1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản trị rủi ro trong xuất khẩu dệt may ở tổng công ty may Việt Tiến

52 1K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 473,5 KB

Nội dung

Bởi vì môi trườngkinh doanh quốc tế rất đa dạng và phức tạp, hoạt động kinh doanh quốc tế đồngnghĩa với DN phải chịu nhiều điều chỉnh của nhiều nguồn luật, chịu ảnh hưởng vàtác động của

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Cùng với sự phát triển của xã hội và kinh tế, rủi ro xuất hiện ngày càng đa dạng

và phức tạp Rủi ro bất ngờ xuất hiện ở mọi lúc, mọi nơi đe doạ cuộc sống và hoạtđộng kinh doanh …vì vậy con người luôn quan tâm và tìm các ngăn ngừa, làm giảmthiểu rủi ro

Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, mở ra cho các doanhnghiệp nói chung và doanh nghiệp ngành dệt may nói riêng cơ hội lớn để hội nhậpkinh tế quốc tế và phát triển thương mại xuất khẩu Môi trường kinh doanh được

mở rộng thì rủi ro cũng xuất hiện ngày càng nhiều, đa dạng và khó đối phó Đặcbiệt là môi trường kinh doanh quốc tế luôn có sự biến đổi liên tục, khó dự đoántrước vì vậy rủi ro trong kinh doanh quốc tế cũng thường xuyên hơn, khó kiểm soáthơn và là mối quan tâm của nhiều doanh nghiệp

Thời gian qua, rất nhiều doanh nghiệp dệt may Việt Nam gặp rủi ro trong hoạtđộng xuất khẩu, đây lại là hoạt động đem lại doanh thu và lợi nhuận chính chodoanh nghiệp Nguyên nhân chính là doanh nghiệp gặp nhiều rào cản về pháp lý,giao dịch, tài chính…những rào cản này không chỉ là nguy cơ mà đã trở thành rủi

ro, trở thành bài học đắt giá cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam Các doanhnghiệp (DN) ngành dệt may Việt Nam vẫn sẽ phải đối diện nhiều khó khăn lớn,những khó khăn này do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế ởnhiều thị trường lớn, sức ép cạnh tranh do Việt Nam chính thức mở cửa thị trườngbán lẻ cho các DN nước ngoài, do cơ chế giám sát dệt may của Hoa Kỳ, và tìnhtrạng đình công của công nhân ở các khu công nghiệp tập trung và ở các thành phốlớn

Tổng công ty cổ phần may Việt Tiến thuộc tập đoàn dệt may Việt Nam, là mộttrong những doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu sớm, luôn đi đầu trong lĩnh vưcxuất khẩu dệt may với thị trường và tập khách hàng quốc tế lớn Hoạt động xuấtkhẩu đóng vai trò quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn về doanh thu, lợi nhuận củadoanh nghiệp Tuy nhiên, rủi ro luôn đồng hành với hoạt động kinh doanh vì vậydoanh nghiệp đã gặp không ít rủi ro cũng như nguy cơ tiềm ẩn trong kinh doanhxuất khẩu

Trang 2

Đề tài nghiên cứu khoa học

Để hạn chế những rủi ro và thiệt hai, doanh nghiệp cần nhận thức đầy đủ vềtầm quan trọng của công tác quản trị rủi ro từ đó hoàn thiện công tác quản trị rủi ro

và có biện pháp ngăn ngừa, hạn chế và kiểm soát rủi ro hiệu quả

Vậy làm sao để doanh nghiệp có thể nhận diện các rủi ro ? Làm thế nào đểdoanh nghiệp quản trị rủi ro một cách hữu hiệu? trong môi trường kinh doanh quốc

tế đầy thách thức, cam go và quyết liệt

Nhận thấy đây là vấn đề cấp bách và cần thiết với các doanh nghiệp, đặc biệt

là doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Đề án của nhóm chúng tôi dưới sự hướng dẫncủa giảng viên, đã đi nghiên cứu và đề xuất giải pháp hoàn thiện quản trị rủi rotrong xuất khẩu dệt may ở Tổng công ty may Vỉệt Tiến

Đề án này chúng tôi đã cố gắng tập trung nghiên cứu nhưng do vấn đề phứctạp, năng lực có hạn, rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp, bổ sung để đề ánđược hoàn thiện hơn

Trang 3

CHƯƠNG I KHÁI QUÁT LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO

TRONG KINH DOANH QUỐC TẾ

1.1 Rủi Ro Trong Kinh Doanh Quốc Tế

1.1.1 Khái niệm

Rủi ro là một thuật ngữ có nhiều cách định nghĩa và hiện nay tồn tại nhiềukhái niệm về rủi ro.Các khái niệm về rủi ro được đưa ra rất sớm, quan điểm về rủi

ro dưới các góc độ tiếp cận khác nhau cũng rất đa dạng

Theo Allan H Willett “rủi ro là sự không chắc chắn về tổn thất”

Theo Frank H Knight “rủi ro là sự không chắc chắn có thể đo lường được”Theo John Haynes “rủi ro là khả năng xảy ra tổn thất’

Trên cơ sở tìm hiểu và phân tích có thể đưa ra định nghĩa về rủi ro như sau : “Rủi ro là một tình huống khách quan trong đó tồn tại khả năng xảy ra một sựsai lệch bất lợi so với kết quả được dự tính và mục tiêu ban đầu.”

Như vậy, rủi ro chịu ảnh hưởng của các nhân tố khách quan chứ không chịutác động bởi nhận thức chủ quan của con người Rủi ro thường xẩy ra bất ngờ vàmang đến sự sai lệch bất lợi

Rủi ro kinh doanh là dạng rủi ro xảy ra trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh,những rủi ro này luôn đi cùng với lợi nhuận, mọi quyết định trong hoạt động kinhdoanh đều được đưa ra trong điều kiện có rủi ro vì lợi nhuận là mục tiêu, động lựcthúc đẩy doanh nghiệp phát triển kinh doanh Kinh doanh nói chung và kinh doanhquốc tế nói riêng chịu nhiều nhân tố tác động, ảnh hưởng làm gia tăng nguy cơ vàrủi ro, môi trường kinh doanh càng mở rộng thì rủi ro tiềm ẩn và xuất hiện càngnhiều

“Rủi ro trong kinh doanh là những sự kiện khách quan bên ngoài chủ thể kinhdoanh gây khó khăn trở ngại cho chủ thể trong quá trình thực hiện mục tiêu kinhdoanh, tàn phá các thành quả, buộc các chủ thể phải chi phí nhiều hơn về nhân lực,tài lực, vật lực, thời gian trong quá trình phát triển kinh doanh của mình”Rủi rotrong kinh doanh quốc tế, được hiểu là những rủi ro mà chủ thể kinh doanh gặp phải

Trang 4

Đề tài nghiên cứu khoa học

trong môi trường kinh doanh quốc tế, thường là các rủi ro khi chủ thể kinh doanhmua bán trao đổi hàng hoá, giao dịch thương mại giữa các quốc gia

1.1.2 Các loại rủi ro trong kinh doanh quốc tế

Hoạt động kinh doanh quốc tế diễn ra trên các thị trường bên ngoài quốc gia

vì vậy DNthường gặp nhiều khó khăn, thách thức, rủi ro bất lợi Bởi vì môi trườngkinh doanh quốc tế rất đa dạng và phức tạp, hoạt động kinh doanh quốc tế đồngnghĩa với DN phải chịu nhiều điều chỉnh của nhiều nguồn luật, chịu ảnh hưởng vàtác động của nhiều biến cố bất ngờ trong kinh doanh, nhiều rủi ro khó kiểm soát…Các rủi ro DN thường gặp phải trong kinh doanh quốc tế bao gồm :

1) Nhóm rủi ro kinh tế - tài chính

2) Nhóm rủi ro pháp lý

3) Nhóm rủi ro mang tính ngành

4) Nhóm rủi ro từ nội bộ doanh nghiệp

5) Nhóm rủi ro từ môi trường kinh doanh

1 Nhóm rủi ro kinh tế - tài chính :

Rủi ro kinh tế - tài chính là nhóm rủi ro thường xuyên xảy ra, có mức độ tácđộng và ảnh hưởng lớn tới tình hình hoạt động kinh doanh của DN Các rủi ro nàynảy sinh do những thay đổi từ môi trường phát triển kinh tế và của chính môitrường trong và ngoài nước như : Khủng hoảng kinh tế, suy thoái kinh tế, sự biếnđộng về tỷ giá hối đoái, lãi suất, giá Trong các rủi ro về kinh tế thì phải nói đến :rủi ro về tỷ giá hối đoái, rủi ro về lãi suất, rủi ro về giá cả hàng hoá

a) Rủi ro về tỷ giá hối đoái :

Trong kinh doanh quốc tế, hoạt động thanh toán phụ thuộc và chịu tác độnglớn vào đồng tiền thanh toán cũng như tỷ giá hối đoái của các loại tiền.Sự di chuyểntiền hàng, doanh thu, lợi nhuận… liên quan đến việc chuyển đổi giữa các loại tiền.giá trị các dòng tiền di chuyển đó sẽ phải chịu nhiều rủi ro từ những biến động bấtthường về tỷ giá hối đoái Do giá trị tiền của các nước trên thế giới không cố định,đặc biệt trong điều kiện nhiều nước trên thế giới phổ biến thực hiện chính sách thảnổi tỷ giá, giá trị các loại tiền thường dùng để tính giá như: USD, EUR, JPY…càngkhông ổn định

Trang 5

Thời gian giao hàng và thanh toán trong thưong mại quốc tế thường khá dài,trong thời gian này giá trị các loại tiền tính giá sẽ thay đổi, có thể lên xuống ở mức

độ lớn như vậy trực tiếp ảnh hưởng tới lợi ích kinh doanh của DN

DNVN khi xuất khẩu thường giao dịch thanh toán bằng: USD, EUR … tuynhiên VNĐ thường chịu biến động theo các loại tiền mạnh nên các doanh nghiệpViệt Nam đã từng gặp rất nhiều rủi ro, tổn thất lớn do biến động bất ngờ của tỷ giá.b) Rủi ro về lãi suất :

Hoạt động kinh doanh quốc tế thường đòi hỏi DN có nguồn vốn lớn, tiềm lựctài chính mạnh để có thể trang trải cho các thương vụ xuất khẩu Các DNVN nóichung và DN ngành dệt may nói riêng cũng đều phải dùng nguồn tài trợ vốn vay đểphục vụ kinh doanh xuất khẩu Sử dụng nguồn tài trợ bên ngoài là giải pháp vàchiến lược trong công tác quản trị tài chính sao cho sử dụng vốn hữu hiệu, tuy nhiênnhững thay đổi ngoài tầm kiểm soát về lãi suất sẽ khiến DN gặp khó khăn do tăngchi phí sử dụng vốn

c) Rủi ro về giá cả hàng hoá:

Biến động giá cả hàng hoá cũng đem lại các rủi ro mà các DNXK cần quantâm bởi vì : trong kinh doanh quốc tế nói chung và xuất khẩu nói riêng, giá cả biếnđộng trực tiếp ảnh hưởng tới doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp Đặc biệt vớimăt hàng dệt may, giá cả biến động lên xuống thất thường do ảnh hưởng của quan

hệ cung cầu, có khi có biến động lớn, vì vậy ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinhdoanh củaDN, đòi hỏi DN cần có dự báo trước để ngăn ngừa và đối phó với rủi ro

Nếu giá xuất khẩu khi ký hợp đồng thấp hơn so với biến động thì DN mất đimột phần lợi nhuận, nếu nguyên vật liệu cũng tăng thì sẽ gặp nhiều rủi ro.Nếu DNgiữ hàng để đợi giá tăng nhưng giá lại biến động giảm thì sẽ chịu thiệt hại lớn vìkhông lường trước rủi ro

2 Nhóm rủi ro pháp lý :

Rủi ro pháp lý liên quan đến những thay đổi, những điều chỉnh về quy địnhpháp luật như : nhãn hiệu hàng hoá, thương hiệu, chất lượng hàng hoá, môitrường…

a) Rủi ro tranh chấp, kiện tụng :

Trang 6

Đề tài nghiên cứu khoa học

Hoạt động kinh doanh quốc tế rất phức tạp và không tránh khỏi những vụtranh chấp, kiện tụng Thương mại quốc tế và đặc biệt là hoạt động xuất khẩu chịutác động và điều chỉnh của nhiều luật khác nhau, sự thiếu chặt chẽ trong nội dunghợp đồng và cách thức xử lý tranh chấp là nguyên nhân của những vụ kiện kéo dàigây thiệt hại lớn, bên xuất khẩu thường thiệt hại hơn

Rủi ro tranh chấp, kiện tụng gây khó khăn lớn cho DNXK Việt Nam do phảitheo kiện ở nước ngoài, tốn rất nhiều chi phí tài chính, thời gian, nhân lực…Sựthiếu liên kết của hiệp hội, ngành nghề và thiếu am hiểu luật pháp nước sở tại, chậmtrễ trong tiếp nhận thông tin, xử lý thông tin, khả năng cạnh tranh về luật pháp dẫnđến các DNXK Việt Nam thua kiện

Vụ kiện bán phá giá cá Basa ở thị trường Mỹ năm 2002, vụ kiện bán phá giámặt hàng giày dép tại EU năm 2004 và các vụ kiện do vi phạm luật sở hữu trí truệ

đã trở thành bài học cho các DNXK Số lượng các cuộc điều tra bán phá giá đối vớihàng xuất khẩu Việt Nam trong đó có hàng dệt may cũng tăng mạnh trong nhữngnăm gần đây Khó khăn lớn của DN dệt may, chính là cơ chế giám sát hàng dệt maycủa Hoa Kỳ (chiếm 55% lượng hàng dệt may xuất khẩu hàng năm của Việt Nam),

và nguy cơ tự khởi kiện điều tra chống bán phá giá với hàng dệt may nhập khẩu từViệt Nam Vừa qua, nhiều nhà nhập khẩu lớn của Hoa Kỳ như Macy, Hagel rút toàn

bộ đơn hàng tại Việt Nam để chuyển qua nước khác

b) Rủi ro về pháp luật và chính sách :

Đây là những rủi ro do phát sinh sự thay đổi về luật pháp, chính sách kinh tếnhư : chính sách thuế, hạn ngạch, giấy phép xuất nhập khẩu…chính sách về sở hữu,chính sách về môi trường…

Sự thay đổi về chính sách thuế xuất nhập khẩu có tác động và ảnh hưởng lớntới doanh thu và lợi nhuận của DNXK Khi ra nhập tổ chức thương mại thế giới, cácDNXK Việt Nam có nhiều cơ hội tiếp cận thị trường, nhưng cũng đứng trướcnhững rủi ro về thay đổi thuế xuất nhập khẩu, hạn ngạch xuất khẩu sang các quốcgia thuộc WTO

3 Nhóm rủi ro mang tính ngành :

Đây là những rủi ro liên quan đến ngành nghề kinh doanh của DN, các rủi ronày bắt nguồn từ đối thủ cạnh tranh, đối tác làm ăn và mối quan hệ giữa doanh

Trang 7

nghiệp với các đối tác, đối thủ này Nhóm rủi ro ngành bao gồm : rủi ro cạnh tranh,rủi ro đạo đức kinh doanh của đối thủ cạnh tranh, rủi ro trong vận chuyển hàng hoá,thanh toán…

a) Rủi ro cạnh tranh :

Đây là rủi ro xuất hiện trong những tình huống DN thiếu thông tin về thay đổithị trường quốc tế, thông tin về đối thủ cạnh tranh, về sản phẩm công nghệ…

Các rủi ro này thường dẫn đến DN mất khách hàng, doanh thu, lợi nhuận giảm

và bị đối thủ cạnh tranh dành thị phần Rủi rủi cạnh tranh còn liên quan đến vấn đềthương hiệu, nhãn hiệu hàng hoá và tình trạng hàng giả, hàng nhái Những rủi rotrên đều có ảnh hưởng lớn tới uy tín của DN, nếu xảy ra thì DN sẽ bị giảm khả năngcạnh tranh và mất thị phần vào tay đối thủ cạnh tranh

b) Rủi ro liên quan đến đạo đức kinh doanh của đối thủ cạnh tranh:

Đây là các rủi ro xuất phát từ hành vi lừa đảo của các đối tác trong kinh doanhquốc tế mà DN tham gia thị trường Hành vi lừa đảo thường dựa trên sự thiếu thôngtin của DN, dựa vào các điều khoản chưa chặt chẽ trong hợp đồng, hay thậm chí là

cố tình không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng Trong giao dịch đàm phán ký kếthợp đồng có thể xảy ra rủi ro : đối tác mạo danh ký kết, đối tác tạo dựng uy tín giả,đưa ra các điều kiện bất lợi cho DN, lợi dụng các kẽ hở trong điều khoản hợp đồng

để lừa đảo…

Trong thanh toán quốc tế : hành vi lừa đảo chủ yếu là giả mạo chứng từ, cốtình không thanh toán tiền hàng dùng phương pháp thanh toán quốc tế có độ đảmbảo thấp để gây rủi ro cho DN XK như: phương thức trả tiền mặt, phương thứcthanh toán qua mạng, phương thức chuyển tiền không qua tài khoản ngân hàng hoặcL/C…

c) Rủi ro trong vận chuyển và giao hàng :

Vận chuyển đóng vai trò quan trọng trong xuất khẩu hàng hoá và điều kiện cơ

sở giao hàng là điều kiện không thể thiếu trong hợp đồng xuất khẩu

Vận chuyển quốc tế phức tạp và gặp nhiều rủi ro hơn so với vận chuyển nộiđịa vì vận chuyển dài, nhiều bên tham gia, khối lượng hàng hoá lớn Hình thức vậnchuyển chiểm tỷ trọng lớn trong xuất khẩu hàng hoá ở Việt Nam là vận chuyển

Trang 8

Đề tài nghiên cứu khoa học

đường biển, chiếm hơn 90% trong vận chuyển xuất nhập khẩu Các rủi ro liên quanđến vận chuyển hàng hoá bao gồm :

- Rủi ro trong thuê phương tiện vận chuyển : không thuê được phương tiện,khan hiếm phương tiện nên chí phí vận chuyển cao, phương tiện vận chuyển không

đủ tiêu chuẩn…dẫn tới hàng bị “kẹt cảng”, hàng đến chậm

d) Rủi ro thanh toán :

Các rủi ro trong thanh toán quốc tế bao gồm : rủi ro không thu được nợ, thukhông đủ nợ, nợ quá hạn…Những rủi ro này thường nảy sinh từ thiện chí và khảnăng tài chính phía người nhập khẩu, điều khoản thanh toán : địa điểm thanh toán,thời hạn thanh toán, phương thức thanh toán…

Trong thực tế, kể cả những phương pháp thanh toán tín dụng chứng từ (L/C)vẫn có thể gây ra rủi ro choDNXK Khi DNXK đã chuyển hàng đi, nếu bên nhậpkhẩu vì bất cứ lý do gì mà từ chối nhận chứng từ, không nhận hàng thì DN sẽ gặprủi ro Theo thống kê của Phòng thương mại quốc tế, những sai xót về nội dung bộchứng từ chiếm khoảng 72,73% trường hợp rủi ro trong phương thức thanh toán quaL/C Ngày nay, thương mại điện tử phát triển và phương thức thanh toán điện tử(thanh toán chuyển tiền qua mạng) được ưa chuộng vì tính nhanh gọn và tiện lợi,tuy nhiên đây lại là phương thức tiềm ẩn nhiều nguy cơ và rủi ro.DN không kiểmsoát được hoạt động thanh toán, hệ thống thiết bị công nghệ chưa hoàn thiện, độđảm bảo thấp…là những nguyên nhân chính dẫn tới các hành vi lừa đảo trong thanhtoán điện tử

4 Nhóm rủi ro từ nội bộ doanh nghiệp :

Nhóm rủi ro từ nội bộ DN là những rủi ro xuất phát từ những yếu tố bên trong

DN Tuỳ vào từngDN, nguồn lực và khả năng quản trị rủi ro mà các rủi ro này xuấthiện với mức độ khác nhau Các rủi ro này thường liên quan đến hoạt động, nguồnlực vật chất, nhân lực, thông tin và hoạt động quản trị tại DN Trong xuất khẩu, các

DN Việt Nam gặp nhiều rủi ro và đa phần là các rủi ro xuất phát từ nội bộ, có thể

kể đến các rủi ro mà các DNXK Việt Nam hay gặp : rủi ro thông tin, rủi ro do thiếunăng lực cạnh tranh, rủi ro về nhân sự, rủi ro quản trị…

a) Rủi ro thông tin :

Trang 9

Rủi ro thông tin là rủi ro gặp phải do thiếu thông tin, thông tin sai lệch khôngchính xác, xử lý thông tin muộn… không đáp ứng việc cung cấp thông tin phục vụcho kinh doanh.

Thông tin với DNXK là nhân tố quan trọng mang tính sống còn, quyết định

sự thành công hay thất bại Đặc biệt trong kinh doanh quốc tế, tính cạnh trang cao,thông tin quyết định thời cơ kinh doanh của các DNXK, nếu gặp rủi ro về thông tinthì đồng nghĩa với việc DN mất cơ hội kinh doanh

Trên thực tế, rất nhiều doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam do thiếu thông tinnên bỏ lỡ cơ hội kinh doanh, để mất khách hàng vào tay đối thủ cạnh tranh Việctiếp cận thông tin không chính xác, thông tin sai lệch cũng là rủi ro lớn với doanhnghiệp, vì thế mà doanh nghiệp có thể bị lừa đảo, ép giá, ép phẩm cấp hàng hoá…trong nhiều trường hợp còn không xuất khẩu được hàng.Đối với các DNXK mà quytrình thu thập và xử lý kém hiệu quả thì rủi ro thông tin thường hay xuất hiện và gây

ra những tổn thất nặng nề

b) Rủi ro do thiếu năng lực cạnh tranh :

Đây là rủi ro do DN thiếu năng lực hoạt động như vốn ít, công nghệ - kỹ thuậtlac hậu,nguồn nhân lực mỏng, chất lượng nguồn nhân lực thấp…không đáp ứng yêucầu của hoạt động kinh doanh quốc tế

Rủi ro do thiếu năng lực cạnh tranh là tất yếu mà hầu hết các DN Việt Namđều có thể gặp phải khi tham gia thị trường quốc tế Trên thực tế, rất nhiều DN bịđối tác nước ngoài từ trối ký hợp đồng do không đủ năng lực để đáp ứng yêu cầucủa hợp đồng Thậm trí nhiều khi ký được hợp đồng, nhưng do thiếu vốn, lực lượnglao động mỏng nên DN không đủ năng lực sản xuất hoặc thu gom hàng dẫn đếnkhông thực hiện được hợp đồng Khi gặp rủi ro do năng lực cạnh tranh yếu, cácDNXK Việt Nam không chỉ mất cơ hội kinh doanh, bỏ lỡ nhiều hợp đồng thươngmại có giá trị lớn và lợi nhuận cao mà còn có thể bị đối tác phạt hợp đồng Các DNdệt may xuất khẩu cũng sẽ gặp khó khăn lớn, nếu không cải thiện tính cạnh tranh.Nhiều DN hiện nay có qui mô vừa và nhỏ, chủ yếu làm gia công, thiết kế mẫu mãkém, không chú ý làm thương hiệu…, nên hiệu quả kinh doanh thấp

c) Rủi ro nhân sự :

Trang 10

Đề tài nghiên cứu khoa học

Nhân lực cũng là một trong các nguồn lực cạnh tranh mà DN Việt Nam cònyếu, chưa chú trọng vào phát triển và đãi ngộ nguồn nhân lực, các DN còn có thểgặp rủi ro mất cơ hội phát triển, từ đó hạn chế hoạt động xuất khẩu Rủi ro về nhân

sự còn thể hiện qua sự khủng hoảng về nhân sự, thiếu lao động, lao động đình côngkhông làm việc…gây ra tổn thất lớn, hoạt động sản xuất kinh doanh bị gián đoạn.Theo đại diện hiệp hội Dệt may, do khó khăn về đời sống và một số nguyên nhânkhác, các cuộc đình công trong ngành dệt may liên tục xảy ra, gây đảo lộn kế hoạchgiao hàng của nhiều DN “Nếu tình hình này không được cải thiện sớm, ngành dệtmay khó giữ tăng trưởng về sản xuất và xuất khẩu trong những năm tới”

d) Rủi ro quản trị :

Rủi ro quản trị là các rủi ro có nguyên nhân từ sự yếu kém, những sai xót củacông tác quản trị trong DN.Trình độ quản trị DN đóng vai trò quan trọng trong việchoạch định, tổ chức thực hiện và kiểm soát hoạt động của DN, góp phần quyết định

sự thành bại của DN

Tuy nhiên do năng lực quản lý kém, trình độ quản trị DN bị hạn chế mà nhiềuquản lý các bộ phận trong không nắm rõ chức năng, nhiệm vụ của mình nên khôngđáp ứng yêu cầu công việc Trình độ quản trị DN kém còn có thể dẫn đến tìnhtrạng : làm mất quan hệ với khách hàng, làm giảm tiến độ công việc, hoạt độngthiếu đồng bộ làm giảm khả năng kết hợp giữa các bộ phận…

Trên thực tế, nhiều trường hợp lãnh đạo thiếu năng lực quản lý nên gây ra sựthiếu tổ chức trongDN, không đoàn kết trong doanh nghiệp ảnh hưởng tới quá trình

ra quyết định quản trị Các cán bộ lãnh đạo thiếu năng lực đàm phán, ký kết hợpđồng nên dễ bị đối tác lấn át, chèn ép…đưa DN vào thế bất lợi có thể gây ra thiệthại vật chất hoặc tổn thất lớn cho DN

5 Nhóm rủi ro từ môi trường :

Rủi ro từ môi trường thường ít xảy ra tuy nhiên mức độ ảnh hưởng lại lớn, tácđộng tới hoạt động kinh doanh quốc tế Nhóm rủi ro này bao gồm : rủi ro từ môitrường tự nhiên, rủi ro văn hoá…

Rủi ro từ môi trường tự nhiên như : thiên tai, bão, động đất, lũ lụt, hạn hán…đây là các rủi ro đến bất ngờ, ngay cá khi có dự báo trước tthì vẫn khó kiểm soát.Khi các rủi ro này xảy ra gây tổn hại vật chất trực tiếp cho doanh nghiệp và gián

Trang 11

tiếp làm doanh thu và lợi nhuận giảm do ảnh hưởng tới đời sống của người tiêudùng.

Rủi ro văn hoá thường nảy sinh do doanh nghiệp thiếu am thiểu về phong tục,tập quán, lối sống của khách hàng nước nhập khẩu dẫn tới những hiểu lầm Rủi rovăn hoá còn có thể gây ra phản cảm, khách hàng “tẩy chay” hàng hoá, hàng hoákhông được thi trường quốc tế đón nhận…Tuy là nhóm rủi ro ít xảy ra nhưngDNXK cũng cần quan tâm và tìm hiểu khách hàng và thị trường khi mới tham gia

1.2 Những nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong kinh doanh quốc tế

1.2.1 Nhóm nguyên nhân từ bên ngoài doanh nghiệp

Nhóm nguyên nhân bên ngoài DN là những nguyên nhân mang tính kháchquan, xuất phát từ môi trường tự nhiên, kinh tế - chính trị, văn hoá mà DN hoạtđộng Nhóm nguyên nhân này bao gồm :

a) Các Nguyên nhân có nguồn gốc từ môi trường tự nhiên :

Rủi ro từ môi trường tự nhiên do các thảm hoạ tự nhiên gây ra như : động đất,sóng thần, bão lụt, thời tiết khắc nghiệt…Các rủi ro này đến bất ngờ và khó kiểmsoát, nó không chỉ ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanhnghiệp, việc xuất hàng ra nước ngoài mà còn tàn phá các thành quả, các tài sản củacon người Nếu xảy ra tại nước nhập khẩu, rủi ro này làm thiệt hại về tài sản, tìnhhình kinh tế…làm sức mua giảm và nhu cầu nhập khẩu và thanh toán giảm theo.b) Các nguyên nhân có nguồn gốc từ môi trường chính trị :

Môi trường chính trị trên thế giới luôn có những thay đổi, sự bất ổn về chínhtrị, xung đột về chính trị… là các nguyên nhân dẫn đến thay đổi về môi trường kinhdoanh, kế hoạch sản xuất – kinh doanh của DNXK và tình hình nhập khẩu Thờigian qua tình hình chính trị bất ổn của các quốc gia như : Thái Lan, LiBăng,Pakistan…cũng đã có những ảnh hưởng tới các DN Việt Nam có thị trường xuấtkhẩu tại đây

Tại Việt Nam, môi trường chính trị ổn định nên tạo rất nhiều thuận lợi chodoanh nghiệp, tuy nhiên DN cũng cần nhận diện nguy cơ và rủi ro đến từ sự thayđổi chính trị của các quốc gia nhập khẩu sản phẩm của mình

c) Các nguyên nhân từ sự thiếu hiểu biết về môi trường văn hoá – xã hội :

Trang 12

Đề tài nghiên cứu khoa học

Khi tham gia kinh doanh quốc tế, việc tìm hiểu về môi trường văn hoá – xãhội của quốc gia nhập khẩu là rất quan trọng vì từ đó DNXK có thêm nhiều thôngtin về khách hàng của mình Đặc điểm của môi trường văn hoá – xã hội của mỗiquốc gia có tác động và chi phối mạnh mẽ đến tâm lý, hành vi, ứng xử, sở thích, thịhiếu, thói quen mua sắm… của người dân

Rủi ro từ môi trường văn hoá – xã hội xảy ra do DNXK thiếu hiểu biết vềphong tục, tập quán, tín ngưỡng, lối sống, nghệ thuật, đạo đức, cấu trúc xã hội…Nếu thiếu hiểu biết về văn hoá – xã hội của nước bạn, DNXK có thể đánh mất cơhội kinh doanh, có những ứng xử vô tình vi phạm các chuẩn mực xã hội, đặc biệtvới các quốc gia có tình hình tôn giáo “nhạy cảm”

1.2.2 Nhóm nguyên nhân từ nội bộ doanh nghiệp :

Đây là các nguyên nhân mang tính chủ quan, có nguồn gốc từ bên trongDN,các rủi ro thường xuất hiện do sự sai lầm hoặc hành vi trực tiếp – gián tiếp của cánhân và DN trong quá trình hoạt động kinh doanh Trong kinh doanh quốc tế, chỉcần một quyết định sai lầm củaDN, sự tiếp nhận và xử lý thông tin chậm…đều lànguyên nhân gây ra rủi ro lớn vì vậy nhóm nguyên nhân từ nội bộ DN rất phức tạp

và đa dạng Chúng ta có thể khái quát một số nguyên nhân chính của các DNXKViệt Nam :

a) Sự yếu kém về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp :

Như đã trình bày ở trên, rủi ro do thiếu năng lực cạnh tranh là rủi ro mà các DNXKdệt may của Việt Nam hay gặp phải Năng lực cạnh tranh của DN thể hiện cả vềvốn, công nghệ - kỹ thuật, chất lượng nguồn nhân lực, hiệu quả sản xuất kinhdoanh Hiện nay, do năng lực cạnh tranh yếu, vốn ít nên các DN vừa và nhỏ chủ yếulàm gia công, chưa chú trọng đến thiết kế mẫu mã và làm thương hiệu Vì vậynguyên nhân từ sự yếu kém về năng lực cạnh tranh là một trong những nguyên nhânphức tạp và khó khắc phục, đòi hỏi phải có thời gian và sự quan tâm của DN

Trang 13

Sự yếu kém về năng lực cạnh tranh dẫn đến các rủi ro lớn như : hàng kém chấtlượng, DN mất uy tín, giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường, không có khả năng

ký kết các hợp đồng lớn và lợi nhuận cao…Nếu không có biện pháp khắc phục,điều chỉnh phù hợp thì đây lai là nguyên nhân dẫn đến sự đổ vỡ, thất bại trong kinhdoanh của DN

b) Sự thiếu thông tin trong kinh doanh :

Thông tin có vai trò quan trọng trong việc quản trị kinh doanh và quá trình raquyết định Nhà quản trị doanh nghiệp chỉ có thể ra quyết định đúng đắn, hợp lý,đem lại hiệu quả cho DN trên cơ sở nguồn thông tin chính xác, đầy đủ và kịp thời

về tình hình thị trường, đối tác, khách hàng…

Sự thiếu thông tin hoặc thông tin sai lệch không chính xác, thông tin chậm đềuảnh hưởng đến việc ra quyết định Nguyên nhân từ thiếu thông tin có thể dẫn đếncác quyết định sai lầm, bị mất cơ hội kinh doanh, bị đối tác lừa và thất bại trongkinh doanh

c) Sự yếu kém về trình độ quản trị doanh nghiệp:

Nguyên nhân yếu kém về trình độ quản trị DN thể hiện ở: trình độ, năng lựccủa nhà quản trị chưa đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ, sự phối hợp giữa các bộphận thiếu ăn khớp, nhịp nhàng, chính sách tuyển dụng-đào tạo-đãi ngộ-xa thảinhân sự chưa phù hợp Ngoài ra còn do sự thiếu hiểu biết trong kinh doanh, hạn chế

về khả năng giao tiếp-đàm phán của nhà quản trị nên chưa tạo được quan hệ tôt vớikhách, đối tác

Sự yếu kém nói trên sẽ dẫn đến các hậu quả như: quan hệ với khách hàng, đốitác bị xấu đi, hiệu quả của công tác quản trị tác nghiệp thấp, hàng hoá bị trả lại,thậm trí có thể xảy ra bất ổn trong DN như xảy ra đình công, bãi công, bỏ việc…đây là những nhân tố gây ra rủi ro, tổn thất nặng nề cho doanh nghiệp

Trong năm qua, các DN dệt may phải đối mặt với hàng loạt các cuộc đìnhcông, bãi công của công nhân gây ra tổn thất lớn cho DN do phải kéo dài thời giangiao hàng

d) Những nguyên nhân khác:

-Sự sai lầm của lãnh đạo DN trong việc xây dựng và lựa chọn chiến lược kinhdoanh phù hợp: Việc lựa chọn chiến lược kinh doanh phù hợp sẽ thúc đẩy và đảm

Trang 14

Đề tài nghiên cứu khoa học

bảo sự phát triển thuận lợi của DN, ngược lại nếu lựa chọn một chiến lược kinhdoanh sai lầm sẽ dẫn DN đi vào bế tắc, thiệt hại và thua lỗ trong kinh doanh Đây lànguy cơ lớn nhất dẫn đến sự đổ vỡ, phá sản DN

-Sự sơ xuất, bất cẩn, thiếu tinh thần trách nhiệm trong công việc của một số cánhân, bộ phận trong DN cũng là nhân tố gây ra nguy cơ, rủi ro cho DN

Như vậy, các nguyên nhân gây ra rủi ro, tổn thất trong kinh doanh rất đadạng, phức tạp và chúng xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau Cả nguyên nhânmang tính chủ quan và khách quan đều là nguồn gây ra rủi ro, tổn thất, hiểm hoạcho DN, cần được kiểm soát và loại bỏ Đặc thù của hoạt động xuất khẩu dệt may làchịu ảnh hưởng, tác động mạnh từ môi trường bên ngoài, mà các nguyên nhânkhách quan thường khó hạn chế, kiểm soát và loại bỏ

1.3 Quản trị rủi ro trong kinh doanh quốc tế

1.3.1 Khái niệm

Quản trị rủi ro(QTRR) là một khái niệm rộng và hoạt động quản trị rủi ro cócác chức năng gần như quản trị nói chung Trong kinh doanh mọi quyết định quảntrị được đưa ra trong điều kiện có rủi ro vì vậy mỗi quyết định quản trị đều phải tínhđến quản trị rủi ro Qua tìm hiểu, chúng ta có thể đưa ra một số khái niệm về quảntrị rủi ro dưới đây:

-Quản trị rủi ro là quá trình xử lý các rủi ro thuần tuý một cách có hệ thống,khoa học, toàn diện thông qua các hoạt động nhận diện và đánh giá rủi ro, xây dựng

và thực thi các kế hoạch phòng ngừa, ngăn chặn rủi ro xảy ra, thực hiện việc kiểmsoát, giảm thiểu các tổn thất gây ra cho DN một khi xảy ra rủi ro cũng như dựphòng về tài chính để bù đắp cho các tổn thất đó

-Quản trị rủi ro là quá trình bao gồm các hoạt động nhằm hạn chế, loại bỏ cácrủi ro hoặc khắc phục các hậu quả mà rủi ro gây ra đối với hoạt động kinh doanh từ

đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng tối ưu các nguồn lực, giảm đến mứcthấp nhất những thiệt hại về người về của …của DN

Thực chất của Quản trị rủi ro là quá trình nhận dạng, đánh giá và đối phó vớicác nguyên nhân, hậu quả của rủi ro trong quá trình hoạt động kinh doanh của DN Quản trị rủi ro liên quan đến tất cả các rủi ro trong quá trình hoạt động kinhdoanh, liên quan đến mọi hoạt động quản trị như: quản trị dự án, quản trị tài chính,

Trang 15

quản trị mua-bán-dự trữ…Quản trị rủi ro không chỉ giới hạn ở công cụ, kỹ thuật củahoạt động mua bảo hiểm phòng ngừa rủi ro, làm giảm hậu quả như trước đây màcòn bao gồm các biện pháp kỹ thuật nhằm ngăn chặn, giảm thiểu và thậm chí làchuẩn bị cho DN gánh chịu những tổn thất của rủi ro không thể tránh khỏi.

1.3.2 Nội dung của quản trị rủi ro

Hoạt động quản trị rủi ro của mỗi DN là khác nhau tuỳ vào lĩnh vực kinhdoanh, môi trường kinh doanh và đặc biệt là tiềm lực tài chính cũng như khả năngphân bổ các nguồn lực của DN trong việc QTRR Mô hình QTRR tại mỗi DN cóthể khác nhau nhưng đều bao gồm các nội dung:

• Nhận dạng-phân tích-đo lường rủi ro

- Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định một cách liên tục và có hệ thống cácrủi ro có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh

Hoạt động nhận dạng rủi ro nhằm thu thập các thông tin về đối tượng có thểgặp rủi ro (con người, tài sản, trách nhiệm pháp lý…) và các nguồn phát sinh rủi ro,các yếu tố hiểm hoạ, các loại tổn thất có thể gây ra cho DN

- Phân tích rủi ro là quá trình nghiên cứu những hiểm hoạ và xác định nhữngnguyên nhân gây ra rủi ro và phân tích những tổn thất

- Đo lường rủi ro là quá trình phân tích và đo lường tần xuất xuất hiện rủi ro

và biên độ rủi ro hay mức độ nghiêm trọng của rủi ro từ đó phân nhóm rủi ro và đưa

ra mức độ ưu tiên đối phó

• Kiểm soát rủi ro

- Kiểm soát rủi ro là việc sử dụng các chiến lược, các chương trình hành động,công cụ, kỹ thuật nhằm ngăn ngừa, né tránh hoặc giảm thiểu những tổn thất, nhữngảnh hưởng không mong đợi của rủi ro đối với doanh nghiệp

•Tài trợ rủi ro

- Tài trợ rủi ro là hoạt động nhằm dự phòng nguồn tài chính cho các thiệt hạikhi rủi ro xảy ra, hoặc chuẩn bị các dự phòng để bù đắp thiệt hại bằng kế hoạch tựtài trợ hoặc mua bảo hiểm

1.3 Mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận trong kinh doanh quốc tế :

Rủi ro luôn đồng hành với lợi nhuận trong kinh doanh, rủi ro càng cao thì lợinhuận kỳ vọng/yêu cầu càng cao, tuy nhiên trong dài hạn rủi ro là nhân tố làm xói

Trang 16

Đề tài nghiên cứu khoa học

mòn lợi nhuận khi nó không được kiểm soát Rủi ro tác động bất lợi đến lợi nhuận

vì nó tạo ra các chi phí bao gồm các thiệt hại, mất mát về tài sản vật chất lẫn tinhthần trong việc gánh chịu, khắc phục, bồi thường tổn thất Các chi phí này có thểchia ra các nhóm sau:

1 Chi phí phát sinh trực tiếp từ hậu quả bất lợi của rủi ro đem lại:

-Những thiệt hại về giá trị tài sản mất mát hoặc hư hỏng

-Nguồn thu nhập không có cơ hội nhận khi rủi ro xảy ra

-Các chi phí phải bồi thường: là chi phí DN phải bỏ ra để bồi thường thiệt hạitheo cam kết như bồi thường hợp đồng, bồi thường người lao động…

2 Chi phí khắc phục tổn thất do rủi ro đem lại:

-Chi phí khoanh lại tổn thất: nhằm làm cho tổn thất không trầm trọng hơn,không làm tăng nguyên nhân gây ra rủi ro khác…

-Chi phí khắc phục rủi ro: gồm toàn bộ các chi phí nhằm phục hồi tài sản,phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh, thị phần, uy tín của doanh nghiệp

3 Chi phí phòng ngừa rủi ro:

Bao gồm toàn bộ các chi phí liên quan đến việc mua trang bị thiết bị kỹ thuật,mua bảo hiểm, công tác quản trị rủi ro để nhằm ngăn chặn, phòng ngừa, giảm thiểurủi ro

4 Chi phí xã hội và tinh thần:

Đây là các chi phí mang tính gián tiếp, xét về mặt tinh thần thì rủi ro tạo tâm

lý bất an, lo lắng cho DN và những người bị đe doạ bởi rủi ro Môi trường kinhdoanh nhiều rủi ro sẽ làm giảm hiệu quả của việc sử dụng vốn, gây thiệt hại cho DN

và nền kinh tế

Trang 18

Chương II THỰC TRẠNG RỦI RO VÀ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO

Ở TỔNG CÔNG TY MAY VIỆT TIẾN

2.1 Môi trường kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp thay đổi

Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế đã mở ra cơ hội kinh doanh và cũng làm

môi trường kinh doanh của các DN có những thay đổi, từ đó gây ra những nguy cơrủi ro mà các DN kinh doanh quốc tế có thể gặp phải Đó là:

-Những thay đổi từ môi trường trong nước: thay đổi về chính sách thương mạiquốc tế, thay đổi về chính sách thuế xuất nhập khẩu (XNK), những thay đổi vềchính sách ưu đãi đầu tư…

-Những thay đổi từ thị trường quốc tế tác động đến hoạt động xuất khẩu dệtmay

2.1.1 Những thay đổi về chính sách thương mại quốc tế ở Việt Nam

1) Thay đổi về chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam

Hội nhập kinh tế, Việt Nam nỗ lực để cải cách hệ thống thương mại chophù hợp với những cam kết hội nhập kinh tế thể hiện trong các hiệp định songphương và đa phương đã ký như: Hiệp định ưu đãi thuế quan có hiệu lựcchung(CEPT) của các nước ASEAN, Hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ,Hiệp định thương mại Việt Nam-EU, Cam kết tại Diễn đàn Châu Á Thái BìnhDương APEC, gia nhập WTO Các thay đổi về chính thương mại quốc tế đáng chú

-Sử dụng thuế quan là công cụ bảo hộ chủ yếu đối với sản xuất trong nước.Với các chính sách phù hợp đã đem lại thay đổi tích cực về môi trường kinhdoanh quốc tế, tạo ra tính rõ ràng, minh bạch giúp giảm đáng kể các chi phí và rủi

ro cho DN trong kinh doanh XNK.Các DN xuất khẩu dệt may VN có thể tận dụng

Trang 19

ưu thế về lao động rẻ để tham gia kinh doanh quốc tế và đẩy mạnh xuất khẩu trựctiếp hàng VN.

-Ký hiệp định đối tác kinh tế song phương Việt - Nhật (EPA), hiệp định nàycho phép hàng dệt may XK vào Nhật được hưởng thuế suất 0% thay cho mức 10%hiện nay

Bên cạnh các tác động tích cực trên, việc thay đổi chính sách thương mại quốc

tế cũng tạo ra các thách thức, nguy cơ rủi ro cho các DN xuất khẩu dệt may, thểhiện như:

Thứ nhất, các DNNN hoặc chuyển đổi từ DNNN như May Việt Tiến đang là

đầu mối giữ độc quyền XNK dệt may sẽ gặp khó khăn do sức ép cạnh tranh với các

DN trong nước.Nếu không đổi mới phương thức kinh doanh, tăng cường củng cố vàphát triển thị trường thì sẽ bị thu hẹp và mất thị phần

Thứ hai, tham gia thị trường mới DN XNK dệt may Việt Nam dễ gặp rủi ro do

các đối tác quốc tế gây ra, do chưa am hiểu tập quán buôn bán quốc tế

Thứ ba, nếu thiếu gắn kết, phối hợp với nhau, cạnh tranh không lành mạnh…

giữa các nhà kinh doanh xuất khẩu trong nước thì sẽ xảy ra chào giá thấp so với thịtrường để giành khách hàng, gây tổn hại lớn đến DN trong ngành

Thứ tư, các nước như Trung Quốc, Ấn Độ có chiến lược XK sớm hơn Việt

nam nên hàng dệt may XK của các nước này chiếm thị phần lớn mang lại lợi nhuậncao trong khi VN chủ yếu là gia công quốc tế và XK gia công uỷ thác, sức cạnhtranh của hàng dệt may VN còn yếu

2) Thay đổi về chính sách thuế xuất, nhập khẩu dệt may

Để phù hợp với bối cảnh hội nhập kinh tế, Luật thuế xuất, nhập khẩu đã đượcsửa đổi nhiều lần(năm 1987, 1991, 1993, 1996, 1998, 2005…) để phục vụ mục tiêucủa Đảng và Nhà nước là: bảo hộ và khuyến khích sản xuất trong nước thay thếhàng nhập khẩu, đẩy mạnh xuất khẩu tăng nguồn thu cho NSNN Để tăng cườngcông cụ pháp lý bảo vệ cho sản xuất trong nước phù hợp với thông lệ quốc tế trongđiều kiện tự do hoá thương mại, Luật thuế xuất nhập khẩu mới còn quy định cácloại thuế bổ xung như: thuế tự về, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp xuấtkhẩu, thuế chống phân biệt đối xử Việc thay đổi chính sách thuế XNK rõ ràng,

Trang 20

Đề tài nghiên cứu khoa học

minh bạch tạo thuận lợi cho DN nhưng cũng tạo ra thách thức, tạo ra nguy cơ rủi rođối với DN

- Khi Việt Nam gia nhập WTO, sức ép hội nhập đòi hỏi Việt Nam phải cắtgiảm tối đa các hàng rào thuế quan và phi thuế quan sẽ là thách thức đối với các DNđang có mức bảo hộ cao bị hạ thấp trở thành khó khăn

-Các loại thuế bổ xung như: thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chốngtrợ cấp xuất khẩu, thuế chống phân biệt đối xử…bảo vệ sản xuất trong nước nhưngcũng làm tăng nguy cơ rủi ro cho DN nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may

-Việc thường xuyên thay đổi mức thuế xuất để đối phó trong ngắn hạn gây rủi

ro, khó khăn cho DN trong việc xác định chiến lược kinh doanh lâu dài, hạn chế đầu

tư dài hạn, gây rủi ro cho DN XNK dệt may

2.1.2 Thay đổi của thị trường quốc tế tác động đến xuất khẩu dệt may Việt Nam

Các DN dệt may Việt Nam và May Việt Tiến đã dần mở rộng thị trường vàthiết lập quan hệ thị trường mới như: khối ASEAN, các nước EU, Mỹ, Nhật Bản…Đây là các thị trường lớn, sức tiêu thụ mạnh, có tiềm năng nhưng thuộc loại “khótính” với nhiều rào cản thương mại, các điều kiện giao vận và thanh toán rất nghiêmngặt Do đó khi tham gia các thị trường này Việt Tiến và DNXK dệt may Việt Namgặp nhiều rủi ro (đã đề cập ở mục 1.1.2)

Thứ nhất, DN phải đối mặt với các rào cản thương mại quốc tế Để bảo hộ sản

xuất trong nước, các nước nhập khẩu có xu hướng thiết lập các rào cản mới như:quy định tiêu chuẩn chất lượng đối với hàng nhập khẩu, nguồn gốc xuất xứ củahàng hoá(C/O), thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp…Đặc biệt với mặt hàngdệt may thì dễ vướng vào các rào cản thuộc về tiêu chuẩn lao động và môi trường,thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp(thuế đối kháng) của nước nhập khẩu ápcho hàng dệt may Việt Nam.Gần đây các thị trường lớn như Mỹ, Nhật, EU… kiểmsoát chặt với hàng dệt may của Việt Nam

Bộ Thương Mại Hoa Kỳ(DOC) thực hiện cơ chế giám sát hàng dệt may nhậpkhẩu có xuất xứ từ Việt Nam(T10/2007, T3/2008), đã gây ảnh hưởng đến các đơnhàng sản xuất của VN Bằng việc DOC nhắm vào giám sát các mặt hàng chủ lựcxuất khẩu sang thị trường HK như quần âu (cat 347-348, 447-448, 647-648, 847),

áo sơ mi (cat 338-339, 340-341…), đồ lót, đồ bơi, áo len…đã buộc các công ty

Trang 21

thành viên Hiệp hội các nhà nhập khẩu dệt may HK (USD-ITA) phải xem xét lạiviệc tìm nguồn hàng từ Việt Nam.(Nguồn: Báo Kinh tế Việt Nam)

Thứ hai, DNXK dệt may Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt với DN các nước

có cùng lợi thế như Trung Quốc, các nước ASEAN.Cùng có lợi thế về nguyên liệudồi dào, nguồn lao động rẻ nhưng hàng dệt may Việt Nam vẫn kém sức cạnh tranh

về giá thành, chất lượng, chủng loại…so với các đối thủ mạnh là Trung Quốc,Bangladest, Ấn Độ, Campuchia Đặc biệt, Bangladest là quốc gia kém phát triểnnên được ưu đãi về thuế và ít gặp rào cản thương mại, đã trở thành đối thủ gây rủi

ro cho DNXK dệt may VN, DNXK dệt may Việt Nam còn trực tiếp chịu tác độngtừ: Sự biến động tỷ giá hối đoái của các đồng tiền mạnh, sự biến động giá cả trênthị trường quốc tế

2.2 Giới Thiệu Về Tổng Công Ty Cổ Phần May Việt Tiến

2.2.1 Giới thiệu chung về May Việt Tiến

-Tháng 11/1979 xí nghiệp bị hoả hoạn, thiệt hại hoàn toàn Sau nhiều nỗ lựckhắc phục thiệt hại và tiếp tục khôi phục hoạt động sản xuất và phát triển kinhdoanh, Việt Tiến được nâng lên thành Công Ty May Việt Tiến

-Tháng 2/1991 Việt Tiến được Bộ Kinh Tế Đối Ngoại cấp giấy phép XNKtrực tiếp với tên giao dịch đối ngoại là VIET TIEN GARMENT IMPORT-EXPORTCOMPANY viết tắt là VTEC (GP số 102578 ngày 08/02/1991)

-Ngày 24/03/1993 công ty được Bộ Công nghiệp cấp giấy phép thành lậpdoanh nghiệp số 241/CNN-TCLD Việt Tiến tiếp tục mở rộng và phát triển hoạtđộng sản xuất kinh doanh, trở thành doanh nghiệp dệt may có uy tín trực thuộc Tậpđoàn dệt may Việt Nam

Trang 22

Đề tài nghiên cứu khoa học

Căn cứ Văn bản số 7599/VPCP-ĐMDN ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Vănphòng Chính phủ về việc tổ chức lại Công ty May Việt Tiến Xét đề nghị của Tậpđoàn Dệt May Việt Nam tại Tờ trình số 28/TĐDM-TCLĐ ngày 09 tháng 01 năm

2007 và đề án thành lập Tổng công ty May Việt Tiến.Theo đề nghị của Vụ trưởng

Vụ Tổ chức - Cán bộ quyết định : Thành lập TCT May Việt Tiến trên cơ sở tổ chứclại Công ty May Việt Tiến thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam

Tổng công ty May Việt Tiến hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty connằm trong cơ cấu của Tập đoàn Dệt May Việt Nam

Tên tiếng Việt : Tổng công ty Cổ Phần May Việt Tiến;

Tên giao dịch: VIETTIEN GARMENT JOINT STOCK CORPORATION

Tên viết tắt : VTEC

Địa chỉ : Số 7 Lê Minh Xuân, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh

Vốn điều lệ 230 tỷ đồng, trong đó Nhà nước nắm giữ 51%, cổ phần bán ưu đãicho Cán bộ công nhân viên chiếm 15,48%, cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược

là 16% và cổ phần bán đấu giá chiếm 17,52% (4.028.600 cổ phần) Hai nhà đầu tưchiến lược là Công ty Southisland Garment SDN.BHD (Malaysia) và Công tyTungshing Sewing Machine Co Ltd (Hongkong) Tổng số cổ phần bán cho nhà đầu

tư chiến lược là 3.680.000 cổ phần, trong đó: Công ty Southisland GarmentSDN.BHD 1.840.000 cổ phần (8% vốn điều lệ) và Công ty Tungshing SewingMachine Co.Ltd (Hongkong) 1.840.000 cổ phần (8% vốn điều lệ)

b)Cơ cấu tổ chức

Trang 23

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của TCT May Việt Tiến

(1)Hội đồng quản trị : Vũ Đức Giang(Chủ tịch), Nguyễn Đình Trường(PCT)Bùi Văn Tiến(TV), Trần Minh Công(TV), Phan Văn Kiệt(TV)

(2)Tổng giám đốc : Bùi Văn Tiến

(3)Phó TGĐ : Trần Minh Công, Phan Văn Kiệt, Nguyễn Thị Tùng

(4)Giám đốc điều hành : Nguyễn Ngọc Trung, Phạm Đắc Lợi, Phạm tuấnKiên, PhạmThanh Hoan, Nguyễn Văn Nam, Trần Thị Liên

(5)Ban kiểm soát : Thạch thị Phong Huyền(Trưởng ban), Trần PhướcNhất(TV), Hồ Ngọc Huy(TV)

Vốn điều lệ : 230 tỷ đồng Nhà xưởng: 55.709.32 m2

Thiết bị: 5.668 bộ

Lao động: 20.000 lao động

Tăng trưởng doanh số năm 2005 so với năm 2004 : 16%

Tăng trưởng lợi nhuận năm 2005 so với năm 2004 : 10%

Thu nhập bình quân đầu người năm 2005 : 1.974.406 đồng/tháng

Đại Hội Cổ Đông

Hội Đồng Quản Trị Tổng Giám Đốc

Phó Tổng Giám Đốc Giám Đốc Điều Hành

BanKiểmSoát

Phòngban

TCT

Xn trực thuộc

Các công

ty liên kết

Các cty LD nước ngoài Các công

ty con

Trang 24

Đề tài nghiên cứu khoa học

2) Lĩnh vực kinh doanh và chiến lược phát triển

a) Lĩnh vực kinh doanh

- Sản xuất quần áo các loại, gia công quốc tế và xuất khẩu hàng dệt may

- Dịch vụ xuất nhập khẩu, vận chuyển giao nhận hàng hóa;

- Sản xuất và kinh doanh nguyên phụ liệu ngành may; máy móc phụ tùng vàcác thiết bị phục vụ ngành may công nghiệp…

-Kinh doanh máy in, photocopy, thiết bị máy tính; các thiết bị, phần mềmtrong lĩnh vực máy vi tính và chuyển giao công nghệ; điện thoại, máy fax…

-Đầu tư và kinh doanh tài chính…

b) Thành tựu đạt được

Qua nhiều năm xây dựng và phát triển, Việt Tiến không ngừng mở rộng quy

mô, lĩnh vực và hoạt động sản xuất kinh doanh, trở thành TCT Cổ phần May ViệtTiến lớn mạnh và có uy tín trong nước và trên thị trường quốc tế Các thành tựuchính như:

- Được người tiêu dùng bình chọn là Hàng Việt Nam chất lượng cao 10 nămliền từ 1997-2006 qua báo Sài Gòn Tiếp Thị

-Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000, chứng chỉ tráchnhiệm xã hội SA8000, chứng chỉ đạo đức trong kinh doanh WRAP

-Huân huy trương và giải thưởng: Tập thể Anh hùng lao động, cờ thi đua củaChính phủ, huân chương lao động hạng I - II - III, danh hiệu DN tiêu biểu nhất củangành dệt may Việt Nam 2004-2005-2006, top 10 các DN tiêu biểu ngành dệt mayViệt Nam 2006, DN có hiệu quả sản xuất kinh doanh tốt 2006, DN có thương hiệumạnh 2006, DN chiếm thị trường nội địa tốt 2006, DN xuất khẩu tốt 2006, DN cómối quan hệ lao đông tốt 2006, DN phát triển được mặt hàng có tính khác biệt cao

2006, DN có tăng trưởng kinh doanh tốt 2006, DN quản lý môi trường tốt 2006, DN

áp dụng công nghệ thông tin tốt 2006, đạt giải thưởng Sao Vàng Đất Việt năm 2003đến 2008

c) Chiến lược phát triển-Trong dài hạn : Nghiên cứu và phát triển khách hàngmới, thị trường mới Kế hoạch sản phẩm mới: dây chuyền may bộ complet từ AnhQuốc về sẽ được phát triển cao cấp hơn, định vị và phát triển thương hiệu

Trang 25

-Trong trung hạn: Kế hoạch bán hàng: hoàn thiện qui chế cho hệ thống tiêuthụ sản phẩm của công ty trên phạm vi cả nước.Mở rộng đại lý ở các địa phương,xâm nhập vào các siêu thị cao cấp tại TP.HCM và thị trường ASEAN 6 Sắp xếpnhân lực các bộ phận cho phù hợp với yêu cầu quản lý

-Trong ngắn hạn: Đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị Hợp tác với Hiệp HộiDệt May Việt Nam xây dựng và duy trì Website để giới thiệu và quảng bá sảnphẩm Đăng ký nhãn hiệu sản phẩm, mẫu mã hàng hóa theo đúng các tiêu chuẩn vàthông lệ quốc tế, giới thiệu sản phẩm như một thương hiệu độc quyền của công tytrên thị trường

-Định hướng phát triển 2007-2010 : Tiếp tục kiện toàn bộ máy hoạt động theo

mô hình công ty mẹ - công ty con, giữ vững danh hiệu DN dệt may Việt Nam tiêubiêủ nhất ngành dệt may, xây dựng thương hiệu công ty – nhãn hiệu sản phẩm và

mở rộng kênh phân phối trong nước và quốc tế

2.2.2 Thực trạng hoạt động xuất khẩu dệt may của TCT May Việt Tiến

D.TÍCH NHAXƯỞNG MẶT HANG

1 MAY 1 480 299 3.336 M2 Shirt

2 SIG-VTEC 350 298 1.900 M2 Jacket, ski suit

3 MAY 2 510 321 3.336 M2 Shirt

4 MAY 4 330 293 1.900 M2 Jacket, ski suit

5 MAY 6 330 270 1.900 M2 Jacket, ski suit

6 MAY 8 480 334 3.336 M2 Shirt

7 VIỆT HẢI 480 366 3.336M2 Shirt

8 DUONG LONG 510 512 2.133 M2 Trousers…

9 VIỆT LONG 600 830 1.632 M2 Trouser , jacket

10 THANH VIỆT 300 253 900 M2 Knitting wear

11 VIMIKY 380 301 2.780 M2 Veston, Dress pants Năng lực sản xuất:

Áo jacket, áo khoác, bộ thể thao

Áo sơ mi, áo nữ

Quần các loại

10.000.00015.000.0007.000.000

sản phẩm / nămsản phẩm / nămsản phẩm / năm

Trang 26

Đề tài nghiên cứu khoa học

Áo thun các loại

Veston

Các mặt hàng khác

Nhãn dệt

1.000.0002.600.0001.000.00010.000.000

sản phẩm / nămsản phẩm / nămsản phẩm / nămsản phẩm / năm

Hiện nay Việt Tiến có 21 đơn vị sản xuất trực thuộc, ngoài ra còn có 14 DNliên doanh trong nước chuyên sản xuất quần áo may sẵn, 8 DN liên doanh với nướcngoài chuyên sản xuất phụ kiện ngành may mặc Doanh thu hàng năm của liêndoanh trong nước mang lại trên 250 tỷ đồng, của các liên doanh nước ngoài là trên

65 tỷ đồng

2) Thị trường xuất khẩu

a) Thị trường chính: Mỹ, Tây Âu, châu Á, các nước ASEAN…

(Nguồn 10/2006 từ website http:// www.viettien.com.vn )

STT KHU VỰC GIÁ TRI

Ngày đăng: 21/03/2015, 08:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w