1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thúc đẩy xuất khẩu dệt may việt nam sang thị trường châu âu trong bối cảnh eu thực thi các chính sách xanh

113 14 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thúc đẩy xuất khẩu dệt may Việt Nam sang thị trường châu Âu trong bối cảnh EU thực thi các chính sách xanh
Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Anh, Cao Thị Quỳnh Chi, Hoàng Mai Anh, Lê Thị Hiền
Người hướng dẫn ThS. Vũ Anh Tuấn
Trường học Trường Đại học Thương mại
Chuyên ngành Kinh tế và Kinh doanh quốc tế
Thể loại Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 113
Dung lượng 2,54 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: PHẦN MỞ ĐẦU (10)
    • 1.1 Tính cấp thiết của đề tài (10)
    • 1.2 Tổng quan nghiên cứu (12)
      • 1.2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về các rào cản xanh và ảnh hưởng rào cản (12)
      • 1.2.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan về xuất khẩu dệt may Việt Nam (16)
    • 1.3 Mục tiêu nghiên cứu (18)
    • 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (19)
      • 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu (19)
      • 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu (19)
    • 1.5 Phương pháp nghiên cứu (19)
      • 1.5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu (19)
      • 1.5.2 Phương pháp xử lý dữ liệu (19)
    • 1.6 Kết cầu của nghiên cứu (20)
  • CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA (21)
    • 2.1 Tổng quan về xuất khẩu và thúc đẩy xuất khẩu (21)
      • 2.1.1. Khái niệm xuất khẩu (21)
      • 2.1.2. Cách thức xuất khẩu (23)
      • 2.1.3. Khái niệm và nội dung thúc đẩy xuất khẩu (24)
        • 2.1.3.1 Khái niệm (24)
        • 2.1.3.2 Các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá (25)
    • 2.2 Tổng quan về rào cản trong thương mại quốc tế (32)
      • 2.2.1 Khái niệm rào cản trong thương mại quốc tế (32)
      • 2.2.2 Phân loại rào cản trong thương mại quốc tế (35)
        • 2.2.2.1 Rào cản thuế quan (35)
        • 2.2.1.2 Rào cản phi thuế quan (37)
    • 2.3 Rào cản xanh trong thương mại quốc tế (38)
      • 2.3.1 Khái niệm rào cản xanh (38)
      • 2.3.2 Các loại rào cản xanh (38)
      • 2.3.3 Xu hướng áp dụng các rào cản xanh trong thương mại quốc tế (39)
      • 2.3.4 Tác động của rào cản xanh đến thương mại quốc tế (40)
    • 2.4 Phương pháp đánh giá và giới thiệu mô hình (42)
      • 2.4.1 Giới thiệu mô hình (42)
      • 2.4.2 Phương pháp thu thập dữ liệu (44)
      • 2.4.3 Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu (44)
        • 2.4.3.1. Phương pháp phân tích định tính (44)
        • 2.4.3.2 Phương pháp phân tích định lượng (45)
  • CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU DỆT MAY VIỆT NAM SANG CHÂU ÂU TRONG BỔI CẢNH EU THỰC THI CÁC CHÍNH SÁCH XANH (47)
    • 3.1 Tổng quan về thị trường dệt may nhập khẩu của EU (47)
      • 3.1.1 Thông tin thị trường dệt may EU (47)
      • 3.1.2 Thực trạng về dệt may nhập khẩu của EU (57)
    • 3.2 Quá trình xây dựng và thực thi các chính sách xanh của EU có liên quan đến ngành dệt may (68)
      • 3.2.1 Thỏa thuận xanh của EU (68)
      • 3.2.3 Quy định có liên quan đến ngành dệt may (76)
    • 3.3 Tình hình xuất khẩu dệt may Việt Nam sang EU trong bối cảnh thực thi các chính sách xanh (81)
      • 3.3.1 Kim ngạch hàng dệt may xuất khẩu (81)
      • 3.3.2 Chủng loại hàng dệt may xuất khẩu (85)
    • 3.4 Tác động dự kiến của chính sách xanh đến hàng dệt may VN XK (87)
      • 3.4.1 Tác động tích cực (87)
      • 3.4.2 Tác động tiêu cực (88)
    • 3.5 Kết quả phân tích mô hình đánh giá tác động rào cản xanh đến xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang EU trong bối cảnh thực thi chính sách xanh (91)
      • 3.5.1 Mô tả các biến (91)
      • 3.5.2 Kết quả phân tích số liệu (92)
    • 3.6 Đánh giá về thực trạng xuất khẩu dệt may Việt Nam sang Châu Âu trong bối cảnh EU thực thi các chính sách xanh (94)
      • 3.6.1 Những thành công (94)
      • 3.6.2 Tồn tại (96)
      • 3.6.3 Nguyên nhân tồn tại (97)
  • CHƯƠNG IV: DỰ BÁO TRIỂN VỌNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU DỆT MAY VIỆT NAM SANG CHÂU ÂU TRONG BỐI CẢNH EU THỰC CHI CÁC CHÍNH SÁCH XANH (101)
    • 4.1 Triển vọng xuất khẩu dệt may Việt Nam sang EU (101)
      • 4.1.1 Triển vọng về nhu cầu hàng dệt may tại thị trường EU (101)
      • 4.1.2 Triển vọng về hợp tác kinh tế Việt Nam – EU (103)
    • 4.2 Đề xuất giải pháp với doanh nghiệp nhằm thúc đẩy xuất khẩu dệt may Việt Nam (104)
    • 4.3 Đề xuất với nhà nước nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may sang sang Châu Âu (107)

Nội dung

Vì thế vấn đề môi trường, đáp ứng các chính sách xanh của thị trường quốc tế là mục tiêu hướng tới của toàn doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các thị trường lớn như Châu Âu.Trong tình h

PHẦN MỞ ĐẦU

Tính cấp thiết của đề tài

May mặc, giày dép là mặt hàng tiêu dùng không thể thiếu của con người Ngay cả khi có trào lưu tiêu dùng xanh thì mức chi tiêu toàn cầu cho các mặt hàng này vẫn tiếp tục tăng lên Sau thế kỷ 20, ngành dệt may đã trở thành ngành công nghiệp sản xuất có quy mô lớn Toàn ngành có sự đột phá, từ sản xuất may mặc thủ công sang sản xuất công nghiệp và hiện đại, từ trang phục được may theo số đo từng người với chi phí đắt đỏ đến việc sản xuất phục vụ nhu cầu đại chúng với chi phí thấp Kiểu dáng, mẫu mã, màu sắc, chất liệu đến phát triển các sản phẩm mới cũng liên tục thay đổi theo xu hướng thị trường, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng Các công đoạn sản xuất liên tục dịch chuyển về nơi có chi phí thấp hơn, từ Bắc Mỹ và Tây Âu sang Nhật Bản rồi chuyển sang Hongkong, Đài Loan và Hàn Quốc, tới Trung Quốc, và chuyển dần tới các nước Nam Á và Châu Mỹ Latinh Theo thống kê của trade map tổng cầu dệt may nói chung của thế giới năm 2020 đạt 714 tỷ USD, chỉ giảm 5% so với năm 2019 trước dịch Covid Mặc dù quy mô tăng trưởng có chậm lại so với những giai đoạn 2010-2019 Tuy nhiên cùng với đà phục hồi của nền kinh tế, các quốc gia phát triển tiêm vắc xin rộng rãi, cuộc sống người dân tại các nước này trở lại trong điều kiện bình thường mới khiến nhu cầu hàng may mặc cũng tăng trở lại Tốc độ tăng trưởng toàn ngành năm 2023 dự báo đạt 2,8 % đóng góp vào sự phát triển nền kinh tế thế giới Với một quốc gia đang trên đà phát triển như Việt Nam, ngành dệt may đóng vai trò đặc biệt to lớn, đóng góp vào GDP, xuất khẩu, việc làm, Xuất khẩu hàng dệt may đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn để mua máy móc thiết bị, hiện đại hóa sản xuất, làm cơ sở cho nền kinh tế cất cánh.

Dệt may Việt Nam hiện tại có hơn 5000 doanh nghiệp, là ngành có kim ngạch xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng top đầu trong các mặt hàng công nghiệp xuất khẩu hiện nay.Kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may chiếm khoảng 60% tổng kim ngạch xuất khẩu và tăng hàng năm Năm 2015, con số này là 28,5 tỷ USD Trong đó, riêng mặt hàng may mặc đạt khoảng 23,5 tỷ USD, còn lại là giá trị xuất khẩu xơ sợi dệt đạt trên 5 tỷ USD.Trong khối các nước xuất khẩu dệt may, với tốc độ tăng 19%, Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu lớn nhất Năm 2016 được đánh giá là một năm bứt phá của ngành dệt may với các Hiệp định thương mại tự do đã ký kết Hiệp định thương mại tự do Việt Nam và Liên minh hải quan gồm Nga, Belarus và Kazakhstan, Hiệp định thương mại Việt Nam – EU, Hiệp định TPP mở ra các cơ hội xuất khẩu rất lớn để xuất khẩu sang các thị trường lớn như Mỹ, Nhật Bản, EU… với mức thuế suất thấp Tận dụng những lợi thế sẵn có các doanh nghiệp dệt may liên tục mở rộng thị trường, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may liên tục tăng Tuy nhiên dưới tác động của đại dịch Covid 19, năm 2019 ngành dệt may Việt Nam đã chững lại Năm 2021, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam phục hồi vươn lên vị trí thứ 2 thế giới nhờ vào việc kiểm soát tốt dịch bệnh, tận dụng tốt đơn hàng xuất khẩu đồ bảo hộ, đồ phòng chống dịch COVID-19 Đến cuối năm

2022 thị trường dệt may thế giới có sự đảo chiều, nhiều doanh nghiệp Việt Nam bị mất đơn hàng vào đối thủ cạnh tranh Bangladesh, nhờ sớm đầu tư cho sản xuất xanh, dệt may nước Bangladesh đang đón đầu được xu hướng tiêu dùng xanh ngày càng gia tăng trên toàn thế giới Vì thế vấn đề môi trường, đáp ứng các chính sách xanh của thị trường quốc tế là mục tiêu hướng tới của toàn doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các thị trường lớn như Châu Âu.

Trong tình hình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của nước ta, việc thực thi các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đã đặt ra không ít thách thức, khó khăn cho hoạt động xuất khẩu hàng dệt may sang thị trưởng Châu Âu như việc áp dụng các quy tắc xuất xứ, các quy định về điều kiện làm việc, các quy định về bảo vệ môi trường Hiện nay,các chính sách xanh đang được chính thức áp dụng và thực hiện mạnh mẽ tại Liên minh châu Âu (EU) Xanh hóa là xu thế trung và dài hạn Xu hướng này cho thấy thế giới, nhà sản xuất và người tiêu dùng đều hướng đến trách nhiệm chung bảo vệ môi trường, bảo vệ trái đất Những yêu cầu về xanh hóa mang tính định tính đang được cụ thể hoá qua các chính sách mang tính định lượng như thông qua các sắc thuế, chính sách với nhà sản xuất,người tiêu dùng, thuế xử lý chất thải, khí thải… Cụ thể, nhà chức trách sẽ gắn trách nhiệm của nhà sản xuất hàng hóa nói chung, sản phẩm tiêu dùng nói riêng bằng việc đánh thuế trên số lượng sản phẩm tiêu dùng tại nguồn sản xuất và tại các kênh phân phối (Chủ tịchHĐQT Vinatex - Ông Lê Tiến Cường) Ngoài ra, việc xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU đang phải đối mặt với sự cạnh tranh khắc nghiệt trên thị trường, rào cản về gia nhập chuỗi giá trị ngày càng gia tăng Đề đẩy mạnh xuất khẩu, mở rộng thị phần tại thị trưởng EU lại là vấn đề không đơn giản vì thị trưởng Châu Âu lả nơi hội tụ của tất cả các nước xuất khẩu dệt may mạnh nhất trên thế giới Làm được điều này, đòi hỏi ngành dệt may Việt Nam phải nỗ lực hơn nữa, năng động hơn nữa và phải được sự trợ giúp hơn nữa từ phía Nhà nước nhằm nâng cao sức cạnh tranh Ngành dệt may phải tự đánh giá, phân tích để nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, những cơ hội, thách thức để từ đó đưa ra những đổi sách hợp lý để giành chiến thắng trong cuộc cạnh tranh.

Trên thế giới, trong khu vực và trong nước đã có một số công trình nghiên cứu hoạt động xuất khẩu dệt may của doanh nghiệp liên quan tới các rào cản Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu chủ yếu các mặt hàng xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Châu Âu không nhiều Các nghiên cứu trước về nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu dệt may của doanh nghiệp nằm trong khoảng thời gian từ năm 2013 đến 2023, chưa được cập nhật tới. Theo đó, các giải pháp và nhận định ở các bài nghiên cứu trước có thể không còn phù hợp với tình hình thực tế nhiều biến động như xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế toàn cầu, xu hướng tiêu dùng xanh, nền kinh tế tuần hoàn,… Hiện tại rất ít công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, đẩy đủ về hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang EU theo cách tiếp cận phân tích các ảnh hưởng của chính sách xanh để đưa ra những giải pháp phù hợp cho doanh nghiệp.

Chính vì những lý do trên, nhóm nghiên cứu đã quyết định lựa chọn đề tài “ Thúc đẩy xuất khẩu dệt may Việt Nam sang thị trường châu Âu trong bối cảnh EU thực chi các chính sách xanh ” để tiến hành nghiên cứu.

Tổng quan nghiên cứu

1.2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về các rào cản xanh và ảnh hưởng rào cản xanh tới xuất khẩu hàng dệt may

Các rào cản phi thuế quan như quy định và hạn ngạch có thể tác động đáng kể đến xuất khẩu hàng dệt may Những rào cản này có thể ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng dệt may, quần áo, giày dép và hàng hóa du lịch các nước Liên quan đến vấn đề phi thuế quan đã có rất nhiều bài báo, bài nghiên cứu khoa học phân tích ảnh hưởng của rào cản này đến hoạt động xuất nhập khẩu của các nước.

Theo Deardorff và cộng sự (1997) trong bài “đo lường cáo rào cản phí thuế quan”, đối với các chính phủ, lợi thế của các hàng rào phi thuế quan (NTB) đối với thương mại là tác động của chúng chắc chắn hơn so với thuế quan Giờ đây, khi các rào cản thuế quan đã được giảm đáng kể, mối quan tâm ngày càng tăng về cách thức mà các rào cản phi thuế quan (NTB) có thể bóp méo và hạn chế thương mại quốc tế Bài viết này đánh giá các phương pháp hiện có để định lượng NTB Việc tính toán mức thuế tương đương của một NTB nhất định cho một chỉ số kinh tế nhất định là phức tạp và đòi hỏi nhiều thông tin.

Trong bài nghiên cứu “Mạng lưới, rào cản và thương mại” Baqaee và cộng sự (2019) đánh giá mô hình thương mại tân cổ điển phi tham số với mạng lưới sản xuất toàn cầu, sử dụng các kết quả thống kê so sánh chung của mình để chỉ ra các mô hình trừu tượng hóa các sản phẩm trung gian, cho dù được hiệu chỉnh tốt đến đâu, cũng không có khả năng dự đoán đồng thời chi phí của các hàng rào thuế quan và phi thuế quan đối với thương mại.

Từ đó tìm cách giúp thu hẹp khoảng cách giữa tính toán và lý thuyết Trong khi nhiều chính phủ đã cắt giảm thuế quan để tuân thủ các hiệp định quốc tế, họ thường nâng cao các rào cản phi thuế quan thay vào đó.

Sử dụng dữ liệu gốc Rickard và cộng sự (2014) nhận thấy rằng cả các thỏa thuận mua sắm đa phương và ưu đãi đều không làm giảm đáng kể xu hướng “mua sắm quốc gia” của các chính phủ Laird (1996) quan tâm đến việc đo lường các rào cản thuế quan và phi thuế quan để sử dụng trong phân tích định lượng các chính sách thương mại Điều này bao gồm việc xem xét cách tiếp cận kiểm kê, theo đó NTM được phân loại, các phương pháp lập mô hình, thuế quan tương đương, trợ cấp tương đương, chỉ số hạn chế thương mại (TRI) và tỷ lệ bảo hộ hiệu quả

Stephanie và cộng sự (2014) đưa ra giải thích mạch lạc được đề xuất cho việc cắt giảm thuế quan và thay thế các hàng rào phi thuế quan bằng thuế quan, có tính đến cả lợi ích đặc biệt có tổ chức và lợi ích người tiêu dùng không có tổ chức Trọng tâm là sự hiện diện của người tiêu dùng có hiểu biết ảnh hưởng như thế nào đến sự lựa chọn cân bằng chính trị trong chính sách thương mại Ba tác động được xác định là tương tác với nhau khi chính phủ đương nhiệm thay thế NTB bằng thuế quan, và, trong số những điều khác, người ta thấy rằng sự gia tăng cạnh tranh nước ngoài sẽ không khiến chính phủ thay thế NTB bằng thuế quan, mà làm tăng việc đánh giá đóng góp chính trị của chính phủ có thể làm như vậy.

Theo bài nghiên cứu của tác giả Nguyễn Phương Thảo (2015) đã hệ thống lý luận chung về rào cản phi thuế quan, đặc biệt về quy tắc xuất xứ, tiêu chuẩn kĩ thuật của Hoa

Kỳ đối với ngành dệt may từ đó đánh giá đưa ra giải pháp khắc phục, thích ứng với các rào cản phi thế quan này nhằm đẩy mạnh xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ.

Jiang (2009) rà soát khái niệm và nội dung của rào cản kỹ thuật trong thương mại, kết luận điều kiện của rào cản kỹ thuật trong thương mại trong lĩnh vực sản phẩm dệt may của Mỹ, Châu u và Nhật Bản , phân tích nguyên nhân của rào cản kỹ thuật trong thương mại kết hợp với xuất khẩu sản phẩm dệt may của Trung Quốc điều kiện và tác động của các rào cản kỹ thuật trong thương mại và cuối cùng thảo luận các biện pháp xử lý các rào cản kỹ thuật trong thương mại và những vấn đề tồn tại trong xuất khẩu sản phẩm dệt may của Trung Quốc.

Trong bài nghiên cứu của Shaikh và cộng sự (2015) điều tra các vấn đề của các nhà xuất khẩu Dệt may trong bối cảnh quan hệ thương mại PAK-Ấn Độ Mặc dù không phải là rào cản chính mà là rào cản văn hóa nhưng tỷ giá hối đoái và rào cản thông tin có xu hướng là rào cản lớn đối với xuất khẩu (Rindayati và al., 2018 ) nhằm mục đích phân tích hiệu quả xuất khẩu và tác động của NTM đối với mặt hàng xuất khẩu cá ngừ của Indonesia Kết quả ước lượng mô hình trọng lực cho thấy SPS và TBT tác động đến xuất khẩu cá ngừ với hệ số dương lần lượt là 0,011 và 0,015.

Mục tiêu trong bài nghiên cứu của Kalargiros và cộng sự, (2019) là kiểm tra thực nghiệm những rào cản đối với TQM mà các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải đối mặt và so sánh kết quả với các nghiên cứu trước đây được thực hiện với các doanh nghiệpHoa Kỳ và Mexico Kết quả của Kalargiros chỉ ra 5 rào cản đối với việc thực hiện TQM thành công của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam Một trong những nguyên nhân khiến giá trị xuất khẩu cao su thiên nhiên sụt giảm là do các nước là điểm đến xuất khẩu chính trong thương mại quốc tế thực hiện các biện pháp phi thuế quan (NTM).

Rào cản xanh đề cập đến những hạn chế đối với xuất khẩu sản phẩm của các nước đang phát triển do các nước phương Tây áp đặt Nó là sự kết hợp giữa quản lý môi trường quốc tế và thương mại quốc tế Có những rào cản xanh hợp lý và phi lý, và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) chấp nhận những rào cản xanh hợp lý phù hợp với chính sách cạnh tranh của mình Nghiên cứu về rào cản xanh có rất nhiều công trình mới gần đây:

Li và cộng sự (2009) giới thiệu tiếp thị xanh ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển bền vững của ngành may mặc Có năm lý do: giảm chi phí , mở rộng xuất khẩu bằng cách dỡ bỏ các rào cản xanh, xây dựng hình ảnh xanh của doanh nghiệp, có khả năng cạnh tranh cao hơn và tránh thuế xanh Không gian xanh đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái đô thị phức tạp và cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái quan trọng với các lợi ích về môi trường, thẩm mỹ, giải trí và kinh tế. Ở cấp thành phố Bắc Kinh , dựa trên nghiên cứu về những thay đổi của không gian xanh, đồng thời tính đến các điều kiện địa lý vật lý và bối cảnh lịch sử Xu và cộng sự

(2011) đề xuất thiết lập các rào cản xanh ở khu vực miền núi và lập kế hoạch xanh toàn diện mô hình không gian bao gồm một thành phố, hai vành đai, ba mạng lưới, tám vùng nước, chín cánh đồng và một số mảnh đất ở vùng đồng bằng.

Jin (2013) cung cấp sự thiếu hụt hệ thống về rào cản xanh của Trung Quốc Trung Quốc nên phát động chiến dịch xây dựng hệ thống rào cản xanh phù hợp với bối cảnh kinh tế Trung Quốc Bài viết cũng đề xuất một số giải pháp pháp lý nhằm thiết lập và hoàn thiện hệ thống rào cản xanh của Trung Quốc.

Mục tiêu nghiên cứu

- Mục tiêu tổng quát: phân tích làm rõ yếu tố xanh tác động đến ngành xuất khẩu may mặc của Việt Nam từ đó đề xuất một số giải pháp cho các doanh nghiệp

+ Mục tiêu 1: Hệ thống cơ sở lý luận về rào cản xanh và tác động của rào cản xanh đối với hàng dệt may xuất khẩu.

+ Mục tiêu 2: Đánh giá thực trạng xuất khẩu dệt may Việt Nam sang EU và thực trạng đáp ứng yêu cầu của các rào cản xanh của EU với hàng dệt may

+ Mục tiêu 3: Kiến nghị các giải pháp thúc đẩy doanh nghiệp xuất khẩu dệt may,chủ động đáp ứng các tiêu chuẩn xanh của EU trong thời gian tới.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Thỏa thuận xanh và các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu dệt may Việt Nam sang thị trường châu Âu trong bối cảnh EU thực chi các chính sách xanh

Phạm vi không gian: Việt Nam và các quốc gia khu vực EU-27 (bao gồm: Áo, Bỉ, Bulgaria, Croatia, Síp, Cộng hoà Séc, Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Hungary, Ireland, Ý, Latvia, Litva, Luxembourg, Malta, Hà Lan, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Romania, Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha và Thuỵ Điển).

- Phạm vi thời gian: thực tế xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang EU trong 10 năm từ 1/1/2013 đến 1/1/2023 và đề xuất giải pháp đến 2030

- Phạm vi nội dung: các yếu tố thúc đẩy xuất khẩu dệt may Việt Nam sang thị trường châu Âu trong bối cảnh EU thực chi các chính sách xanh, mức độ thúc đẩy của các nhân tố đó và giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường EU.

- Phạm vi mặt hàng: nghiên cứu mặt hàng dệt may bao gồm mã từ HS50 đến HS63

Phương pháp nghiên cứu

1.5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp chúng tôi thu thập thông qua các bài nghiên cứu và hôi thảo khoa học Số liệu xuất nhập khẩu hàng dệt may sang các nước EU thu thập từ Bộ công thương, VCCI, WTO,…

1.5.2 Phương pháp xử lý dữ liệu

Phương pháp xử lý dữ liệu chủ yếu của đề tài là phương pháp tổng hợp, thống kê mô tả, phân tích số liệu Ngoài ra nhóm còn sử dụng phương pháp luận để từ đó chỉ ra được sự tác động của chính sách xanh EU tới xuất khẩu dệt may Việt Nam Bên cạnh đó dựa trên những khuyến nghị do các nhà nghiên cứu của VCCI đề xuất, nhóm có sự đồng tình và đưa ra một số đánh giá về các kiến nghị đó để thấy được những cơ hội và thách thức có thể xảy ra trong tương lai của ngành dệt may Việt Nam xuất khẩu.

Trong bài nghiên cứu này, nhóm sử dụng các phân tích mô tả số liệu thông thường.

Hệ thống bảng, biểu, đồ thị, hình vẽ là công cụ để phân tích và minh họa thêm vấn đề nghiên cứu mà bài nghiên cứu sẽ trình bày Nhằm mang lại giá trị thực tiễn cho đề tài, nhóm nghiên cứu thống kê theo tình hình xuất khẩu dệt may Việt Nam sang thị trường châu Âu trong bối cảnh EU thực chi các chính sách xanh giai đoạn 2013 - 2023 Dựa trên các luận án, luận văn và nguồn thông tin được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng do các tổ chức giáo dục, các giảng viên đầu ngành công bố, nhóm đã tiến hành phân tích, tổng hợp và xử lý số liệu.

Kết cầu của nghiên cứu

Ngoài phần lời cảm ơn, lời cam đoan, danh mục các chữ viết tắt, danh mục các bảng, danh mục các biểu đồ hình, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục; đề tài nghiên cứu được kết cấu được chia thành 4 chương như sau:

Chương II: Cơ sở lý thuyết về thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa trong bối cảnh thực thi rào cản xanh

Chương III: Thực trạng xuất khẩu dệt may Việt Nam sang Châu Âu trong bổi cảnh

EU thực thi các chính sách xanh

Chương IV: Dự báo triển vọng và đề xuất giải pháp thúc đẩy xuất khẩu dệt may ViệtNam sang Châu Âu trong bối cảnh EU thực chi các chính sách xanh

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA

Tổng quan về xuất khẩu và thúc đẩy xuất khẩu

Khái niệm xuất khẩu nói chung được rất nhiều công trình nghiên cứu đề cập, phân tích theo từng chủ đích nghiên cứu riêng Bùi Xuân Lưu (2001) định nghĩa “xuất khẩu là việc bán hàng hóa dịch vụ cho nước ngoài” trong giáo trình Kinh tế ngoại thương. Feenstra and Taylor (2010) đưa ra một định nghĩa khác về xuất khẩu trong giáo trình Thương mại quốc tế của đó là “Các quốc gia mua và bán hàng hóa, dịch vụ từ nhau Xuất khẩu là sản phẩm được bán từ nước này sang nước khác” Ở đây, xuất khẩu được hiểu là hoạt động trao đổi hàng hoá và dịch vụ của một quốc gia với phần còn lại của thế giới thông qua mua bán nhằm khai thác triệt để lợi thế của quốc gia trong phân công lao động quốc tế.

Một số tác giả đã đưa ra định nghĩa cụ thể về xuất khẩu hàng hoá John J Wild (2003) đã nêu quan điểm trong cuốn sách "International Business - The challenges of globalization" rằng hành động đưa hàng hóa từ quốc gia này sang quốc gia khác thì được coi như là xuất khẩu hàng hóa Rakesh M Joshi (2005) cũng thống nhất quan điểm về xuất khẩu hàng hóa như của John J Wild trong một công trình nghiên cứu về hoạt độngMarketing quốc tế nhưng có bổ sung thêm định nghĩa về các bên tham gia hoạt động xuất khẩu hàng hóa: nhà xuất khẩu là người bán sản phẩm có trụ sở tại nước xuất khẩu, trong khi nhà nhập khẩu là người mua ở nước ngoài Xuất khẩu hàng hóa là việc bán hàng hóa sản xuất trong nước ra thị trường bên ngoài trong thương mại quốc tế Các cơ quan Chính phủ Hoa Kỳ định nghĩa xuất khẩu hàng hóa không giới hạn ở việc vận chuyển một mặt hàng, một chuyến hàng ra khỏi Hoa Kỳ đến nước ngoài, tức là xuất khẩu hàng hóa không chỉ bao gồm việc vận chuyển các mặt hàng qua biên giới -bằng các chuyển động vật lý của ô tô, máy bay, tàu biển, tàu thủy hoặc các hình thức khác của đường không, đường sắt,đường thủy, đường bộ Xuất khẩu hàng hóa được thực hiện bằng cả vật lý hoặc điện tử chẳng hạn như thông qua email, thảo luận qua điện thoại, fax, đăng tải trên internet và nhiều phương tiện phi vật lý khác.

Theo Luật thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14 tháng 06 năm 2005 của Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì “xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật” (Khoản 1, Điều 28).

Nói tóm lại, có nhiều cách hiểu về xuất khẩu hàng hóa, tuy nhiên hiểu một cách khái quát nhất thì xuất khẩu hàng hóa là hàng hóa được sản xuất ở một quốc gia và bán cho người mua ở một quốc gia khác Xuất khẩu cùng với nhập khẩu tạo nên thương mại quốc tế Hoạt động xuất khẩu hàng hóa là một hình thức cơ bản của thương mại quốc tế đã có từ lâu đời và phát triển đến giai đoạn hiện nay Cơ sở của xuất khẩu hàng hóa là hoạt động mua bán và trao đổi hàng hóa (bao gồm hàng hóa vô hình và hữu hình) trong nước Cho tới khi sản xuất phát triển và việc trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia đều có lợi hoạt động này mở rộng phạm vi ra ngoài biên giới của các quốc gia Ban đầu, hoạt động xuất khẩu hàng hóa chỉ dựa vào hàng đổi hàng, nhưng theo thời gian, chúng trở nên đa dạng hơn Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên phạm vi rất rộng cả về không gian và thời gian, có thể diễn ra trong thời gian rất ngắn nhưng cũng có thể kéo dài hàng năm, có thể được tiến hành trên quy mô quốc gia hoặc nhiều quốc gia Xuất khẩu hàng hóa xuất hiện trong mọi lĩnh vực và điều kiện kinh tế, từ xuất khẩu hàng tiêu dùng đến phương tiện sản xuất, máy móc thiết bị, công nghệ kỹ thuật cao Tất cả những trao đổi như vậy đều nhằm mang lại lợi ích cho các quốc gia liên quan.

Xuất phát từ bản chất, xuất khẩu hàng hóa không phải là hoạt động kinh doanh đơn lẻ mà là một hệ thống các hoạt động kinh doanh có tổ chức, dưới sự quản lý giám sát bởi các cấp nhà nước cả ở bên trong lẫn bên ngoài nhằm đem lại các nguồn lợi nhuận, ngoại tệ, đồng thời đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế cho các quốc gia Mục đích của hoạt động này là khai thác được lợi thế của từng quốc gia trong phân công lao động quốc tế Khi việc trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia đều có lợi thì các quốc gia đều tích cực tham gia mở rộng hoạt động này.

Như vậy, có thể hiểu xuất khẩu hàng hóa chính là việc bản hàng hóa của quốc gia này sang quốc gia khác, trên cơ sở sử dụng tiền tệ làm phương thức thanh toán.

Xuất khẩu trực tiếp:việc xuất khẩu các loại hàng hóa và dịch vị do chính doanh nghiệp sản xuất ra hoặc thu mua từ các đơn vị sản xuất trong nước tới khách hàng nước ngoài thông qua các tổ chức của mình.

Xuất khẩu ủy thác: là hình thức kinh doanh trong đó đơn vị XNK đóng vai trò là người trung gian thay cho đơn vị sản xuất tiến hành ký kết hợp đồng xuất khẩu, tiến hành làm các thủ tục cần thiết để xuất khẩu do đó nhà sản xuất và qua đó được hưởng một số tiền nhất định gọi là phí uỷ thác.

Buôn bán đối lưu (Counter - trade): là một trong những phương thức giao dịch xuất khẩu trong xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, người bán hàng đồng thời là người mua, lượng trao đổi với nhau có giá trị tương đương Trong phương thức xuất khẩu này mục tiêu là thu về một lượng hàng hoá có giá trị tương đương Vì đặc điểm này mà phương thức này còn có tên gọi khác như xuất nhập khẩu liên kết, hay hàng đổi hàng.

Xuất khẩu hàng hóa theo nghị định thư:là hình thức xuất khẩu hàng hoá (thường làđể gán nợ) được ký kết theo nghị định thư giữa hai Chính phủ Đây là một trong những hình thức xuất khẩu mà doanh nghiệp tiết kiệm được các khoản chi phí trong việc nghiên cứu thị trường: tìm kiếm bạn hàng, mặt khách không có sự rủi ro trong thanh toán Hình thức này chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ.

Xuất khẩu tại chỗ: là hình thức kinh doanh mới nhưng đang phát triển rộng rãi, do những ưu việt của nó đem lại Đặc điểm của loại hình xuất khẩu này là hàng hoá không cần vượt qua biên giới quốc gia mà khách hàng vẫn mua được Do vậy nhà xuất khẩu không cần phải thâm nhập thị trường nước ngoài mà khách hàng tự tìm đến nhà xuất khẩu.

Gia công quốc tế: là một phương thức kinh doanh trong đó một bên gọi là bên nhận gia công nguyên vật liệu hoặc bán thành phẩm của một bên khác (gọi là bên đặt gia công) để chế biến ra thành phẩm giao cho bên đặt gia công và nhận thù lao (gọi là phí gia công).

Tạm nhập tái xuất: là một hình thức xuất khẩu trở ra nước ngoài những hàng hoá trước đây đã nhập khẩu, chưa qua chế biến ở nước tái xuất qua hợp đồng tái xuất bao gồm nhập khẩu và xuất khẩu với mục đích thu về số ngoại tệ lớn hơn số ngoại tệ đã bỏ ra ban đầu.

2.1.3 Khái niệm và nội dung thúc đẩy xuất khẩu

Nguyễn Thị Nhiễu (2003) cho rằng thúc đẩy xuất khẩu hay xúc tiến xuất khẩu là các hoạt động được thiết kế để tăng xuất khẩu của một đất nước hay một doanh nghiệp Khái niệm này không đề cập đến chủ thể của hoạt động xúc tiến xuất khẩu Ở tầm vĩ mô, Nguyễn Thị Nhiễu (2003) cũng đưa ra khái niệm mang tính khái quát về hoạt động xúc tiến xuất khẩu theo quan điểm của ESCAP rằng xúc tiến xuất khẩu là chiến lược phát triển kinh tế nhấn mạnh đến việc mở rộng xuất khẩu thông qua các biện pháp chính sách khuyến khích, hỗ trợ cao nhất cho hoạt động xuất khẩu Trên cơ sở đó, Nguyễn Thị Nhiễu

(2003) đưa ra khái niệm cụ thể xúc tiến xuất khẩu của Chính phủ như sau: Xúc tiến xuất khẩu của Chính phủ là những biện pháp chính sách của Nhà nước có tác động trực tiếp hay gián tiếp khuyến khích hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp, của các ngành và của đất nước Có thể thấy rằng, khái niệm về xúc tiến xuất khẩu của Chính phủ này khá phù hợp với mục tiêu tăng cường các hoạt động thúc đẩy xuất khẩu của các quốc gia trong điều kiện toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại hiện nay Khái niệm này cũng rất phù hợp với quan điểm, định hướng của Chính phủ Việt Nam.

Tổng quan về rào cản trong thương mại quốc tế

2.2.1 Khái niệm rào cản trong thương mại quốc tế

Khi tham gia vào thương mại quốc tế (TMQT), các quốc gia đều cố gắng phát huy hết các lợi thế của mình, tận dụng các ưu thế trên thị trường quốc tế nhưng mặt khác chính các quốc gia đó lại cũng phải đối mặt với những lợi thế của các quốc gia khác là đối thủ cạnh tranh Lợi thế cho quốc gia này đồng nghĩa với sự yếu thế cho quốc gia khác Để khắc phục, các quốc gia sẽ sử dụng một loạt các công cụ để điều chỉnh hoạt động thương mại Công cụ truyền thống và hiện vẫn được sử dụng phổ biến hơn cả là đánh thuế nhập khẩu đối với hàng hoá của các quốc gia khác khi thâm nhập vào thị trường trong nước, cùng với đó là hàng loạt các khoản thu, các quy định, các chính sách nhằm hạn chế hàng hoá của nước ngoài xâm nhập thị trường nội địa Đối với nước xuất khẩu lúc này hàng hoá của họ sẽ phải đối mặt với một hàng rào mà người ta gọi là rào cản thương mại.

“Rào cản thương mại là bất cứ điều gì khiến việc buôn bán hàng hóa và dịch vụ xuyên biên giới trở nên khó khăn hơn Rào cản thương mại có thể là vấn đề tài chính như thuế quan; hoặc kỹ thuật như luật, quy định, tiêu chuẩn, thủ tục kiểm tra và chứng nhận Các hiệp định thương mại tự do tồn tại nhằm giảm bớt hoặc loại bỏ các rào cản thương mại.” (BDC).

“Trong thương mại quốc tế, các “rào cản kỹ thuật đối với thương mại” (technical barriers to trade) thực chất là các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật mà một nước áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu và/hoặc quy trình đánh giá sự phù hợp của hàng hoá nhập khẩu đối với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đó (sau đây gọi chung là các biện pháp kỹ thuật - biện pháp TBT).

Các biện pháp kỹ thuật này về nguyên tắc là cần thiết và hợp lý nhằm bảo vệ những lợi ích quan trọng như sức khoẻ con người, môi trường, an ninh Vì vậy, mỗi nước thành viên WTO đều thiết lập và duy trì một hệ thống các biện pháp kỹ thuật riêng đối với hàng hoá của mình và hàng hoá nhập khẩu.

Tuy nhiên, trên thực tế, các biện pháp kỹ thuật có thể là những rào cản tiềm ẩn đối với thương mại quốc tế bởi chúng có thể được sử dụng vì mục tiêu bảo hộ cho sản xuất trong nước, gây khó khăn cho việc thâm nhập của hàng hoá nước ngoài vào thị trường nước nhập khẩu Do đó chúng còn được gọi là “rào cản kỹ thuật đối với thương mại” (WTO)

Có khá nhiều định nghĩa giải thích về rào cản thương mại Tuy nhiên, cho đến nay, có thể nói rằng vẫn chưa có một định nghĩa nào cụ thể về các rào cản trong thương mại. Trong Hiệp định về các rào cản kỹ thuật đối với thương mại của WTO có một khái niệm về rào cản thương mại nhưng mới chỉ dừng lại ở việc thừa nhận như một thỏa thuận rằng

“không một nước nào có thể bị ngăn cản tiến hành các biện pháp cần thiết để đảm bảo chất lượng hàng hoá xuất khẩu của mình, hoặc để bảo vệ cuộc sống hay sức khoẻ con người, động và thực vật, bảo vệ môi trường hoặc để ngăn ngừa các hoạt động man trá, ở mức độ mà nước đó cho rằng phù hợp và phải đảm bảo rằng các biện pháp này không được tiến hành với cách thức có thể gây ra phân biệt đối xử một cách tuỳ tiện hoặc không thể biện minh được giữa các nước, trong các điều kiện giống nhau, hoặc tạo ra các hạn 10 chế trá hình đối với TMQT, hay nói cách khác phải phù hợp với các quy định của Hiệp định này”

Trên thực tế, khái niệm rào cản trong thương mại chỉ mang tính chất tương đối Như ta đã nhắc đến ở phần đầu, để đối phó với luồng hàng hóa được nhập khẩu từ bên ngoài, các quốc gia sẽ thi hành hàng loạt các chính sách, các biện pháp hạn chế nhập khẩu Nếu các các chính sách, các quy định đó gây cản trở cho hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp, của quốc gia này thì bị quy là rào cản thương mại nhưng đối với doanh nghiệp, quốc gia khác thì chưa hẳn đã vậy Cụ thể, thuế quan đánh vào hàng nhập khẩu không phải là rào cản nếu mức thuế suất là thấp hoặc rất thấp tới mức không gây cản trở đối với thương mại, thậm chí mức thuế suất được hưởng thấp hơn so với của hàng hoá xuất khẩu cạnh tranh từ một nước khác lại là một sự ưu đãi Nhưng nó sẽ trở thành rào cản nếu mức thuế suất là cao một cách thực sự hoặc là cao hơn mức thuế suất được áp dụng đối với hàng hóa cùng loại của một nước khác Với các biện pháp khác cũng vậy, bản thân nó không phải là rào cản nếu biện pháp đó được đặt ra “không quá mức cần thiết” và không vi phạm nguyên tắc đối xử quốc gia, nhưng nó sẽ trở thành hàng rào nếu như nó gây cản trở cho thương mại của quốc gia khác.

Từ đây, chúng ta có thể đi đến một nhất trí là “rào cản” hay “hàng rào thương mại” là khái niệm được dùng để chỉ các chính sách, các quy định của một quốc gia, một khu vực hay một khối kinh tế điều chỉnh các hoạt động thương mại của quốc gia, khu vực hay khối kinh tế đó với phần còn lại của thế giới mà các biện pháp đó là nhằm mục đích cản trở và hạn chế việc nhập khẩu hàng hoá.

Kết quả các vòng đàm phán thương mại đa phương và song phương trong khuôn khổ của WTO và trước đây là Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) về mở cửa thị trường và tự do hoá thương mại đã chỉ ra rằng: rào cản trong thương mại quốc tế xuất hiện trong hầu hết các lĩnh vực, với các biện pháp rất đa dạng và tinh vi Chẳng hạn, có biện pháp được áp dụng ngay tại biên giới và có biện pháp áp dụng bên trong biên giới; có biện pháp thuế quan và phi thuế quan; có biện pháp môi trường và biện pháp vệ sinh dịch tễ; có biện pháp tự vệ đặc biệt và có biện pháp mang tính tạm thời; có biện pháp chung nhưng cũng có biện pháp mang tính chuyên ngành; có những biện pháp trực tiếp đối với hàng hoá xuất nhập khẩu và cũng có biện pháp gián tiếp như đầu tư liên quan đến thương mại Chính vì tính đa dạng và phức 11 tạp của các rào cản trong TMQT này đã đặt ra yêu cầu phải nghiên cứu không chỉ bản chất và thực tiễn áp dụng chúng mà phải nắm rõ được vai trò và mục tiêu của các quốc gia khi xây dựng và áp dụng chúng.

2.2.2 Phân loại rào cản trong thương mại quốc tế

2.2.2.1 Rào cản thuế quan Đây là hình thức rào cản thương mại truyền thống và phổ biến nhất TMQT Việc áp dụng thuế quan có ưu điểm là đảm bảo tính minh bạch, dự bác và nếu như thuế suất được áp dụng ở mức vừa phải thì nó không hề bóp méo thương mại Vì các lý do này, hiện thuế quan đang là biện pháp được WTO khuyến kh dụng Tuy nhiên, trong bối cảnh thương mại ngày càng tự do hiện nay, nếu như thực hiện vai trò là hàng rào thương mại thì nó không phát huy được yêu cầu biệt đối xử và không thể áp dụng trong trường hợp cần ngăn chặn nhanh hàng nhập khẩu.

Xét về cách tính thuế, thuế quan bao gồm các loại sau:

+ Thuế phần trăm: (ad-valorem tariff) được đánh theo tỷ lệ phần trăm trên trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu, ví dụ: mức thuế nhập khẩu cà chua từ Việt Nam vào Hoa Kỳ là 16% Hiện nay, đây là loại thuế được sử dụng rộng rãi nhất trong TMQT.

+Thuế phi phần trăm: (non-ad valorem tariff)Ra bao gồm các loại:

 Thuế tuyệt đối: là thuế được xác định bằng một khoản tiền cố định trên một đơn vị hàng hoá nhập khẩu Loại thuế này được áp dụng phổ biến nhất đối với các mặt hàng nông sản Ví dụ, thuế nhập khẩu hạt tiêu t Nam vào Hoa Kỳ hiện là 4,7 cent/kg.

 Thuế tổng hợp: là sự kết hợp của cả thuế phần trăm và thuế tuyệt đối Ví dụ, mặt hàng nấm giống Agaricus của Việt Nam nhập khẩu vào Hoa Kỳ có mức thuế là 1,3cent/kg + 1,8%.

Căn cứ vào mức độ ưu đãi, có các loại thuế quan sau:

+ Thuế thông thường: còn gọi là thuế phi tối huệ quốc (Non-MFN) Đây là mức thuế cao nhất mà các nước thành viên WTO áp dụng cho hàng hoá nhập khẩu của những nước chưa phải là thành viên hoặc các nước chưa có kí kết các Hiệp định Thương mại song phương với nhau Mức thuế này có thể nằm trong khoảng từ 20%- 110%.

Rào cản xanh trong thương mại quốc tế

2.3.1 Khái niệm rào cản xanh

Hiện nay các vấn đề về chống biến đổi khí hậu và phát triển bền vững là các vấn đề đang được quan tâm, vì vậy các quốc gia đều đưa ra các quy định về bảo vệ môi trường và từ đó hình thành nên các rào cản xanh.

Theo Fang Luo (2019) thì: “Rào cản thương mại xanh là rào cản môi trường, là một loại biện pháp cấm thương mại được thực hiện nhằm mục đích duy trì sức khỏe con người và đảm bảo sự phát triển cân bằng môi trường sinh thái Nó cũng là một hình thức thương mại hạn chế thương mại nhập khẩu dưới danh nghĩa duy trì môi trường sinh thái và sức khỏe con người.”

Theo Chen Fangli , Shao Mimi, (2022) thì ‘‘Rào cản thương mại xanh là một loạt các quy tắc tiếp cận thị trường với tiêu chuẩn công nghệ cao trong lĩnh vực thương mại quốc tế Chúng được thành lập bởi các nước phát triển lợi dụng công nghệ tiên tiến của mình để hạn chế nhập khẩu với lý do bảo vệ sức khỏe người dân và môi trường Do các nước đang phát triển thiếu công nghệ và sức mạnh kinh tế, họ không thể đáp ứng được tiêu chuẩn nhập khẩu của sản phẩm nước ngoài Do đó, các rào cản thương mại xanh ra đời.’’

2.3.2 Các loại rào cản xanh

Nội dung của rào cản xanh rất phong phú và đa dạng Các nhóm phổ biến được hiển thị như dưới đây:

Nhóm 1: Các quy định về thuế quan xanh: có nghĩa là để bảo vệ môi trường trong nước và sức khỏe con người, nước nhập khẩu áp đặt các loại thuế hoặc nghĩa vụ bổ sung đối với các sản phẩm nhập khẩu đó có khả năng gây ô nhiễm môi trường hoặc gây thiệt hại hệ sinh thái, do đó làm suy yếu lợi thế về giá của hàng nhập khẩu sản phẩm trong nước.

Nhóm 2: Các quy định, tiêu chuẩn về công nghệ xanh: đó là một loạt các tiêu chuẩn, biện pháp bảo vệ môi trường nghiêm ngặt Tiêu chuẩn công nghệ do quốc gia đặt ra dựa trên tiêu chuẩn công nghệ của quốc gia đó và lợi thế về công nghệ nhằm giảm thiểu tác động ô nhiễm môi trường Hiện nay, Hoa Kỳ, EU, Úc và các nước và khu vực phát triển khác đã thành lập tiêu chuẩn kỹ thuật độc quyền khác nhau Ví dụ: Hệ thống quản lý môi trường ISO 14000 tại EU.

Do công nghệ nông nghiệp ở các nước đang phát triển tạm thời không thể đạt được yêu cầu của các nước phát triển nên các bộ phận của ngành nông nghiệp xuất khẩu bị cản trở vô cùng.

Nhóm 3: Các quy định về bao bì xanh:hệ thống đòi hỏi vật liệu đóng gói phải được thân thiện với môi trường và dễ tái chế hoặc phân hủy một cách tự nhiên Tuy nhiên, nhiều sản phẩm nông nghiệp của Trung Quốc không đáp ứng được tiêu chuẩn bao bì xuất khẩu nên phải được đóng gói lại, làm tăng chi phí và làm giảm giá.

Nhóm 4: Các dấu chứng nhận môi trường xanh trên bao bì hàng hóa: ám chỉ một mẫu cấp cho doanh nghiệp hoặc in trên bao bì sản phẩm thông qua thủ tục phức tạp và tiêu chuẩn chứng nhận nghiêm ngặt Loại rào cản này trông giống như một loại rào cản vô hình, mang lại những tác động to lớn đến xuất khẩu ngành dệt may của Việt Nam.

Nhóm 5: Các quy định về kiểm dịch và y tế xanh:Để bảo vệ sự khỏe và môi trường sinh thái của con người, động vật và thực vật, hải quan sẽ tiến hành kiểm dịch và kiểm dịch nghiêm ngặt.

2.3.3 Xu hướng áp dụng các rào cản xanh trong thương mại quốc tế

Theo đánh giá của các chuyên gia hội nhập kinh tế quốc tế, có thể tổ chức thương mại thế giới (WTO) đang hướng tới việc xây dựng và hoàn thiện một Hiệp định đa phương về môi trường Đồng thời, các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới đã đưa vấn đề thương mại môi trường thành nội dung đàm phán chính thức Thêm vào đó, một số quy định môi trường có thể được áp dụng trong thương mại như các vấn đề: Biến đổi khí hậu,

Quản lý hóa chất và thuốc bảo vệ thực vật, An toàn sinh học cũng có thể gây trở ngại đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam Trong Hiệp định TPP, các vấn đề như trợ cấp cho ngành thuỷ sản, khai thác thủy sản bất hợp pháp, khai thác rừng trái phép, buôn bán động vật hoang dã dự báo chắc chắn sẽ tác động không nhỏ đến thương mại của Việt Nam.

Việc thống nhất được một Hiệp định môi trường đa phương trong khuôn khổ WTO sẽ tạo áp lực để Việt Nam có ý thức nâng cao khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường ở mức độ cao hơn, có cơ hội mở rộng xuất khẩu, hàng hóa Việt Nam sẽ có uy tín tại các thị trường có tiêu chuẩn môi trường khắt khe, hạn chế được các tranh chấp thương mại liên quan đến môi trường do việc đạt sự thống nhất đưa các vấn đề môi trường vào xem xét trong các Hiệp định WTO.

Trường hợp các nước không đạt được sự thỏa thuận về một Hiệp định môi trường đa phương trong khuôn khổ của WTO, Việt Nam sẽ phải đối mặt với một số quy định môi trường mang tính quốc gia của một số nước, hay quy định trong các hiệp định FTA nhằm hạn chế thương mại đối với hàng xuất khẩu của các nước khác Đồng thời, Việt Nam có thể đối mặt với các vụ kiện môi trường nếu các nước áp dụng các biện pháp thương mại để bảo vệ tài nguyên môi trường ngoài phạm vi lãnh thổ.

2.3.4 Tác động của rào cản xanh đến thương mại quốc tế a Tác động tích cực

Một là, rào cản xanh giúp thúc đẩy phát triển khoa học và công nghệ công nghiệp,góp phần điều chỉnh cơ cấu sản phẩm và nâng cao tính quốc tế năng lực cạnh tranh.Trước hết, sản xuất công nghiệp hiện nay của Việt Nam công nghệ tương đối lạc hậu,hiệu quả sản xuất chưa cao rất cao, giá trị gia tăng của sản phẩm thấp như dệt may có đến45% thiết bị máy móc của các DN cần phải đầu tư nâng cấp và 30-40% cần thay thế Tiêu chuẩn xanh có thể nâng cao chất lượng dệt may của Việt Nam, thúc đẩy phát triển khoa học và công nghệ công nghiệp, góp phần điều chỉnh cơ cấu sản phẩm và nâng cao tính quốc tế năng lực cạnh tranh Đồng thời, đẩy mạnh việc xây dựng và thực hiện các quy chuẩn kỹ thuật liên quan và tiêu chuẩn ở Việt Nam và đẩy nhanh việc hiện thực hóa xanh sản xuất và trình độ công nghiệp cao hơn trong lĩnh vực công nghiệp.

Thứ hai, rào cản xanh có ý nghĩa rõ ràng đối với sức khỏe con người và bảo vệ môi trường Với nâng cao và phổ biến nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường, Việt Nam cũng sẽ tăng cường nhân sự nỗ lực đào tạo, tích cực phát triển thêm nhiều sản phẩm xanh và công nghệ bảo vệ môi trường, và từng bước loại bỏ những sản phẩm gây ô nhiễm và lãng phí nghiêm trọng tài nguyên Điều này không chỉ thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của ngành dệt may mà còn tăng cường việc làm cho ngành công nghiệp liên quan ở Việt Nam.

Phương pháp đánh giá và giới thiệu mô hình

Cơ sở lựa chọn mô hình

Việc lựa chọn mô hình được dựa trên cơ sở của mô hình trọng lực kết hợp với các nghiên cứu trước đây của Aitken(1973), Anderson(1979) và một số nghiên cứu khác từ Gbetnkom và Khan(2002) đã như chứng minh được việc cần phải lượng hóa mô hình cụ thể khi đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến kim ngạch trao đổi thương mại quốc tế.

Mô hình trọng lực được xây dựng dựa trên ý tưởng về Luật hấp dẫn của Newton hàm ý rằng thương mại giữa 2 quốc gia chịu tác động của quy mô và khoảng cách giữa chúng, nó là một hàm số thể hiện các đặc tính của nước xuất khẩu, nước nhập khẩu và nhữngcản trở giữa 2 quốc gia này Do vậy, mô hình này là công cụ được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu về thương mại quốc tế, để giải thích sự thay đổi của khối lượng hoặc chiều hướng thương mại song phương giữa các quốc gia Nhóm nghiên cứu quyết định sử dụng mô hình trọng lực để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu dệt may Việt Nam sang sang thị trường châu Âu trong bối cảnh EU thực chi các chính sách xanh do tính phổ biến cũng như tính phù hợp của nó đối với nghiên cứu này.

Hình 2 1 Mô hình nghiên cứu

H1 : Nhu cầu nhập khẩu dệt may của EU có tác động cùng chiều đến kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang EU

H2: Hiệp định EVFTA có tác động cùng chiều đến kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang EU

H3: Khoảng cách giữa hai thị trường có tác động cùng chiều đến kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang EU

H4: Năng lực sản xuất của nước xuất khẩu có tác động cùng chiều đến kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang EU

2.4.2 Phương pháp thu thập dữ liệu

Do đặc thù của lĩnh vực nghiên cứu(dữ liệu về thương mại của các quốc gia) nên việc thu thập dữ liệu sơ cấp từ các chuyên gia khó có thể thực hiện được Bởi vậy, bài nghiên cứu sử dụng những dữ liệu đã được công bố - còn gọi là dữ liệu thứ cấp để có thể phân tích.

Nhóm nghiên cứu sử dụng dữ liệu được công bố từ những tổ chức uy tín trên Thế giới và ở Việt Nam Cụ thể như sau:

Yếu tố Nguồn dữ liệu

Kim ngạch xuất nhập khẩu Trung tâm thương mại quốc tế(International

Nhu cầu nhập khẩu dệt may của

Hiệp định EVFTA WTO Center(wtocenter.vn)

Khoảng cách giữa hai thị trường Trung tâm nghiên cứu triển vọng và thông tin quốc tế (the CEPII’s database)

Năng lực sản xuất của nước xuất khẩu

Ngân hàng Thế giới (World Bank – WB)

2.4.3 Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu

2.4.3.1 Phương pháp phân tích định tính

Phương pháp phân tích định tính là 1 phương pháp tiếp cận, nhằm tìm cách mô tả và phân tích các đặc điểm văn hóa và hành vi con người, của nhóm người, từ quan điểm của các nhà nghiên cứu Đây là phương pháp được sử dụng khá rộng rãi trong phân tích các hiện tượng kinh tế xã hội, dùng để phân tích các dữ liệu định tính không (hoặc rất khó) lượng hóa được bằng con số cụ thể Trên cơ sở phân tích lý luận kết hợp với sự quan sát thực tế về các nhân tố nhằm đưa ra những đánh giá, nhận xét cho hiện tượng nghiên cứu. Để thực hiện phương pháp phân tích này, nhóm sử dụng hai công cụ là phương pháp chuyên gia và phương pháp thảo luận Trong đó, phương pháp chuyên gia thực chất là việc thu thập thông tin qua ý kiến đánh giá của các chuyên gia từ các bài nghiên cứu về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố định tính đến hoạt động xuất khẩu dệt may của Việt Nam Phương pháp quan sát thực tế là phương pháp thu thập thông tin thông qua các tri giác của người nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu dệt may của Việt Nam.

2.4.3.2 Phương pháp phân tích định lượng

Sau khi thu thập đủ dữ liệu thứ cấp từ các nguồn đáng tin cậy như Trademap, WordBank, , nhóm tiến hành phân tích những số liệu này bằng phần mềm STATA Cụ thể bao gồm:

Thống kê mô tả là một phương pháp trong thống kê dùng để tóm tắt và đưa ra các thông tin quan trọng về dữ liệu Thống kê mô tả thường bao gồm việc tính toán các thông số như giá trị trung bình, trung vị, phương sai, độ lệch chuẩn và các đặc điểm khác của dữ liệu Từ đó sẽ hình thành nên cái nhìn khái quát nhất về hoạt động xuất khẩu dệt may cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang thị trường châu Âu trong bối cảnh EU thực chi các chính sách xanh.

Phân tích hồi quy là một phương pháp thống kê được sử dụng để nghiên cứu mối quan hệ giữa một biến phụ thuộc (biến mục tiêu) và một hoặc nhiều biến độc lập (biến dự đoán) Mục tiêu chính của phân tích hồi quy là dự đoán hoặc mô tả biến phụ thuộc dựa trên các biến độc lập Trong phân tích hồi quy, biến phụ thuộc là biến chúng ta muốn dự đoán hoặc hiểu rõ hơn Các biến độc lập (còn gọi là biến dự đoán) là những yếu tố mà chúng ta cho là có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc.

Phân tích hồi quy thường được thực hiện bằng cách xác định một mô hình hồi quy để mô tả mối quan hệ giữa các biến.

Phân tích hồi quy: “Kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang EU“ Thì “Kim ngạch xuất khẩu của dệt may sang EU” là biến phụ thuộc Các yếu tố độc lập gồm: Nhu cầu nhập khẩu dệt may của EU; Hiệp định EVFTA; Khoảng cách giữa hai thị trường; Năng lực sản xuất của nước xuất khẩu.

������� :Kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam tới nước j trong năm t

���� :Khoảng cách địa lý giữa Việt Nam và nước j

���� ��� :Năng lực sản xuất của Việt Nam sang nước j trong năm t

���� ��� : Nhu cầu nhập khẩu của nước j từ Việt Nam

����� � :là biến giả Nhận giá trị 0 nếu nước nhập khẩu và Việt Nam chưa tham gia vào EVFTA vào năm t, nhận giá trị 1 nếu Việt Nam và nước nhập khẩu cùng tham gia vào EVFTA vào năm t.

�:Sai số ngẫu nhiên Để phân tích tác động và đưa về mô hình hồi quy, các nhà nghiên cứu thực hiện lấy log tự nhiên của hai vế trong phương trình Vì vậy, phương trình nghiên cứu được đề xuất như sau:

Mô hình này sẽ ước lượng cho biến phụ thuộc là kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang thị trường Châu Âu EU Mô hình lực hấp dẫn có thể ước lượng bằng phương pháp OLS truyền thống Tuy nhiên, kỹ thuật ước lượng PPML(Poisson Pseudo Maximum Likelihood) được sử dụng trong nghiên cứu này do có những lợi thế khi so sánh với OLS Đó là (1) ước lượng PPML có thể xử lý phần nào vấn đề phương sai sai số thay đổi và tính không đồng nhất trong dữ liệu thương mại(Santos Silva và Tenreyro,

2006), (2) ước lượng PPML phù hợp với các hiệu ứng cố định trong mô hình lực hấp dẫn với các tham số cấu trúc (Arvis và Shepherd, 2013), (3) ước lượng PPML có thể xử lý những thông tin trong các dòng có thương mại bằng không, (4) ước lượng PPML cũng có thể sử dụng để tính toán ảnh hưởng của các chính sách thương mại trong mô hình cân bằng tổng thể với tính nhất quán cao về lý thuyết (Anderson và cộng sự, 2015).

Bảng 2 2 Bảng kỳ vọng xu hướng tác động của các biến độ lập đến biến phụ thuộc

Tên biến Sự kỳ vọng xu hướng tác động của các biến độc lập đến biến phụ thuộc

Nhu cầu nhập khẩu dệt may của EU +

Khoảng cách giữa hai thị trường -

Năng lực sản xuất của nước xuất khẩu +

Ghi chú: (+): Tác động cùng chiều; (-): Tác động ngược chiều

THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU DỆT MAY VIỆT NAM SANG CHÂU ÂU TRONG BỔI CẢNH EU THỰC THI CÁC CHÍNH SÁCH XANH

Tổng quan về thị trường dệt may nhập khẩu của EU

3.1.1 Thông tin thị trường dệt may EU

3.1.1.1 Khái quát về Liên minh Châu Âu EU

Liên minh châu Âu (tên tiếng Anh: European Union, viết tắt: EU) là một Liên minh kinh tế chính trị bao gồm 27 quốc gia thành viên sau sự kiện Vương quốc Anh chính thức rời khỏi khối vào ngày 31/01/2020.

Những định chế chính trị quan trọng của Liên minh châu Âu bao gồm Ủy ban châu Âu, Nghị viện châu Âu, Hội đồng Liên minh châu Âu, Hội đồng châu Âu, Tòa án Công lý Liên minh châu Âu và Ngân hàng Trung ương châu Âu thể chế của EU được đánh giá là hình thức hội nhập kinh tế cao nhất trên thế giới khi vượt trên cấp độ một liên minh thuế quan Các nước thành viên hợp tác hài hòa và duy trì các chính sách chung về thương mại, nông nghiệp, ngư nghiệp và phát triển địa phương Đồng Euro là đồng tiền được sử dụng chung tại 19 quốc gia thành viên và tạo thành một khu vực đồng Euro (Eurozone).

Liên minh châu Âu, với diện tích 4.422.773 km² (nước có diện tích lớn nhất là Pháp với 554.000 km² và nhỏ nhất là Malta với 300 km²), chủ yếu nằm ở Tây và Trung Âu. Dân cư của Liên minh châu Âu có tỷ lệ đô thị hóa cao: 75% người dân Liên minh châu Âu sống ở các thành phố (90% ở 7 quốc gia thành viên vào năm 2020).

Theo số liệu từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Liên minh Châu Âu có tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đạt trung bình khoảng gần 16 nghìn tỷ USD trong giai đoạn 2017 - 2021, với tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm khoảng từ 1,6% đến 2,6% (giai đoạn 2017 - 2019). Trong đó dịch vụ là ngành đóng góp chính vào tăng trưởng kinh tế của EU, chiếm khoảng hơn 64% GDP của EU qua các năm Tiếp theo là ngành công nghiệp - ngành “xương sống” của nền kinh tế châu Âu (chiếm khoảng trên 20% GDP), đây là nhân tố chính giúp

EU trở thành nhà cung cấp toàn cầu hàng đầu và điểm đến hấp dẫn thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

Chiếm tỉ trọng thấp nhất trong cơ cấu GDP của khối liên minh là ngành nông nghiệp khi ngành này chỉ chiếm một tỷ lệ phần trăm nhỏ trong cơ cấu (luôn không vượt quá 2%). Dựa theo thống kê biểu đồ trên, năm 2021 ngành này chỉ đóng góp 1,63% GDP EU-27. Sản xuất nông nghiệp của EU chủ yếu là các sản phẩm chăn nuôi (gồm cả sữa), ngũ cốc, rau, rượu, trái cây và đường Các mặt hàng xuất khẩu chính bao gồm ngũ cốc (lúa mì và lúa mạch), các sản phẩm từ sữa, thịt gia cầm, thịt lợn, trái cây, rau, dầu ô liu và rượu vang. Hầu hết nông sản nhập khẩu là những sản phẩm không phù hợp với khí hậu của EU.

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hàng năm theo giá hiện hành và mức tiêu thụ nguyên liệu trong nước (DMC) ở Liên minh Châu Âu từ năm 2000 đến năm 2021

Hình 3.1 Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hàng năm

Chỉ số phổ biến nhất để đo lường hoạt động kinh tế là GDP Trong giai đoạn 2000 đến

2021, tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm ở EU khá biến động Từ năm 2000 đến năm

2007, nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ hàng năm từ +1% đến +4% Từ năm 2008 đến

2013, nền kinh tế EU bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi cuộc khủng hoảng tài chính, với GDP giảm hơn 4% vào năm 2009 và sau đó giảm nhẹ vào năm 2012 Từ năm 2014 đến 2019, nền kinh tế dần dần phục hồi, với tốc độ tăng trưởng hàng năm khoảng + 2% Tuy nhiên, vào năm 2020, tỷ lệ này đã giảm gần 6% do sự bùng phát của COVID-19 và kéo theo đó là sự suy thoái kinh tế Năm 2021, nền kinh tế EU phục hồi và GDP hàng năm tăng hơn 5%.

Mô hình tương tự cũng được quan sát thấy ở khu vực đồng euro và các nước thành viên EU trong giai đoạn 2000-2021 Nhìn vào giai đoạn gần đây nhất, sau sự suy giảm trong năm 2020 đối với hầu hết các Quốc gia Thành viên do đại dịch COVID-19, tình hình đã thay đổi vào năm 2021 khi tất cả các Quốc gia Thành viên đều ghi nhận mức tăng trưởng tích cực Mức tăng trưởng GDP cao nhất vào năm 2021 được ghi nhận ở Ireland, Malta và Croatia, tất cả đều có tốc độ tăng trưởng trên 10%.

Tại EU, đầu tư và tiêu dùng tuân theo 5 giai đoạn giống như GDP, tuy nhiên đầu tư có biến động lớn hơn Với sự phục hồi sau cuộc khủng hoảng tài chính, đầu tư và tiêu dùng đã tăng trưởng ổn định trong giai đoạn 2015-2019, với mức tăng hàng năm từ 3% đến 5% đối với đầu tư và khoảng 2% đối với tiêu dùng Xu hướng này đã thay đổi vào năm 2020 khi đại dịch COVID-19 ít nhất một phần đã gây ra sự suy thoái với mức giảm lần lượt là 8% và 5% Về GDP, năm 2021, đầu tư và tiêu dùng có dấu hiệu phục hồi và tăng lần lượt 7% và 4%.

3.1.1.2 Quy mô thị trường dệt may

Theo số liệu của Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC), trong giai đoạn 2015 – 2020, nhập khẩu hàng may mặc của thế giới đạt trung bình 400 tỷ USD/năm Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đã khiến nhập khẩu hàng may mặc của thế giới giảm mạnh trong năm

2020, kéo theo tốc độ nhập khẩu bình quân giảm 0,28%/năm (2015- 2020) Trong đó, Liên minh châu Âu (EU), Mỹ, khối các nước thuộc Hiệp định CPTPP1 , Anh, Hàn Quốc là 5 thị trường nhập khẩu hàng may mặc lớn nhất Tỷ trọng của EU trong tổng nhập khẩu hàng may mặc trên toàn thế giới tăng từ mức 39,75% năm 2015 lên 43,19% năm 2020. Theo Liên đoàn Dệt may châu Âu (EURATEX), với mức tiêu thụ hộ gia đình gần 500 tỷ euro, EU được đánh giá là thị trường có dung lượng lớn nhất thế giới và còn nhiều tiềm năng cho các sản phẩm dệt may.

EU là thị trường có quy mô lớn nhất về nhu cầu tiêu thụ hàng dệt may (250 tỷ USD), trong đó bên cạnh thương mại nội khối chiếm 40%, lượng nhập khẩu còn lại đến từ các nước ngoài khối EU, chủ yếu là các nước đang phát triển Việt Nam mới chiếm thị phần khiêm tốn thị trường EU, khoảng 2% lượng nhập khẩu từ ngoài khối EU Năm 2019, xuất khẩu hàng dệt, may của Việt Nam sang EU đạt 4,3 tỷ USD, tăng 3,8% so với năm trước.

- Với EVFTA, hàng dệt may Việt Nam sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn hàng của TrungQuốc và cạnh tranh ngang bằng về giá với các nước hiện đang được hưởng thuế 0% nhưCampuchia, Bangladesh, nhưng có lợi thế hơn các nước này về tay nghề cao, chất lượng bảo đảm.

Cụ thể hiện nay Bangladesh, Campuchia, Pakistan đều có lợi thế về ưu đãi thuế nhập khẩu so với Việt Nam khi xuất khẩu vào EU Bangladesh và Campuchia được hưởng chế độ miễn thuế nhập khẩu theo chương trình EBA (viết tắt của chương trình Everything but Arms - Miễn thuế tất cả các mặt hàng trừ vũ khí), Pakistan cũng được miễn thuế nhập khẩu theo chương trình GSP+ Việt Nam mặc dù cũng được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan GSP nhưng chỉ là “GSP tiêu chuẩn - Standard GSP” ở mức 9,6% Việc áp dụng các chế độ ưu đãi thuế quan GSP+ và EBA giúp các quốc gia được hưởng này có lợi thế cạnh tranh lớn về giá so với Việt Nam.

- Theo cam kết trong EVFTA, hàng dệt may vào EU sẽ được giảm ngay về 0% khoảng 42,5% số dòng thuế, còn lại sẽ giảm dần về 0% trong 5-7 năm.

- Các mặt hàng có mức thuế 0% ngay khi EVFTA có hiệu lực tập trung vào nguyên liệu và sản phẩm may mặc như đồ lót, áo choàng tắm, quần áo ngủ, mặc trong nhà, đồ bơi, khăn tay, khăn choàng và cavat (trừ loại tơ tằm), găng tay, quần tất, quần áo trẻ em, áo blouse hoặc sơ mi dệt kim dành cho nữ hoặc trẻ em gái…

- Sau khi EVFTA có hiệu lực, hàng dệt may đang được hưởng Chương trình Ưu đãi thuế quan phổ cập GSP sẽ tiếp tục được hưởng hết 2 năm sau khi EVFTA có hiệu lực Do vậy, trong thời gian này, doanh nghiệp có thể lựa chọn chương trình nào có mức thuế ưu đãi hơn để áp dụng.

Quá trình xây dựng và thực thi các chính sách xanh của EU có liên quan đến ngành dệt may

3.2.1 Thỏa thuận xanh của EU

Biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường là mối đe dọa hiện hữu đối với châu Âu và thế giới Để vượt qua những thách thức này, Thỏa thuận Xanh Châu Âu sẽ biến EU thành một nền kinh tế hiện đại, tiết kiệm tài nguyên và cạnh tranh, đảm bảo: không có phát thải ròng khí nhà kính vào năm 2050; tăng trưởng kinh tế tách rời khỏi việc sử dụng tài nguyên; không ai và không nơi nào bị bỏ lại phía sau.

3.2.1.1 Về cách thức phân nhóm và xác định các nội dung của Thỏa thuận Xanh

Do phát triển xanh và bền vững là vấn để tổng hợp và liên ngành, một hành động có thể ảnh hưởng nhiều lĩnh vực, một mục tiêu có thể chỉ đạt được thông qua nhiều chính sách, triển khai trong nhiều linh vực, EU lựa chọn thiết kế các nội dung cốt lỗi của Văn kiện Thỏa thuận Xanh theo 09 định hướng mục tiêu chính sách cơ bản mà không phải là theo các lĩnh vực cụ thể:

• Mỗi định hướng mục tiêu của Thỏa thuận Xanh sẽ gồm nhiều chính sách cần thực hiện để đạt được mục tiêu Tuy nhiên cũng có những chính sách có thể cùng lúc thực hiện hai hoặc nhiều định hướng mục tiêu;

• Các chính sách có thể bao gồm các hành động, biện pháp ảnh hưởng đến một hoặc nhiều lĩnh vực khác nhau, nhằm thực hiện một hoặc nhiều định hướng mục tiêu trong Thỏa thuận Xanh. Đồng thời, Văn kiện Thỏa thuận Xanh chỉ là văn kiện khung, với các gói chính sách được đề cập chung, mang tính định hướng mà không phải là các tiêu chuẩn, yêu cầu, biện pháp xanh cụ thể Các vấn đề nội dung chi tiết, các hành động cụ thể (thể hiện qua cácLuật, Quy định, Chiến lược, kế hoạch hành động ) chỉ được xây dựng và áp dụng trong quá trình triển khai Thỏa thuận này trên thực tế theo lộ trình Thậm chí, trong nhiều trường hợp, có những nội dung đã được triển khai từ trước đó, nhưng nếu xét thấy chúng có thế đóng góp vào việc thực thi các mục tiêu của Thỏa thuận Xanh thì EU cũng đưa vào khuôn khổ chung về thực thi Thỏa thuận Xanh, với các cập nhật (sửa đổi, tăng cường cơ chế thực thi ) nếu cần thiết.

Trong khi đó, từ góc độ thực thi và tuân thủ, các chủ thể kinh tế nói chung và doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam nói riêng lại thường chỉ tập trung vào các chính sách, biện pháp cụ thể liên quan tới Thỏa thuận Xanh trong từng lĩnh vực cụ thể mà mình quan tâm. Để hài hòa giữa hướng tiếp cận chung của Thỏa thuận Xanh theo nhóm mục tiêu và nhu cầu thông tin cụ thể của doanh nghiệp về các nội dung của Thỏa thuận này có liên quan theo lĩnh vực, dựa vào sự phân nhóm các loại hành động liên quan tới Thỏa thuận Xanh mà Ủy ban châu Âu sử dụng và với các điều chỉnh cần thiết để phân nhóm các nội dung của Thỏa thuận Xanh Ở mỗi nhóm nội dung, các chi tiết được mô tả và diễn giải theo Văn kiện Thỏa thuận Xanh và thực tế các chính sách, biện pháp thực thi Thỏa thuận Xanh triển khai tới thời điểm này (10/2023).

Theo đó, các nhóm nội dung cơ bản của Thoa thuận Xanh EU sẽ được trình bày theo:

• Các lĩnh vực: Khí hậu, Môi trường và Đại dương, Nông nghiệp, Công nghiệp, Năng lượng, Giao thông, Nghiên cứu và Phát triển, Tài chính, Xây dựng;

• Ở mỗi lĩnh vực, các nội dung sẽ bao gồm các chính sách, hành động cụ thể liên quan tới Thỏa thuận Xanh mà EU đã thực hiện tính từ thời điểm 01/2020 (thời điểm thông qua Thỏa thuận Xanh) đến hiện tại (2023)

3.2.1.2 Các nội dung của Thỏa thuận Xanh theo từng lĩnh vực a) Lĩnh vực Khí hậu

Mục tiêu cơ bản và cuối cùng của Thỏa thuận xanh EU là biến EU trở thành khu vực trung hòa phát thải (climate neutral) vào năm 2050 Do đó, khí hậu có thể xem là lĩnh vực trọng tâm của Thỏa thuận Xanh EU

Sau đây là tóm lược các chính sách đáng chú ý trong lĩnh vực khí hậu nhằm thực thiThỏa thuận xanh của EU

Luật Khí hậu EU (European Climate Law)

Luật khí hậu Eu, văn kiện pháp lý cốt lõi về khí hậu và phát thải trong Thỏa thuận Xanh EU, được thông qua ngày 9/7/2021 và có hiệu lực từ 29/7/2021.

Mục tiêu của Luật này là pháp luật hóa các mục tiêu chính sách cơ bản về khí hậu và phát thải khí nhà kính của Thỏa thuận Xanh thành các nghĩa vụ pháp lý bắt buộc với EU và các nước thành viên EU.

Cácnội dung chínhcủa Luật Khí hậu EU bao gồm:

• Xác định mục tiêu pháp lý bắt buộc và trách nhiệm của các cơ quan EU và các nước thành viên Eu

Các mục tiêu bắt buộc nêu trong Luật này bao gồm (i) mục tiêu cuối cùng "đạt phát thải ròng khi nhà kính bằng O vào năm 2050"2; và (ii) mục tiêu trung gian

"giảm ít nhất 55% mức phát thải vào năm 2030 so với mức phát thải của những năm 1990".

Thiết lập các công cụ theo dõi tiến độ các mục tiêu khí hậu bởi các cơ quan EU và các nước thành viên (sử dụng các công cụ theo dõi hiện có và quy trình rà soát định kỳ 5 năm)

• Xác định các hành động cụ thể tiếp theo:

- Xây dựng các mục tiêu khí hậu cụ thể cho mốc 2040;

- Xây dựng các dự thảo sửa đối, xây dựng mới các văn bản chính sách, pháp luật nhằm thực hiện mục tiêu thành phần mới được xác định trong Luật Khí hậu (giảm ít nhất 55% mức phát thải vào năm 2030).

Sau Luật Khí hậu EU, ở cấp độ liên minh, các cơ quan có thẩm quyền của EU đã thực hiện một loạt các chương trình, hành động cụ thể để thực hiện các mục tiêu khí hậu liên quan, đặc biệt là mục tiêu trung gian năm 2030, trong đó đáng chú ý có:

• Công bố Kế hoạch mục tiêu khí hậu đến năm 2030 (2030 Climate Target Plan) mới;

• Để xuất và triển khai Gói "Fit for 55" (tạm hiểu là Gói các giải pháp pháp lý trong tổng thể các linh vực, khía cạnh nhằm đạt mục tiêu giảm 55% mức phát thải), bao gồm (i) sửa đổi các văn bản, quy định pháp luật đang có của EU về khí hậu; và (ii) xây dựng các sáng kiến pháp luật mới nhằm thực hiện cac muc tieu khi hau moi.

Nhiều biện pháp cụ thể trong Gói “Fit for 55" có tác động đáng kể tới một số nhóm sản phẩm nhập) khẩu (ví dụ chỉ thị về Năng lượng tái tạo, Cơ chế điều chỉnh carbon tại biên giới - CBAM )

Tình hình xuất khẩu dệt may Việt Nam sang EU trong bối cảnh thực thi các chính sách xanh

3.3.1 Kim ngạch hàng dệt may xuất khẩu

Xuất khẩu hàng dệt may có thể được coi là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, điều này cho thấy Việt Nam đã và đang có cơ hội để gia tăng giá trị và mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm này Giá trị xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU năm 2019, do chưa xuất hiện đại dịch Covid-19, nên giá trị xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vẫn đạt giá trị lớn trong nhóm các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, chỉ đứng sau điện thoại các loại linh kiện, máy tính sản phẩm điện tử và linh kiện (Tổng cục Thống kê, 2019) Dù chịu sự tác động rất lớn do suy giảm kinh tế thế giới và xung đột thương mại Mỹ - Trung Quốc, năm 2019, ngành dệt may Việt Nam vẫn giữ được mức tăng trưởng khá với tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 5141 triệu USD với quần áo và các mặt hàng may mặc phụ trợ và 293 triệu USD với các hàng dệt may đã hoàn thiện khác.

Hình 3 3 Xuất khẩu dệt may thành phẩm của Việt Nam sang EU

Năm 2020, do ảnh hưởng đại dịch Covid-19 toàn cầu đã làm gián đoạn nhiều đến chuỗi cung ứng hàng hóa, đồng thời người tiêu dùng cũng “thắt chặt hầu bao” tập trung chi tiêu cho các hàng hóa ăn uống, sức khỏe nhiều hơn khiến giá trị xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam về quần áo và các mặt hàng may mặc phụ trợ giảm từ 5141 triệu USD xuống còn 4961 triệu USD so với năm 2019.

Năm 2021, nhờ linh hoạt và nhạy bén trong đại dịch Covid-19, các doanh nghiệp dệt may thay đổi cơ cấu hàng dệt may xuất khẩu từ chỗ cung cấp hàng quần áo chuyển sang cung cấp đồ bảo hộ phòng chống dịch, như: khẩu trang, quần áo bảo hộ Đồng thời, chính sách tiêm phòng vắc xin Covid-19 mở rộng và phủ kín của Chính phủ Việt Nam được áp dụng rộng rãi cho mọi đối tượng Những yếu tố này đã giúp tăng giá trị xuất khẩu của ngành dệt may về quần áo và các mặt hàng may mặc phụ trợ lên 5485 triệu USD và

367 triệu USD các mặt hàng dệt may đã hoàn thiện khác.

Năm 2022, giá trị xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam tiếp tục ghi dấu ấn trên thị trường xuất khẩu với giá trị đạt khoảng 6845 triệu USD quần áo và các mặt hàng may mặc phụ trợ và 432 triệu USD các mặt hàng dệt may đã hoàn thiện khác, đưa Việt Nam trở thành nước lớn thứ 2 về xuất khẩu hàng dệt may Mặc dù đây là năm có rất nhiều thách thức như: tỷ lệ lạm phát cao ở các thị trường lớn, chiến tranh Nga và Ukraine

Xuất khẩu dệt may sang thị trường EU trong những tháng đầu năm 2023 đối mặt với nhiều khó khăn trong bối cảnh tăng trưởng các nền kinh tế trong khu vực ở mức thấp, nhiều quốc gia rơi vào suy thoái Lạm phát mặc dù giảm nhưng vẫn ở mức cao khiến người tiêu dùng EU vẫn thắt chặt chi tiêu đối với hàng hóa không thiết yếu, đặc biệt là nhóm hàng quần áo thời trang Theo thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường EU trong 6 tháng đầu năm 2023 đạt 1,932 tỷ USD, giảm 9,3% so với cùng kỳ năm 2022 Tính riêng trong quý II/2023, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường EU đạt 1,134 tỷ USD, tăng 52,2% so với quý I/2023 nhưng giảm 7,9% so với quý II/2022 Sự phục hồi trong quý II/2023 đã kéo lại đà giảm trong xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang thị trường EU trong nửa đầu năm 2023.

Hình 3 4 Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU qua các quý

Nguồn: Tổng cục Hải Quan

Nhìn chung, xuất khẩu hàng dệt may sang các thị trường chủ lực tại EU trong quýII/2023 đều tăng so với quý I/2023 Trong đó, có 4 thị trường đạt kim ngạch xuất khẩu trên 100 triệu USD là Hà Lan, Đức, Tây Ban Nha, Bỉ và Pháp, chiếm 82% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU Nhưng so với quý II/2022 kim ngạch xuất khẩu dệt may sang một số thị trường như Đức, Pháp, Bỉ vẫn giảm ở mức hai con số.

Tính chung trong 6 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang một số thị trường thành viên EU tăng so với cùng kỳ năm 2022 như Hà Lan tăng 3,3%, đặc biệt là Tây Ban Nha tăng rất mạnh 39,2% Trái lại, xuất khẩu sang một số thị trường sụt giảm đáng kể như Đức giảm 14,8%, Pháp giảm 36%, Bỉ giảm 20,7%, Italia giảm 7,4%, Thụy Điển giảm 28,9%…

Bảng 3 5 Xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường các nước thành viên

Nguồn:Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải Quan

3.3.2 Chủng loại hàng dệt may xuất khẩu:

Việt Nam xuất khẩu chủ yếu áo jacket, quần dài các loại và áo thun sang thị trường

EU trong quý II/2023, chiếm 60,7% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường này Xuất khẩu các chủng loại hàng dệt may chính sang thị trường EU đều tăng trong quý II/2023 so với quý I/2023, trong đó, xuất khẩu chủng loại áo jacket tăng mạnh nhất, tăng 161,8% Ngoài ra, xuất khẩu một số chủng loại hàng dệt may khác sang thị trường EU cũng tăng mạnh trong quý II/2023 như quần áo trẻ em tăng 102,8%, áo len tăng 615,1%,

Tính chung trong 6 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu các chủng loại dệt may sang thị trường EU giảm ở hầu hết các chủng loại so với cùng kỳ năm 2022, trong đó, xuất khẩu nhiều chủng loại giảm ở mức hai con số như quần dài các loại giảm 22%, đồ lót giảm 23%, quần áo trẻ em giảm 16,9%, quần short giảm 22,1%.

Bảng 3.6 Một số chủng loại hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU trong quý II và 6 tháng đầu năm 2023

Quần 166.273 21,0 -23,7 303.641 -22,0 Áo thun 137.929 21,3 -6,9 251.599 -9,9 Áo sơ mi

Nguồn:Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải Quan

Tác động dự kiến của chính sách xanh đến hàng dệt may VN XK

 Kết quả chung nhất của các rào xanh là nâng cao tiêu chuẩn sản xuất sản phẩm Đối với những doanh nghiệp có thể đáp ứng những tiêu chuẩn mới này, kết quả là chất lượng sản phẩm được cải thiện sẽ giúp nâng cao danh tiếng của doanh nghiệp với các đối tác ở nước ngoài Bên cạnh đó, Sản xuất công nghiệp hiện nay của Việt Nam tương đối lạc hậu, hiệu quả sản xuất chưa cao, giá trị gia tăng của sản phẩm thấp Tiêu chuẩn xanh có thể thúc đẩy phát triển khoa học và công nghệ công nghiệp, góp phần điều chỉnh cơ cấu sản phẩm và nâng cao tính quốc tế năng lực cạnh tranh Đồng thời, đẩy mạnh việc xây dựng và thực hiện các quy chuẩn kỹ thuật liên quan và tiêu chuẩn ở Việt Nam và đẩy nhanh việc hiện thực hóa xanh sản xuất và trình độ công nghiệp cao hơn trong lĩnh vực công nghiệp.

 Thứ hai , hàng rào xanh có ý nghĩa rõ ràng đối với sức khỏe con người và bảo vệ môi trường Với việc nâng cao và phổ biến nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường, ngành sản xuất công nghiệp Việt Nam cũng sẽ tăng cường nỗ lực đào tạo nhân sự, tích cực phát triển thêm các sản phẩm xanh và công nghệ bảo vệ môi trường, đồng thời loại bỏ dần những sản phẩm gây ô nhiễm nghiêm trọng và lãng phí tài nguyên Điều này sẽ không chỉ thúc đẩy thương mại xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp mà còn tăng việc làm cho các ngành có liên quan ở Việt Nam.

 Thứ ba , các rào cản xanh có tác động tích cực to lớn đến việc thúc đẩy chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam và cân bằng sự tương tác lành mạnh giữa thương mại và môi trường Với việc tham gia các cam kết liên quan đến tiêu chuẩn xanh trong nông nghiệp thông qua EVFTA và các hiệp định khác, Việt Nam sẽ có định hướng đúng để lựa chọn các quy định phù hợp với các cam kết khu vực và quốc tế để thực hiện phối hợp và ngoại giao thương mại, nhằm cải thiện các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường của quốc gia, vượt qua hạn chế nút thắt xanh, thúc đẩy trình độ quản lý và trình độ kỹ thuật và giảm sản xuất chi phí, v.v., có lợi cho việc phân bổ hiệu quả tài nguyên và cân bằng sinh thái nói chung.

Thứ nhất , các rào cản xanh làm giảm hiệu quả xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp của Việt Nam và làm tăng thâm hụt thương mại Trong những năm gần đây, các đối tác thương mại lớn của Việt Nam như Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU và các nước và khu vực phát triển khác đã lợi dụng những sơ hở trong các điều khoản về bảo vệ môi trường của hiệp định WTO để hạn chế xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp của Việt Nam bằng cách tăng các mặt hàng thử nghiệm và nâng cấp tiêu chuẩn kiểm dịch Vì vậy, với những quy định khắt khe này, Việt Nam sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận và thâm nhập thị trường EU trong thời gian tới

Thứ hai , tăng chi phí xuất khẩu sản phẩm: Để giải quyết các rào cản thương mại xanh của các nước phát triển, các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam có xu hướng buộc phải mua nguyên liệu thô thân thiện với môi trường và áp dụng công nghệ, phương tiện mới đạt tiêu chuẩn bảo vệ môi trường Điều này chắc chắn sẽ làm tăng chi phí sản xuất Ví dụ, do mức cao yêu cầu cấm vận của Liên minh châu Âu, doanh nghiệp xuất khẩu dệt may cần nhập khẩu thuốc nhuộm thân thiện với môi trường đắt tiền, giá thành cao hơn nhiều so với thuốc nhuộm trong nước thuốc nhuộm Về bao bì sản phẩm, chất liệu bao bì bằng gỗ phải được xử lý bằng kỹ thuật sát trùng và nhiệt độ cao khiến giá thành bao bì tăng lên nhiều Theo nghiên cứu, dưới sự hạn chế của các rào cản thương mại xanh, chi phí nông nghiệp sản phẩm thực phẩm tăng 15%.

Thứ hai , làm suy yếu khả năng cạnh tranh quốc tế của sản phẩm xuất khẩu Do hạn chế của các rào cản thương mại xanh nên sản phẩm từ Việt Nam không thể thâm nhập thị trường quốc tế dẫn đến bị thay thế bởi sản phẩm khác Để giải quyết các rào cản thương mại xanh, doanh nghiệp xuất khẩu nỗ lực áp dụng công nghệ tiên tiến từ nước ngoài sẽ làm tăng chi phí sản xuất Trong trường hợp này doanh nghiệp phải tăng giá sản phẩm của họ hoặc họ không thể thu được lợi nhuận Vì vậy, khả năng cạnh tranh sản phẩm xuất khẩu từ Việt Nam sẽ bị giảm.

Thứ ba , rào cản xanh có thể dẫn đến mâu thuẫn thương mại song phương và đa phương giữa Việt Nam và các nước khác Các sản phẩm dệt may của Việt Nam xuất khẩu thường đạt hoặc vượt các tiêu chuẩn trong nước về chất lượng và an toàn, tuy nhiên, do khoảng cách giữa tiêu chuẩn chất lượng và bảo vệ môi trường của Việt Nam và các tiêu chuẩn nghiêm ngặt ở nhiều nước phát triển như EU, các nước nhập khẩu thường chặn hàng dệt may của Việt Nam, sau đó đòi bồi thường và trả lại hàng hóa Do đó, xung đột thương mại chắc chắn sẽ gia tăng và trong thời gian dài, nó sẽ phá hủy mối quan hệ thương mại tốt đẹp giữa Việt Nam và các thị trường xuất khẩu tại EU.

Như vậy, trong thời gian tiếp theo, để có thể thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang thị trường EU, đáp ứng các yêu cầu về rào cản xanh trong thương mại, thì các ngành công nghiệp Việt Nam còn nhiều việc cần hoàn thiện, như nâng cao chất lượng sản phẩm; đảm bảo các hóa chất sử dụng trong quá trình sản xuất phải tuân theo quy định REACH của EU để đảm bảo an toàn cho môi trường và người tiêu dùng., sản phẩm dệt may cần tuân thủ tiêu chuẩn GOTS, đảm bảo sử dụng nguyên liệu hữu cơ và quy trình sản xuất bền vững, đáp ứng các yêu cầu khắt khe nhất từ Châu Âu Bên cạnh đó, cần đặc biệt quan tâm đến các khía cạnh của phát triển bền vững như bảo vệ môi trường, sử dụng lao động vì đây là những vấn đề mà EU đang hết sức coi trọng trong sản xuất công nghiệp.

+ Thực tế đáp ứng của hàng dệt may Việt Nam với các chính sách xanh của EU

Trước những thách thức cho doanh nghiệp khi yêu cầu khắt khe về sản xuất xanh, bền vững thì có hơn 80% doanh nghiệp dệt may thuộc nhóm vừa và nhỏ, do đó đa số thiếu vốn đầu tư chuyển đổi sản xuất xanh, đáp ứng các quy định phức tạp như LEED, thẩm định chuỗi cung ứng, truy xuất nguồn gốc Mặc dù khó khăn nhưng chuyển đổi xanh là con đường tất yếu, không thể không đi nếu các doanh nghiệp dệt may muốn tồn tại, tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu Tại Hội nghị COP 26, Chính phủ Việt Nam cam kết đưa phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, trong đó một số giải pháp cụ thể được đưa ra là không xây dựng mới nhà máy điện than từ năm 2030 và loại bỏ dần điện than từ năm 2040; tuyên bố về rừng và sử dụng đất; tham gia liên minh thích ứng toàn cầu; giảm 30% khí thải mêtan vào 2030 so với mức 2020.

Với ngành dệt may, VITAS đặt mục tiêu đến năm 2023, giảm 15% tiêu thụ năng lượng, 20% tiêu thụ nước; đến năm 2030, chuyển đổi “xanh hóa” ngành dệt may Việt Nam, đồng thời xây dựng được 30 thương hiệu mang tầm quốc tế.

Cụ thể, trước đây, nồi hơi của các nhà máy dệt nhuộm đốt bằng than đá, củi hoặc các phế liệu thu gom, bây giờ hầu hết đã chuyển sang đốt nồi hơi bằng điện Đốt nồi hơi bằng điện giúp giữ môi trường xanh, sạch và an toàn cho người lao động cũng như các chuẩn mực đánh giá của các nước nhập khẩu. Để đảm bảo các nhãn hàng đánh giá dệt may Việt Nam đạt các chuẩn mực, các tiêu chuẩn họ đưa ra, các doanh nghiệp đã và đang tiếp tục thúc đẩy chiến lược phát triển ổn định đi đôi với phát triển bền vững, đó là vấn đề nước và xử lý nước thải tái sử dụng tại các nhà máy dệt nhuộm.

Theo thống kê của VISTA, xuất khẩu dệt may sang EU trong 8 tháng đầu năm nay đạt

3, 014 tỷ USD, và trong 27 nước thành viên khối Liên minh châu Âu thì dệt may Việt Nam đã vào được 26 nước.

Trong đó, Đức là một trong những thị trường chiếm tỷ trọng lớn nhất gần 800 triệu USD; kế đến là thị trường Hà Lan gần 700 triệu USD; Pháp chiếm thứ ba với gần 500 triệu USD và Bỉ khoảng 340 triệu USD Trong 8 tháng đầu năm nay Rumani là thị trường đạt mức tăng trưởng cao nhất 736%.

Như vậy có thể nói nhờ có EVFTA mà ngành dệt may đa dạng hóa thị trường tại EU,chứ không chỉ xuất khẩu vào một vài thị trường truyền thống trước đây.

Kết quả phân tích mô hình đánh giá tác động rào cản xanh đến xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang EU trong bối cảnh thực thi chính sách xanh

Bảng bên dưới sẽ khái quát mức độ lớn nhất, mức độ nhỏ nhất, mức độ bình quân và độ lệch tiêu chuẩn của các biến, cụ thể như sau:

Obs Mean Std dev Min Max

Nguồn: Thống kê bằng phần mềm STATA

3.5.2 Kết quả phân tích số liệu

Kết quả đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam

Chỉ số Hệ số ước lượng

Thống kê t P- Value Kết luận

Nguồn: Thống kê bằng phần mềm STATA Phương trình hồi quy có dạng như sau:

Từ kết quả phân tích mô hình trọng lực ở bảng trên, nhóm nhận thấy chỉ có biến nhu cầu EU có tác động cùng chiều đến kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang thị trường EU đúng như kỳ vọng Tuy nhiên, trong khi đó biến khoảng cách giữa các thị trường lại có tác động cùng chiều, kết quả này đi ngược lại với kỳ vọng Hơn thế nữa, biến năng lực sản xuất của nước xuất khẩu và biến giả Hiệp định EVFTA không có ý nghĩa thống kê, kết quả này khá bất ngờ so với dự đoán và một số nghiên cứu trước đây.

Thứ nhất, khoảng cách(DT) địa lý giữa Việt Nam và đối tác có tác động cùng chiều với kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang EU

Có thể lý giải rằng do khoảng cách địa lý làm tăng chi phí vận chuyển hàng hóa Đối với ngành công nghiệp dệt may, nơi sản xuất và địa điểm tiêu thụ ảnh hưởng đến giá thành cuối cùng Nếu Việt Nam cách EU xa, chi phí vận chuyển sẽ tăng, làm tăng giá thành và giảm sức cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam trên thị trường EU Tiếp theo liên quan đến thời gian vận chuyển, khoảng cách xa cũng kéo dài thời gian vận chuyển Điều này có thể làm tăng thời gian từ khi sản xuất đến khi hàng hóa đến nơi tiêu thụ, ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhanh chóng các yêu cầu của thị trường Trong một số trường hợp, khoảng cách địa lý cũng có thể làm tăng biến động giá năng lượng, đặc biệt là khi sử dụng phương tiện vận tải dựa trên năng lượng hóa thạch Điều này có thể ảnh hưởng đến chi phí sản xuất và vận chuyển, làm tăng giá thành sản phẩm.

Thứ hai, năng lực xuất khẩu không có sự tác động đến kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang EU Mặc dù Việt Nam có thể có năng lực sản xuất lớn trong ngành dệt may, nhưng nếu sản phẩm không đáp ứng được yêu cầu về chất lượng và thiết kế của thị trường EU, thì sự năng lực này có thể không được hưởng lợi Thị trường EU thường yêu cầu các tiêu chuẩn chất lượng cao và các tiêu chuẩn an toàn môi trường Hoặc có thể, nếu chi phí lao động tăng lên ở Việt Nam, điều này có thể làm tăng giá thành sản xuất và làm giảm sức cạnh tranh Nếu giá thành sản xuất ở các đối tác khác giữa EU không tăng nhanh chóng, thì sự cạnh tranh của Việt Nam có thể giảm đi Một lí do nữa xuất phát từ nhu cầu và xu hướng thị trường EU có thể không phản ánh sự năng lực xuất khẩu của Việt Nam Nếu Việt Nam tập trung vào các sản phẩm mà thị trường EU không quan tâm hoặc đang giảm nhu cầu, thì năng lực xuất khẩu của Việt Nam có thể không được tận dụng hiệu quả Đặc biệt là vấn đề liên quan đến chính sách thương mại và hạn chế thị trường Các chính sách thương mại, thuế quan, và các hạn chế thị trường có thể ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang EU Các quy định về xuất xứ, chuẩn an toàn, và các rắc rối khác có thể tạo ra những trở ngại cho việc xuất khẩu.

Thứ ba, nhu cầu EU có tác động cùng chiều với kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang EU Bởi lẽ, nhu cầu của thị trường sẽ quyết định mức độ mà các sản phẩm dệt may của Việt Nam có thể được chấp nhận và tiêu thụ trên thị trường này Thị trường

EU thường có các yêu cầu cao về chất lượng, thiết kế, và tiêu chuẩn an toàn môi trường trong ngành công nghiệp dệt may Nếu các sản phẩm của Việt Nam đáp ứng được những yêu cầu này, nhu cầu từ phía EU sẽ tăng cao Đồng thời, tình hình kinh tế và thu nhập của người tiêu dùng ở EU cũng ảnh hưởng đến nhu cầu Khi kinh tế tăng trưởng và thu nhập tăng, người tiêu dùng thường có khả năng mua sắm nhiều hơn, bao gồm cả việc mua sắm các sản phẩm dệt may Nhu cầu EU càng cao thì càng thúc đẩy kim ngạch Việt Nam xuất khẩu ngày càng gia tăng.

Thứ tư, Hiệp định EVFTA không có sự tác động đến kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang EU Mặc dù EVFTA giảm thuế quan và tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu, nhưng sự cạnh tranh vẫn đang diễn ra sôi nổi trong thị trường EU Nếu Việt Nam không cung cấp được sản phẩm dệt may đáp ứng được nhu cầu và tiêu chuẩn của thị trường, thì lợi ích từ Hiệp định cũng có thể bị giảm Thị trường EU có các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn môi trường cao Nếu các sản phẩm dệt may của Việt Nam không đáp ứng được những tiêu chuẩn này, thì sẽ khó để tận dụng được các ưu đãi từ Hiệp định EVFTA Hơn thế nữa, nhiều quốc gia khác cũng đang cung cấp sản phẩm dệt may vào thị trường EU, và nếu những đối thủ này có chất lượng cao, giá thành cạnh tranh và tuân thủ tiêu chuẩn, thì Việt Nam có thể gặp khó khăn trong việc chiếm lĩnh thị trường Và lí do ta thấy rõ được nhất đó là do thời gian nghiên cứu và phân tích số liệu còn ngắn, chưa đủ để kết luận nên cần phải theo dõi tiếp trong tương lai Một số ưu đãi từ Hiệp định EVFTA có thể cần một khoảng thời gian dài để thấy rõ trong xuất khẩu dệt may Có thể cần thời gian để doanh nghiệp và ngành công nghiệp thích nghi và tận dụng đầy đủ các cơ hội.

Đánh giá về thực trạng xuất khẩu dệt may Việt Nam sang Châu Âu trong bối cảnh EU thực thi các chính sách xanh

-Kim ngạch xuất khẩu dệt may sang EU liên tục tăng trưởng trong những năm qua Liên minh Châu Âu (EU) là một trong những thị trường xuất khẩu quan trọng nhất của dệt may Việt Nam trong suốt nhiều năm qua.

Về kim ngạch, xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang EU ghi nhận sự tăng trưởng đáng kể trong 5 năm trở lại đây, tăng từ 5,14 tỷ USD năm 2018 lên đến 7,3 tỷ USD vào năm 2022 (số liệu ITC Trade Map)Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu trung bình của hàng dệt may thành phẩm từ Việt Nam sang EU giai đoạn 2018-2022 dal 10,9%, trong đó giá trị xuất khẩu năm 2022 có sự tăng trưởng vượt bậc với 24,4%.

Dù tăng ổn định triển vọng thị trường của dệt may ở EU vẫn còn rất nhiều dư địa để tiếp tục tăng trưởng bởi xét về thị phần, xuất khẩu hàng dệt may thành phẩm của ViệtNam sang EU mới chỉ chiếm 3,2% tổng lượng nhập khẩu của EU Vì vậy, cùng với tận dụng hiệu quả Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU, thực hiện Thỏa thuận Xanh trong sản xuất, xuất khẩu dệt may sang EU cũng đồng thời là chìa khóa để dệt may Việt Nam có thể hiện thực hóa triển vọng này

Hình 3 5 Xuất khẩu hàng dệt may thành phẩm của Việt Nam sang EU giai đoạn 2013- 2022

 Cấu trúc thị trường xuất khẩu đa dạng.

Về thị trường, hàng dệt may thành phẩm của Việt Nam mặc dù xuất hiện ở hầu khắp các nước thành viên EU nhưng chủ yếu vẫn tập trung ở một số thị trường chủ chốt Năm 2022, Việt Nam xuất khẩu mặt hàng này nhiều nhất sang các thị trường Đức, Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha và Bỉ Đây đồng thời cũng là những thị trường mà người tiêu dùng có nhận thức và có thói quen tiêu dùng xanh dẫn đầu ở EU Do đó thực hành dệt may xanh không chỉ để vượt qua các tiêu chuẩn xanh bắt buộc của

EU mà còn là yêu cầu để tiếp cận và giữ tệp khách hàng quan trọng này.

Bảng 3.7 Xuất khẩu hàng dệt may thành phẩm của Việt Nam sang một số nước EU 2022

 Năng lực cạnh tranh của ngành dệt may ngày càng nâng cao. công cụ cạnh tranh của doanh nghiệp dệt may Việt Nam là nâng cao năng suất, chất lượng, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa và thời trang hóa ngành dệt may Từ năm 2010-2021, năng suất lao động Việt Nam tăng 2,09 lần, lao động giảm từ 93.000 ng/tỷ USD xuống 44.581 ng/tỷ USD.

 Nhiều doanh nghiệp dệt may đang đầu tư vào sản xuất xanh.

Theo khảo sát người tiêu dùng Mỹ năm 2022 của diễn đàn kinh tế thế giới, người tiêu dùng ở các thế hệ đều sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho sản phẩm thân thiện với môi trường. Gần 30% cho rằng họ sẽ dừng mua sản phẩm từ các hãng ko đảm bảo về vấn đề đạo đức và bền vững Con số này cao hơn hẳn khảo sát tương tự hồi năm 2020.

 Giá trị xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang EU vẫn còn thấp so với các nước khác.

 Tỷ lệ gia công cao, chưa có nhiều thương hiệu Việt Nam.

 năng suất tính theo giá trị gia tăng của ngành dệt may còn thấp Đặc biệt,trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, xu thể chuyển đổi nhanh của chuỗi cung ứng toàn cầu sang chuỗi cung ứng xanh, bền vững thì việc cạnh tranh giữa các quốc gia ngày càng gay gắt.

 Chưa đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn xanh của EU.

Nhiều năm qua, dệt may được cho là ngành có lượng phát thải khí nhà kính lớn. Theo the Global Fashion Agenda, lượng phát thải khí nhà kính của ngành thời trang dự kiến sẽ tăng 50% vào năm 2030, là ngành tiêu thụ 4% lượng nước sạch toàn cầu (đứng thứ 2 trong số các ngành công nghiệp), chiếm 8 – 10% lượng khí thải nhà kính trên toàn cầu.

 Khả năng đáp ứng các chính sách xanh còn hạn chế.

 Năng lực lao động: Thiếu hụt lao động có trình độ cao về dệt may xanh. Một số tiêu chuẩn trực tiếp đặt ra yêu cầu mới về cách thức triển khai, thực hiện quy trình lao động sản xuất (ví dụ một số chuẩn phúc lợi động vật) hoặc gián tiếp đòi hỏi trình độ lao động phải được điều chỉnh nâng cao (ví dụ để đáp ứng các công nghệ mới được triển khai nhằm tuân thủ các tiêu chuẩn mới, cao hơn), dẫn tới sức ép buộc doanh nghiệp phải đào tạo, đào tạo lại lao động để đáp ứng các tiêu chuẩn này.

Thiếu hụt kỹ sư, chuyên gia vận hành và bảo trì máy móc hiện đại cũng là một vấn đề nan giải trong một số doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay, làm giảm năng suất sản xuất Năng suất thấp ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng đáp ứng nhanh chóng và linh hoạt theo yêu cầu đặt ra từ thị trường Châu Âu có thể dẫn đến mất cơ hội xuất khẩu và giảm cạnh tranh, bởi vốn dĩ thị trường Châu Âu là một thị trường khá khó tính, đòi hỏi sự linh hoạt và khả năng đáp ứng nhanh chóng đối với thay đổi trong xu hướng và yêu cầu của người tiêu dùng.

 Khó khăn trong việc tiếp cận và ứng dụng các công nghệ tiên tiến.

Nhiều doanh nghiệp sử dụng công nghệ lạc hậu, tiêu hao năng lượng nhiều.Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), hơn 60% doanh nghiệp dệt may đang sử dụng máy móc, thiết bị từ 10 - 20 năm tuổi Một số doanh nghiệp sử dụng công nghệ cũ, tiêu hao năng lượng cao, gây ô nhiễm môi trường Không những thế,nhiều doanh nghiệp Việt Nam vừa và nhỏ còn thiếu vốn đầu tư vào công nghệ mới.

Hơn nữa, lãi suất ngân hàng khá cao, chi phí đầu tư lớn khiến doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc đổi mới công nghệ Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB), năm 2020, Việt Nam chỉ đứng thứ 66/190 quốc gia về năng lực đổi mới sáng tạo Hơn nữa, chỉ có 20% doanh nghiệp dệt may Việt Nam áp dụng công nghệ tiên tiến, tự động hóa cao, đây không phải là một con số đáng tự hào, thể hiện mức độ đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá còn chậm Do chưa có các thiết bị công nghệ hiện đại, tiết kiệm, thông minh, hiệu quả nên mức tiêu hao năng lượng trong ngành dệt may Việt Nam cao gấp 2-3 lần so với các nước phát triển.

Việc sử dụng công nghệ lạc hậu, tiêu hao năng lượng nhiều là một trong những nguyên nhân chính khiến giá trị xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang EU còn thấp, tỷ lệ gia công cao và chưa đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn xanh của EU Để nâng cao năng lực cạnh tranh và đáp ứng các chính sách xanh của EU, ngành dệt may Việt Nam cần đẩy mạnh đổi mới công nghệ, áp dụng công nghệ tiên tiến và tiết kiệm năng lượng.

 Nguyên liệu: Phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu, giá thành cao.

 Mức độ cân đối giữa ngành dệt và ngành may: Ngành dệt phát triển chưa tương xứng với ngành may.

 Thông tin thị trường: Thiếu thông tin về thị trường EU, đặc biệt là về các tiêu chuẩn xanh Với tính chất là gói chính sách toàn diện và có lộ trình rất dài, các nội dung của Thỏa thuận Xanh và các chính sách, biện pháp thực thi Thỏa thuận này không chỉ nhiều về số lượng, phức tạp về tính chất (nhiều tầng quy định, nhiều mức độ ràng buộc, nhiều lĩnh vực, khía cạnh đan xen) mà còn liên tục phát triển qua thời gian (bao gồm cả lộ trình mới và các điều chỉnh hiện trạng) Do đó, ứng phó với Thỏa thuận Xanh đòi hỏi doanh nghiệp và các cơ quan quản lý Việt Nam phải có nhận thức đúng, chuẩn xác và thường xuyên cập nhật về các chính sách xanh liên quan.

Trong khi đó, khảo sát nhanh do Nhóm Nghiên cứu thực hiện trước khi triển khai Báo cáo này cho thấy mức độ hiểu biết của các chủ thể ở Việt Nam về Thỏa thuận Xanh còn rất hạn chế, phần lớn là không biết hoặc biết sơ qua, đặc biệt là ở nhóm các doanh nghiệp, hiệp hội, tổ chức kinh doanh, những chủ thể là đối tượng áp dụng trực tiếp của nhiều chính sách xanh liên quan.

Hiểu biết của các chủ thể Việt Nam về thoả thuận xanh.

Hình 3 6 Hiểu biết các chủ thể Việt Nam về thỏa thuận xanh

DỰ BÁO TRIỂN VỌNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU DỆT MAY VIỆT NAM SANG CHÂU ÂU TRONG BỐI CẢNH EU THỰC CHI CÁC CHÍNH SÁCH XANH

Triển vọng xuất khẩu dệt may Việt Nam sang EU

4.1.1 Triển vọng về nhu cầu hàng dệt may tại thị trường EU

Nhìn chung, nhu cầu dệt may tại thị trường EU dự kiến sẽ tăng trưởng trong những năm tới

Thông tin từ Bộ Công Thương cho biết, chất thải dệt may của EU ngày càng nhiều. Hằng năm, người dân EU thải bỏ 5,8 triệu tấn hàng dệt may, trung bình khoảng 11,3kg/người Số lượng hàng dệt may này phần lớn sẽ được đốt, chôn lấp hoặc xuất khẩu dưới dạng quần áo cũ Vì vậy, EU đã phát động chiến dịch thiết lập lại xu hướng, giải quyết tất cả tác nhân trong ngành may mặc: Nhà thiết kế, thương hiệu, nhà bán lẻ, người tiêu dùng cuối cùng và nhà sản xuất hàng may mặc trong và ngoài châu Âu Mục tiêu của chiến dịch là đến năm 2030, các sản phẩm dệt may được đưa vào thị trường EU có tuổi thọ cao và có thể tái chế, được làm chủ yếu từ sợi tái chế, không chứa các chất độc hại và được sản xuất đáp ứng các quyền về xã hội và môi trường Các nhà sản xuất phải chịu trách nhiệm về sản phẩm của mình trong chuỗi giá trị, kể cả khi chúng trở thành chất thải.

Hệ sinh thái hàng dệt may tuần hoàn đang phát triển mạnh, được thúc đẩy bởi năng lực tái chế sợi thành sợi sáng tạo, trong khi việc đốt và chôn lấp hàng dệt may được giảm đến mức tối thiểu Trong tầm nhìn từ nay đến 2050, số hoá và xanh hoá là xu thế tất yếu của ngành dệt may Việt Nam.

Châu Âu là một trong những thị trường thú vị nhất cho hàng may mặc bền vững. Ngày càng nhiều người trẻ châu Âu sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho các mặt hàng được sản xuất bền vững Kế hoạch hành động về nền kinh tế tuần hoàn của EU đã chỉ ra ngành dệt may là ngành ưu tiên trong nỗ lực hướng tới tính bền vững và tuần hoàn của EU Có các sáng kiến pháp lý ở cả cấp quốc gia và châu Âu nhằm thúc đẩy tính bền vững trong ngành dệt may, chẳng hạn như Chiến lược EC về Dệt may bền vững và tuần hoàn, Quan hệ đối tác về dệt may bền vững của Đức cũng như các mục tiêu đầy tham vọng về tái chế hàng dệt may trong tương lai ở Pháp và Hà Lan

Các thương hiệu đặt tính bền vững làm trung tâm cho thương hiệu và sản phẩm của họ đang nổi lên Đồng thời, các thương hiệu lớn hơn đang ngày càng bị buộc phải chịu trách nhiệm về các hành động của họ trong chuỗi cung ứng Do đó, chúng ta đang chứng kiến việc sử dụng ngày càng nhiều các vật liệu bền vững và/hoặc các mô hình kinh doanh bền vững, bao gồm đăng ký, cho thuê, tái chế và nâng cấp Ví dụ bao gồm quần jean MUD, C&A, Arc’teryx, H&M, A.P.C và Houdini Thương hiệu Asket của Thụy Điển cung cấp một bộ sưu tập vĩnh viễn các thiết kế theo mùa Nó cung cấp những vật liệu tự nhiên tốt nhất và chỉ làm việc với các nhà máy và nhà sản xuất có tay nghề cao, có trách nhiệm. Ngày càng nhiều người tiêu dùng trẻ, cao cấp ở các phân khúc phong cách sống sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho các sản phẩm được sản xuất bền vững hơn (theo Forbes, 54% Thế hệ Z cho biết họ sẵn sàng trả thêm 10% trở lên cho các sản phẩm bền vững so với các sản phẩm bền vững khác chỉ với 23% số Baby Boomers) Người tiêu dùng quan tâm hơn đến giá cả mong đợi các thương hiệu cải thiện tính bền vững của sản phẩm mà không có bất kỳ tác động nào đến giá cả, hiệu suất hoặc tính dễ bảo trì.

Người tiêu dùng EU ngày càng quan tâm đến các sản phẩm dệt may bền vững, thân thiện với môi trường Nhu cầu về bông hữu cơ ngày càng tăng và vượt xa nguồn cung. Một cuộc khảo sát năm 2021 về các thương hiệu đã tham gia tìm nguồn cung ứng bông hữu cơ dự báo nhu cầu về bông hữu cơ sẽ tăng 84% vào năm 2030 so với năm 2020. Bằng cách hỗ trợ bông chuyển đổi (do nông dân sản xuất trong quá trình chuyển sang thực hành hữu cơ và bông của họ đã được chứng nhận chưa được chứng nhận), ngày càng nhiều thương hiệu châu Âu đang giúp nuôi dưỡng thế hệ nông dân hữu cơ mới và giải quyết các vấn đề cung cấp hiện tại.

Thị trường dệt may Châu Âu dự kiến sẽ đạt mức tăng trưởng đáng kể trong giai đoạn dự báo từ 2023 đến 2030 Data Bridge Market Research phân tích rằng thị trường đang tăng trưởng với tốc độ CAGR là 4,0% trong giai đoạn dự báo 2023 đến 2030 và dự kiến sẽ đạt USD 256.144,90 triệu vào năm 2030 Yếu tố chính thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường dệt may là xu hướng thời trang mới nhất của thế hệ trẻ dự kiến sẽ thúc đẩy tăng trưởng thị trường.

Thanh thiếu niên ở Châu Âu bận tâm đến sự chấp nhận của xã hội và sự mát mẻ gắn liền với quần áo của họ Vì lý do này, thanh thiếu niên sẽ thể hiện quyết định thiên về thương hiệu hơn khi đi mua sắm Hầu hết thanh thiếu niên sẽ đi mua sắm tại các cửa hàng nơi họ bán quần áo thiết kế cao cấp, chất lượng Do đó, do thời trang nhanh, áp lực cạnh tranh ngày càng cao và nhu cầu của Châu Âu tiếp tục đòi hỏi những bộ sưu tập mới một cách nhanh chóng Việc thay đổi bộ sưu tập khoảng ba tuần một lần đã khiến người tiêu dùng có hành vi mới Thời trang nhanh là một hiện tượng kinh tế cho phép mọi người ăn mặc theo những xu hướng mới nhất Khách hàng thích xem các sản phẩm khác nhau hàng tuần hoặc hàng tháng tại các cửa hàng yêu thích của họ, điều này dẫn đến nhu cầu về các bộ sưu tập thời trang mới tăng lên trong một khoảng thời gian ngắn hơn, điều này dự kiến sẽ thúc đẩy nhu cầu tại thị trường dệt may Châu Âu

4.1.2 Triển vọng về hợp tác kinh tế Việt Nam – EU

Dự báo về triển vọng của ngành dệt may, theo VNDirect Research, ngành dệt may sẽ khởi sắc hơn trong những năm tiếp theo do các sản phẩm dệt may sẽ được giảm thuế xuất khẩu vào thị trường EU vào năm 2023 nhờ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) Theo FTA này, các loại hàng may mặc bao gồm B3, B5, B7 sẽ được giảm 2 - 4% thuế xuất khẩu vào năm 2023 Ngoài ra, Ủy ban châu Âu dự báo lạm phát trong khu vực đồng tiền chung châu Âu sẽ đạt 8,3% vào năm 2022, trước khi giảm xuống 4,3% vào năm 2023 Lạm phát thấp hơn sẽ kích thích nhu cầu mua sắm các mặt hàng thời trang trong năm 2023 Do đó, một số doanh nghiệp dệt may xuất khẩu com-lê, áo sơ mi, quần và váy sang châu Âu như May Sông Hồng, May 10, Việt Tiến… sẽ được hưởng lợi từ EVFTA.

EU là thị trường xuất khẩu hàng may mặc lớn thứ 2 của Việt Nam sau Hoa Kỳ và là thị trường cao cấp, khó tính, có yêu cầu cao về chất lượng, quy định nghiêm ngặt về lao động, môi trường Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) với thuế suất về dần 0% trong vòng 7 năm sau khi có hiệu lực là ưu thế giúp dệt may Việt Nam tăng sức cạnh tranh với đối thủ cạnh tranh.

Đề xuất giải pháp với doanh nghiệp nhằm thúc đẩy xuất khẩu dệt may Việt Nam

Mặc dù hầu hết các chính sách xanh bắt buộc liên quan mới đang ở giai đoạn dự thảo, chưa thông qua và chưa có hiệu lực chính thức, yêu cầu từ phía người tiêu dùng EU về các sản phẩm dệt may xanh lại là thực tế hiện hữu rõ ràng Không những thế, ở nhiều thị trường xuất khẩu trọng điểm khác của dệt may Việt Nam (như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc ), các phong trào tiêu dùng xanh trong lĩnh vực thời trang cũng đang rất mạnh mẽ.

Vì vậy, có thể nói dệt may nằm trong số các lĩnh vực xuất khẩu chịu sức ép chuyển đổi xanh lớn nhất hiện nay Kiến nghị giải pháp chung dành cho các doanh trước bối cảnh thực thi các chính sách xanh :

Thứ nhất, các doanh nghiệp cần phải hiểu rõ các chính sách xanh mà thị trường EU đưa ra Khi hiểu rõ về các quy chuẩn, tiêu chuẩn được ban hành doanh nghiệp mới có thể chủ động ứng phó kịp thời và phù hợp tránh tình trạng bị động Các doanh nghiệp cần thường xuyên theo dõi, cập nhập về các xu hướng chính sách EU liên quan tới sản phẩm của mình Vì các chính sách thường xuyên thay đổi theo thời gian, nếu không cập nhật kịp thời, theo dõi thường xuyên doanh nghiệp cũng sẽ mất quyền chủ động và cơ hội kinh doanh Bên cạnh đó để chiếm được lợi thế các doanh cần tìm hiểu kỹ, chính xác, đầy đủ về các yêu cầu, phạm vi áp dụng, lộ trình thực hiện, các hướng dẫn kỹ thuật nếu có, của các tiêu chuẩn xanh cụ thể có liên quan Nắm rõ các yếu tố trên sẽ là đòn bẩy giúp doanh nghiệp chiếm được lợi thế ở thị trường, giúp doanh nghiệp gia tăng kỹ thuật từ khâu đầu vào cho đến khi tạo ra sản phẩm cuối cùng từ đó gia tăng sản phẩm của mình trên thị trường khó tính như EU.

Thứ hai, Doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị và hành động tương ứng Sau khi tìm hiểu và hiểu rõ về yêu cầu phạm vi hay lộ trình của chính sách, doanh nghiệp cần xác định những kế hoạch cụ thể và kịp thời để có thể thích ứng được khi chính sách đi vào thực thi.

Có những hành động chính xác và hợp lý là yếu tố thúc đẩy mạnh mẽ tiềm năng của danh nghiệp, góp phần cải thiện quá trình sản xuất, xuất khẩu.

Thứ ba, bản thân doanh nghiệp cần phải chủ động chuyển đổi xanh từng bước Quà trình chuyển đổi xanh không thể nhanh chóng, gồm rất nhiều khâu, rất nhiều các bước. Với một nền kinh tế sản xuất công nghiệp khá lạc hậu như Việt Nam, việc chuyển đổi xanh trong quá trình sản xuất gặp rất nhiều khó khăn Chính sách xanh là một chính sách lâu bền và có tính dài hạn, doanh nghiệp cần chuyển đổi trong từng bước từ sản xuất cho đến quá trình cung cấp theo các lộ trình mà chính sách đã đưa ra Có như thế thì nền sản xuất mới thực sự xanh, và sản phẩm mới dần chuyển đổi thành sản phẩm xanh thân thiện với trường.

Do đó, bên cạnh những giải pháp, kiến nghị chung về cách thức ứng xử trước xu hướng xanh trong chính sách, pháp luật xanh ở EU cho tất cả các ngành bị ảnh hưởng doanh nghiệp dệt may xuất khẩu được khuyến nghị cần xây dựng chiến lược cụ thể về chuyển đổi xanh ngay từ bây giờ để đáp ứng các yêu cầu thực tế của thị trường (từ phía người tiêu dùng và khách hàng) Chiến lược của mỗi doanh nghiệp có thể rất khác nhau, tùy thuộc vào mục tiêu sản xuất kinh doanh tổng thế, thị trường xuất khẩu trọng tâm, nguồn lực săn có , tuy nhiên tất cả đều cần bao gồm các hành động chủ động đề từng bước xanh hóa quy trình sản xuất, trong đó có:

• Về năng lượng: Chuyển dần sang sử dụng năng lượng tái tạo (đặc biệt là điện mặt trời/áp mái) nhằm giảm lượng phát thải carbon trong quá trình sản xuất tính trên sản phẩm đầu ra;

• Về nguyên phụ liệu: Tìm kiếm, phát triển các nguồn nguyên liệu xanh thích hợp (đặc biệt là các nguyên liệu mới từ một số loại thực vật tự nhiên, nguyên liệu từ xơ sợi tái chế), từ đó nâng dần tỷ trọng nguyên liệu xanh trong sản xuất, đáp ứng đòi hỏi của người tiêu dùng; hạn chế sử dụng các loại phụ kiện từ nguyên liệu nhựa, kim loại

• Về quy trình sản xuất: Chuyển đổi dần công nghệ sản xuất để tránh lãng phí nguồn nguyên vật liệu, tiết kiệm nước, hạn chế sử dụng các loại hóa chất trong xử lý sản phẩm, giảm rác thải, nước thải

• Về quy trình đóng gói: Tăng cường sử dụng vật liệu đóng gói thân thiện với môi trường, giảm các loại bao bì không cần thiết

• Về quy trình xử lý chất thải: Nâng cấp công nghệ xử lý rác thải, nước thải từ quá trình sản xuất để đạt hiệu quả xử lý cao hơn. Đối với phần lớn các doanh nghiệp dệt may tham gia gia công xuất khẩu, chuyển đổi quy trình sản xuất để giảm phát thải, hạn chế ô nhiễm, sản xuất ra các sản phẩm xanh là yếu tố quan trọng để cạnh tranh thu hút các đơn hàng.

Còn với các doanh nghiệp có kế hoạch tham gia sâu vào các công đoạn có giá trị cao hơn trong chuỗi cung ứng hàng dệt may (như thiết kế mẫu mã, tự cung ứng nguyên phụ liệu ) hoặc có chiến lược xây dựng thương hiệu riêng (tự chủ hoàn toàn trong toàn chuỗi sản xuất) để xuất khẩu sang EU và thị trường các nước phát triển, chuyển đổi xanh là yêu cầu bắt buộc để có thể tiếp cận và phát triển tại các thị trường này trong tương lai.

Tóm lại dệt may là một trong những ngành mũi nhọn xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường châu u, đã và đang là các lĩnh vực trọng điểm tập trung của nhiều chính sách trong khuôn khổ Thỏa thuận Xanh EU, đặc biệt là với Chiến lược Từ trang trại đến bàn ăn (F2F) và Chiến lược Dệt may tuần hoàn và bền vững Ở cả hai khía cạnh, các biện pháp và hành động xanh của EU có ảnh hưởng tới xuất khẩu của

Việt Nam được nhận diện tới thời điểm này đều tập trung vào việc giảm thiểu các nhân tố gây ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất (quy định giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất độc hại, hạt vi nhựa, thiết kế sinh thái, chống phá rừng ), tăng cường thông tin để tạo điều kiện cho các lựa chọn xanh của người tiêu dùng (quy định về ghi nhãn sản phẩm hữu cơ, hộ chiếu số cho sản phẩm, ghi nhãn dệt may ), xử lý rác thải(trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, cấm tiêu hủy hàng tồn ) Tuy phần lớn các chính sách xanh cụ thể ở lĩnh vực này đều mới ở dạng dự thảo, chưa chính thức áp dụng trên thực tế, việc theo dõi, kịp thời nhận diện các quy định, chuẩn bị sẵn sàng cho chuyển đổi xanh trong sản xuất, xuất khẩu nông sản thực phẩm và dệt may là điều cần thiết.Với dệt may, mặc dù có sự chia sẻ trách nhiệm trong tuân thủ các tiêu chuẩn xanh của EU giữa khách hàng EU và đơn vị gia công Việt Nam, chuyển đổi xanh trong quy trình sản xuất hàng dệt may là đòi hỏi cấp bách để doanhn nghiệp Việt Nam có tính cạnh tranh với các đối tác trong thu hút các đơn hàng và phát triển bền vững ở thị trường EU

Đề xuất với nhà nước nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may sang sang Châu Âu

Thứ nhất,Nâng cao nhận thức về các chính sách xanh của EU Theo nguồn khảo sát của VCCI về thực thi Thoả thuận xanh của EU, số doanh nghiệp đã tìm hiểu kĩ chiếm tỉ lệ thấp nhất, đã từng nghe nhưng chưa tìm hiểu kĩ chiếm tỉ lệ nhiều nhất, lên 70% doanh nghiệp Còn lại là chưa nghe qua, chưa tìm hiểu Ở Việt Nam, việc thực thi chính sách xanh, áp dụng các tiêu chuẩn xanh trong quy trình sản xuất chỉ là những tiêu chuẩn, khiến cho doanh nghiệp có thêm lợi thế cạnh tranh, chứ chưa thực sự trở thành các quy chuẩn như một số quốc gia khác Quy chuẩn môi trường là bắt buộc đối với các doanh nghiệp, họ phải thay đổi, thực thi chính sách xanh mới có thể tồn tại trên thị trường chứ không chỉ đơn giản là tăng lợi thế cạnh tranh như ở Việt Nam Vậy nên nhà nước cần có các biện pháp để các doanh nghiệp có thể tiếp cận được nhiều hơn với những chính sách xanh Có thể tổ chức các hội thảo, tập huấn cho doanh nghiệp về các chính sách xanh của EU, đặc biệt là các quy định về sản xuất bền vững, tái chế và truy xuất nguồn gốc Ngoài ra, Nhà nước cũng nên cung cấp thông tin cập nhật về các quy định mới và hướng dẫn doanh nghiệp cách thức đáp ứng các yêu cầu này.

Thứ hai, Hỗ trợ doanh nghiệp nâng cấp công nghệ và quy trình sản xuất Để có thể đáp ứng các tiêu chuẩn xanh, đòi hỏi Doanh nghiệp cần thay đổi kể từ những thiết bị, máy móc, kinh nghiệm hay chính quy trình sản xuất Tuy nhiên, doanh nghiệp dệt may trên thị trường Việt Nam đa số là doanh nghiệp nhỏ, nguồn vốn còn hạn chế, nghèo nàn về cơ sở vật chất, công cụ lao động chưa cập nhật hiện đại, hay thậm chí chưa có cái nhìn tương lai rộng cho sự phát triển bền vững, hơn nữa từ phía người dân, cũng đã có một bộ phận có xu hướng sống xanh nhưng còn chưa nhiều, nên chưa đủ tạo động lực cho các doanh nghiệp dệt may thay đổi Nhà nước nên hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp đầu tư vào các công nghệ sản xuất xanh, tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu ô nhiễm môi trường Ngoài ra có thể cung cấp các dịch vụ tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật để doanh nghiệp cải thiện quy trình sản xuất theo hướng bền vững Tăng cường đầu tư vào nghiên cứu và phát triển trong ngành công nghiệp dệt may để thúc đẩy sự đổi mới trong việc sử dụng nguyên liệu và quy trình sản xuất thân thiện với môi trường.

Thứ ba,Hỗ trợ đào tạo và chuyển giao công nghệ Tổ chức các chương trình đào tạo để nâng cao kỹ năng của lao động trong ngành dệt may, cũng như hỗ trợ doanh nghiệp để áp dụng công nghệ mới và hiện đại hóa quy trình sản xuất Chính sách xanh của EU đặt ra các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về môi trường và an toàn lao động cho các sản phẩm Vậy nên, để xuất khẩu thành công vào thị trường EU, các doanh nghiệp dệt may cần nắm vững và tuân thủ những tiêu chuẩn này Hỗ trợ đào tạo giúp nâng cao kỹ năng và hiểu biết của nhân viên về các tiêu chuẩn môi trường và an toàn lao động, trong khi chuyển giao công nghệ giúp cải thiện quy trình sản xuất Hỗ trợ chuyển giao công nghệ giúp doanh nghiệp dệt may áp dụng và tích hợp công nghệ tiên tiến, từ việc quản lý dữ liệu đến tự động hóa quy trình sản xuất, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao và giảm chi phí sản xuất.

Thứ tư, các cơ quan quản lý, hiệp hội, tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp nên trao đổi tham vấn với phía EU EU yêu cầu các doanh nghiệp dệt may phải áp dụng các quy trình sản xuất bền vững, tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu ô nhiễm môi trường Vậy nên, doanh nghiệp cần đầu tư vào công nghệ mới và cải thiện quy trình sản xuất để đáp ứng các yêu cầu này.

Hơn nữa, cũng cần làm rõ các yêu cầu để hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện.Cơ quan quản lý, hiệp hội và tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp cần chia sẻ thông tin về các chính sách xanh của EU với doanh nghiệp Thông tin này cần được cập nhật thường xuyên để doanh nghiệp có thể nắm bắt được những thay đổi trong chính sách Cần tổ chức các hội thảo, tập huấn để giúp doanh nghiệp hiểu rõ các yêu cầu của EU và tìm giải pháp chuyển tiếp thích hợp, có thể bao gồm việc đầu tư vào công nghệ mới, cải thiện quy trình sản xuất và nâng cao năng lực quản lý.

Doanh nghiệp dệt may cũng cần được hỗ trợ về kỹ thuật để đáp ứng các yêu cầu của

EU như tư vấn kỹ thuật, đào tạo nhân lực và chuyển giao công nghệ bởi hiện nay, những vấn đề này là những tồn tại mà hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều gặp khó khăn Cơ quan quản lý, hiệp hội và tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp cần phối hợp với các tổ chức quốc tế để cung cấp các hỗ trợ kỹ thuật cho doanh nghiệp như cung cấp các chuyên gia, thiết bị và tài chính để giúp doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu của EU.

Thứ năm, các cơ quan quản lý, hiệp hội , tổ chức, Nhà nước nên cập nhật và cung câp thông tin về diễn biến các chính sách chung Thông tin này cần được cập nhật trên các trang web, cổng thông tin điện tử và các kênh truyền thông khác Cần tổ chức các hội thảo, tập huấn để giúp doanh nghiệp hiểu rõ các chính sách xanh của EU Các hội thảo này cần được tổ chức thường xuyên để cập nhật những thay đổi mới nhất trong chính sách.

Thông tin về các chính sách xanh cụ thể, giúp doanh nghiệp nắm bắt kịp thời và nhận thức rõ được, bắt kịp xu thế phát triển và hội nhập Doanh nghiệp nên nắm được những thông tin cơ bản như quy định về chất lượng, an toàn và môi trường đối với sản phẩm dệt may, yêu cầu về quy trình sản xuất bền vững, các tiêu chuẩn và chứng nhận xanh.

Dệt may là một trong những ngành công nghiệp quan trọng của Việt Nam, đóng góp lớn vào xuất khẩu và tạo việc làm Trong khi đó, thị trường châu u đang ngày càng chú trọng đến các chính sách xanh, đặt ra các yêu cầu cao về bảo vệ môi trường, quản lý nguồn lực, và an toàn lao động Việc chuyển đổi xanh và phát triển bền vững là nhiệm vụ dài hơi và cần sự tham gia đóng góp của nhiều chủ thể khác nhau Trong đó, doanh nghiệp là chủ thể quan trọng nhất của quá trình này Tuy nhiên trong giai đoạn này, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cũng cần những sự hỗ trợ, giúp đỡ từ phía cơ quan Nhà nước trong quá trình chuyển đổi, thực thi các chính sách xanh Vậy nên kết quả của bài nghiên cứu, áp dụng mô hình trọng lực sẽ góp phần tích cực vào việc triển khai thúc đẩy xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang thị trường châu u trong bối cảnh EU thực chi các chính sách xanh, một cách hiệu quả hơn thông qua khắc phục các rào cản, góp phần giúp ngành công nghiệp dệt may Việt Nam thích ứng với yêu cầu cao cấp của thị trường châu u và đồng thời giữ vững vị thế trong thị trường quốc tế.

[1] Alan V Deardorff ; Robert M Stern ; "Đo lường các rào cản phi thuế quan" , 1997.

[2] David Baqaee; Emmanuel Farhi ; "Mạng lưới, rào cản và thương mại" , MÔ HÌNH KINH TẾ TRỰC TUYẾN: TÁC GIẢ KINH TẾ QUỐC TẾ , 2019

[3] Frank Gardner ; "Hợp tác giữa các quốc gia: Châu u, Châu Mỹ và các rào cản phi thuế quan trong thương mại", VẤN ĐỀ QUỐC TẾ, 1991.

[4] Stephanie J Rickard ; Daniel Yuichi Kono ; "Suy nghĩ toàn cầu, mua tại địa phương: Thỏa thuận quốc tế và mua sắm của chính phủ" , ĐÁNH GIÁ CỦA CÁC TỔ CHỨC QUỐC TẾ , 2014

[5] Ninh Xuyên Giang ; "Ảnh hưởng của các rào cản kỹ thuật trong thương mại đối với thương mại sản phẩm dệt may của Trung Quốc" , NGHIÊN CỨU KINH DOANH QUỐC TẾ , 2009

[6] M Shaikh ; Tiến sĩ Anwar Ali Shah G.Syed ; Zahid Hussain Kazi ; “VẤN ĐỀ CỦA CÁC NHÀ XUẤT KHẨU DỆT MAY TRONG BỐI CẢNH THƯƠNG MẠI PAK- ẤN ĐỘ” , TẠP CHÍ QUỐC TẾ VỀ QUẢN LÝ VÀ THÔNG TIN , 2015

[7] Chen Fangli ; Shao Mimi ; “Nghiên cứu về ảnh hưởng của các rào cản thương mại xanh đối với thương mại xuất khẩu của tỉnh Quảng Đông và các biện pháp giải quyết các rào cản” , ICEMME 2022

[8] Robert Z Lawrence ; "Chế độ thương mại khác nhau của Nhật Bản: Phân tích có tham khảo cụ thể về Seiretsu", TẠP CHÍ CÁC QUAN ĐIỂM KINH TẾ, 1993.

[9] Zhihao Yu ; "Mô hình thay thế hàng rào phi thuế quan bằng thuế quan", TẠP CHÍ KINH TẾ CANADA, 2000.

[10] ĐẶNG THỊ HIỀN ; “ Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam: Thực trạng và giải pháp” , KINH TẾ VÀ DỰ BÁO, 2023

[11] BỘ CÔNG THƯƠNG ; “ CHUYÊN SAN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – EU”,2023

[12] NGUYỄN HUYỀN ; “ Ngành dệt may Việt Nam đứng trước tiêu chuẩn "xanh hóa" của châu u” , NHỊP SỐNG KINH DOANH , 2022

[13] NHẬT XU N ; “ Dệt may Việt Nam chật vật trước 'tiêu chuẩn xanh' của các nước phát triển” , TUỔI TRẺ ONLINE , 2023

[14] BỘ CÔNG THƯƠNG ; “ Chuyên san EVFTA VỚI THƯƠNG MẠI VIỆT NAM”, 2021

[15] FANG LUO ; “ Nghiên cứu về tác động của rào cản thương mại xanh của Nhật Bản về xuất khẩu nông sản của Trung Quốc” , HỘI THẢO QUỐC TẾ VỀ CHÍNH TRỊ, KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ , 2019

[16] VŨ THANH HƯƠNG ; “Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU: tác động đối với thương mại hàng hoá giữa hai bên và hàm ý cho Việt Nam” , LUẬN ÁN TIẾN SĨ, TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI , 2017

Ngày đăng: 04/04/2024, 08:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w