Nhận Diện Cơ Hội Và Nguy Cơ Từ Hội Nhập Kinh Tế Để Xây Dựng Hệ Thống Nhận Dạng Rủi Ro

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong xuất khẩu dệt may ở tổng công ty may Việt Tiến (Trang 41)

Hội Đồng Quản Trị Tổng Giám Đốc

3.1Nhận Diện Cơ Hội Và Nguy Cơ Từ Hội Nhập Kinh Tế Để Xây Dựng Hệ Thống Nhận Dạng Rủi Ro

Thống Nhận Dạng Rủi Ro

Hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ mang lại nhiều cơ hội mà còn làm gia tăng rủi ro cho các DN, đặc biệt là DNXK dệt may như Việt Tiến. Cùng với quá trình Việt Nam hội nhập kinh tế, là quá trình May Việt Tiến thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp để mở rộng vốn và hoạt động kinh doanh. Từ đó có thể nhận diện được các cơ hội, khó khăn thách thức và nhận dạng rủi ro cho DN, thể hiện cụ thể như:

1. Thuận lợi

- Tổng Công ty May Việt Tiến là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam đã có uy tín và thương hiệu trên thị trường trong nước và quốc tế.

- Ngày 11/01/2007 Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức Thương mại Thế giới WTO, do vậy quota vào thị trường Hoa Kỳ được bãi bỏ. Dòng chảy đầu tư vào Việt Nam nói chung và vào ngành dệt may nói riêng sẽ tạo ra nhiều cơ hội phát triển và tìm kiếm được nhiều đối tác kinh doanh.

- Công ty coi trọng việc cải tiến kỹ thuật, sắp xếp lao động hợp lý và đã thực hiện hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2000;

- Việc chuyển đổi mô hình Công ty cổ phần sẽ giúp cho Công ty có điều kiện cơ cấu lại tổ chức theo hướng gọn nhẹ, hiện đại, có các chính sách lương thưởng gắn liền với hiệu quả họat động kinh doanh.

- Chủ động trong tổ chức sản xuất kinh doanh và chủ động trong thế cạnh tranh quyết liệt khi không còn phụ thuộc vào hàng rào hạn ngạch giữa các quốc gia.

2. Khó khăn

- Từ ngày 01/6/2007 Chính phủ Hoa Kỳ bắt đầu áp dụng những biện pháp kiểm soát chặt chẽ hàng dệt may Việt Nam nhập khẩu. Điều này làm cho hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ gặp rất nhiều khó khăn;

- Các hỗ trợ của Chính phủ như miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, ưu đãi về xuất khẩu, hỗ trợ vay với lãi suất thấp đối với Ngành dệt may không còn;

- Sức ép cạnh tranh về giá cả, chất lượng hàng hóa và dịch vụ ngày càng gay gắt, làm tăng chi phí sản xuất đầu vào. Hơn thế nữa, hang may mặc từ Trung Quốc, các nước Asean, các nước có công nghệ thời trang cao và nạn “hàng nhái, hàng giả” đã gây khó khăn không ít trong kinh doanh của Công ty.

-Thị trường xuất khẩu ngày càng thu hẹp do sức mua tại các nước nhập khẩu tiếp tục giảm mạnh, cùng với Ấn Độ, Bănglađet và việc Trung Quốc vừa được dỡ bỏ hạn ngạch đã gây áp lực rất lớn đối với hàng dệt may Việt Nam.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong xuất khẩu dệt may ở tổng công ty may Việt Tiến (Trang 41)