Rộng(nghiêm trọng) Nhóm nguy hiểm: có Nhóm quan trọng:DN thể dẫn đến phá sản tổn thất lớn về Tchính

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong xuất khẩu dệt may ở tổng công ty may Việt Tiến (Trang 43)

thể dẫn đến phá sản tổn thất lớn về Tchính đổ vỡ cho DN phải vay mượn Hẹp(ít nghiêm trọng) Nhóm ít quan trọng: Nhóm không quan DN tự khắc phục mà trọng: DN dễ dàng Không phải vay mượn kiểm soát rủi ro

+Phương pháp gián tiếp: Đánh giá tổn thất thông qua việc suy đoán tổn thất thường dùng để đánh giá thiệt hại vô hình, chi phí cơ hội, sự suy giảm về tinh thần của lao động.

+Phương pháp chuyên gia: là phương pháp dựa trên kinh kinh nghiệm và đánh giá của chuyên gia để xếp loại các rủi ro, xác định tỷ lệ tổn thất qua đó ước lượng tổng tổn thất

+Phương pháp dự báo tổn thất: dự báo các tổn thất có thể có khi rủi ro xảy ra Các phương pháp định lượng có ưu điểm là có thể đo lường, dự báo khả năng xảy ra rủi ro cho nhà quản trị tuy nhiên hạn chế vì yêu cầu cơ sở dữ liệu lớn, nguồn lực lớn.Các phương pháp định tính có ưu điểm là đánh giá các rủi ro khó lượng hoá và khi môi trường kinh doanh biến đổi. Hạn chế của phương pháp định tính là các nhận xét, đánh giá, chấm điểm đều là chủ quan. Chính vì vậy nhà quản trị nên kết hợp hai phương pháp định tính và định lượng. Nguyên lý mà các chuyên gia QTRR đưa ra là 80/20 nghĩa là DN nên dành 80% nguồn lực phân bổ cho QTRR để tập trung vào 20% rủi ro quan trọng nhất (là các rủi ro có tần số xuất hiện thấp nhưng gây hậu quả nghiêm trọng cho DN).

B) Kiểm soát rủi ro Nội dung kiểm soát rủi ro:

Các biện pháp kiểm soát rủi ro bao gồm ba nhóm chính: Né tránh rủi ro, ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro, tài trợ rủi ro.

a) Né tránh rủi ro(Risk avoidance):

Đây là biện pháp mà DN sẽ né tránh các hoạt động hoặc loại bỏ các nguyên nhân gây ra rủi ro.

Chủ động né tránh rủi ro giúp DN không phải chịu hậu quả và tổn thất mà rủi ro được phát hiện có thể gây ra nhưng cũng có thể kiến DN bỏ lỡ cơ hội kinh doanh. Không phải rủi ro nào cũng có thể tránh được, đặc biệt là trong kinh doanh quốc tế DN không thể tránh khỏi rủi ro tỷ giá biến động bất lợi trừ khi thanh toán bằng nội tệ hoặc không tham gia lĩnh vực này, như vậy né tránh rủi ro không thể thực hiện một cách tuyệt đối.

- Ngăn ngừa rủi ro là việc sử dụng các biện pháp để làm giảm thiểu tần suất và mức độ rủi ro khi chúng xảy ra.

Các hoạt động ngăn ngừa rủi ro sẽ can thiệp vào nguyên nhân gây rủi ro, mối hiểm hoạ, môi trường rủi ro, sự tương tác giữa mối hiểm hoạ và môi trường rủi ro… để khiến rủi ro không thể xảy ra. Chẳng hạn trong kinh doanh quốc tế để ngăn chặn rủi ro do thiếu thông tin khi mới tham gia thị trường mới, có thể sử dụng phương thức bán hàng qua đạị lý hoặc nhượng quyền thương mại.

-Giảm thiểu rủi ro: khi không thể né tránh và ngăn ngừa hết mọi rủi ro thì nhà quản trị cần sử dụng biện pháp làm giảm thiểu số lần xuất hiện rủi ro cũng như giảm thiệt hại của rủi ro.

C) Tài trợ rủi ro:

Kiểm soát rủi ro không thể giúp DN tránh mọi rủi ro vì vậy khi rủi ro xảy ra DN cần sẵn sàng cho tổn thất, tài trợ rủi ro chính là nội dung của quản trị rủi ro nhằm mục đích chuẩn bị cho DN trước những tổn thất. Tài trợ rủi ro bao gồm các hoạt động nhằm dự phòng nguồn tài chính cho các thiệt hại một khi rủi ro xảy ra. Tài trợ rủi ro chia làm hai nhóm:

a) Chấp nhận rủi ro và lập quỹ dự phòng để bù đắp tổn thất nếu rủi ro xảy ra: Khi kinh doanh quốc tế, rất nhiều hoạt động hay thị trường mà DN không thể từ bỏ hoặc không thể ngăn chặn hoàn toàn. Để không bỏ lỡ cơ hội kiếm lời cho DN, chấp nhận rủi ro là biện pháp không thể tránh khỏi, khi đó DN cần chuẩn bị nguồn tài chính để kịp thời bù đắp những thiệt hại có thể xảy ra. Tuy nhiên, DN không thể dự phòng đủ cho các thiệt hại vì nếu dự phòng quá nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến nguồn tài chính để DN kinh doanh vì vậy cần kết hợp với biện pháp thứ hai.

b) Chuyển giao hoặc chia sẻ rủi ro(Risk transfer or sharing):

Để chia sẻ rủi ro, khi ký hợp đồng thương mại quốc tế cần có những điều khoản đặc biệt nhằm chia sẻ rủi ro cho hai bên. Chẳng hạn để tránh rủi ro biến động giá cả DN cần ký hợp đồng với giá cố định, để tránh rủi ro tỷ giá biến động DN cần tham gia hợp đồng ngoại tệ kỳ hạn.Ngoài ra, DN còn có thể chuyển giao rủi ro bằng cách ký kết hợp đồng bảo hiểm với các công ty bảo hiểm.Tuy nhiên, các DN cần cân nhắc sẽ chuyển giao bao nhiêu để chi phí hợp lý vì nếu chuyển giao hết thì chi phí này sẽ cao tương ứng mức độ rủi ro.

3.3 Nhóm Giải Pháp Nhằm Tăng Cường Công Tác Quản Trị Rủi Ro

3.3.1 Nâng cao nhận thức của DN về tầm quan trọng của quản trị rủi ro

Quản trị rủi ro trong kinh doanh nói chung và kinh doanh quốc tế nói riêng là rất quan trọng, nhưng không phải DN nào cũng coi trọng và có đầu tư hợp lý vì chủ yếu là tâm lý coi trọng kinh doanh mà xem nhẹ QTRR hoặc chấp nhận rủi ro như tất yếu. Để nâng cao nhận thức của DN cũng như của các lãnh đạo về tầm quan trọng của hoạt động QTRR cần giải thích được những lợi ích mà QTRR đem lại. Với TCT May Việt Tiến, có quy mô lớn và nhiều công ty và bộ phận trực thuộc, liên quan nên có thể áp dụng các phương thức sau:

* Tổ chức các hội thảo, diễn đàn, tập huấn và mời chuyên gia tham gia truyền đạt kiến thức cũng như kinh nghiệm về QTRR cho doanh nghiệp

- Hội thảo, diễn đàn cần có sự tham gia của các nhà quản trị, các bộ phận trong DN để họ có được sự nhận biết cụ thể về tầm quan trọng của QTRR cho từng bộ phận.

- Tổ chức các hội thảo chuyên sâu, các buổi tập huấn về chuyên môn, kỹ năng và kinh nghiệm về quản trị rủi ro cho bộ phận phụ trách công tác quản trị rủi ro

* Tăng cường năng lực phát hiện và đo lường rủi ro cho DN

Để tận dụng tốt các cơ hội và giảm thiểu các khó khăn thách thức khi tham gia thị trường quốc tế trong điều kiện Việt Nam hội nhập kinh tế, DN cần có sự chuẩn bị tốt để nhận biết các nguy cơ và rủi ro. Muốn tăng năng lực phát hiện rủi ro DN cần :

- Nắm bắt đầy đủ các thông tin về thị trường xuất khẩu, đặc điển môi trường kinh doanh mà DN hoạt động như: tình hình kinh tế, chính sách pháp luật, quan hệ cuang - cầu giá cả…

- Tìm hiểu kỹ tình hình tài chính, hoạt động và uy tín của đối tác làm ăn cũng như quy trình thực hiện XK phải minh bạch rõ ràng.

- Luôn theo sát diễn biến thị trường, biến động và sự thay đổi của thị trường và đối tác nhập khẩu bằng cách tiếp cận nguồn thông tin từ tổ chức, hiệp hội dệt may, VCCI, Bộ thương mại…đặc biệt là các thương vụ XK, các vụ tranh chấp- kiện tụng thương mại liên quan đến XK.

-Thiết lập hệ thống thông tin giám sát rủi ro liên tục như: Hệ thống báo cáo nội bộ về rủi ro, hệ thống báo cáo và thống kê các rủi ro…

- Xây dựng quy trình đánh giá, đo lường rủi ro phù hợp với DN và từng công ty thành viên

3.3.2 Phát triển nguồn nhân lực làm QTRR và phân bổ nguồn lực hợp lý

Nhân lực làm QTRR trong hoạt động XK đòi hỏi phải đáp ứng các yêu cầu cao về trình độ chuyên môn sâu, am hiểu thị trường và quy trình XNK, giao tiếp tốt và có tầm nhìn chiến lược vì vậy cần có sự hỗ trợ của DN trong việc phát triển đội ngũ này.

Từ khâu tuyển dụng, đào tạo, phân bổ và đãi ngộ đều đòi hỏi sự đầu tư về nhiều mặt của DN

3.4 Tiếp Cận Xu Thế Mới Bề QTRR Trên Thế Giới Và Vận Dụng QTRR ChoDoanh Nghiệp Doanh Nghiệp

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong xuất khẩu dệt may ở tổng công ty may Việt Tiến (Trang 43)