Đánh giá mức độ thiệt hại của các rủi ro trong xuất khẩu dệt may

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong xuất khẩu dệt may ở tổng công ty may Việt Tiến (Trang 32)

Hội Đồng Quản Trị Tổng Giám Đốc

2.3.2 Đánh giá mức độ thiệt hại của các rủi ro trong xuất khẩu dệt may

1) Nhóm rủi ro kinh tế tài chính:

Các rủi ro thuộc nhóm này gồm: rủi ro tỷ giá hối đoái thay đổi, rủi ro lãi suất, rủi ro giá cả…đây là các rủi ro DN đã gặp phải và nguy cơ rủi ro lặp lại thường xuyên.

a) Rủi ro tỷ giá hối đoái thay đổi:

Việt Tiến là DN có hoạt động XK dệt may lớn, thị trường XK chính là Mỹ, EU, Nhật…nên đồng tiền thanh toán được chọn thường là ngoại tệ mạnh như: USD, EUR, JPY…Các đồng tiền này có tỷ giá thả nổi và luôn biến động, DN có dự trữ ngoại tệ có hạn nên khi tỷ giá biến động sẽ là nguy cơ rủi ro cho DN.

Trường hợp DN cần nhập khẩu nguyên liệu nhưng không đủ ngoại tệ dự trữ thường phải mua ngoại tệ với giá cao hoặc vay ngoại tệ tại ngân hàng trong khi tiền hàng XK chưa được chuyển về. Khi tiền hàng XK chuyển về nếu tỷ giá ngoại tệ so với VNĐ giảm thì DN sẽ mất lãi dự tính, phải bù lỗ và trả phí lãi vay.

Năm 2002 Việt Tiến vay ngân hàng USD với tỷ giá 15.375 USD/VNĐ để nhập linh kiện máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất nhưng đến thời hạn thanh toán (2004), tỷ giá USD tăng lên 15.765USD/VNĐ nên ngoài tiền lãi phải trả thì DN phải trả thêm phần cho ngân hàng 390VNĐ cho mỗi USD.

Biến động tỉ giá là một trong những nguồn gốc rủi ro chính khiến DN bị động. Với việc có khả năng trong tương lai tỉ giá VND/USD ngày càng linh hoạt hơn, mà

gần đây là việc NHNN công bố chính thức mở rộng biên độ tỉ giá VND/USD lên 0,5%, thì bất ổn trong tỉ giá giờ đây đã trở thành một nguồn rủi ro mà các DN.

b) Rủi ro lãi suất:

Những năm gần đây, chính sách lãi suất ở Việt Nam có nhiều biến động, các doanh nghiệp xuất khẩu đã gặp phải rất nhiều khó khăn cũng như rủi ro khi tiếp cận nguồn vốn vay từ các ngân hàng.Ngày 11/6/2008, NHNN tăng lãi suất cơ bản từ 12% -14% nên có thời điểm lãi suất ngân hàng cho các doanh nghiệp vay lên đến 18% - 21% / năm, các DN không những phải vay vốn vói mức lãi suất cao mà còn khó tiếp cận nguồn vốn vì vậy hoạt động kinh doanh gặp rủi ro và bị gián đoạn, dẫn đến chậm tiến độ, chậm hợp đồng… ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh. Sau nhiều lần thay đổi lãi suất, đến 20/11/2008 NHNN hạ lãi suất cơ bản từ 12% - 11%, theo đó mức lãi suất các NHTM và tổ chức tín dụng cho DN vay giảm từ 18% - 16.5%, như vậy các DN vay trước đó đã không lường trước được sự thay đổi lãi suất.

c) Rủi ro giá cả:

Rủi ro này thường xuyên xuất hiện với Việt Tiến và các DN dệt may Việt Nam, do sức ép phải cạnh tranh về giá với các DNXK dệt may của Trung Quốc, Banglades, Ấn Độ…Giá chào hàng, giá bán của các đối thủ lớn này thường thấp hơn của Việt Tiến và DNXK dệt may Việt Nam nên làm giá thị trường giảm và trực tiếp ảnh hưởng đến hợp đồng, kim ngạch XK, doanh số của Việt Tiến. Giá thị trường biến động còn gây rủi ro cho DN, giá tăng so với thời điểm ký hợp đồng làm DN mất đi phần lợi nhuận cơ hội, giá giảm sẽ làm DN mất lợi nhuận do chi phí sản xuất trước đó không đổi.

Ngoài ra, sự thay đổi giá nguyên phụ liệu ngành may mặc thường xuyên thay đổi cũng là nguy cơ tiềm ẩn rủi ro cho DN. Việt Tiến chủ yếu nhập bông,nguyên phụ liệu của Thái Lan và Malaixia, giá cả dao động thường xuyên và phụ thuộc nhiều vào nhu cầu của Trung Quốc. Thời điểm giữa năm, giá nguyên liệu tăng cao do nhu cầu của Trung Quốc nhập khẩu để thực hiện đơn hàng nên DN cũng gặp rủi ro vì phải mua nguyên liệu giá cao ảnh hưởng tới lợi nhuận. DN không lường trước rủi ro nên bị giảm lợi nhuận, cụ thể đến tháng 11/2008 giá sợi polyester nhập khẩu từ Malaixia giảm 25% , giá sợi nhập khẩu từ Thái Lan giảm 56% , giá xơ staple

tổng hợp chưa chải thô từ polyester-1.4DX38MM-A Grade nhập khẩu từ Malaixia giảm 51,6% so với thời điểm tháng 7/2008. (Nguồn: Hiệp hội dệt may Việt Nam)

2) Nhóm rủi ro pháp lý

Việt Tiến chưa gặp rủi ro tranh chấp, kiện tụng nhưng cũng như các DNXK dệt may Việt Nam, đứng trước rất nhiều nguy cơ và rủi ro từ sự thay đổi chính sách thương mại, rào cản thương mại của các quốc gia nhập khẩu như : Mỹ, EU, Nhật Bản…

-Từ ngày 01/6/2007 Chính phủ Hoa Kỳ bắt đầu áp dụng những biện pháp kiểm soát chặt chẽ hàng dệt may Việt Nam nhập khẩu.

- Các hỗ trợ của Chính phủ Việt Nam như miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, ưu đãi về xuất khẩu, hỗ trợ vay với lãi suất thấp đối với ngành dệt may không còn.

- Khó khăn lớn của DN dệt may, chính là cơ chế giám sát hàng dệt may của Hoa Kỳ (chiếm 55% lượng hàng dệt may xuất khẩu), nếu phát hiện ra các mặt hàng NK từ VN có mức giá giảm đột ngột, đặc biệt là so sánh với khu vực nhạy cảm (các nước CAFTA, thuộc Trung Mỹ) có thể sẽ là đích ngắm để tiến hành khởi kiện DNXKVN bán phá giá. Khi VN trở thành thành viên WTO, hạn ngạch dệt may xuất khẩu vào Mỹ sẽ được dỡ bỏ. Nhưng hiện tại Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) chưa thông qua khiến cho việc dỡ bỏ hạn ngạch gặp trở ngại. Còn nếu PNTR chưa được thông qua mà hạn ngạch vẫn được dỡ bỏ, thì có khả năng Mỹ lại xem xét áp thuế chống bán phá giá. Qua hai lần công bố kết quả giám sát vào tháng 10.2007 và tháng 5.2008, phía Hoa Kỳ tuy không tìm thấy bằng chứng Việt Nam bán phá giá, nhưng do sức ép, nhiều khả năng cơ chế này vẫn được Hoa Kỳ gia hạn thêm một năm nữa. (Nguồn VNEconomy)

3) Nhóm rủi ro mang tính ngành

Ngành dệt may tính cạnh tranh cao do đó DN thường gặp phải rủi ro cạnh tranh, rủi ro do đạo đức kinh doanh của đối thủ, rủi ro vận chuyển, rủi ro thanh toán…

a) Rủi ro cạnh tranh và rủi ro do đạo đức kinh doanh của đối thủ cạnh tranh Việt Tiến phải cạnh tranh không chỉ với các DNXK dệt may trong nước mà cả với các đối thủ lớn của Trung Quốc, Ấn Độ, Banglades…

* Rủi ro cạnh tranh trong nước: Việt Tiến là DN được cấp giấy phép XK sớm nhất và giữ vị trí độc quyền trong XK dệt may nhưng đến nay DNXK dệt may của Việt Nam tăng mạnh về số lượng và quy mô và tạo ra nhiều rủi ro cạnh tranh cho Việt Tiến.

- Theo thống kê của hiệp hội dệt may Việt Nam, đến cuối năm 2008 số DNXK dệt may Việt Nam là trên 1392, trong đó cáo các đối thủ có sức cạnh tranh mạnh như: May10, Nhà Bè, An Phước, Thăng long…trực tiếp cạnh tranh với Việt Tiến.

- Hiện nay, các DN lớn Nhà Bè, An phước, Phương Đông, Dệt May Hà Nội, May 10, Phong Phú, Sanding, Legafashion… đều đang tập trung đầu tư mạnh mẽ cho công tác thiết kế mẫu, công tác xây dựng hình ảnh DN, quảng bá thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa ra nước ngoài, như vậy Việt Tiến phải cạnh tranh với DN nước nhà trên thị trường quốc tế.

* Rủi ro cạnh tranh với DNXK nước ngoài:

Việt Tiến dẫn đầu trong nước về XK dệt may, nhưng trên thị trường quốc tế năng lực cạnh tranh còn thấp so với các đối thủ mạnh từ Trung Quốc, Bangladesh, Ấn Độ…ngoài ra Bangladesh là quốc gia kém phát triển nên được ưu đãi về thuế và ít gặp rào cản thương mại.

Đại diện của Việt Tiến, nói về khó khăn của DN: “Sức ép cạnh tranh về giá cả, chất lượng hàng hóa và dịch vụ ngày càng gay gắt, làm tăng chi phí sản xuất đầu vào. Hơn thế nữa, hang may mặc từ Trung Quốc, các nước Asean, các nước có công nghệ thời trang cao và nạn “hàng nhái, hàng giả” đã gây khó khăn không ít trong kinh doanh của Công ty.” (Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam)

Ngoài ra, một số trường hợp các DNXK dệt may của Việt Nam và nước ngoài thường cố tình chào giá thấp hơn giá thị trường để dành đơn hàng và thị phần của công ty.

b) Rủi ro vận chuyển, rủi ro thanh toán

Đây là các rủi ro Việt Tiến ít gặp , tuy nhiên nguy cơ rủi ro từ khâu vận chuyển và thanh toán luôn rất cao và có nhiều khả năng xảy ra. Việt Tiến XK dệt may chủ yếu bằng phuơng tiện vận chuyển đường biển nên trong trường hợp khan hiếm tàu hoặc chưa hoàn tất thủ tục thông quan hải quan thì DN sẽ gặp rủi ro. Năm 2007, cơ quan hải quan và bảo vệ biên giới Hoa Kỳ (CBP) thông báo biểu thuế năm

2006 chỉ được áp dụng đến 3/2/2007 nhưng nhiều DNXK không thực hiện đúng nên hàng không được thông quan, gây thiệt hại về thời gian và tài chính do hàng “kẹt cảng”.

4) Nhóm rủi ro từ nội bộ doanh nghiệp

Tình hình sản xuất kinh doanh và xuất khẩu của Việt Tiến khá ổn định trong những năm qua, tuy nhiên phải cạnh tranh gay gắn và có nhiều biến động nên nhóm rủi ro từ nội bộ như : rủi ro thông tin, rủi ro do thiếu năng lực cạnh tranh, rủi ro nhân sự, rủi ro quản trị… thường xuyên xuất hiện.

a) Rủi ro thông tin:

Rủi ro chính là DN tiếp nhận thông tin chậm, quy trình xử lý thông tin chưa hiệu quả nên ảnh hưởng nhiều tới kết quả kinh doanh. Năm 2008, giá nguyên phụ liệu thay đổi lên xuống thất thường, Việt Tiến chưa nắm bắt thông tin kịp thời nên đối phó chậm khi giá biến động. Yếu tố tác động mạnh đến rủi ro thông tin là thị hiếu của người tiêu dùng, xu hướng thị trường…buộc DN phải kịp thời thu thập thông tin, thay đổi sản phẩm, tìm hiểu và thâm nhập thị trường.

b) Rủi ro do thiếu năng lực cạnh tranh :

Việt Tiến có nguồn lực: vốn điều lệ 230 tỷ, tổng diện tích đất thuộc quyền quản lý của công ty (tại Tân Bình Tp.HCM và Bình Dương) là 39.019 m2 và 16.592 m2 nhà xưởng thuê, ngoài ra còn có 8.595m2 đất sử dụng với các liên doanh, hợp tác kinh doanh. Tuy nhiên đây vẫn là rủi ro lớn nhất trong nhóm rủi ro từ DN mà Việt Tiến gặp phải, nó bao gồm rủi ro do DN thiếu các nguồn lực như: vốn, nhân lực, thiết bị máy móc nhà xưởng, hệ thống phân phối.

- Do phải thuê đất, trong năm 2008 và 2009, công ty phải chuẩn bị di dời 4 xí nghiệp sản xuất để trả mặt bằng lại cho bên cho thuê do hết hạn thuê mặt bằng (gồm 3 xí nghiệp tại 20 Cộng Hòa và 1 xí nghiệp sơ mi tại 20 Ba Gia, Quận Tân Bình). Việc di dời ảnh hưởng tới tình hình lao động, chí phí và doanh thu của công ty.

- Việc tìm kiếm mặt bằng, đầu tư xây dựng mới nhà xưởng, kho tàng, tuyển dụng và đào tạo công nhân ở khu vực ngoại thành và các tỉnh để di dời các nhà máy trong nội thành do hết hạn thuê mặt bằng là một vấn đề hết sức khó khăn đối với Công ty. Việc di dời các nhà máy nói trên phát sinh chi phí lớn nhưng hiệu quả hạn chế, ảnh hưởng tới nguồn vốn kinh doanh.

- Công ty không có mặt bằng ở các vị trí quan trọng ở các thành phố lớn trong cả nước để xây dựng trung tâm phân phối và quảng bá thương hiệu. Tất cả các mặt bằng hiện nay công ty đều phải thuê lại của các tổ chức và tư nhân có thời hạn, do đó tiềm ẩn nguy cơ rủi ro khi đối tác thay đổi và thiếu chủ động trong kinh doanh.

- Một số công ty liên doanh, liên kết do mới thành lập nên thời gian đầu hoạt động chưa ổn định, còn nhiều khó khăn và chưa có hiệu quả. Vốn đầu tư vào 8/22 đơn vị liên doanh ,liên kết chiếm 44% tổng vốn đầu tư ra bên ngoài của Công ty với số lỗ lũy kế là 5,8 tỷ tính đến 31/12/2006 .

c) Rủi ro nhân sự:

Nhân sự là nguồn lực quyết định của công ty, Việt Tiến là DNXK dệt may nên sử dụng nhiều lao động phổ thông, năm 2008 tình trạng công nhân ngành mặc mặc đình công, bãi công và thiếu công nhân đã ảnh hưởng lớn tới công tác tuyển dụng và đãi ngộ nhân sự của công ty.

- Tình trạng biến động lao động đang là vấn đề nan giải của Ngành dệt may nói chung. Do các cơ sở sản xuất kinh doanh của Công ty đóng trong nội thành Thành phố Hồ Chí Minh có chi phí sinh hoạt cao hơn so với các quận ngoại thành và các địa phương lân cận. Vì vậy, Công ty rất khó cạnh tranh trong việc thu hút nguồn lao động và phải gánh chịu mức chi phí tiền lương cao hơn các đơn vị khác;

- Công tác đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là cán bộ quản lý kỹ thuật công nghệ cho các đơn vị mới đầu tư còn chưa theo kịp với sự phát triển của công ty .Một số cán bộ quản lý cấp cao đến tuổi hưu trí cần có nhân sự đủ điều kiện , đáp ứng yêu cầu để thay thế. (Nguồn: website: viettien.com.vn)

Các rủi ro về nhân sự gây ảnh hưởng trực tiếp tới tình hình sản xuất, kinh doanh và tới khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường.

c) Rủi ro quản trị:

Đây là các rủi ro xuất phát từ hoạt động quản trị chưa hiệu quả, phương thức quản trị và năng lực quản trị của nhà nhà quản trị chưa phù hợp. Việt Tiến cũng như đa số các DN Việt Nam, chưa chú trọng và đầu tư đúng mức cho hoạt động quản trị, vì vậy nên chưa phát huy được năng lực nhà quản trị, cũng như chưa khai thác tối đa các nguồn lực. Đặc biệt chưa tập trung và đầu tư cho công tác quản trị rủi ro nên chưa lường trước và chưa có biện pháp đối phó và quản trị rủi ro cho hiệu quả.

Do chưa phát triển được công tác quản trị rủi ro nên hoạt động xuất khẩu của Việt Tiến còn gặp nhiều rủi ro và gây thiệt hại cho kinh doanh.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong xuất khẩu dệt may ở tổng công ty may Việt Tiến (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w