1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án phó tiến sĩ luật học: Đổi mới và hoàn thiện pháp luật về hải quan ở nước ta hiện nay

174 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đổi Mới Và Hoàn Thiện Pháp Luật Về Hải Quan Ở Nước Ta Hiện Nay
Tác giả Vũ Ngọc Anh
Người hướng dẫn PGS - PTS Trần Ngọc Dương, PTS Trịnh Đức Thảo
Trường học Học viện Chính trị - Giáo dục và Đào tạo Quốc gia Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật học
Thể loại Luận án phó tiến sĩ
Năm xuất bản 1996
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 174
Dung lượng 94,69 MB

Nội dung

MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA LUẬN ÁN Trước yêu cầu đổi mới tư duy quản lý Nhà nước trong lĩnh vực hải quan đáp ứng nhu cầu quan lý bang pháp luật các quan hệ kinh tế đối ngoại ngày càng trở

Trang 1

| ® GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO +_ HỌC VIỆN CHÍNH TRI

QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

+

VŨ NGỌC ANH |

ĐỔI MỚI VÀ HOÀN THIỆN PHAP LUẬT VỀ HAI QUAN

Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

Chuyén ngành LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP QUYỀN

Người hướng dan khoa học :

1 TRAN NGOC DUONG

PGS - PTS luật học

2 TRINH DUC THAOPTS luật hoc

Ha NGi 1996

Trang 2

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các sốliệu tông hợp các kết luận nêu trong luận án là trung thực và chưa từngđược ai công bố trong bất ky công trinh nào khác.

Tác gia luận an

Vũ Ngọc Anh

Trang 3

MỞ ĐẦU

Chương 1: HOAT ĐỘNG HAI QUAN VA PHAP LUAT VE

HAI QUAN TRONG NEN KINH TE THI TRUONG

Ở NƯỚC TA

1.1 Ban chất, chức năng và vai trò của Hải

quan trong nền kinh tế thị trường

I.1.1 Sự xuất hiện của hoạt động hải quan và

bản chất của Hải quan

1.1.2 Chức năng và vai trò của quản lý nhà nước về hãi quan trong nền

kinh tế thị trường

1.2 Khái niệm, đối tượng điều chỉnh, đặc trưng

cơ bản của pháp luật về hải quan trong nền

kinh tế thị trường ở nước ta

1.2.1 Khái niệm pháp luật về hai quan Việt nam _

1.2.2 Các quan hệ xã hội do pháp luật về hai quan điều chỉnh

1.2.3 Các đặc trưng cơ bản của các quy phạm pháp luật hải

quan và các quan hệ pháp luật về hãi quan

1.2.4 Nguồn của pháp luật về hải quan Việt nam

Chương 2 PHAP LUẬT VE HAI QUAN Ở NƯỚC TA - THỰC

TRẠNG VÀ TÍNH TẤT YẾU CỦA VIỆC ĐỔI MỚI

ị VÀ HOÀN THIỆN

2.1 Pháp luật về hai quan Việt nam - Quá trình hình

thành, phát triển và tồn tại

2.1.1 Sự hinh thành và phát triển của pháp luật về hai quan ở Việt nam

2.1.2 Đánh giá thực trạng hệ thống pháp luật về hãi quan

Ở nước ta hiện nay

54 70

Trang 4

hoàn thiện pháp luật về hải quan ` 101 2.2.1 Bối cảnh kinh tế- xã hội sau 10 năm

thực hiện chính sách đổi mới 101

2.2.2 Tất yếu khách quan của việc đổi mới

và hoàn thiện pháp luật về hải quan 108Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI,

HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HAI QUAN

Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 114

3.1 Xây dựng luật hai quan - Phương hướng trọng tâm 116

của việc đổi mới va hoàn thiện pháp luật về

hải quan ở nước ta

-3.1.1 Yêu cầu đặt ra khi xây dựng Luật hải quan ITY

3.1.2 Các quan điểm xây dung Luật hai quan 120

3.1.3 Hình thức văn bản Luat hai quan 125

3.1.4 Nội dung cơ bản của Luật Hải quan 1303.2 Đổi mới và hoàn thiện pháp luật liên quan đến

hoạt động hải quan - Phương hướng và giải pháp 145

3.2.1 Chính sách, chế độ quản lý hoạt động kinh tế đối ngoại 145

3.2.2 Các biện pháp cải thiện luật lệ và quản lý trong

lĩnh vực thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 1513.2.3 Bổ sung, tăng cường thẩm quyền của Hai quan trong hoạt

động điều tra và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về

hai quan 154

KET LUAN 164DANH MUC TAI LIEU THAM KHAO 168

Trang 5

1 TINH CAP THIẾT CUA ĐỀ TAI

Ở nước ta, từ sau Dai hội đại biểu Dang cộng san Việt nam lần thứ

VI, nền kinh tếhàng hóa nhiều thành phan phát triển theo cơ chế thị trường

có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa từng bướchình thành và phát triển Việc áp dung cơ chế quan lý kinh tế mới đã đặt ranhu cầu khách quan mang tính cấp bách phải đổi mới và hoàn thiện hệ

thống pháp luật Các quan hệ xã hội, đặc biệt là các quan hệ kinh tế ngày

càng đòi hoi phải được điều chỉnh bằng pháp luật, sự hoạt động của các cơ

quan nhà nước phải dựa trên nền tảng pháp lý vững chắc Trong hoàn cảnh

đó Pháp lệnh Hải quan ban hành ngày 24/2/1990 quy định chế độ nhà nước

về hải quan, bước đầu đưa ra được các cơ sở pháp lý cho hoạt động của bản

thân cơ quan Hải quan cũng như các quy định chung về chế độ hải quan cua Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam.

Tuy nhiên, Pháp lệnh Hai quan ban hành năm 1990 cơ bản vẫn dựa

trên tình thần của Hiến pháp 1980 ban hành trong điều kiện của nền kinh tế

quan liêu, bao cấp nên có nhiều quy định đã không còn phù hợp với Hiến

pháp 1992 được ban hành theo đường lối mở cửa, phát triển nền kinh tế

nhiều thành phần, theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, có

sự quản lý của Nhà nước ở nước ta

Trang 6

đến hoạt động hải quan như chế định về thương mại, về thuế xuất khẩu,

thuế nhập khẩu mặc dù đã liên tục được sửa đổi, bổ sung nhưng vẫn còn nhiều nhược điểm cả về hình thức văn bản cũng như nội dung, và đặc biệt

là không có tính đồng bộ với Luật Hải quan để tạo nên một chế độ hải quan

đáp ứng được công cuộc phát triển kinh tế và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

Việc Việt nam tham gia ASEAN, binh thường hóa quan hệ với tất cả

các nước, ngày càng hội nhập vào quá trình phân công lao động khu vực vaquốc tế đã đặt ra những yêu cầu mới, những thách thức mới đòi hỏi phảiđược giải quyết cấp bach sao cho vừa dam bao được yêu cầu phát triển kinh

tế vừa đảm bảo được yêu cầu bảo vệ sản xuất trong nước, bảo vệ trật tư, antoàn xã hội, an ninh quốc gia

Trong tình hình như vậy, hệ thống pháp luật về hãi quan hiện hành,

với văn bản pháp lý trọng tâm là Pháp lệnh Hải quan cùng với các văn bản

quy phạm pháp luật trong các lĩnh vực thương mại và thuế xuất- nhậpkhẩu , đến nay đã không còn đáp ứng được với tinh hình phát triển kinh tế

xã hội Những hoàn cảnh khách quan của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đấtnước hiện nay đòi hỏi phải xóa bd tư duy quan lý nhà nước về hai quan

_ theo cơ chế cũ, hình thành tư duy mới về hoạt động hải quan và quan lý

hoạt động hải quan bằng pháp luật Đứng trước yêu cầu đó, việc nghiên cứu

đề tài "Đổi mới và hoàn thiện pháp luật về hải quan trong điều kiện hiệnnay ở Việt nam" là đòi hỏi cấp thiết cả về phương diện lý luận và phươngdiện thực tiễn.

2.TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Hai quan xã hội chủ nghĩa ra đời cùng với sự ra đời của nước Ngaxô-viết - Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới Tại Việt nam,

Trang 7

việc quan lý hai quan đã được chế độ mới quan tâm, chú trong ngay từ

những ngày đầu thành lập nước, với Sac lệnh 09 ngày 10/9/1945 do Batrướng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp thừa ủy quyền của Chủ tịch nước ký

thành lập Sở thuế quan và thuế gián thu trung ương Tuy nhiên, có thể nói

là ở các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, do vai trò của Hải quan và hoạt

động hải quan trong nền kinh tế quan liêu, bao cấp rất hạn chế, nên rất ít các công trình nghiên cứu pháp luật về hải quan Ở nước ta hầu như chưa

có công trỉnh nào nghiên cứu pháp luật về hai quan nhất là pháp luật về haiquan trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, mặc dù trongcác văn kiện của Đảng, trong các quyết định, chỉ thị của Nhà nước, trongcác bài viết, bài nói của các đồng chí lãnh đạo Dang và Nhà nước có dé cập

đến Nguyên nhân của tình trạng trên có thể giải thích bằng những điều

kiện đặc thù của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở nước ta:

- Thời kỳ 1945-1975 đất nước có chiến tranh, các hoạt động kinh tếlúc đó chủ yếu phục vụ cho mục đích kháng chiến thắng lợi ngoại thươngcòn nhỏ bé, các hoạt động giao lưu kinh tế quốc tế không phát triển nên

hoạt động hai quan hầu như cũng không phát triển

- Thời kỳ 1975-1986 đất nước vừa ra khỏi chiến tranh nén kinh tế

vẫn là nền kinh tế quan liêu, bao cấp, hoại động ngoại thương chủ yếu theo

chế độ nghị định thư, hàng đổi hàng, quan hệ quốc tế chủ yếu với các nước

xã hội chủ nghĩa, do đó hoạt động hải quan cũng chưa có gì đáng kể, và vì

vậy pháp luật về hai quan cũng chưa được chú trọng.

- Thời ky từ 1986 đến nay, trong khuôn khổ một nền kinh tế phat

triển theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, hoạt động hải

quan ở nước ta đã dan dan trở lại với các chức năng truyền thống là quan lý

các hoạt động xuất- nhập khẩu và xuất-nhập cảnh, đấu tranh chống buôn

lậu, phục vụ phát triển san xuất trong nước và thu thuế cho ngân sách nhà

Trang 8

nhiệm chức năng là công cụ chuyên chính của Nhà nước xã hội chủ nghĩa,

tham gia tích cực vào việc bảo vệ an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội,

thông qua các hoạt động nghiệp vu Đứng trước tỉnh hinh đó, Pháp lệnh Hai

quan 1990 ra đời tuy mang nhiều nét định hướng cho việc quản lý hai quantheo cơ chế mới, nhưng vẫn còn mang nặng dấu ấn của cơ chế quản lý cũ

và tư duy cũ; việc nghiên cứu, tổng kết thi hành Pháp lệnh mới bắt đầu, nền

tảng pháp lý cho quản lý nhà nước về hãi quan trong điều kiện kinh tế thị

trường cô sự quản lý của Nhà nước chưa vững chắc, đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho đến nay chưa có công trình khoa học nào

nghiên cứu sâu về vấn đề này

2 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA LUẬN ÁN

Trước yêu cầu đổi mới tư duy quản lý Nhà nước trong lĩnh vực hải

quan đáp ứng nhu cầu quan lý bang pháp luật các quan hệ kinh tế đối ngoại

ngày càng trở nên đa dạng, đa phương, để vừa tạo thuận lợi cho việc nước

ta tham gia quá trinh phân công lao động quốc tế cũng như khu vực, vừa

bảo vệ được sản xuất trong nước, góp phần bảo vệ trật tự, an toàn xã hội cũng như an ninh đất nước, luận án có mục đích góp phần làm sáng to cơ

sở lý luận và thực tiễn của việc quan lý nhà nước về hải quan bằng pháp

luật, nội dung, vai trò và các đặc trưng cơ bản của nó Từ đó làm rõ những

yêu cầu chủ quan và khách quan, hệ quan điểm và phương hướng đổi mới,hoàn thiện pháp luật về hải quan, kiến nghị những giải pháp chủ yếu đổi

moi và hoàn thiện hệ thống pháp luật về hai quan ở nước ta, trong đó việc xây dựng và ban hành Luật Hải quan là trọng tâm.

Với mục đích đó, luận án có nhiệm vụ đi sâu phân tích các vấn đề

sau:

Trang 9

vào việc xảy dựng pháp luật về hai quan trong điều kiện phát triển kinh tế

thị trường có sự quan ly của Nhà nước xã hội chu nghĩa, tạo cơ sở pháp lýcho việc đổi mới tư duy quan lý nhà nước trong lĩnh vực hai quan

- Phân tích những đặc điểm của pháp luật về hai quan, về các đặctrưng của các quy phạm pháp luật về hải quan, vị trí và vai trò của phápluật trong hoạt động hải quan làm cơ sở lý luận cho việc xây dựng Luật Hải

quan.

- Khái quát về lịch sử hoạt động hải quan và pháp luật về hải quan

trong lịch sử thế giới nói chung và ở Việt nam nói riêng Phân tích quá trình

hình thành, tồn tại và phát triển của hoạt động hải quan, pháp luật về hai

quan dưới chế độ mới ở nước ta qua các thời kỳ cách mạng để làm cơ sởthực tiễn cho việc dé xuất các phương hướng và giai pháp đổi mới

- Trong bối canh lịch sử xã hội, kinh tế hiện nay, phân tích những

nhược điểm của hệ thống pháp luật về hai quan hiện hành so với những đòihoi khách quan cần đổi mới tư duy về hoạt động hai quan và quan lý hai

quan Từ đó rút ra kết luận về tính tất yếu khách quan phải đổi mới và hoàn

thiện hệ thống pháp luật về hai quan trong đó trong tâm là xây dựng Luật

Hai quan và đưa ra những kiến nghị giải pháp cụ thể cho việc đổi mới và

hoàn thiện hệ thống pháp luật về hãi quan ở nước ta.

4 NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đây là công trình chuyên khảo đầu tiên trong khoa học pháp lý Việt

nam nghiên cứu tương đối toàn diện và hệ thống bản chất của pháp luật về

hai quan, các đặc trưng cơ ban của các quy phạm pháp luật về hai quan

Trên cơ sở đó luận án đề ra phương hướng và giải pháp đổi mới và hoàn

thiện hệ thống này, trong đó trọng tâm là việc xây dựng và ban hành Luật

Trang 10

tắt như sau:

1- Lần dau tiên hệ thống hóa sự hình thành và phát triển của phápluật về hãi quan Việt nam, thực trạng hiện nay của hệ thống pháp luật này

trước yêu cầu điều chỉnh các quan hệ kinh tế theo cơ chế thị trường mang

tính đặc thù của nước ta

2- Lần đầu tiên trong khoa học pháp lý Việt nam đưa ra khái niệm

pháp luật về hải quan, bản chất và các đặc trưng cơ bản của các quy phạm

- pháp luật về hai quan cũng như của các quan hệ pháp luật về hai quan

3- Sử dụng phương pháp biện chứng trong việc so sánh pháp luật, lầnđầu tiên các chế định về hải quan được so sánh, đối chiếu với Luật Hảiquan của các nước khác nhau trên thế siới, kết hợp với việc vận dụng luậtpháp và các thông lệ quốc tế về hải quan để trên cơ sở đó vận dụng có chọnlọc những kinh nghiệm của Hải quan quốc tế

4- Lần đầu tiên luận án đưa ra kiến nghị về việc đổi mới và hoànthiện tổng thể, đồng bộ hệ thống pháp luật về hải quan nhằm tạo ra một chế

độ quản lý hải quan hoàn chỉnh

5- Luận án đi sâu nghiên cứu những vấn đề thiết yếu trong quản lý

nhà nước về hai quan chưa được đề cập trong các công trình khoa học cũng

như vận dụng vào thực tiễn hoạt động hải quan ở Việt nam như các vấn đề

danh mục hàng hóa theo tiêu chuẩn của Tổ chức Hải quan thế giới; xácđịnh trị giá hải quan theo các tiêu chuẩn của Hiệp định tổng quát về thươngmại và thuế quan; xác định xuất xứ của hàng hóa nhập khẩu làm cơ sở cho

việc thi hành các chính sách ưu đãi về thương mại: phân tích các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực hải quan

Trang 11

5 PHUONG PHAP LUAN VA PHUONG PHAP

NGHIEN CUU CUA LUAN AN

- Thực hiện dé tài trên tac gia dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa

Mác- Lê nin tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Dang ta về xây dựngNha nước và pháp luật, đặc biệt quan điểm của Dang ta về phát triển nềnkinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhànước ở nước ta Đồng thời những nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước

và tổ chức quản lý nhà nước quyển và nghĩa vu cơ ban của công dân quy

định trong Hiến pháp 1992 các yếu tố của luật pháp quốc tế cũng được

luận án sử dụng với tư cách là cơ sở pháp lý cho quá trình nghiên cứu

- Dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mac-Lé nin, luận án đặc

biệt coi trọng các phương pháp hệ thống, phân tích tổng hợp so sánh, du’

báo kết hợp với phương pháp điều tra xã hội học để chọn lọc tri thức khoa học cũng như kinh nghiệm thực tiễn trong và ngoài nước.

-6.Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỀN CỦA LUẬN ÁN

Những kết luận và kiến nghị của luận án có ý nghĩa lý luận và thực

tiên quan trọng đối với yêu cầu đổi mới nội dung và cơ chế quan lý nhànước về hải quan Việc ban hành Luật Hải quan kết hợp với việc đổi mới

hoàn thiện các văn bản pháp luật khác có liên quan đến hoạt động hai quan theo các kiến nghị nêu ra trong luận án có tác dụng làm đổi mới toàn diện

chế độ quản lý nhà nước về hải quan hiện nay theo hướng ngày càng tạo

thuận lợi cho các hoạt động kinh tế đối ngoại phục vụ cho yêu cầu phát

triển và bảo vệ sin xuất trong nước nói chung, đồng thời dam bao các yêu cầu về bao vệ trật tự xã hội, an ninh chính tri thông qua việc củng cố tổ

chức và tăng thêm thẩm quyền cho cơ quan quản lý là Hải quan Vì vậy.

Luận án có thể được sử dụng như một tài liệu tham khảo trong công tác

Trang 12

nghiên cứu, giảng day, đào tạo về khoa hoc pháp lý nói chung cũng như

cho công tac đào tạo cán bộ, nhân viên hai quan nói riênga

7 BO CUC CUA LUAN ANLuận án gồm lời nói đầu, ba chương, sáu tiết, kết luận, và danh mục

tài liệu tham khảo

Trang 13

CHUONG I

HOẠT ĐỘNG HẢI QUAN VÀ PHÁP LUẬT VỀ HẢI QUAN TRONG

NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở NƯỚC TA

Tiết 1 Bản chất, chức năng và vai trò của

Hải quan trong nền kinh tế thị trường

1.1 Sự xuất hiện của hoạt động hải quan trong lịch sử và bản

chất của Hải quan ¬

C Mác, Ph Ang-ghen, V.I Lê-nin trong các tác phẩm khi phân tích

nguồn gốc của sở hữu tư nhân, của nhà nước, về sự hình thành và phát triển

của các quan hệ san xuất chiếm hữu nô lệ, phong kiên và tư bản chủ nghĩa

đã chỉ ra các điều kiện phát sinh và hoàn thiện chính sách hai quan của cácchế độ bóc lột Theo các nhà kinh điển, hoạt động hai quan, chính sáchcũng như các quy phạm pháp luật về hãi quan xuất hiện cùng với sự xuất

hiện của sản xuất hàng hóa

_Tién dé kinh tế của việc xuất hiện các luật thuế hải quan cũng như

các cơ quan thu các loại thuế đó là sự phát sinh ra sản xuất hàng hóa- sản

Xuất ra các sản phẩm với mục đích để trao đổi, trong xã hội loài người do

kết quả của quá trình phân rã xã hội chiếm hữu nô lệ từ việc sản xuất thủ

cong tách khói sản xuất nông nghiệp Cùng với nền sản xuất hàng hóa đã

Xuất hiện thương nghiệp "không chỉ trong nội bộ bộ lạc và trên các ranh

giới cua bộ lạc mà còn với các đất nước hai ngoại khác"[2, tr.250].

Sau đó là sự xuất hiện "giai cấp đã không còn tham gia sản xuất mà chỉ làm việc trao đổi hàng hóa đó chính là các thương gia”[2, tr.253].

Sự xuất hiện của tầng lớp các thương gia "đã tạo khả năng xuất hiện

cc quan hệ thương mại Vượt ra ngoài phạm vi của các địa bàn gan nhất,

Trang 14

mà việc thực hiện nó phụ thuộc vào các phương tiện giao thông hiện có,

vào tinh trạng an toàn xã hội trên các con đường duoc dam bao bằng các

quan hệ chính trị (như ta đã biết, trong suốt thời trung cổ các thương gia

thường di thành các đoàn có vũ trang) và vào các nhu cầu ít hay nhiều tùythuộc vào mức độ phát triển tại các vùng mà các quan hệ đó có thể với tới

được '[1, tr 327] Thương mai dần dan "vượt ra ngoài giới hạn của công xã

của các chợ địa phương, của từng vùng rồi vượt ra ngoài cả giới hạn quốc

Việc di chuyển của các thương đoàn thường là không an toàn và các

di tích lịch sử thời kỳ Tan Vương triều của Ai cập (thế ky XVI- XII trướccông nguyên) còn giữ lại các bằng chứng cho thấy các vụ cướp bóc cũng

như các khiếu nai của các thương nhân Duy trì một đội ngũ bao vệ dat tiền

đổi với các thương nhân là một gánh nặng và không phải khi nào cũng cóhiệu qua, do đó thay cho việc chi phí cho các đội bảo vệ đắt tiền người ta

đã chi một loại thuế đặc biệt - tiền thân của thuế hai quan "Thuế hai quan phát sinh từ các khoản thu mà các lãnh chúa phong kiến thu của các thương

nhân đi qua lãnh địa của họ, để bằng cách đó thoát khói việc bị cướp bóc.các khoản thu này về sau cũng được thu bởi các thành phố và khi xuất hiệncác nhà nước hiện đại thì chúng trở thành phương tiện thuận tiện nhất để

thu tiền cho ngân khố " [1, tr 333].

Trang 15

Cac điều kiện chính trị của việc xuất hiện chính sách hai quan là xãhội phan chia thành các giai cấp và hình thành các quốc gia độc lập Xã hội

cộng san nguyên thủy tan rã giai cấp chủ no ra đời, dựa vào sức mạnh kinh

tế và quản sự của minh tim cách chiếm đoạt lao động của các thành viênkhác trong xã hội và thúc day sự phát triển của nghề thủ công cũng nhưviệc buôn bán thúc day su tách ra của các thành thị khói nông thôn "Cùng

với các thành thị đã xuất hiện yêu cầu quản lý, cảnh sát thuế khóa - nói

tóm lại là yêu cầu phải có một tổ chức chính trị cộng đồng có nghĩa là

chính trị nói chung” [1, tr 323] Để duy tri bộ máy nhà nước, giới chủ nô

đã thu các loại thuế và các thu khác từ buôn bán và vận chuyển quá cảnh

hàng hóa Tại At-xi-ry cổ đại, vào cuối thiên niên ky thứ III đầu thiên niên

ky thứ II trước công nguyên, thuế hai quan đã được thu từ việc buôn bán tạicác thuộc địa của nó tại Tiểu Á Tại Ba-bi-lon, quốc gia vào đầu thiên niên

ky thứ II đã thống nhất toàn bộ lưu vực Lưỡng Hà và trong gần hai nghinnăm đã trở thành trung tâm kinh tế và văn hóa của thế giới cổ đại, mọi hànghóa khi cho đến thành phố đều bị kiểm tra và đều phải nộp thuế

Bên cạnh các thuế và thu khác, thuế hai quan cũng đóng góp quan

trọng vào việc củng cố địa vị thống trị của giai cấp bóc lột từ xã hội chiếm

hữu nô lệ đến xã hội tư bản, do mục đích chính của các loại thuế này là vấn

đề tài chính tức là thu tiền về cho ngân khố

Do các đặc điểm và sự phát triển kinh tế chính trị không đồng đều.giữa các quốc gia, bên cạnh đó là sự thiếu thông tin day đủ về các quan hệ

kinh tế đối ngoại của các dân tộc trên các lục địa khác nhau nên việc tao

dựng lại toàn cảnh bức tranh về chính sach- hai quan của các quốc gia cô đại

và trung cô tưcng đối khó khăn.

Có thể rói hoạt động hải quan ban đầu phát triển nhất ở Hy lạp cổ

đại một phần do đặc điểm của đất nước này không có nhiều đất đai màu

Trang 16

mỡ, hon nữa lai bị bao bọc bởi biển ca nên đa số dân những sống nhờ vào

việc buôn bán Bat đầu từ thế ky VI trước công nguyên, người A-ten đãnhập lúa mì từ Ai cập, Xi-xil, và sau đó là vùng Hắc hải Ngay từ thời đó

Hy lạp cổ đại đã áp dụng chính sách ưu đãi về thuế quan đối với các thuộcdia của mình ở ven bờ Hac hai, tại đây suốt một thời kỳ dài không đánhthuế xuất nhập khẩu đối với hàng hóa xuất đi hoặc nhập vẻ từ Hy lap[85,tr.27]

Tại Hy lạp thời đó thuế hãi quan được quy định đối với hàng nhập là

bằng 1/10 trị giá của hàng, thậm chí tồn tại cả thuế hãi quan đối với Việc xuất khẩu nô lệ Tuy nhiên về sau người Hy lạp nhận thấy thuế nhẹ hơn sẽ thúc đẩy thương mại và do đó có thể mang lại nhiều lợi nhuận hơn, do đó

vào thời đại của Demosthen thế kỷ IV trước công nguyên, thuế hãi quan đãgiảm dần xuống còn 1/20, 1/50, thậm chí chỉ còn 1/100 trị giá của hàng

hóa Một số hàng hóa còn được miễn nộp thuế như vũ khí, trang bị quân sự.

Các đồng minh của Hy lạp được hưởng ưu đãi về thuế quan, chỉ phải trả1/100 trị giá hàng hóa trong khi các thành bang khác phải trả 1/20 trị giá

hàng Người nước ngoài sống tại Aten được miễn các loại thuế quan [85

tr.27].

Hoạt động hai quan cũng diễn fa Sôi đồng ở nhiều nước khác Ở Ai

cập cổ đại thế kỷ IV trước công nguyên, chính phủ quy định nghiêm ngặtviệc chớ lương thực đến Alecxandria và xuất đi các sản phẩm của các thợthủ công Ai cập Việc thu thuế hải quan được tiến hành tại các trạm hải

quan ở A-lec-xan-dri-a, Pe-lu-xi, miền Bắc Ai- cập: ở E-le-phan-tin, miền

Nam Ai-cập, thậm chí có cả một trạm hải quan trong nội địa tại

Her-mo-pol.

O Cartagen, Ganiban, nhờ tổ chức lại hệ thống thuế quan va các trạmhai quan đường bộ cũng như đường biển mà thu được tiền thuế đủ để trang

Trang 17

trải tất ca các chi phí chiến tranh với La mã, không phải thu thuế than củ:dân chúng Tuy nhiên, việc tăng thuế hãi quan quá mức đã buộc các thuon:nhân phải di vòng tránh các tram hai quan, và điều đó đã làm suy yếu kink

tế của Cartagen, thậm chí theo ý kiến cua Zimmerman thì đó là một trongnhững nguyên nhân làm cho quốc gia này thất bại trong cuộc chiến tranh

với người La mã Tại Hy lạp cổ đại cũng vậy theo nghiên cứu của

Zimmerman thì "chính việc buôn lậu xây ra dé dàng do địa hình của Hy lap

đã làm cho hoạt động này được tổ chức và phát triển đến mức tại các biên:

giới At-ti-ka chỉ còn có nhân viên hải quan, bọn buôn lậu và bọn cướp sinhsống và đó cũng là một trong những nguyên nhân làm suy yếu và sụp đổ

quốc gia này "[85, tr 30]

Việc tổ chức và phát triển hoạt động hai quan dién ra ở La mã cổ đạitương tự như ở Hy lap Thế kỷ V trước công nguyên hoàng đế Ank Marzi

đã thành lập cảng Osti và đánh thuế tất cả hàng hóa chở đến Về sau thuế

hai quan nay được gọi là portorium, được đánh vào hàng hóa buôn bán

giữa La mã Tây ban nha vải các nước khác đã trở thành nguồn thu chính

của ngân sách nhà nước Theo phương thức của Hy lap, thuế hai quan tại

La mã đầu tiên bằng 1/40 trị giá của hàng hóa sau đó là 1/10 Tuy nhiên ở

La mã cổ đại, những người thu thuế hai quan, được gọi là các publican.

hoạt động rất lộng hành và thường không tôn trọng bất cứ thứ luật lệ nào [85 tr 40] Thời kỳ này nhà nước đã có các luật lệ cho phép những người thu thuế hai quan được khám xét đồng thời trừng trị họ rất nang nếu lơ là

trong công việc Nhà sử học La mã cổ đại Plutac đã viết :"tất cả chúng ta

ˆ +

đều chống lại các nhân viên hai quan và không thể chịu đựng được các

hành động của chúng tuy nhiên lỗi là ở các đạo luật, một mặt cho phép có

việc khám xét mặt khác lại trừng trị các nhân viên này dù là đối với việc

nới tay nhỏ nhat"[85, tr 40] Đôi khi chính quyền La mã cổ đại cũng tim

cách hạn chế bớt sự lộng hành của các publican bằng cách ra các đạo luật

Trang 18

cho phép có quyền khiếu nại và được đền bù tri giá bằng nhiều lần số thiệthại phải chịu.

Hoàng đế La mã Neron vào thế ky I trước công nguyên đã tìm cáchkiểm soát tỉnh hình bằng cách đặt ra các ưu đãi đối với các chiến binh vàthương nhân, giảm hoặc miễn thuế đối với một số mặt hàng, bắt buộc công

bố công khai các đạo luật về thuế quan , nhưng các biện pháp này cũng íttác dụng.

Các luật lệ về hai quan ở La mã cổ đại không chi là đối tượng của

luật quốc gia mà còn là đối tượng của luật quốc tế Trong các hiệp định hòa

bình giữa La mã và Cartagen vào các năm 509 đến 348 trước công nguyên

đã có các diéu khoản về quyển lợi của các thương nhân La mã và

Cartagen[80, tr 248].

Việc các quốc gia châu Âu và châu Á chuyển từ chế độ chiếm hữu

nô lệ sang chế độ phong kiến diễn ra trong một quá trình lâu dài, khônggiống nhau và không đồng thời nên quá trinh phát triển chính sách thuế

quan vào thời trung cổ cũng rất phức tạp và mâu thuẫn Mặc dù vẫn là mộtphương tiện quan trọng để tăng thu cho ngân khố, thuế hải quan đã trởthành một công cụ mềm dẻo để điều chỉnh thương mại cũng như khuyến

khích sản xuất hàng hóa để bán Địa vị của những người thu thuế hải quan

thời kỳ này cũng không giống nhau Đầu tiên, các nhân viên hai quan giữ

địa vị rất cao trong cung đình, càng về sau chức vụ này càng thuộc về cácgiới thương nhân và thợ thủ công Chẳng hạn trong Quy chế của Strasbourgnăm 982 quy định quyền của Giám mục được bổ nhiệm bốn chức vụ caocấp là thị trưởng, cảnh sát trưởng, nhân viên thuế quan và chướng quỹ

Nhưng đến nam 1249 Quy chế của Freibourg đã quy định quyển của các

công dân được chọn các nhân viên thuế quan và được bãi miễn họ khỏi chức vụ nếu ho không hoàn thành trách nhiệm của minh.

Trang 19

Luật lệ hải quan của thời kỳ này phản ánh xu hướng chính quyền các

thành phố trung cổ ngày càng tim cách dùng các biện pháp thuế-quan đểngăn chặn sự tràn ngập của hàng hóa nước ngoài Quy chế thành phố Parmanim 1211 quy định tất ca đồ len da, vai vóc chớ vào thành phố sẽ bị tịchthu và đốt hết

Xu hướng mo rộng các quan hệ kinh tế giữa các thành phố và các

công quốc bat đầu xuất hiện vào thế ky XII va XIII Trong chính sách thuế quan củng cố xu hướng tạo ra một hệ thống thuế quan chung trên biên giới

-phía ngoài của quốc gia Năm 1275 nghị viện nước Anh đã trao cho vua

Edward I quyền ấn định thuế quan đối với rượu vang nhập khẩu vào Anh và

len đạ xuất khẩu của Anh [82, tr 73] Tuy nhiên quá trình thống nhất hóa

luật lệ hải quan ở các quốc gia diễn ra trong một thời gian rất dài: sự thốngnhất về Hai quan giữa Anh va Scotland dién ra vào năm 1707, giữa Anh và

Irland vào năm 1823: Tại Pháp chế độ hải quan thống nhất xuất hiện vào

năm 1790 [93 tr 8]: Nước Áo hình thành chính sách hải quan chung củaminh vào các năm 1775- 1851: ở Italia hàng rào thuế quan giữa các vùngchi biến mất vào năm 1859; còn quá trinh thống nhất nước Đức về mặt thuế

quan diễn ra suốt từ năm 1842 đến 1888 Trong thời kỳ này các quốc gia

can thiệp rất tích cực vào ngoại thương, đặt ra các luật lệ thúc đẩy việc tích

lũy tiền tệ cho ngân khố Hàng hóa chỉ được đi qua các điểm nhất định.

Theo Quy chế Henric IV thế kỷ XV ở nước Anh, các nhân viên hải quanphải theo dõi nghiêm ngặt để không cho người nước ngoài mang tiền ra

Trang 20

hàng và 900 điều đối với việc xuất hàng, cho thấy luật lệ về hãi quan ở thời

kỳ này đã được quy định chỉ tiết như thế nào.

Từ cuối thế kỷ XVII xuất hiện chủ nghĩa bảo hộ, nhiều đạo luật đãđược thông qua để hạn chế nhập khẩu hàng hóa của nước khác và khuyến

khích xuất hàng hóa nội địa Luật hàng hải Cromwel năm 1651 của nướcAnh có quy định về việc nếu hàng hóa nhập vào nước Anh mà chở bằng tàucủa nước khác thi sẽ bị đánh thuế gấp đôi so với chớ bằng tàu của Anh Cácchính phủ châu Âu, theo gương nước Anh, cũng đã ban hành các luật lệbảo hộ không chỉ thương mại mà còn sản xuất nữa Về vấn đề này C Mác

và Ăng ghen viết :"Cùng với sự xuất hiện của các công xướng các dân tộc

khác nhau đã bat đầu cạnh tranh với nhau, tiến hành các cuộc đấu tranh

thương mại, với sự giúp đỡ của các cuộc chiến tranh, các loại thuế bảo hộ

và các hệ thống cấm đoán, trong khi đó trước kia các dân tộc đó do quan hệ

với nhau nên đã tiến hành việc trao đổi một cách hòa bình Từ nay thương

mại đã mang tính chất chính trị"{1, tr 332]

Năm 1650 nước Anh ban hành luật cấm người nước ngoài buôn bántại các thuộc địa của Anh nếu không được chính phủ Anh cho phép

Nước Pháp vào các năm 1815- 1822 ban hành các luật lệ mang tính

% “ ° “ " 44? # = N ⁄ ˆchat bao hộ, đến những năm 60 của thế ky đó cũng chuyển hướng sang việc

phát triển tự do thương mại

Tại nước Đức, năm 1834 mười tám công quốc với nước Phổ đứng

đầu đã thành lập liên minh thuế quan, bỏ hết các hàng rào thuế quan trong

nội địa, tạo nên một thị trường thống nhất.

Tóm lại, luật lệ hai quan thế kỷ XVII- XIX ở các quốc gia châu Âuphan ánh sự thay đổi lực lượng trong thành phần xã hội của xã hội và bao

gồm rất nhiều các điều khoản đảm bảo cho việc nhanh chóng hoàn thành

thủ tục hải quan đối với hàng hóa, hành lý xuất nhập khẩu Ví dụ luật của

Trang 21

Ba-đen năm 1807 quy định :ˆnhân viên hai quan khi thu thuế từ người qua

đường không được giữ họ lâu mà phải nhanh chóng và bat buộc thu theo dung biểu thuế quan” [82, tr 73].

Hoạt động hải quan như vậy đã xuất hiện từ làu đời, từ khi có sự

phan công lao động sản xuất và xuất hiện hàng hóa, hoạt động hai quan gắn liền với sự xuất hiện nhu cầu trao đổi hàng hóa Để bảo vệ lợi ích của mình.

mỗi cộng đồng đã tự quy định những biện pháp có lợi ích nhất cho minh

trong việc kiểm soát trao đổi hàng hóa để bảo vệ sản xuất đồng thời thu

được lợi nhiều nhất trong quan hệ với các cộng đồng khác đó cũng chính là

bản chất của hoạt động hải quan Có thể nói không có trao đổi hàng hóa

giữa các cộng đồng dân cư, và ngày nay là giữa các quốc gia, thì cũngkhông có hoạt động hải quan Qua việc xem xét quá trình hình thành củahoạt động hai quan trên thế giới có thể thấy chức năng, nhiệm vụ của của

ngành Hải quan nhằm phục vụ các yêu cầu bao vệ lợi ích quốc gia cũng

ngày càng thay đổi để thích ứng với sự phát triển kinh tế- xã hội trongnước, sự phát triển của các quan hệ quốc tế và quan hệ kinh tế quốc té

Pháp luật về Hai quan hình thành cùng với hoạt động hai quan là sự thể

hiện ý chí của giai cấp thống trị nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội trong

"lĩnh vực hai quan phục vu các lợi ich của minh

Hiện nay các cơ quan Hải quan của các nước bên cạnh các chức

năng truyền thống như kiểm tra hàng hóa thu thuế đấu tranh chống buôn lậu còn có nhiệm vụ kiểm tra việc thực hiện các nghĩa vụ về bằng phátminh sáng chế các luật lệ về tài chính, hạn ngạch xuất nhập khẩu Chẳng

hạn Hải quan Mỹ có các nhiệm vụ: tính và thu thuế hải quan các loại phí

và lệ phí khác các loại tiền phạt đánh vào hàng hóa xuất nhập khẩu: thức

hiện việc kiểm tra các phương tiến vận tải, kiểm tra người và hành lý nhậpvào Mỹ; hợp tác với các cơ quan liên bang khác trong việc ngăn chặn vận

Trang 22

chuyển bất hợp pháp ma túy, dược phẩm bị cấm, tranh ảnh khiêu dam; yêu cầu cung cấp các số liệu trên cơ sở luật về bí mật hoạt động ngân hàng: thực hiện kiểm tra việc tuân thủ một số luật lệ về các quy tắc và trật tự giao

thông hàng hai; bao đảm việc tuân thủ các quy định về bản quyền tác gia

nhãn mác thương mại ; bao vệ lợi ích của người tiêu dùng Mỹ qua việc theo đõi xem hàng hóa nhập vào Mỹ có phù hợp hay không với các tiêu chuẩn và quy chế của luật pháp quốc gia đối với an toàn ô tô, các chất dễ cháy, kiểm dich động, thực vật, mức độ phóng xa của các sản phẩm điện tt Hải quan Mj còn có nhiệm vụ thi hành luật kiểm soát xuất khẩu mà mục tiêu là ngăn chặn việc xuất khẩu các sản phẩm công nghẹ cao sang cácnước thù địch [89, tr 449]

-Các hiện tượng mới xuất hiện là các thỏa thuạu sv rhuong_ cũng như đa phương về các vấn đề hải quan, cũng như các cuộc chị '*anh'thuế quan giữa các quốc gia ( ví dụ giữa Mỹ và Nhật, giữa Mỹ va TâyÂu ), các hiện tượng này đã dẫn đến các cố gắng điều chỉnh quan hệ hảiquan ở tâm quốc tế Việc thành lập Hội đồng hợp tác Hải quan ngày15/12/1950 [86, tr.43-58], ký thỏa thuận GATT, các vòng đàm phán U-ru-

guay đều nằm trong cố gắng của các quốc gia điều chỉnh chính sách hải

quan nhằm tao ra một môi trường quốc tế thuận lợi nhất cho : ve phát triển

kinh tế

»

Ngày nay, trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng diễn ra khốc

trong quan hệ kinh tế quốc tế, hoạt động hải quan có nhiệm vụ quan trọng

hơn là phải tạo điều kiện thuận lợi cho trao đổi hàng hóa quốc tế, đồng thời

phục vụ cho việc hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ cũng như các cơ quan chức năng khác qua việc cung cấp day đủ và kịp thời mọi thông tin cần thiết về diễn biến của hoạt động ngoại thương của quốc gia

cũng như bối cảnh kinh tế thế giới

Trang 23

Thông thường các nhiệm vụ của cơ quan Hải quan thường được hiểu theo một nghĩa rất hẹp và cứng nhac trong khi các nhiệm vụ này luôn luôn

phát triển và phức tạp lên theo sự phát triển của thương mại thế giới Ngay

các thuật ngữ thường dùng cũng dẫn đến quan niệm sai lam về nhiệm vụ

của Hải quan, cho Hải quan chỉ làm nhiệm vụ thu thuế xuất- nhập khẩu trong khi Hải quan chịu trách nhiệm thi hành tổng thể các quy phạm pháp luật liên quan đến các quan hệ kinh tế đối ngoại.

Trong một thế giới không những vẫn tiếp tục cạnh tranh mạnh mẽ

như trước mà còn càng ngày càng phụ thuộc vào nhau luật lệ hãi quan của

mỗi nước ngày càng phải thích ứng với tỉnh hình, phải tạo ra được các thuận lợi nhất cho giao lưu quốc tế, đồng thời phải bảo vệ được sản xuất

trong nước Bên cạnh các chức năng truyền thống Hai quan ngày nay còn

có các chức năng khác không kém phần quan trọng như bảo vệ an ninh bảo

vệ sức khoe người tiêu dùng Hơn thế nữa nỗ lực của từng quốc gia đã

không còn có thể giải quyết được cdc mãu thuẫn ngày càng tăng lèn của

việc toàn cầu hóa nền kinh tế Việc các quốc gia tập hợp lại thành các liên

minh thuế quan, trong đó luật lệ hãi quan sẽ là phương tiện rất quan trọng

để bảo vệ lợi ích không chỉ của một quốc gia riêng biệt mà là của cả một

cộng đồng một khu vực địa lý đã là một xu hướng tất yếu Việc thành lậpHội đồng hợp tác hai quan hay Tổ chức thương mai thế giới GATT cũngnim trong xu hướng chung này (88 tr 48].

Nói tóm lại có thể rút ra một số đặc điểm vẻ hoạt động hai quan

cũng như sự phát triển của pháp luật về hai quan qua các thời kỳ như sau:

+ Mặc dau 6 thời ky nha nước chủ nô và phong kiến, các quan hệ

giao lưu kinh tế giữa các lãnh địa, nhà nước phong kiến còn rất sơ khai

nhưng sự can thiệp của nhà nước vào điều chính các quan hệ đó đã thể hiện

Trang 24

tương đối rõ nét, các quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động hải quan đã

xuất hiện ngay từ thời kỷ này.

+ Trong các nhà nước bóc lột có sự phát triển của kinh tế thị trường

như nhà nước tư san hay một số nhà nước chủ nô, pháp luật về hai quan phát triển rất mạnh Do kinh tế thị trường bao giờ cũng có hiện tượng cạnh tranh và mở rộng thị trường tiêu thụ nèn chính sách hải quan của một nước ngày càng trở thành chính sách chủ đạo trong quan hệ kinh tế giữa các quốc gia pháp luật về hãi quan của các quốc gia do đó cũng phát triển theo nhằm một mặt dam bao cho sự phát triển của kinh tế trong nước mặt khác tận

dụng được tối đa các điều kiện quốc tế thuận lợi cũng như ngăn chặn dượcanh hưởng tiêu cực của các nền kinh tế cạnh tranh khác

Như vậy, hãi quan là một loại hoạt động kiểm tra giám sát của Nhà

nước ở cửa khẩu trên lãnh thổ của một nước áp dụng các biện pháp mang

tính chất quan thuế hay phi quan thuế như kiểm tra kiểm soát hàng hóa

xuât-nhập khẩu phương tiện vận tai và hành khách xuat- nhập cảnh: thu

thuế xuất-nhập khâu: điều tra chống buôn lậu nhằm bio hộ và thúc dav

phát triển sẵn xuất trong nước tăng sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khâu:bao dam nguồn thu cho ngân sách nhà nước lợi ích người tiêu dùng: góp

phan bao vệ chủ quyền kinh tế và an ninh quốc gia an toàn xã hội.

Dé tiến hành các hoạt động nói trén cơ quan Hai quan được Nhà

nước thành lập để thực hiện các chức nang do pháp luật quy định.

Trên thế giới Hải quan mang nhiều tèn gọi khác nhau: tiếng Anh là Customs [75 tr 382], tiếng Pháp là Douane (94 tr 336: 90 tr 112] tiếng

Nga là Tamojnia [76 tr 429] cơ quan Hải quan của các nước khác nhau

củn YQ có các chức năng nhiệm vu khác nhau trong từng giai đoạn lich sử

phát triên kinh tế- xã hội và phụ thuộc vào vị trí vai trò của Nhà nước trong

Trang 25

từng thoi kỳ, nhưng nói chung Hai quan đều có bốn nhiệm vụ cơ bản sau

đây:

a Kiểm tra giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu phương tiện vận

tai và hành khách xuất nhập cảnh bao dam cho các hoạt động

này dién ra đúng pháp luật:

b Thu thuế xuất nhập khẩu và các loại thuế và lệ phí khác do pháp

luật quy định; thực hiện chính sách thuế của Nhà nước trong

quan hệ kinh tế với nước ngoài

c Điều tra, xử lý các hành vi buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép

hàng hóa, ngoại hối, tiền quốc gia qua biên giới: các hành vi vi phạm pháp luật về hãi quan khác;

d.Thực hiện thống ké nhà nước về hải quan.

1.2 Chức năng và vai trò của quản lý nhà nước về hải quan

trong nền kinh tế thị trường

Chức năng, vai trò truyền thống của Hai quan là bảo vệ không giankinh tế của quốc gia Mục tiêu tổng quát của chức năng này là đảm bảo

việc bảo vệ và tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế của đất nước.

Chức năng và vai trò của hải quan trong xã hội thể hiện qua những mục tiêu

mà Hải quan nhằm đạt được thông qua các hoạt động của mình Những

mục tiêu này thay đổi tùy theo hình thái ý thức xã hội và mô hình phát triển

kinh tế của mỗi quốc gia Trong nền kinh tế bao cấp kế hoạch hóa toàndiện, vai trò của Hai quan có thể nói là được giảm đến mức tối thiểu Hai

quan không tham gia vào việc thực hiện các chế độ thuế xuất khẩu, thuếnhập khẩu vi một lẽ đơn giản là các loại thuế này hầu như không tồn tại

Thực tiên hoạt động ngoại thương trên cơ sở hàng đổi hàng thông qua cácnghị định thư mà Việt nam ký với các nước đã cho thấy điều đó Trước năm

1987, Nhà nước giữ độc quyền về ngoại thương [37, tr 266], và sau khi

Trang 26

tham gia Hội đồng tương trợ kinh tế vào tháng 6/1978 Việt nam đã ap dụng

một số đặc điểm của hệ thống này trong lĩnh vực buôn bán: Kế hoạch hóa

tập trung lĩnh vực xuất và nhập khẩu, quyết định giá cả nhập và xuất khẩu

bằng biện pháp hành chính dùng đồng tiền không chuyển đổi được trongthanh toán ngoại thương (đồng rúp chuyển nhượng) và một ngân hàngthanh toán trong nội bộ giữa các nước trong tổ chức này là Ngân hàng hợp

tác kinh tế quốc tế Thuế quan không đóng một vai trò có ý nghĩa vì nó chỉđược đánh vào hàng nhập khẩu phi mậu dịch, chủ yếu là hàng hóa do người

Việt nam ở nước ngoài gửi về cho thân nhân ở trong nước và các loại hànghóa do khách du lịch đưa vão trong nước Phần lớn hàng hóa xuất, nhập

khẩu được điều tiết bằng hạn ngạch được phân bổ cho các công ty chuyên

doanh của Nhà nước do các Bộ của trung ương quản lý Một số hạn ngạchrất nhỏ được dành cho các công ty của địa phương nắm giữ và quản lý Tất

cả hàng hóa xuất, nhập khẩu vượt quá hạn ngạch hoặc không nằm trongkhuôn khổ các nghị định thư trao đổi hàng hóa song phương cần ị cógiấy phép của Bộ Ngoại thương (nay là Bộ Thương mại)

Ngày nay, các mục tiêu tổng quát của việc quản lý nhà nước về hảiquan được nhận thức trong bối cảnh chung của quá trình phân công lao

động quốc tế đang ngày càng trở nên sâu sắc, của việc hinh thành và củng

cố các khối kinh tế ở khắp các khu vực dia lý trên thế giới và `

quyền lợi cũng như nghĩa vụ mà mỗi quốc gia- thành viên của Tu chức

thương mai thế giới phải tuân thủ Các biện pháp bảo hộ, các biểu thuế

chẳng hạn, của một quốc gia, thành viên một tổ chức kinh tế nào đó, chủ

yếu liên quan đến hàng hóa đi từ các nước không phải quốc sia thành viên

Tuy nhiên vẫn có rất nhiều lĩnh vực mà các mục tiêu của pháp luật về hải

quan hoàn toàn mang tính chất quốc gia như các lĩnh vực kiểm soát các

quan hệ tài chính với bên ngoài hay các lĩnh vực thuộc về kiểm tra kiểm

soát qua biên giới mang tinh chất vệ sinh dịch té, chống hàng cấm, kiểm

Trang 27

dịch động- thực vật, bao vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội Bên cạnh những

chức năng như đã trình bày trên đây, khi nền kinh tế chuyển sang phát triển theo cơ chế thị trường có sự diều tiết của Nhà nước và trong điều kiện mở rộng quan hệ quốc tế hải quan đã có thêm nhiều chức năng nhiệm vụ mới.

Chức năng vai trò của hãi quan trong xã hội có thể được cụ thể hóathành các nội dung chính như sau:

a

Thông qua việc thực hiện các chế độ thuế quan đối với hàng hoa nhập khẩu Hai quan tac động lên giá ca của các san phim nhập khâu.

xuất-qua đó điều tiết tiêu dùng xã hội cũng như đầu tư sản xuất

Thi hành và bắt buộc thi hành các biện pháp liên quan đến việc kiểm soát hoạt động ngoại thương Tiến hành công tác giám sát và quan lý về hai

quan:

Giám sát việc thi hành các quy chế liên quan đến việc kiểm soát cácquan hệ tài chính với nước ngoài

Thi hành các biện pháp điều tra chống buôn lậu chống gian lận hai quan

chống vận chuyển hang cấm qua biên giới: thực hiện việc bao vệ lợi ich

người tiêu ding.

Thực hiện thống kê hai quan đối với việc xuất khẩu cũng như nhập khâu:Thi hành và giámát việc thi hành các quy chế khác nhau liên quan đếnkiếm dich dong- thực vật, vệ sinh dịch tế, bao vệ an ninh, trật tự an toàn

xã hộ., bao vệ lợi ích người tiêu dùng ấp dụng đối với hàng hóa xuất

khâu hoặc nhập khẩu.

1.2.1 Về kiểm soát hoạt động ngoại thương

a) _ Thực hiện các hạn chế số lượng đối với hàng hóa xuất khâu

hoặc nhập khẩu (hạn ngạch).

Trang 28

Việc bảo vệ sản xuất trong nước, ngoài các biện pháp khác, còn được

thực hiện thông qua các biện pháp kiểm soát số lượng đối với các sản phẩm

được phép nhập vào thị trường nội địa hoặc đối với hàng hóa được làm thủ

tục để xuất khẩu Tất cả các biện pháp kiểm soát vé số lượng này đều nằm trong khuôn khổ các biện pháp giám sát, quản lý về hải quan đối với các hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh hay quá cảnh lãnh thổ quốc gia

Đối với hàng hóa nhập khẩu, các biện pháp hạn chế về số lượng, kết hợp với các biện pháp mang tính chất thuế quan chủ yếu nhằm bảo vệ sản

xuất trong nước và hướng dẫn tiêu dùng Déi với lĩnh vực xuất khẩu, các

biện pháp này được áp dụng chủ yếu nhằm giữ ổn định giá cả, bảo vệ lợiich người tiêu dùng

Nói chung, áp dụng hạn ngạch đối với hàng hóa nhập khẩu hay xuất khẩu chính là việc định ra số lượng tối đa hàng hóa có thể được phép nhập khẩu hay xuất khẩu trong một khoảng thời gian nào đó.

Khi áp dụng hạn ngạch đối với hoạt động xuất nhập khẩu, Hải quan

có nghĩa vụ giám sát theo dõi để các loại hàng hóa thuộc chế độ hạn ngạch

khi nhập vào hay xuất ra khỏi biên giới, ngoài các chứng từ, thủ tục khác

phải thực hiện, phải đáp ứng yêu cầu có giấy phép của cơ quan chức năng.Mặt khác, việc có giấy phép được nhập hay được xuất không có nghĩa là

các hàng hóa đó được miễn thuế xuất khẩu hay nhập khẩu.

b _ Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các biện pháp cấm

Biện pháp cấm là việc cấm không cho xuất ra hay nhập vào lãnh thổquốc gia một số loại hàng hóa nào đó, hoặc nếu cho xuất hay nhập thì phải

đáp ứng những điều kiện nghiêm ngặt nào đó Các biện pháp cấm có thểchia làm nhiều loại khác nhau:

Trang 29

- cấm mang tính chất vệ sinh dịch tế (các loại được phẩm nướcngoài chất ma túy các chat gây 6 nhiễm dịch bệnh cho người và độngthực vật ):

- biện pháp cấm mang tính chất chính trị: cấm xuất hay nhập các hồ

sơ tài liệu có tính chất bi mật quốc gia, các phát minh, sáng chế có liên

quan đến an ninh quốc gia :

- biện pháp cấm mang tính chất bảo vệ trật tự an toàn xã hội: cấmvăn hóa phẩm đổi trụy ảnh hướng đến thuần phong mỹ tục, chất nổ chất

cháy

1.2.2 Về thi hành các quy chế liên quan đến việc kiểm tra các

quan hệ tài chính với nước ngoài

Pháp luật liên quan đến việc kiểm soát các quan hệ tài chính vớinước ngoài như tên của nó đã chỉ rõ, cho phép kiểm tra, giám sát sự chu

chuyển của tiền té , vàng bạc đá quý, các phương tiện thanh toán thay

tiền qua biên giới Vai trò chính của pháp luật o đây là dam bao cho việcchuyển tiền tệ được đúng pháp luật, theo đúng các quy chế của ngân hàng

và theo một nghĩa nào đó còn cung cấp các số liệu thống kê cũng như giúp cho việc theo dõi và đấu tranh chống các đường dây "rửa tiền ” quốc tế

Trong quá trình kiểm tra giám sát hai quan đối với hoạt động này.

Hải quan tham gia vào việc thi hành các quy chế thông qua biện chap kiém

tra cae thong tin tai chinh thé hién trén to khai hai quan va thong qua viéckiểm tra, giám sát để đảm bảo hành khách qua lại tuân thủ nghiêm chỉnhcác quy chế về tiền tệ đó.

Hiện nay tại nước ta, các quy định về chế độ quản lý ngoại hối không hoàn toàn mang tính chất hai quan, chủ yếu là các Nghị định của Chínhphủ các thông tư của Ngân hàng Nhà nước :

Trang 30

- Nghị định số 161-HĐBT ngày 18/10/1988 của Hội đồng Bộ trưởng

ban hành "Điều lệ quần lý ngoại hối” của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

Việt nam.

- Thông tư số 33-NH/TT ngày 15/3/1989 của Ngân hàng Nhà nướcViệt nam hướng dẫn thi hành Điều lệ quản lý ngoại hối của nước Cộng hòa

xã hội chủ nghĩa Việt nam

Tất cả các quy định nói trên, tuy nhiên đều được cơ quan Hải quan

thực hiện trên cơ sở pháp lý là Điều 24 Pháp lệnh Hải quan ban hành ngày

24/2/1990 theo lệnh số 32-LCT/HĐNN8 của Chủ tịch Hội đồng Nhà

nước[62, tr 21]

1.2.3 Về thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và thực hiện chính sách

thuế trong lĩnh vực hải quan

Trong bối cảnh kết thúc vòng đàm phán Uruguay và việc ký kết hiệp

định GATT mới ¿cũng như thành lập Tổ chức thương mại thế giới (WTO)

biện pháp điều tiết xuất- nhập khẩu bằng thuế quan càng ngày càng trở nên

quan trọng trong quan hệ kinh tế giữa các quốc gia Pháp luật về hải quan

do đó phải đáp ứng được một trong những yêu cầu hàng đầu của WTO là

chỉ được dùng hàng rào thuế quan để quản lý hoạt động kinh tế đối ngoại

Những biện pháp thuế quan dùng để điều tiết hoạt động xuất- nhậpkhẩu có thể chia làm hai loại: a thuế hải quan (thuế xuất khẩu, thuế nhập

®

khẩu); và b thuế gián thu khác

a Thuế hai quan

Thuế hải quan là một loại nghĩa vụ tài chính mà mọi hàng hóa khi

nhập khẩu vào lãnh thổ quốc gia (thuế nhập khẩu) hay khi xuất khẩu ra

nước ngoài (thuế xuất khẩu) đều phải chịu.

afte ae “ã a wo , Z Z a Hệ AT

Đổi với việc nhập khẩu, thuế hai quan có tác dung bảo vệ sản xuất

trong nứơc bang cách sao cho khi đánh lên hàng hóa nhập khẩu, giá ca của

Trang 31

hàng hóa nhập khẩu không được thấp hon giá cũng của hang hóa đó nhưngđược sản xuất trong nội địa

Đối với việc xuất khẩu thuế hải quan có tác dụng bảo vệ lợi ích của

người tiêu dùng trong nước bang cách hãm bớt việc xuất khẩu ra nước

ngoài một loại hàng hóa nào đó đang có nhu cầu tiêu dùng mạnh trong

nước nhưng đồng thời lại được các khách hàng nước ngoài tìm cách mua đểxuất đo do có chênh lệch nhiều giữa giá ca trong nước và gia trên thị trường

quốc tế Nhu thế thuế hai quan đối với việc xuất khâu có tác dụng ngăn

chặn việc tạo ra sự khan hiếm hàng hóa trên thị trường nội địa

Ngoài ra thuế hai quan còn được chia thành thuế bao hộ và thuếmang tính chất tài chính, tùy theo mục đích cần đạt đến khi đặt ra các loạithuế đó

Ngày nay, đối với đa số các nước và các nền kinh tế phát triển mục

đích chủ yếu của thuê hai quan là bao hộ nên kinh tế đối ngoại của đất nước

và khái niệm thuế bảo hộ kinh tế phải được hiểu theo nghĩa rộng nhất: thuế

này không chỉ nhằm bao hộ việc sản xuất nông nghiệp hay công nghiệp mà

nói chung nhằm bao hộ tất ca những gi thúc đẩy sự phát triển kinh tế

Tuy nhiên thuế hải quan không chi mang ý nghĩa kinh tế bao hộ nói

chung Thuế hải quan đối với cả việc xuất khẩu cũng như nhập khẩu trong

quá khứ xa xưa cũng như ngày nav` còn mang tính chất khác nhau tùy theomục dich chính quyền theo đuổi khi đặt ra sắc thuế đó Chẳng hạn thuếđãnh vào một vài loại mặt hàng đặc biệt (rượu, thuốc lá ) chỉ nhằm đem lại nguồn thu cho ngân sách Tại một số nước đang phát triển, các loại thuế

này có thể chiếm đến 40% ngân sách hoặc hơn 40% ngân sách Nhưng nóichung vai trò của thuế quan với tư cách là nguồn thu cho ngân sách càngngày càng giảm mà ngày nay, vai trò chính của thuế quan vẫn là bảo vệ

nên kinh tế quốc øia

Trang 32

Cơ sở để Hải quan tiến hành đánh và thu thuế đối với hàng hóa nhập khẩu là các biểu thuế quan Trong quá khứ từng tồn tại việc xác định

xuất-thuế trong các biểu xuất-thuế quan trên cơ sở khối lượng, số lượng chiều dài hay

diện tích bề mặt của hàng hóa, ngày nay thuế hai quan được tính theo trị giácủa hàng hóa (thuế tòng giá - ad valorem) Biểu thuế quan của đa số cácquốc gia ngày nay đều dựa trên một số tiêu chuẩn thống nhất để tạo thuận

lợi cho thương mại quốc tế Các tiêu chuẩn đó bao gồm:

- Biểu thuế được xây dựng trên Hệ thống điều hòa mô tả và mã hóa

hàng hóa (Harmonized Commodity Description and Coding System)

_- Giá để tính thuế đối với hàng hóa xuất- nhập khẩu được tính theo

các phương pháp hoặc là phương pháp Bruýt-xen (Brussels Value

Definition- BVD), hoặc là phương pháp theo Hiệp định chung về thương

mại và thuế quan (phương pháp dựa trên Điều VII của Hiệp định GATT,

còn gọi là GVD)

Để thực hiện chính sách ưu đãi thương mại đối với các quốc gia có

các quan hệ đó, thông thường các biểu thuế quan có hai cột, một cột là cácthuế suất ưu đãi, và cột kia là thuế suất phổ thông đối với tất cả các quốc

gia còn lại.

Cũng để thực hiện chính sách ưu đãi về thuế quan, một trong những

tiêu chí quan trọng các quốc gia thường áp dụng đó là các tiêu chuẩn vềxuất xứ hàng hóa Xuất xứ hàng hóa không những là tiêu chí để thực hiện

chính sách ưu đãi về thương mại mà còn dùng để bảo hộ sẵn xuất trong

nước.

+

Hiệp định quốc tế rất quan trọng, có ảnh hưởng rất lớn đến chính

sách thuế quan nói riêng, và chính sách bảo hộ kinh tế nói chung của các

quốc gia là Hiệp định GATT Hiệp định này được ký năm 1947 tại Genève

và nham mục dich phát triển san xuất, tiêu dùng và trao đổi thương mại

Trang 33

quốc tế Hiệp định này sau nhiều vòng dam phán phức tap (các vòng dam phán U-ru-guay) đã được ký lại năm 1994, và trên cơ sở đó Tổ chức thương mại thế giới đã được thành lập Trên cơ sở của GATT và nhượng bộ lẫn nhau các quốc gia thỏa thuận cùng giảm các mức thuế quan cũng như các rào cản khác đối với các trao đổi thương mại quốc tế Việc tham gia GATT

ngày nay có thể nói là tiêu chuẩn hàng đầu để một quốc gia có được quan

hệ thương mại bình dang với các quốc gia khác cũng như tận dụng được

các ưu đãi trong quan hệ kinh tế giữa các quốc gia Do đó pháp luật về hãi quan của một quốc gia cũng phải được xây dựng phù hợp với các nguyên

tắc mà GATT đưa ra Các nguyên tắc đó bao gồm:

- Nguyên tắc không phân biệt đối xử Theo nguyên tắc piv m ` *n tham gia GATT bat buộc phải đành cho tất cả các bên khác những uu a.

đã được dành cho một bên tham gia nào đó Nguyên tắc này còn được gọi

là nguyên tắc tối huệ quốc (MFN- Most Favored Nation)

Cũng theo nguyên tắc này các bên tham gia cũng phải cam kết sẽ

không áp dụng đối với các sản phẩm nước ngoài nhập khẩu vào những biện

pháp nghiêm khắc, chặt chẽ hơn các biện pháp được áp dụng đối với hanghéa sản xuất trong nội địa

- Nguyên tắc loại trừ các hạn chế vẻ số lượng Theo nguyên tắc này

th thuế quan được coi như công cụ duy nhất hợp pháp được áp dung dé bao

vé sản xuất trong nước và việc dùng đến các biện pháp hạn chế số lượng sẽ

bitrimg phạt.

- Nguyên tắc tham vấn giữa các quốc gia thành viên Việc tham vangifa các bên tham gia được coi như quy tắc chung phải tuân thu khi thì

hnh một biện pháp nào đó Nguyên tắc này cấm việc áp dụng đơn phương

các biện pháp mà không tính đến lợi ích của các bên tham gia khác [92]

Trang 34

+ Thuế chống pha gia thuế bù trừ

Thuế chống phá giá là một loại thuế nhập khẩu đặc biệt được đánh

vào các loại sản phẩm nhập vào thị trường nội địa với giá thấp bất thường tức là khi giá của sản phẩm đó thấp hơn giá bán bình thường trong các giao dịch thương mai của san phẩm tương tự tại thị trường nước xuất xứ.

Tương tự như vậy thuế bù trừ cũng là một loại thuế nhập khẩu đặc

biệt đánh vào một loại san phẩm nhập khẩu nào đó nếu sản phẩm này được

nước sản xuất trợ giá trực tiếp hoặc gián tiếp và việc nhập khẩu sản phẩm

đó vào thị trường nội địa có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng đối với việc

sản xuất hàng hóa trong nước

Ca hai loại thuế nói trên đều có tính chất tam thời và nói chung chủyếu được áp dụng tại các nước phát triển nhằm đối phó lại với sự cạnh

tranh từ các nền sản xuất mạnh khác '

Thông thường tại các nước, tất cả những biện pháp nhằm trốn tránh

thuế chống phá giá hay thuế bù trừ đều bị coi là các vi phạm nặng hơn đốivới các vị phạm liên quan đến các sắc thuế khác.

b Thuế gián thu khác

Độc lập với thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các loại thuế, phụ thu

khác theo nghĩa hẹp của khái niệm này (bảo vệ sản xuất trong nướt đối với

thuế nhập khẩu và bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng nội địa đối với thuếxuất khẩu), pháp luật về hải quan phải cho phép bảo dam được sự bình

đẳng về thuế giữa các sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài, sau khi nhập vào

nội địa, và các sản phẩm sản xuất trong nước bằng cách áp dung đối với

các sản phẩm nhập khẩu cùng các sắc thuế đánh vào hàng hóa sản xuất

trong nội địa.

Trang 35

Nhiều nước trên thế giới áp dụng thuế trị giá gia tăng đối với hànghóa nhập khẩu, trong đó Pháp là một ví dụ điển hình Chẳng han, năm 1993

số thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu Hai quan Pháp thu được chỉ chiếm hon

% ngân sách trong khi đó thuế trị giá gia tăng TVA đánh vào hàng nhậpkhâu lại chiếm tới 41% ngân sách

Việc tách thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu riêng khối thuế gián thu

trong trường hợp này là thuế trị giá gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt, có rấtnhiều ưu thế Trước hết việc tách thuế này tao ra sự bình đăng về thuế giữa

các sản phâm trong nước và các sản phẩm nhập khẩu dart đến có sự cạnh

tranh công bằng giữa các sản phẩm này: thứ hai, nó cho thấy rõ vai trò bảo

hộ của thuế quan: thứ ba, nó cho phép tham gia v — r>n“ trình cấtgiảm thuế quan theo các thỏa thuận quốc tế mà không : : đến

nguồn thu cho ngân sách quốc gia: thứ tư, nó cho phép tránh được nhữngphức tạp trong thống kê khi tất ca các loại thuế này được gộp làm một dẫn

đến những loại hàng hóa có thuế suất nhập khâu bằng không vô hình trung

tránh được thuế gián thu

Nhược điểm của biểu thuế quan Việt nam hiện nay, và có thể còn là

tổn tại lớn nhất, đó là việc thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu vẫn chưa được

tách ra khói các sic thuếkhác - l

>

1.2.4 Về thi hành các biện pháp điều tra và xử lý các hành vi buôn

lậu, gian lận hải quan, vận chuyển hàng cấm qua biên giới; ‹

hành vi vi phạm pháp luật về hai quan khác

Pháp luật về hai quan phải dam bao một môi trường pháp lý thuận lợi cho các hoạt động điều tra chống gian lận hải quan chống buôn lậu Hải

quan, do đặc thù công tác của mình, tham gia tích cực vào việc bảo vệ sự

toàn vẹn của biên giới quốc gia cũng như trật tự an toàn xã hội an ninh

chính trị: thong qua việc kiểm tra, kiểm soát hang hóa xuất nhập khẩu,

Trang 36

hành khách và phương tiện vận tải xuất, nhập cảnh để phát hiện vũ khí,

chất nổ, ma túy, văn hóa phẩm phan động, đồi truy.

Công tác điều tra, xử lý của Hải quan bao gồm các lĩnh vực xử phạt

vi phạm hành chính và điều tra hinh sự Đối với thẩm quyền trong lĩnh vực

xử phạt vi phạm hành chính, Hải quan theo truyền thống và theo luật pháp

của các nước trên thế giới đều có các thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử

phạt vi pham hành chính theo luật pháp của mỗi nước quy định, đồng thời

có thấm quyền tạm giữ người có hành vi vi phạm pháp luật, cụ thể là vi

phạm pháp luật về hải quan Mục đích của việc giữ người vi phạm nhằm

chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật, ngăn ngừa các hậu quả có hại có thể

có của các hành vi đó, tạo điều kiện và cơ sở để áp dụng các hình thức xửphạt đối với người vi phạm

Đối với lĩnh vực điều tra hình sự, trong bối cảnh các hoạt động gianlận hai quan và buôn lậu có xu hướng ngày càng gia tăng và ngày càng có

xu hướng quốc tế hóa, thâm quyền điều tra của Hải quan tại đa số các nướctrên thế gidi cũng ngày càng được tăng cường Như trên đã đề cập, do đặc

thù công tác của mình mà Hải quan là cơ quan thích hợp nhất cho việc theo dõi và khém phá các đường dây, 6 nhóm buôn lậu, và đặc biệt trong việc

chống gian lận hai quan thì Hai quan gần như là cơ quan duy nhất có điều

Kiện tiến hình công tat này Điểm đặc biệt trong hoạt động điều tra của Hải

quan là viéc có hai giai đoạn điều tra, giai đoạn điều tra bí mật và giai đoạn

điều tra trn cơ sở luật tố tụng hình sự Việc nắm thông tin để đi đến kếtluận về các vụ vi phạm pháp luật là việc thuộc hoàn toàn về chức năng.

nhiệm vụ và thẩm quyền được Luật Hải quan quy định, nhưng chức năng

và thẩm quyền điều tra theo luật tố tụng hình su lại do luật tố tụng hình sự

quy định.

Trang 37

Day là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của Hải quan.

Trên cơ sở các số liệu thống kẻ về hai quan, Hai quan có thể nắm được các

thông tin nhanh nhất va day du nhất về tỉnh hình cán cân thương mại của đất nước về tình hình thu thuế xuất, nhập khẩu để cung cấp cho Chính phủ và các cơ quan chức năng khác phục vụ việc điều chỉnh vĩ mô hoạt động xuất, nhập khẩu nói riêng và hoạt động kinh tế nói chung.

1.2.6 Về thi hành các quy chế khác liên quan đến hàng hóa

xuất-nhập khẩu và hành khách xuất- xuất-nhập cảnh

Bên cạnh những nhiệm vụ khác, Hải quan còn có một vai trò rất quantrong trong việc bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, bảo vệ môi trường bao

vệ quyền sở hữu trí tuệ

Thực tế có rất nhiều cơ quan tham gia công tác bảo vệ lợi ích ngườitiêu dùng, chẳng hạn Bộ Y tế, Bộ nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm.Ban quản lý thị trường Bộ khoa học, công nghệ và môi trường đều ban

hành các tiêu chuẩn chất lượng đối với hàng nhập khẩu là các sản phẩm

thuộc lĩnh vực quan lý chuyên ngành nhưng chỉ có Hải quan là cơ quan thông qua kiểm tra hai quan, trực tiếp kiểm soát mức độ phù hợp của các

sản phẩm nước ngoài đối với các quy định tiêu chuẩn mang tính chất pháp

luật liên quan đến việc bảo vệ lợi ích người tiêu dùng nội địa chẳng hạncác sản phẩm đó phái phù hợp với các tiêu chuẩn không gây độc hại, phải

an toàn khi sử dụng không có tác dụng xấu đối với thuần phong mỹ tục.

không tuyên truyền văn hóa phẩm bạo lực, đổi trụy, phản động

»%

Pháp luật vé hai quan và hoạt động hai quan cũng đóng một vai trò

rat quan trọng trong việc dam bao để các sản phẩm nhập khẩu phù hợp với

Các tiêu chuân vẻ công nghệ để tránh tinh trạng nhập khẩu các sản pham cũ co

Trang 38

hoặc đã lac hau về mặt công nghệ, kỹ thuật, hoặc không an toàn cho san

xuất, gây ô nhiễm môi trường

Ngày nay Hải quan còn tham gia tích cực vào việc chống sao chép

mẫu mã hang hóa, bao vệ quyền sở hữu trí tuệ Hai quan kiểm tra việc áp

dụng các quy định về việc phải có nhãn hiệu chứng nhận về xuất xứ hàng

hóa đối với các sản phẩm nhập khẩu để làm cơ sở cho việc kiểm soát ngoại thương cũng như để áp dụng các biện pháp ưu đãi hay hạn chế.

Tiết 2 Khái niệm, đối tượng điều chỉnh và các đặc trưng cơ bản

của pháp luật về hải quan trong nền kinh tế thị trường ở

nước ta

2.1 Khai niệm pháp luật về hai quan Việt nam

Hoạt động hải quan, như nói trên, là một loại hoạt động quản lý.kiểm tra, giám sát của Nhà nước áp dụng các biện pháp mang tính chấtquan thuế hay phi quan thuế như kiểm tra, kiểm soát hàng hóa xuất-nhập

khẩu, phương tiện vận tải và hành khách nhập cảnh: thu thuế nhập khẩu; điều tra chống buôn lậu, chống gian lận hãi quan nhằm bảo

xuất-hộ và thúc đẩy phát triển sản xuất trong nước, tăng sức cạnh tranh của hàng

hóa xuất khẩu: bảo dam nguồn thu cho ngân sách nhà nước bao vệ lợi íchngười tiêu dùng; bảo vệ môi trường: góp phân bảo vệ lợi ích chủ quyềnkinh tế và an ninh quốc gia: trật tự, an toàn xã hội Vì thế các chủ thể tham

gia các hoạt động hai quan và chính bản thân cơ quan.Hãải quan đều được

điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật đặc biệt đó là các quy phạm pháp

luật về hai quan.

+

Pháp luật về hai quan, như vậy, là tổng thể các quy phạm pháp luật

đặc biệt điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực quản lý nhà nước về

hai quan, tức là điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thực

Trang 39

hiện các biện pháp quần lý nhà nước đối với các hoạt động xuất- nhập khâu

và xuất- nhập cảnh

2.2 Các quan hệ xã hội do pháp luật về hai quan điều chỉnh

Đối tượng điều chính của pháp luật về hãi quan là các quan hệ xã hội

cơ bản sau đây:

1.Các quan hệ liên quan đến việc tổ chức các cơ quan Hai quan baogồm cả các nguyên tắc tổ chức và hoạt động, trong đó quy định rõ các chứcnang nhiệm vụ quyền hạn cũng như mối quan hệ của cơ quan Hai quanvới các cơ quan Nhà nước trung ương và địa phương khác.

Pháp lệnh Hải quan Việt nam ban hành ngày 24/2/1990 có nêu cácnguyên tắc chung về hệ thống tổ chức của hải quan Việt nam bao gồm bacấp, cấp trung ương là Tổng cục Hải quan: cấp hải quan tỉnh, hoặc liêntinh, thành phố trực thuộc trung ương: cấp thực hiện các nhiệm vụ trực tiếp

là hải quan cửa khẩu, đội kiểm soát hai quan Pháp lệnh cũng nêu nguyêntắc tổ chức của hải quan là nguyên tắc tập trung thống nhất trực thuộc Hội

đồng Bộ trương (nay là Chính phủ) [62 tr 11]

Pháp lệnh giao cho Hội đồng Bộ trưởng quy định chỉ tiết tổ chức bộ

máy, hệ thong chức vụ chế độ phục vu cua Hai quan [62, tr 11] Nghị

định 16/CP ngày 7/3/1994 về chức năng nhiệm vụ và tổ chức bộ máy củaTổng cục Hải quan khẳng định Tổng cục Hai quan là cơ quan trực thuộc:

Chính phủ thực hiện chức nang quan lý nhà nước vẻ hai quan và tổ chức

thực hiện chế độ quan lý nhà nước về hai quan trên phạm vi ca nước đồng

thời cụ thể hóa tổ chức bộ máy của cơ quan Tổng cục Hải quan [53]

Pháp lệnh Hai quan còn quy định cụ thể các nhiệm vu và quyền han

của Hai quan trong hoạt động của mình Pháp lệnh nêu lên các nhiệm vu

cua hai quan trong đó các nhiệm vụ cơ ban bao gồm: thực hiện chế độ giám

Trang 40

sát, quan lý hãi quan đối với các hoạt động xuất- nhập cảnh, hoạt động

xuất- nhập khẩu qua biên giới Việt nam, bảo dam cho các hoạt động này

diễn ra theo đúng pháp luật Việt nam, đúng chế độ quản lý kinh tế đốingoại của Nhà nước, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất, nhập khẩu, bảo vệ

sản xuất trong mước, chống vận chuyển hàng cấm : bao dam thực hiện các quy định của Nhà nước về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: tiến hành các biện pháp phát hiện, ngăn ngừa, điều tra và xử lý hành vi buôn lậu hoặc vận

chuyển trái phép hàng hóa, ngoại hối, tiền Việt nam qua biên giới hành vi

vi phạm các quy định khác của Nhà nước về quan lý hai quan:

Về nguyên tắc hoạt động theo lãnh thổ Pháp lệnh có quy định cụ thể

những địa bàn hoạt động cụ thể của Hải quan: khu vực cửa khẩu,cảng biển.

cảng sông quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế, khu vực kiểm soáthai quan doc theo biên giới, bờ biển, hai dao, vùng tiếp giáp lãnh hải và

những địa điểm khác ở nội địa do Pháp lệnh này quy định Tuy nhiên Pháp

lệnh đã giao nhiệm vụ quy định phạm vi địa bàn hoạt động cụ thể , khu vựckiểm soát của hai quan cho Hội đồng Bộ trướng Nghị định 128/HDBT

ngày 19/4/1991 của Hội đồng Bộ trưởng quy định phạm vi địa bàn hoạt

động cu thể và khu vực kiểm soát của hai quan, ngoài việc quy định các

phạm vi, địa bàn cụ thể nói trên, còn quy định nguyên tắc phối hợp, hiệp

đồng của hải quan với các lực lượng khác cùng hoạt động trên địa bàn

cũng như nguyên tắc phối hợp với các cơ quan chính quyền địa phương trong việc quy định cụ thể phạm vi khu vực kiểm soát hải quan tại mỗi địa phương [49].

2.Các quan hệ liên quan đến việc xuất- nhập khẩu hiing hóa và xuấtnhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải, là quan hệ giữa một bên là cơquan Hải quan, và bên kia là người vận chuyển hay người gửi hàng hóa

buôn bán quốc tế (đối với việc kiểm tra hải quan đối với hàng hóa

xuất-nhập khẩu và phương tiên vận tải xuất- xuất-nhập cảnh).

Ngày đăng: 27/05/2024, 17:06

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

3.1.3. Hình thức văn bản Luat hai quan 125 - Luận án phó tiến sĩ luật học: Đổi mới và hoàn thiện pháp luật về hải quan ở nước ta hiện nay
3.1.3. Hình thức văn bản Luat hai quan 125 (Trang 4)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN