1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của việt nam sang thị trường eu dưới góc nhìn từ evfta nghiên cứu trường hợp điển hình tại thị trường đức

98 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Bài viết đã đánh giá thực trạng xuất khẩu một số nhóm, mặt hàng chủ lực giày dép, dệt may, thuỷ, hải sản, nông sản, những thách thức về rào cản phi thuế quan, những khó khăn, yếu kém tro

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU

CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU DƯỚI GÓC NHÌN TỪ EVFTA: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP ĐIỂN HÌNH TẠI

Trang 2

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 2

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 2

1.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu 9

1.3 Khoảng trống nghiên cứu 14

1.4 Mục tiêu nghiên cứu 14

1.4.1 Mục tiêu nghiên cứu chung 14

1.4.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể 14

1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 15

1.5.1 Đối tượng nghiên cứu 15

1.5.2 Phạm vi nghiên cứu 15

1.6 Phương pháp nghiên cứu 15

1.7 Cấu trúc bài nghiên cứu 16

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ ĐẾN XUẤT KHẨU CỦA MỘT QUỐC GIA 17

2.1 Các lý thuyết liên quan đến đánh giá tác động của Hiệp định thương mại tự do 17

2.1.1 Lý thuyết cân bằng cục bộ 17

2.1.2 Lý thuyết tạo lập thương mại và chuyển hướng thương mại 17

2.1.3 Lý thuyết về tác động của thuế quan theo trường phái kinh tế học Tân cổ điển 17

2.1.4 Lý thuyết về mô hình lực hấp dẫn trong thương mại 18

2.1.5 Lý thuyết cân bằng tổng thể của Walras 18

2.1.6 Lý thuyết về độ co giãn 18

2.1.7 Lý thuyết về mô hình SMART 18

2.1.7 Thuyết trọng thương 19

2.1.8 Lợi thế tuyệt đối 19

2.1.9 Chi phí cơ hội 20

Trang 3

2.1.10 Lợi thế kinh tế quy mô 21

2.2 Các yếu tố tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu của 1 quốc gia 22

2.3.1 Khái niệm về chính sách thương mại quốc tế 26

2.3.2 Nhiệm vụ của chính sách thương mại quốc tế 27

2.3.3 Các nguyên tắc của chính sách thương mại quốc tế 28

CHƯƠNG 3 KHÁI QUÁT VỀ XUẤT KHẨU MẶT HÀNG DỆT MAY, TỔNG QUAN VỀ QUAN HỆ VIỆT NAM - EU, HIỆP ĐỊNH EVFTA VÀ KHÁI LƯỢC VỀ THỊ TRƯỜNG DỆT MAY CỦA ĐỨC 31

3.1 Khái quát về xuất khẩu mặt hàng dệt may 31

3.1.1 Khái niệm về xuất khẩu 31

3.1.2 Đặc điểm xuất khẩu hàng dệt may 32

3.1.3 Phân loại hàng dệt may 33

3.2 Tổng quan về quan hệ thương mại Việt Nam – EU và hiệp định thương mại tự do EVFTA 36

3.2.1 Quan hệ thương mại Việt Nam - EU 36

3.2.2 Tiến trình đàm phán và ký kết hiệp định EVFTA và tóm tắt nội dung hiệp định 38

3.2.3 Một số quy định trong khuôn khổ Hiệp định liên quan đến xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU 41

3.3 Khái lược về thị trường dệt may của Đức 44

3.3.1 Quy mô và đặc điểm thị trường 44

3.3.2 Một số quy định của Đức đối với hàng dệt may nhập khẩu 44

CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - EU (EVFTA) ĐẾN HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG ĐỨC 54

4.1 Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Đức 54

4.1.1 Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may sang Đức 54

4.1.2 Thực trạng xuất khẩu dệt may Việt Nam sang Đức 54

Trang 4

4.2 Tác động của EVFTA đến xuất khẩu hàng dệt may sang Đức 57

4.2.1 Thực trạng tác động của hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU đến các mặt hàng dệt may xuất khẩu sang Đức trước và sau khi EVFTA có hiệu lực 57

4.2.2 Đánh giá kết quả đạt được sau khi áp dụng hiệp định EVFTA 61

4.3 Đánh giá tác động của EVFTA đến xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam sang Đức dựa trên mô hình SMART 68

4.3.1 Các nghiên cứu áp dụng mô hình SMART 68

4.3.2 Kịch bản của mô hình 69

4.3.3.Tác động tạo lập thương mại 70

4.3.4 Tác động chuyển hướng thương mại 71

4.3.5 Kết luận 72

CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP ĐỂ TẬN DỤNG CƠ HỘI, HẠN CHẾ THÁCH THỨC TỪ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - EU ĐẾN HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG ĐỨC 74

5.1 Những thuận lợi khó khăn của hàng dệt may khi xuất khẩu sang thị trường Đức 74

5.1.1 Thuận lợi 74

5.1.2 Khó khăn 75

5.2 Thách thức từ hiệp định EVFTA đến việc xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Đức 76

5.2.1 Thách thức trong việc đáp ứng quy tắc xuất xứ để hưởng ưu đãi thuế quan 76

5.2.2 Nguy cơ gia tăng các biện pháp phòng vệ thương mại 76

5.2.3 Thách thức gia tăng chi phí cho doanh nghiệp từ các cam kết về sở hữu trí tuệ, lao động, phát triển bền vững trong EVFTA 77

5.2.4 Thách thức thường xuyên khác 77

5.2 Cơ hội từ hiệp định EVFTA đối với việc xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Đức 78

5.2.1 Cơ hội từ cắt giảm thuế quan 78

5.2.2 Cơ hội cắt giảm chi phí sản xuất, cải thiện năng lực cạnh tranh 78

5.2.3 Cơ hội khác từ việc tiết giảm các rào cản phi thuế quan 79

5.2.4 Cơ hội từ các cam kết về bảo hộ Chỉ dẫn địa lý 79

5.2.5 Cơ hội từ cộng gộp quy tắc xuất xứ 80

Trang 5

5.3 Giải pháp để tận dụng hiệp định EVFTA xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Đức 80

5.3.1 Giải pháp cho việc đáp ứng quy tắc xuất xứ để hưởng ưu đãi thuế quan 80 5.3.2 Giải pháp cho nguy cơ gia tăng các biện pháp phòng vệ thương mại 81 5.3.3 Giải pháp cho việc gia tăng chi phí cho doanh nghiệp từ các cam kết về sở hữu trí tuệ, lao động, phát triển bền vững trong EVFTA 82 KẾT LUẬN 84 DANH MỤC THAM KHẢO V

Trang 6

Bảng 4.2: Giá trị tạo lập thương mại tính theo từng nhóm hàng 70

Bảng 4.3: Giá trị chuyển hướng thương mại tính theo từng nhóm hàng 71

Bảng 4.4: Tổng tác động từ EVFTA 72

Trang 8

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết

tắt

FTA Free Trade Area Hiệp định thương mại tự do EVFTA European - Vietnam Free

Trade Agreement

Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu - Việt Nam

EU European Union Liên minh châu Âu WTO World Trade

Organization

Tổ chức Thương mại Thế giới

GDP Nominal Gross Domestic

MFN Most Favoured Nation Tối huệ quốc GATT General Agreement on

Tariffs and Trade

Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch

GATS General Agreement on Trade in Services

Hiệp định chung về thương mại dịch vụ

NT National Treatment Nguyên tắc đối xử quốc gia

HS Harmonized System Hệ thống hài hóa mô tả và phân loại hàng hóa WCO World Customs

Organization

Tổ chức Hải quan Thế giới

Trang 9

Từ viết tắt

ECC European Economic Community

Cộng đồng Kinh tế châu Âu

EC European Community Cộng đồng châu Âu ASEAN Association of SouthEast

Asian Nations

Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á

PSR Product Specific Rules Quy tắc cụ thể mặt hàng ILO International Labour

Quy định mới trong EU về hóa chất và sử dụng an toàn hóa chất, gồm các nội dung Đăng ký (Registration), Đánh giá (Evaluation), Chứng nhận (Authorisation) và Hạn chế các chất hóa học (Restriction of Chemical substances) PPE Personal protective Wild Fauna and Flora

Công ước về buôn bán quốc tế các loài động,

Trang 10

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, Nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô giáo trong nói riêng của trường Đại học Thương mại

Đặc biệt Nhóm nghiên cứu xin cảm ơn Tiến sĩ Phạm Văn Kiệm là người đã trực tiếp hướng dẫn, nhiệt tình giúp đỡ, luôn dành nhiều thời gian, công sức hướng dẫn nhóm trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu và hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học

Tuy có nhiều cố gắng, nhưng trong đề tài nghiên cứu khoa học này không tránh khỏi những thiếu sót Nhóm nghiên cứu chúng em kính mong Quý thầy cô, những người quan tâm đến đề tài… tiếp tục có những ý kiến đóng góp, giúp đỡ để đề tài được hoàn thiện hơn

Cuối cùng Nhóm nghiên cứu kính chúc quý thầy, cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp giảng dạy

Một lần nữa Nhóm nghiên cứu xin chân thành cám ơn!

Hà Nội, tháng 02 năm 2024 Nhóm nghiên cứu

Trang 11

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Việc đẩy mạnh mở cửa, hội nhập kinh tế thế giới, tích cực tham gia mạng lưới các hiệp định thương mại tự do đa tầng nấc đã góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế của Việt Nam trong các năm gần đây Việc tham gia các hiệp định thương mại tự do mang lại không gian phát triển mới giữa các quốc gia thành viên giúp thúc đẩy đa dạng hoá, hợp lý hoá và hiện đại hoá cơ cấu xuất nhập khẩu, cơ cấu sản xuất và cơ cấu tiêu dùng Thông qua hiệp định thương mại tự do, không gian sản xuất và thị trường tiêu thụ được mở rộng, không chỉ bó hẹp trong phạm vi nội khu vực của hiệp định mà không gian còn được mở rộng đến các đối tác của các quốc gia là thành viên của hiệp định thương mại tự do Bên cạnh đó, thương mại thế giới ngày càng phát triển cùng với sự phát triển của sản xuất và tiêu dùng, gắn chặt với quá trình hợp tác, liên kết sản xuất Nền sản xuất thế giới hình thành nên các chuỗi cung ứng và các quốc gia, các doanh nghiệp tùy theo điều kiện và năng lực của mình để có thể tham gia các phân đoạn trong chuỗi cung ứng giá trị toàn cầu

Tính đến hết tháng 8/2023, Việt Nam đã ký kết và đàm phán 19 FTA, trong đó 16 FTA đã có hiệu lực và 3 FTA đang được đàm phán Việc tham gia ký kết các Hiệp định thương mại tự do này đã đem lại cho Việt Nam rất nhiều cơ hội trong việc phát triển nền kinh tế, mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, thúc đẩy sản xuất trong nước và thu hút đầu từ nước ngoài Trên tinh thần đề cao vai trò của của hội nhập kinh tế quốc tế quốc tế và khu vực, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ với các quốc gia, các tổ chức kinh tế trên toàn thế giới, Việt Nam đã tham gia nhiều các hiệp định thương mại (FTA) bao gồm cả FTA song phương và đa phương Các nhà kinh tế và hoạch định chính sách đều khẳng định về vai trò của các FTA đối với kinh tế, chính trị, xã hội Ví dụ, ông Lương Hoàng Thái, Vụ Trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương), “hiệp định EVFTA dự kiến sẽ góp phần làm GDP tăng thêm ở mức bình quân từ 2,18% đến 3,25% (cho giai đoạn 5 năm đầu thực hiện), 4,57% - 5,30% (cho giai đoạn 5 năm tiếp theo) và 7,07% - 7,72% (cho giai đoạn 5 năm sau đó) Về xuất khẩu, EVFTA dự kiến giúp kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng thêm khoảng 42,7% vào năm 2025 và 44,37% vào năm 2030 so với không có Hiệp định”

Ngành dệt may của Việt Nam là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực và giữ vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế Dệt may là một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang thị trường EU Trong giai đoạn từ năm 2017 đến 2019, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường EU luôn đứng thứ ba, chỉ sau mặt hàng Da giày và Máy vi tính Năm 2019, kim ngạch

Trang 12

xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU đạt 4,26 tỷ USD Do đó, khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực thực thi, dệt may được đánh giá là ngành có khả năng tận dụng và hưởng lợi lớn từ Hiệp định này khi cam kết mở cửa thị trường của EU dành cho hàng dệt may Việt Nam trong Hiệp định EVFTA lên tới 100% với lộ trình cắt giảm tối đa là 7 năm

− Năm 2019, trước khi hiệp định EVFTA có hiệu lực, ngành dệt may của Việt Nam có mức tăng trưởng khá ước tính khoảng 7,55% so với 2018 Hoa Kỳ vẫn là thị trường lớn nhất với kim ngạch xuất khẩu ước đạt 15,2 tỷ USD, tăng 8,9% so với năm 2018 và chiếm tỷ trọng 38,97% tổng kim ngạch xuất khẩu; EU đạt 4,4 tỷ USD tăng 2,23%, chiếm 11,28%; Trung Quốc đạt 4,25 tỷ USD tăng 7,05%, chiếm 10,9%; Nhật Bản đạt 4,2 tỷ USD, tăng 4,79%, chiếm 10,77%; Hàn Quốc đạt 4 tỷ USD tăng 4,42% chiếm 10,26%; ASEAN đạt 2,1 tỷ USD, tăng 7,75 tỷ USD, chiếm 5,38% Trong khi đó, theo báo cáo của Bộ Công Thương, thông thường quý IV của năm 2018, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu dệt may đã có đơn hàng cho cả năm sau đó nhưng năm 2019, đơn hàng dè dặt hơn Lượng đơn hàng của nhiều doanh nghiệp mới chỉ bằng 80% so với cùng kỳ Không chỉ vậy, nhiều doanh nghiệp không nhận được đơn hàng dài hạn, mà thay vào đó là các đơn hàng ngắn hạn theo tháng, dài nhất là theo quý Điều này cho thấy, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã và đang đối mặt với nhiều khó khăn như cạnh tranh từ các cường quốc dệt may như Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh đang rất khốc liệt Thị trường sợi cũng gặp nhiều khó khăn, sự cạnh tranh về đơn hàng từ các doanh nghiệp sợi có vốn đầu tư nước ngoài cũng như cạnh tranh từ các quốc gia khác như Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia, Pakistan ngày càng gay gắt Mặc dù chịu tác động rất lớn từ suy giảm kinh tế thế giới do biến động chính trị và xung đột thương mại giữa các nền kinh tế lớn, đặc biệt là xung đột thương mại Mỹ - Trung, nhưng ngành dệt may Việt Nam vẫn giữ được mức tăng trưởng khá Tuy kim ngạch xuất khẩu toàn ngành năm 2019 không đạt 40 tỷ USD như kỳ vọng đầu năm, ngành vẫn có mức tăng trưởng ước khoảng 7,55% so với năm 2018, với kim ngạch xuất khẩu dự kiến là 39 tỷ USD (thấp hơn 1 tỷ USD so với mục tiêu đầu năm)

− Năm 2020 ngành dệt may và giày dép - túi xách là những ngành chịu tác động sớm nhất và kéo dài nhất của đại dịch COVID-19 Hầu hết các báo cáo ngành

Trang 13

của khu vực và thế giới đều cho thấy nhu cầu tiêu thụ hàng may mặc và giày dép giảm chưa từng có trong năm 2020 Theo ước tính vào quý III/2020 của PWC và Wazir Advisors, trong năm 2020, nhu cầu hàng may mặc của EU và Hoa Kỳ giảm lần lượt là 45% và 40% và giày dép giảm 27% và 21% TS Đỗ Quỳnh Chi cho biết, dịch COVID-19 cũng tác động mạnh tới DN dệt may và giày dép Việt Nam khi có tới 94,2% DN da giày, 87,1% DN dệt may bị giảm đơn hàng; 84,5% DN da giày, 53,5% DN dệt may bị khách hoãn hủy đơn; 74,8 DN da giày, 22,9% DN dệt may không xuất khẩu được Đối mặt với cơn sóng dữ COVID-19 thì ngành dệt may của Việt Nam cũng có nhiều cơ hội, hàng may mặc xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là mặt hàng khó may, có giá trị cao, nhờ vậy mà vẫn giữ giá và mở rộng thị phần tại thị trường Hoa Kỳ Vào tháng 6/2020, Việt Nam đã trở thành nhà xuất khẩu lớn nhất hàng may mặc vào Hoa Kỳ, vị trí mà Trung Quốc chiếm giữ nhiều năm nay Ở thị trường Châu Âu , Việt Nam mới chỉ chiếm 3% thị phần Với hiệp định EVFTA có hiệu lực ngày 1/8/2020, dự báo xuất khẩu giày sẽ tăng 50% và dệt may tăng 67% vào 2025 Các DN đã bắt đầu một số điều chỉnh mang tính chiến lược trong thời gian 1-3 năm tới Có tới 55,7% DN dự định thúc đẩy tự động hóa, 49,8% sẽ phát triển sản phẩm mới, 39,9% sẽ đa dạng hơn nữa sản phẩm và 41,5% sẽ đầu tư nâng cao kĩ năng lao động

− Năm 2021, xuất khẩu dệt may ghi nhận tín hiệu khởi sắc khá rõ nét, thoát khỏi “bóng đen” liên tục sụt giảm trong năm 2020 Không chỉ đứng trong TOP đầu kim ngạch xuất khẩu với 40,4 tỷ USD năm 2021, chiếm 12% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, dệt may còn là ngành xuất siêu lớn của Việt Nam, với 16,2 tỷ USD năm 2021 Ngoài ra, sự tham gia của các doanh nghiệp vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ngành dệt may cũng rất lớn Tỷ trọng xuất khẩu dệt may của các doanh FDI trong ngành dệt may rất lớn, chiếm 60% Đến hết năm 2021 đã có 32,9 tỷ USD vốn FDI đổ vào dệt may theo đánh giá của Bộ Công Thương, tác động của EVFTA đối với hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam ở thời điểm hiện tại là chưa nhiều Phân tích từ chuyên san EVFTA của Bộ Công Thương cho thấy, Hiệp định EVFTA có hiệu quả với hàng may mặt về lâu dài, bởi quá trình giảm thuế diễn ra theo lộ trình từ 5-7 năm Trong những năm đầu tiên EVFTA có hiệu lực, thuế suất thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng vẫn còn cao hơn so với thuế suất GSP (ưu đãi thuế quan phổ cập) 9,6% đang được

Trang 14

hưởng 100% các mặt hàng dệt may của Việt Nam sẽ được giảm thuế nhập khẩu về 0% sau tối đa 7 năm kể từ khi EVFTA có hiệu lực Để được hưởng ưu đãi thuế quan từ Hiệp định EVFTA, hàng dệt may Việt Nam phải đáp ứng các quy định về quy tắc xuất xứ hàng hóa theo hiệp định này và được cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) mẫu EUR.1 theo EVFTA Theo thống kê của Cục Xuất nhập khẩu, tính từ ngày 1/8/2020 đến ngày 31/12/2020, kim ngạch hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu sang EU cấp C/O mẫu EUR.1 theo Hiệp định EVFTA đạt 216 triệu USD, con số này đã có sự gia tăng so với năm 2020 tuy nhiên chưa đạt mức kỳ vọng bởi lộ trình cắt giảm thuế mà EU dành cho hàng dệt may Việt Nam tối đa là 7 năm Trong năm đầu khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, một số mặt hàng dệt may có lộ trình cắt giảm thuế dài sẽ có thuế suất cao hơn so với thuế suất tương ứng đang được áp dụng trong GSP do đó, nhiều doanh nghiệp vẫn sẽ tiếp tục lựa chọn cơ chế GSP thay vì EVFTA khi xuất khẩu hàng dệt may sang EU “Như vậy, trong ngắn hạn, việc đáp ứng quy tắc xuất xứ cho hàng dệt may xuất khẩu sang EU để được hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định EVFTA sẽ vẫn còn là hạn chế đối với ngành dệt may Việt Nam Trong dài hạn, khi mức thuế suất hàng dệt may tiếp tục được cắt giảm sâu, tạo động lực cho ngành cũng như việc hình thành các chuỗi sản xuất khép kín từ nguyên liệu thô đến thành phẩm hoàn thiện cuối cùng, sẽ giúp ngành dệt may Việt Nam tận dụng hiệu quả hơn nữa các ưu đãi từ Hiệp định EVFTA mang lại”, đại diện Cục Xuất nhập khẩu chia sẻ

− Năm 2022, ngành dệt may chịu nhiều áp lực lớn Xuất khẩu dệt may tăng trưởng tương đối tốt trong nửa đầu năm 2022, tuy nhiên, trong 6 tháng cuối năm 2022, các thị trường chính của dệt may Việt Nam rơi vào lạm phát, sức mua suy giảm mạnh do lạm phát cao làm giảm chi tiêu của người dân, trong đó may mặc là mặt hàng bị cắt giảm chi tiêu nhiều Bên cạnh đó, bất lợi về tỷ giá với các đối thủ cạnh tranh, tình trạng thiếu lao động sau đại dịch COVID-19, yêu cầu truy soát nguồn gốc bông, vải, sợi, hay xanh hóa dệt may từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới cũng là những thách thức mà doanh nghiệp Dệt may Việt Nam phải đối mặt Ngoài ra, các thị trường là đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam, như: Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc)… vẫn trong năm 2022 áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt chống COVID-19, ảnh hưởng không

Trang 15

nhỏ đến chuỗi cung ứng nguyên, phụ liệu và tiêu thụ sản phẩm dệt may của Việt Nam Tính đến thàng 11/2023, ngành Dệt may đã xuất khẩu sản phẩm đến 66 nước, vùng lãnh thổ trên thế giới Đây là sự bứt phá của Ngành trong phát triển thị trường Bên cạnh đó, số mặt hàng duy trì xuất khẩu khoảng 47-50 mặt hàng khác nhau vào thị trường toàn cầu và chiếm tỷ trọng lớn trong xuất khẩu là quần áo may mặc các loại Đặc biệt, đối với thị trường EU, nếu như trước đây dệt may Việt Nam chỉ tập trung vào một số nước lớn, như: Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Anh, thì nay đã xuất khẩu vào 26/27 quốc gia ở EU

− Năm 2023 mặc dù gặp nhiều khó khăn, dự kiến xuất khẩu dệt may giảm hơn so với năm 2022 nhưng năm 2023 cũng ghi nhận sự bứt phá kỷ lục của ngành dệt may về thị trường xuất khẩu Năm 2023 ngành dệt may chịu tác động, lượng hàng hoá tồn kho toàn cầu thách thức rất lớn, làm cho nền công nghiệp dệt may chịu tác động lớn Kim ngạch xuất khẩu dệt may năm 2023 ước đạt 40,3 tỷ USD, giảm 9,2% so với năm 2022 Xuất khẩu hàng may mặc ước giảm 3,1 tỷ USD, tương đương 8,9%, xuất khẩu vải ước giảm 186 triệu USD, tương đương 6,9%, xuất khẩu sơ sợi ước giảm 485 triệu USD tương đương 10,3%, xuất khẩu nguyên phụ liệu ước giảm 218 triệu USD, tương đương 16% (Phát biểu tại Họp báo hội nghị tổng kết Vitas 2023 do Hiệp hội Dệt may Việt Nam tổ chức sáng 23/11, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS)

Sau hơn 3 năm hiệp đinh thương mại EVFTA có hiệu lực, nền kinh tế của Việt Nam đã có nhiều thay đổi tích cực trên các phương diện khác nhau dưới các góc độ thương mại, tốc độ thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, nhận thức của doanh nghiệp và những tác động thực tế từ EVFTA

− Từ góc độ thương mại, kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang EU giai đoạn 8/2020-7/2022 đạt 83,4 tỷ USD, cao hơn 24% so với giai đoạn 2016-2019 Tỷ lệ hàng xuất khẩu tận dụng ưu đãi thuế quan EVFTA tăng từ 14,8% năm 2020 lên 24,5% trong 6 tháng đầu năm 2022 Các sản phẩm tận dụng tốt nhất các ưu đãi thuế quan EVFTA là gạo (100%), giày dép (74-98%), thủy sản (70-76%), nhựa và các sản phẩm nhựa (53-70%) Tuy nhiên, tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam đi EU năm 2021 chỉ đạt 14,1%, thấp hơn so với tăng trưởng trung bình của xuất khẩu Việt Nam đi các thị trường có FTA khác (18,2%) và từ Việt Nam

Trang 16

đi toàn thế giới (19%) Mức này cũng thấp hơn so với tăng trưởng nhập khẩu của EU từ tất cả các nước trên thế giới trong năm 2021 (23%)

− Từ góc độ thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), FDI của EU vào Việt Nam năm 2020 giảm 8,6% so với 2019, đứng thứ 8 và chiếm 4,8% tổng vốn FDI vào Việt Nam Năm 2021, tổng vốn FDI của EU vào Việt Nam tăng 2,2%, giúp EU vươn lên đứng thứ 5 nhưng tỷ trọng trong tổng FDI giảm nhẹ, chiếm 4,5% Tổng vốn đầu tư bình quân năm giai đoạn 2017-2021 tăng 86% so với thời gian 2015-2016 liền trước đó

− Về khảo sát nhận thức của doanh nghiệp đối với EVFTA, gần 94% doanh nghiệp từng nghe nói hoặc biết ở các mức độ khác nhau về Hiệp định này, cao nhất trong số các FTA đang thực hiện Cứ 10 doanh nghiệp khảo sát thì có 03 doanh nghiệp biết khá rõ và 01 doanh nghiệp biết rất rõ về các cam kết EVFTA có liên quan tới hoạt động kinh doanh của mình Động lực lợi ích từ EVFTA có lẽ là đủ lớn để thu hút sự quan tâm tìm hiểu của doanh nghiệp Đồng thời, kết quả này cũng cho thấy các hoạt động phổ biến tuyên truyền về Hiệp định này của cả các cơ quan Nhà nước, VCCI và các đơn vị truyền thông trong thời gian qua đã phát huy hiệu quả tích cực Giữa các khối doanh nghiệp, nhóm FDI có tỷ lệ biết khá rõ/rõ về EVFTA cao nhất (43%), tiếp tới là nhóm dân doanh (37%), cuối cùng là nhóm doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước (13%)

− Về các tác động thực tế của EVFTA, gần 41% doanh nghiệp tham gia Khảo sát cho biết đã từng hưởng lợi từ EVFTA Trong số này, lợi ích phổ biến nhất là các ưu đãi thuế quan đối với hàng xuất khẩu, nhập khẩu (với 40-42% doanh nghiệp); tiếp đó là các hiệu ứng như tăng đơn hàng, tăng doanh thu, lợi nhuận từ cung ứng hàng hóa/dịch vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu với EU, hoặc cơ hội hợp tác, liên kết để tận dụng EVFTA (30-37% doanh nghiệp); và cuối cùng là các nhóm lợi ích khác có tính dài hạn như cơ hội đầu tư hay bảo hộ tài sản trí tuệ ở EU (9-12% doanh nghiệp) Đối với 59% các doanh nghiệp chưa từng hưởng lợi từ EVFTA trong hai năm qua, các lÝ do phổ biến là chưa có giao dịch nào với đối tác EU trong thời gian này (69%); không biết lợi ích cụ thể nào của Hiệp định để tận dụng (24%); và một số lÝ do khác xuất phát từ hạn chế chủ quan của doanh nghiệp hay từ các vướng mắc khách quan trong tổ chức thực thi EVFTA của cả EU và Việt Nam (4-7%) Cũng có khoảng 4,2% doanh nghiệp cho biết đã từng

Trang 17

chịu thiệt hại từ Hiệp định, chủ yếu ở dạng các chi phí tuân thủ tăng, sản phẩm chịu sức ép cạnh tranh lớn hơn từ hàng hóa EU nhập khẩu

− Về sử dụng các ưu đãi thuế quan, có 17% doanh nghiệp đã được hưởng ưu đãi thuế quan EVFTA với ít nhất 01 lô hàng xuất khẩu, 16% đã có lô hàng nhập khẩu hưởng ưu đãi

Liên minh Châu Âu (EU) là một trong những thị trường xuất khẩu quan trọng nhất của dệt may Việt Nam trong suốt nhiều năm qua Về kim ngạch, xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang EU ghi nhận sự tăng trưởng đáng kể trong 5 năm trở lại đây, tăng từ 5,14 tỷ USD năm 2018 lên đến 7,3 tỷ USD vào năm 2022 (số liệu ITC Trade Map) Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu trung bình của hàng dệt may thành phẩm từ Việt Nam sang EU giai đoạn 2018-2022 đạt 10,9%, trong đó giá trị xuất khẩu năm 2022 có sự tăng trưởng vượt bậc với 24,4%

Dù tăng ổn định, triển vọng thị trường của dệt may ở EU vẫn còn rất nhiều dư địa để tiếp tục tăng trưởng bởi xét về thị phần, xuất khẩu hàng dệt may thành phẩm của Việt Nam sang EU mới chỉ chiếm 3,2% tổng lượng nhập khẩu của EU Dưới đây là biểu đồ thể hiện xuất khẩu hàng dệt may thành phẩm của Việt Nam sang EU giai đoạn 2018 - 2022:

Biểu đồ 1.1: Xuất khẩu hàng dệt may thành phẩm của Việt Nam sang EU giai đoạn 2018 – 2022

Về thị trường, hàng dệt may thành phẩm của Việt Nam mặc dù xuất hiện ở hầu khắp các nước thành viên EU nhưng chủ yếu vẫn tập trung ở một số thị trường chủ chốt Năm 2022, Việt Nam xuất khẩu mặt hàng này nhiều nhất sang các thị trường Đức, Pháp,

Trang 18

Hà Lan, Tây Ban Nha và Bỉ Đây đồng thời cũng là những thị trường mà người tiêu dùng có nhận thức và có thói quen tiêu dùng xanh dẫn đầu ở EU Do đó thực hành dệt may xanh không chỉ để vượt qua các tiêu chuẩn xanh bắt buộc của EU mà còn là yêu cầu để tiếp cận và giữ tệp khách hàng quan trọng này

Bảng 1.0-1: Xuất khẩu hàng dệt may thành phẩm của Việt Nam sang một số nước

Từ số liệu của bảng trên có thể thấy Đức là thị trường xuất khẩu hàng dệt may chính của Việt Nam trên thị trường EU Cùng với việc thực hiện Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) khi có hiệu lực cũng có cả những tác động tích cực và tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành dệt may Việt Nam nói riêng Việc nghiên cứu chỉ ra sự ảnh hưởng của Hiệp định EVFTA đến xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Đức giúp cho các doa nh nghiệp Việt Nam chủ động nắm bắt và tận dụng hiệu quả Hiệp định Tuy nhiên, cho đến nay có rất ít nghiên cứu chỉ ra sự ảnh hưởng này Chính vì vậy, mục đích của nghiên cứu là điều tra, tìm hiểu về những ảnh hưởng của Hiệp định EVFTA đến xuất khẩu ngành dệt may sang thị trường Đức

1.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu

− Lehman và cộng sự (2007) trong nghiên cứu The impact of a custom union between Turkey and the EU on Turkey’s Export to the EU: tập trung phân tích tác động của liên minh thuế quan đến xuất khẩu các hàng hóa chủ lực của Thổ Nhĩ Kỳ vào thị trường EU trong giai đoạn 1988-2002 Theo đó, các hàng hóa này được chia thành 16 nhóm trong đó có 3 nhóm nông sản là: nhóm rau, nhóm quả và hạt có thể ăn được và nhóm rau, quả, hạt đã qua chế biến Điểm mới của bài

Trang 19

nghiên cứu là trong mô hình trọng lực, yếu tố chi phí vận chuyển được cụ thể hóa bằng chi phí vận chuyển theo đường biển mà không phải khoảng cách địa lý như mô hình cơ bản Đồng thời, tác giả sử dụng kết hợp nhiều kỹ thuật ước lượng như: SUR, GMM, OLS nhằm kiểm soát sự tương quan giữa các quan sát chéo Kết quả ước lượng cho 3 nhóm nông sản trên khá phong phú, liên quan đến khía cạnh sự bảo hộ của EU thì việc loại bỏ hàng rào thuế quan và trợ cấp giúp xuất khẩu các nhóm nông sản trên của Thổ Nhĩ Kỳ vào thị trường này tăng mạnh − Nguyễn Thị Thúy Hồng (2014) với nghiên cứu Chính sách thúc đẩy xuất khẩu

hàng hoá của Việt Nam vào thị trường EU trong điều kiện tham gia WTO: nghiên cứu chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường EU trong điều kiện gia nhập vào WTO Tác giả tập trung vào 3 chính sách thương mại quốc tế là: chính sách mặt hàng, chính sách thị trường và chính sách hỗ trợ Ở nghiên cứu này, tác giả đã làm rõ cơ sở lý luận về chính sách thúc đẩy xuất khẩu của các quốc gia trong điều kiện tham gia vào WTO, nghiên cứu cũng đã đưa ra luận giải về những yêu cầu mang tính khách quan và chủ quan đối với chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của mỗi quốc gia đang phát triển sang thị trường EU Phân tích những yếu tố quốc tế và quốc gia đang phát triển sang thị trường EU Bên cạnh đó, nghiên cứu đã chỉ ra thực trạng chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường EU trong thời gian từ 2007 đến 2014, qua đó các quan điểm, định hướng chiến lược cũng như những vấn đề đặt ra và các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá Việt Nam vào thị trường EU trong điều kiện Việt Nam là thành viên WTO đến những năm 2025, tầm nhìn 2035

− Doãn Kế Bôn (2016) với nghiên cứu Đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU sau khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU được ký kết Cũng như nhiều nghiên cứu về thị trường EU, tác giả cũng cho rằng EU là thị trường chính có nhiều tiềm năng đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam nhưng là thị trường 18 khó tính và có nhu cầu đa dạng, thường xuyên thay đổi và mức độ cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt Xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2015 đã đạt được nhiều kết quả tuy nhiên khả năng mở rộng và đổi mới mặt hàng chưa cao, hiệu quả xuất khẩu còn thấp EVFTA với những tiêu chuẩn cao về cam kết mở cửa thị trường sẽ tạo ra nhiều cơ hội cũng như thách

Trang 20

thức đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam Để đạt được mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu thì việc nghiên cứu các giải pháp, có sự chuẩn bị, phát huy lợi thế và nâng cao khả năng cạnh tranh nhằm tận dụng các cơ hội và vượt qua các thách thức ngay từ khi Hiệp định có hiệu lực để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa vào thị trường EU là một vấn đề đặt ra đối với cơ quan quản lý nhà nước

− Hoa Hữu Cường (2016) với nghiên cứu Nâng cao khả năng xuất khẩu hàng hóa chủ lực của Việt Nam vào thị trường EU trong giai đoạn 2011 - 2020, quan tâm đến nâng cao khả năng xuất khẩu hàng hóa chủ lực của Việt Nam vào thị trường EU trong giai đoạn 2011-2015, đề xuất giải pháp đến 2020 Nghiên cứu tập trung vào 03 mặt hàng là: hàng dệt may, giày dép và cà phê

− Vũ Bạch Diệp, Nguyễn Thị Phương Thảo và Ngô Hoài Thu (2018) trong bài viết Phân tích các yếu tố tác động đến xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường EU bằng mô hình trọng lực Bài nghiên cứu đã sử dụng mô hình trọng lực để phân tích các yếu tố tác động đến xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2005 đến 2017 Kết quả phân tích cho thấy các yếu tố như: GDP, dân số, chất lượng thể chế và việc gia nhập WTO có tác động cùng chiều, các yếu tố như: khoảng cách địa lý, khoảng cách công nghệ có tác động ngược chiều đến kim ngạch xuất khẩu Trong khi đó, yếu tố “lịch sử”là ngược chiều nhưng không có ý nghĩa thống kê Nghiên cứu đã đưa ra một số khuyến nghị và giải pháp như: cần tập trung nâng cao chất lượng nguồn lực đầu vào, cải tiến trình độ công nghệ, năng lực sản xuất của nền kinh tế đồng thời giảm chi phí vận chuyển hàng hóa; Tích cực nâng cao chất lượng thể chế thông qua cải thiện chất lượng chính sách và năng lực điều hành cơ quan quản lý Nhà nước; Xây dựng chiến lược khai thác hiệu quả các lợi ích từ EVFTA; Tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu sang các đối tác truyền thống, đồng thời mở rộng thị trường xuất khẩu sang các thành viên tiềm năng của EU

− Đỗ Thị Hoà Nhã, Nguyễn Thị Oanh, Ngô Hoài Thu (2019), Phân tích tình hình xuất khẩu các nhóm hàng hoá của Việt Nam sang thị trường EU Trong nghiên cứu này, các tác giả đã chỉ ra những kết quả đạt được và cả những tồn tại, hạn chế trong xuất khẩu hàng hóa sang thị trường EU trong bối cảnh EVFTA có hiệu lực Những kết quả đạt được đó là: kim ngạch xuất khẩu có xu hướng gia tăng liên tục, nhiều mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu khá ấn tượng như nhóm lương

Trang 21

thực, thực phẩm và nông sản Bên cạnh đó, những hạn chế cũng được chỉ ra là: kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng xuất khẩu có sự chênh lệch khá hơn, những mặt hàng có lợi thế so sánh cao tại thị trường này cũng tồn tại nhiều bất ổn Một số mặt hàng sản xuất công nghệ cao là sản phẩm của các doanh nghiệp FDI, trong đó vai trò của các nhà cung cấp Việt Nam còn rất mờ nhạt, một số mặt hàng bị phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, nhiều mặt hàng xuất khẩu truyền thống lại là hàng hoá thiết yếu, có hàm lượng lao động cao, mẫu mã đơn giản, chất lượng và giá trị gia tăng thấp Do vậy, các thương hiệu hàng hoá Việt Nam còn mờ nhạt, dẫn tới nước ta chủ yếu sản 19 xuất sản phẩm thô hoặc gia công Để khắc phục những hạn chế đã được chỉ ra, nhóm tác giả đã đề xuất một số giải pháp cần được ưu tiên tổ chức thực hiện, đó là:

+ Nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá thông qua nâng cao chất lượng và cải tiến hình thức mẫu mã của sản phẩm, xây dựng thương hiệu cho nhóm hàng hoá xuất khẩu chủ lực của Việt Nam tại thị trường EU

+ Đẩy mạnh xuất khẩu theo chiều sâu một số mặt hàng có lợi thế so sánh cao tại thị trường EU Đặc biệt với nhóm hàng xuất khẩu truyền thống, cần tập trung chủ động nguồn nguyên liệu đầu vào để đảm bảo xuất khẩu bền vững, tránh trường hợp sản phẩm bị trả lại do không đảm bảo điều kiện truy xuất nguồn gốc

+ Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại theo chiều sâu và mở rộng kênh phân phối tại thị trường EU

+ Cần chủ động xây dựng chiến lược ứng phó với các biện pháp phòng vệ thương mại của EU Muốn vậy đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải minh bạch hóa thông tin như: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh, đây là căn cứ quan trọng để thể hiện trực tiếp cách tính giá thành sản xuất của sản phẩm

+ Tăng cường tiếp cận thông tin đối với thị trường EU và các cam kết của EVFTA để có chiến lược sản xuất hiệu quả

− Phạm Công Đoàn và Phạm Thị Thanh Hà (2020), trong nghiên cứu Xuất khẩu hàng hóa sang EU trong bối cảnh thực thi EVFTA: Thách thức về rào cản và giải pháp, nghiên cứu đã chỉ ra EU là một thị trường lớn, được cắt giảm hầu hết các loại thuế quan, song cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức về rào cản phi thuế

Trang 22

quan do việc EU sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại chủ yếu là chống bán phá giá, biện pháp kiểm dịch động, thực vật (SPS) và các rào cản kỹ thuật (TBT), yêu cầu phát triển thương mại bền vững (lao động, môi trường ) Ngoài ra, sự thiếu tương đồng của pháp luật Việt Nam với quy định của EU, thiếu hiểu biết và kinh nghiệm thị trường, hiểu biết về EVFTA và kinh nghiệm đối phó với các rào cản đã cản trở lớn đến xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang EU Bài viết đã đánh giá thực trạng xuất khẩu một số nhóm, mặt hàng chủ lực (giày dép, dệt may, thuỷ, hải sản, nông sản), những thách thức về rào cản phi thuế quan, những khó khăn, yếu kém trong đáp ứng các yêu cầu, quy định của EU về rào cản phi thuế quan khi xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang EU của doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt khi EVFTA có hiệu lực, từ đó trên cơ sở nhận thức về các cơ hội và thách thức của EVFTA đưa ra những giải pháp hữu hiệu vượt rào cản phi thuế quan, thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường này

− Lê Thị Hoài (2020) trong nghiên cứu Hiệp định thương mại tự do EU - Việt Nam (EVFTA) – cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa qua kênh thương mại điện tử cho các doanh nghiệp Việt Nam, nghiên cứu đã nêu rõ xu hướng chuyển đổi từ kinh doanh truyền thống sang các nền tảng số đang ngày càng trở nên phổ biến và được coi là giải pháp hữu hiệu giúp các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận nhập và mở rộng thị trường xuất khẩu trong bối cảnh Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới Thông qua các kênh hỗ trợ xuất khẩu trực tuyến như các sàn thương mại điện tử Amazon, Alibaba , các nhà sản xuất, doanh nghiệp Việt Nam sẽ tăng phạm vi tiếp cận khách hàng, có thể lựa chọn được thị trường/đối tác xuất 20 khẩu trực tiếp, không qua trung gian và giảm thiểu nguy cơ từ các rào cản thương mại EVFTA có phạm vi cam kết rộng và mức độ cam kết cao nhất của Việt Nam từ trước tới nay, chứa đựng nhiều cơ hội và theo đó là không ít những thách thức cho thị trường thương mại điện tử Việt Nam khi hiệp định này chính thức có hiệu lực như: tạo cơ hội cho các doanh nghiệp thương mại điện tử Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng số toàn cầu; thúc đẩy nỗ lực tái cấu trúc nền kinh tế, tái cấu trúc thị trường; tăng khả năng cạnh tranh cho hàng hoá của Việt Nam

Trang 23

1.3 Khoảng trống nghiên cứu

Nhóm nghiên cứu đã tiến hành tổng quan tình hình nghiên cứu theo các chủ đề liên quan đến đề tài nghiên cứu khoa học liên quan, cụ thể là những nghiên cứu về tác động của EVFTA đến nền kinh tế Việt Nam; nghiên cứu liên quan đến xuất khẩu hàng dệt may và nhân tố tác động đến xuất khẩu hàng dệt may Sau khi nghiên cứu các nội dung này, nhóm nghiên cứu rút ra một số kết luận như sau:

− Các nghiên cứu trước đây mới chỉ tập trung đánh giá tác động của hiệp định thương mại tự do đến các hoạt động xuất khẩu, đánh giá tác động của hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU đến xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU nhưng có rất ít nghiên cứu chuyên sâu về hàng dệt may xuất khẩu xuất khẩu dưới tác động của hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU sang thị trường Đức

− Trong bối cảnh đại dịch Covid - 19 diễn ra hết sức phức tạp, sức mua của nhiều thị trường suy giảm, các vấn đề liên quan đến cung ứng hàng hoá nói chung và các mặt hàng dệt may nói riêng gặp không ít những trở ngại thì việc cần thiết có một nghiên cứu trong bối cảnh đặc biệt này để có những giải pháp cụ thể gắn với bối cảnh hiện nay, đồng thời phân tích một cách sâu sắc để có giải pháp mang tính dài hạn Từ những kết luận trên có thể thấy, cho đến nay cần thiết có một nghiên cứu cụ thể liên quan đến đánh giá tác động của EVFTA đến hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam sang Đức, đây là khoảng trống nghiên cứu sẽ cần tiếp tục được hoàn thiện

1.4 Mục tiêu nghiên cứu

1.4.1 Mục tiêu nghiên cứu chung

Câu hỏi nghiên cứu chính của luận án là "Hiệp định EVFTA tác động như thế nào đến xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Đức?”

Để trả lời được câu hỏi này, mục tiêu chính của bài nghiên cứu là đánh giá tác động của EVFTA đến việc xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường EU, từ đó rút ra được các hàm ý cho Nhà nước và doanh nghiệp Việt Nam nhằm tận dụng được các lợi ích, cơ hội và vượt qua khó khăn, thách thức mà EVFTA có thể mang lại

1.4.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể

− Phân tích và đánh giá thương mại ngành dệt may giữa Việt Nam và Đức − Xây dựng được khung chuẩn đoán tác động của EVFTA

Trang 24

− Đánh giá tác động của EVFTA đến thương mại ngành dệt may giữa Việt Nam và Đức

− Nhận diện những cơ hội, thách thức mà EVFTA mang lại cho việc xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Đức

1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.5.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là ảnh hưởng của hiệp định EVFTA đối với hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU, trọng tâm tại Cộng hòa Liên bang Đức

1.5.2 Phạm vi nghiên cứu

− Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu và đánh giá tác động của EVFTA đến mặt hàng xuất khẩu cụ thể là hàng dệt may của Việt Nam sang Đức để tìm ra những cơ hội và thách thức

− Phạm vi về thời gian: đề tài nghiên cứu thời gian từ tháng 10 năm 2023 đến tháng 02 năm 2024

− Phạm vi về không gian: hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU, trọng tâm tại Cộng hòa Liên bang Đức

1.6 Phương pháp nghiên cứu

− Dữ liệu thứ cấp được nhóm nghiên cứu thu thập và tìm hiểu bao gồm các dữ liệu có liên quan đến:

+ Lý thuyết có liên quan đến hiệp định thương mại tự do, lý thuyết cân bằng cục bộ, lý thuyết về tạo lập thương mại và chuyển hướng thương mại, lý thuyết về tác động của thuế quan theo trường phái kinh tế học Tân cổ điển, lý thuyết về mô hình lực hấp dẫn trong thương mại, lý thuyết cân bằng tổng thể của Walras, lý thuyết về độ co giãn, lý thuyết về mô hình SMART, thuyết trọng thương Từ các lý thuyết nền tảng nói trên là cơ sở để nhóm nghiên cứu hệ thống hoá cơ sở lý luận có liên quan đến nội dung nghiên cứu của luận án

+ Tình hình quan hệ thương mại Việt Nam – EU nói chung và thực trạng xuất khẩu mặt hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường EU và thị trường Đức trong hai giai đoạn, trước khi EVFTA có hiệu lực (từ năm 2018 đến tháng 8 năm 2020) và sau khi EVFTA có hiệu lực (từ 8/2020 đến 2023) Các dữ liệu thu thập được thông qua báo cáo xuất nhập khẩu, thông tin xuất

Trang 25

khẩu các mặt hàng vào thị trường EU Nguồn dữ liệu này dùng để phân tích, đánh giá, so sánh về tác động của hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU đến mặt hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam

− Nguồn dữ liệu đại chúng: các dữ liệu thứ cấp được tiến hành thu thập từ các công trình khoa học, bài báo khoa học đã được công bố tại các Hội nghị khoa học, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Tạp chí khoa học của các đơn vị như Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương; Trường Đại học Thương mại; Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội

− Phân tích dữ liệu: sau khi thu thập dữ liệu, nghiên cứu sinh tiến hành thu thập và phân tích các dữ liệu để đánh giá tác động của hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU đến hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam, đưa ra những đánh giá về cơ hội và thách thức, giải pháp để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu mặt hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Đức trong thời gian sắp tới

− Bài nghiên cứu sử dụng mô hình Smart để đánh giá tác động của EVFTA tới ngành hàng dệt may bằng việc sử dụng các cơ sở dữ liệu khác nhau liên quan đến thuế quan, thương mại để mô phỏng tác động của cắt giảm thuế quan lên thương mại Từ đó đưa ra giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU dưới góc nhìn từ EVFTA: nghiên cứu trường hợp điển hình tại thị trường Đức

1.7 Cấu trúc bài nghiên cứu

− Chương 1: Giới thiệu − Chương 2: Cơ sở lý luận

− Chương 3: Khái quát về xuất khẩu hàng dệt may, tổng quan về quan hệ Việt Nam - EU, hiệp định EVFTA và khái lược về thị trường dệt may của Đức

− Chương 4: Thực trạng tác động của hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU đến hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Đức

− Chương 5: Giải pháp để tận dụng cơ hội, hạn chế thách thức từ hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU đến hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Đức

Trang 26

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ ĐẾN XUẤT KHẨU CỦA MỘT

QUỐC GIA

2.1 Các lý thuyết liên quan đến đánh giá tác động của Hiệp định thương mại tự do

2.1.1 Lý thuyết cân bằng cục bộ

Marshall (1890) cho rằng giá cân bằng được xác định thông qua sự giao nhau của đường cầu và đường cung với điều kiện các yếu tố khác không đổi (ceteris paribus) Sự dịch chuyển của đường cung hoặc đường cầu sẽ làm thay đổi mức giá cân bằng trên thị trường Lý thuyết của Marshall về sau được Viner (1950), Francois (1997), Cheong (2010), Bacchetta và cộng sự (2010) bổ sung thông qua việc mở rộng thêm một số lý thuyết liên quan như lý thuyết tạo lập thương mại, chuyển hướng thương mại, doanh thu thuế của chính phủ và phúc lợi xã hội

2.1.2 Lý thuyết tạo lập thương mại và chuyển hướng thương mại

Viner (1950) cho rằng trong các liên minh thuế quan, dựa trên sự ưu đãi về mặt thuế quan các thành viên dành cho nhau, sự dịch chuyển thương mại sẽ diễn ra theo hai hiệu ứng gồm hiệu ứng chuyển hướng thương mại và hiệu ứng tạo lập thương mại Hiệu ứng tạo lập thương mại là hiệu ứng thúc đẩy xuất khẩu (đối với nước xuất khẩu) do hàng hóa từ nước đó vào thị trường nhập khẩu có giá cạnh tranh hơn hàng hóa từ nội địa nước nhập khẩu Hiệu ứng chuyển hướng thương mại xảy ra làm tăng xuất khẩu (đối với nước xuất khẩu) và giảm nhập khẩu tương ứng với các nước khác cũng xuất khẩu mặt hàng tương tự vào một nước Hiệu ứng chuyển hướng thương mại làm tăng xuất khẩu trên cơ sở hàng hóa từ nước xuất khẩu cạnh tranh hơn hàng hóa từ các nước xuất khẩu khác dựa trên lợi thế về thuế quan ưu đãi

2.1.3 Lý thuyết về tác động của thuế quan theo trường phái kinh tế học Tân cổ điển

Theo các lý thuyết kinh tế học Tân cổ điển (Neoclassical Economics), đặc biệt là lý thuyết của Adam Smith và David Ricardo, thuế quan có vai trò quan trọng trong việc hạn chế nhập khẩu và bảo hộ sản xuất nội địa Việc cắt giảm thuế quan sẽ thúc đẩy trao đổi thương mại, từ đó hình thành khái niệm tự do hóa thương mại Về sau, Marshall phát triển các lý thuyết về tác động của thuế quan như thặng dư sản xuất, thặng dư tiêu dùng, doanh thu thuế của Chính phủ và tổn thất chung của toàn xã hội

Trang 27

2.1.4 Lý thuyết về mô hình lực hấp dẫn trong thương mại

Mô hình lực hấp dẫn cho rằng trao đổi thương mại song phương phụ thuộc vào quy mô của các nền kinh tế và khoảng cách giữa chúng Mô hình được đề xuất bởi Jan Tinbergen vào năm 1962 Mô hình lực hấp dẫn thường xem xét đến một số biến khác như GDP bình quân đầu người, chỉ số giá, thuế quan, tỉ giá hối đoái và một số biến giả như có phải là thành viên của FTA hay ngôn ngữ… Thông thường, mô hình này được sử dụng để đánh giá tác động của các hiệp định đến dòng chảy thương mại, giải thích cầu nhập khẩu của các bên Nhược điểm của mô hình là sự phụ thuộc về mặt dữ liệu để cho ra các ước tính chính xác Dữ liệu cần phải đầy đủ - đặc trưng của phân tích ex-post đánh giá tác động thực tế

2.1.5 Lý thuyết cân bằng tổng thể của Walras

Lý thuyết cân bằng tổng thể tìm cách giải thích cung, cầu và giá của tổng thể một nền kinh tế với đặc điểm có sự tương tác qua lại giữa rất nhiều thị trường của rất nhiều mặt hàng Lý thuyết này chứng minh rằng giá cân bằng của các mặt hàng có tồn tại, và khi giá thị trường của tất cả các mặt hàng đạt tới trạng thái cân bằng thì nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng tổng thể, theo Leontief Walras (1870) Dựa trên lý thuyết cân bằng tổng thể, mô hình cân bằng tổng thể được xây dựng để phân tích giá cả và thương mại giữa hai thị trường quốc tế trong mối quan hệ mắt xích nhiều thị trường và nhiều mặt hàng Mô hình cân bằng tổng thể được giải thích thông qua các biến nội sinh trong mô hình như giá cả, sản lượng xuất khẩu, sản lượng nhập khẩu, thu nhập hộ gia đình… và một số biến ngoại sinh như các chỉ số co giãn, các tỷ trọng tham số… Mô hình cân bằng tổng thể có ưu điểm là cung cấp cơ sở thực nghiệm để đánh giá tác động của chính sách thương mại (chẳng hạn thông qua FTAs) Tuy nhiên, mô hình có một số nhược điểm như vẫn chưa nhận định được tác động của các rào cản phi thuế quan (SPS, TBT…), các vấn đề liên quan đến hải quan, các tiêu chuẩn kĩ thuật…

2.1.6 Lý thuyết về độ co giãn

Marshall (1890) chỉ ra rằng độ co dãn của cầu theo giá (Price Elasticity of Demand) thể hiện sự thay đổi của lượng cầu hàng hóa khi giá cả biến động với điều kiện các yếu tố khác không đổi (ceteris paribus) Hệ số co dãn của cầu theo giá được đo bằng tỷ số giữa phần trăm thay đổi trong lượng cầu so với phần trăm thay đổi trong mức giá Armington về sau kế thừa nghiên cứu của Marshall xây dựng mở rộng các hệ số co dãn của cầu nhập khẩu và co giãn thay thế nhập khẩu

2.1.7 Lý thuyết về mô hình SMART

Thông qua các lý thuyết kinh tế, mô hình cân bằng cục bộ SMART được xây dựng bởi Cơ sở Dữ liệu và Phần mềm về Thương mại của Ngân hàng Thế giới (WITS)

Trang 28

SMART được xây dựng trên các lý thuyết nền tảng gồm có lý thuyết cân bằng cục bộ, lý thuyết tạo lập, chuyển hướng thương mại, doanh thu thuế và phúc lợi xã hội, lý thuyết cầu nhập khẩu và cung xuất khẩu, các lý thuyết và các thông số về độ co dãn SMART sử dụng các cơ sở dữ liệu khác nhau liên quan đến thuế quan, thương mại để mô phỏng tác động của cắt giảm thuế quan lên thương mại Kết quả mô phỏng của SMART cho thấy tác động định lượng của một FTA hoặc một ưu đãi, sự thay đổi về mặt thuế quan đến xuất nhập khẩu một ngành hàng Mô hình SMART thể hiện được ưu điểm trong việc đánh giá tác động của FTA, đặc biệt là tác động lên một nhóm/ ngành hàng cụ thể (tức phân tích ở mức độ đơn ngành - disaggregated analysis) Tuy nhiên, mô hình này cũng có nhược điểm là phân tích đối tượng một cách độc lập, chưa đặt trong mối quan hệ với các ngành liên quan cũng như trong bối cảnh tổng thể nền kinh tế

2.1.7 Thuyết trọng thương

TS Nguyễn Hoàng Quy (2016) từng mô tả vắn tắt 3 quan điểm của thuyết trọng thương như sau:

− Đầu tiên thuyết trọng thương đã đánh giá được vai trò của thương mại quốc tế trong nền kinh tế của các quốc gia và coi đó là nguồn thu quý kim, tiền bạc quan trọng của đất nước

− Tuy nhiên thuyết trọng thương lại coi việc buôn bán với nước ngoài không xuất phát từ lợi ích của hai quốc gia mà chỉ vì lợi ích của quốc gia mình Chính vì điều này mà các học giả theo thuyết trọng thương còn được gọi là các nhà kinh tế dân tộc chủ nghĩa

− Thuyết trọng thương ủng hộ chính phủ, nhà nước can thiệp sâu vào các hoạt động kinh tế đặc biệt là trong lĩnh vực ngoại thương như: lập hàng rào thuế quan, hỗ trợ xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu và những chính sách bảo hộ sản xuất trong nước Chỉ thực hiện xuất khẩu tới các quốc gia mà chính phủ, nhà nước có thể kiểm soát và biết rõ về quốc gia đó

2.1.8 Lợi thế tuyệt đối

TS Nguyễn Hoàng Quy (2016) từng viết trong cuốn “Chính sách thương mại quốc

tế: Lý luận và thực tiễn Việt Nam hội nhập toàn cầu” rằng: Trong nửa cuối thế kỷ XVIII,

chính sách trọng thương trở thành một trở ngại cho sự tiến bộ kinh tế Ông Adam Smith cho rằng các chính sách trọng thương ủng hộ các nhà sản xuất và gây thiệt hại tới quyền lợi của người tiêu dùng Ông cũng là người đầu tiên đưa ra lý thuyết về lợi thế tuyệt đối của hoạt động thương mại quốc tế Trong mô hình kinh tế cổ điển, các nhà kinh tế cổ điển cho rằng đất đai là giới hạn của tăng trưởng Khi nhu cầu lương thực của người dân

Trang 29

tăng lên, đất đai sẽ không khôi phục lại kịp thời để đáp ứng nhu cầu, sản lượng giảm sút, không đảm bảo lợi ích của tư bản Cho nên các nhà tư bản sẽ không tiếp tục sản xuất Trong điều kiện đó Smith cho rằng có thể nhập khẩu lương thực từ nước ngoài với giá rẻ hơn Việc nhập khẩu này sẽ mang lại lợi ích cho cả hai nước Lợi ích này được gọi là lợi thế tuyệt đối của hoạt động ngoại thương Do đó, có thể nói lợi thế tuyệt đối là lợi thế có được trong điều kiện so sánh chi phí sản xuất để sản xuất ra cùng một loại mặt hàng, khi một nước sản xuất mặt hàng đó có chi phí cao hơn khi có thể nhập mặt hàng đó từ nước khác có chi phí sản xuất thấp hơn Như vậy lợi thế này được xem xét từ hai phía, đối với nước sản xuất mặt hàng có chi phí sản xuất thấp sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn khi bán trên thị trường quốc tế thay vì bán tại nước nhà Còn đối với nước sản xuất mặt hàng với chi phí sản xuất cao sẽ có được mặt hàng đó mà trong nước không có năng lực sản xuất hoặc sản xuất không đem lại lợi nhuận Điều này được gọi là bù đắp về năng lực sản xuất yếu kém trong nước Theo Smith, xuất khẩu của quốc gia được gọi là đạt được lợi nhuận nếu quốc gia đó nhập khẩu được hàng hóa có thể đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng trong nước rẻ hơn thay vì sản xuất hàng hóa đó ở nội địa Tóm lại, theo thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith ta có thể hiểu được nếu một quốc gia tập trung vào sản xuất sản phẩm mà nước mình có lợi thế tuyệt đối rồi trao đổi với quốc gia khác sẽ mang lại lợi ích cho cả hai Khi đó thương mại tự do sẽ làm cho các quốc gia trên thế giới sử dụng tài nguyên có hiệu quả hơn và tính ưu việt của chuyên môn hóa sẽ được phát huy toàn bộ hiệu quả

2.1.9 Chi phí cơ hội

Theo Haberler (1936), chi phí cơ hội của một sản phẩm là số lượng sản phẩm khác cần phải hy sinh để có đủ các yếu tố sản xuất nhằm tăng thêm một đơn vị sản phẩm ban đầu Nếu một lượng các yếu tố sản xuất (bao gồm sự kết hợp của vốn, lao động và đất đai) có thể sản xuất một lượng đơn vị hàng hóa X và một đơn vị hàng hóa Y, như vậy chi phí cơ hội của một đơn vị hàng hóa X là sự hy sinh của một đơn vị hàng hóa Y

Cũng theo Haberler (1936), nếu một quốc gia có chi phí cơ hội thấp trong việc sản xuất một loại sản phẩm nào đó thì sẽ có được lợi thế so sánh đối với sản phẩm này và không có lợi thế so sánh khi sản xuất các sản phẩm khác Một quốc gia sẽ chuyên môn hóa sản xuất để xuất khẩu những sản phẩm được sản xuất với chi phí cơ hội thấp hơn để thu được thặng dư thương mại và ngược lại, nếu chi phí cơ hội của việc sản xuất một loại sản phẩm trong nước cao, quốc gia đó sẽ tiến hành nhập khẩu loại hàng hóa này thay vì tự sản xuất chúng nhằm giảm thiểu được chi phí đơn vị sản phẩm

Chi phí cơ hội thường được thể hiện dưới dạng giá tương đối, tức là giá của một lựa chọn trong sự tương quan với lựa chọn khác Ví dụ, tại Việt Nam, chi phí sản xuất một chiếc điện thoại cần một lượng vốn (K), và lao động (L) và nêu sử dụng lượng vốn

Trang 30

và lao động này vào sản xuất tai nghe thì có thể sản xuất được 5 chiếc tai nghe Như vậy, chi phí cơ hội của 1 chiếc điện thoại là 5 chiếc tai nghe Tuy nhiên, tại Nhật Bản để sản xuất một chiếc điện thoại như vậy chỉ cần lượng vốn (K) và lao động (L) đủ để sản xuất 3 chiếc tai nghe Chi phí sản xuất 1 chiếc điện thoại của Nhật Bản thấp hơn của Việt Nam Do đó, Việt Nam sẽ lựa chọn việc sản xuất tai nghe để xuất khẩu và nhập khẩu điện thoại từ Nhật Bản để tối đa hóa được lợi ích của mình

Nhìn chung, hầu hết các chi phí cơ hội rất khó so sánh Chi phí cơ hội chỉ có ý nghĩa trong điều kiện khan hiếm nguồn lực, vì khi đó các nhà sản xuất buộc phải đánh đổi để có thể có đủ các yếu tố sản xuất Do nguồn lực của mỗi quốc gia đều hữu hạn nên các quốc gia sẽ phải lựa chọn những sản phẩm có lợi thế so sánh, chi phí cơ hội càng thấp càng tốt để sản xuất và trao đổi với nhau Thương mại quốc tế giúp cho các quốc gia có thể mở rộng năng lực sản xuất của mình

Trong lý thuyết của mình, Haberler giả định chi phí cơ hội là không đổi trong suốt quá trình sản xuất Tuy nhiên, trong thực tế sản xuất ngày càng được chuyên môn hóa thì giả định này không còn đúng nữa Chi phí cơ hội ngày càng tăng có nghĩa rằng quốc gia ngày càng phải hy sinh nhiều hơn sản phẩm này để có đủ yếu tố sản xuất cho một đơn vị sản phẩm kia Trong trường hợp nhiều yếu tố sản xuất, chi phí cơ hội không cố định mà luôn thay đổi Cùng với sự tiến bộ không ngừng của khoa học kỹ thuật, chi phí cơ hội từ các yếu tố điều kiện tự nhiên, đất đai, lao động dần dần được thay thế bởi chi phí cơ hội do yếu tố khoa học - công nghệ Quốc gia nào có trình độ khoa học - kĩ thuật tiến bộ sẽ giảm thiểu được chi phí cơ hội do tốn kém các yếu tố sản xuất cũ, từ đó phát huy được lợi thế so sánh và tối đa hóa được lợi ích trong thương mại quốc tế Khi xác định được lợi thế so sánh, mỗi quốc gia sẽ chuyên môn hóa và sản xuất sản phẩm đó để trao đổi với quốc gia còn lại trong thương mại quốc tế, tuy nhiên càng chuyên môn hóa thì chi phí cơ hội càng tăng lên Do đó, cả hai quốc gia chỉ chuyên môn hóa khi cả hai giá cả ở hai quốc gia bằng nhau Như vậy chi phí cơ hội còn là giá trị của sự lựa chọn tốt nhất không thể lựa chọn vì không thể nào cùng một lúc sử dụng lựa chọn thay thế được

2.1.10 Lợi thế kinh tế quy mô

Kết quả quan điểm này được TS Nguyễn Hoàng Quy (2016) trình bày như sau: Một trong những lý do quan trọng dẫn đến thương mại quốc tế là lợi thế kinh tế tăng dần theo quy mô Hoạt động sản xuất được coi là hiệu quả nhất khi được tổ chức trên quy mô lớn vì khi đó với một tỷ lệ gia tăng đầu vào sẽ dẫn tới sự gia tăng sản lượng đầu ra với tỷ lệ cao hơn Lợi thế kinh tế theo quy mô trong sản xuất là càng sản xuất với quy mô lớn thì chi phí sản xuất ngày càng giảm Marshall đã phân biệt giữa lợi thế kinh tế theo quy mô bên trong và lợi thế kinh tế theo quy mô bên ngoài Khi nào sản xuất tăng

Trang 31

sản lượng sản xuất đầu ra và giảm thiểu chi phí sản xuất, nhà sản xuất đã đạt được lợi thế kinh tế theo quy mô bên trong Còn lợi thế kinh tế theo quy mô bên ngoài xảy ra bên ngoài doanh nghiệp, trong phạm vi ngành công nghiệp mà doanh nghiệp đang hoạt động làm cho chi phí sản xuất trung bình giảm Ví dụ, khi hoạt động của một ngành công nghiệp được mở rộng như hiện đại hóa mạng lưới giao thông vận tải sẽ làm giảm các chi phí vận chuyển đối với các hãng sản xuất đang hoạt động trong ngành đó, như vậy nhà sản xuất đạt được lợi thế nhiều khi mua bên ngoài Hoặc, khi ngành công nghiệp phát triển kéo theo sự phát triển của các nhà phân phối với sự đa dạng hơn, số lượng nhiều hơn, chất lượng tốt hơn… Với lợi thế kinh tế theo quy mô bên ngoài tất cả các doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành công nghiệp đó đều được hưởng lợi ích

Tuy nhiên, không phải lúc nào việc mở rộng quy mô sản xuất cũng mang lại lợi thế kinh tế theo quy mô Trong nhiều trường hợp, sản lượng đầu ra ngày càng tăng thì tính hiệu quả theo quy mô ngày càng giảm Điều này gọi là tính phi kinh tế theo quy mô Tính chất chính trị theo quy mô xảy ra khi chi phí trung bình trên một đơn vị sản phẩm tăng lên khi khối lượng sản xuất tăng Một số nguyên nhân dẫn đến tính phi kinh tế theo quy mô bao gồm:

− Các vấn đề về động lực: Đối với những doanh nghiệp sản xuất với quá nhiều lao động, việc thể hiện giá trị bản thân thông qua công việc trở nên khó khăn hơn Mỗi cá nhân sẽ cảm thấy bản thân mình ít quan trọng hơn trong công việc, từ đó mức độ chăm chỉ và hiệu quả làm việc sẽ giảm dần

− Vấn đề về truyền thông: Quá trình truyền thông trong những hãng sản xuất lớn trở nên chậm chạp hơn do nhiều thông tin phải truyền qua nhiều tầng lớp, nhiều bộ phận trước khi đến được với đối tượng cần thiết Đồng thời, do phải truyền gián tiếp nhiều lần, thông tin trở nên méo mó sai lệch Từ đó, các nhà quản lý mất nhiều thời gian và công sức hơn để có thể truyền đạt thông điệp của mình đến người lao động cũng như khó nhận được phản hồi từ phía người lao động về các vấn đề chung Như vậy việc quản lý và hoạt động trở nên kém hiệu quả hơn

2.2 Các yếu tố tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu của 1 quốc gia

2.2.1 Các yếu tố kinh tế

❖ Tỷ giá hối đoái và tỷ suất ngoại tệ của hàng xuất khẩu

Tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ này thể hiện bằng một số đơn vị tiền tệ của nước kia Tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá hối đoái là nhân tố quan trọng để doanh nghiệp đưa ra quyết định liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng Để nhận biết được sự tác động của tỷ giá

Trang 32

hối đoái đối với các hoạt động của nền kinh tế nói chung, hoạt động xuất khẩu nói riêng các nhà kinh tế thường phân biệt tỷ giá hối đoái danh nghĩa và tỷ giá hối đoái thực tế

Tỷ giá hối đoái danh nghĩa (tỷ giá chính thức) là tỷ giá được nêu trên các phương tiện thông tin đại chúng như: Báo chí, đài phát thanh, tivi…Do ngân hàng Nhà nước công bố hàng ngày Tuy nhiên tỷ giá hối đoái chính thức không phải là một yếu tố duy nhất ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của các nhà sản xuất trong nước về các mặt hàng Vấn đề đối với các nhà xuất khẩu và những doanh nghiệp có hàng hóa cạnh tranh với các nhà nhập khẩu là có được hay không một tỷ giá chính thức, được điều chỉnh theo lạm phát trong nước và lạm phát xảy ra tại các nền kinh tế của các bạn hàng của họ Một tỷ giá hối đoái chính thức được điều chỉnh theo các quá trình lạm phát có liên quan gọi là tỷ giá hối đoái thực tế

Nếu tỷ giá hối đoái thực tế thấp hơn so với nước xuất khẩu và cao hơn so với nước nhập khẩu thì lợi thế sẽ thuộc về nước xuất khẩu do giá nguyên vật liệu đầu vào thấp hơn, chi phí nhân công rẻ hơn làm cho giá thành sản phẩm ở nước xuất khẩu rẻ hơn so với nước nhập khẩu Còn đối với nước nhập khẩu thì cầu về hàng nhập khẩu sẽ tăng lên do phải mất chi phí lớn hơn để sản xuất hàng hoá ở trong nước Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nước xuất khẩu tăng nhanh được các mặt hàng xuất khẩu của mình, do đó có thể tăng được lượng dự trữ ngoại hối

❖ Mục tiêu và chiến lược phát triển kinh tế

Thông qua mục tiêu và chiến lược phát triển kinh tế thì chính phủ có thể đưa ra các chính sách khuyến khích hay hạn chế xuất nhập khẩu Chẳng hạn chiến lược phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi xuất khẩu để thu ngoại tệ đáp ứng nhu cầu nhập khẩu các trang thiết bị máy móc phục vụ sản xuất, mục tiêu bảo hộ sản xuất trong nước đưa ra các chính sách khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng…

❖ Thuế quan, hạn ngạch và trợ cấp xuất khẩu

− Thuế quan: Trong hoạt động xuất khẩu thuế quan là loại thuế đánh vào từng đơn vị hàng xuất khẩu Việc đánh thuế xuất khẩu được chính phủ ban hành nhằm quản lý xuất khẩu theo chiều hướng có lợi nhất cho nền kinh tế trong nước và mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại Tuy nhiên, thuế quan cũng gây ra một khoản chi phí xã hội do sản xuất trong nước tăng lên không có hiệu quả và mức tiêu dùng trong nước lại giảm xuống Nhìn chung công cụ này thường chỉ áp dụng đối với một số mặt hàng nhằm hạn chế số lượng xuất khẩu và bổ sung cho nguồn thu ngân sách

Trang 33

− Hạn ngạch: Được coi là một công cụ chủ yếu cho hàng rào phi thuế quan, nó được hiểu như quy định của Nhà nước về số lượng tối đa của một mặt hàng hay của một nhóm hàng được phép xuất khẩu trong một thời gian nhất định thông qua việc cấp giấy phép Sở dĩ có công cụ này vì không phải lúc nào Nhà nước cũng khuyến khích xuất khẩu mà đôi khi về quyền lợi quốc gia phải kiểm soát một vài mặt hàng hay nhóm hàng như sản phẩm đặc biệt, nguyên liệu do nhu cầu trong nước còn thiếu…

− Trợ cấp xuất khẩu: Trong một số trường hợp chính phủ phải thực hiện chính sách trợ cấp xuất khẩu để tăng mức độ xuất khẩu hàng hoá của nước mình, tạo điều kiện cho sản phẩm có sức cạnh tranh về giá trên thị trường thế giới Trợ cấp xuất khẩu sẽ làm tăng giá nội địa của hàng xuất khẩu, giảm tiêu dùng trong nước nhưng tăng sản lượng và mức xuất khẩu

2.2.2 Các yếu tố xã hội

Hoạt động của con người luôn luôn tồn tại trong một điều kiện xã hội nhất định Chính vì vậy, các yếu tố xã hội ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của con người Các yếu tố xã hội là tương đối rộng, do vậy để làm sáng tỏ ảnh hưởng của yếu tố này có thể nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố văn hoá, đặc biệt là trong ký kết hợp đồng

Nên văn hoá tạo nên cách sống của mỗi cộng đồng sẽ quyết định các thức tiêu dùng, thứ tự ưu tiên cho nhu cầu mong muốn được thỏa mãn và cách thỏa mãn của con người sống trong đó Chính vì vậy văn hoá là yếu tố chi phối lối sống nên các nhà xuất khẩu luôn luôn phải qua tâm tìm hiểu yếu tố văn hoá ở các thị trường mà mình tiên hành hoạt động xuất khẩu

2.2.3 Các yếu tố chính trị pháp luật

Các yếu tố chính trị là nhân tố khuyến khích hoặc hạn chế quá trình quốc tế hoá hoạt động kinh doanh Chính sách của chính phủ có thể làm tăng sự liên kết các thị trường và thúc đẩy tốc độ tăng trưởng hoạt động xuất khẩu bằng việc dỡ bỏ các hàng rào thuế quan, phi thuế quan, thiết lập các mối quan hệ trong cơ sở hạ tầng của thị trường Khi không ổn định về chính trị sẽ cản trở sự phát triển kinh tế của Đất nước và tạo ra tâm lý không tốt cho các nhà kinh doanh

Các yếu tố chính trị pháp luật ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu Các công ty kinh doanh xuất khẩu đều phải tuân thủ các quy định mà chính phủ tham gia vào các tổ chức quốc tế trong khu vực và trên thế giới cũng như các thông lệ quốc tế:

Trang 34

− Các quy định của luật pháp đối với hoạt động xuất khẩu(thuế, thủ tục quy định về mặt hàng xuất khẩu, quy định quản lý về ngoại tệ )

− Các hiệp ước, hiệp định thương mại mà quốc gia có doanh nghiệp xuất khẩu tham gia

− Các quy định nhập khẩu của các quốc gia mà doanh nghiệp có quan hệ làm ăn − Các vấn đề về pháp lý và tập quán quốc tế có liên quan đến việc xuất khẩu (công

ước viên 1980, Incoterm 2000…)

− Quy định về giao dịch hợp đồng, về bảo hộ quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ − Quy định về lao động, tiền lương, thời gian lao động, nghỉ ngơi, đình công, bãi

công

− Quy định về cạnh tranh độc quyền, về các loại thuế

− Quy định về vấn đề bảo vệ môi trường, tiêu chuẩn chất lượng, giao hàng, thực hiện hợp đồng

− Quy định về quảng cáo hướng dẫn sử dụng

Ngoài những vấn đề nói trên chính phủ còn thực hiện các chính sách ngoại thương khác như: Hàng rào phi thuế quan, ưu đãi thuế quan

Chính sách ngoại thương của chính phủ trong mỗi thời kỳ có sự thay đổi Sự thay đổi đó là một trong những rủi ro lớn đối với nhà làm kinh doanh xuất khẩu Vì vậy họ phải nắm bắt được chiến lược phát triển kinh tế của đất nước để biết được xu hướng vận động của nền kinh tế và sự can thiệp của Nhà nước

2.2.4 Ảnh hưởng của tình hình kinh tế - xã hội thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế

Trong xu thế khu vực hoá, toàn cầu hoá thì sự phụ thuộc giữa các nước ngày càng tăng Chính vì thế mỗi biến động của tình hình kinh tế xã hội trên thế giới đều ít nhiều trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến nền kinh tế trong nước Lĩnh vực xuất khẩu hơn bất cứ một hoạt động nào khác bị chi phối mạnh mẽ nhất, ở đây cũng do một phần tác động của các mối quan hệ kinh tế quốc tế Khi xuất khẩu hàng hóa từ nước này sang nước khác, người xuất khẩu phải đối mặt với các hàng rào thuế quan, phi thuế quan Mức độ lỏng lẻo hay chặt chẽ của các hàng rào này phụ thuộc chủ yếu vào quan hệ kinh tế song phương giữa hai nước nhập khẩu và xuất khẩu

Ngày nay, đã và đang hình thành rất nhiều liên minh kinh tế ở các mức độ khác nhau, nhiều hiệp định thương mại song phương, đa phương được ký kết với mục tiêu đẩy mạnh hoạt động thương mại quốc tế Nếu quốc gia nào tham gia vào các liên minh kinh tế này hoặc ký kết các hiệp định thương mại thì sẽ có nhiều thuận lợi trong hoạt

Trang 35

động xuất khẩu của mình Ngược lại, đó chính là rào cản trong việc thâm nhập vào thị trường khu vực đó

2.3 Khái niệm, nhiệm vụ và các nguyên tắc của chính sách thương mại quốc tế

2.3.1 Khái niệm về chính sách thương mại quốc tế

Chính sách thương mại quốc tế là một thuật ngữ được vận dụng phổ biến trên thực tiễn hiện nay với những tên gọi khác nhau trong một vài trường hợp như chính sách xuất nhập khẩu, chính sách xúc tiến thương mại, chính sách nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp… Chính sách thương mại quốc tế được hiểu là những chính sách giúp vận hành nền thương mại quốc tế do chính phủ đưa ra, bao gồm các bộ phận cấu thành như chính sách thuế quan, chính sách xuất nhập khẩu, các quy định về thương mại, chính sách mặt hàng, chính sách thị trường, chính sách đầu tư và các chính sách hỗ trợ khác Chính sách xuất nhập khẩu của một quốc gia bao gồm các biện pháp hạn chế xuất khẩu như lệnh cấm xuất, hệ thống giấy phép kiểm soát áp dụng hạn ngạch thấp, thuế suất tiêu thụ đặc biệt và các chính sách khuyến khích xuất khẩu như trợ cấp xuất khẩu, tín dụng xuất khẩu, miễn thuế, hoàn thuế… Các quy định về thương mại bao gồm hệ thống pháp quy, chính sách kiểm soát doanh nghiệp, hệ thống giấy phép, các rào cản kỹ thuật thương mại… Các chính sách hỗ trợ khác được áp dụng như các hoạt động hỗ trợ từ các tổ chức xúc tiến thương mại, các hoạt đầu tư tín dụng xuất khẩu với lãi suất ưu đãi, cho phép khấu hao nhanh…

Như vậy chính sách thương mại quốc tế có tác dụng sâu rộng đến nhiều hoạt động kinh tế - xã hội của một quốc gia, không chỉ tác động đến số lượng và giá cả hàng hóa, dịch vụ xuất nhập khẩu mà còn quyết định đến cung, cầu của nhiều mặt hàng trong nước, ảnh hưởng tới môi trường cạnh tranh, quy mô đầu tư và tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế Chính sách thương mại quốc tế của một quốc gia được coi là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ chính sách phát triển nền kinh tế của quốc gia đó, là công cụ phục vụ cho sự phát triển nền kinh tế của đất nước

Theo định nghĩa của Tổ chức thương mại thế giới WTO, Chính sách thương mại quốc tế là cấu trúc đầy đủ các luật lệ, quy định, các hiệp định quốc tế và các kết quả đàm phán được chính phủ chấp nhận để đạt được sự tiếp cận thị trường có ràng buộc về mặt pháp luật đối với các công ty trong và ngoài nước WTO cũng quy định với các nước thành viên về 4 nguyên tắc cơ bản mà chính sách thương mại quốc tế mỗi quốc gia cần

Trang 36

− Đối xử ưu đãi hơn đối với các quốc gia đang phát triển

Như vậy, chính sách thương mại quốc tế được hiểu đầy đủ hơn là hệ thống các nguyên tắc, luật lệ, quy định đạt được thông qua các hiệp định quốc tế, các tổ chức thương mại và các kết quả đàm phán được chính phủ chấp nhận và có thể áp dụng vào hoạt động thương mại quốc tế để điều chỉnh việc tiếp cận thị trường các quốc gia khác có ràng buộc và pháp lý nhằm mang lại lợi ích chung cho xã hội

2.3.2 Nhiệm vụ của chính sách thương mại quốc tế

Nhiệm vụ chủ yếu của chính sách thương mại quốc tế là tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp trong nước mở rộng thị trường mua bán với nước ngoài nhằm tăng nhanh khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới cũng như tăng quy mô xuất khẩu hàng hóa trong nước ra nước ngoài Đồng hồ chính sách thương mại quốc tế góp phần bảo hộ hợp lý nền sản xuất nội địa, tránh sự xâm nhập mạnh mẽ của các hàng hóa và dịch vụ nước ngoài, hạn chế cạnh tranh bất lợi cho doanh nghiệp trong nước

Thương mại quốc tế chính là yếu tố thúc đẩy đa dạng hóa hàng hóa và dịch vụ trên thế giới cả về chất lượng và giá cả Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp, các nhà sản xuất phải nâng cao sức cạnh tranh của mình trên thị trường quốc tế Các chính sách Thương mại quốc tế của quốc gia là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp trong nước gia nhập và chiếm lĩnh thị trường nước ngoài Chính sách thương mại quốc tế phù hợp trước hết xóa bỏ những rào cản trong việc trao đổi hàng hóa, dịch vụ, tạo ra môi trường pháp lý ổn định, thực hiện đầy đủ quyền sở hữu trí tuệ từ đó tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước Chính phủ cũng khuyến khích tăng quy mô xuất khẩu bằng cách áp dụng các chính sách ưu đãi thuế quan đối với các mặt hàng xuất khẩu, miễn thuế, hoàn thuế, trợ giúp xuất khẩu, tín dụng xuất khẩu… Từ đó tạo động lực cho các doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất, phấn đấu hạ giá thành của sản phẩm tại thị trường nước ngoài Chính phủ của các quốc gia cũng có những chính sách thương mại để góp phần thu hút nguồn vốn đầu tư để phát triển sản xuất trong nước Nguồn vốn đến từ ngân sách nhà nước, vốn ngoại tệ từ xuất khẩu hàng hóa, vốn huy động từ tư nhân, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài… để đầu tư máy móc, trang thiết bị tiên tiến, nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất Việc rút ngắn khoảng cách về công nghệ với các nước phát triển sẽ giúp doanh nghiệp trong nước có lợi thế cạnh tranh hơn

Khi hội nhập kinh tế quốc tế, thị trường sản xuất nội địa của một quốc gia không phải đối mặt với các thách thức đến từ sự xâm nhập mạnh mẽ từ hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu nước ngoài Sự cạnh tranh với hàng hóa trong nước đến từ chất lượng và giá cả hàng hóa, dịch vụ đặc biệt là những mặt hàng trong nước không có lợi thế Điều đó khiến cho sản xuất trong nước gặp khó khăn, đánh mất thị trường nội địa vào tay các thương nhân nước ngoài Dù tự do và thương mại mang lại nhiều lợi ích cho các quốc

Trang 37

gia tham gia vào quá trình này, nhưng bằng cách nào đó các quốc gia vẫn muốn bảo hộ nền sản xuất nội địa trước sự xâm nhập của doanh nghiệp nước ngoài bằng những biện pháp hợp pháp và phù hợp với nguyên tắc được thỏa thuận tại WTO hay các quyết định khu vực đã ký kết Vấn đề đặt ra đối với chính phủ là thiết lập các chính sách thương mại quốc tế của quốc gia với nhiệm vụ bảo hộ hợp pháp nền sản xuất nội địa, hạn chế cạnh tranh bất lợi cho doanh nghiệp trong nước Các chính sách được chính phủ áp dụng như hệ thống giấy phép đối với hàng hóa nhập khẩu, các rào cản kỹ thuật thương mại, hệ thống quy định liên quan đến thương mại như kiểm soát khối lượng và chất lượng hàng nhập khẩu, chính sách kiểm soát doanh nghiệp nước ngoài, các quy định cấm nhập, quy định về cơ quan nhập khẩu, quy định về thuế nhập khẩu… Ngoài ra các chính sách bảo hộ mới cũng được áp dụng tại một số quốc gia như lợi dụng những thỏa thuận mà WTO cho phép để bảo hộ hoặc không thực hiện đúng theo các cam kết thương mại khi gia nhập WTO

2.3.3 Các nguyên tắc của chính sách thương mại quốc tế

a) Nguyên tắc ưu đãi hơn đối với các quốc gia đang phát triển

Hệ thống ưu đãi phổ cập GSP (Generalized Systems of Preferences) là kết quả của cuộc đàm phán liên minh chính phủ được tổ chức dưới sự bảo trợ của hội nghị thương mại và phát triển của Liên hợp quốc Theo hệ thống GPS, các ưu đãi về thuế quan được áp dụng cho hàng hóa xuất khẩu từ nước đang phát triển trên cơ sở không cần có đi có lại và không phân biệt đối xử Khi cùng tham gia vào các tổ chức thương mại quốc tế, các hiệp định song phương, đa phương, nghĩa vụ của quốc gia đang phát triển khó có thể ngang bằng với các quốc gia phát triển do sự chênh lệch với yếu tố điều kiện phát triển kinh tế, khoa học, kỹ thuật và xã hội Vì vậy, nguyên tắc đối xử ưu đãi hơn đối với các quốc gia đang phát triển nhằm tạo môi trường bình đẳng, tạo động lực cùng phát triển giữa các thành viên trong cùng một tổ chức

b) Nguyên tắc đãi ngộ tối huệ quốc

Nguyên tắc đãi ngộ tối huệ quốc (MFN) là một trong những nguyên tắc không phân biệt đối xử trong thương mại Với nguyên tắc này, các bên tham gia vào thương mại quốc tế cam kết đối xứng ngang bằng với các quốc gia khác nhau Cụ thể, đối với các thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO, Điều I Hiệp định GATT 1994 về thương mại hàng hóa và Điều II Hiệp định GATS đối với thương mại dịch vụ quy định:

“Nếu một quốc gia thành viên cho phép một nước hưởng ưu đãi về thuế quan hay các ưu đãi khác đối với bất kỳ sản phẩm nào thì ngay lập tức và vô điều kiện, quốc gia này phải cho phép các nước thành viên khác hưởng ưu đãi như thế đối với sản phẩm tương tự” Như vậy, đối với thành viên của hai Hiệp định này, tất cả các ưu đãi, miễn giảm về

bất kỳ khoản phí nào liên quan tới hoạt động xuất nhập khẩu và các khoản thuế và một

Trang 38

bên tham gia đã đang hoặc sẽ dành cho bất kỳ một bên thứ ba nào thì sẽ được dành không kém cho bên tham gia kia một cách vô điều kiện Các thủ tục, quy định kiểm duyệt khi đưa hàng hóa của một bên tham gia vào lãnh thổ của bên tham gia kia sẽ không rườm rà phức tạp hơn so với các quốc gia còn lại Quy chế MFN được áp dụng ngay lập tức mà mọi thành viên của hai hiệp định này phải chấp nhận Chế độ MFN được áp dụng bình đẳng cho tất cả các quốc gia thành viên

Trong trường hợp các quốc gia cùng là thành viên của bất kỳ một Hiệp định khu vực nào đó hoặc có chung đường biên giới, dành cho nhau những ưu đãi thương mại hoặc những quyền lợi đặc biệt nào, thì không cần áp dụng đối với một nước thứ ba Ngoại lệ này cũng khuyến khích các quốc gia cùng hợp tác liên kết khu vực, liên kết nhóm thương mại để đạt được những lợi ích cao nhất mà tự do hóa thương mại mang lại Ngoài ra những quốc gia đang phát triển cũng được ưu tiên hưởng khoảng thời gian chuyển tiếp lâu hơn để hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế của mình cũng như những cơ chế pháp luật phù hợp để bảo hộ nền sản xuất nội địa

c) Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia

Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia (NT) quy định về sự đối xử công bằng của các quốc gia đối với hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu từ nước ngoài và hàng hóa, dịch vụ trong nước Theo đó, hàng hóa nước ngoài được hưởng mọi ưu đãi về thuế trong nước cũng như các khoản phí tiêu thụ, các luật lệ như hàng hóa cùng loại sản xuất trong nước Chế độ đãi một quốc gia cũng được quy định rõ ràng đối với hàng hóa và dịch vụ tại Điều III hiệp định GATT 1994 và Điều XVII hiệp định GATS Lợi ích của nguyên tắc này là giúp hàng hóa được tự do lưu thông trong một quốc gia, không phân biệt xuất xứ trong nước hay ngoại nhập, điều này giúp tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước đối với nước ngoài nếu không muốn bị chiếm thị trường Sự không phân biệt xuất xứ hàng hóa không chỉ nằm ở mức áp thuế tiêu thụ mà còn ở phương pháp đánh thuế các chi phí liên quan đến bán hàng, các luật lệ quy định điều kiện ảnh hưởng đến việc bán hàng, việc quản lý các hạn chế định lượng trên thị trường nội địa

d) Nguyên tắc minh bạch và cạnh tranh lành mạnh

Nguyên tắc minh bạch được thể hiện rõ ràng nhất thông qua các chính sách và chế độ pháp lý trong lĩnh vực thương mại của mỗi quốc gia Các chính sách và chế độ pháp lý này phải đảm bảo tính thống nhất, hợp lý và được áp dụng rộng rãi trong hoạt động thương mại trong và ngoài nước Trên thực tế các quốc gia thường thiết lập các chính sách thương mại và chế độ pháp lý theo hướng bảo hộ hợp pháp nền sản xuất nội địa Và hai công cụ được sử dụng chủ yếu là rào cản thuế quan và phi thuế quan Tuy nhiên, các rào cản phi thuế quan như áp dụng hạn ngạch đang dần được xóa bỏ bởi đây là một phương pháp bảo hộ khó dự đoán, thiếu công bằng, gây đảo lộn quy luật cung cầu tự

Trang 39

nhiên của thị trường Phương pháp này chỉ được áp dụng như một công cụ bảo hộ khẩn cấp trong các trường hợp đặc biệt nhằm đảm bảo sự cân bằng cán cân thanh toán quốc tế, tình hình tài chính khó khăn của các quốc gia và thường được áp dụng ở các quốc gia đang phát triển nhiều hơn Ngược lại, thuế quan lại được coi là công cụ bảo hộ công khai minh, bạch và dễ dự đoán nhất Thuế quan giúp đảm bảo tính tự nhiên của quy luật cung cầu trên thị trường, không gây tác động trực tiếp lên thị trường bởi bàn tay Nhà nước, nhờ đó nền kinh tế của quốc gia có thể phát triển thuận lợi, dễ kiểm soát và điều chỉnh khi gặp bất lợi Hơn thế trong các cuộc đàm phán gia nhập các Hiệp định thương mại, thuế quan là công cụ hữu ích để thương lượng cắt bỏ, tiến tới tự do hóa thương mại

Trang 40

CHƯƠNG 3 KHÁI QUÁT VỀ XUẤT KHẨU MẶT HÀNG DỆT MAY, TỔNG QUAN VỀ QUAN HỆ VIỆT NAM - EU, HIỆP ĐỊNH EVFTA VÀ

KHÁI LƯỢC VỀ THỊ TRƯỜNG DỆT MAY CỦA ĐỨC 3.1 Khái quát về xuất khẩu mặt hàng dệt may

3.1.1 Khái niệm về xuất khẩu

Sự phát triển của sản xuất và phân công lao động xã hội dẫn đến quá trình phân môn hóa sản xuất, từ đó tạo khối lượng lớn hàng hóa không chỉ đủ nhu cầu trong nước mà còn có thể xuất khẩu ra nước ngoài Do đó xuất khẩu hàng hóa là việc tất yếu xảy ra khi một quốc gia có năng lực sản xuất phát triển Hơn nữa, trong nền kinh tế thị trường, các quốc gia không thể tự mình đáp ứng tất cả các nhu cầu, mà nếu tự đáp ứng thì chi phí quá cao, vì vậy bắt buộc các quốc gia phải tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu để giảm chi phí, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu ngành nghề thúc đẩy sản xuất phát triển

Xuất khẩu có thể diễn ra với hàng hóa hoặc dịch vụ Hoạt động xuất khẩu nhằm mục tiêu đem lại lợi ích cho quốc gia nói chung và cho các doanh nghiệp tham gia nói riêng Một số khái niệm về việc xuất khẩu hàng hóa có thể kể đến như:

− Hàng hóa xuất khẩu là hàng hóa có xuất xứ trong nước và hàng tái xuất được đưa ra nước ngoài làm giảm nguồn vật chất trong nước, trong đó:

− Hàng hóa có xuất xứ trong nước là hàng hóa được khai thác, sản xuất, chế biến trong nước theo quy tắc xuất xứ của Việt Nam

− Hàng hoá tái xuất là những hàng hoá đã nhập khẩu, sau đó lại xuất khẩu nguyên dạng hoặc chỉ sơ chế, bảo quản, đóng gói lại, không làm thay đổi tính chất cơ bản của những hàng hoá đó, trừ những hàng hoá tạm nhập khẩu dưới sự kiểm tra giám sát của cơ quan hải quan và phải tái xuất theo các quy định của pháp luật (Theo Tổng cục thống kê Việt Nam)

− Trị giá xuất khẩu hàng hoá là toàn bộ giá trị hàng hóa đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam làm giảm nguồn của cải vật chất của Việt Nam trong một thời kỳ nhất định Trị giá xuất khẩu được tính theo giá FOB Giá FOB là giá giao hàng tại biên giới nước xuất khẩu, bao gồm giá của bản thân hàng hoá, chi phí đưa hàng đến địa điểm xuất khẩu và chi phí bốc hàng lên phương tiện chuyên chở (Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam)

Ngày đăng: 04/04/2024, 08:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w