1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu dệt may của việt nam sang thị trường eu

36 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hoạt Động Xuất Khẩu Dệt May Của Việt Nam Sang Thị Trường EU
Tác giả Nguyễn Linh Ngọc, Mai Hà Quỳnh Nhi, Vũ Yến Linh
Người hướng dẫn Th.S Nguyễn Đức Xuân Lâm
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Thể loại báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 490,97 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI ------ BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU DỆT MAY CỦA VIỆT NAM

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

- -

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU DỆT

MAY CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU

Sinh viên thực hiện:

Nguyễn Linh Ngọc - K58EK1

Mai Hà Quỳnh Nhi - K58EK3

Vũ Yến Linh - K58EK1

Giảng viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Đức Xuân Lâm

Hà Nội, năm 2024

Trang 2

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU 3

DANH MỤC HÌNH VẼ 4

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 5

MỞ ĐẦU 6

1 Tính cấp thiết của đề tài 6

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 7

3 Mục đích nghiên cứu 10

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 10

5 Phương pháp nghiên cứu 11

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY 12

1.1 Các khái niệm 12

1.2 Vai trò của xuất khẩu hàng dệt may 14

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới xuất khẩu dệt may 16

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19

2.1 Giả thuyết nghiên cứu 19

2.2 Mô hình nghiên cứu 20

2.3 Phương pháp thu thập dữ liệu 20

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA VIỆT NAM VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU 22

3.1 Phân tích thực trạng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường EU 22

3.2 Phân tích kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang thị trường EU 25

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP 29

4.1 Kết luận 29

4.2 Giải pháp 31

TÀI LIỆU THAM KHẢO 35

Trang 3

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1 Phân loại ngành hàng dệt may

Bảng 3.1 Thống kê mô tả các biến trong mô hình

Bảng 3.2 Kết quả ước lượng bằng phương pháp OLS

Trang 4

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 3.1: Biểu đồ thể hiện tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang từng nước EU năm 2021

Trang 5

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

APEC Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái

Bình Dương

CPTPP Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ

xuyên Thái Bình Dương

EVFTA Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu

Âu-Việt Nam

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam là quốc gia có lợi thế về sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may Ngành dệt may được xem là ngành mũi nhọn, đóng vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế Năm 2019, giá trị xuất khẩu của ngành đứng thứ hai trong những ngành có giá trị xuất khẩu cao nhất nước ta chỉ sau máy móc và thiết bị điện, đồng thời Việt Nam cũng là thị trường xuất khẩu dệt may lớn thứ tư trên thế giới sau Trung Quốc, EU, Bangladesh (MOIT, 2019) Theo Bộ Công Thương Việt Nam, năm 2021 kim ngạch xuất khẩu toàn ngành dệt may đạt 40,3 tỷ USD Bên cạnh đó, theo báo cáo của Bộ Công thương, có khoảng 2,7 triệu lao động làm việc trong ngành này Tổ chức Lao động quốc tế nhận định rằng “dệt may là ngành then chốt, đóng góp cho sự tăng trưởng và phát triển của Việt Nam” Những con số này có được phần nào nhờ vào việc Việt Nam tham gia vào các Hiệp định Thương mại Tự do, đặc biệt là EVFTA có hiệu lực từ tháng 8/2020 và CPTPP có hiệu lực từ 14/1/2019 Các FTA này đã tạo ra nhiều cơ hội thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam, hơn hết là đối với các sản phẩm có lợi thế so sánh cao như ngành dệt may trong việc

mở rộng thị trường xuất khẩu bằng các cam kết về cắt giảm thuế quan, xuất xứ và hàng rào

kỹ thuật, các điều khoản về lao động và môi trường Có thể thấy, ngành dệt may đóng vai trò quan trọng trong cả phương diện kinh tế và xã hội

Bên cạnh đó, EU là thị trường lớn thứ hai về xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam chỉ sau Hoa Kỳ EU là một liên minh chính trị, kinh tế và quân sự bao gồm 27 quốc gia thành viên tại châu Âu với dân số gần 447,7 triệu dân vào thời điểm năm 2020 (EUROSTAT) Nhu cầu nhập khẩu hàng hoá của các quốc gia này vô cùng đa dạng, đặc biệt là đối với hàng may mặc bởi sự phong phú về mức sống cũng như thu nhập Sau khi gia nhập WTO, giá trị xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang EU (bao gồm cả The UK) liên tục phát triển, từ gần 1,65 tỷ USD lên 4,78 tỷ USD (MOIT, 2019) Năm 2019, thị phần xuất khẩu sản phẩm này tăng từ 2,4% lên so với 2,2% so với năm 2018 (MOIT, 2019) Đặc biệt

là sau khi EVFTA có hiệu lực vào ngày 1/8/2020, EU càng trở thành thị trường quan trọng

và việc xuất khẩu hàng dệt may sang EU có ý nghĩa mang tầm chiến lược đối với sự phát triển ngoại thương nói riêng và nền kinh tế của Việt Nam nói chung

Có thể nói, EU là một trong những thị trường tiềm năng và cũng là bạn hàng từ lâu của hàng may mặc Việt Nam với số lượng các quốc gia trong khối lớn, có sự thống nhất và

ổn định về kinh tế, chính trị, và khả năng nhập khẩu cao Vì vậy, việc nghiên cứu về các

Trang 7

yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường này là cần thiết

Ngoài ra, mặc dù là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn và là ngành xuất khẩu chủ lực Song trên thực tế, xuất khẩu may mặc của Việt Nam sang EU có nhiều biến động Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, 7 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang EU đạt 1,69 tỷ USD, giảm 15,98% so với cùng kỳ năm 2019 Tuy nhiên bắt đầu từ khi EVFTA có hiệu lực, tình hình này lại có sự cải thiện Cụ thể, bước sang quý I -

2021, kim ngạch xuất khẩu dệt may sang thị trường này đã tăng 3,44% so với cùng kỳ năm trước

Xuất phát từ tình trạng thực tế kể trên và nhận thức được tầm quan trọng của ngành dệt may Việt Nam cùng với mức độ tiềm năng của thị trường EU Nhóm nghiên cứu đã chọn đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang thị trường EU”

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

2.1 Các nghiên cứu trong nước

“Phân tích các yếu tố tác động đến xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường

EU bằng mô hình trọng lực” của Vũ Bạch Diệp, Nguyễn Thị Phương Thảo và Ngô Hòai Thu (2018) Nghiên cứu này sử dụng mô hình trọng lực mở rộng để phân tích các yếu tố tác động đến xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường EU trong giai đoạn 2005-

2017 Kết quả ước lượng mô hình cho thấy, các yếu tố: GDP, dân số, chất lượng thể chế và việc gia nhập WTO có tác động cùng chiều; các yếu tố: Khoảng cách địa lý, khoảng cách công nghệ có tác động ngược chiều tới kim ngạch xuất khẩu Trong khi đó, tác động của yếu tố “lịch sử” là âm nhưng không có ý nghĩa thống kê Những kết quả này có thể giúp chính phủ và các cơ quan thực thi chính sách một số gợi ý giải pháp để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường EU

Nguyễn Ngọc Quỳnh, Phạm Hoàng Linh và Bùi Thị Thanh Hải (2018) nghiên cứu

về các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường Liên minh châu Âu (EU) Bài nghiên cứu chỉ ra rằng tổng sản phẩm quốc nội, tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người và mức độ tự do thương mại của nước nhập khẩu có ảnh hưởng tích cực đến xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường EU Trong khi

đó, khoảng cách địa lý và tình trạng tiếp giáp biển của nước nhập khẩu có ảnh hưởng tiêu cực đến xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường này Kết quả nghiên cứu là

Trang 8

cơ sở khoa học để đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường EU trong thời gian tới

Nghiên cứu của Trần Mai Phương, Phạm Kiều Phương và Lê Ngọc Bản Trân (2022) nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU Nghiên cứu sử dụng mô hình trọng lực, số liệu bảng trong giai đoạn 2006-2020 và phương pháp hồi quy như pooled OLS, REM, FEM cho thấy: yếu tố như GDP của từng quốc gia thành viên EU, độ mở cửa kinh tế Việt Nam có tác động tích cực đến kim ngạch xuất khẩu thủ công mỹ nghệ Việt Nam sang thị trường EU Ngược lại, các yếu tố như tỷ giá hối đoái Việt Nam, khoảng cách kinh tế, khoảng cách địa lý có tác động ngược chiều Dựa vào kết quả thu được, nghiên cứu còn đưa ra kiến nghị nhằm nâng cao kim ngạch xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường

EU

Thi Thanh Huyen Vu và cộng sự (2019) sử dụng mô hình trọng lực và dữ liệu bảng

để phân tích tác động của các yếu tố quyết định thương mại sản phẩm gỗ của Việt Nam từ năm 2001 đến năm 2016 Ước lượng trọng lực hàm ý tầm quan trọng của quy mô nền kinh

tế, khoảng cách, mức độ mở của nền kinh tế, dân số, tài nguyên rừng của các đối tác thương mại của Việt Nam, chính sách hạn chế khai thác gỗ của Việt Nam, biên giới chung, hiệp định thương mại tự do và tỷ giá hối đoái là những yếu tố quyết định thương mại sản phẩm

gỗ của Việt Nam Những biến này được phát hiện là có tác động khác nhau đến xuất khẩu

và nhập khẩu các sản phẩm gỗ Tuy nhiên, việc Việt Nam gia nhập WTO và APEC không giúp ích gì cho hoạt động xuất nhập khẩu các sản phẩm gỗ của nước này Kết quả nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng Chính phủ Việt Nam cần thực hiện các chính sách tăng cường đầu

tư vào ngành chế biến gỗ, phát triển nguồn nguyên liệu gỗ chất lượng cao từ rừng trồng trong nước, tận dụng các ưu đãi thương mại từ các hiệp định thương mại tự do mới nhằm thúc đẩy phát triển xuất khẩu ngành gỗ

Phan Thanh Hoan (2020) nghiên cứu các yếu tố quyết định xuất khẩu của Việt Nam sang CPTPP bằng cách áp dụng mô hình trọng lực cho dữ liệu bảng cho giai đoạn 2003-

2016 Bên cạnh các biến số thông thường như quy mô kinh tế và khoảng cách giữa thương mại giữa các bên; tỷ giá hối đoái, thuế quan song phương, khoảng cách thu nhập và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được đưa vào mô hình Kết quả cho thấy xuất khẩu của Việt Nam sang CPTPP chịu ảnh hưởng bởi quy mô nền kinh tế (GDP), khoảng cách thu nhập, thuế quan song phương, FDI và tỷ giá hối đoái Trong số các yếu tố tác động, quy mô kinh

tế, tỷ giá hối đoái và khoảng cách thu nhập có tác động đáng kể đến xuất khẩu của Việt

Trang 9

Nam sang CPTPP Tiềm năng thương mại giữa Việt Nam và CPTPP còn lớn tính toán dựa trên kết quả mô hình trọng lực Xuất khẩu của Việt Nam sang CPTPP được dự đoán sẽ tăng trưởng đáng kể tại các thị trường thành viên

“Factors influencing Vietnam’s handicraft export with the gravity model” của Anh Thu, L., Fang, S và Kessani, S.S (2019) Bài nghiên cứu cho thấy GDP của Việt Nam, GDP của nước nhập khẩu, dân số đối tác thương mại, lạm phát của Việt Nam, khoảng cách kinh tế giữa Việt Nam và nước nhập khẩu, độ mở của Việt Nam, ngôn ngữ chung của nước nhập khẩu và vấn đề cả Việt Nam và nước nhập khẩu đều là thành viên APEC là những yếu

tố chính ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam

Bac Xuan Nguyen (2010) nghiên cứu về “The Determinants of Vietnamese Export Flows: Static and Dynamic Panel Gravity Approaches” Bài nghiên cứu đã sử dụng mô hình trọng lực tĩnh và động để xem xét các yếu tố có ảnh hưởng đến dòng xuất khẩu của Việt Nam Kết quả cho thấy, nhìn chung, tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam có mối tương quan dương với tăng trưởng thu nhập của Việt Nam và đối tác thương mại Ngoài ra, chi phí vận chuyển có ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả xuất khẩu của Việt Nam Các yếu tố quan trọng khác bao gồm tỷ giá hối đoái và tư cách thành viên ASEAN của các đối tác thương mại

2.2 Các nghiên cứu của nước ngoài

Thida Oo, J Kueh, D Hla (2019) với bài nghiên cứu “Determinants of Export Performance in ASEAN Region: Panel Data Analysis” đã chỉ ra rằng có mối quan hệ lâu dài giữa các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu như lãi suất, tăng trưởng kinh tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài với hiệu quả xuất khẩu của các nước ASEAN Từ đó, khuyến nghị rằng các nhà hoạch định chính sách cần chiến lược hóa các chính sách của mình nhằm tiến tới hợp tác chặt chẽ hơn giữa các nước ASEAN, đặc biệt là thúc đấy xuất khẩu bền vững trong khu vực

Arvis, J F., Raballand, G., Marteau, J.F (2007) đã nhấn mạnh rằng các nước không giáp biển đang bị ảnh hưởng chủ yếu không chỉ bởi chi phí vận chuyển hàng hóa và dịch

vụ cao mà còn bởi mức độ khó lường trong thời gian vận chuyển Chi phí không chỉ tới từ những hạn chế về mặt vật chất mà còn là hoạt động cho thuê tràn lan và những sai sót nghiêm trọng trong việc triển khai hệ thống vận tải

Deluna, R J and Cruz, E (2014) đã sử dụng mô hình trọng lực biên ngẫu nhiên để nghiên cứu về hiệu quả và tiềm năng xuất khẩu của Philippine Bài nghiên cứu cho thấy

Trang 10

luồng xuất khẩu hàng hóa bị ảnh hưởng đáng kể bởi thu nhập, quy mô thị trường của đối tác nhập khẩu và khoảng cách giữa họ Philippine cũng sẽ có tiềm năng xuất khẩu hơn khi Philippine trở thành thành viên của ASEAN, APEC và WTO đồng nghĩa với mức độ tự do hóa thương mại cao hơn Giảm tham nhũng, thị trường lao động tự do hơn ở nước nhập khẩu và tính phổ biến của ngôn ngữ cũng nâng cao tiềm năng này

Sharma M & Dhiman R (2016) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả xuất khẩu của ngành dệt may Ấn Độ Bài viết nhấn mạnh rằng có mối quan hệ giữa GDP, tỷ giá hối đoái, lao động, vốn (FDI) và công nghệ với hiệu quả xuất khẩu của ngành dệt may

Epaphra M (2016) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của Tanzania trong giai đoạn 1966-2015 bằng cách sử dụng phương pháp đồng liên kết Johansen và quan hệ nhân quả Granger Dựa trên những phát hiện và tính toán, kết quả cho thấy GDP bình quân đầu người, tự do hóa thương mại và tỷ giá hối đoái có tác động tích cực đến hoạt động xuất khẩu ở Tanzania Trong khi đó, lạm phát có tác động tiêu cực đến xuất khẩu

3 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu: Bài nghiên cứu đi vào phân tích thực trạng, đánh giá những yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường EU……

Mục tiêu chung: Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường EU, từ đó đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp và kiến nghị cho Nhà nước trong việc cải thiện kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này

Mục tiêu cụ thể: Để đạt được mục tiêu chung trên, đề tài nghiên cứu được thực hiện nhằm giải quyết những mục tiêu cụ thể sau đây: Trước tiên, xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường EU Thứ hai, đo lường mức độ tác động của từng yếu tố đến xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường

EU Thứ ba, kiểm định mối quan hệ và mức độ ảnh hưởng của các biến đối với giá trị xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường EU Cuối cùng, bài nghiên cứu đề xuất các giải pháp cho doanh nghiệp và kiến nghị cho Nhà nước trong việc cải thiện xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường EU

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang thị trường EU

Trang 11

- Phạm vi không gian: Việt Nam và 25/27 nước EU (trừ Czech và Malta do thiếu số liệu)

- Phạm vi thời gian: từ năm 2007 đến năm 2021

5 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu sử dụng các phương pháp tổng hợp, thống kê và phân tích số liệu,

so sánh và đánh giá kết hợp với phân tích logic các thực trạng cũng như yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu dệt may từ Việt Nam sang EU

Ngoài ra, đề tài còn sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với mô hình hồi quy để kiểm định mối quan hệ và mức độ ảnh hưởng của các biến đối với giá trị xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường EU Dữ liệu về giá trị xuất khẩu được thu thập

từ World Integrated Trade Solution (WITS) Các dữ liệu khác được thu thập từ nhiều nguồn như International Monetary Fund (IMF), Heritage và Dateandtime Phần mềm thống kê Stata được sử dụng trong quá trình xử lý dữ liệu và phân tích định lượng

6 Kết cấu bài báo cáo

Nghiên cứu được trình bày theo 4 chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Kết quả nghiên cứu

Chương 4: Kết luận và đưa ra giải pháp, kiến nghị

Trang 12

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY

Theo kênh Quốc hội đã định nghĩa về xuất khẩu: “Xuất khẩu là hoạt động bán hàng hóa ra nước ngoài, nó không phải là hành vi bán hàng riêng lẻ mà là hệ thống bán hàng có

tổ chức cả bên trong lẫn bên ngoài của một quốc gia nhằm mục tiêu lợi nhuận, thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ổn định và từng bước nâng cao mức sống của nhân dân.”

b Các hình thức xuất khẩu:

Theo Doãn Kế Bôn và Lê Thị Việt Nga (2021), hoạt động xuất khẩu được chia thành

2 dạng cơ bản:

- Xuất khẩu trực tiếp

Xuất khẩu trực tiếp là hoạt động theo đó doanh nghiệp sản xuất hoặc thu mua hàng hóa ở thị trường trong nước rồi trực tiếp bán cho người mua ở thị trường nước ngoài mà không sử dụng các trung gian thương mại Với hình thức kinh doanh này, doanh nghiệp sẽ

tự mình thực hiện tất cả các phần công việc liên quan đến xuất khẩu Vì thế, doanh nghiệp

có thể trực tiếp kiểm soát hoạt động phân phối, xây dựng nhãn hiệu, cũng như định giá các sản phẩm do mình cung cấp Bên cạnh đó, việc xuất khẩu trực tiếp giúp doanh nghiệp tham gia vào các khâu trong hoạt động xuất khẩu sản phẩm của mình sang thị trường nước ngoài, bởi vậy doanh nghiệp có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với thị trường và khách hàng để hiểu được rõ nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng của họ cũng như nhanh chóng nắm bắt được những

cơ hội mới

- Xuất khẩu gián tiếp

Xuất khẩu gián tiếp là hình thức xuất khẩu hàng hóa khi nhà xuất khẩu không làm việc trực tiếp với người nhập khẩu ở nước ngoài mà sẽ thông qua một bên thứ ba thường được gọi là trung gian thương mại để thực hiện các phần công việc liên quan Để bán và

Trang 13

phân phối các sản phẩm của mình ở thị trường nước ngoài, người sản xuất sử dụng các bên trung gian thương mại là những người có chức năng xuất khẩu thực hiện cho mình Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sản xuất hay nhà xuất khẩu trong nước sẽ không thực sự tham gia vào hoạt động tiếp thị và bán hàng ở thị trường nước ngoài

Có 5 dạng thức chính liên quan đến xuất khẩu gián tiếp, gồm có:

Đại lý thu mua xuất khẩu (export buying agent) Đơn vị này đóng vai

trò là đại diện cho những doanh nghiệp hoặc cá nhân ở nước ngoài đang có nhu cầu mua hàng Nhiệm vụ của họ là tìm kiếm các nhà sản xuất hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ có những sản phẩm đáp ứng với nhu cầu mà đối tác nước ngoài đang cần với giá bán hàng ở mức hợp lý nhất có thể

Môi giới (broker) Một dạng thức trung gian khác là môi giới xuất

khẩu Người này đóng vai trò đứng giữa kết nối thông tin để bên bán hàng ở trong nước và bên mua hàng ở nước ngoài có thể tiếp xúc và giao dịch với nhau Người môi giới chịu trách nhiệm giúp các bên bán hàng và bên mua hàng kết nối để tiến tới ký hợp đồng và giao dịch hàng hóa, chứ không trực tiếp xử lý và sở hữu hàng hóa trong quá trình giao dịch mua bán

Công ty quản lý xuất khẩu (export management company) Đây là các

công ty chuyên trách nhận ủy thác và quản lý họa động xuất khẩu hàng hóa cho các doanh nghiệp xuất khẩu khác nhau Các công ty này có nhiều kinh nghiệm trong việc làm thủ tục xuất nhập khẩu và cung cấp các dịch vụ này cho những doanh nghiệp có nhu cầu xuất khẩu hàng hóa

Công ty thương mại (trading company) Đây là các doanh nghiệp hoạt

động như nhà phân phối độc lập với chức năng kết nối với các khách hàng nước ngoài với các công ty sản xuất và xuất khẩu trong nước để đưa các hàng hóa và dịch

vụ đến với khách hàng ở thị trường nước ngoài

Hợp tác xuất khẩu (piggyback) Đây là dạng thức công ty sản xuất

dùng mạng lưới phân phối của doanh nghiệp khác để bán các sản phẩm của mình trên thị trường nước ngoài

c Vai trò

Hoạt động xuất khẩu không chỉ mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho nền kinh tế mà còn góp phần giải quyết các vấn đề xã hội của quốc gia Cụ thể: (i) Xuất khẩu mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho nền kinh tế, từ đó làm gia tăng GDP quốc gia; (ii) Góp phần chuyển

Trang 14

dịch cơ cấu nền kinh tế và thúc đẩy phát triển theo hướng sử dụng có hiệu quả các nguồn lực và lợi thế quốc gia; (iii) Tạo nguồn vốn quan trọng để nhập khẩu công nghệ phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước; (iv) Giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, bảo vệ môi trường và một số vấn đề xã hội khác; (v) Góp phần mở rộng và thúc đẩy các mối quan hệ kinh tế đối ngoại, tăng cường vị trí kinh tế của quốc gia trên thị trường thế giới

1.1.2 Hàng dệt may

a Khái niệm

Theo báo cáo ngành VietinBank SC, ngành hàng dệt may là một trong những ngành chủ đạo của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, liên quan đến việc sản xuất sợi, dệt nhuộm, vải, thiết kế sản phẩm, hoàn tất hàng may mặc và cuối cùng là phân phối hàng may mặc đến tay người tiêu dùng Ngành dệt may là góp phần đảm bảo nhu cầu tiêu dùng, cần thiếu cho hầu hết các ngành nghề và sinh hoạt; là một ngành đem lại thặng dư xuất khẩu cho nền kinh tế; góp phần giải quyết việc làm; tăng phúc lợi xã hội

b Phân loại:

Theo Trademap, ngành hàng dệt may được phân loại thành các sản phẩm sau:

Bảng 1.1 Phân loại ngành hàng dệt may

STT Mã sản phẩm Nhãn sản phẩm

1 61 Hàng may mặc và đồ phụ trợ quần áo, dệt kim hoặc móc

2 62 Hàng may mặc và phụ kiện quần áo, không dệt kim hoặc móc

4 64 Giày, dép và các sản phẩm tương tự

5 65 Mũ đội đầu và các phụ kiện của chúng

Nguồn: Tổng hợp của nhóm tác giả từ Trademap

1.2 Vai trò của xuất khẩu hàng dệt may

Báo cáo của voer.edu đã đưa ra các vai trò của xuất khẩu hàng dệt may, cụ thể:

Trang 15

Xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm dệt may sẽ tạo ra nguồn thu nhập, tích lũy cho Nhà nước một nguồn vốn ngoại tệ lớn cho việc nhập khẩu các thiết bị sản xuất hiện đại, nguyên phụ liệu… để phát triển sản xuất phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước Đồng thời cũng giúp cho mỗi doanh nghiệp có cơ sở

để tự hiện đại hóa sản xuất của mình Khi xuất khẩu các sản phẩm dệt may nước ta sẽ có một nguồn thu ngoại tệ lớn cho nền kinh tế quốc dân, đáp ứng cho việc nhập khẩu các mặt hàng mà chúng ta cần để đảm bảo cho sự phát triển cân đối, ổn định của nền kinh tế; giúp chúng ta khai thác tối đa tiềm năng của đất nước

Xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hoá nói chung và sản phẩm dệt may nói riêng được xem là một yếu tố để thúc đẩy phát triển và tăng trưởng kinh tế vì nó cho phép mở rộng quy mô sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nước, gây phản ứng dây chuyền kéo theo một loạt các ngành khác có liên quan phát triển theo Khi ngành dệt may đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu thì sẽ buộc phải mở rộng quy mô sản xuất và cần nhiều nguyên liệu hơn để phục vụ cho ngành dệt và may, điều

đó sẽ dẫn theo sự phát triển của ngành trồng bông và các ngành có liên quan đến việc trồng bông như phân bón, vận tải…

Việc ngành dệt may đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu

sẽ giúp Nhà nước và chính bản thân các doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực có sẵn và các lợi thế vốn có của quốc gia cũng như của doanh nghiệp, đồng thời tiếp cận với sự phát triển của khoa học - công nghệ trên mọi lĩnh vực để nâng cao chất lượng, tăng sản lượng và hướng tới sự phát triển bền vững cho đất nước và doanh nghiệp

Tiến hành các hoạt động xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm dệt may góp phần giúp Nhà nước giải quyết vấn đề công ăn việc làm, nâng cao mức sống người dân, đưa quốc gia thoát khỏi sự đói nghèo và lạc hậu Việc ngành dệt mạnh hoạt động xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu đồng nghĩa với việc mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, khi đó ngành dệt may sẽ thu hút được nhiều hơn nữa lao động và giúp họ có được một mức thu nhập cao và ổn định, tay nghề của người lao động được nâng cao do họ sẽ được đưa vào đào tạo một cách bài bản và có kế hoạch cụ thể, đồng thời có cơ hội tiếp cận với những công nghệ sản xuất dệt may hiện đại

Để việc đẩy mạnh xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu có hiệu quả cao, các doanh nghiệp dệt may phải không ngừng đầu tư vào trang thiết bị máy móc, công nghệ sản xuất để vừa nâng cao chất lượng sản phẩm vừa tăng năng xuất thì mới tạo ra được những sản phẩm có tính cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế Như vậy xuất khẩu và mở rộng thị

Trang 16

trường xuất khẩu còn có vai trò kích thích đổi mới công nghệ sản xuất cho nền kinh tế nói chung và cho ngành dệt may nói riêng

Nhờ có hoạt động xuất khẩu và công tác mở rộng thị trường xuất khẩu mà sự hợp tác kinh tế giữa nước ta với các nước khác ngày càng phát triển bền chặt và thân thiện Điều

đó là do xuất khẩu chính là sự trao đổi giữa các quốc gia, là sự thể hiện mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia và là hình thức ban đầu của các hoạt động đối ngoại Không chỉ thế nó còn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tăng cường tiếp cận với thế giới bên ngoài, từ đó có một nguồn thông tin vô cùng phong phú và nhạy bén với cơ chế thị trường; thiết lập được nhiều mối quan hệ và tìm được nhiều bạn hàng trong kinh doanh hợp tác xuất nhập khẩu

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới xuất khẩu dệt may

1.3.1 GDP

Về cơ bản, khi tổng giá trị hàng dệt may sản xuất trong lãnh thổ của một nước tăng lên sẽ đồng nghĩa với lượng cung hàng của nước đó tăng lên và nước đó có cơ hội xuất khẩu nhiều hơn

Ngành dệt may gồm 3 ngành chính là ngành sợi, ngành vải và ngành may mặc Theo cấu trúc doanh thu theo tiểu ngành trong báo cáo của VIRAC, ngành may mặc chiếm tỷ trọng doanh thu lớn nhất trong ngành dệt may Trong khi đó, ngành sợi lại có phần đóng góp doanh thu nhỏ nhất

Theo báo cáo của VIRAC, GDP 6 tháng đầu năm 2023 tăng 3.72%, khá thấp so với GDP cùng kỳ giai đoạn 2011 – 2023, trong đó dịch vụ là lĩnh vực đóng góp nhiều nhất với, theo sau là lĩnh vực công nghiệp xây dựng Các chính sách kích cầu tiêu dùng nội địa, hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch được đẩy mạnh đã góp phần duy trì tăng trưởng của khu vực dịch vụ trong 6 tháng qua

1.3.2 Khoảng cách địa lý

Khoảng cách địa lý giữa các quốc gia ảnh hưởng tới cước phí vận chuyển, rủi ro trong quá trình vận chuyển… Khoảng cách càng gần thì cước phí càng nhỏ, rủi ro đối với hàng hóa trong quá trình vận chuyển càng giảm, như thế càng góp phần thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu Ngược lại, khoảng cách càng xa thì cước phí càng lớn, rủi ro đối với hàng hóa trong quá trình vận chuyển càng lớn Đó là lý do tại sao các nước hay chú trọng đến giao lưu thương mại và cẩn thận trong từng khâu xuất nhập khẩu hàng hóa Khoảng cách

có ảnh hưởng trực tiếp tới thời gian cũng như phương thức vận chuyển hàng hóa Do vậy,

Trang 17

với từng nhóm hàng khác nhau thì yếu tố khoảng cách cũng có thể gây nên những tác động khác biệt.

1.3.3 Tình trạng tiếp giáp biển

Tình trạng tiếp giáp biển có thể có ảnh hưởng đáng kể đến xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường EU Cụ thể:

Vận chuyển và cước phí: Tiếp giáp biển mang lại thuận lợi về vận chuyển hàng hóa bằng đường biển Quốc gia tiếp giáp biển có thể sử dụng các cảng biển để xuất khẩu hàng hóa một cách tiện lợi và giảm thiểu thời gian và chi phí vận chuyển Theo Cục Hàng hải Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) cho biết, theo thống kê về chỉ số giá vận chuyển container của trang Drewry (thuộc trung tâm nghiên cứu hàng hải độc lập, cung cấp thông tin về thị trường hàng hải), giá dịch vụ vận tải container từ châu Á đi châu Âu, châu Mỹ trong tuần đầu của tháng 1-2024 biến động lớn So với thời điểm cuối năm 2023, giá cước tăng khoảng 60%; so với cùng kỳ năm 2023 tăng 25% Hiện tại, mức giá cao hơn khoảng 88% so với mức trước thời điểm xảy ra đại dịch Covid-19

Quy định và chính sách thương mại: Tình trạng tiếp giáp biển có thể tạo ra lợi thế pháp lý và chính sách thương mại cho quốc gia Việc tiếp giáp biển có thể giúp Việt Nam tiếp cận những thỏa thuận thương mại ưu đãi giữa EU và các quốc gia tiếp giáp biển, chẳng hạn như các hiệp định về hải quan và vận chuyển Điều này có thể làm giảm các rào cản thương mại và tăng khả năng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường EU

1.3.4 Mức độ tự do thương mại

Theo Bộ Công Thương đã nêu về tác động của các Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) tới xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU Cụ thể:

Tác động của các FTA tới xuất khẩu dệt may Việt Nam:

Một là, việc tham gia các FTA tạo ra các ưu đãi về cắt giảm thuế quan giúp tăng trưởng xuất khẩu dệt may Việt Nam, hàng dệt may sẽ được hưởng thuế xuất nhập khẩu ưu đãi tới 0% mang lại lợi thế cạnh tranh lớn Giảm và xóa bỏ thuế dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng nguồn hàng dệt may nhập khẩu giữa các nước tham gia do giá thành rẻ hơn, chất lượng và mẫu mã phong phú hơn Giảm thuế cũng giúp cho việc mở rộng thị phần hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam sang các nước trong khu vực thương mại tự do hay các nước

Trang 18

về xuất xứ, hàng rào kỹ thuật đòi hỏi ngành công nghiệp dệt may Việt Nam phải đầu tư vào phải triển ngành sợi, vải Phát triển sản xuất nguyên phụ liệu trong nước sẽ gặp khó khăn trong giai đoạn đầu vì nước ta từ trước đến nay phụ thuộc chủ yếu vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, nhập khẩu vải và nguyên phụ liệu ngành dệt may hiện đang có giá trị khoảng 40% giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc, trong đó 70% vải nhập khẩu phục vụ cho mục đích may xuất khẩu Chi phí cho nhập khẩu nguyên phụ liệu đang chiếm khoảng 30% tổng giá trị xuất khẩu của doanh nghiệp Ngoài ra nguồn nguyên liệu sản xuất trong nước chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn về chất lượng và kỹ thuật

Ba là, các điều khoản về lao động và môi trường chặt chẽ nhằm thúc đẩy sự tương

hỗ lẫn nhau giữa các chính sách về thương mại và lao động, môi trường Đây cũng là một thách thức lớn đối với nước ta khi phải kịp thời điều chỉnh luật lao động và các luật liên quan cũng như thực thi các cam kết về môi trường Việt Nam trong giai đoạn tới cần tiếp tục khắc phục những bất cập về bảo vệ môi trường khi sản xuất nguồn nguyên liệu dệt may trong nước đặc biệt là trong công đoạn nhuộm và hoàn tất sản phẩm

Bốn là, các FTA cũng giúp Việt Nam có cơ hội được tham vấn về các vụ kiện chống bán phá giá và chống trợ cấp, sử dụng các cam kết về hàng rào kỹ thuật để tránh các tranh chấp thương mại Từ đó thúc đẩy đầu tư vốn, công nghệ, nâng cao kỹ năng quản lý trong sản xuất và xuất khẩu dệt may

Tình hình xuất khẩu dệt may khi thực thi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU: Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) bắt đầu có hiệu lực từ 01/08/2021 sẽ có những tác động lớn tới kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và các nước

EU Thị trường EU có giá trị kim ngạch nhập khẩu may mặc lớn nhất thế giới, tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU mới chỉ chiếm khoảng 6% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam Với những tác động của EVFTA giúp kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng 8% trong năm 2021, trong đó các nước tăng trưởng nhanh bao gồm Thụy Điển tăng 34%, Ba Lan 27%, Ý 16%, Hà Lan 15% Đặc biệt, sang năm

2022 có sự tăng trưởng nhanh giá trị xuất khẩu sang EU, trong đó thị trường chính là Đức tăng 57%

Ngày đăng: 04/04/2024, 08:36

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN