1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận luật kinh tế thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về cơ cấu tổ chức quản lý của công ty cổ phần sữa việt nam – vinamil

16 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó: Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI

cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty cổ phần Sữa Việt Nam – Vinamilk

Họ và tên sinh viên : Bùi Thị Quỳnh Anh Ngày/ tháng/ năm sinh : 18/ 10/ 2002

Tên giảng viên giảng dạy : Nguyễn Thị Tuyết Vân

Hà Nội, tháng 7 năm 2021

Trang 2

3.Cơ cấu tổ chức và hoạt động của công ty cổ phần 2

II THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM - VINAMILK 4

1.Giới thiệu chung 4

2.Cơ cấu tổ chức và hoạt động 4

II SÁCH THAM KHẢO

III TÀI LIỆU THAM KHẢO KHÁC

Trang 3

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Trang 4

MỞ ĐẦU

Công ty cổ phần đang là mô hình kinh doanh rất quan trọng và đóng góp rất lớn cho sự phát triển của kinh tế Việt Nam Tuy nhiên, từ thực tiễn kinh doanh cho thấy, bên cạnh các ưu điểm nổi trội, công ty cổ phần còn tồn tại khá nhiều hạn chế; đặc biệt là các quy định của pháp luật điều chỉnh về loại hình công ty này đang tồn tại khá nhiều bất cập Từ đó có thể thấy việc nghiên cứu “thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần”, cụ thể tại Công ty cổ phần Sữa Việt Nam - Vinamilk theo Luật Doanh nghiệp năm 2020 là cần thiết và cấp bách, từ đó chỉ ra một số hạn chế, bất cập và đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về công ty cổ phần để mô hình này ngày càng phát triển

Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó: Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng

nhau gọi là cổ phần; Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa; Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật này; Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác của công ty.1

Công ty cổ phần mang một số đặc điểm sau:

Về cổ đông: Cổ đông là cá nhân, tổ chức sở hữu ít nhất một cổ phần của CTCP Số lượng

cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa CTCP chuyển đổi từ doanh nghiệp

1 Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020

Trang 5

nhà nước hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc được chia, tách, hợp nhất, sáp nhập từ CTCP khác không nhất thiết phải có cổ đông sáng lập

Về vốn điều lệ: Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau được gọi là cổ phần

Giá trị của mỗi cổ phần được gọi là mệnh giá cổ phần Cổ đông của CTCP có thể mua một hoặc nhiều cổ phần Cổ phần được thể hiện dưới dạng cổ phiếu

Về chế độ trách nhiệm: CTCP có chế độ trách nhiệm hữu hạn Các cổ đông chỉ chịu trách

nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty

Về tư cách pháp lý: CTCP có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận

đăng kí doanh nghiệp

Về quyền chuyển nhượng vốn: Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình

cho người khác, trừ hai trường hợp đã được quy định

Về quyền huy động vốn: CTCP có quyền phát hành cổ phần các loại và trái phiếu để huy

động vốn

Theo quy định tại Điều 137 Luật Doanh nghiệp 2020: CTCP có quyền lựa chọn tổ chức

quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây, trừ trường hợp mà pháp luật chứng khoán có quy định khác:

- Đại hội đồng cổ đông; - Hội đồng quản trị; - Ban kiểm soát;

- Giám đốc hoặc Tổng giám đốc

- Đại hội đồng cổ đông; - Hội đồng quản trị;

- Giám đốc hoặc Tổng giám đốc Lưu ý: Trường hợp công ty có dưới 11 cổ

đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát

Lưu ý: Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ủy ban kiểm toán trực thuộc Hội đồng quản trị

Trang 6

Trường hợp chỉ có một người đại diện theo pháp luật, thì Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty; trường hợp điều lệ không có quy định khác thì Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc đương nhiên là người đại diện theo pháp luật của công ty

Trong đó:

Đại hội đồng cổ đông:

Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết (bao gồm cổ đông phổ thông và cổ đông ưu đãi biểu quyết), là cơ quan quyết định cao nhất của CTCP Cổ đông là tổ chức có quyền cử một hoặc một số người đại diện theo uỷ quyền thực hiện các quyền cổ đông của mình theo quy định của pháp luật; trường hợp có nhiều hơn một người đại diện theo uỷ quyền được cử thì phải xác định cụ thể số cổ phần và số phiếu bầu của mỗi người đại diện

Hội đồng quản trị:

Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý CTCP, có toàn quyền nhân danh công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông

Hội đồng quản trị có không ít hơn 03 thành viên, không quá 11 thành viên, nếu Điều lệ công ty không có quy định khác Thành viên Hội đồng quản trị không nhất thiết phải là cổ đông của công ty

Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty:

Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty do Hội đồng quản trị bổ nhiệm một người trong số họ hoặc thuê người khác, chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao Trường hợp Điều lệ công ty không quy định Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật thì Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty

Nhiệm kỳ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không quá 05 năm; có thể được bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế

Trang 7

Ban kiểm soát:

Đối với CTCP có trên 11 cổ đông là cá nhân hoặc có cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của công ty phải có Ban kiểm soát

Ban kiểm soát có từ 03 đến 05 thành viên nếu Điều lệ công ty không có quy định khác; nhiệm kỳ của Ban kiểm soát không quá 05 năm; thành viên Ban kiểm soát có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế Ban kiểm soát phải có hơn một nửa số thành viên thường trú ở Việt Nam Trưởng Ban kiểm soát phải là kế toán viên hoặc kiểm toán viên chuyên nghiệp và phải làm việc chuyên trách tại công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định tiêu chuẩn khác cao hơn

Tên hợp pháp của công ty bằng tiếng Việt là “CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM” Tên công ty viết bằng tiếng Anh là “VIETNAM DAIRY PRODUCTS JOINT STOCK COMPANY”

Tên viết tắt là “VINAMILK”

Công ty là CTCP có tư cách pháp nhân phù hợp với pháp luật hiện hành của Việt Nam Công ty được thành lập theo phương thức chuyển từ một doanh nghiệp Nhà nước thành một CTCP, được tổ chức và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Theo đó, công ty có tư cách pháp nhân kể từ ngày thành lập, và các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty

Trụ sở chính của công ty đặt tại địa chỉ: Số 10, Tân Trào, Phường Tân Phú, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh

Theo Điều lệ Công ty cổ phần Vinamilk, Cơ cấu quản trị, kiểm soát và quản lý của công ty bao gồm: Đại hội đồng cổ đông; Hội đồng quản trị; Ban kiểm soát; Tổng giám đốc

Trang 8

Đại hội đồng cổ đông: Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của công

ty và tất cả các cổ đông có quyền bỏ phiếu đều được tham dự Đại hội đồng cổ đông thường niên được tổ chức mỗi năm một lần và phải họp trong thời hạn bốn (04) tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính; hoặc có thể được gia hạn nhưng không quá sáu (06) tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính, nếu được cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chấp thuận theo yêu cầu của Hội đồng quản trị.2

Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị bao gồm 04 tiểu ban: tiểu ban chiến lược, tiểu ban

nhân sự, tiểu ban lương thưởng và tiểu ban kiểm toán nhằm hỗ trợ hoạt động của Hội đồng quản trị

Đứng đầu Hội đồng quản trị là Chủ tịch Hội đồng quản trị- thành viên Hội đồng quản trị độc lập: Bà Lê Thị Băng Tâm; bà là thành viên Hội đồng quản trị của Vinamilk từ tháng 4/2013 và đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị từ tháng 7/2015 Ngoài ra, Hội đồng quản trị còn bao gồm 7 thành viên khác

Ban kiểm soát: Ban kiểm soát công ty được quy định rõ ràng, chi tiết, cụ thể tại Điều 31

Điều lệ công ty và tuân thủ theo các quy định tại Điều 165 Luật Doanh nghiệp Ban kiểm soát

không được có ít hơn ba (03) thành viên và nhiều hơn năm (05) thành viên, số lượng cụ thể sẽ được Hội đồng quản trị trình và Đại hội đồng cổ đông phê chuẩn theo quy định Các thành viên Ban kiểm soát không phải là người trong bộ phận kế toán, tài chính của công ty và không phải cổ đông, thành viên có phần vốn góp hay nhân viên của công ty kiểm toán độc lập đang thực hiện việc kiểm toán báo cáo tài chính của công ty

Tổng giám đốc: Tổng giám đốc công ty là bà Mai Kiều Liên, thành viên Hội đồng quản

trị điều hành Bà là Chủ tịch Hội đồng quản trị từ tháng 11/2003 đến năm 2015 và sau đó vẫn tiếp tục là thành viên Hội đồng quản trị cho đến nay Bà là Tổng giám đốc Công ty Vinamilk từ tháng 12/1992

Giám đốc Công ty cổ phần Vinamilk được chia thành 11 bộ phận bao gồm: Giám đốc điều hành tài chính, Giám đốc điều hành nhân sự hành chính và đối ngoại, Giám đốc điều hành

2 Theo khoản 1 Điều 12 Điều lệ công ty cổ phần sữa Vinamilk

Trang 9

chuỗi cung ứng, Giám đốc điều hành phát triển vùng nguyên vật liệu, Giám đốc điều hành sản xuất, Giám đốc điều hành nghiên cứu phát triển, Giám đốc điều hành marketing, Giám đốc điều hành kinh doanh nội địa, Giám đốc điều hành kinh doanh quốc tế, Giám đốc công nghệ thông tin và Giám đốc chiến lược Ban điều hành công ty bao gồm 07 thành viên với các chức danh nghiệp vụ khác nhau, cùng quản lý và điều hành công ty.3

Thư ký công ty: Các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Thư ký công ty được quy định

tại Điều 27 Điều lệ công ty Theo đó: Hội đồng quản trị sẽ chỉ định một (01) hoặc nhiều Thư ký công ty với nhiệm kỳ và những điều khoản theo quyết định của Hội đồng quản trị Hội đồng quản trị có thể bãi nhiệm Thư ký công ty vào bất kỳ thời điểm nào nhưng không trái các quy định của pháp luật hiện hành về lao động Tại thời điểm năm 2020, Thư ký công ty bao gồm 03 thành viên

Như vậy, qua Điều lệ công ty cũng như Báo cáo tài chính, có thể rút ra một số nhận xét sau về cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần sữa Vinamilk:

Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty theo mô hình 1 bao gồm: Đại hội đồng cổ đông; Hội đồng quản trị; Ban kiểm soát; Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc Các quy định của công ty đã tuân thủ đúng theo điểm a khoản 1 Điều 137 Luật Doanh nghiệp 2020 về mô hình cơ cấu tổ chức công ty

Trong tổ chức bộ máy của công ty, các bộ phận được tạo thành đều nhằm thực hiện một nhiệm vụ đặc trưng nào đó Các bộ phận của công ty được chia thành cấp chiến lược (Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị) và cấp tác nghiệp (Ban giám đốc, các phòng ban cấp dưới) Đồng thời, Ban kiểm soát hoạt động hoàn toàn độc lập với Hội đồng quản trị và Ban giám đốc

Đại hội đồng cổ đông, có thể nhận thấy, “một trong những đặc điểm của CTCP là quản lý tập trung thông qua cơ cấu Hội đồng Về nguyên tắc, cơ cấu tổ chức và phân phối quyền lực trong cơ cấu tổ chức là công việc nội bộ của các nhà đầu tư” Đại hội đồng cổ đông của công ty chỉ quyết định các vấn đề quan trọng, đưa ra những chiến lược lâu dài và là chủ sở hữu của

Trang 10

Công ty Vinamilk; còn lại các quyền điều hành, giám sát thuộc về Hội đồng quản trị Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyền lực cao nhất của công ty

Về Hội đồng quản trị, HĐQT là cơ quan quyền lực mang tính hạt nhân trong CTCP Điều này thể hiện tầm quan trọng và vai trò đặc biệt của HĐQT đối với CTCP Bởi lẽ, đây chính là cơ quan quản lý của CTCP và là cơ quan có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của CTCP nếu không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông Trên thực tế, HĐQT là cơ quan chịu trách nhiệm duy trì mọi hoạt động của CTCP, nên quyền hạn của cơ quan này rất lớn Ở Công ty cổ phần Vinamilk, thành viên HĐQT ngoài các thành viên điều hành, thành viên không điều hành còn có sự góp mặt của một số lượng thành viên độc lập Điều này giúp cho cơ cấu HĐQT có sự đa dạng và tránh tình trạng chuyên quyền

Ban kiểm soát: Có trách nhiệm tham mưu, đốc thúc, kiểm tra, giám sát hoạt động của các thành viên HĐQT, các phòng ban, cấp lãnh đạo và bộ phận kiểm toán nội bộ công ty

Các cấp lãnh đạo, các bộ phận, ban, ngành phối hợp với nhau thông qua cơ chế báo cáo trực tiếp, cấp dưới báo cáo với cấp trên, thông tin được vận động theo chiều dọc, tạo cơ sở để cấp trên thực hiện việc lên kế hoạch và cấp dưới thực hiện theo kế hoạch Ngoài ra, ở Vinamilk còn có cơ chế báo cáo gián tiếp theo chức năng nghiệp vụ để hướng đến sự đảm bảo về mặt chuyên môn

Tóm lại, có thể thấy rằng, cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty cổ phần Sữa Vinamilk đã có sự tổ chức bộ máy phù hợp với quy mô hoạt động của công ty (về số lượng thành viên Ban quản trị, về số lượng các phòng ban chuyên môn); tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật Doanh nghiệp về cơ cấu tổ chức CTCP; đồng thời cũng có sự sáng tạo khi theo mô hình có Ban kiểm soát nhưng vẫn có các thành viên Hội đồng quản trị độc lập để tăng thêm tính giám sát Tuy nhiên, một số ban, ngành còn số lượng quá lớn thành viên dẫn đến sự cồng kềnh, nặng nề cho bộ máy, Ban kiểm soát vẫn còn chưa được quy định rõ ràng về thành viên, cách thức bầu cử trong điều lệ công ty

ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

Trang 11

Trong thực tế, mô hình CTCP đã có những ưu điểm vượt trội so với những mô hình khác Chế độ trách nhiệm của CTCP là trách nhiệm hữu hạn, các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn góp nên mức độ rủi ro của các cổ đông không cao Khả năng hoạt động của CTCP rất rộng, trong hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề; cơ cấu vốn của CTCP hết sức linh hoạt tạo điều kiện cho nhiều người cùng góp vốn vào công ty Bên cạnh đó, khả năng huy động vốn của CTCP rất cao thông qua việc phát hành cổ phiếu ra công chúng, đây là đặc điểm riêng có và vượt trội nhất của mô hình CTCP Ngoài ra, việc chuyển nhượng vốn trong CTCP là tương đối dễ dàng; do vậy, phạm vi đối tượng được tham gia CTCP là rất rộng, ngay cả các cán bộ công chức cũng có quyền mua cổ phiếu của CTCP (đối với công ty đại chúng, công ty niêm yết trên sàn chứng khoán thì chỉ có CTCP mới có quyền này)

Tuy nhiên, pháp luật về cơ cấu tổ chức và hoạt động của CTCP vẫn tồn tại một số bất cập sau:

Thứ nhất, Luật Doanh nghiệp 2020 không có bất kỳ quy định nào về hạn chế việc tham

gia HĐQT tại các công ty cổ phần khác nhau Thậm chí điểm c khoản 1 Điều 155 Luật Doanh

nghiệp 2020 còn quy định “thành viên HĐQT công ty có thể đồng thời là thành viên HĐQT

của công ty khác” Tuy nhiên, khoản 3 Điều 12 Nghị định 71/2017/NĐ-CP lại quy định thành viên HĐQT của 01 công ty đại chúng không được đồng thời là thành viên HĐQT tại quá 05 công ty khác

Em cho rằng quy định này có thể phù hợp về thông lệ quản trị công ty nhưng xét về pháp lý là không phù hợp với Luật Doanh nghiệp 2020 và cả Luật Chứng khoán hiện hành Vì các luật trên đều không có quy định về việc hạn chế này, cũng như không trao quyền cho Chính phủ được quyền quy định về việc hạn chế này

Thứ hai, đối với Ban kiểm soát, có thể khẳng định “trong các CTCP, đặc biệt là các công

ty đại chúng và công ty niêm yết, vai trò của Ban kiểm soát là hết sức quan trọng” Bởi đây là cơ quan chịu trách nhiệm thường xuyên giám sát mọi hoạt động của HĐQT và các chức danh lãnh đạo khác của CTCP Về nguyên tắc, “Ban kiểm soát là một cơ quan do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, có số lượng từ 03 đến 05 thành viên, trong đó, có ít nhất 01 thành viên là kế toán viên hoặc kiểm toán viên” Nhiệm vụ, quyền hạn chủ yếu của Ban kiểm soát chính là thực

Ngày đăng: 01/04/2024, 16:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w