1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp vay vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Hòa Thuận - Tỉnh Đăk Lăk

107 1 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp vay vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Hòa Thuận - Tỉnh Đăk Lăk
Tác giả Phan Công Nguyên
Người hướng dẫn TS. Đoàn Ngọc Phi Anh
Trường học Đại học Đà Nẵng
Chuyên ngành Tài chính ngân hàng
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2016
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 19,98 MB

Nội dung

Chính vì vậy chất lượng thẩm định tín dụng và nâng cao chất lượng thấm định tín dụng luôn là vấn để hàng đầu của các ngân hàng thương nhiên, bên cạnh những mặt đạt được hoạt động tín dụ

Trang 1

PHAN CÔNG NGUYÊN

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VAY VÓN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIÊN NÔNG THÔN

CHI NHÁNH HÒA THUẬN - TỈNH ĐĂK LĂK

LUAN VAN THAC SI QUAN TRI KINH DOANH

Đà Nẵng — Nim 2016

Trang 2

+®kwwk

PHAN CÔNG NGUYÊN

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VAY VÓN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIÊN NÔNG THÔN

CHI NHÁNH HÒA THUẬN - TINH DAK LAK

Chuyên ngành:

Mã số: 60.34.02.01 ài chính ngân hàng

LUAN VAN THAC SI QUAN TRI KINH DOANH

Người hướng dẫn khoa học: TS Đoàn Ngọc Phi Anh

Trang 3

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bé trong bắt kỳ công trình nào khác

Da Nang, thang I năm 2015

PHAN CONG NGUYEN

Trang 4

1 Tính cấp thiết của đề tài -.<-e : - 1

5 Phương pháp nghiên cứu 2 522.2222222 3

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của để tài -2s 2222222 3

8, Téng quan tai liệu nghiên cứu ae

DOANH NGHIEP VAY VON CUA CAC NGAN HANG THUONG MA 1.1 KHAI QUAT VE NGAN HANG THUONG MAI VA HOAT DONG

Trang 5

1.4.1 Các nhân tổ thuộc về doanh nghiệp 38

22 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH BCTC DOANH NGHIỆP VAY VON TAI NHNo&PTNT HOA THUAN, TINH DAK LAK 48 2.2.1 Tổng quan về quy trình cấp tin dụng tại NHNo&PTNT Hòa Thuận,

2.2.2 Thực trạng công tác phân tích BCTC của doanh nghiệp vay vốn tại NHNo&PTNT Hòa Thuận, Tỉnh Đăk Lãk 80

2.3 ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC PHÂN TÍCH BCTC DOANH NGHIỆP VAY

VON TAI NHNO&PTNT HOA THUAN, TINH DAK LĂK 75

2.3.1 Những kết quả đạt được s seo 75) 2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân 22:sssrsssscerrcoss TỔ,

CHƯƠNG 3 HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH BCTC DOANH NGHIỆP VAY VỐN CHO NHNo&PTNT HÒA THUẬN, TỈNH ĐĂK LAK

Trang 6

3.2 MỘT SÔ GIẢI PHÁP NHÂM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH

BCTC DOANH NGHIEP VAY VON CHO NHNo&PTNT HOA THUAN,

3.2.1 Hoàn thiện công tác thu thập thông tin 79

3.2.2 Bổ sung biện pháp kiểm tra độ chính xác báo cáo tài chính 81

3.2.3 Tính toán lại các chỉ tiêu tai chính phủ hợp 81 3.2.4 BO sung tỷ số tài chính sử dụng để phân tích 84 3.2.5 BO sung phương pháp phân tích 88

3.3.1 Minh bạch, công khai các nguồn thông tin tài chính 93 3.3.2 Tăng cường vai trò của trung tâm thông tin tin dung CIC 94 KET LUAN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

QUYẾT ĐỊNH GIAO DE TAI (Ban sao)

PHỤ LỤC

Trang 7

BC KQHĐKD _ | Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

BCDKT Bảng cân đổi Kế toán

BCLCTT Báo cáo lưu chuyên tiên tệ

BCTC Báo cáo tài chính

NHNo&PTNT [Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triên Nông thôn

TSCD "Tài sản cỗ định

TSLĐ Tai san lưu động

Trang 8

41 Bảng tổng hợp tình hình hoạt động kinh doanh của 6

'HNo&PTNT Chỉ nhánh Hòa Thuận, Tỉnh Đăk Lak

2a Pằng Phâních cơ cấu tà sản - nguôn vốn của Công ty Xây|

kung Nam Sơn

2a _ [PÂng Phân tích báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh| „

oanh của Xây dựng Nam Sơn

5.4 Đảng Phân tích các khoản phải thu của Công ty Xây đựng|

2z Đảngphân tích các Chiêu Khả năngthanh toán của Công | „

ty TNHH TM&DV Liên Nghĩa

jg Pang Phin ich khả năng sinh lợi của Công ty TNHH ma

[[M&DV Liên Nghĩa

Bảng điều chỉnh chỉ tiêu ROS, ROA của Công ty Xây dựng

$a_— PIÊU chính vòng quay các Khoản phải thu, cée Khoan phai|

rả của Công ty Xây dựng Nam Sơn

3.3 Phin tich chỉ tiêu RE của Công ty Xây dựng Nam Sơn 84

34 Phin tich chi tiều khả năng thanh toán là vay của Công ty] ‘ay dựng Nam Sơn

Trang 9

49 _ [Tinh ede chi tu tin bang cân đổi kế toán của Công ty Xây,

tưng Nam Sơn

39 _ fini ee chi tiêu tên bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh|

oanh của Công ty Xây dựng Nam Sơn

3g [KẾt Quả nh toán các chỉ tiêu của Công ty Xây đựng Nam] >

Son

Trang 10

hình

+¡ 9 đồcơcấu tõchúc NHNG&PTNT Chỉ nhánh Hòa Thuận, |

© [Tinh Bak Lak

Lưu đỗ quy trình thấm định, phê duyệt khoản vay đối với

2.2 khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng nông nghiệp và | 49

Phat triển nông thôn nơi cho vay

Trang 11

1 Tính cấp thiết của đề tài

Tín dụng là hoạt động kinh doanh chiếm tỷ trọng cao nhất, cũng là hoạt động mang lại nguồn thu lớn nhất cho ngân hàng Song cũng mang lại nhiều rủi

ro nhất cho các ngân hàng thương mại Rủi ro này có rất nhiều nguyên nhân, đều

có thể gây tôn thất làm giảm thu nhập, gây thiệt hại về tài chính cũng như uy tín

của ngân hàng Chính vì vậy chất lượng thẩm định tín dụng và nâng cao chất

lượng thấm định tín dụng luôn là vấn để hàng đầu của các ngân hàng thương

nhiên, bên cạnh những mặt đạt được hoạt động tín dụng còn bộc lộ không ít

những hạn chế còn nhiều rủi ro, đặc biệt là trong công tác phân tích, thâm định tình hình tài chính doanh nghiệp Dẫn đến việc trong những năm gần đây, tỷ lệ

nợ xấu có xu hướng gia tăng nhất là đối tượng khách hàng doanh nghiệp Một

phần nguyên nhân do công tác phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng chưa thực sự hoàn thiện, chưa thể hiện được hết vai trò của nó

trong hoạt động cấp và quản lý tín dụng Thông qua báo cáo tài chính, ngân

hàng có thể phân tích năng lực điều hành, tình hình hoạt động kinh doanh, khả năng cạnh tranh; góp phần lớn trong việc đánh giá một cách chính xác hơn toàn

Trang 12

tài chính của doanh nghiệp vay vốn, nhằm góp phân nâng cao chất lượng phân

tích báo cáo tài chính, giảm thiểu những rủi ro trong qua trình cấp tín dụng tại

các ngân hàng, tác giả chọn đề tài nghiên cứu: “Hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp vay vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát

triển Nông thôn - Chỉ nhánh Hòa Thuận, Tinh Đăk Lãk” làm luận văn tốt nghiệp

2 Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu giải quyết 3 vấn đề cơ bản như sau:

- Hệ thống hoá những vấn đề lí luận cơ bản về công tác phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp vay vốn của ngân hàng thương mại

~ Phân tích thực trạng công tác phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp vay vốn tai NHNo&PTNT Chi nhánh Hòa Thuận, Tinh Dak Lak

~ Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp vay vốn tại NHNo&PTNT Chỉ nhánh Hòa Thuận, Tinh Dak Lak

3 Câu hỏi nghiên cứu

Tình hình phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp vay vốn tại 'NHNo&PTNT Chí nhánh Hòa Thuận, Tinh Đăk Läk như thế nào? Những tồn tại trong công tác phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp tại đơn vị?

Các giải pháp nào nhằm hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp vay vốn tại NHNo&PTNT Chỉ nhánh Hòa Thuận, Tỉnh Đăk Lãk?

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

a Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu công tác phân tích BCTC doanh nghiệp vay vốn tại NHNo&PTNT Chỉ nhánh Hòa Thuận, Tinh Dak Lak

Trang 13

chính trong quy trình thẩm định cắp tín dụng đối với doanh nghiệp vay vốn tại NHNo&PTNT Chi nhánh Hòa Thuận, Tỉnh Đăk Lãk giai đoạn 2012 - 2014

~ VÈ không gian: Luận văn được nghiên cứu tại NHNo&PTNT Hòa Thuận

~ VỀ thời gian: Luận văn sử dụng dữ liệu phân tích từ năm 2012 - 2014

5 Phương pháp nghiên cứu

~ Thu thập dữ liệu: dữ liệu thứ cấp được thu thập để làm rõ được mục tiêu nghiên cứu

- Xứ lý dữ liệu:

+ Phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh: Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được, từ đó biểu diễn dữ liệu bằng bảng số liệu hoặc đồ thị để thấy rõ được mục tiêu nghiên cứu

~ Phương pháp quy nạp và diễn giải: Từ các dữ liệu đã được tông hợp để phân tích, nhận định từ đó đánh giá và kết luận

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

~ Làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản về phân tích báo cáo tài chính Doanh nghiệp vay vốn tai NHTM

~ Đánh giá những mặt được và chưa được của việc phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp vay vốn tại NHNo&PTNT Chỉ nhánh Hòa Thuận, Tỉnh Đăk Lak

- Dé xuat giai phap nhim gop phan hoan thign cong tac phan tich BCTC

doanh nghiệp vay vốn tai NHNo&PTNT Chi nhánh Hòa Thuận, Tinh Dak Lak

7 Bố cục đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm

Trang 14

của các ngân hàng thương mại

Chương 2: Thực trạng công tác phân tích BCTC doanh nghiệp vay vốn tại

NHNo&PTNT Chi nhánh Hòa Thuận, Tinh Dak Lak

Chương 3: Hoàn thiện công tác phân tích BCTC doanh nghiệp vay vốn tại

NHNo&PTNT Chi nhánh Hòa Thuận, Tinh Dak Lak

8 Tỗng quan tài liệu nghiên cứu

Hiện nay đã có một số nghiên cứu về công tác phân tích BCTC doanh nghiệp phục vụ cho công tác phê duyệt tín dụng tại các ngân hàng thương mại Các đề tài nghiên cứu đã dua ra các quy trình, cách thức phân tích BCTC tại các NHTM hiện nay Qua đó nêu lên được những điểm mạnh, điểm yếu, đưa ra những giải pháp dé khắc phục, từ đó cải thiện chất lượng tín dụng tại NHTM Trong đó, tác giả xin nêu lên một số các để tài nỗi bật trong cùng lĩnh vực nghiên cứu mà tác giả đã tham khảo

Đối với luận văn Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính khách hàng tại Ngân hàng Đâu tư và Phát triển Việt Nam — CN Bình Định, của tác giả Phạm Việt Hòa (2012), đã nêu lên được quy định phân tích báo cáo tài chính mà Ngân hàng đang áp dụng, có sơ đỏ, dẫn chứng cụ thể về phân định trách nhiệm giữa

các cá nhân và phòng ban trong việc thâm định hồ sơ đối với khách hàng vay vốn Luận văn đã đưa ra được các giải pháp, bổ sung thêm các công cụ hỗ trợ nhằm hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính tại Ngân hàng Tuy nhiên,

để áp dụng các biện pháp này vào hoạt động phân tích BCTC đồi hỏi Ngân hàng

phải cải tiến hệ thống quản lý, phát triển phần mềm ứng dụng cũng như nâng

cao trình độ cán bộ Có như vậy mới phát huy hết các công dụng của các công

cụ hỗ trợ, nếu không sẽ làm giảm tính cạnh tranh của Ngân hàng do thời gian

Trang 15

ngân hàng TMCP Quân Đội - CN Đà Nẵng, của tác giả Trần Quốc Bảo (2013),

đã giới thiệu cụ thể về quy trình phân tích, đánh giá tài chính đang áp dụng hiện

hành tại Ngân hàng thông qua số tay tín dụng Luận văn đã nêu được các giải

pháp cụ thể nhằm khắc phục những hạn chế trong khâu phân tích BCTC như: hoàn thiện việc thu thập, xử lý số liệu; kiểm tra số liệu trên BCTC; bổ sung các

phương pháp phân tích; Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ; nâng cao trình độ đội ngũ thâm định Trong bối cảnh thị trường hiện tại, các rủi ro luôn tiém an trong công tác thâm định cho vay, vì vậy các giải pháp mà luận văn dua

ra tương đối hợp lý, đảm bảo tính an toàn trong công tác thâm định cấp tín dụng

Trong nghiên cứu /loàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp vay tín dụng tại Ngân hàng Nam Liệt — Chỉ nhánh Đà Nẵng, của tác giả Trần Thị Xuân Lan (2011), tác giả đã đưa ra các biện pháp kiểm tra tính chính xác của báo cáo tài chính, nêu cách thức xếp hạng tín dụng doanh nghiệp mà ngân hàng đang áp dụng Nghiên cứu đã đề ra một số giải pháp như bổ sung việc phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ, sử dụng thêm phương pháp Z - score vào phân tích tài chính doanh nghiệp Ngoài ra nghiên cứu còn đẻ cập đến giải pháp

sử dụng mô hình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng, Xây dựng chỉ tiêu ngành để nâng cao chất lượng công tác phân tích tài chính doanh nghiệp Tuy nhiên, nghiên cứu chưa nêu được quy trình thu thập, đánh giá báo cáo tải

chính đang áp dụng tại ngân hàng, giải pháp nâng cấp hệ thống chấm điểm tín dụng còn hạn chế ở việc chỉ mở rộng thang phân loại, trong khi tác dụng của việc sử dụng hệ thống chấm điểm tín dụng là rất lớn Một hạn chế nữa là nghiên

cứu mới đưa ra giải pháp Xây dựng chỉ tiêu trung bình ngành cho các nhóm

ngành kinh doanh nhưng vẫn chưa đưa ra cách thức Xây dựng cụ thẻ.

Trang 16

chính các doanh nghiệp vay vốn tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải — Chỉ nhánh

Đà Nẵng, của tác giả Nguyễn Thị Bích Ngọc (2012), đã nêu được quy trình thu thập, xử lý thông tin, cũng như các công cụ, báo cáo cần thiết phục vụ cho công

tác phân tích BCTC doanh nghiệp Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đã để ra giải pháp hoàn thiện công tác thu thập, xử lý thông tin Trong đó chú trọng đến hoàn thiện phương pháp phân tích và nội dung phân tích tài chính Ngoài ra nghiên

cứu còn nêu lên giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tô chức phân tích tài chính

bằng việc hoàn thiện quy trình, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, đầu tư trang thiết bị công nghệ Tuy nhiên các vấn đề mà nghiên cứu đưa ra còn mang tính chất chung chung, chưa đi vào trường hợp cụ thể cũng như chưa đưa ra công cụ hỗ trợ cho việc phân tích báo cáo tài chính như hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ hoặc công cụ hỗ trợ việc tính toán các chỉ tiêu tài chính

Như vậy, hoàn thiện công tác phân tích BCTC doanh nghiệp vay vốn tại NHTM là đề tài đã được một số tác giả nghiên cứu Tuy nhiên đề tài “Hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp vay vốn tại NHNo&PTNT Chỉ nhánh Hòa Thuận, Tỉnh Đăk Läk” là một đề tài chưa được

tác giả nào nghiên cứu trước đây, vì thế việc nghiên cứu và hoàn thiện đề tài này

có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn giúp NHNo&PTNT Chỉ nhánh Hòa Thuận, Tinh Dak Lak danh giá được những kết quả đã đạt được trong công tác phân tích

Trang 17

xác, hạn chế rủi ro cho ngân hàng, tác giả đã dựa trên những luận chứng là nền tảng cơ sở lý luận của những đề tài đã nghiên cứu và trên cơ sở tham khảo từ

nhiều nguồn tài liệu, sách tham khảo và giáo trình giảng dạy đối với lĩnh vực tài

chính ngân hàng, tài chính doanh nghiệp để tiến hành nghiên cứu luận văn này

đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phân tích BCTC

của doanh nghiệp tại NHNo&PTNT Chỉ nhánh Hòa Thuận, Tỉnh Đãk Läk

Trang 18

NGHIỆP VAY VON CUA CAC NGAN HANG THUONG MAI

1.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ HOẠT ĐỘNG

TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1.1 Ngân hàng thương mại

a Khai niệm ngân hàng thương mại

Theo Luật tổ chức tín dụng Việt Nam [13] ghi rõ: “Ngân hàng là loại hình

tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã” Trong đó “Ngân hàng thương mại (NHTM) là loại hình ngân hàng được thực hiện tit cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận” Trong khái niệm này, hoạt động ngân hàng được giải thích là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân

hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp

tín dụng, cung ứng các địch vụ thanh toán

Như vậy có thể nói NHTM là một tổ chức trung gian tài chính thực hiện

3 nghiệp vụ cơ bản là nhận tiền gửi, cho vay và cung cấp các dịch vụ thanh toán cho khách hàng

b Hoạt động cơ bản của NHTM

Ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc điều hoà, cung cấp vốn cho nền kinh tế Với sự phát triển kinh tế và công nghệ hiện nay, hoạt động ngân hàng đã có những bước tiến rát nhanh, đa dạng và phong phú hơn song ngân

hàng vẫn duy trì các nghiệp vụ cơ bản sau

Trang 19

lượng hoạt động của ngân hàng Vốn được huy động dưới nhiều hình thức khác nhau như huy động bằng tiền gửi, đi vay, phát hành giấy tờ có giá Mặt khác trên

cơ sở nguồn vốn huy động được, ngân hàng tiền hành cho vay phục vụ cho nhu cầu phát triển sản xuất, cho các mục tiêu phát triển kinh tế của địa phương và cả

nước

~ Nghiệp vụ sử dụng vốn

Đây là nghiệp vụ trực tiếp mang lại lợi nhuận cho ngân hàng, nghiệp vụ

sử dụng vốn có hiệu quả sẽ nâng cao uy tín của ngân hàng, quyết định năng lực cạnh tranh trên thị trường Do vậy ngân hàng cần phải nghiên cứu và đưa ra chiến lược sử dụng vốn sao cho hợp lý nhất

Một là, ngân hàng tiến hành cho vay: Cho vay là hoạt động quan trọng nhất của các NHTM Theo thống kê, nhìn chung thì khoảng 60% - 75% thu nhập của ngân hàng là từ các hoạt động cho vay Thành công hay thất bại của một ngân hàng tuỳ thuộc chủ yếu vào việc thực hiện kế hoạch tín dụng và thành công, của tín dụng xuất phát từ chính sách cho vay của ngân hàng Các loại cho vay có

thể phân loại bằng nhiều cách, bao gồm: mục đích, hình thức bảo đảm, kỳ hạn, nguồn gốc và phương pháp hoàn trả

Hai là tiến hành đầu tư: Đi đôi với sự phát triền của xã hội là sự xuất hiện của hàng loạt những nhu cầu khác nhau Với tư cách là một chủ thể hoạt động, trong lĩnh vực dịch vụ, đòi hỏi ngân hàng phải luôn nắm bắt được thông tin, đa dạng các nghiệp vụ để cung cấp đầy đủ kịp thời nguồn vốn cho nền kinh tế

Ngoài hình thức phô biến là cho vay, ngân hàng còn sử dụng vốn đề đầu tư

Ba là nghiệp vụ ngân quỹ: Lợi nhuận luôn là mục tiêu cuối cùng mà các

Trang 20

chủ thể khi tham gia tiến hành sản xuất kinh doanh Tuy nhiên, đằng sau mục tiêu quan trọng đó là hàng loạt các nhân tố cần quan tâm Một trong những nhân

tố đó là tính an toàn Vì vậy, ngoài việc cho vay và đầu tư để thu được lợi

Là trung gian tài chính, ngân hàng có rất nhiều lợi thế Một trong những

lợi thế đó là ngân hàng thay mặt khách hàng thực hiện thanh toán giá trị hàng hoá và dịch vụ Để thanh toán nhanh chóng, thuận tiện và tiết kiệm chỉ phí, ngân hàng đưa ra cho khách hàng nhiều hình thức thanh toán như thanh toán bing séc,

uỷ nhiệm chỉ, nhờ thu, các loại thẻ cung cấp mạng lưới thanh toán điện tử, kết nối các quỹ và cung cấp tiền giấy khi khách hàng cần Mặt khác, các NHTM còn tiến hành môi giới, mua, bán chứng khoán cho khách hàng và làm đại lý phát hành chứng khoán cho các công ty Ngoài ra ngân hàng còn thực hiện các dịch

vụ uỷ thác như uỷ thác cho vay, uỷ thác đầu tư, uỷ thác cấp phát, uỷ thác giải ngân và thu hộ

Như vậy, các nghiệp vụ trên nếu thực hiện tốt sẽ đảm bảo cho ngân hàng

tổn tại và phát triển vững mạnh trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt

như hiện nay Vì các nghiệp vụ trên có mối liên hệ chặt chẽ, thường xuyên tác

động qua lại với nhau Nguồn vốn huy động ảnh hưởng tới quyết định sử dụng

vốn, ngược lại nhu cầu sử dụng vốn ảnh hưởng tới quy mô, cơ cấu của nguồn vốn huy động Các nghiệp vụ trung gian tạo thêm thu nhập cho ngân hàng nhưng mục đích chính là thu hút khách hàng, qua đó tạo điều kiện cho việc huy động và sử dụng vốn có hiệu quả

Trang 21

1.1.2 Hoạt động tín dụng của NHTM

+ Khái niệm tín dụng ngân hàng

Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động chủ yếu của ngân hàng Tín dụng là chức năng kinh tế hàng đầu của các NHTM, nhằm tài trợ cho các doanh nghiệp, cá nhân và các cơ quan Chính phủ Cùng với sự phát triển của nên kinh tế, nhu cầu vốn ngày càng tăng, hoạt động tín dụng của các NHTM lại

ngày một cần thiết hơn

Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ

ngân hàng cho khách hàng trong một thời hạn nhất định với một khoản chỉ phí nhất định Cũng như quan hệ tín dụng khác, tin dụng ngân hàng chứa đựng ba nội dung: Có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang cho người sử dụng, sự chuyển nhượng này mang tính tạm thời hay có thời hạn, sự chuyển nhượng này có kèm theo chỉ phí [2]

Theo quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước định nghĩa như sau về hoạt động cho vay: “Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền dé sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi”

b Các nguyên tắc cơ bản của tin dung NHTM

~ Người sử dụng vốn cam kết bảo đảm sử dụng vốn vay hợp pháp, đúng mục đích đã thỏa thuận trong Hợp đồng tín dụng

~ Người sử dụng vốn có khả năng hoàn trả nợ gốc và lãi vay đầy đủ, đúng thời hạn đã thỏa thuận trong Hợp đồng tín dụng

- NHTM thâm định, kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay, đồng thời tô chức việc xét duyệt khoản vay theo nguyên tắc phân định trách nhiệm giữa các khâu thắm định và quyết định cho vay.

Trang 22

e Phân loại tin dung NHTM

~ Phân loại theo thời gian cấp tín dụng, tín dụng NHTM được chia thành 3 loại [14]

+ Tín dụng ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn dưới một năm, thường được sử dụng vào nghiệp vụ thanh toán, cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời về vén lưu động của các doanh nghiệp hay cho vay phục vụ nhu cẩu sinh hoạt tiêu dùng của cá nhân

+ Tin dung trung hạn: có thời hạn từ 1 đến 5 năm, được dùng để cho vay

vốn phục vụ nhu cầu mua sắm tài sản có định, cải tiến đổi mới kỹ thuật, mở rộng

và Xây dựng các công trình nhỏ có thời hạn thu hồi vốn nhanh

+ Tin dụng dài hạn: là loại tin dụng có thời hạn trên Š năm, được sử dụng

để cung cấp vốn cho Xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô lớn

~ Phân loại theo mục đích sử dụng vốn

+ Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hoá: là loại tín dụng được cung cắp cho các doanh nghiệp để họ tiến hành sản xuất và kinh doanh

+ Tín dụng tiêu dùng: là loại tín dụng được cấp phát cho cá nhân để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng Loại tín dụng này thường được dùng để mua sắm nhà cửa, xe cộ, các thiết bị gia đình Tín dụng tiêu dùng ngày cảng có xu hướng, tăng lên

~ Phân loại theo phương thức hoàn trả

+ Cho vay hoàn trả một lần: các khoản vay sẽ được hoàn trả một lần vào

thời gian xác định trong hợp đồng tín dụng, lãi vay có thể được hoàn trả theo thỏa thuận trong hợp đồng, chẳng hạn theo tháng, theo quý hoặc theo năm

+ Cho vay trả góp: việc hoàn trả được tiến hành theo định kỳ, các khoản

này có thể bằng nhau hay không bằng nhau tùy theo thỏa thuận và được thực

Trang 23

hiện theo nguyên tắc trả dần suốt thời gian thực hiện hợp đồng

~ Phân loại theo mức độ đảm bảo

+ Tín dụng có bảo đảm: là loại hình tín dụng mà các khoản cho vay phát

ra đều có tài sản tương đương thế chấp, có các hình thức như: cầm cố, thé chấp, chiết khấu và bảo lãnh

+ Tín dụng không có bảo đảm: là loại hình tín dụng mà các khoản cho vay

phát ra không cần tài sản thế chấp mà chỉ dựa vào tín chấp Loại hình này

thường được áp dụng với khách hàng truyền thống, có quan hệ lâu dài và sòng phẳng với ngân hàng, khách hàng này phải có tình hình tải chính lành mạnh và

có uy tín đối với ngân hàng như trả nợ đầy đủ, đúng hạn cả gốc lẫn lãi, có dự án sản xuất kinh doanh khả thi, có khả năng hoàn trả nợ

~ Phân loại theo nguồn phát sinh các khoản tín dụng

+ Cho vay trực tiếp: trước khi cấp tiền ra ngân hàng có mối liên hệ trực tiếp đối với người vay đề thâm định khách hàng, xem xét tình hình người vay

+ Cho vay gián tiếp: ngân hàng bỏ tiền ra cho vay nhưng không có liên hệ

gì với người vay như: cho vay hợp vồn đối với ngân hàng khác

~ Phân loại theo thành phần kinh tế

Theo thành phần kinh tế thì khoản vay có thể phân thành 5 loại như sau:

+ Cho vay doanh nghiệp nhà nước

+ Cho vay kinh tế tập thể

+ Cho vay kinh tế cá thể

+ Cho vay kinh tế tư nhân

+ Cho vay kinh tế hỗn hợp

Việc phân loại có ý nghĩa giúp ngân hàng đánh giá, lựa chọn cách thức

cho vay cũng như khách hàng tốt nhất, trên cơ sở đó nghiên cứu thể lệ và chính

sách tín dụng phủ hợp

Trang 24

1.2 KHÁI QUÁT VẺ CÔNG TÁC PHÂN TÍCH BCTC DOANH NGHIỆP VAY VỐN CỦA NHTM

phân tích BCTC doanh nghiệp của NHTM

Phân tích BCTC doanh nghiệp đối với NHTM là một tập hợp các phương

pháp và các công cụ cho phép thu thập và xử lý các thông tin kế toán và các

thông tin khác về quản lý nhằm đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp,

đánh giá rủi ro, mức độ và chất lượng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó,

khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp, giúp ngân hàng đưa ra các quyết định

tài trợ cho doanh nghiệp hay không? [5]

1.2.2 Mục tiêu của công tác phân tích BCTC doanh nghiệp vay vốn của NHTM

Hệ thống Báo cáo tài chính phản ánh các chỉ tiêu giá trị về tình hình tài sản, nguồn hình thành tài sản, kết quả hoạt động kinh doanh và lưu chuyển tiền

tệ tại một thời điểm, thời kỳ nhất định, nó giúp cho việc cung cấp thông tin tài chính phục vụ cho điều hành, quản lý của chủ doanh nghiệp cũng như các cơ quan tài chính, ngân hàng,, Mỗi đối tượng khác nhau thì quan tâm đến BCTC

và phân tích chúng với mức độ khác nhau Tuy nhiên, dù đó là nhà đầu tư hay ngân hàng hay một nhà phân tích tham mưu của công ty đang được phân tích, tất

cả đều có mục đích chung là tìm hiểu, nghiên cứu các thông tin để phục vụ cho

việc ra quyết định của họ [10] Cụ thê:

+ Đối với chủ doanh nghiệp, BCTC cung cấp thông tin tông quát về tài sản, nguồn vốn, kết quả kinh doanh và triển vọng tài chính của doanh nghiệp

Thông qua phân tích BCTC mà các nhà quản trị có bức tranh toàn cảnh về tinh

hình tài chính, các xu hướng phát triển, các ưu và nhược điểm trong hoạt động

của công ty

+ Đối với các cô đông, những người góp vốn, người lao động, mối lo lắng.

Trang 25

của họ gắn với vốn đầu tư mà họ đã bỏ vào trong công ty Với họ, điều băn khoăn là khả năng thu hồi vốn bỏ ra, khả năng sinh lợi và những rủi ro gắn với

khoản đầu tư của họ Thu nhập hiện tại và thu nhập kỳ vọng cũng như khả năng

ổn định dòng thu nhập là điều mà họ quan tâm Vì vậy, phân tích BCTC cung cấp các thông tin cần thiết để tìm hiểu các yếu tố rủi ro, khả năng hoàn vốn, khả năng bảo toàn và khả năng thanh toán vốn, sự tăng trưởng

+ Đối với các cơ quan tài chính, thuế, kiểm toán BCTC cung cấp thông tin tổng quát về tình hình tài chính, tình hình tranh chấp chế độ thu nộp, kỷ luật tín dụng và tương lai phát triển của doanh nghiệp từ đó giúp kiểm tra hướng

dẫn và tư vấn cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động

+ Xét riêng đối với ngân hàng thì công tác phân tích BCTC doanh nghiệp

là một khâu quan trọng trong quá trình thẩm định cho vay của mình Mục đích của công tác phân tích này giúp ngân hàng có thể nhìn nhận một cách logic tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và xu hướng, phát triển trong tương lai Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp có thể đánh giá được rủi ro của doanh nghiệp, đặc biệt là rủi ro về khả năng thanh toán ở hiện tại và tương lai, và quyết định có nên cho doanh nghiệp vay không và mức

độ rủi ro mà ngân hàng gánh chịu khi chấp nhận cho doanh nghiệp vay, cho vay với số lượng là bao nhiêu Phân tích BCTC không chỉ giúp ngân hàng đưa ra

quyết định đúng đắn khi tiến hành xét duyệt các khoản cho vay mà còn trong cả

quá trình cho vay Trong thời hạn cho vay, doanh nghiệp vẫn có nghĩa vụ cung, cấp cho ngân hàng các báo cáo tài chính, các thông tin về tình hình tài chính của

mình, qua đó ngân hàng có thể phát hiện những dấu hiệu xấu về tình hình tài

chính của doanh nghiệp đó và thu hồi các khoản vay trước hạn Ngoài ra phân tích BCTC còn giúp ngân hàng Xây dựng kế hoạch cho vay Trên cơ sở đánh giá thực trạng sản xuất kinh doanh và tài chính của mỗi doanh nghiệp, ngân hàng có

Trang 26

thể đánh giá nhu cầu vốn ngắn hạn, trung và dài hạn, từ đó có chiến lược huy động vốn phù hợp, tránh lãng phí và đạt hiệu quả cao nhất Đồng thời, ngân hàng có thể biết được xu hướng phát triển của từng giai đoạn, từng lĩnh vực kinh

tế, lập kế hoạch cung cấp tín dụng hướng vào lĩnh vực có khả năng phát triển

mạnh trong tương lai Xây dựng kế hoạch tín dụng phù hợp sẽ giúp ngân hàng nâng cao hiệu quả cho vay, đem lại lợi nhuận cao cũng như góp phần thực hiện

chính sách phát triển kinh tế của nhà nước [10]

Như vậy nội dung cơ bản nhất về tình hình tải chính của một công ty được

thể hiện ngay trong các BCTC, tùy thuộc vào từng chủ thể nghiên cứu mà việc

phân tích BCTC sẽ đem lại những mục đích nhất định cho từng đối tượng quan tâm Nguồn thông tin phục vụ phân tích BCTC khách hàng

1.2.3 Các nguồn thông tin phục vụ phân tích BCTC

a Bắng cân đối kế toán (BCĐKT)

BCĐKT là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ảnh tổng quát tình hình tài sản và nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp dưới hình thái tiền tệ tại một thời điểm nhất định Thời điểm đó thường là ngày cuối tháng, cuối quý, cuối năm [14]

BCĐKT là tài liệu quan trọng bậc nhất giúp cho nhà phân tích nghiên cứu đánh giá một cách khái quát tình hình và kết quả kinh doanh, khả năng cân bằng, tài chính, trình độ sử dụng vốn và những triển vọng kinh tế, tài chính của doanh nghiệp

b Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (BC KQHĐKD)

BC KQHDKD là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình

và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ (quý, năm) chỉ tiết

theo các loại hoạt động, tỉnh hình thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp với Nhà nước về thuế và các khoản phải nộp khác [14]

Trang 27

Dựa vào số liệu trên BC KQHĐKD, người sử dụng thông tin có thể kiểm tra, phân tích, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ

đó , so sánh với kỳ trước và với doanh nghiệp khác đẻ nhận biết khái quát hoạt động trong kỳ và xu hướng vận động trong thời gian tới

e Báo cáo lưu chuyên tiền tệ (BCLCTT)

BCLCTT là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh theo các hoạt động khác nhau trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp [14] BCLCTT được lập để trả lời những câu hỏi liên quan đến

luồng tiền ra vào trong doanh nghiệp, tình hình trả nợ, đầu tư bằng tiền của

doanh nghiệp trong từng thời kỳ,

BCLCTT cung cấp những thông tin về những luồng vào, ra của tiền và những khoản coi như tiền, những khoản đầu tư ngắn hạn có tính lưu động cao,

có thể nhanh chóng và sẵn sàng chuyển đổi thành một khoản tiền biết trước ít chịu rủi ro lỗ về giá trị do những sự thay đổi vẻ lãi suất Những luồng vào ra của tiền và những khoản coi như tiền được tổng hợp thành ba nhóm: lưu chuyển tiền

tệ từ hoạt động kinh doanh, lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư, lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính và lập theo hai phương pháp trực tiếp và gián tiếp 4L Thuyết mình báo cáo tài chính

Khi phân tích tài chính doanh nghiệp, nhà phân tích cần sử dụng thêm các

dữ liệu chỉ tiết từ thuyết minh báo cáo tài chính hoặc các báo cáo kế toán nội bộ

để hệ thống chỉ tiêu phân tích được đầy đủ hơn, đồng thời khắc phục tính tổng

hợp của số liệu thê hiện trên bảng cân đối kế toán và báo cáo KQHĐKD [14]

Các BCTC trong doanh nghiệp có mối quan hệ mật thiết với nhau, mỗi sự

thay đổi của một chỉ tiêu trong báo cáo này trực tiếp hay gián tiếp ảnh hưởng đến

các báo cáo kia, trình tự đọc hiểu được các BCTC, qua đó họ nhận biết được và tập

trung vào các chỉ tiêu tài chính liên quan trực tiếp tới mục tiêu phân tích của họ.

Trang 28

e Nguồn thông tin khác

- Từ nội bộ doanh nghiệp: thông tin này có được từ các cuộc điều tra phỏng vấn trực tiếp Đây là các thông tin cần thiết để bổ sung thêm cho công tác phân tích tài chính, bởi vì nó giúp cho CBTD có thể kiểm tra lại các số liệu trên

các BCTC, ngoài ra còn giúp cho CBTD có cái nhìn khách quan và thực tế hơn

về tình hình hoạt động của doanh nghiệp có hoặc một phần không được phản ánh trên các BCTC,

~ Thu thập từ bên ngoài doanh nghiệp như thông tin thị trường, các số liệu

do các tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội cung cấp

Trong thực tế hiện nay, nguồn thông tin quan trọng nhất được sử dụng là các BCTC của doanh nghiệp Doanh nghiệp có nghĩa vụ cung cấp các BCTC cho nhiều đối tượng khác nhau không chỉ các NHTM Để phân tích tài chính doanh nghiệp đạt được kết quả cao, CBTD ngoài các kĩ năng chuyên môn về phân tích các BCTC còn phải kết hợp các nguồn thông tin bên ngoài và những, quan sát thực tế của bản thân, từ đó CBTD có thể loại trừ những thông tin kém trung thực để đưa ra những đánh giá chính xác về tình hình tài chính cơ bản của doanh nghiệp, đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp một cách

Điều kiện để áp dụng phương pháp so sánh là các chỉ tiêu tài chính phải

thống nhất về nội dung, không gian, thời gian, tính chất và đơn vị tính toán và theo mục đích phân tích mà xác định số gốc so sánh Gốc so sánh được chọn là gốc về mặt thời gian hoặc không gian, kỳ phân tích được lựa chọn là kỳ báo cáo hoặc kỳ kế hoạch, giá trị so sánh có thể lựa chọn bằng số tuyệt đối, số tương đối hoặc bình quân [9],

Trang 29

b Phương pháp tỉ số

Đây là phương pháp truyền thống, được sử dụng phổ biến trong phân tích

tài chính Phương pháp có tính hiện thực cao với các điều kiện áp dụng ngày

càng được bổ sung và hoàn thiện

Phương pháp này dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượng tài

chính trong các quan hệ tài chính Về nguyên tắc, phương pháp tỷ lệ yêu cầu

phải xác định được các ngưỡng, các định mức để nhận xét đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp, trên cơ sở so sánh các tỷ lệ của doanh nghiệp với các tỷ lệ tham chiếu Trong phân tích tài chính doanh nghiệp, các tỷ lệ tài chính được phân thành các nhóm tỷ lệ đặc trưng, phản ánh những nội dung cơ bản theo các mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp Đó là các nhóm tỷ lệ về khả năng thanh toán, nhóm tỷ lệ về cơ cấu vốn và nguồn vốn, nhóm tỷ lệ về năng lực hoạt động kinh doanh, nhóm tỷ lệ về khả năng sinh lời Mỗi nhóm tỷ lệ lại bao gồm nhiều

tỷ lệ phản ánh riêng lẻ, từng bộ phận của hoạt động tài chính trong mỗi trường, hợp khác nhau, tùy theo góc độ phân tích, CBTD lựa chọn các nhóm chỉ tiêu khác nhau dé phục vụ mục tiêu phân tích của mình

© Phương pháp DUPONT

Mô hình Dupont là kỹ thuật được sử dụng để phân tích khả năng sinh lời của một đoanh nghiệp bằng các công cụ quản lý hiệu quả truyền thống Mô hình

Dupont tich hop nhiều yếu tố của báo cáo thu nhập với bảng cân đối kế toán

Trong phân tích tài chính, người ta vận dụng mô hình Dupont đề phân tích mối

liên hệ giữa các chỉ tiêu tài chính Chính nhờ sự phân tích mối liên kết giữa các chỉ tiêu tài chính, chúng ta có thể phát hiện ra những nhân tố đã ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích theo một trình tự nhất định

Một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất là hệ số lợi nhuận trên vốn chủ

sở hữu (ROE) Do vốn chủ sở hữu là một phần của tông nguồn vốn hình thành

Trang 30

Hay, ROE = ROS x Hiệu s

1.3 NỘI DUNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH BCTC DOANH NGHIỆP

1.3.1 Dữ liệu phân tích BCTC doanh nghiệp

a Thu thập và xử lý thông tìn của khách hàng

Để đạt được hiệu quả cao trong phân tích BCTC DN, việc thu thập và xử

ir dung tai sin x Don bay tài chính x (1-T)

lý thông tin của khách hàng là công việc quan trọng đầu tiên, việc thu thập phải được thực hiện toàn diện và khách quan Chất lượng thông tin đưa vào phân tích

có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả phân tích BCTC của khách hàng, qua đó ảnh

hưởng đến quyết định cho vay Chất lượng thông tin thể hiện ở các thuộc tính

đầy đủ các thuộc tính trên thì mới được xem là thông tin có chất lượng và là thông tin

sau: Đầy đủ, kịp thời, chính xác Chỉ khi nào thông tin thu thập được v:

hữu ích cho quá trình phân tích

Sau khi thu thập thông tin của khách hàng vay vốn, công việc tiếp theo là

xử lý thông tin của khách hàng, việc xử lý đòi hỏi phải đi vào đánh giá doanh nghiệp trên các mặt sau [0]

~ Đánh giá bản thân doanh nghiệp về các mặt nhân sự, các phương tiện tài chính (nguồn vốn), các phương tiện sản xuất, kinh doanh (các loại tài sản),

Trang 31

những nguy cơ mà doanh nghiệp phải gánh chịu nếu có sự biến động

- Đánh giá về sản phẩm

- Đánh giá về thị trường

- Đánh giá môi trường kinh tế và chính trị

~ Đánh giá nguy cơ phá sản của doanh nghiệp

* Đánh giá toàn bộ doanh nghiệp nhằm trả lời cho câu hỏi:

Liệu doanh nghiệp có khả năng về các tham vọng mà doanh nghiệp đưa ra

không?

~ Yếu tố chung: Những yếu tố cần phải làm nỗi bật như: người lãnh dao,

cơ cấu doanh nghiệp (vốn, công cụ sản xuất, phương tiện tài chính, phạm vị địa

lý hoạt động), các sản phẩm hiện tại của doanh nghiệp, thị trường và điều kiện môi trường kinh tế xã hội mà doanh nghiệp hoạt động Qua đó, tiên liệu về khả năng của người lãnh đạo trong việc làm chủ vị trí của họ trên thị trường ở những, năm sắp đến hay không

~ Đánh giá kết quả đạt được: Nhân viên tín dụng cần tìm hiểu về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian qua về các chỉ tiêu như sự biến động về thị trường (mở rộng hay duy trì, hay thu hẹp) thông qua chỉ tiêu doanh

số, khả năng vận hành tốt các dự kiến trước đây, khả năng thực thi các dự kiến ở tương lai Ngoài ra, nhân viên tín dụng cần phải xem xét các điều kiện hoạt động,

như khả năng làm chủ các chỉ phí sản xuất, chênh lệch giữa giá bán và giá vốn, khả nang tao ra lai gộp, lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế so với các đối

thủ cạnh tranh hay khả năng điều chỉnh nhanh chóng mức độ hoạt động và sự

thay đổi của nhu cầu Ngoài ra, nhân viên tín dụng cần tìm hiểu về khả năng tự tai trợ của doanh nghiệp Đây là yếu tố có tính chất quyết định đến tương lai của doanh nghiệp bởi trước mắt, doanh nghiệp có thể vay nhưng sau đó phải tạo ra một khả năng sinh lợi lớn hơn để giảm thiểu nhu cầu vay của doanh nghiệp đối

Trang 32

với ngân hàng

b Thẩm định BCTC khách hàng

* Chọn loại báo cáo để thẩm định

Trong hệ thống báo cáo kế toán DN có hai loại báo cáo chủ yếu là BCTC

và báo cáo kế toán nội bộ khác của doanh nghiệp Báo cáo tải chính doanh

nghiệp, bao gồm: Bảng cân đối kế toán (BCĐKT); Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (BCKQHĐKD), Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (BCLCTT) và Thuyết

mình báo cáo tài chính (TMBCTC) Báo cáo tài chính của doanh nghiệp là báo cáo được phát hành ra bên ngoài mang tính hợp pháp của doanh nghiệp và nó

phản ảnh các thông tin tông hợp nhất vẻ tình hình tài sản, nguồn vốn chủ sở hữu,

công nợ, tình hình lưu chuyển tiền tệ cũng như tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ kinh doanh nhất định Do vậy NHTM thường lựa chọn BCTC DN để phân tích tình hình hoạt động tài chính cũng như khả năng thanh toán và khả năng trả nợ vay của khách hàng trước khi ngân hàng làm các thủ tục cho khách hàng vay [Š]

* Kiểm tra tính tuân thủ của BCTC'

Kiểm tra tính tuân thủ của BCTC của khách hàng là ngân hàng xem xét BCTC của khách hàng có phù hợp với các quy định hiện hành trước khi ngân hàng làm các thủ tục cho khách hàng vay [2]:

~ Kiểm tra BCTC DN (Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh,

“Thuyết minh báo cái tài chính, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ) của khách hàng được

lập có đúng theo quy định hiện hành hay không, BCTC khách hàng cung cắp có đầy đủ hay không, BCTC của khách hàng đã được kiểm toán hay chưa, ngay khi BCTC khách hàng đã được kiểm toán thì ngân hàng cũng phải sử dụng BCTC của khách hàng một cách thận trọng

- Kiểm tra sự trình bày và khai báo số liệu trên BCTC khách hàng tuân

Trang 33

thủ với các quy định hiện hành của pháp luật, chế độ kế toán nhà nước, phù hợp với các chuẩn mực kế toán Việt Nam Điều lệ quy định của DN và các thông lệ của quốc tế mà Nước Cộng hỏa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký giao ước

~ Kiểm tra trên bảng cân đối kế toán của khách hàng về các khoản phải

thu, phải trả, việc hạch toán hàng tồn kho, xác định nguyên giá tài sản và trích

khấu hao tài sản cố định, việc xác định giá trị các khoản đầu tư tài chính có hợp phù hợp với các quy định của Pháp luật, chuẩn mực kế toán và chế độ kế

toán Việt Nam hiện hành về hạch toán các khoản phải thu, phải trả, hàng tồn kho, tài sản cố định, đầu tư tài chính hay không

- Kiểm tra trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của khách hàng

việc ghỉ nhận doanh thu và giá vốn và phân bổ chỉ phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và xác định lợi nhuận có phủ hợp có phủ hợp với các quy định của Pháp luật và chuẩn mực kế toán độ, kế toán Việt Nam hiện hành về hạch toán doanh thu, gái vốn, chỉ phí và xác định lợi nhuận của doanh nghiệp

* Kiểm tra tính trung thực của BCTC

Kiểm tra tính trung thực của BCTC của khách hàng là ngân hàng kiểm tra xem BCTC của khách hàng đã lập có đúng quy định hay không trước khi ngân hàng làm các thủ tục cho khách hàng vay [5]:

- Kiém tra BCTC (Bảng cân đối

doanh, Thuyết minh báo cáo tài chính, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ) có đúng là

của đơn vị đó đã phát hành hay không

- Đối chiếu với BCTC của khách hàng đã gửi các cơ quan khác như:

loán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh

Thuế, Kế hoạch đầu tư, Thống kê, đồng thời gửi thư cho khách hàng xác nhận

để xác nhận tính trung thực của BCTC khách hàng

- Kiểm tra sự trình bày và khai báo các số liệu trong BCTC của khách

hàng có đảm bảo tính trung thực hay chưa, BCTC của DN được lập có phù hợp

Trang 34

với chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam hiện hành và có đúng theo các biểu

mẫu quy định hay không

- Dựa vào số liệu đã được trình bày và khai báo trong BCTC của DN, cán

bộ ngân hàng tính toán, kiểm tra lại để đánh giá, kiểm chứng BCTC khách hang

đó lập đã đảm bảo tính trung thực và phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán

Việt Nam hiện hành hay chưa

Trên cơ sở xác định BCTC của khách hàng lập đã đảm bảo tính trung thực, hợp lý và phù hợp với các quy định hiện hành thì ngân hàng tiến hành công tác phân tích BCTC khách hàng

1.3.2 Phân tích BCTC doanh nghiệp phục vụ cho vay

Phân tích BCTC được các NHTM sử dụng nhằm đánh giá khả năng trả nợ của doanh nghiệp, day là yếu tố quan trong dé ban lãnh đạo các NHTM ra quyết định có cấp tín dụng cho doanh nghiệp hay không? Vì vậy khi phân tích BCTC, cán bộ tín dụng (CBTD) đặc biệt chú ý đến số lượng tiền và các tài sản khác có thể chuyển nhanh thành tiền, từ đó so sánh với số nợ ngắn hạn để biết được khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp

Bên cạnh đó, CBTD cũng rất quan tâm tới số vốn của chủ sở hữu, bởi vì

số vốn này là khoản bảo hiểm cho các NHTM trong trường hợp doanh nghiệp bị rủi ro Như vậy, kỹ thuật phân tích có thể thay đổi theo bản chất và theo thời hạn của các khoản nợ, nhưng cho dù đó là cho vay dài hạn hay ngắn hạn thì ngân

hàng cũng đều quan tâm phải quan tâm đến cấu trúc tài chính doanh nghiệp nó

biểu hiện mức độ mạo hiểm của doanh nghiệp đi vay

Chính vì vậy sau khi xử lý thông tin và đánh giá mức độ tin cậy của BCTC, bước tiếp theo trong thâm định tài chính doanh nghiệp là phân tích các

BCTC Khi tiến hành phân tích các BCTC các ngân hàng thường lấy số liệu từ

02 đến 03 năm gần nhất [5]

Trang 35

a Phân tích khái quát BCTC khách hàng

* Phân tích bảng cân đối kế toán

(1) Phân tích sự biến động và cơ cấu của tải sản

'Việc phân tích sự biến động và cơ cấu của tài sản nhằm đánh giá sự biến động của tài sản và sự hợp lý của cơ cấu vốn đối với hoạt động của doanh nghiệp CBTD tiến hành xem xét sự biến động của tổng tài sản cũng như từng loại tài sản thông qua việc so sánh số cuối kỳ và đầu năm về số tuyệt đối cũng

như số tương đối Qua đó đánh giá sự biến động về quy mô của doanh nghiệp

'Khi xem xét tác động của từng loại tài sản đối với quá trình sản xuất kinh doanh,

tài chính của doanh nghiệp, CBTD thực hiện như sau:

+ Xem xét sự biến động của tiền và đầu tư tai chính ngắn hạn ảnh hưởng đến khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn

+ Xem xét sự biến động của hàng tồn kho và sự tác động của quá trình sản xuất kinh doanh từ khâu dự trữ cũng như khâu sản xuất đến khâu bán hàng + Xem xét sự biến động của các khoản phải thu và sự tác động của khả năng thanh toán của đối tác, chính sách thương mại của doanh nghiệp đối với khách hàng, vị thế của doanh nghiệp trong quan hệ thương mại Điều này ảnh hưởng đến việc quản lý và sử dụng vốn

+ Xem xét sự biến động của tài sản cố định cho thấy doanh nghiệp dang tăng trưởng hay suy giảm

Ngoài ra, CBTD còn đánh giá sự hợp lý của cơ cấu vốn bằng việc xác

định tỷ trọng của từng loại tai sản trong tổng tài sản của doanh nghiệp, đồng thời

so sánh tỷ trọng của từng loại giữa cuối kỳ và đầu năm để thấy được sự biến động của cơ cấu vốn Việc đánh giá cơ cấu vốn hợp lý hay không phụ thuộc vào lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp đó Nếu một doanh nghiệp quyết định đầu

tu thém TSCD, ty trong tai sản dài hạn so với tổng tải sản sẽ tăng lên phản ánh

Trang 36

mức độ ôn định sản xuất kinh doanh lâu dài, đây là một trong những nhân tố tạo niềm tin đối với bạn hàng và các chủ nợ Tuy nhiên cần phải xem xét việc tăng,

T§CĐ có phù hợp với năng lực, trình độ phát triển và quy mô của doanh nghiệp

trong thời điểm hiện tại hay không? Nếu vượt quá khả năng kinh doanh sẽ là một yếu tố tạo gánh nặng tài chính cho doanh nghiệp, đồng thời đầu tư nhiều

vào TSCĐ cũng là nguyên nhân làm giảm khả năng thanh toán

(2) Phân tích sự biến động và cơ cầu của nguồn vốn

Việc phân tích sự biến động và cơ cấu của nguồn vốn nhằm đánh giá khái

quát khả năng tự tài trợ, mức độ tự chủ về mặt tài chính của doanh nghiệp hoặc những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải trong việc sử dụng nguồn vốn

+ Phân tích tính tự chủ về tài chính

Khi phân tích tính tự chủ về mặt tài chính của doanh nghiệp, CBTD thực hiện so sánh từng loại nguồn vốn giữa số cuối kỳ với số đầu năm về số tuyệt đối

và số tương đối, so sánh tỷ trọng của từng loại nguồn vốn trong tông nguồn vốn

để xác định các khoản mục nào chiếm tỷ trọng cao hơn Từ đó đánh giá doanh nghiệp đang tài trợ cho các hoạt động kinh doanh chủ yếu bằng nguồn vốn vay, vốn chủ sở hữu hay chiếm dụng Đồng thời, CBTD xem xét nguồn vốn của doanh nghiệp biến động như thế nào? Nguyên nhân chính làm tăng nguồn vốn

và làm thay đổi cơ cấu vốn Nếu nguồn vốn của chủ sở hữu chiếm ty trong cao

và có xu hướng tăng cho thấy doanh nghiệp có khả năng tự chủ về tài chính cao, mức độ phụ thuộc tài chính đối với các chủ nợ thấp và ngược lại

Để phân tích tính tự chủ về tài chính của doanh nghiệp có thể thông qua

Trang 37

Tỷ suất nợ phản ánh mức độ tài trợ tài sản của doanh nghiệp bởi các khoản nợ Tỷ suất nợ càng cao thể hiện mức độ phụ thuộc của doanh nghiệp vào chủ nợ cảng lớn, tính tự chủ của doanh nghiệp càng thấp và khả năng tiếp nhận các khoản vay nợ cảng khó một khi doanh nghiệp không thanh toán kịp thời các khoản nợ và hiệu quả hoạt động kém

« Tỷ suất tự tài trợ [14]

Tỷ suất tự tài tro = Tong tai san

Ty suat tự tài trợ thể hiện khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp

Tỷ suất này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp có tính độc lập cao về tài chính và

ít bị sức ép của các chủ nợ Doanh nghiệp có nhiều cơ hội tiếp nhận các khoản

tín dụng từ bên ngoài

Ngoài hai tỷ suất trên, phân tích tinh tự chủ về tài chính còn sử dụng chỉ tiêu tỷ suất nợ trên vốn chủ sở hữu thể hiện mức độ đảm bảo nợ bởi vốn chủ sở hữu

« Tỷ suất nợ trên vốn chủ sở hữu [14]

Tỷ suất nợ trên VCSH = No pha tra

‘Von chit so hiru

Tỷ suất này thể hiện mức độ bảo đảm nợ bởi vốn chủ sở hữu, tỷ suất này

cảng cao thì tính tự chủ về tài chính của doanh nghiệp càng thấp và ngược lại

'Khi tiến hành phân tích tính tự chủ

liệu trung bình ngành hoặc các số liệu định mức mà ngân hàng quy định

+ Phân tích tinh én định về nguồn tài trợ

Trong công tác quản trị tài chính, mỗi nguồn vốn đều liên quan đến thời

Trang 38

hạn sử dụng và chỉ phí sử dụng vốn Sự ôn định về nguồn tài trợ cần được quan tâm khi đánh giá cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp Theo yêu cầu đó, nguồn vốn của doanh nghiệp chia thành nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm

thời [14]

Nguồn vốn thường xuyên (NVTX) là nguồn vốn mà doanh nghiệp được

sử dụng thường xuyên, lâu dài vào hoạt động kinh doanh, có thời gian sử dụng

trên một năm Theo cách phân loại này, NVTX tại một thời điểm bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu và các khoản nợ vay trung và dài hạn Khoản nợ dài hạn đến hạn trả không được xem là nguồn vốn thường xuyên

Nguồn vốn tạm thời (NVTT) là nguồn vốn mà doanh nghiệp tạm thời sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong một khoản thời gian ngắn, thường

là trong một năm hoặc trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh Thuộc nguồn vốn tam thời bao gồm các loại sau: Các khoản phải trả tạm thời như nợ lương, nợ thuế, nợ BHXH ; Các khoản nợ và tín dụng thương mại do người bán chấp thuận; Các khoản vay ngắn hạn ngân hàng và nợ khác

Để phân tích tính ồn định của nguồn tài trợ người ta thường sử dụng các chỉ tiêu sau

e Tỷ suất nguồn vốn thường xuyên

Nguồn vốn thường xuyên

Hai tỷ suất trên phản ánh tín]

Tỷ suất nguồn vốn thường xuyên càng lớn cho thấy có sự én định tương đối trong một thời gian nhất định (trên 1 năm) đối với nguồn vốn sử dụng và doanh

Trang 39

nghiệp chưa chịu áp lực thanh toán nguồn tài trợ này trong ngắn hạn Ngược lại, khi tỷ suất nguồn vốn thường xuyên thấp cho thấy nguồn tải trợ của doanh nghiệp phần lớn là bằng nợ ngắn hạn, áp lực về thanh toán các khoản nợ vay rất lớn Tuy nhiên, để đánh giá chính xác hơn, cần xem xét mối quan hệ giữa tính tự chủ và tính ổn định của nguồn vốn Mối quan hệ này thể hiện qua tỷ suất nguồn vốn chủ sở hữu với nguồn vốn thường xuyên

Tỷ suất NVCSH Nguồn vốn chủ sở hữu

tênNVTX ` - Nguônvônhườngxuên 10%

* Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Việc phân tích BC KQHĐKD nhằm mục đích đánh giá tổng hợp tình hình

và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ, xác định các nguyên nhân chính dẫn đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Việc phân tích được tiến hành thông qua xem xét sự biến động của các khoản mục chính và xác định tỷ trọng trên tổng doanh thu thuần, từ đó CBTD đánh giá mức độ biến động, của các khoản chỉ phí như: xác định tỷ suất giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần để biết giá vốn hàng bán chiếm bao nhiêu phản trăm trong tổng doanh thu

thuần thu được; tỷ suất chỉ phí quản lý trên doanh thu thuần để biết doanh nghiệp quản lý các khoản chỉ phí có hiệu quả hay không; tỷ suất lợi nhuận thuần trên doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh hay lợi nhuận trước thuế trên doanh thu thuần Các nguyên nhân có thể gây biến động lợi nhuận như: doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh giảm trong khi giá vốn hàng bán tăng, doanh

thu và chỉ phí cũng giảm nhưng tốc độ giảm của doanh thu cao hơn chỉ phí Ngoài ra, việc phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh còn được thực hiện dựa trên phân tích các chỉ tiêu tài chính

* Phân tích báo cáo lưu chuyến tiền tệ

Kết quả phân tích BCLCTT sẽ cho biết được sự vận động của dòng tiền

Trang 40

trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư tài chính của doanh nghiệp, lượng tiền bình quân trong kỳ Điều này tạo điều kiện cho ngân hàng lập dự báo vẻ lưu

chuyên tiền tệ, giúp ngân hàng tính toán được thời gian doanh nghiệp có nhu cầu

vay vốn và thời điểm doanh nghiệp có thể trả nợ [9]

Phân tích báo cáo lưu chuyền tiền tệ theo các chỉ tiêu:

>Luu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh: Phản ánh toàn bộ dòng tiền

thu vào hoặc chỉ ra liên quan đến hoạt động kinh doanh cuả_DN,

Dòng tiền ròng từ hoạt động _—_ Thutừ hoạt Chỉ từ hoạt

để trang trải các khoản nợ, duy trì các hoạt động trả cỗ tức và tiến hành các hoạt

động đầu tư mới mà không cẳn đến các nguồn tài chính bên ngoài Thông tin từ

các luồng tiền từ các hoạt động kinh doanh, khi được sử dụng kết hợp với các

thông tin khác, sẽ giúp người sử dụng dự đoán được luồng tiền từ hoạt động,

kinh doanh trong tương lai

> Lưu chuyên tiền từ hoạt động đầu tư: Phản ánh toàn bộ dòng tiền thu vào hoặc chỉ ra liên quan đến hoạt động đầu tư của doanh nghiệp

Thu tir hoat Chỉ ra từ hoạt

Dòng tiền từ hoạt động đầu tr = động đầu tư ` TÔ động đầu tưan Hà

Ngày đăng: 27/02/2024, 01:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w