đưa
Trang 1LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Lan
HÀ NOI - 2013
Trang 2Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nêu
trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bồ trong bất cứ một côngtrình nào khác.
Tác giả
Nguyễn Thị Hiến
Trang 3LỜI NÓI ĐẦU
Chương 1: Khái quát chung về hậu quả pháp lý của việc nuôi con
nuôi
1.1 Một sô khái niệm cơ bản
1.2 Y nghĩa về hậu quả pháp lý của việc nuôi con nuôi
1.3 Khái lược pháp luật Việt Nam về hậu quả pháp lý của việc nuôi connuôi
1.4 Hậu quả pháp lý của việc nuôi con nuôi trong pháp luật một số
nước trên thê giới
1.5 Hậu quả pháp lý của việc nuôi con nuôi trong Công ước quốc tế
LaHay (Công ước LaHay năm 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong
lĩnh vực nuôi con nuôi quôc tê)
Chương 2: Hậu quả pháp lý của việc nuôi con nuôi trong pháp luật
Việt Nam hiện hành
2.1 Quan hệ giữa người nuôi với người được nhận nuôi
2.2 Quan hệ giữa người được nhận nuôi và những thành viên khác của
gia đình cha mẹ nuôi
2.3 Quan hệ giữa người được nhận nuôi với gia đình cha mẹ đẻ
Chương 3: Thực tiễn áp dụng và một số giải pháp hoàn thiện pháp
luật về hậu quả pháp lý của việc nuôi con nuôi
Trang 43.2 Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về hậu quả pháp
lý của việc nuôi con nuôi
Trang 5HN&GD : Hôn nhân va gia đình
UBND : Ủy ban nhân dân
BLDS : Bộ luật Dân sự
Trang 61 Tình thế cấp thiết của đề tài
Nuôi con nuôi là một chế định pháp lý nhằm tạo dựng cho những trẻ em cóhoàn cảnh đặc biệt khó khăn tìm được một mái ấm gia đình; đồng thời thiết lập mốiquan hệ cha, mẹ và con lâu dài giữa người nhận nuôi con nuôi và người được nhậnlàm con nuôi Ngoài ra, nuôi con nuôi còn là một biện pháp bảo vệ quyền và lợi íchtốt nhất của trẻ em, giúp trẻ được sống trong mái ấm gia đình, được quan tâm, nuôidưỡng và chăm sóc đầy đủ Vì vậy, xây dựng hệ thống pháp luật về nuôi con nuôihoàn chỉnh là một yêu câu hêt sức cân thiệt.
Luật Nuôi con nuôi năm 2010 được Quốc hội khóa XII thông qua tại kỳ họpthứ 7 ngày 17 tháng 06 năm 2010 và có hiệu lực thi hành ké từ ngày 01 tháng 01năm 2011 (sau đây gọi tắt là Luật Nuôi con nuôi năm 2010) đã tạo ra khung pháp lý
én định, thống nhất trong việc điều chỉnh quan hệ pháp luật về nuôi con nuôi Đặcbiệt, vấn đề về hậu quả pháp lý của việc nuôi con nuôi cũng được Luật quy địnhtương đối cụ thể, đáp ứng được yêu cầu và thực tiễn của việc nuôi con nuôi đặt ra.Tuy nhiên, Luật Nuôi con nuôi năm 2010 bên cạnh những điểm tích cực mang lạivẫn còn có những điểm pháp luật chưa điều chỉnh kịp thời và các quy phạm phápluật chưa có sự liên kết với nhau; từ đó, dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau về hậuquả pháp lý của việc nuôi con nuôi Quy định cụ thể, rõ ràng về vấn đề hậu quảpháp lý của việc nuôi con nuôi sẽ giúp các bên khi xác lập quan hệ nuôi con nuôi cócách “ứng xử” phù hợp, biết được quyền, nghĩa vụ của mình đến đâu và giúp cho cơquan nhà nước có thâm quyền dễ dàng giải quyết những tranh chấp phát sinh liênquan đên quan hệ nuôi con nuôi.
Từ những lý do trên nên việc nghiên cứu các quy định về hậu quả pháp lýcủa việc nuôi con nuôi trong nước, từ đó rút ra một số đề xuất, kiến nghị nhằm hoànthiện hơn nữa các quy định của pháp luật về vấn đề này là hết sức quan trọng, có ýnghĩa cả về lý luận và thực tiễn Nhận thức được điều đó, em đã mạnh dan chọn van
dé “Hậu quả pháp lý của việc nuôi con nuôi — Một số van đề lý luận và thựctiên” làm đê tài cho luận văn thạc sĩ của mình.
Trang 7là van đề khá nhạy cảm Nuôi con nuôi đã được nghiên cứu nhiều và có hệ thống,song vấn đề về hậu quả pháp lý của việc nuôi con nuôi vẫn chưa có nhiều công trìnhnghiên cứu Có thể chia các công trình nghiên cứu về hậu quả pháp lý của việc nuôicon nuôi thành ba nhóm lớn sau:
- Nhóm luận văn, luận án: ở nhóm này có thể liệt kê đến một số công trìnhnghiên cứu tiêu biểu như: Luận án Tiến sĩ của Nguyễn Phương Lan với đề tài “Cơ
sở lý luận và thực tiên của chế định pháp lý về nuôi con nuôi ở Việt Nam” Với đềtài này, tác giả đã nghiên cứu các quy định của pháp luật về nuôi con nuôi trongnước và nuôi con nuôi có yếu tổ nước ngoài theo pháp luật Việt Nam; trong đó có
dé cập đến van đề về hậu quả pháp ly Tuy nhiên, do Luật Nuôi con nuôi năm 2010chưa có hiệu lực nên trong Luận án chỉ nghiên cứu quy định về nuôi con nuôi theoLuật Hôn nhân va Gia đình năm 2000 (Luật HN&GD năm 2000) và các văn bản cóliên quan Khóa luận tốt nghiệp của Kiều Thị Huyền Trang với đề tài: “M6t số giảipháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam vớinhau ở trong nước” Ở đề tài này, tác giả chủ yếu đi nghiên cứu về nuôi con nuôigiữa công dân Việt Nam với nhau ở trong nước để tìm ra giải pháp hoàn thiện phápluật Việt Nam về vấn đề này mà chưa đề cập sâu đến vấn đề về hậu quả pháp lý củaviệc nuôi con nuôi Khóa luận tốt nghiệp của Nguyễn Thị Ngọc với đề tài: “Mort sốvan dé về hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi theo Luật Nuôi con nuôi năm2010” Với đề tài này, tác giả đã đề cập tới vẫn đề hậu quả pháp lý của việc nuôicon nuôi theo Luật Nuôi con nuôi năm 2010, tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu rộng,bao gồm cả hậu quả pháp lý của việc nuôi con nuôi trong nước và nuôi con nuôi cóyếu tố nước ngoài Do vậy, các đề tài mới chỉ phân tích một cách khái quát các khíacạnh hậu quả pháp lý của việc nuôi con nuôi trong nước.
Nhìn chung các công trình nghiên cứu trên đã chỉ ra một số vấn đề cơ bảncủa pháp luật Việt Nam về hậu quả pháp lý của việc nuôi con nuôi Tuy nhiên, hầuhết các công trình trên đều được nghiên cứu dưới góc độ khác hoặc với phạm virộng lớn nên chỉ mang tính khái quát chưa nghiên cứu chuyên sâu về cả lý luận vàthực tiên vân đề này.
Trang 8nuôi năm 2010 Hầu hết các công trình này mới chỉ đừng lại ở việc phân tích, bìnhluận các quy định của pháp luật về hậu quả pháp lý của việc nuôi con nuôi, chưa đềcập hoặc ít đề cập đến thực tiễn thi hành các quy định của pháp luật về vấn đề trên.
- Nhóm các bài báo, tạp chí chuyên ngành luật: Các bài nghiên cứu thuộcnhóm này chủ yếu được đề cập trên các tạp chí như Tạp chí Tòa án nhân dân, Tạpchí Dân chủ và Pháp luật, Tạp chí Luật học Trong đó phải ké đến: bài biết “Héquả pháp lý của nuôi con nuôi” của Thạc sĩ Triệu Thi Thu Thủy đăng trên Tạp chiDân chủ và Pháp luật năm 2011 — số chuyên đề pháp luật về nuôi con nuôi; Bài viết
“Vé việc nuôi con nuôi giữa bé duong hodc me ké va con riêng cua vợ hoặc chongtheo luật nuôi con nuôi” của Tién sĩ Nguyễn Thị Lan đăng trên Tạp chí Luật học SỐ8/2011; Bài viết “Hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi theo Luật Nuôi con nuôiViệt Nam” của Tién sĩ Nguyễn Phương Lan đăng trên Tạp chí Luật học số10/2011 Phần lớn các bài viết thuộc nhóm này chỉ đề cập tới một số vẫn đề cụthé của hậu quả pháp lý của việc nuôi con nuôi hoặc chỉ dé cập đến van đề lý luậncủa hậu quả pháp lý của việc nuôi con nuôi mà chưa đề cập đến thực tiễn của vấn đềnày.
Tóm lại, cho đên nay, chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách đây đủ và có hệ thông về hậu quả pháp lý của việc nuôi con nuôi Các công trình nghiên cứu hoặc chủ yêu tập trung vào một mảng cụ thê của quan hệ này hoặc nghiên cứu vân đê mang tính lý luận.
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là qua quá trình nghiên cứu các quy địnhcủa pháp luật nuôi con nuôi về hậu quả pháp lý của việc nuôi con nuôi và một vàitrường hợp cụ thé của van dé này trong những năm gần day; luận văn chỉ ra nhữngđiểm còn hạn chế và đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật, nâng caohơn nữa hoạt động của các thiết chế trong việc thi hành pháp luật về hậu quả pháp
lý của việc nuôi con nuôi.
Trang 9- Làm rõ một số vấn đề lý luận về hậu quả pháp lý của việc nuôi con nuôinhư khái niệm nuôi con nuôi; khái niệm hậu quả pháp lý của việc nuôi con nuôi; ýnghĩa của hậu quả pháp lý của việc nuôi con nuôi; khái lược pháp luật Việt Nam vềhậu quả pháp lý của việc nuôi con nuôi; đồng thời, đi vào nghiên cứu hậu quả pháp
lý của việc nuôi con nuôi trong pháp luật một số nước trên thế giới và hậu quả pháp
lý của việc nuôi con nuôi trong Công ước LaHay năm 1993 về bảo vệ trẻ em và hợptác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế (sau đây gọi tắt là Công ước quốc tếLaHay).
- Phân tích quan hệ giữa người nuôi với người được nhận nuôi; Quan hệ giữa người được nhận nuôi với những thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi; Quan
hệ giữa người được nhận nuôi với gia đình cha mẹ đẻ.
- Đánh giá thực tiên áp dụng pháp luật vê hậu quả pháp lý của việc nuôi con nuôi, đưa ra một sô vướng mắc liên quan; từ đó, đê xuât một sô giải pháp nhăm hoàn thiện hơn nữa các quy định vê hậu quả pháp lý của việc nuôi con nuôi trong nước theo pháp luật hiện hành.
4 Đôi tượng và phạm vi nghiên cứu
Doi tượng nghiên cứu của luận văn: Là các quy định của pháp luật vê hậu quả pháp lý của việc nuôi con nuôi và thực tiên áp dụng pháp luật vé hậu quả pháp
lý của việc nuôi con nuôi.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn: Luận văn tập trung nghiên cứu các vân đê
về hậu quả pháp lý của việc nuôi con nuôi trong pháp luật Việt Nam nhưng khôngbao gôm vân đê nuôi con nuôi có yêu tô nước ngoài.
5 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở kết hợp các phương pháp chủ yếu nhưphương pháp duy vật biện chứng và lich sử cua chủ nghĩa Mác - Lénin va tư tưởng
Hồ Chi Minh về nhà nước và pháp luật; phương pháp phân tích luật học; phương
Trang 10đánh giá về cơ sở lý luận và thực tiễn của pháp luật điều chỉnh về hậu quả pháp lýcủa việc nuôi con nuôi, tác giả rút ra những ưu điểm, tồn tại trong việc thi hànhpháp luật, từ đó dé ra các giải pháp cụ thé nhằm sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện phápluật.
6 Những đóng góp mới của luận văn
Thứ nhát, luận văn đưa ra được khái niệm về hậu quả pháp lý của việc nuôicon nuôi trên cơ sở nghiên cứu, phân tích và ứng dụng khái niệm nuôi con nuôi đãđược pháp luật quy định Việc đưa ra khái niệm này trong tình hình hiện nay là cầnthiết, góp phần quan trọng vào công tác nghiên cứu và giảng dạy về pháp luật dân
sự nói chung, pháp luật nuôi con nuôi nói riêng.
Thứ hai, luận văn phân tích, đánh giá một cách khoa học những quy định của Luật Nuôi con nuôi năm 2010 Ngoài việc nghiên cứu quan hệ giữa người nuôi với người được nhận nuôi, luận văn còn đi sâu nghiên cứu các quan hệ giữa người được nhận nuôi với gia đình cha mẹ đẻ và người được nhận nuôi với những thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi.
Thứ ba, luận văn phát hiện những bat cập của pháp luật về hậu quả pháp lýcủa việc nuôi con nuôi.
Thứ tw, luận văn đưa ra các giải pháp phù hợp về hậu quả pháp ly của việcnuôi con nuôi; cụ thê luận văn đã đề xuất một số kiến nghị sửa đôi, bố sung một SỐđiều của Luật Nuôi con nuôi năm 2010 nhằm hoàn thiện hơn nữa các quy định củapháp luật về hậu quả pháp lý của việc nuôi con nuôi Mặt khác, luận văn cũng đềxuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các thiết chế bảo đảmthực thi về nuôi con nuôi nói chung và hậu quả pháp lý của việc nuôi con nuôi nóiriêng.
Ngoài ra, luận văn có thê dùng làm tài liệu tham khảo trong việc nghiên cứu
và áp dụng pháp luật vê hậu quả pháp lý của việc nuôi con nuôi.
Trang 11và phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát chung về hậu quả pháp lý của việc nuôi con nuôiChương 2: Hậu quả pháp lý của việc nuôi con nuôi trong pháp luật Việt Nam hiện hành.
Chương 3: Thực tiễn áp dụng và một số giải pháp hoàn thiện pháp luật vềhậu quả pháp lý của việc nuôi con nuôi.
Trang 12KHÁI QUÁT CHUNG VE HẬU QUÁ PHÁP LÝ CUA VIỆC
NUÔI CON NUÔI1.1 MOT SO KHÁI NIỆM CƠ BAN
1.1.1 Khái niệm nuôi con nuôi
Nuôi con nuôi là một vấn đề mang tính đạo đức xã hội sâu sắc, thé hiện tính
tương thân, tương ái giúp đỡ lẫn nhau giữa con người với con người, được pháp luật
thừa nhận và điều chỉnh Quan hệ nuôi con nuôi giữa các chủ thể được xác lập cóthể xuất phát từ nhiều mục đích khác nhau như lợi ích về vật chất, lợi ích về tinhthần; cụ thé: nhận nuôi con nuôi để có con, dé có người chăm sóc, dé có người nốidõi, có người thờ tự, có thêm người lao động hay xuất phát từ lòng nhân ái, sự biết
ơn, sự chia sẻ, lòng cảm phục hay sự hướng thiện của con người
Cùng với xu thế phát triển chung của xã hội, quyền lợi của trẻ em ngày càngđược Dang, Nhà nước ta quan tâm và chú trọng nham mang đến cho trẻ em nhữnglợi ích tốt đẹp nhất; đặc biệt là những em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn, không nơinương tựa — đối tượng cần được bảo vệ, chăm sóc đặc biệt nên việc nuôi con nuôiluôn được khuyến khích và luôn được quan tâm một cách thích đáng
Việc nuôi con nuôi có thê xem xét dưới nhiêu góc độ khác nhau như dưới góc độ sinh học, dưới góc độ xã hội và dưới góc độ pháp lý Trong phạm vi của luận văn, tác giả đê cập đên nuôi con nuôi dưới hai góc độ đó là góc độ xã hội và góc độ pháp lý.
- Dưới góc độ xã hội: Xét dưới góc độ này, việc nuôi con nuôi không đặt ranhững điều kiện khắt khe mà chủ yếu nhằm đáp ứng những nhu cầu lợi ích về vậtchất và tinh thần nhất định Thực tế cho thấy, việc làm hình thành quan hệ cha, mẹ
và con giữa người nhận nuôi và người được nhận nuôi trên thực tế không nhất thiếtphải có sự thừa nhận của cơ quan Nhà nước có thấm quyền Việc nuôi con nuôi trênthực tế tồn tại nhiều các hiện tượng trong đó có thé ké đến như nuôi con nuôi trêndanh nghĩa, nuôi con nuôi thực tê, nuôi con nuôi theo phong tục tập quán, nuôi con
Trang 13và người được nhận làm con nuôi đã gắn bó với nhau, thực hiện quyền và nghĩa vụcủa cha, mẹ và con trên thực tế nhưng không đăng ký tại cơ quan Nhà nước có thâmquyên Nuôi con nuôi trên danh nghĩa là hiện tượng nuôi con nuôi được xác lập do
sự thỏa thuận giữa cha, mẹ nuôi và con nuôi đã thành niên hoặc giữa cha, mẹ đẻ vàcha, mẹ nuôi của con chưa thành niên trên cơ sở tình cảm, ước nguyện gắn bó giữahai gia đình Những quan hệ nuôi con nuôi hình thành, tồn tại trên thực tế khôngphải bao giờ pháp luật cũng công nhận song các hiện tượng đó vẫn tôn tại bởi ngoài
sự điều chỉnh của quy phạm pháp luật còn có sự điều chỉnh của quy phạm đạo đức,phong tục tập quán và đạo đức truyền thống
Như vậy, dưới góc độ này, nudi con nuôi là một quan hệ xã hội giữa người nhận nuôi con nuôi và người được nhận làm con nuôi nhăm hình thành quan hệ cha
mẹ và con dé thỏa mãn những nhu cấu và lợi ích nhát định cua các bên.
- Dưới góc độ pháp lý: Việc nuôi con nuôi phải đáp ứng những điều kiện doLuật định và về nguyên tắc cần có sự công nhận của cơ quan Nha nước có thẩmquyền Dé xác lập quan hệ nuôi con nuôi trên cơ sở pháp lý, các bên trong quan hệnày cần đáp ứng những điều kiện nhất định mà pháp luật đưa ra Ví du: Đối vớingười nhận nuôi phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; hơn con nuôi 20 tuổi trởlên; có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở đảm bảo; có tư cách đạo đức tốt Cònđối với người được nhận làm con nuôi thì phải là trẻ em dưới 16 tuổi; trường hợpngười đủ l6 tuôi đến dưới 18 tuôi được nhận làm con nuôi khi cha dượng, mẹ kếnhận làm con nuôi; được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi Khi các bên
có nhu cầu muốn nhận con nuôi hay mong muốn làm con nuôi người khác cùng vớiviệc đáp ứng đủ các điều kiện nhất định, để được pháp luật công nhận thì các bêncần tiến hành đăng ký tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền Việc nuôi con nuôiđược công nhận sẽ làm phát sinh quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi
và người được nhận làm con nuôi Tùy theo sự thỏa thuận mà quan hệ giữa cha, mẹ
đẻ và người con đã đi làm con nuôi chấm dứt toàn bộ quyền và nghĩa vụ với nhauhay không Quy định này nhăm tạo ra khung pháp lý để đảm bảo việc xác lập quan
Trang 14Điều 3 Luật Nuôi con nuôi năm 2010 về giải thích từ ngữ có quy định: “Nuôicon nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa những người nhận con nuôi
và người được nhận làm con muô?° Khái niệm nay chi mới xem xét việc nuôi con nuôi với tư cách là một sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi và người được nhận làm con nuôi mà chưa xem xét việc nuôi connuôi với tư cách là một nhóm quan hệ xã hội ton tại giữa các chủ thể có liên quanđến việc cho và nhận nuôi con nuôi, cũng như liên quan đến quá trình thực hiện việcnuôi, chấm đứt việc nuôi Do đó, dưới góc độ về mặt pháp lý, nếu xem xét việc nuôicon nuôi với tư cach là một quan hệ pháp luật thì nuôi con nuôi là quan hệ giữa cácchủ thể trong việc nuôi con nuôi được các quy phạm pháp luật điều chỉnh nhằmđảm bảo quyên và lợi ích hợp pháp của các chủ thể
1.1.2 Khái niệm hậu quả pháp lý của việc nuôi con nuôi
Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta thường hay nói và hay nghe đến hai từ
“hậu quả” Vậy hậu quả được hiểu như thế nào? Về khái niệm này có nhiều quanđiểm khác nhau trong đó có hai quan điểm chính: Quan điểm thứ nhất cho rằng hậuquả là cái gì đó không hay, không tốt và được hiểu theo nghĩa tiêu cực hay còn gọi
là theo nghĩa hep Theo Từ dién tiếng Việt, “hdu quả là kết quả không hay, có ảnhhưởng về sau” [50, tr 536] Quan điểm thứ hai, khác với quan điểm thứ nhất, quanđiểm này cho rằng hậu quả được hiểu theo nghĩa rộng, có thể bao gồm cả điểm tíchcực và tiêu cực Theo đó, hậu quả là kết quả sinh ra từ một hành vi và sự kiện nào
đó mà thôi; hiểu theo nghĩa này có thé thay hậu qua được dùng không khác so vớikhái niệm hệ quả Qua phân tích khái niệm hậu quả ở trên, tác giả đồng ý với quanđiểm thứ hai đó là hiểu khái niệm hậu quả theo nghĩa rộng
Theo đó, hậu quả pháp lý được hiểu là những vấn đề pháp lý phát sinh từnhững hành vi, sự kiện nào đó và được pháp luật công nhận Khi xem xét hậu quảpháp lý cần xem xét đến việc phát sinh hay cham dứt quyền và nghĩa vụ của các chủthể hoặc quyền và nghĩa vụ của các bên được phát sinh, thay đôi, chấm dứt, đượcchuyền từ chủ thé này sang chủ thể khác như thé nao
Trang 15Điều 2 Luật Nuôi con nuôi năm 2010 quy định về mục đích của việc nuôicon nuôi là “nhdm xác lập quan hệ cha, mẹ và con lâu đài, bên vững, vì lợi ích totnhất của người được nhận làm con nuôi, bao dam cho con nuôi được nuôi dưỡng,chăm sóc, giáo đục trong môi trường gia đình” Các chủ thê trong việc nhận nuôicon nuôi phải ý thức được mục đích hợp pháp của việc nhận nuôi con nuôi trước khitiễn hành các thủ tục pháp lý của việc nuôi con nuôi Việc nuôi con nuôi sẽ làm phátsinh những mối quan hệ mới, có thể làm chấm dứt hoặc không làm chấm dứt nhữngmỗi quan hệ đang tồn tại Do đó, việc đưa ra khái niệm toàn diện về hậu quả pháp lýcủa việc nuôi con nuôi sẽ xác định chính xác các mối quan hệ do việc nuôi con nuôimang lại.
Hậu quả pháp lý của việc nuôi con nuôi là tổng hợp các quyên và nghĩa vụpháp ly giữa người được nhận làm con nuôi với người nhận nuôi con nuôi, với giađình gốc và với các chủ thể khác có liên quan sau khi thủ tục nuôi con nuôi hoàntat
Khi việc nuôi con nuôi dam bao đúng mục đích, ý nghĩa xã hội thi sẽ kéotheo hậu quả pháp lý của việc nuôi con nuôi được đảm bảo thực hiện trong thực tế
Do đó, Luật Nuôi con nuôi năm 2010 đã quy định các hành vi cắm trong việc nuôicon nuôi (Điều 13) bao gồm:
- Lợi dụng việc nuôi con nuôi đê trục lợi, bóc lột sức lao động, xâm phạmtình dục, bắt cóc, mua bán trẻ em;
- Giả mạo giấy tờ dé giải quyết việc nuôi con nuôi;
- Phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi;
- Lợi dụng việc nuôi để vi phạm pháp luật về dân số;
- Lợi dụng việc làm con nuôi của thương binh, người có công với cách mạng, người thuộc dân tộc thiêu sô đê hưởng chê độ, chính sách ưu đãi của nhà nước;
- Ong, bà nhận cháu làm con nuôi hoặc anh, chị em nhận nhau làm con nuôi;
- Lợi dụng việc nuôi con nuôi dé vi phạm pháp luật, phong tục tập quán, daođức, truyền thong văn hóa tốt đẹp của dân tộc
Trang 16Những hành vi này chủ yêu nhăm đảm bảo quyên và lợi ích hợp pháp của người được nhận nuôi trong môi quan hệ với gia đình cha mẹ nuôi, cũng như đảm bảo quyên và lợi ích hợp pháp của các chủ thê khác có liên quan đên việc nhận nuôi con nuôi.
Hậu quả pháp lý của việc nuôi con nuôi được chia thành các nhóm quan hệ
sau:
- Quan hệ gitra người nuôi với người được nhận nuôi;
- Quan hệ giữa người được nhận nuôi với những thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi;
- Quan hệ giữa người được nhận nuôi với gia đình cha mẹ đẻ.
1.2 Ý NGHĨA VE HẬU QUÁ PHÁP LÝ CUA VIỆC NUÔI CON NUOI
Điều 2 Luật Nuôi con nuôi năm 2010 quy định: “Việc nuôi con nuôi nhằmxác lập quan hệ cha, mẹ và con lâu dai, bên vững, vì lợi ích tốt nhất của người đượcnhận làm con nuôi, bảo đảm cho con nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo đục trong môi trường gia đình” Do đó, hậu quả pháp ly của việc nuôi con nuôi có ýnghĩa rất quan trọng
Trước hết, hậu quả pháp lý của việc nuôi con nuôi có ý nghĩa cho việc xácđịnh được quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thê trong quan hệ nuôi con nuôi Từ
đó, họ biết được mình được làm gì, phải làm gì và biết được quyền và nghĩa vụ đốivới nhau như thế nào Khi xác định được hậu quả pháp lý của việc nuôi con nuôicòn giúp các chủ thé suy nghĩ cân trọng trong việc tham gia vào quan hệ nuôi connUÔI.
Thứ hai, khi xác định được quyền và nghĩa vụ của mình sẽ giúp các bên thỏathuận với nhau, cùng nhau tuân thủ và thực hiện, tránh những tranh chấp có thé xảy
ra như tranh chấp giữa cha mẹ nuôi và cha mẹ đẻ của người con nuôi về quyền vànghĩa vụ đối với người con đã đi làm con nuôi; tranh chấp giữa chính cha, mẹ nuôi
về việc nhận con nuôi
Trang 17Thứ ba, hậu quả pháp lý của việc nuôi con nuôi tạo ra quy tắc xử sự giữa các chủ thê; nâng cao trách nhiệm của cha mẹ, đảm bảo quyên và nghĩa vụ cơ bản của trẻ em.
Thứ tư, hậu quả pháp lý của việc nuôi con nuôi là hành lang pháp lý để giảiquyết các tranh châp có liên quan đên quyên và nghĩa vụ của các chủ thê.
1.3 KHÁI LƯỢC PHAP LUẬT VIỆT NAM VE HẬU QUA PHAP LÝ CUA VIỆCNUÔI CON NUÔI
1.3.1 Hậu quả pháp lý của việc nuôi con nuôi trong pháp luật thời kỳ phongkiến
Trong thời kỳ phong kiến, mỗi triều đại có những văn bản pháp lý tiêu biểukhác nhau Pháp luật triều đại nhà Lê có Bộ Quốc Triều Hình Luật, hay còn gọi là
Bộ Luật Hồng Đức; thời kỳ này nhà Lê còn chú trọng đến việc hệ thống hóa các vănbản pháp luật theo lĩnh vực và thời gian ban hành như Bộ Thiên Nam Dư Hạ Tậpban hành vào đời vua Lê Thánh Tông năm 1483, Bộ Hồng Đức Thiện Chính Thưgồm các luật lệ được ban hành trong khoảng niên hiệu Hồng Đức từ năm 1470 đếnnăm 1497 Đối với Pháp luật triều đại nhà Nguyễn sản phẩm lập pháp cao nhất là
Bộ Hoàng Việt Luật Lệ hay còn gọi là Bộ Luật Gia Long Cả hai triều đại đều quyđịnh về hậu quả pháp lý của việc nuôi con nuôi; cụ thê:
* Pháp luật triều đại nhà Lê
Việc nhận con nuôi mang lại những hậu quả pháp lý nhất định Sau khi khếước về nuôi con nuôi được ký kết giữa người đứng nuôi với cha mẹ đẻ và tên củangười con nuôi đã vào số hộ tịch của người cha nuôi, thì phát sinh các nghĩa vụ vàquyên lợi giữa cha mẹ nuôi và con nuôi Tuy không có điều luật nào quy định riêngbiệt về việc con nuôi có nghĩa vụ như con đẻ song qua phân tích các điều luật trongpháp luật thời kỳ này ta thấy rõ các nghĩa vụ và quyên lợi của con nuôi như con đẻ.Hay nói cách khác, pháp luật thời kỳ này quy định rất rõ về hậu quả giữa người nuôivới người được nhận nuôi và giữa người được nhận nuôi với gia đình cha mẹ đẻ.
- Nghia vụ và quyên cua cha mẹ nuôi đổi với đứa con nuôi:
Trang 18Về nghĩa vụ của cha mẹ nuôi với người con nuôi: cha mẹ nuôi phải giáo dụccon nuôi ân cần, chu đáo, sẽ bị tội néu con làm điều bội nghịch, sẽ được thưởngchức phẩm nếu như con cái đỗ to Đoạn 159, 160 Hồng Đức Thiện Chính Thư viết:
“ làm cha mẹ phải sửa minh để tê gia, khiến cho trong một nhà déu duoc nhờcậy , phải cấp dưỡng cơm áo không nên vì đứa con buổi sớm déi không ăn mà cha
mẹ giãn doi đồ bỏ di” Đoạn 34 Hồng Đức Thiện Chính Thư viết: “ Jam cha me
có con mà không dạy được thì lỗi ở cha Con làm diéu bội nghịch, thì cha sẽ bị
những tai san được chia.
- Nghia vụ và quyên của con nuôi đổi với cha me nuôi:
Con nuôi có nghĩa vụ vâng lời, hiếu thảo, chăm sóc, phụng dưỡng, nuôi nắnglàm rạng rỡ dòng họ bởi đạo làm con phải biết ơn và kính trọng cha mẹ (Đoạn 457Quốc Triều Hình Luật) Người con nuôi cũng như con đẻ phải giữ trọn đạo hiếu, tộibất hiểu được quy định ngay tại Điều 2 của Bộ luật Hồng Đức Đoạn 146 Hồng ĐứcThiện Chính Thư viết: con nuôi cũng như con đẻ chửi cha mẹ nuôi bị kết tội Giáo.Tại Điều 110 Hồng Đức Thiện Chính Thư cũng quy định: “Kẻ làm con nuôi nhànào, sau khi nuôi nắng, đôi bên déu không có sự ân hận, tự coi mình như con đẻ,không được trái đạo tự tiện bỏ đi, lấy cớ là có đại tang phải báo hiếu cho cha mẹban sinh của mình Trái diéu này nếu cha mẹ nuôi không có con, mà dưỡng tử bỏ ra
di thì phải tội đồ hai năm”
Về quyên lợi của con nuôi: Ngoài quyên được nuôi dưỡng, chăm sóc, dạy do, giáo dục, người con nuôi còn được hưởng quyên thừa kê tài sản, điên sản của gia đình cha mẹ nuôi (Doan 380 Quôc Triêu Hình Luật).
Trang 19- Về quan hệ giữa người đã đi làm con nuôi với cha mẹ bản sinh (cha mẹ đẻ) của họ:
Người đã đi làm con nuôi theo quy định của pháp luật nhà Lê không làmchấm dứt quan hệ với cha mẹ đẻ Tại Đoạn 110 Hong Duc Thién Chinh Thu quyđịnh: Trường hợp gia đình cha mẹ đẻ (gia đình bản tông) không có người nối dõi(tuyệt tự) thì người con nuôi (lập tự) ấy mới được trình bày với cha mẹ nuôi, chọnngười khác làm người thừa tự, rồi bản thân người con nuôi mới được về chịu tangbáo hiếu cho cha me sinh ra mình Trường hợp này người con nuôi nói trên vẫn luixuống làm con thứ của cha mẹ nuôi dé đền cái công nuôi nắng từ trước Nếu không
có sự đồng ý của cha mẹ nuôi, mà tự tiện bỏ về nhà mình thì bị khép vào tội bathiéu.
Như vậy, quy định về hậu quả pháp lý của việc nuôi con nuôi ở triều đại nhà
Lê được quy định khá chỉ tiết Các quy định dù quá nghiêm khắc, nhất là các quyđịnh về nghĩa vụ của các con nói chung và con nuôi nói riêng song lại góp phần vàoviệc bảo vệ trẻ em cơ nhỡ, không nơi nương tựa Những trẻ em này được gọi là
“con nuôi từ thời thơ ấu” va được thừa kế tài sản, thậm chí được chọn làm người lập
tự thay con trưởng dé nối dõi tông đường
* Pháp luật triều đại nhà Nguyễn
Với sản phẩm lập pháp cao nhất là Bộ Hoàng Việt Luật Lệ hay còn gọi là BộLuật Gia Long ban hành vào đầu thời Nguyễn gồm 398 điều phân làm 22 quyền thìvân đê hậu quả pháp lý của việc nuôi con nuôi được quy định như sau:
Cha mẹ nuôi có nghĩa vụ nuôi dưỡng, giáo dục, bảo ban con nuôi cũng như con đẻ trong khả năng của người cha mẹ nuôi Đôi với con trai nuôi đê lập tự, cha
mẹ nuôi có nghĩa vụ di dưỡng, phát triên và bảo tôn di sản của dòng họ (nêu có) đêthừa kế cho con lập tự, làm di sản dé người con nối dõi tông đường
Bộ Luật Gia Long quy định tội “bất hiếu” là tội thứ 7 trong mười tội “thậpác” ở Điều 2 Bộ Luật Gia Long
Trang 20Điều 288 Bộ Luật Gia Long có quy định rất rõ ràng về quyền của ông bà cha
mẹ nuôi trong trường hợp con nuôi đánh mắng ông bà cha me: “Pham nghĩa tử (connuôi) dưới 15 tuổi được ơn nuôi dưỡng lâu năm, hay 16 tuổi trở lên, từng được chiagia san dựng vợ ga chong, nếu đối với cha mẹ nuôi và ông bà của cha mẹ nuôi, mà
có sai phạm vào việc đánh măng, ăn trộm, dọa nạt, lừa đảo, vu không thì xử phạtnhư con cháu ” Quy định này có nghĩa là xác định quyền và nghĩa vụ của người connuôi và những thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi như quyền và nghĩa vụ củacon cháu ruột.
Nghĩa vụ của con nuôi: cha mẹ nuôi có quyên đòi hỏi người con nuôi lập tựhay con nuôi thông thường phải có nghĩa vụ như con đẻ Con nuôi phải phụngdưỡng, chăm sóc ông bà, cha mẹ, giữ trọn đạo hiếu, kính cân vâng lời, nhất nhấttuân theo sự dạy bảo, giáo huấn của ông ba, cha mẹ đúng với tôn ti trật tự, giữ gìn
nề nếp gia phong Ngoài ra, Luật cũng quy định nghĩa vụ để tang ông bà cha mẹ vàcác điều cắm trong lúc có tang; không được tự ý bỏ về nha mẹ đẻ nếu không đượccha mẹ nuôi đồng ý Nếu vi phạm phạt 100 trượng, trả về cho mẹ đẻ y cai quản(Điều 76 Bộ Luật Gia Long)
1.3.2 Hậu quả pháp lý của việc nuôi con nuôi trong pháp luật thời kỳ Pháp thuộc
Dưới thời kỳ pháp thuộc, đất nước ta bị chia làm ba kỳ: Bắc Kỳ, Trung Kỳ
và Nam Kỳ Tương ứng với ba kỳ là 03 Bộ luật áp dụng cho mỗi kỳ: ở Bắc Kỳ có
Bộ Dân luật Bắc Ky năm 1931, ở Trung Ky có Bộ Dân luật Trung Kỳ năm 1936, ởNam Kỳ có Bộ Dân luật Giản Yếu Nam Kỳ năm 1883
* Bộ Dân luật Bắc Kỳ năm 1931 và Bộ Dân luật Trung Kỳ năm 1936
Cả hai bộ Dân luật đều quy định về việc nuôi con nuôi: Bộ Dân luật Bắc Kỳnăm 1931 quy định từ Điều 185 đến 208, Bộ Dân luật Trung Kỳ năm 1936 quy định
từ Điều 183 đến Điều 203 Trong đó, van dé hậu quả pháp lý của việc nuôi con nuôiđược hai Bộ Dân Luật quy định như sau:
- Quyên và nghĩa vụ cua cha mẹ nuôi và con nudi:
Trang 21Bộ Dân luật Bắc Kỳ năm 1931 và Bộ Dân luật Trung Kỳ năm 1936 đã cónhững điều khoản quy định về nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái nói chung vàcon nuôi nói riêng rất tiến bộ Điều 193 Bộ Dân luật Bắc Kỳ năm 1931 và Điều 192
Bộ Dân luật Trung Ky năm 1936 nói rõ: “cha mẹ nuôi phải đối đãi con nuôi cũngnhư con để” Luật cũng quy định người con nuôi không phải phụng dưỡng (cấpdưỡng) đối với họ hàng tô tiên của cha mẹ nuôi, trừ trường hợp người đứng nuôikhông phải là người thừa tự mà lập con nuôi làm thừa tự riêng cho mình (Điều 192
Bộ Dân luật Bắc Kỳ năm 1931 và Điều 191 Bộ Dân luật Trung Kỳ năm 1936).Nghĩa vụ như con đẻ được Điều 207 Bộ Dân luật Bắc Kỳ năm 1931 và Điều
207 Bộ Dân luật Trung Kỳ năm 1936 quy định như sau: làm con suốt đời phải hiếuthuận cung kính, làm vinh dự cho cha mẹ ông bà, lại phải cấp dưỡng cho cha mẹông bà Đạo hiếu cắm con cháu không được phép thưa kiện, tố cáo cha mẹ ông bàtại tòa án Khi cha mẹ còn sống thì con phải thuộc quyền cha, không được có tài sảnriêng trừ khi đã thành niên được phép ra ở riêng hoặc đã thoát phụ quyền lập giađình riêng.
Về quyền thừa kế tài sản của người con nuôi Điều 196 Bộ Dân luật Bắc Kynăm 1931 và Điều 195 Bộ Dân luật Trung Kỳ năm 1936 quy định: Đứa con nuôikhông có quyền thừa kế trong di sản của cha mẹ nuôi trừ trường hợp được lập tự.Tuy nhiên, nếu có chúc thư hay phân thư (chứng thư để chia tài sản cho các concháu) chia cho mỗi đứa con nuôi một phần di sản; ngoàải ra, đứa con nuôi khôngđược hưởng quyên lợi gì đối với gia sản thừa kế của cha mẹ người đứng nuôi Bêncạnh đó, Điều 201 Bộ Dân luật Bắc kỳ năm 1931 và Điều 200 Bộ Dân luật Trung
kỳ năm 1936 quy định rõ việc đứa con nuôi đã được lập làm thờ tự: Nếu gia đìnhcha mẹ nuôi lại sinh con trai, thì con nuôi không được thừa tự nữa nhưng khế ướccon nuôi vẫn không bị tiêu hủy, đứa con nuôi vẫn được nhận một phần di sản củacha mẹ nuôi như con đẻ và được tùy ý sử dụng phần thừa kế của mình đã được chia.Nếu người đứng nuôi để người con nuôi phải thiếu thôn hoặc đối đãi tàn nhẫn thìtòa án đệ nhị cấp có thể tự mình hoặc do yêu cầu của thân thuộc trong gia đìnhhuyết thông người con nuôi mà tuyên án hủy bỏ việc nuôi con nuôi.
Trang 22Điều 218 Bộ Dân luật Bắc Kỳ năm 1931 và Điều 214 Bộ Dân luật Trung Kỳnăm 1936 có quy định những nghĩa vụ rất tiến bộ mà pháp luật về nuôi con nuôi củaTriều đại nhà Lê và nhà Nguyễn chưa hè dé cập đến Do là cha mẹ có nghĩa vụ baodưỡng, giáo huấn con vị thành niên cùng với việc giáo huấn hạnh kiểm, khuyên bảođiều hay lẽ phải và đặc biệt là tùy vào lực mình và tư chat của đứa con dé day hoccho nó hoặc cho nó di học Ngoài ra, Điều 214 Bộ Dân luật Trung Kỳ năm 1936còn quy định cha mẹ phải trách nhiệm bồi thường về những hành vi của con vịthành niên theo pháp luật.
Bên cạnh nghĩa vụ phải thực hiện, cha mẹ nuôi có các quyền như quyền
“trừng giới” đối với con nuôi cũng như con đẻ được thực hiện trong giới hạn cầnthiết dé thi hành quyền gia trưởng Quyền “trừng giới” thể hiện ở quyền cha xinđược tống giam con vì bat bình về đạo đức tư cách của con Điều 195 Bộ Dân luậtBắc Kỳ năm 1931 và Điều 194 Bộ Dân luật Trung Kỳ năm 1936 còn quy định: Nếuđứa con có hạnh kiểm đạo đức không tốt và không thé sửa đổi được hoặc trốn khỏinhà thì cha mẹ nuôi có quyền đuôi về nhà cha mẹ đẻ nếu có; việc đuổi này ngườiđứng nuôi phải khai trước mặt hai người làm chứng và Lý trưởng tại nơi trú quánngười đứng nuôi Một quyền nữa của cha mẹ nuôi đối với con nuôi là có quyên truấtquyền thừa kế di sản và thân thuộc người đứng nuôi có thể bắt phải hoàn trả tài sản
về phan phụng tự cùng phan gia sản được chia (Điều 200 Bộ Dân luật Bắc Kỳ năm
1931 và Điều 199 Bộ Dân luật Trung Kỳ năm 1936)
Như vậy, ở cả hai Bộ Dân luật đều quy định về hậu quả pháp lý của việcnuôi con nuôi lập tự và nuôi con nuôi thông thường (hay còn gọi là nuôi con nuôinuôi dưỡng) Về cơ bản cả hai hình thức nuôi con nuôi đều xác lập quan hệ nuôicon nuôi ø1ữa người con nuôi với người đứng nuôi cùng gia đình người đứng nuôi
và có những quyền và nghĩa vụ nhất định với nhau Tuy nhiên, khác với hình thứcnuôi con nuôi nuôi dưỡng, nuôi con nuôi lập tự ngoài việc thực hiện bốn phận làmcon thì người con đó còn được hưởng thừa kế của cha mẹ nuôi và sẽ phải phụngdưỡng (cấp dưỡng) đối với họ hàng tổ tiên của cha mẹ nuôi Nuôi con nuôi lập tự là
dé nối dõi tông đường, được hưởng hương hỏa va chăm lo việc thờ cúng tổ tiên khicha mẹ nuôi qua đời Quy định này mang nặng tư tưởng Nho giáo nhằm bảo đảm
Trang 23quyên lợi của gia đình cha mẹ nuôi trên cơ sở tôn trọng quyên lợi của người con được lập tự.
- Quan hệ giữa con nuôi với gia đình cha mẹ đẻ:
Dù đã đi làm con nuôi nhưng giữa người con đã đi làm con nuôi và cha mẹ
đẻ vẫn có quan hệ nhất định Ở cả hai bộ Dân luật đều quy định: trường hợp ngườicon nuôi vẫn giữ nguyên quyền lợi thừa kế gia sản của cha mẹ đẻ, người con nuôivẫn phải có nhiệm vụ với cha mẹ đẻ như không đi làm con nuôi (Điều 197, 198 BộDân luật Bắc Ky năm 1931; Điều 196, 197 Bộ Dân luật Trung Kỳ năm 1936)
* Bộ Dân luật Giản yếu Nam Kỳ năm 1883
Hậu quả pháp lý của việc nuôi con nuôi trong pháp luật Nam Kỳ quy địnhchia thành hai van dé tại Tiết VIII đó là con nuôi lập tự và con nuôi thông thường
Đối với con nuôi lập tự: Đứa con lập tự phải là con trai và cùng họ với ngườiđứng nuôi Đứa con lập tự khi được nhận vào làm con trong gia đình cha mẹ nuôithì phải từ bỏ vĩnh viễn gia đình huyết thống cũng như không còn quyền thừa kế tàisản trong gia đình cha mẹ đẻ Nó không được phép rời gia đình cha mẹ nuôi trừtrường hop cha mẹ nuôi sinh được con nối dõi và cha mẹ đẻ không có đứa con trainào khác dé nối dõi tông đường Trường hop này đứa con nuôi mat tat cả quyên lợitrong gia đình cha mẹ nuôi và được hưởng tất cả các quyên lợi trong gia đình huyếtthống
Đôi với con nuôi thông thường thì vẫn được giữ nguyên họ của nó cũng như
quyên lợi của nó trong gia đình cha mẹ đẻ Tuy nhiên, có trường hợp ngoại lệ là nêu đứa con nuôi nhận nuôi từ thủa âu thơ (dưới 3 tuôi bị bỏ rơi) nó sẽ gia nhập vào gia đình người đứng nuôi và nó mang họ của người này.
Tóm lại, pháp luật quy định về hậu quả pháp lý của việc nuôi con nuôi trongthời kỳ này đã thé hiện sự tôn trọng quyền con người đối với trẻ em nói chung vàtrẻ em được nhận làm con nuôi nói riêng; đặc biệt quy định trong Bộ Dân luật Bắc
Kỳ năm 1931 và Bộ Dân luật Nam Kỳ năm 1883 phù hợp với tục lệ và truyền thống
Trang 24gia đình Việt Nam Tuy nhiên, nhiều quy định về nghĩa vụ của con cái còn rất khắtkhe do vẫn mang nặng tư tưởng phong kiến, đề cao Nho giáo.
1.3.3 Hậu quả pháp lý của việc nuôi con nuôi trong pháp luật giai đoạn từ nam
sự quan tâm đặc biệt đối với phụ nữ, trẻ em và gia đình Nó thê hiện chủ trương giảiphóng con người mà trước hết là phụ nữ và trẻ em khỏi áp bức bóc lột, thực hiệnnam, nữ bình dang trong gia đình và ngoài xã hội Những quy định về bảo vệ trẻ em
và nuôi con nuôi mang tính khai phá, là các quy định cơ sở.
Trước sự phát triển nhanh chóng của xã hội, Nhà nước ta ban hành hai sắclệnh đầu tiên về dân luật và hôn nhân và gia đình Đó là Sắc lệnh số 97/SL ngày 22tháng 5 năm 1950 sửa đôi một số quy lệ và chế định trong dân luật cũ; Sắc lệnh số159/SL ngày 17 tháng 11 năm 1950 quy định những trường hợp được ly hôn, thủtục ly hôn và hiệu lực của việc ly hôn Hai sắc lệnh này được ban hành nhằm xóa bỏchế độ hôn nhân và gia đình lạc hậu nhằm xây dựng chế độ hôn nhân và gia đìnhtiễn bộ, góp phần thúc day sự phát triển văn minh tiến bộ của xã hội trong thời kycách mạng dân chủ nhân dân Tuy nhiên, sắc lệnh thiếu chế định về nuôi con nuôinói chung và hậu quả pháp lý của việc nuôi con nuôi nói riêng nên trong giai đoạnnày chế định nuôi con nuôi được áp dụng theo quy định của luật cũ Do đó, thời kỳnày vân đê hậu quả pháp lý của việc nuôi con nuôi cũng chưa có quy định cụ thê.
Trang 251.3.3.2 Hậu qua pháp lý của việc nuôi con nuôi trong pháp luật giai đoạn từ năm
Trong Luật này có đưa ra những quy định ngăn cản sự phân biệt đối xử giữacác con, bảo vệ quyền lợi chính đáng của con ngoài giá thú, con riêng và con nuôi.Điều 24 trong Luật quy định trực tiếp về hậu quả pháp lý của việc nuôi con nuôinhư sau: “Con nuôi có quyên lợi và nghĩa vụ như con dé” Quy định này có nghĩa làmọi quyền lợi và nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi tuân theo quy định ở cácđiều từ Điều 17 đến Điều 20 của Luật này Điều 17 quy định: “Cha mẹ có nghĩa vuyêu thương, nuôi nắng, giáo dục con cái Con cái có nghĩa vụ kính yêu, san sóc,nuôi dưỡng cha mẹ ” Điều 18 quy định: “Cha mẹ không được hành hạ con cái,không được đổi xử tàn tệ với con đâu, con nuôi, con riêng ” “Con trai và con gái
có quyên lợi và nghĩa vụ ngang nhau trong gia đình” (Điều 19) Tuy nhiên, Luật lạikhông quy định cụ thé việc khi được nhận lam con nuôi thì mối quan hệ giữa người
đã di làm con nuôi và cha mẹ đẻ giữ nguyên hay châm dứt.
* Hậu quả pháp lý cua việc nuôi con nuôi dưới chê độ citi ở Mién Nam Việt Nam:
Trong giai đoạn này, Việt Nam ta tạm thời bị chia cắt làm hai miền với haichế độ chính trị khác nhau nên vấn đề hậu quả pháp lý của việc nuôi con nuôi ởmiền Nam chịu sự điều chỉnh trong các văn bản pháp luật của Chính quyền SàiGòn Cụ thé: Luật Gia đình ngày 02 tháng 01 năm 1959; Sắc luật 15/64 ngày 23tháng 07 năm 1964; Bộ Dân luật năm 1972 Cả ba văn bản pháp luật này có nhiềunét tương đồng trong việc quy định về hậu quả pháp lý của việc nuôi con nuôi(trong văn bản pháp luật thời kỳ này dùng cụm từ “hiệu lực của sự lập nuôi con nuôi”, ngoài ra việc nuôi con nuôi gọi là “sự nghĩa dưỡng”) [28, tr 192] bao gôm:
Trang 26- Sự nghĩa dưỡng có hiệu lực giữa người trong cuộc (người con nuôi và cha
Người con nuôi và cha mẹ nuôi còn bị chi phối bởi điều kiện cắm kết hôn dochính quan hệ nuôi con nuôi mang lại: “Những người bà con trực hệ do huyết tộchay do hôn nhân , hay vì lập con nuôi mà ra, vào bậc nào cũng vậy, đều camkhông được kết hôn với nhau ” (Điều 10 Luật Gia đình năm 1959); “Sự lập hôn thú
bị cắm hắn giữa người đứng nuôi và con nuôi Những sự cắm đoán v hôn thú trongvòng ba con được áp dung cho con nuôi cũng như con dé” (Điều 128 Luật gia đìnhnăm 1959).
Đôi với gia đình gôc, người con đã đi làm con nuôi người khác vân được giữnguyên quyền thừa kế [29, tr 183]
Nếu cha mẹ nuôi không có con trai, người con nuôi có thể được lập làm thừa
kế phụng tự và với tư cách ay, được hưởng hương hỏa do cha mẹ nuôi lập ra Tuynhiên, nêu sau đó người cha nuôi lại sinh con thì người con nuôi sẽ đương nhiênmất tư cách thừa kế phụng tự [29, tr 183] Như vậy, quyền của người con nuôitrong thời kỳ này cũng không hoàn toàn ngang bằng với người con đẻ của cha mẹnuôi Đặc biệt, pháp luật thời kỳ này còn dự liệu rất rõ ràng quyền thừa kế củangười con nuôi đôi với di sản của cha mẹ nuôi và những người thân thích của cha
Trang 27mẹ nuôi “Người con nuôi được hưởng, trong di sản của người đứng nuôi, một phán băng con chính thức, nhưng không được quyên lợi gì trong di sản cua cha mẹ hay
bà con người đứng nuôi ” [29, tr 184].
1.3.3.3 Hậu quả pháp lý của việc nuôi con nuôi trong pháp luật giai doan từ nam
1975 đến nay
- Luật HN&GD năm 1986: Thủ tục công nhận tính hợp pháp của việc nuôicon nuôi là cơ sở pháp lý làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa người nuôi và ngườiđược nhận nuôi Luật HN&GD năm 1986 quy định về nuôi con nuôi tại chương VỊcủa Luật Theo đó, sau khi được pháp luật công nhận việc nuôi con nuôi thì giữanhững người nuôi và con nuôi có những quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con theoquy định ở các Điều từ Điều 19 đến Điều 25 Luật HN&GD năm 1986, còn Điều 26
về hạn chế quyền của cha mẹ đối với con không áp dụng cho hậu quả pháp lý củaviệc nuôi con nuôi vì trong quan hệ này đã có quy định về chấm dứt việc nuôi connuôi khi một trong hai bên đã có hành vi nghiêm trọng xâm phạm thân thể, nhânpham của nhau hoặc có hành vi khác làm cho tình cảm giữa người nuôi và ngườicon nuôi không còn nữa, được quy định tại Điều 39 Luật HN&GD năm 1986 Điềunày cũng đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của người con nuôi chưa thànhniên Tuy nhiên, Luật HN&GD năm 1986 chưa quy định cu thé về quyền và nghĩa
vu giữa người con nuôi và cha mẹ đẻ.
- Pháp lệnh thừa kế năm 1990: Điều 25 và Điều 26 quy định con nuôi cóquyền thừa kế di sản của cha mẹ nuôi và quyền thừa kế theo pháp luật đối với giađình gốc, huyết thống của mình Nghị quyết số 02/HDTP ngày 19 tháng 10 năm
1990 của Hội đồng Tham phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một sốquy định của Pháp lệnh thừa kế năm 1990 trong vấn đề nuôi con nuôi như sau: Connuôi chỉ có quan hệ thừa kế với cha nuôi, mẹ nuôi mà không có quan hệ thừa kế vớicha, mẹ và con đẻ của người nuôi và phía gia đình cha đẻ, mẹ đẻ: người đã đi làmcon nuôi người khác vẫn có quan hệ thừa kế với cha đẻ, mẹ đẻ, ông nội, bà nội, ôngngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, di ruột như người không làm con nuôi của người khác.
Trang 28Như vậy, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi cũng có đây đủ các quyên và nghĩa
vụ như giữa cha mẹ đẻ và con đẻ Nhưng người con nuôi bị hạn chê nhiêu quyên đôi với những người thân thuộc của cha mẹ nuôi.
- Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000: Hậu quả pháp lý của việc nuôi con nuôi được Luật quy định tại Điêu 74 như sau: “Gitta cha mẹ nuôi và con nuôi có các quyên và nghĩa vụ của cha mẹ và con theo quy định tại Luật này, kê từ thời diém đăng ky việc nuôi con nuôi `.
Theo Luật HN&GD năm 2000 hậu quả pháp lý của việc nuôi con nuôi bao gôm hai vân đê chính:
+ Người con nuôi và cha mẹ nuôi có quyền và nghĩa vụ như trong quan hệgiữa cha mẹ đẻ và con đẻ (Bao gồm cả việc hạn chế quyền của cha mẹ đối với conchưa thành niên Bởi vì, xuất phát từ quyền và lợi ích của người con nuôi chưathành niên, khi cha mẹ nuôi có hành vi xâm phạm đối với người con thì nên áp dụngbiện pháp hạn chế trước, đặc biệt là khi người con nuôi chưa thành niên đó hiệnkhông có ai nuôi dưỡng, chăm sóc) Ngoài ra, cha mẹ nuôi va con nuôi, thậm chísau khi chấm dứt việc nuôi, bị cắm kết hôn (Khoản 4 Điều 10 Luật HN&GD năm2000).
+ Môi quan hệ giữa người con di làm con nuôi người khác với gia đình gôc (cha mẹ đẻ và những người thân thuộc ): đôi với vân đê này, Luật HN&GD nam
2000 không quy định cụ thé và rõ rang Do đó, dẫn đến nhiều quan điểm khác nhau:
Quan điểm thứ nhất cho rằng: Do trong Luật không có quy định nao khangđịnh sự chấm dứt quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ đẻ và con đẻ khi người đó đi làmcon nuôi người khác nên người con đó vẫn giữ nguyên các quyền và nghĩa vụ đốivới gia đình cha mẹ đẻ Tuy nhiên, điều này sẽ dẫn đến sự phức tạp khi mối quan hệ
vê mặt huyệt thong van còn song song với quan hệ nuôi dưỡng
Quan điểm thứ hai cho rằng: Mặc dù luật không có quy định nào về việc cònhay chấm dứt quyền và nghĩa vụ của người được nhận làm con nuôi đối với cha mẹ
đẻ nhưng trong hệ thống pháp luật có những quy định người con nuôi vẫn đượchưởng một số quyền từ gia đình cha mẹ đẻ như “Con liệt sĩ, con thương bình, con
Trang 29của người có công với cách mạng được người khác nhận làm con nuôi vẫn đượctiếp tục hưởng mọi quyên lợi của con liệt sĩ, con thương bình, con của người cócông với cách mạng” (Đoạn 2 Điều 74 Luật HN&GD năm 2000); Điều 678 Bộ luậtDân sự năm 2005 quy định về quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi
và cha đẻ, mẹ đẻ; Điều 22 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm
2001 quy định chỉ tiết thi hành Luật Hôn nhân và Gia đình (sau đây gọi tắt là Nghịđịnh số 70/2001/NĐ-CP) quy định: “ Con nudi được xác định dan tộc theo dantộc cua cha, mẹ đẻ ” Do vậy, khi người con di làm con nuôi người khác thì ngườicon đó sẽ cham dứt quyền và nghĩa vụ đối với gia đình cha mẹ đẻ trừ một số quyền
mà pháp luật quy định Việc nuôi con nuôi luôn nhằm đảm bảo quyên và lợi ích tốtnhất cho đứa trẻ, do đó, một thực tế là việc nuôi con nuôi chính là việc chuyên giaotrách nhiệm của cha mẹ vê mặt pháp lý từ cha mẹ đẻ sang cha mẹ nuôi.
Trong hai quan điểm này, quan điểm thứ hai là phù hợp hơn cả về lý luận và
2005 quy định: Người đã thành niên, cha đẻ, me đẻ hoặc người giám hộ của ngườichưa thành niên có quyền yêu cầu cơ quan nha nước có thẩm quyền xác định lạitheo dân tộc của cha mẹ đẻ trong trường hợp người con nuôi được xác định theodân tộc khác do được xác định theo dân tộc của cha nuôi, mẹ nuôi và không biết cha
mẹ đẻ là ai Ngoài ra, Bộ luật còn quy định người con nuôi thuộc hàng thừa kế thứnhất theo pháp luật (Điều 676 BLDS năm 2005) và con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôiđược thừa kế di sản của nhau (Điều 678 BLDS năm 2005)
Trang 30Nhu vậy, quy định trên đã tao dựng khuôn khổ pháp lý bao quát trong van dénuôi con nuôi nói chung và hậu quả pháp lý của việc nuôi con nuôi nói riêng giup
quá trình thực thi pháp luật được thuận tiện, dễ dàng hơn
- Luật Nuôi con nuôi năm 2010: Kế thừa các quy định của Luật HN&GDnăm 2000, trên cơ sở đúc rút các kinh nghiệm thực tế trong quá trình thực hiện LuậtHN&GD, Luật Nuôi con nuôi năm 2010 đã có quy định về hậu quả pháp lý của việcnuôi con nuôi rõ ràng, cụ thể tại Điều 24 giúp quá trình thực thi được hiệu quả hơn.Van dé này sẽ được trình bày cụ thé ở chương 2 và chương 3 của luận văn
1.4 HẬU QUÁ PHÁP LÝ CỦA VIỆC NUÔI CON NUÔI TRONG PHÁP LUẬTMOT SO NƯỚC TREN THE GIỚI
Trên thế giới ở một số nước van dé hậu quả pháp lý của việc nuôi con nuôi
sẽ phụ thuộc vào hình thức nuôi con nuôi được xác lập là hình thức nuôi con nuôi đơn giản hay hình thức nuôi con nuôi trọn vẹn (còn gọi là hình thức nuôi con nuôiđầy đủ) Cụ thể:
* Ở hình thức nuôi con nuôi đơn giản:
Nuôi con nuôi đơn giản là hình thức xác lập quan hệ cha mẹ và con giữanhững người nhận nuôi và con nuôi nhưng không làm mắt đi hoàn toàn quyền vànghĩa vụ pháp lý giữa cha mẹ đẻ và gia đình gốc Hình thức này tồn tại đồng thờihai quan hệ cha mẹ và con đó là quan hệ giữa cha, mẹ nuôi và con nuôi; quan hệ giữa cha, mẹ đẻ và người con đã đi làm con nuôi.
Các nước áp dụng theo hình thức nuôi con nuôi này phải kế đến như Pháp,Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha Vi du: Điều 364 Bộ luật Dân sự Pháp quy định:
“Quyết định con nuôi don giản trao cho con nuôi tên họ của người xin nhận connuôi bằng cách thêm vào họ tên của con nuôi Con nuôi vẫn ở lại gia đình gốc vàđược bảo lưu mọi quyên lợi, đặc biệt là quyên thừa kế Các quy định cắm kết hônđược áp dụng giữa con nuôi và gia đình gốc”
Do con nuôi dù có mối quan hệ pháp lý với người xin nhận con nuôi, nhưngvẫn giữ vị trí của mình trong gia đình huyết thống nên hình thức nuôi con nuôi đơngiản tạo ra một hoàn cảnh phức tạp hơn.
Trang 31* Ở hình thức nuôi con nuôi trọn vẹn (hay còn gọi là hình thức nuôi connuôi đây đủ):
Nuôi con nuôi trọn vẹn là hình thức nuôi con nuôi dẫn đến chấm dứt hoàntoàn các mối liên hệ pháp lý giữa người được nhận nuôi với gia đình cha mẹ đẻ;đồng thời làm phát sinh đầy đủ các quyền và nghĩa vụ pháp lý của cha mẹ và congiữa người nhận nuôi và người được nhận làm con nuôi, người được nhận làm con nuôi có mọi quyên và nghĩa vụ như con đẻ trong gia đình cha mẹ nuôi.
Nhìn chung, pháp luật của các nước đều quy định hình thức nuôi con nuôitrọn vẹn sẽ làm phát sinh mối quan hệ cha mẹ và con giữa người xin nhận con nuôi
và người được nhận làm con nuôi Mối quan hệ này thay thế mối quan hệ giữangười được nhận làm con nuôi và cha mẹ đẻ của người đó Người được nhận làmcon nuôi sẽ chấm dứt quan hệ với gia đình gốc của mình Song cách thức thể hiện
và quy định trong pháp luật của từng nước có sự khác nhau nhất định Pháp luật một
số nước chỉ quy định việc nuôi con nuôi sẽ tạo ra mối quan hệ pháp lý giữa cha mẹ
và con giữa người được nhận làm con nuôi và người nhận con nuôi, pháp luật một
số nước lại có quy định rat cụ thé về van đề thừa kế của người được nhận làm connuôi với gia đình nhận nuôi va gia đình gôc của minh Vi du:
- Pháp luật Cộng hòa Pháp: Điều 365 Bộ luật Dân sự Pháp quy định: “Việcnhận con nuôi làm phát sinh quan hệ giữa cha mẹ và con mới thay thé quan hệ giữacha mẹ và con gốc đối với người được nhận làm con nuôi Người được nhận làmcon nuôi cham dứt với gia đình huyết thong nhưng van bị cam kết hôn theo quy định
từ Diéu 162 đến Diéu 164” Theo đó, người con nuôi sẽ mang ho của người nhậnnuôi (Điều 357 Bộ luật Dân sự Pháp); trong gia đình người nhận nuôi, con nuôi cócác quyền và nghĩa vụ như con đẻ (Điều 358 Bộ luật Dân sự Pháp) “Tuy nhiên nếunhận con nuôi là con riêng của vợ hoặc chong thì người được nhận làm con nuôivan duy trì quan hệ giữa cha me và con gốc đối với người cha hoặc mẹ kết hôn vớingười nhận nuôi và có quan hệ đối với gia đình của mình Ngoài ra việc nhận connuôi này cũng có hệ quả pháp lý như trường hợp cả hai vợ chông cùng nhận nuôicon nuôi” (Điều 356 bỗ sung theo Luật số 76-1179 ngày 22/12/1976)
- Đạo luật nuôi con nuôi Dan Mạch: Mục 10 quy định: “ viéc nuôi con nuôi tạo ra giữa người nhận con nuôi và trẻ em được nhận làm con nuôi giông nhự
Trang 32mối quan hệ pháp lý giữa cha mẹ và con đẻ Con nuơi và thé hệ hậu dué của connuơi sẽ được thừa kế tài sản của người nhận nuơi và gia đình của người đĩ vàngược lại Trẻ em được nhận làm con nuơi chính là con của người nhận con nuơi.Đơng thời, mỗi quan hệ pháp luật giữa trẻ em được nhận nuơi và gia đình gốc củaminh sẽ bị hủy bo”.
- Luật Nuơi con nuơi Trung Quốc:
Điều 23 quy định: “Vào ngày xác lập quan hệ nuơi con nuơi, các quy địnhpháp luật về quan hệ giữa bố me đẻ và trẻ em sẽ áp dụng các quyên và nghĩa vutrong quan hệ giữa bố mẹ nuơi và trẻ em được nhận làm con nuơi; các quy địnhpháp luật về moi quan hệ giữa trẻ em và họ hàng thân thích của bố mẹ đẻ sẽ ápdung các quyên và nghĩa vụ trong mỗi quan hệ giữa đứa trẻ nhận làm con nuơi với
họ hàng thân thích cua cha mẹ nuơi.
Các quyên và nghĩa vụ trong mơi quan hệ giữa một đứa trẻ được nhận làm con nuơi với bồ mẹ đẻ và những người họ hàng thân thích khác sẽ cham dứt kê từ ngày xác lập quan hệ nuơi con nuợ”.
Quy định này cĩ nghĩa là khi quan hệ nuơi con nuơi được xác lập, ngồi phátsinh mối quan hệ giữa trẻ em được nhận làm con nuơi và bố mẹ nuơi cịn phát sinhmỗi quan hệ giữa trẻ em đĩ với người thân thích của cha mẹ nuơi Đồng thời, sẽ làmchấm dứt quyền và nghĩa vụ với cha mẹ đẻ và những người họ hàng thân thích củagia đình cha mẹ đẻ.
- Pháp luật Cộng hịa Liên Bang Đức: Điều 1755 Luật Dân sự Đức năm
1896 (cĩ hiệu lực ngày 01 thang 01 năm 1870) quy định việc nuơi con nuơi làmchấm đứt mối quan hệ pháp lý giữa trẻ em đi làm con nuơi và cha mẹ đẻ, họ hàngruột thịt trước đĩ.
Như vậy, khi quan hệ nuơi con nuơi được xác lập dưới hình thức nuơi connuơi trọn vẹn, người con nuơi sẽ cĩ đầy đủ các quyền và nghĩa vụ trong gia đìnhcha mẹ nuơi, các thành viên khác trong gia đình cha mẹ nuơi như con đẻ Đồng thời,
sẽ làm chấm đứt mọi quan hệ pháp lý với cha mẹ đẻ và với các thành viên trong giađình huyết thống
Trang 331.5 HẬU QUÁ PHÁP LÝ CỦA VIỆC NUÔI CON NUÔI TRONG CÔNG ƯỚC
QUOC TẾ LAHAY (Công ước LaHay năm 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tactrong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế)
Công ước LaHay năm 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôicon nuôi quốc tế, việc công nhận và hậu quả của việc nuôi con nuôi được quy địnhtại Chương V Công ước; theo đó, giấy chứng nhận của việc nuôi con nuôi phù hợpvới Công ước ở một nước ký kết sẽ được công nhận có giá trị pháp lý ở các nước kýkết khác
Về nguyên tắc, việc nhận nuôi con nuôi giữa công dân của hai nước ký kếtđược nhà chức trách có thâm quyền của nước ký kết nơi thực hiện chứng nhận làphù hợp với Công ước thì phải được công nhận có giá trị pháp lý ở nước ký kết kia(Điều 23) Tuy nhiên, quốc gia hữu quan có quyền từ chối trong trường hợp việcnuôi con nuôi đó được xác định là giả dối hoặc thể hiện sự trái ngược với chínhsách công của nước ký kết kia (Điều 24)
Điều 26 Công ước quy định cụ thé về hậu quả pháp lý của việc nuôi con nuôibao gồm việc công nhận quan hệ cha mẹ và trách nhiệm của cha mẹ nuôi với đứatrẻ; công nhận hậu quả của việc cắt đứt hay không cắt đứt liên hệ tồn tại trước đógiữa đứa trẻ và cha mẹ đẻ theo pháp luật của nước gốc hoặc nước nhận Một trongnhững hậu quả pháp lý quan trọng nhất của việc nuôi con nuôi (theo hình thức nuôicon nuôi trọn vẹn) là làm chấm dứt quan hệ pháp lý tồn tại trước đó giữa cha mẹ đẻ
và trẻ em (Điểm c Khoản I Điều 26), nếu việc nuôi con nuôi có hậu quả pháp lýnhư vậy tại nước nơi thực hiện việc nuôi con nuôi (nước nhận) Ở những nước cóquy định việc nuôi con nuôi được quốc gia gốc cấp phép có hậu quả làm chấm dứtmỗi quan hệ pháp lý tồn tại trước đó giữa trẻ em va cha mẹ đẻ thì các em phải cóquyền được hưởng tại quốc gia nhận hoặc bất kỳ nước ký kết nào những quyềntương tự như những quyên phát sinh do việc nuôi con nuôi có hậu quả như vậy Quyđịnh này nhằm đảm bảo cho trẻ em được nhận làm con nuôi phù hợp với quy địnhcủa Công ước sẽ có địa vị pháp lý và được bảo vệ như bất kỳ trẻ em nào khác trênlãnh thổ của nước nhận Song việc cham dứt quan hệ pháp lý giữa cha mẹ đẻ và trẻ
em cũng không phải là giải pháp chắc chắn, vì pháp luật của các nước quy định rấtkhác nhau về vấn đề này Do đó, Điều 27 Công ước LaHay năm 1993 cho phépchuyên đôi hình thức nuôi con nuôi từ hình thức nuôi con nuôi đơn giản sang hình
Trang 34thức nuôi con nuôi trọn vẹn Nước nhận sẽ áp dụng pháp luật của mình dé cho phépchuyền đổi hình thức nuôi con nuôi Việc chuyên đổi này cũng như hậu quả pháp lýcủa nó sẽ được công nhận tại các quốc gia thành viên khác Theo quy định, Côngước cũng không bắt buộc việc nuôi con nuôi làm chấm dứt quan hệ pháp lý giữa cha
mẹ đẻ với trẻ em Nuôi con nuôi chỉ làm chấm dứt quan hệ đó nếu việc nuôi connuôi đó có hậu quả như vậy tại nước ký kết nơi thực hiện việc nuôi con nuôi (nướcnhận).
Như vậy, việc xác định hậu quả pháp lý của việc nuôi con nuôi theo Công ước LaHay năm 1993 sẽ căn cứ vào hình thức nuôi con nuôi đơn giản hay nuôi con nuôi trọn vẹn (còn gọi là nuôi con nuôi đây đủ).
Trang 35Chương 2HẬU QUA PHAP LY CUA VIỆC NUÔI CON NUOI TRONG PHÁP
LUAT VIET NAM HIEN HANH2.1 QUAN HE GIỮA NGƯỜI NUÔI VỚI NGƯỜI DUOC NHAN NUÔI
Kế từ ngày giao nhận con nuôi, con nuôi và cha mẹ nuôi có day đủ cácquyên, nghĩa vụ của cha, mẹ và con theo quy định của pháp luật (Khoản 1 Điều 24Luật Nuôi con nuôi năm 2010) Giữa cha, mẹ nuôi và con nuôi có tất cả các quyền
và nghĩa vụ theo quy định tại Chương IV (từ Điều 34 đến Điều 46) của LuậtHN&GD năm 2000 Trong đó, bao gồm ca van đề hạn chế quyền của cha mẹ đốivới con chưa thành niên Vấn đề này xuất phát từ quyền và lợi ích hợp pháp củangười con nuôi chưa thành niên Khi cha mẹ nuôi có hành vi xâm phạm đối vớingười con nuôi thì nên áp dụng biện pháp hạn chế quyền của cha mẹ đối với connuôi chưa thành niên, đặc biệt là khi người con nuôi đó hiện không có ai chăm sóc,nuôi dưỡng Vì khi bị hạn chế quyền thì người cha nuôi, mẹ nuôi đó vẫn có nghĩa
vụ nuôi dưỡng đứa con chưa thành niên Cha mẹ nuôi vẫn có cơ hội sửa chữa lỗi
lầm để quan hệ nuôi con nuôi trở nên tốt đẹp hơn Đây là sự khác biệt giữa hạn chếquyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên với việc cham dứt việc nuôi connuôi Hơn nữa, căn cứ hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên vàcăn cứ châm dứt việc nuôi con nuôi là không dong nhat.
Ngoài ra, kế từ ngày giao nhận con nuôi, cha mẹ nuôi có trách nhiệm thôngbáo cho Uy ban nhân dân cấp xã nơi họ thường trú về tình trạng sức khỏe, thé chat,tinh thần, sự hòa nhập của con nuôi với cha mẹ nuôi, gia đình, cộng đồng Việcthông báo theo định kỳ, sáu tháng/một lần trong thời hạn ba năm (Điều 23 LuậtNuôi con nuôi năm 2010).
Sau đây, luận văn chỉ xin dé cập đên một sô hậu quả pháp lý tiêu biêu mà cha
mẹ nuôi và con nuôi được hưởng từ việc nuôi con nuôi mà không đi vào nghiên cứu chi tiét từng quyên và nghĩa vụ cụ thê giữa cha mẹ và con.
Trang 362.1.1 Quyền được thay déi một số nội dung trong giấy khai sinh của người connuôi
Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 quy định về đăng ký vàquản lý hộ tịch (sau đây gọi tắt là Nghị định số 158/2005/NĐ-CP) quy định: Giấykhai sinh là căn cứ pháp ly dé chứng minh mối quan hệ giữa cha mẹ và con Đứa trẻsinh ra đã được đăng ký khai sinh, có khai rõ họ tên cha, mẹ đẻ thì coi như đã xácđịnh được nguồn góc, huyết thống Về nguyên tắc, quyền khai sinh của trẻ em docha mẹ đẻ và những người thân thích của trẻ em thực hiện Tuy nhiên, trong trườnghợp trẻ em bị bỏ rơi sẽ do người hoặc tổ chức tạm thời nuôi đưỡng trẻ có tráchnhiệm đi đăng ký khai sinh (Khoản 2 Điều 16) “Phan khai về cha, me và dân tộccủa trẻ trong giấy khai sinh và số đăng ký khai sinh được dé trồng trong trườnghợp có người nhận nuôi con nuôi, thì cán bộ Tư pháp hộ tịch căn cứ vào quyết địnhcông nhận việc nuôi con nuôi để ghi tên cha, mẹ nuôi vào phan ghi về cha, me trong
số đăng ký khai sinh và giấy khai sinh của con nuôi; trong cột ghi chú của số dang
ky khai sinh phải ghi rõ “cha mẹ nuôi”, nội dung ghi chú này phải được giữ bí mật,chỉ những người có thẩm quyên mới được tim hiểu ” (Khoản 3 Điều 16 Nghị định số158/2005/NĐ-CP).
Việc nuôi con nuôi được đăng ký tại cơ quan Nhà nước có thấm quyền sẽlàm phát sinh quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi và người được nhậnnuôi Quyền và trách nhiệm làm cha mẹ được chuyển giao một cách hợp pháp từcha mẹ đẻ sang cha mẹ nuôi, trong đó có việc bổ sung, sửa đổi giấy khai sinh củangười con nuôi.
Họ tên cha mẹ nuôi được ghi phần họ tên cha mẹ trong giấy khai sinh củacon nuôi trong các trường hợp sau:
+ Đối với người được nhận nuôi là trẻ bị bỏ rơi, Nghị định số
19/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 03 năm 2011 quy định chỉ tiết thi hành một số điều của Luật Nuoicon nuôi (sau đây gọi tat là Nghị định số 19/2011/NĐ-CP) quy định: “trong trườnghợp con nuôi là trẻ bị bỏ rơi mà phan khai về cha, mẹ trong giấy khai sinh và sốđăng ký khai sinh đang lưu giữ lại Ủy ban nhân dân cấp xã còn để trồng, thì căn cứvào giây chứng nhận nuôi con nuôi, công chức tu pháp — hộ tịch ghi bô sung các
Trang 37thông tin cua cha, mẹ nuôi vào phán khai về cha, mẹ trong giáy khai sinh và số khai sinh cua con nudi, ”’ (Điêu 10).
+ Đối với người được nhận nuôi là trẻ em đã xác định được cha mẹ đẻ:
“trong trường hợp có sự thỏa thuận giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi, sự đồng ý củacon nuôi từ 9 tuổi trở lên về thay đổi phan khai về cha, me đẻ trong giấy khai sinh
và số đăng ký khai sinh của con nuôi, thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đăng ký khaisinh cho trẻ em đăng ký khai sinh lại cho con nuôi và thu hôi giấy khai sinh cũ; tạicột ghi chit của số đăng ký khai sinh phải ghi rõ là cha mẹ nuôi” (Điều 10 Nghịđịnh số 19/2011/NĐ-CP)
Theo Thông tư số 01/2008/TT-BTP ngày 02 tháng 06 năm 2008 của Bộ Tưpháp hướng dẫn thi hành Nghị định số 158/2005/NĐ-CP (sau đây gọi tắt là Thông
tư số 01/2008/TT-BTP) quy định không giải quyết yêu cầu thay đổi phần khai vềcha, mẹ đẻ sang khai về cha, mẹ nuôi trong giấy khai sinh và số đăng ký khai sinhcủa con nuôi theo quy định tại Khoản 2 Điều 28 Nghị định số 158/2005/NĐ-CPtrong trường hợp: Thay đổi phần khai về một bên cha đẻ hoặc mẹ đẻ sang khai vềcha nuôi hoặc mẹ nuôi mà giữ nguyên phần khai về mẹ đẻ hoặc cha đẻ còn lại;Thay đổi phần khai về cha, mẹ đẻ sang khai về cha, mẹ nuôi trong trường hợp mộtbên hoặc cả hai bên cha, mẹ đẻ đã chết Như vậy, việc thay đôi phần khai về cha,
mẹ từ cha, mẹ đẻ thành cha, mẹ nuôi trong giấy khai sinh và số đăng ký khai sinhcủa người con nuôi được pháp luật cho phép nếu không thuộc trường hợp quy địnhtại Thông tư số 01/2008/TT-BTP ngày 02 tháng 06 năm 2008 của Bộ Tư pháphướng dẫn thi hành Nghị định số 158/2005/NĐ-CP như đã nêu ở trên
Điều 24 Luật Nuôi con nuôi quy định: “Theo yêu cầu của cha mẹ nuồi, cơquan nhà nước có thẩm quyên quyết định việc thay đổi họ, tên của con nuôi Việcthay đổi họ, tên của con nuôi từ đủ 9 tuổi trở lên phải được sự đông ý của người đó.Dân tộc của con nuôi là trẻ em bị bỏ rơi được xác định theo dán tộc cua cha nudi,
mẹ nuôi ” (Khoản 2, 3 Điều 24 Luật Nuôi con nuôi năm 2010)
Điểm b Khoản 1 Điều 29 BLDS năm 2005 quy định về quyền thay đổi họ,tên như sau: “7o yêu cấu của cha, mẹ nuôi về việc thay đôi họ, tên cho con nuôi
Trang 38hoặc khi người con nuôi thôi không làm con nuôi và người này hoặc cha, mẹ đẻ yêu cau lay lại họ, tên mà cha, me đẻ đã đặt ”.
Cha mẹ nuôi có quyền yêu cầu thay đổi họ tên của người con nuôi và cha
mẹ đẻ của người con nuôi đó không có quyền can thiệp bởi họ đã trao nghĩa vụ vàquyên làm cha làm mẹ cho cha mẹ nuôi Tuy nhiên, theo quy định trên việc thay đôi
họ tên của người con nuôi từ đủ chín tuổi trở lên thì cha mẹ nuôi không thể tự quyếtđịnh mà phải có sự đồng ý của người con nuôi đó
Thông thường, chế độ pháp lý về quyền nhân thân của con chưa thành niên
sẽ do cha mẹ quyết định (họ tên, dân tộc, tôn giáo, quốc tịch ) Tuy nhiên, việcnuôi con nuôi không đương nhiên dẫn đến hậu quả là con nuôi phải thay đổi họ, têntheo cha mẹ nuôi mà chỉ dẫn đến một hậu quả là cha mẹ nuôi có quyền yêu cầu thayđổi họ, tên của con nuôi và việc có thay đôi họ, tên của con nuôi hay không vẫnphải chịu sự chi phối bởi pháp luật
Điều 21 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP quy định: “Con nudi được xác địnhdân lộc của cha mẹ đẻ Trong trường hợp cha, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau, thì dân tộc của người con nuôi được xác định theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẻ đẻ theo tap quan hoặc theo thỏa thuận cua cha mẹ đẻ Trong trường hợp không xác định được cha mẹ đẻ của người con nuôi là ai thì dân tộc của con nuôi được xácđịnh theo dân tộc của cha, mẹ nuôi; nếu cha, mẹ nuôi có hai dân tộc khác nhau thìdân tộc của người con nuôi được xác định theo dân tộc của cha nuôi hoặc mẹ nuôitheo tập quan hoặc theo thỏa thuận cua cha, mẹ nuôi, nếu sau đó xác định đượccha mẹ đẻ thì dân tộc của người con nuôi có thể được xác định lại theo yêu cầu của
3;
người con đó đã thành niên, yêu câu của cha mẹ đẻ hoặc cua cha mẹ nuôi ”.
Như vậy, dân tộc của người được nhận làm con nuôi trước tiên được xácđịnh về mặt huyết thong Chỉ khi người con nuôi là trẻ bị bỏ rơi, không xác địnhđược cha mẹ đẻ thì người con nuôi đó mới mang dân tộc của cha mẹ nuôi Việc xác định dân tộc của người con nuôi như vậy sẽ đảm bảo được việc nuôi con nuôi đúngmục đích, ý nghĩa xã hội, tránh tình trạng lợi dụng việc nuôi con nuôi dé huong cacchính sách ưu tiên của Nha nước.