BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TRÁI CÂY CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU Hà Nội, 2024...
GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Sơ lược vấn đề nghiên cứu
Việt Nam là một quốc gia có thế mạnh làm nông nghiệp với nhiều lợi thế và tiềm năng Vị trí địa lý độc đáo, đất đai phong phú, nguồn lao động dồi dào, khí hậu thuận lợi và hệ sinh thái đa dạng cho phép việc phát triển một nền nông nghiệp sinh thái bền vững, đa ngành, góp phần tạo ra nhiều loại nông sản có giá trị kinh tế lớn đồng thời xuất khẩu vượt trội Nông sản Việt đã có mặt ở hơn 190 quốc gia và vùng lãnh thổ Ngành nông nghiệp của Việt Nam đã và đang tăng cường đáng kể việc tham gia quá trình hội nhập toàn cầu Qua việc ký kết và tham gia các hiệp định thương mại tự do đa phương và song phương, ngành nông nghiệp đang khẳng định sự xuất hiện mạnh mẽ trên sân chơi quốc tế Năm
2018, kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam đạt 40,02 tỷ USD và tăng lên 53 tỷ USD năm 2022 Trong đó, có 11 nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, có 7 mặt hàng trên 3 tỷ USD, gồm: Gỗ và sản phẩm gỗ, tôm, rau quả, hạt điều, gạo, cao su, cà phê
Trong số đó, trái cây đang nhận được sự quan tâm và đầu tư đặc biệt từ chính phủ nhằm thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ trong nước cũng như xuất khẩu.Việt Nam được mệnh danh là một trong những “thiên đường” của hoa quả nhiệt đới, với những loại trái cây có giá trị như thanh long, sầu riêng, chuối, vải thiều Là một trong những mặt hàng quan trọng trong ngành nông nghiệp Việt Nam, nhóm hàng trái cây đang thể hiện là nhóm hàng nông sản chủ lực có tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu nhanh qua các năm Giá trị trái cây xuất khẩu của Việt Nam đạt trên 4 tỷ USD trong giai đoạn 2018 - 2022 Mặc dù đóng góp trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản chưa cao, song xuất khẩu trái cây của Việt Nam còn có dư địa khá lớn Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản năm 2019 thì trong khu vực, Việt Nam là nước xuất khẩu rau quả đứng thứ ba sau Philippines và Thái Lan, các mặt hàng rau quả của Việt Nam đã xuất khẩu đến nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, với các thị trường truyền thống là Trung Quốc, ASEAN, Nga Sản phẩm rau quả Việt Nam hiện đã thâm nhập vào thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, và đặc biệt là EU
EU từ trước đến nay vẫn luôn là một thị trường xuất khẩu cực kỳ tiềm năng bởi nhiều lý do Đầu tiên, EU là một trong những khu vực có thu nhập bình quân cao nhất trên thế giới, do đó, người tiêu dùng tại đây có sức tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ rất mạnh Thứ hai, EU hỗ trợ tự do giao thương và đầu tư thông qua Liên minh Châu Âu, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu nước ngoài có một hành lang pháp lý rõ ràng để đưa hàng hóa vào một cách thuận lợi Thứ ba, chính sách bảo vệ người tiêu dùng của EU đảm bảo rằng hàng hóa nhập khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn và chất lượng cao Cuối cùng, EU có nền kinh tế ổn định và đa dạng, cung cấp nhiều cơ hội cho việc mở rộng kinh doanh và tìm kiếm đối tác hợp tác Tất cả những yếu tố này kết hợp tạo nên một thị trường xuất khẩu hấp dẫn và tiềm năng cho các doanh nghiệp quốc tế nói chung và Việt Nam nói riêng Theo Bộ Công Thương, trong năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang EU đã đạt 46,83 tỷ USD, tăng 16,7% so với năm trước, và chiếm 12,6% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam Trong đó, tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng trái cây sang thị trường EU là 757,6 triệu USD, chiếm 1,61% tổng kim ngạch xuất khẩu sang EU năm 2022 Đây là một con số khá ấn tượng với nền nông nghiệp của nước ta hiện nay so với các nước xuất khẩu trái cây khác như Thái Lan, Trung Quốc, Tuy nhiên số liệu này vẫn là chưa đủ với một thị trường lớn và giàu tiềm năng như EU Chính vì vậy Việt Nam cần có những biện pháp, những nghiên cứu để tăng cường giá trị xuất khẩu sang thị trường này và cải thiện chất lượng nông sản nói chung và trái cây nói riêng.
Mục tiêu nghiên cứu
Từ cơ sở lý luận và thực tiễn để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu trái cây của Việt Nam sang thị trường EU và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này, từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện xuất khẩu trái cây của Việt Nam sang thị trường EU
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu trái cây Việt Nam sang thị trường EU
- Đánh giá mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu trái cây của Việt Nam sang thị trường EU
- Kiến nghị giải pháp hoàn thiện xuất khẩu trái cây của Việt Nam sang thị trường EU.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là: “Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu trái cây của Việt Nam sang thị trường EU”
- Phạm vi không gian: Việt Nam và các quốc gia khu vực EU-27 (bao gồm: Áo, Bỉ, Bulgaria, Croatia, Síp, Cộng hoà Séc, Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Hungary, Ireland, Ý, Latvia, Litva, Luxembourg, Malta, Hà Lan, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Romania, Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha và Thuỵ Điển)
- Phạm vi thời gian: Từ 1/1/2003 đến hết 31/12/2022
- Phạm vi nội dung: Nhóm nghiên cứu giới hạn phạm vi nội dung trong những nội dung sau:
+ Ứng dụng mô hình trọng lực để đề xuất ra các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu trái cây của Việt Nam sang thị trường EU
+ Đo lường mức độ tác động của các yếu tố đó và từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện hoạt động xuất khẩu trái cây của Việt Nam sang thị trường EU
- Phạm vi mặt hàng: Nhóm các sản phẩm trái cây thuộc chương 08 trong hệ thống phân loại HS.
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu được được thực hiện dựa trên sự kết hợp giữa 2 phương pháp: Phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng.
Đóng góp của nghiên cứu
1.5.1 Đóng góp về khoa học Đề tài xây dựng được mô hình các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu trái cây của Việt Nam sang thị trường EU và phân tích định lượng mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó
Từ đó đóng góp nhất định vào khung lý luận và nghiên cứu khoa học về các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu nông sản của Việt Nam nói chung và xuất khẩu trái cây nói riêng
1.5.2 Đóng góp về thực tiễn Đề tài nghiên cứu cung cấp các dữ liệu phong phú về tình hình xuất khẩu trái cây của Việt Nam sang thị trường EU trong giai đoạn sau đổi mới đến nay cũng như các yếu tố thúc đẩy và hạn chế xuất khẩu, đồng thời có kiến nghị các giải pháp giúp cải thiện hoạt động xuất khẩu trái cây của Việt Nam sang thị trường EU Kết quả nghiên cứu có thể là tài liệu tham khảo có giá trị cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu và các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây của Việt Nam.
Cấu trúc của nghiên cứu
Ngoài lời cam đoan, lời cảm ơn, danh mục hình, danh mục bảng, danh mục biểu đồ, tài liệu tham khảo và phụ lục, bài báo cáo đề tài nghiên cứu được kết cấu như sau:
- Chương 1 Giới thiệu vấn đề nghiên cứu
- Chương 2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
- Chương 3 Phương pháp nghiên cứu
- Chương 4 Kết quả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu trái cây của Việt Nam sang thị trường EU
- Chương 5 Kết luận và kiến nghị
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Lý thuyết về xuất khẩu và các khái niệm liên quan
Xuất khẩu hàng hoá là hoạt động đưa hàng hoá ra khỏi một nước (từ quốc gia này sang quốc gia khác) để bán trên cơ sở dùng tiền làm phương tiện thanh toán hoặc trao đổi lấy một hàng hoá khác có giá trị tương đương (Belay, 2009) Nói một cách khái quát, xuất khẩu hàng hoá là việc đưa hàng hoá ra nước ngoài để thực hiện giá trị sử dụng và giá trị của hàng hoá Xuất khẩu tăng trưởng cao là sự gia tăng về kim ngạch, giá trị xuất khẩu Xuất khẩu là hoạt động trao đổi hàng hóa và dịch vụ của một quốc gia với phần còn lại của thế giới dưới hình thức mua bán thông qua quan hệ thị trường nhằm mục đích khai thác lợi thế của đất nước trong phân công lao động quốc tế để đem lại lợi ích cho quốc gia Xuất khẩu nông sản là hoạt động trao đổi nông sản của một quốc gia với các nước khác trên thế giới dưới hình thức mua bán thông qua quan hệ thị trường nhằm mục đích khai thác lợi thế sẵn có của đất nước trong phân công lao động quốc tế nhằm đem lại lợi ích cho quốc gia
Xuất khẩu là hoạt động kinh doanh với phạm vi vượt ra khỏi biên giới quốc gia hoặc là hoạt động buôn bán của một nước với nước khác trên phạm vi quốc tế (Trần Hòe, Nguyễn Văn Tuấn, 2008) Đây không phải là hành vi mua bán đơn lẻ mà là cả hệ thống các quan hệ mua bán phức tạp có tổ chức cả bên trong lẫn bên ngoài nhằm thúc đẩy hàng hóa phát triển ổn định đem lại lợi ích cho quốc gia Theo khoản 1, Điều 28, Chương 2, Luật Thương mại Việt Nam (2005), xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật Hiểu theo cách khái quát, xuất khẩu là một hình thức bán hàng cho nước ngoài để thu về lợi nhuận cho doanh nghiệp và quốc gia
Có nhiều khái niệm khác nhau về xuất khẩu, dưới góc độ tiếp cận của bài nghiên cứu, xuất khẩu là hoạt động trao đổi hàng hóa và dịch vụ của một quốc gia với phần còn lại của thế giới dưới hình thức mua bán thông qua quan hệ thị trường nhằm mục đích khai thác lợi thế của đất nước trong phân công lao động quốc tế để đem lại lợi ích cho quốc gia
Trái cây là một thuật ngữ dùng để chỉ những phần của cây có hương vị ngọt, chua hoặc đắng, thường được ăn làm thức ăn hoặc chế biến thành nước ép, mứt, bánh, kem, rượu, v.v Trái cây có thể được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau, như hình dạng, màu sắc, kết cấu, thành phần dinh dưỡng, giá trị kinh tế Trái cây là một nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất, chất xơ và chất chống oxy hóa cho cơ thể con người Trái cây cũng có tác dụng làm đẹp da, tăng cường hệ miễn dịch và phòng ngừa một số bệnh tật
Trái cây là sản phẩm thiết yếu đối với đời sống của con người bởi trái cây mang lại những lợi ích rất tốt cho sức khỏe, trái cây được xuất khẩu có những đặc điểm như sau:
Tính thời vụ: Quá trình sản xuất và tiêu thụ trái cây mang tính thời vụ bởi cây trồng sinh trưởng và phát triển theo quy luật sinh vật nhất định Mặt khác, sự biến thiên về điều kiện thời tiết khí hậu trong một năm làm cho mỗi loại cây trồng có sự thích ứng riêng tạo nên tính mùa vụ Vào khoảng thời gian chính vụ trái cây thường dồi dào phong phú về chủng loại chất lượng đồng đều giá bán rẻ Ngược lại khi trái vụ trái cây khan hiếm chất lượng không đồng đều giá bán thường cao
Phụ thuộc điều kiện tự nhiên: Trái cây chịu tác động lớn từ các điều kiện tự nhiên điều kiện về thổ nhưỡng khí hậu thời tiết Sự thay đổi về điều kiện tự nhiên tác động trực tiếp tới sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng Nếu điều kiện tự nhiên thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt sẽ mang đến góc suất cao chất lượng tốt Ngược lại nếu điều kiện tự nhiên không tốt sẽ dẫn đến năng suất và chất lượng đều giảm
Tính tươi mới: Trái cây có đặc tính tươi mới và khó bảo quản trong thời gian dài Trái cây tươi mới cũng sẽ mang lại nhiều dinh dưỡng hơn do vậy cần quan tâm đến khâu thu hoạch và bảo quản
Tính đa dạng: Trái cây có đặc điểm đa dạng về chủng loại và chất lượng Với mỗi vùng miền có đặc điểm thổ nhưỡng khác nhau khí hậu khác nhau trên trái cây có những đặc điểm khác nhau có những trái cây trồng của vùng này thì cho chất lượng và sản phẩm tốt nhưng chuyển sang vùng khác trồng thì chất lượng và sản lượng không được đảm bảo
Trong thương mại xuất nhập khẩu hiện nay, mặt hàng trái cây được phân loại theo hệ thống HS của WCO (Tổ chức Hải quan thế giới) là nhóm trái cây ăn được, các loại hạt
Xuất khẩu trái cây là việc xuất khẩu mà mặt hàng được xuất khẩu ở đây là trái cây Trái cây xuất khẩu là toàn bộ danh mục trái cây tươi và chế biến mà quốc gia, doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường nước ngoài được đo lường thông qua 4 thông số cấu trúc như:
(i) Chiều rộng (biểu thị số lượng các nhóm mặt hàng khác nhau)
(ii) Chiều sâu (tổng số loại và phương án mặt hàng cùng thỏa mãn một nhu cầu) (iii) Chiều dài (tổng số tên hàng hóa trong tổng danh mục sản phẩm)
(iv) Độ bền tương hợp (biểu thị độ tương quan chặt chẽ và tương quan tỷ lệ liên kết giữa các nhóm mặt hàng)
Hiện nay thị trường EU đã áp dụng các giấy chứng nhận tự nguyện như một loại hàng rào kỹ thuật khác để kiểm soát nhập khẩu trái cây vào các nước trong khu vực Các chứng nhận an toàn này bao gồm: Chứng nhận về môi trường, Chứng nhận xã hội, An toàn thực phẩm và chứng chỉ thực hành tốt và các Chứng nhận chất lượng thực phẩm đặc trưng
Trong thực tế, xuất khẩu hàng hóa được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, đó là xuất khẩu trực tiếp, xuất khẩu qua trung gian, xuất khẩu tại chỗ, tái xuất khẩu và gia công xuất khẩu (Đỗ Đức Bình & Ngô Thị Tuyết Mai, 2019) Tương tự như vậy, nông sản cũng được xuất khẩu theo những cách thức này Các hình thức xuất khẩu nói chung và xuất khẩu nông sản nói riêng được chia thành các hình thức sau:
- Xuất khẩu trực tiếp: Là hình thức xuất khẩu, trong đó người bán và người mua quan hệ trực tiếp với nhau (bằng cách gặp mặt, qua thư từ, điện tín) để bàn bạc thỏa thuận về hàng hóa, giá cả và các điều kiện giao dịch khác
Một số lý thuyết thương mại quốc tế có liên quan
2.2.1 Lý thuyết lợi thế tuyệt đối
Trao đổi hàng hoá giữa các cá nhân hay các nước đã có hàng ngàn năm nhưng phải đến tận thế kỷ 15 mới có những nghiên cứu chuyên sâu để tìm ra nguồn gốc và lợi ích từ thương mại quốc tế Trước thế kỷ 18, những kiến thức về thương mại quốc tế còn chưa rõ, dựa vào lý thuyết của chủ nghĩa trọng thương, Adam Smith tiếp tục xây dựng nền tảng cho lý thuyết tuyệt đối của ông
Chủ nghĩa trọng thương là lý thuyết đầu tiên giải thích về thương mại quốc tế, khởi nguồn từ nước Anh vào giữa thế kỷ 16 Cơ sở ra đời của lý thuyết này là việc vàng và bạc được sử dụng làm tiền tệ trong thanh toán Vàng, bạc được coi là của cải, thể hiện sự giàu có của một quốc gia và việc tích lũy được nhiều vàng và bạc sẽ giúp cho quốc gia có được các nguồn lực cần thiết để tiến hành chiến tranh Chính vì những cơ sở trên mà lý thuyết này cho rằng chỉ có vàng, bạc và các kim loại quý mới tạo ra sự giàu có của một quốc gia, và các nhà trọng thương cho rằng để một quốc gia trở nên giàu có hơn thì xuất khẩu phải lớn hơn nhập khẩu nên việc xuất khẩu ra nước ngoài sẽ dẫn đến thu được vàng và bạc còn việc nhập khẩu hàng hóa sẽ dẫn đến việc rò rỉ vàng, bạc ra nước ngoài Do vậy, tư tưởng trọng thương cho rằng nên duy trì trạng thái thặng dư thương mại, tức là xuất siêu sẽ mang lại nhiều lợi ích cho đất nước Quốc gia tích lũy được nhiều vàng bạc càng thể hiện sự giàu có, uy tín, quyền lực trên bản đồ thế giới Nhất quán với tư tưởng này, chủ nghĩa trọng thương ủng hộ sự can thiệp của chính phủ nhằm đạt được thặng dư trong cán cân thương mại Ưu điểm của lý thuyết này là đã khẳng định được vai trò của thương mại quốc tế với việc làm giàu của quốc gia; việc gia tăng vàng, bạc sẽ có tác dụng kích thích sản xuất trong nước; nêu được vai trò của nhà nước trong việc điều tiết các hoạt động thương mại quốc tế Nhưng lý thuyết này có những nhược điểm rất to lớn đó là việc xem hoạt động thương mại như là hoạt động móc túi nhau; chỉ coi vàng bạc là hình thức duy nhất thể hiện sự giàu có của quốc gia; chưa giải thích được cơ cấu hàng hóa xuất khẩu trong thương mại quốc tế; chưa thấy được lợi ích của quá trình chuyên môn hóa sản xuất và trao đổi
Adam Smith (1723 – 1790) là nhà kinh tế chính trị và triết gia đạo đức học người Scotland, là người có kiến thức sâu rộng về nhiều lĩnh vực: chính trị, văn học, thiên văn học, Ông tiên phong cho sự phát triển của kinh tế chính trị tư sản, ông là bậc tiền bối lớn nhất của Mác
Chủ nghĩa trọng thương tồn tại nhiều nhược điểm lớn và dần trở nên lỗi thời vào giữa thế kỷ 18, sau cuộc các cách mạng công nghiệp bùng nổ kéo theo sự phát triển của hệ thống thương mại và ngân hàng, tại thời điểm chuyển đổi này, đòi hỏi có những quan điểm mới và tiến bộ hơn về thương mại quốc tế thay thế quan điểm trọng thương Lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith ra đời trong bối cảnh này, học thuyết kinh tế của ông có cương lĩnh rõ ràng về chính sách kinh tế, có lợi cho giai cấp tư sản trong nhiều năm b, Nội dung lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith
Nếu như ở lý thuyết trọng thương cho rằng sự giàu có của một quốc gia được thể hiện trong việc nắm giữ tiền thì ở lý thuyết này cho rằng sự giàu có của một quốc gia được thể hiện ở khả năng sản xuất hàng hóa chính vì thế mà trong khi phái trọng thương tin tưởng một quốc gia chỉ có thặng dư từ thương mại khi quốc gia có lợi trên sự hi sinh của một quốc gia khác và ủng hộ sự quản lý chặt chẽ của Chính phủ về các hoạt động mậu dịch quốc tế Học thuyết của Adam Smith lại ủng hộ quan điểm Chính phủ nên để các cá nhân hoặc quốc gia tự do hoạt động để thu được thặng dư Từ đó “Bàn tay vô hình” sẽ đưa họ đến tối đa phúc lợi”
Cơ sở thương mại giữa các quốc gia chính là lợi thế tuyệt đối Theo A.Smith nếu quốc gia 1 sản xuất hàng hóa X hiệu quả hơn quốc gia 2 nhưng lại kém hiệu quả hơn trong sản xuất hàng hóa Y so với quốc gia 2 thì hai quốc gia đều có thể thu được lợi ích bằng cách mỗi một quốc gia chuyên môn hóa và xuất khẩu hàng hóa mình có lợi thế tuyệt đối đồng thời nhập khẩu hàng hóa mình không có lợi thế tuyệt đối Bằng phương pháp này, các nguồn lực được tận dụng tuyệt đối, một cách hữu hiệu nhất và sản lượng của hàng hoá của hai nước đều tăng Phần tăng lên về sản lượng của hai hàng hoá sẽ là thặng dư được phân bố lại giữa hai quốc gia thông qua mậu dịch quốc tế
Từ những học thuyết đó ông rút ra, trong trao đổi quốc tế, một quốc gia hay một cá nhân, nên tập trung sản xuất hàng hoá mình có lợi thế nhất, đem trao đổi một phần sản phẩm đó lấy sản phẩm khác cần dùng, tổng sản lượng của các quốc gia cộng lại sẽ tăng, phúc lợi cũng từ đó sẽ tăng
Tuy nhiên, lý thuyết còn tồn tại nhiều nhược điểm:
Lý thuyết lợi thế tuyệt đối dựa trên thương mại tự do thực sự của các quốc gia Tuy nhiên, thực tế là khi trao đổi thương mại sẽ có thuế quan, hạn ngạch và các yếu tố ảnh hưởng gây trở ngại thương mại cho các khu vực Các quốc gia có thể áp dụng các thuế suất nhập khẩu để bảo vệ các doanh nghiệp trong nước trước các lợi thế của các nước khác nếu chi phí sản xuất của các nước đó thấp hơn
Việc tập trung sản xuất vào một mặt hàng duy nhất là chưa thực tế vì còn nhiều nguy cơ tiềm ẩn Mặc dù một quốc gia có lợi thế tuyệt đối trong việc sản xuất một sản phẩm, nhưng sản phẩm đó không phải mặt hàng có nhu cầu cao, thì việc tập trung chuyên môn hoá một sản phẩm sẽ gây nhiều bất lợi cho nền kinh tế
Theo lý thuyết này thì thương mại chỉ xảy ra khi một nước phải có lợi thế tuyệt đối ở một trong hai sản phẩm trao đổi, điều này đang còn hạn chế và sẽ được chứng minh ở các lý thuyết sau
2.2.2 Lý thuyết lợi thế so sánh a, Hoàn cảnh ra đời
David Ricardo (1772 - 1823) là một nhà kinh tế học người Anh, có ảnh hưởng lớn trong kinh tế học cổ điển sánh ngang cùng Adam Smith và Thomas Malthus David Ricardo là người cổ vũ thương mại tự do dựa trên lý luận với lợi thế so sánh Ông đã tiếp bước Adam Smith và đóng góp lớn vào việc phát triển thuyết giá trị lao động Các lý luận của ông đã ảnh hưởng đáng kể đến tư tưởng kinh tế của Karl Marx David Ricardo cũng là một thương gia, chuyên gia tài chính, nhà đầu cơ, ông được coi là người đã tích lũy được một tài sản lớn
David Ricardo có lẽ đã khám phá ra lý thuyết so sánh lợi thế vào hai tuần đầu của tháng 10 năm 1816 Thời điểm này thời kỳ cách mạng công nghiệp đã hoàn thành, khi phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã xác lập địa vị thống trị hoàn toàn với hai 28 giai cấp tư sản và vô sản đối lập nhau; phân công lao động xã hội phát triển, mâu thuẫn giai cấp bộc lộ rõ ràng hơn
Học thuyết này đã được đề cập từ rất nhiều nhà kinh tế học như Robert Torrens vào năm 1815 trong bài viết về thương mại mặt hàng ngô (An essay on the external Corn trade) Robert kết luận rằng, nước Anh có lợi khi sản xuất các mặt hàng khác để đổi lấy ngô từ Ba Lan cho dù Anh có thể sản xuất ngô rẻ hơn Ba Lan Tuy vậy lý thuyết lợi thế so sánh chỉ thật sự gắn liền với tên tuổi của David Ricardo khi ông phát triển nó trong tác phẩm nổi tiếng năm 1817 “Những nguyên lý của kinh tế chính trị và thuế khóa” b, Nội dung lý thuyết
Lý thuyết lợi thế so sánh cho rằng thậm chí một quốc gia có bất lợi thế tuyệt đối ở cả hai hàng hóa trao đổi vẫn có thể thu được lợi ích từ thương mại trừ khi tỉ lệ bất lợi thế tuyệt đối bằng nhau Theo lý thuyết này quốc gia bất lợi thế tuyệt đối trong sản xuất cả hai hàng hóa sẽ thu được lợi ích bằng cách chuyên môn hóa và xuất khẩu hàng hóa có bất lợi thế tuyệt đối ít hơn, và nhập khẩu hàng hóa có bất lợi thế tuyệt đối nhiều hơn
Từ đó có thể thấy rằng là thương mại quốc tế vẫn có thể diễn ra giữa hai quốc gia mà lợi thế tuyệt đối dồn hết về một phía Một nước có hiệu quả sản xuất thấp hơn (chi phí cao hơn) trong sản xuất hầu hết các loại sản phẩm thì vẫn có thể tham gia vào phân công lao động quốc tế và trao đổi ngoại thương, thông qua chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu những sản phẩm có lợi thế so sánh
2.2.3 Mô hình Heckscher-Ohlin a, Hoàn cảnh ra đời
Tổng quan các nghiên cứu liên quan
2.3.1 Tổng quan các nghiên cứu quốc tế
Lei Dou (2015)“Food safety regulation and its implication on Chinese vegetable exports” thực hiện nghiên cứu trên mô hình trọng lực đã chỉ ra rằng GDP của nước nhập khẩu tăng 1% sẽ dẫn tới xuất khẩu rau củ quả của Trung Quốc tăng 1.45% Bên cạnh đó khoảng cách giữa 2 nước tăng thêm 1% sẽ làm giảm 0.15% giá trị xuất khẩu Điều này có ý nghĩa rằng khoảng cách không ảnh hưởng quá lớn tới giá trị xuất khẩu rau củ quả.
Jason.H.Grant, Everett Peterson và Radu Ramniceanu (2015) “Assessing the Impact of SPS Regulations on U.S Fresh Fruit and Vegetable Exports” đã chỉ ra rằng hiệp định
SPS (hiệp định về các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch, được thỏa thuận bởi các thành viên của WTO) có ảnh hưởng rất lớn tới giá trị xuất khẩu của những nhà xuất khẩu không có kinh nghiệm tại Mỹ do sự gia tăng chi phí xuất khẩu và tiêu chuẩn chặt chẽ về chất lượng của mặt hàng xuất khẩu.
Puspitasari, A.M.Kiloes và J.A.Syah (2021)“Factors affecting sustainability of increasing mango export: an application of MICMAC method”đã ghi nhận được biến hỗ trợ của chính phủ cho xuất khẩu và vốn của người nông dân có ảnh hưởng tới việc tăng xuất khẩu xoài của Indonesia Đặc biệt, biến nhóm nông dân xuất khẩu xoài có ảnh hưởng và có sự phụ thuộc cao Các nhân tố liên kết này là các nhân tố quan trọng và đòi hỏi sự chú ý tối đa từ các nhà hoạch định.
Cemal Atici và Bulent Guloglu (2014) “Gravity Model of Turkey's Fresh and Processed Fruit and Vegetable Export to the EU” Bài viết đã cho thấy nhân tố dân số thành viên các nước EU và dân số Thổ Nhĩ Kỳ sống ở EU, các quốc gia không thuộc địa trung hải, quy mô kinh tế của các đối tác thương mại có ảnh hưởng tích cực đến tổng giá trị trái cây xuất khẩu sang EU từ Thổ Nhĩ Kỳ Trong khi, khoảng cách địa lý lại không ảnh hưởng đáng kể.
Lina Cui (2010) “Trade Factors Affecting Apple Exports from China to Thailand” Nghiên cứu được thực hiện trên mô hình hiệu chỉnh sai số và tự tương quan đã chỉ ra các nhân tố: Giá xuất khẩu táo của Trung Quốc, tỷ giá hối đoái thực, GDP bình quân đầu người của Thái Lan có ảnh hưởng tới việc xuất khẩu táo từ Trung Quốc sang Thái Lan Tuy nhiên, giá xuất khẩu táo của Mỹ và giá xuất khẩu lê của Trung Quốc thì không có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc.
Osabuohien và cộng sự (2019), “Nghiên cứu những góc nhìn thực nghiệm về hoạt động của các hiệp định thương mại khu vực trong Cộng đồng Kinh tế của các Quốc gia Tây Phi (ECOWAS)” Bài viết được xác định mức độ mà các rào cản thương mại song phương ảnh hưởng đến quy mô dòng chảy thương mại giữa các nước thành viên Nhóm tác giả ước tính mô hình trọng lực mở rộng về các yếu tố quyết định thương mại song phương trong khu vực Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy rằng sự bổ sung thương mại có tác động tích
23 cực và đáng kể đến thương mại song phương trong khu vực tiểu vùng (sub–region) Các yếu tố quyết định quan trọng khác của thương mại nội khối bao gồm rào cản thương mại đa phương và các hiệp định hội nhập kinh tế - nghĩa là các nước có một số loại hiệp định như Liên minh Kinh tế và Tiền tệ Tây Phi (WAEMU) có xu hướng trao đổi thương mại với nhau nhiều hơn các nước thành viên khác.
Nasrullah và cộng sự (2020), “Determinants of forest product group trade by gravity model approach: A case study of China” Bài viết chỉ ra phương pháp tiếp cận mô hình trọng lực được áp dụng bằng cách sử dụng dữ liệu bảng từ năm 2001 đến năm 2018 Kiểm định nghiệm đơn vị bảng cho thấy rằng nhân tố ảnh hưởng đến các biến là cố định cho tất cả các mô hình trong khi kiểm định Hausman được sử dụng để lựa chọn mô hình phù hợp Kết quả cho thấy GDP và GDPC có tác động tích cực đến thương mại, trong khi khoảng cách có tác động tiêu cực đến thương mại Các yếu tố khác được sử dụng trong nghiên cứu cũng có ảnh hưởng đáng kể đến thương mại Trung Quốc Thương mại rừng bị ảnh hưởng đáng kể sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và thuế chống trợ cấp, chống bán phá giá mà Hoa Kỳ và các nước khác áp đặt lên Trung Quốc Tương tự, APEC và OECD có tác động đáng kể đến thương mại song phương lâm sản của Trung Quốc Nghiên cứu này kết luận rằng sẽ tốt hơn nếu thúc đẩy xuất khẩu và nhập khẩu đến các quốc gia có nền kinh tế lớn hoặc các quốc gia có khoảng cách gần với Trung Quốc
2.3.2 Tổng quan các nghiên cứu trong nước Đào Đinh Minh (2017), “Nghiên cứu năng lực cạnh tranh hàng xuất khẩu Việt Nam ở giai đoạn 2010-2015 bằng việc sử dụng mô hình lực hấp dẫn” Bài viết sẽ phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh hàng xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian thông qua sử dụng mô hình lực hấp dẫn Kết quả cho thấy rằng, Các biến độc lập như GDP của Việt Nam, GDP của nước nhập khẩu, trên giá thực tế và GDP bình quân đầu người của nước nhập khẩu có tác động tích cực đến tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam Ngược lại, khoảng cách địa lý có tác động tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam Đỗ Thị Hương và Nguyễn Thị Thơ (2021), “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới giá trị xuất khẩu chè của Việt Nam bằng phương pháp tiếp cận bằng mô hình trọng lực”
Bài viết xây dựng mô hình và phân tích nhân tố ảnh hưởng tới giá trị xuất khẩu chè của Việt Nam dựa trên các mô hình trọng lực cấu trúc của Anderson, Van Wicoop và Yotov bằng phương pháp ước lượng PPML Nghiên cứu này có một số đóng góp như sau: (i) Bài viết phân tích khá toàn diện các nhân tố ảnh hưởng tới giá trị xuất khẩu chè Việt Nam bằng mô hình trọng lực thương mại; (ii) Các biến được đưa vào mô hình dựa trên cơ sở lý thuyết của Anderson, Van Wincoop và các phát triển đối với phiên bản ngành của Yotov & cộng sự (2016); (iii) Dữ liệu bảng được sử dụng để khắc phục các vấn đề về đa cộng tuyến, phương sai thay đổi và tương quan nối tiếp, phương pháp ước lượng PPML góp phần xử lý các vấn đề gặp phải của dữ liệu bảng và mô hình trọng lực Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố có ảnh hưởng tích cực đến giá trị xuất khẩu chè Việt Nam là: Sản lượng sản xuất chè của Việt Nam, số đơn xin cấp bằng sáng chế của cư dân Việt Nam, ban hành quy trình sản xuất Vietgap của Việt Nam, dân số nước nhập khẩu, sản lượng nhập khẩu chè của nước nhập khẩu, biên giới chung, tỷ giá hối đoái của đồng tiền nước nhập khẩu so với VND, tư cách thành viên WTO của Việt Nam, tư cách thành viên ASEAN của nước nhập khẩu, tư cách thành viên EU của nước nhập khẩu, và sự khác biệt yếu tố tài trợ.Ngược lại các biến có ảnh hưởng tiêu cực đến giá trị xuất khẩu chè Việt Nam là: Thu nhập bình quân đầu người của nước nhập khẩu, quốc gia nhập khẩu chè có phải là quốc gia trồng chè hay không, sản lượng sản xuất chè của thế giới, khoảng cách địa lý, hiệp định thương mại được ký kết giữa Việt Nam và nước nhập khẩu, số hiệp định thương mại được ký kết giữa nước nhập khẩu và các nhà cung cấp khác
Huỳnh Diệu Linh và Hoàng Thanh Hiền (2019), “Nghiên cứu tác động của hiệp định thương mại tự do với xuất nhập khẩu Việt Nam bằng việc áp dụng mô hình lực hấp dẫn với các nhân tố cố định” Nghiên cứu này nhằm giải quyết 3 vấn đề: (i) Bài viết cung cấp mô hình GM với hệ thống các biến phù hợp và đã được kiểm nghiệm bằng những nghiên cứu trên các tạp chí có uy tín trên thế giới; (ii) Bài viết đưa ra phương pháp ước lượng phù hợp với dữ liệu có thể thu thập được và đảm bảo cung cấp một kết quả vững và không chệch; (iii) Cuối cùng bài viết cung cấp kết quả ước lượng với số liệu xuất nhập khẩu (XNK) của Việt Nam trong giai đoạn 2005 – 2017 để minh chứng cho mô hình lý thuyết được đưa ra, cụ thể là kết quả phân tích định lượng đã cho thấy mối quan hệ thuận chiều
25 trong việc ký kết các FTA và kim ngạch thương mại của Việt Nam và các quốc gia đối tác trong giai đoạn 2005 – 2017
Vũ Bạch Diệp và các cộng sự (2018) “Phân tích các yếu tố tác động đến xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2005-2017 bằng mô hình trọng lực” với 8 biến (1 biến phụ thuộc và 7 biến độc lập); tổng số quan sát là 338 (số quan sát = 26 nước thành viên EU x 13 năm = 338) Kết quả ước lượng mô hình cho thấy, các yếu tố: GDP, dân số, chất lượng thể chế và việc gia nhập WTO có tác động cùng chiều; các yếu tố: Khoảng cách địa lý, khoảng cách công nghệ có tác động ngược chiều tới kim ngạch xuất khẩu Trong khi đó, tác động của yếu tố “lịch sử” là âm nhưng không có ý nghĩa thống kê Những kết quả này có thể giúp chính phủ và các cơ quan thực thi chính sách một số gợi ý giải pháp để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường EU Từ đó nhóm tác giả đề xuất một số giải pháp giúp nâng cao kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang EU như tập trung nâng cao chất lượng nguồn lực đầu vào, cải tiến trình độ công nghệ, nâng cao chất lượng thể chế, xây dựng chiến lược khai thác hiệu quả lợi ích của Hiệp định EVFTA Đỗ Thị Hoà Nhã và Nguyễn Thị Thu Hà (2019) “Sử dụng mô hình trọng lực mở rộng và dữ liệu mảng phân tích các yếu tố tác động đến xuất khẩu nông sản của Việt Nam, nước đang phát triển sang thị trường EU giai đoạn 2005-2016” Kết quả ước lượng mô hình với 8 biến 11 và 312 quan sát chỉ ra rằng các yếu tố: GDP bình quân đầu người, dân số, chất lượng thể chế và việc gia nhập WTO có tác động cùng chiều, trong khi đó, khoảng cách địa lý, khoảng cách công nghệ có tác động ngược chiều tới kim ngạch xuất khẩu nông sản Yếu tố tác động mạnh nhất là dân số: khi hệ số này tăng 1% thì kim ngạch xuất khẩu tăng 1,136%, do dân số đại diện cho cả quy mô thị trường và quy mô lao động Từ đó, bài nghiên cứu đã đề xuất một số gợi ý giải pháp để phát huy tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực nhằm đẩy mạnh xuất khẩu nông sản sang thị trường EU trong giai đoạn tiếp theo như: tập trung nâng cao sức mạnh của ngành nông nghiệp Việt Nam, nâng cao chất lượng thể chế, …
Nguyễn Viết Bằng và Lê Tấn Bửu (2018), với nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp thuỷ sản tại vùng đồng bằng sông Cửu Long” được thực hiện nhằm xác định và đo lường những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu
26 của các doanh nghiệp thủy sản tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long bằng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp định lượng Nghiên cứu cho thấy kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp thủy sản chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi 7 yếu tố: chiến lược marketing xuất khẩu, đặc điểm và năng lực của doanh nghiệp, đặc điểm ngành, đặc điểm quản lý, đặc điểm thị trường trong nước, đặc điểm thị trường nước ngoài và rào cản xuất khẩu.
Khoảng trống trong các nghiên cứu liên quan
2.4.1 Khoảng trống về phạm vi
Trên thế giới, trong khu vực và trong nước đã có một số công trình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu trái cây của doanh nghiệp Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu chủ yếu các mặt hàng chung như sản phẩm nông nghiệp, các mặt hàng nông sản hoặc nghiên cứu về một mặt hàng cụ thể như gạo, xoài, cà phê; nghiên cứu về xuất khẩu trái cây không nhiều
Các nghiên cứu trước về nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu trái cây chủ yếu tập trung vào khung thời gian 5 năm, 10 năm và chưa được cập nhật tới năm 2022, sau khi ký kết hiệp định EVFTA Vì vậy các giải pháp và nhận định ở các bài nghiên cứu trước có thể chưa có được cái nhìn tổng quát trong một khoảng thời gian dài cũng như chưa đánh giá được tác động của hiệp định EVFTA đối với thị trường xuất khẩu trái cây
2.4.2 Khoảng trống về nội dung
Nghiên cứu toàn diện về hoạt động xuất khẩu các mặt hàng trái cây, mà cụ thể là một số yếu tố mới ảnh hưởng đến xuất khẩu trái cây của Việt Nam sang EU dựa trên mô hình trọng lực mà trước nay chưa từng xem xét, các công trình trước đây chủ yếu nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu nông sản nói chung Hiện tại khá ít nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ về hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp xuất khẩu trái cây của Việt Nam sang EU theo cách tiếp cận mô hình trọng lực và đề xuất các giải pháp hiệu quả Tuy đây là thị trường quan trọng được quan tâm nhiều nhưng đa phần các nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá khái quát về thực trạng, triển vọng, giá trị gia tăng, … và đề xuất giải pháp cho hoạt động xuất khẩu nông sản nói chung và thời gian chưa đủ dài Đứng ở góc độ quản lý kinh tế thì hiện nay có rất ít nghiên cứu nào đi sâu phân tích,
27 đánh giá và đưa ra những giải pháp từ phía cơ quan quản lý Nhà nước nhằm nâng cao kết quả xuất khẩu trái cây Việt Nam sang thị trường EU
2.4.3 Khoảng trống về phương pháp nghiên cứu
Hiện nay, các nghiên cứu định lượng về các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu trái cây của Việt Nam sang EU vẫn còn khá ít, nhiều bài phân tích mới dừng lại ở mức thống kê mô tả Để bổ sung cơ sở lý luận và thực tiễn cho vấn đề này, thì bên cạnh các nghiên cứu định tính thì phân tích định lượng là vô cùng cần thiết Điều này cho thấy, bài nghiên cứu của nhóm không chỉ đáp ứng các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra mà còn thể hiện được tính thời sự cao, giải quyết được một phần thiếu sót của các nghiên cứu đã có trước đây
2.4.4 Khoảng trống về bối cảnh
Trong bối cảnh Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực đã mở ra cơ hội rất lớn cho các sản phẩm trái cây của Việt Nam sang thị trường EU Hiệp định này có ý nghĩa rất lớn trong tình hình dịch bệnh Covid bùng phát gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh tế của các nước trong đó có Việt Nam
Khoảng trống về đề tài nghiên cứu rất lớn bao gồm: phạm vi, nội dung, phương pháp nghiên cứu và bối cảnh Tuy nhiên, phạm vi của bài nghiên cứu chỉ tập trung đánh giá một số nhân tố chính ảnh hưởng tới xuất khẩu trái cây của Việt Nam xuất khẩu chính ngạch trong điều kiện bình thường Những khoảng trống còn lại hi vọng sẽ có những nghiên cứu tiếp theo, chuyên sâu hơn để giải quyết các vấn đề còn tồn tại
Tóm lại, xuất khẩu là một hoạt động mang đến nguồn lực đóng góp lớn vào sự phát triển của mỗi quốc gia, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống toàn xã hội Là một quốc gia đang phát triển, xuất khẩu trái cây chiếm tỷ trọng lớn trong cán cân thương mại của Việt Nam Việc nghiên cứu hoạt động xuất khẩu trái cây ngày càng thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu Tuy nhiên, hiện rất ít các nghiên cứu được thực hiện dưới góc độ doanh nghiệp xuất khẩu trái cây sang thị trường EU.
Mô hình nghiên cứu
Sau khi nghiên cứu, xem xét và ứng dụng mô hình trọng lực, nhóm chúng tôi xin phép được đề xuất mô hình “Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu trái cây của Việt Nam sang thị trường EU” như sau:
Hình 2.1: Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu trái cây của
Việt Nam sang thị trường EU
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Mô hình nghiên cứu
3.1.1 Sơ lược về mô hình trọng lực
Mô hình trọng lực (Gravity Model) được giới thiệu lần đầu tiên bởi Jan Timbergen vào năm 1962 (Tinbergen, 1962) và đã dần trở thành một công cụ hữu ích cho việc ước lượng, giải thích và đánh giá các vấn đề liên quan đến thương mại quốc tế Có các yếu tố tương tự với phương trình trọng lực của Newton, mô hình trọng lực trong thương mại quốc tế hiện nay thường được sử dụng để ước lượng tác động của hiệp định thương mại tự do, biến động tỉ giá hối đoái, liên minh tiền tệ, khoảng cách địa lý, tôn giáo lên kim ngạch thương mại, hoặc rộng hơn nữa, mô hình trọng lực còn được sử dụng để đánh giá tác động của thương mại lên khả năng xảy ra chiến tranh Sự thông dụng của mô hình này là kết quả của những điều sau: Thứ nhất, mức độ ảnh hưởng sâu rộng của thương mại lên mọi mặt của xã hội tạo ra một nhu cầu lớn trong việc tìm hiểu, nghiên cứu các yếu tố và vấn đề liên quan; Thứ hai, dữ liệu yêu cầu cho việc ước lượng mô hình trọng lực, theo thời gian và cùng với nỗ lực của các nhà nghiên cứu và tổ chức quốc tế, đã được chuẩn hóa, có mức độ tin cậy cao, cũng như trở nên dễ dàng tiếp cận hơn; Thứ ba, mô hình trọng lực đã được rất nhiều các nhà nghiên cứu sử dụng, và từ đó, tạo lập nên một quy trình cũng như nguyên tắc quy chuẩn để ước lượng tác động của các yếu tố kinh tế lên thương mại quốc tế, nhằm vượt qua các rào cản cố hữu của mô hình, cũng như đảm bảo độ tin cậy của kết quả ước lượng Ở dạng đơn giản nhất, được suy ra từ “Định luật vạn vật hấp dẫn” của Newton, ngụ ý rằng một khối lượng hàng hóa tại điểm xuất phát là nước xuất khẩu i (kí hiệu là E i ) sẽ bị thu hút bởi lượng cầu về hàng hóa tại điểm đến là nước nhập khẩu j (kí hiệu là E j ), nhưng dòng thương mại sẽ bị cản trở bởi bình phương khoảng cách giữa chúng (kí hiệu là d ij 2 ) Biểu diễn dưới dang công thức ta có:
𝑑 𝑖𝑗 2 (1) Trong đó với 𝑋 𝑖𝑗 là khối lượng hàng hóa xuất khẩu từ quốc gia i sang quốc gia j
Tuy nhiên, sự liên thông giữa thương mại và lực hấp dẫn trong vật lý có sự mâu thuẫn rằng không có tập hợp các tham số nào mà phương trình (1) sẽ cho thấy sự chính xác cho một tập hợp quan sát ngẫu nhiên Xuất phát từ (1), mô hình lực hấp dẫn cho phép áp dụng các hệ số cho các biến khối lượng và khoảng cách song phương được tạo ra bởi dữ liệu để biểu thị mối quan hệ, từ đó có thể thống kê suy diễn giữa dữ liệu về dòng chảy và các biến khối lượng và khoảng cách Do đó, phương trình trọng lực có dạng:
Trong đó 𝑎 1 , 𝑎 2 , 𝑎 3 là các tham số chưa biết
Tinbergen (1962), mô hình được thể hiện dưới dạng log - log, do đó các tham số là độ co giãn của dòng chảy thương mại đối với các biến giải thích Đối với phương trình (2), các quốc gia liền kề được cho là có thương mại mạnh mẽ hơn so với biến số khoảng cách có thể dự đoán; hai nước kề nhau được chỉ định bởi một biến giả (dummy) N ij , nhận giá trị
1 nếu hai quốc gia có chung đường biên giới trên bộ Hơn nữa, phương trình được bổ sung với các yếu tố chính trị: Một biến giả V ij chỉ ra rằng hàng hóa được giao dịch nhận được ưu đãi nếu chúng thuộc về một hiệp định ưu đãi song phương hoặc đa phương Việc xem xét ảnh hưởng của các hiệp định thương mại ưu đãi (PTA) thông qua sử dụng biến giả đã được sử dụng trong nghiên cứu Cho tới gần đây, một phương pháp thay thế đó là chỉ rõ tỷ lệ ưu đãi được đảm bảo bởi thỏa thuận mới được sử dụng Theo đó, biến V ij được thêm vào phương trình:
𝑙𝑛𝑋 𝑖𝑗 = 𝑎 0 + 𝑎 1 𝑙𝑛𝐸 𝑖 + 𝑎 2 𝑙𝑛𝐸 𝑗 + 𝑎 3 𝑙𝑛𝑑 𝑖𝑗 + 𝑎 4 𝑁 𝑖𝑗 + 𝑎 5 𝑉 𝑖𝑗 + 𝜀 𝑖𝑗 (3) Trong những thập kỷ qua, mô hình hấp dẫn đã luôn được ứng dụng và phát triển, theo đó các nền tảng lý thuyết mới được cập nhật vào mô hình và có nhiều trường phái khác nhau:
Trường phái đầu tiên của mô hình trọng lực được tạo ra dưới giả định sự “Cạnh tranh hoàn hảo” (Anderson, 1979) giả định Độ co giãn thay thế không đổi (CES), trong đó mỗi quốc gia sản xuất và bán hàng hóa trên thị trường quốc tế khác biệt với hàng hóa được sản xuất ở mọi quốc gia khác Hàng hóa được mua từ nhiều nguồn vì chúng được đánh giá khác nhau bởi người tiêu dùng cuối cùng (end users) Một phiên bản khác dựa trên mô hình trọng
31 lực tương đương về mặt toán học do (Eaton, Kortum, 2002) đề xuất, dựa trên hàng hóa đồng nhất về phía cầu, gọi là mô hình “Chi phí thương mại tảng băng trôi” (Iceberg trade costs)
Sự tồn tại của các luồng thương mại có giá trị song phương bằng 0 mang đầy ý nghĩa đối với phương trình trọng lực vì trong phương trình của Newton, lực hấp dẫn có thể rất nhỏ, nhưng không bao giờ bằng không Ngay cả khi các số “0” có thể là do báo cáo sai và đo lường sai, đặc biệt là của các nước nhỏ và nghèo, các số “0” quan sát được chứa thông tin có giá trị cần được khai thác để ước tính hiệu quả Trên thực tế, nếu các quan sát bằng
“0” là do lựa chọn công ty không bán hàng hóa cho các thị trường cụ thể (hoặc không có khả năng làm như vậy), thì thực tế là thương mại giữa một số cặp quốc gia thực sự bằng 0 có thể báo hiệu một vấn đề trong việc lấy mẫu (Chaney, 2008); (Helpman, Melitz, Rubinstein, 2008) Do đó cần có các kỹ thuật kinh tế lượng thích hợp cho phép trích xuất nhiều thông tin hơn từ dữ liệu, đặc biệt liên quan đến vai trò của khoảng cách và các biến số khác ảnh hưởng đến biên độ của thương mại thế giới
Theo Anderson, J.E ở tác phẩm The Gravity Model năm 2011 từ quan điểm mô hình hóa, lực hấp dẫn được phân biệt bởi sự đại diện phân tích và tính dễ kiểm soát của nó trong tương tác kinh tế trong một thế giới nhiều quốc gia Đặc điểm phân biệt này của lực hấp dẫn là do tính mô-đun của nó: sự phân bố của hàng hóa hoặc các yếu tố trong không gian được xác định bởi lực hấp dẫn với điều kiện là quy mô của các hoạt động kinh tế tại mỗi địa điểm Tính mô-đun dễ dàng cho phép phân tổ ở bất kỳ quy mô nào và cho phép suy diễn về chi phí thương mại không phụ thuộc vào bất kỳ mô hình sản xuất cụ thể nào và cấu trúc toàn thị trường ở trạng thái cân bằng chung
Các cấu trúc kiểu trọng lực có thể đạt được bằng cách áp đặt hai yêu cầu quan trọng (Anderson, J E & Wincoop, E., 2003) Yêu cầu đầu tiên là biến đổi về tổng cầu phải giống nhau giữa các quốc gia và thứ hai là CES Trên thực tế, CES áp dụng tính tương đồng (đảm bảo rằng nhu cầu tương đối chỉ là một hàm của giá tương đối) cũng tách biệt sự khỏi ưa thích Như đã được đề cập, các loại sản phẩm được xác định theo vị trí vì hàng hóa được phân biệt theo nơi xuất xứ: cấu trúc phân vùng này được gọi là “Giả định Armington” (Armington, 1969)
Theo đó, điểm khởi đầu của Anderson và Wincoop (2003) là một hàm hữu dụng CES Nếu 𝑋 𝑖𝑗 là tiêu dùng của người tiêu dùng hàng hóa ở khu vực j được nhập khẩu từ khu vực i, thì người tiêu dùng ở khu vực j phải tối đa hóa hàm sau:
Hàm chịu sự ràng buộc về ngân sách sau:
Với 𝜎 là độ co giãn thay thế CES, 𝛽 là tham số mang phân phối dương, 𝐸 𝑗 là thu nhập danh nghĩa của dân cư khu vực j, 𝑝 𝑖𝑗 là giá cả của hàng hóa khu vực i bán cho người dùng khu vực j
Tỷ trọng chi tiêu cho hàng hóa của khu vực i của người tiêu dùng khu vực j thỏa mãn tối đa hóa (4) theo (5) là:
Trong đó, p i là giá cả hàng hóa tại cổng, và t ij > 1 là hệ số chi phí thương mại giữa điểm xuất phát i và điểm đến j Các tham số β i cho các hàng hóa được vận chuyển từ i có thể là ngoại sinh hoặc trong ứng dụng cho các sản phẩm cạnh tranh độc quyền, tỷ lệ thuận với số lượng công ty từ đất nước i cung cấp các sản phẩm khác nhau Chỉ số CES được đưa ra bởi công thức:
Lưu ý rằng phương trình trọng lực dựa trên một hàm chi tiêu Điều này giải thích hai yếu tố chính Đầu tiên, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của quốc gia nhập khẩu đi vào phương trình trọng lực (dưới dạng 𝐸 𝑗 ) vì nó tính đến hiệu ứng thu nhập trong hàm chi tiêu Thứ hai, khoảng cách giữa 2 quốc gia đi vào phương trình trọng lực vì nó đại diện cho chi phí thương mại song phương, được chuyển qua giá hàng hóa và do đó làm giảm thương mại song phương, với những yếu tố khác không đổi Điều quan trọng nhất từ công thức toán học ở trên là hàm chi tiêu phụ thuộc vào giá tương đối chứ không phải giá tuyệt đối
Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Dữ liệu nghiên cứu và phương pháp thu thập dữ liệu nghiên cứu
Nhóm thu thập dữ liệu thứ cấp, dạng dữ liệu bảng cân bằng Trong đó các biến được thu thập từ 27 quốc gia thành viên EU và Việt Nam trong khoảng thời gian 20 năm từ 2003 đến 2022 ( 540 quan sát) Dữ liệu để phục vụ cho nghiên cứu được tổng hợp từ các nguồn sau: World Bank; Trung tâm thương mại quốc tế-ITC; transparency.org; Trung tâm WTO; https://distancecalculator.globefeed.com
Sau đây là bảng tóm tắt các biến và kỳ vọng về dấu của hệ số hồi quy trong mô hình:
Bảng 3.1: Tóm tắt các biến và kỳ vọng về dấu của hệ số hồi quy trong mô hình
Tên biến Kí hiệu Đơn vị Nguồn Kì vọn g dấu
1 Giá trị xuất khẩu trái cây của
Việt Nam sang nước j là nước thuộc khu vực EU
𝑒𝑥𝑝𝑜𝑟𝑡 𝑣𝑛𝑗𝑡 USD Trung tâm thương mại quốc tế-ITC
2 GDP bình quân đầu người của nước j là nước thuộc khu vực
3 GDP bình quân đầu người của
4 Tỉ giá hối đoái giữa Việt Nam và nước j là nước thuộc khu vực EU
𝑒𝑟 𝑣𝑛𝑗𝑡 Đồng nội tệ/Đồng ngoại tệ
5 Khoảng cách giữa Việt Nam và nước j là nước thuộc khu vực EU
𝑑𝑖𝑠𝑡𝑎𝑛𝑐𝑒 𝑣𝑛𝑗 Km https://distancec alculator.globef eed.com
6 Chỉ số tham nhũng của nước j là nước thuộc khu vực EU
7 Các hiệp định thương mại giữa
Việt Nam và khu vực EU
Các số liệu liên quan đến 27 quốc gia thuộc khu vực EU và của Việt Nam từ năm
2003 đến năm 2022 được trình bày dưới dạng dữ liệu bảng (Panel Data), sau đó được đưa vào mô hình trọng lực (Gravity Model) để phân tích trên phần mềm Stata
Các phương pháp chính thường được dùng để ước lượng với dữ liệu bảng bao gồm
3 phương pháp là: mô hình hồi quy tuyến tính gộp (Pooled OLS); mô hình tác động cố định (FEM); mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) a, Mô hình hồi quy tuyến tính gộp (Pooled OLS)
Mô hình hồi quy tuyến tính gộp (Pooled OLS) được trình bày như sau:
− 𝑌 𝑖𝑡 là biến phụ thuộc của quan sát i trong thời kì t
− 𝑋 1𝑖𝑡 ; 𝑋 2𝑖𝑡 ; 𝑋 𝑘𝑖𝑡 ; là biến độc lập của quan sát i trong thời kì t
− 𝛽 1 ; 𝛽 2 ; 𝛽 𝑘 ; là hệ số ước lượng tác động của độc lập
Mô hình hồi quy gộp (Pooled OLS) là một phương pháp hồi quy để ước lượng các hệ số của các biến được lựa chọn dựa trên các dữ liệu bao gồm cả chuỗi thời gian và dữ liệu mặt cắt ngang (không có sự khác biệt giữa các đơn vị chéo), với hằng số 𝛼 được dùng chung cho tất cả các đơn vị chéo Giả định của phương pháp này chỉ đúng khi có sự đồng nhất giữa các đơn vị chéo Phương pháp này có nhược điểm là thường có khả năng xuất hiện hiện tượng tự tương quan trong dữ liệu hay là ràng buộc phần dư làm cho giá trị Durbin- Wastson thấp Ngoài ra, các ràng buộc về các đơn vị chéo trong mô hình OLS cũng rất chặt và khó đáp ứng được trong thực tế Vì thế để khắc phục được các nhược điểm của mô hình Pooled OLS, ta cần sử dụng 2 mô hình khác là FEM và REM, hai mô hình này sẽ phù hợp hơn vì không bỏ qua các yếu tố thời gian và yếu tố riêng biệt b, Mô hình tác động cố định (Fixed Effects Model-FEM)
Xét một mối quan hệ kinh tế, với biến phụ thuộc là Y, và hai biến giải thích quan sát được là 𝑋 1 và 𝑋 2 , và một hoặc nhiều biến không quan sát được Chúng ta có dữ liệu bảng cho Y, 𝑋 1 , và 𝑋 2 Dữ liệu bảng bao gồm N-đối tượng và T-thời điểm, và vì vậy chúng ta có NxT quan sát
Mô hình hồi quy tác động cố định, là một dạng mở rộng của mô hình hồi quy tuyến tính cổ điển, được cho bởi:
- 𝑌 𝑖𝑡 là giá trị của Y cho đối tượng i ở thời điểm t
- 𝑋 1𝑖𝑡 là giá trị của 𝑋 1 cho đối tượng i ở thời điểm t
- 𝑋 2𝑖𝑡 là giá trị của 𝑋 2 cho đối tượng i ở thời điểm t
- 𝑢 𝑖𝑡 = 𝑣 𝑖 𝑣à 𝜀 𝑖𝑡 là sai số của mô hình Thành phần 𝑣 𝑖 đại diện cho các yếu tố không quan sát được khác nhau giữa các đối tượng nhưng không thay đổi theo thời gian Thành phần 𝜀 𝑖𝑡 đại diện cho những yếu tố không quan sát được khác nhau giữa các đối tượng và thay đổi theo thời gian
Phương pháp FEM thường được sử dụng trong ước lượng với giả định mỗi doanh nghiệp có những đặc điểm riêng biệt và những đặc điểm riêng này có thể ảnh hưởng đến các biến độc lập trong mô hình hay nói cách khác là có sự tương quan giữa các biến độc lập với thành phần sai số của mỗi thực thể Các đặc điểm riêng biệt (không thay đổi theo thời gian) này là duy nhất đối với một doanh nghiệp và không có tương quan với đặc điểm của các doanh nghiệp khác
Với giả định mỗi đơn vị đều có những đặc điểm riêng biệt có thể ảnh hưởng đến các biến giải thích Mô hình FEM có thể kiểm soát, tách ảnh hưởng của các đặc điểm riêng biệt (không đổi theo thời gian) ra khỏi các biến độc lập và mô hình có thể ước lượng các tác động thực của các biến giải thích trong mô hình lên biến phụ thuộc Tuy nhiên FEM có hạn chế là nó không đo lường được các tác nhân không đổi theo thời gian và làm tăng khả năng đa cộng tuyến của mô hình gây khó khăn cho việc ước lượng mô hình chính xác c, Mô hình tác động ngẫu nhiên (Random Effects Model-REM)
Xét một mối quan hệ kinh tế, với biến phụ thuộc là Y, và hai biến giải thích quan sát được là 𝑋 1 và 𝑋 2 , và một hoặc nhiều biến không quan sát được Chúng ta có dữ liệu bảng cho Y, 𝑋 1 , và 𝑋 2 Dữ liệu bảng bao gồm N-đối tượng và T-thời điểm, và vì vậy chúng ta có NxT quan sát
Mô hình tác động ngẫu nhiên được viết dưới dạng:
- 𝑌 𝑖𝑡 là giá trị của Y cho đối tượng i ở thời điểm t
- 𝑋 1𝑖𝑡 là giá trị của 𝑋 1 cho đối tượng i ở thời điểm t
- 𝑋 2𝑖𝑡 là giá trị của 𝑋 2 cho đối tượng i ở thời điểm t
- 𝑢 𝑖𝑡 = 𝑣 𝑖 𝑣à 𝜀 𝑖𝑡 là sai số cổ điển của mô hình Thành phần 𝑣 𝑖 đại diện cho các yếu tố không quan sát được mà thay đổi giữa các đối tượng nhưng không thay đổi theo thời gian Thành phần 𝜀 𝑖𝑡 đại diện cho tất cả các yếu tố không quan sát được mà thay đổi giữa các đối tượng và thời gian Giả sử rằng 𝑣 𝑖 được cho bởi:
Trong đó 𝑣 𝑖 lại được chia ra làm 2 thành phần: 𝛼 0 là thành phần bất định và 𝜔 𝑖 là thành phần ngẫu nhiên
Giả định rằng, 𝜔 𝑖 cho mỗi đối tượng được rút ra từ một phân phối xác suất độc lập với giá trị trung bình bằng 0 và phương sai không đổi N biến ngẫu nhiên 𝜔 𝑖 được gọi là tác động ngẫu nhiên (Random effects) Điểm khác biệt giữa mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM) và mô hình ảnh hưởng cố định (FEM) được thể hiện ở sự biến động giữa các đơn vị Nếu sự biến động giữa các đơn vị có tương quan đến biến độc lập – biến giải thích trong mô hình ảnh hưởng cố định thì trong mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên sự biến động giữa các đơn vị được giả sử là ngẫu nhiên và không tương quan đến các biến giải thích Chính vì vậy, nếu sự khác biệt giữa các đơn vị có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc thì REM sẽ thích hợp hơn so với FEM Trong đó, phần dư của mỗi thực thể (không tương quan với biến giải thích) được xem là một biến giải thích mới d, Tiêu chuẩn lựa chọn mô hình
- Nhóm nghiên cứu sử dụng các kiểm định sau để lựa chọn mô hình ước lượng phù hợp cho nghiên cứu: kiểm định Wald để lựa chọn giữa mô hình Pooled OLS và mô hình
FEM; kiểm định LM (Breusch and pagan Lagrangian Multiplier) để lựa chọn giữa mô hình Pooled OLS và mô hình REM và cuối cùng sử dụng kiểm định Hausman để lựa chọn giữa mô hình FEM và mô hình REM
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TRÁI CÂY CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU
Tổng quan thực trạng xuất khẩu trái cây của Việt Nam sang thị trường EU
Trái cây là một trong những ngành có bước tiến khá lớn trong 20 năm trở lại đây và là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam Với các điều kiện tự nhiên phù hợp, năng lực sản xuất trái cây của Việt Nam thuộc một trong các nước đứng đầu châu Á
Về khí hậu, nằm ở bán cầu Bắc khu vực vòng đai khí hậu nhiệt đới, Việt Nam có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với các đặc điểm đặc trưng của kiểu khí hậu này: thời tiết nóng ẩm, lượng mưa nhiều Đây là những điều kiện cực kì thích hợp để các dòng cây ăn quả lâu năm như sầu riêng, bưởi, xoài, … phát triển tốt và cho ra sản phẩm chất lượng cao Về đất đai, Việt Nam cũng có nguồn đất rất phong phú và cực kì thích hợp để trồng cây ăn quả 65% diện tích đất của Việt Nam là loại đất feralit đỏ, thích hợp cho sự phát triển của cây ăn quả và cây công nghiệp lâu năm Về nguồn nước, Việt Nam có hệ thống sông ngòi chằng chịt với hơn 2.360 con sông có chiều dài hơn 10 km trong đó có 109 sông chính, phân bố chủ yếu theo hướng Đông - Tây, đảm bảo một lượng nước đầy đủ cho việc trồng trọt
Ngoài yếu tố điều kiện tự nhiên, lao động cũng là một yếu tố mang tính quyết định đến việc xuất khẩu trái cây Việt Nam có nguồn lao động dồi dào, chi phí lao động thấp, lao động trong ngành trồng trọt có kinh nghiệm dày dặn trong sản xuất trái cây Chính vì vậy, giá thành của trái cây Việt Nam được giảm xuống, tạo thành lợi thế so sánh so với các quốc gia xuất khẩu trái cây khác
Chính nhờ những yếu tố trên, tiền năng phát triển của trái cây là rất lớn Theo số liệu năm 2021 của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, Việt Nam có khoảng 1,18 triệu ha trồng cây ăn quả tăng khoảng 448 nghìn ha (So với năm 2020) với sản lượng đạt hơn 12,6 triệu tấn Nhóm cây ăn quả có diện tích gieo trồng tăng, chủ yếu tập trung vào nhóm các loại quả nhiệt đới và cận nhiệt đới như như sầu riêng, dứa, ổi, mít, bưởi, xoài, … do đây là những nông sản có thị trường tiêu thụ ổn định Diện tích hiện có một số cây ăn quả
44 chủ yếu năm 2022 như sau: xoài đạt 114 nghìn ha; bưởi đạt 105,4 nghìn ha; cam đạt 94 nghìn ha; chuối đạt 154 nghìn ha; nhãn đạt 82,5 nghìn ha; vải đạt 54,8 nghìn ha; mít đạt 72,2 nghìn ha; ổi đạt 23,1 nghìn ha; sầu riêng đạt 112 nghìn ha
Tuy nhiên, nền nông nghiệp xuất khẩu nói chung và trái cây xuất khẩu nói riêng của Việt Nam vẫn còn nhiều điểm hạn chế Đầu tiên là quy mô sản xuất chưa đủ lớn, chưa có các vùng trồng tập trung liên kết sản xuất, vẫn sản xuất chủ yếu theo hình thức hộ kinh doanh nhỏ lẻ, từ đó dẫn đến không tận dụng được hiệu ứng doanh thu tăng theo quy mô, không giảm được chi phí vận chuyển và quản lý thu mua Điều này cũng gây khó khăn cho việc truy xuất nguồn gốc nông sản đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng
Thứ hai là chất lượng sản phẩm chưa cao Có thể nói rằng, đối với việc xuất khẩu sang thị trường nước ngoài, đặc biệt là những thị trường khó tính như Mỹ, EU, Australia, thì chất lượng sản phẩm trái cây của Việt Nam chỉ mới ở mức đáp ứng thấp nhất Có một điều rõ ràng là, nước ta vẫn có những sản phẩm đạt được chứng nhận GlobalGAP, nhưng diện tích vẫn còn quá ít so với diện tích trồng cây ăn quả theo tiêu chuẩn thông thường Nguyên nhân một phần là do tập quán canh tác nhỏ lẻ, theo kinh nghiệm và tập trung vào thị trường trong nước hoặc buôn bán tại chỗ của các hộ gia đình dẫn tới chất lượng không đồng nhất và rất khó để quản lý cũng như phân phối Tiếp theo là do kỹ thuật công nghệ gieo trồng và chăm sóc chưa đủ tiên tiến, chi phí để sản xuất ra một sản phẩm trái cây theo tiêu chuẩn GlobalGAP vẫn còn chiếm tỷ lệ cao của doanh thu mang lại, dẫn tới lợi nhuận chưa thật sự hấp dẫn đối với những vùng trồng quy mô nhỏ và trung bình như hiện nay Cuối cùng là sự tham gia của các doanh nghiệp lớn vẫn còn khá mờ nhạt Việc thiếu vốn để xoay vòng sản xuất hoặc trách nhiệm xuất khẩu không thể đặt lên vai của người nông dân mà cần những doanh nghiệp với số vốn lớn hỗ trợ, bảo vệ nền nông nghiệp đang trong quá trình tích hợp công nghệ Nhưng theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 90% các doanh nghiệp tham gia vào quá trình xuất khẩu trái cây là các doanh nghiệp cỡ vừa và nhỏ, không có nhiều doanh nghiệp lớn thật sự mặn mà với ngành trái cây trong nước
Liên minh châu Âu (EU) là một liên minh kinh tế chính trị, bao gồm 27 thành viên (không bao gồm Vương quốc Anh đã rời khỏi vào 31/01/2020) Lãnh thổ của EU rộng khoảng 4,4 triệu km2, mang đặc trưng của kiểu khí hậu ôn đới, loại khí hậu không thích hợp để trồng trọt các loại hoa quả nhiệt đới mà chỉ phù hợp với một số loại hoa quả đặc trưng như nho, táo, bơ, dâu tây….Theo số liệu thống kê của Trung tâm Thương Mại quốc tế (ITC), tổng giá trị nhập khẩu của mặt hàng Trái cây (theo mã HS08) của toàn thế giới năm 2022 là 154,003 tỷ USD, trong khi đó tổng giá trị nhập khẩu trái cây của khối 27 nước
EU là 50,123 tỷ USD, chiếm tới 32,54% tổng giá trị nhập khẩu của toàn thế giới Đây là một tỷ lệ rất đáng ghi nhận bởi trong 20 năm (từ năm 2003 đến năm 2022), giá trị nhập khẩu các sản phẩm thuộc mã HS08 của Châu Âu có tốc độ tăng trưởng trung bình là 5,69%
Hình 4.1: Tỷ lệ giá trị trái cây nhập khẩu trung bình của EU giai đoạn 2003-2022
Nguồn: Nhóm tác giả tính toán từ số liệu của ITC
4.1.3 Thị hiếu của thị trường EU
EU nhập khẩu chủ yếu các loại trái cây tươi và đông lạnh Hầu hết các loại trái cây đều có tốc độ tăng trưởng khác nhau nhưng về xu hướng cơ bản là giống nhau Từ số liệu ở bảng, chúng ta có thể thấy giá trị nhập khẩu các mặt hàng trái cây của EU nhìn chung đều tăng Trong đó, có 2 mã HS có tốc độ tăng trưởng bình quân cao nhất là 0801 và 0804
Hà LanCác nước khác
Mã HS 0801: “Dừa, quả hạch Brazil (Brazil nuts) và hạt điều, tươi hoặc khô, đã hoặc chưa bóc vỏ hoặc lột vỏ” Đây là loại sản phẩm với tốc độ tăng trưởng bình quân trong 20 năm là 9,95% - tốc độ lớn nhất trong các loại trái cây Khi xem xét kỹ hơn về số liệu tăng trưởng, nhóm chúng tôi đã nhận thấy rằng tốc độ tăng trưởng gia tăng rất mạnh ở thời kì
2005 với 36% và thời điểm 2010 với 44% Các loại hạt rất được người dân EU yêu thích bởi có lợi cho sức khoẻ và hương vị rất thơm ngon, tuy nhiên thị trường trong nước không đủ hàng để đáp ứng Điều này tạo điều kiện cho các quốc gia xuất khẩu đưa hàng hóa vào thị trường này
Mã HS 0804: “Quả chà là, sung, vả, dứa, bơ, ổi, xoài và măng cụt, tươi hoặc khô.” Đây là các loại quả có nguồn gốc từ các quốc gia có khí hậu nhiệt đới Điều này phản ánh thị hiếu tiêu dùng của EU tập trung vào các sản phẩm hoa quả nhiệt đới và có lợi cho sức khoẻ Các nguồn cung chủ yếu của mặt hàng này là: Costa Rica, Peru, Trung Quốc, Tây Phi, Ấn Độ,
Bảng 4.1: Giá trị nhập khẩu các mặt hàng trái cây và chế phẩm trái cây của EU qua các giai đoạn 2003 - 2022 Đơn vị: Nghìn USD
Nguồn: Nhóm tác giả tính toán từ số liệu của ITC
Qua phân tích trên, chúng ta có thể thấy được mặc dù địa lý Châu Âu rất rộng lớn, các nền văn hoá xen lẫn với nhau nhưng thị hiếu của người tiêu dùng vẫn có một xu hướng nhất định, tập trung chủ yếu ở 3 tiêu chí sau:
- Các loại hoa quả nhiệt đới: Các loại hoa quả được nhập khẩu từ các nước nhiệt đới như Dứa, Xoài, được người tiêu dùng EU rất ưa chuộng bởi khí hậu của họ là khí hậu ôn đới nên rất khó nuôi trồng các loại hoa quả này, ngoại trừ bằng cách sử dụng nhà kính với chi phí tốn kém hơn Đây chính là cơ hội để các nước ở miền nhiệt đới, trong đó có Việt Nam, có cơ hội đưa sản phẩm vào thị trường này
Kết quả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu trái cây của Việt Nam sang thị trường EU
Bảng 4.2: Thống kê mô tả
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm Stata 17
Nhìn vào bảng 4.2 ta thấy mỗi biến có số lượng quan sát là 540 tương đương với dữ liệu được thu thập từ các nước thành viên EU và Việt Nam trong khoảng thời gian 20 năm kể từ năm 2003 đến năm 2022 Cụ thể, đối với biến export có giá trị trung bình đạt 1.61e+07 với độ lệch chuẩn bằng 5.64e+07; giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất lần lượt là 0 và 5.67e+08 Đối với biến gdppc có giá trị trung bình đạt 32464.26 với độ lệch chuẩn bằng 22604.2; giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất lần lượt là 2679.406 và 133711.8 Đối với biến gdppcvn có giá trị trung bình đạt 2159.258 với độ lệch chuẩn bằng 1144.683; giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất lần lượt là 485.4509 và 4163.514 Đối với biến er có giá trị trung bình đạt 17951.41 với độ lệch chuẩn bằng 10990.42; giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất lần lượt là 62.457 và 51672.82 Đối với biến distance có giá trị trung bình đạt 9134.831 với độ lệch chuẩn bằng 797.846; giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất lần lượt là 7748.45 và 11162.04 Đối với biến cpieu có giá trị trung bình đạt 63.119 với độ lệch chuẩn bằng 16.688; giá trị
54 nhỏ nhất và giá trị lớn nhất lần lượt là 28 và 97 Đối với biến fta có giá trị trung bình đạt 0.1 với độ lệch chuẩn bằng 0.3; giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất lần lượt là 0 và 1
4.2.2 Ma trận tương quan giữa các biến
Bảng 4.3: Ma trận tương quan giữa các biến
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm Stata 17
Dựa vào bảng ma trận tương quan giữa các biến ở trên, hệ số tương quan trong bảng cho chúng ta thấy được biến phụ thuộc export có mối tương quan thuận với cả 6 biến độc lập (gdppc; gdppcvn; er; distance; cpieu; fta) Các biến độc lập đều có hệ số tương quan nhỏ hơn 0.6, như vậy ở đây ít có khả năng xuất hiện hiện tượng đa cộng tuyến (Multicollinearity) Tuy nhiên để đảm bảo chắc chắn rằng mô hình ước lượng sẽ không bị ảnh hưởng bởi hiện tượng đa cộng tuyến, nhóm tiếp tục sử dụng phương pháp nhân tử phóng đại phương sai (VIF) để kiểm định Theo đề xuất của Wooldridge năm 2009 thì nếu hệ số VIF nhỏ hơn 10, thì mô hình sẽ không bị ảnh hưởng bởi hiện tượng đa cộng tuyến Kết quả của việc áp dụng VIF sẽ được trình bày trong phần kết quả ước lượng tiếp theo
4.2.3 Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến
Bảng 4.4: Kết quả kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến bằng kiểm định VIF
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm Stata 17
Theo kết quả kiểm định theo phương pháp nhân tử phóng đại phương sai (VIF) được trình bày trong bảng 3 có thể thấy tất cả các biến độc đều có hệ số VIFF=0.000chibar2 =0.000< 0.05 vì thế mà lựa chọn mô hình REM là phù hợp hơn so với mô hình Pooled OLS; sau cùng với kết quả của kiểm định Hausman ta có Prob>chi2=0.2429>0.05 vì thế mà mô hình REM là phù hợp hơn so với mô hình FEM Căn cứ vào 3 kiểm định trên thì mô hình thích hợp nhất được lựa chọn để giải thích kết quả nghiên cứu là mô hình REM
Với mức ý nghĩa là 5%, kết quả ước lượng mô hình REM ở bảng 4 cho ta thấy: có 2 biến là biến gdppcvn và biến cpieu là có ý nghĩa thống kê, còn 4 biến còn lại bao gồm: gdppc, er, distance, fta thì không có ý nghĩa thống kê
Kết quả hồi quy REM cho thấy biến gdppcvn (GDP bình quân đầu người của Việt Nam) có tác động cùng chiều với biến phụ thuộc export (Giá trị xuất khẩu trái cây của Việt Nam sang khu vực EU) Hệ số hồi quy cho biết, khi các yếu tố khác không đổi, khi GDP bình quân đầu người của Việt Nam tăng 1% thì giá trị xuất khẩu trái cây của Việt Nam sang thị trường EU tăng 1.59328% Điều này có thể giải thích như sau: Khi GDP bình quân tăng, điều này thường liên quan đến sự tăng trưởng kinh tế Sự tăng trưởng này thường phản ánh sự gia tăng trong sản xuất và tiêu dùng, và thường đi kèm với sự cải thiện về năng suất lao động và chất lượng sản phẩm Bởi, khi một quốc gia có GDP bình quân tăng, nó thường sẽ dẫn đến việc đầu tư vào các ngành công nghiệp và cơ sở hạ tầng hỗ trợ sản xuất.Việc tăng cường đầu tư vào nông nghiệp có thể dẫn đến sự gia tăng năng suất trong sản xuất trái cây, từ việc tăng diện tích trồng đến việc tăng cường chất lượng và khả năng sản xuất của cây trồng Sự gia tăng này có thể dẫn đến sự tăng cường khả năng xuất khẩu của đất nước Bên cạnh đó, thị trường EU được nhắc đến là một thị trường quan trọng cho xuất khẩu trái cây
57 của Việt Nam Sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có thể tạo điều kiện thuận lợi hơn để cạnh tranh và mở rộng thị trường xuất khẩu sang EU
Bên cạnh đó, biến cpieu (Chỉ số tham nhũng của các nước thuộc khu vực EU) cũng có tác động thuận chiều đến giá trị xuất khẩu trái cây của Việt Nam sang thị trường EU Cụ thể, khi chỉ số tham nhũng của các nước thuộc thị trường EU tăng 1% thì sẽ làm tăng khả năng xuất khẩu trái cây từ Việt Nam sang EU tăng 0,76846% Nhìn chung, khi môi trường chính trị mang tính ổn định, bộ máy nhà nước trong sạch, không có tham ô, nhũng nhiễu sẽ là nhân tố thuận lợi thúc đẩy tốt đến hoạt động giao thương quốc tế Sự bình ổn của hệ thống chính trị thể hiện trong các yếu tố xung đột chính trị, ngoại giao Thể chế nào có sự bình ổn cao, bộ máy nhà nước trong sạch, không có tham ô, nhũng nhiễu sẽ có thể tạo điều kiện tốt cho việc hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ của nó Các thể chế bình ổn và không có xung đột tạo điều kiện hài hòa hóa chính sách và tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu trái cây từ Việt Nam sang EU
Với mức ý nghĩa 5% thì biến gdppc (GDP bình quân đầu người của các nước thuộc khu vực EU) không có tác động đến giá trị xuất khẩu trái cây của Việt Nam sang thị trường
EU Điều này có thể giải thích như sau: Trái cây được xem là một mặt hàng thực phẩm thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày của người tiêu dùng nên có độ co giãn của cầu theo thu nhập thấp (độ co giãn của cầu theo thu nhập chạy từ 0 đến 1), hơn nữa phần lớn các mặt hàng trái cây không dự trữ được lâu (tính tươi mới của trái cây: Trái cây có đặc tính tươi mới và khó bảo quản trong thời gian dài Trái cây tươi mới cũng sẽ mang lại nhiều dinh dưỡng hơn do vậy cần quan tâm đến khâu thu hoạch và bảo quản) chính vì thế mà khi thu nhập của người dân có tăng lên thì cũng không có xu hướng tiêu dùng nhiều thêm sản phẩm này và ngược lại khi thu nhập có giảm đi thì cũng không có xu hướng tiêu dùng giảm đi hoặc nếu tiêu dùng có tăng lên khi thu nhập tăng và giảm đi khi thu nhập giảm thì lượng thay đổi này cũng không đáng kể
Biến er (Tỷ giá hối đoái giữa Việt Nam và các nước thuộc khu vực EU), với mức ý nghĩa 5% thì biến số này không có ý nghĩa thống kê trong mô hình nghiên cứu Điều này có thể lý giải rằng trong giai đoạn 2003-2022 tỷ giá hối đoái giữa Việt Nam và các nước thuộc EU tương đối ổn định Nhờ áp dụng chặt chẽ các biện pháp quản lý ngoại tệ và điều
58 hành tỷ giá một cách thận trọng của ngân hàng nhà nước Việt Nam Phần lớn, tỷ giá hối đoái biến động hàng năm chỉ dao động với biên độ khoảng 0,5-5%, chỉ có một số trường hợp nhỏ các năm tỷ giá hối đoái biến động trên 5% Vì thế mà nhìn một cách tổng quát, ở giai đoạn này tỷ giá hối đoái giữa Việt Nam và các nước thuộc khu vực EU chưa thay đổi nhiều đến mức có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu trái cây của Việt Nam sang thị trường EU
Biến distance (Khoảng cách giữa thủ đô của Việt Nam và thủ đô của các nước thuộc khu vực EU), với mức ý nghĩa 5% thì biến số này không có ý nghĩa thống kê trong mô hình nghiên cứu Về mặt lý thuyết, sự phát triển của khoa học kỹ thuật, cơ sở hạ tầng giao thông và mức độ hội nhập kinh tế cao sẽ làm giảm đáng kể các rào cản về khoảng cách trong hoạt động thương mại quốc tế Vì vậy, biến số khoảng cách được xem không còn là một trở ngại đối với hoạt động xuất nhập khẩu nhờ sự phát triển của hạ tầng giao thông vận tải toàn cầu và hệ thống logistics quốc tế Bên cạnh đó nhờ sự phát triển của các hãng tàu lớn, các đơn vị vận tải quốc tế cùng với việc đầu tư xây dựng hệ thống kho lạnh bảo quản nông sản đã giúp giải quyết triệt để, xóa bỏ những khó khăn và thách thức mà khoảng cách địa lý mang lại
Biến số fta (Hiệp định thương mại tự do), với mức ý nghĩa 5% thì biến số này không có ý nghĩa thống kê trong mô hình nghiên cứu Điều này có thể giải thích được rằng Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và liên minh Châu Âu (EVFTA) mới bắt đầu có hiệu lực vào tháng 8/2020 nên khi so với thời gian tiến hành nghiên cứu khoảng 20 năm thì nó chưa có tác động rõ ràng đến biến phụ thuộc xuất khẩu Bên cạnh đó, trong thời kỳ đầu áp dụng hiệp định thương mại tự do EVFTA, các bên còn chưa đạt được sự thống nhất về một vài các quy tắc và tiêu chuẩn chung nên còn gặp rất nhiều trở ngại trong việc xuất khẩu trái cây từ Việt Nam sang EU