1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu cà phê của việt nam sang thị trường eu

115 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hoạt Động Xuất Khẩu Cà Phê Của Việt Nam Sang Thị Trường EU
Tác giả Lưu Thị Kim Oanh, Nguyễn Hồng Ngọc, Bùi Thị Thảo Ly, Đỗ Thị Ánh Nguyệt
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Vi Lê
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Kinh Tế Và Kinh Doanh Quốc Tế
Thể loại báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 115
Dung lượng 1,86 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI (11)
    • 1.1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu (11)
    • 1.2. Tổng quan nghiên cứu (12)
      • 1.2.1. Tổng quan các nghiên cứu trong nước (12)
      • 1.2.2. Tổng quan các nghiên cứu quốc tế (15)
      • 1.2.3. Khoảng trống nghiên cứu (18)
    • 1.3. Mục tiêu nghiên cứu (18)
      • 1.3.1. Mục tiêu chung (18)
      • 1.3.2. Mục tiêu cụ thể (19)
    • 1.4. Đối tượng nghiên cứu (19)
    • 1.5. Phạm vi nghiên cứu (19)
    • 1.6. Phương pháp nghiên cứu (19)
    • 1.7. Kết cấu bài nghiên cứu (20)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ (22)
    • 2.1. Tổng quan về mặt hàng cà phê (22)
      • 2.1.1. Đặc điểm mặt hàng cà phê (22)
      • 2.1.2. Phân loại cà phê (25)
    • 2.2. Tổng quan về hoạt động xuất khẩu (26)
      • 2.2.1. Khái niệm (26)
      • 2.2.2. Hình thức xuất khẩu (27)
      • 2.2.3. Vai trò của hoạt động xuất khẩu trong nền kinh tế (28)
    • 2.3. Đặc điểm của hoạt động xuất khẩu mặt hàng cà phê (30)
      • 2.3.1. Thị trường xuất khẩu cà phê (30)
      • 2.3.2. Rào cản thương mại đối với xuất khẩu cà phê (31)
      • 2.3.3. Tính ổn định của cà phê (31)
      • 2.3.4. Đối thủ cạnh tranh của ngành cà phê xuất khẩu (32)
    • 2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu mặt hàng cà phê (33)
      • 2.4.1. Điều kiện tự nhiên (33)
      • 2.4.2. Đối thủ cạnh tranh (34)
      • 2.4.3. Tiến bộ khoa học kỹ thuật (34)
      • 2.4.4. Rào cản thương mại (34)
      • 2.4.5. Liên kết vùng theo chuỗi giá trị (35)
      • 2.4.6. GDP (36)
      • 2.4.7. GNI (36)
      • 2.4.8. Dân số (37)
      • 2.4.9. Khoảng cách địa lý (38)
  • CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU (39)
    • 3.1. Tổng quan về thị trường EU đối với hoạt động xuất khẩu cà phê (39)
      • 3.1.1. Khái quát về Việt Nam và Liên minh Châu Âu (39)
      • 3.1.2. Thông tin về thị trường cà phê EU (43)
      • 3.1.3. Các quy định của EU đối với hoạt động nhập khẩu cà phê từ Việt Nam (47)
    • 3.2. Tình hình sản xuất, xuất khẩu cà phê của Việt Nam (54)
      • 3.2.1. Năng lực sản xuất, cung ứng của Việt Nam (54)
      • 3.2.2. Tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam (56)
    • 3.3. Thực trạng hoạt động xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường EU trong giai đoạn 2010 - 2022 (64)
      • 3.3.1. Kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường EU (64)
      • 3.3.2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường EU (66)
      • 3.3.3. Thị phần xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường EU (67)
    • 3.4. Giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu đề xuất (68)
      • 3.4.1. Giả thuyết nghiên cứu (68)
      • 3.4.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất (71)
    • 3.5. Kết quả nghiên cứu (73)
      • 3.5.1. Phân tích thống kê mô tả (73)
      • 3.5.2. Phân tích độ tin cậy của thang đo Cronbach’s Alpha (80)
      • 3.5.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA (84)
      • 3.5.4. Phân tích tương quan Pearson (88)
      • 3.5.5. Phân tích hồi quy (89)
    • 3.6. Kết luận và mô hình nghiên cứu điều chỉnh (91)
      • 3.6.1. Kết luận (91)
      • 3.6.2. Mô hình nghiên cứu sau điều chỉnh (92)
  • CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU (93)
    • 4.1. Đánh giá hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường EU (93)
      • 4.1.1. Thành tựu và kết quả đã đạt được (93)
      • 4.1.2. Hạn chế (94)
      • 4.1.3. Nguyên nhân (96)
    • 4.2. Triển vọng và thách thức của hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường EU trong thời gian tới (97)
      • 4.2.1. Triển vọng (97)
      • 4.2.2. Thách thức (99)
    • 4.3. Một số đề xuất, kiến nghị nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt (101)
      • 4.3.1. Đối với Cơ quan nhà nước và các Bộ ngành có liên quan (101)
      • 4.3.2. Đối với Hiệp hội cà phê ca cao (102)
      • 4.3.3. Đối với Doanh nghiệp xuất khẩu (103)
  • KẾT LUẬN (91)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (108)
  • PHỤ LỤC (53)

Nội dung

Nhóm tác giả Vũ Bạch Diệp, Nguyễn Thị Phương Thảo, Ngô Hoài Thu 2018 với bài nghiên cứu: “Phân tích các yếu tố tác động đến xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu

Xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ và đã lôi cuốn rất nhiều nước trên thế giới tham gia Không nằm ngoài vòng xoáy này, Việt Nam đã và đang nỗ lực hết sức để có thể hòa mình vào tiến trình hội nhập một cách nhanh nhất Hoạt động xuất nhập khẩu sẽ là cầu nối hết sức quan trọng để đẩy nhanh tiến trình này Chính vì vậy mà hoạt động xuất khẩu ngày càng trở nên quan trọng trong chính sách và chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam

Cà phê là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và là mặt hàng nông sản xuất khẩu đứng thứ 2 về kim ngạch, ngành cà phê đóng một một vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân Phát triển sản xuất cà phê xuất khẩu đã, đang và sẽ đóng góp vai trò lớn đối với nền kinh tế nước ta Bên cạnh đó, là một ngành sử dụng nhiều lao động, xuất khẩu cà phê còn góp phần tạo ra nhiều công ăn việc làm, giúp giải quyết vấn đề thất nghiệp cho nền kinh tế Chính vì vậy, xuất khẩu cà phê cần được thúc đẩy hơn nữa

EU là thị trường tiêu thụ cà phê rộng lớn, chiếm khoảng ⅓ lượng tiêu thụ toàn cầu Từ năm 2010 đến năm 2022, thị trường cà phê EU khá ổn định, tăng trưởng nhẹ với tốc độ trung bình hàng năm là 0,3% về lượng Thị trường EU cũng là một trong những nơi có tiêu dùng cà phê trên đầu người cao nhất thế giới, trên 5kg/người/năm Theo thống kê từ Tổng cục Hải quan, EU là một trong những thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam, chiếm tổng kim ngạch xuất khẩu lớn trong giai đoạn 2010 - 2022 Qua đó, có thể thấy EU là thị trường xuất khẩu cà phê đầy tiềm năng của Việt Nam

Bên cạnh đó, việc ký kết Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam với EU cũng mở ra cơ hội lớn hơn cho xuất khẩu cà phê sang thị trường này Với cam kết xóa bỏ thuế quan theo EVFTA, cà phê xuất khẩu sang EU sẽ có 93% dòng thuế về 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực

Tuy nhiên, xuất khẩu cà phê cũng đứng trước rất nhiều thách thức: Sự biến động không ngừng của thế giới, yêu cầu về truy xuất nguồn gốc đối với cà phê của EU, hay sự cạnh tranh với đối thủ mạnh như Brazil, Colombia… Những khó khăn này đòi hỏi Việt Nam phải có những giải pháp, quyết sách thích hợp để giữ vững vị thế xuất khẩu cà phê Việt Nam

Xuất phát từ thực tế này, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn đề tài “ Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường EU ” để nghiên cứu, nhằm tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt

Nam sang thị trường EU và xác định mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố Qua đó đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường này.

Tổng quan nghiên cứu

1.2.1 Tổng quan các nghiên cứu trong nước

Nghiên cứu của Võ Thị Lệ Uyên, Nguyễn Thị Duyên, Tôn Nguyễn Trà Giang, Võ Ngọc Thảo Nguyên, Nguyễn Lý Tuấn, Phan Ngọc Yến (2023) với nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê của Việt Nam giai đoạn 2008 - 2020” Qua đó, có thể tìm ra hướng đi đúng đắn, nắm bắt cơ hội, nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp trong nước và tận dụng thế mạnh để thúc đẩy xuất khẩu cà phê của Việt Nam Bằng cách kết hợp các phương pháp tĩnh và động trong các mô hình hồi quy cho dữ liệu bảng như mô hình hồi quy gộp (Pooled OLS), mô hình hiệu ứng cố định (FEM), mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên (REM), mô hình bình phương tối thiểu tổng quát khả thi (FGLS) và mô hình mô men tổng quát hệ thống (SGMM), nghiên cứu này đã chứng minh mô hình SGMM cho kết quả tốt nhất trong việc tìm ra các nhân tố chính cũng như mức độ ảnh hưởng của chúng tới xuất khẩu cà phê của Việt Nam Bên cạnh tác động tích cực của biến trễ đến xuất khẩu cà phê hiện tại của Việt Nam đã được phát hiện, kết quả nghiên cứu cho thấy các giả thuyết về tác động kỳ vọng của các biến trong mô hình như khoảng cách về mặt địa lý, tỷ giá hối đoái và tổng dân số hầu hết đều được thỏa mãn

Nguyễn Thị Thu Hiền (2022) đã nghiên cứu ước tính tác động của các biện pháp phi thuế quan (NTM) đến xuất khẩu cà phê của Việt Nam thông qua phân tích hồi quy bằng phương pháp PPML với mô hình trọng lực (GM) Kết quả cho thấy trong khi các biện pháp kỹ thuật (TBT) và các NTM khác cản trở thì các biện pháp kiểm dịch và vệ sinh dịch tễ (SPS) lại có tác động thúc đẩy xuất khẩu cà phê Nghiên cứu cũng cho thấy GDP bình quân của nước nhập khẩu, tỷ giá hối đoái, khoảng cách địa lý và các dạng thức của Hiệp định thương mại tự do (FTA) có tác động đáng kể đến xuất khẩu cà phê của Việt Nam Bài viết đề xuất một số biện pháp để thúc đẩy xuất khẩu cà phê của Việt Nam Theo đó, ở góc độ vĩ mô Việt Nam cần tích cực tham gia hội nhập kinh tế, thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại, cải cách thủ tục hành chính, phát triển hạ tầng logistic Ở góc độ ngành và doanh nghiệp cần phát triển liên kết theo chuỗi giá trị, tăng cường kết nối sản xuất với thương mại, nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng cường chế biến sâu, phát triển sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế

Phung Quang Duy và Nguyen Tai Cong (2022) với bài nghiên cứu: “An Analysis of

Factors Impacting Vietnam’s Coffee Exports: An Approach from the Gravity Model” (tạm dịch: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê của Việt Nam) với 20 mẫu dữ liệu của 20 quốc gia nhập khẩu trong giai đoạn 2007 - 2020 Kết quả cho thấy các yếu tố giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam; khoảng cách địa lý; tổng sản phẩm quốc nội của nước nhập khẩu và tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam; dân số Việt Nam; khoảng cách kinh tế giữa Việt Nam và các nước nước nhập khẩu; độ mở của nền kinh tế đều có tác động tới kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam Từ đó, nhóm tác giả đề xuất một số giải pháp tương ứng nhằm đẩy mạnh xuất khẩu cà phê của Việt Nam ra thị trường nước ngoài trong thời gian tới Đối với việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc xuất khẩu gạo và cà phê của Việt Nam, nghiên cứu của Dao Dinh Nguyen (2020) đã sử dụng mô hình trọng số ngẫu nhiên để đánh giá Kết quả cho thấy rằng GDP của các đối tác thương mại có tác động tích cực và đáng kể đối với việc xuất khẩu cà phê, nhưng lại có tác động tiêu cực đối với xuất khẩu gạo Trong khi đó, GDP của Việt Nam tỏ ra quan trọng đối với cả hai mặt hàng Khoảng cách địa lý giữa các nước xuất khẩu và từng đối tác không có tác động đáng kể

Về tác động của các nhóm quốc gia, theo nghiên cứu, các nước thành viên ASEAN có nhu cầu nhập khẩu gạo và cà phê của Việt Nam cao hơn đáng kể Nhóm EU có tác động tích cực đối với xuất khẩu cà phê nhưng lại có tác động tiêu cực đối với xuất khẩu gạo Điều này phản ánh rằng Việt Nam xuất khẩu cà phê sang nhóm EU cao hơn so với xuất khẩu gạo Đối với các nước CPTPP, tác động tiêu cực đã được nhìn thấy trong mô hình cà phê, trong khi tác động tích cực không đáng kể trong mô hình gạo Tóm lại, nghiên cứu này nhấn mạnh vai trò quan trọng của ASEAN trong việc xuất khẩu cả gạo và cà phê, cũng như vai trò của EU trong xuất khẩu cà phê từ Việt Nam

Trong nghiên cứu "Factors affecting Vietnam’s coffee exports to the EU market: A

Gravity Model Approach" của Đỗ Thị Hòa Nhã và các cộng sự (2019) đã phân tích những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến việc xuất khẩu cà phê của Việt Nam vào thị trường Liên minh Châu Âu (EU) từ năm 2005 đến 2018, thông qua việc áp dụng mô hình lực hấp dẫn Kết quả ước lượng cho thấy một số yếu tố quan trọng như GDP bình quân đầu người, dân số, chất lượng thể chế và biến giả "WTO" đã có tác động tích cực đối với việc xuất khẩu cà phê, trong khi khoảng cách địa lý và khoảng cách về công nghệ lại làm trở ngại cho việc này Ngoài ra, tỷ lệ đất nông nghiệp không có tác động đáng kể đến việc xuất khẩu cà phê Dựa trên kết quả nghiên cứu, tác giả đã đề xuất một số khuyến nghị nhằm thúc đẩy việc xuất khẩu cà phê từ Việt Nam sang thị trường EU

Nhóm tác giả Vũ Bạch Diệp, Nguyễn Thị Phương Thảo, Ngô Hoài Thu (2018) với bài nghiên cứu: “Phân tích các yếu tố tác động đến xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2005 - 2017 bằng mô hình trọng lực” với 8 biến (7 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc) Kết quả phân tích cho thấy: GDP, dân số, chất lượng thể chế và việc gia nhập WTO có tác động cùng chiều tới kim ngạch xuất khẩu Trong khi đó, các yếu tố: khoảng cách địa lý, khoảng cách công nghệ ảnh hưởng ngược chiều tới kim ngạch xuất khẩu Tác động của yếu tố “lịch sử” là ngược chiều nhưng không có ý nghĩa thống kê Từ đó nhóm tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường EU như: tập trung nâng cao chất lượng nguồn lực đầu vào, cải tiến trình độ công nghệ, năng lực sản xuất của nền kinh tế; nâng cao chất lượng thể chế; xây dựng chiến lược khai thác hiệu quả lợi ích của Hiệp định EVFTA

Một nghiên cứu khác của Mai Thị Cẩm Tú (2017), vận dụng mô hình lực hấp dẫn trong thương mại quốc tế để đề xuất mô hình nghiên cứu về tác động của chi phí xuất khẩu đến giá trị của xuất khẩu với các biến độc lập là GDP của Việt Nam, GDP của các quốc gia nhập khẩu, chi phí xuất khẩu từ Việt Nam sang các quốc gia nhập khẩu, độ mở thương mại của quốc gia nhập khẩu và dân số của quốc gia nhập khẩu Bài viết sử dụng số liệu bảng bao gồm 70 đối tác quan trọng của Việt Nam với số liệu thu thập liên tục từ năm 2001 đến năm 2013 từ Ngân hàng thế giới (WB) và thống kê thương mại quốc tế (Trademap) Tác giả ước lượng qua 3 phương pháp là OLS, REM và FEM và lựa chọn phương pháp REM là tối ưu nhất để phân tích Kết quả ước lượng cho thấy chi phí xuất khẩu có tác động ngược chiều với giá trị xuất khẩu xưa Việt Nam sang các quốc gia trên thế giới nên đóng vai trò quan trọng nhất trong giai đoạn 2001- 2013 Tuy nhiên nghiên cứu này sử dụng bộ dữ liệu còn hạn chế và chưa ước lượng được tác động của chi phí xuất khẩu đến các nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam

Nhóm tác giả Bùi Thanh Tráng và Lê Tấn Bửu (2015) với bài nghiên cứu: “Hiệu quả xuất khẩu cà phê: Nhận thức tầm quan trọng và cảm nhận thực tế” kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua phỏng vấn trực tiếp 5 chuyên gia, nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua phỏng vấn trực tiếp 130 doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất khẩu cà phê Kết quả nghiên cứu cho thấy: năng lực quản lý công ty; thái độ và nhận thức quản lý xuất khẩu; chiến lược marketing xuất khẩu; đặc điểm thị trường cà phê thế giới; đặc điểm thị trường cà phê trong nước và mối quan hệ kinh doanh Trong đó kết quả hoạt động xuất khẩu chịu ảnh hưởng mạnh nhất là mối quan hệ kinh doanh, ngoài ra kết quả nghiên cứu còn chỉ ra sự khác biệt giữa đánh giá tầm quan trọng và cảm nhận thực tế có tác động mạnh nhất là chiến lược marketing xuất khẩu Từ kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đã có đề xuất để nâng cao hiệu quả xuất khẩu như: xây dựng và phát triển mối quan hệ kinh doanh bền vững; đầu tư nhiều vào hoạt động nghiên cứu và dự báo cung cầu thị trường cà phê thế giới; nâng cao năng lực quản lý doanh nghiệp và nhận thức quản lý xuất khẩu; xây dựng và phát triển chiến lược marketing xuất khẩu thích hợp

1.2.2 Tổng quan các nghiên cứu quốc tế

Hilmy Prilliadi và Avni Birinci (2023) với bài nghiên cứu: “Determinants of Coffee

Export from Indonesia to The United States of America” được đăng trên tạp chí khoa học và công nghệ, đã nghiên cứu các yếu tố quyết định xuất khẩu cà phê của Indonesia sang

Mỹ Nhóm tác giả đã sử dụng mô hình tự phân phối độ trễ hồi quy (ARDL) Kết quả phân tích cho thấy tỷ giá hối đoái của đồng Đô la Mỹ so với Đồng Rupiah của Indonesia và tỷ lệ lạm phát hàng năm của Indonesia không có tác động đáng kể về mặt thống kê đến giá trị xuất khẩu cà phê trong cả ngắn hạn và dài hạn Ngoài ra, các biến số về giá cà phê thế giới, mức tiêu thụ cà phê của Mỹ, giá xuất khẩu cà phê của Indonesia sang Mỹ, điều kiện thương mại, độ mở thương mại và diện tích trồng cà phê của Indonesia đều có ý nghĩa thống kê Hơn nữa, lượng tiêu thụ cà phê của Mỹ và giá xuất khẩu cà phê của Indonesia sang Mỹ có tác động tích cực trong ngắn hạn nhưng lại có tác động tiêu cực trong dài hạn Trong số tất cả các biến độc lập, biến diện tích trồng cà phê của Indonesia có tác động lớn nhất Từ kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đã đưa ra những đề xuất cho các nhà hoạch định chính sách nên cố gắng giải quyết những thách thức trong xuất khẩu cà phê của Indonesia sang Mỹ để tăng giá trị xuất khẩu và cẩn thận không tập trung quá mức vào việc ấn định tỷ giá hối đoái hoặc mục tiêu lạm phát vì hai biến số này không có tác động đáng kể đến giá trị xuất khẩu Ngoài ra, việc chú ý đến vấn đề phát triển sản phẩm nhằm nâng cao giá trị gia tăng có thể được coi là đề xuất quan trọng nhất có thể được đưa ra dựa trên kết quả thu được

Các yêu cầu, tiêu chuẩn phát triển bền vững của EU là một yếu tố quan trọng tác động tới các quốc gia trong việc đáp ứng điều kiện để xuất khẩu hàng hóa vào thị trường này Alan Matthews (2022) trong “Implications of the European Green Deal for agri-food trade with developing countries” đã bàn luận về ảnh hưởng của các tiêu chuẩn bền vững của EU nhằm đạt được các mục tiêu của Thỏa thuận Xanh Châu Âu về một Châu Âu trung hòa về khí hậu vào năm 2050 Một trong những sáng kiến trong chiến lược Farm to Fork bao gồm tránh hoặc giảm thiểu việc đưa các sản phẩm liên quan đến phá rừng hoặc suy thoái rừng vào thị trường EU Việc thực hiện các yêu cầu và thay đổi này sẽ có tác động đáng kể đến khả năng cạnh tranh của các nhà sản xuất EU cũng như dòng chảy thương mại quốc tế về thực phẩm Tác giả đã nhấn mạnh những thay đổi này sẽ tác động nhiều đến các nước đang phát triển dễ bị tổn thương, bao gồm cả các nước kém phát triển nhất cũng như các nước Châu Phi, Caribe và Thái Bình Dương có mối quan hệ đặc biệt với EU (tổng cộng có khoảng 87 quốc gia) Khoảng 70% hàng hóa xuất khẩu của họ bao gồm bốn loại sản phẩm, cacao, trái cây, chế phẩm từ cá và cà phê sẽ chịu ảnh hưởng từ yêu cầu này khi muốn xuất khẩu vào thị trường EU

Nghiên cứu về các nhân tố tác động và đặc biệt xem xét mức độ ảnh hưởng của các RTAs (hiệp định thương mại khu vực) đến dòng chảy thương mại cà phê toàn cầu, Jemal Abafita & Tekilu Tadesse (2021) đã áp dụng mô hình trọng lực với công cụ ước tính OLS và PPML để phân tích dữ liệu về thương mại cà phê song phương của 18 nhà xuất khẩu cà phê lớn và 201 đối tác thương mại trong giai đoạn 2001 - 2015 Cả GDP của nhà xuất khẩu (và dân số) cũng như GDP của nhà nhập khẩu đều được coi là những yếu tố quyết định quan trọng trong việc thúc đẩy thương mại cà phê Trong các biến về khoảng cách song phương, khoảng cách địa lý cản trở thương mại cà phê, trong khi biên giới chung giữa các đối tác với nhau lại thúc đẩy điều này Mặt khác, các biến số văn hóa cũng có tác dụng thúc đẩy thương mại cà phê Các biến số khác được cho là có tác động đáng kể đến thương mại cà phê bao gồm tỷ giá hối đoái của nước xuất khẩu giảm và diện tích đất canh tác của nước xuất khẩu Thuế quan của nước nhập khẩu và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cũng làm giảm đáng kể thương mại cà phê như dự đoán Điều đáng ngạc nhiên là biến RTA không có tác động đáng kể đến dòng chảy thương mại cà phê

Abdullahi N.M., Aluko O.A., Huo X (2021) với bài nghiên cứu: “Determinants, efficiency and potential of agri-food exports from Nigeria to the EU: Evidence from the stochastic frontier gravity model”, đã xem xét các nhân tố tác động đến xuất khẩu nông sản của Nigeria sang EU trong giai đoạn 1995 – 2019 thông qua phân tích biên giới ngẫu nhiên (SFA) để ước tính mô hình trọng lực mở rộng Kết quả cho thấy quy mô kinh tế (GDP) của Nigeria và các nước EU, cũng như khoảng cách song phương, quyết định tích cực đến xuất khẩu nông sản thực phẩm từ Nigeria sang EU Ngoài ra, kết quả cho thấy xuất khẩu nông sản của Nigeria sang EU bị ảnh hưởng tiêu cực bởi thu nhập (GDP bình quân đầu người) của Nigeria và các nước thương mại EU, tỷ giá hối đoái song phương và các quốc gia thành viên mới của EU (NMS)

Fransisca Natalia Sihombing và Tavi Supriana và Sri Fajar Ayu (2020) với bài nghiên cứu “Identifying the Factors Contributing to the Volume of Coffee Export from North

Sumatra to the United States, Malaysia and Japan” Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu thứ cấp được lấy từ Thống kê của Sumatera Utara, Tổ chức Cà phê Quốc tế, Ngân hàng Indonesia và Kinh tế Thương mại trong chuỗi thời gian 34 năm (1986 đến 2019) Dữ liệu được phân tích bằng phương pháp mô tả định lượng với phân tích hồi quy dữ liệu bảng bằng cách áp dụng kiểm định Chow và Hausman bằng phần mềm Eviews 10 Kết quả phân tích cho thấy giá trị Free on Board (FOB), giá cà phê Indonesia (ICP), tỷ giá hối đoái rupiah

(RER), Tổng sản phẩm nội địa (GDP) bình quân đầu người và năng suất cà phê đồng thời ảnh hưởng đáng kể đến lượng xuất khẩu cà phê (CEV) từ Bắc Sumatra tới Hoa Kỳ, Malaysia và Nhật Bản Giá trị FOB, ICP và sản lượng cà phê có tác động tích cực đáng kể đến CEV từ Bắc Sumatra đến ba nước GDP bình quân đầu người có tác động tiêu cực đáng kể một phần, trong khi RER không có tác động đáng kể đến CEV Giá trị FOB, ICP và sản lượng cà phê cần phải tăng để duy trì và hỗ trợ khối lượng xuất khẩu cà phê từ Bắc Sumatra tăng lên

Wondesen Teshome Bekele, F Mersha (2019) nghiên cứu “A Dynamic Panel Gravity

Model Application on the Determinant Factors of Ethiopia’s Coffee Export Performance”

Mục tiêu nghiên cứu

Từ cơ sở lý luận và thực tiễn, xác định các nhân tố và mức độ ảnh hưởng của chúng tới xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2010 - 2022 Dựa trên kết quả nghiên cứu, đề ra các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường EU trong thời gian tới

- Phân tích cơ sở lý luận về hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường

- Phân tích thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường EU trong giai đoạn 2010 - 2022

- Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến xuất khẩu cà phê của việt Nam sang thị trường EU

- Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam vào thị trường EU.

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là “Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường EU”.

Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Việt Nam và các quốc gia khu vực EU-27 (bao gồm: Áo, Bỉ,

Bulgaria, Croatia, Síp, Cộng hòa Séc, Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Hungary, Ireland, Ý, Latvia, Litva, Luxembourg, Malta, Hà Lan, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Romania, Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha và Thuỵ Điển) và Vương Quốc Anh Phạm vi nghiên cứu của đề tài vẫn bao gồm Vương quốc Anh bởi đến năm 2020, nước này mới chính thức rời khỏi Liên minh Châu Âu Điều này có nghĩa rằng, dữ liệu về thương mại của Vương Quốc Anh với Việt Nam từ 2020 trở về trước vẫn có ý nghĩa kiểm định đối với đề tài nghiên cứu

- Phạm vi thời gian: giai đoạn 2010 - 2022

- Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung vào phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu cà phê của Việt Nam vào thị trường EU, mức độ tác động của các nhân tố đó và đề xuất giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của cà phê Việt Nam sang thị trường EU.

Phương pháp nghiên cứu

Xuất phát từ mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu nói trên, đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng), nghiên cứu định lượng gắn liền với tiếp cận diễn dịch (thiết lập giả thuyết và thiết kế chiến lược nghiên cứu để kiểm định các giả thuyết) Đề tài thu thập hai nguồn dữ liệu thứ cấp, sơ cấp; sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để giải quyết các vấn đề của đề tài Đối với nguồn dữ liệu thứ cấp: Dữ liệu về hoạt động xuất khẩu mặt hàng cà phê của

Việt Nam vào thị trường EU trong giai đoạn 2010 - 2022 được thu thập từ các nguồn dữ liệu sau:

- Trong các thư viện: sách, luận án, công trình nghiên cứu được lưu trữ ở Thư viện Quốc gia, Thư viện Trường Đại học Thương mại, Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội, Thư viện Trường Đại học Luật Hà Nội

- Trong các cơ quan/tổ chức lưu trữ: các báo cáo của Bộ Công thương, Tổng cục Thống kê, Tổng cục Hải quan

- Trung tâm WTO – Hội nhập

- UN Comtrade, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF)

- Bản đồ Thương mại của ITC (Trademap)

- Cơ quan Thống kê Châu Âu (Eurostat)

- Và một số nguồn dữ liệu thứ cấp có giá trị tham khảo khác

Sau khi thu thập đủ tài liệu, nhóm tác giả tiến hành xử lí phân tích và tổng hợp các tài liệu liên quan nhằm phục vụ cho quá trình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang EU Đối với nguồn dữ liệu sơ cấp: trong đề tài được thu thập thông qua phương pháp nghiên cứu định lượng Nhóm tác giả đã xây dựng hệ thống các bảng hỏi để thu thập những thông tin cần thiết liên quan đến các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu cà phê, mức độ đánh giá khách quan về các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu cà phê để phục vụ để tài nghiên cứu Khảo sát được tiến hành với số lượng mẫu khoảng 180 doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu cà phê Đây được xem là một cỡ mẫu đảm bảo tính suy rộng cho tổng thể, do đó, khá phù hợp để thực hiện nghiên cứu này Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn được áp dụng trong trường hợp này Đây là một phương pháp tốt để có thể lựa chọn ra một mẫu có khả năng đại diện cho tổng thể nghiên cứu Đồng thời, nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng, áp dụng phần mềm SPSS

20 để tiến hành phân tích các nhân tố thông qua kết quả định lượng thu được, xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố vào sự thay đổi của biến phụ thuộc và xác định độ phù hợp của mô hình với các dữ liệu nghiên cứu Cuối cùng, tiến hành phân tích hồi quy tuyến tính (Regression Analysis) để tìm sự liên hệ giữa hai biến số: biến độc lập và biến phụ thuộc, qua đó kiểm định được mối liên hệ giữa biến phụ thuộc và biến độc lập.

Kết cấu bài nghiên cứu

Ngoài những mục Lời cảm ơn, Phần mở đầu, Phần kết luận, Danh mục từ viết tắt, Danh mục biểu đồ, Tài liệu tham khảo và Phụ lục Nội dung chính của bài báo cáo đề tài nghiên cứu gồm 4 chương:

- Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài

- Chương 2: Cơ sở lý luận về các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu cà phê

- Chương 3: Phân tích tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường EU

- Chương 4: Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cà phê của

Việt Nam sang thị trường EU.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ

Tổng quan về mặt hàng cà phê

2.1.1 Đặc điểm mặt hàng cà phê

Cà phê là một loại thức uống được chế biến từ hạt cà phê rang, lấy từ quả của cây cà phê Các giống cây cà phê được bắt nguồn từ vùng nhiệt đới Châu Phi và các vùng Madagascar, Comoros, Mauritius và Réunion trên các khu vực thuộc đường xích đạo Sau đó, được xuất khẩu tới các nước trên thế giới và hiện nay đã được trồng tại tổng cộng hơn

70 quốc gia, chủ yếu là các khu vực nằm gần đường xích đạo thuộc Châu Mỹ, Đông Nam Á, Ấn Độ và Châu Phi Ở Việt Nam, cà phê được người Pháp mang sang từ những năm 1850 Đến đầu những năm 1900, giống cây cà phê chè (hay Arabica) đã được trồng ở các tỉnh phía Bắc như Lạng Sơn, Tuyên Quang, Ninh Bình sau đó lan xuống một vài tỉnh miền Trung như Nghệ An,

Hà Tĩnh, Quảng Trị Sau này, xuất hiện thêm nhiều vườn trồng giống cà phê Mít (Coffea liberica) Và trong khoảng thời gian lâu sau đó, những người Pháp mới bắt đầu trồng các vườn cà phê ở khu vực Tây Nguyên ngày nay

2.1.1.2 Cấu tạo của cà phê

Về cấu tạo, quả cà phê gồm: Lớp vỏ quả, thịt quả, lớp nhầy, lớp vỏ trấu, lớp vỏ lụa và nhân quả Có thể chia làm hai phần chính bao gồm:

*Phần vỏ quả gồm 2 lớp

− Lớp vỏ quả: Vỏ quả được hình thành bởi một lớp tế bào nhu mô nhỏ Màu sắc của vỏ quả khi bắt đầu hình thành có màu xanh lá cây do sự hiện diện của lục lạp sau đó biến mất khi quả chín Màu sắc khi trưởng thành còn phụ thuộc vào từng giống cà phê, nhưng phổ biến nhất là màu đỏ hoặc màu vàng

− Lớp vỏ thịt: Ở những quả cà phê chưa chín, lớp vỏ thịt chính là các mô cứng gắn liền với vỏ quả và khi quả cà phê chín, các enzym proteolytic sẽ phá vỡ các chuỗi pectin tạo nên các hợp chất đường Lúc này chuỗi pectin sẽ làm nên một cấu trúc mềm, mọng nước và có độ nhớt cao nên thường được gọi là chất nhầy

− Lớp vỏ trấu: là lớp ngoài cùng của phần hạt, phần này tiếp xúc trực tiếp với vỏ quả Lớp vỏ trấu được hình thành từ ba đến bảy lớp tế bào xơ cứng Các tế bào cấu thành của vỏ trấu sẽ cứng dần trong quá trình quả cà phê chín và gây ra sự hạn chế về kích thước cuối cùng của hạt nhân cà phê

− Lớp vỏ lụa của quả cà phê được hình thành từ nucleolus có màu trắng bạc khi phơi khô nên còn được gọi là lớp vỏ bạc Lớp vỏ này rất mỏng nên có thể được bóc tách ra khỏi nhân trong quá trình đánh bóng hạt Tuy nhiên, nhiều nhà chế biến cà phê thường để lại lớp vỏ lụa trên hạt cà phê giúp bảo vệ cà phê, sau cùng lớp vỏ lụa này cũng sẽ tự hủy khi rang xay cà phê

− Nhân cà phê: Phần trong cùng và quan trọng nhất của quả cà phê và chịu trách nhiệm trích lũy chất dinh dưỡng cho quá trình nảy mầm của phôi thai được gọi là nhân cà phê Một quả cà phê thông thường sẽ tồn tại 2 nhân Thành phần hóa học của nhân cà phê được xem là rất quan trọng bởi nó tác động trực tiếp đến hương vị và mùi thơm của cà phê trong quá trình rang

Tùy theo giống cà phê và phụ thuộc vào điều kiện canh tác mà những thành phần hoá học có sẽ bị thay đổi Tuy nhiên, nhìn chung, cà phê chứa những nhóm chất hữu cơ và nhóm chất khoáng-hương:

− Nước: Nước là một trong những thành phần không thể thiếu của quả cà phê tươi

Tuy nhiên, chính thành phần này sẽ tạo điều kiện cho các loại nấm mốc phát triển và làm làm thất thoát hương liệu trong quá trình rang Vì vậy, thông qua các phương pháp sơ chế, hàm lượng nước giảm xuống 10 -12% cà phê sẽ được bảo quản lâu hơn Hàm lượng nước sau khi rang còn khoảng 2 -3%

− Cỏc loại Carbohydrate: Chiếm ẵ tổng số chất khụ, đõy là thành phần khiến cho cà phê khi pha chế có màu và vị caramel Đường có trong cà phê do quá trình thủy phân dưới tác dụng của axit hữu cơ và các enzim thủy phân Đường bị caramel hóa trong quá trình rang tạo thành hương vị cho nước cà phê

− Protein trong cà phê: Tuy hàm lượng Protein không cao nhưng đóng vai trò giúp hình thành hương vị của cà phê trong quá trình rang Protein sẽ tác động với các loại đường trong cà phê thông qua phản ứng Maillard Trong thành phần của Protein có những axit amin chính như: cysteine, alanine, phenylalanine, histidine, leucine, lysine, derine Các axit amin này được giải phóng ra và tác dụng với nhau hoặc tác dụng với những chất tạo mùi và vị cho cà phê rang Đáng chú ý nhất là những axit amin có chứa lưu huỳnh như cystein, methionine và proline… chúng góp phần tạo hương đặc trưng của cà phê sau khi rang Đặc biệt, methionine và proline có tác dụng làm giảm oxy hóa các chất thơm, làm cho cà phê rang giữ được mùi vị khi bảo quản

− Các axit hữu cơ: Thành phần axit trong cà phê bao gồm một tập hợp khoảng hơn 30 loại axit hữu khác nhau, với một số loại axit quan trọng như: Axit Axetic, axit Citric, axit Chlorogenic, axit Photphoric… Các axit hữu cơ này góp phần tạo nên đặc tính Acidity (độ chua) của cà phê

− Lipid: Đóng một vai trò quan trọng trong chất lượng tách cà phê bởi nó chủ yếu bao gồm triacylglycerol, sterol và tocopherols giúp ích trong việc lưu giữ mùi hương

*Nhóm chất hương - chất khoáng

− Các Alkaloid: Trong cà phê có các nhiều Alcaloid như: caffeine, trigonulin, colin

Tổng quan về hoạt động xuất khẩu

Khái niệm về xuất khẩu đã được nhiều nghiên cứu và định nghĩa theo từng góc độ khác nhau Theo Bùi Xuân Lưu (2001), “Xuất khẩu là việc bán hàng hóa, dịch vụ cho nước ngoài” (Giáo trình Kinh tế Ngoại Thương, NXB Lao động - Xã hội) Theo Nguyễn Văn Tuấn (2008) “Xuất khẩu là hoạt động kinh doanh trải dài qua biên giới quốc gia hoặc là sự giao thương buôn bán giữa các quốc gia trên phạm vi quốc tế”. Định nghĩa về xuất khẩu hàng hóa, theo John J Wild (2003), “Xuất khẩu hàng hóa từ quốc gia này sang quốc gia khác thì được coi như là xuất khẩu hàng hóa” (International

Business – The challenges of globalization) Theo Rakesh M Joshi (2005) trong công trình nghiên cứu về hoạt động Marketing quốc tế “Nhà xuất khẩu là người bán sản phẩm có trụ sở tại quốc gia xuất khẩu Xuất khẩu hàng hóa được hiểu là quá trình bán các sản phẩm đã được sản xuất trong quốc gia xuất khẩu ra thị trường quốc tế thông qua hoạt động thương mại quốc tế”.

Theo quy định của Điều 28 Luật Thương mại 2005, “Xuất khẩu hàng hóa là việc đưa hàng hóa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc vào khu vực đặc biệt trên lãnh thổ Việt Nam được xem xét là khu vực hải quan riêng biệt”.

Như vậy, khái niệm xuất khẩu có rất nhiều nguồn thông tin tiếp cận, được diễn đạt theo nhiều cách khác nhau; nhưng nhìn chung, một cách dễ hiểu nhất, “Xuất khẩu là một hoạt động bán hàng hóa hay dịch vụ giữa những quốc gia khác nhau và phương thức thanh toán là sử dụng tiền tệ”.

Xuất khẩu trực tiếp là hình thức mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ mà bên mua và bên bán trực tiếp thỏa thuận, trao đổi, thương lượng về quyền lợi của mỗi bên phù hợp với pháp luật của các quốc gia các bên cùng tham gia ký kết hợp đồng Xuất khẩu trực tiếp được tiến hành khá đơn giản Trong loại hình này, bên mua hàng và bên bán hàng sẽ trực tiếp thỏa thuận, ký kết hợp đồng ngoại thương với nhau Hợp đồng ngoại thương giữa 2 bên này phải phù hợp với luật lệ của cả 2 nước là luật mua bán quốc tế Doanh nghiệp sẽ xuất khẩu trên cơ sở nghiên cứu kỹ thị trường trong và ngoài nước, tính toán đầy đủ các chi phí đảm bảo kinh doanh có lãi, đúng phương hướng, chính sách luật pháp của Nhà nước cũng như quốc tế

2.2.2.2 Xuất khẩu gián tiếp (hay xuất khẩu uỷ thác) Đây là hoạt động xuất khẩu hình thành giữa một doanh nghiệp hoạt động trong nước có ngành hàng kinh doanh một số mặt hàng xuất khẩu nhưng không đủ điều kiện về khả năng tài chính, về đối tác kinh doanh nên đã uỷ thác cho doanh nghiệp có chức năng trực tiếp giao dịch ngoại thương tiến hành xuất khẩu hàng hoá theo yêu cầu của mình Bên nhận uỷ thác phải tiến hành đàm phán với nước ngoài để làm thủ tục xuất khẩu theo yêu cầu của bên uỷ thác và được hưởng một khoản hoa hồng gọi là phí uỷ thác Quan hệ giữa doanh nghiệp uỷ thác và doanh nghiệp nhận uỷ thác được quy định đầy đủ trong hợp đồng uỷ thác

Xuất khẩu tại chỗ là hình thức xuất khẩu mà hàng hoá không di chuyển ra khỏi biên giới quốc gia mà được sử dụng ở các khu chế xuất hoặc doanh nghiệp bán sản phẩm cho các tổ chức nước ngoài ở trong nước Ngày nay hình thức này càng phổ biến rộng rãi với thuận lợi là các thủ tục bán hàng nhanh gọn, quản lý được rủi ro, hợp đồng được thực hiện nhanh hơn, tốc độ quay vòng sản phẩm nhanh nhưng nhược điểm là các doanh nghiệp bán hàng sẽ thu được lợi nhuận ít hơn

Căn cứ theo Điều 29 Luật Thương mại 2005 về tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập hàng hoá được quy định cụ thể: Tạm nhập, tái xuất hàng hóa là việc hàng hoá được đưa từ nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật vào Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hoá đó ra khỏi Việt Nam

Hình thức này là tiến hành nhập khẩu hàng hóa nhưng không để tiêu thụ trong nước mà để xuất khẩu sang một nước thứ ba nhằm thu lợi nhuận Giao dịch này luôn luôn gây sự chú ý với 3 nước: nước nhập khẩu, nước xuất khẩu và nước tái xuất với mục đích thu lại lượng ngoại tệ lớn hơn số vốn ban đầu đã bỏ ra

2.2.2.5 Gia công hàng xuất khẩu

Là sản xuất hàng hóa trong đó các công ty trong nước nhận tư liệu sản xuất (nguyên vật liệu, máy móc) từ nước ngoài nhưng không để tiêu dùng trong nước màu để xuất khẩu thu ngoại tệ chênh lệch do tiền công đem lại Vì vậy, suy cho cùng, gia công xuất khẩu là hình thức xuất khẩu lao động, nhưng là loại lao động dưới dạng được ở nước sở tại Loại hình này thường được các quốc gia đang phát triển, các quốc gia có nguồn lao động dồi dào áp dụng Đây không những là điều kiện để các quốc gia đó tiếp cận với những công nghệ mới mà còn mang lại việc làm cho nguồn lao động trong nước

Buôn bán đối lưu là một phương thức giao dịch trao đổi hàng hóa, trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua, lượng hàng giao đi có giá trị tương xứng với lượng hàng nhập về Mục đích của giao dịch không phải nhằm để thu ngoại tệ mà nhằm để thu về một hàng hóa khác có giá trị tương đương

Phương thức này thông thường được thực hiện nhiều ở các nước đang phát triển, thiếu ngoại tệ để cân đối nhu cầu trong nước Phương thức này tránh được rủi ro do biến động tỷ giá hối đoái nhưng thời gian trao đổi (thanh toán trên thị trường) lâu, không linh hoạt

2.2.3 Vai trò của hoạt động xuất khẩu trong nền kinh tế

2.2.3.1 Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu

Các nguồn vốn ngoại tệ như đầu tư trực tiếp nước ngoài, kinh doanh dịch vụ thu ngoại tệ, vay nợ, và viện trợ có tầm quan trọng, nhưng chúng không mang lại sự đóng góp nhiều cho việc tăng thu ngoại tệ Ngược lại, xuất khẩu hàng hoá đóng vai trò quan trọng nhất, tạo nguồn thu ngoại tệ lớn của đất nước, nguồn thu này dùng để nhập khẩu các trang thiết bị hiện đại phục vụ công nghiệp hóa và trang trải những chi phí cần thiết khác cho quá trình này, xuất khẩu không những nâng cao được uy tín xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước mà còn phản ánh năng lực sản xuất hiện đại của chính nước đó

2.2.3.2 Hoạt động xuất khẩu phát huy được các lợi thế của đất nước Để xuất khẩu được, các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu phải lựa chọn được những ngành nghề, mặt hàng có tổng chi phí (chi phí sản xuất và chi phí xuất khẩu) nhỏ hơn so với giá trị trung bình trên thị trường thế giới Họ phải dựa vào những ngành hàng, những mặt hàng khai thác được các lợi thế của đất nước cả về tương đối và tuyệt đối Điều này giúp khai thác lợi thế tương đối và tuyệt đối của đất nước, đồng thời tạo ra uy tín và phản ánh năng lực sản xuất hiện đại Ví dụ như trong các mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn của ta thì dầu mỏ, thuỷ sản, gạo, than đá là những mặt hàng khai thác lợi thế tuyệt đối nhiều hơn (vì chỉ một số nước có điều kiện để sản xuất các mặt hàng này) Còn hàng may mặc khai thác chủ yếu lợi thế so sánh về giá nhân công rẻ Tuy nhiên, phân biệt lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh chỉ mang ý nghĩa tương đối

2.2.3.3 Xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển

Xuất khẩu không chỉ là bước ngoặt quan trọng trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế, mà còn mở ra những cơ hội tuyệt vời cho sự phát triển đa chiều của các ngành khác Khi một quốc gia đưa ra thị trường quốc tế một sản phẩm, điều này đồng nghĩa với việc kích thích sự phát triển của những ngành công nghiệp phụ trợ Chẳng hạn, một quốc gia xuất khẩu ô tô sẽ châm ngòi cho sự tiến bộ của ngành sản xuất phụ kiện và sản xuất cao su Tương tự, xuất khẩu nông sản cũng đóng góp vào việc thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp liên quan, tạo ra một cấu trúc kinh tế mạnh mẽ và linh hoạt, đáp ứng xu hướng toàn cầu hóa

Đặc điểm của hoạt động xuất khẩu mặt hàng cà phê

2.3.1 Thị trường xuất khẩu cà phê

Thị trường xuất khẩu cà phê có đặc điểm riêng, phụ thuộc vào nền văn hóa, khu vực và nhu cầu thị hiếu của từng quốc gia hoặc khu vực Châu Âu là một trong những thị trường lớn nhất với nền văn hóa cà phê phát triển mạnh mẽ Cà phê không chỉ đơn thuần là một thức uống, mà còn là một phong cách sống và một phần quan trọng của cuộc sống hàng ngày ở Châu Âu Người dân Châu Âu ưa chuộng cà phê Arabica chất lượng cao và đa dạng hương vị Họ thích khám phá và trải nghiệm cà phê đa dạng, từ cà phê espresso đậm đà đến cà phê pha lênh đênh hay cà phê hòa tan tiện lợi Bắc Mỹ, đặc biệt là Hoa Kỳ và Canada, cũng là thị trường cà phê quan trọng Ở đây, nền văn hóa cà phê mang tính đa dạng, từ cà phê đen truyền thống đến cà phê đá và các loại đồ uống cà phê pha chế phức tạp như: cappuccino, latte và americano Ngoài ra, người tiêu dùng Bắc Mỹ cũng quan tâm đến sự bền vững và nguồn gốc của cà phê, đặt giá trị vào việc chọn lựa các loại cà phê có nguồn gốc bền vững và hỗ trợ người nông dân Thị trường cà phê tại Châu Á cũng đang phát triển mạnh mẽ Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc là những quốc gia có nhu cầu nhập khẩu cà phê ngày càng tăng Nền văn hóa uống cà phê nhanh đang lan rộng ở Châu Á do đó cà phê đã trở thành một phần của cuộc sống hàng ngày ở nhiều quốc gia trong khu vực Người tiêu dùng Châu Á thường ưa chuộng cà phê pha phin truyền thống, cà phê đá và cà phê sữa đá Cà phê đã trở thành một phần không thể thiếu trong nhiều nền văn hóa trên thế giới, tạo ra một sự kết nối với các lễ hội và truyền thống văn hóa cà phê độc đáo

Từ việc uống cà phê vào buổi sáng để bắt đầu một ngày mới, đến việc sử dụng cà phê làm thức uống xã giao hoặc tụ tập tại các quán cà phê, cà phê đã trở thành một biểu tượng của sự giao tiếp và thú vui.

Nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng cũng đóng vai trò quan trọng trong thị trường xuất khẩu cà phê Có nhiều loại cà phê khác nhau trên thế giới, từ cà phê Arabica đến cà phê Robusta, mỗi loại mang đến một hương vị và phẩm chất độc đáo Nhu cầu tiêu thụ cà phê thay đổi theo thời gian và văn hóa địa phương Một số thị trường có nhu cầu cao về cà phê hạt nguyên chất và ưa chuộng hương vị tinh tế, trong khi những thị trường khác có xu hướng sử dụng cà phê pha chế hoặc cà phê có hương vị đậm đà Arabica mang lại hương thơm với những hương hấp dẫn như hương hoa, hương trái cây, chocolate, độ chua dịu nhẹ và lượng caffeine thấp hơn đủ để có thể dùng từ 2 đến 3 ly một ngày cho mỗi người; trong khi đó Robusta lại có và có vị đắng đậm và hàm lượng caffein nhiều hơn hẳn so với Arabica

2.3.2 Rào cản thương mại đối với xuất khẩu cà phê

Cà phê, một trong những nông sản quan trọng trên thế giới, đang đối mặt với nhiều rào cản thương mại phức tạp và khó khăn Để vượt qua những trở ngại này, các quốc gia, doanh nghiệp xuất khẩu cà phê phải tỉ mỉ tìm hiểu về từng loại cà phê, từ cấu trúc đến quy trình chế biến, nhằm xác định mã HS code phù hợp cho quá trình xuất khẩu Đồng thời, họ cũng phải tuân thủ những quy định nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh thực phẩm và quản lý rủi ro để đảm bảo chất lượng sản phẩm Kiểm dịch thực vật là một trở ngại khác mà ngành cà phê phải đối mặt Để đáp ứng các yêu cầu nhập khẩu của các quốc gia, cà phê phải có giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật và phải tuân thủ các quy trình hải quan nghiêm ngặt Chỉ khi được các nhà nhập khẩu đăng ký chính thức, cà phê mới có thể vượt qua quá trình kiểm dịch thực vật.

Tuy nhiên, không chỉ cần đáp ứng các quy định về mã HS code, an toàn vệ sinh thực phẩm và kiểm dịch thực vật, cà phê còn phải đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng của người mua hàng Kích thước hạt, mật độ, hương vị, độ tinh khiết và cân bằng là những yếu tố quan trọng để đảm bảo thành công của cà phê xuất khẩu Sự đa dạng và phong phú của thị trường quốc tế cũng đòi hỏi các sản phẩm cà phê đặc sản phải đáp ứng những tiêu chuẩn này. Bên cạnh đó, bao bì, nhãn hiệu và chứng nhận xuất xứ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc vượt qua rào cản thương mại Cà phê xuất khẩu phải tuân thủ các quy định và chuẩn mực về bao bì, nhãn hiệu và chứng nhận xuất xứ của từng quốc gia nhập khẩu Sử dụng giấy chứng nhận xuất xứ và tuân thủ quy định về bảo hộ tên gọi xuất xứ là những yêu cầu không thể thiếu.

Cuối cùng, cà phê còn phải đối mặt với thuế quan và biện pháp phòng vệ thương mại của một số quốc gia như tiêu chuẩn kỹ thuật (TBT), vệ sinh dịch tễ (SPS), chống trợ cấp chống phá giá Những rào cản này có thể tác động lớn đến xuất khẩu cà phê và đòi hỏi sự linh hoạt và định hướng của các doanh nghiệp xuất khẩu.

2.3.3 Tính ổn định của cà phê

Mặt hàng nông sản nói chung cũng như cà phê nói riêng chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố như môi trường tự nhiên, tình hình chính trị và xã hội, các quy định, quy tắc trong chính sách xuất khẩu, nhập khẩu của các nước… Đối với yếu tố môi trường tự nhiên, thời tiết, sâu bệnh, đất đai, mùa vụ ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu cà phê, tạo nên những biến động như giá, chất lượng, sản lượng… Khi gặp phải những điều kiện thời tiết khắc nghiệt như hạn hán, tính hình sâu bệnh nguy hiểm… sẽ khiến sản lượng cà phê giảm, qua đó sản lượng xuất khẩu sẽ giảm, điều này có thể đẩy giá cà phê lên cao Bên cạnh đó, mỗi năm cà phê chỉ thường cho thu hoạch một lần Chính vì vậy, nguồn cung ra thị trường thường chỉ tập trung vào một thời điểm nhất định, điều này có thể làm giảm giá cà phê Ngược lại, vào những thời điểm trái mùa, giá cà phê có thể tăng cao do không đủ nguồn cung cho thị trường Một điều đặc biệt, những năm cà phê được mùa, giá của cà phê có thể bị giảm do các thương nhân bị ép giá Ngoài ra, tính ổn định của cà phê còn bị ảnh hưởng bởi tình hình tích trữ, đầu cơ…

2.3.4 Đối thủ cạnh tranh của ngành cà phê xuất khẩu

Cà phê được sản xuất chủ yếu ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới trên khắp thế giới Những quốc gia chủ lực trong sản xuất cà phê bao gồm Brazil, Việt Nam, Colombia, Indonesia và Ethiopia Những quốc gia này thường có điều kiện tự nhiên thuận lợi và truyền thống lâu đời trong việc trồng và chế biến cà phê Cà phê đến từ mỗi quốc gia đều có đặc trưng riêng của từng vùng miền tạo nên sự đa dạng về sản phẩm cà phê cung cấp cho thị trường quốc tế Với năng suất và chất lượng cao về sản phẩm cà phê, những quốc gia này đã trở thành các nhà xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới

Brazil là quốc gia sản xuất cà phê lớn nhất thế giới và đóng góp một lượng cà phê lớn cho thị trường quốc tế Với điều kiện khí hậu thuận lợi và diện tích trồng cà phê rộng lớn, Brazil sản xuất chủ yếu các loại cà phê Robusta và Arabica Thành công của Brazil trong ngành cà phê phần lớn đến từ quy mô lớn, công nghệ chế biến tiên tiến và hệ thống vận chuyển hiệu quả.

Việt Nam là quốc gia sản xuất cà phê lớn thứ hai trên thế giới và là quốc gia lớn nhất trong việc sản xuất cà phê Robusta Với đặc điểm địa lý và khí hậu của Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi cho trồng cà phê Ngoài ra, Việt Nam cũng có một hệ thống sản xuất và chế biến cà phê phát triển góp phần nâng cao chất lượng cà phê.

Colombia nổi tiếng với cà phê Arabica chất lượng cao và được coi là một trong những nguồn cung ứng chính của cà phê Arabica trên thế giới Đất đai cao nguyên và khí hậu đa dạng của Colombia tạo điều kiện lý tưởng cho trồng cà phê Arabica Colombia có một hệ thống sản xuất chất lượng cao, với nông dân thường trồng và chăm sóc cây cà phê theo các phương pháp truyền thống.

Indonesia là một trong những quốc gia sản xuất cà phê lớn, chủ yếu là cà phê Robusta Vùng trồng cà phê chủ yếu ở Indonesia là Sumatra, Java và Sulawesi Indonesia cũng có công nghệ chế biến và đóng gói cà phê phát triển, và cà phê Indonesia được biết đến với hương vị đặc trưng đậm đà và mùi thơm tự nhiên của cà phê Robusta.

Ethiopia được coi là quê hương của cây cà phê Arabica và là một trong những nguồn cung ứng quan trọng của cà phê Arabica trên thế giới Với đất đai và khí hậu tự nhiên lý tưởng, Ethiopia sản xuất những loại cà phê Arabica đa dạng với hương vị độc đáo.

Các quốc gia đều có đặc trưng riêng biệt tạo nên sự độc đáo trong thương hiệu của mỗi quốc gia trong việc cung cung cấp cà phê lớn cho thế giới Sự đa dạng về nguồn cung ứng này tạo ra sự phong phú về loại hạt cà phê và hương vị trên thị trường quốc tế.

Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu mặt hàng cà phê

Cà phê chịu ảnh hưởng lớn từ điều kiện tự nhiên như khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, ánh sáng và gió) và đất trồng Những yếu tố này sẽ tác động trong suốt quá trình sinh trưởng và từ đó chi phối năng suất cũng như chất lượng của cà phê

Về chất lượng đất: Đất nơi cà phê được trồng phải cung cấp đầy đủ dưỡng chất và có đặc tính thoát nước tốt Cây cà phê thích đất phì nhiêu, giàu hữu cơ, tơi xốp và có độ pH ổn định Chất lượng đất trực tiếp ảnh hưởng đến hương vị và chất lượng của hạt cà phê Việc duy trì sức khỏe của đất là chìa khóa để duy trì chất lượng sản phẩm Ngoài ra, về diện tích đất nông nghiệp: Quốc gia có nhiều diện tích đất nông nghiệp có ưu thế trong sản xuất và xuất khẩu cà phê Diện tích đất nông nghiệp lớn không chỉ mang lại sản lượng lớn mà còn giảm chi phí sản xuất Các quốc gia có diện tích đất nông nghiệp rộng thường có lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu cà phê

Khí hậu là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của cà phê Nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, gió và lượng mưa thuận lợi hay không sẽ quyết định đến sự sinh trưởng, năng suất của cà phê sau này Cà phê là loại cây nhạy cảm với nhiệt độ và độ ẩm Khí hậu ấm áp và độ ẩm tương đối cao giúp cây phát triển khỏe mạnh, đồng thời tạo nên hương vị đặc trưng Những thay đổi đột ngột trong nhiệt độ hoặc độ ẩm có thể dẫn đến sự biến động trong chất lượng và hương vị của hạt cà phê Hơn nữa, cà phê yêu cầu một lượng mưa đều và đủ ánh sáng để phát triển đúng cách Mưa ít hoặc quá mưa, cũng như ánh sáng không đủ, có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của cây và chất lượng của hạt cà phê Sự cân bằng này là quyết định giữa một cốc cà phê ngon và một hạt cà phê không đạt chất lượng Ngoài ra, biến đổi khí hậu là mối quan ngại ngày càng tăng đối với ngành cà phê Thời tiết không ổn định, thảm họa thiên nhiên, và sự thay đổi về môi trường có thể gây ra thiệt hại cho cây cà phê về chất lượng và năng suất, tạo ra những thách thức mới trong việc duy trì và phát triển xuất khẩu cà phê

2.4.2 Đối thủ cạnh tranh Đối thủ cạnh tranh là những tổ chức hay các nhân có khả năng thỏa mãn nhu cầu các khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp bằng cùng một loại sản phẩm hoặc những sản phẩm có khả năng thay thế những sản phẩm của doanh nghiệp Đối thủ cạnh tranh đặt ra nhiều thách thức cho việc xuất khẩu bởi việc giành mất thị trường thông qua giá cả, chất lượng sản phẩm… Những yếu tố này khiến cho các doanh nghiệp phải liên tục nâng cao chất lượng và giảm giá để duy trì sức hấp dẫn Việc đối thủ gia nhập vào cùng thị trường có thể khiến cho thị phần của doanh nghiệp bị giảm sút, từ đó dẫn đến giảm số lượng sản phẩm vào thị trường này Những yếu tố này có thể gây ra việc giảm xuất khẩu của doanh nghiệp

2.4.3 Tiến bộ khoa học kỹ thuật

Với sự tiến bộ không ngừng của khoa học và công nghệ hiện đại, ứng dụng các tiến bộ này trong ngành cà phê đã mang lại nhiều lợi ích đáng kể Các nông dân ngày nay không chỉ có thể canh tác hiệu quả hơn mà còn nâng cao chất lượng và năng suất của hạt cà phê, từ đó gia tăng giá trị của sản phẩm xuất khẩu Từ quá trình chọn giống, các nhà nghiên cứu hiện đang tập trung vào phát triển giống cây trồng có năng suất cao, chất lượng tốt và khả năng chống chịu hạn chế, phù hợp với biến đổi khí hậu ngày càng khắc nghiệt Các thiết bị tự động hóa tiên tiến đã và đang hỗ trợ nông dân trong việc thu thập và phân tích dữ liệu đất trồng, dự báo tình hình thời tiết, và giảm rủi ro trong các giai đoạn canh tác, thu hoạch, và chế biến Các kỹ thuật canh tác như tưới tiêu nhỏ giọt và tỉa cành, cũng như quá trình thu hoạch và bảo quản cà phê, hiện nay đều được tính toán chính xác thông qua các máy móc và phương tiện hiện đại giúp nông dân tối ưu hóa nguồn lực và giảm chi phí Hơn nữa, việc áp dụng công nghệ chế biến sâu các chế phẩm của cà phê trong các nhà máy sản xuất có thể giúp sản phẩm gia tăng hàm lượng giá trị xuất khẩu thay vì chỉ xuất khẩu cà phê nguyên liệu Ngoài ra, công nghệ còn được tích hợp để theo dõi và quản lý các quy trình sản xuất, vận chuyển, lưu trữ, xử lý chất thải, và truy xuất nguồn gốc, nhằm tối ưu hóa chuỗi cung ứng Điều này giúp ngành cà phê đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế và yêu cầu của thị trường nhập khẩu hàng đầu, như EU, Mỹ, Nhật Bản ; đồng thời, giúp xây dựng chuỗi cung ứng cà phê xanh, bền vững, giảm phát thải khí carbon, và thân thiện với môi trường Qua đó có thể thấy, yếu tố về khoa học công nghệ có tác động tích cực không nhỏ đến xuất khẩu mặt hàng cà phê của mỗi quốc gia

Rào cản thương mại có thể hiểu là biện pháp hay hành động gây cản trở đối với thương mại quốc tế Rào cản thương mại quốc tế rất phức tạp và đa dạng vì mỗi quốc gia đều muốn đạt được mục tiêu lợi ích của mình Hơn nữa, rào cản thương mại được quy định bởi cả hệ thống pháp luật quốc tế, cũng như luật pháp của từng quốc gia và được các quốc gia sử dụng tùy vào hoàn cảnh của họ

Có hai loại rào cản thương mại bao gồm: thuế quan và hàng rào phi thuế quan

Thuế quan là một loại thuế do các quốc gia đặt ra cho các hàng hóa di chuyển qua cửa khẩu quốc gia, kể cả hàng nhập khẩu lẫn xuất khẩu Thuế quan là một công cụ tài chính được Nhà nước sử dụng để điều tiết hoạt động xuất nhập khẩu hoặc bảo hộ nền sản xuất trong nước, bởi giá cả hàng hóa thấp hoặc cao có ảnh hưởng đến sức mua của thị trường và đến khối lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Đối với hoạt động xuất khẩu, thuế quan ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường vì thuế quan sẽ đẩy giá cả của hàng hóa lên cao hơn Hiện nay, trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, các tổ chức hướng tới cắt giảm thuế quan nhằm tăng cường giao thương giữa các quốc gia

Hàng rào phi thuế quan là những rào cản hạn chế thương mại thông qua các biện pháp khác ngoài việc áp thuế trực tiếp Hàng rào phi thuế quan có hai nhóm chính: biện pháp phi kỹ thuật và biện pháp kỹ thuật

- Hàng rào phi kỹ thuật: Bao gồm một số quy định: Cấm nhập, cấm xuất; Hạn ngạch; Giấy phép; Tỷ lệ nội địa hóa bắt buộc; Hạn chế xuất khẩu tự nguyện,

- Cấm nhập, cấm xuất: là những quy định pháp lý mà một quốc gia không cho phép nhập hoặc xuất khẩu những hàng hóa nhất định là biện pháp hành chính tạo ra hàng rào tự do thương mại

- Hạn ngạch: là quy định số lượng cao nhất của hàng hóa nhập khẩu hoặc xuất khẩu trong một thời gian nhất định Hạn ngạch có thể quy định cho từng nhà nhập khẩu, xuất khẩu cho từng quốc gia

- Giấy phép nhập khẩu: là một cách thức tạo ra rào cản tự do thương mại bằng cách yêu cầu phía nhập khẩu phải gửi đơn để được cấp giấy phép nhập khẩu cho loại hàng hóa nhất định Các thủ tục hành chính này đã tạo ra rào cản đối với hàng hóa nhập khẩu

- Tỷ lệ nội địa hóa bắt buộc: là phương thức ngăn cản hàng hóa nhập khẩu, một quốc gia quy định một mặt hàng nào đó phải đạt một tỷ lệ nhất định mới được tiêu thụ

- Hạn chế xuất khẩu tự nguyện: là thỏa thuận giữa bên xuất khẩu và bên nhập khẩu về giới hạn tối đa của giá trị hoặc khối lượng mặt hàng xuất khẩu từ một nước sang nước khác

- Rào cản kỹ thuật chỉ là những quy chuẩn kỹ thuật do một quốc gia quy định đối với hàng hóa Trong nhiều trường hợp, được sử dụng là một cách thức để cản trở hàng hóa nhập khẩu vào thị trường nội địa

2.4.5 Liên kết vùng theo chuỗi giá trị

PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU

Tổng quan về thị trường EU đối với hoạt động xuất khẩu cà phê

3.1.1 Khái quát về Việt Nam và Liên minh Châu Âu

3.1.1.1 Khái quát về Liên minh Châu Âu

3.1.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Liên minh Châu Âu (tên tiếng Anh: European Union, viết tắt: EU) là một cộng đồng có tính lịch sử phát triển lâu dài Lịch sử của Liên minh Châu Âu bắt đầu từ chiến tranh thế giới thứ II Ý tưởng về hội nhập Châu Âu đã được nhận thức sẽ giúp ngăn chặn việc giết chóc và phá hủy không xảy ra nữa Năm 1951, 6 nước Tây Âu bao gồm: Bỉ, Pháp, Ý, Luxembourg, Hà Lan và Tây Đức cùng bắt tay thành lập Cộng đồng Than Thép Châu Âu (ECSC) với mục đích quân sự và duy trì hòa bình Theo thời gian, lo ngại bất ổn về chiến tranh trên lục địa già đã không còn, thay vào đó, các quốc gia Tây Âu đều phát triển thuận lợi Năm 1957, Cộng đồng Kinh tế Châu Âu (EEC) được ra đời nhằm tạo thuận lợi cho việc trao đổi hàng hóa và việc di chuyển, làm việc của người dân giữa các nước Tây Âu Trải qua hơn 60 năm hình thành và phát triển, EU được xây dựng từng bước với mức độ liên kết giữa các thành viên ngày càng mở rộng và sâu sắc trên nhiều lĩnh vực Cùng với phát triển về chiều sâu, EU cũng trải qua nhiều đợt mở rộng, kết nạp nhiều thành viên mới, trong đó, sự kiện gia nhập lớn nhất là vào năm 2004 với 10 quốc gia bao gồm: Séc, Hungary, Ba Lan, Slovakia, Slovenia, Litva, Latvia, Estonia, Malta, Cộng hòa Síp Tính đến thời điểm hiện tại, EU bao gồm 27 quốc gia thành viên sau sự kiện Vương Quốc Anh chính thức rời khỏi EU vào ngày 31/01/2020 Song song với việc các quốc gia thành viên

EU tăng liên tục, mức độ liên kết về kinh tế và chính trị giữa các nước thành viên cũng ngày càng trở nên khăng khít Mức độ liên kết kinh tế của khối đã ở trạng thái gần như hoàn hảo ở cả 5 hình thức: Khu vực mậu dịch tự do, liên minh thuế quan, thị trường chung, liên minh tiền tệ và liên minh kinh tế Hiện nay, thể chế của EU được đánh giá là hình thức hội nhập kinh tế cao nhất trên thế giới

Một trong những sự kiện đáng chú ý nhất có thể kể đến, năm 2002, EU chính thức thống nhất một hệ thống tiền tệ lưu hành trong phạm vi các quốc gia thành viên Đồng EURO ra đời đã thay thế cho đồng Franc của Pháp, đồng Lyre của Ý và đồng Guilders của

Hà Lan Ngoại trừ Vương quốc Anh, Đan Mạch và Thụy Điển kiên quyết giữ đồng tiền riêng của nước họ, đồng EURO trở thành đồng tiền chung duy nhất được lưu hành tại các quốc gia EU và được sử dụng tại một trong những khối kinh tế lớn nhất trên thế giới Do đó, đồng EURO chỉ xếp sau đồng USD về số lượng dự trữ và được sử dụng thường xuyên trong các giao dịch thương mại quốc tế trên thế giới

3.1.1.1.2 Vị thế và vai trò của EU

Liên minh Châu Âu EU được coi là tổ chức lớn nhất thế giới về mọi mặt Trong những năm qua, sự lớn mạnh về kinh tế qua quá trình nhất thể hóa và những bước tiến tới một liên minh chính trị đã và đang đem lại cho EU một sức mạnh kinh tế và chính trị rất lớn trên thế giới Liên minh Châu Âu đã khẳng định sự phát triển vượt bậc, trở thành một thực thể chính trị - kinh tế - xã hội lớn có vai trò quan trọng hàng đầu với thế giới

Liên minh Châu Âu là một phần quan trọng của nền kinh tế thế giới, GDP hàng năm của EU đều chiếm khoảng 22% tổng GDP toàn cầu và 30% sản lượng công nghiệp toàn cầu, trong khi dân số EU chỉ chiếm 6% so với dân số thế giới

EU đặt ra những chính sách nhân quyền nhằm ngăn chặn sự tàn bạo của Chiến tranh thế giới thứ hai không được lặp lại sau này, các luật cấm phân biệt đối xử, thể hiện quyền bình đẳng và tự do đi lại các nước trong khối EU Việc làm này đã tác động tích cực cho việc nhân quyền trở thành một khía cạnh của quan hệ đối ngoại chính trị với các nước thứ ba Ngoài ra, EU còn có các chính sách nhân quyền liên quan đến tự do ngôn luận, tra tấn, án tử hình Ở các quốc gia, nơi mà con người được có những quyền lợi cao nhất, thi công cụ dân chủ và nhân quyền của EU luôn đáp ứng việc tăng cường sự tự do cơ bản và tôn trọng quyền con người

Liên minh Châu Âu là một phần quan trọng của nền kinh tế thế giới, GDP hàng năm của EU đều chiếm khoảng 22% tổng GDP toàn cầu và 30% sản lượng công nghiệp toàn cầu, trong khi dân số EU chỉ chiếm 6% so với dân số thế giới Các nước thành viên EU cũng thuộc nhóm các nước có viện trợ ODA nhiều nhất trong nhóm các nước phát triển Theo thống kê chung, EU được coi là tổ chức viện trợ ODA nhiều nhất trên thế giới, đặc biệt là vào Châu Phi, Châu Á và khu vực Mỹ La-tinh Nhờ sự đóng góp này mà hàng triệu người dân trên thế giới có được việc làm ổn định hơn rất nhiều EU còn cung cấp các gói viện trợ trong lĩnh vực thiên tai, lũ lụt, hỏa hoạn, người tị nạn ở nhiều quốc gia Các chương trình trợ giúp nhân đạo dựa trên tiêu chí: tổn thương vật chất, tinh thần và đánh giá nhu cầu tùy theo từng trường hợp Ngoài ra, EU còn là một đơn vị phản ứng cực nhanh đối với các trường hợp khẩn cấp tầm quốc tế Điển hình như năm 2015, EU đã cung cấp nơi trú ẩn, lương thực, chăm sóc sức khỏe, cung cấp nước sạch cho hơn 120 triệu người bị ảnh hưởng bởi xung đột chiến tranh, thiên tai ở 80 quốc gia trên toàn thế giới

Theo Chính sách an ninh quốc phòng chung thì EU luôn quan tâm đến các nhiệm vụ quân sự và dân sự trên thế giới theo hướng tích cực gồm các nhiệm vụ: đào tạo cảnh sát địa phương, quản lý biên giới như các chiến dịch: Lực lượng hải quân EU “Atalanta” giải quyết vi phạm bản quyền và bảo vệ các chuyến hàng nhân đạo của Chương trình Thế Giới, Chiến dịch “Sophia” phá vỡ việc kinh doanh buôn người, buôn lậu khu vực Nam Địa Trung Hải

EU có vai trò quan trọng trong việc góp phần vào hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu Tại hội nghị khí hậu Paris (COP21) năm 2015, hầu hết các quốc gia trong khối EU đã tham gia ký kết đảm bảo thỏa thuận khí hậu toàn cầu có tính pháp lý Đồng thời, các quốc gia thành viên EU cũng đóng góp tài chính rất lớn để thực hiện các biện pháp thay đổi khí hậu cho các nước đang phát triển Khối thương mại lớn nhất thế giới EU là khối thương mại lớn nhất trên toàn thế giới Vì thương mại là một chính sách chung, các hiệp định thương mại quốc tế được ký kết bởi EU chứ không phải bởi các quốc gia thành viên riêng lẻ

3.1.1.2 Khái quát về quan hệ thương mại giữa Việt Nam và EU

Quan hệ ngoại giao Liên minh Châu Âu (EU) -Việt Nam chính thức thiết lập vào ngày 28-11-1990 Đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu việc nước ta bắt đầu thoát khỏi sự bao vây cấm vận của các nước phương Tây và tác động tích cực đến quan hệ đối ngoại và tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam Phạm vi hợp tác giữa Việt Nam và EU được trải rộng trên khắp các lĩnh vực, từ các vấn đề chính trị, các thách thức mang tính toàn cầu tới kinh tế, thương mại đầu tư và phát triển Đặc biệt, thông qua quan hệ thương mại, EU qua đó đã đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

*Ký kết các hiệp định thương mại

Quá trình phát triển hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu cho đến nay có thể tóm tắt qua một số mốc thời gian tiêu biểu như: Năm 1990, Việt Nam và Cộng đồng Châu Âu chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao; Năm 1992, Việt Nam và Cộng đồng Châu Âu ký Hiệp định dệt may Năm 1995, Việt Nam và Cộng đồng Châu Âu ký Hiệp định Khung Hợp tác Việt Nam - EC

Hiệp định cụ thể hóa 4 mục tiêu:

1) Đảm bảo các điều kiện và thúc đẩy sự phát triển của thương mại – đầu tư song phương;

2) Hỗ trợ sự phát triển bền vững nền kinh tế Việt Nam;

3) Tăng cường hợp tác kinh tế, trong đó có bao gồm việc hỗ trợ những nỗ lực của Việt Nam nhằm hướng tới nền kinh tế thị trường;

4) Hỗ trợ Việt Nam trong công tác bảo vệ môi trường và quản trị bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên Đến năm 2007, Việt Nam và EU chính thức tuyên bố khởi động đàm phán Hiệp định Đối tác và Hợp tác toàn diện Việt Nam - EU (PCA) Và đến tháng 6 năm 2012, Hiệp Định Đối Tác và Hợp Tác Toàn Diện EU-Việt Nam (PCA) được ký kết, thể hiện cam kết của Liên minh Châu Âu trong việc tiến tới mối quan hệ hiện đại, trên diện rộng và cùng có lợi với Việt Nam Hiệp định PCA mở rộng hơn nữa phạm vi hợp tác EU-Việt Nam trên các lĩnh vực như thương mại, môi trường, năng lượng, khoa học và kỹ thuật, quản trị công hiệu quả, cũng như du lịch, văn hóa, di cư và cuộc chiến chống tham nhũng và tội phạm có tổ chức

Hay gần đây nhất, việc ký kết Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) đã đưa quan hệ hợp tác thương mại của Việt Nam và EU lên một tầm cao mới Là một FTA thế hệ mới giữa Việt Nam và 27 nước thành viên EU, EVFTA một trong hai FTA có phạm vi cam kết rộng và mức độ cam kết cao nhất của Việt Nam từ trước tới nay Ngày 01/12/2015, EVFTA đã chính thức kết thúc đàm phán và đến ngày 01/02/2016, văn bản hiệp định được công bố Ngày 26/06/2018, một bước đi mới của EVFTA được thống nhất

*Đối tác thương mại hàng đầu

EU là khu vực chiếm tỷ trọng lớn trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Châu Âu, là đối tác thương mại lớn hàng đầu và là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam (sau Hoa Kỳ) Quan hệ thương mại Việt Nam - EU đã phát triển rất nhanh chóng và hiệu quả với kim ngạch hai chiều tăng nhanh chóng qua các năm Các đối tác xuất khẩu chính của Việt Nam tại thị trường EU trong thời gian qua tập trung vào các thị trường truyền thống như Hà Lan, Đức, Pháp, Italia, Áo, Bỉ, Tây Ban Nha, Ba Lan và Thụy Điển

Tình hình sản xuất, xuất khẩu cà phê của Việt Nam

3.2.1 Năng lực sản xuất, cung ứng của Việt Nam

Việt Nam là một trong những quốc gia có quy mô lớn và năng suất cao trong sản xuất cà phê trên thế giới Sản lượng và năng suất liên tục được cải thiện trong hơn 10 năm qua, phần lớn nhờ thay đổi tập quán canh tác theo hướng thâm canh và bền vững, nhiều tiến bộ đã được áp dụng vào sản xuất như: giống mới, kỹ thuật thâm canh, tưới nước tiết kiệm, trồng xen, thiết kế cảnh quan, sơ chế, bảo quản, sản xuất có chứng nhận và nhất là tái canh cà phê đã góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm cà phê Đơn vị: tạ/ha

Hình 3.6 Năng suất cà phê của Việt Nam giai đoạn 2010 – 2021

Nguồn: Tổng cục thống kê

Hiện năng suất cà phê của Việt Nam trung bình trong giai đoạn 2010 - 2021 đạt 24,8 tạ/ha cà phê Năng suất cà phê hầu như tăng dần qua các năm, trong đó, Việt Nam đứng thứ 3 về diện tích cà phê được chứng nhận bền vững chỉ sau Brazil và Colombia Những năm gần đây, Việt Nam đã chuyển hướng mạnh sang sản xuất cà phê có chứng nhận bền vững, giúp nâng cao chất lượng và đáp ứng nhu cầu của thị trường thế giới

Hình 3.7 Diện tích và sản lượng cà phê của Việt Nam giai đoạn 2010 – 2021

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Diện tích trồng cà phê của Việt Nam chiếm tỷ lệ lớn trong tổng diện tích đất trồng trọt và liên tục tăng mạnh trong những năm gần đây Theo Tổng cục thống kê, năm 2021 tổng diện tích cà phê của Việt Nam là khoảng 710,6 nghìn ha, tăng 15 nghìn ha; sản lượng cà phê nhân 1,85 triệu tấn, tăng 81 nghìn tấn (+4,62%) so với năm 2020 Trong đó, khu

2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 vực Tây Nguyên là vùng sản xuất cà phê tập trung chính của cả nước Diện tích cà phê của khu vực này chiếm tới 72% tổng diện tích cả nước và sản lượng cũng chiếm khoảng 92% tổng sản lượng cả nước Các tỉnh có sản lượng và diện tích trồng lớn nhất là Đắk Lắk, Lâm Đồng, Đắk Nông và Gia Lai

Việt Nam đã bước đầu hình thành một số vùng chuyên canh sản xuất cà phê hàng hóa lớn và đang tích cực chuyển hướng sang sản xuất cà phê có chứng nhận bền vững Một số doanh nghiệp xuất khẩu trong nước đã liên kết được với nông dân và hợp tác xã sản xuất cà phê bền vững, thân thiện với môi trường và đạt các chứng nhận quốc tế như: 4C, Rainforest, UTZ Đặc biệt, tại Việt Nam đã có một doanh nghiệp (Công ty TNHH Vĩnh Hiệp) sản xuất được cà phê organic, được các tổ chức ở Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản công nhận

Với nhu cầu về mặt hàng cà phê chế biến ngày càng tăng ở cả thị trường trong nước và quốc tế, rất nhiều nhà máy chế biến đã được thành lập ở Việt Nam thời gian qua Nhiều doanh nghiệp như Vinacà phê, Trung Nguyên, Mê Trang, Tín Nghĩa đã nỗ lực thay đổi, đầu tư các trang thiết bị, dây chuyền chế biến, sản xuất các sản phẩm phù hợp, dần đáp ứng các thị trường cao cấp

Cả nước hiện có khoảng 97 cơ sở chế biến cà phê nhân, 160 cơ sở chế biến cà phê rang xay, 8 cơ sở chế biến cà phê hòa tan và 11 cơ sở chế biến cà phê phối trộn Cụ thể, gồm có: 97 cơ sở chế biến cà phê nhân - với tổng công suất thiết kế 1,503 triệu tấn, tổng công suất thực tế đạt 83,6%; 160 cơ sở chế biến cà phê rang xay - tổng công suất thiết kế 51,7 nghìn tấn sản phẩm/năm; 8 cơ sở chế biến cà phê hòa tan - tổng công suất thiết kế 36,5 nghìn tấn sản phẩm/năm, tổng công suất thực tế đạt 97,9%; 11 cơ sở chế biến cà phê phối trộn - tổng công suất thiết kế 139,9 nghìn tấn sản phẩm/năm, tổng công suất thực tế đạt 81,6%

3.2.2 Tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam

3.2.2.1 Tổng quan quy trình xuất khẩu cà phê của Việt Nam

* Phương thức xuất khẩu cà phê của Việt Nam

Cà phê là mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu cà phê sau Brazil Cà phê được thu hoạch theo mùa vụ và bán sản phẩm ra thị trường trong vòng 1-2 tháng sau khi thu hoạch (85%), khoảng 13% người trồng cà phê dự trữ trong vòng 2-6 tháng và 2% dự trữ cà phê tại địa phương trên 6 tháng Hiện nay, có trên 90% sản lượng cà phê sản xuất hàng năm dùng cho xuất khẩu trong đó cà phê xuất khẩu của Việt Nam tập trung chủ yếu vào cà phê Robusta Cà phê Việt Nam đang được xuất khẩu sang hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ điển hình với các thị trường lớn như: EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh, Có bốn thành phần chính tham gia trong kênh thương mại sản phẩm cà phê từ khi thu hoạch đến khi vận chuyển lên phương tiện vận tải đến cảng xuất khẩu, gồm: Người trồng cà phê, Thương lái, Đại lý thu mua và Doanh nghiệp chế biến cà phê xuất khẩu

Hoạt động xuất khẩu mặt hàng cà phê chủ yếu theo hai phương thức: xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu ủy thác a Xuất khẩu trực tiếp

Xuất khẩu trực tiếp là một trong những phương thức xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam Phương thức xuất khẩu trực tiếp là doanh nghiệp xuất khẩu cà phê trực tiếp xuất khẩu sang đối tác ở thị trường nước nhập khẩu Thuận lợi của xuất khẩu trực tiếp giúp doanh nghiệp xuất khẩu cà phê kiểm soát được tiến trình xuất khẩu, có khả năng thu được lợi nhuận và nắm được chặt chẽ các thông tin đối tác và thị trường nhập khẩu Doanh nghiệp xuất khẩu cà phê sẽ trực tiếp xử lý tất cả các giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng với đối tác nước nhập khẩu Tuy nhiên, doanh nghiệp xuất khẩu cà phê trực tiếp cũng gặp phải những khó khăn đặc biệt đối với những doanh nghiệp xuất khẩu mới bắt đầu giới thiệu sản phẩm của mình ra thị trường nước ngoài Doanh nghiệp xuất khẩu cần phải tự tìm đối tác và xây dựng mối quan hệ với đối tác của chính mình b Xuất khẩu ủy thác

Xuất khẩu ủy thác là phương thức xuất khẩu được áp dụng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê có hàng hóa về sản phẩm cà phê chưa đủ điều kiện để trực tiếp đàm phán, ký kết hợp đồng kinh tế với doanh nghiệp nước nhập khẩu, hoặc không thể trực tiếp lưu thông đưa hàng hóa ra thị trường nước ngoài nên phải ủy thác cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê khác có đủ điều kiện xuất khẩu hộ mình Doanh nghiệp nhận ủy thác sẽ đứng ra tiến hành làm các thủ tục xuất khẩu, nghiệp vụ cho bên doanh nghiệp ủy thác như làm các chứng từ, mở L/C, làm các thủ tục thanh toán, và được hưởng lợi nhuận một tỷ lệ phần trăm nhất định, thường lãi trên dưới 1% tổng giá trị lô hàng xuất khẩu

*Quy trình xuất khẩu mặt hàng cà phê của Việt Nam

Hình 3.8 Quy trình xuất khẩu mặt hàng cà phê

Bước 1: Xin giấy phép xuất khẩu: Giấy phép xuất khẩu được cấp đối với hàng hóa cà phê phải có giấy phép xuất khẩu theo quy định cụ thể tại điều 16 Thông tư 39/2018/TT- BTC sửa đổi bổ sung thông tư 38/2015/TT-BTC Nếu áp dụng cơ chế một cửa quốc gia, cơ quan quản lý nhà nước gửi giấy phép xuất khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra, miễn kiểm tra chuyên ngành dưới dạng điện tử thông qua cổng thông tin một cửa quốc gia, người khai hải quan không phải nộp khi làm thủ tục hải quan

Bước 2: Chuẩn bị hàng hóa để xuất khẩu: Doanh nghiệp xuất khẩu cà phê phải tiến hành chuẩn bị hàng hóa để xuất khẩu, công việc này bao gồm ba công đoạn chủ yếu:

- Thu gom mặt hàng cà phê tập trung thành một lô xuất khẩu

- Đóng gói bao bì mặt hàng cà phê xuất khẩu

- Kẻ ký mã hiệu hàng hóa xuất khẩu, những ký hiệu được ghi mặt ngoài của bao bì để thông báo những thông tin cần thiết cho giao nhận, vận chuyển, bảo quản hàng hóa

Bước 3: Kiểm tra hàng để xuất khẩu: Trước khi giao hàng, doanh nghiệp xuất khẩu cà phê có nghĩa vụ phải kiểm tra hàng về phẩm chất, số lượng, trọng lượng (tức kiểm nghiệm) Với mặt hàng xuất khẩu là cà phê thì còn phải kiểm tra thêm khả năng lây lan bệnh (tức kiểm dịch), việc kiểm nghiệm và kiểm dịch phải được tiến hành qua hai cấp: cấp cơ sở và cấp cửa khẩu Trong đó việc kiểm tra cơ sở đóng vai trò quyết định còn kiểm tra hàng hóa ở cửa khẩu có tác dụng thẩm tra lại kết quả kiểm tra của cơ sở

Bước 4: Thuê phương tiện vận tải:

- Nếu hợp đồng xuất khẩu cà phê quy định việc người bán thuê phương tiện vận tải để chở hàng đến địa điểm đích Điều kiện cơ sở giao hàng của hợp đồng xuất khẩu là: (CIF, CFR, CIP, CPT, DPU, DAP, DDP) thì người xuất khẩu cà phê tiến hành thuê phương tiện vận tải

Thực trạng hoạt động xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường EU trong giai đoạn 2010 - 2022

3.3.1 Kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường EU

EU chính là một trong những thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam Kể từ khi Việt Nam chính thức đặt quan hệ ngoại giao với EU, hai bên ngày càng gắn kết, hợp tác thương mại với nhau nhiều hơn Trong đó, EU được coi là thị trường quan trọng hàng đầu trong xuất khẩu cà phê của Việt Nam Tuy nhiên, kể từ 2010 - 2020, kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam lại có những diễn biến thất thường Đơn vị: Tỷ USD

Hình 3.12 Kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn

Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu cà phê sang EU năm 2010 đạt 730 triệu USD, chiếm gần 41,4% kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này cả năm của Việt Nam (1763 triệu USD) Liên tục từ 2010 - 2012, kim ngạch tăng lên đến con số 1,3 tỷ USD Các nước nhập khẩu nhiều cà phê trong EU là Đức, Pháp, Anh, Thụy Điển, Áo… Xuất khẩu cà phê sang EU đạt được những thành tựu trên là do sau khi Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức Thương mại thế giới (WTO), một số rào cản kỹ thuật, các vụ kiện bán phá giá và cả những quy định bất bình đẳng trước đây được bãi bỏ hoặc hạn chế Số doanh nghiệp Việt Nam, trong đó các doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường EU tăng do chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm của hàng hóa tăng

Tuy nhiên, đến năm 2013, xuất khẩu cà phê vào thị trường này bị giảm Nguyên nhân là do cuộc khủng hoảng nợ công ở khu vực Châu Âu khiến việc nhập khẩu cà phê giảm mạnh, từ đó dẫn đến kim ngạch xuất khẩu giảm Đến năm 2014, xuất khẩu được phục hồi, với kim ngạch 1,50 tỷ USD và sản lượng đạt 0,61 triệu tấn Tuy nhiên, sau đó, kim ngạch lại sụt giảm vào năm 2015 Năm 2016 có sự cải thiện với mức tăng hơn 83% so với năm

2015 Tuy nhiên, từ 2016 - 2020, kim ngạch liên tục giảm và giảm sâu nhất vào năm 2020 với kim ngạch 0,99 tỷ USD Nguyên nhân được đưa ra là do xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam đã qua giai đoạn phát triển nóng Các mặt hàng nông sản như cà phê, cà phê, hạt điều chủ yếu là xuất khẩu thô bị tác động mạnh từ giá cả thế giới giảm mạnh do nguồn cung tăng cao Bên cạnh đó, tác động của đại dịch Covid - 19 khiến cho nhiều quốc gia phải đóng cửa với bên ngoài để kiểm soát dịch bệnh…

Bước sang giai đoạn 2021 - 2022, thị trường cà phê xuất khẩu sang EU có khởi sắc khi kim ngạch năm 2021 và 2022 lần lượt đạt 1,03 tỷ USD và 1,5 tỷ USD Nguyên nhân là do lợi thế từ hiệp định EVFTA, cũng như việc đáp ứng tốt hơn những quy định, tiêu chuẩn hiện hành trong việc xuất khẩu cà phê vào EU, đã khiến cho sản lượng cà phê xuất khẩu vào thị trường EU những năm này tăng lên, từ đó dẫn đến kim ngạch xuất khẩu tăng

3.3.2 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường EU

Hình 3.13 Cơ cấu mặt hàng cà phê của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường EU đang trải qua một số thay đổi trong những năm gần đây Mặc dù xuất khẩu cà phê nhân vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu, nhưng Việt Nam cũng đã và đang đẩy mạnh xuất khẩu cà phê chế biến sâu, đặc biệt là sang thị trường EU, nhằm tăng giá trị gia tăng của sản phẩm và khẳng định vị thế cà phê Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Năm 2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam vẫn chủ yếu là các loại cà phê thô, chưa qua chế biến sâu, chiếm tỷ trọng lớn đến 90,35% tổng kim ngạch xuất khẩu Điều này cho thấy cà phê nhân vẫn là lựa chọn phổ biến của các nhà nhập khẩu EU Tuy nhiên, để nâng cao giá trị và đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của thị trường, Việt Nam cũng đã tăng cường xuất khẩu các sản phẩm cà phê chế biến sâu.

Trong số các loại cà phê chế biến sâu xuất khẩu sang EU, tinh chất và chiết xuất cô đặc chiếm một tỷ trọng nhỏ nhưng đạt 5,9 triệu USD, tương ứng với 7,01% tổng kim ngạch xuất khẩu Điều này cho thấy sự quan tâm của Việt Nam đến việc tạo ra các sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn từ cà phê Mặc dù tỷ trọng này vẫn còn thấp, nhưng nó đánh dấu một sự tiến bộ trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu cà phê của Việt Nam.

Ngoài ra, trong danh sách các loại cà phê chế biến sâu xuất khẩu sang EU, cà phê chưa rang chưa khử cafein chiếm tỷ trọng lớn nhất với 2,36%, tiếp theo là cà phê đã rang chưa khử cà phêin với 0,12% và cà phê đã rang đã khử cà phêin ít nhất với 0,09% Điều này cho thấy sự đa dạng hóa trong cơ cấu mặt hàng và khả năng sản xuất các sản phẩm cà phê đáp ứng nhu cầu đặc biệt của các thị trường tiêu dùng EU.

Tổng quan, mặc dù cà phê nhân vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường EU, xuất khẩu cà phê chế biến sâu đã tăng lên và đang được đẩy mạnh Điều này cho thấy sự đa dạng hóa và nỗ lực của Việt Nam trong việc nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm cà phê xuất khẩu Việc tăng cường xuất khẩu các sản phẩm cà phê chế biến sâu cũng góp phần khẳng định vị thế của cà phê Việt Nam trên thị trường quốc tế, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp cà phê trong nước.

3.3.3 Thị phần xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường EU

Trong số các thị trường xuất khẩu cà phê toàn cầu, Liên minh Châu Âu (EU) tiếp tục giữ vị trí là thị trường lớn nhất đối với ngành cà phê của Việt Nam, chiếm hơn 40% tổng giá trị xuất khẩu Mặc dù Việt Nam đứng thứ hai trong việc xuất khẩu cà phê vào EU, nằm sau Brazil, nhưng thị phần của cà phê Việt Nam tại EU đã giảm dần trong những năm gần đây, từ 9,7% vào năm 2017 xuống chỉ còn 6,2% vào năm 2021.

Xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường EU trong năm 2022 đạt mức 689.049 tấn, với trị giá gần 1,5 tỷ USD Đây là một sự tăng trưởng đáng kể so với năm trước, với mức tăng 25,8% về lượng và 45,4% về trị giá Tuy nhiên, mức tăng này không đồng nghĩa với việc thị phần của Việt Nam tại thị trường EU đã được khôi phục, mà thể hiện sự tăng cường xuất khẩu cà phê sang EU về số lượng.

Cơ cấu xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang các nước trong khu vực EU rất đa dạng Trong số đó, Đức chiếm tỷ trọng lớn nhất với 36,2%, là thị trường quan trọng nhất mà Việt Nam xuất khẩu cà phê tới Tiếp theo là Italia, chiếm 19,1% thị phần, Bỉ với 17,3%, và Tây Ban Nha với 13,2% Các quốc gia này đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp nhận cà phê từ Việt Nam và đóng góp vào doanh thu xuất khẩu của ngành cà phê.

Nếu xem xét mức tăng giảm của kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường EU, thì hầu hết các nước đã ghi nhận sự tăng trưởng Trong đó, Pháp có mức tăng cao nhất với 107%, tiếp theo là Romani với 100% và Bỉ với 94% Tuy nhiên, có hai quốc gia đã ghi nhận sự giảm trong kim ngạch xuất khẩu cà phê từ Việt Nam, đó là Italia với mức giảm 9,74% và Phần Lan với mức giảm 1,21%.

Tổng quan, cơ cấu xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang các nước EU được phân bố rộng rãi, với sự tham gia quan trọng của Đức, Italia, Bỉ và Tây Ban Nha Mặc dù thị phần cà phê của Việt Nam tại EU đã giảm trong những năm gần đây, xuất khẩu cà phê từ Việt Nam vẫn đạt được mức tăng trưởng về lượng và trị giá, cho thấy sự đa dạng và sự quan tâm của các thị trường EU đối với cà phê Việt Nam

Hình 3.14 Cơ cấu xuất khẩu cà phê Việt Nam sang các nước EU năm 2021

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu đề xuất

Giả thuyết H01: Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường EU

Việt Nam là một quốc gia có lợi thế về điều kiện tự nhiên để sản xuất và xuất khẩu nông sản (trong đó có cà phê) Việt Nam có nhiều tiềm năng về đất, với diện tích 330.363 km 2 , trong đó diện tích đất nông nghiệp có khoảng 10,5 triệu ha gồm nhiều loại thổ nhưỡng có giá trị kinh tế cao như đất đỏ bazan, đất phù sa rất thích hợp để phát triển các cây công nghiệp, đặc biệt là cà phê với tài nguyên đất đai, khí hậu và địa hình đa dạng nên sản xuất nông nghiệp khá thuận lợi Tuy nhiên, cà phê chịu ảnh hưởng lớn từ điều kiện tự nhiên như nhiệt độ, lượng mưa, ánh sáng, gió và đất trồng Những yếu tố này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng và chất lượng của cà phê mà còn đặt ra những thách thức cho việc xuất khẩu cà phê của Việt Nam Nghiên cứu của Lữ Bá Văn (2007) với tựa đề "Rủi ro trong sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam - thực trạng và giải pháp" đã làm rõ những mối liên kết giữa điều kiện tự nhiên và hiệu suất sản xuất cà phê Thời tiết biến đổi, khí hậu cục bộ, sự phát triển của sâu bệnh, và đặc tính dinh dưỡng của đất đều là yếu tố quyết định sản lượng và chất lượng cà phê xuất khẩu Điều này càng trở nên quan trọng khi nhận thức rằng những biến động này có thể giảm chất lượng và sản lượng cà phê, làm ảnh hưởng đến việc cung ứng cho thị trường quốc tế

Giả thuyết H02: Đối thủ cạnh tranh có ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường EU Đối thủ cạnh tranh trong ngành xuất khẩu cà phê có thể ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường EU bởi nó tạo ra nhiều thách thức Các nước cung cấp cà phê khác có thể cạnh tranh về giá cả và chất lượng, làm ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của sản phẩm cà phê Việt Nam Thêm vào đó, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cà phê từ các nước đối thủ cạnh tranh đã đáp ứng được quy định, và các tiêu chuẩn của EU, từ đó mở rộng việc tiếp cận thị trường trong khi Việt Nam vẫn còn đang trong quá trình cải thiện, thay đổi để đáp ứng tiêu chuẩn Một số đối thủ cạnh tranh của Việt Nam có thể kể đến như Brazil, Indonesia, Colombia,… Hơn nữa, thời kỳ thu hoạch cà phê của Việt Nam, Brazil và Indonesia là gần như cùng một thời điểm nên có thể gây áp lực cạnh tranh khi nguồn cung quá dồi dào

Giả thuyết H03: Tiến bộ khoa học kỹ thuật có ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường EU

Xuất khẩu cà phê của Việt Nam thuộc hàng top trên thế giới, tuy nhiên phần lớn lượng cà phê xuất khẩu đến các nước đối tác mới dừng lại ở cà phê thô, trong khi các sản phẩm cà phê chế biến sâu đem lại nhiều giá trị gia tăng hơn lại chỉ chiếm tỷ lệ xuất khẩu rất thấp Điều này đã và đang ảnh hưởng lớn đến tổng kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng cà phê và thương hiệu cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới Nguyên nhân của thực trạng nói trên đến từ việc ứng dụng kỹ thuật công nghệ vào chế biến cà phê ở Việt Nam còn hạn chế dẫn đến hiệu quả kinh doanh, khả năng cạnh tranh chưa cao, chưa đảm bảo đáp ứng các quy trình, quy định, tiêu chuẩn của thị trường nhập khẩu từ khâu sản xuất, thu hoạch, sơ chế, đóng gói, vận chuyển, truy xuất nguồn gốc để đẩy mạnh xuất khẩu Từ đó, nhóm nghiên cứu đề xuất giả thuyết tiến bộ kỹ thuật công nghệ có ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam vào EU

Giả thuyết H04: Rào cản thương mại có ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường EU

Rào cản thương mại hay rào cản thương mại quốc tế là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường EU Rào cản thương mại thể hiện mức thuế nhập khẩu hoặc các hàng rào phi thuế quan của các quốc gia nhập khẩu Khi các nước nhập khẩu cà phê tăng thuế nhập khẩu sẽ làm giá cả của mặt hàng cà phê nhập khẩu cao hơn, làm giảm cạnh tranh của hàng cà phê nhập khẩu từ đó giảm lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam Mục đích chính của rào cản thương mại là thông qua việc áp dụng các thủ tục, thuế quan, các quy định… của nước nhập khẩu để bảo vệ ngành sản xuất cà phê trong nước Trong khi hàng rào thuế quan đã dần được dỡ bỏ thông qua hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), các biện pháp phi thuế quan như: hàng rào kỹ thuật (TBT), biện pháp vệ sinh dịch tễ (SPS)…lại có xu hướng tăng lên với các quy định nghiêm ngặt nhằm đảm bảo chất lượng hàng hóa nhập khẩu vào EU nói chung và mặt hàng cà phê nói riêng Điều này đã và đang có ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường EU Trong bài nghiên cứu: “Tác động của các biện pháp phi thuế quan đến xuất khẩu cà phê của Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Thu Hiền (2022), những phát hiện của nghiên cứu cho thấy rằng trong khi các biện pháp kỹ thuật (TBT) và các biện pháp phi thuế quan (NTM) khác cản trở thì các biện pháp kiểm dịch và vệ sinh dịch tễ (SPS) lại có tác động thúc đẩy xuất khẩu cà phê Theo đó, Việt Nam cần tích cực tham gia hội nhập kinh tế, thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại, cải cách thủ tục hành chính, phát triển hạ tầng logistic

Giả thuyết H05: Liên kết vùng theo chuỗi giá trị có ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường EU

Liên kết vùng theo chuỗi giá trị cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường EU Liên kết vùng theo chuỗi giá trị là một khái niệm trong lĩnh vực kinh tế và phát triển khu vực liên quan đến việc tạo ra sự hợp tác giữa các địa phương, vùng miền trong quá trình sản xuất và chế biến sản phẩm cà phê Liên kết vùng nhấn mạnh đến sự tối ưu hóa các hoạt động trong chuỗi cung ứng từ nguồn cung cấp nguyên liệu đến sản phẩm cuối cùng tới tay người tiêu dùng Thay vì mỗi vùng, địa phương hoạt động độc lập, tập trung vào một phần của quá trình sản xuất cà phê, liên kết vùng theo chuỗi giá trị nhằm tạo ra sự kết nối và phối hợp giữa các vùng, địa phương khác nhau để tận dụng lợi thế và sự đặc trưng của từng vùng để tăng cường kết nối giữa vùng trồng cà phê - vùng sản xuất, chế biến cà phê với hoạt động động thương mại xuất khẩu cà phê, giúp nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng cường chế biến sâu, phát triển sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế Theo Ông Hoàng Anh Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường (Bộ Công Thương) từ góc độ quản lý nhà nước nhìn nhận, hàng hóa Việt Nam ngày càng phải cạnh tranh gay gắt với hàng hóa nước ngoài, việc chủ động tạo dựng được các chuỗi giá trị liên kết vùng đi đôi với hỗ trợ quảng bá, kết nối cung cầu hàng hóa góp phần ổn định sản lượng, giảm tình trạng dư cung hoặc thiếu cung sản phẩm, hạn chế tổn thất cho nông dân, thích ứng với các diễn biến nhu cầu thị trường Qua đó, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và tạo ra sự phát triển bền vững cho vùng, địa phương của đất nước

Sau khi xây dựng mô hình nghiên cứu và tổng quan tình hình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường EU, nhóm sử dụng khung phân tích với 5 yếu tố chính ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường EU: Điều kiện tự nhiên, đối thủ cạnh tranh, tiến bộ khoa học kỹ thuật, rào cản thương mại và liên kết vùng trong chuỗi giá trị

3.4.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất

Hình 3.15 Mô hình nghiên cứu đề xuất

Sau khi xây dựng mô hình, bảng khảo sát được thiết kế với mục đích thu thập những nhân tố ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu cà phê sang thị trường EU Phần chính của bảng hỏi bao gồm 24 biến quan sát

Thang đo của các biến với 5 mức độ:

- Mức 1: Hoàn toàn không đồng ý

Biến số Biến quan sát

Biến độc lập Điều kiện tự nhiên

DKTN 1 Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng và chất lượng cà phê

DKTN 2 Đất đai và vùng trồng tác động đến năng suất, hiệu quả kinh tế của cà phê

DKTN 3 Sâu bệnh ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của hạt cà phê

DKTN 4 Nguồn nước dồi dào đem lại năng suất cao cho cà phê Đối thủ cạnh tranh

DTCT 1 Đối thủ cạnh tranh cung cấp sản phẩm cà phê với chất lượng tốt

DTCT 2 Đối thủ cạnh tranh có ưu thế về giá cả

DTCT 3 Đối thủ cạnh tranh đáp ứng đủ các yêu cầu của thị trường EU

DTCT 4 Thương hiệu cà phê của đối thủ cạnh tranh được ưa chuộng trên thị trường EU

Tiến bộ khoa học kỹ thuật

KHKT 1 Ứng dụng công nghệ vào chế biến giúp gia tăng hàm lượng giá trị cho các sản phẩm cà phê xuất khẩu

KHKT 2 Tiến bộ KHKT giúp việc thu hoạch và chế biến diễn ra nhanh chóng và hiệu quả KHKT 3 Tiến bộ KHKT giúp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm cà phê

KHKT 4 Ứng dụng công nghệ hiện đại góp phần xây dựng chuỗi cung ứng cà phê xanh và đáp ứng tiêu chí bền vững của thị trường nhập khẩu

RCTM 1 EU quy định nghiêm ngặt về hàng rào kỹ thuật và biện pháp vệ sinh dịch tễ đối với sản phẩm cà phê nhập khẩu

RCTM 2 EU ưu đãi thuế quan cho mặt hàng cà phê nhập khẩu của Việt Nam

RCTM 3 EU quy định chặt chẽ về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững

RCTM 4 EU quy định các thủ tục nhập khẩu khắt khe và phức tạp

Liên kết vùng theo chuỗi giá trị

LKV 1 Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm cà phê

LKV 2 Phát triển kinh tế của vùng, địa phương

LKV 3 Đáp ứng nguồn cung cho nhu cầu thị trường

LKV 4 Tận dụng lợi thế của các vùng, địa phương

LKV 5 Tăng cường thu hút đầu tư từ trong và ngoài khu vực

Biến phụ thuộc Tình hình xuất khẩu cà phê sang thị trường EU

THXK 1 Hoạt động xuất khẩu cà phê sang EU của doanh nghiệp tôi tăng trưởng tốt

THXK 2 Doanh nghiệp tôi thu được lợi nhuận đều đặn khi xuất khẩu cà phê sang EU

THXK 3 Doanh nghiệp tôi sẽ tiếp tục xuất khẩu cà phê sang EU

Kết quả nghiên cứu

3.5.1 Phân tích thống kê mô tả

3.5.1.1 Mô tả mẫu a Thời gian hoạt động của doanh nghiệp liên quan đến xuất khẩu cà phê

Hình 3.16 Thống kê tỷ lệ doanh nghiệp tham gia khảo sát theo thời gian hoạt động xuất khẩu cà phê

Nguồn: Nhóm tác giả tính toán từ kết quả khảo sát doanh nghiệp

Dựa trên số liệu thống kê từ 180 doanh nghiệp, tỷ lệ doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu cà phê có thời gian hoạt động từ 3 đến 5 năm là 59,4% Điều này cho thấy có một số lượng lớn doanh nghiệp đã hoạt động trong ngành này trong khoảng thời gian này Trong khi đó, doanh nghiệp hoạt động trong khoảng 1 đến 3 năm chiếm 17,2% và doanh nghiệp hoạt động trên 5 năm chiếm 23,4%.

Thông qua các số liệu này, có thể thấy đang có sự tăng trưởng đáng kể về số lượng doanh nghiệp xuất khẩu cà phê trong giai đoạn từ 3 đến 5 năm Điều này cho thấy lĩnh vực xuất khẩu cà phê thu hút sự quan tâm và tiềm năng kinh doanh từ các doanh nghiệp

1-3 năm3-5 năm b Quy mô của doanh nghiệp xuất khẩu cà phê

Hình 3.17 Thống kê tỷ lệ doanh nghiệp tham gia khảo sát theo quy mô

Nguồn: Nhóm tác giả tính toán từ kết quả khảo sát doanh nghiệp

Kết quả điều tra từ 180 doanh nghiệp xuất khẩu cà phê sang thị trường EU, thống kê tỷ lệ doanh nghiệp tham gia khảo sát theo quy mô doanh nghiệp được ghi nhận như sau: 11,7% là doanh nghiệp nhỏ, 59,4% là doanh nghiệp vừa, và 28,9% là doanh nghiệp lớn Dễ thấy sự chênh lệch quy mô của mẫu khảo sát này là khá lớn nên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả nghiên cứu c Số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu cà phê

Hình 3.18 Thống kê tỷ lệ doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu cà phê

Nguồn: Nhóm tác giả tính toán từ kết quả khảo sát doanh nghiệp

Số liệu khảo sát cho thấy tổng số doanh nghiệp trong mẫu là 180, và tất cả đều hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu cà phê Điều này cho thấy mẫu khảo sát đã bao gồm toàn bộ doanh nghiệp trong lĩnh vực này và không có doanh nghiệp nào bị bỏ sót trong quá trình thu thập dữ liệu

CóKhông d Nhân tố ảnh hưởng lớn nhất tới xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường

Hình 3.19 Tỷ lệ nhân tố ảnh hưởng lớn nhất tới kết quả xuất khẩu cà phê của Việt

Nam sang thị trường EU

Nguồn: Nhóm tác giả tính toán từ kết quả khảo sát doanh nghiệp

Theo số liệu khảo sát doanh nghiệp, nhân tố "Đối thủ cạnh tranh" được cho là ảnh hưởng lớn nhất tới kết quả xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường EU, chiếm tỷ lệ 35,6% Điều này cho thấy các doanh nghiệp cảm nhận rằng sự cạnh tranh từ các đối thủ khác là một yếu tố quan trọng và có tác động đáng kể đến xuất khẩu cà phê Trong ngành cà phê, có nhiều quốc gia khác cũng sản xuất và xuất khẩu cà phê, đặc biệt là các nước Brazil, Colombia, và Indonesia Sự cạnh tranh từ các đối thủ này có thể ảnh hưởng đến giá cả, chất lượng và thị phần của cà phê Việt Nam trên thị trường EU.

Nhân tố "Tiến bộ khoa học kỹ thuật" được xem là yếu tố ảnh hưởng tiếp theo quan trọng, chiếm tỷ lệ 29,4% Điều này cho thấy việc áp dụng các tiến bộ trong lĩnh vực khoa học và kỹ thuật có thể có tác động tích cực đến khả năng xuất khẩu cà phê của Việt Nam Việc áp dụng tiến bộ trong lĩnh vực khoa học và kỹ thuật đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng và hiệu suất sản xuất cà phê Việc sử dụng các phương pháp canh tác, chăm sóc, thu hoạch và chế biến hiện đại có thể cải thiện chất lượng cà phê và giảm chi phí sản xuất Điều này làm tăng khả năng cạnh tranh của cà phê Việt Nam trên thị trường EU.

Nhân tố “Rào cản thương mại” cũng được xem là một nhân tố quan trọng, chiếm tỷ lệ 17,8% Điều này có thể bao gồm các quy định và chính sách thương mại của EU có thể tạo ra các rào cản và hạn chế cho xuất khẩu cà phê của Việt Nam Nguyên nhân chủ yếu là do các biện pháp phi thuế quan của Châu Âu nói chung và EU nói riêng rất khắt khe cùng nhiều yếu tố khác gây khó cho doanh nghiệp.

10.60% Điều kiện tự nhiên Đối thủ cạnh tranhTiến bộ khoa học kỹ thuậtRào cản thương mại

Nhân tố "Liên kết vùng" được cho là có ảnh hưởng tới kết quả xuất khẩu cà phê với tỷ lệ 10,6% Điều này chỉ ra rằng việc thiết lập liên kết và hợp tác với các đơn vị và doanh nghiệp khác trong vùng có thể có lợi cho hoạt động xuất khẩu cà phê.

Cuối cùng, nhân tố "Điều kiện tự nhiên" được cho là có ảnh hưởng nhỏ nhất với tỷ lệ 6,6% Tuy nhiên, điều kiện tự nhiên như khí hậu, đất đai và điều kiện thổ nhưỡng vẫn có thể ảnh hưởng đến chất lượng và sản xuất cà phê. e Các đối thủ cạnh tranh chính của doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường EU

Hình 3.20 Các đối thủ cạnh tranh chính của doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của

Việt Nam sang thị trường EU

Nguồn: Nhóm tác giả tính toán từ kết quả khảo sát doanh nghiệp

Trên thị trường xuất khẩu cà phê sang EU, doanh nghiệp Việt Nam đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh chính Theo kết quả khảo sát doanh nghiệp, Brazil được xem là đối thủ cạnh tranh hàng đầu với tỷ lệ 31,7% Brazil là một trong những quốc gia sản xuất và xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới, cà phê Brazil thường có chất lượng tốt và giá cả cạnh tranh Tiếp đến là Colombia với tỷ lệ 27,8%, nổi tiếng với cà phê chất lượng cao Ethiopia chiếm tỷ lệ 21,7% và là quốc gia chủ lực sản xuất cà phê ở Châu Phi với những loại cà phê đặc trưng Ngoài ra, Indonesia cũng là một đối thủ cạnh tranh quan trọng với tỷ lệ 10%, sản xuất và xuất khẩu cà phê với các đặc điểm riêng Mặc dù còn có sự cạnh tranh từ Ấn Độ, Honduras và các nước khác, tỷ lệ này thấp hơn so với các đối thủ chính.

3.5.1.2 Mô tả các biến quan sát

Các biến độc lập và biến phụ thuộc được đo lường thông qua các biến quan sát Tất cả các biến độc lập, biến phụ thuộc và biến quan sát đều được mã hóa thành các ký hiệu (Phụ lục 1) để đưa vào phần mềm SPSS 20 phân tích Cụ thể, các biến quan sát có kết quả phân tích thống kê mô tả như sau:

Brazil Colombia Indonesia Ethiopia Honduras Ấn ĐộKhác a Mức độ ảnh hưởng từ Điều kiện tự nhiên

Bảng 3.2 Thống kê mô tả mức độ ảnh hưởng từ biến độc lập “Điều kiện tự nhiên”

N Minimum Maximum Mean Std Deviation

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu SPSS 20

Dựa vào bảng số liệu cho thấy các doanh nghiệp có sự đồng ý với biến quan sát DKTN2 “Đất đai và vùng trồng tác động đến năng suất, hiệu quả kinh tế của cà phê” cao nhất với mức trung bình là 4,36 Còn lại lần lượt là DKTN1 (mức trung bình 4,29), DKTN3 (4,2), DKTN4 (3,98) Điều này cho thấy các doanh nghiệp tham gia khảo sát đều có xu hướng lựa chọn mức độ trong thang đo likert từ 2-5 nhiều hơn Độ lệch chuẩn nằm trong khoảng 0,752 – 0,903 cho thấy các nhận định của doanh nghiệp là đa dạng, có doanh nghiệp hoàn toàn đồng ý với biến quan sát đó và cũng có người phản đối. b Mức độ ảnh hưởng từ Đối thủ cạnh tranh

Bảng 3.3: Thống kê mô tả mức độ ảnh hưởng từ biến độc lập “Đối thủ cạnh tranh”’

N Minimum Maximum Mean Std Deviation

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu SPSS 20

Dựa vào bảng số liệu trên cho thấy đối thủ cạnh tranh là nhân tố được sự đồng thuận cao từ các doanh nghiệp được nhóm khảo sát với mức độ trung bình các câu trả lời (trên 3,7) Trong đó, mức độ trung bình cao nhất 4,03 ở tiêu chí DTCT1 “Đối thủ cạnh tranh cung cấp sản phẩm cà phê với chất lượng tốt” và lần lượt là các mức độ trung bình: DTCT4

(3,97); DTCT3 (3,91); DTCT (3,72) Độ lệch chuẩn nằm trong khoảng 0,818 – 0,914 cho thấy các nhận định của doanh nghiệp là đa dạng, có doanh nghiệp hoàn toàn đồng ý với biến quan sát đó và cũng có người phản đối c Mức độ ảnh hưởng từ Tiến bộ khoa học kỹ thuật

Bảng 3.4 Thống kê mô tả mức độ ảnh hưởng từ biến độc lập “Tiến bộ khoa học kỹ thuật”

N Minimum Maximum Mean Std Deviation

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu SPSS 20

Dựa vào bảng số liệu trên cho thấy 4 biến KHKT1, KHKT2, KHKT3, KHKT4 đều đạt giá trị trung bình lớn hơn từ 3,9 Trong đó, mức độ trung bình cao nhất 4,41 ở tiêu chí KHKT1 “Ứng dụng công nghệ vào chế biến giúp gia tăng hàm lượng giá trị cho các sản phẩm cà phê xuất khẩu” và lần lượt là các mức độ trung bình: KHKT4 (4,39); KHKT3

Kết luận và mô hình nghiên cứu điều chỉnh

Như vậy, với giả thuyết DKTN, DTCT, RCTM, KHKT, LKV được đặt ra ban đầu ở mục Giả thuyết nghiên cứu Có 4 giả thuyết được chấp nhận là: DKTN, DTCT, RCTM, KHKT tương ứng với các biến: Điều kiện tự nhiên, Đối thủ cạnh tranh, Tiến bộ khoa học kỹ thuật, Rào cản thương mại Giả thuyết Liên kết vùng trong chuỗi giá trị bị bác bỏ.

Giả thuyết H01: Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường EU

Hệ số hồi quy = 0,213; sig = 0,000 < 5%; giả thuyết H01 không bị bác bỏ.

Kết luận: Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường EU

Giả thuyết H02: Đối thủ cạnh tranh có ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường EU

Hệ số hồi quy = 0,234; sig = 0,000 < 5%; giả thuyết H02 không bị bác bỏ.

Kết luận: Đối thủ cạnh tranh có ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường EU.

Giả thuyết H03: Tiến bộ khoa học kỹ thuật có ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê của

Việt Nam sang thị trường EU

Hệ số hồi quy = 0,261; sig = 0,000 < 5%; giả thuyết H03 không bị bác bỏ.

Kết luận: Tiến bộ khoa học kỹ thuật có ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường EU.

Giả thuyết H04: Rào cản thương mại có ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê của Việt

Nam sang thị trường EU

Hệ số hồi quy = 0,226; sig = 0,002 < 5%; giả thuyết H04 không bị bác bỏ.

Kết luận: Rào cản thương mại có ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường EU.

3.6.2 Mô hình nghiên cứu sau điều chỉnh

Hình 3.21 Mô hình nghiên cứu điều chỉnh

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU

Đánh giá hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường EU

4.1.1 Thành tựu và kết quả đã đạt được

Trong giai đoạn từ năm 2010 – 2022, dưới tác động của nhiều nhân tố mà xuất khẩu cà phê của Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định.

Nhiều năm qua, Việt Nam luôn nắm giữ vai trò là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 thế giới, chỉ sau Brazil, (riêng cà phê Robusta, Việt Nam là nước xuất khẩu lớn nhất thế giới nhờ vào điều kiện kiện tự nhiên thuận lợi với khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, đất đỏ bazan, thích hợp cho sự phát triển của cây cà phê Robusta ) Hiện nay, cà phê Việt Nam đã có mặt trên 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, tập trung chủ yếu ở những thị trường lớn là: EU, Mỹ, Nhật Bản, Nga, Philippines, Anh, Khối lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam chiếm 7% cà phê xuất khẩu trên thế giới với nhiều sản phẩm phong phú như: cà phê chưa rang, chưa khử caffeine, cà phê rang chưa khử caffeine, cà phê rang xay đã khử caffeine,

EU là thị trường xuất khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam, chiếm tỷ trọng bình quân 39,3% (theo lượng) và 37,6% (theo trị giá) trong tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này giai đoạn năm 2010 – 2022 Việt Nam xuất khẩu cà phê qua EU với sản lượng gia tăng liên tục qua các năm, tăng từ 490,566 tấn năm 2010 lên 689,049 tấn năm 2022 Bước sang giai đoạn 2021 - 2022, thị trường cà phê xuất khẩu của Việt Nam sang EU có khởi sắc khi kim ngạch năm 2021 và năm 2022 lần lượt đạt 1,03 tỷ USD và 1,5 tỷ USD Nguyên nhân được cho là do lợi thế từ hiệp định EVFTA, cũng như việc đáp ứng tốt hơn những quy định, tiêu chuẩn hiện hành trong việc xuất khẩu cà phê vào EU, đã khiến cho sản lượng cà phê xuất khẩu vào thị trường EU những năm này tăng lên Ngoài ra, các nước thuộc khối EU đang đẩy mạnh tích trữ cà phê để đề phòng nguồn cung bị đứt gãy Đặc biệt kể từ khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) được thực thi cà phê của Việt Nam xuất khẩu sang EU có 93% dòng thuế về 0% Theo đó, EU xóa bỏ ngay mức thuế 7,5% - 9% đối với cà phê nhân (rang, rang xay) Đối với một số chế phẩm từ hạt cà phê bao gồm cà phê hòa tan, tinh chất chứa cà phê mức thuế 9,0% - 11,5% được xóa bỏ trong vòng 3 năm Kết quả đạt được trong 11 tháng năm 2021 trị giá xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường EU đạt 939 triệu USD, chiếm gần 34,8% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này Như vậy, EVFTA là cơ hội tiếp cận và mở rộng thị trường lớn cho cà phê Việt Nam vào EU Sản phẩm được hưởng lợi theo EVFTA là các sản phẩm cà phê chế biến Vì thế khi thực thi EVFTA, Việt Nam có cơ hội tốt hơn để thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng cà phê chế biến sang thị trường EU.

EU cam kết bảo hộ 39 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam liên quan tới nông sản nổi tiếng có tiềm năng xuất khẩu cao, trong đó có sản phẩm cà phê Buôn Ma Thuột và thêm nhiều dịch vụ mới cung cấp bởi đối tác EU phục vụ cho sản xuất nông nghiệp như về tài chính, bảo hiểm nông nghiệp, Đây là lợi thế cạnh tranh lớn cho ngành Cà phê Việt Nam tại thị trường EU Vì vậy, ngoài việc phát triển thị trường cà phê truyền thống, các doanh nghiệp Việt Nam có thể cân nhắc đầu tư phát triển thương hiệu cà phê đặc sản tại vùng này và tận dụng các điều kiện ưu đãi mà phía EU dành cho cà phê của Việt Nam.

Ngoài ra, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đã và đang phát huy có hiệu quả, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam sẽ thuận lợi trong việc mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa nông sản, đặc biệt là cà phê Việt Nam Điều này góp phần nâng cao kim ngạch xuất khẩu, cải thiện cán cân xuất nhập khẩu trong quan hệ thương mại với

EU Đồng thời, hiệp định EVFTA giúp Việt Nam có cơ hội tiếp cận nguồn vốn đầu tư, công nghệ hiện đại cho doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu cà phê đến từ các nước thuộc

EU và các nước có kinh nghiệm về chế biến sâu Từ đó, các doanh nghiệp Việt Nam có thể được chuyển giao công nghệ, cách thức tổ chức sản xuất đề nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng cho sản phẩm, đáp ứng tốt các tiêu chuẩn quốc tế.

Giá cà phê xuất khẩu của nước ta hiện nay còn khá thấp, luôn xếp cuối bảng trong các nước xuất khẩu mặc dù Việt Nam là nước đứng thứ 2 thế giới về thị phần xuất khẩu cà phê (chỉ sau Brazil), năng suất trồng đứng đầu thế giới với 2,4 tấn/ha Trong 5 nhà cung cấp cà phê ngoại khối lớn nhất vào EU, Việt Nam đứng thứ 2 về sản lượng xuất khẩu nhưng giá cà phê của Việt Nam lại đứng cuối Cụ thể, giá cà phê EU nhập từ Brazil là 4.162 EUR/tấn; từ Uganda là 2.539 EUR/tấn; từ Ấn Độ là 2.728 EUR/tấn… Trong khi đó, giá trung bình nhập từ Việt Nam chỉ ở mức 2.323 EUR/tấn, thấp hơn rất nhiều so với Brazil, Ấn Độ Ngoài ra, Việt Nam xuất khẩu chủ yếu là cà phê Robusta trong khi giá cà phê Robusta lại thấp hơn so với giá cà phê Arabica

Bài toán chế biến sâu vẫn đang là hạn chế rất lớn đối với xuất khẩu cà phê Việt Nam Hiện nay nước ta đang chủ yếu xuất khẩu cà phê dạng thô, chiếm tới 90%, trong khi tỷ lệ cà phê chế biến sâu, giá trị gia tăng cao chỉ mới chiếm 10% trong tổng sản lượng cà phê nhân, chưa tạo ra nhiều giá trị gia tăng cho sản phẩm, chưa xứng tầm với vị thế đồng thời chất lượng cà phê nhân của nước ta không đồng đều Phần lớn cà phê xuất khẩu của Việt Nam lại trở thành nguyên liệu của nhiều nước, dùng để chế biến sâu và tái xuất lại tiêu thụ ở nước ta và các thị trường khác dưới dạng cà phê bột, hòa tan, pha sẵn có giá trị cao Tỷ lệ cà phê chế biến sâu còn thấp ảnh hưởng đến lợi thế mà doanh nghiệp có thể tận dụng từ Hiệp định EVFTA Theo đó, chỉ có nhóm cà phê chế biến được hưởng lợi từ cắt giảm thuế quan vì các nhóm cà phê thô đã có mức thuế suất nhập khẩu bằng 0 trước khi có EVFTA

Do chủ yếu xuất dạng thô nên từ đó đa phần cà phê Việt Nam đều chưa có thương hiệu trên trường quốc tế Tại thị trường EU cụ thể là người tiêu dùng Đức - quốc gia nhập khẩu cà phê lớn nhất trong khối - rất kỹ tính nhưng họ lại rất trung thành với các sản phẩm có thương hiệu và thường có nhu cầu rất cao tìm hiểu về nguồn gốc xuất xứ sản phẩm, về mức độ an toàn của sản phẩm cũng như các vấn đề khác như tính thân thiện của sản phẩm với môi trường, bảo vệ người lao động trong quá trình sản xuất… Vì vậy doanh nghiệp đáp ứng được những yêu cầu này cũng là một cách chinh phục được người tiêu dùng ở Đức Trong khi đó hiện nay, rất ít công ty trong nước xây dựng được thương hiệu cho cà phê Việt Nam xuất khẩu ra thế giới Các nước trong khu vực như Thái Lan có loại cà phê cao cấp, bán đến 50 USD - 100 USD/ly ở các khách sạn 5 sao trên thế giới; trong khi đó Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu cà phê nhưng chưa có thương hiệu nào góp mặt trong danh sách 10 thương hiệu cà phê đắt nhất thế giới

Phát triển cà phê bền vững không chỉ nhằm đáp ứng tiêu chuẩn EU mà đây còn là định hướng dài hạn cho ngành cà phê nước ta, vì vậy, một giải pháp tất yếu là hình thành chuỗi liên kết trong đầu tư phát triển triển vùng nguyên liệu, thu mua nguyên liệu đầu vào, trao đổi kỹ thuật sản xuất, tiếp cận chuyển giao khoa học công nghệ và ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm cà phê Hiện nay, liên kết chuỗi giá trị cà phê bước đầu đã hình thành, tuy nhiên, chuỗi liên kết này vẫn còn mang tính tự phát; diện tích cà phê của một số địa phương chủ yếu tập trung ở các nông hộ từ 1 - 3ha khiến việc hình thành các hợp tác xã, chuỗi liên kết cung ứng số lượng lớn còn khó khăn Quy mô sản xuất tăng theo chiều rộng và sơ chế thô, chưa có sự kết nối giữa sản xuất - chế biến - thị trường, từ cung ứng các yếu tố đầu vào đến chế biến, tiêu thụ sản phẩm cuối cùng để tạo ra những sản phẩm có khả năng tiếp cận trực tiếp vào chuỗi giá trị toàn cầu với thương hiệu và giá trị gia tăng cao chưa rõ ràng

Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn trên thế giới tuy nhiên, hàng năm vẫn phải nhập khẩu số lượng lớn cà phê từ các nước khác, cụ thể kết thúc niên vụ 2022-2023, tổng khối lượng cà phê Việt Nam đã nhập khẩu lên đến hơn 102.100 tấn Việt Nam nhập khẩu cà phê nhiều năm nay như các nông sản khác (gạo, hạt điều…) từ các nước Lào, Indonesia, Brazil, Bỉ, Colombia, Đức, Papua New Guinea, Ấn Độ, Peru, Thái Lan, Honduras, Singapore về chủ yếu phục vụ chế biến xuất khẩu

Diện tích cây cà phê mới trồng đã tăng đáng kể trong thời gian gần đây, nhưng hầu hết lại nằm ở những khu vực không phù hợp - đất nông, dốc cao, thiếu nước tưới, Do đó, mặc dù diện tích trồng được cải thiện nhưng lại không đạt được hiệu quả kinh tế, do năng suất thấp và chi phí sản xuất cao Các biện pháp canh tác, thâm canh được áp dụng trong quá khứ đã sử dụng quá nhiều đầu vào (phân bón, tưới tiêu, ) để đạt được năng suất tối đa, dẫn đến cây cà phê không chỉ nhanh chóng cạn kiệt và mất khả năng sản xuất, mà còn gây phá hủy tài nguyên nước ngầm và ô nhiễm đất - nhiều bệnh và sâu bệnh hình thành Những hình thức sản xuất với quy mô nhỏ, phân tán và độc lập của các hộ nông dân đã dẫn đến tình trạng sản xuất chất lượng thấp và không ổn định

Xuất khẩu cà phê Việt Nam còn nhiều hạn chế nêu trên xuất phát từ một số nguyên nhân chủ yếu sau đây:

Việc ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại vào sơ chế, xử lý và chế biến sâu cà phê còn hạn chế là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nước ta chủ yếu xuất khẩu cà phê dạng thô cũng như không đảm bảo được chất lượng cà phê nhân đồng đều, ổn định; làm cho giá trị sản phẩm xuất khẩu không cao và khó xây dựng được thương hiệu quốc gia Trong khâu sơ chế, ước tính khoảng 80% sản lượng cà phê vẫn được sơ chế khô tại các hộ gia đình với các sân phơi tạm bợ như sân đất, sân đất kết hợp bạt hoặc xi măng trong khi tại các nước khác đã chuyển sang sử dụng phương pháp sơ chế ướt từ lâu Ngoài ra, các máy móc, thiết bị sơ chế của người dân còn lạc hậu, cộng với cà phê không đáp ứng đủ tiêu chuẩn về độ chín, còn lẫn nhiều tạp chất Đối với cà phê chế biến, hiện chỉ có một số doanh nghiệp cà phê lớn trong nước như CTCP Vina cà phê Biên Hòa, CTCP Tập đoàn Intimex, CTCP Tín Nghĩa… đã đầu tư lớn cho chế biến sâu, còn lại doanh nghiệp đa số có quy mô nhỏ lẻ nên không đủ tiềm lực tài chính để đầu tư bài bản vào dây chuyền sản xuất, chế biến sâu Hiện tại, các nhà rang xay của Việt Nam vẫn chủ yếu hoạt động nhỏ lẻ, công nghệ lạc hậu, tham gia chế biến dựa vào kinh nghiệm nên không có sức cạnh tranh và đáp ứng được nhu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm trong thời kỳ khu vực hóa, toàn cầu hóa Công tác xây dựng, phát triển thương hiệu cà phê chưa được doanh nghiệp nhận thức đầy đủ và triển khai hiệu quả dẫn đến vị thế của cà phê Việt Nam chưa tương xứng với tiềm lực, còn kém hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác Đối với các doanh nghiệp đã có thương hiệu, hiện tại chỉ có một số ít doanh nghiệp lớn nổi bật đang làm tốt hoạt động quảng bá cà phê Việt Nam tại thị trường nước ngoài nói chung và thị trường EU nói riêng, số còn lại chưa được doanh nghiệp khai thác hiệu quả

Chất lượng cà phê thô xuất khẩu còn thiếu sự đồng nhất, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ với nguồn lực hạn chế, quy trình sản xuất chưa đạt chuẩn EU, chưa có sự đầu tư thích đáng cho R&D Việc hình thành và vận hành hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm và bảo đảm chứng nhận chất lượng tại một số doanh nghiệp còn hạn chế do thiếu nhân lực, cơ sở vật chất và kinh phí dẫn đến rất nhiều thiệt thòi khi xuất khẩu cà phê vào các thị trường tiêu thụ lớn trên thế giới Hệ thống phân phối trong nước thiếu liên kết, dịch vụ logistics và dịch vụ cho phát triển nông nghiệp trong nước vẫn còn nhiều hạn chế

Diện tích trồng trọt cà phê được mở rộng nhưng ít cải thiện về hiệu suất cây trồng do việc xây dựng, quy hoạch vùng trồng của địa phương chưa hiệu quả, tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún của các hộ nông dân vẫn diễn ra, nguồn giống cây trồng thiếu sự kiểm soát và định hướng Cách thức canh tác lạc hậu, tình trạng khai thác đất quá mức, lạm dụng phân bón vô cơ, chưa được xử lý triệt để chất thải; phần lớn sản xuất chưa phát triển theo hướng chuỗi giá trị khiến cho quy trình sản xuất cà phê thiếu tính bền vững, thân thiện với môi trường cũng như khiến chất lượng cà phê thiếu ổn định, khó đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng của EU

Triển vọng và thách thức của hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường EU trong thời gian tới

EU là thị trường rộng lớn và là khu vực có mức thu nhập bình quân đầu người cao nhất thế giới Do đó, nhu cầu sử dụng cà phê là rất lớn Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương), EU hiện là thị trường xuất khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam khi chiếm 39% khối lượng xuất khẩu Xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang EU trong năm 2022 đạt 689.049 tấn, trị giá gần 1,5 tỷ USD, tăng 25,8% về lượng và tăng 45,4% về trị giá so với năm 2021 Mục tiêu chính của Việt Nam trong những năm tới là thúc đẩy hơn nữa kim ngạch xuất khẩu về tất cả các mặt hàng nói chung và cà phê nói riêng Không chỉ tập trung xuất khẩu sang một số quốc gia trong EU có nhu cầu nhập khẩu cà phê chủ yếu của Việt Nam mà hướng đến tất cả các quốc gia trong thị trường EU, đẩy mạnh về nhu cầu hàng hóa của người dân các nước đối tác Xuất khẩu đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế và cùng với hoạt động nhập khẩu, thì các vấn đề thuộc về nội bộ kinh tế như lao động, vốn, công nghệ, kỹ thuật cũng được giải quyết.

Theo số liệu thống kê từ ITC, nhập khẩu cà phê Việt Nam của EU trong giai đoạn năm 2010 – 2022 đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 4,04%/năm, với trị giá trung bình đạt 15,88 tỷ USD/năm Giai đoạn 2020 – 2025, thị trường cà phê EU được kỳ vọng sẽ tăng trưởng với tốc độ trung bình là 5,5%/năm, trong đó nhu cầu tiêu thụ cà phê chế biến, đặc sản ngày càng gia tăng.

Năm 2023, tiếp tục chứng kiến những tín hiệu rất khả quan khi nhu cầu cà phê thế giới tiếp tục phục hồi, giá cà phê Robusta và Arabica trên thị trường thế giới tiếp tục tăng và nguồn cung trong nước đảm bảo cho xuất khẩu Trong đó, nhu cầu nhập khẩu cà phê của Việt Nam vào thị trường EU vẫn tiếp tục tăng trưởng theo hướng tích cực, đặc biệt trong bối cảnh thị hiếu tiêu dùng cà phê của người dân EU có sự chuyển dịch sang cà phê đặc sản Robusta Cà phê Robusta của Việt Nam đang là thế mạnh, Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất trên thế giới Vì vậy, Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu cà phê đặc sản Robusta sang thị trường EU trong tương lai hướng đến mục tiêu xây dựng thương hiệu cà phê Việt, từ đó khẳng định vị thế ngành cà phê của Việt Nam trên trường quốc tế.

Trong thời gian tới, cà phê Việt Nam sẽ chú trọng hơn nữa trong việc đầu tư vào khâu sơ chế, bảo quản dần đáp ứng nhu cầu thị hiếu tiêu dùng cà phê của người dân EU Việt Nam bước đầu đã hình thành công nghiệp chế biến cà phê nhân xuất khẩu, cà phê rang xay, cà phê hòa tan và hệ thống kho bảo quản đạt 2,36 triệu tấn/năm Cà phê Việt Nam đang ngày càng chinh phục được thị trường quốc tế là nhờ các doanh nghiệp trong ngành đã tập trung cải cách, thay đổi, số hóa, sản xuất đa dạng các mặt hàng cũng như sản xuất nhiều sản phẩm tinh hơn, có chiều sâu hơn so với xuất thô như trước đây và có sự phát triển theo hướng bền vững, đa dạng hóa sản phẩm

Việt Nam đang tiến tới số hóa để cà phê tiếp bước vào thị trường EU, với việc tích hợp công nghệ kỹ thuật số để đáp ứng quy định về sản phẩm không phá rừng theo dự luật mới của EU sắp tới Dự luật mới của EU không chỉ đưa đến sự nghiêm ngặt đối với hàng cà phê xuất khẩu mà còn là một nhân tố có thể thúc đẩy sự phát triển theo hướng bền vững hơn của ngành cà phê khi không chỉ tập trung vào việc mở rộng diện tích để tăng sản lượng mà cần chú ý hơn đến vấn đề năng suất.

Việt Nam cần chú trọng hướng đến liên kết vùng theo chuỗi giá trị, đó là quá trình hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển giữa các thế mạnh của từng vùng trồng thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội Liên kết vùng góp phần xây dựng lên vùng trồng nguyên liệu cà phê đạt chất lượng cao nhằm đảm bảo yêu cầu tiêu thụ cà phê trong nước và nguồn cung ứng cà phê Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU.

Một trong những thách thức lớn nhất hiện nay là các quy định về chất lượng và phát triển bền vững của các nước khối EU Việc EU siết chặt quy định dư lượng thuốc trừ sâu đối với các loại hạt, trong đó có cà phê là 0,1 mg/kg là một khó khăn, đòi hỏi nông dân phải điều chỉnh phương thức sản xuất để có thể đáp ứng được các tiêu chuẩn mới phục vụ hoạt động xuất khẩu Hay quy định của EU về chống phá rừng, gây suy thoái rừng có hiệu lực từ năm 2023 và đến ngày 31/12/2024 sẽ thực hiện Theo đó EU sẽ không nhập khẩu 7 sản phẩm trồng trên các diện tích phá rừng, trong đó có cà phê, cao su, dầu cọ Đây là những thách thức mà ngành cà phê Việt Nam đang vấp phải Các rào cản này vô cùng lớn, song, nhìn một cách tích cực, đây là động lực để ngành cà phê Việt Nam có những thay đổi, cải tiến để theo kịp xu thế chung của các thị trường xuất khẩu lớn Nếu làm tốt trong giai đoạn này, sẽ tạo tiền đề để duy trì vị thế dẫn đầu của Việt Nam, không chỉ về sản lượng, xuất khẩu, mà còn về chất lượng và quy mô của ngành

Thách thức đến từ biến đổi khí hậu: Những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu với trình trạng thời tiết cực đoan đã đặt các vùng trồng cà phê vào vị trí nguy hiểm Biến đổi khí hậu diễn ra trên toàn cầu, dẫn đến các hiện tượng thời tiết cực đoan như El Nino, La Nina diễn ra với tần suất nhanh và nghiêm trọng hơn, gây ảnh hưởng trực tiếp đến mùa vụ cà phê Năm 2023, hiện tượng El Nino gây ra khô nóng hơn mức bình thường tại vùng trồng cà phê chính của Việt Nam, đã ảnh hưởng tiêu cực đến sản lượng cà phê, gây ra biến động nguồn cung Theo Trung tâm Nông nghiệp Nhiệt đới Quốc tế (CIAT), nhiệt độ tăng và lượng mưa thay đổi có thể khiến nước ta mất 50% diện tích sản xuất cà phê Robusta hiện tại vào năm 2050 Hơn nữa, trong những năm tới, sản xuất cà phê Việt chủ yếu dựa vào 3 nhóm: 50% tổng số thuộc nhóm cây từ 10 - 15 tuổi - nhóm cho năng suất cao nhất; 30% cây là từ 15 - 20 tuổi và khoảng 20% trên 20 tuổi - nhóm không thể đảm bảo năng suất Vậy nên, nếu không được cải tạo trong vài năm tới, cây già sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng cà phê của nước ta

Thách thức đến từ thay đổi xu hướng tiêu dùng: EU - thị trường nhập khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam - đang có sự chuyển dịch từ nhập khẩu cà phê Robusta dạng hạt sang cà phê đã qua chế biến Theo số liệu thống kê từ Liên đoàn Cà phê Châu Âu (ECF), tại EU, tỉ lệ nhập khẩu cà phê chế biến cũng tăng từ 2,3% trong năm 2017 lên 5,5% vào năm 2021 Trong khi đó 90% cà phê Robusta xuất khẩu của Việt Nam niên vụ 2022/23 vẫn là cà phê thô dạng hạt, gần như không đổi so với 5 năm trước Ngoài ra các năm gần đây, thị trường này cũng có xu hướng sử dụng các loại cà phê hữu cơ, cà phê đặc sản đạt chứng chỉ quốc tế như UTZ, 4C, Fair-Trade, nhiều hơn

Thách thức trong việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ Một mặt cà phê Việt Nam chủ yếu chưa có thương hiệu, mặt khác một số công ty đã xây dựng được tên tuổi trong ngành cà phê lại phải đối mặt với vấn đề bảo hộ nhãn hiệu của mình khi xuất khẩu ra thị trường nước ngoài Nhiều doanh nghiệp cũng như một số địa phương chưa chú trọng và nhận thức được hết tầm quan trọng của việc bảo hộ nhãn hiệu của mình dẫn đến xảy ra nhiều trường hợp bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ từ doanh nghiệp nước ngoài, khiến cho doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam phải tiêu tốn nhiều chi phí, công sức để lấy lại Bên cạnh đó, việc đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ tại mỗi quốc gia lại có những quy định phức tạp khác nhau, tốn khoản chi phí không nhỏ và thời gian của doanh nghiệp

Thách thức đến từ các đối thủ cạnh tranh: Hiện nay, các nhà xuất khẩu cà phê lớn trên thế giới đang không ngừng cải thiện chất lượng, quy trình sản xuất cũng như xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nhập khẩu vào EU Trong khi đó, Việt Nam được hưởng ưu đãi thuế quan nhờ hiệp định EVFTA, điều này dẫn đến không chỉ các doanh nghiệp Châu Âu mà các doanh nghiệp ngoài Châu Âu như Mỹ, các nước khu vực Châu Á - Thái Bình Dương như Singapore, Ấn Độ, cũng gia tăng đầu tư vào Việt Nam để có sản phẩm “Made in

Vietnam” xuất sang Châu Âu, tận dụng thuế ưu đãi theo EVFTA Điều này cho thấy, bên cạnh thuận lợi lớn thì mức độ cạnh tranh cũng được gia tăng rất nhiều, là một trong những thách thức lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi phải cạnh tranh nhiều trong cùng một mặt hàng, thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam phải thay đổi

Bên cạnh đó xuất khẩu cà phê đã, đang và sẽ có nguy cơ chịu ảnh hưởng khi giá cà phê tiếp tục chịu nhiều biến động đến từ tình hình lạm phát trên thế giới, các vấn đề về logistics, cước phí vận chuyển gia tăng trong bối cảnh các cuộc xung đột diễn ra làm gián đoạn chuỗi cung ứng, tình hình sản xuất tại các nước.

Ngày đăng: 04/04/2024, 08:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w