1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện chuỗi cung ứng xuất khẩu vải thiều việt nam sang thị trường eu

80 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 1,36 MB

Cấu trúc

  • 1. Tính cấp thiết của đề tài (7)
  • 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu (8)
  • 3. Mục tiêu nghiên cứu (12)
  • 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (12)
  • 5. Phương pháp nghiên cứu (13)
  • 6. Bố cục đề tài (14)
  • CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHUỖI CUNG ỨNG VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ (15)
    • 1.1. Lý thuyết về chuỗi cung ứng (15)
      • 1.1.1. Khái niệm chuỗi chuỗi cung ứng (15)
      • 1.1.2. Mục tiêu của chuỗi cung ứng (17)
      • 1.1.3. Thành phần và mối quan hệ hợp tác của chuỗi cung ứng (18)
      • 1.1.4. Phân loại chuỗi cung ứng (21)
    • 1.2. Tổng quan về chuỗi cung ứng ngành hàng nông sản (23)
      • 1.2.1. Khái niệm và đặc điểm hàng hóa nông sản (23)
      • 1.2.3. Cấu trúc và đặc trưng chuỗi cung ứng nông sản xuất khẩu (25)
    • 1.3. Kinh nghiệm phát triển chuỗi cung ứng xuất khẩu nông sản của một số nước trên thế giới (27)
      • 1.3.1. Kinh nghiệm phát triển chuỗi cung ứng nông sản an toàn của Pháp (27)
      • 1.3.2. Kinh nghiệm mở rộng thị trường thông qua việc hoàn thiện kênh phân phối hàng hóa (29)
      • 1.3.3. Bài học cho Việt Nam (30)
  • CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHUỖI CUNG ỨNG VẢI THIỀU XUẤT KHẨU Ở VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU (33)
    • 2.1. Tổng quan về ngành nông sản và sản phẩm vải thiều ở Việt Nam (33)
      • 2.1.1. Ngành nông sản Việt Nam (33)
      • 2.1.2. Sản phẩm vải thiều ở Việt Nam (33)
      • 2.1.3. Tình hình sản xuất vải thiều ở Việt Nam (35)
    • 2.2. Tình hình xuất khẩu của sản phẩm vải thiều Việt Nam sang thị trường EU (38)
      • 2.2.1. Tổng quan thị trường nhập khẩu vải thiều của các nước EU (38)
      • 2.2.2. Các quy định liên quan đến xuất khẩu vải thiều sang thị trường EU (40)
      • 2.2.3. Tình hình xuất khẩu vải thiều Việt Nam sang thị trường EU (43)
    • 2.3. Phân tích chuỗi cung ứng vải thiều Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU 41 1. Mô hình chuỗi cung ứng vải thiều xuất khẩu sang thị trường EU (47)
      • 2.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng vải thiều Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU (52)
    • 2.4. Đánh giá chuỗi cung ứng vải thiều Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU. 49 1. Những kết quả đã đạt được (55)
      • 2.4.2. Những vấn đề cần hoàn thiện (58)
  • CHƯƠNG III: HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG VẢI THIỀU VIỆT NAM XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG EU (62)
    • 3.1. Mục tiêu, phương hướng, quan điểm hoạt động sản xuất và xuất khẩu vải thiều Việt Nam sang thị trường EU (62)
      • 3.1.1. Mục tiêu hoạt động sản xuất và xuất khẩu vải thiều Việt Nam sang thị trường EU (62)
      • 3.1.2. Phương hướng hoạt động sản xuất và xuất khẩu vải thiều Việt Nam sang thị trường EU (63)
      • 3.1.3. Quan điểm hoạt động sản xuất và xuất khẩu vải thiều Việt Nam sang thị trường EU (65)
    • 3.2. Đề xuất hoàn thiện chuỗi cung ứng vải thiều Việt Nam xuất khẩu sang EU (66)
      • 3.2.1. Hoàn thiện các khâu trong chuỗi cung ứng vải thiều xuất khẩu ở Việt Nam (68)
      • 3.2.2. Hoàn thiện mối liên kết giữa các chủ thể trong chuỗi (71)
    • 3.3. Kiến nghị với cơ quan nhà nước (73)
      • 3.3.1. Tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến thương mại vải thiều (73)
      • 3.3.3. Xây dựng cơ sở hạ tầng (74)
      • 3.3.4. Hỗ trợ tài chính cho các chủ thể trong chuỗi cung ứng (74)
      • 3.3.5. Bảo hộ thương hiệu vải thiều quốc gia (75)
  • KẾT LUẬN (77)

Nội dung

phát triển hoạt động xuất khẩu vải thiều sang thị trường EU, cần tiếp tục đầu tư, nâng cấp hệ thống chuỗi cung ứng.Đối với công tác sản xuất trong nước thì ngành nông nghiệp tiếp tục phả

Tính cấp thiết của đề tài

Trong chính sách kinh tế của mình, Đảng và Nhà nước ta nhiều lần khẳng định

"coi xuất khẩu là hướng ưu tiên và là trọng điểm của kinh tế đối ngoại" và coi đó là một trong ba chương trình kinh tế lớn phải thực hiện Với đặc điểm là một nước nông nghiệp, 80% dân số hoạt động trong lĩnh vực này, Việt Nam đã xác định nông sản là mặt hàng xuất khẩu và xuất khẩu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế, tạo nguồn thu cho ngân sách và thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước Trong những năm qua, xuất khẩu nông sản của Việt Nam có giá trị luôn đạt ở mức cao, giúp cho GDP và tổng giá trị hàng hóa của Việt Nam tăng lên đáng kể Điều này cho thấy nông sản Việt Nam ngày càng khẳng định và chiếm được một vị trí nhất định trên thị trường quốc tế. Đặc biệt, khi thị trường nông sản Việt Nam tham gia hội nhập vào kinh tế thế giới, nhất là Châu Âu sẽ mở ra rất nhiều cơ hội cho việc hoạt động sản xuất nông sản Việt Nam.

Có thể nói, vải thiều đóng vai trò vô cùng quan trọng tới nền nông nghiệp, kinh tế và cuộc sống của người nông dân Việt Nam Sản lượng vải thiều được trồng ở Việt Nam tập trung chủ yếu tại một số tỉnh phía Bắc như Hưng Yên, Bắc Giang, Hải Dương… Trong đó, Bắc Giang được coi là “thủ phủ của vải thiều” với loại vải chất lượng trồng tập trung tại vùng Lục Ngạn Theo thống kê vào năm 2022, diện tích vải thiều toàn tỉnh Bắc Giang là 28.300 ha, sản lượng ước đạt 199.5000 tấn Trong đó vải chín sớm sản lượng ước 61.000 tấn, vải thiều chính vụ sản lượng ước đạt 138.500 tấn Sản lượng vải thiều xuất khẩu đạt khoảng 80 nghìn tấn (chiếm 38,07% tổng sản lượng) Kim ngạch xuất khẩu đạt 115,9 triệu USD, đạt 94,13% so năm 2021, trong đó, kim ngạch xuất khẩu từ vải thiều đạt 75,4 triệu USD, còn lại là kim ngạch xuất khẩu từ dịch vụ phụ trợ Theo đánh giá của lãnh đạo tỉnh Bắc Giang, vụ vải thiều năm 2022 được mùa, được giá, tiêu thụ thuận lợi.

Hoạt động xuất khẩu vải thiều của Việt Nam sang thị trường EU trong thời gian qua đã đạt được những kết quả tích cực, với kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng mạnh mẽ.Một trong những nguyên nhân quan trọng góp phần vào thành công này là sự phát triển của hệ thống chuỗi cung ứng Hệ thống chuỗi cung ứng phục vụ xuất khẩu vải thiều đã được đầu tư, nâng cấp, đáp ứng tốt nhu cầu vận chuyển, lưu trữ, bảo quản và phân phối sản phẩm Điều này đã giúp giảm thiểu rủi ro, chi phí trong quá trình xuất khẩu, góp phần nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm Tuy nhiên, theo các chuyên gia, hệ thống chuỗi cung ứng phục vụ xuất khẩu vải thiều sang thị trường EU vẫn còn tồn tại một số hạn chế,như: chi phí vận chuyển cao, sản xuất chưa đồng bộ Điều này dẫn đến chi phí xuất khẩu tăng cao, ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của sản phẩm vải thiều Việt Nam Để tiếp tục phát triển hoạt động xuất khẩu vải thiều sang thị trường EU, cần tiếp tục đầu tư, nâng cấp hệ thống chuỗi cung ứng. Đối với công tác sản xuất trong nước thì ngành nông nghiệp tiếp tục phải đối mặt với những khó khăn, thách thức Những vấn đề mắc phải trong bối cảnh hiện nay lần lượt là việc xác định nông sản trong vùng dịch, thiếu lao động duy trì sản xuất, ngoài ra cước phí vận tải, chi phí cầu đường tăng cũng đang cản trở lưu thông nông sản Theo số liệu thống kê, Việt Nam hiện đứng thứ 25 trong số các nước cung ứng rau quả vào thị trường

EU, với thị phần khiêm tốn 1% Việt Nam xuất siêu 2,03 tỷ USD sang thị trường EU, tăng 15,25% so với tháng đầu năm 2021 và tăng 3,13% so với 2020 Hơn nữa trái cây Việt Nam có nhiều triển vọng xuất khẩu sang thị trường EU vì sự đa dạng và mới lạ có sức hấp dẫn Vì vậy mà công tác đẩy mạnh xuất khẩu vải thiều sang thị trường EU không phải trường hợp ngoại lệ.

Hiện nay, 20% đến 30% nông sản vải trong nước được áp dụng trong công nghệ chế biến xuất khẩu để nâng cao giá trị mặt hàng nông sản vải Tuy nhiên, công nghệ chế biến còn chưa tương xứng với tốc độ phát triển của ngành nông nghiệp, do đó các sản phẩm được sản xuất xuất khẩu dưới dạng thô nên giá trị gia tăng vẫn thấp hơn những nước khác.

Với những lý do nêu trên, việc lựa chọn đề tài “ Hoàn thiện chuỗi cung ứng xuất khẩu nông sản vải thiều Việt Nam sang thị trường EU” là cấp thiết cả về cả lý luận và thực tiễn để phục vụ tốt hơn, hiệu quả hơn cho hoạt động xuất nhập khẩu, đồng thời hoàn thiện chuỗi cung ứng chất lượng cao, tạo ra những sản phẩm khác biệt và làm tăng lợi nhuận.

Tổng quan các công trình nghiên cứu

Trong thời gian qua, đã có một số bài viết, bài nghiên cứu liên quan đến đề tài Cụ thể như sau:

Phạm Hoàng Linh (2019): Với đề tài “Phân tích tiềm năng xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường liên minh Châu Âu (EU)” đã đưa ra những kết luận và giải pháp nhằm giúp cho việc xuất khẩu mặt hàng nông sản sang thị trường EU đạt mức tiềm năng Cụ thể:

EU là thị trường lớn thứ hai đối với ngành xuất khẩu nông sản của Việt Nam Dù vị thế cạnh tranh của Việt Nam ở EU còn nhiều hạn chế, song tiềm năng xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam tiếp tục có xu hướng tăng và giá trị xuất khẩu có thể tăng khoảng30-40% trong thời gian tới Các yếu tố như sự phát triển của thị trường tài chính, tự do thương mại, sự sẵn sàng về công nghệ, tự do lao động có mối tương quan cùng chiều với tiềm năng xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường EU Cùng với đó, nghiên cứu cũng đưa ra những giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường Châu Âu như: nâng cao hiệu quả và tính ổn định của thị trường tài chính, đưa tài chính Việt Nam đến gần hơn với các quy định, tiêu chuẩn quốc tế

Nghiên cứu “Thị trường trái vải của Úc và các giải pháp xúc tiến xuất khẩu trái vải của Việt Nam vào thị trường này” (2015) của Tổng lãnh sứ quán Việt Nam tại Úc đã nghiên cứu về tình hình sản xuất và xuất khẩu vải của Việt Nam và các nước trên thế giới.

Từ những số liệu, thông tin cụ thể trong nghiên cứu, ta thấy được Việt Nam là một trong ba nước đứng đầu thế giới về sản lượng vải Tuy nhiên, vì chủ yếu xuất khẩu qua cửa khẩu phụ và lối mở biên giới nên Việt Nam không nằm trong danh sách các nước xuất khẩu vải đứng đầu thế giới Nghiên cứu cũng đã thống kê số liệu để làm rõ hơn về tình hình trồng và tiêu thụ vải, thị trường xuất khẩu của Việt Nam Đến nay, Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu vải chủ yếu của Việt Nam, ngoài ra còn có Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc và các nước EU Hiện tại, việc xuất khẩu vẫn còn đang khá khó khăn Và để mở rộng hơn thị trường xuất khẩu của Việt Nam sang các nước, Nhà nước và các công ty sản xuất phải phương hướng nhằm tăng cường sản xuất, đảm bảo, đáp ứng nhu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm Tuy nhiên, những phương pháp ấy bảo quản nhằm nâng cao lượng vải vẫn chưa thật sự khả quan vì chi phí đầu tư cho công nghệ mà tác giả đề xuất đắt đỏ, tốn kém nên không nhiều người sản xuất có thể chi trả để mua máy móc, thiết bị phục vụ cho việc sản xuất theo phương pháp đó.

Lê Như Nhung (2018)“Một số ý kiến về hoàn thiện chính sách thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng rau quả ở Việt Nam”, đề tài đã tìm hiểu những nguyên nhân và hạn chế khả năng xuất khẩu rau quả cho thấy ngoài lý do biến động thị trường xuất khẩu truyền thống thì một nguyên nhân quan trọng là chưa có giải pháp hữu hiệu thúc đẩy xuất khẩu rau quả. Đồng thời đề tài đã tập trung nghiên cứu những chính sách và giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy xuất khẩu rau quả ở Việt Nam Tuy nhiên đề tài vẫn chưa làm rõ về nguyên nhân hạn chế còn tồn tại trong việc thúc đẩy xuất khẩu rau quả ở Việt Nam.

Nguyễn Thị Thúy Hồng (2019), “Chính sách thúc đẩy hàng hóa của Việt Nam vào thị trường EU trong điều kiện tham gia WTO”, Luận án tiến sĩ, Khoa Kinh tế đối ngoại, Trường Đại học Kinh tế quốc dân Đề tài đã chỉ ra những quan điểm lý luận về chính sách thúc đẩy hàng hóa của Việt Nam vào thị trường EU trong điều kiện tham gia WTO, phân tích đúng và hiện trạng thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường EU Từ đó đề xuất một số giải pháp và quan điểm hoàn thiện chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường EU Tuy nhiên, luận án còn nhiều hạn chế về nguyên nhân của những tồn tại trong công tác hoàn thiện chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường EU trong điều kiện tham gia WTO.

Lê Phương Chi (2007), “Giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ cho vải thiều Lục Ngạn” Tác giả đưa ra những đặc điểm của ngành vải thiều, tình hình sản xuất và tiêu thụ vải thiều giai đoạn 2002-2006 và các giải pháp để mở rộng thị trường tiêu thụ thương mại cho vải thiều Lục Ngạn như tăng cường hoạt động xuất khẩu (mới chỉ xuất khẩu sang Trung Quốc, Lào, Campuchia), đa dạng hóa sản phẩm chế biến, mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước Tác giả mới chỉ tập trung nghiên cứu và đưa ra giải pháp cho vải thiều ở Lục Ngạn, nhưng chưa đề cập đến nguồn cung cấp vải khác Đồng thời, do tại thời điểm nghiên cứu, phương pháp trồng vải theo tiêu chuẩn VietGAP mới đang được triển khai áp dụng nên tác giả chưa phân tích và đề xuất thị trường cho sản phẩm vải thiều với chất lượng đạt chuẩn hơn so với phương pháp trồng tự phát.

Vũ Đăng Minh (2013), “Thực trạng và giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng vải thiều ở Hải Dương” Tác giả đưa ra cái nhìn chung về chuỗi cung ứng vải thiều Hải

Dương chủ yếu là thị trường nội địa và thị trường Trung Quốc và đối tượng nghiên cứu trong khu vực Hải Dương Tác giả đưa ra chuỗi cung ứng cho vải thiều Việt Nam ở mức độ đơn giản gồm các mắt xích: hộ nông dân, thương lái, doanh nghiệp chế biến, sản xuất, đại lý, nhà bán lẻ Mắt xích hộ nông dân mới dừng lại ở các hộ trồng theo phương pháp cũ, chưa phân tích đến các hộ trồng tham gia canh tác theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP.

Vũ Đình Tôn, Nguyễn Thị Thu Huyền (2008), “Hoạt động của các tác nhân trong ngành vải thiều Thanh Hà” Bài viết của các tác giả đã phân tích hoạt động của các tác nhân tham gia trong ngành hàng vải thiều, tuy nhiên mới ở khu vực huyện Thanh Hà. Đồng thời, bài nghiên cứu mới chỉ nêu ra đặc điểm nổi bật của các tác nhân chính như hộ sản xuất, hộ thu gom, cơ sở chế biến ở giai đoạn 2006 - 2008 theo hướng tiêu thụ ở thị trường trong nước, chưa đề cập đến mối quan hệ giữa các tác nhân và hoạt động của các tác nhân khi tham gia vào quá trình xuất khẩu.

Yulin Long (2021), “Export competitiveness of agricultural products and agricultural sustainability in China” Trong nghiên cứu đã chỉ ra khả năng cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp của một quốc gia không chỉ liên quan đến khả năng xuất khẩu nông sản mà còn liên quan đến tính bền vững của ngành nông nghiệp Làm thế nào để nâng cao khả năng cạnh tranh quốc tế của sản phẩm nông nghiệp của một quốc gia đồng thời duy trì tính bền vững của ngành nông nghiệp là một vấn đề cấp bách Nghiên cứu đã phân tích các số liệu, giá trị trung bình của chỉ số RCA đối với sáu sản phẩm công nghiệp tại thị trường Trung Quốc trong giai đoạn 1994 - 2013 Tuy nhiên nghiên cứu vẫn chưa làm rõ được những hạn chế và đưa ra giải pháp cụ thể đối với ngành hàng.

Shozo Sakata và Fumie Takanashi (2018), “Vietnam’s Lychee and Dragon Fruit

Exports to China: Studies of the Production and Value Chain” Nghiên cứu đã xem xét khá cụ thể và toàn diện về thực trạng xuất khẩu trái cây tươi, đặc biệt là trái vải và thanh long, từ Việt Nam sang Trung Quốc Bài viết cũng đã phân phân tích những đặc điểm của chuỗi giá trị từ các nhà sản xuất đến các doanh nghiệp Trung Quốc Ngoài ra, nghiên cứu đã nêu ra được việc người nông dân phải đối mặt với những rủi ro về mức độ thu mua khó lường trước của các thương nhân Trung Quốc Đặc điểm thị trường, sản lượng tiêu thụ cùng các số liệu về quả vải thiều tại tỉnh Bắc Giang và quả thanh long tại tỉnh Tiền Giang đều đã được phân tích cụ thể cùng những chính sách của địa phương.

Những đề tài nghiên cứu trên ngoài đưa ra vai trò quan trọng của xuất nhập khẩu, đặc biệt là xuất nhập khẩu nông sản, còn chỉ ra thực trạng của xuất nhập khẩu Việt Nam trong từng thời kỳ nghiên cứu Đề tài cũng đã chỉ ra những ưu điểm, khuyết điểm của các Chính sách mà Nhà nước đã và đang thực hiện, đề xuất những giải pháp nhằm cải thiện những ưu, khuyết điểm ấy để phát triển, mở rộng hơn nữa phạm vi xuất nhập khẩu của Việt Nam Tuy nhiên, cuộc xung đột giữa các nước trên thế giới cộng hưởng với những tác động của đại dịch Covid-19 đã khiến nền kinh tế thế giới nói chung và nói riêng những nước phát triển đối mặt với nhiều khó khăn và những phương pháp trên cũng cần phải có sự thay đổi để đáp ứng với xu thế hiện nay.

Qua việc tìm hiểu những mô hình liên quan đến đề tài cả trong và ngoài nước, ta có thể thấy rằng, đề tài “Hoàn thiện chuỗi cung ứng xuất khẩu nông sản vải thiều ở Việt

Nam sang thị trường EU” là một đề tài không hoàn toàn mới Đã có rất nhiều nghiên cứu và tài liệu về chuỗi cung ứng xuất khẩu nông sản nói chung và vải thiều nói riêng, đồng thời phương pháp nghiên cứu và các mô hình được sử dụng cũng rất đa dạng.

Mục tiêu nghiên cứu

 Mục tiêu chung: Hoàn thiện hệ thống chuỗi cung ứng phục vụ hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU đồng bộ, hiệu quả.

 Hệ thống lý luận liên quan đến chuỗi cung ứng xuất khẩu vải thiều của Việt Nam.

 Phân tích hiện trạng chuỗi cung ứng phục vụ hoạt động xuất khẩu vải thiều của Việt Nam sang thị trường EU Tìm hiểu về những thành công, hạn chế và nguyên nhân thành công hạn chế đó.

 Đề xuất, kiến nghị những giải pháp để hoàn thiện chuỗi cung ứng phục vụ hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường EU.

Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu Đề tài chủ yếu sử dụng từ nhiều nguồn dữ liệu thứ cấp Với các số liệu thống kê về xuất khẩu vải thiều sang thị trường châu Âu, dữ liệu được rà soát và đối chiếu từ các báo cáo chính thức của Tổng cục thống kê, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, các cơ quan quản lý nhà nước về thương mại Với các tài liệu nghiên cứu về logistics và chuỗi cung ứng phục vụ cho hoạt động xuất khẩu vải thiều Việt Nam sang thị trường châu Âu, dữ liệu được tìm kiếm trên: Bộ Công thương, Viện Chiến lược và chính sách Công Thương, Tổng cục Thống kê…; Sách và các tư liệu xuất khẩu nông sản…Mục đích thu thập các dữ liệu thứ cấp là phục vụ cho quá trình phân tích, đánh giá thực trạng của việc thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm vải thiều Việt Nam

5.2 Phương pháp xử lý dữ liệu

 Phương pháp biểu đồ, bảng biểu

Là phương pháp sử dụng các sơ đồ hình vẽ, các đồ thị về cơ cấu thị trường, cơ cấu sản phẩm, mặt hàng Về bảng biểu gồm có bảng kết quả hoạt động xuất khẩu vải thiều qua các năm 2019 - 2023.

Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh số liệu với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc) Tiêu chuẩn để so sánh là quy mô, hiệu quả, tốc độ phát triển, thị phần của các năm trước so với năm sau Trên cơ sở so sánh để đưa ra kết luận những yếu tố nào tăng, giảm hay không đổi qua các năm Sử dụng phương pháp này để phân tích được sự biến động của hoạt động xuất khẩu qua từng giai đoạn hay từng thời kỳ.

 Phương pháp phân tích cơ bản

Là sự kiểm định những yếu tố chủ chốt ảnh hưởng đến hoạt động thúc đẩy xuất khẩu dựa trên nguồn dữ liệu đã có và sử dụng kết quả của các phương pháp khác.-Phương pháp phân tích tổng hợpSau khi thu thập số liệu, xử lý, phân tích dữ liệu tiến hành phân tích tổng hợp đưa ra được các kết luận từ đó quan sát và rút ra những kết luận và vấn đề về thực trạng thúc đẩy xuất khẩu vải thiều sang thị trường EU.

5.3 Phương pháp tổng hợp tài liệu

Thu thập dữ liệu từ các nguồn tài nguyên sẵn có, phương pháp tổng hợp tài liệu giúp xác định được các vấn đề tồn tại trong chuỗi cung ứng, từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp để hoàn thiện chuỗi cung ứng, góp phần nâng cao chất lượng và giá trị của vải thiều Việt Nam tại thị trường EU.

5.4 Phương pháp thống kê Để làm rõ các vấn đề lý luận và thực trạng hoạt động trong chuỗi cung ứng vải thiều Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU và đem lại cái nhìn tổng quan từ những số liệu đã tổng hợp.

5.5 Phương pháp diễn giải, quy nạp

Phương pháp diễn giải quy nạp có thể được sử dụng để rút ra các kết luận chung về thực trạng chuỗi cung ứng, các vấn đề tồn tại và các giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng,dựa trên các dữ liệu được thu thập từ các nguồn khác nhau, bao gồm: dữ liệu từ các nghiên cứu đã được công bố và dữ liệu từ khảo sát.

Bố cục đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận Đề tài được bố cục làm 3 chương:

Chương I: Cơ sở lý thuyết về chuỗi cung ứng.

Chương II: Thực trạng chuỗi cung ứng phục vụ hoạt động xuất khẩu vải thiều Việt Nam sang thị trường EU.

Chương III: Hoàn thiện chuỗi cung ứng phục vụ hoạt động xuất khẩu vải thiềuViệt Nam sang thị trường EU.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHUỖI CUNG ỨNG VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ

Lý thuyết về chuỗi cung ứng

1.1.1 Khái niệm chuỗi chuỗi cung ứng

Ngày nay cạnh tranh một cách thành công trong bất kỳ môi trường kinh doanh nào đều đòi hỏi các doanh nghiệp phải tham gia vào công việc kinh doanh của nhà cung cấp cũng như khách hàng của nó Điều này yêu cầu các doanh nghiệp khi đáp ứng sản phẩm hoặc dịch vụ mà khách hàng cần phải quan tâm sâu sắc hơn đến dòng dịch chuyển nguyên vật liệu, cách thức thiết kế và đóng gói sản phẩm và dịch vụ của nhà cung cấp, cách thức vận chuyển và bảo quản sản phẩm hoàn thành và những điều mà người tiêu dùng hoặc khách hàng cuối cùng thực sự yêu cầu (ví dụ như có nhiều doanh nghiệp có thể không biết sản phẩm của họ được sử dụng như thế nào trong việc tạo ra sản phẩm cuối cùng mà khách hàng sử dụng) Hơn nữa, trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt ở thị trường toàn cầu hiện nay, việc giới thiệu sản phẩm mới với chu kỳ sống ngày càng ngắn hơn, cùng với mức độ kỳ vọng ngày càng cao của khách hàng đã thúc đẩy các doanh nghiệp phải đầu tư, và tập trung nhiều vào chuỗi cung ứng của nó Điều này, cùng với những tiến bộ liên tục trong công nghệ truyền thông và vận tải (ví dụ: truyền thông di động, Internet và phân phối hàng qua đêm), đã thúc đẩy sự phát triển không ngừng của chuỗi cung ứng và những kỹ thuật để quản lý nó.

Vậy chuỗi cung ứng là gì? Có rất nhiều định nghĩa về chuỗi cung ứng, nhưng chưa có một định nghĩa nào được coi là chuẩn Sau đây là một số định nghĩa về chuỗi cung ứng đã được đưa ra:

Theo PGS.TS An Thị Thanh Nhàn và cộng sự (2021), “Chuỗi cung ứng là tập hợp các doanh nghiệp hoặc tổ chức tham gia trực tiếp và gián tiếp vào các quá trình tạo ra, duy trì và phân phối một loại sản phẩm nào đó cho thị trường.”

“Chuỗi cung ứng là một chuỗi hay một tiến trình bắt đầu từ nguyên liệu thô cho tới khi sản phẩm làm ra hay dịch vụ tới tay người tiêu dùng cuối cùng Chuỗi cung ứng là một mạng lưới các lựa chọn về phân phối và các phương tiện để thực hiện thu mua nguyên liệu, biến đổi các nguyên liệu này qua khâu trung gian để sản xuất ra sản phẩm,phân phối sản phẩm này tới tay người tiêu dùng” (Introduction to Supply ChainManagement – Ganeshan & Harrison).

“Chuỗi cung ứng là hệ thống các công cụ để chuyển hóa nguyên liệu thô từ bán thành phẩm tới thành phẩm, chuyển tới người tiêu dùng thông qua hệ thống phân phối” (The evolution of Supply Chain Management Model and Practice – Lee & Billington).

Theo Hiệp hội Chuỗi cung ứng định nghĩa: “Chuỗi cung ứng là một mạng lưới toàn cầu được sử dụng để chuyển hóa nguyên liệu thành sản phẩm và dịch vụ giao đến khách hàng hàng hàng cuối cuối cùng thông qua dòng dòng chảy thông tin, phân phối và tiền mặt”

Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các doanh nghiệp tham gia, một cách trực tiếp hay gián tiếp, trong việc đáp ứng nhu cầu khách hàng Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà sản xuất và nhà cung cấp, mà còn công ty vận tải, nhà kho, nhà bán lẻ và khách hàng của nó Những chức năng này bao gồm, nhưng không bị hạn chế, phát triển sản phẩm mới, marketing, sản xuất, phân phối, tài chính và dịch vụ khách hàng.

Trong một chuỗi cung ứng điển hình, nguyên vật liệu được mua ở một hoặc nhiều nhà cung cấp; các bộ phận được sản xuất ở một nhà máy hoặc nhiều hơn, sau đó được vận chuyển đến nhà kho để lưu trữ ở giai đoạn trung gian và cuối cùng đến nhà bán lẻ và khách hàng Vì vậy, để giảm thiểu chi phí và cải tiến mức phục vụ, các chiến lược chuỗi cung ứng hiệu quả phải xem xét đến sự tương tác ở các cấp độ khác nhau trong chuỗi cung ứng Chuỗi cung ứng, cũng được xem như mạng lưới hậu cần, bao gồm các nhà cung cấp, các trung tâm sản xuất, nhà kho, các trung tâm phân phối, và các cửa hàng bán lẻ, cũng như nguyên vật liệu, tồn kho trong quá trình sản xuất và sản phẩm hoàn thành dịch chuyển giữa các cơ sở.

Cùng với sự phát triển của sản xuất, của công nghệ thông tin, thì dây chuyền cung ứng này càng phức tạp, vai trò của công nghệ thông tin trong quản trị dây chuyền cung ứng ngày càng lớn Tất cả các sản phẩm đến tay người tiêu dùng thông qua một vài hình thức của chuỗi cung ứng, có một số thì lớn hơn và một số thì phức tạp hơn rất nhiều Với ý tưởng chuỗi cung ứng này, chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng chỉ có một nguồn tạo ra lợi nhuận duy nhất cho toàn chuỗi đó là khách hàng cuối cùng Khi các doanh nghiệp riêng lẻ trong chuỗi cung ứng ra các quyết định kinh doanh mà không quan tâm đến các thành viên khác trong chuỗi, điều này rốt cuộc dẫn đến giá bán cho khách hàng cuối cùng là rất cao, mức phục vụ chuỗi cung ứng thấp và điều này làm cho nhu cầu khách hàng tiêu dùng cuối cùng trở nên thấp Về mặt lý thuyết, chuỗi cung ứng hoạt động như một đơn vị cạnh tranh riêng biệt và cố hữu, thực hiện những việc mà nhiều doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp hội nhập dọc cố gắng đạt được và đã thất bại trong việc thực hiện mục tiêu này.Điểm khác biệt chính là các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng hoàn toàn tự do trong việc quyết định thâm nhập hoặc rời khỏi mối quan hệ chuỗi nếu quan hệ này không còn đem lại lợi ích cho họ; đó chính là tổ chức thị trường tự do nhằm giúp đỡ chuỗi cung ứng vận hành một cách hiệu quả hơn các khối liên kết dọc.

1.1.2 Mục tiêu của chuỗi cung ứng

Theo Giáo trình Quản trị Chuỗi cung ứng (2021), Mục tiêu tối thượng của SCM là tối đa hóa toàn bộ giá trị (Value) chuỗi cung ứng Đối với hầu hết các chuỗi cung ứng, giá trị của chuỗi tạo ra có liên quan mật thiết đến lợi nhuận chuỗi cung ứng (Supply chain surplus) tạo ra Giá trị hay lợi nhuận của một chuỗi cung ứng chỉ có được từ nguồn thu nhập duy nhất là dòng tiền mặt của khách hàng Giá trị này được tạo ra từ sự chênh lệch giữa doanh thu bán sản phẩm và chi phí trong toàn bộ chuỗi cung ứng sản phẩm Cũng là khoản chênh lệch giữa giá trị sản phẩm mà khách hàng mua gọi là giá trị khách hàng (Customer value) với tổng chi phí phát sinh trong chuỗi để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Theo quan điểm của Chopra thì giá trị chuỗi cung ứng được tính theo công thức dưới đây:

Giá trị chuỗi cung ứng = Giá trị khách hàng – Chi phí chuỗi cung ứng

Nói cách khác, toàn bộ ý tưởng của SCM là cung cấp các giá trị tối đa nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, đồng thời đem lại lợi nhuận lớn nhất cho các thành viên trong chuỗi cung ứng Trong một chuỗi cung ứng, chỉ có một nguồn lợi nhuận duy nhất thu được từ hoạt động bán sản phẩm ở đầu ra khi mà NTD chấp nhận mua sản phẩm Tất cả các khoản chi trả giữa những tổ chức hay cá nhân hợp tác với nhau trong chuỗi chỉ là những khoản trao đổi.

Giá trị tạo ra của chuỗi cung ứng là sự khác biệt giữa giá trị của sản phẩm cuối cùng đối với khách hàng và nỗ lực mà chuỗi cung ứng dùng vào việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng Đối với đa số các chuỗi cung ứng thương mại, giá trị liên quan mật thiết đến lợi ích của chuỗi cung ứng, sự khác biệt giữa doanh thu mà khách hàng phải trả cho công ty đối với việc sử dụng sản phẩm và tổng chi phí của cả chuỗi cung ứng Lợi nhuận của chuỗi cung ứng là tổng lợi nhuận được chia sẻ xuyên suốt chuỗi Lợi nhuận của chuỗi cung ứng càng cao chứng tỏ sự thành công của chuỗi cung ứng càng lớn Thành công của chuỗi cung ứng nên được đo lường dưới góc độ lợi nhuận của chuỗi chứ không phải đo lượng lợi nhuận ở mỗi giai đoạn riêng lẻ Vì vậy, trọng tâm không chỉ đơn giản là việc giảm thiểu đến mức thấp nhất chi phí vận chuyển hoặc cắt giảm tồn kho mà hơn thế nữa chính là vận dụng cách tiếp cận hệ thống vào chuỗi cung ứng.

Những lợi ích chính của việc theo đuổi chuỗi cung ứng có thể được tóm lược như sau: Một chuỗi cung ứng giúp công ty và các đối tác trong chuỗi cung ứng tạo ra những khác biệt rõ rệt so với đối thủ cạnh trạnh Lợi ích này còn được phân chia trên hai lĩnh vực cụ thể: hiệu quả tài chính và lợi thế cạnh trạnh.

Hiệu quả tài chính: chuỗi cung ứng giúp các đối tác trong đó tăng lợi nhuận và thu hút bên liên quan bằng cách tập trung trực tiếp vào nguồn lực thực sự của doanh thu và lợi nhuận-chính là khách hàng.

Lợi thế cạnh tranh: Ngoài lợi ích về hiệu quả tài chính, việc xây dựng quan hệ mật thiết với khách hàng có thể cải thiện rõ ràng vị thế cạnh tranh Các công ty ngày nay đang cảm thấy bị thu hẹp bởi các công ty lớn như Wal-Mart và hoạt động sản xuất, phân phối dựa trên chi phí thấp, lợi thế nhờ quy mô.

1.1.3 Thành phần và mối quan hệ hợp tác của chuỗi cung ứng

1.1.3.1 Thành phần của chuỗi cung ứng

Tổng quan về chuỗi cung ứng ngành hàng nông sản

1.2.1 Khái niệm và đặc điểm hàng hóa nông sản

1.2.1.1 Khái niệm hàng hóa nông sản

Nông sản là những sản phẩm hoặc bán thành phẩm của ngành sản xuất hàng hóa thông qua gây trồng và phát triển của cây trồng Sản phẩm nông nghiệp bao gồm nhiều nhóm hàng thực phẩm, tơ sợi, nhiên liệu, nguyên vật liệu, dược phẩm và ma túy bất hợp pháp (thuốc lá, cần sa), các sản phẩm độc đáo đặc thù Ngày nay, nông sản còn hàm nghĩa những sản phẩm từ hoạt động làm vườn và thực tế nông sản thường được hiểu là những sản phẩm hàng hóa được làm ra từ tư liệu sản xuất là đất.

Hàng hóa nông sản (cash crops) là khái niệm dùng để chỉ các loại nông sản mà người nông dân sản xuất ra với mục đích bán ra thị trường Ngược với nông sản hàng hóa là nông sản phục vụ cho mục đích tự sản, tự tiêu.

Hàng nông sản bao gồm một vi phạm khá rộng các loại hàng hoá có nguồn gốc từ hoạt động nông nghiệp như:

 Các sản phẩm nông nghiệp cơ bản: lúa gạo, lúa mì, bột mì, sữa, động vật tươi sống (trừ cá và các sản phẩm từ cá), cà phê, hồ tiêu, hạt điều, chè, rau quả tươi, )

 Các sản phẩm phái sinh: bánh mì, bơ, dầu ăn, thịt,

 Các sản phẩm được chế biến từ sản phẩm nông nghiệp: bánh kẹo, sản phẩm từ sữa, xúc xích, nước ngọt, rượu, bia, thuốc lá, bông xơ, da động vật thô và nhiều sản phẩm khác

Trong thực tiễn thương mại thế giới, nông sản thường được chia làm hai nhóm,gồm nông sản nhiệt đới và nhóm còn lại Cho đến nay, chưa có định nghĩa thống nhất thế nào là nông sản nhiệt đới nhưng những loại đồ uống (như chè, cà phê, ca cao), bông và nhóm có sợi khác như đay, lanh, những loại quả (như chuối, xoài, ổi và một số nông sản khác) được xếp vào nhóm nông sản nhiệt đới Trên thực tế, nhóm nông sản nhiệt đới được sản xuất chủ yếu bởi các nước đang phát triển.

1.2.1.2 Đặc điểm hàng hóa nông sản

Nông sản bao gồm những sản phẩm thiết yếu phục vụ đời sống và sản xuất của người dân ở mỗi quốc gia, đây là sản phẩm của ngành nông nghiệp mà bản chất là kết quả của quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi Do vậy, nông sản mang một số đặc điểm của hoạt động sản xuất nông nghiệp:

Một là , tính thời vụ:

Quá trình sản xuất, thu hoạch và tiêu thụ nông sản luôn mang tính thời vụ bởi các loại cây trồng sinh trưởng và phát triển theo quy luật sinh vật nhất định Mặt khác, do sự biến thiên về điều kiện tự nhiên khí hậu làm cho mỗi loại cây trồng có sự thích ứng riêng, tạo nên những mùa vụ khác nhau trong sản xuất Vào khoảng thời gian chính vụ, nông sản thường dồi dào, phong phú về chủng loại, chất lượng khá đồng đều và giá rẻ, ngược lại, khi trái vụ thì nông sản khan hiếm, chất lượng không đều nhau và giá bán thường cao.

Hai là , nông sản phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên

Nông sản chịu tác động lớn từ điều kiện tự nhiên, đặc biệt là các điều kiện về đất đai, khí hậu và thời tiết Đa phần các nông sản đều rất nhạy cảm với các nhân tố ngoại cảnh, do vậy, mọi sự thay đổi về điều kiện tự nhiên đều tác động trực tiếp tới sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng Nếu điều kiện tự nhiên thuận lợi, cây trồng sinh trưởng và phát triển bình thường, cho sản lượng thu hoạch cao, chất lượng tốt, ngược lại, nếu điều kiện tự nhiên không thuận lợi như nắng nóng hoặc giá rét kéo dài gây hạn hán hoặc bão lụt sẽ gây sụt giảm về năng suất và sản lượng cây trồng.

Ba là , chất lượng nông sản ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người tiêu dùng

Chất lượng nông sản luôn là tiêu chí đầu tiên được người tiêu dùng quan tâm khi quyết định mua hàng Tại các quốc gia phát triển, đối với hoạt động nhập khẩu nông sản, ngày càng có nhiều yêu cầu khắt khe đặt ra về chất lượng, vệ sinh ATTP, kiểm dịch, xuất xứ, của loại hàng hóa này Nguyên nhân chính là do chất lượng của nông sản sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người sử dụng Vì vậy, khi đời sống người dân được nâng lên thì chất lượng nông sản cũng cần được cải thiện tương ứng.

Bốn là , nông sản có tính đa dạng

Nông sản có đặc điểm đa dạng cả về chủng loại và chất lượng, bởi nông sản được sản xuất từ các địa phương khác nhau với các nhân tố về địa lý, tự nhiên khác nhau, mỗi vùng, mỗi hộ dân, mỗi trang trại có phương thức sản xuất khác nhau với các giống nông sản khác nhau cho nên chủng loại cũng khác nhau, nông sản rất dễ bị hư hỏng, ẩm mốc, biến chất do đó, chỉ cần để một thời gian ngắn trong môi trường không bảo đảm về độ ẩm, nhiệt độ, nông sản sẽ bị hư hỏng, giảm chất lượng.

1.2.3 Cấu trúc và đặc trưng chuỗi cung ứng nông sản xuất khẩu

1.2.3.1 Cấu trúc chuỗi cung ứng nông sản xuất khẩu

Hình 1.2: Cấu trúc chuỗi chuỗi cung ứng nông sản xuất khẩu

(Nguồn: Nông sản Việt Nam nhìn từ góc độ Chuỗi cung ứng - PGS.TS An Thị Thanh

Chuỗi cung ứng ngành hàng nông sản xuất khẩu mang đầy đủ cấu trúc của một chuỗi cung ứng phức tạp, bao gồm các thành tố sau: a Người nuôi trồng

Người nuôi trồng là người tạo ra nông sản xuất khẩu, bằng cách chăm sóc, quản lý, và trồng trọt cây trồng, đảm bảo chất lượng và sản lượng Ngoài ra, họ cũng phải tuân thủ các quy chuẩn chất lượng và an toàn thực phẩm của quốc gia nhập khẩu Người nuôi trồng còn đóng vai trò trong việc bảo vệ môi trường và thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội trong các khu vực nông thôn Họ cũng phải phối hợp trong chuỗi cung ứng phức tạp, đảm bảo rằng sản phẩm được thu mua, chế biến, và xuất khẩu một cách hiệu quả. b Người chế biến/sơ chế

Người chế biến là người biến đổi nông sản từ dạng nguyên liệu thành sản phẩm hoàn chỉnh và sẵn sàng xuất khẩu Vai trò của họ bao gồm chế biến, bảo quản, và tạo giá trị cho nông sản Họ thường tiến hành các công đoạn như lựa chọn, sơ chế, đóng gói, và chế biến nông sản để đảm bảo chất lượng và tuân thủ các quy chuẩn chất lượng và an toàn thực phẩm quốc tế.

Người chế biến cũng đóng vai trò quan trọng trong việc gia tăng giá trị của nông sản thông qua việc sáng tạo trong quá trình chế biến và đóng gói Điều này giúp tạo ra sản phẩm có tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế và tối ưu hóa giá trị thương mại. c Người xuất khẩu

Người xuất khẩu là người đóng vai trò quan trọng trong việc nắm bắt thị trường quốc tế Họ phải xác định nhu cầu của khách hàng, quản lý nguồn cung cấp, đảm bảo tuân thủ quy chuẩn chất lượng, quản lý vận chuyển, thủ tục xuất khẩu, và thực hiện hoạt động tiếp thị Điều này giúp đưa nông sản từ nơi sản xuất đến thị trường quốc tế một cách hiệu quả và đáp ứng yêu cầu của thị trường. d Người bán buôn/bán lẻ

Kinh nghiệm phát triển chuỗi cung ứng xuất khẩu nông sản của một số nước trên thế giới

1.3.1 Kinh nghiệm phát triển chuỗi cung ứng nông sản an toàn của Pháp

Nhờ vào các vùng đất phì nhiêu rộng lớn, áp dụng kỹ thuật hiện đại và trợ cấp của Liên minh châu Âu, nền nông nghiệp của Pháp hiện đứng thứ 6 thế giới về sản lượng và đứng đầu Liên minh châu Âu Thậm chí, xuất khẩu nông sản của nước này đứng thứ 2 thế giới, chỉ xếp sau Mỹ, đứng đầu châu Âu Hàng năm, Pháp xuất siêu khoảng 6,6 tỷ USD hàng nông sản (gồm lúa mì, rượu nho, các sản phẩm thịt và sữa) Năng suất lao động nông nghiệp cao, công nghiệp chế biến thực phẩm rất phát triển, chiếm xấp xỉ 3,5% GDP (MOFA, 2018).

Xây dựng các chuỗi cung ứng mang lại hiệu quả luôn được xem là một trong những chủ trương hàng đầu được Chính phủ Pháp quan tâm Chuỗi cung ứng ngắn hàng nông sản tại Pháp được hình thành với đặc trưng cơ bản là chỉ duy trì tối đa một đơn vị trung gian trong chuỗi cung ứng, nhằm kết nối giữa người sản xuất với người tiêu dùng. Quy trình xây dựng và vận hành chuỗi cung ứng ngắn sản phẩm nông nghiệp tại Pháp hiện nay bao gồm các giai đoạn sau:

Giai đoạn tiền khởi động - xây dựng ý tưởng chuỗi cung ứng ngắn.Với ý tưởng giúp người sản xuất có cơ hội giới thiệu sản phẩm trực tiếp đến người tiêu dùng, bán các sản phẩm mang đặc trưng văn hóa địa phương, gắn kết với các chương trình truyền thông xây dựng hình ảnh,… chuỗi cung ứng ngắn sản phẩm nông nghiệp địa phương kết nối các hộ nông dân sản xuất và bán sản phẩm tại các cửa hàng và siêu thị của vùng.

Giai đoạn khởi nghiệp - xây dựng các bộ quy tắc, quản lý vận hành chuỗi Các hộ nông dân sản xuất nhỏ tham gia chuỗi cung ứng ngắn, với cam kết tuân thủ các quy định như: (1) Các sản phẩm tham gia chuỗi phải là các sản phẩm nông nghiệp của vùng; (2) Các sản phẩm của chuỗi được bán tại các cửa hàng của vùng Khoảng cách từ các trang trại sản xuất đến điểm bán hàng từ 20km-50km; (3) Các hộ nông dân được chủ động các hoạt động sản xuất của mình; (4) Đơn vị quản lý chuỗi chịu trách nhiệm lập ra quy trình về tổ chức và vận hành chuỗi; (5) Thiết lập website quản lý bán hàng, theo đó các sản phẩm được quản lý theo mã vạch tương ứng với các hộ nông dân tham gia sản xuất; (6) Theo quy định của chuỗi, các sản phẩm được nhập từ các nhà sản xuất khác nhau song mức giá đều được thống nhất, ghi cùng mức giá trên mỗi sản phẩm Điều này tránh được sự cạnh tranh không cần thiết giữa các hộ sản xuất; (7) Các hộ nông dân chịu trách nhiệm phân phối sản phẩm của mình đến các cửa hàng của chuỗi; (8) Mức phí áp dụng trong từng thời điểm đối với các sản phẩm được chiết khấu tính trên doanh thu bán sản phẩm.

Giai đoạn trưởng thành - đánh giá những thành công, hạn chế của chuỗi cung ứng. Định kỳ họp đánh giá những thành công, hạn chế và đưa ra những điều chỉnh về nguyên tắc hoạt động của chuỗi được định kỳ tổ chức trong khoảng thời gian từ 4 đến 6 tuần. Tham gia họp định kỳ bao gồm 3 nhóm là truyền thông, quản lý lao động và việc làm, nhóm giám sát và kiểm tra chất lượng sản phẩm.

Như vậy, sau một thời gian áp dụng chuỗi cung ứng ngắn đối với hàng nông sản, đã mang lại một số kết quả, đó là khung khổ luật về chuỗi cung ứng ngắn hàng nông sản, thực phẩm được hoàn thiện, làm cơ sở để các cơ quan chức năng tổ chức tập huấn, hỗ trợ các hợp tác xã, hộ nông dân nhỏ sản xuất các sản phẩm đáp ứng cho chuỗi cung ứng ngắn. Chuỗi cung ứng ngắn sản phẩm địa phương trở thành một trong những ưu tiên của Chính phủ Pháp trong việc thực hiện Chương trình phát triển nông thôn giai đoạn 2014-2020.

1.3.2 Kinh nghiệm mở rộng thị trường thông qua việc hoàn thiện kênh phân phối hàng hóa

Thái Lan xây dựng kho nông sản tại các thị trường nhập khẩu nhằm tăng sức cạnh tranh của hàng hóa, hiểu rõ và nắm bắt kịp thời nhu cầu của thị trường Các kho ngoại quan này được xây dựng ở quốc gia có vị trí địa lý trung tâm, thuận tiện xuất khẩu đi các nước lân cận hoặc có thể xuất ngay tại nước đó Hiện nay, Thái Lan đã xây nhà máy đánh bóng gạo và kho chứa trái cây tại Pháp để xuất khẩu sang Hà Lan, Đức Các doanh nghiệp xuất khẩu nước sau khi thu mua trong nước là vận chuyển sang kho ngoại quan, khi thấy thị trường Pháp hoặc các nước châu Âu có nhu cầu sẽ đáp ứng kịp thời hơn.

Một cách phân phối nông sản hiệu quả nữa của Thái Lan là thông qua Chợ trung tâm mua bán nông sản (Taladd Thai) tại thị trường nội địa Tất cả nông sản của 76 tỉnh thành của Thái Lan đều được đưa về đây để tiêu dùng và xuất khẩu Talaad Thai được biết đến như là cửa ngõ xuất khẩu nông sản của Thái Lan Từ Talaad Thái ra cảng biển, sân bay rất thuận tiện và các dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu cũng rất phong phú và hiệu quả. Trung tâm Dịch vụ xuất khẩu nông sản một cửa (POSSEC) đáp ứng mọi thủ tục cho xuất hàng ngay tại Talaad Thai từ hoàn tất thủ tục hải quan, nhận giấy chứng nhận xuất xứ (C/O), chứng nhận kiểm dịch thực vật, kiểm tra an toàn vệ sinh đến những dịch vụ chiếu xạ, kho vận đóng gói, thông tin tư vấn về thị trường, luật lệ…

Ngoài ra, Thái Lan là đất nước có lượng khách du lịch hàng năm lớn nên các nhà kinh doanh nông sản đã tận dụng lợi thế này để xuất khẩu tại chỗ với kim ngạch đáng kể.

Mặt khác đây cũng là một hình thức tiếp thị, quảng bá thương hiệu nông sản Thái Lan có hiệu quả.

1.3.3 Bài học cho Việt Nam

Phát huy thành tựu đã có, tiếp tục các công việc đang làm để góp phần làm tốt hơn công việc xây dựng và phát triển các chuỗi cung ứng Vận dụng kinh nghiệm của Pháp để phát triển các chuỗi cung ứng nông sản an toàn; bài học của Thái Lan về việc mở rộng thị trường thông qua hoàn thiện hệ thống kênh phân phối Đồng thời, cần dựa vào đòi hỏi của thực tiễn, khai thác cơ hội, khắc phục hạn chế, để phát triển tốt hơn các chuỗi cung ứng nông sản Bản chất là vận dụng sâu hơn các nội dung còn yếu hoặc thiếu trong khung nghiên cứu, cụ thể là cần thực thi các nhóm giải pháp chính sau:

Một là ,tiến hành phân vùng kinh tế, gồm cả phân vùng nông nghiệp, theo bối cảnh hội nhập, để chỉ ra cơ cấu sản phẩm chuyên môn hóa của đất nước, từ đó xác định các chuỗi cung ứng toàn cầu cần phát triển để góp phần cải thiện mạng lưới thương mại quốc tế cho nông sản của nước ta.

Một nước chỉ hội nhập thành công vào FTA khi vừa khai thác được nhiều nhất sự hỗ trợ từ bên ngoài, vừa đóng góp được nhiều vào phát triển kinh tế của FTA Với nước con đang phát triển như Việt Nam, để tiến nhanh trên con đường “Công nghiệp hóa bắt kịp”, cần khai thác tốt các lợi thế - nhất là về nông nghiệp, để cân đối cán cân xuất nhập khẩu Để biết nên xuất khẩu nông sản nào, từ đâu và tới đâu, với quy mô và chất lượng thế nào - Việt Nam cần phân vùng kinh tế, nhất là phân vùng nông nghiệp Lấy bối cảnh đáp ứng các nhu cầu xuất khẩu - hàng phi nông sản, nhưng tập trung vào nông sản, cho các nước theo các cam kết mới nhất theo các FTA Dựa vào khác biệt địa lý, cơ cấu đối tác thương mại, thị hiếu tiêu dùng và cơ cấu nông sản nhập khẩu, chỉ ra nên xuất sản phẩm gì sang nước nào trong từng FTA Với 14 FTA đã có hiệu lực với 55 đối tác; chắc chắn rằng: Việt Nam không chỉ có 8 mặt hàng “nông nghiệp tỷ USD”, mà còn nhiều hơn, với giá trị kim ngạch không chỉ vài tỷ USD/nông sản Giúp xác định được các chuỗi cung ứng toàn cầu cần phát triển, với nhiều chuỗi cung ứng toàn cầu về nông sản, từ đó tạo ra nhiều thay đổi về các mặt hàng, hướng đi và quy mô của chúng.

Hai là, từ các chuỗi cung ứng toàn cầu cho nông sản được phân bổ, các vùng phát triển các vùng chuyên canh cấp quốc gia; từ các khả năng còn lại, phát triển các vùng chuyên canh cấp vùng, nhằm phát triển các chuỗi cung ứng tầm quốc gia. Đất nước chỉ phát triển nhanh nhất, mạnh nhất khi mọi vùng đều phát huy được thế mạnh, không phải đầu tư vào việc sản xuất các sản phẩm mà không có lợi thế Do đó, sau khi xác định các chuỗi cung ứng nông sản toàn cầu cần có; dùng các khả năng nổi bật trong cơ cấu khả năng của cả nước, chỉ ra các vùng chuyên môn hóa chính, có liên quan.

Từ đó, chỉ ra các khả năng phát triển còn lại của từng vùng - trong đó trội hơn là các khả năng chính Để khai thác tốt các khả năng chính, cần dựa vào dự báo về nhu cầu nông sản nội địa, xác định các vùng nông nghiệp chuyên môn hóa cấp quốc gia trong mỗi vùng. Khi được phê duyệt, đó sẽ là các nông sản chuyên môn hóa, được dùng làm cơ sở để xây dựng và phát triển các chuỗi cung ứng nông sản tầm quốc gia, dùng để trao đổi qua lại giữa các vùng Trên thực tế, đó phần lớn là các nông sản đạt tiêu chuẩn “5 sao” hoặc “4 sao” trong Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) của Chính phủ Ngoài ra, nhiều đặc sản quý hiếm, nếu được đầu tư công nghệ cao sẽ đủ sức chuyên môn hóa theo vùng, như nuôi hươu lấy nhung, nuôi cá sấu lấy da, nuôi sò huyết, đồi mồi, chim yến; hoặc phát triển để thay thế nông sản nhập khẩu, nhất là để làm thức ăn chăn nuôi Nhờ đó, sẽ có nhiều chuỗi cung ứng nông sản tầm quốc gia, tạo ra nguồn cung nông sản chất lượng, giúp cải thiện đáng kể nền nông nghiệp theo hướng có hiệu quả cao.

Ba là, từng vùng căn cứ vào các đầu mối tiêu thụ nông sản cuối cùng, cụ thể, tiến hành cải thiện giống, đổi mới quy trình sản xuất, chế biến; hoàn thiện thể chế thương mại, giải quyết nhanh, thỏa đáng các vi phạm.

THỰC TRẠNG CHUỖI CUNG ỨNG VẢI THIỀU XUẤT KHẨU Ở VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU

Tổng quan về ngành nông sản và sản phẩm vải thiều ở Việt Nam

2.1.1 Ngành nông sản Việt Nam:

Từ trước đến nay, ngành nông nghiệp của Việt Nam nói chung và ngành nông sản Việt Nam nói riêng vẫn đang đóng vai trò là vệ đỡ của nền kinh tế.

Hiện nay, cả nước có 5 khu vực sản xuất nông nghiệp chủ yếu, thị trường xuất khẩu các sản phẩm nông sản ngày càng mở rộng Khu vực châu Á vẫn chiếm thị phần xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với 46,5% tổng kim ngạch Tiếp đến là các thị trường:

Mỹ (27%), châu Âu (10,1%), châu Phi (1,7%) và châu Đại Dương (1,3%) 4 thị trường xuất khẩu chính của sản phẩm nông nghiệp Việt Nam là: Mỹ (24,6%), Trung Quốc (22,6%), Nhật Bản (6,6%) và Hàn Quốc (4,9%) Bên cạnh đó, cơ cấu các mặt hàng nông sản xuất khẩu ngày càng phong phú và đạt kim ngạch cao như mặt hàng gỗ và sản phẩm từ gỗ, rau quả, hạt điều,

Việc bảo quản các sản phẩm nông sản có một số đặc thù như: dễ hư hỏng, tính thời vụ và theo mùa, cần bảo quản ở nhiệt độ thấp, nhiệt độ cho mặt hàng nông sản khác nhau cần được kiểm soát khác nhau tùy từng giai đoạn Do đó, đặc điểm logistics phục vụ hàng nông sản đòi hỏi một quá trình tích hợp từ khâu sản xuất, thu hoạch, chế biến, đóng gói, lưu trữ, vận chuyển, và phân phối đến người tiêu dùng cuối cùng Vì vậy, hoạt động Logistics phục vụ nông sản gặp phải những khó khăn nhất định.

2.1.2 Sản phẩm vải thiều ở Việt Nam:

Cây vải là một loại cây có nguồn gốc từ các tỉnh phía Nam Trung Quốc và miền Bắc Việt Nam, thích hợp với khí hậu nhiệt đới Đây là một loại cây ăn quả lâu năm, mỗi năm chỉ có một mùa thu hoạch Từ lúc gieo trồng đến khi được thu hoạch có thể thương mại hóa phải mất từ sáu đến bảy năm Có hơn 25 loại giống cây khác nhau cho quả có đường kính từ 2,5cm đến 3,5cm Trong quá trình trồng, để đạt năng suất cao, người nông dân phải chăm sóc thường xuyên, cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cây trồng, chống lại các tác nhân gây hại từ môi trường như sâu bệnh, chim, dơi, đặc biệt trong giai đoạn cây ra hoa, quả và sau khi thu hoạch Do vậy, trên thế giới, cây vải không chỉ được trồng ở khu vực phía Bắc Việt Nam mà còn có ở các vùng khí hậu nhiệt đới khác như TrungQuốc (chủ yếu ở các tỉnh Quảng Đông, tỉnh Phúc Kiến, tỉnh Quảng Tây và tỉnh Hải Nam),

Malaysia, Ấn Độ, Bangladesh, Australia, khu vực đảo Madagascar và Mỹ (bang Florida, Hawaii).

Giống như các loại quả khác, trong điều kiện thông thường, quả vải có thời gian sử dụng rất ngắn, do vậy để kéo dài thời gian, quả vải cần được bảo quản lạnh hoặc sử dụng phương pháp chế biến vải tươi như sấy khô, đóng hộp vừa đa dạng hóa các dòng sản phẩm từ vải, vừa kéo dài thời gian sử dụng. Ở Việt Nam, hai tỉnh Hải Dương, Bắc Giang có diện tích trồng vải thiều lớn nhất cả nước Theo các tài liệu lịch sử, cây vải đã xuất hiện ở nước ta cách đây khoảng 2000 năm trong thời kỳ phong kiến Bắc thuộc, được trồng ở Giao Chỉ (khu vực miền Bắc nước ta hiện nay) Tuy nhiên vải thiều Thanh Hà mới bắt đầu xuất hiện cách đây khoảng 200 năm Khi ông Hoàng Văn Cơm (tự Phúc Thành, quê ở xã Thanh Sơn, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương) đi phục vụ tại một nhà hàng ăn ở Hải Phòng, tình cờ được nếm thử vị vải ở Thiều Châu (Trung Quốc) do các vị khách người Hoa mang sang Thấy vị vải ngọt, ngon, ông Hoàng Văn Cơm đã đem 6 hạt về trồng, nhưng chỉ được một cây, cây vải cho quả có vỏ sần đỏ tía cùi trắng dày, ngọt, hạt nhỏ hơn hẳn các loại vải khác hạt to và chua hơn Sau đó, ông Hoàng Văn Cơm đã đem chiết cành và nhân rộng số lượng cây vải trồng được ở huyện Thanh Hà Thanh hà có vùng thổ nhưỡng hàng năm năm được bồi đắp phù sa kết hợp với khí hậu thuận lợi, nên vải thiều Thanh Hà luôn luôn ngọt, ngon hơn vải ở các vùng khác Từ vùng Thanh Hà, cây vải thiều đã được nhân giống trồng ở các huyệnChí Linh (Hải Dương), Đông Triều (Quảng Ninh), Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế (BắcGiang) Trong khi Thanh Hà là quê hương hương của vải thiều thì Lục Ngạn lại là nơi trồng vải thiều nhiều nhất và cho cho sản lượng vải thiều hàng năm lớn nhất ở Việt Nam.Ngày 25/05/2007, Cục Sở hữu Trí Tuệ đã cấp Chứng nhận bảo hộ Chỉ dẫn địa lý cho vải thiều Thanh Hà Đến 25/06/2003, vải thiều Lục Ngạn cũng được cấp Chứng nhận bảo hộ chỉ dẫn địa lý bởi Cục sở hữu Trí Tuệ Theo Sở Khoa học và Công nghệ Bắc Giang, đến tháng 11/2017, vải thiều Lục Ngạn đã được cấp chứng nhận bảo hộ ở bảy quốc gia khác trên thế giới: Lào, Campuchia, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore, Australia,

Mỹ Từ đó giúp nâng cao thương hiệu vải thiều Thanh Hà, vải thiều Lục Ngạn trên thị trường quốc tế và nội địa.

Mùa thu hoạch vải thiều diễn ra vào khoảng thời gian tháng năm, tháng sáu và tháng bảy hàng năm phụ thuộc vào điều kiện thời tiết Mỗi mùa chia làm hai đợt thu hoạch: vải chín sớm (khoảng từ tháng năm đến tháng sáu) chủ yếu tiêu thụ thị trường nội địa và vải chính vụ chủ yếu để xuất khẩu Thời gian thu hoạch kéo dài khoảng một tháng.

Vì vải chín rất nhanh và thường chín cùng lúc nên mùa thu hoạch cũng là mùa bận rộn nhất trong năm của người trồng vải.

Dòng sản phẩm vải thiều nước ta chia làm hai loại chính: vải thiều tươi và các sản phẩm vải đã qua chế biến Các sản phẩm chế biến gồm vải sấy khô, cùi đông lạnh, vải tươi đóng hộp, nước ép vải, làm nguyên liệu cho sản xuất bánh kẹo, nước giải khát, rượu vang Trong đó, vải thiều tươi vẫn được thị trường ưa chuộng nhất chiếm 80%, tiếp đó là vải sấy khô chiếm khoảng từ 15% đến 20%, các dòng sản phẩm còn lại chỉ chiếm một phần rất nhỏ khoảng 3% tổng sản lượng (Sở Công Thương, 2018, Báo cáo tình hình sản xuất và tiêu thụ vải thiều 2018).

2.1.3 Tình hình sản xuất vải thiều ở Việt Nam Ở nước ta, tỉnh Bắc Giang có vùng sản xuất vải thiều lớn nhất, gấp khoảng ba lần diện tích trồng của tỉnh Hải Dương Có thể chia các vùng trồng vải nước ta chia thành ba loại: khu vực trồng theo phương thức canh tác cũ, khu vực trồng đạt tiêu chuẩn VietGAP (Vietnamese Good Agricultural Practices) và khu vực trồng đạt tiêu chuẩn GlobalGAP (Global Good Agricultural Practices) Mỗi loại khu vực trồng tiếp cận tới các thị trường khác nhau.

Thứ nhất, khu vực trồng theo phương thức canh tác cũ là diện tích vải được trồng theo diện tích canh tác cũ và kinh nghiệm của người trồng từ trước đến nay mà không theo bất kỳ phương pháp đạt chuẩn nào khác Ví dụ, có sâu bệnh thì phun thuốc trừ sâu.

Thứ hai,tiêu chuẩn GlobalGAP:

GlobalGAP là một bộ tiêu chuẩn quốc tế chứng nhận việc thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (Good Agricultural Practice) Với mục tiêu tiên quyết tạo nên nền nông nghiệp an toàn và bền vững toàn cầu, các tiêu chuẩn GlobalGAP được xây dựng nhằm chuẩn hóa quy trình sản xuất nông nghiệp trong 3 lĩnh vực: trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản. Để đạt chứng nhận GlobalGAP người sản xuất phải chứng minh các sản phẩm của mình được canh tác tuân thủ các tiêu chuẩn trong bộ tiêu chuẩn GlobalGAP Đối với người tiêu dùng và đại lý bán lẻ, giấy chứng nhận GlobalGAP là sự đảm bảo rằng sản phẩm đã đạt được mức độ an toàn và chất lượng được chấp nhận, đồng thời phải đảm bảo sự canh tác nông nghiệp bền vững nghĩa là tôn trọng sức khỏe, an toàn và phúc lợi cho người sản xuất, môi trường và kể cả vấn đề chăm sóc cho động vật Nếu không đảm bảo những điều cơ bản trên thì trang trại sẽ không được chứng nhận theo bộ tiêu chuẩn GlobalGAP.

Lợi ích khi áp dụng tiêu chuẩn GlobalGAP trong quy trình sản xuất như: Đối với nhà sản xuất: Tiêu chuẩn GlobalGAP giúp nhà sản xuất gia tăng giá trị sản phẩm vì nó tương ứng với một bộ tiêu chuẩn quốc tế, ngoài ra còn giúp mở rộng thị trường, đa dạng hoá khách hàng trong và ngoài nước; giúp giảm thiểu rủi ro liên quan đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm khi được chứng nhận theo tiêu chuẩn GlobalGAP; gây dựng được niềm tin với khách hàng trong loại hình kinh doanh thương mại điện tử (B2B); … Đối với người tiêu dùng: Người tiêu dùng được tiếp cận nguồn thực phẩm sạch, chất lượng; đảm bảo sức khỏe với các loại thực phẩm đảm bảo theo tiêu chuẩn quốc tế; có thể dễ dàng truy xuất nguồn gốc sản xuất của các sản phẩm đạt chuẩn GlobalGAP.

Thứ ba, tiêu chuẩn VietGAP:

VietGAP (Vietnamese Good Agricultural Practices) có nghĩa là Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành đối với từng sản phẩm, nhóm sản phẩm thuỷ sản, trồng trọt, chăn nuôi VietGAP là những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, xử lý sau thu hoạch nhằm đảm bảo an toàn, nâng 70 cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng; đồng thời bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản xuất.

Lợi ích khi áp dụng tiêu chuẩn VietGAP trong quy trình sản xuất: Đối với người tiêu dùng: Người tiêu dùng được sử dụng những sản phẩm có chất lượng tốt, an toàn với sức khỏe của họ; từ đó, góp phần tạo nên thế hệ người dùng thông thái, có thể xác định được đâu là những sản phẩm chất lượng. Đối với người sản xuất: Người sản xuất có thể kiểm soát được tốt chất lượng nguồn vào như nước, đất, phân bón, thuốc trừ sâu giúp họ phản ứng kịp thời ngay khi có vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm trong bất kỳ khâu sản xuất nào, giúp tạo ra nguồn sản phẩm uy tín, chất lượng cao.

Tỉnh Hải Dương hiện có khoảng 8.880 ha vải, phân bố chủ yếu ở huyện Thanh Hà (khoảng 3.250 ha) và thành phố Chí Linh (khoảng 3.400 ha) Trong đó, diện tích vải thiều sớm chiếm 30%, diện tích còn lại là vải thiều chính vụ Cơ bản diện tích sản xuất vải thiều trên địa bàn tỉnh Hải Dương được sản xuất theo quy trình an toàn Trong đó, có 52 vùng trồng với diện tích 610 ha sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP Đến nay, tỉnh Hải Dương đã được cấp và duy trì 203 mã số vùng trồng xuất khẩu sang Mỹ, Australia, Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan Có 13 mã số cơ sở đóng gói xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, Nhật Bản, Australia, New Zealand, Mỹ và Thái Lan.

Dưới đây là bảng tổng hợp về diện tích vải thiều Việt Nam giai giai đoạn 2019 -

2023 do người viết tự tổng hợp, dựa theo số liệu công bố của Sở Công Thương Bắc Giang.

Do Bắc Giang là khu vực sản xuất vải thiều chính của cả nước.

Hình 2.1 Diện tích trồng vải thiều trên toàn tỉnh Bắc Giang

(Nguồn: Người viết tự tổng hợp)

Tình hình xuất khẩu của sản phẩm vải thiều Việt Nam sang thị trường EU

2.2.1 Tổng quan thị trường nhập khẩu vải thiều của các nước EU

2.2.1.1 Khái quát chung về EU

Theo Báo cáo của Cơ quan Môi trường, châu Âu là một châu lục duy nhất trên thế giới nằm gần hoàn toàn trong miền ôn đới (từ 36 độ đến 71 độ vĩ tuyến Bắc) Do đó, hầu hết các vùng của châu Âu có khí hậu ôn đới hoặc cận nhiệt; chỉ có miền bờ biển và các đảo phía cực Bắc có khí hậu lạnh giá, đó là vùng khí hậu hàn đới (chiếm khoảng 6% diện tích toàn châu) Mùa hè của châu Âu nóng hơn, bão dữ dội và những đợt khô hạn kéo dài, thời tiết khắc nghiệt gây thiếu nước đã thay đổi điều kiện trồng trọt đối với một số cây trồng ở châu Âu, mùa đông ôn hòa có lợi, nhưng thiếu nước trong những tháng mùa hè vẫn là một thách thức Điều này đã tác động mạnh mẽ đến sản xuất nông nghiệp, thu nhập của châu lục này.

Do vậy thời tiết tại vùng các nước châu Âu không phù hợp để trồng các loại cây nhiệt đới, nên sản xuất các loại trái cây nhiệt đới tại châu Âu còn rất nhiều hạn chế, chỉ một số ít chuối, dừa được sản xuất tại Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, phần lớn các loại hoa quả nhiệt đới, đặc biệt là các loại đặc sản từ các nước đều phải nhập khẩu Và tất nhiên vải thiều và các sản phẩm từ quả vải trong nước thì không đủ để cung cấp cho nhu cầu người dân Vậy nên thị trường vải thiều châu Âu phải nhập khẩu lượng lớn từ các nước như Trung Quốc, Thái Lan… và phần nhỏ từ Việt Nam.

2.2.1.2 Nhu cầu nhập khẩu vải thiều ở châu Âu

Nhu cầu tiêu thụ nông sản nói chung và vải nói riêng ở thị trường châu Âu ngày càng tăng cao Việc kiến thức về dinh dưỡng ngày càng được đề cao, nhu cầu sử dụng những loại đồ ăn, trái cây tươi càng lớn Vải cũng không phải là một ngoại lệ, vì trong quả vải có nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể con người như vitamin C, B6, Kali, Magie Không chỉ vải mà hoa quả nói chung đều có xu hướng tăng lên trong vài năm gần đây, cả về số lượng và sự đa dạng Nhu cầu tăng cao đi cùng với đó là những yêu cầu khắt khe trong quá trình sản xuất cũng như chất lượng thành phẩm Tuy đã có lô vải thiều đầu tiên xuất sang châu Âu, nhưng số lượng vải thiều của Việt Nam đủ tiêu chuẩn để có thể xuất khẩu vẫn còn thấp, không đáng kể so với các nước xuất khẩu khác như Trung Quốc, Thái Lan.

Hơn nữa, vải là một loại quả có tính thời vụ, nên thường chỉ sản xuất một vụ vào mùa hè Nên khó để cạnh tranh với các loại quả khác như táo, chuối… Do đó, số lượng các nước nhập khẩu vải cũng chưa thực sự nhiều Có thể thấy, vải thiều vẫn chưa chiếm được nhiều sự chú ý của người tiêu dùng châu Âu

Với việc được miễn giảm thuế nhập khẩu theo cam kết trong EVFTA, cơ hội xuất khẩu vải thiều của Việt Nam cũng trở nên rộng mở hơn Trong khi nhiều nước cạnh tranh xuất khẩu vải như Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia vẫn chưa có được thỏa thuận này, với mức sản lượng sản xuất hàng năm lớn, đây chính là tiền đề để tăng mức xuất khẩu vải thiều sang châu Âu hơn nữa.

Trong top 10 nước nhập khẩu vải thiều, có đến 4 nước thuộc châu Âu với sản lượng lớn (100-300 triệu USD) Hầu hết vải thiều nhập khẩu sang thị trường EU đều nhằm phục vụ cho mục đích tiêu thụ Với việc nhu cầu đối với vải thiều ngày càng tăng ở Pháp và các nước trong khu vực EU, sản lượng nhập khẩu vải càng được kì vọng sẽ tăng mạnh trong những năm tới Do đó, lượng nhập khẩu sang thị trường châu Âu cũng như mức tiêu thụ nội địa cũng được kì vọng sẽ tăng trưởng trong những năm tới.

2.2.2 Các quy định liên quan đến xuất khẩu vải thiều sang thị trường EU

Người tiêu dùng châu Âu ngày càng chú trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống nên những yêu cầu, quy định về chất lượng sản phẩm cũng trở nên chặt chẽ hơn bao giờ hết Vải tươi muốn nhập khẩu vào thị trường EU phải phù hợp với các tiêu chuẩn tiếp thị chung với mặt hàng rau quả tươi bao gồm những yêu cầu tối thiểu về mặt chất lượng. Sản phẩm phải nguyên vẹn, sạch sẽ và lành lặn, (gần như) không bị sâu hại, hư hỏng, vỏ ướt bất thường, bên trong bị nẫu, thối và trong tình trạng chịu được vận chuyển và bốc xếp Những tiêu chuẩn này phù hợp với những tiêu chuẩn của Ủy ban Tiêu chuẩn Thực phẩm Quốc tế (CODEX) đối với quả vải Quả vải đã phát triển đầy đủ và trưởng thành để chịu được vận chuyển và đảm bảo giữ được tình trạng tốt khi đến nơi.

 Quy định về chất lượng quả vải

Quả vải được xếp loại theo ba tiêu chuẩn về chất lượng: “Loại hảo hạng” là những sản phẩm với chất lượng tốt nhất Vải thuộc loại này phải có hình dáng và màu sắc điển hình của giống hay chủng loại Ngoài ra, quả vải phải không có khuyết tật, trừ những vết trầy xước rất nhẹ trên bề mặt và không ảnh hưởng đến hình thái chung của sản phẩm, đến chất lượng, đến việc duy trì chất lượng và cách trình bày trong bao bì sản phẩm Vải loại I có chất lượng tốt và chỉ có những khuyết tật rất nhỏ (khuyết tật về hình dáng, màu sắc hay ở vỏ nhưng tổng diện tích không quá 0,25mm2) Vải loại II là loại vải đáp ứng những yêu cầu tối thiểu để nhập khẩu vào thị trường EU nhưng không đủ điều kiện để chất lượng cao hơn như loại I hay loại hảo hạng Tuy nhiên, thị trường cho sản phẩm vải loại II rất hạn chế Vải loại II có thể có những khuyết tật ví dụ như ở vỏ nhưng tổng diện tích không quá 0,5mm2.

 Những quy định về xuất xứ Đối với nhóm sản phẩm rau củ quả, sản phẩm xuất khẩu sang EU phải đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm cao, đạt các tiêu chuẩn chứng nhận đang áp dụng rộng rãi tại EU như GlobalGap…EU có xu hướng yêu cầu đạt nhiều loại tiêu chuẩn như hữu cơ,fair-trade, 4C, Rainforest Alliance, BRC…

Ngoài ra, EU liên tục mở rộng danh mục cấm sử dụng nhiều loại hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, thậm chí có những loại thuốc bảo vệ thực vật chỉ sử dụng cho cây trồng nhiệt đới và không sử dụng đối với cây trồng ôn đới tại EU, nhưng vẫn bị cấm sử dụng. Với quy định khắt khe của EU với mục đích kiểm tra vùng trồng, chất lượng quả vải… yêu cầu có gắn tem truy xuất nguồn gốc nước xuất khẩu sang thị trường này.

 Những quy định về kích cỡ, màu sắc

Về kích cỡ, màu sắc: Theo tiêu chuẩn của Ủy ban Tiêu chuẩn Thực phẩm Quốc tế (CODEX) đối với vải quả, kích cỡ được xác định bởi đường kính lớn nhất của quả.

Kích thước tối thiểu cho vải loại “hảo hạng” là 33mm Kích thước tối thiểu cho loại I và II là 20mm Cho phép chênh lệch kích cỡ tối đa là 10mm giữa các quả trong mỗi gói.

Mức độ cho phép về kích thước: 10% số quả hoặc trọng lượng quả ở tất cả các loại không đạt kích thước tối thiểu miễn là đường kính không dưới 15mm ở tất cả các loại và/hoặc chênh lệch kích thước tối đa là 10mm Số liệu về kích thước thường sử dụng đơn vị mm.

Màu sắc quả vải có thể khác nhau từ hồng đến đỏ trong trường hợp vải không xử lý, từ vàng nhạt đến hồng với loại vải đã khử trùng với SO2.

 Quy định về đóng gói Đóng gói dành cho bán buôn: Thường là đóng gói trong hộp với trọng lượng từ 2 đến 2,5 kg Có thể sử dụng các hộp có kích thước lớn hơn, đặc biệt khi sản phẩm được đóng gói lại tại châu Âu Cần đảm bảo việc kiểm tra bao bì như mong muốn với khách hàng.

Phân tích chuỗi cung ứng vải thiều Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU 41 1 Mô hình chuỗi cung ứng vải thiều xuất khẩu sang thị trường EU

2.3.1 Mô hình chuỗi cung ứng vải thiều xuất khẩu sang thị trường EU

Thực tế cho thấy chuỗi cung ứng xuất khẩu vải thiều gồm 2 cấu trúc: cấu trúc đơn giản và cấu trúc phức tạp do yêu cầu khác nhau của thị trường xuất khẩu Cấu trúc đơn giản cho vải thiều và các sản phẩm chế biến xuất khẩu đến Trung Quốc, Lào, Campuchia.

Cấu trúc phức tạp thông qua nhiều mắt xích hơn nhằm phục vụ thị trường cao cấp như

Mỹ, EU, Nhật Bản, Úc, Do hiện nay, hình thức xâm nhập thị trường nước ngoài của vải thiều Việt Nam đều thông qua hình thức xuất khẩu gián tiếp (thông qua nhà nhập khẩu nước ngoài để phân phối sản phẩm thay vì phân phối trực tiếp đến người tiêu dùng cuối cùng) nên chỉ có thể kiểm soát và vận hành chuỗi cung ứng đến khâu nhà phân phối ở thị trường nước ngoài Cụ thể mô hình chuỗi cung ứng vải thiều xuất khẩu phức tạp như sau:

Hình 2.4: Mô hình chuỗi cung ứng vải thiều xuất khẩu phức tạp

(Nguồn: Người viết tự tổng hợp)

Các mắt xích tham gia trong chuỗi cung ứng này gồm có: hộ trồng vải, cơ sở thu gom, nhà máy xử lý, chế biến, đóng gói, trung tâm chiếu xạ, xông hơi khử trùng bằng khí SO2, CAS, vận chuyển, nhà phân phối, bán lẻ, người tiêu dùng nước ngoài.

Thứ nhất, về khâu nguyên liệu đầu vào Nguồn nguyên liệu trong chuỗi cung ứng xuất khẩu vải thiều phức tạp vẫn là các hộ trồng vải Nhưng bắt buộc các hộ phải sản xuất vải theo tiêu chuẩn VietGAP hoặc GlobalGAP, do thị trường xuất khẩu EU yêu cầu vải thiều sạch, an toàn canh tác theo đúng quy trình, nguồn gốc rõ ràng, kiểm soát tất cả các yếu tố như nguồn giống, nguồn nước tưới, đất trồng, phân bón, thuộc trừ sâu, người lao động… Việc vải có được lựa chọn để xuất khẩu sang châu Âu hay không rất khó khăn.Không chỉ yêu cầu cao về vệ sinh an toàn thực phẩm (các loại giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền cấp), quả vải còn phải đảm bảo về chất lượng;bao bì, nhãn mác; kiểm dịch thực vật cũng như các thủ tục hải quan ở nước nhập khẩu.

Các hộ trồng sản xuất đều được đào tạo, tập huấn thực hiện đúng quy trình Ngoài ra, các hộ thực hiện ghi nhật ký cho quá trình chăm sóc cây trồng Các hộ trồng theo tiêu chuẩn được tổ chức trồng theo mô hình hợp tác xã, nhóm hộ sản xuất Mỗi hợp tác xã có khoảng 12-25 hộ sản xuất tham gia Các khu vực thực hiện theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP thường tập trung ở cùng khu vực, giúp cơ quan thẩm quyền dễ dàng kiểm tra, đánh giá Vải trồng theo hai tiêu chuẩn này giúp các hộ dân bán được giá cao hơn so với hộ trồng vải thường từ 2.000 - 5.000 đồng/kg Do giấy chứng nhận VietGAP chỉ có hiệu lực trong vòng 24 tháng còn GlobalGAP có giá trị trong 12 tháng nên sau khi chứng nhận hết hạn, các hộ trồng vải cần phải tiếp tục thực hiện xin giấy chứng nhận tiếp theo Ngoài quy trình trồng phức tạp, các hộ trồng vải phải thay đổi thói quen so với phương pháp cũ còn phải đầu tư để làm giấy chứng nhận, bao gói sản phẩm trước thu hoạch để tránh tác động của sâu bệnh, trồng độc canh.

Vải từ nguồn nguyên liệu đạt chuẩn có chất lượng đồng đều và năng suất cao hơn so với phương pháp canh tác cũ Vì vậy, giá bán cũng cao hơn Tuy nhiên, các hộ trồng vải dù đã thay đổi phương pháp canh tác cũ, nhưng vẫn chưa tư duy đến lợi ích nhóm lâu dài, chạy theo lợi nhuận trong ngắn hạn, nơi nào thu mua với giá cao hơn thì bán Đây cũng chính là một trong những khó khăn các doanh nghiệp xuất khẩu phải đối mặt trong việc tìm nguồn nguyên liệu Ngoài ra, các chủ hộ vẫn lo ngại về việc duy trì đầu tư vườn trồng theo phương pháp đạt chuẩn, nguyên nhân một phần do thiếu vốn và tâm lý chưa tin tưởng vào đầu ra của sản phẩm.

Thứ hai, khâu đóng gói và nhãn mác. Đối với vải thiều tươi, ngay sau khi thu hoạch vải từ trên cây, hộ trồng vải tiến hành cắt bỏ cuống, chỉ giữ cuống dài 0.5 cm, loại bỏ lá và những quả bị sâu hỏng Vải thiều được đóng vào thùng xốp đạt chuẩn có tem mác đầy đủ và chuyển đến cơ sở thu gom hoặc đến các cơ sở xử lý, chế biến, đóng gói Các cơ sở thu gom thường do các công ty xuất khẩu vải tương lập ra, được tổ chức, xây dựng ngay tại khu vực nguyên liệu giúp giảm chi phí đồng thời giảm thời gian vận chuyển từ khi thu hoạch đến khi đóng gói để giữ độ tươi cho sản phẩm Các cơ sở thu gom này sau khi vận tải, tiến hành phân loại vải, phân chia đóng gói vải tươi vào các hộp nhựa. Đồng thời, khi đóng gói, mỗi gói chỉ được phép đóng gói các loại vải có cùng nguồn gốc, cùng chủng loại Container đóng hàng phải đáp ứng được chất lượng, vệ sinh,thông gió của container khi thực hiện vận chuyển và bảo quản thực phẩm Gói hoặc các gói được đóng phải không có biểu hiện bất thường về trực quan và mùi Nhãn dán gồm đầy đủ thông tin của nhà sản xuất, nguồn gốc sản phẩm (giống cây trồng, mùa vụ sản xuất…), xuất xứ của sản phẩm, tên thương mại của sản phẩm, kích thước, khối lượng tịnh và dấu kiểm tra chính thức (có thể có hoặc không).

Về nhãn mác, mặc dù vải thiều được xuất khẩu đều được gắn nhãn mác tuy nhiên nhãn mác chưa được đầu tư thiết kế thống nhất, được tiêu thụ dưới tên thương hiệu của đối tác gây mất giá trị thương hiệu và mức độ nhận biết của người tiêu dùng châu Âu với vải thiều Việt Nam.

Thứ ba, khâu bảo quản và chế biến Đối với vải tươi, ngay sau khi vải thiều được thu hoạch ở trên cây, loại bỏ lá, cuống, vải thiều tươi được ướp lạnh trong thùng đá Sau khi đóng gói, tùy vào thị trường mà phương pháp bảo quản khác nhau: chiếu xạ, xông hơi lưu huỳnh SO 2 hay xử lý bằng công nghệ tế bào sống CAS Hiện ở Việt Nam có hai trung tâm chiếu xạ ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội Thời gian chiếu xạ trong 30 phút Mỗi ngày trung tâm chiếu xạ ở Hà Nội có thể xử lý được 20-30 tấn quả tươi Với thị trường châu Âu, vải tươi cần được xông hơi lưu huỳnh SO 2 , giữ được độ tươi từ 5-6 tuần và loại bỏ sâu bệnh, nấm mốc Năm 2016, các chuyên gia Pháp đã trực tiếp sang thăm, hướng dẫn, đào tạo chuyển giao công nghệ xông hơi lưu huỳnh tại hai tỉnh Hải Dương và Bắc Giang Việt Nam đã thực hành thành công phương pháp xông hơi.

Hiện Sở Khoa học và Công nghệ Bắc Giang đã tiến hành vận dụng công nghệ Jural của Israel nhằm bảo quản quả vải tươi tốt hơn phục vụ xuất khẩu, công nghệ này có thể loại trừ hiện tượng nâu hóa trên quả vải, giữ được màu đỏ tươi của vải từ 4-5 tuần Tuy nhiên, dự án đã được triển khai từ đầu năm 2016 dự tính đi vào hoạt động năm 2018 nhưng đến nay vẫn gặp nhiều khó khăn trong nhập khẩu dây chuyền và chọn lựa nhà thầu nên vẫn chưa thể áp dụng công nghệ Jural trong năm nay. Đối với vải thiều chế biến, các cơ sở doanh nghiệp chế biến vải thiều sau khi có được vải thiều tươi từ nguồn cung cấp nguyên liệu Các doanh nghiệp tiến hành loại bỏ các quả quá nhỏ, quả dập, chất lượng không đạt, sau đó thực hiện lột vỏ, bỏ hạt, sơ chế và cho vào đóng hộp, làm lạnh Hiện có các nhà máy ở Thanh Hà (Hải Dương), Hưng Yên. Các công ty này hoạt động với công suất nhỏ vì vải thiều chỉ mang tính chất mùa vụ, một năm chỉ có vài tháng Các sản phẩm chủ yếu là vải thiều đóng lon, cùi ướp lạnh, sấy khô. Thành phẩm đều được thực hiện bảo quản lạnh.

Thứ tư, khâu vận chuyển Vận chuyển trong chuỗi cung ứng vải thiều xuất khẩu sang châu Âu phức tạp gồm hai giai đoạn: từ nguồn nguyên liệu đến các nơi thu gom và từ nơi thu gom vận chuyển lạnh đến trung tâm xử lý và từ đó xuất khẩu sang thị trườngChâu Âu:

 Từ nguồn nguyên liệu đến nơi thu gom, vải thiều đã được ướp lạnh và vận chuyển bằng xe tải hoặc các phương tiện của hộ trồng vải nhưng phải đảm bảo vải đã được ướp lạnh.

 Từ nơi thu gom vận chuyển lạnh đến trung tâm xử lý: vải thiều tươi đã qua đóng gói được vận chuyển lạnh với nhiệt độ từ 5 - 6 độ C đến các trung tâm xử lý Vải thiều tươi, các sản phẩm vải đã qua chế biến sẽ được vận chuyển lạnh đến các cảng. Với vải tươi hiện nay, chủ yếu là vận chuyển bằng đường hàng không qua hãng Vietnam Airline đến các nước nhưng chi phí rất cao Yêu cầu trong quá trình vận chuyển, nhiệt độ bảo quản luôn phải duy trì ở nhiệt độ 5 – 6 độ C, độ ẩm không khí từ 90 - 95% Thực tế cho thấy, năm 2015, một lô vải thiều sau khi giao hàng sang Australia, chất lượng bị giảm sút, nhiều trái bị hổng, doanh nghiệp xuất khẩu phải giảm giá lô hàng, nguyên nhân do quá trình vận chuyển từ Hà Nội vào trung tâm chiếu xạ ở thành phố Hồ Chí Minh, nhiệt độ duy trì chỉ từ 15-16 độ C, gây ảnh hưởng trực tiếp đến người xuất khẩu mà còn ảnh hưởng gián tiếp đến thương hiệu vải thiều Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Khâu vận chuyển hiện nay vẫn đang là rào cản lớn đối với việc xuất khẩu vải thiều sang châu Âu Vì để đưa vải thiều tới được nơi đóng gói, bảo quản hay nơi sản xuất ra các thành phẩm, vải thiều phải vận chuyển từ vườn của người trồng tới các điểm nói trên Quá trình vận chuyển này đã mất đến vài tiếng hoặc hơn Trong khi đó, trái vải ở trạng thái tốt nhất (nhiệt độ từ 5-6 độ C, độ ẩm từ 90-95%) cũng chỉ có thể tươi ngon được trong vài tuần Nên việc tiết kiệm thời gian cho quá trình vận chuyển là cần thiết Không những vậy, việc hạ tầng giao thông từ các hộ trồng đến các điểm như kho bảo quản, nơi chế biến cũng không được đáp ứng một cách tối đa Điều này cũng làm tăng chi phí nói chung Hơn nữa, việc vận chuyển sang châu Âu gần như đều bằng đường hàng không Do đó, chi phí sẽ cao hơn nhiều so với đi đường biển hay đường bộ Chưa kể đến việc các chuyến bay có thể bị chậm trễ do tình hình thời tiết cũng có thể ảnh hưởng tới chất lượng quả vải. Để việc vận chuyển được thông suốt, khâu hải quan cũng như kiểm định cũng rất quan trọng Điều này đòi hỏi Bộ Công Thương cùng các bên có liên quan phải phối hợp tốt, nhằm hoàn tất các thủ tục xuất nhập khẩu, thủ tục kiểm dịch và kiểm định chất lượng cho hàng hóa, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu khắt khe của các nước tiêu dùng ở châu Âu.

Qua đây, cho thấy chuỗi cung ứng vải thiều xuất khẩu phức tạp của nước ta đến các thị trường khí tình mới được xây dựng ở mức độ sơ khai, còn tồn tại rất nhiều hạn chế.Tất cả các mắt xích mới đơn thuần tập trung thực hiện đảm bảo sao cho đáp ứng được các tiêu chuẩn thị trường Trong các mắt xích, các công ty xuất khẩu hoặc tổ chức xuất khẩu hiện đang đóng vai trò vận hành chuỗi cung ứng: thực hiện thu mua, kiểm soát chất lượng, thuê hãng vận chuyển vải thiều xuất khẩu Một số công ty xuất khẩu hiện nay: Công ty Thanh Bình Jeune (thị trường Pháp), Công ty TNHH SX TM DV Rồng Đỏ (thị trường Australia)…

2.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng vải thiều Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU

Thứ nhất, năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm.

Đánh giá chuỗi cung ứng vải thiều Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU 49 1 Những kết quả đã đạt được

2.4.1 Những kết quả đã đạt được

Kim ngạch xuất khẩu vải thiều sang châu Âu qua các năm tăng dần và được dự báo là vẫn tiếp tục tăng trong tương lai do nhu cầu tiêu thụ trái cây nhiệt đới ngày càng lớn ở châu Âu Số lượng các nước trong khu vực châu Âu nhập khẩu vải cũng ngày càng tăng lên Hiện nay vải thiều Việt Nam đã có mặt ở hầu hết các quốc gia châu Âu, với các thị trường chính là: Đức, Pháp, Hà Lan, Bỉ, Anh.

Thứ nhất, nhờ sự nỗ lực, tích cực đóng góp của các cơ quan ban ngành, xúc tiến thương mại, sự hợp tác của các hộ trồng vải, các công ty xuất khẩu và các bên liên quan vải thiều Việt Nam đã được xuất khẩu đến hơn 30 thị trường trên thế giới (theo Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang) kể cả thị trường khó tính như châu Âu Tuy chuỗi cung ứng vải thiều xuất khẩu sang châu Âu vẫn còn nhiều khó khăn nhưng đã nhận được các phản hồi tích cực về chất lượng sản phẩm từ thị trường nước ngoài, đáp ứng được nhiều yêu cầu quy định khắt khe của các đối tác từ châu Âu, cụ thể như sau:

 Về nguồn nguyên liệu đầu vào, ở Việt Nam đã xây dựng được nguồn nguyên liệu vải thiều ổn định với diện tích trồng hơn 80.000 ha, tạo ra nguồn cung cấp hàng năm Cùng với kinh nghiệm trồng và chăm sóc nhiều năm của các bộ trồng vải kết hợp sự chỉ đạo, huấn luyện, đào tạo từ các cơ quan đặc biệt của Bộ Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn, hai tỉnh đã mở rộng và gia tăng diện tích trồng vải thiều đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP đã nâng cấp chất lượng vải thiều Việt Nam, giữ chất lượng ổn định và không ngừng được nâng cao, sạch và an toàn, đáp ứng nhu cầu của thị trường.

 Về chế biến: các doanh nghiệp chế biến đều đã hiểu đặc tính của vải thiều và xây dựng được quy trình sản xuất, tạo nhiều dòng sản phẩm từ vải tươi như sấy khô, cùi vải đông lạnh, vải đóng lon…Hoạt động chế biến không những gia tăng giá trị cho vải thiều Việt Nam mà còn đa dạng hóa sản phẩm, tạo nhiều sự lựa chọn cho người tiêu dùng nước ngoài.

 Về bảo quản, Việt Nam vẫn duy trì áp dụng thêm những phương pháp mới như công nghệ MAP giúp giảm tốc độ hô hấp, hạn chế nấm mốc và vi sinh vật phát triển, kéo dài thời gian bảo quản; công nghệ chiếu xạ ion hóa giúp tiêu diệt vi sinh vật gây hại,ức chế quá trình chín, giữ độ tươi ngon cho vải thiều Để bảo quản tốt hơn, các hộ trồng cũng phải lựa chọn khung giờ thu hoạch vào sáng sớm hoặc chiều mát Công nghệ đóng gói như sử dụng túi/hộp đựng có khả năng chống thấm khí, giữ ẩm tốt nhằm tích hợp công nghệ MAP cũng được áp dụng Ngoài ra, các doanh nghiệp sản xuất/chế biến của Việt Nam đã thực hiện liên kết với nhiều đối tác khác nhau nhằm đầu tư máy móc, trang thiết bị trong khâu sơ chế, bảo quản như xây dựng quy trình xông hơi khử trùng quả vải bằng khí methyl bromide để quả vải đến được thị trường EU vẫn giữ nguyên được độ thơm ngon, an toàn Tất cả các lô vải thiều chính ngạch vào châu Âu đều được dán tem truy xuất nguồn gốc itrace 247 do Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) xây dựng Đây là một trong những tiêu chí quan trọng giúp tạo được niềm tin cho người tiêu dùng châu Âu về an toàn thực phẩm Vải thiều có tem truy xuất nguồn gốc được bán với nhiều mức giá khác nhau, dao động từ 15 đến 20 euro/kg, thậm chí tại một số siêu thị trong hệ thống Carrefour ở Bruxelles (Bỉ) là 25 euro/kg Dù được đánh giá về chất lượng nhưng đây vẫn là mức giá cao, gấp 3 lần so với quả vải nhập từ Madagascar hay Nam Phi được bán rộng rãi vào dịp lễ cuối năm ở châu Âu.

 Về vận chuyển: phối hợp cùng với các hãng vận chuyển cung cấp phương tiện vận tải lạnh nên vải thiều xuất khẩu đã được vận chuyển lạnh, giúp duy trì và bảo quản, vải thiều vẫn giữ được chất lượng khi đến tay người tiêu dùng nước ngoài và nhận được những tín hiệu khả quan Quả vải Lục Ngạn từ khi lên máy bay đến tay người tiêu dùng Châu Âu chỉ mất 2 ngày, nhưng nó luôn được giữ mát ở nhiệt độ từ 2-8 độ C Sang Vương quốc Bỉ trái vải thiều vẫn còn tươi ngon như bán tại Việt Nam được người tiêu dùng rất ưa chuộng Giá bán tại Bỉ là 16 Euro/kg tương đương với

450 nghìn đồng/kg Việc xuất khẩu thành công lô hàng vải thiều tươi Bắc Giang đầu tiên vào Vương quốc Bỉ chứng tỏ trình độ thâm canh và khả năng tiêu thụ của sản phẩm vải thiều Bắc Giang có thể đến với tất cả các thị trường khó tính trên thế giới Năm 2021, một doanh nghiệp tại Hà Lan đã chấp nhận bỏ ra gần 1 tỷ đồng để thử nghiệm, đưa vải thiều tươi sang châu Âu bằng container đường biển 6 tấn vải thiều tươi được sơ chế và đóng gói theo cách đặc biệt rời Việt Nam trong tuần cuối tháng 6/2021 đã tới Hà Lan ngày 2/8, sau 5 tuần trên biển 5 tuần là thời gian cần thiết để 6 tấn vải thiều Lục Ngạn từ cảng Hải Phòng vượt biển tới cảng Rotterdam,

Thứ hai, hiệp định EVFTA tạo điều kiện thuận lợi.

EVFTA là Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới nhằm cân bằng về lợi ích cho cả Việt Nam và EU, đồng thời phù hợp với các quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) Đối với xuất khẩu của Việt Nam, ngay khi hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU Sau 07 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam Đối với khoảng 0,3% kim ngạch xuất khẩu còn lại, EU cam kết dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%.

Hiện nay, vải thiều của Việt Nam đã được xuất khẩu, tiêu thụ tới khoảng hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ Mặc dù Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu chính, nhưng trong thời gian vừa qua Việt Nam đã đẩy mạnh xuất khẩu vải sang một số thị trường mới như EU, Nhật Bản, Australia, Mỹ Đặc biệt, vải thiều Việt Nam rất được yêu thích tại thị trường EU nhưng các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa xuất khẩu trực tiếp được nhiều sang thị trường này Đây là các thị trường tiềm năng mà các vùng trồng vải Việt Nam đang cố gắng kết nối để mở rộng phạm vi tiêu thụ loại quả đặc sản này thông qua những cơ hội mà Hiệp định EVFTA mang lại Cùng với sự phát triển của hội nhập quốc tế, Việt Nam tham gia nhiều FTA với nhiều đối tác mới đang tạo ra các cơ hội lớn để tiếp tục đưa trái vải Việt Nam ra thị trường thế giới Hiện EU là thị trường xuất khẩu thứ tư của rau, quả Việt Nam, với nền tảng sẵn có này cộng thêm việc miễn giảm thuế nhập khẩu theo cam kết trong EVFTA đang tiếp sức để giúp tăng khả năng cạnh tranh của trái cây Việt Nam so với các đối thủ chưa có FTA với EU như Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia, Indonesia…

Tháng 6 năm 2021, đánh dấu sự kiện lần đầu tiên quả vải thiều Việt Nam được đưa vào thị trường EU theo đường chính ngạch, bắt đầu là Cộng hòa Séc, sau đó là Pháp, Bỉ,

Hà Lan Việc miễn giảm thuế nhập khẩu theo cam kết trong Hiệp định EVFTA là một điều kiện thuận lợi cho quả vải thiều Việt Nam chinh phục Cộng đồng 27 quốc gia nổi tiếng khắt khe về tiêu chí an toàn thực phẩm Vải thiều của Việt Nam được biết đến

Thanh Hà của Hải Dương và Lục Ngạn tại Bắc Giang được trồng theo tiêu chuẩn GlobalGAP, VietGAP,… được khách hàng thế giới ưa chuộng và các doanh nghiệp trong nước đã có những nỗ lực nhằm đáp ứng nhiều yêu cầu khắt khe của các thị trường EU. Các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam đã mất nhiều thời gian để tìm hiểu, nghiên cứu nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật để tiến hành xuất khẩu vải thiều sang thị trường châu Âu và tiến tới đàm phán các thủ tục cần thiết cho việc xuất khẩu Với những yêu cầu nghiêm ngặt của thị trường EU, hành trình để quả vải sang được tay người tiêu dùng châu Âu không hề đơn giản Ngay từ đầu vụ, vùng vải phục vụ sản xuất sang EU phải được các đối tác nhập khẩu kiểm tra hệ thống quản lí sản xuất và chấp nhận về phần mềm giám sát.

Thứ ba, nỗ lực của các bên liên quan.

Bên cạnh những nỗ lực từ phía các doanh nghiệp, để có được những thành công nhất định trong việc đưa quả vải xâm nhập được vào thị trường EU còn phải kể đến những cố gắng, nỗ lực từ phía các cơ quan quản lý Nhà nước tại các địa phương Điển hình như huyện Thanh Hà đã quy hoạch vùng trồng tập trung, hướng dẫn quy trình chăm sóc cho bà con nông dân, cử cán bộ tại phòng nông nghiệp xuống theo dõi, giám sát quá trình sản xuất, đặc biệt là việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật Đồng thời, huyện Thanh Hà đã triển khai dán tem truy xuất nguồn gốc cho quả vải để bảo vệ thương hiệu đặc sản địa phương Năm 2020, trước bối cảnh dịch Covid–19 diễn biến phức tạp, các chuyên gia và đoàn giám sát của EU gặp khó khăn trong công tác kiểm tra, giám sát cũng đã nhận được sự hỗ trợ từ các địa phương trồng vải trong việc đơn giản hoá các thủ tục hành chính, hỗ trợ tối đa mọi điều kiện có thể để giúp thương lái và chuyên gia nước ngoài có thể đến Việt Nam thúc đẩy hoạt động xuất khẩu vải.

2.4.2 Những vấn đề cần hoàn thiện

Song song với những thành tựu đã đạt được, thực tế cho thấy chuỗi cung ứng vải thiều xuất khẩu ở nước ta hiện nay mới hoạt động một chiều, chủ yếu theo cơ chế thị trường, trao đổi mua bán thông thường, chưa có một thành viên nào trong chuỗi đủ tiềm lực để thực hiện quản lý toàn bộ chuỗi dẫn đến sự thiếu thống nhất, đồng đều giữa các vùng Dưới đây sẽ là phần phân tích làm rõ từng vấn đề mà chuỗi cung ứng này đang gặp phải:

2.4.2.1 Vấn đề về các hoạt động trong chuỗi cung ứng

Thứ nhất, vẫn còn nhiều hộ trồng vải tiếp tục trồng theo phương thức canh tác cũ. Điều này do một số yêu cầu khắt khe điển hình như các quy định về thuốc bảo vệ thực vật, trồng độc canh, không nuôi động vật trong khu vực trồng, đóng túi nilon quả vải trước 21 ngày thu hoạch và phí duy trì cấp chứng nhận Trong khi để thực hiện các yêu cầu quy định đều đòi hỏi các hộ dân phải thay đổi tư duy canh tác, phá bỏ những thói quen trồng trọt chăm sóc trước đây, đồng thời phải đầu tư thêm như túi nilon bọc vải, phí cấp chứng nhận (khoảng 1.613 đồng/kg, tương đương với 16% trong giá bán vải những năm trước của các hộ), tăng thêm chi phí sản xuất nên họ vẫn lo ngại nếu mất giá sẽ không bù đắp được chi phí Nguyên nhân do các hộ trồng vải thiếu vốn đầu tư.

HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG VẢI THIỀU VIỆT NAM XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG EU

Mục tiêu, phương hướng, quan điểm hoạt động sản xuất và xuất khẩu vải thiều Việt Nam sang thị trường EU

3.1.1 Mục tiêu hoạt động sản xuất và xuất khẩu vải thiều Việt Nam sang thị trường EU

Theo UBND ở hai tỉnh có diện tích trồng vải lớn nhất Việt Nam là Bắc Giang và Hải Dương đều coi cây vải là cây ăn quả trọng điểm, mang lại hiệu quả kinh tế cao nên luôn phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để thúc đẩy, phát triển cây vải, đặc biệt chú trọng trong khâu đảm bảo chất lượng và tạo thị trường tiêu thụ.

Trong kế hoạch sản xuất và tiêu thụ vải thiều mới được ban hành, UBND tỉnh Bắc Giang dự tính sẽ nâng diện tích sản xuất vải an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP là 15.800 ha, sản lượng khoảng 115.300 tấn Vải sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP tiếp tục duy trì diện tích 30 ha được cấp chứng nhận Đồng thời thực hiện cấp chứng nhận mới 15 ha, nâng tổng số lên 45 ha, sản lượng 480 tấn Địa phương này cũng sẽ thực hiện sản xuất và cấp chứng nhận cho mô hình sản xuất vải hữu cơ quy mô 10 ha tại huyện Lục Ngạn. Đồng thời quản lý, khai thác tốt dữ liệu 72 mã số vùng trồng, diện tích 1.553,8 ha đã thực hiện số hóa Cùng với đó, duy trì các khu vực trồng vải sạch an toàn đã có và vẫn có xu hướng tăng ổn định trong những năm tới.

Về sản xuất vải thiều phục vụ xuất khẩu, đối với thị trường yêu cầu cao như EU, cần tiếp tục mở rộng vùng trồng đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu Tập trung đào tạo tập huấn cho cán bộ, tổ chỉ đạo sản xuất, tổ hợp tác và các hộ nông dân thực hiện sản xuất vải về công tác quản lý sản xuất, quy trình sản xuất vải VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ và các quy định của thị trường nhập khẩu; ban hành danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng và thuốc cấm sử dụng, hướng dẫn biện pháp phòng chống sâu bệnh và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn hiệu quả.

UBND tỉnh Bắc Giang cho biết sẽ chỉ đạo thực hiện sản xuất vải theo tiêu chuẩnVietGAP, GlobalGAP, hữu cơ; khuyến cáo sử dụng phân bón hữu cơ, phân bón vi sinh,thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục được phép sử dụng trên vải, ưu tiên dùng thuốc có nguồn gốc sinh học, thuốc có thời gian cách ly ngắn và đảm bảo thời gian cách ly ghi trên nhãn thuốc; không sử dụng thuốc chứa các hoạt chất phía thị trường: Mỹ, Úc, Nhật Bản cấm đối với vùng vải thiều xuất khẩu; giám sát chặt chẽ việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của nông dân để có sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm phục vụ xuất khẩu.

Tổ chức rà soát, kiểm tra, đánh gi á, giám sát tất cả các mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói hiện có; cấp mã số vùng trồng mới và số hoá vùng trồng.

3.1.2 Phương hướng hoạt động sản xuất và xuất khẩu vải thiều Việt Nam sang thị trường EU

Với quy mô sản xuất nhỏ, phân tán như hiện nay, đang và sẽ tạo ra rất nhiều khó khăn cho sản phẩm Việt Nam trong quá trình cạnh tranh Do vậy, Nhà nước định hướng hỗ trợ để tổ chức lại sản xuất theo hướng tạo ra những vùng chuyên canh, sản xuất tập trung, các hộ sản xuất quy mô nhỏ cần liên kết lại theo hình thức tổ hợp tác hoặc hợp tác xã kiểu mới Để tạo điều kiện hình thành những vùng chuyên canh rau quả lớn.

Những chính sách linh hoạt về đất đai, tạo ra hành lang pháp lý thuận lợi, cho phép người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hình thành các vùng chuyên canh có quy mô lớn và nhất là kích thích sự phát triển của mô hình trang trại rau quả Việc phát triển bền vững cây ăn quả chủ lực trồng tập trung cũng sẽ góp phần tái cơ cấu ngành trồng trọt, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, nâng cao giá trị tăng thêm trên một đơn vị diện tích đất, tăng thêm thu nhập cho người sản xuất và hiệu quả kinh doanh của các cơ sở thu mua, bảo quản, tiêu thụ trái cây.

Ngoài ra, căn cứ định hướng quy hoạch chung, từng tỉnh, thành phố cần tiến, hành lập quy hoạch cây ăn quả chủ lực trồng tập trung trên địa bàn, xác định cụ thể diện tích từng loại cây ăn quả phân bổ đến xã, thị trấn thành; lập chuỗi sản xuất - thu mua - sơ chế, chế biến, bảo quản và tiêu thụ Đồng thời phát triển mạng người cung cấp đầu vào như hạt giống, cây giống, phân bón, thuốc sâu, khuyến nông ,công nghệ sau thu hoạch Hình thành các tổ chức có đủ năng lực, đánh giá, kiểm tra chất lượng sản phẩm, các trung tâm giao dịch giữa nhà sản xuất và đơn vị xuất khẩu Việc xây dựng thương hiệu rau quả cũng phải đầu tư toàn diện, có chiến lược phát triển lâu dài và sự kết hợp đồng bộ của tất cả các khâu từ việc lựa chọn giống, trồng trọt, chăm sóc thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch. Việc này đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà nông, nhà khoa học, nhà truyền thông, doanh nghiệp và nhà nước.

Xác định được ưu thế của từng nông sản mũi nhọn ở từng khu vực, từng loại hàng hóa để phát huy thế mạnh và tạo sự độc quyền trên thị trường quốc tế Để ngành rau quả

Việt Nam phát triển bền vững, đồng thời không khả năng xuất khẩu, cần tập trung theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm, đầu tư vào công nghệ bảo quản và phương tiện di chuyển, ổn định, giá cả, nhằm củng cố các thị trường truyền thống và mở rộng xuất khẩu sang các thị trường mới.

Tiếp tục giữ vững thị trường xuất khẩu truyền thống, thúc đẩy tăng dần sản lượng xuất khẩu trang thị trường EU vào những năm tiếp theo, theo hướng đa dạng của trường, giảm thiểu nguy cơ và tăng giá trị xuất khẩu Đồng thời xác định các thị trường đều có yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng, tem nhãn, truy xuất nguồn gốc như nhau Từ đó triển khai các giải pháp đồng bộ trong công tác xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ, mở rộng thị trường tiêu thụ vải thiều sang các thị trường mới; chú trọng và xuất khẩu nhiều đóng gói, chế biến có giá trị tăng cao.

Các sở ban hành đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ chuyên môn gắn vai trò, trách nhiệm của ngành để hỗ trợ các địa phương phát triển sản xuất và tiêu thụ vải thiều. UBND huyện, thành phố tổ chức thực hiện tốt Chiến lược phát triển nông nghiệp đến năm

2030, tầm nhìn đến năm 2035; Chương trình mỗi địa phương vùng trồng sản phẩm giai đoạn 2021 - 2025; cơ chế, chính sách đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2023 đến 2030 và Chính sách hỗ trợ của bước phát triển hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp; làm tốt công tác quản lý thị trường phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, đảm bảo chất lượng an toàn, phù hợp tốt nhu cầu của nhân dân.

Song song với việc chỉ đạo nâng cao chất lượng quả vải thiều bằng cách mở rộng mô hình trồng vải theo tiêu VietGAP, GlobalGAP là giám sát hoạt động của các hộ trồng vải, vì để có thể vượt qua được những tiêu chuẩn về chất lượng thì cần có sự chính xác trong khẩu sản xuất Để có thể đảm bảo đầu ra, cần phải duy trì phát triển các thị trường hiện tại đã có, tiếp tục phát triển xây dựng và khai thác các thị trường mới thông qua các hoạt động thực tiễn Thứ nhất, xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ vùng sản xuất vải đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tham gia liên kết tổ chức sản xuất, tiêu thụ vải thiều đạt chuẩn VietGAP, GlobalGAP Thứ hai, tổ chức kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm đã được bảo hộ thông qua các cơ quan chức năng có liên quan, các tổ chức hội, hiệp hội ngành hàng và tại các doanh nghiệp chế biến, kinh doanh Thứ ba, ưu tiên đầu tư cho các công tác bảo quản, chế biến vải, nhằm đưa ra sản phẩm vải thiều đến được các thị trường với số lượng lớn, chi phí vận chuyển thấp, có sức cạnh tranh với các sản phẩm vải của các nước khác Thứ tư, phối hợp chặt chẽ với các ngành, địa phương, doanh nghiệp để tổ chức thực hiện có hiệu quả các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi từ sản xuất, chế biến, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm vải thiều vào các thị trường mới và các thị trường truyền thống khác Cuối cùng làm tốt công tác thông tin dự báo về thị trường, hạn chế tình trạng lúc thừa, lúc thiếu.

Qua đây, có thể thấy các cơ quan nhà nước đều thống nhất tạo môi trường thuận lợi hỗ trợ hộ trồng vải và các doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu vải thiều, tạo tiền đề cho phát triển chuỗi cung ứng xuất khẩu vải thiều Việt Nam, đặc biệt là chuỗi cung ứng xuất khẩu sang châu Âu. Để xây dựng chuỗi cung ứng hiệu quả, có thể thấy rõ những hạn chế trong cấu trúc chuỗi và thiếu liên kết, từ đó đặt ra yêu cầu chuỗi cung ứng sau này phải giải quyết được những hạn chế Thông tin không chỉ di chuyển một chiều như trước mà cần có sự tương hỗ, trao đổi thông tin giữa các khâu Đương nhiên thực hiện và giải quyết những khó khăn cần thiết lập chuỗi và lên kế hoạch trong dài hạn.

3.1.3 Quan điểm hoạt động sản xuất và xuất khẩu vải thiều Việt Nam sang thị trường EU

Đề xuất hoàn thiện chuỗi cung ứng vải thiều Việt Nam xuất khẩu sang EU

Hình 3.1 Mô hình xuất khẩu vải thiều Việt Nam sang châu Âu

(Nguồn: Người viết tự đề xuất)

3.2.1 Hoàn thiện các khâu trong chuỗi cung ứng vải thiều xuất khẩu ở Việt Nam

3.2.1.1 Khâu nguyên liệu đầu vào

Nâng cao nhận thức của các hộ trồng vải hơn nữa

Khi thâm nhập vào thị trường các nước, điều kiện tiên quyết bắt buộc cho bất cứ loại sản phẩm nào đó chính là chất lượng Vì vây, nguyên liệu đầu vào là vô cùng quan trọng Đặc biệt với thị trường khó tính như châu Âu, vì nếu chỉ cần một lô hàng không đạt chuẩn của một doanh nghiệp sẽ khiến cho họ loại bỏ cả ngành hàng và mất thêm nhiều thời gian đàm phán lại từ đầu. Để hạn chế rủi ro, trước hết vải thiều tươi cần đạt chất lượng tốt, có độ đồng đều giữa các hộ khác nhau Hiện nay, các hộ dân đã và đang thực hiện trồng theo các tiêu chuẩn Gap từ đó không những đảm bảo chất lượng mà giúp c ho sản phẩm tương đồng giữa các hộ khác nhau Những hộ dân đã tham gia trong mô hình trồng vải thiều đạt chuẩn cần đảm bảo luôn luôn tuân theo các yêu cầu, quy định, thực hiện đúng và đủ để đảm bảo sản lượng và chất lượng tốt nhất Như vậy sản phẩm vải thiều chắc chắn sẽ vượt qua các quy trình đánh giá khắt khe của khu vực châu Âu Bước đầu gây dựng được ấn tượng tốt với người tiêu dùng ở các nước nhập khẩu Tuy diện tích trồng vải theo tiêu chuẩn vẫn được quy hoạch hàng năm, nhưng so với diện tích trồng theo phương thức cũ thì vẫn còn khá ít (tổng diện tích trồng theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP chưa bằng diện tích trồng theo phương thức cũ) Để mở rộng diện tích trồng theo tiêu chuẩn quốc tế, cần sự hỗ trợ của cơ quan địa phương, phương tiện truyền thông giúp các hộ dân loại bỏ những rào cản, lo lắng khi tham gia vào sản xuất vải sạch theo tiêu chuẩn.

Ngoài ra, cũng cần duy trì mức sản xuất ổn định, nhằm đảm bảo nguồn cung ổn định, dễ dàng kiểm soát, luôn đưa ra kế hoạch phát triển hợp lý Không để tình trạng năm giá cao, các vùng, hộ dân loại bỏ cây trồng khác ồ ạt gia tăng diện tích trồng vải Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các doanh nghiệp, hộ trồng vải để nâng cấp và tạo ra các loại giống cây mới, tăng năng suất, chất lượng vải thu hoạch, giá trị dinh dưỡng so với các giống cây hiện tại.

Nội dung của giải pháp này là nhân rộng mô hình các nhóm sản xuất, để các hộ thực hiện thi đua, trao đổi kinh nghiệm, phương pháp trong quá trình trồng và canh tác,cùng nhau đưa ra những phương pháp giải quyết các vấn đề trong quá trình trồng: hạn chế tác động của thay đổi thời tiết, phòng trừ sâu bệnh… Việc tạo vùng sản xuất giúp các hộ sản xuất dễ dàng áp dụng khoa học kỹ thuật thay vì diện tích trồng nhỏ lẻ của từng hộ dân, góp phần tạo vùng nguyên liệu chất lượng cao cho các doanh nghiệp chế biến và doanh nghiệp xuất khẩu Nhờ đó có sự liên kết giữa các yếu tố đầu bào và tiêu thụ của chuỗi cung ứng xuất khẩu vải thiều, thông tin được trao đổi giữa các thành viên.

Cùng với đó, sau khi các doanh nghiệp xuất khẩu có kết quả nghiên cứu thị trường, có thông tin về nhu cầu của thị trường vải thiều trên thế giới, tiến hành kiểm tra khả năng cung cấp của doanh nghiệp tiến hành chọn lựa các hộ sản xuất đạt các điều kiện tiêu chuẩn và chất lượng, thực hiện hỗ trợ vốn (ví dụ phí xin cấp giấy chứng nhận GlobalGap, VietGap), ký kết hợp đồng bao tiêu đầu ra cho các hộ gia đình Hoạt động này giúp gia tăng sự tin tưởng của các hộ trồng vải với doanh nghiệp, bắt đầu từ những hộ sản xuất tốt và sau đó mở rộng trên các vùng trồng khác.

3.2.1.2 Khâu nguyên liệu đầu vào

Về chế biến, trong chuỗi cung ứng, mặc dù khâu chế biến chiếm một sản lượng nhỏ nhưng nắm vai trò rất quan trọng vì khâu chế biến giúp gia tăng giá trị vải thiều trong chuỗi giá trị Các sản phẩm chế biến từ vải thiều tươi như vải sấy, nước ép, vải đóng hộp… đều mang lại lợi nhuận hơn Không chỉ vậy, còn kéo dài thời gian sử dụng tạo cơ hội giảm chi phí vận chuyển và tạo ra sản phẩm mới, tạo lợi thế cạnh tranh đặc biệt cho ngành vải thiều ở Việt Nam Tuy nhiên, các sản phẩm chế biến đều được sản xuất với công suất nhỏ, khó thực hiện kiểm soát, điền hình với sản phẩm vải ssaya Hiện nay, vải thiều sấy khô được cung cấp từ rất nhiều nguồn mang tính tự phát, gây khó khăn trong kiểm tra chất lượng: từ người trồng vải, cơ sở thu gom, các thương nhân Vải thiều sấy khô này thường cho chất lượng thấp, không đảm bảo vệ sinh do kỹ thuật sấy không theo quy trình khoa học, mang tính thủ công, học hỏi kinh nghiệm giữa các hộ, quy mô manh mún,nhỏ lẻ Thông thường, khi giá vải tươi thấp hoặc sản lượng vải thiều cao, không tiêu thụ hết thì mới thực hiện hoạt động sấy khô chính vì vậy, hoạt động sấy khô chưa mang lại hiệu quả Còn với các dòng sản phẩm chế biến khác như vải đóng hộp, thạch vải, mứt vải… các nhà máy đều hoạt động với công suất nhỏ, chưa thực sự quan tâm phát triển những dòng sản phẩm này.

Chính vì vậy, cần phải có những sự thay đổi trong khâu chế biến, góp phần tạo nhiều giá trị gia tăng cho vải thiều Việt Nam trong chuỗi cung ứng vải thiều xuất khẩu ở Việt Nam Dưới đây là một số giải pháp:

 Đối với các hộ trồng vải thiều: khuyến khích và đẩy mạnh thực hiện sấy vải khô theo công nghệ sấy bằng hơi nóng cưỡng bức chạy động cơ điện ba pha, thay vì dùng than như trước đây Gia đình ông Vi Thành Luân ở thôn Hăng Bông, xã

Hồng Giang là một trong số ít hộ sấy vải bằng lò công nghệ (sấy điện) Với hai lò sấy được đầu tư khoảng 600 triệu đồng, công suất 12 tấn/mẻ, vụ này ông Luân dự kiến sấy khoảng 200 tấn quả “Thị trường vải sấy có tín hiệu lạc quan nên từ đầu vụ đến nay tôi tập trung vốn thu mua vải tươi với giá từ 8 đến 9 nghìn đồng/kg và đã sấy được hơn 20 tấn Vải sấy có giá từ 45 đến 50 nghìn đồng/kg So với sấy bằng lò than, khi sấy điện cùi vải dẻo, thơm ngon hơn”, ông Luân nói (Báo Bắc Giang, Bắc Giang - Đa dạng sản phẩm vải thiều chế biến, 2023).

 Các doanh nghiệp cơ sở chế biến: thực hiện nâng cao chất lượng các sản phẩm chế biến, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm Thực hiện kiểm soát toàn bộ quy trình từ vùng nguyên liệu đến khâu sản xuất, đóng gói sản phẩm Tiến hành thu mua nguyên liệu sạch và bảo quản vải tươi đúng cách trước khi thực hiện chế biến Các sản phẩm như thạch vải, nước ép, mứt vải… đều được ưa chuộng trên thị trường cần được đầu tư mở rộng phát triển Ngoài ra, đầu tư nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới từ vải thiều.

Về bảo quản, hiện nay đã có một số phương pháp bảo quản sử dụng công nghệ nước ngoài nhưng giá thành còn rất cao, chính vì vậy các cơ quan, doanh nghiệp cần tìm ra phương pháp bảo quản hiệu quả mà tiết kiệm nhất.

Như đã đề cập ở những phần trên, với vải thiều tươi trong quá trình vận chuyển bảo quản, lưu trữ phải luôn đảm bảo nhiệt độ từ 5-6 độ C, độ ẩm từ 90-95% để duy trì chất lượng của sản phẩm Nhằm đảm bảo trong khâu vận chuyển, không chỉ yêu cầu trang bị thiết bị làm lạnh, phương tiện vận chuyển lạnh (xe tải, container có hệ thống làm lạnh) mà còn cần đào tạo về nhân sự Phương tiện vận chuyển đảm bảo cung cấp đủ điện trong suốt quá trình vận chuyển Nhân sự cần nắm rõ kiến thức cơ bản về bảo quản sản phẩm, hiểu rõ được nhiệt độ và độ ẩm yêu cầu, kiểm soát chặt chẽ, không có tình trạng gian dối với mục đích kiếm lời Do đó, các cơ sở thu gom, thương lái trung gian cần thiết lập một Hiệp hội trung gian vừa thực hiện việc thu gom, chuyên trách đảm nhận cả khâu vận chuyển để tạo ra sự tối ưu, vừa thực hiện kết nối các mắt xích với nhau.

Vận chuyển lạnh đang được thực hiện khá tốt nhưng chi phí còn rất cao, giảm tính cạnh tranh so với vải thiều đến từ nước khác Vận chuyển bằng đường hàng không cũng làm chi phí tăng lên cao Trong giai đoạn tiếp tục tìm phương pháp bảo quản tối ưu, khi xuất khẩu sang các quốc gia có khoảng cách gần như Malaysia Australia Thái Lan có thể sử dụng phương thức vận chuyển bằng đường biển để giảm chi phí sau khi đã nắm rõ các thông tin thị trường và có phương pháp bảo quản tốt có thể xuất khẩu đến EU bằng đường biển để gia tăng lợi thế cạnh tranh của vải thiều Việt Nam trên thị trường quốc tế Để thực hiện được, cần nâng cao vai trò của các doanh nghiệp xuất khẩu vải tươi và các sản phẩm chế biến Các doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp thu mua tiến hành kiểm soát khâu vận chuyển, còn nếu với số lượng lớn không đủ khả năng thu mua có thể kết nối với Hiệp hội các bên trung gian. Đồng thời, các doanh nghiệp xuất khẩu kết hợp với các hãng logistics nhằm tối ưu chi phí thông qua xây dựng phát triển hành trình, tuyến đường vận chuyển tốt nhất cho quả vải tươi Với mỗi một thị trường mục tiêu, thiết lập lộ trình vận chuyển phù hợp.

Chưa hết, cần lên kế hoạch và thiết lập mạng lưới các công ty vận chuyển hoạt động hiệu quả: kết nối với các hãng hàng không, hãng tàu, có như vậy mới có được giá cước tốt nhất, đồng thời phục vụ được lượng hàng xuất khẩu liên tục trong thời gian thu hoạch cao điểm diễn ra từ tháng 5 đến tháng 7 hàng năm.

3.2.1.4 Khâu thương mại sản phẩm

Khâu thương mại giúp cho tiêu thụ sản phẩm và đem lại lợi nhuận Nhưng trên thực tế cho thấy, gần như không có khâu thương mại sản phẩm cho vải thiều ở Việt Nam. Nguyên nhân do thương hiệu vải thiều Việt Nam không được phát triển mạnh ở thị trường châu Âu Các doanh nghiệp chưa có sự đầu tư cho việc nghiên cứu thị trường xuất khẩu, thị hiếu, khẩu vị tiêu dùng, phân khúc thị trường mục tiêu và chưa có những chiến lược đón đầu thị trường, để hoàn thiện khâu thương mại sản phẩm các giải pháp đưa ra gồm:

 Phát triển và đa dạng kênh phân phối vải thiều xuất khẩu bằng cách thiết lập mối liên kết chặt chẽ với nhà nhập khẩu, nhà phân phối lớn ở các thị trường nước ngoài. Giúp cho việc thâm nhập thị trường nước ngoài trở nên dễ dàng hơn, đặc biệt khi có mối liên kết với các kênh bán lẻ, giúp việc phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng dễ dàng hơn.

Kiến nghị với cơ quan nhà nước

3.3.1 Tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến thương mại vải thiều

Do chất lượng vải thiều ở nước ta ngày càng được nâng cao khi liên tục gia tăng diện tích trồng đạt chuẩn nên công tác tìm thị trường tiêu thụ đầu ra vô cùng quan trọng.

Vì vậy cần đẩy mạnh công tác quảng bá, xúc tiến thương mại vải thiều cần được coi trọng. Để làm được điều này cần có sự tham gia các cấp chính quyền cùng với nhân dân hai tỉnh Bắc Giang và Hải Dương Cùng tham gia tuyên truyền, góp phần quảng bá sản phẩm trong nước và quốc tế thông qua các phương pháp sau:

 Cung cấp thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua các tổ chức, khuyến nông, các cấp chính quyền, đoàn thể về cung, cầu, giá cả, thị hiếu tiêu dùng của thị trường trong và ngoài nước đến hộ trồng vải Giúp họ định hướng sản xuất lâu dài, ổn định, có căn cứ vào nhu cầu khách hàng.

 Tổ chức hội chợ, triển lãm, tham gia các hội chợ nông sản quốc tế nhằm quảng bá ưu thế của sản phẩm vải ở Hải Dương Bắc Giang hình thức này nhằm mục đích để tìm kiếm và mở rộng thị trường.

 Phát huy vai trò chủ động của nông dân trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ vải, tránh tình trạng trông chờ và ý lại vào Nhà Nước.

3.3.2 Hỗ trợ và đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm

Chất lượng sản phẩm vải thiều và vệ sinh an toàn thực phẩm là một trong những yêu cầu quan trọng Vì thế, tổ chức nhà nước nên tăng cường hợp tác và thu thập thông tin nhằm hỗ trợ cho các mắt xích tham gia trong chuỗi cung ứng Đồng thời các Bộ, Cơ quan chuyên ngành tăng cường rà soát tuyên truyền người dân về các tiêu chuẩn đảm bảo an toàn chất lượng Đồng thời đề nghị khuyến khích các hộ dân tiếp tục mở rộng và áp dụng chương trình sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP.

3.3.3 Xây dựng cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng là tiền đề cho các hộ nông dân phát triển sản xuất hàng hóa, là cơ sở để công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, có ý nghĩa quan trọng đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, giúp các hộ dân chủ động sản xuất tiếp cận thông tin thị trường:

Xây dựng kho lạnh chứa hàng tại các cửa khẩu đặt cửa khẩu ở Lạng Sơn nhằm giúp đỡ các thương nhân trong việc hỗ trợ quá trình thông quan hàng hóa tại các cửa khẩu và các cơ quan Hải quan đơn giản hóa, thủ tục thực hiện tăng thời gian làm việc ở các cửa khẩu vào những mùa vụ cao điểm để dòng sản phẩm xuất khẩu liên tục. Đầu tư nâng cấp các con đường giao thông vận chuyển xuất khẩu vải thiều mở rộng các con đường đến thẳng nơi sản xuất để các xe tải lớn có thể vận chuyển ngay tại vườn của hộ nông dân, giảm bớt số lần chuyển tải trong vận chuyển hiện nay. Đầu tư hệ thống tưới tiêu, cung cấp đủ nguồn nước tưới, đảm bảo nguồn nước đạt chuẩn, cho cây vải thiều phát triển.

Ngoài ra, chi phí logistics ở Việt Nam cho vải thiều hiện tại còn rất cao Chi phí vận tải cho vận tải lạnh ở tuyến đường trong nước và hàng không quốc tế chiếm nhiều nhất Vì vậy, hiện tại nhà nước cần hỗ trợ các doanh nghiệp để giảm chi phí logistics bằng cách miễn giảm các loại phí đường bộ trong quá trình vận chuyển nội địa, xây dựng các tuyến đường bay thẳng nhằm giảm quá trình chuyển tải như hiện nay để giảm chi phí vận tải hàng không quốc tế Đồng thời đơn giản hóa Chứng từ thủ tục thông quan để làm giảm thời gian và chi phí hành chính tạo điều kiện cho quá trình kiểm tra an ninh diễn ra nhanh chóng giúp giảm thời gian và chi phí lưu kho.

3.3.4 Hỗ trợ tài chính cho các chủ thể trong chuỗi cung ứng Để giải quyết vấn đề vốn đầu tư cho hội trồng vải đặc biệt hộ trồng theo tiêu chuẩn GlobalGAP nhà nước cần giành nguồn vốn tín dụng ưu đãi cho vùng phát triển vải vay vốn đầu tư chăm sóc, đầu tư trang thiết bị máy móc hiện đại Có sự phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức khuyến nông, cho vay trong việc hướng dẫn các hộ dân lập dự án vay vốn có hiệu quả Từ đó giúp các hộ trồng thêm niềm tin và có nguồn vốn đầu tư, gia tăng diện tích trồng vải đạt tiêu chuẩn GlobalGAP.

3.3.5 Bảo hộ thương hiệu vải thiều quốc gia

Mặc dù vải thiều Hải Dương và Bắc Giang đều đã được cấp bảo hộ chỉ dẫn địa lý, tuy nhiên mới dừng lại ở phạm vi trong nước chưa được bảo hộ trên toàn cầu (vải thiều Lục Ngạn mới được bảo hộ vào một số quốc gia nước ngoài) Xây dựng thương hiệu vải thiều Việt Nam trên thế giới không chỉ gia tăng mức độ nhận biết cho người tiêu dùng với sản phẩm mà còn tránh các trường hợp vi phạm ăn cắp, lợi dụng thương hiệu vải thiều Việt Nam gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh vải nước ta với khách hàng thực tế cho thấy xây dựng thương hiệu quốc gia đem lại lợi ích trong thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa, tăng độ nhận diện với người tiêu dùng Trên thế giới các thương hiệu kiwi Zerspi (New Zealand), gạo Ham Moli (Thái Lan) đều đã rất thành công, đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho hai quốc gia.

Cách thức đề xuất đăng ký bảo hộ cho thương hiệu vải thiều Việt Nam trên toàn cầu:

 Lựa chọn và tìm ra giống vải thiều đem lại hương vị và chất lượng cao nhất trong tất cả các giống hiện có hoặc phát triển thêm các giống vải mới tốt hơn giống cây trồng đã có hiện tại.

 Xây dựng mộ tiêu chuẩn nghiêm ngặt cho những sản phẩm được thương mại hóa dưới thương hiệu “vải thiều Việt Nam” về nguồn gốc xuất xứ (bắt buộc chồng và sản xuất ở Việt Nam) hình dạng màu sắc kích thước, lỗi trên quả, hàm lượng nước tỷ lệ dung sai cho phép Đồng thời những sản phẩm được tiêu thụ phải được cơ quan có thẩm quyền kiểm duyệt.

 Xác định một tên gọi duy nhất cho vải thiều Việt Nam tránh việc mang nhiều tên gọi khác nhau gây hoang mang cho người tiêu dùng.

 Đăng ký nhận diện thương mại cho vải thiều Việt Nam tại Cục Sở hữu trí tuệ, BộThương Mại ở các quốc gia đã, đang và sẽ nhập khẩu phải thiếu từ nước ta Để tạo thuận tiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu sử dụng thương hiệu, Bộ Công Thương ban hành con dấu chứng nhận xuất xứ của vải thiều Việt Nam và đăng ký nhận dạng cho dấu chứng nhận Như vậy các doanh nghiệp xuất khẩu được phép sử dụng dấu chứng nhận để tăng tính nhận diện thương hiệu cho các lô vải thiếu chất đi, góp phần xây dựng thương hiệu vải thiều Việt Nam trên thị trường thế giới.

Ngày đăng: 04/04/2024, 08:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w