MỤC LỤC
Luận văn đã phân tích đặc điểm dệt may ở thị trường Hàn Quốc và đi sâu phân tích tình hình xuất khẩu hàng dệt may của Công ty Cổ phần May Xuất khẩu Đại Đồng tại thị trường này trong giai đoạn 2020 - 2022. Áo jacket không lông vuc, áo jacket có lông vũ và đối thủ cạnh tranh của công ty Cổ phần May Xuất khẩu Đại Đồng đến từ các quốc gia: Trung Quốc, Thái Lan, Hồng Kông, Singapore,..Qua đây, tác giả đã đề xuất các giải pháp để thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của công ty sang thị trường Hàn Quốc.
Đánh giá được triển vọng của xuất khẩu hàng dệt may của doanh nghiệp trên thị trường Hoa Kỳ. Đưa ra giải pháp, kiến nghị thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Công ty Cổ phần dệt nhuộm SVT sang thị trường Hoa Kỳ.
Khái niệm: Xuất khẩu gián tiếp là hình thức kinh doanh trong đó đơn vị xuất nhập khẩu đóng vai trò là người trung gian thay cho đơn vị sản xuất, tiến hành ký kết hợp đồng xuất khẩu và làm các thủ tục cần thiết để xuất khẩu cho nhà sản xuất, qua đó nhận được một số tiền nhất định gọi là phí ủy thác. Khái niệm: Gia công quốc tế là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận gia công sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công để thực hiện một hay nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của bên đặt gia công để hưởng thù lao, trong đó bên đặt gia công hoặc bên nhận gia công là thương nhân nước ngoài.
Trong đó, các chính sách khuyến khích xuất khẩu này có thể mang lại cho doanh nghiệp nhiều ưu đãi tài chính và phi tài chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp thúc đẩy xuất … Với ngành Dệt may, mục tiêu đến năm 2035 của Việt Nam là phát triển hiệu quả, bền vững theo mô hình kinh tế tuần hoàn, hoàn thiện chuỗi giá trị trong nước, tham gia hiệu quả chuỗi giá trị toàn cầu với “Chiến lược phát triển ngành dệt may, da giày Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035”. Tuy nhiên, đối với hàng dệt may của Việt Nam, nguyên liệu chủ yếu nhập từ Trung Quốc, Hàn Quốc Và Nhật Bản ..Vì thế nửa đầu năm 2022, có hơn 3.000 lô hàng dệt may của các nước nhập khẩu vào Mỹ đã bị cơ quan Hải quan Mỹ giữ lại để kiểm tra nguồn gốc xuất xứ - theo Đại diện Hiệp hội Bông Mỹ (CCI) tại Việt Nam bởi quy định nghiêm ngặt của Hoa Kỳ về việc không có nguyên liệu xuất xứ từ bông Tân Cương (Trung Quốc).
Có thể nói tình hình tài chính của SVT ổn định bởi tổng tài sản ngắn hạn của công ty luôn lớn hơn nợ phải trả (nợ ngắn hạn và nợ dài hạn) nên SVT luôn đảm bảo khả năng chi trả các khoản nợ, xoay vòng vốn của công ty. Bước sang đến năm 2022, khi nền kinh tế thị trường dần hồi phục, SVT cũng đầy mạnh đầu tư thiết bị, máy móc, tuyển thêm nhân công để gia tăng sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng của sản phẩm để đáp ứng nhu cầu lớn của thị trường quốc tế. Tựu chung lại, hoạt động sản xuất và kinh doanh của SVT vẫn đang thể hiện sự phát triển của công ty khi lợi nhuận sau thuế của giai đoạn này vẫn đang ở con số tích cực, mặc dù năm 2021 lợi nhuận có phần sụt giảm.
Năm 2021 chứng kiến sự sụt giảm từ thị trường này vì chính phủ Trung Quốc thực hiện chính sách đóng cửa để chống đại dịch Covid, ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu của nhiều doanh nghiệp tại nhiều quốc gia, trong đó có SVT.
Họ đưa ra các tiêu chuẩn, quy định về nguyên phụ liệu cho hàng may mặc rất cao, nhằm bảo vệ người tiêu dùng, buộc nhà sản xuất và xuất khẩu phải đầu tư công nghệ hiện đại, tiên tiến trong sản xuất mới ra được sản phẩm đạt tiêu chuẩn. Ngoài ra, hình thức xuất khẩu chủ yếu là gia công nên Công ty vẫn còn khá bị động trong việc tìm kiếm khách hàng mới và việc thiếu chủ động trong khâu nghiên cứu đối thủ cạnh tranh của công ty chưa thực sự hiệu quả, không học hỏi được những kinh nghiệm từ phía đối thủ. Hiện nay SVT thu thập thông tin để nghiên cứu thị trường Mỹ chủ yếu từ các thông tin sơ cấp về thị trường Mỹ, nhiều thông tin chưa thực sự là xác đáng để đem lại hiệu quả trong quá trình nghiên cứu và mở rộng thị trường, vẫn phải phụ thuộc phần lớn vào nhiều nguồn thông tin khác, công tác trực tiếp sang Mỹ nghiên cứu xu hướng tiêu dùng, mở rộng khách hàng mới còn chưa được triển khai thường xuyên do chưa có nguồn đầu tư lớn.
Nguồn: Phòng Sản xuất SVT Để đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng, hàng rào kỹ thuật của Mỹ, SVT đã và đang nỗ lực hoàn thiện chất lượng của mình, cam kết tuân theo các quy tắc trong sản xuất sản phẩm dệt may để chinh phục thị trường này.
Hằng năm công ty đều có mức thưởng và tăng lương đều đặn cho từng công nhân viên, nghỉ phép và thưởng các dịp lễ như Lễ Quốc khánh 2/9, Lao Động quốc tế,..Các chế độ về ăn giữa ca, ăn đêm, bồi dưỡng độc hại được các đơn vị thực hiện đúng quy định đảm bảo sức khỏe cho người lao động làm việc. Về xúc tiến và quảng bá sản phẩm xuất khẩu, Công ty SVT đã thành lập bộ phận chuyên môn nhằm xúc tiến và phát triển thị trường, chịu khó nắm bắt thông tin từ nhiều nguồn khác nhau như từ các ấn phẩm quốc tế, thông qua mạng Internet, hay từ Đại sứ quán của Việt Nam tại Mỹ, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS). Thứ năm, công tác xúc tiến, quảng bá sản phẩm may mặc xuất khẩu trên thị trường Hoa Kỳ của SVT chưa thật sự được đẩy mạnh, các hình thức quảng bá vẫn còn rất hạn chế, các sàn thương mại hay trang mạng xã hội cũng chưa được SVT sử dụng rộng rãi để quảng bá sản phẩm của mình như phân tích trong phần 3.4.5.
Do ảnh hưởng từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, Mỹ không chấp nhận nguồn gốc hàng dệt may từ bông Tân Cương hoặc đánh thuế rất cao hàng dệt may nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc nên SVT rất khó khăn trong việc tìm nguồn lâu dài về nguyên liệu để tránh các đơn hàng bị trả về.
SVT tạo dựng mối liên kết với các doanh nghiệp trong nước sản xuất ngành nguyên phụ liệu may mặc đồng thời tạo mối quan hệ tốt với nhà cung ứng ngoài nước để đảm bảo tốt việc có đủ nguyên vật liệu sản xuất cho các đơn đặt hàng, đảm bảo các yêu cầu về chất lượng hàng hóa cũng như theo kịp tiến độ giao hàng, từ đó giảm tỷ lệ đơn hàng bị trả lại. Đầu tiên, SVT cần đầu tư nhiều hơn cho việc nghiên cứu thị trường riêng biệt, chuyên môn hóa các công tác nghiên cứu và dự báo nhu cầu thị trường tại Hoa Kỳ, xác định công việc cụ thể cho từng người, tạo điều kiện cho cán bộ nhân viên nghiên cứu thị trường tập trung vào công việc chính của mình, tránh tình trạng chồng chéo các cụng việc dẫn đến hiệu quả cụng việc thấp. Ngoài ra, Công ty cũng cần thu thập thêm các thông tin thứ cấp từ các nguồn tin như Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ, các công ty tư vấn luật, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội dệt may Việt Nam, Hiệp hội Dệt may Hoa Kỳ, các ngân hàng của Việt Nam tại Hoa Kỳ hay các ngân hàng Hoa Kỳ tại Việt Nam, các hãng vận tải quốc tế, môi giới vận tải, môi giới hải quan, các ấn phẩm quốc tế và qua Internet; hoặc có thể thuê, mua nguồn thông tin từ các tổ chức có uy tín chuyên nghiên cứu thị trường tại Việt Nam và nước sở tại để có được nguồn thông tin nhanh chóng và chính xác làm cơ sở hoạch định các chiến lược thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm may mặc của công ty sang thị trường Hoa Kỳ.
Từ các dữ liệu đó, công ty sẽ cần nghiên cứu sâu về thị hiếu tiêu dùng của người Mỹ, sở thích, thói quen tiêu dùng, mẫu mã ưa chuộng từng giai đoạn của người dân Mỹ để từ đó có thể có phương án chào hàng và tiếp cận khách hàng mới một cách hiệu quả, tiếp cận sâu từng khu vực của Mỹ và mở rộng tệp khách hàng tại thị trường này.