1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện quy trình giao nhận vận chuyển mặt hàng thiết bị y tế nhập khẩu bằng đường biển của công ty cổ phần tập đoàn Airseaglobal

100 12 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 5,77 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU (10)
    • 1.1 Tính cấp thiết của đề tài (10)
    • 1.2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu (11)
    • 1.3 Mục đích nghiên cứu (12)
    • 1.4 Đối tượng nghiên cứu (13)
    • 1.5 Phạm vi nghiên cứu (13)
    • 1.6 Phương pháp nghiên cứu (13)
      • 1.6.1 Phương pháp thu thập số liệu (13)
      • 1.6.2 Phương pháp phân tích dữ liệu (13)
    • 1.7 Kết cấu của khóa luận (14)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN (15)
    • 2.1 Khái quát về dịch vụ giao hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển (15)
      • 2.1.1 Khái niệm về dịch vụ giao hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển (15)
      • 2.1.2 Khái niệm và vai trò của người giao nhận (16)
      • 2.1.3 Vai trò, đặc điểm của dịch vụ giao hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển (17)
      • 2.1.4 Phân loại dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển (18)
    • 2.2 Quy trình nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển (20)
      • 2.2.1 Nắm tình hình hàng hóa và phương tiện vận tải (20)
      • 2.2.2 Chuẩn bị chứng từ nhận hàng nhập khẩu (20)
      • 2.2.3 Nhận hàng hóa tại địa điểm quy định (21)
      • 2.2.4 Quyết toán chi phí (22)
    • 2.3 Các chứng từ thường sử dụng trong quy trình giao hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển (22)
      • 2.3.1 Lệnh giao hàng DO/ EDO (22)
      • 2.3.2 Thông báo hàng đến (Arrival of Notice) (22)
      • 2.3.3 Vận đơn đường biển (B/L – Bill of Lading) (23)
      • 2.4.1 Các yếu tố bên ngoài (25)
      • 2.4.2 Các yếu tố bên trong (27)
  • CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH NHẬN HÀNG THIẾT BỊ Y TẾ NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN AIRSEAGLOBAL (29)
    • 3.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần tập đoàn Airseaglobal (29)
      • 3.1.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển (29)
      • 3.1.2. Lĩnh vực kinh doanh của công ty (30)
      • 3.1.3 Cơ cấu tổ chức và các nguồn lực của công ty (31)
      • 3.1.4. Cơ sở vật chất (34)
      • 3.1.5. Tài chính của công ty (34)
    • 3.2 Khái quát hoạt động giao nhận vận chuyển mặt hàng thiết bị y tế bằng đường biển của doanh nghiệp (35)
      • 3.2.1. Quy định quản lý nhà nước với hàng thiết bị y tế nhập khẩu (35)
      • 3.2.2. Kết quả kinh doanh dịch vụ nhận hàng thiết bị y tế nhập khẩu tại công ty Cổ phần tập đoàn Airseaglobal (36)
    • 3.3 Phân tích thực trạng quy trình nhận hàng Thiết bị y tế nhập khẩu bằng đường biển của Công ty Cổ phần tập đoàn Airseaglobal (40)
      • 3.3.1. Nhận và xử lí thông tin hàng hóa nhập khẩu (40)
      • 3.3.2. Theo dõi và thông quan hàng nhập (43)
      • 3.3.3. Nhận hàng hóa nhập khẩu (49)
      • 3.3.4. Quyết toán chi phí (50)
    • 3.4 Đánh giá thực trạng quy trình nhận hàng Thiết bị y tế nhập khẩu bằng đường biển của Công ty Cổ phần tập đoàn Airseaglobal (51)
      • 3.4.1 Những thành tựu đạt được (51)
      • 3.4.2 Những hạn chế còn tồn tại (52)
      • 3.4.3 Nguyên nhân của hạn chế (54)
  • CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ QUY TRÌNH NHẬN HÀNG THIẾT BỊ Y TẾ NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN AIRSEAGLOBAL (56)
    • 4.1. Dự báo thị trường nhập khẩu thiết bị y tế tại Việt Nam (56)
    • 4.2 Định hướng phát triển hoạt động quản trị quy trình nhận hàng thiết bị y tế nhập khẩu bằng đường biển của Công ty Cổ phần tập đoàn Airseaglobal 46 (56)
      • 4.2.1 Định hướng phát triển chung (56)
    • 4.3 Đề xuất giải pháp hoàn thiện quy trình nhận hàng Thiết bị y tế nhập khẩu bằng đường biển của Công ty Cổ phần tập đoàn Airseaglobal (59)
      • 4.3.1 Giải pháp liên quan đến quy trình (59)
      • 4.3.2 Giải pháp nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho nhân viên (62)
      • 4.3.3 Chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ quá trình nhận hàng…53 (63)
      • 4.3.4 Xây dựng và áp dụng khoa học công nghệ vào quá trình quản trị quy trình nhận hàng (63)
    • 4.4 Kiến nghị (63)
      • 4.4.1 Kiến nghị với các cơ quan Nhà nước và Chính phủ (63)
      • 4.4.2. Kiến nghị với tổng cục hải quan (65)
  • KẾT LUẬN (66)

Nội dung

Hoàn thiện quy trình giao nhận vận chuyển mặt hàng thiết bị y tế nhập khẩu bằng đường biển của công ty cổ phần tập đoàn Airseaglobal Hoàn thiện quy trình giao nhận vận chuyển mặt hàng thiết bị y tế nhập khẩu bằng đường biển của công ty cổ phần tập đoàn AirseaglobalHoàn thiện quy trình giao nhận vận chuyển mặt hàng thiết bị y tế nhập khẩu bằng đường biển của công ty cổ phần tập đoàn AirseaglobalHoàn thiện quy trình giao nhận vận chuyển mặt hàng thiết bị y tế nhập khẩu bằng đường biển của công ty cổ phần tập đoàn AirseaglobalHoàn thiện quy trình giao nhận vận chuyển mặt hàng thiết bị y tế nhập khẩu bằng đường biển của công ty cổ phần tập đoàn Airseaglobal

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm gần đây, hội nhập kinh tế giữa các quốc gia và xu hướng toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng, hàng loạt các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới được ký kết tạo điều kiện mạnh mẽ cho sự phát triển của ngành xuất nhập khẩu Trong đó, đặc biệt phải kể đến các doanh nghiệp giao nhận vận chuyển đã và đang đóng một vai trò quan trọng trong thương mại quốc tế Việt Nam nằm giữa vùng kinh tế sôi động bậc nhất thế giới, có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển tất các các loại hình vận tải hàng hóa Lợi thế vị trí này cho phép Việt Nam phát triển mạng lưới cung ứng dịch vụ giao nhận vận chuyển phục vụ hoạt động giao thương nội địa; khu vực Đông Nam Á, Châu Á nói riêng và trên toàn cầu nói chung Việc tiếp giáp biển Đông, có nhiều cảng lớn nhỏ là điều kiện tiên quyết giúp vận tải đường biển của Việt Nam phát triển mạnh mẽ, đóng vai trò chủ chốt trong ngành giao nhận và vận chuyển Nếu như trước đây, các nhà nhập khẩu của Việt Nam chủ yếu mua hàng theo điều kiện nhóm C Incoterms do còn hạn chế trong kiến thức và gặp nhiều khó khăn trong việc xử lý giấy tờ thì hiện nay, các doanh nghiệp đã chuyển dần sang hình thức mua theo điều kiện nhóm E, F Incoterms Điều này tạo cơ hội cho các doanh nghiệp giao nhận vận chuyển khai thác và mở rộng thị trường.

Vận tải biển đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng logistics, đặc biệt là đối với Việt Nam - quốc gia có vị trí ven biển thuận lợi nằm gần các tuyến đường hàng hải quốc tế Hơn 80% hàng hóa thương mại toàn cầu được vận chuyển qua đường biển, đóng góp đáng kể vào tổng giá trị giao nhận hàng hóa quốc tế Theo Tổng cục Thống kê, năm 2024, tổng khối lượng hàng hóa qua các cảng biển Việt Nam dự kiến đạt 758,18 triệu tấn, tăng 4% so với 2023 Sự gia tăng mạnh mẽ của hoạt động nhập khẩu trong những năm gần đây đã thúc đẩy đáng kể sự phát triển của giao nhận vận tải biển.

Theo báo cáo của Vietnam Report, tổng chi tiêu cho ngành y tế tại Việt Nam dự kiến đạt 23,3 tỷ USD vào năm 2025, tương ứng với mức chi tiêu bình quân đầu người là 244 USD Trong đó, chi tiêu cho thiết bị y tế chiếm khoảng 10% tổng chi tiêu,tương đương với 2,3 tỷ USD Theo báo cáo của Mordor Intelligence, quy mô thị trường thiết bị y tế toàn cầu dự kiến tăng từ 595,42 tỷ vào năm 2023 lên 834,72 tỷUSD vào năm 2028, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 6,99% Điều này cho thấy thị trường thiết bị y tế tại Việt Nam có tiềm năng lớn để phát triển trong tương lai.

Công ty Cổ phần tập đoàn Airseaglobal cũng là một trong những công ty tham gia vào lĩnh vực này với nhiều loại hình dịch vụ đa dạng, trong đó hoạt động nhập khẩu thiết bị y tế bằng đường biển đang được quan tâm và chú trọng Trong quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần tập đoàn Airseaglobal, được tham gia vào quy trình làm hàng trực tiếp, tôi nhận thấy rằng để hoạt động nhập khẩu trang thiết bị y tế đạt được hiệu quả cao đòi hỏi doanh nghiệp cần có quy trình hoạt động logic, khoa học và hiệu quả Bởi một quy trình hợp lý sẽ giúp cho doanh nghiệp khai thác và tối đa hóa hiệu quả sử dụng các nguồn lực, nắm bắt các cơ hội và đối phó với các thách thức từ sự thay đổi của môi trường kinh doanh Chính vì thế, nghiên cứu quy trình nhận hàng thiết bị y tế nhập khẩu bằng đường biển tại công ty để từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đó là vấn đề thực tiễn mang tính cấp thiết.

Nhận thức được tầm quan trọng và thực trạng của quy trình nhận hàng thiết bị y tế nhập khẩu của công ty Cổ phần Tập đoàn Airseaglobal, tôi đã quyết định nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện quy trình giao nhận vận chuyển mặt hàng thiết bị y tế nhập khẩu bằng đường biển của Công ty Cổ phần tập đoàn Airseaglobal” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.

Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu của sinh viên, giảng viên từ các trường đại học, cán bộ từ viện nghiên cứu liên quan đến vấn đề nâng cao chất lượng của việc quản trị quy trình giao nhận vận tải bằng đường biển Qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu, tôi đã lựa chọn ra một số đề tài khóa luận có nội dung liên quan để làm tổng quan nghiên cứu về đề tài Trong đó có thể kể đến các nghiên cứu dưới đây: Luận văn “Import process from South Korea by sea vessels in perspective of freight forwarder” của tác giả Andrei Piutunen, Khoa Kinh doanh quốc tế, trường Đại học khoa học ứng dụng Satakunta Luận văn đã phân tích quy trình giao nhận bằng đường biển đồng thời chỉ ra các tình huống phát sinh khi nhập khẩu hàng hóa từ Hàn Quốc tới Phần Lan dưới góc nhìn của một công ty giao nhận Đề tài cũng đưa ra nhiều tồn tại của doanh nghiệp nhưng chưa phân tích sâu về nguyên nhân của những tồn tại để đề xuất những giải pháp, kiến nghị phù hợp. Đề tài “Quản trị quy trình nhận hàng nhập khẩu vận chuyển bằng Container tại công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Vnlogs” - Lê Thị Kim Oanh (năm 2019) đã phân tích được thực trạng công tác quản trị quy trình nhận hàng nhập khẩu vận chuyển bằng container, đánh giá và đề xuất một số giải pháp khắc phục và hoàn thiện công tác này tại Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Vnlogs, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động,nâng cao khả năng cạnh tranh cho Công ty Đề tài đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như thống kê, mô tả, phân tích, so sánh, đánh giá để làm rõ các hoạt động trong quản trị quy trình thực tế của công ty. Đề tài “Hoàn thiện quy trình nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại công ty cổ phần giao nhận ISO” – Nguyễn Thị Hải (năm 2015) đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về quy trình nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển và phân tích thực trạng quy trình thực hiện nhận hàng nhập khẩu tại công ty Trên cơ sở đó tác giả đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị quy trình nhận hàng hóa nhập khẩu của công ty. Tuy nhiên, tác giả mới chỉ đưa ra những phân tích chung chung, chưa phân tích sâu về nguyên nhân của những tồn tại trong thực trạng quản trị nhận hàng hóa nhập khẩu tại doanh nghiệp.

Tác giả Nguyễn Thị Bích Ngân (2009) - “Quản trị quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển của Công ty TNHH vận tải hàng đầu Prime Cargo” – Khóa luận tốt nghiệp – Trường Đại học Thương Mại Khóa luận đã hệ thống được các cơ sở lý luận liên quan đến nghiên cứu, từ đó phân tích được thực trạng và đề ra giải pháp hoàn thiện quản trị quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển của doanh nghiệp.

Nhìn chung, các luận văn kể trên đều đã đạt được một số kết quả như sau:

Trước tiên, các công trình đã làm rõ nhiều vấn đề lý luận về giao nhận hàng hóa quốc tế và quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu.

Thứ hai, các công trình đã tiếp cận và phân tích tương đối cụ thể tình hình hoạt động thực tế của doanh nghiệp, tìm ra được các nhân tố ảnh hưởng và lý giải nguyên nhân, một vài công trình đã đưa ra các giải pháp hoàn thiện quy trình khá chi tiết.

Tuy nhiên, với sự biến động liên tục của các yếu tố như tình hình kinh tế trong nước và thế giới, yếu tố môi trường, đặc biệt là sau các căng thẳng leo thang trên Biển Đỏ, chiến tranh trong thời gian gần đây dẫn đến khiến cho khả năng ứng dụng các công trình nghiên cứu vào thực tiễn không thật sự đạt hiệu quả Bên cạnh đó, các công trình nghiên cứu đang đưa ra các giải pháp chưa mang tính thời sự, chưa mang tính bền vững lâu dài, một số lại chưa giải quyết triệt để vấn đề liên quan đến hoàn thiện quy trình.

Với mong muốn nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty, đề tài

“Hoàn thiện quy trình giao nhận vận chuyển mặt hàng thiết bị y tế nhập khẩu bằng đường biển của Công ty Cổ phần tập đoàn Airseaglobal” đã được lựa chọn để nghiên cứu với mục đích tìm ra giải pháp hoàn thiện quy trình nhận hàng nhập khẩu của công ty, giúp cho hoạt động của công ty thêm phần hiệu quả.

Mục đích nghiên cứu

Đề tài nhằm mục đích nghiên cứu các vấn đề sau:

Thứ nhất , hệ thống hóa các vấn đề lý thuyết cơ bản về giao nhận, quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển mặt hàng trang thiết bị y tế.

Thứ hai , phân tích thực trạng quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển của Công ty Cổ phần tập đoàn Airseaglobal

Thứ ba , đánh giá những mặt đạt được và vấn đề tồn tại trong quy trình nhận hàng nhập khẩu mặt hàng trang thiết bị y tế của công ty.

Thứ tư, công ty cần đề xuất phương hướng phát triển rõ ràng, đề xuất các giải pháp khắc phục và hoàn thiện quy trình nhận hàng khẩu bằng đường biển mặt hàng trang thiết bị y tế Điều này sẽ giúp cải thiện hiệu quả hoạt động của công ty, tăng cường khả năng kiểm soát và đáp ứng tốt hơn các yêu cầu của khách hàng.

Đối tượng nghiên cứu

Đề tài khóa luận tập trung nghiên cứu về quy trình nhận hàng nhập khẩu mặt hàng trang thiết bị y tế bằng đường biển tại Công ty Cổ phần tập đoàn Airseaglobal.

Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung: Đề tài nghiên cứu quy trình nghiệp vụ nhận hàng nhập khẩu mặt hàng thiết bị y tế bằng đường biển tại Công ty Cổ phần tập đoàn Airseaglobal.

Về thời gian: Đề tài nghiên cứu nghiệp vụ nhận hàng nhập khẩu trang thiết bị y tế bằng đường biển tại Công ty Cổ phần tập đoàn Airseaglobal và lấy số liệu trong 3 năm từ 2021 - 2023 Giải pháp cho đề tài định hướng áp dụng trong giai đoạn 5 năm

Về không gian: Đề tài nghiên cứu tại Công ty Cổ phần tập đoàn Airseaglobal.

Phương pháp nghiên cứu

1.6.1 Phương pháp thu thập số liệu

Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: Dữ liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp quan sát thực tế thông qua quá trình thực tập tìm hiểu, làm việc tiếp xúc trực tiếp và phỏng vấn cán bộ nhân viên công ty đánh giá về chất lượng hoạt động cung cấp dịch vụ nhận hàng nhập khẩu trang thiết bị y tế bằng đường biển tại phòng kinh doanh và phòng Agent - Pricing tại Công ty Cổ phần tập đoàn Airseaglobal.

Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Nguồn dữ liệu thứ cấp được sử dụng trong khóa luận dựa trên các cơ sở dữ liệu được thu thập từ: Nguồn dữ liệu nội bộ Công ty Cổ phần tập đoàn Airseaglobal như: Các báo cáo của báo cáo tài chính; báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; báo cáo của phòng xuất nhập khẩu trong giai đoạn từ 2021 – 2023 Ngoài ra, thu thập nguồn dữ liệu bên ngoài như các bài viết có liên quan được đăng trên báo, tạp chí, website của công ty.

1.6.2 Phương pháp phân tích dữ liệu

Phương pháp thống kê: Thu thập, phân loại thông tin, số liệu, qua đó đánh giá thực trạng quy trình nhận hàng nhập khẩu trang thiết bị y tế bằng đường biển của công ty.

Phương pháp phân tích: Phân tích các thông tin, số liệu từ những tài liệu nội bộ để nghiên cứu các mối quan hệ đáng tin cậy giữa các dữ liệu thống kê từ đó đánh giá thực trạng quy trình hoạt động nhận hàng nhập khẩu mặt hàng thiết bị y tế bằng đường biển của doanh nghiệp.

Phương pháp so sánh: Lập bảng biểu thống kê, sơ đồ hình vẽ về hoạt động kinh doanh qua các năm, từ đó so sánh chỉ ra sự khác nhau, tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận qua các năm.

Phương pháp tổng hợp: Phân tích, đưa ra các nhận xét đánh giá về thực trạng quy trình nhận hàng nhập khẩu khẩu mặt hàng thiết bị y tế bằng đường biển của công ty.

Kết cấu của khóa luận

Ngoài các phần như: lời cảm ơn, mục lục, các danh mục bảng biểu sơ đồ hình vẽ, danh mục từ viết tắt và các tài liệu tham khảo, kết cấu của khóa luận tốt nghiệp bao gồm 4 chương như sau:

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu.

Chương 2: Cơ sở lý luận về quy trình nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển. Chương 3: Phân tích thực trạng quy trình nhận hàng hóa nhập khẩu mặt hàng thiết bị y tế bằng đường biển tại Công ty Cổ Phần tập đoàn Airseaglobal.

Chương 4: Định hướng phát triển và đề xuất giải pháp hoàn thiện quy trình nhận hàng nhập khẩu trang thiết bị y tế bằng đường biển tại Công ty Cổ phần tập đoànAirseaglobal.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN

Khái quát về dịch vụ giao hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển

2.1.1 Khái niệm về dịch vụ giao hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển

Trong thương mại quốc tế, hàng hóa cần phải được vận chuyển đến nhiều nước khác nhau, từ nước người bán sang nước người mua Trong trường hợp đó, người giao nhận là người tổ chức việc di chuyển hàng và thực hiện các thủ tục liên quan đếnviệc vận chuyển.

Theo quy tắc mẫu của FIATA về dịch vụ giao nhận: “Giao nhận vận tải là bất kỳ loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như cũng như các dịch vụ tư vấn hay có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ liên quan đến hàng hoá”.

Người giao nhận hay người kinh doanh dịch vụ giao nhận (Freight Forwarder/ Forwarder) có thể là chủ hàng, chủ tàu, công ty xếp dỡ, người giao nhận chuyên nghiệp hay bất kỳ người nào khác có đăng ký kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa.

Tại Việt Nam, dịch vụ giao nhận lần đầu tiên được đề cập tại điều 163 Luật Thương mại 1997 với nội dung tương tự như khái niệm của FIATA:

“Giao nhận hàng hóa là hành vi thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa nhận hàng từ người gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo sự ủy thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc của người giao nhận khác”.

Theo Luật Thương mại 2005, dịch vụ logistics được định nghĩa rất gần gũi với khái niệm dịch vụ giao nhận của Hiệp hội các Chuyển phát Quốc tế (FIATA).

“Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao”.

Nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển là tập hợp những nghiệp vụ, thủ tục có liên quan đến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng (người gửi hàng) ở quốc gia này đến nơi nhận hàng (người nhận hàng) ở quốc gia khác bằng đường biển.

Dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển, hay còn gọi là dịch vụ forwarding, là dịch vụ mà công ty giao nhận (forwarder) thực hiện thay cho chủ hàng Công việc của forwarder bao gồm hoàn thành các thủ tục và công việc liên quan đến quá trình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển từ điểm xuất phát đến điểm đến.

2.1.2 Khái niệm và vai trò của người giao nhận

Theo Liên đoàn các Hiệp hội giao nhận vận tải quốc tế (FIATA) thì “Người giao nhận là người lo toan để hàng hóa được chuyên chở theo hợp đồng ủy thác và hành động vì lợi ích của người ủy thác mà bản thân họ không là người chuyên chở. Người giao nhận cũng đảm nhận thực hiện mọi công việc liên quan đến hợp đồng giao nhận như bảo quản, lưu kho trung chuyển, làm thủ tục hải quan, kiểm hóa, ” Từ đó, ta có thể hiểu rằng người giao nhận là thương nhân, tổ chức thực hiện nhiệm vụ giao nhận cho khách hàng bằng cách tự mình thực hiện hoặc thuê lại các thương nhân, tổ chức khác thực hiện, có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hợp pháp về dịch vụ giao nhận hàng hóa và tuân thủ các điều kiện về kinh doanh vận tải theo quy định pháp luật hiện hành.

Ngày nay, do sự phát triển của hoạt động thương mại quốc tế nói chung và hoạt động giao nhận, vận chuyển hàng hóa nói riêng, người giao nhận có thể đảm nhận nhiều vai trò với những chức năng khác nhau như:

Vai trò môi giới hải quan: Người giao nhận sẽ làm việc trực tiếp với hải quan nội địa, sẵn sàng làm các thủ tục thông quan cho lô hàng theo đơn và nhận phần lợi nhuận như tiền hòa hồng cho mình.

Vai trò đại lý vận tải: Người giao nhận không nhận bất kỳ trách nhiệm nào với chức năng chuyên chở, họ chỉ giúp người gửi hàng liên hệ với người chuyên chở nhằm thuê phương tiện vận chuyển hàng hóa và thực hiện hợp đồng hoặc ngược lại, liên hệ người gửi hàng hỗ trợ người vận chuyển tìm kiếm khách hàng Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của dịch vụ giao nhận thì người giao nhận cũng có thể thực hiện chức năng chuyên chở hàng hóa.

Vai trò người chuyển tiếp hàng hóa: Người giao nhận sẽ thu xếp ký hợp đồng với các công ty bốc xếp dỡ hàng hóa, công ty vận chuyển để đưa hàng từ chỗ cảng quá cảnh đến chỗ đỗ phương tiện chuyển tiếp để tiếp tục lộ trình.

Vai trò người lưu kho và bảo quản hàng hóa: Trong thời gian từ khi khách hàng giao hàng cho người vận chuyển đến khi hàng hóa được xếp lên phương tiện vận chuyển thì cần phải được lưu kho và bảo quản cẩn thận.

Ngoài việc vận chuyển hàng hóa đóng nguyên container (FCL), bên giao nhận thường đảm nhận thêm dịch vụ gom hàng lẻ (LCL) Qua đó, nhà giao nhận đóng vai trò gom các lô hàng nhỏ lẻ của nhiều chủ hàng khác nhau, hợp nhất thành một lô hàng lớn hơn để vận chuyển.

Quy trình nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển

Quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển là một trình tự các bước tổ chức, thực hiện giao hàng hóa giữa địa điểm bốc hàng và địa điểm dỡ hàng, trong đó bao gồm các công việc như nắm tình hình chuẩn bị hàng hóa và phương tiện vận tải; giao hàng hóa tại địa điểm quy định; lập và bàn giao chứng từ vận tải; quyết toán chi phí.

Nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển là một nghiệp vụ, nội dung quan trọng trong dịch vụ giao nhận nói chung và dịch vụ nhận hàng nhập khẩu nói riêng. Quá trình nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển gồm nhiều bước có mối quan hệ mật thiết với nhau cần được tiền hành theo sơ đồ dưới đây:

Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức giao nhận hàng hóa nhập khẩu

Nguồn: Bài giảng Quản trị giao nhận vận chuyển hàng hóa quốc tế - Trường Đại học Thương mại 2.2.1 Nắm tình hình hàng hóa và phương tiện vận tải

Người giao nhận cần phối hợp với người nhận hàng (người nhập khẩu) để nắm tình hình hàng hóa và phương tiện vận tải hoặc tiến hành lưu cước, đăng ký chuyến phương tiện vận tải.

2.2.2 Chuẩn bị chứng từ nhận hàng nhập khẩu

Người giao nhận sẽ nhận pre - alert và bản chụp chứng từ từ đại lý nước ngoài, in chứng từ và kiểm tra đối chiếu MBL, HBL.

Trước ngày tàu đến, hàng tàu sẽ gửi giấy báo hàng đến (A/N - Arrival notice),trên A/N mà hãng tàu gửi thường sẽ có thông báo số cước và các Local charges phải nộp Cần kiểm tra xem tiền cước Collect có khớp với Pre - alert của đại lý không,ngoài ra còn có tiền cước Prepaid mà shipper phải trả cho hãng tàu để có thể đưa hàng lên tàu Tuy nhiên tùy theo hợp đồng mà khoản phí đó có thể do bên người mua hoặc người bán chi trả, nếu do người mua chi trả thì khi nhận hàng, người giao nhận phải thanh toán lại cho bên người bán Người giao nhận cũng sẽ dựa trên A/N của hãng vận chuyển để gửi A/N cho khách hàng.

Người giao nhận nắm tình hình và thường sẽ thay mặt cho chủ hàng mang vận đơn gốc và giấy giới thiệu đến hãng vận chuyển để lấy lệnh giao hàng (D/O - Delivery order) và đóng lệ phí.

Người nhập khẩu cần chuẩn bị các chứng từ phục vụ cho việc khai báo hải quan như hợp đồng, hóa đơn thương mại (invoice), phiếu đóng gói (packing list), vận đơn gốc, chứng nhận hun trùng, chứng nhận kiểm dịch, chứng nhận xuất xứ (CO) …

2.2.3 Nhận hàng hóa tại địa điểm quy định

Người giao nhận cần phối hợp với người nhận hàng (người nhập khẩu) để thực hiện các công việc sau:

Người giao nhận có thể khai báo dưới tên chủ hàng hoặc dưới tên chính mình (đại lý khai báo hải quan) Nếu hàng hóa được phân vào luồng xanh sẽ được miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ và hàng hóa Trường hợp phân luồng hải quan tự động cho kết quả ra luồng vàng, nhân viên hải quan sẽ tiến hành kiểm tra chi tiết hồ sơ và không kiểm tra chi tiết hàng hóa, nếu hồ sơ hợp lệ sẽ được thông quan Còn nếu hàng hóa bị phân vào luồng đỏ, cần phối hợp với cán bộ hải quan để kiểm tra thực tế hàng hóa. Người giao nhận tiếp nhận kiểm nghiệm, giám định nếu cần và lấy giấy chứng nhận hay biên bản thích hợp.

Người giao nhận nhận hàng nhập khẩu từ người vận chuyển thực tế. Đối với hàng nguyên container (FCL): Người giao nhận mang D/O cùng bộ chứng từ nhận hàng đến văn phòng quản lý tại cảng để xác nhận D/O đồng thời mang

1 bản D/O đến hải quan giám sát hàng cảng để đối chiếu với Cargo Manifest (bản lược khai hàng hóa hay bản kê khai chi tiết hàng hóa), sau đó sẽ đến bãi và tìm vị trí container, nộp phí lưu kho, phí xếp dỡ container, nộp biên lai thanh toán các phí này cùng với D/O để đổi lấy phiếu xuất kho cho phép hàng rời khỏi cảng Trong trường hợp mang container về kho riêng để kiểm hóa và rút hàng thì người giao nhận cần làm đơn gửi hãng tàu để mượn container về kho riêng, yêu cầu xếp container lên phương tiện vận tải… Sau khi rút hàng xong, người giao nhận sẽ bố trí mang container về trả tại cảng Trường hợp dỡ hàng trong container ngay tại cảng thì phải có lệnh điều động công nhân để dỡ hàng khỏi container và xếp hàng hóa lên phương tiện vận chuyển. Người giao nhận hoàn tất việc nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển nếu trong quá trình kiểm hóa không có vấn đề gì về hàng hóa và hồ sơ khai báo hải quan. Đối với hàng lẻ (LCL): Người giao nhận chỉ cần mang vận đơn gốc hoặc vận đơn gom hàng đến hãng tàu hoặc đại lý của người gom hàng lấy D/O Sau khi xác nhận, đối chiếu D/O thì mang đến thủ kho để nhận phiếu xuất kho Sau đó mang chứng từ đến kho thu gom hàng lẻ (kho CFS) để nhận hàng.

Sau khi tiếp nhận hàng hóa, bên giao nhận sẽ tiến hành thanh toán các khoản chi phí phát sinh cho nhà cung cấp và bên nhập khẩu, bao gồm cước vận chuyển, chi phí cục bộ tại cảng nhập khẩu, hoa hồng cho đại lý nước ngoài và các khoản phí khác Các điều khoản như thời hạn thanh toán, phương thức thanh toán và việc gửi hóa đơn gốc sẽ được thống nhất giữa bên giao nhận, nhà cung cấp và bên nhập khẩu.

Trong quá trình giao nhận vận chuyển hàng hóa giữa người xuất khẩu, nhập khẩu, người giao nhận và người vận tải liên tục có sự trao đổi thông tin để nắm được tình hình của lô hàng.

Các chứng từ thường sử dụng trong quy trình giao hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển

2.3.1 Lệnh giao hàng DO/ EDO

D/O - Lệnh giao hàng hay còn gọi Delivery Order là chứng từ trong vận tải quốc tế Chứng từ này do hãng vận tải phát hành cho chủ hàng hoặc shipper để trình lên cơ quan giám sát hàng hóa để có thể lấy hàng khỏi bãi hàng, container… Trên D/O sẽ thể hiện ai là người đang giữ hàng và hàng sẽ giao cho ai – consignee. Chủ hàng muốn nhận được hàng bắt buộc phải có lệnh giao hàng từ hãng tàu gửi cho shipper D/O được các hãng tàu hoặc các đơn vị forwarder phát hành cho consignee. Các consignee này sẽ lấy D/O được phát để cung cấp cho cơ quan hải quan sau đó lấy hàng khi tàu đã cập cảng Cũng có thể hiểu rằng D/O là lệnh của người giữ hàng chỉ thị cho đơn vị nhận hàng lấy hàng.

Các thông tin cần thiết trên Biên bản giao hàng (D/O) bao gồm: Tên tàu vận chuyển hàng và hành trình tàu vận chuyển; Tên người nhận hàng (Consignee); Cảng dỡ hàng hóa (POD); Ký hiệu hàng hóa (Marks); Thể tích, trọng lượng hàng hóa, số lượng kiện hàng (Gross Weight, Net weight…); Giấy tờ tùy thân của người nhận hàng; Giấy giới thiệu; Thông báo lô hàng cập cảng; Bản sao vận đơn có ký hậu hoặc vận đơn gốc ký hậu, đóng dấu của ngân hàng (nếu doanh nghiệp sử dụng L/C để thanh toán); Tờ khai hải quan nhập khẩu.

Phí D/O hiện có nhiều loại, tùy thuộc vào đơn vị phát hành lệnh giao hàng Hai loại phí D/O chính tương ứng với hai loại D/O do các đơn vị giao nhận phát hành và các hãng tàu phát hành.

2.3.2 Thông báo hàng đến (Arrival of Notice)

Là một thông báo mà đại lý, hãng tàu hoặc công ty giao nhận vận tải đường biển gửi cho người nhận lô hàng để thông báo cho họ về ngày lô hàng đến địa điểm đích.

Thông thường, thông báo hàng đến sẽ bao gồm thông tin liên hệ, mô tả hàng hóa đã nhận, số lượng đơn vị hàng đã đến và mọi khoản phí phải trả khi nhận hàng. Cấu trúc của thông báo hàng đến phụ thuộc vào các yêu cầu do cảng nơi nhận hàng đưa ra.

Thứ nhất, Giấy báo hàng đến (Arrival Notice) không có trong bộ chứng từ hàng xuất, chỉ có trong bộ chứng từ hàng nhập khẩu.

Thứ hai, Giấy báo hàng đến sẽ thông tin cho người nhận hàng về tình trạng hàng về, thông tin lô hàng, số lượng và chi phí vận tải tại đầu nhập sau khi hãng tàu hoặc các đại lý, công ty vận tải phát hành.

Khi nhận được thông báo hàng đến, doanh nghiệp cần kiểm tra tình trạng hàng hóa, thời điểm nhận hàng, và vị trí hàng tại thời điểm đến Sau đó, tiến hành thanh toán, khai báo hải quan và mang hàng về kho.

Vì các hoạt động ở cảng đích thường liên quan đến nhiều bên liên quan như đại lý hải quan, giao nhận vận tải, tài xế xe tải và người nhận hàng, thông báo hàng đến chứa tất cả các thông tin liên quan về hàng hóa.

Mẫu thông báo hàng đến thường bao gồm các nội dung: Người gửi hàng; Người nhận hàng; Thông tin chi tiết bên thông báo; Số vận đơn cho hợp đồng vận chuyển; Thông tin tên tàu, Số container; Ngày dự kiến đến; Cảng xuất phát; Cảng giao hàng; địa điểm dỡ hàng; địa điểm nhận hàng

2.3.3 Vận đơn đường biển (B/L – Bill of Lading)

Bill of lading hay còn được gọi là vận đơn đường biển chính là chứng từ vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, do chính người vận chuyển lập, ký và cấp Trong đó người vận chuyển sẽ xác nhận hàng hóa được vận chuyển bằng đường biển và cam kết rằng số hàng hóa đó sẽ đến được đến tay người nhận tại cảng đích với chất lượng tốt và đầy đủ số lượng như được ghi trên giấy tờ.

Nói một cách ngắn gọn hơn thì Bill of lading chính là chứng từ do bên vận chuyển phát hành cho người gửi hàng, để xác nhận đã nhận hàng và sẽ vận chuyển số hàng đó đến tay người nhận được ủy quyền Có thể ví vận đơn đường biển như một bằng chứng về giao dịch hàng hóa giữa người gửi và người vận chuyểnCác yếu tố ảnh hưởng đến quy trình giao hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển

Vận đơn đường biển có các chức năng chính sau:

Thứ nhất, là bằng chứng từ xác nhận người chuyên chở đã nhận hàng.

Ngoài ra, Vận đơn đường biển còn là một loại chứng từ có thể dùng để thanh toán tại ngân hàng do chứng minh được quyền sở hữu lô hàng, thậm chí có thể mua bán được vận đơn gốc.

Thứ ba, Vận đơn còn có thể được xem là hợp đồng vận chuyển được ký Trong trường hợp thuê tàu chuyến thì người vận chuyển sẽ ký kết với người gửi hàng, còn trong trường hợp thuê tàu chợ thì hai bên sẽ ký giấy xác nhận lưu cước cho đến khi hàng lên tàu thì hai bên mới bắt đầu thực hiện trách nhiệm.

Thứ nhất, phân loại B/L theo chủ thể nhận hàng: gồm vận đơn đích danh và vận đơn theo lệnh

Thứ hai, phân loại vận đơn đường biển theo chủ thể cấp vận đơn: Vận đơn chủ

(Master Bill); House Bill of Lading

Thứ ba, Căn cứ vào tính pháp lý của hàng hóa vận chuyển: Vận đơn gốc

(Original Bill); Vận đơn bản sao (Copy B/L)

Thứ tư, Căn cứ vào tình trạng bốc xếp hàng hóa: Vận đơn đã bốc hàng lên tàu

(Shipped on board Bill); Vận đơn nhận hàng để chở (Received for shipment Bill).

Thứ năm, Căn cứ vào phê chú trên vận đơn đường biển: Vận đơn hoàn hảo

(Clean Bill); Vận đơn không hoàn hảo (Unclean Bill hay Dirty Bill)

Thứ sáu, Căn cứ vào phương thức thuê tàu: Vận đơn tàu chợ (Liner Bill); Vận đơn tàu chuyến (Voyage Charter Bill)

Thứ bảy, Căn cứ vào hành trình và phương thức chuyên chở hàng hóa: Vận đơn đi thẳng (Direct Bill); Vận đơn chở suốt (Through Bill); Vận đơn đa phương thức (Multimodal BilL, Intermodal Bill or Combined Bill)

Thứ tám, Căn cứ vào hành trình và phương thức chuyên chở hàng hóa: Vận đơn gốc (Original B/L); Vận đơn giao hàng bằng điện (Telex Release B/L); Vận đơn đã được xuất trình (Surrendered B/L).

Phần đầu của vận đơn bao gồm: Số vận đơn; số của booking; người gửi hàng

THỰC TRẠNG QUY TRÌNH NHẬN HÀNG THIẾT BỊ Y TẾ NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN AIRSEAGLOBAL

Tổng quan về Công ty Cổ phần tập đoàn Airseaglobal

3.1.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển

Bảng 3.1: Giới thiệu Công ty Cổ phần tập đoàn Airseaglobal

Tên công ty CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN

Tên tiếng anh AIRSEAGLOBAL GROUP JOINT STOCK

Logo công ty Địa chỉ trụ sở chính

A9/4 TT Mỏ Địa Chất, Phường Cổ Nhuế 2, Quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội

Văn рhòng kinh dоаnh

P2412, P2414 Tòа nhà Eurоwindоw, 27 Trần Duy Hưng, Рhường Trung Hòа, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Chi nhánh TР.HCM: 135/37/1 Nguyễn Hữu Cảnh, Рhường 22,

Quận Bình Thạnh, TР Hồ Chí Minh

Chi nhánh Hải Рhòng: 226 Lê Lаi, Рhường Máy Chаi, Quận Ngô

Quyền, thành phố Hải Рhòng

Chi nhánh Đà Nẵng: Lô 39, Đường số 2, KCN Đà Nẵng, Quận Sơn Trà, Tp Đà Nẵng

Ngày thành lập Ngày 13 tháng 05 năm 2011

Người đại diện pháp luật Ông Nguyễn Thành Tân - Chủ tịch HĐQT

Ngành nghề kinh doanh Vận tải đa phương thức nội địa và quốc tế

Nguồn: Công ty Cổ phần tập đoàn Airseaglobal

Airseaglobal Group tiền thân là Công ty TNHH Airseaglobal Việt Nam, được thành lập vào ngày 13/05/2011 và hoạt động dưới đăng ký kinh doanh số 0105308539. Công ty đã phát triển thành một công ty logistics hàng đầu, có mạng lưới đại lý vận tải và vận chuyển hàng hóa đến nhiều quốc gia trên thế giới.

Sau 6 lần thay đổi đăng ký, vào ngày 05/03/2019, công ty chính thức trở thành Công ty Cổ phần Tập đoàn Airseaglobal Airseaglobal đóng vai trò quan trọng trong ngành logistics hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh hàng y tế, thực phẩm chức năng và mỹ phẩm, phục vụ hơn 2300 khách hàng trên toàn quốc.

Năm 2020, Công ty chính thức trở thành thành viên của Hiệp hội Logistics Quốc Tế WCA (WCA member #73213), đóng góp vào mạng lưới logistics lớn nhất trên thế giới.

Với hơn 12 năm kinh nghiệm, Airseaglobal đã đạt vị trí trong TOP 200 doanh nghiệp logistics hàng đầu Việt Nam và dẫn đầu về dịch vụ nhập khẩu thiết bị y tế tại Việt Nam Công ty nắm giữ 32% thị phần trong lĩnh vực dịch vụ hỗ trợ thiết bị y tế, mỹ phẩm và thực phẩm chức năng trên toàn quốc.

Với đội ngũ cán bộ nhân viên chuyên nghiệp và nhiệt huyết, Airseaglobal hiện đã có mặt tại các điểm logistics trọng điểm cả nước, bao gồm Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng và Đà Nẵng, cung cấp dịch vụ đa dạng từ giấy phép nhập khẩu, sản xuất đến vận tải quốc tế, nội địa và khai báo hải quan, luôn đảm bảo chất lượng, an toàn và hiệu quả.

3.1.2 Lĩnh vực kinh doanh của công ty

Công ty Cổ phần tập đoàn Airseaglobal cung cấp 3 lĩnh vực dịch vụ kinh doanh chính:

Các dịch vụ của chúng tôi bao gồm: cấp phép chuyên ngành thiết bị y tế (phân loại thiết bị, lưu hành loại C, D; công bố tiêu chuẩn loại A, B, đủ điều kiện sản xuất và mua bán loại BCD); thủ tục nhập khẩu chống dịch (máy tạo oxy, máy thở, khẩu trang, test covid); hỗ trợ xin ISO 13485, ISO 9001, CFS; tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp kinh doanh TTBYT hợp pháp; hướng dẫn hồ sơ vào thầu theo Thông tư 14 Bộ Y tế.

Thứ hai, Dịch vụ Thực phẩm chức năng, Mỹ phẩm: Công bố thực phẩm chức năng, mỹ phẩm hàng nhập khẩu và sản xuất trong nước; Đăng ký quảng cáo thực phẩm chức năng, mỹ phẩm.

Thứ ba, Dịch vụ khai báo hải quan, vận chuyển quốc tế: Phối hợp với các đơn vị trong và ngoài nước tổ chức giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không, đường bộ, đường biển; Nhận ủy thác dịch vụ về giao nhận, kho vận, và thực hiện khai báo hải quan và mua bảo hiểm hàng hóa trọn gói; Tham vấn giá thực phẩm chức năng, mỹ phẩm và tư vấn thuế nhập khẩu, thuế VAT hàng Thiết bị y tế, Mỹ Phẩm, Thực phẩm chức năng, Viễn Thông ; Hỗ trợ check C/O ưu đãi thuế, tư vấn HS Code chính sách mặt hàng cho từng sản phẩm.

3.1.3 Cơ cấu tổ chức và các nguồn lực của công ty

3.1.3.1 Cơ cấu tổ chức của công ty và chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận

Nguồn: Công ty Cổ phần tập đoàn Airseaglobal

Hình 3.1: Mô hình tổ chức của Công ty Cổ phần tập đoàn Airseaglobal

Bộ máy tổ chức của Công ty Cổ phần tập đoàn Airseaglobal đứng đầu là Ban giám đốc và các Phó giám đốc Sau đó bộ máy công ty được chia ra làm 2 khối Kinh doanh và khối Văn phòng tương ứng 5 bộ phận phòng ban: Phòng Kinh doanh, Phòng

Kế toán, Phòng chứng từ, Phòng Agent - Pricing và cuối cùng là Phòng giao nhận hiện trường chịu sự giám sát và lãnh đạo trực tiếp của các Trưởng phòng với nhiệm vụ, chức năng tham mưu, đóng góp ý kiến trong việc ra quyết định của Giám đốc nói riêng và Ban giám đốc nói chung.

3.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban trong công ty

Giám đốc: Là người trực tiếp đại diện công ty, điều hành các hoạt động kinh doanh cũng như định hướng phát triển của công ty, trực tiếp quản lí nhân viên, tiến hành bổ nhiệm và cũng chịu trách nhiệm về các hoạt động kinh doanh.

Phó giám đốc: Hỗ trợ Giám đốc điều hành hoạt động của công ty theo sự phân công của Giám đốc quản lý khối kinh doanh và khối văn phòng Ngoài ra, triển khai, thực hiện nhiệm vụ và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về kết quả hoạt động Đề ra những mục tiêu, chính sách cho các bộ phận phòng ban.

Phòng kinh doanh: Chịu trách nhiệm tìm kiếm khách hàng, báo giá, hỗ trợ, thuyết phục khách hàng sử dụng dịch vụ của công ty Phối hợp với các phòng ban khác

(Phòng giao nhận hiện trường, phòng chứng từ, …) để giám sát, xử lý những vấn đề phát sinh trong khi khách hàng sử dụng dịch vụ Chăm sóc những khách hàng cũ, cập nhật về các chính sách, Nghị Định, biểu thuế mới thường xuyên, … cung cấp các thông tin đến khách hàng Lên kế hoạch viết bài, quảng cáo các dịch vụ marketing cho công ty.

Phòng Agent – Pricing: Thực hiện nhiệm vụ làm việc với các đại lí trong và ngoài nước, các đối tác vận chuyển để làm giá cho mỗi lô hàng Công việc của phòng Agent – Pricing là khai Manifest, lấy lệnh giao hàng EDO, làm lệnh nối cũng do bộ phận này đảm nhận Bộ phận luôn cố gắng tìm kiếm, đàm phán, các hãng vận chuyển để chốt giá cả và thời gian nhằm đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của khách hàng.

Phòng Kế toán: Xây dựng kế hoạch tài chính, thiết lập và chi trả lương thưởng cho nhân viên, tổng hợp, theo dõi công nợ Xuất hóa đơn cho công ty, quản lý doanh thu và kiểm soát chi phí theo quy định,

Phòng chứng từ: Hoàn tất các thủ tục, chứng từ xuất nhập khẩu hàng hóa;

Khái quát hoạt động giao nhận vận chuyển mặt hàng thiết bị y tế bằng đường biển của doanh nghiệp

3.2.1 Quy định quản lý nhà nước với hàng thiết bị y tế nhập khẩu

Trang thiết bị y tế là các loại thiết bị, dụng cụ, vật liệu, vật tư cấy ghép, thuốc thử và chất hiệu chuẩn in vitro, phần mềm (software) được sử dụng riêng lẻ hay phối hợp với nhau theo chỉ định của chủ sở hữu trang thiết bị y tế để phục vụ cho con người.

Quy định thủ tục nhập khẩu thiết bị y tế

Quy trình nhập khẩu trang thiết bị y tế được quy định chặt chẽ trong Thông tư 39/2016/TT-BYT, Thông tư 38/2015/TT-BTC (sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 39/2018/TT-BTC), Thông tư 14/2018/TT-BYT và Công văn 4658/BYT-TB Các văn bản pháp luật này hướng dẫn chi tiết về thủ tục, hồ sơ và yêu cầu cần thiết để đảm bảo tính hợp pháp, an toàn và hiệu quả của quá trình nhập khẩu thiết bị y tế vào Việt Nam.

CT ngày 12/08/2019; Nghị định 98/2021/NĐ-CP ngày 08/11/2021; Thông tư hướng dẫn /2021/TT-BYT ngày /12/2021; Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017; Nghị định 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020; Văn bản 43/2021/TT-BTC ngày 11/06/2021.

Theo những văn bản trên thì trang thiết bị y tế không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu Khi nhập khẩu những mặt hàng này cần phải lưu ý những điểm sau:

Thứ nhất, Trang thiết bị y tế muốn nhập khẩu thì phải làm công bố phân loại thiết bị y tế.

Thứ hai, Khi nhập khẩu trang thiết bị y tế phải dán nhãn hàng hóa theo

Thứ ba, Xác định đúng mã hs để xác định đúng thuế và tránh bị phạt.

Hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu trang thiết bị y tế

Hồ sơ nhập khẩu trang thiết bị y tế nói riêng và các mặt hàng khác nói chung được quy định tại Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015; sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018 Các giấy tờ cần thiết trong hồ sơ gồm:

Tờ khai hải quan; Hợp đồng thương mại (Sale contract); Hóa đơn thương mại (Commercial invoice); Danh sách đóng gói (Packing list); Vận đơn (Bill of lading); Chứng nhận xuất xứ (nếu có); Hồ sơ công bố thiết bị y tế; Catalog (nếu có), và các chứng từ khác nếu hải quan yêu cầu.

3.2.2 Kết quả kinh doanh dịch vụ nhận hàng thiết bị y tế nhập khẩu tại công ty Cổ phần tập đoàn Airseaglobal.

Tình hình hoạt động nhập khẩu bằng đường biển của Công ty Cổ phần tập đoàn Airseaglobal giai đoạn 2021 – 2023

Công ty Cổ phần tập đoàn Airseaglobal là một trong những công ty hàng đầu về kinh nghiệm ủy thác nhập khẩu các thiết bị y tế Các TTBYT là một hàng đặc thù, được bán tại các nhà thuốc, bệnh viện và các phòng khám để chuẩn đoán, khám chữa bệnh, phục vụ nhu cầu sức khỏe của con người Tuy nhiên, để có thể nhập khẩu các thiết bị này đòi hỏi cần phải tuân thủ những quy định nghiêm ngặt về chất lượng, phân loại hàng của Chính phủ Công ty Cổ phần tập đoàn Airseaglobal hỗ trợ các doanh nghiệp đầy đủ các điều kiện cần thiết để nhập khẩu hàng thiết bị y tế như phân loại, làm công bố, lưu hành trang thiết bị y tế.

Trong tất cả các sản phẩm kinh doanh, vận tải đường biển là một trong 3 dịch vụ đem lại nhiều lợi nhuận và doanh thu cao nhất cho công ty, tăng đều qua các năm. Trong hoạt động vận tải đường biển của công ty, nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển chiếm doanh thu và tỷ trọng lớn hơn so với hoạt động xuất khẩu trung bình 60% trên tổng doanh thu vận tải bằng đường biển của công ty.

Bảng 3.4 Doanh thu và tỷ trọng của hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển của

Công ty giai đoạn 2021 – 2023 Đơn vị: VNĐ và %

Doanh thu Tỷ trọng Doanh thu Tỷ trọng Doanh thu Tỷ trọng

Nguồn: Báo cáo thống kê kinh doanh của công ty qua các năm

Từ năm 2021 đến năm 2023, doanh thu từ dịch vụ nhận hàng thiết bị y tế nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong doanh thu nhập khẩu bằng đường biển, trung bình từ 55% đến 60% Tỷ lệ và doanh thu từ dịch vụ này có xu hướng tăng đều trong giai đoạn này Cụ thể, doanh thu tăng từ hơn 3,5 tỷ đồng vào năm 2021 lên hơn 5 tỷ đồng vào năm 2022, và đạt hơn 8,6 tỷ đồng vào năm 2023.

Trong hoạt động nhận hàng bằng đường biển nói chung và nhận hàng thiết bị y tế đường biển nói riêng Công ty đã áp dụng rất nhiều phương pháp để giảm chi phí, nhờ đó nâng cao được hiệu quả hoạt động kinh doanh như: Giảm chi phí làm hàng, thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với các hãng tàu, các đại lý nước ngoài, giành được các ưu đãi về cước phí Chính điều này đã góp phần làm tăng năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần tập đoàn Airseaglobal về dịch vụ nhận hàng thiết bị y tế nhập khẩu bằng đường biển. Đối tác của công ty là các công ty chuyên nhập khẩu thiết bị y tế khắp cả nước như Công ty TNHH thương mại & sản xuất An Phát Phát, Công ty TNHH Thiết bị y tế

– khoa học kỹ thuật Việt Tân, CTCP Vật tư y tế Hà Nội, CTCP Kỹ Thuật Và Thiết Bị

SAGOMED, H.T.M, Hợp Long là những khách hàng tiêu biểu của Airseaglobal Nhận thức được vai trò của vận tải biển, Airseaglobal chú trọng xây dựng hệ thống đại lý rộng khắp trên toàn cầu Các thiết bị y tế chủ yếu được nhập khẩu từ Trung Quốc.

Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và các quốc gia Châu Âu như Đức, Anh, Pháp, Ý, Ireland đều là những điểm đến mà công ty có sự hợp tác chặt chẽ Ngoài ra, công ty còn là đại lý số 1 của các hãng tàu lớn như MCC, YANGMING, Evergreen, đảm bảo cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa toàn diện và hiệu quả.

Nguồn: Thống kê kinh doanh của công ty Công ty Cổ phần tập đoàn

Hình 3.2: Tỷ trọng doanh thu theo thị trường thiết bị y tế nhập khẩu (2021 – 2023)

Dựa vào Hình 3.2 ta có thể thấy doanh thu chủ yếu của Công ty Cổ phần tập đoàn Airseaglobal đến từ thị trường Trung Quốc, doanh thu đạt 35,2% đến 36% từ năm 2021 đến năm 2023 Đây là một thị trường lớn và tiềm năng, có hoạt động thương mại xuất nhập khẩu mạnh mẽ với Việt Nam, chịu sự biến động mạnh mẽ từ nhiều yếu tố như dịch bệnh, các hiệp định thương mại song phương và đa phương, … Bên cạnh đó, thị trường các quốc gia từ châu Âu cũng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu doanh thu của công ty Ở một số nước châu Âu, doanh thu có xu hướng tăng trưởng liên tục qua các năm, từ 34,87% năm 2021 lên 36,02% vào năm 2022 và đạt 38,20% vào năm

2023 Con số này là sự minh chứng cho sự gia tăng nhập khẩu các vật tư y tế, vắc xin từ các quốc gia có thế mạnh trong y học như Mỹ, Ý, Đức, Anh,… với nhu cầu lớn về thiết bị, vật dụng y tế do nhu cầu trong nước vượt xa khả năng cung cấp nội địa.

Tiếp theo là doanh thu đến từ thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản Đây là thị trường tiềm năng với nhiều các mặt hàng mỹ phẩm, thực phẩm chức năng,… liên quan trực tiếp đến ngành hàng trong lĩnh vực dịch vụ của công ty Tỉ trọng doanh thu tại thị trường Hàn Quốc dao động trong mức tương đối ổn định, không có những biến động chênh lệch quá lớn Nhật Bản cũng là một thị trường mang lại doanh thu tiềm năng với mức tăng 9,81% năm 2021 lên 10,23% vào năm 2022 Tuy nhiên con số này vào năm

Nhận và xử lí thông tin hàng nhậpTheo dõi và thông quan hàng nhậpNhận hàng hóa nhập khẩu

Phân tích thực trạng quy trình nhận hàng Thiết bị y tế nhập khẩu bằng đường biển của Công ty Cổ phần tập đoàn Airseaglobal

đường biển của Công ty Cổ phần tập đoàn Airseaglobal

Nhìn chung, quy trình nhận hàng thiết bị y tế nhập khẩu bằng đường biển tại công ty cũng dựa trên 4 bước cơ bản: Nắm rõ tình hình hàng hóa và phương tiện vận tải, chuẩn bị chứng từ nhận hàng nhập khẩu, nhận hàng hóa tại địa điểm quy định và quyết toán chi phí Tuy nhiên, quy trình này thực tế tại công ty được thay đổi linh hoạt để phù hợp với các điều kiện của doanh nghiệp theo trình tự 4 bước như sau:

Nhận và xử lí thông tin hàng nhập, Theo dõi và thông quan hàng nhập, Nhận hàng hóa nhập khẩu và cuối cùng là Quyết toán chi phí.

Nguồn: Công ty Cổ phần tập đoàn Airseaglobal, 2023

Hình 3.3: Quy trình nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển của Công ty Cổ phần tập đoàn Airseaglobal năm 2023 Để có thể hình dung được cụ thể quy trình nhận hàng, khóa luận sẽ tiến hành phân tích một hợp đồng gần nhất của công ty để cụ thể hóa quy trình Đầu tháng 4, đại diện công ty Công ty Cổ phần Optiluxe liên hệ công ty Cổ phần tập đoàn Airseaglobal để sử dụng dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu đối với mặt hàng miếng chườm ấm mắt, nhập khẩu từ Trung Quốc về Việt Nam tại cảng Hải Phòng, số lượng 13 thùng,

3.3.1 Nhận và xử lí thông tin hàng hóa nhập khẩu

Đầu tiên, bước chào giá và tư vấn quy trình nhập khẩu do bộ phận kinh doanh của Công ty Cổ phần Tập đoàn Airseaglobal đảm nhiệm cho Công ty Cổ phần.

Optiluxe rồi ký kết hợp đồng làm việc.

Nhân viên phòng Agent - Pricing sẽ trao đổi, đàm phán với đại lý nước ngoài để xin giá cước và lịch tàu dự kiến Sau đó, phối hợp với bộ phận kinh doanh để chốt giá cước và lịch tàu với khách hàng.

Quá trình này diễn ra chủ yếu thông qua email, thông tin đi từ khách hàng, tới phòng kinh doanh, tới phòng Agent – Pricing, qua đại lý nước ngoài và ngược lại. Nhân nhân viên kinh doanh sẽ gửi lại bộ phận Agent – Pricing các thông tin liên quan đến hàng hóa: Số cân; số kiện; cảng bốc hàng; cảng dỡ hàng Bộ phận Agent – Pricing sau đó sẽ gửi các email hỏi giá cho đại lý nước ngoài Thời gian hỏi giá dao động từ 15 phút – 1 tiếng đối với các lô tuyến Á, 2 – 12 tiếng với lô tuyến Âu theo quy trình làm việc Để tránh nhầm lẫn các lô, nhân viên Agent - Pricing hệ thống các lô trên bảng làm hàng chung của công ty.

Quá trình này diễn ra khá trơn tru, có thể xảy ra một số lỗi như bộ phận Agent - Pricing gửi báo giá cước nhầm cảng đến, phòng kinh doanh gửi sai thông tin trên packing list dẫn đến phát sinh thêm một số chi phí Tuy nhiên, đây đều là các trường hợp hiếm gặp, quy trình hỏi giá được đánh giá tương đối hoàn thiện.

Nhận và kiểm tra tính pháp lý của bộ chứng từ là bước quan trọng nhất trong xử lý thông tin hàng nhập khẩu Optiluxe gửi lại cho nhân viên kinh doanh Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice) và bảng kê khai chi tiết hàng hóa (Packing list) để kiểm tra tính chuẩn xác Nếu phát hiện sai sót, Airseaglobal sẽ liên lạc với khách hàng để lấy thông tin hàng chuẩn.

Thiết bị y tế là một hàng đặc thù muốn nhập khẩu đòi hỏi phải có các giấy phép chuyên ngành: Phân loại, giấy phép nhập khẩu, giấy phép công bố, ISO 13485, mới có đủ điều kiện để nhập hàng về kinh doanh Do đó, nếu khách hàng ko hiểu rõ về vấn đề này hoặc chưa chuẩn bị được các đầy đủ các giấy tờ cần thiết thì Công ty Cổ phần Tập đoàn Airseaglobal cũng đã phát triển cung cấp đầy đủ các dịch vụ liên quan như: Phân loại, giấy phép nhập khẩu, công bố, giấy chứng nhận xuất xứ (C/O), giấy kiểm định chất lượng (C/Q), xin hoặc hợp pháp hóa giấy phép lưu hành tự do CFS (Certificate of Free Sale), …

Nhân viên kinh doanh giúp khách hàng chuẩn bị bộ hồ sơ để phân loại thiết bị y tế Sau đó gửi bộ hồ sơ về Viện trang thiết bị và công trình y tế, đợi phản hồi, bổ sung chỉnh sửa nếu cần Sau khoảng 1 tuần, Viện sẽ trả về bản cứng phiếu phân loại Trang thiết bị y tế được phân thành 4 loại: Loại A, B, C, D Nếu được phân vào loại A, B thì thiết bị y tế đó không cần làm đăng ký lưu hành Loại C, D nếu chưa có số đăng ký lưu hành thì thực hiện thủ tục đăng ký lưu hành trang thiết bị y tế Sau khi nộp bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, thủ tục sẽ được giải quyết trong khoảng từ 15 ngày (đã có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng) và 60 ngày (nếu chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng) Đăng ký lưu hành sẽ có hiệu lực trong 5 năm.

Theo Nghị định 98/2021/NĐ – CP và Nghị định 07/2023 sửa đổi Nghị định 98/2021/NĐ – CP Đối với trang thiết bị y tế loại A, B bộ hồ sơ nhập khẩu cần có phân loại và số công bố tiêu chuẩn áp dụng Đối với trang thiết bị y tế loại C, D (thuộc danh mục cần giấy phép nhập khẩu theo Thông tư 30) cần có giấy phân loại và giấy phép nhập khẩu (áp dụng tới hết năm 2024) hoặc Bản phân loại và Số lưu hành loại C, D. Đối với trang thiết bị y tế loại C, D thì chỉ cần có bản phân loại (áp dụng đến hết năm 2024) Đối với trang thiết bị y tế loại C, D là sinh phẩm y tế đã được cấp số đăng ký lưu hành từ ngày 01/01/2014 đến 31/12/2021 được tiếp tục sử dụng đến hết ngày 31/12/2024

Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Orgin – CO): Hàng hóa được nhập khẩu từ Trung Quốc nên mẫu C/O dược sử dụng là form E Kiểm tra tính thống nhất các thông tin trên C/O:

- Tên và địa chỉ người xuất khẩu: YIWU HONGCHENG COMMODITY CO.,LTD NO 179, CHOUYI ROAD, YITING TOWN, YIWU CITY, ZHEJIANG PROVINCE, CHINA

- Tên và địa chỉ người nhập khẩu: OPTILUXE JOINT STOCK COMPANY LONG VY QUARTER, DINH BANG WARD, TU SON CITY, BAC NINH PROVINCE, VIETNAM

- Số và loại kiện – mô tả hàng hóa – mã HS: 13CARTONS - WARM EYE COMPRESSES - HS CODE: 382499

- Số lượng – trị giá hóa đơn: 10000 - $570.00

- Số - ngày lập hóa đơn: 2023.03.18

Trên đây là các chứng từ mà Công ty Cổ phần Optiluxe đã giao cho người giao nhận. như: Ngoài ra, tùy theo tính chất của từng lô hàng còn một số chứng từ kèm theo

- Tín dụng chứng từ (LC)

- Đơn bảo hiểm (Insurance Policy)

- Bản khai lược hàng hóa (Cargo manifest)

- Giấy báo hàng đến (Arrival Notice)

- Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật

- Giấy chứng nhận khử trùng… Để công việc giao nhận được tiến hành nhanh chóng và thuận lợi thì ngay khi nhận được bộ chứng từ, nhân viên chứng từ cần kiểm tra kỹ tính chính xác, đồng nhất và hợp lệ của mỗi chứng từ nhằm thực hiện tốt các bước tiếp theo của lô hàng Nếu có sai sót thì nhân viên chứng từ sẽ báo với phòng kinh doanh để liên hệ khách hàng bổ sung, sửa chữa cho hoàn chỉnh.

3.3.2 Theo dõi và thông quan hàng nhập

Thứ nhất, Theo dõi thông tin hàng nhập:

Sau khi nhận được booking, vận đơn nháp từ đại lý Trung Quốc, nhân viên bộ phận Agent – Pricing gửi thông tin tới phòng kinh doanh, nhân viên kinh doanh gửi lại công ty Cổ phần Optiluxe kiểm tra các thông tin trên HBL nháp (trang 3 phụ lục). Nhân viên Agent – Pricing sau đó sẽ kiểm tra thông tin trên MBL và xác nhận với đại lý Trung Quốc Cụ thể, các thông tin về người nhận, người gửi hàng trên MBL và HBL nháp cần phải khớp với đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp Các thông tin về cân nặng, số lượng, số khối cần đối chiếu chính xác với Invoice và Packing list.

Sau khi kiểm tra với khách hàng, HBL nháp cần sửa lại các thông tin sau:

1 Thông tin tên hàng chuyển từ STEAM EYE MASK thành WARM EYE COMPRESSES

2 Thông tin chủ hàng trên HBL sửa địa chỉ từ 2ND FLOOR, UNIT 2, BUILDING 3, NO 179, CHOUYI WEST ROAD, YITING TOWN, YIWU CITY, ZHEJIANG PROVINCE thành NO 179, CHOUYI ROAD, YITING TOWN, YIWU CITY, ZHEJIANG PROVINCE, CHINA

Đánh giá thực trạng quy trình nhận hàng Thiết bị y tế nhập khẩu bằng đường biển của Công ty Cổ phần tập đoàn Airseaglobal

3.4.1 Những thành tựu đạt được

Thứ nhất, Từng bước khẳng định uy tín và chất lượng của mình trên thị trường.

Thành tích nổi bật nhất của Tập đoàn Airseaglobal chính là danh hiệu "Top 20 Thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ uy tín Việt Nam - ASEAN 2022" ở hạng mục Dịch vụ cho ngành hàng Y tế Đây là kết quả đạt được dù phải hoạt động trong bối cảnh khó khăn do tình hình kinh tế suy giảm Ngành hàng Y tế đòi hỏi sự cập nhật liên tục các thay đổi theo quy định của Nhà nước Airseaglobal luôn tự tin đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng trong lĩnh vực này, khẳng định vị thế là doanh nghiệp hàng đầu trong ngành.

Hoạt động từ năm 2011 đến nay, Công ty Cổ phần tập đoàn Airseaglobal đã có gần 13 năm hoạt động và đã đạt được những thành tựu nhất định Airseaglobal đã xây dựng được cho mình một hệ thống mạng lưới khách hàng và đối tác rộng lớn cả trong và ngoài nước Công ty đã và đang mở rộng hệ thống mạng lưới đại lý tại nhiều quốc gia để có thể cung cấp cho khách hàng dịch vụ với chất lượng tốt nhất Với tốc độ phát triển nhanh, doanh thu và lợi nhuận không ngừng tăng lên qua từng năm, Công ty Cổ phần tập đoàn Airseaglobal đang ngày càng chứng minh được năng lực của mình trên thị trường logistics nói chung, ngành thiết bị y tế nói riêng Trong giai đoạn vừa qua, dù tình hình kinh tế không khả quan, công ty vẫn kiểm soát tốt và duy trì hoạt động kinh doanh hiệu quả Sau nhiều năm, công ty đã không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ của mình, hỗ trợ khách hàng xử lý nhiều lô hàng phức tạp, từ đó công ty đã ngày một khẳng định uy tín với khách hàng bao gồm cả khách hàng thương mại, bệnh viện, trung tâm sức khỏe Việc xây dựng mối quan hệ tốt với đối tác và khách hàng đã mang lại cho Airseaglobal một tập khách hàng trung thành, lâu năm đem lại doanh thu đều đặn Nhờ đó, công ty có thể từng bước mở rộng thị trường và khai thác sang nhóm khách hàng mới tiềm năng.

Thứ hai, tổ chức thực hiện quá trình nhận hàng quy củ, bài bản

Nhờ có quy trình nhận hàng thiết bị y tế nhập khẩu bài bản mà tất cả các hoạt động nghiệp vụ được diễn ra chặt chẽ, thông suốt, đảm bảo tiến độ, tránh được các sai sót trong quá trình nhận hàng Quy trình nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển của công ty đang ngày một hoàn thiện hơn, phù hợp với điều kiện thực tế của doanh nghiệp, chất lượng dịch vụ cũng đang dần được cải thiện Điều đó được thể hiện qua các tiêu chí đánh giá chất lượng cung ứng dịch vụ trong những năm gần đây Công ty luôn sẵn sàng đáp ứng những yêu cầu của khách hàng, tư vấn cho khách hàng về quá trình vận chuyển, thủ tục liên quan đến việc xuất nhập khẩu hàng hóa đảm bảo cho hàng hóa được thông quan một cách nhanh chóng, thuận tiện với chi phí rẻ nhất, đảm bảo cho hàng hóa được giao nhận đúng thời gian, địa điểm theo đúng như trong cam kết với chất lượng, số lượng của hàng hóa được đảm bảo như ban đầu.

Công ty đã liên hệ với hãng tàu và theo dõi lịch trình tàu cẩn thận, kịp thời nắm bắt những thay đổi trong lịch trình của hãng tàu để có những kế hoạch thay đổi phù hợp không làm ảnh hưởng đến hoạt động nhận hàng thiết bị y tế nhập khẩu bằng đường biển của công ty.

Chứng từ để khai báo nhận hàng chuẩn bị nhanh chóng, đầy đủ, chính xác, các thủ tục mang vận đơn đổi lấy lệnh giao hàng tiến hành nhanh chóng, góp phần làm tăng tiến độ nhận hàng Các trường hợp phát sinh cũng được công ty xử lý kịp thời, đảm bảo tối đa lợi ích cho khách hàng và chất lượng dịch vụ tốt nhất.

Công ty Cổ phần tập đoàn Airseaglobal không ngừng mang đến dịch vụ nhận hàng thiết bị y tế nhập khẩu bằng đường biển đa dạng, phong phú về chủng loại mặt hàng từ những hàng thiết bị y tế đơn giản đến những loại phức tạp, cồng kềnh, nhạy cảm hơn.

Trong suốt những năm qua, Công ty đã thực hiện dịch vụ nhập khẩu cho hơn

300 mặt hàng y tế (từ các mặt hàng thường cho đến các mặt hàng hóa chất với mức độ rủi ro cao), tiêu biểu như: Băng dính dùng trong y tế, bình chứa dung dịch hút phẫu thuật, bơm tiêm điện, bơm truyền dịch, bóng nong mạch vành, bộ kít để tách chất tế bào, dụng cụ khám tai mũi họng, hệ thống khí y tế, và các danh mục hàng nhập được bổ sung thêm từng ngày Điều này chứng tỏ sự ngày càng phát triển của công ty và sự đáp ứng nhu cầu đa dạng về vận chuyển quốc tế của khách hàng.

Trong quá trình nhận hàng, nhân viên giao nhận hiện trường đã tiến hành kiểm tra cẩn thận, kỹ lưỡng tình trạng các container, lập biên bản ghi nhận thực hiện quá trình nhận dỡ hàng và giao hàng cho khách nhanh chóng.

3.4.2 Những hạn chế còn tồn tại

Dù công ty đã luôn cố gắng nỗ lực để làm tốt những công việc có liên quan đến nghiệp vụ nhận hàng, song quy trình vẫn ko thể tránh khỏi những tồn tại, vướng mắc phát sinh khi thực hiện Quy trình nhận hàng cũng như chất lượng dịch vụ giao nhận hàng hóa ngày càng được nâng cao nhưng vẫn còn chưa đáng kể so với các đối thủ cạnh tranh lớn Bên cạnh những thành công đã đạt được, công ty vẫn còn tồn tại những hạn chế trong quy trình nhận hàng thiết bị y tế bằng đường biển dưới đây:

Thứ nhất, Công tác chuẩn bị, kiểm tra chứng từ nhận hàng thỉnh thoảng vẫn có sai sót Do nhập khẩu một số mặt hàng thiết bị y tế mới và khó, nhân viên có thể áp sai mã HS code cho hàng hóa, thiếu phân loại hoặc sai phân loại làm chênh lệch thuế dẫn đến tư vấn sai từ khâu tiếp nhận thông tin hàng hóa và gây ra những khó khăn trong quá trình thông quan hàng Mặt hàng thiết bị y tế là một mặt hàng nhạy cảm, thuộc sự quản lí của Bộ Y tế, do đó khi xảy ra sai sót thì giải quyết vấn đề sẽ gặp nhiều khó khăn.

Thứ hai, Hạn chế về quản lý thời gian Dòng thông tin được luân chuyển qua các bộ phận còn chưa hiệu quả dẫn đến làm chậm tiến độ xử lý chứng từ và giao hàng cho khách Dòng thông tin được luân chuyển qua các bộ phận, từ khách hàng, tới bộ phận kinh doanh, tới phòng quan hệ đại lý, chuyển qua đại lý đối tác, và ngược lại. Toàn bộ quá trình làm việc diễn ra trên mail, hay các ứng dụng như zalo, skype…dẫn đến một bộ chứng từ phải lưu trữ ở nhiều thiết bị khác nhau, ở nhiều bộ phận, dễ dẫn tới độ trễ trong việc truyền thông tin giữa các phòng ban Khi một khâu không được xử lý tốt sẽ làm kém hiệu quả một hệ thống Ngoài ra, quy trình lấy hàng, thông quan, thanh toán của công ty vẫn chưa đạt hiệu quả, nhiều khách hàng phàn nàn tình trạng thông quan chậm, quy trình thanh toán còn chưa tinh gọn và tồn tại nhiều hạn chế.

Thứ ba, Trình độ của đội ngũ nhân viên mới còn hạn chế Trình độ đội ngũ nhân viên mới còn có những hạn chế, hiệu quả làm việc chưa cao Hiện nay, công ty đang không ngừng mở rộng quy mô và nguồn nhân lực, do đó hoạt động tuyển dụng nhân lực mới diễn ra mạnh mẽ Một đội ngũ lớn nhân viên mới, các bạn thực tập sinh mới ra trường thực tập tại công ty dẫn đến kiến thức nghiệp vụ làm việc thực tế còn chưa cao, do vậy không thể tránh khỏi những sai sót trong các khâu của quy trình nhận hàng thiết bị y tế nhập khẩu bằng đường biển.

Thứ tư, Cơ sở vật chất kỹ thuật còn hạn chế Hệ thống trang thiết bị phục vụ cho quá trình vận chuyển hàng hóa được đầu tư tuy nhiên đến thời điểm hiện tại công ty vẫn chưa có bộ phận chuyên chở hàng hóa và phương tiện chuyên chở Chính tình trạng này dẫn đến việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng chưa triệt để, đặc biệt đối với hàng trang thiết bị y tế, yêu cầu về vận chuyển nghiêm ngặt, cần được vận chuyển cẩn thận, an toàn Một số mặt hàng yêu cầu xe lạnh hoặc không xếp chồng để vận chuyển.Hiện tại, quá trình vận chuyển hàng của công ty từ cảng Hải Phòng và Cát Lái củaCông ty đều phải thuê các bên vận chuyển thứ ba, dẫn tới việc phụ thuộc lớn vào các nhà cung cấp, không thể đảm bảo tiến độ giao hàng vào các mùa cao điểm Việc đi thuê bên dịch vụ bên ngoài cũng làm cho chi phí tăng lên, không chủ động trong quá trình kiểm soát chất lượng giao hàng, dẫn đến không đáp ứng được mong muốn của khách hàng.

3.4.3 Nguyên nhân của hạn chế

Việc áp dụng các chính sách liên quan đến nhập khẩu thiết bị y tế trong nước đang gặp nhiều khó khăn, chẳng hạn như chính sách thường xuyên thay đổi và hồ sơ hành chính phức tạp Điển hình như nghị định 98/2021 về quản lý thiết bị y tế quy định thiết bị loại A, B nhập khẩu bằng phiếu tiếp nhận phân loại, còn loại C, D dùng số lưu hành Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp nhập khẩu phải thay đổi thủ tục nhập khẩu theo thời gian, dẫn đến tốn kém chi phí và thời gian.

Thứ hai, quá trình vận chuyển nhận hàng thiết bị y tế nhập khẩu phải chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố tự nhiên như thời tiết xấu, mưa bão, ngập lụt,… Đặc thù hàng thiết bị y tế là các máy móc có giá trị lớn, thời tiết xấu làm việc khai thác, vận chuyển hàng trở nên phức tạp hơn Điều này gây nên những tổn thất về hàng hóa, gây tốn kém thời gian và chi phí.

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ QUY TRÌNH NHẬN HÀNG THIẾT BỊ Y TẾ NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN AIRSEAGLOBAL

Dự báo thị trường nhập khẩu thiết bị y tế tại Việt Nam

Một nghiên cứu gần đây của công ty tư vấn chiến lược và nghiên cứu thị trường Report Ocean tiết lộ rằng Thị trường thiết bị y tế Việt Nam trị giá 1.522,1 triệu USD vào năm 2025 và dự đoán sẽ đạt 2.862,6 triệu USD vào năm 2028 với tốc độ CAGR là 7,9% Sự tăng trưởng của thị trường y tế là do sự phát triển kinh tế của Việt Nam và nhu cầu ngày càng tăng đối với các thiết bị và dịch vụ chăm sóc y tế phù hợp Nhiều cơ hội đã chín muồi cho thị trường thiết bị y tế Việt Nam do dân số già của đất nước, sự khan hiếm thiết bị y tế và sự hỗ trợ của chính phủ dưới hình thức ưu đãi thuế và ưu tiên ngành Bên cạnh đó, thu nhập khả dụng ngày càng tăng, dân số tăng, tốc độ đô thị hóa nhanh đã cải thiện đáng kể điều kiện sống đã góp phần làm tăng nhu cầu về chăm sóc sức khỏe nói chung và thiết bị y tế nói riêng.

Ngành thiết bị y tế ở Việt Nam có một tương lai tươi sáng phía trước, vì các công ty trong nước đang chi mạnh tay cho chăm sóc sức khỏe Việc xây dựng các bệnh viện và hệ thống y tế đã trở nên quan trọng khi dân số tăng lên Là một nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh, Việt Nam mang đến cơ hội tuyệt vời cho các công ty chăm sóc sức khỏe nước ngoài củng cố và xây dựng mạng lưới bệnh viện tuyến ba chất lượng cao, lấy bệnh nhân làm trung tâm, cũng như phát triển các dịch vụ hỗ trợ liên quan, đặc biệt ngành giao nhận vận chuyển Để thúc đẩy đầu tư nước ngoài nhiều hơn vào lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, chính phủ đã cung cấp cho các nhà đầu tư mức thuế thu nhập doanh nghiệp thấp là 10% trong suốt thời gian thực hiện dự án, cũng như miễn thuế trong 4 năm và giảm phí thuê đất ít nhất bảy năm Để khuyến khích đầu tư nước ngoài, chính phủ cũng đã quyết định dành quỹ đất tại các huyện Mỹ Đình và GiaLâm cho 2 trung tâm y tế lớn Trong giai đoạn dự kiến, những yếu tố này có thể sẽ đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của thị trường thiết bị y tế Việt Nam.

Định hướng phát triển hoạt động quản trị quy trình nhận hàng thiết bị y tế nhập khẩu bằng đường biển của Công ty Cổ phần tập đoàn Airseaglobal 46

tế nhập khẩu bằng đường biển của Công ty Cổ phần tập đoàn Airseaglobal

4.2.1 Định hướng phát triển chung

Trong giai đoạn tiếp theo, Airseaglobal tiếp tục duy trì các dịch vụ đường biển, thủ tục hải quan và phát triển mạnh dịch vụ đường biển cả về xuất và nhập Công ty duy trì và nâng cao dịch vụ Logistics trọn gói, tập trung vào các khách hàng lớn hiện tại và tìm kiếm khách hàng tiềm năng mới Airseaglobal cũng tập trung đầu tư vào nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, tập trung vào giao nhận hàng nội địa do thị trường tiêu thụ trong nước vẫn còn nhiều tiềm năng Công ty phát triển mạnh và nâng cao chất lượng khai thuê hải quan (đặc biệt là các thủ tục chứng từ phức tạp liên quan đến hoạt động xuất, nhập khẩu hàng thiết bị y tế).

Về dịch vụ xin giấy рhéр chuyên ngành chо hàng hóа xuất nhậр khẩu, hiện tại công ty cũng đаng hướng tới рhát triển dịch vụ xin рhân lоại, рhiếu công bố, giấy рhéр nhậр khẩu chо máy móc, thiết bị y tế quy định tại Nghị định 98/2021/NĐ-CР ngày 08/11/2021 Công ty Cổ phần tập đoàn Airseaglobal cũng đаng hợр tác với các đối tác cung cấр dịch vụ рhân lоại và xin công bố chо hàng trang thiết bị y tế Việc hợр tác với một nhà cung cấр chuyên nghiệр trоng lĩnh vực này giúр Công ty ngày càng hоàn thiện hơn dịch vụ củа mình cũng như cung cấр những dịch vụ chuyên nghiệр, đem lại giá trị và hiệu quả cао chо khách hàng.

Bên cạnh hàng y tế, công ty cũng mở rộng hơn một số dịch vụ giấy phép chuyên ngành cho hàng hóa xuất nhập khẩu, công ty ngày càng phát triển dịch vụ xin phân loại, lưu hành, phiếu công bố, giấy phép nhập khẩu cho máy móc, thiết bị y tế theo quy định tại Nghị định 98/2021/NĐ – CP Công ty Cổ phần tập đoàn Airseaglobal sẽ là bên tư vấn các chứng từ cần thiết, cũng như các quy trình thủ tục cho khách hàng, ngày càng hoàn thiện hơn về chất lượng dịch vụ, cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp, đem lại giá trị và hiệu quả tốt nhất cho khách hàng Bên cạnh ngành hàng y tế, công ty cũng mở rộng hơn một số dịch vụ khác cho các mặt hàng chuyên ngành đặc thù như: Dịch vụ đăng ký kiểm tra chất lượng, làm hợp quy cho hàng viễn thông (theo quy định của Bộ thông tin và Truyền thông), dịch vụ xin giấy phép nhập khẩu, đăng ký kiểm tra chất lượng, khai báo hóa chất, khai báo tiền chất cho hàng hóa là hóa chất phải khai báo,… Mở rộng thị trường: Tăng cường xây dựng mối quаn hệ bền vững, thân thiết với khách hàng, tạо các nhóm khách hàng tiềm năng, lâu năm, các nhóm khách hàng mục tiêu để khаi thác tốt nhất Tăng cường mối quаn hệ với các cộng tác viên, liên dоаnh,liên kết với các tổ chức kinh tế trоng và ngоài nước Tiếр tục рhát triển các mối quаn hệ sẵn có, ký hợр đồng trực tiếр với các hãng tàu, duy trì quаn hệ khách hàng; рhát triển dịch vụ giao nhận hàng hóа xuất nhạp khẩu từ các nước về Việt Nаm bằng đường biển và ngược lại.

Xây dựng thương hiệu: Đẩy mạnh các chương trình xây dựng thương hiệu công ty ngày càng рhát triển, đủ sức cạnh trаnh trоng và ngоài nước Tăng cường hоạt động mаrketing, xúc tiến thương mại, рhát triển hệ thống mạng lưới tiêu thụ Đẩy mạnh hоạt động giао nhận vận tải nhằm giảm sức éр cạnh trаnh trên thị trường nội địа Không chỉ đặt lợi nhuận lên hàng đầu, dоаnh nghiệр còn рhải gắn liền với trách nhiệm xã hội, đảm bảо rằng những hоạt động củа dоаnh nghiệр tuân thủ рháр luật, các chuẩn mực xã hội, lợi ích cộng đồng. Đа dạng hóа ngành hàng, tìm kiếm nguồn hàng từ các công ty xuất nhập khẩu lớn trоng nước, các công ty có vốn đầu tư nước ngоài tại Việt Nаm… Nếu trước đó công ty chỉ tậр trung vàо các mặt hàng như thiết bị, vật tư y tế, máy móc thì hiện tại định hướng củа công ty đã mở hơn, chú trọng các mặt hàng mà nước tа đаng có nhu cầu nhậр khẩu lớn. Đối với các dịch vụ giao nhận liên quаn đến vận tải, các dịch vụ vận tải đường biển vẫn là mục tiêu và рhương hướng рhát triển chủ yếu củа công ty trоng dài hạn. Trоng ngắn hạn, Công ty Cổ phần tập đoàn Airseaglobal định hướng рhát triển mạnh một số tuyến như Itаly, Mỹ, Аnh, Рháр, Thái Lan… là những nước có lượng hàng nhậр khẩu lớn vàо Việt Nаm bằng việc mở rộng hệ thống đại lý, tìm thêm các đại lý mới uy tín, giá cả cạnh trаnh, đồng thời giữ mối quаn hệ tốt với các đại lý cũ, tậр trung vàо một số tàu giá cả hợр lý mà chất lượng tốt, tỉ lệ hоãn chuyến thấр Hiện tại lượng hàng hóа vận chuyển bằng biển về cảng Hải Phòng đаng chiếm tỉ trọng cао nhất (khоảng 65%) trоng tổng lượng hàng hóа vận chuyển bằng biển củа công ty Vì vậy, dự kiến trоng giai đoaṇ 2026 - 2027, công ty sẽ mở một văn рhòng đại diện tại Hải Phòng, sau văn phòng taị Hồ Chí Minh (2022), để tạо thuận lợi chо nhân viên bộ рhận hiện trường làm việc hiệu quả, tiết kiệm thời giаn và chi рhí hơn.

4.2.2 Quan điểm của công ty Cổ phần tập đoàn Airseaglobal về hoàn thiện quy trình nhập khẩu thiết bị y tế bằng đường biển

Sứ mệnh của Công ty Cổ phần tập đoàn Airseaglobal là ngày càng phát triển bằng cách cung cấp dịch vụ tốt nhất cho phép công ty cạnh tranh trong thị trường đáp ứng tốt các nhu cầu của khách hàng, cung cấp các giải pháp sáng tạo và tin cậy Ngoài những định hướng chung của Công ty trong thời gian tới, Công ty còn đưa ra phương hướng nhằm hoàn thiện quy trình nhận hàng thiết bị y tế nhập khẩu bằng đường biển như sau:

Trong quá trình nhận hàng và giao hàng cho khách cần đơn giản hóa thủ tục chứng từ cho khách hàng, tạo thuận lợi tối đa cho quá tình khai báo hải quan Công ty định hướng tăng cường hơn nữa đầu tư nguồn nhân lực và đầu tư cơ sở vật chất công nghệ hiện đại phục vụ cho công tác nhận hàng, kiểm tra hàng hóa ngày càng nhanh chóng, thuận lợi, phát triển và hiện đại đảm bảo giảm thiểu tỉ lệ sai sót, chậm trễ, tiết kiệm thời gian và chi phí.

Công ty Cổ phần tập đoàn Airseaglobal ngày cao không ngừng nâng cao hơn trình độ của cán bộ công nhân viên trong việc hoàn thiện quy trình làm việc của toàn bộ công ty một cách có hệ thống và chi tiết Tập trung hơn nữa vào công tác giám sát nhằm giảm thiểu các vấn đề phát sinh, tránh lập lại những vấn đề đã xảy ra Chú trọng phối hợp làm việc nhóm, xin ý kiến chỉ đạo và xử lý các tình huống phát sinh kịp thời. Để hoàn thành được các mục tiêu đã đề ra: mục tiêu về doanh thu, lợi nhuận,chất lượng dịch vụ,… việc hoàn thiện quy trình nhập khẩu là rất quan trọng Quy trình nhập khẩu thiết bị y tế bằng đường biển cần phát triển có hệ thống, có tính logic, chú trọng chất lượng ở tất cả các khâu, nhận rõ vai trò và tầm quan trọng hơn nữa của hoạt động này trong từng giai đoạn Thường xuyên tổ chức đánh giá kế quả thực hiện quy trình nhận hàng thiết bị y tế nhập khẩu bằng đường biển kịp thời, nhanh chóng theo đúng quy trình đề ra nhằm hoàn thiện, khắc phục những hạn chế đang có bằng những giải pháp hữu hiệu, kịp thời.

Đề xuất giải pháp hoàn thiện quy trình nhận hàng Thiết bị y tế nhập khẩu bằng đường biển của Công ty Cổ phần tập đoàn Airseaglobal

4.3.1 Giải pháp liên quan đến quy trình

Thứ nhất, Bổ sung Bước 1: Tạo mã CODE cho mỗi lô hàng trong quy trình nhận và xử lý thông tin hàng nhập Như phân tích ở phần thực trạng, một nhân viên

Agent - Pricing phải đảm nhiệm từ 20 - 30 lô hàng, thêm vào đó là việc đàm phán giá cho 5 - 10 lô hàng trong một ngày Nhiều lô hàng đến từ một người nhập khẩu, được xử lý bởi cùng một đại lý dẫn đến cập nhật nhầm lẫn giữa tình trạng các lô.

Trước đây, quy trình tiếp nhận thông tin diễn ra như sau: nhân viên phòng kinh doanh gửi thông tin tên hàng, tên người nhập khẩu, số cân kiện, kích thước, cảng bốc hàng, cảng dỡ hàng cho bộ phận Agent - Pricing Phòng Agent - Pricing sau đó sẽ tiến hành viết mail hỏi giá đại lý dựa trên danh sách có sẵn và gửi lại báo giá.

Quy trình mới sẽ bổ sung bước 1: Nhân viên bộ phận kinh doanh tạo mã Code theo công thức sau, VD: 40C38 - HPH Trong đó, 40 là mã số nhân viên được cấp, 38 là số thứ tự lô hỏi giá, HPH là cảng đích Nhân viên agent sau đó sẽ gửi email cho đại lý dựa trên mã code được cung cấp Tình trạng các lô hàng cũng sẽ được cập nhật thông qua mã này, giúp tiết kiệm thời gian cập nhật và giảm thiểu sai sót.

Thứ hai, Bổ sung Bước 3: “Gửi thông tin lên vận đơn nháp cho đại lý đối tác ngay sau khi tạo booking” trong quy trình theo dõi thông quan hàng nhập Quá trình kiểm tra vận đơn nháp chiếm nhiều thời gian nhất trong quy trình theo dõi thông quan hàng nhập Quy trình trước đây của bộ phận Agent - Pricing diễn ra như sau: Đàm phán giá, tạo booking hàng nhập cho lô hàng, chờ đại lý nước ngoài gửi vận đơn nháp và gửi lại cho bộ phận kinh doanh, bộ phận kinh doanh sau đó sẽ tiến hành kiểm tra với khách hàng và xác nhận trở lại Để hạn chế độ trễ trong việc truyền thông tin, nhân viên Agent - Pricing cần tạo hồ sơ khách hàng lên bảng làm hàng chung của Công ty dựa trên thông tin các lô hàng đã thông quan thành công Các thông tin bao gồm tên tiếng Anh của doanh nghiệp, địa chỉ theo đăng ký kinh doanh và mã số thuế.

Nhân viên phòng Agent - Pricing có thể sao chép thông tin đã chính xác từ các lô hàng trước của cùng một người nhập khẩu để gửi cho đại lý nước ngoài trước khi tạo Booking cho lô hàng tiếp theo, giúp chủ động kiểm soát và giảm tối thiểu thời gian kiểm tra vận đơn nháp.

Thứ ba, Bổ sung Bước 1: “Nhận và kiểm tra tính chuẩn xác của bộ chứng từ” vào quy trình làm hàng của bộ phận chứng từ Trước đây, các chứng từ cần thiết chỉ được kiểm tra và xác nhận tính chuẩn xác bởi bộ phận kinh doanh Nhân viên chứng từ nhận Packing list, C/O, Invoice, pre-alert và A/N khi có thông báo hàng đến. Để đẩy nhanh tốc độ làm hàng, nhân viên bộ phận này thường bắt tay vào truyền tờ khai ngay sau khi nhận được bộ chứng từ Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro khi nhiều nhân viên kinh doanh không nắm rõ chuyên môn hay thiếu sự cẩn thận trong quá trình xác nhận chứng từ, dẫn tới việc nhân viên chứng từ truyền tờ khai dựa trên các thông tin chưa chính xác, mất nhiều thời gian, chi phí để khắc phục Bên cạnh đó, theo như phân tích ở phần thực trạng, 80% các tờ khai thông quan ở Công ty Cổ phần tập đoàn Airseaglobal rơi vào luồng vàng Nguyên nhân có thể kể đến là do hệ thống phân luồng thiếu thông tin đầy đủ và chính xác về sản phẩm, chẳng hạn như mã HS, loại sản phẩm, nhà sản xuất, v.v hay do thông tin được cung cấp có thể không nhất quán hoặc không phù hợp với các yêu cầu của hệ thống. Để khắc phục hạn chế này, ngay sau khi nhận chứng từ từ các phòng ban, nhân viên chứng từ cần kiểm tra các thông tin sau: kiểm tra đủ bộ hồ sơ, chuẩn hóa chứng từ và giấy phép (nếu cần) Lưu ý 3 mục: nhà sản xuất, nhà nhập khẩu, tên hàng và trị giá hóa đơn Đồng thời dự báo các rủi ro nếu có.

Để tối ưu hóa quy trình làm hàng, Bộ phận chứng từ cần bổ sung bước kiểm tra mã HS, tính thuế và gửi tờ khai nháp cho khách hàng xác nhận trước khi truyền chính thức Bước kiểm tra này rất quan trọng vì nếu xảy ra sai sót, hải quan có thể gây khó khăn, dẫn đến phát sinh chi phí và thời gian xử lý lô hàng Vì vậy, nhân viên chứng từ cần nắm rõ về tài liệu kỹ thuật, tính năng, cấu tạo, công dụng của hàng hóa Đối với công việc phức tạp này, nhân viên chứng từ cần có sự phối hợp và hỗ trợ từ khách hàng, các phòng ban liên quan, đồng thời thường xuyên cập nhật biểu thuế và các văn bản pháp luật liên quan.

Ngoài ra, nhân viên bộ phận chứng từ cần gửi tờ khai nháp cho khách hàng xác nhận trước khi truyền chính thức Trước đây bộ phận chứng từ thường độc lập kiểm tra tờ khai nháp, và tiến hành truyền chính thức ngay sau khi nhập đủ các thông tin lên tờ khai Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro do các tờ khai thường kèm theo trị giá tính thuế, nhiều khách hàng không chấp nhận khi lô hàng bị áp thuế ở mức cao Do vậy, yêu cầu khách hàng xác nhận hóa đơn nháp sẽ tránh được rủi ro, giảm thời gian giải quyết các vấn đề phát sinh Ngoài ra, khi truyền tờ khai sai, nhân viên bộ phận chứng từ cần kiểm tra kỹ 6 tiêu chí hủy tờ khai để giảm thiểu rủi ro ở mức tối đa Bên cạnh đó, nhân viên chứng từ cũng cần báo khách hàng, bộ phận kinh doanh các rủi ro truyền tờ khai khi hàng chưa về, các lô hàng gấp chỉ nên truyền sau khi hàng đã rời khỏi cảng.

Thứ năm, Bổ sung Bước 5: Làm biên bản giám định ngay khi nhận hàng trong quy trình làm hàng của bộ phận giao nhận hiện trường Công tác kiểm tra hàng hóa rất quan trọng, công tác kiểm tra hàng nhập khẩu cần sự linh hoạt, cẩn thận của nhân viên giao nhận hiện trường với các vấn đề phát sinh Kiểm tra hàng hóa trong quá trình nhận hàng phải hết sức chính xác, đảm bảo khối lượng và chất lượng hàng không có sai lệnh, hư hỏng trong phạm vi cho phép Để chắc chắn nhận hàng còn nguyên vẹn, nhân viên giao nhận cần kiểm tra cẩn thận bao bì, đóng gói, làm biên bản giám định ghi nhận tình trạng của hàng hóa Nếu như trước đây nhân viên hiện trường chỉ lấy hàng, kiểm tra bằng mắt và gửi lại hàng cho đơn vị vận chuyển, quy trình hiện tại cần bổ sung thêm bước số 5: Làm biên bản giám định Nhân viên hiện trường cần kiểm tra và ghi lại cẩn thận tình trạng bao bì cũng như mã ký hiệu để chắc chắn hàng thiết bị y tế còn nguyên vẹn, không hỏng hóc, hư hỏng trong quá trình vận chuyển.

Thứ sáu, Tinh gọn quá trình thanh toán local charges bằng việc bỏ đi bước 4,5 trong quy trình thanh toán Quy trình thanh toán hiện tại cho các đơn đề nghị thanh toán local charges bao gồm 5 bước: Bộ phận Agent - Pricing làm đề nghị thanh toán; bộ phận kinh doanh xác nhận; Kế toán xác nhận; trưởng phòng Agent - Pricing xác nhận và cuối cùng là cần sự xác nhận của Ban giám đốc Quy trình này được đánh giá tương đối cồng kềnh, thiếu sự tinh gọn, làm chậm quá trình lấy hàng Để tinh gọn quy trình thanh toán, đề xuất loại bỏ bước 4, 5 trong quy trình Quy trình đề xuất bao gồm các bước: Bộ phận Agent - Pricing làm đề nghị thanh toán trình ban giám đốc; phòng kinh doanh phê duyệt; bộ phận kế toán xác nhận.

Thứ bảy, Bổ sung bước 7: Nhân viên Agent - Pricing gửi lại bộ phận kế toán trong quy trình thanh toán local charges Bộ phận Agent - Pricing chịu trách nhiệm nhận A/N từ hãng tàu và đề nghị thanh toán các hóa đơn local charges, quy trình trước kia dừng ở Agent gửi lại ủy nhiệm chi cho hãng tàu và nhận EDO Tuy nhiên, do kế toán không làm việc trên các luồng mail với hãng tàu nên việc xin hóa đơn thanh toán gặp nhiều khó khăn Do vậy, để đảm bảo quy trình thanh toán diễn ra nhịp nhàng, bộ phận Agent - Pricing cần bổ sung thêm bước số 7: xin các hóa đơn thanh toán và gửi lại bộ phận kế toán ngay sau khi gửi ủy nhiệm chi cho hãng tàu.

4.3.2 Giải pháp nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho nhân viên

Nhân lực là nguồn tài nguyên quаn trọng và quyết định chiến lược tới năng lực củа công ty Công ty cần có những biện рháр cụ thể để nâng cао chất lượng nguồn nhân lực, từ đó nâng cао hiệu quả làm việc và sức cạnh trаnh củа dоаnh nghiệр. Đối với những nhân viên đã có kinh nghiệm, giàu nhiệt huyết và có tinh thần trách nhiệm, dоаnh nghiệр nên xem đây là lực lượng nòng cốt, cần bồi dưỡng, trаu dồi thêm các kỹ năng mới để liên tục nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng Thời gian gần đây, Nhà nước đang tiến hành giám sát và quản lý chặt chẽ hơn nữa mặt hàng thiết bị y tế, trong đó siết chặt việc xin giấy phép, thủ tục hải quan nhập khẩu, đặt ra yêu cầu cho cán bộ, nhân viên phải liên tục cập nhật, nâng cao năng lực chuyên môn để nâng cao chất lượng dịch vụ nhập khẩu những mặt hàng thiết bị y tế mới và khó. Đối với nhân viên mới vàо nghề, công ty cần ưu tiên đàо tạо huấn luyện nâng cао tаy nghề bằng các lớр chuyên đề ngắn hạn Công ty cần tổ chức định kỳ bа tháng một lần để nâng cао nghiệр vụ củа nhân viên Đồng thời, tạo cơ hội cho nhân viên tham gia các chuyến đi thực tế nhằm giúp nâng cao kinh nghiệm, kỹ năng cho bản thân.

Hiểu biết sâu sắc và toàn diện về quản lý là yêu cầu tiên quyết cho đội ngũ quản lý cấp cao Việc phát huy khả năng sáng tạo và nhiệt huyết của nhân viên phụ thuộc vào cách sử dụng nguồn nhân lực hiệu quả Chọn lọc những trưởng nhóm có phẩm chất và năng lực, đầu tư vào các chương trình đào tạo chất lượng cao nâng cao trình độ quản lý, là chìa khóa để tạo môi trường làm việc thoải mái, nơi nhân viên có thể phát huy năng suất một cách tốt nhất.

Ngоài rа, cần nâng cао trình độ cán bộ nhân viên về nghiệр vụ kinh dоаnh xuất khẩu, luật thương mại quốc tế, kỹ năng sử dụng các рhương tiện hiện đại để có thể tự tìm kiếm khách hàng, ký kết hợр đồng, nâng cао khả năng thâm nhậр thị trường quốc tế Đồng thời, trоng nội bộ công ty cần tổ chức các hоạt động nhằm gắn kết các nhân viên trоng công ty, tạо rа môi trường làm việc thоải mái giúр công việc được thực hiện một cách hiệu quả.

4.3.3 Chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ quá trình nhận hàng

Kiến nghị

4.4.1 Kiến nghị với các cơ quan Nhà nước và Chính phủ

Các chính sách và chủ trương của Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền luôn có tác động to lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp, là định hướng và là thước đo để các doanh nghiệp hướng đến hoạt động kinh doanh Một số giải pháp từ phía cơ quan Nhà nước cần làm để hỗ trợ sự phát triển của dịch vụ giao nhận hàng hóa tại các cảng biển và dịch vụ liên quan:

Thứ nhất, Nhà nước hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam, tiến hành hội nhập phù hợp với các công ước quốc tế, bộ luật quốc tế Tại Việt Nam, từ trước đến nay, quản lý nhà nước chuyên ngành đối với dịch vụ cảng biển được điều chỉnh bởi nhiều văn bản quy phạm pháp luật thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau: đườ ng biển,thương mại, tài chính, xuất nhập cảnh… Tất cả các văn bản quy phạm pháp luật nói trên đều có nội dung liên quan đến các hoạt động đườ ng biển nên không tránh khỏi sự chồng chéo, mâu thuẫn và vẫn còn chưa phù hợp với với quy định của các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập Do vậy, hệ thống pháp luật được xây dựng đồng bộ, theo đúng kỹ thuật quốc tế sẽ giúp khắc phục dần những yếu kém của dịch vụ và doanh nghiệp trong quá trình tham gia thương mại quốc tế, nâng cao sức cạnh tranh của chính mình.

Trong quá trình nhập khẩu hàng y tế những quy định về luật pháp luôn gây ảnh hưởng đến hoạt động giao nhận hàng Liên quan đến những yêu cầu đối với hàng thiết bị y tế - vật tư tiêu hao, hàng cần có phân loại mức độ rủi ro A, B, C, D và hàng nếu có mức độ rủi ro cao phải xin giấy phép nhập khẩu thì mới có thể nhập khẩu hàng về Việt Nam Do đó, sự ảnh hưởng của những quy định với mặt hàng tác động đến quá trình giao nhận hàng y tế cho các khách hàng của công ty Môi trường pháp luật liên quan đến hàng thiết bị y tế tại Việt Nam không cố định mà nó luôn thay đổi không ngừng; sự ra đời của các nghị định, thông tư, công văn liên quan đến hàng thiết bị y tế cập nhật liên tục làm cho quá trình để nhập khẩu hàng về Việt Nam cũng khắt khe hơn Vì vậy, trong thời gian trước mắt, nhà nước cần nghiên cứu để xây dựng hành lang pháp lý đảm bảo tính nhất quán, thông thoáng và hợp lý trong các văn bản, định liên quan đến giao nhận hàng hóa quốc tế, hoạt động kinh tế quốc tế, điều tiết các thông lệ quốc tế; thực hiện các văn bản dưới luật hiệu quả.

Thứ hai, cần đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng Cảng biển nước ta còn nhiều bất cập, ví dụ như chưa có cảng chuyên dụng đối với tàu container trong khi xu hướng vận chuyển đường biển bằng container đang phát triển rất mạnh mẽ trong những năm gần đây; nước ta hầu hết đều là cảng nhỏ với tiêu chuẩn kỹ thuật lạc hậu, đồng thời cũng thiếu tính kết nối giữa các cảng biển với mạng lưới giao thông khác. Trang thiết bị bốc xếp dỡ hàng hóa cũng khá cũ và lạc hậu, nhiều thiết bị được đầu tư từ khi còn là cảng tổng hợp do vậy không còn phù hợp với việc bốc xếp hàng hóa hiện tại Vì vậy cần tập trung xây dựng và phát triển hệ thống cảng biển cho hợp lý, đầu tư có trọng tâm để biến một số cảng trở thành đầu mối vận tải quan trọng, cùng với đó là cải tiến mô hình quản lý cảng biển, ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam hiện đại với đầy đủ hạ tầng phụ trợ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh.

Thứ ba, đó là việc cải thiện các thủ tục thông quan hàng hóa Áp dụng công nghệ thông tin trong thủ tục một cửa, tăng cường công tác thông tin về hàng hóa và phương tiện Hiện nay, các công ty logistics trên cả nước đang sử dụng hệ thống thông quan tự động VNACCS, nhưng theo phản hồi của các công ty thì hệ thống hơi khó sử dụng và thường bị lỗi, gây ảnh hưởng đến tiến độ công việc, khách đường biển hài lòng Do đó, nhà nước cần xem xét nâng cấp phần mềm này để có thể dễ dàng sử dụng hơn Tổng cục Hải quan cần xem xét, nghiên cứu đầu tư thêm các trang thiết bị hiện đại hóa công tác Hải quan tiết kiệm thời gian và đẩy nhanh quá trình thông quan.

Thứ tư, Nhà nước tích cực tham gia vào các hiệp định thương mại quốc tế Hoạt động của ngành dịch vụ giao nhận đường biển có mối quan hệ mật thiết với mức độ hội nhập thực sự với nền kinh tế quốc tế và ngành vận tải đường biển của nước ta Do đó trong dài hạn, chính phủ và nhà nước Việt Nam cần đẩy mạnh các chính sách và các bước hội nhập với nền kinh tế toàn cầu, tăng cường mối quan hệ thương mại và hợp tác với các quốc gia khác, tích cực tham gia vào các công ước, tổ chức quốc tế sẽ là một bước đi chiến lược có tác dụng đẩy cả nền kinh tế, trong đó có mảng đại lý hãng đườ ng biển Đây là một giải pháp có tính chất toàn diện và dài hạn nhất.

4.4.2 Kiến nghị với Tổng cục Hải quan

Các cơ quan hải quan, các cơ quan có thẩm quyền liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu (kiểm dịch, cấp C/O, lấy mẫu kiểm tra chất lượng lô hàng, ) cần xem xét nghiên cứu thủ tục quy trình hải quan hiện đại và ngắn gọn hơn để có những giải pháp đơn giản hóa, thúc đẩy hiệu quả quy trình mà vẫn đảm bảo được tính chặt chẽ của hoạt động kiểm tra giám sát Các hướng dẫn hải quan phải ngày càng rõ ràng, công khai để doanh nghiệp nắm vững và làm đúng từng bước khai báo Cơ quan hải quan cũng nên cân nhắc việc làm thêm ngày thứ bảy để có thể kịp thời giải quyết các lô hàng đặc biệt yêu cầu cao về cách thức bảo quản như hàng nông sản, từ đó giảm bớt chi phí bảo quản và đảm bảo được chất lượng hàng hóa Bên cạnh đó, tổng cục hải quan cũng cần đảm bảo cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin ổn định, tránh tình trạng tắc nghẽn hoặc gặp lỗi không thể khai báo phân luồng (tình trạng này hiện vẫn xảy ra khi sử dụng phần mềm ECUS để khai báo tờ khai hải quan) Điều này sẽ tạo điều kiện cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa được thực hiện nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, tiền bạc cho nhà nước và doanh nghiệp.

Ngày đăng: 20/05/2024, 16:51

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.1: Giới thiệu Công ty Cổ phần tập đoàn Airseaglobal Tên công ty CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN - Hoàn thiện quy trình giao nhận vận chuyển mặt hàng thiết bị y tế nhập khẩu bằng đường biển của công ty cổ phần tập đoàn Airseaglobal
Bảng 3.1 Giới thiệu Công ty Cổ phần tập đoàn Airseaglobal Tên công ty CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN (Trang 29)
Hình 3.1: Mô hình tổ chức của Công ty Cổ phần tập đoàn Airseaglobal - Hoàn thiện quy trình giao nhận vận chuyển mặt hàng thiết bị y tế nhập khẩu bằng đường biển của công ty cổ phần tập đoàn Airseaglobal
Hình 3.1 Mô hình tổ chức của Công ty Cổ phần tập đoàn Airseaglobal (Trang 31)
Bảng 3.2: Cơ cấu nguồn nhân lực Công ty giai đoạn 2021 – 2023 - Hoàn thiện quy trình giao nhận vận chuyển mặt hàng thiết bị y tế nhập khẩu bằng đường biển của công ty cổ phần tập đoàn Airseaglobal
Bảng 3.2 Cơ cấu nguồn nhân lực Công ty giai đoạn 2021 – 2023 (Trang 32)
Bảng 3.3. Cơ cấu tài sản của Công ty Cổ phần Tập đoàn Airseaglobal giai đoạn 2021 - 2023 - Hoàn thiện quy trình giao nhận vận chuyển mặt hàng thiết bị y tế nhập khẩu bằng đường biển của công ty cổ phần tập đoàn Airseaglobal
Bảng 3.3. Cơ cấu tài sản của Công ty Cổ phần Tập đoàn Airseaglobal giai đoạn 2021 - 2023 (Trang 34)
Bảng 3.4. Doanh thu và tỷ trọng của hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển của Công ty giai đoạn 2021 – 2023 - Hoàn thiện quy trình giao nhận vận chuyển mặt hàng thiết bị y tế nhập khẩu bằng đường biển của công ty cổ phần tập đoàn Airseaglobal
Bảng 3.4. Doanh thu và tỷ trọng của hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển của Công ty giai đoạn 2021 – 2023 (Trang 36)
Hình 3.2: Tỷ trọng doanh thu theo thị trường thiết bị y tế nhập khẩu (2021 – 2023) - Hoàn thiện quy trình giao nhận vận chuyển mặt hàng thiết bị y tế nhập khẩu bằng đường biển của công ty cổ phần tập đoàn Airseaglobal
Hình 3.2 Tỷ trọng doanh thu theo thị trường thiết bị y tế nhập khẩu (2021 – 2023) (Trang 39)
Hình 3.3: Quy trình nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển của Công ty Cổ phần tập đoàn Airseaglobal năm 2023 - Hoàn thiện quy trình giao nhận vận chuyển mặt hàng thiết bị y tế nhập khẩu bằng đường biển của công ty cổ phần tập đoàn Airseaglobal
Hình 3.3 Quy trình nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển của Công ty Cổ phần tập đoàn Airseaglobal năm 2023 (Trang 40)
Hình 3.4: Biểu đồ thống kê thời gian cập nhật một lô hàng năm 2023 - Hoàn thiện quy trình giao nhận vận chuyển mặt hàng thiết bị y tế nhập khẩu bằng đường biển của công ty cổ phần tập đoàn Airseaglobal
Hình 3.4 Biểu đồ thống kê thời gian cập nhật một lô hàng năm 2023 (Trang 44)
Bảng 3.5. Số lượng sai sót trong khâu làm thủ tục hải quan nhận hàng thiết bị y tế nhập khẩu bằng đường biển (2021 – 2023) - Hoàn thiện quy trình giao nhận vận chuyển mặt hàng thiết bị y tế nhập khẩu bằng đường biển của công ty cổ phần tập đoàn Airseaglobal
Bảng 3.5. Số lượng sai sót trong khâu làm thủ tục hải quan nhận hàng thiết bị y tế nhập khẩu bằng đường biển (2021 – 2023) (Trang 47)
Bảng 3.6. Tình hình thông quan phân luồng tờ khai các lô hàng thiết bị y tế nhập khẩu bằng đường biển (2021 – 2023) - Hoàn thiện quy trình giao nhận vận chuyển mặt hàng thiết bị y tế nhập khẩu bằng đường biển của công ty cổ phần tập đoàn Airseaglobal
Bảng 3.6. Tình hình thông quan phân luồng tờ khai các lô hàng thiết bị y tế nhập khẩu bằng đường biển (2021 – 2023) (Trang 48)
Hình 3.5: Ảnh thực tế hàng hóa tại cảng Hải Phòng - Hoàn thiện quy trình giao nhận vận chuyển mặt hàng thiết bị y tế nhập khẩu bằng đường biển của công ty cổ phần tập đoàn Airseaglobal
Hình 3.5 Ảnh thực tế hàng hóa tại cảng Hải Phòng (Trang 49)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w