Quan hệ pháp luật ở Việt Nam: Lý luận và thực tiễn phát triển

MỤC LỤC

VỀ QUAN HỆ PHÁP LUẬT

KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC DIEM CUA QUAN HỆ PHÁP LUẬT

Mặc dù quy phạm pháp luật là tiền dé cho việc hình thành, thay đổi, chấm dứt các quan hệ pháp luật cụ thể nhưng không phải cứ có quy phạm pháp luật là có quan hệ pháp luật hoặc mọi quan hệ pháp luật đều được phát sinh, thay đổi và chấm dứt trên cơ sở các quy phạm pháp luật. Và, trong một số trường hop đặc biệt thi quan hệ pháp luật vẫn được phát sinh trên cơ sở nguyên tắc pháp luật chung, thậm chí ngay cả khi không có quy phạm pháp luật điều chỉnh như: áp dụng tập quán hoặc áp dụng tương tự pháp luật (chẳng hạn theo Điều 14 BLDS).

CẤU THÀNH QUAN HỆ PHÁP LUẬT

Nhưng, trong thực tiễn cũng có những trường hợp cá biệt cá nhân không có năng lực chủ thể đây đủ vẫn mặc nhiên trở thành chủ thể quan hệ pháp luật (ví dụ trong quan hệ pháp luật thừa kế). Tóm lại, chủ thể quan hệ pháp luật là những cá nhân, tổ chức có đủ năng lực để tham gia quan hệ pháp luật và có quyền, nghĩa vụ pháp lý theo quy định của pháp luật. Năng lực chủ thể quan hệ pháp luật. Theo khái niệm quan hệ pháp luật thì năng lực chủ thể như là một điều kiện cơ bản đòi hỏi chủ thể phải đáp ứng để có thể thỏa mãn những yêu cầu đặt ra của từng loại quan hệ pháp luật cụ thể. Năng lực chủ thể bao gồm các yếu tố cơ bản: năng lực pháp luật, năng lực hành vi. a) Năng lực pháp luật của chủ thể. Như vậy, cá nhân muốn thực hiện các quyền chủ quan của mình đòi hỏi họ phải nắm được khả năng hưởng (có) quyền của mình tới đâu theo quy định của pháp luật. Một nguyên lý cơ bản của Nhà nước pháp quyền đã thể hiện đúng đắn bản chất của mối liên hệ giữa năng lực pháp luật với quyền chủ quan của chủ thể là: Công dân có thể tiến hành bất cứ hoạt động nào nếu pháp luật không ngăn cấm. Năng lực pháp luật xuất hiện trên cơ sở pháp luật của mỗi nước, vì vậy công dân của mỗi nước khác nhau năng lực pháp luật có sự khác nhau. Năng lực pháp luật trong chế độ xã hội chủ nghĩa được pháp luật qui định trên cơ sở quán triệt mức độ cao nguyên tắc bình đẳng. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ theo quy định pháp luật và bình đẳng về điều kiện thực hiện quyền, nghĩa vụ pháp lý đó. Về mặt nguyên tắc, năng lực pháp luật trong chế độ xã hội chủ nghĩa không bị bó hẹp về nội dung, phạm vi và tính phổ biến, song cần dựa vào điều kiện cụ thể ở mỗi giai đoạn mà đưa ra những qui định pháp luật cho phù hợp, dam bao tính kha thi. Tóm lại có thể khẳng định: Năng lực pháp luật là khả năng của chủ thể được hưởng những quyển và thực hiện những nghĩa vụ pháp lý theo quy định của pháp luật. Hay nói cách khác, năng lực pháp luật là khả năng hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ theo qui định pháp luật nhằm bảo đảm cho chủ thể có điều kiện pháp lý để tham gia các quan hệ pháp luật cụ thể. b) Năng lực hành vi của chủ thể.

PHÂN LOẠI QUAN HỆ PHÁP LUẬT

Hiện nay ở nước ta, quan điểm về cách phân loại quan hệ pháp luật chung và quan hệ pháp luật cụ thể còn gây tranh cãi bởi nó có sự vướng mắc khi giải quyết nhiêu vấn đề liên quan, ví dụ như việc thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật chung và quan hệ cụ thể như thế nào khi cho rằng quan hệ pháp luật chung là cơ sở của sự hình thành quan hệ pháp luật cụ thể. Nếu như mối liên hệ giữa các quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật đơn giản theo cấu trúc chế định, ngành có tính khép kín, chặt chẽ thì mối liên hệ giữa các quan hệ pháp luật trong hệ thống quan hệ pháp luật có tính mở và linh hoạt hơn nhiều thông qua vai trò của chủ thể cũng như điều kiện hoàn cảnh thực tế của mỗi quan hệ cụ thể.

ĐIỀU KIỆN LÀM PHÁT SINH, THAY ĐỔI VÀ CHẤM DỨT QUAN HỆ PHÁP LUẬT

Loại hành vi này mặc dù mang ý thức chủ quan của chủ thể nhưng nó không bộc lộ ra bên ngoài thế giới khách quan, không ít trường hợp vẫn đem lại hậu quả pháp lý xấu đối với xã hội (hành vi không tố giác tội phạm, hành vi không cứu giúp người trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng). Điều này cho phép khẳng định về một thực tế, quan hệ pháp luật là một dạng quan hệ xã hội được hình thành và tồn tại chủ yếu trên cơ sở quy phạm pháp luật, có sự hiện diện và tương tác của quyền, nghĩa vụ pháp lý của chủ thể và sự đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp nhà nước.

CUA HE THONG QUAN HE PHAP LUAT VIET NAM TU 1945 DEN NAY

KHÁI QUÁT VỀ SỰ PHÁT TRIEN CUA HỆ THONG QUAN HỆ PHÁP LUẬT VIỆT NAM QUA CÁC GIAI ĐOẠN

Được hình thành và phát triển trong điều kiện có nhiều khó khăn về các đảm bảo chính trị xã hội, kinh tế, pháp lý và tư tưởng nhưng nhìn chung hệ thống quan hệ pháp luật mới thời kỳ 1945 - 1954 đã hình thành, vận động theo một trật tự nhất định và bước đầu được quan tâm về tính pháp lý, tính đồng bộ, toàn diện trên cơ sở quán triệt các nguyên tắc căn bản trong xây dựng pháp luật và các nguyên tắc xây dựng nhà nước dân chủ, quyền lực thuộc về nhân dân trên cơ sở liên minh rộng rãi giữa công, nông trí thức và mọi người yêu nước. Có thể nói, giai đoạn từ 1954-1959, một số lĩnh vực quan hệ pháp luật cơ bản như quan hệ luật nhà nước, quan hệ pháp luật dân sự, quan hệ pháp luật đất đai và quan hệ pháp luật kinh tế ở thời kỳ này đã tạo nên bước đột phá lớn về nội dung và tính chất cho sự phát triển theo xu hướng gắn với quyền lực công và sự chuẩn bị kháng chiến, kiến quốc.

THỰC TRẠNG HỆ THỐNG QUAN HỆ PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY

Chẳng hạn, Điều 138 LDS khẳng định tình trạng vô hiệu do giả tạo trong giao dịch dân sự: "Khi các bên xác lập giao dich dân sự một cách giả tao nhằm che giấu một giao dịch khác thì giao dịch giả tạo vô hiệu còn giao dịch bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này; nếu giao dịch được xác lập không nhằm mục đích làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của các bên thì giao dịch đó cũng bi coi là vô hiệu". Nhìn chung, để gắn liền với các chính sách pháp luật, nhà nước đưa ra các nhóm biện pháp cơ bản nhằm bảo đảm, khuyến khích sự phát triển quan hệ pháp luật, đó là: nhóm các giải pháp rà soát, xử lý các quy định pháp luật chồng chéo, mâu thuẫn, rườm rà gây khó khăn cho việc hình thành quan hệ pháp luật (ví dụ, các bộ, ngành thành lập ban chỉ đạo rà soát, bãi bỏ văn bản qui phạm ngành mình theo Quyết định số 335/TTg ngày 28/5/1997 của Thủ tướng Chính phủ), nhóm các giải pháp khuyến khích bằng hình thức tặng thưởng cho các chủ thể góp phần mở rộng, phát triển quan hệ pháp luật trên thực tế.

PHƯƠNG HƯỚNG VA CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIEN HỆ THỐNG QUAN HỆ PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY

NHỮNG YÊU CAU CƠ BẢN ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT TRIEN HE THỐNG QUAN HỆ PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY

Gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cũng như chiến lược phát triển hệ thống pháp luật Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010, hệ thống quan hệ pháp luật nước ta cần phải được củng cố và phát triển một bước căn bản bảo đảm tính toàn diện, đồng bộ nhằm vận hành có hiệu quả thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hiện thực hóa day đủ các nguyên tắc, giá trị của nhà nước pháp quyền Việt Nam và nội dung chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2001 - 2010. Mục tiêu cụ thể đòi hỏi:. + Củng cố, phát triển đa dạng, đồng bộ hệ thống quan hệ pháp luật trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại bảo đảm sự hội nhập khu vực và quốc tế. + Bảo đảm trật tự quan hệ pháp luật trên cơ sở ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và ký kết các điều ước quốc tế về nội dung phải đảm bảo tính thứ bậc trên dưới, đồng bộ, thống nhất và minh bạch, tuân thủ đúng hình thức văn bản. Ngôn ngữ pháp lý sử dụng phải thống nhất, dễ hiểu, dễ thực hiện. + Trên cơ sở bảo đảm tính tích cực và các giá trị hiện thực của quan hệ. pháp luật, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của cán bộ, công chức nhà nước, nhân dân, doanh nghiệp và mọi tổ chức về ý thức tôn trọng pháp luật và góp phần kiểm soát trạng thái vận động của quan hệ pháp luật trên thực tế. Bảo dam sự ổn định va phát triển nên kinh tế thị trường. theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự điều tiết của nhà nước. Pháp luật cũng như quan hệ pháp luật là những yếu tố chịu sự quy định của cơ sở kinh tế. Sự ổn định va phát triển kinh tế là điều kiện cần thiết đối với quá trình hình thành và phát triển pháp luật và quan hệ pháp luật trên các lĩnh vực. Ngược lại, củng cố và phát triển hệ thống quan hệ pháp luật góp phần ổn định và phát triển nền kinh tế thị trường. Nền kinh tế thị trường nước ta được xây dựng trên di sản của nền kinh tế tập trung bao cấp nên việc mở rộng các quan hệ thị trường gặp nhiều khó khăn và trở ngại. Tư duy kinh tế và tư duy hành vi của chủ thể vẫn bi chi phối bởi cơ chế cũ làm hạn chế tính năng động, linh hoạt ở các chủ thể khi tham gia quan hệ pháp luật. Hơn nữa pháp luật về nền kinh tế thị trường còn trong quá trình hình thành hệ thống các quan hệ thị trường còn nghèo nàn, chưa đồng bộ trên thực tế vì thiếu cơ sở pháp lý cần thiết. Trong khi đó, các đặc điểm của kinh tế thị trường tác động đến ý thức chủ thể, đến điều kiện hiện thực và các giá trị xã hội.. theo nhiều chiều hướng khác nhau sẽ chỉ phối trạng thái vận động của hệ thống quan hệ pháp luật thực tế. Để ổn định và phát triển kinh tế thị trường làm nền tảng cho sự phát triển hệ thống quan hệ pháp luật, theo chúng tôi cần quan tâm mấy vấn đề cơ bản sau:. a) Tiếp tục da dạng hóa và ổn định chế độ sở hữu làm nên tang cho sự phát triển quan hệ kinh tế nói riêng và hệ thống quan hệ pháp luật nói chung. Quan hệ sở hữu luôn đóng vai trò nền tảng đối với mọi mối quan hệ xã hội, đặc biệt là hệ thống quan hệ pháp luật. Đối với nền kinh tế thị trường, sự ổn định và làm rừ chế độ phỏp lý về sở hữu khụng chỉ là mối quan tõm của cỏc. nhà đầu tư mà đối với cả xã hội. Một thực trạng là hiện nay loại hình sở hữu toàn dõn ở nước ta được qui định cũn chung chung, chế độ phỏp lý chưa rừ ràng về các quyền năng nên dẫn đến việc quản lý tài sản thực tế còn lỏng lẻo. Chẳng hạn, đối với đất đai, mặc dù nhà nước đã tìm nhiều biện pháp khác nhau nhưng không ngăn chặn được sự lấn chiếm, chuyển nhượng trái phép làm thất thu ngân sách nhà nước đồng thời tạo nên bất bình đẳng nhiều mặt. trong đời sống xã hội. Quan hệ pháp luật đất đai đang mất đi tính xác thực của nó khi đa số chủ thể thực hiện giao dịch tìm cách lần trốn pháp luật, không ít cá nhân, cơ quan có thẩm quyền tìm cách hợp pháp hóa cho những hành vi thương mại nhằm trục lợi bất chính. Cần phải tiếp tục cấu trúc nền kinh tế theo hướng đa dạng hóa sở hữu nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn và tiềm lực kinh tế trong xã hội. Day là điều kiện quan trọng để mở rộng phát triển hệ thống quan hệ pháp luật, trước. hết là hệ thống quan hệ pháp luật kinh tế. Nên có một cách nhìn coi mở đối với các thành phần kinh tế mà trước đây gọi là phi xã hội chủ nghĩa như kinh tế tư. nhân, cá thể, tư bản nhà nước.. để tạo lập sự bình đẳng trong sản xuất kinh doanh. Nhà nước cần hình thành hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp tự do kinh doanh, thực hiện chế độ kiểm toán, thực hiện nghiêm ngặt chế độ đăng ký tài chính, kế toán doanh nghiệp tránh tình trạng thua lỗ đến phá sản mới bị phát hiện, xử lý. Mặt khác, cần sửa đổi luật doanh nghiệp nhà nước nhằm xác định rừ hơn quan hệ tài sản giữa doanh nghiệp nhà nước với nhà nước. Cỏc doanh nghiệp nhà nước phải là chủ thể pháp luật độc lập và có quyền sở hữu đối với tài sản của doanh nghiệp. Trong điều kiện nước ta hiện nay, phạm vi nhà nước độc quyền trong kinh doanh đã thu hẹp nhiều nhưng vẫn còn một số ngành như:. bưu chính viễn thông, vận tải đường sắt, hàng không v.v.. Cần sớm ban hành luật cạnh tranh chống độc quyền và thành lập cơ quan kiểm soát độc quyền, chống cạnh tranh không lành mạnh. Nhà nước cần qui định giá chuẩn đối với hàng hóa và dịch vụ độc quyền, thực hiện lộ trình giảm giá theo mặt bằng khu vực và thế giới dé thu hút đầu tư và cải thiện dân sinh. Cần ban hành luật đăng. ký tài sản và tiến hành đăng ký tài sản, công khai hóa số đăng ba tài sản và các vật quyền khác đối với tài sản. Đây là những lĩnh vực quan hệ mới có nhu cầu từ đời sống xã hội có ý nghĩa quan trọng trong việc xác nhận tư cách chủ thể, điều kiện để tham gia các giao dịch dân sự, kinh tế và thương mại khi cần thiết. b) Đa dạng hóa thị trường là yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế và phát triển hệ thống quan hệ pháp luật. Đại hội Đảng IX (4-2001) tiếp tục khẳng định đường lối đổi mới và hội nhập là cần thiết và nhấn mạnh thêm: "Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh than phát huy tối da nội lực, nâng cao hiệu qua hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập, tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, gi# gìn bản sắc ăn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường”. Đối với nước ta để hội nhập phát triển đúng hướng, có chế độ chính trị ổn định và kinh tế phát triển bền vững, tạo nền tảng mở rộng hệ thống quan hệ pháp luật cần quan tâm mấy vấn đề cơ bản sau:. + Bảo đảm sự tương thích và an toàn của hệ thống quan hệ pháp luật trong quá trình hội nhập bằng việc rà soát, sửa đổi, bổ sung trên cơ sở đối chiếu, so sánh với các chuẩn mực quốc tế. Nội luật hóa các nguyên tắc cơ bản, phổ biến trong các điều ước quốc tế như đối xử tối huệ quốc, đối xử quốc gia và các biện pháp tự vệ trong thương mại hàng hóa quốc tế để thống nhất cách hiểu và áp dụng những nguyên tắc trên trong thực tiễn pháp luật Việt Nam. + Tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý cho việc hình thành các quan hệ pháp luật trong quá trình hội nhập bằng việc chuẩn bị ký kết, tham gia các điều ước quốc tế trong lĩnh vực thuế, đầu tư, thương mại, vay vốn, thanh toán quốc tế, sở hữu trí tuệ, tương trợ tư pháp, các hiệp định khung gắn liền với quá. trình đàm phán gia nhập WTO. + Thực hiện một lộ trình hòa nhập hợp lý bảo đảm cho từng loại chủ thể kinh doanh có thể thực hiện các giao lưu kinh tế đối ngoại, kịp bắt nhịp với môi trường cạnh tranh khốc liệt. Nhà nước phải đóng vai trò quyết định trong việc định hướng, tổ chức, chỉ đạo cho sự hội nhập ở tầm vĩ mô. + Hoàn chỉnh khung pháp luật cho các lĩnh vực điều chỉnh cơ bản, cải cách thủ tục hành chính nhằm tạo ra một môi trường pháp lý thông thoáng cho các hoạt động của quá trình hội nhập và làm tiền đề cho việc mở rộng các loại quan hệ pháp luật. Xây dựng nền văn hóa pháp lý Việt Nam. Văn hóa với tư cách là một chỉnh thể toàn vẹn bao gồm cả các yếu tố, giá trị của truyền thống và hiện tại trên các phương diện khác nhau. Khi pháp luật được coi là công cụ cơ bản để quản lý xã hội thì không thể thiếu đi bộ phận văn hóa pháp lý. Văn hóa chỉ được xuất hiện trên cơ sở ý thức, nhận thức của con người. Văn hóa pháp lý chỉ có thể hình thành trên nền tảng ý thức pháp luật, nhận thức về các giá tri của pháp luật. Văn hóa được nhận diện qua ứng xử của con người, cộng đồng xã hội trong các quan hệ thực tế. Văn hóa pháp lý. được phản ánh thông qua hành vi pháp lý của các chủ thể trong các quan hệ pháp luật cụ thể. Văn hóa cũng như văn hóa pháp lý luôn có tính đan xen, kế thừa và phủ định trên cả hai bình diện tích cực và tiêu cực. Lịch sử Việt Nam chịu ảnh hưởng đa thái cực của các nền văn hóa Đông và Tây phương, của cả chế độ phong kiến và tư sản. Do vậy, văn hóa pháp lý Việt Nam không thể không chịu ảnh hưởng và sự tác động của các nền văn hóa đó. Củng cố và xây dựng nền văn hóa pháp lý Việt Nam là một yêu cầu thực tế gắn liền với quá trình phát triển hệ thống quan hệ pháp luật trong điều kiện hội nhập hiện nay. Nền văn hóa pháp lý Việt Nam mang bản sắc dân tộc Việt Nam, đó là các giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc được vun dap nên qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh than đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc; lòng nhân ái; khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý; đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động; sự tinh tế trong ứng xử, tính giản di trong lối sống.. Bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc phải kết hợp giao lưu quốc tế, tiếp thu có chọn lọc những cái hay, cái tiến bộ trong văn hóa dân tộc khác. Giữ gìn bản sắc dân tộc phải đi liền với chống lạc hậu, lỗi thời trong phong tục, tập quán, lề thói cũ. Nền văn hóa pháp lý Việt Nam tiên tiến là yêu nước và tiến bộ mà nội dung cốt lừi là lý tưởng độc lập dõn tộc và chủ nghĩa xó hội Mỏc - Lộnin, tu. tưởng Hồ Chí Minh, nhằm mục tiêu tất cả vì con người, vì hạnh phúc và sự phát triển phong phú, tự do, toàn diện của con người trong mối quan hệ hài hòa giữa cá nhân và cộng đồng, giữa xã hội và tự nhiên. Tiên tiến không chỉ về nội dung mà cả trong hình thức biểu hiện, trong phương tiện chuyển tải nội dung. Nhìn từ góc độ lịch sử, nền văn hóa pháp lý Việt Nam được xây dựng trên nền tảng các truyền thống quí báu lâu đời của dân tộc. Chính các yếu tố này đã hun đúc, kết tinh một nền văn hóa mang bản sắc đặc thù Việt Nam, tạo nên một sức sống lâu bền và hiện vẫn là nhân tố tích cực đóng góp vào diện mạo của nền văn hóa nước nhà trong thời kỳ đổi mới. Nhìn từ khía cạnh thực tế và lịch sử, việc xây dựng nền văn hóa pháp lý mang bản sắc Việt Nam cũng gặp một số trở ngại nhất định, đó là:. - Việt Nam là một quốc gia ở phương đông thường coi trọng các giá tri của đạo đức, tập quán trong điều chỉnh hành vi và quản lý xã hội do vậy sự phát triển ưu trội của quan hệ đạo đức so với các quan hệ chính trị, pháp luật là một thực tế. Ngoài những điểm tích cực ra thì điều đó đã tạo nên một sự khép kín và bảo thủ cản trở quá trình tiếp nhận các giá trị văn minh của lối sống công nghiệp dựa trên các quy định pháp luật, chủ yếu được phản ánh thông qua hành vi pháp luật, hệ thống quan hệ pháp luật. - Trong lịch sử, nước ta bị chế độ phong kiến, thực dân đô hộ nên thế giới quan của con người có phần bị lệch lạc dẫn đến sự lệch chuẩn về hành vi, ngay cả hành vi trong việc thực hiện quyền, nghĩa vụ pháp lý trong các quan hệ pháp luật thực tế. - Đa phần dân số nước ta làm nghề nông nặng tính khép kín bởi cộng đồng làng - xã - xóm - thôn. Mặt trái của tính quần cư đó là sự cục bộ địa phương, chủ nghĩa gia đình, dòng tộc.. tạo nên sức ỳ lớn theo tính hướng nội ít chủ động giao lưu bên ngoài, không nhạy bén đón bắt những cơ hội đổi thay của thời đại và một số nhân tố nổi trội bị san lấp hoặc coi thường, cản trở trực tiếp đối với quá trình phát triển hệ thống quan hệ pháp luật. Phương hướng xây dựng nền văn hóa pháp lý nằm trong phương hương phát triển văn hóa đã được Đảng ta nêu ra trong Nghị quyết 5 của Trung ương:. Phát huy chủ nghĩa yêu nước và truyền thống dai đoàn kết dân tộc, ý thức độc lập tự chủ, tự cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, xây dựng và phát triển nên văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tỉnh hoa văn hóa nhân loại, làm cho văn hóa thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng người, từng gia đình, từng tập thể và cộng đồng, từng địa bàn. Để xây dựng và phát triển một nền văn hóa pháp lý Việt Nam tiên tiến, mang bản sắc dân tộc làm nền tảng cho sự phát triển hệ thống quan hệ pháp luật, theo chúng tôi cần quan tâm mấy vấn đề cơ bản sau:. - Về phương diện lý luận, mục tiêu xây dựng nền văn hóa nói chung là nhằm tạo ra môi trường văn hóa và con người văn hóa. Hai nhân tố này tác động biện chứng lẫn nhau trong đó nhân tố con người là quyết định. Xây dựng nền văn hóa pháp lý không thể không xây dựng những con người có văn hóa pháp lý, học vấn pháp lý. Mặt khác, do văn hóa pháp lý chỉ có thể xuất hiện trên cơ sở ý thức pháp luật và sự nhận thức về các giá trị xã hội của pháp luật, do đó vai trò của hệ tư tưởng pháp luật và thái độ tâm lý pháp luật của các chủ. thể trước xử sự thực tế của họ là cực kỳ quan trọng. Muốn vậy, điều căn bản là cần phải xây dựng được một hệ tư tưởng pháp luật mang tính đặc thù Việt Nam. Hệ tư tưởng pháp lý Việt Nam phải là sự kết hợp giữa các nguyên lý về pháp luật và pháp luật xã hội chủ nghĩa với truyền thống lý luận - lịch sử pháp luật Việt Nam. Đó phải là sự kết hợp hài hòa giữa quan điểm mácxít về pháp luật và các giá trị xã hội của pháp luật với quan điểm tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản Việt Nam về pháp luật. Hệ tư tưởng pháp luật đó được xây dựng trên cơ sở đa dạng nguồn pháp luật phải thể hiện đường lối chính sách của Đảng ở mỗi giai đoạn và sự thừa nhận các chuẩn mực đạo đức, tập quán. ưu việt, truyền thống. Đồng thời với quá trình nâng cao sự hiểu biết pháp luật cần khơi dậy yếu tố truyền thống và các giá trị đạo đức, lịch sử cội nguồn của dân tộc nhằm góp phần hình thành động cơ hành vi lành mạnh, hợp pháp, thái độ tâm lý pháp lý đúng đắn, tích cực trong ý thức của các chủ thể khi tham gia quan hệ pháp luật thực tế. - Hoàn thiện cơ sở xã hội của quan hệ pháp luật gắn với việc bảo đảm 6n định và phát triển kinh tế - xã hội, tạo nên sự đồng bộ giữa đời sống vật. chất và văn hóa tư tưởng cho nhân dân. - Mo rộng sự giao lưu với các nền văn hóa khác dưới nhiều hình thức, tiếp thu có chọn lọc những giá trị của các nền văn hóa pháp lý trên thế giới với phương châm hội nhập nhưng không hòa tan để tránh tình trạng tụt hậu so với. văn hóa pháp lý của nhân loại. - Nang cao sự hiểu biết pháp luật và khả năng ứng xử trước các tình huống pháp luật thực tế đối với mọi chủ thể nhằm thích ứng kịp với văn minh của lối sống mới - lối sống theo pháp luật. Đồng thời gạt bỏ tư tưởng cực đoan của lối sống đức trị, nhân trị hạ thấp vai trò của pháp luật trong quản lý xã hội. Tóm lại, văn hóa pháp lý và quan hệ pháp luật là những nội dung, hiện. tượng có quan hệ hữu cơ với nhau. Quan hệ pháp luật là hình thức biểu đạt các nội dung, giá trị của văn hóa pháp lý trên thực tế. Hiệu quả và giá trị xã hội của hệ thống quan hệ pháp luật trên thực tế là thước đo trạng thái văn hóa pháp lý ở mỗi gia đoạn. Ngược lại, văn hóa pháp lý là điều kiện, môi trường để bảo vệ sự an toàn và phát triển của các quan hệ pháp luật. Xây dựng nền văn hóa pháp lý tiên tiến mang bản sắc dân tộc Việt Nam là một quá trình trực tiếp củng cố và phát triển hệ thống quan hệ pháp luật mang tính đặc thù Việt Nam. Giải quyết các vấn đề xã hội, bảo đảm sự phát triển bền vững Dưới góc độ pháp lý, các vấn đề xã hội được nhận diện với nghĩa là những hạn chế hay là sự không an toàn đối với quá trình thiết lập và vận động của các quan hệ pháp luật cụ thể. Do vậy, giải quyết các vấn đề xã hội chính. là quá trình bảo vệ, phát triển các quan hệ pháp luật cụ thể. Quá trình nay luôn có mối tương tác hữu cơ với việc củng cố và phát triển hệ thống quan hệ pháp luật trên thực tế. Có nhiều vấn đề xã hội ảnh hưởng đến sự vận động của quan hệ pháp luật, xin đề cập một số vấn đề cơ bản sau:. a) Vấn đề công bằng xã hội. Quan niệm về công bằng được nhìn nhận từ nhiều góc độ nhưng chủ yếu là từ lợi ích. Công bằng xã hội có mối quan hệ khăng khít, hữu cơ với quan hệ pháp luật. Trong mối quan hệ đó, công bằng xã hội trở thành nội dung, điều kiện và là mục đích của quan hệ pháp luật. Chính nhờ có môi trường công bằng xã hội mà sự hình thành quan hệ pháp luật và việc thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý trong các quan hệ pháp luật cụ thể thuận lợi hơn. Đa số các chủ thể có điều kiện, cơ hội để tham gia quan hệ pháp luật và lòng tin vào chế độ, nhà nước của các chủ thể vì thế cũng được nâng cao. Ngược lại, quan hệ pháp luật có vai trò quan trọng trong việc phản ánh thực trạng công bằng xã hội. Quan hệ pháp luật là thước đo thực tế mức độ công bằng xã hội trên từng lĩnh vực cụ thể. Giải quyết có hiệu quả vấn dé công bằng xã hội không chi là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bao đảm sự phát triển bền vững mà còn là con đường xây dung và phát triển hệ thống quan hệ pháp luật trên thực tế. Trong nền kinh tế thị trường, sự phân hóa xã hội với khoảng cách ngày càng lớn về mức độ giàu nghèo giữa các thành phần xã hội, giữa nông thôn và thành thị. Nhiều điểm bất cập từ thực tế đời sống đang báo động về sự cách biệt đối với công bằng xã hội như:. - Còn nhiều người lao động trung thực, cần mãn đang sống nghèo khó trong lúc đó một số lại làm giàu quá nhanh và sống trong sự xa hoa, lãng phí bằng những thủ đoạn bất hợp pháp như tham nhũng, buôn lậu, đặc quyền đặc lợi, lừa đảo, gian dối trong làm ăn, bang đảng kiểu xã hội đen v.v.. - Lao động của một số người trong các ngành nghề có lợi thế nghề nghiệp hoặc trong những ngành ít nhiều có tính độc quyền thì lại có thu nhập cao hơn các ngành khác nhiều lần. - Một bộ phận dân cư là đối tượng xã hội cần chăm sóc như thương binh, thân nhân liệt sĩ, nạn nhân chiến tranh, người tàn tật, già cả không nơi nương tựa.. lại đang sống trong nghèo khó và túng quẫn. - Mục tiêu của chính sách xã hội thống nhất với mục tiêu phát triển kinh tế đêu nhằm phát huy sức mạnh của nhân tố con. nguoi va VÌ con người. - Kết hop hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, xã hội, giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội, giữa đời sống vật chất và đời sống tinh than của nhân dan. - Coi phát triển kinh tế là cơ sở và tiên dé để thực hiện các chính sách xã hội, thực hiện tốt chính sách xã hội là động lực thúc đấy phát triển kinh tế. Như vậy, có thể coi đây là nguyên lý về việc giải quyết đồng thời hai mặt kinh tế và xã hội nhằm tạo nên sự phát triển bền vững và sự đa dạng của hệ thống quan hệ pháp luật đối với nước ta hiện nay. Bảo đảm công bằng trong lao động và hưởng thụ là cơ sở để giải quyết các vấn dé xã hội và mở rộng quan hệ pháp luật trên thực tế. Bởi vậy, phân phối theo lao động là hình thức phân phối chủ yếu trong điều kiện hiện nay ở nước ta. Thực hiện hình thức phân phối này sẽ gắn được kết quả lao động với lợi ích của người lao động. Nhờ vậy sẽ thúc đẩy và kích thích họ làm việc với năng suất cao để có thu nhập cao. Ngược lại, thu nhập cao lại là điều kiện để đạt được năng suất lao động cao hơn. Điều này cứ tuần hoàn tiếp diễn từng bước giải quyết thỏa đáng mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội tạo ra nền tảng cho sự phát triển bền vững. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường, việc hoàn toàn. phân phối theo lao động cũng không phải chính xác và thỏa mãn giải quyết tốt vấn đề công bằng. Để giảm bớt sự bất bình đẳng, bên cạnh phân phối theo lao động là chủ yếu cần thực hiện phân phối theo nguồn vốn, theo tài sản đóng gop, công cụ sản xuất v.v.. Chế độ sở hữu theo phần, trách nhiệm theo phần và phân phối kết quả sản xuất kinh doanh theo phần cũng là biểu hiện của nguyên tắc công bằng trong điều kiện mới. Hình thức phân phối này cho phép huy động, thu hút mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế tham gia vào quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế. Đến lượt nó, kết quả tăng trưởng sẽ cho phép giảm bớt sự bất bình đẳng trong xã hội. Ngoài hai hình thức phân phối trên, ở Việt Nam còn coi trọng hình thức phân phối thông qua phúc lợi xã hội. Đây là hình thức mà người lao động nhận được những lợi ích ngoài thu nhập thông qua hai hình thức phân phối trên, bao gồm các dịch vụ văn hóa, giáo dục, y tế không phải trả tiền hoặc chỉ trả một phần, các khoản trợ cấp bằng tiền mặt hoặc bằng hiện vật, các dịch vụ xã hội công cộng miễn phí. Trong điều kiện còn có sự bất bình đẳng trong thu nhập, việc thực hiện phân phối thông qua phúc lợi xã hội có tác dụng tích cực làm giảm sự bất bình đẳng đó. Cùng với quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế, hình thức phân phối thông qua phúc lợi xã hội ngày càng được mở rộng nhằm thu hẹp sự khác biệt xã hội thực hiện phát triển toàn diện con người. Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ xã hội và công bằng xã hội ngay trong từng bước và trong suốt quá trình phát triển. Công bằng xã hội phải thể hiện ở cả khâu phân phối tư liệu sản xuất lẫn ở khâu phân phối kết quả sản xuất, ở việc tạo điều kiện cho mọi người đều có cơ hội phát triển và sử dụng tốt năng lực của mình [15, tr. Mục tiêu công bằng xã hội trong thời gian tới là thu hẹp khoảng cách về mức sống dân cư giữa các vùng, các dân tộc, các tầng lớp dân cư đặc biệt là giữa nông thôn và thành thị. Hiện nay khoảng cách giàu nghèo ngày càng. doãng ra nhanh đòi hỏi phải duy trì tốc độ phát triển kinh tế, thực hiện có hiệu quả các chính sách xã hội. Kinh nghiệm thời gian qua cho thấy công tác rút ngắn khoảng cách chênh lệch về thu nhập đòi hỏi phải phát triển kinh tế nông thôn, nhất là vùng nghèo, cụ thể là trên 2 ngàn xã đặc biệt khó khăn. b) Vấn đề đói, nghèo và phân hóa xã hội.

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT TRIEN HỆ THONG QUAN HỆ PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY

Bên cạnh đó cần thường xuyên rà soát, tập hợp hóa, pháp điển hóa văn bản quy phạm pháp luật (theo Quyết định số 355/TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 28/5/1997 về việc thành 14 Ban chỉ đạo của Chính phủ về tổng rà soát và hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật) nhằm bảo đảm tính thống nhất, thứ bậc của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, tránh tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn, văn bản hết hiệu lực vẫn thi hành. Cần tiến hành dự báo pháp luật trên cơ sở phân tích các số liệu về xã hội học pháp luật và các khoa học chuyên ngành khác. Hiện nay ở nướ ta, Viện kiểm sát không còn thực hiện chức năng kiểm sát văn bản pháp luật, vì vậy cần sớm có một cơ chế giám sát thích hợp để không tùy tiện trong áp dụng, thi hành pháp luật làm biến đổi tính chất, cơ cấu quan hệ pháp luật. Để hoàn thiện cơ sở pháp lý đối với hệ thống quan hệ pháp luật, ngoài. việc cần thiết ban hành những văn bản luật mới như: luật chứng khoán, luật cạnh tranh và kiểm soát độc quyền, luật đăng ký tài sản, luật công vụ và công chức.. đòi hỏi phải sửa đổi một số văn bản luật quan trọng hiện còn có những. bất cập nhất định. Mặt khác, cần hoàn thiện cơ sở pháp lý cho các quan hệ pháp luật trong các lĩnh vực quốc phòng và an ninh quốc gia; lĩnh vực y &, văn hóa, giáo dục và thể thao; lĩnh vực khoa học, công nghệ và bảo vệ môi trường cũng như pháp luật về chuyên ngành kinh tế - kỹ thuật. Trong tình hình hiện nay, để hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hệ thống quan hệ pháp luật, đa dạng hóa cách thức tác động pháp luật cần coi trong hai giải pháp đột phá là: 1- tập trung cao độ các nguồn lực để tăng tốc và nâng cao. chất lượng xây dựng pháp luật. 2- Tạo ra chuyển biến mạnh mẽ, cơ bản trong thi hành pháp luật nhằm bảo đảm trật tự pháp luật, đẩy mạnh chiến lược cải cách tư pháp. Thứ hai: Hoàn thiện cơ chế bảo đảm tính hiện thực của quan hệ pháp luật. Bảo đảm tính khách quan, hiện thực của các quan hệ pháp luật cụ thể là một trong các yêu cầu căn bản bảo đảm tính thống nhất tương đối của cả hệ thống quan hệ pháp luật và thực trạng pháp lý trong điều chỉnh pháp luật. Tính hiện thực của quan hệ pháp luật được xem xét trên các phương diện cơ bản là:. bảo đảm khả năng thực tế của quyền, nghĩa vụ pháp lý và bảo đảm về mặt lợi ích của quan hệ pháp luật. a) Bảo đảm sự phù hợp giữa nội dung thực tế với hình thức pháp lý của quan hệ pháp luật. Hiện nay đất và nhà ở đô thị ở nước ta phần lớn là không chính chủ vì các chủ thể (chủ yếu là cá nhân) đã không thực hiện việc sang tên trước bạ khi mua bán. Các quan hệ pháp luật đó đã không đảm bảo sự phù hợp giữa nội dung quan hệ và hình thức pháp lý theo qui định pháp luật hiện hành. + Đối với lĩnh vực quan hệ công: Các cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực thi công vụ cần tuân thủ các quy định pháp luật bảo đảm tính khách quan, xác thực của sự kiện pháp lý và lựa chọn hình thức pháp lý cho phù hợp. Nhìn chung khả năng kiểm soát đối với lĩnh vực quan hệ này là thuận lợi và chặt chế hơn so với lĩnh vực quan hệ tư. Mặc dù vậy, cần loại bỏ tình trạng không ít cơ quan, tổ chức và cá nhân có thẩm quyền vượt rào pháp. luật, tìm cách hưởng lợi từ các hoạt động công vụ. Hiện nay một số nội dung thực tế thường xuyên bị một số người có chức quyền trục lợi bằng nhiều cách như:. chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất, qui hoạch xây dựng v.v.. Tuy nhiên, cũng cần phải nhận thấy nội dung thực tế của quan hệ pháp luật đa dạng. Có nội dung mang tính tích cực nhưng cũng có nội dung tiêu cực, ví dụ như vi phạm pháp luật. Hành vi làm biến đổi nội dung thực tế là nguyên nhân dẫn đến việc làm biến đổi nội dung pháp lý của quan hệ. Các quan hệ pháp luật phát sinh từ những sự kiện đó sẽ bị lệch lạc về nội dung và cơ cấu. Bởi vậy, bảo đảm tính hiện thực của những loại quan hệ pháp luật này là bảo đảm tính xác thực, khách quan và đúng đắn của sự kiện pháp lý tương ứng. b) Bảo dam tính thực tế về quyên và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể Quan hệ pháp luật là yếu tố mà nội dung của nó luôn đồi hỏi được thé hiện bằng hành vi hợp pháp, tích cực.