Áp Dụng Quy Trình Chuẩn Về Quản Trị Rủi Ro Cho Doanh Nghiệp

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong xuất khẩu dệt may ở tổng công ty may Việt Tiến (Trang 42)

Hội Đồng Quản Trị Tổng Giám Đốc

3.2Áp Dụng Quy Trình Chuẩn Về Quản Trị Rủi Ro Cho Doanh Nghiệp

A. Nhận dạng-phân tích-đo lường rủi ro: 1) Nhận dạng rủi ro :

Phương pháp nhận dạng rủi ro:

Trong kinh doanh quốc tế, các rủi ro đa dạng, từ nguyên nhân khách quan và chủ quan nên nhận dạng rủi ro rất phức tạp, các phương pháp hay dùng bao gồm:

-Phương pháp dựa trên những rủi ro và tổn thất trong quá khứ:

Cách thức: Phân tích số liệu thống kê, nghiên cứu tài liệu, thu thập thông tin để từ đó nhà quản trị tìm ra nguyên nhân, thời điểm, dự báo rủi ro và báo tổn có thể xảy ra.

-Phương pháp phân tích hợp đồng:

Thông qua hợp đồng soạn thảo, hợp đồng đã ký kết nhà quản trị nghiên cứu kỹ từng điều khoản trong hợp đồng để phát hiện các sai xót, những nguy cơ rủi ro trước khi ký kết hoặc trong thời gian thực hiện hợp đồng.

-Phương pháp làm việc với các bộ phận khác ngoài DNcơ quan thuế, văn phòng luật sư, trọng tài thương mại quốc tế, hiệp hội ngành nghề… để bổ xung thêm các rủi ro mà doanh nghiệp có thể bỏ xót. Thông qua trao đổi, làm việc như vậy, doanh nghiệp còn có thể phát hiện các nguy cơ rủi ro từ chính các đối tượng này.

-Phương pháp phân tích SWOT: (phương pháp xây dựng bảng liệt kê)

Thực chất của bảng liệt kê là đi thiết lập và xây dựng ma trận SWOT. Theo đó, doanh nghiệp sẽ xác định điểm mạnh(Strengths), điểm yếu(Weaknesses), cơ

hội(opportunities), thách thức(Threasts) để nhận diện được nguy cơ, rủi ro và giúp nhà quản trị lường trước được các tổn thất có thể xảy ra. Phân tích SWOT là cơ sở để nhà quản trị biết trước được cách thức và mức độ mà DN sẽ gặp phải những tổn thất để từ đó xây dựng kế hoạch kiểm soát và tài trợ rủi ro.

2) Phân tích rủi ro:

Phân tích rủi ro bao gồm: phân tích hiểm hoạ, phân tích nguyên nhân, phân tích tổn thất.

-Phân tích hiểm hoạ: phân tích những điều kiện hay yếu tố tạo ra rủi ro cũng như các nhân tố làm gia tăng khả năng xảy ra rủi ro cho DN.

-Phân tích nguyên nhân rủi ro: Phân tích các nguyên nhân gây ra rủi ro, bao gồm các nguyên nhân liên quan đến con người, yếu tố kỹ thuật và cả yếu tố khách quan.

-Phân tích tổn thất: bao gồm phân tích những tổn thất đã xảy ra, căn cứ vào hiểm hoạ và nguyên nhân rủi ro để dự đoán các tổn thất có thể xảy ra.

3) Đo lường rủi ro:

Phương pháp đo lường rủi ro:

Để đo lường rủi ro, DN và nhà quản trị có thể sử dụng kết hợp các phương pháp đo lường định lượng và các phương pháp đo lường định tính.

-Các phương pháp đo lương định lượng:

+Phương pháp trực tiếp: Xác định tổn thất bằng các công cụ đo lường trực tiếp, thường dùng để xác định lượng hàng hoá bị hư hỏng, hàng hoá bị tồn kho, định mức phí…

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong xuất khẩu dệt may ở tổng công ty may Việt Tiến (Trang 42)