Tiên gửiđược hưởng lãi hoặc không hưởng lãi và phải được hoàn trả cho người gửi tiễn ”.Luật các TCTD năm 2004, sửa đồi bổ sung Luật các TCTD 1997 tại điều 20 khoản 9 đưa ra định nghĩa về
Trang 1TRUONG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NOI
Trang 2riêng tdi.
Các kết quả nêu trong luận văn chưa được công bồ trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõràng, được trích dẫn theo đúng quy định
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của luận văn này.
TÁC GIÁ LUẬN VĂN
Phạm Thị Thúy
Trang 3PGS.TS Phạm Thị Giang Thu, Khoa Pháp luật kinh tẾ, Trường Đại học Luật
Hà Nội đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này
Đồng thời, tôi xin gửi lời cảm ơn đến toàn thé quý thầy cô dang công tác tại Trường Đại học Luật Hà Nội, Quý thầy cô trong Khoa Pháp luật kinh tế
đã dạy dỗ và truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt hai năm học tập và rèn luyện tại trường Vốn kiến thức này không chỉ là nền tảng choquá trình nghiên cứu luận văn mà còn là hành trang vững chắc để tôi ứngdụng vào công tác và cuộc sống của mình.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè và người thân đã luôn luôn bên cạnh tôi, ủng hộ, chia sẻ, động viên cũng như tạo mọi điềukiện dé tôi có thể hoàn thành luận văn này
TÁC GIÁ LUẬN VĂN
Phạm Thị Thúy
Trang 4Nông thôn Việt Nam
NHNN : Ngân hàng Nhà nước
NHTMCP : Ngân hàng Thương mại cổ phầnTCTD : Tổ chức tín dụng
TGTK : Tiền gửi tiết kiệm
NHTM : Ngan hàng thương mai
BHTG : Bảo hiểm tiền gửi
BLDS : Bộ luật Dân sự
Trang 5Chương 1 NHỮNG VAN ĐÈ LÝ LUẬN VE TIEN GUI CUA CÁ NHÂN, PHAPLUẬT VE TIEN GUT CUA CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 7
1.1 Tiền gửi của cá nhân, hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân 71.1.1 Tiền gửi của cá nhân ¿+ s+Sx+EESEE2EE2E2E215717111111111 71.11.1111 xe 71.1.2 Phân loại tiền gửi của cá nhân 2-2-2 2+E+SE+E£EE+E£ESEE£EeEEeEEzEersrrred 81.1.3 Hoạt động nhận tiền ĐIỮT (BÚ (đố, LITE sọ saunensnins trì tannhhDnhy nen oem eC 121.2 Ý nghĩa, vai trò của hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân tại Ngân hàng010/05/1107) 00010787 181.2.1 Đối với Ngân hang thương mai 2 - + + k+EE+E£EE£EE+EeEEEErkerkrrrkd 181.2.2 Đối với cá nhân gửi tiỀn 2 essescsseseescsessecsessessssessesssaesessseeeeees 181.2.3 Đối với nền kinh tế - xã NOE es eeceeeesseesseeessneeesneeecseeessnecesneeesneeesneeessnees 201.3 Một số vấn đề lý luận về pháp luật tiền gửi của cá nhân tại Ngân hàng
II AR presets areca se BiEsotisitSt0.ct00A1i5/8190030%:.09/90i025309191001 1000801071 1010030.©E290800218E ĐẠI1.3.1 Pháp luật về tiền gửi của cá nhân, bản chất pháp lý quan hệ nhận tiền gửigiữa cá nhân gửi tiền và ngân hang - 2-52 ©2+SE+E+EE+EEEEEEZEEEEEEErkerkrrered BÃI1.3.2 Những yếu tô anh hưởng đến pháp luật về tiền gửi của cá nhân 231.3.3 Khái quát nội dung điều chỉnh của pháp luật về tiền gửi của cá nhân tại ngânib512ã10x0i15› 0 1 26Kết luận Chương 2 5% S‡SkÉEt*EEEkEEEEEEEEEE11111111111111111 1111111 xe 28
Chương 2 THUC TRANG PHAP LUẬT VE TIEN GUI CUA CÁ NHÂN TẠINGAN HANG THUONG MAI VA THUC TIEN THI HANH PHAP LUAT VETIEN GUI CUA CA NHAN TAI NGAN HANG NONG NGHIEP VA PHAT
TRIEN NONG THÔN VIET NAM -¿- 2-5222 E212 EEE1E1121121121121 1E crk 302.1 Thực trạng pháp luật về tiền gửi của cá nhân tại Ngân hàng thương mại 302.1.1 Các quy định về chủ thé tham gia quan hệ nhận tiền gửi của cá nhân 302.1.2 Các quy định về quyền và nghĩa vụ của chủ thê tham gia quan hệ nhận tiền
QUT CA NAN 1 — 33
2.1.3 Các quy định về thủ tục liên quan đến tiền gửi của cá nhân - 362.1.4 Các quy định về lãi suất trong hoạt động huy động vốn bằng hình thức nhậntiền gửi của cá nhân ¿- 2 + ©kSt+EÉ 2E SE 121E112111111111111111111111111 11111 xe 41
Trang 6nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt NÑam - 2-2 2s s+Ee+Eerezered 462.2.1 Vài nét về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam 462.2.2 Việc áp dụng quy định về chủ thé tham gia quan hệ nhận tiền gửi của cá
00 5 502.2.3 Việc áp dụng quy định về quyền và nghĩa vụ của chủ thể tham gia quan hệnhận tiền gửi của cá nhân ¿- 2 St +E9EE+£EE+EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkrrrrver 542.2.4 Việc áp dụng quy định về các thủ tục liên quan đến tiền gửi của cá nhân 582.2.5 Việc áp dụng quy định về lãi suất trong hoạt động huy động vốn bang hìnhthức nhận tiền gửi của cá nhân -.-¿- - 2 2 +E+EE+E+EE+E£EE£EEEEEEEEEEEESEErEerkrrerree 632.2.6 Việc áp dụng quy định về bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền trong hoạtđộng nhận tiền gửi cá nhân - ¿2 2 E+SE2E£+E+EE+E£EE+EEEEEEE2EEEEEEEEEEEEEEerkrrerree 662.3 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về tiền gửi của cá nhân ở Việt Nam vanâng cao hiệu quả huy động tiền gửi của cá nhân tại Agribank 682.3.1 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về tiền gửi cá nhân ở Việt Nam 682.3.2 Kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả huy động tiền gửi của cá nhân tạiSPST TẾ, co: san benniobre nce emcee seer ve ane, seater settee eo 73Kết luận Chương 2 cecccccecccccscccsesecscseesesecsscscsscsssesecsessesssesusssssesssesscsvsseseeaes 76KẾT LUẬN - - 52 S25 1 E215 151121511215111121111111111.11111111 1111.1111111 txe 78
Trang 7của hệ thống tài chính quốc gia Một trong những vai trò chính của các ngân hàngthương mại là huy động nguồn vốn cho nền kinh tế Nếu đối với sự vận hành của nềnkinh tế quốc gia, nguồn vốn được xem như máu trong một co thê sống thì hệ thongcác ngân hàng thương mại là các mao mạch chính Các ngân hàng thương mại có vaitrò quan trọng trong việc làm cầu nối đưa nguồn vốn tới các dự án đầu tư trong nềnkinh tế bằng hoạt động kinh doanh tiền tệ của mình.
Nguồn vốn của NHTM được hình thành bằng nhiều hình thức khác nhau nhưvon tự có, vốn tiền gửi, vốn từ việc phát hành giấy to có giá, vốn tài trợ, ủy thác đầu
tư, nợ Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, Đối với bat kỳ ngân hàng nào, nguồnhuy động từ tiền gửi của khách hàng luôn là kênh quan trọng, chiếm tỷ lệ cao nhấttrong tổng vốn huy động, nó có liên quan mật thiết đến lợi ích đông đảo của ngườidân trong xã hội, liên quan đến sự 6n định tiền tệ quốc gia, su an toàn của hệ thốngngân hàng, sự 6n định và phát triển của nền kinh tế xã hội Thực tế cho thấy vốn huyđộng tiền gửi luôn chiếm tỷ trọng lớn, thường chiếm trên 50% tổng nguồn vốn củacác ngân hàng thương mại Dé có được nguồn vốn này, các ngân hàng cần phải tiếnhành huy động từ nhiều nguồn khác nhau như cá nhân thuộc các bộ phận dân cư, công
ty kinh doanh, các công ty tài chính, cơ quan chính quyên, kho bạc nhà nước, bảohiểm xã hội, tô chức tín dụng khác , trong đó huy động tiền gửi từ cá nhân thôngqua việc sử dụng tài khoản cá nhân và tiền gửi tiết kiệm chiếm một vai trò đặc biệt
quan trọng.
Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, thu nhập và mức sống của dân cưngày càng tăng lên, lượng tiền nhàn rỗi cũng tăng lên, người dân có nhu cầu đượcbảo đảm an toàn cho đồng tiền của mình và khai thác triệt để những lợi ích từ nó Vìvậy, nhu cầu gửi tiền tại các ngân hàng thương mại ngày càng tăng cao và đa dạng
về hình thức Gửi tiền ở ngân hàng là hình thức đầu tư an toàn, 6n định và ít rủi ro.Đối với nhiều người, gửi tiết kiệm là một trong những lựa chọn hàng đầu vì vừa đảmbảo an toàn vừa có thêm nguồn thu từ lãi suất tiền gửi Đối với hoạt động huy độngvốn tiền gửi dân cư tại các ngân hàng thương mại, mặc dù tiềm năng vốn trong dân
cư còn rất lớn, song chưa được tiếp cận, khai thác hiệu quả do người dân còn thiếulòng tin ở ngân hàng và do các yếu tô pháp lý liên quan đến việc gửi tiền
Hoạt động nhận tiên gửi của ngân hàng va gửi tiên của các cá nhân diễn ra
Trang 8khách hàng nói chung và cá nhân nói riêng tại ngân hàng không những chịu sự điềuchỉnh của hệ thông pháp luật chung về dân sự, thương mại, doanh nghiệp mà cònđược điều chỉnh bởi một hệ thống pháp luật chuyên ngành ngân hàng với nhữngnguyên tắc rất khắt khe Mặc dù vậy, pháp luật về tiền gửi cá nhân vẫn còn sơ sải,thiếu thống nhất, có những quy định chưa rõ ràng và chịu sự điều chỉnh bởi nhiềuvăn bản quy phạm chồng chéo nhau, dẫn đến nhiều khó khăn khi áp dụng và có thêgây thiệt hại đến quyên và lợi ích chính đáng của các chủ thể liên quan Vì những lý
do trên, cùng với nhận định Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ViệtNam là một ngân hàng thương mại lớn uy tín trên cả nước, với mang lưới Chi nhánh,Phòng giao dịch và số lượng khách hàng lớn, có thực tiễn huy động vốn dưới hìnhthức nhận tiền gửi từ khách hàng cá nhân phong phú nên tôi chon đề tài “Thực trangpháp luật về tiền gửi của cá nhân và thực tiễn thi hành tại Ngân hang Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn (Agribank) ° đề làm đề tài luận văn cao học của mình
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Liên quan đến tiền gửi cá nhân tại ngân hàng thương mại, dưới góc độ nghiêncứu pháp luật, hiện đã có một số nghiên cứu được công bố, tiêu biểu như:
- Khóa luận tốt nghiệp “Pháp luật về huy động vốn của NHTM — Thực trạng vagiải pháp ” năm 2011 của tác giả Ma Thị Thắm, Đại học Luật Hà Nội
- Luận văn Thạc sĩ luật học “Hoan thién pháp luật về huy động von của Ngân hàngthương mại cô phan Việt Nam” của tác giả Hoàng Tuyết Mai, người hướng dẫn khoahọc: TS Nguyễn Thị Ánh Vân năm 2010 của Trường Đại học Luật Hà Nội
- Luận văn Thạc sĩ luật học “Hoat động huy động vốn bằng hình thức nhận tiềngửi tiết kiệm của Ngân hàng thương mại theo pháp luật Việt Nam” của tác giả BùiThị Huyễn Trang, người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Văn Tuyến năm 2013
của Trường Đại học Luật Hà Nội.
- Luận văn Thạc sĩ luật học “Pháp Tuật về huy động vốn bằng hình thức nhậntién gửi của ngân hàng thương mại ở Việt Nam” của tac giả Nguyễn Thị ThuyVân, người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Thị Thu Thủy năm 2014 của KhoaLuật — Dai học Quốc gia Hà Nội
Một sô Luận án Tiên sĩ có liên quan đên hoạt động huy động vôn của các ngân
Trang 9tác giả Ngô Quốc Kỳ, người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Mơ, TS DươngĐăng Huệ của Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2003.
- Luận án Tiến sĩ: “Các giao dịch thương mại chủ yếu của ngân hàng thươngmại trong diéu kiện nên kinh tế thị trường ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn VănTuyến, người hướng dẫn khoa học: PGS.TS.Tran Dinh Hảo, TS Võ Đình Toàn củaTrường Đại học Luật Hà Nội năm 2004.
Nhìn chung, hầu hết những công trình nghiên cứu nói trên được thực hiện trongbối cảnh nền kinh tế và môi trường pháp lý cũ Bên cạnh đó, mặc dù nhiều vấn đềliên quan đến pháp luật về huy động vốn của ngân hàng thương mại đã được đề cập,tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu nào đi sâu nghiên cứu pháp luật về tiền gửi
cá nhân cũng như khai thác thực tiễn thi hành pháp luật về tiền gửi cá nhân tại một
NHTM cu thể Thực tế đó cho thấy, việc nghiên cứu đề tài “Thực trạng pháp luật về
tiền gửi của cá nhân và thực tiễn thi hành tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triểnNông thôn (Agribank)” là khả thi, cần thiết, hữu ích và có tính ứng dụng cao trênthực tê.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a) Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu những quan điểm, lý thuyết về tiền gửi cá nhân
và giao dịch nhận tiền gửi của NHTM với người gửi tiền, những quy định pháp luậthiện hành có liên quan đến tiền gửi cá nhân tại ngân hàng thương mại, trong đó tậptrung vào quy định tại các văn bản: Quyết định số 1160/2004/QD-NHNN ngày13/9/2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy chế về tiền gửi tiếtkiệm; Quyết định số 47/2006/QĐ-NHNN ngày 25/9/2006 sửa đổi, bố sung một sốđiều của Quy chế về tiền gửi tiết kiệm ban hành kèm theo Quyết định
số 1160/2004/QĐ-NHNN ngày 13/9/2004; Thông tư 23/2014/TT-NHNN ngày19/8/2014 của Thông đốc Ngân hàng Nhà nước về hướng dẫn mở và sử dụng tàikhoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán; Thông tư 32/2016/TT-NHNN ngày 26/12/2016 sửa đổi, bô sung một số điều của Thông tư 23/2014/TT-NHNN hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tô chức cung ứngdịch vụ thanh toán; Kết hợp với việc tìm hiểu, đánh giá thực tiễn thi hành các quy
Trang 10Nam và có những kiến nghị, phương hướng góp phần hoàn thiện pháp luật về tiềngửi cá nhân tại NHTM ở Việt Nam và nhằm nâng cao hiệu quả nhận tiền gửi của cánhân tại Agribank.
Kết quả của luận văn là sản phẩm mang tính ứng dụng, vì vậy các nội dungnghiên cứu những van dé lý luận và thực tiễn pháp luật về tiền gửi cá nhân sẽ mangtính ứng dụng chung Mặt khác, những nội dung nghiên cứu quy định nội bộ củaAgribank cùng những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả huy động tiền gửi cá nhân
sẽ mang tính ứng dụng riêng tại Agribank.
b) Phạm vi nghiên cứu
Xét một cách toàn diện, pháp luật về tiền gửi cá nhân bao gồm rất nhiều nộidung như: chủ thể tham gia quan hệ nhận tiền gửi; quyền và nghĩa vụ của các bêntrong quan hệ nhận tiền gửi; thủ tục liên quan đến tiền gửi của cá nhân; quy địnhnhằm bảo vệ quyên lợi của cá nhân gửi tiền; giải quyết tranh chấp phát sinh; Nhậnthấy trên thực tế, tiền gửi cá nhân phát sinh phần lớn tại các ngân hàng thương mại,trong đó Agribank - một trong các ngân hàng thương mại quốc doanh là đại diện tiêubiểu có nguồn huy động tiền gửi từ cá nhân lớn nhất hệ thống, tiếp cận nguồn tiền gửidân cư trên mọi vùng miền của đất nước Do đó, phạm vi nghiên cứu của luận vănchỉ giới hạn và tập trung phân tích các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam vềtiền gửi cá nhân tại ngân hàng thương mại và thực tiễn tại Agribank, đánh giá thựctrạng những quy định này dựa trên cơ sở khoa học, thực tiễn vận hành và đề xuất cáckiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả thực thi trên thực tế
4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài
Đề tài được nghiên cứu và thực hiện dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩaduy vật biện chứng va chủ nghĩa duy vật lịch sử dé đánh giá khách quan, toàn diệnthực trạng các quy định của pháp luật về tiền gửi cá nhân và thực tiễn áp dụng tạiAgribank Việt Nam.
Ngoài ra, dé hoàn thành mục đích nghiên cứu, luận văn cũng kết hợp sử dụng
nhiều phương pháp cụ thể như: phương pháp giải thích, phân tích, tổng hợp, so sánhnhăm làm rõ các vân đê pháp lý liên quan đên tiên gửi cá nhân tại các NHTM nói
Trang 115 Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài
Với đề tai: “7hực trạng pháp luật về tiền gửi của cá nhân và thực tiên thi hànhtại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank, ”, tác giả đi sâu vàophân tích thực trạng pháp luật về tiền gửi cá nhân hiện nay ở Việt Nam cũng như
những bat cap con ton tai, những thiếu sót và thực tiễn thi hành tại Agribank Từ đó
đưa ra những kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quảthực thi pháp luật tại Agribank.
Nhằm đạt được mục tiêu tổng quát trên, luận văn đặt ra các mục tiêu, nhiệm vụ
- Qua đó đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện những quy định pháp luật vềtiền gửi cá nhân ở Việt Nam và nâng cao hiệu quả hoạt động nhận tiền gửi cá nhântại các NHTM nói chung và Agribank nói riêng.
6 Những kết quả nghiên cứu mới của luận văn
So với các công trình nghiên cứu trước đây, luận văn có tính mới, thé hiện ởnhững điểm sau đây:
- Nghiên cứu chuyên sâu pháp luật về tiền gửi cá nhân tại các NHTM, tiếp cậndưới góc độ một đối tượng của hoạt động ngân hàng
- Làm rõ hệ thống những văn bản quy phạm pháp luật, những quy định mới nhấtđược ban hành điều chỉnh về tiền gửi của cá nhân tại các NHTM
- Đi sâu tìm hiểu từ thực tế, phân tích thực tiễn thực thi những quy định phápluật về tiền gửi cá nhân tại Agribank
- Trên cơ sở phân tích những tồn tại, bat cap, luận văn nêu ra một số kién nghị,giải pháp hoàn thiện pháp luật về tiền gửi cá nhân và nâng cao hiệu quả hoạt độngnhận tiền gửi cá nhân tại Agribank Việt Nam
Trang 12Chương 1: Những van dé lý luận về tiền gửi của cá nhân, pháp luật về tiền gửicủa cá nhân tại ngân hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng pháp luật về tiền gửi của cá nhân tại Ngân hàng thươngmại và thực tiễn thi hành pháp luật về tiền gửi của cá nhân tại Ngân hàng Nôngnghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
Trang 131.1.1 Tiền gửi của cá nhân
Ở Việt Nam, định nghĩa tiền gửi sớm được đưa vào quy định của pháp luật vềngân hàng Cụ thể, Luật các Tổ chức tín dụng 1997 tại khoản 9 Điều 20 quy định:
“Tiên gửi là số tiễn của khách hàng gửi tại tổ chức tin dụng dưới hình thức tiễn gửikhông kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiễn gửi tiết kiệm và các hình thức khác Tiên gửiđược hưởng lãi hoặc không hưởng lãi và phải được hoàn trả cho người gửi tiễn ”.Luật các TCTD năm 2004, sửa đồi bổ sung Luật các TCTD 1997 tại điều 20 khoản
9 đưa ra định nghĩa về tiền gửi: “Tién gửi là số tiền của tổ chức, cá nhân gửi tại tổchức tín dụng hoặc các tô chức khác có hoạt động ngân hàng dưới hình thức tiễn gửikhông kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiễn gửi tiết kiệm và các hình thức khác Tién gửiđược hưởng lãi hoặc không hưởng lãi và phải được hoàn trả cho người gửi tiễn”
Về cơ bản, định nghĩa tiền gửi được quy định ở hai văn bản quy phạm pháp luật nóitrên không có sự khác nhau về bản chất, chỉ sửa đôi về mặt câu chữ
Ngoài định nghĩa tại Luật các TCTD nói trên, tại Nghị định số 70/2000/NĐ-CPngày 21 tháng 11 năm 2000 của Chính phủ về việc giữ bí mật, lưu trữ và cung cấpthông tin liên quan đến tiền gửi và tài sản gửi của khách hàng đưa ra quy định về tiềngửi như sau: “Tiên gửi của khách hàng bao gồm tiền Dong Việt Nam và các loạingoại tệ của các tổ chức và cá nhân dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiễn gửi
có ky hạn (kể cả tiền gửi tiết kiệm) và các hình thức tiền gửi khác ”
Như vậy, cả hai định nghĩa trên đây đều chưa rõ ràng, không nói lên được bảnchất thé nao là tiền gửi mà chỉ định nghĩa theo phương pháp liệt kê Thậm chí, Luậtcác TCTD năm 2010 và Luật sửa đôi, bố sung một số điều của Luật các TCTD năm
Trang 14lại cho người gửi tiền hoặc không Mục dich của việc gửi tiền có thé là mở tài khoản
dé sử dụng các dịch vụ, lợi ích như dịch vụ thanh toán, gửi rút tiền qua thẻ mà ngânhàng cung cấp, , hai là khách hàng gửi tiền để hưởng lợi ích kinh tế từ lãi suất củaVIỆC gui tiền Như vậy, tiền gỬI có thê được hoàn trả lại cho người gửi tiền hoặc thanhtoán cho người thứ ba theo yêu cầu của người gửi tiên tại các tổ chức nhận tiền gửi.Tựu chung lại, có thể hiểu về tiền gửi trong hoạt động ngân hàng một cách kháiquát nhất như sau: Tiền gửi là số tiền khách hàng gửi tại các tổ chức tín dụng dướinhiều hình thức khác nhau, được hưởng lãi hoặc không được hưởng lãi và phải đượchoàn trả cho người gửi tiền hoặc thanh toán cho người thứ ba theo yêu cầu của họ.b) Tiên gửi của cá nhân
Trên thực tế, các Ngân hàng thương mại có thê nhận tiền gửi từ rất nhiều nguồnkhác nhau như các doanh nghiệp, các tô chức xã hội, đơn vị hành chính sự nghiệp,các tô chức tín dụng khác, và không thể không kể tới là từ các tầng lớp dân cư với
tư cách cá nhân.
Như vậy, “tiền gửi của cá nhân” là tiền gửi mà chủ thê gửi tiền vào ngân hàng
là cá nhân, hay nếu đi từ định nghĩa tiền gửi thì: Tiền gửi cá nhân là số tiền mà kháchhàng là cá nhân gửi tại các tô chức tín dụng dưới nhiều hình thức khác nhau, đượchưởng lãi hoặc không được hưởng lãi và phải được hoàn trả cho khách hàng hoặcthanh toán cho người thứ ba theo yêu cầu của họ
1.1.2 Phân loại tiền gửi của cá nhân
Khi tham gia quan hệ gửi tiền, người gửi tiền luôn hướng tới một mục đích nhấtđịnh Nhằm đáp ứng những nhu cầu, mục đích đa dạng của khách hàng, các NHTMđưa ra nhiều loại tiền gửi khác nhau để người gửi tiền lựa chọn hình thức gửi thích
hợp nhất tùy thuộc vào mục đích, tính chất và khả năng nguồn von của ho Dựa theo
từng tiêu chí cụ thể người ta có thé phan chia tiền gửi cá nhân nói riêng và tiền gửinói chung thành nhiều loại tiền gửi khác nhau, trong đó cách phân loại phô biến nhất
là theo kỳ hạn và theo mục đích gửi tiền
1.1.2.1 Phân loại theo kỳ hạn gửi tiền
Theo kỳ hạn gửi tiền, tiền gửi bao gồm tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳhạn:
Trang 15doanh hoặc vì mục đích tiêu dùng Tiền gửi không ky hạn hau hết là khoản tiền đangchờ thanh toán, không phải là tiền mà khách hàng để dành nên khách hàng có thê rút
ra hoặc sử dụng dé thanh toán bat kỳ lúc nào theo yêu cầu Khách hàng gửi loại tiềnnày sẽ không được trả lãi hoặc trả lãi với mức lãi suất rất thấp Đối với tiền gửi không
kỳ hạn, khách hàng được sử dụng các công cụ thanh toán dé chi trả như séc, ủy nhiệmchi và các lệnh chi khác Ngoài ra, khách hàng có thé gửi tiền vào NHTM với thời
gian không xác định với mục đích bảo toàn tài sản, không mang tính chất phục vụ
thanh toán, khi cần có thé rút ra dé sử dụng
b) Tiên gửi có kỳ hạn
Tiền gửi có kỳ hạn là loại tiền gửi mà khách hàng gửi vào NHTM trên cơ sở có
sự thỏa thuận với NHTM về kỳ hạn gửi tiền (hay thời gian rút tiền) Về nguyên tắc,người gui tiền chỉ được rút tiền khi đến hạn thỏa thuận Tuy nhiên, trên thực tế déthu hút khách hàng gửi loại tiền gửi này, các NHTM có thể cho phép khách hàngđược rút tiền trước thời hạn với mức lãi suất được hưởng thấp hơn so với lãi suất ápdụng đối với kỳ hạn đã thỏa thuận Đối với mỗi loại kỳ hạn, NHTM áp dụng mộtmức lãi suất tương ứng trên nguyên tắc kỳ hạn càng dài, lãi suất càng cao Các loại
kỳ hạn cụ thé do tổ chức nhận tiền gửi quy định và thường được chia ra ba loại: Nganhạn (dưới 12 tháng), trung hạn (từ 12 tháng đến dưới 60 tháng), dài hạn (từ 60 thángtrở lên).
Việc phân loại tiền gửi của cá nhân theo kỳ hạn từ ngắn hạn, trung hạn đến dàihạn và không thời hạn có ý nghĩa quan trọng đối với cá nhân gửi tiền cũng như ngânhàng nhận tiền gửi Với cá nhân gửi tiền, việc phân loại kỳ hạn tiền gửi giúp đáp ứngnhu cầu của từng khách hàng nhất định bởi thời gian nhàn rỗi của khoản tiền cũngnhư nhu cầu về thời gian gửi tại ngân hàng của mỗi khách hàng là khác nhau, thậmchí có sự thay đổi trong quá trình gửi tiền Tiền gửi không kỳ hạn có thể rút bất cứlúc nào, tạo cho người gửi tiền sử dụng số tiền gửi một cách linh hoạt hơn nhưng lạikhông được hưởng lãi hoặc lãi suất rất thấp Do đó khi tham gia quan hệ tiền gửi đướihình thức này, khách hàng thường sử dụng đồng thời với những dịch vụ mà tô chứcnhận tiền gửi cung cấp, đáp ứng nhu cầu sử dụng tiền linh hoạt của mình Tiền gửi có
kỳ hạn ràng buộc khách hàng phải tuân thủ theo kỳ hạn gửi tiền nhưng lại có mức lãi
Trang 16suất cao hơn Nếu vì một lý do nào đó mà người gửi tiền theo kỳ hạn phải rút tiềntrước hạn thì các ngân hàng thường yêu cầu khách hàng báo trước một thời hạn nhấtđịnh và khách hàng sẽ chỉ được hưởng lãi suất rất thấp như đối với tiền gửi không kỳhạn Đối với ngân hàng, việc phân chia thành nhiều loại tiền gửi với kỳ hạn khác nhau,mỗi kỳ hạn phù hợp với nhóm khách hàng riêng giúp cho các ngân hàng thu hút đượcnhiều khách hàng tới gửi tiền và đồng thời tạo điều kiện cho NHTM sử dụng nguồnvốn huy động bằng nhận tiền gửi có hiệu quả, lập kế hoạch kinh doanh phù hợp Tiềngửi có kỳ hạn cảng dài thì ngân hàng càng có lợi thế sử dụng tiền gửi này dé cho vaytrung đài hạn, ôn định hơn và thu lại lợi nhuận cao hơn Tuy nhiên, đối với tiền gửikhông kỳ hạn, do tính bất 6n định và không thê dự đoán trước việc rút tiền của kháchhàng nên ngân hàng không thé sử dụng toàn bộ số vốn này dé cho vay trung và dài hạn
mà chỉ sử dụng theo một tỷ lệ nhất định do Ngân hàng Nhà nước quy định
Mặc dù pháp luật hiện hành có nhiều quy định đề cập đến các loại tiền gửi, tuynhiên hiện nay chưa có văn bản nào quy định thống nhất, tập trung về khái niệm cũngnhư quy chế pháp lý về tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn Quy định về tiềngửi không kỳ hạn hiện được áp dụng theo Thông tư số 23/2014/TT-NHNN ngày 19tháng 8 năm 2014 hướng dẫn việc mở va sử dụng tài khoản thanh toán của tô chức,
cá nhân tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán (được sửa đôi, bổ sung bởi Thông tu32/3016/TT-NHNN) và một phần về tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn theo Quy chế
về tiền gửi tiết kiệm ban hành kèm theo Quyết định 1160/2004/QD-NHNN ngày13/9/2004 Đối với tiền gửi có kỳ hạn, hiện nay pháp luật chưa có văn bản quy phạmđiều chỉnh riêng biệt, chỉ mới có quy định một phần về tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạntại Quyết định 1160/2004/QD-NHNN ngày 13/9/2004 Ngân hang Nhà nước cũngkhông quy định về các loại kỳ hạn cụ thé mà dé cho các tô chức nhận tiền gửi tự quyđịnh phù hợp với chiến lược kinh doanh của mình Năm 2017, Ngân hàng Nhà nước
đã xây dựng dự thảo Thông tư hướng dẫn giao dịch tiền gửi có kỳ hạn tại TCTD, chinhánh Ngân hàng nước ngoài nhằm tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động nhận tiền gửi có
kỳ hạn bằng VNĐ/ngoại tệ của TCTD và đang trong quá trình lấy ý kiến Việc sớmhoàn thiện, ban hành Thông tư này có ý nghĩa quan trọng trong việc khắc phục nhữngvướng mắc hiện tại do thiếu cơ chế pháp lý về tiền gửi có kỳ hạn
1.1.2.2 Phân loại theo mục đích gửi tiền
Theo mục đích gửi tiền của người gửi tiền, có thê phân loại tiền gửi cá nhân thànhtiền gửi tiết kiệm (tiền gửi phi giao dịch) và tiền gửi thanh toán (tiền gửi giao dịch):
Trang 17a) Tién gửi tiết kiệm:
Tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền của cá nhân được gửi vào tài khoản tiền gửi tiếtkiệm, được xác nhận trên thẻ tiết kiệm, được hưởng lãi theo quy định của tô chứcnhận tiền gửi tiết kiệm và được bảo hiểm theo quy định của pháp luật về bảo hiểmtiền gửi Có thê thấy, đây là loại tiền gửi mà pháp luật quy định riêng đối với trườnghợp người gửi tiền là cá nhân, nó được gửi ở các NHTM dé được quản lí, cất giữ hộhoặc dé hưởng lãi theo định kỳ
Tiền gửi tiết kiệm có hai loại là tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và tiền gửi tiếtkiệm có kỳ hạn Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn là tiền gửi tiết kiệm mà người gửitiền có thé rút tiền theo yêu cầu mà không cần báo trước vào bất kỳ ngày làm việcnào của tô chức nhận tiền gửi tiết kiệm Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là tiền gửi tiếtkiệm, trong đó người gửi tiền thỏa thuận với tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm về kỳ hạngửi nhất định
b) Tiên gửi thanh toán
Tiền gửi thanh toán là loại hình tiền gửi không kỳ hạn của các tô chức, cá nhângửi vào NHTM với mục đích chủ yếu là để thực hiện các giao dịch thanh toán, chỉ trảqua Ngân hàng cho các hoạt động mua bán hàng hóa, sử dụng dịch vụ và các khoảnchi khác phát sinh trong đời sống hằng ngày bằng các phương tiện thanh toán như:séc lĩnh tiền mặt, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, chuyền tiền điện tử một cách thườngxuyên, an toàn, thuận tiện Pháp luật hiện hành không quy định cụ thé về khái niệmtiền gửi thanh toán Tuy nhiên, quy chế pháp lý về tiền gửi thanh toán hiện được thựchiện theo Thông tư số 23/2014/TT-NHNN ngày 19 thang 8 năm 2014 hướng dẫn việc
mở và sử dụng tài khoản thanh toán của tô chức, cá nhân tại tổ chức cung ứng dịch
vụ thanh toán.
Sự phân loại tiền gửi của cá nhân thành tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi thanh toán
có ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn đối với cả cá nhân gửi tiền và ngân hàng nhậntiền gửi Đúng như tên gọi của hai loại tiền gửi, việc phân loại như vậy đã đáp ứngnhu cầu của khách hàng là gửi tiền dé tiết kiệm và dé thanh toán Mục đích gửi tiềnkhác nhau nên quy chế pháp lý điều chỉnh hai loại tiền gửi này cũng khác nhau Nếumột khách hàng có đồng vốn nhàn rỗi muốn gửi tại Ngân hàng để đảm bảo an toàntài sản và hưởng lãi từ số tiền đó thì sẽ gửi tiền theo hình thức tiền gửi tiết kiệm vàtùy theo nhu cầu họ sẽ lựa chọn kỳ hạn gửi tiết kiệm cho phù hợp Còn nếu kháchhàng muốn dùng tiền gửi của mình dé thực hiện các giao dịch thanh toán, chi trả qua
Trang 18Ngân hàng cho các hoạt động mua ban hàng hóa, sử dụng dịch vụ và các khoản chikhác phát sinh trong đời sống hăng ngày thì sẽ gửi tiền bằng hình thức mở tài khoảnthanh toán Với các ngân hàng, phân loại tiền gửi theo mục đích gửi tiền giúp họ phânloại được khách hàng, xây dựng chế độ quản lý tiền gửi một cách khoa học, từ đóviệc hoạch định các chính sách kinh doanh đồng vốn huy động được từ tiền gửi đạthiệu quả cao hơn Ví dụ, đối với tiền gửi thanh toán của khách hàng, bản chất là tiềngửi không kỳ hạn, không mang tính 6n định nên các ngân hàng sẽ không tận dụng tối
đa nguồn tiền gửi này để cho vay trung, dài hạn mà chỉ sử dụng cho các mục đíchkinh doanh ngắn han và kinh doanh thu lợi nhuận từ việc cung ứng các dịch vụ đikèm với tài khoản thanh toán.
Khác với cách phân loại tiền gửi theo kỳ hạn, pháp luật ghi nhận việc phân loạitiền gửi theo mục đích gửi tiền rõ ràng hơn bằng việc ban hành hai quy chế pháp lýriêng biệt cho tiền gửi tiết kiệm (Quy chế tiền gửi tiết kiệm ban hành kèm theo Quyếtđịnh 1160/2004/QĐ-NHNN ngày 13/9/2004) và tiền gửi thanh toán (Thông tư số23/2014/TT-NHNN ngày 19 tháng 8 năm 2014 hướng dẫn việc mở và sử dụng tàikhoản thanh toán của tô chức, cá nhân tại tô chức cung ứng dịch vụ thanh toán) Việcghi nhận và điều chỉnh bằng quy chế pháp lý riêng đối với mỗi loại tiền gửi tạo điềukiện thuận lợi cho việc áp dụng của các tổ chức nhận tiền gửi và cá nhân gửi tiền.Bên cạnh các cách phân loại trên, tiền gửi của cá nhân có thé được phân biệt theoloại tiền bao gồm tiền gửi nội tệ và tiền gửi ngoại tệ; theo phương thức trả lãi thường
áp dụng đối với tiền gửi tiết kiệm như tiết kiệm trả lãi trước, tiết kiệm trả lãi sau và tiếtkiệm trả lãi định kỳ; theo phương thức nộp gốc của tiền gửi tiết kiệm như tiết kiệm gửimột lần, tiết kiệm gửi góp định kỳ và tiết kiệm gửi góp không theo định kỳ
1.1.3 Hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân
Trong lịch sử phát triển ngân hàng, nhận tiền gửi được xem là loại hình giaodịch ngân hàng sớm nhất và lâu đời nhất Cùng với thời gian, giao dịch nhận tiền gửi
từ chỗ có bản chất là giao dịch dân sự thuần túy, đã trở thành những giao dịch có tính
chất thương mai rõ rệt Đề nhận thức đầy đủ và chính xác hơn về khái niệm nhận tiền
gửi nói chung và nhận tiền gửi của cá nhân nói riêng của NHTM cần xem xét từ cảhai góc độ: kinh tế và pháp lý
Dưới góc độ kinh tẾ, giao dịch nhận tiền gửi được nhìn nhận như là một nghiệp
vụ kinh doanh của NHTM, với nội dung chủ yếu là tiếp nhận các khoản tiền gửi củakhách hàng thông qua việc mở các tài khoản cho khách hàng như tài khoản tiền gửi
Trang 19có kỳ hạn, tài khoản tiền gửi không kỳ hạn và tài khoản tiền gửi tiết kiệm ViệcNHTM mở những tài khoản tiền gửi này cho khách hàng không đơn thuần là mộtnghiệp vụ giữ hộ tài sản hay quản lý tài sản cho khách hàng đề nhận tiền thù lao màquan trọng hơn nó còn là nghiệp vụ huy động vốn - nghiệp vụ đi vay của ngân hàngthương mại từ nền kinh tế! Việc NHTM mở những tài khoản tiền gửi này cho kháchhàng phản ánh dòng tiền chuyên từ các tổ chức, cá nhân cho vay (người gửi tiền)sang cho NHTM để sử dụng vào hoạt động kinh doanh Trong nghiệp vụ huy độngvốn này, số tiền của khách hàng gửi trên tài khoản tại ngân hàng thực chất là khoảnvốn mà khách hàng đồng ý cho ngân hàng vay trong những thời hạn khác nhau đểthỏa mãn nhu cầu kinh doanh của ngân hàng.
Dưới góc độ pháp ly, giao dịch nhận tiền gửi của ngân hàng thương mai đượchiểu là cam kết song phương giữa NHTM với khách hàng gửi tiền, thông qua giaokết hợp đồng tài khoản tiền gửi Trong giai đoạn đầu của hoạt động ngân hàng, hợpđồng này chỉ là đơn thuần là một hợp đồng dịch vụ gửi giữ tài sản, theo đó ngân hàngđóng vai trò là bên nhận gửi giữ để nhận được tiền thù lao gửi giữ Về sau, do nhucầu khách quan của hoạt động kinh tế, giữa ngân hàng và khách hàng gửi tiền đã cóthêm điều khoản thỏa thuận về việc cho phép ngân hàng nhận tiền gửi được quyền
sử dụng chính số tiền gửi này để cho vay hay đầu tư vào công việc khác nhằm mụcđích sinh lợi, với điều kiện phải hoàn trả cho người gửi tiền toàn bộ số vốn đã sửdụng, kèm theo một khoản tiền lãi nhất định tùy thuộc vào thời hạn mà ngân hàngđược quyên sử dụng số tiền gửi đó dé cho vay Có thé nói, sự kiện này đã phản ánhquá trình chuyển hóa một cách tự nhiên từ hợp đồng gửi giữ tài sản sang hình thứchợp đồng lưỡng tính (vừa có tính chất của hợp đồng gửi giữ tài sản, vừa có tính chấtcủa hợp đồng vay tài sản) và cuối cùng chuyên hắn thành hợp đồng vay tài sản”.Việc xem xét có hình thành hay không hoạt động nhận tiền gửi của ngân hàngthương mại được xác định trên cơ sở quan hệ nhận tiền gửi phát sinh giữa một bên
là tổ chức, cá nhân gửi tiền và bên còn lại là ngân hàng thương mại Bản chất quan
hệ nhận tiền gửi là quan hệ hợp đồng vay nợ, thực hiện trên cơ sở tự nguyện, bình
đăng Trong quan hệ này, nhất thiết phải có sự chuyển giao một lượng tiền xác định
từ người gửi tiền sang ngân hàng thương mại Tùy theo thời hạn được thỏa thuận
[ Nguyễn Văn Tuyến (2004), Các giao dịch thương mại chủ yếu của ngân hàng thương mại trong điều kiện
nên kinh tế thị trường ở Việt Nam, Luận án tiến sỹ luật học, Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.
? Nguyễn Văn Tuyến (2004), Các giao dịch thương mại chủ yếu của ngân hàng thương mại trong điều kiện nên kinh tế thị trường ở Việt Nam, Luận án tiễn sỹ luật học, Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.
Trang 20trước (kế cả việc nhận tiền gửi “không ky hạn”), ngân hàng thương mại có nghĩa vuhoàn trả cho người gửi tiền cả gốc và lãi (nêu có) Việc gửi và nhận tiền gửi có théthực hiện bằng cách thức trực tiếp (tại quầy giao dịch của ngân hàng thương mại)hoặc thông qua hệ thống giao dịch ngân hàng điện tử (thực hiện gửi tiền online),nhưng đều qua tài khoản tại ngân hàng Trường hợp thực hiện gửi tiền trực tiếp,khách hàng nhận thẻ tiết kiệm hoặc chứng chỉ tiền gửi Trường hợp thực hiện giaodịch điện tử, khách hàng nhận thấy số dư tăng trên tài khoản của mình khi kết thúcviệc gửi tiền cùng với các thông tin đi kèm.
Pháp luật Việt Nam quy định hoạt động huy động vốn dưới hình thức nhận tiềngửi trong nhiều văn bản nhưng văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất là Luật cácTCTD Trước đây, Luật các TCTD 1997, được sửa đồi, bô sung năm 2004 chỉ dé cậpđến định nghĩa tiền gửi mà không đề cập đến định nghĩa hoạt động nhận tiền gửi.Theo đó, tiền gửi là số tiền của tô chức, cá nhân gửi tại tô chức tín dụng hoặc các tôchức khác có hoạt động ngân hàng dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có
kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các hình thức khác Hiện nay, Luật các TCTD năm 2010,được sửa đồi, bỗ sung năm 2017 dang có hiệu lực thi hành đã quy định về “nhận tiềngửi” tại khoản 13 Điều 4 như sau: “Nhận tiên gửi là hoạt động nhận tiền của tổ chức,
cá nhân dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm,phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi kháctheo nguyên tắc có hoàn trả day đủ tiên gốc, lãi cho người gửi tiễn theo thỏa thuận ”Như vậy, về cơ bản, tiền gửi trong khái niệm “nhận tiền gửi” tại Luật các TCTD năm
2010, được sửa đổi, bô sung năm 2017 không khác biệt nhiều so với khái niệm “tiềngửi” quy định trong Luật các TCTD 1997, được sửa đôi, bỗ sung năm 2004 Luật cácTCTD 1997, được sửa đổi bổ sung năm 2004 có một phần riêng quy định về huyđộng vốn của các TCTD bao gồm nhận tiền gửi, phát hành giấy tờ có giá, vay vốngiữa các tô chức tín dụng, vay vốn của ngân hàng nhà nước Theo đó, Luật này xácđịnh phát hành giấy tờ có giá không phải là hoạt động nhận tiền gửi Còn hiện nay,Luật các TCTD năm 2010 đưa “phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu ”vào định nghĩa nhận tiền gửi, với tư cách là một hình thức nhận tiền gửi Trong phạm
vi đề tài, tác giả chỉ tập trung phân tích về hoạt động nhận tiền gửi thông qua các
3 Phạm Thị Giang Thu (2017), “Pháp luật về hoạt động nhận tiền gửi của Ngân hàng thương mại ở Việt
Nam”, Tap chí Nhà nước và Pháp luật, So 10 (354), Tr.72.
Trang 21hình thức gửi tiền, không bao gồm hoạt động phát hành giấy tờ có giá.
Như vậy, có thể rút ra được rằng hoạt động nhận tiền gửi là giao dịch thươngmại phát sinh giữa NHTM với khách hàng gửi tiền, theo đó NHTM đồng ý vay củangười gửi tiền một khoản tiền nhất định để làm vốn kinh doanh và cam kết hoàn trả
số tiền đó cho người gửi tiền vào một thời điểm nhất định kèm theo một khoản lãi
do hai bên thỏa thuận (nếu có) Hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân là hoạt độngnghiệp vụ của ngân hàng hướng đến khách hàng là cá nhân, cũng chính là đối tượngkhách hàng chiếm tỉ trọng tiền gửi lớn nhất tại hầu hết các ngân hàng
So với các loại hình tổ chức tín dụng khác, hoạt động nhận tiền gửi của cá nhântại ngân hàng thương mại có sự khác biệt nhất định ở chỗ NHTM là TCTD có quyền
năng mở rộng nhất trong việc thực hiện hoạt động nhận tiền gửi Theo khoản 1, khoản
2 Điều 98 Luật các TCTD năm 2010, NHTM được nhận tiền gửi dưới các hình thứcsau: “1 Nhận tiền gửi không kì hạn, tiền gửi có kì hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loạitiền gửi khác 2 Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kì phiếu, tín phiếu, trái phiếu dé huyđộng vốn trong và ngoài nước” Tại Quyết định 1160/2004/QD-NHNN ngày13/9/2004 quy định ngân hàng thương mại được nhận tiền gửi tiết kiệm của mọi cánhân theo các loại kỳ hạn khác nhau, chỉ có những ngân hàng được phép hoạt độngngoại hối mới được nhận tiền gửi tiết kiệm băng ngoại tệ, và việc nhận tiền gui nàyphải phù hợp với quy định pháp luật hiện hành của chính phủ Việt Nam và ngân hàngnhà nước về quản lí ngoại hối Như vậy, có thé thay rằng, đối với tiền gửi cá nhân làđối tượng nghiên cứu của luận văn thì NHTM là tổ chức chính được thực hiện nghiệp
vụ nhận tiền gửi Chính vì vậy, nhận tiền gửi được coi là một trong những hoạt độngnghiệp vụ chủ lực của ngân hàng thương mại.
So với tiền gửi của tổ chức, tiền gửi của cá nhân hiện nay chiếm tỷ trọng caohơn trong tông nguồn vốn huy động của các NHTM và hoạt động nhận tiền gửi cánhân có phạm vi tiền gửi được nhận rộng hơn, cụ thé: NHTM có thé nhận tiền gửicủa cá nhân dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửitiết kiệm, trong khi đó pháp luật quy định đối với khách hàng là tô chức thì không cóhình thức nhận tiền gửi tiết kiệm Sở dĩ pháp luật quy định như vậy là bởi một bộphận lớn khách hàng cá nhân có tiền gửi nhàn rỗi một cách 6n định, lâu dài nên cóthê “tiết kiệm” và hưởng lãi suất Trong khi đó, tiền gửi của tổ chức dù dưới bất cứhình thức nào cũng là một phan trong hoạt động luân chuyền vốn thường xuyên, chỉtạm thời nhàn rỗi, Nhà nước cũng không khuyên khích doanh nghiệp gửi tiền tiết
Trang 22kiệm dé hưởng lãi ma vốn ấy phải được luân chuyên đưa vào phát triển kinh tế Đốivới tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn nói chung thì tổ chức, cá nhân gửi tiền
sẽ không nhận được s6/thé tiết kiệm, toàn bộ hoạt động gửi tiền sẽ được lưu lại trên
hệ thống ngân hàng: còn đối với tiền gửi tiết kiệm thì cá nhân được gửi vào tài khoảntiền gửi tiết kiệm, được xác nhận trên s6/thé tiết kiệm va được bảo hiểm theo quyđịnh của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi Pháp luật hiện hành cũng quy định chỉ bảohiểm tiền gửi của cá nhân, không bảo hiểm tiền gửi của tô chức Bởi lẽ, mục tiêu lớnnhất của bảo hiểm tiền gửi là bảo vệ số đông người gửi tiền nhỏ lẻ, không có điềukiện tham gia sản xuất - kinh doanh, không có điều kiện tiếp cận thông tin tham giagửi tiền tại các TCTD Đối với tiền gửi của doanh nghiệp tại các tô chức tin dung thiđây là một phần trong hoạt động luân chuyên vốn thường xuyên, được quản lý chặtchẽ bởi chế độ quản trị doanh nghiệp nên không thê có vấn đề thiếu thông tin về tổchức tín dụng mà doanh nghiệp gửi tiền Còn đối với các tổ chức chính trị - xã hội
và các tổ chức khác có tiền gửi tại các tổ chức tín dụng thì hầu hết nguồn vốn cóđược từ huy động nhằm thực hiện mục tiêu nhất định, chỉ tạm thời nhàn rỗi nênthường không kết dư với số lượng lớn, sau mỗi đợt huy động phải công khai việchuy động, quản lý và sử dụng dé tạo lòng tin, sự đồng thuận và ủng hộ cao của cácthành viên tham gia đóng góp Ngoài ra, các tổ chức này cũng có bộ máy quản lý tàichính chuyên trách đề thu thập thông tin chặt chẽ liên quan đến các tổ chức tín dụng.Với tính chất là giao dịch/chuỗi giao dịch gắn liền với tài sản, hoạt động nhậntiền gửi của cá nhân luôn chứa đựng không ít những rủi ro Vì vậy, việc bảo vệ quyềnlợi của cá nhân gửi tiền không chỉ có vai trò quan trọng đối với cá nhân gửi tiền màcòn với cả các NHTM Khi quyền lợi của cá nhân gửi tiền được đảm bảo, lợi ích đầutiên của các NHTM đó là củng cố được niềm tin của khách hang, giữ gìn uy tín vàvăn hóa kinh doanh, là nền tang cho việc phát triển và mở rộng quy mô hoạt động
Không thể phủ nhận một điều rằng, dé đưa ra quyết định gửi tiền tại một NHTM, bắt
kỳ cá nhân nào cũng đều phải cân nhắc đến yếu tổ uy tín, sự bảo đảm an toàn tiềngửi của hệ thống Ngân hàng đó Chỉ khi NHTM gây dựng được uy tín với kháchhàng và đảm bảo quyền lợi cho người gửi tiền, nguồn vốn của ngân hàng mới có thể
ôn định để thực hiện các hoạt động kinh doanh khác, trong đó chủ yếu là hoạt độngcho vay Bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền cũng chính là bảo đảm an toàn cho hệthống ngân hàng, đặc biệt là khi ngân hàng rơi vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, giámsát đặc biệt hoặc bị phá sản Khi một ngân hàng bị rơi vào tình trạng đó, cá nhân gửi
Trang 23tiền sẽ có nguy cơ phải gánh chịu rủi ro không được hoàn trả lại hoặc chỉ được chỉtrả từ bảo hiểm tiền gửi một phần rất nhỏ số tiền đã gửi, hay từ giá trị phân chia tàisản ngân hàng sau phá sản theo quyết đỉnh của tòa án Điều này dẫn đến một cuộckhủng hoảng niềm tin khiến cho người dân đồng loạt đi rút tiền Thay vì gửi ngânhàng, tiền được cất giữ tai nhà, dẫn đến hệ quả thiếu nguồn vốn cho việc dau tư trởlại nền kinh tế Không chỉ dừng lại ở đó, tình trạng này có thể sẽ tạo ra hiệu ứngDomino (phản ứng chuỗi) khiến nhiều ngân hang mat khả năng thanh toán, gây racuộc khủng hoảng đối với toàn bộ nền kinh tế.
Ngoài các biện pháp bảo vệ quyền lợi chung cho người gửi tiền được cácNHTM áp dụng theo quy định pháp luật như trích lập dự trữ bắt buộc, tham gia bảohiểm tiền gửi, việc bảo vệ quyên lợi của cá nhân gửi tiền có sự khác biệt nhất địnhgiữa người gửi tiền trực tiếp giao dịch tại ngân hang và người gửi tiền qua hệ thonggiao dịch điện tử Đối với người gửi tiền trực tiếp giao dịch tại Ngân hàng, Ngânhàng bảo đảm quyền lợi cho người gửi tiền băng cách thực hiện quy trình nghiệp vụ
nghiêm ngặt, đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật như việc nhận diện cá nhân, đối
chiếu giấy tờ pháp lý, lay chữ ký của khách hàng, hay việc thông báo mat các sốtiết kiệm/thẻ tiết kiệm đang lưu hành, tránh kẻ gian trục lợi; sử dụng camera ghi lạihình ảnh giao dịch của khách hàng phục vụ việc tra soát khi có khiếu nại của kháchhàng hoặc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyên Trên thực tế, cá nhân gửi tiềntrong nhiều trường hợp không thê biết đầy đủ trình tự, thủ tục để NHTM nhận tiềngửi và trách nhiệm của nhân viên ngân hàng phải làm gì để hoàn tất một giao dịchnhận tiền gửi Vì vậy, khi phát sinh tranh chấp liên quan đến tiền gửi của khách hàng
mà nguyên nhân là từ phía nhân viên ngân hàng thì ngân hàng phải liên đới chịu tráchnhiệm bồi thường thiệt hại Đối với cá nhân gửi tiền thực hiện các giao dịch qua hệthống giao dịch điện tử, việc đảm bảo quyền lợi cho người gửi tiền chủ yếu đượcNHTM thực hiện thông qua các hình thức cảnh báo qua tin nhắn điện thoại, thiết lậpdịch vụ tra cứu thông tin tài khoản, quy định hạn mức giao dịch qua hệ thống giaodịch điện tử, thiết lập quy trình xác thực hai lớp, dữ liệu của khách hàng khi lưu trữ,truyền trên mạng Internet phải được mã hóa hoặc che dấu và yêu cầu khách hàng bảomật thông tin liên quan đến tài khoản và giao dịch của mình Ngoài ra, khi có yêucầu của cá nhân gửi tiền, ngân hàng có nghĩa vụ phong tỏa tài khoản tiền gửi dé dambảo quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng
Trang 241.2 Ý nghĩa, vai trò của hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân tại Ngân hàngthương mại
1.2.1 Đối với Ngân hàng thương mại
Hoạt động nhận tiền gửi có vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanhcủa ngân hàng thương mại Do tiền gửi cá nhân chiếm tỷ trọng lớn trong lượng tiềngửi mà các NHTM huy động nên hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân cũng theo đógiữ vai trò quan trọng đối với các ngân hàng Tiền gửi hình thành nên vốn huy động
là cơ sở để ngân hàng tô chức mọi hoạt động kinh doanh Dé bước vào hoạt động kinhdoanh thì ngoài lượng vốn bắt buộc phải có, ngân hàng phải huy động thêm từ cácnguồn khác, trong đó vốn huy động từ tiền gửi chiếm tỷ trọng đa số Từ nguồn vốnhuy động được, các ngân hàng có thé tô chức mọi hoạt động kinh doanh, quyết địnhquy mô hoạt động tín dụng, quyết định khả năng thanh toán và bảo đảm uy tín củaNHTM trên thương trường, quyết định năng lực cạnh tranh của NHTM Nguồnvốn đồi dao giúp cho ngân hàng mở rộng quy mô hoạt động, tăng cường quan hệ vớicác đối tác, tăng năng lực cạnh tranh với các ngân hàng khác, hạ lãi suất, linh hoạt vềthời hạn tín dụng, hình thức trả lãi, Các dịch vụ ngân hàng sẽ ngày càng được cảitiến, phát triển và được thực hiện tốt hơn
Trong số các hoạt động ngân hàng, hoạt động nhận tiền gửi và cấp tín dụng đượccoi là hai hoạt động quan trọng nhất Hoạt động nhận tiền gửi, trong đó chiếm tỷ trọnglớn và đóng vai trò chính là việc nhận tiền gửi của cá nhân có ý nghĩa lớn đối với hoạtđộng cấp tín dụng của NHTM Bởi lẽ, tiền gửi của cá nhân tạo nên nguồn vốn chủyếu, có tính 6n định, quyết định quy mô hoạt động tín dụng và các hoạt động kháccủa ngân hàng Ngân hàng có nhiều vốn sẽ có ưu thế cạnh tranh hơn so với ngân hàng
ít vốn, có điều kiện đưa ra các hình thức tin dụng linh hoạt, hạ lãi suất cho vay dé từ
đó làm tăng quy mô tín dụng Tiền gửi từ cá nhân thường có thời gian nhàn rỗi tươngđối dài, sẽ là yếu tô thuận lợi cho việc cho vay trung và dài hạn của các ngân hàng.1.2.2 Đối với cá nhân gửi tiền
Khách hàng là cá nhân gửi tiền vào NHTM thông qua mở tài khoản hoặc gửitiền tiết kiệm tại ngân hàng Các hình thức nhận tiền gửi của NHTM tạo ra những giátrị, lợi ích quan trọng đối với người gửi tiền
Thứ nhất, việc cá nhân gửi tiền tại NHTM đem đến cho họ cơ hội bảo đảm antoàn về tài sản do NHTM là tổ chức có chức năng nhận tiền gửi chuyên nghiệp Là tổchức kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, trong tô chức và hoạt động, các NHTM luôn
Trang 25chú trọng việc xây dựng quy trình tác nghiệp chặt chẽ dé bảo dam an toan tài sản chongười gửi tiền cũng như sự an toàn của cả hệ thống ngân hàng Ngoài ra, với sự hỗtrợ của Nhà nước thông qua việc quy định về nghĩa vụ tham gia bảo hiểm tiền gửi vànghĩa vụ trích lập dự phòng bắt buộc đối với các NHTM, các khoản tiền gửi của kháchhàng tại NHTM sẽ trở nên an toàn hơn so với việc lựa chọn các hình thức đầu tư khác
như mua vàng, ngoại tệ, chứng khoán hay bat động sản,
Thứ hai, các cả nhân gửi tiền được hưởng lãi từ tiền gửi tiết kiệm và đượcNHTM cung ứng các dịch vụ liên quan đến tài khoản Nếu xét về giá trị, các khoảntiết kiệm tuy nhỏ hơn so với các loại tài sản tiền gửi khác nhưng số lượng khá nhiềunên các NHTM luôn có các chính sách ưu đãi dé có thé huy động được tôi đa số lượngtiền gửi Trên thực tế, không phải tất cả những người có khoản tiền tiết kiệm đều cókhả năng kinh doanh hay đạt được thành công khi đầu tư tiền của vào các kênh đầu
tư khác Vì vậy, khi có khoản tiền nhàn rỗi, rất nhiều người lựa chọn gửi tiền vào cácngân hàng dé hưởng lãi suất thay vì giữ tiền một chỗ Thực tiễn cho thay các sảnphẩm tiền gửi tiết kiệm của NHTM ngày càng phong phú và da dạng, phù hợp vớicác nhu cầu, mục đích khác nhau của khách hàng Ngoài ra, đối với những kháchhàng sử dụng tài khoản tiền gửi thanh toán sẽ được NHTM cung ứng dịch vụ thanhtoán qua tài khoản nếu có nhu cầu Với sự phát triển nhanh chóng của khoa học - côngnghệ, các NHTM cũng chạy đua với việc áp dụng các tiến bộ của khoa học công nghệ
vào các sản phẩm, dịch vụ để đem đến cho khách hàng sự thuận tiện, nhanh chóng trong mọi giao dịch với chất lượng phục vụ tốt nhất Bên cạnh đó, khách hàng có thể
được Ngân hàng cung cấp xác nhận về tiền gửi theo quy định khi có nhu cầu Trênthực tế, nhiều giao dịch của các cá nhân cần đến sự xác nhận của ngân hàng về tiềngửi của cá nhân đó, phô biến nhất là trường hợp xác nhận về tiền gửi nhằm mục đíchchứng minh tài chính hoặc mục đích sử dụng tiền gửi làm tài sản bảo đảm cho mộtkhoản vay Đối với việc chứng minh tài chính du học, hầu hết Đại sứ quán các nướcđều yêu cầu người muốn đi du học phải cung cấp tài liệu chứng minh khả năng chỉ trảnhững nhu cầu cá nhân sinh hoạt hằng ngày trong thời gian học tập tại nước ngoài như:
ăn ở, đi lai, các dich vụ khác Đối với việc chứng minh tài chính dé đi du lịch, déđược Đại sứ quán xét duyệt và cấp visa, cá nhân phải chứng minh được khả năng tàichính cho việc: ăn, ở, đi lại, vé máy bay hai chiều cũng như các nhu cầu cá nhân tốithiểu trong thời gian đi du lịch Đối với việc sử dụng tiền gửi làm tài sản bảo đảm chomột khoản vay, các TCTD cho vay thường yêu cau cá nhân cung cấp xác nhận đã phong
Trang 26tỏa tài khoản tiền gửi tại TCTD nhận tiền gửi Như vậy, có thể thấy răng, trong nhiềutrường hợp việc xác nhận tiền gửi là điều kiện dé thực hiện một số giao dịch khác của
cá nhân người gửi tiền
1.2.3 Đối với nền kinh tế - xã hội
Từ tiền gửi của các cá nhân nói riêng và tiền gửi của các cá nhân, tô chức nóichung, ngân hàng có thé tập hợp được các khoản tiền nhàn rỗi, nhỏ bé, phân tán tạmthời chưa sử dụng với các thời hạn khác nhau thành nguồn tiền lớn tài trợ cho nềnkinh tế, hoặc cho các cá nhân có nhu cầu sử dụng Nền kinh tế có thêm một kênh thuhút các nguồn vốn nhàn rỗi khác nhau trong dân cư nhằm đáp ứng nhu cầu vốn đầu
tư cho phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng, sự cung cầu vốn giữa cácthành phần khác nhau trong xã hội gặp nhau được dé dang hơn Điều khó khăn nhất
mà ngân hàng phải thực hiện là sử dụng các khoản tiền gửi có thời hạn khác nhau décho vay những món có thời hạn xác định Vì thế, ngân hàng phải quản lí tốt thời hạngửi tiền của các đồng vốn thì mới duy trì được hoạt động có hiệu quả, tránh đượcnhững rủi ro về khả năng thanh toán Việc tập hợp được những nguồn tiền nhàn rỗitrong dân chúng dé đưa vào kinh doanh đã góp phan tiết kiệm va sử dụng có hiệuquả nguồn lực của nền kinh tế
Bên cạnh đó, việc huy động tiền gửi sẽ góp phần phát triển tài khoản tiền gửithanh toán, từ đó phát triển các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, tiết kiệmchi phí phát hành và lưu thông tiền mặt trong nền kinh tế Đặc biệt, trong nền kinh tếphát triển, nếu dân chúng có thói quen gửi tiền vào ngân hang dé sử dụng các dich vụ
do ngân hàng cung cấp thì điều này sẽ góp phần giúp chính phủ quản lí được thu nhậpcủa người dân Cũng thông qua hoạt động này, Nhà nước có thé kiêm soát, điều chỉnhchính sách tiền tệ, ôn định giá trị đồng tiền, thúc đây phát triển kinh tế Với chínhsách lãi suất huy động vốn hợp lý, hoạt động huy động vốn của các NHTM sẽ tăngkhả năng kích thích tiết kiệm trong nhân dân Ngoài ra, chúng ta có thé đánh giá đượctrình độ phát huy nội lực của quốc gia, khai thác tiềm năng của mọi nguồn vốn đangcòn tiềm ân, thu gom được một lượng tiền tương đối lớn trong nên kinh tế, giảm danlượng tiền mặt trong lưu thông Từ đó, các NHTM có thể tập trung được các nguồnvốn cho đầu tư phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân và góp phần thực hiệncác chính sách an sinh xã hội (cho vay học sinh — sinh viên, cho vay gia đình chính sach, ).
Trang 271.3 Một số van đề lý luận về pháp luật tiền gửi của cá nhân tại Ngân hangthương mại
1.3.1 Pháp luật về tiền gửi của cá nhân, bản chất pháp lý quan hệ nhận tiềngửi giữa cá nhân gửi tiền và ngân hàng
Pháp luật về tiền gửi cá nhân là hệ thống các quy phạm pháp luật do nhà nướcban hành điều chỉnh việc gửi tiền của các cá nhân tại các tô chức tin dụng Thôngqua các quy định của pháp luật về nhận tiền gửi nói chung và tiền gửi cá nhân nóiriêng, Nhà nước có thé thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia phù hợp với từng giaiđoạn phát triển kinh tế - xã hội Ngoài ra, Nhà nước có thể tác động trực tiếp đếnhoạt động huy động vốn nói chung và huy động vốn tiền gửi của cá nhân tại cácNHTM nói riêng băng cách tạo ra các điều kiện thuận lợi hoặc hạn chế sao cho phùhợp với mục tiêu phát triển kinh tế, kiềm chế lạm phát băng những quy định lãi suất,
tỷ lệ dự trữ bắt buộc, quy định về bảo hiểm tiền gửi
Nhìn nhận trên góc độ pháp lý và kinh tế có nhiều quan niệm khác nhau về bảnchất của quan hệ nhận tiền gửi giữa cá nhân gửi tiền và ngân hàng Tuy nhiên, cácquan điểm đó đều thống nhất với nhau ở những điểm sau đây:
Thứ nhất, hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân là hoạt động đi vay của ngân hàng
từ khách hàng là cá nhân Quan hệ thiết lập trên cơ sở tự nguyện, bình dang và tự dothỏa thuận giữa hai bên Nhận tiền gửi là một hợp đồng cho vay chứ không phải là hợpđồng gửi giữ tài sản như sơ khai của lịch sử ngân hàng Đây là hoạt động đi vay tiềnnhưng lại được gọi là hoạt động huy động vốn bằng hình thức nhận tiền gửi Dé giảithích cho vấn đề này cần phân tích bản chất, nguồn gốc của hoạt động nhận tiền gửi.Ngân hàng thương mại nhận tiền gửi, sử dung số tiền này dé cấp tín dụng và cung ứngcác dịch vụ thanh toán là nội dung thường xuyên của hoạt động kinh doanh tiền tệ vàdịch vụ của các NHTM Các hoạt động này năm trong mối quan hệ liên hoàn, ràngbuộc lẫn nhau, và có thé nói không thể tồn tại độc lập, cái này làm tiền đề cho cái kiatồn tại, nó là các giai đoạn của quá trình lưu chuyên dòng tiền, tạo vốn và cấp vốn Vìthế, khi nói đến hoạt động ngân hàng, người ta nói đến hai hoạt động quan trọng, nhậntiền gửi (đầu vào) và cho vay (đầu ra) Khi ngân hàng cấp tín dụng cho khách hàng,người ta vẫn đương nhiên hiểu, cấp tín dụng ở đây đồng nghĩa với hoạt động cho vay,hay nói cách khác bản chất pháp lí của hoạt động đó là một hợp đồng cho vay Tuynhiên, khi nói đến hoạt động nhận tiền gửi thì ít ai nghĩ đến bản chất pháp lí của hoạtđộng này là gì, nó thuộc loại nào trong các loại hình giao dịch, loại hình hợp đồng được
Trang 28quy định trong Bộ luật Dân sự Với bản chất là hợp đồng cho vay, bên cho vay là cánhân gửi tiền có nghĩa vụ chuyền giao quyền sở hữu số tiền gửi cho ngân hàng nhậntiền gửi để từ đó xác lập quyền chủ nợ của mình đối với ngân hàng (quyền yêu cầungân hàng hoàn trả cho mình cả vốn gốc và lãi tiền gửi) Như vậy, có thé nói trongsuốt thời gian gửi tiền ở ngân hàng thì quyền sở hữu số tiền gửi thuộc về ngân hàngchứ không thuộc về bên gửi tiền Chính vì ngân hàng có tư cách là chủ sở hữu số tiềngửi của khách hàng nên có toàn quyền quyết định việc sử dung số tiền đó dé cho tổchức, cá nhân vay lai theo ý mình mà không cần phải hỏi ý kiến của khách hàng Ngượclại, vì không còn là chủ sở hữu của số tiền gửi trong thời gian gửi tiền nên người gửitiền không thé định đoạt số tiền đó theo ý minh, mà chỉ có thê yêu cầu ngân hàng hoàntrả tiền gửi cho mình cả gốc và lãi theo thỏa thuận với tư cách là chủ nợ của ngân hàng.Thứ hai, chủ thé tham gia quan hệ nhận tiền gửi bao gồm bên nhận tiền gửi (bênvay) là tổ chức tín dụng, với tư cách là những chủ thê được phép thực hiện hoạt độngngân hàng theo sự cho phép của cơ quan có thâm quyền Còn bên gửi tiền (bên chovay) là cá nhân có tiền nhàn rỗi và có nhu cau gửi tiền vào ngân hang dé bảo đảm antoàn tài sản và hưởng lãi tiền gửi hoặc sử dụng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản.Thứ ba, hình thức của quan hệ tiền gửi là hợp đồng tiền gửi (hợp đồng vay tiền)giữa NHTM với khách hàng Khi tiếp nhận tiền gửi, NHTM và khách hàng đã mặcnhiên thỏa thuận nội dung (thông qua hợp đồng), ngân hàng thương mại được toànquyền sử dụng tiền gửi dé đầu tư cho các mục đích kinh doanh hợp pháp của mình vớiđiều kiện có hoàn trả phí theo phương thức thỏa thuận (lãi, dịch vụ khác, ), số dutrên tài khoản tiền gửi là khoản nợ phải trả của ngân hàng đối với khách hàng Thẻ tiếtkiệm hay số tiết kiệm là bằng chứng pháp lý ghi nhận việc cho vay giữa người gửi tiềnvới ngân hàng nhận tiền gửi và ghi nhận đầy đủ quyền, nghĩa vụ pháp ly của các bênđối với nhau trong hợp đồng tiền gửi Với tư cách là chủ nợ, khách hàng không cóquyên can thiệp vào việc sử dụng đồng tiền đã gửi vào ngân hàng, nhưng có thé dùngquyền chủ nợ dé tham gia giao dich dân sự khác theo thé loại hợp đồng tiền gửi, đượcđòi nợ hoặc nhận tiện ích theo thỏa thuận với ngân hàng.
Xét về bản chat, thẻ tiết kiệm hay số tiết kiệm là bang chứng pháp lý xác nhậnquyền chủ nợ của người gửi tiền (người sở hữu thẻ tiết kiệm) đối với ngân hàng nhậntiền gửi (giống như người sở hữu trái phiếu hay các chứng khoán nợ khác), chứkhông phải là “chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu của chủ sở hữu tiền gửi hoặc đồng
chủ sở hữu tiên gửi vê khoản tiên đã gửi tại tô chức nhận tiên gửi” — theo như cách
Trang 29định nghĩa của nhà làm luật Việt Nam hiện nay’.
1.3.2 Những yếu tổ ảnh hướng đến pháp luật về tiền gửi của cá nhân
Với tư cách là một bộ phận chủ yếu của pháp luật ngân hàng, pháp luật về tiềngửi cá nhân nói riêng và pháp luật về nhận tiền gửi nói chung luôn có một vị trí quantrọng và chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau, trong đó điển hình là các yếu
tố sau:
1.3.2.1 Điều kiện kinh tế - xã hội
Pháp luật là công cụ dé Nhà nước quan ly xã hội, do vậy không có lĩnh vực naocủa pháp luật không mà không chịu sự tác động của điều kiện kinh tế - xã hội củaquốc gia, thậm chí còn chịu tac động của tình hình kinh tế - xã hội trên phạm vi quốc
tế mặc dù có những quy định được ra đời nhằm định hướng cho sự phát triển kinh tế
- xã hội của quốc gia trong tương lai Pháp luật về tiền gửi cá nhân là một bộ phậnhợp thành của pháp luật ngân hàng — một trong những mảng pháp luật kinh tế quantrọng Do vậy, nó chịu sự tác động rất lớn từ điều kiện kinh tế - xã hội của quốc gia,đặc biệt là trình độ phát triển của hệ thống ngân hàng trong quốc gia đó
Chắng hạn, một số chính sách pháp luật về tiền gui có thé được điều chỉnh xuấtphát từ tình hình kinh tế - xã hội như: Chính sách lãi suất, chính sách điều chỉnh cácloại tiền gửi, chính sách về bảo hiểm tiền gửi, chính sách về tỷ lệ bảo đảm an toànvon tối thiểu của các TCTD, Cụ thể như về lãi suất, căn cứ vào quan hệ cung - cầuvon; mức độ rủi ro thanh toán; rủi ro thị trường; lạm phát, tỷ suất lợi nhuận bình quâncủa nền kinh tế; mức biến động của tỷ giá và lãi suất thị trường quốc tế; chi phí quản
lý kinh doanh của các TCTD, bao gồm cả chính sách thuế của Nhà nước đối với tiềngửi dân cư và hoạt động tín dung, Ngân hàng Nhà nước lượng hoá dé xác định tínhhợp lý và dự báo chiều hướng biến động của lãi suất thị trường, từ đó có sự tác độngthích hợp thông qua việc điều hành công cụ chính sách tiền tệ để hướng lãi suất thịtrường biến động phù hợp với các mục tiêu của chính sách tiền tệ Hay như chínhsách về ty lệ an toàn vốn tối tiểu của các ngân hàng, xuất phát từ tình hình thực tếchuẩn bị cho việc áp dụng chuân Basel II vào hệ thống các ngân hàng, NHNN đãban hành Thông tư số 41/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 quy định tỷ lệ an toànvon tôi thiêu đôi với ngân hang, chi nhánh ngân hàng nước ngoai giảm từ mức 9%
* Bùi Thị Huyền Trang (2013), Hoat động huy động vốn bằng hình thức nhận tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng thương mại theo pháp luật Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ luật kinh tế, Đại học Luật Hà Nội, tr.24.
5 Basel II là phiên bản thứ hai của Hiệp ước Basel, trong đó đưa ra các nguyên tắc chung và các luật ngân hàng của ủy ban Basel về giám sát ngân hàng.
Trang 30xuống mức 8%.
Ngoài ra, tình hình phát trién về khoa học công nghệ như hiện nay cũng tác độngđến sự thay đổi của pháp luật về ngân hàng nói chung và pháp luật về tiền gửi cá nhânnói riêng Tiện ích của công nghệ áp dụng trong việc sử dụng, quản lý tiền gửi tiếtkiệm của người gửi tiền ngày càng phô biến Các hình thức thanh toán không dùngtiền mặt ngày càng trở nên đa dạng và được sử dụng nhiều, đó là một xu thé tat yếucủa xã hội Vì vậy, pháp luật tất yếu cần có sự điều chỉnh để quản lý và đảm bảoquyền lợi của các chủ thé có liên quan đến hoạt động này
Như vậy có thé thấy, pháp luật ở mỗi giai đoạn khác nhau sẽ có nội dung khácnhau, phản ánh điều kiện kinh tế - xã hội của quốc gia trong giai đoạn đó
1.3.2.2 Lợi ích của các chủ thể có liên quan
Bắt cứ một quy phạm pháp luật nào được ban hành đều nhằm mục đích điều chỉnhmột quan hệ nhất định, với những chủ thể nhất định Và dé điều chỉnh được quan hệ đómột cách phù hợp, các nhà hoạch định chính sách phải căn cứ vào lợi ích của mỗi bênchủ thê trong quan hệ Tương tự, pháp luật về hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân chịu
sự tác động từ yếu tố lợi ích của các chủ thé có liên quan đến hoạt động này, đặc biệt
là cá nhân gửi tiền và tổ chức nhận tiền gửi Điều này thé hiện ở chỗ, khi thiết kế nộidung các điều khoản của pháp luật về tiền gửi, nhà làm luật phải tính đến lợi ích củacác chủ thé có liên quan như ngân hàng thương mại (với tư cách là bên nhận tiền gửi)
và người gửi tiền Ngoài ra, quyền và lợi ích của nhà nước, nền kinh tế và cộng đồng
xã hội cũng là những nhóm lợi ích cần được quan tâm tính đến khi ban hành pháp luậtnói chung và pháp luật về tiền gửi cá nhân nói riêng Trên thực tế, trong quy trình banhành văn bản quy phạm pháp luật ở nhiều quốc gia trên thế giới đều có tính đến sự tácđộng của văn bản đó đến các nhóm lợi ích khác nhau trong xã hội Sở dĩ như vậy là bởi
vì, nếu một văn bản quy phạm pháp luật nao dé không thỏa mãn lợi ích của một chủthé nào đó thì chủ thé này sẽ có xu hướng không tuân thủ pháp luật khi nó được banhành Và thậm chí, nếu việc ban hành pháp luật không đảm bảo tính cân bằng về lợiích giữa các chủ thể bị tác động bởi quy định đó thì chỉ những chủ thê nào có lợi íchđược đảm bảo thì mới tuân thủ pháp luật, còn chủ thê nào không được đảm bảo về lợiích thì sẽ có xu hướng vi phạm pháp luật Điều này cho thấy việc đảm bảo sự cân bằng
về lợi ích giữa các chủ thê khi ban hành pháp luật nói chung và pháp luật về tiền gửi cánhân nói riêng là rât cân thiệt.
Trang 311.3.2.3 Các quy phạm pháp luật có liên quan
Hệ thống pháp luật Việt Nam bao gồm nhiều lĩnh vực pháp luật song song vớinhau và có luật chung - luật chuyên ngành Một van đề xảy ra trên thực tế có thé chịu
sự điều chỉnh của nhiều quy định pháp luật trong các lĩnh vực khác nhau, do vậy sựthay đôi của quy phạm pháp luật này có thé kéo theo nhu cau thay đổi quy phạm phápluật khác có liên quan Quan hệ tiền gửi cá nhân cũng không ngoại lệ, nó chủ yếu chịu
sự điều chỉnh của pháp luật ngân hàng và pháp luật dân sự, trong đó pháp luật dân sựđóng vai trò là luật chung, pháp luật ngân hàng được coi là luật chuyên ngành điềuchỉnh Trong các vấn đề liên quan đến tiền gửi cá nhân, một số nội dung trực tiếp chịu
sự điều chỉnh của luật dân sự như cá nhân người cư trú, người giám hộ, người đại
diện theo pháp luật, việc thừa kế, tặng cho tai sản,
Nguyên tắc áp dụng Bộ luật Dân sự được quy định tại Điều 4 Bộ luật Dân sự
2015, cụ thể:
1 Bộ luật này là luật chung điều chỉnh các quan hệ dân sự
2 Luật khác có liên quan diéu chỉnh quan hệ dân sự trong các lĩnh vực cụthé không được trải với các nguyên tac cơ bản của pháp luật dân sự quy địnhtại Diéu 3 của Bộ luật này
3 Trường hợp luật khác có liên quan không quy định hoặc có quy địnhnhưng vi phạm khoản 2 Diéu này thì quy định của Bộ luật này duoc áp dung.Thực tế hiện nay, hoạt động nhận tiền gửi của NHTM là hoạt động kinh doanh cóđiều kiện chặt chẽ Chủ thê được phép thực hiện các giao dịch này phải đáp ứng đượcnhững điều kiện nhất định mới được phép thực hiện Theo nguyên tắc áp dụng BLDSnhư đã trích dẫn ở trên thì trường hợp có quy định khác nhau giữa BLDS và các quy địnhcủa pháp luật về tiền gửi cá nhân thì các quy định của Bộ luật Dân sự sẽ được ưu tiên ápdụng vì có hiệu lực pháp lý cao hơn Các quy định của pháp luật về tiền gửi cá nhân cóquy định khác với quy định của Bộ luật Dân sự sẽ không được áp dụng, không có hiệulực trên thực tế Vì vậy, dé tránh việc các quy định của pháp luật chuyên ngành khôngđược áp dụng thì nhu cau đặt ra là cần thiết phải điều chỉnh các quy định của pháp luậtchuyên ngành bắt kịp với sự thay đổi của luật chung cũng như các quy định của phápluật khác có liên quan Có thé thay đây cũng là một yếu tổ tác động đến pháp luật về tiềngửi cá nhân nói riêng và pháp luật về nhận tiên gửi nói chung.
Trang 321.3.3 Khái quát nội dung điều chỉnh của pháp luật về tiền gửi của cá nhântại ngân hàng thương mại
Hoạt động nhận tiền gửi nói chung và nhận tiền gửi của cá nhân nói riêng trongNHTM giữ một vai trò quan trọng, vì vậy cần có những quy định pháp luật cần thiết
dé điều chỉnh hoạt động này Thông qua các quy định của pháp luật, Nhà nước có théthực hiện chính sách tiền tệ quốc gia cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế
- xã hội Với việc đưa ra những quy định về lãi suất, ty lệ dự trữ bắt buộc, quy định vềbảo hiểm tiền gửi , Nhà nước sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động nhận tiền gửi củaNHTM bằng cách tạo ra các điều kiện thuận lợi hoặc hạn chế việc nhận tiền gửi củaNHTM sao cho phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế, kiềm chế lạm phát Mặt khác,thông qua việc điều chỉnh bằng pháp luật, Nhà nước có thể kiểm soát được tình hìnhhoạt động kinh doanh của các NHTM, từ đó kịp thời có biện pháp điều chỉnh, giúpNHTM thoát khỏi tình trạng khó khăn về tài chính
Hiện nay, pháp luật có khá nhiều quy định liên quan đến hoạt động nhận tiềngửi, trong đó bao gồm các quy định về việc nhận tiền gửi của cá nhân, nhưng lại quyđịnh rải rác trong nhiều văn bản khác nhau Văn bản quy phạm có hiệu lực pháp lýcao nhất hiện nay có quy định về vấn đề này chính là Luật các TCTD năm 2010, LuậtNgân hàng Nhà nước năm 2010, Luật Bảo hiểm tiền gửi năm 2012, Bộ luật Dân sự
2015 Ngoài ra Ngân hàng nhà nước còn ban hành một số văn bản pháp quy có liênquan trực tiếp hoặc gián tiếp đến tiền gửi cá nhân như:
- Quyết định 1160/2004/QD-NHNN ngày 13/9/2004 của Thống đốc NHNNban hành Quy chế về tiền gửi tiết kiệm và Quyết định 47/2006/QD- NHNN ngày25/9/2006 về việc sửa đôi, bố sung một số điều của Quy chế về tiền gửi tiết kiệm banhành kèm theo Quyết định số 1160/2004/QD- NHNN ngày 13/9/2004 của Thống đốc
NHNN;
- Thông tư 23/2014/TT-NHNN ngày 19/8/2014 của Thống đốc NHNN hướngdẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán;Thông tư 32/2016/TT-NHNN ngày 26/12/2016 của Thống đốc NHNN sửa đổi, bổsung một số điều của Thông tư 23/2014/TT-NHNN; Thông tư 02/2018/TT-NHNNngày 12/2/2018 sửa đổi, b6 sung Thông tư 32/2016/TT-NHNN và Thông tư23/2014/TT-NHNN;
- Thông tư 07/2014/TT-NHNN ngày 17/3/2014 của Thống đốc NHNN quyđịnh lãi suât đôi với tiên gửi băng đông Việt Nam của tô chức, cá nhân tại tô chức
Trang 33tín dụng;
- Thông tư 16/2014/TT-NHNN ngày 01/8/2014 của Thống đốc NHNN hướngdẫn sử dụng tài khoản ngoại tệ, tài khoản đồng Việt Nam của người cư trú, ngườikhông cư trú tại ngân hàng được phép;
- Nghị định 70/2000/NĐ-CP ngày 21/11/2000 về việc giữ bí mật, lưu trữ vàcung cấp thông tin liên quan đến tiền gửi và tài sản gửi của khách hàng
Về cơ bản, pháp luật hiện hành đã bao quát tương đối đầy đủ các nội dung nhằmđiều chỉnh hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân tại các NHTM, cụ thé như sau:
1.3.3.1 Các quy định về chi thé tham gia quan hệ nhận tiền gửi giữa cá nhângửi tiền và ngân hàng
Sở di pháp luật về tiền gửi cá nhân phải quy định về chủ thê là bởi vì, xét về bảnchất, quan hệ nhận tiền gửi là đối tượng điều chỉnh của pháp luật về huy động vốndưới hình thức nhận tiền gửi, trong khi đó quan hệ xã hội này chỉ phát sinh giữa cácchủ thê nhất định gồm bên nhận tiền gửi và bên gửi tiền Hơn nữa, quan hệ nhận tiềngửi là một quan hệ về tài sản, có tính phức tạp và đặc thù nhất định nên các chủ thétham gia luôn phải đáp ứng những quy định về điều kiện, năng lực chủ thé đối với cảbên nhận tiền gửi và bên gửi tiền Đối với tiền gửi cá nhân, pháp luật hiện hành cónhững quy định về các loại hình tổ chức tin dụng (bên nhận tiền gửi) được thực hiệnhoạt động nhận tiền gửi của cá nhân và quy định về các điều kiện đối với cá nhân gửitiền khi thực hiện các giao dịch liên quan đến tiền gửi
1.3.3.2 Các quy định về quyên và nghĩa vụ cá nhân và ngân hàng trong quan
hệ nhận tiền gửi
Cũng giống như đối với các quan hệ pháp luật khác, trong việc điều chỉnh băngpháp luật với hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động nhận tiền gửi của cá nhânnói riêng, việc yêu cầu tuân thủ và đảm bảo thực thi pháp luật được đặt lên hàng đầu
Dé thực hiện tốt việc này thì quy định rõ ràng quyền, nghĩa vụ của các bên tham giaquan hệ là điều cần thiết, giúp cho pháp luật được tuân thủ một cách triệt để hơn.Quan hệ nhận tiền gửi của cá nhân là quan hệ tài sản song vụ, pháp luật quy địnhquyền và nghĩa vụ của mỗi bên dé đảm bảo việc tham gia quan hệ nhận tiền gửi manglại lợi ích cho mỗi bên chủ thể và không làm phương hại đến lợi ích của bên còn lại.1.3.3.3 Các quy định về thủ tục liên quan đến tiền gửi của cá nhân tại Ngân hàngPháp luật có những quy định chung mang tính nguyên tắc trong việc thực hiệncác thủ tục vê tiên gửi như gửi, rút gôc, lãi sô tiệt kiệm/thẻ tiệt kiệm, các giao dich
Trang 34thanh toán, để trên cơ sở đó, các ngân hàng thương mại xây dựng những quy trìnhnghiệp vụ áp dụng riêng trong hệ thống Ngoài ra, quy định không thể thiếu trong hệthống pháp luật về tiền gửi tại các NHTM là hợp đồng tiền gửi Việc xác lập mốiquan hệ giữa NHTM với khách hàng trong giao dịch nhận tiền gửi được thực hiệnqua hợp đồng tiền gửi Day là băng chứng pháp lý dé chứng minh quan hệ nhận tiềngửi được pháp luật thừa nhận Trường hợp xảy ra tranh chấp liên quan đến hợp đồngthì có cơ sở dé thực hiện quyền khiếu nại, khởi kiện tại cơ quan giải quyết tranh chap.1.3.3.4 Các quy định nhằm bảo vệ quyên lợi của cá nhân gửi tiễn
Hoạt động ngân hàng vốn đĩ là một hoạt động kinh doanh đặc biệt, an chứanhiều rủi ro, có ảnh hưởng lớn đến Nhà nước và các chủ thê có liên quan, đòi hỏi phải
có cơ chế pháp lý chặt chẽ và có chế độ bảo đảm quyền lợi của các chủ thể Đối vớitiền gửi cá nhân, chế độ dự trữ bắt buộc, bảo hiểm tiền gửi, nghĩa vụ bảo mật thôngtin khách hàng gửi tiền, được pháp luật chú trọng quy định bởi nó ảnh hưởng trựctiếp đến quyền lợi của người gửi tiền, duy trì sự ôn định của hệ thống ngân hàng.NHTM huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi của cá nhân sẽ phải thực hiện cácquy định về đảm bảo an toàn cho nguồn vốn huy động từ nền kinh tế, như vậy mớitạo lòng tin cho người gửi tiền
Về cơ bản, Nhà nước đã thiết lập một hành lang pháp lý tương đối đầy đủ và thôngthoáng, tạo cơ sở cho các NHTM tiến hành hoạt động kinh doanh trong khuôn khổ phápluật Đồng thời, pháp luật cũng hướng tới bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền, đáp ứngnhu cầu gửi tiền và sử dụng các dịch vụ ngân hàng, lựa chọn hình thức gửi tiền phù hợpvới mục đích và yêu cầu của họ, tạo niềm tin cho người gửi tiền, tạo cơ sở pháp lý choNgân hàng nhà nước thực hiện chức năng quản lý, giám sát hoạt động ngân hàng của cácNHTM nói chung và hoạt động nhận tiền gửi cá nhân nói riêng
Kết luận Chương 1NHTM là một trong các tô chức tài chính trung gian quan trọng nhất của nền
kinh tế, chiếm tỷ trọng lớn nhất về quy mô tài sản, thị phan NHTM thực hiện hoạt
động kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận Hoạt động chủ yếu của NHTM là huy độngtiền nhàn rỗi trong nền kinh tế va sử dụng số tiền này để cho vay, thực hiện các hoạtđộng kinh doanh khác với trách nhiệm hoàn trả cho người gửi tiền Như vậy hoạtđộng huy động vốn chính là khởi nguồn cho mọi hoạt động kinh doanh tiếp theo củangân hàng Nhận tiền gửi của cá nhân là hoạt động huy động vốn đặc trưng củaNHTM, tạo ra nguôn tiên gửi là nguôn von chủ dao trong nguôn von huy động của
Trang 35ngân hàng Vì thế, các NHTM đã thực hiện nhiều biện pháp cũng như các chiến lược,
kế hoạch dé thu về nguồn vốn quan trọng nay, làm cơ sở tiền dé cho hoạt động kinhdoanh của mình Dé có thé quản lý hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân, đảm bảoquyền và lợi ích hợp pháp cho các chủ thể và giữ vững sự an toàn của hệ thống ngânhàng, Nhà nước đã thiết lập hành lang pháp lý dé điều chỉnh mối quan hệ liên quantới tiền gửi của cá nhân tại NHTM Đây là điều rất hợp lý và cần thiết, bởi lẽ, NHTM
là một trong những chủ thể quan trọng của nền kinh tế, cung cấp nguồn vốn lớn chonên kinh tế Chương 1 của luận văn đã phân tích những van đề khái quát nhất về tiềngửi của cá nhân cũng như hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân và pháp luật về tiềngửi của cá nhân tại các NHTM - nội dung có liên quan mật thiết và tác động đến toàn
bộ các hoạt động ngân hàng khác Có thê nói, nếu không có hoạt động nhận tiền gửi
cá nhân, các NHTM sẽ rất khó và thậm chí không thể thực hiện các chức năng kinhdoanh của mình nêu chỉ dựa vào nguôn vôn chủ sở hữu.
Trang 36Chương 2 THUC TRANG PHÁP LUẬT VE TIEN GUI CUA CÁ NHÂN TẠINGAN HANG THUONG MAI VA THUC TIEN THI HANH PHAP LUAT VETIEN GUI CUA CA NHAN TAI NGAN HANG NONG NGHIEP VA PHATTRIEN NONG THON VIET NAM
2.1 Thực trang pháp luật về tiền gửi của cá nhân tại Ngân hàng thương maiNhư đã dé cập tại Chương 1, quy định của pháp luật về tiền gửi của cá nhân hiệnnay nằm rải rác trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật Ngoài các văn bản điều chỉnhhoạt động ngân hang nói chung như Luật các TCTD năm 2010, Luật Ngân hàng Nhanước năm 2010, Luật Bảo hiểm tiền gửi năm 2012, Bộ luật Dân sự 2015, tiền gửi cánhân chịu sự điều chỉnh bởi các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành Trong đó,
về tiền gửi tiết kiệm, Quyết định 1160/2004/QD-NHNN ngày 13/9/2004 của Thốngđốc NHNN ban hành Quy chế về tiền gửi tiết kiệm và Quyết định 47/2006/QD- NHNNngày 25/9/2006 về việc sửa đổi, b6 sung một số điều của Quy chế về tiền gửi tiết kiệmban hành kèm theo Quyết định số 1160/2004/QD- NHNN ngày 13/9/2004 của Thốngđốc NHNN là những văn bản chứa đựng những quy định cụ thé nhất để điều chỉnh.Đối với tiền gửi thanh toán, Thông tư 23/2014/TT-NHNN ngày 19/8/2014 của Thốngđốc NHNN hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tô chức cung ứngdịch vụ thanh toán; Thông tư 32/2016/TT-NHNN ngày 26/12/2016 của Thống đốcNHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 23/2014/TT-NHNN và Thông tư02/2018/TT-NHNN ngày 12/2/2018 sửa đổi, bố sung Thông tư 32/2016/TT-NHNN
và Thông tư 23/2014/TT-NHNN là những văn bản hiện hành điều chỉnh chỉ tiết nhất.Bên cạnh đó, pháp luật cũng có những quy định khác điều chỉnh lãi suất tiền gửi, bảohiểm tiền gửi, cung cấp thông tin về tiền gửi, là cơ sở dé các NHTM ban hành cácquy định, quy trình nội bộ áp dụng toàn hệ thống Pháp luật điều chỉnh tiền gửi của cánhân tại ngân hàng thương mại có những quy định tương đối chỉ tiết, phù hợp nhưngcũng bộc lộ những điểm bắt cập, thiếu sót, thé hiện trong những nội dung sau:
2.1.1 Các quy định về chủ thể tham gia quan hệ nhận tiền gửi của cá nhânTheo pháp luật hiện hành, có hai loại chủ thể tham gia quan hệ tiền gửi cá nhân,bao gồm cá nhân gửi tiền (Bên gửi tiền) và Ngân hàng (Bên nhận tiền gửi)
2.1.1.1 Cá nhân gửi tiền
- Theo Quy chế về tiền gửi tiết kiệm ban hành kèm theo Quyết định số1160/2004/QD-NHNN, bên gửi tiền là cá nhân Việt Nam hoặc nước ngoài có nhucâu gửi tiên Dé tham gia vào giao dịch gửi tiên tại ngân hàng, bên gửi tiên cũng phải
Trang 37thỏa mãn một số điều kiện nhất định Trong đó, điều kiện cơ bản là phải có năng lựcpháp luật và năng lực hành vi dé tham gia giao dịch va tự chịu trách nhiệm pháp lý
về hành vi của mình Tùy vào từng hình thức gửi tiền và loại tiền mà phạm vi chủthể gửi tiền được quy định khác nhau
* Đối với tiền gửi tiết kiệm:
- Tién gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam: đối tượng gửi tiền tiết kiệm chỉ cóthê là cá nhân Việt Nam, cá nhân nước ngoài đang sinh sống và hoạt động hợp pháptại Việt Nam (khoản 1 Điều 3 Quy chế về tiền gửi tiết kiệm ban hành kèm theo Quyếtđịnh 1160/2004/QĐ-NHNN!).
- Tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ: khoản 2 Điều 3 Quy chế về tiền gửi tiếtkiệm ban hành kèm theo Quyết định 1160/2004/QD-NHNN ngày 13/9/2004quy định đối tượng được tham gia gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ là cá nhân cư trú tạiViệt Nam Tuy nhiên, khoản 2 Điều 13 Nghị định 70/2014/NĐ-CP ngày17/7/2014 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh ngoại hối và Pháp lệnh sửa đổi, bổsung một số điều Pháp lệnh ngoại hối quy định: “Người cư trú là công dân Việt Namđược sử dụng ngoại tệ tiền mặt dé gửi tiết kiệm ngoại lệ tai tô chức tin dụng đượcphép, được rút tiền gốc, lãi bằng đông tiên đã gửi.”, tức chỉ có người cư trú là côngdân Việt Nam mới được gửi tiết kiệm băng ngoại tệ Như vậy, Nghị định70/2014/NĐ-CP đã quy định mâu thuẫn so với Quyết định 1160/2004/QD-NHNN
về đôi tượng được tham gia gửi tiền tiết kiệm bằng ngoại tệ, điều này gây khó khăncho các NHTM trong hoạt động nhận tiền gửi tiết kiệm ngoại tệ Người nước ngoàinếu có nhu cầu gửi ngoại tệ thì nộp ngoại tệ tiền mặt vào ngân hàng theo hình thức
sử dụng dich vụ giữ hộ và khách hàng phải nộp lệ phí cho dịch vụ nay.
* Đối với tiền gửi thanh toán:
Theo quy định tại khoản 6 Điều 1 Thông tư 32/2016/TT-NHNN ngày26/12/2016 sửa đôi Thông tư 23/2014/TT-NHNN hướng dẫn việc mở và sử dụng tàikhoản thanh toán tại tô chức cung ứng dịch vụ thanh toán, cá nhân mở tài khoản thanhtoán tại ngân hang, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bao gồm:
a) Người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đây đủ theo quyđịnh của pháp luật Việt Nam;
b) Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chếnăng lực hành vi dân sự;
Trang 38c) Người chưa đủ 15 tuổi, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, ngườimắt năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật Việt Nam mở tài khoảnthanh toán thông qua người đại diện theo pháp luật;
d) Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định cua pháp luật Việt Nam mở tài khoản thanh toán thông qua người giám hộ.
- Đối với tài khoản thanh toán băng ngoại tệ: khoản 14 Điều | Pháp lệnh sửađối, bố sung Pháp lệnh ngoại hối 2013 quy định “Người cư trú, người không cư trúđược mở tài khoản ngoại tệ tại tổ chức tin dụng được phép Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam quy định việc sử dụng tài khoản ngoại tệ của các đối tượng quy định tạikhoản này” Như vậy, so với tiền gửi tiết kiệm thì đối tượng được mở tài khoản thanhtoán có thêm người không phải là công dân Việt Nam Điều này mở rộng cơ chế hơncho người nước ngoài tại Việt Nam nhằm phục vụ nhu cầu sinh song va lam viéc taiViệt Nam.
Có thé thay, trước day, BLDS 2005 dé cập đến quyền tham gia mở và sử dungtài khoản của người chưa thành niên phải thực hiện thông qua người giám hộ (điểm
a, khoản 2, Điều 2 Quy chế mở và sử dụng tài khoản tiền gửi ban hành kèm theoQuyết định số 1284/2002/QD-NHNN) BLDS 2015 và các văn bản chuyên ngành nóitrên đã mở rộng quyền đối với tài sản, trong đó có quyền mở và sử dụng tài khoảncủa người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa
vụ Điều này là hoàn toàn phù hợp với thực tiễn, giúp khắc phục những bắt cập trongviệc mở và sử dụng tài khoản của một số lượng không nhỏ người chưa thành niên.Bên cạnh đó, pháp luật hiện hành còn quy định về trường hợp đồng chủ sở hữutiền gửi tiết kiệm là 2 cá nhân trở lên cùng đứng tên trên thẻ tiết kiệm (khoản 4 Điều
6 Quy chế về tiền gửi tiết kiệm ban hành kèm theo Quyết định số NHNN) Quy định này nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn, tháo gỡ một phần vướng mắckhi mà nhiều khách hang đã rơi vào rủi ro như mắt năng lực hành vi dân sự hay gặp
1160/2004/QD-sự cố không thé rút được tiền trong quá trình gửi tiền tiết kiệm Trong khi đó, việc ủyquyền dé người thân rút tiền hộ tốn rất nhiều thời gian và thủ tục không hè dé dàng.2.1.1.2 Ngân hàng nhận tiền gửi
Điều 2 Quy chế về tiền gửi tiết kiệm ban hành kèm theo Quyết định số1160/2004/QD-NHNN quy định tô chức nhận tiền gửi tiết kiệm là các tổ chức tindụng được thành lập và hoạt động theo Luật các tô chức tín dụng và các tô chức khác
có hoạt động ngân hàng được pháp luật cho phép nhận tiền gửi tiết kiệm Trong quan
Trang 39hệ này có thé coi TCTD nhận tiền gửi là bên di vay Dé tham gia quan hệ này, TCTDphải thỏa mãn một số điều kiện do pháp luật quy định như:
- Có giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng:
- Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trong đó ghi rõ loại hình nghiệp vụhuy động vốn băng hình thức nhận tiền gửi);
- Có điều lệ hợp pháp;
- Có người đại điện hợp pháp dé thay mặt TCTD tham gia vào quan hệ giaodịch với khách hàng.
Đối với tiền gửi tiết kiệm cá nhân, theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Quy chế
về tiền gửi tiết kiệm ban hành kèm theo Quyết định số 1160/2004/QD-NHNN:
“Ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng đâu tư, ngân hàng chínhsách, ngân hàng hop tác, quỹ tin dụng nhân dân được nhận tiền gửi tiết kiệm củamọi cả nhân theo các loại kỳ hạn khác nhau ”
Đối với việc mở tài khoản thanh toán, Điều 2 Thông tư 23/2014/TT-NHNN quyđịnh: “T6 chức, cá nhân mở tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanhfoán ” và quy định tổ chức cung ứng dich vụ thanh toán bao gồm: a) Ngân hàng Nhànước; b) Ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã (sauđây gọi tắt là ngân hàng); c) Chi nhánh ngân hàng nước ngoài
2.1.2 Các quy định về quyền và nghĩa vụ của chủ thể tham gia quan hệ nhậntiền gửi cá nhân
2.1.2.1 Quyền và nghĩa vụ của cá nhân gửi tiền
Ứng với mỗi loại tiền gửi khác nhau, pháp luật lại đưa ra những quy định khácnhau về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể Vì vậy, các quy phạm pháp luật điềuchỉnh vấn đề này cũng nằm trong nhiều văn bản khác nhau Quyền và nghĩa vụ của
cá nhân gửi tiền được quy định trong Quy chế về tiền gửi tiết kiệm ban hành kèmtheo Quyết định số 1160/2004/QD-NHNN ngày 13/9/2004 (Điều 24, Điều 25) Đốivới tiền gửi thanh toán, quyền và nghĩa vụ của cá nhân mở tài khoản được quy địnhtại Thông tư 23/2014/TT-NHNN (Điều 4, Điều 5) Từ các quy định đó, có thể kháiquát một số quyền và nghĩa vụ của cá nhân gửi tiền như sau:
- Đối với tiền gửi tiết kiệm, cá nhân gửi tiền có các quyền như: được thanh toánday đủ gốc, lãi tiền gửi tiết kiệm; chuyên quyền sở hữu thẻ tiết kiệm, dé lại thừa kếtiền gửi tiết kiệm, uy quyén cho người khác thực hiện giao dich; cầm cô thẻ tiết kiệm
đê vay vôn và các nghĩa vụ như: thông báo trước vê nhu câu rút tiên trước hạn; thông
Trang 40báo kịp thời việc mắt thẻ tiết kiệm dé tránh bi lợi dung làm tổn that tài sản cũng nhưphải chịu những thiệt hai do không thông báo kịp thời việc mất thẻ tiết kiệm cho bênnhận tiền gửi tiết kiệm
- Đối với việc mở tài khoản thanh toán: chủ tài khoản thanh toán có một sốquyền như ủy quyền cho người khác sử dụng tài khoản thanh toán của mình; sửdụng số tiền trên tài khoản thanh toán của mình đề thực hiện các lệnh thanh toán hợppháp, hợp lệ; lựa chọn sử dụng các phương tiện thanh toán, dịch vụ và tiện ích thanhtoán do tô chức cung ứng dịch vụ thanh toán cung ứng: ủy quyền cho người khác sửdụng tài khoản thanh toán; được cung cấp thông tin về các giao dịch thanh toán, số
dư trên tài khoản thanh toán của mình theo thỏa thuận với t6 chức cung ứng dịch vuthanh toán; được yêu cầu tô chức cung ứng dịch vụ thanh toán nơi mở tài khoản tạmkhóa, đóng tài khoản thanh toán khi cần thiết; được gửi thông báo cho tổ chức cungứng dịch vụ thanh toán về việc phát sinh tranh chấp về tài khoản thanh toán chunggiữa các chủ tài khoản thanh toán chung: và các nghĩa vụ như: đảm bảo có đủ tiềntrên tài khoản thanh toán đề thực hiện các lệnh thanh toán đã lập; kịp thời thông báocho tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nơi mở tài khoản khi phát hiện thấy có saisót, nhằm lẫn trên tài khoản của mình hoặc nghi ngờ tài khoản của mình bị lợi dụng;chịu trách nhiệm về những thiệt hai do sai sót hoặc bị lợi dung, lừa đảo khi sử dụngdịch vụ thanh toán qua tài khoản do lỗi của mình; không được cho thuê, cho mượntài khoản thanh toán của mình; không được sử dụng tài khoản thanh toán dé thựchiện cho các giao dịch nhằm mục đích rửa tiền, tài trợ khủng bố, lừa đảo, gian lậnhoặc các hành vi vi phạm pháp luật khac;
Có thể thấy, trong quan hệ gửi tiền, khách hàng với tư cách là bên gửi tiền córất nhiều quyền lợi Tuy nhiên, hiện nay pháp luật chưa có quy định về quyền củangười gửi tiền được cung cấp thông tin khi bên nhận tiền gửi bị lâm vào tình trạnggiám sát đặc biệt hoặc tình trạng kiểm soát đặc biệt Do hạn chế thông tin về ngânhàng thương mại lâm vào tình trạng giám sát hoặc kiểm soát đặc biệt nên khách hànggiao dịch thường xuyên với ngân hang vẫn gửi tiền (hoặc chuyền tiền) vào tài khoảncủa mình nhưng sau đó không rút hoặc không sử dụng được tiền gửi, có nguy cơ bịmat hoặc không được hoàn trả đầy đủ do tình trạng khó khăn về tài chính của ngânhàng Do vậy, theo quan điểm của tác giả, quyền được cung cấp thông tin của kháchhàng khi ngân hàng xuất hiện tình trạng nêu trên cũng là một trong những nội dungcần được pháp luật xem xét quy định cụ thé