Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng dệt may sang thị trường hoa kỳ của công ty cổ phần dệt nhuộm SVT

75 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng dệt may sang thị trường hoa kỳ của công ty cổ phần dệt nhuộm SVT

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng dệt may sang thị trường hoa kỳ của công ty cổ phần dệt nhuộm SVT Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng dệt may sang thị trường hoa kỳ của công ty cổ phần dệt nhuộm SVTGiải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng dệt may sang thị trường hoa kỳ của công ty cổ phần dệt nhuộm SVTGiải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng dệt may sang thị trường hoa kỳ của công ty cổ phần dệt nhuộm SVTGiải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng dệt may sang thị trường hoa kỳ của công ty cổ phần dệt nhuộm SVT

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ

- -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU MẶT HÀNG DỆTMAY SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ CỦA CÔNG TY CỔ

DỆT NHUỘM SVT

Lớp: K56E1

Mã sinh viên: 20D130026

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan rằng đề tài: “Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng dệt may

sang thị trường Hoa Kỳ của Công ty Cổ phần dệt nhuộm SVT” là một công trình

nghiên cứu độc lập, dưới sự hướng dẫn của ThS Nguyễn Thùy Dương Số liệu và kếtquả nghiên cứu trong bài khóa luận này là hoàn toàn trung thực và chưa từng được sửdụng hoặc công bố trong bất kỳ công trình nào khác Mọi thông tin được sử dụng trongkhóa luận đều được ghi rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày 26 tháng 04 năm 2024 Sinh viên thực hiện

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để bản thân em có thể hoàn thành bài khóa luận và học hỏi, tích lũy thêm nhiềukiến thức, kinh nghiệm thực tế em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo củaKhoa Kinh tế & Kinh doanh quốc tế tế cùng cán bộ, giảng viên trường Đại họcThương mại đã tận tâm giảng dạy, truyền đạt, trang bị cho em những kiến thức cơ bảnđể lựa chọn và hoàn thành khóa luận.

Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến cô Nguyễn Thùy Dương - KhoaKinh tế và Kinh doanh quốc tế - Trường Đại học Thương mại, người trực tiếp hướngdẫn, giúp đỡ cho em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp.

Bên cạnh đó, em cũng xin cảm ơn toàn thể em xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giámđốc, Phòng Kinh doanh, Phòng Xuất Nhập khẩu, Phòng Kế toán, đặc biệt là các anhchị trong Phòng Xuất Nhập khẩu của công ty Cổ phần Dệt nhuộm SVT đã giúp đỡ, tạođiều kiện và hỗ trợ em nhiệt tình trong thời gian thực tập, vận dụng những kiến thức đãhọc vào thực tế Tuy thời gian thực tập tại công ty không nhiều nhưng em đã học hỏiđược rất nhiều kiến thức chuyên ngành bổ ích, cũng như văn hóa doanh nghiệp và tíchlũy kinh nghiệm trong quá trình làm việc tại công ty.

Do kiến thức còn hạn chế và thời gian thực tập không nhiều, nên khóa luận củaem còn có nhiều thiếu sót Vì vậy, em rất mong nhận được những nhận xét, đóng gópý kiến từ phía thầy cô để giúp em hoàn thành bài khóa luận này một cách tốt nhất.

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vii

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1

1.1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu 1

1.2 Tổng quan nghiên cứu 2

1.3 Mục tiêu nghiên cứu 4

1.4 Đối tượng nghiên cứu 5

1.5 Phạm vi nghiên cứu 5

1.6 Phương pháp nghiên cứu 5

1.7 Kết cấu của đề tài nghiên cứu 6

CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU VÀ THÚC ĐẨY 7

XUẤT KHẨU 7

2.1 Cơ sở lý luận về xuất khẩu 7

2.1.1 Khái niệm xuất khẩu 7

2.1.2 Các hình thức xuất khẩu 7

2.1.3 Vai trò của xuất khẩu 9

2.2 Cơ sở lý luận về thúc đẩy xuất khẩu 10

2.2.1 Khái niệm thúc đẩy xuất khẩu 10

2.2.2 Nội dung thúc đẩy xuất khẩu 11

2.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng dệt may 15

2.3 Phân định nội dung nghiên cứu 21

CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU MẶT HÀNG MAYMẶC SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỆTNHUỘM SVT 22

3.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần dệt nhuộm SVT 22

3.1.1 Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của Công Ty Cổ phần dệtnhuộm SVT 22

Trang 5

3.1.2 Cơ cấu tổ chức 23

3.1.3 Cơ sở vật chất 25

3.1.4 Tình hình tài chính của công ty 26

3.1.5 Các lĩnh vực kinh doanh của công ty 27

3.2 Hoạt động kinh doanh hàng dệt may của Công ty Cổ phần dệt nhuộm SVT 27

3.2.1 Hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần dệt nhuộm SVT 2021 - 2023 27

3.2.2 Thực trạng hoạt động xuất khẩu của Công ty Cổ phần dệt nhuộm SVT2021 - 2023 28

3.3 Tổng quan về thị trường Hoa Kỳ 32

3.3.1 Giới thiệu chung về thị trường Hoa Kỳ 32

3.3.2 Đặc điểm thị trường Hoa Kỳ về hàng may mặc 33

3.3.3 Quy định về hoạt động xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Hoa Kỳ 35

3.4 Thực trạng hoạt động thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng dệt may của Công ty Cổ phần dệt nhuộm SVT 37

3.4.1 Thực trạng về nghiên cứu, mở rộng thị trường xuất khẩu 37

3.4.2 Thực trạng về mở rộng quy mô sản xuất 40

3.4.3 Thực trạng về nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu 42

3.4.4 Thực trạng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 44

3.4.5 Thực trạng xúc tiến và quảng bá sản phẩm xuất khẩu 47

3.5 Đánh giá thực trạng thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của SVT sang thịtrường Hoa Kỳ 48

3.5.1 Thành tựu 48

3.5.2 Hạn chế và nguyên nhân 50

CHƯƠNG IV: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THÚCĐẨY XUẤT KHẨU MẶT HÀNG DỆT MAY SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲCỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT NHUỘM SVT 52

4.1 Định hướng phát triển thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường HoaKỳ của Công ty Cổ phần dệt nhuộm SVT 52

4.1.1 Cơ hội 52

4.1.2 Thách thức 534.1.3 Mục tiêu phát triển của Công ty Cổ phần dệt nhuộm SVT trong giai đoạn

Trang 6

4.2.1 Giải pháp đẩy mạnh nghiên cứu và mở rộng thị trường 55

4.2.2 Giải pháp về mở rộng quy mô sản xuất 56

4.2.3 Giải pháp về nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu 58

4.2.4 Giải pháp về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 59

4.2.5 Giải pháp về nâng cao hiệu quả xúc tiến và quảng bá sản phẩm xuất khẩu 60

Trang 7

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức phòng ban Công ty Cổ phần Dệt nhuộm SVT 23

Bảng 3.1 : Cơ cấu tài sản của SVT giai đoạn 2021 – 2023 26

Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh công ty SVT giai đoạn 2020- 2023 27

Bảng 3.3: Tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty Cổ phần Dệt nhuộm SVT giai đoạn 2020 – 2023 29

Biểu đồ 3.1: Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của SVT giai đoạn 2020 - 2023 30

Biểu đồ 3.2: Cơ cấu thị trường xuất khẩu của SVT giai đoạn 2020 - 2023 31

Biểu đồ 3.3: Top 10 quốc gia và khu vực nhập khẩu hàng may mặc năm 2022 34

Biểu đồ 3.4: Thị phần nhập khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ 2017 - 2022 35

Bảng 3.4: Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Mỹ của Công ty Cổphần Dệt nhuộm SVT 38

Biểu đồ 3.5: Cơ cấu các tiểu bang SVT xuất khẩu sản phẩm dệt may sang thị trường Hoa Kỳ 39

Bảng 3.5: Danh mục máy móc thiết bị phục vụ sản xuất của SVT năm 2023 40

Bảng 3.6 Nguyên, nhiên liệu hóa chất sử dụng trong sản xuất 43

Bảng 3.7: Cơ cấu nguồn nhân lực của SVT 45

Bảng 3.8: Doanh thu từ sản phẩm SVT xuất khẩu sang thị trường Mỹ 47

Biểu đồ 4.1: Dự báo nhu cầu về dệt may từ thị trường Hoa Kỳ 52

Trang 8

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT Từ viết tắtNghĩa tiếng AnhNghĩa tiếng Việt

1 BSCI Business Social Compliance Initiative Bộ tiêu chuẩn đánh giá tuânthủ trách nhiệm xã hội trongkinh doanh

2 C/0 Certificate of Origin Giấy chứng nhận xuất xứ3 CBP United States Customs and Border Protection Cục Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ

6 CRM Customer RelationshipManagement Quản lý quan hệ khách hàng7 ERP Enterprise ResourcePlanning Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp8 EVFTA European-Vietnam FreeTrade Agreement Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu-Việt Nam9 FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài10 GDP Gross domestic product Tổng sản phẩm quốc nội11 GRS Global Recycled Standard Tiêu chuẩn tái chế toàn cầu

14 ISO International Organizationfor Standardization Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế

Trang 9

17 MFN Most Favoured Nation Tối huệ quốc

18 TPP Trans-Pacific PartnershipAgreement Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương19 UFLPA Labor Prevention Act Đạo luật Ngăn chặn Lao động Cưỡng bức Người Duy

Ngô Nhĩ

20 VCCI Vietnam Chamber of Commerce and Industry Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam21 VITAS Vietnam Textile and Apparel Association Hiệp hội Dệt May Việt Nam22 WRAP Worldwide ResponsibleAccredited Production Tổ chức công nhận trách nhiệm xã hội trong sản xuất

toàn cầu

23 WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới

Trang 10

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU1.1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu

Sau công cuộc đổi mới năm 1986, Việt Nam đã dần hội nhập với nhiều các quốcgia, mở rộng việc xuất khẩu hàng hóa trong đó có mở rộng xuất khẩu các mặt hàng dệtmay sang thị trường Hoa Kỳ Cũng nhờ công cuộc cải cách đổi mới, mở cửa kinh tếcủa Nhà nước mà ngành dệt may đang ngày càng phát triển, khẳng định vị trí quantrọng của mình trong phát triển kinh tế của đất nước Theo Hiệp hội dệt may (VITAS),ngành dệt may của Việt Nam cũng là một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lựcvà giữ vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế, với kim ngạch xuấtkhẩu đóng góp từ 10%-15% GDP hàng năm Đặc biệt, nhờ việc tham gia Tổ chứcThương mại Thế giới (WTO) và ký kết một số văn bản, Hiệp định thương mại songphương với Hoa Kỳ như Hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ(2001), Hiệp định khung hợp tác về kinh tế và kỹ thuật (2005) đã tạo nhiều cơ hộilớn cho các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu mặt hàng dệt may sang thị trườngHoa Kỳ như: thuế quan và các hàng rào phi thuế quan đối với các sản phẩm dệt maycủa Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ được cắt giảm; cơ hội tiếp cận khoa học côngnghệ, kỹ thuật tiên tiến, hiện đại cũng như các kinh nghiệm, bí quyết sản xuất hàngmay mặc tăng cao Và trong mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ thìHoa Kỳ là đối tác thương mại lớn thứ 2 của Việt Nam và là một trong những thịtrường trọng điểm xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam.

Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây, việc xuất khẩu hàng dệt may của ViệtNam sang thị trường Hoa Kỳ đang gặp khó khăn, trong đó nổi bật lên các vấn đề nhưảnh hưởng từ đại dịch Covid 19, chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêucầu của thị trường, lượng hàng hoá tồn kho toàn cầu thách thức rất lớn, làm cho nềncông nghiệp dệt may chịu tác động lớn, việc áp dụng khoa học công nghệ thời trangtrong sản xuất mặt hàng dệt may còn nhiều hạn chế Mặt khác, các đối thủ cạnh tranhtrực tiếp của Việt trên thị trường Hoa Kỳ như Trung Quốc, Bangladesh, Ấn Độ vàPakistan, Thái Lan… đang không ngừng có những chính sách, chiến lược đổi mới đểphù hợp với hiện tại tạo ra được những sức ép không nhỏ về phía xuất khẩu dệt mayViệt Nam Tất cả những điều này đã tác động tới và khiến kim ngạch xuất khẩu của

Trang 11

dệt may Việt Nam sang Hoa Kỳ gặp nhiều biến động; vướng phải không ít khó khăn từnhững yếu tố chủ quan cũng như khách quan của nền kinh tế hiện đại.

Công ty Cổ phần Dệt nhuộm SVT được thành lập năm 2012 đến nay đã và đangtiếp tục xây dựng và phát triển các sản phẩm dệt may của mình để phục vụ thị trườngquốc tế nói chung và thị trường Hoa Kỳ nói riêng Với những lợi thế từ quan hệ ViệtNam - Hoa Kỳ, cùng với nguồn hàng cho nguyên liệu đầu vào từ Trung Quốc mangđến cho SVT nhiều cơ hội thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm của mình sang thị trường HoaKỳ Tuy nhiên trong những năm gần đây, đứng trước ảnh hưởng từ đại dịch Covid 19,sự khó khăn trong khâu sản xuất và phát triển thị trường, các sản phẩm của SVT vẫncần nhiều sự cố gắng, nỗ lực để có thể đáp ứng rộng khắp thị trường quốc tế, đặc biệtlà thị trường Hoa Kỳ.

Nhận thấy được những vấn đề trên, để có thể phát triển xuất khẩu bền vững cácthị trường quốc tế, trong đó có Hoa Kỳ, và thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường này hiệuquả thì cần có những định hướng, giải pháp cụ thể cho Công ty Cổ phần SVT trong

thời gian tới Chính vì lẽ đó, em đã quyết định lựa chọn đề tài: “Giải pháp thúc đẩy

xuất khẩu mặt hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ của Công ty Cổ phần dệt nhuộmSVT” cho bài khóa luận của mình.

1.2 Tổng quan nghiên cứu

Hiện nay xuất khẩu ngày càng phát triển và luôn được Nhà nước chú trọng đầutư Cũng vì lẽ đó mà đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về hoạt động xuất khẩucũng như giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng hóa trong những năm gần đây.Các công trình nghiên cứu được triển khai dưới nhiều dạng như luận án, luận văn,khóa luận, đề cập đến thực trạng xuất khẩu, giải pháp thúc đẩy xuất khẩu của cácnhóm mặt hàng khác nhau Đây là một vấn đề được quan tâm rất nhiều khi các doanhnghiệp đang ngày càng đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, tăng khả năng cạnh tranh trênthị trường quốc tế Các nghiên cứu tiêu biểu về giải pháp thúc đẩy thị trường xuất khẩuhàng hoá nói chung và mặt hàng dệt may nói riêng có thể kể đến như sau:

 Lê Thị Mai Anh với luận án tiến sĩ: “Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóaViệt Nam sang thị trường Úc và Niu Di-lân”, tại Viện nghiên cứu chiến lược, chínhsách công thương, năm 2023 Luận án đã đi sâu phân tích tình hình nhập khẩu của Úcvà Niu Di-lân trong giai đoạn 2011 - 20121, và từ đó thấy được Việt Nam là quốc gia

Trang 12

đứng thứ 13 và 15 xuất khẩu sang hai nước này Tiếp đó, tác giả đã đi sâu nghiên cứuvề thực trạng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Úc và Niu Di-lân và chỉ ra nhómmặt hàng xuất khẩu chủ đạo của Việt Nam sang hai quốc gia này lần lượt là: nhóm mặthàng nhiên liệu khoáng sản và nhóm mặt hàng công nghiệp chế biến sáng tạo Từ đótác giả đã đưa ra các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang hai thịtrường này đến năm 2030 có thể kể đến như: tăng cường hoạt động xúc tiến thươngmại, tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu, phát triển thương hiệu doanhnghiệp,

 Tạ Thu Hương với luận án thạc sĩ: “ Xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam saukhi gia nhập WTO”, tại trường Đại học Quốc gia Hà Nội, bảo vệ năm 2010 Đây làcông trình nghiên cứu khá toàn diện về hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của ViệtNam ra thế giới sau khi gia nhập WTO Tác giả đã đi sau phân tích các khía cạnh vềthuế và phi thuế quan sau khi gia nhập WTO đối với hàng dệt may, từ đó so sánh kimngạch xuất khẩu của mặt hàng này trước khi gia nhập và sau khi gia nhập WTO Nhìnchung, sau khi gia nhập WTO, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam tăng đáng kể,tăng trưởng bình quân là 24.8% trong giai đoạn 2007-2008, trong khi đó với giai đoạn2005-2006 chỉ là 14.9% Ngoài ra, luận văn cũng phân tích cụ thể một số thị trườngxuất khẩu chủ yếu của Việt Nam: Mỹ, EU, Nhật Bản Hơn nữa, tác giả cũng đề cậpđến triển vọng phát triển hàng dệt may của Việt Nam trong tương lai.

 Trịnh Thị Thu Trang với bài nghiên cứu “Vị trí của ngành dệt may Việt Namtrong chuỗi giá trị dệt may toàn cầu”, tại Tạp chí Khoa học số 17 của trường Đại họcĐồng Tháp, năm 2015 Bài viết đã cho rằng, ngành dệt may Việt Nam có kim ngạchxuất khẩu lớn nhưng vị thế của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam trong chuỗi giá trịdệt may toàn cầu còn thấp Vì thế tác giả đã đề xuất một số giải pháp để nâng cao vịthế của ngành dệt may Việt Nam trong chuỗi giá trị dệt may toàn cầu.

 Thạc sĩ Nguyễn Đức Hà với bài viết “Xuất khẩu hàng hóa bền vững: Giải phápthúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển nhanh và bền vững”, Số 12 - Phát triển và hộinhập, năm 2013 Bài viết đã cho thấy tổng quan về hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóatrong giai đoạn 2001 - 2012, với kim ngạch xuất khẩu luôn đạt tốc độ 2 con số Đồngthời, bài viết cũng chỉ những hạn chế của xuất khẩu hàng hoá Việt Nam trong giaiđoạn này chưa bền vững từ đó đưa ra các giải pháp để phát triển xuất khẩu bền vững.

Trang 13

 Đào Trang Linh với luận văn tốt nghiệp: “Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặthàng dệt may sang thị trường Hàn Quốc của công ty Cổ phần May Xuất khẩu ĐạiĐồng”, tại trường Đại học Thương mại, năm 2023 Luận văn đã phân tích đặc điểm dệtmay ở thị trường Hàn Quốc và đi sâu phân tích tình hình xuất khẩu hàng dệt may củaCông ty Cổ phần May Xuất khẩu Đại Đồng tại thị trường này trong giai đoạn 2020 -2022 Có thể thấy hai mặt hàng chủ đạo của công ty xuất khẩu sang Hàn Quốc đó là:Áo jacket không lông vuc, áo jacket có lông vũ và đối thủ cạnh tranh của công ty Cổphần May Xuất khẩu Đại Đồng đến từ các quốc gia: Trung Quốc, Thái Lan, HồngKông, Singapore, Qua đây, tác giả đã đề xuất các giải pháp để thúc đẩy xuất khẩuhàng dệt may của công ty sang thị trường Hàn Quốc.

 Trương Thị Hà My với luận văn tốt nghiệp: ““Giải pháp thúc đẩy xuất khẩumặt hàng may mặc sang thị trường Hoa Kỳ của Công ty Cổ Phần Thêu may Mỹ Đức”tại trường Đại học Thương mại, năm 2023 Luận văn đã chỉ ra đặc điểm, xu hướng vàquy định về hàng may mặc tại thị trường Hoa Kỳ, đồng thời cũng chỉ ra các thế mạnhcủa Việt Nam khi xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường này Sau đó tác giả đã phântích thực trạng xuất khẩu của công ty sang thị trường Hoa Kỳ, qua đó đánh giá đượcnhững thành tựu và hạn chế còn tồn tại của công ty Từ đó, tác giả đi đến định hướngvà giải pháp để thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng may mặc của công ty sang thị trường này.

1.3 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chi tiết:

Nghiên cứu nhằm phân tích, làm rõ thực trạng hoạt động sản xuất, xuất khẩu vàthúc đẩy xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ của Công ty Cổ phần dệt nhuộm SVT.Trên cơ sở đó đề ra các giải pháp, kiến nghị cho doanh nghiệp và Nhà nước để thúcđẩy hoạt động xuất khẩu mặt hàng dệt may của Công ty Cổ phần dệt nhuộm SVT sangthị trường Hoa Kỳ.

Trang 14

 Đánh giá được triển vọng của xuất khẩu hàng dệt may của doanh nghiệp trên thịtrường Hoa Kỳ

 Đưa ra giải pháp, kiến nghị thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Công ty Cổ phần dệt nhuộm SVT sang thị trường Hoa Kỳ

1.4 Đối tượng nghiên cứu

Khoá luận tập trung nghiên cứu lý luận và thực tiễn về thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ của Công ty Cổ phần Dệt nhuộm SVT.

1.5 Phạm vi nghiên cứu

Về thời gian: Bài khóa luận tập trung nghiên cứu hoạt động xuất khẩu hàng dệt

may của Công ty Cổ phần Dệt may SVT sang thị trường Hoa Kỳ trong giai đoạn 2021- 2023 Đây là giai đoạn xuất khẩu của SVT có nhiều biến động khó lường và tác độngtới kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Về không gian: Bài khóa luận sẽ nghiên cứu tại Công ty Cổ phần Dệt nhuộm

SVT, có trụ sở chính tại Lô CN3 và một phần lô CN2, KCN Bảo Minh, huyện Vụ Bản,tỉnh Nam Định Ngoài ra, bài khóa luận cũng nghiên cứu thị trường Hoa Kỳ.

Về nội dung: Nghiên cứu hoạt động xuất khẩu của mặt hàng dệt may sang thị

trường Hoa Kỳ của Công ty Cổ phần Dệt nhuộm SVT Từ đó đưa ra định hướng pháttriển và đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng dệt may củaCông ty Cổ phần Dệt nhuộm SVT sang thị trường Hoa Kỳ.

1.6 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập dữ liệu: Dữ liệu được thu thập qua: tài liệu thống kê số

liệu kinh doanh của phòng Kế toán, phòng Xuất nhập khẩu, phòng Sản xuất của côngty Cổ phần Dệt nhuộm SVT để phục vụ cho việc phân tích thực trạng và đề ra giảipháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng dệt may cho doanh nghiệp.

Phương pháp phân tích dữ liệu: Khóa luận sử dụng các phương pháp phân tích

dữ liệu bao gồm phương pháp so sánh, phương pháp thống kê mô tả và phương pháptổng hợp, phân tích Các phương pháp này được sử dụng nhằm phân tích chuyên sâucác số liệu thứ cấp đã thu thập, tổng hợp nhằm đánh giá, kết luận về bản chất của vấnđề cần nghiên cứu và chứng minh cho các luận điểm.

Ngoài ra, trong bài khóa luận này cũng sử dụng các phân tích mô tả số liệu thôngthường Hệ thống bảng, biểu, đồ thị, hình vẽ là công cụ để phân tích và minh họa thêm

Trang 15

vấn đề nghiên cứu mà bài khóa luận sẽ trình bày, đồng thời nhằm mang lại giá trị thựctiễn cho đề tài.

1.7 Kết cấu của đề tài nghiên cứu

Ngoài phần lời cảm ơn, lời cam đoan, danh mục các chữ viết tắt, danh mục cácbảng, danh mục các biểu đồ hình, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục; khóaluận được kết cấu được chia thành 4 chương như sau:

Chương I Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

Chương II Cơ sở lý luận về xuất khẩu và thúc đẩy xuất khẩu

Chương III Thực trạng hoạt động thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thịtrường Hoa Kỳ của Công ty Cổ phần Dệt nhuộm SVT

Chương IV Định hướng phát triển và đề xuất giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ của Công ty Cổ phần Dệt nhuộm SVT

Trang 16

CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU VÀ THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU

2.1 Cơ sở lý luận về xuất khẩu2.1.1 Khái niệm xuất khẩu

Theo quy định tại Luật thương mại 2005, tại điều 28, Khoản 1 thì xuất khẩu đượcđịnh nghĩa như sau: “Xuất khẩu hàng hóa là việc đưa hàng hóa ra khỏi lãnh thổ ViệtNam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vựchải quan riêng theo quy định của pháp luật.”

Hoạt động xuất khẩu hàng hóa là một hình thức cơ bản của thương mại quốc tếđã có từ lâu đời và phát triển đến giai đoạn hiện nay Cơ sở của xuất khẩu hàng hóa làhoạt động mua bán và trao đổi hàng hóa (bao gồm hàng hóa vô hình và hữu hình)trong nước Cho tới khi sản xuất phát triển và việc trao đổi hàng hóa giữa các quốc giađều có lợi, hoạt động này mở rộng phạm vi ra ngoài biên giới của các quốc gia Banđầu, hoạt động xuất khẩu hàng hóa chỉ dựa vào hàng đổi hàng, nhưng theo thời gian,chúng trở nên đa dạng hơn Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên phạm vi rất rộng cả vềkhông gian và thời gian, có thể diễn ra trong thời gian rất ngắn nhưng cũng có thể kéodài hàng năm, có thể được tiến hành trên quy mô quốc gia hoặc nhiều quốc gia Xuấtkhẩu hàng hóa xuất hiện trong mọi lĩnh vực và điều kiện kinh tế, từ xuất khẩu hàngtiêu dùng đến phương tiện sản xuất, máy móc thiết bị, công nghệ kỹ thuật cao Tất cảnhững trao đổi như vậy đều nhằm mang lại lợi ích cho các quốc gia liên quan.

2.1.2 Các hình thức xuất khẩu2.1.2.1 Xuất khẩu trực tiếp

Khái niệm: Xuất khẩu trực tiếp là một hình thức xuất khẩu mà trong đó các nhàsản xuất, nhà cung cấp trực tiếp đàm phán ký kết hợp đồng mua bán, trao đổi hàng hóavới các đối tác nước ngoài mà không qua bất kỳ một tổ chức trung gian nào.

Hai hình thức chủ yếu mà công ty sử dụng để thâm nhập thị trường quốc tế thôngqua xuất khẩu trực tiếp là: đại lý bán hàng và đại lý phân phối.

 Đối với đại lý bán hàng, là hình thức bán hàng mà người bán không mang danhnghĩa của mình mà lấy danh nghĩa của người khác (người ủy thác) nhằm nhận hoahồng trên cơ sở giá trị hàng hóa bán được Do đó, họ không phải chịu trách nhiệm vềmặt pháp lý Tuy nhiên, trên thực tế, địa diện bán hàng hoạt động như một nhân viên

Trang 17

bán hàng của công ty trên thị trường nước ngoài Công ty đã ký với khách hàng tại thịtrường nước đó.

 Đối với đại lý phân phối là người mua hàng hóa, dịch vụ của công ty để bántheo kênh tiêu thụ ở khu vực mà công ty phân định Công ty khống chế phạm vi, kênhphân phối ở thị trường nước ngoài Còn đại lý phân phối sẽ chịu trách nhiệm toàn bộrủi ro liên quan đến việc bán hàng ở thị trường đã phân định và thu lợi nhuận từ việchưởng chênh lệch giá.

2.1.2.2 Xuất khẩu gián tiếp

Khái niệm: Xuất khẩu gián tiếp là hình thức kinh doanh trong đó đơn vị xuấtnhập khẩu đóng vai trò là người trung gian thay cho đơn vị sản xuất, tiến hành ký kếthợp đồng xuất khẩu và làm các thủ tục cần thiết để xuất khẩu cho nhà sản xuất, qua đónhận được một số tiền nhất định gọi là phí ủy thác.

2.1.2.3 Buôn bán đối lưu

Khái niệm: Buôn bán đối lưu là phương thức giao dịch trao đổi hàng hóa ngườibán đồng thời chính là người mua, lượng hàng người bán trao đi có giá trị tươngđương với lượng hàng nhập về Bản chất của buôn bán đối lưu là hoạt động xuất khẩugắn liền với nhập khẩu Có năm hình thức mua bán đối lưu thường gặp: đổi hàng, muabán đối lưu, mua bồi hoàn, chuyển nợ và mua lại.

2.1.2.4 Gia công quốc tế

Khái niệm: Gia công quốc tế là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận gia côngsử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công để thực hiệnmột hay nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của bên đặt gia công đểhưởng thù lao, trong đó bên đặt gia công hoặc bên nhận gia công là thương nhân nướcngoài Trong hình thức này, hoạt động xuất nhập khẩu gắn liền với hoạt động sản xuất.

2.1.2.5 Xuất khẩu tại chỗ

Khái niệm: Xuất khẩu tại chỗ là hình thức xuất khẩu mà hàng hóa không quabiên giới quốc gia mà thường là xuất khẩu vào khu vực công nghiệp dành riêng chocác công ty kinh doanh, người nước ngoài.

2.1.2.6 Tạm nhập tái xuất

Tạm nhập có thể hiểu nghĩa đơn thuần là việc nhập khẩu hàng hóa trong một thờigian ngắn hạn (“tạm”) vào lãnh thổ Việt Nam Thông thường, hàng hóa sau khi được

Trang 18

nhập khẩu vào một quốc gia sẽ được lưu lại tại quốc gia đó để phân phối ra thị trườnghoặc phục vụ cho một mục đích nhất định của doanh nghiệp, phục vụ cho sản xuấtkinh doanh trên lãnh thổ của quốc gia nhập khẩu đó Tuy nhiên, với trường hợp tạmnhập hàng hóa thì hàng hóa nhập khẩu không nhằm mục đích cho lưu thông tại thịtrường Việt Nam mà sau một thời gian ngắn tiếp theo sẽ được xuất khẩu sang một thịtrường khác.

Tái xuất là bước tiếp theo sau của tạm nhập Sau khi hàng hóa đã được hoàn thiệnthủ tục thông quan, nhập khẩu vào một quốc gia nhập khẩu, hàng hóa đó sẽ được xuấtkhẩu sang một quốc gia khác Bản chất, hàng hóa này được xuất khẩu hai lần, xuất khẩutừ nước đầu tiên để “tạm nhập” rồi sau đó lại xuất sang nước nhập khẩu cuối cùng.

2.1.3 Vai trò của xuất khẩu

2.1.3.1 Vai trò xuất khẩu với nền kinh tế

Thứ nhất, xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế Một trongnhững chỉ số phản ánh hiệu quả kinh tế quốc gia là cán cân thương mại (tổng giá trịxuất khẩu - tổng giá trị nhập khẩu) Khi cán cân thương mại thặng dư, hay giá trị xuấtkhẩu lớn hơn giá trị nhập khẩu, quốc gia sẽ thu được lượng ngoại tệ lớn Đối vớinhững nền kinh tế mà cầu nội địa yếu, xuất khẩu giúp giải quyết tình trạng dư thừanăng lực sản xuất khi các doanh nghiệp trong nước mở rộng được thị trường tiêu thụsản phẩm.

Thứ hai, xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất pháttriển Hoạt động xuất khẩu phát triển kéo theo sự phát triển của nhiều ngành khác, đặcbiệt là các ngành công nghiệp phụ trợ Việc đẩy mạnh xuất khẩu giúp tận dụng lợi thếkinh tế quốc gia, đẩy mạnh đầu tư sản xuất, xuất khẩu giúp tạo ra khối lượng sản phẩmlớn hơn, chất lượng cao hơn, đa dạng về mẫu mã giúp hình thành cơ cấu kinh tế theohướng chuyên môn hóa.

Thứ ba, xuất khẩu góp phần giải quyết công ăn việc làm, cải thiện đời sống chongười dân Đẩy mạnh xuất khẩu đồng nghĩa với việc mở rộng về quy mô sản xuất,nâng cao chất lượng sản phẩm Khi đó ngành dệt may sẽ thu hút được nhiều lực lượnglao động và giúp họ có được mức thu nhập ổn định.

Thứ tư, xuất khẩu tạo điều kiện và mở rộng quan hệ kinh tế với các nền kinh tếcủa nhiều quốc gia trên thế giới, đồng thời tạo tiền đề thúc đẩy xuất khẩu các mặt khác

Trang 19

của ta ra khu vực thế giới Hoạt động xuất khẩu góp phần nối liền giao thương giữacác quốc gia, từ đó mở rộng quan hệ kinh tế, văn hoá giữa các quốc gia đó.

2.1.3.2 Vai trò của xuất khẩu đối với doanh nghiệp

Thứ nhất xuất khẩu giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, mở rộng các mốiquan hệ kinh doanh trong và ngoài nước Hoạt động xuất khẩu giúp doanh nghiệp mởrộng thị trường, khách hàng của doanh nghiệp không chỉ dừng lại trong phạm vi lãnhthổ một quốc gia mà có thể mở rộng ra phạm vi toàn thế giới Đặc biệt, trong bối cảnhnền kinh tế phẳng như hiện nay, sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệgiúp các doanh nghiệp ngày càng dễ dàng tiếp cận và mở rộng hệ thống đối tác toàncầu Từ đó, hoạt động xuất khẩu giúp doanh có thêm nhiều cơ hội phát triển, giúp tăngdoanh số và tăng uy tín của công ty so với các đối thủ cùng ngành.

Thứ hai, thông qua xuất khẩu các doanh nghiệp trong nước có điều kiện tham giavào thị trường quốc tế, từ đó tạo động lực cải tiến và phát triển hệ thống sản xuất củadoanh nghiệp Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu cạnh tranh ngày càng khốc liệt, cùngvới đó là những quy định khắt khe về chất lượng sản phẩm của các thị trường khó tínhnhư Nhật Bản, Mỹ, Châu Âu, các doanh nghiệp phải hình thành hệ thống sản xuất phùhợp với yêu cầu của từng thị trường Để cạnh tranh, doanh nghiệp bắt buộc phải hoànthiện cơ sở sản xuất, xây dựng cơ chế hoạt động hiệu quả Thông qua hoạt động xuấtkhẩu, các doanh nghiệp có điều kiện mở rộng thị trường, tiếp cận với các nền kinh tếphát triển, học hỏi mô hình kinh doanh cũng như hoàn thiện quy trình sản xuất, nângcao chất lượng sản phẩm để theo kịp sự phát triển của thế giới.

Thứ ba, xuất khẩu giúp doanh nghiệp phân tán rủi ro trong hoạt động kinh doanh.Xuất khẩu là cơ hội để doanh nghiệp có thể mở rộng thị trường, thay vì chỉ tập trungcung cấp cho một thị trường nội địa - với cơ hội kinh doanh ngày càng nhỏ Tiến hànhhoạt động xuất khẩu, doanh nghiệp có thể tiếp cận với tập khách hàng trên toàn cầu, từđó tạo ra các nguồn doanh thu khác nhau Điều này giúp doanh nghiệp hạn chế nhữngrủi ro khi chỉ phụ thuộc vào một thị trường trong nước.

2.2 Cơ sở lý luận về thúc đẩy xuất khẩu2.2.1 Khái niệm thúc đẩy xuất khẩu

Thúc đẩy xuất khẩu là được hiểu là tổng hợp các biện pháp, cách thức mà doanhnghiệp sử dụng để đẩy mạnh hoạt động sản xuất hàng hóa của mình, thông qua các

Trang 20

hình thức xuất khẩu khác nhau nhằm gia tăng lượng sản xuất, tăng mạnh kim ngạchxuất khẩu, đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu hànghóa dựa trên khả năng của doanh nghiệp như tài chính, trình độ lao động, trình độ côngnghệ,

Bản chất của thúc đẩy xuất khẩu là việc doanh nghiệp tìm mọi biện pháp để tăngkim ngạch xuất khẩu, giá trị xuất khẩu, thị trường xuất khẩu và lợi nhuận thu được từhoạt động xuất khẩu của mình Thúc đẩy xuất khẩu là một trong những hoạt động quantrọng không thể thiếu được đối với các doanh nghiệp thực hiện kinh doanh xuất khẩugiúp cho các doanh nghiệp nâng cao lợi nhuận kinh doanh và mở rộng quy mô hoạtđộng.

Như vậy, có thể hiểu thúc đẩy xuất khẩu là các hoạt động mang tính chất địnhhướng cho tương lai nhằm mục đích tăng số lượng hàng xuất khẩu vào một thị trườngnào đó, đồng thời nâng cao mức lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh xuấtkhẩu.

2.2.2 Nội dung thúc đẩy xuất khẩu

2.2.2.1 Nghiên cứu mở rộng thị trường xuất khẩu

Khi nghiên cứu mở rộng thị trường quốc tế, doanh nghiệp cần lưu ý về nền vănhóa và tình hình kinh tế, chính trị khác nhau Doanh nghiệp cần phải hiểu rõ về thịhiếu của người tiêu dùng tại quốc gia đó Các yếu tố đó có thể là nhân khẩu học, vị tríđịa lý, sở thích hoặc nhu cầu khách hàng mục tiêu, tỷ lệ tăng trưởng của thị trường, dựbáo nhu cầu, và các rào cản gia nhập tiềm ẩn Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần nắm bắtthông tin thị trường và cảnh báo sớm các vấn đề phát sinh ảnh hưởng đến việc thúcđẩy xuất khẩu như sự thay đổi chính sách của nước xuất khẩu, các rào cản kỹ thuật, rủiro thanh toán Đặc biệt trong bối cảnh phức tạp của đại dịch Covid – 19, doanh nghiệpcần ưu tiên xúc tiến xuất khẩu với các thị trường xuất khẩu khôi phục sau đại dịch.

Các cơ quan quản lý Nhà nước cũng có thể hỗ trợ hoạt động xuất khẩu của doanhnghiệp bằng cách hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong hoạtđộng xuất khẩu Hay đẩy mạnh đàm phán mở cửa thị trường là việc quốc gia tiến hànhtrao đổi, thống nhất và thực hiện từng bước các thủ tục để nước đối tác cho phép mộtsản phẩm nào đó của quốc gia được nhập khẩu vào nước đối tác.

Trang 21

2.2.2.2 Mở rộng quy mô sản xuất

Quy mô sản xuất là khả năng sản xuất ra số lượng hàng hóa trong giới hạn khảnăng sản xuất của một doanh nghiệp Giới hạn khả năng này bao gồm về vốn, nguồnlực về nhân lực cũng như công nghệ của doanh nghiệp Đôi khi doanh nghiệp cũngchưa có quy mô sản xuất phù hợp với năng lực của doanh nghiệp Do vậy, để thúc đẩyxuất khẩu, doanh nghiệp phải tận dụng tối đa năng lực sản xuất của mình để mở rộngquy mô sản xuất, làm gia tăng sản lượng sản xuất, cung ứng cho nhu cầu thị trường.

Khi mở rộng quy mô sản xuất, doanh nghiệp cần phải huy động rất nhiều nguồnlực cả về vốn và nhân lực, thêm vào đó, cần đầu tư vào trang thiết bị, máy móc, nhàxưởng, nguyên vật liệu đầu vào Có như vậy doanh nghiệp mới có thể tạo được sựthống nhất trong nội bộ để phản ứng với những biến động trên thị trường mà sản phẩmhiện đang và sẽ có mặt Tuy nhiên, doanh nghiệp không nhất thiết phải mở rộng quymô bằng mọi cách Mở rộng quy mô này giúp doanh nghiệp tận dụng các nguồn lựcsẵn có Tuy nhiên, nếu không tính toán hợp lý có thể gây ảnh hưởng xấu đến hoạt độngkinh doanh khi không thể kiểm soát được mô hình kinh doanh Đây là phương ánthường đòi hỏi các doanh nghiệp tính toán kỹ lưỡng liên quan đến nguồn vốn, tiềm lựccủa doanh nghiệp cũng như khả năng tận dụng các nhà xưởng hay thiết bị mới sau khiđược đầu tư mở rộng.

2.2.2.3 Hoàn thiện kênh phân phối

Kênh phân phối xuất khẩu là một tập hợp, một sự liên kết logic của một dòng vậnđộng kết nối với nhau như một cách cơ hữu nhằm gia tăng cơ hội để thỏa mãn nhu cầucủa khách hàng, tổ chức và quản lý các hoạt động xuất khẩu sản phẩm nhằm đạt cácmục tiêu của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế.

Hiện nay hoạt động phân phối của các doanh nghiệp trong nhiều nhóm ngànhnhư: dệt may, linh kiện điện tử, sản xuất các sản phẩm từ gỗ, vẫn chưa phát triển vàđang phụ thuộc vào nhà buôn nước ngoài Sự phát triển không đồng đều giữa các kênhphân phối đã cản trở sự phát triển, làm giảm giá trị gia tăng của sản phẩm, bên cạnh đómạng lưới tiếp thị vẫn đang có nhiều hạn chế trong mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam.

Với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần phải có sự phát triển đồng đều giữacác kênh phân phối, đặc biệt là công đoạn đầu trong chuỗi giá trị dệt may bao gồm:

Trang 22

trồng bông, dệt nhuộm và hoàn tất Ngoài ra, các doanh nghiệp cần tăng giá trị của sảnphẩm dệt may bằng cách nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.

2.2.2.4 Nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu

Chất lượng sản phẩm là lợi thế cạnh tranh có tính quyết định trong tình hình thếgiới hiện nay Tầm quan trọng của chất lượng hàng hoá giúp giữ thị trường cũ, thâmnhập thị trường mới Trong điều kiện Việt Nam đã hội nhập sâu rộng vào các thịtrường các châu lục khác nhau, chất lượng hàng hóa phải đạt chuẩn mực quốc tế.Doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng sản phẩm trong các khâu sản xuất của mình, từviệc nâng cấp nhà xưởng, nâng cấp các thiết bị sản xuất để lựa chọn nguyên vật liệuđầu vào cũng cần phải được cẩn trọng Hiện nay, hướng đi cho các doanh nghiệp xuấtkhẩu là áp dụng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng quốc tế để khẳng định chất lượng sảnphẩm của mình và kiểm soát chặt chẽ chi phí sản xuất để đưa ra giá cả hợp lý cho sảnphẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Đối với các doanh nghiệp dệt may, tiêu chuẩn BSCI, ISO 14001, GRS, cầnđược các doanh nghiệp đáp ứng để phát triển bền vững Ngoài ra đối với từng thịtrường cụ thể mà doanh nghiệp dệt may cần nghiên cứu, phát triển sản phẩm dànhriêng cho thị trường đó.

2.2.2.5 Đầu tư công nghệ sản xuất

Đầu tư hiện đại hoá công nghệ và trang thiết bị có ý nghĩa quan trọng trong việcnâng cao tính hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu Việc đổi mới côngnghệ hiện nay cũng là cần thiết để đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe trên thịtrường xuất khẩu Tuy nhiên, hiện nay trình độ công nghệ của các doanh nghiệp xuấtkhẩu Việt Nam còn lạc hậu, nên phát triển công nghiệp chủ yếu qua con đường chuyểngiao công nghệ Ngay cả khi nhận chuyển giao công nghệ, một số doanh nghiệp cònchưa đủ khả năng và thông tin để đánh giá hết các thuộc tính của công nghệ.

Về đầu tư công nghệ sản xuất ngành dệt may tại Việt Nam hiện nay còn nhiềukhó khăn trong việc đầu tư, ứng dụng công nghệ mới, đặc biệt là đối với doanh nghiệpcó quy mô nhỏ và trung bình Để phát triển, các doanh nghiệp cần đầu tư tiếp cậncông nghệ dệt may hàng đầu của thế giới, nhằm giảm lượng lao động trên một sảnphẩm Đồng thời, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và sản xuất,

Trang 23

nhằm giúp doanh nghiệp dệt may tích lũy nguồn lực đầu tư công nghệ mới theo xuhướng của ngày nay.

2.2.2.6 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Để nâng cao chất lượng và đa dạng hoá cơ cấu sản phẩm xuất khẩu, việc pháttriển nguồn nhân lực là vô cùng quan trọng Để làm được điều này, cần có sự phối hợpcủa nhiều bên như tăng cường sự liên kết giữa nhà nước và khu vực tư nhân Cácdoanh nghiệp và các cơ sở đào tạo giúp cho doanh nghiệp vừa tiếp cận được thông tinvà kiến thức mới, đồng thời giúp các cơ sở đào tạo nâng cao chất lượng chương trìnhgiảng dạy Hay việc đẩy mạnh việc liên kết với nước ngoài, khuyến khích các doanhnghiệp và các tổ chức nước ngoài tham gia đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Bên cạnh việc tăng cường nguồn nhân lực có chất lượng cao của ngành, cũng cầnsự đòi hỏi nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của các ngành phụ trợ Bởi ngành côngnghiệp phụ trợ đóng vai trò cũng rất quan trọng trong thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá,giúp cho hàng hoá trở nên chất lượng, tăng tính cạnh tranh trên thị trường Cần cónguồn lao động chất lượng, lành nghề để có thể phát triển ngành phụ trợ.

2.2.2.7 Xúc tiến và quảng bá sản phẩm xuất khẩu

Xúc tiến thương mại quốc tế giúp các doanh nghiệp bán trước sản phẩm, nângcao hình ảnh, định vị thương hiệu trong lòng khách hàng Niềm tin và sự khác biệt vềsản phẩm là một dấu ấn của khách hàng đối với doanh nghiệp Đây là yếu tố thúc đẩylượng tiêu dùng tăng lên và là một điều kiện tốt để mở rộng thị trường tiêu thụ sảnphẩm Vì vậy, doanh nghiệp cần có những chính sách xúc tiến và quảng bá sản phẩmhợp lý Các phương thức để xúc tiến sản phẩm thường được dùng như:

+ Tham gia hội chợ, triển lãm thương mại

+ Quảng cáo sản phẩm, doanh nghiệp trên các phương tiện truyền thông: truyềnhình hoặc thông qua thương mại điện tử và các nền tảng công nghệ số như Website,Google, Youtube, Seo, Facebook, Tiktok, Instagram

+ Tài trợ cho các tổ chức, hoạt động xã hội.

+ Khuyến mãi sản phẩm và tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về sản phẩm, doanhnghiệp Trên thực tế có rất nhiều các phương thức xúc tiến và quảng bá sản phẩmkhác nhau, doanh nghiệp xuất khẩu dựa trên năng lực tài chính và mục đích khácnhau để

Trang 24

2.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng dệt may2.2.3.1 Các yếu tố về kinh tế

a Mục tiêu và chiến lược phát triển kinh tế quốc gia

Thông qua mục tiêu và chiến lược phát triển kinh tế, Chính phủ có thể đưa ra cácchính sách khuyến khích hay hạn chế xuất khẩu Trong đó, các chính sách khuyếnkhích xuất khẩu này có thể mang lại cho doanh nghiệp nhiều ưu đãi tài chính và phi tàichính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp thúc đẩy xuất … Với ngành Dệt may, mục tiêuđến năm 2035 của Việt Nam là phát triển hiệu quả, bền vững theo mô hình kinh tếtuần hoàn, hoàn thiện chuỗi giá trị trong nước, tham gia hiệu quả chuỗi giá trị toàn cầu

với “Chiến lược phát triển ngành dệt may, da giày Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn

đến năm 2035” Đồng thời với chiến lược phát triển ngành Dệt may chuyển từ gia

công sang hình thức đòi hỏi năng lực cao hơn về hệ thống quản lý chất lượng, chuỗigiá trị, xây dựng thương hiệu uy tín.

Về phía Mỹ, hiện nay đang áp dụng Đạo Luật chống lao động cưỡng bức(UFLPA) được thực thi, theo thống kê của cơ quan Hải quan của Mỹ (CBP), tính đếnhết tháng 6/2023 đã có 812 lô hàng dệt may, da giày, trị giá 34 triệu USD bị tạm giữđiều tra liên quan đến đạo luật UFLPA Điều này đặt ra yêu cầu cho tất cả các thànhviên trong chuỗi cung ứng từ nhà cung cấp sợi, dệt vải đến may cần có trách nhiệmtrong việc cùng nhà nhập khẩu/người mua hàng chứng minh hàng hóa xuất đi Mỹkhông vi phạm UFLPA.

b Thuế và phi thuế quan

Thuế quan giúp mang lại thu nhập cho quốc gia, nhưng trên góc nhìn của toàn bộnền kinh tế, thuế quan lại làm giảm phúc lợi chung khi tác động tiêu cực đến hiệu quảkhai thác nguồn lực của nền kinh tế thế giới Thuế quan làm thay đổi cán cân thươngmại, điều tiết hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia Thuế quan cao sẽảnh hưởng đến giá hàng hóa được bán ra, làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng hóavà do đó làm giảm lượng hàng hóa được tiêu thụ.

Đối với ngành dệt may Việt Nam, hiện nay các doanh nghiệp đang phải chịunhiều thuế khác nhau có ảnh hưởng đến sản xuất hàng hoá và xuất khẩu Xuất khẩu dệtmay của Việt Nam cũng hưởng lợi thuế quan từ các FTA, Hiệp định Đối tác xuyênThái Bình Dương (TPP) như hưởng thuế ưu đãi xuất khẩu dệt may sang EU nhờ Hiệp

Trang 25

định EVFTA, hay TPP trong đó có thị trường Mỹ sẽ giảm 63.5% số thuế phải nộpngay khi Hiệp định có hiệu lực và tiếp tục giảm thêm theo lộ trình xuống 0% trongtương lai Và Hệ thống thuế quan của Hoa Kỳ được xây dựng trên cơ sở hệ thống thuếquan (gọi tắt là HS) của Hội đồng Hợp tác Hải quan, một tổ chức liên chính phủ có trụsở tai Bruxen Mức thuế quan của Hoa Kỳ có thể thay đổi và được công bố hàng nămvì thế thuế cho hàng mặt hàng dệt may cũng có thể thay đổi hàng năm Hay Việt Namđang được hưởng quy chế tối huệ quốc MFN, thuế quan đối với hàng dệt may xuấtkhẩu từ Việt Nam sang Mỹ đã giảm từ 40% xuống còn 20% sau khi kí Hiệp địnhthương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ (2001) Mức thuế này tiếp tục được cắtgiảm xuống còn 17,5% sau khi Việt Nam gia nhập WTO năm 2007 Tuy vậy, Mỹ cũnghay áp dụng thuế chống bán phá giá và thuế đối kháng cho tất cả các hàng hóa nhậpkhẩu vào Mỹ, trong đó có hàng dệt may nhằm ngăn chặn hàng nhập khẩu ồ ạt vào thịtrường Mỹ với giá rẻ, tổn hại đến các ngành sản xuất trong nước.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp dệt may cũng cần lưu ý về hàng rào phi thuế quanví dụ như CO trong quá trình nhập khẩu nguyên liệu, Tiêu chuẩn về chống cháy, Tiêuchuẩn về bảo vệ môi trường Tình trạng yêu cầu truy xuất nguồn gốc bông, vải, sợi hayxanh hóa dệt may từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới cũng là yếu tố tácđộng tới thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa Tuy nhiên, đối với hàng dệt may của Việt Nam,nguyên liệu chủ yếu nhập từ Trung Quốc, Hàn Quốc Và Nhật Bản Vì thế nửa đầunăm 2022, có hơn 3.000 lô hàng dệt may của các nước nhập khẩu vào Mỹ đã bị cơquan Hải quan Mỹ giữ lại để kiểm tra nguồn gốc xuất xứ - theo Đại diện Hiệp hộiBông Mỹ (CCI) tại Việt Nam bởi quy định nghiêm ngặt của Hoa Kỳ về việc không cónguyên liệu xuất xứ từ bông Tân Cương (Trung Quốc) Điều này cũng ảnh hưởng trựctiếp đến các doanh nghiệp dệt may FDI của Trung Quốc khi chủ yếu nhập nguyên liệutừ chính Trung Quốc, vì vậy các doanh nghiệp này cũng cần có những nguồn cungnguyên liệu từ các quốc gia khác như Ấn Độ, Thái Lan, để tránh gây cản trở đến cácđơn hàng xuất đi Mỹ.

c GDP của các nước nhập khẩu:

GDP của nước nhập khẩu thể hiện sự gia tăng lên về thu nhập của quốc gia, từ đógia tăng nhu cầu tiêu dùng và gia tăng lượng nhập khẩu Khi đó, quốc gia xuất khẩu cóthể gia tăng nguồn cung ứng xuất khẩu của mình vào quốc gia nhập khẩu Kinh tế Hoa

Trang 26

Kỳ là nền kinh tế lớn nhất thế giới năm 2023 với GDP 26,9 nghìn tỷ USD Với quy mônền kinh tế lớn, thu nhập người dân sẽ cao hơn các nước đang phát triển, nhu cầu nhậpkhẩu các mặt hàng tiêu dùng trong đó có dệt may luôn tiềm năng lớn tại trường này.Vì thế Việt Nam luôn đấy mạnh xuất khẩu hàng dệt may nói riêng sang thị trường HoaKỳ và theo báo cáo của Bộ Tài chính, Hoa Kỳ trong những năm gần đây đều chiếmhơn 40% tỷ trọng xuất khẩu toàn ngành dệt may của Việt Nam.

2.2.3.2 Các yếu tố về xã hội

a Xu hướng tiêu dùng

Với các xu hướng tiêu dùng đang thay đổi thì có tác động đáng kể đến ngànhxuất khẩu hàng dệt may Như xu hướng tiêu dùng mang tính bền vững, người tiêudùng ngày càng quan tâm các sản phẩm có tác động đến môi trường và có xu hướnglựa chọn những sản phẩm thân thiện môi trường Hay xu hướng cá nhân hoá, tạo nênsự riêng biệt tác động đến nhu cầu của người tiêu dùng khi họ muốn đặt các sản phẩmtheo đơn đặt hàng của mình thay vì mẫu mã chung Và chịu ảnh hưởng của đại dịchCovid, hiện nay mọi người đều thắt chặt chi tiêu, các sản phẩm dệt may cũng sẽ giảmsản lượng do nhu cầu giảm, tuy nhiên trong tương lai tới lại có tín hiệu tích cực trongxuất khẩu hàng dệt may.

Tuy nhiên, tại thị trường Mỹ bắt đầu có tín hiệu tích cực từ đầu tháng 3/2023,việc lạm phát tại Mỹ giảm xuống mức 3% sẽ khiến tâm lý người tiêu dùng Mỹ tích cựchơn và các doanh nghiệp bán lẻ sẽ có thể bắt đầu nhập hàng tồn kho trở lại, nhu cầuđối với các sản phẩm dệt may có khả năng phục hồi tại Mỹ Dẫn chứng là chỉ số Chỉtiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) của Mỹ đối với mặt hàng tiêu dùng không bền trongtháng 1/2023 tăng 0,8% so với tháng trước Trong khi tháng 12/2022 ghi nhận giảm0,7% so với tháng 11/2022, cho thấy người tiêu dùng Mỹ bắt đầu mua nhiều hàng tiêudùng không bền trở lại, trong đó có quần áo và các sản phẩm dệt may.

b Dân số của nước nhập khẩu:

Dân số nước nhập khẩu thể hiện quy mô thị trường nhập khẩu Dân số nước nhậpkhẩu càng nhiều khả năng nhập khẩu càng nhiều và từ đó sẽ càng làm lượng tăng xuấtkhẩu của nước xuất khẩu Dân số Hoa Kỳ hiện chiếm 4,22% dân số thế giới và đangđứng thứ 3 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ Ngoàira thu nhập bình quân tại Mỹ năm 2022 xếp thứ 7 toàn cầu với GDP bình quân đầu

Trang 27

người hơn 80.000 USD Đây là mức thu nhập rất cao so với các nước đang phát triển,vì thế với dân số đông, thu nhập cao, người dân Mỹ cũng chi tiêu nhiều vào các mặthàng tiêu dùng, trong đó có mặt hàng dệt may.

c Sự khác biệt về văn hoá

Sự khác biệt trong văn hóa có ảnh hưởng lớn đến sự khác biệt trong thị hiếu vànhu cầu của khách hàng Văn hóa ảnh hưởng đến thẩm mỹ, quyết định mua sắm củakhách hàng, ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp Trongngành công nghiệp dệt may thì với từng thị trường thị có những thị hiếu khác nhau.Chẳng hạn như Châu Âu, hàng dệt may nhập khẩu vào nước này bị ảnh hưởng bởiThỏa thuận Xanh châu Âu, EU yêu cầu các sản phẩm dệt may phải được sản xuất bằngvật liệu và quy trình thân thiện với môi trường, đồng thời phải được dán nhãn sinh tháinghiêm ngặt Hay với thị trường Mỹ thì ưa chuộng những vải co giãn nên hàng dệtkim thường ưa chuộng hơn hàng dệt thoi Văn hoá Việt Nam thường thích những sảnphẩm dệt may cầu kỳ, nhiều hoạ tiết, trong khi đó, người Mỹ thiên về phong cách đơngiản, thoải mái nên khi xuất khẩu mặt hàng dệt may sang quốc gia này thường lànhững màu sắc nhã nhặn như màu: trắng, xanh, đen,

d Mức độ cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Cạnh tranh trong nước một mặt có tác động thúc đẩy sự vươn lên của các doanhnghiệp, mặt khác nó cũng chèn ép các doanh nghiệp yếu kém Tại Việt Nam cókhoảng hơn 6000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hàng dệt may màchủ yếu là thực hiện gia công đi xuất khẩu nước ngoài Có thể kể đến một số đối thủđang cạnh tranh trực tiếp với Công ty như Công ty May 10, Công ty CP Dệt may TháiBình, Thêm vào đó doanh nghiệp Việt Nam phải cạnh tranh với các doanh nghiệp từnhiều quốc gia khác để xuất khẩu sang Mỹ như: Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh,Myanmar, Campuchia….

e Khoảng cách địa lý giữa các quốc gia

Khoảng cách địa lý cũng ảnh hưởng đến chi phí vận chuyển và rủi ro trong quátrình vận chuyển; khoảng cách có ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian và phương thứcvận tải Thời gian vận chuyển từ Việt Nam sang Mỹ bằng đường biển có thể lên tới 40ngày Hơn nữa, với chi phí vận chuyển từ Việt Nam sang Hoa Kỳ bằng phương thứcvận chuyển đường biển trong đại dịch cước biển lên tới 10 nghìn USD, làm cho nhu

Trang 28

cầu tiêu dùng hàng dệt may giảm, các đơn hàng xuất khẩu của Việt Nam bị chững lại.Hiện nay, giá cước biển sang Hoa Kỳ đã dần ổn định khoảng 2000-5000 USD, nhu cầucác đơn hàng dệt may đang có đà tăng lên.

Mặt khác, các doanh nghiệp dệt may FDI của Trung Quốc lại có lợi thế nhậpkhẩu công nghệ máy móc, nguyên vật liệu một các nhanh chóng bởi khoảng cách giữaViệt Nam và Trung Quốc gần nhau, vận chuyển đường biển từ Việt Nam - TrungQuốc mất khoảng 2 đến 3 ngày và vận đường hàng không cũng mất khoảng 1 đến 2ngày.

2.2.3.3 Các yếu tố thuộc về doanh nghiệp

a Khả năng tài chính của doanh nghiệp

Là một yếu tố tổng hợp phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp thông qua khốilượng nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh, khả năng phânphối có hiệu quả của các nguồn vốn Khả năng quản lý có hiệu quả các nguồn vốntrong kinh doanh của doanh nghiệp thể hiện qua các chỉ tiêu: Vốn chủ sở hữu, Vốnhuy động, Tỷ lệ tái đầu tư về lợi nhuận, Khả năng trả nợ ngắn hạn và dài hạn, khảnăng sinh lời Tại Việt Nam, nhiều nguồn vốn FDI đã đầu tư vào ngành dệt may, theoBan quản lý khu kinh tế Quảng Bình, tính đến hết năm 2021 đã có 32,9 tỷ USD vốnFDI đổ vào dệt may.

Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cũng đòi hỏi nhiều vốn để đầu tư côngnghệ, máy móc Và dòng vốn FDI đem lại công nghệ mới, kỹ năng cho lao động, từđó, giúp các doanh nghiệp dễ dàng hội nhập thị trường quốc tế đi kèm với sự chuyểnđổi công nghệ, nâng cao năng suất lao động, từ đó gia tăng tỷ trọng xuất khẩu, tăngkhả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu.

b Nguồn nhân lực

Con người luôn được đặt ở vị trí trung tâm của mọi hoạt động Hoạt động xuấtkhẩu hàng hoá đặc biệt phải nhấn mạnh đến yếu tố con người bởi vì nó là chủ thể sángtạo và trực tiếp điều hành các hoạt động Một doanh nghiệp có đội ngũ nhân viên đôngđảo, có trình độ chuyên môn cao và có những người cán bộ quản lý xây dựng đượcchiến lược đúng đắn sẽ tạo ra được nhiều sản phẩm có giá trị hơn và có những cáchthức khôn ngoan để thâm nhập thị trường mới Lao động ngành dệt may cần sự tỉ mỉ,khéo léo, nên tỷ trọng lao động nữ nhiều hơn nam Mặt khác cấp quản lý trong ngành

Trang 29

dệt may Việt Nam cũng còn nhiều hạn chế trong quản lý, chưa thực sự tiếp cận đượckhoa học công nghệ trong ngành để nâng cao năng suất Ngành dệt may Việt Nam vớilợi thế nguồn nhân lực dồi dào giúp các doanh nghiệp Việt có cạnh tranh cao trên thịtrường, duy trì lợi thế so sánh với đối thủ trên quốc gia khác.

Với các doanh nghiệp dệt may FDI Trung Quốc tại Việt Nam, các quản lý chủchốt vẫn là người Trung Quốc Điều này cũng ảnh hưởng đến các quyết định chungcủa công ty có thể bị mâu thuẫn giữa phong cách làm việc của người Việt Nam vàngười Trung Quốc Như người Trung Quốc có xu hướng tập trung vào hệ thống phâncấp rõ ràng, với người quản lý ở cấp trên có quyền lực tuyệt đối, trong khi đó, ngườiViệt Nam lại tôn trọng người thâm niên Mặt khác, nhiều cấp quản lý Trung Quốckhông giao tiếp bằng Tiếng Việt, người Việt Nam cũng bị hạn chế giao tiếp tiếngTrung gặp vấn đề rào cản ngôn ngữ trong quá trình làm việc, làm chậm tiến độ côngviệc.

c Cơ sở vật chất, máy móc công nghệ

Cơ sở vật chất kỹ thuật phản ánh nguồn tài sản cố định của doanh nghiệp có thểhuy động vào kinh doanh: thiết bị, nhà xưởng, Cơ sở vật chất càng đầy đủ, hiện đạigiúp doanh nghiệp nắm bắt thông tin cũng như việc thực hiện các hoạt động kinhdoanh xuất khẩu càng thuận lợi và năng suất cao, đồng thời cũng là cơ sở để các đốitác xem xét đánh giá trình độ của doanh nghiệp trước khi ký kết hợp đồng Trình độtiên tiến của trang thiết bị, công nghệ và bí quyết công nghệ của doanh nghiệp ảnhhưởng trực tiếp đến năng suất, chi phí, giá thành và chất lượng của hàng hóa cung ứngra thị trường Nếu doanh nghiệp có trang thiết bị công nghệ tốt và hiện đại thì sẽ tậndụng được tối đa nguồn nhân lực, làm giảm chi phí giá thành, tăng được chất lượnghàng hóa Bên cạnh đó, bí quyết công nghệ còn giúp doanh nghiệp sản xuất ra nhữngsản phẩm mang tính khác biệt cao, có tính cạnh tranh cao trên thị trường.

Hiện nay, ngành dệt may Việt Nam chủ yếu dùng một số máy móc như Máy maycông nghiệp loại 1 kim và máy may loại nhiều kim, máy vắt sổ, máy dập cúc và bọcvải dạ, máy may công nghiệp điện tử, máy may và thêu, Và các doanh nghiệp dệtmay FDI từ Trung Quốc cũng giúp cho doanh nghiệp tiếp cận được nhanh chóng nhiềucông nghệ về sản xuất vải của Trung Quốc, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanhnghiệp.

Trang 30

2.3 Phân định nội dung nghiên cứu

Trên lý thuyết và thực tế có rất nhiều giải pháp thúc đẩy xuất khẩu, nhưng qua quá trình thực tập và nghiên cứu ở công ty cho thấy các giải pháp đưa ra là giới hạn.

Để làm rõ vấn đề cần nghiên cứu em sẽ chọn các nội dung sau để phân tích : Nghiên cứu, mở rộng thị trường xuất khẩu

 Mở rộng quy mô sản xuất

 Nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Xúc tiến và quảng bá sản phẩm xuất khẩu

Trang 31

CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU MẶT HÀNG MAYMẶC SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT

NHUỘM SVT

3.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần dệt nhuộm SVT

3.1.1 Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của Công Ty Cổ phần dệtnhuộm SVT

Công ty Cổ phần Dệt nhuộm SVT được thành lập năm 2012 và đi vào hoạt độngvào cuối năm 2018 Quá trình phát triển của công ty Cổ phần Dệt nhuộm SVT kể từkhi hình thành cho đến nay trải qua 2 giai đoạn:

Giai đoạn 2012 – 2016

Ngày 27/12/2012, công ty ra đời mang tên Công ty Cổ phần Dệt nhuộm ThiênNam Sunrise, địa chỉ tại Khu công nghiệp Xã Liên Minh, Huyện Vụ Bản, Tỉnh NamĐịnh, Việt Nam Năm 2013, Công ty với 100% vốn đầu tư nước ngoài đã đầu tư xâydựng dự án nhà máy dệt nhuộm Thiên Nam Sunrise tại lô CN3 với diện tích128.195m2 Công ty bắt đầu hoạt động sản xuất và xuất khẩu vải dệt kim và vải dệtthoi, với quy mô hoạt động là dệt và nhuộm vải dệt kim 3.600 tấn/năm; dệt và nhuộmvải dệt thoi 18 triệu m/năm Đến năm 2014, công ty mở rộng sản xuất và xuất khẩunhuộm sợi Công ty Cổ phần Dệt nhuộm Thiên Nam Sunrise đã được đổi tên thànhCông ty Cổ phần Dệt nhuộm SVT vào ngày 17/11/2022 Năm 2015, Công ty đã nângcao công suất từ sản xuất 3600 tấn vải dệt và nhuộm hoàn tất vải dệt kim lên 4.800tấn/năm, vải dệt và nhuộm hoàn tất dệt thoi từ 18 triệu m/năm lên 36 triệu m/năm vàsản xuất sợi nhuộm màu với công suất 7.200 tấn/năm Công ty cũng không ngừng mởrộng thị trường của mình ra toàn thế giới, với các thị trường chính: Trung Quốc, Mỹ,EU, Nhật,

Năm 2016, Công ty đã thuê lại 40.706 m2 đất thuộc một phần lô CN2 của Côngty CP đầu tư hạ tầng KCN Bảo Minh để đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải tậptrung để xử lý nước thải của công ty.

Giai đoạn 2017 - nay

Công ty ngày càng phát triển với các sản phẩm của mình và công ty tiếp tục nânghoạt động sản xuất vải dệt và nhuộm hoàn tất vải dệt kim từ 4.800 tấn/năm lên 8.400tấn/năm năm 2017 Và đến nay, công ty đã tiến hành mở rộng và nâng cao công suất

Trang 32

sản xuất của mình với việc sản xuất sợi nhuộm màu công suất 7.200 tấn/năm ; Nhuộmvà hoàn tất vải dệt kim nâng công suất từ 8.400 tấn/năm lên công suất 18.000 tấn/năm;Nhuộm và hoàn tất vải dệt thoi công suất 7.500 tấn/năm Và Công ty không ngừng mởrộng các sản phẩm của mình ở nhiều nơi trên thế giới: Trung Quốc, Mỹ, EU, NhậtBản, Hàn Quốc,

Ngoài ra, Công ty Cổ phần Dệt nhuộm SVT đã mở rộng quy mô diện tích với 6nhà xưởng sản xuất, nhuộm: dệt thoi, dệt kim và các nhà kho, hệ thống lò hơi, in ấn,xử lý nước thải cùng với nhiều công trình phụ trợ khác Công ty cũng lựa chọn côngnghệ sản xuất theo quy trình hiện đại, đồng bộ với các loại thiết bị máy móc để đảmbảo công suất cũng như chất lượng sản phẩm.

3.1.2 Cơ cấu tổ chức

3.1.2.1 Cơ cấu tổ chức của công ty

Công ty Cổ phần Dệt nhuộm FDI có một đội ngũ gồm hơn 3000 người, với hơn200 nhân viên văn phòng và hơn 2000 nhân viên sản xuất giúp SVT có thể đáp ứngđược số lượng đơn hàng lớn của nhiều thị trường khác nhau.

Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức phòng ban Công ty Cổ phần Dệt nhuộm SVT

Tổng giám đốc công ty: Là người có quyền hạn cao nhất, ra quyết định trong

mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty, là người đại diện hợp pháp trong cácgiao dịch kinh doanh.

Phó giám đốc: Chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về phần việc được phân

công, chủ động giải quyết những công việc đã được tổng giám đốc ủy quyền Phụ

Trang 33

trách điều hành quản lý hoạt động của các phòng, hỗ trợ công tác quản trị doanhnghiệp.

Phòng hành chính nhân sự: Tham mưu và hỗ trợ cho Ban giám đốc toàn bộ các

công tác liên quan đến việc tổ chức và quản lý nhân sự, quản lý nghiệp vụ hành chính.Có chức năng bố trí, tuyển dụng lao động, giải quyết các vấn đề liên quan đến laođộng và công ty.

Phòng tài chính - kế toán: Chịu trách nhiệm thống kê, nhập hàng, ghi chép và

lưu giữ thông tin dữ liệu về hoạt động kinh doanh của công ty Quản lý toàn bộ tàichính của công ty, cân đối nguồn vốn, các khoản thu chi, các chứng từ xuất nhập khẩutrong hợp đồng, quản lý tài sản và vốn công ty Chịu trách nhiệm báo cáo tài chính củacông ty và trả lương, thưởng cho cán bộ, nhân viên.

Phòng xuất nhập khẩu: Chịu trách nhiệm tiếp nhận đơn hàng của khách hàng và

giao hàng cho khách Xây dựng và điều hành công tác cung ứng vật tư, quản lý vật tưvà sản phẩm trong kho; theo dõi quản lý vật tư để kịp thời phân phối cho các đơn vịsản xuất Công tác xuất nhập khẩu nguyên vật liệu, phụ tùng, trang thiết bị, công nghệphục vụ sản xuất, kinh doanh.

Phòng chứng từ: Kiểm tra bộ chứng từ xuất - nhập khẩu của các lô hàng Lên kế

hoạch truyền hải quan, nộp thuế và phối hợp với forwarder thông quan lô hàng Làmviệc với forwarder để sắp xếp việc giải phóng hàng, điều xe nội địa giao hàng về kho.

Phòng quản lý đơn hàng: Nhận tài liệu và thông tin các thông số kỹ thuật của sản

phẩm từ khách hàng, gửi mẫu sản xuất thử cho khách Sau khi khách hàng đồng ý sảnphẩm mẫu, phòng quản lý đơn hàng sẽ lập kế hoạch cho việc quản lý đơn hàng và theodõi tiến độ hàng xuất và hỗ trợ phòng kinh doanh lên công nợ, hóa đơn, kế hoạch đểyêu cầu khách hàng trả tiền Nhận tài liệu và thông tin lô hàng nhập vật tư, nguyên liệuvà theo dõi tiến trình nhập lô hàng về công ty Hỗ trợ bộ phận kế toán trong nghiệp vụ,chứng từ.

Phòng kinh doanh: Chủ động liên hệ, tìm kiếm khách hàng và nhà cung ứng vật

tư, giao dịch, ký kết hợp đồng kinh doanh, thanh lý hợp đồng và đối chiếu công nợ vớiphòng tài chính, phát lệnh sản xuất, điều động sản xuất Đề ra và thực hiện các kếhoạch mua sắm nguyên vật liệu cho sản xuất; tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho sảnphẩm.

Trang 34

Phòng Marketing: nghiên cứu, phát triển sản phẩm và mở rộng thị trường, triển

khai các chiến lược để có thể quảng bá, giới thiệu sản phẩm trên nhiều thị trường, tiếpcận được nhiều khách hàng trên nhiều quốc gia khác nhau.

Xưởng nhuộm: Công ty nhuộm phân tán liên tục với vải dệt thoi và phương pháp

nhuộm gián đoạn với dệt kim Vải sau khi nhuộm được chuyển sang công đoạn giặt.

Xưởng sản xuất sợi nhuộm màu: nhận sợi nguyên liệu để nhuộm màu sợi theo

đơn đặt hàng hoặc theo nhu cầu để làm nguyên liệu vải dệt thoi hoặc dệt kim.

Phòng Kỹ thuật: Quản lý, bảo trì hệ thống CNTT nhằm đảm bảo hoạt động ổn

định, an toàn hiệu quả; Xử lý các vấn đề phát sinh trong hệ thống CNTT của công ty.Xử lý các vấn đề về máy móc như: lò hơi, máy biến áp, trạm xử lý nước thải,

Phòng Kho: Quản lý và lưu trữ toàn bộ hàng hóa trong quá trình vận chuyển;

Bảo quản kiểm soát chất lượng hàng hóa trong kho; phục vụ cho quản lý và điều hànhhàng hoá của công ty.

Phòng Bảo vệ: Đảm bảo an toàn, an ninh cho công ty Phối hợp các bộ phận

khác trong công ty để đảm bảo các tài sản của công ty, việc ra trong công ty.

3.1.3 Cơ sở vật chất

Cơ sở vật chất luôn được SVT chú trọng và đầu tư để giúp công ty ổn định hoạtđộng, nâng cao chất lượng sản phẩm, năng suất lao động hiệu quả Tính đến thời điểmhiện tại, công ty SVT có 6 xưởng sản xuất cùng với nhiều văn phòng, nhà ở cho cán bộTrung Quốc cùng với nhà bảo vệ, nhà xe, nhà ăn, 4 cổng ra vào, khu xử lý nước thảivà nhiều cơ sở hạ tầng khác đang ngày một cải tiến hiện đại hơn Từng phòng ban nhưphòng hành chính nhân sự, xuất nhập khẩu, tài chính - kế toán, đều được trang bị máyin, máy vi tính, kết nối Internet đầy đủ nhằm đáp ứng, hỗ trợ nhân viên làm việc tốthơn Ngoài ra, các máy móc phục vụ cho sản xuất các sản phẩm dệt may cũng đượcSVT chú trọng đầu tư như: máy dệt thoi, máy dệt kim tròn, máy dệt bằng, lò hơi,

Trang 35

3.1.4 Tình hình tài chính của công ty

Công ty Cổ phần SVT có vốn điều lệ trên 800 tỷ đồng Sau hơn 10 năm hoạtđộng, SVT đã luôn phát triển và mở rộng quy mô, thị trường của mình hơn nữa.

Bảng 3.1 : Cơ cấu tài sản của SVT giai đoạn 2021 – 2023

(Đơn vị: tỷ VND)

Tổng tài sản Ngắn hạn

1.803,89 2.606,93 2.192,56 2.308,02Dài hạn

1.654,46 1.563,57 2.158,38 2.094,89Tổng

3.458,35 4.170,50 4.350,94 4.402,91Tổng nguồn

vốn Nợ phải trả

1.493,79 1.642,76 1.902,57 2.256,83Vốn chủ sở hữu

1.964,56 2.527,74 2.448,37 2.305,25Tổng

3.458,35 4.170,50 4.350,94 4.562,08

Nguồn: Phòng Kế toán

Dựa vào bảng trên có thể thấy tổng tài sản tăng từ năm 2020 đến năm 2023, vàdự kiến tổng tài sản năm 2023 có thể tăng so với năm 2022 Trong cơ cấu tài sản củacông ty, tài sản ngắn hạn hầu như chiếm tỷ trọng cao hơn so với tài sản dài hạn chothấy tính thanh khoản tốt, dễ dàng cho việc quay vòng vốn Tuy nhiên có thể thấy, năm2022 tài sản ngắn hạn của công ty giảm đáng kể nhưng tài sản dài hạn lại tăng lên gần40% so với năm 2021 Có thể nói do năm 2022, SVT đã nâng tài sản dài hạn của mìnhlên để duy trì sự ổn định và phát triển của công ty Số liệu năm 2023 lại đang phản ánhsự tăng lên cả về tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn cho thấy công ty đang dần hồiphục sau đại dịch Covid 19.

Trang 36

Trong cơ cấu tổng nguồn vốn của SVT, công ty đã tăng vốn chủ sở hữu của mìnhtrong giai đoạn 2020 - 2023, vốn chủ sở hữu cũng đang ở mức ổn định Mặt khác, nợphải trả của công ty cũng tăng dần đều qua các năm cũng thể hiện rằng công ty đangcố gắng đầu tư trang thiết bị hiện đại, mở rộng quy mô, nâng cao hoạt động sản xuấtcủa SVT Có thể nói tình hình tài chính của SVT ổn định bởi tổng tài sản ngắn hạn củacông ty luôn lớn hơn nợ phải trả (nợ ngắn hạn và nợ dài hạn) nên SVT luôn đảm bảokhả năng chi trả các khoản nợ, xoay vòng vốn của công ty.

Là một doanh nghiệp FDI nên việc cần gọi vốn cũng không phải là mục tiêu tiênquyết đối với SVT tại Việt Nam Tuy nhiên, để duy trì sự uy tín của mình đối vớikhách hàng cũng như trên toàn cầu thì SVT cần phải quản trị rủi ro và tài chính củamình một cách tốt hơn để có thể sản xuất và triển một cách bền vững.

3.1.5 Các lĩnh vực kinh doanh của công ty

Hiện nay, công ty ngày càng mở rộng và phát triển chủ yếu trong lĩnh vực kinhdoanh xuất khẩu vải và sợi Với các mặt hàng chính gồm: Sản xuất vải dệt thoi; Sảnxuất vải dệt kim; Sản xuất sợi Chủ yếu SVT xuất khẩu với hình thức: gia công và xuấtkhẩu trực tiếp.

3.2 Hoạt động kinh doanh hàng dệt may của Công ty Cổ phần dệt nhuộm SVT3.2.1 Hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần dệt nhuộm SVT 2021 - 2023

Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh công ty SVT giai đoạn 2020- 2023

(Đơn vị: tỷ VND)

Tổng doanh thu 7.041,56 6865,92 11.628,47 13.024,26Tổng chi phí 6.871,92 6809,24 11.354,26 12.563,76Lợi nhuận trước thuế 169,64 56,68 274,21 460,50

Lợi nhuận sau thuế 135,71 45,34 219,37 368,4

Nguồn: Phòng Kế toán

Nhìn chung, doanh thu của SVT trong giai đoạn này đang có xu hướng phát triểntích cực Mặc dù năm 2021, doanh thu có phần giảm nhẹ so với năm 2020 nhưng SVTcũng cắt giảm chi phí của mình để vượt qua giai đoạn chững lại của thị trường quốc tế.Và lợi nhuận sau thuế năm 2021 cũng giảm gần 3 lần so với năm 2020 cho thấy sự ảnhhưởng to lớn của đại dịch Covid 19 đến sản xuất và xuất khẩu đơn hàng của SVT Và

Trang 37

đến năm 2022, với tình hình khởi sắc của nền kinh tế toàn cầu nói chung, ngành dệtmay nói riêng, SVT cũng tăng doanh thu một cách rõ rệt, nhu cầu tiêu dùng toàn cầutăng cao, hoạt động xuất khẩu ngày càng được đẩy mạnh và năm 2022 đánh dấu tốc độtăng trưởng gấp hơn 4 lần so với năm 2021, tổng doanh thu đạt trên 11 nghìn tỷ đồng.Và nó cũng là tiền đề để đến năm 2023, SVT cũng đang chứng kiến doanh thu cao hơn10% so với cùng kỳ của năm 2022, đây là dấu hiệu tích cực trong hoạt động kinhdoanh của SVT.

Về chi phí, như đã đề cập trước đó, năm 2021, công ty đã phải thực hiện chínhsách cắt giảm chi phí để duy trì hoạt động của công ty trước ảnh hưởng của đại dịchCovid Tuy nhiên, những khoản chi phí như: hỗ trợ cán bộ nhân viên bị ảnh hưởng từdịch Covid, các trang thiết bị để phòng chống dịch: khẩu trang, que test, để đảm bảoan toàn cho nhân viên khi làm việc vẫn luôn được SVT chú trọng để đảm bảo sức khỏecho nhân viên của mình Bước sang đến năm 2022, khi nền kinh tế thị trường dần hồiphục, SVT cũng đầy mạnh đầu tư thiết bị, máy móc, tuyển thêm nhân công để gia tăngsản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng của sản phẩm để đáp ứng nhu cầu lớn của thịtrường quốc tế Vì thế mà tổng chi phí mà SVT bỏ ra năm 2022 lớn hơn hẳn so vớinăm 2021 Và năm 2023, công ty cũng không ngừng đầu tư thiết bị, máy móc, nhâncông để tiếp tục gia tăng hoạt động sản xuất sợi, vải dệt kim, dệt thoi của mình.

Tựu chung lại, hoạt động sản xuất và kinh doanh của SVT vẫn đang thể hiện sựphát triển của công ty khi lợi nhuận sau thuế của giai đoạn này vẫn đang ở con số tíchcực, mặc dù năm 2021 lợi nhuận có phần sụt giảm Đặc biệt trong năm 2022, với việcdoanh thu tăng mạnh, đầu tư công nghệ, máy móc thúc đẩy xuất khẩu, lợi nhuận sauthuế lớn nhất trong giai đoạn này với 53,74 tỷ đồng Và sang năm 2023 cũng đang thểhiện sự phát triển của hoạt động sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng của SVT ra thịtrường quốc tế.

3.2.2 Thực trạng hoạt động xuất khẩu của Công ty Cổ phần dệt nhuộm SVT2021 - 2023

3.2.2.1.Tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty Cổ phần SVT

Số liệu thống kê của phòng kế toán của Công ty Cổ phần dệt nhuộm SVT, cho

thấy tổng kim ngạch xuất khẩu vẫn đang trên đà tăng trưởng.

Ngày đăng: 20/05/2024, 16:51

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan