Phần mềm được xây dựng phục vụ cho việc quản lý doanhnghiệp, quản lý công tác tài chính, nhân sự… cho các doanh nghiệp trong cả nước.Công ty phát triển cho đến ngày hôm nay là nhờ sự lãn
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN LÊ BẢO
Quá trình hình thành và phát triển
- Tên Tiếng Việt: Công ty cổ phần Lê Bảo
- Tên viết tắt: Le bao, JSC
- Giấy ĐKKD: Số 5400227815, cấp ngày 23/04/2004 do Sở kế hoạch Đầu tư tỉnh Hòa Bình cấp.
- Trụ sở chính: Số 413 Đường Cù Chính Lan, Tổ 25, Phường Phương Lâm, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình.
- Giám đốc: Ông Lê Xuân Bảo
Tổng số lao động trong công ty khoảng 12 người Lao động trong công ty tất cả đều là lao động gián tiếp Đó là những lao động phục vụ trong bộ phận văn phòng, tốt nghiệp từ các trường cao đẳng và đại học với trình độ chuyên môn tốt, kinh nghiệm trong lĩnh vực phụ trách.
Công ty cổ phần Lê Bảo được thành lập theo Quyết định số 5400227815, cấp ngày 23/04/2004 do Sở kế hoạch Đầu tư tỉnh Hòa Bình cấp ; với chức năng bán buôn, bán lẻ, dịch vụ và lắp ráp các sản phẩm trong lĩnh vực tin học.
Trong những năm đầu khởi nghiệp công ty chuyên sâu trong lĩnh vực bán buôn bán lẻ sản phẩm máy tính, tư vấn, xây dựng và phát triển cung cấp hệ thống phần mềm ứng dụng Phần mềm được xây dựng phục vụ cho việc quản lý doanh nghiệp, quản lý công tác tài chính, nhân sự… cho các doanh nghiệp trong cả nước.Công ty phát triển cho đến ngày hôm nay là nhờ sự lãnh đạo tài tình của bộ máy lãnh đạo công ty, là sự quan tâm đến chất lượng của nguồn lực.Với sự đóng góp không ngừng nghỉ của tập thể kỹ sư phần mềm giàu kinh nghiệm, kết hợp với sự nhiệt huyết của tuổi trẻ đã giúp cho công ty ngày càng lớn mạnh cả về quy mô lẫn chất lượng sản phẩm dịch vụ Công ty cũng xác định rõ mục tiêu tìm được con đường đi cho riêng mình nhưng không tách rời mục đích phục vụ nhu cầu của khách hàng.
Trải qua hơn 15 năm xây dựng và phát triển, công ty tiếp tục khẳng định được vị trí và uy thế trên thị trường trở thành một đối tác tin cậy trong lĩnh vực cung cấp các sản phẩm dịch vụ phần mềm quản lý cho các công ty doanh nghiệp khác Công ty hoạt động với phương châm: sự hài lòng của khách hàng là cơ hội sống còn để phát triển Vì thế Công ty luôn luôn chú trọng đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ với định hướng rõ ràng nhằm giữ gìn phong cách riêng.
Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh
Công ty kinh doanh hai lĩnh vực chủ yếu là sản phẩm phần mềm và thiết bị tin học, điện tử viễn thông Trong đó riêng về thiết bị tin học thì công ty tổ chức và thực hiện việc mua bán, cung cấp các dịch vụ về các thiết bị, linh kiện máy tính, máy xách tay, các thiết bị mạng không dây, mạng máy tính, cài đặt nhiều chương trình hệ thống và các phần mềm ứng dụng nhằm cung cấp phục vụ cho khách hàng trong và ngoài nước
Với dòng sản phẩm điện tử là một dạng vật tư hàng hóa được dùng chủ yếu trong lĩnh vực điện tử viễn thông, là loại hàng hóa có độ bền tương đối thấp, ít chịu tác động của môi trường Mỗi sản phẩm được định lượng theo nhiều tiêu chuẩn khác nhau như theo trọng lượng, theo số lượng Ở mỗi hàng hóa sẽ có từng yêu cầu kỹ thuật và thông số về vật liệu chế tạo, xuất xứ của từng phần nhỏ cấu tạo nên sản phẩm.
Là một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thương mại Công ty luôn hướng tới sự phát triển lâu dài, đáp ứng mọi nhu cầu từ phía khách hàng trong việc cung cấp hàng hóa Tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty được thể hiện qua sơ đồ dưới đây:
Sơ đồ 1.1: Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
(Nguồn : Phòng bán hàng) Bước 1: Xác nhận đơn đặt hàng từ khách hàng : Với các sản phẩm hàng hóa mang tính kỹ thuật, và giá trị tương đối cao công ty xây dựng chính sách không để tồn kho quá nhiều Khi khách hàng có nhu cầu đặt hàng công ty xác nhận số lượng, các phương thức giao nhận hàng, đơn giá cho số lượng hàng cần nhập
Bước 2: Nhập hàng từ nhà cung cấp: Sau khi thương thảo các điều kiện về giao nhận hàng, đơn giá ( thỏa thuận bằng hợp đồng hoặc không), công ty tiến hành nhập hàng về kho, kiểm nhập đủ số lượng, chất lượng sản phẩm Với các hàng hóa có sẵn trong kho, công ty thực hiện tiếp bước 3.
Bước 3: Xuất bán sản phẩm: Để xuất bán sản phẩm và tiến hành giao hàng cho khách hàng, hàng hóa có thể được giao từ kho công ty hoặc giao thẳng từ nhà cung cấp đến tay khách hàng, tiến hành kiểm nhập 03 bên, xác nhận công nợ và xuất hóa đơn bán hàng.
Nhập hàng nhà cung cấp
Theo dõi và thu hồi công nợ
Bước 4: Theo dõi và thu hồi công nợ: Sau khi tiến hành giao hàng, và làm các thủ tục cần thiết để thanh toán, phòng Tài chính có trách nhiệm theo dõi công nợ phải thu và phải trả theo các điều kiện hai bên đã thống nhất
Công ty cổ phần Lê Bảo xác định mục tiêu và sứ mệnh là trở thành nhà cung cấp hàng đầu trong các lĩnh vực mũi nhọn của công ty, trở thành nhà phân phối hàng đầu của nhiều sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao trong ngành điện tử, viễn thông uy tín trên thị trường Tiến tới phát triển thành trung tâm trao đổi mua bán,giao thương giữa các công ty - đại lý với nhà sản xuất Tiếp tục mở rộng và phát triển thị trường hiện có, thỏa mãn thị hiếu của khách hàng về chất lượng, mẫu mã sản phẩm Đồng thời, giữ vững mức tăng trưởng ổn định, tạo đà phát triển đầu tư vào nguồn nhân lực, công nghệ và dịch vụ.
Đặc điểm tổ chức quản lý tại Công ty
Với đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao, có năng lực quản lý đã được giao những trách nhiệm phù hợp với khả năng, bộ máy của Công ty được quản lý gọn nhẹ, đơn giản nhưng hoạt động một cách khoa học mang lại hiệu quả quản lý rất lớn trong công tác quản lý của Công ty.
Sơ đồ 1.2: Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
(Nguồn : Phòng Kế toán) Các phòng ban trong công ty có mối quan hệ mật thiết gắn bó với nhau, mỗi bộ phận xử lý một khâu trong toàn bộ hệ thống vận hành của bộ máy.Bộ phận kinh doanh kỹ thuật là bộ phận tiên phong tìm kiếm các đơn hàng và xử lý kỹ thuật ban đầu, bộ
Phòng kinh doanh Phòng Kỹ thuật Phòng Kế toán phận hành chính văn thư sẽ soạn thảo các văn bản như hợp đồng, công văn phục vụ cho bộ phận tài chính kế toán ghi sổ theo dõi tổng hợp và báo cáo.Để hiểu rõ hơn, ta đi xét chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận trong hệ thống bộ máy
Phòng Kinh doanh: Tham mưu, giúp việc cho Giám đốc về công tác bán các sản phẩm & dịch vụ của công ty Thực hiện xây dựng chiến lược, kế hoạch ngân sách hàng năm, kế hoạch công việc của Phòng từng tháng để trình giám đốc phê duyệt Bên cạnh đó, phòng Kinh doanh có nhiệm vụ trực tiếp bán hàng cho khách hàng tại công ty cửa hàng hoặc qua các trang website thương mại điện tử, chịu trách nhiệm chính với công ty về khách hàng và chất lượng dịch vụ bán hàng. đồng thời lên kế hoạch mua hàng hóa đáp ứng nhu cầu kinh doanh hàng ngày của Công ty.
Phòng kỹ thuật: Chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật máy móc thiết bi công ty bán, thực hiện nhiệm vụ về bảo dưỡng, sữa chữa và bảo hành sản phẩm, hướng dẫn khách hàng sử dụng sản phẩm…
Phòng Kế toán: Chịu trách nhiệm thu chi tài chính của Công ty, đảm bảo đầy đủ chi phí cho các hoạt động lương, thưởng, mua máy móc, ,… và lập phiếu thu chi cho tất cả những chi phí phát sinh Lưu trữ đầy đủ và chính xác các số liệu về xuất, nhập theo quy định của Công ty Chịu trách nhiệm ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ tình hình hiện có, lập chứng từ về sự vận động của các loại tài sản trong Công ty, thực hiện các chính sách, chế độ theo đúng quy định củaNhà nước Lập báo cáo kế toán hàng tháng, hàng quý, hàng năm để trình Giám đốc.
Đặc điểm tổ chức công tác kế toán
1.4.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo mô hình tập trung, có nhiệm vụ tổ chức thực hiện toàn bộ công tác kế toán, thống kê của công ty giúp Ban giám đốc nắm được mọi thông tin kinh tế, phân tích hoạt động kinh doanh có sự chỉ đạo đúng đắn, kịp thời và kiểm tra các của các bộ phận trong công ty trong việc thực hiện đầy đủ chế độ ghi chép ban đầu, chế độ hạch toán quản lý tài chính Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán năm 2020 được thể hiện như sau:
(Nguồn: Phòng Kế toán) Ghi chú:
Sơ đồ 1.3: Tổ chức bộ máy kế toán Công ty
Kế toán trưởng: Là người đứng đầu bộ máy kế toán, chịu trách nhiệm cao nhất về hoạt động kế toán của công ty như: Kí duyệt tất cả các nghiệp vụ hạch toán trong ngày, đôn đốc, kiểm tra công việc của từng kế toán viên Đối chiếu, kiểm tra số liệu báo cáo do kế toán tổng hợp thực hiện Nắm bắt thông tin kế toán, cung cấp số liệu cho ban giám đốc về tình hình tài chính công ty Là người thực hiện nhiệm vụ báo cáo tài chính, quyết toán thuế cho công ty, cung cấp tài liệu, số liệu cho các cơ quan như: thuế, kiểm toán, các đoàn thanh tra kiểm tra khi có yêu cầu.
Kế toán nội bộ : Là người theo dõi thường xuyên liên tục các khoản nợ của khách hàng và các khoản phải trả của công ty và lên kế hoạch thu nợ và thanh toán nợ đảm bảo cho vòng tiền của công ty.Theo dõi chi tiết từng nghiệp vụ thu chi bằng
Kế toán nội bộ Thủ kho Thủ quỹ tiền mặt, các nghiệp vụ thanh toán, vay vốn, kí quỹ, kí cược qua ngân hàng, theo dõi vật tư, hàng hóa theo dõi chi tiết tình hình tăng giảm và khấu hao TSCĐ, lập bảng phân bổ khấu hao TSCĐ, theo dõi sự tăng giảm của nguyên vật liệu, hàng hóa cả về số lượng và giá trị, lập bảng nhập xuất tồn kho Cuối niên độ kế toán tham gia kiểm kê, đánh giá, đối chiếu với các bộ phận khác về phạm vi mình phụ trách, chi tiết từng nghiệp vụ trả lương, phụ cấp, các khoản trích theo lương cho công nhân viên theo tháng, theo dõi quỹ lương thưởng.
Thủ kho: Theo dõi tình hình tăng giảm vật tư, hàng hóa về số lượng, lập bảng nhập xuất tồn kho.Cuối niên độ kết hợp cùng kế toán tham gia kiểm kê, đánh giá, đối chiếu với các bộ phận khác về phạm vi mình phụ trách.
Thủ quỹ: Là người có nhiệm vụ thực hiện nghiệp vụ nhập xuất tiền mặt tại quỹ của công ty, theo dõi các chứng từ hợp lệ do kế toán lập.
1.4.2 Chính sách kế toán áp dụng tại Công ty
Hiện nay công ty đang áp dụng chế độ kế toán ban hành theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày 26/08/2016 của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính.
- Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng là VNĐ.
- Hình thức sổ kế toán áp dụng: Nhật ký chung.
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho là: Kê khai thường xuyên.Tổ chức hạch toán chi tiết theo phương pháp thẻ song song.
- Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho: Bình quân gia quyền.
- Hàng tồn kho được ghi nhận theo giá gốc bao gồm: chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho.
- Phương pháp tính thuế GTGT: phương pháp khấu trừ.
- Phương pháp tính khấu hao tài sản cố định: phương pháp khấu hao theo đường thẳng áp dụng theo TT45/2013/ TT-BTC của Bộ Tài Chính.
- Để thuận tiện cho việc ghi chép sổ sách kế toán, công ty sử dụng phần mềm kế toán Fast Accouting.
MỘT SỐ PHẦN HÀNH KẾ TOÁN CHỦ YẾU TẠI CÔNG TY
Kế toán vốn bằng tiền
Trong quá trình sản xuất kinh doanh vốn bằng tiền vừa được sử dụng để đáp ứng nhu cầu về thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp hoặc mua sắm vật tư, hàng hoá sản xuất kinh doanh, vừa là kết quả của việc mua bán hoặc thu hồi các khoản nợ Chính vì vậy, quy mô vốn bằng tiền là loại vốn đói hỏi doanh nghiệp phải quản lý hết sức chặt chẽ vì vốn bằng tiền có tính luân chuyển cao nên nó là đối tượng của sự gian lận và ăn cắp
Kế toán vốn bằng tiền là phần hành kế toán không thể thiếu được đối với tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Nó là công cụ điều chỉnh, quản lý và sử dụng vật tư tài sản Nó đảm bảo quyền tự chủ tài chính của Công ty, kế toán vốn bằng tiền giúp Công ty xác định mức vốn cần thiết quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn kinh doanh Đảm bảo cho nhu cầu chi trả hàng ngày và đảm bảo cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty diễn ra thường xuyên liên tục. Tài khoản sử dụng: TK 111 - Tiền mặt, TK 112 - Tiền gửi ngân hàng. Tài khoản 112 được công ty chi tiết, để theo dõi số dư biến động tương ứng của từng ngân hàng mở tài khoản Cụ thể:
TK 11211 – Tiền gửi VNĐ tại Ngân hàng OCB
TK 11212 – Tiền gửi VNĐ tại Ngân hàng MSB
TK 11213 – Tiền gửi VNĐ tại Ngân hàng Sacombank
TK 11214 - Tiền gửi VNĐ tại Ngân hàng Agribank
Chứng từ sử dụng: Để thực hiện phần hành kế toán vốn bằng tiền, công ty sử dụng các chứng từ sau sau: Phiếu thu, Phiếu chi, Giấy đề nghị thanh toán, Giấy báo
Nợ, báo Có, ủy nhiệm chi…
Sổ sách sử dụng: Kế toán tiền mặt tại công ty sử dụng các sổ sách sau: Sổ nhật ký chung, Sổ quỹ Tiền mặt, Sổ cái TK 111, Sổ chi tiết tiền gửi ngân hàng, Sổ cái TK 112.
Bảng 2.1 Quy trình luân chuyển chứng từ vốn bằng tiền
Bước Lưu đồ hướng dẫn Đối tượng
Biểu mẫu, Tài liệu, Chứng từ
- Người có nhu cầu thanh toán
- Hợp đồng/bản báo giá
- Các chứng từ liên quan
- Khi có nhu cầu thanh toán cần các chứng từ gồm:
+ Phiếu đề nghị thanh toán, + Các chứng từ gốc kèm theo như Hóa đơn, Hợp đồng, Báo giá… + Các chứng từ kèm theo khác.
- Người có nhu cầu thanh toán
- Phiếu đề nghị thanh toán
Người có nhu cầu lâ ™p Phiếu đề nghị thanh toán trình TBP ký duyê ™t => trình Ban Giám đốc ký duyệt =>KT (ghi rõ số tiền đã tạm ứng nếu có)
- Kế toán - Bô ™ chứng từ đề nghị thanh toán.
- KT kiểm tra hồ sơ, số liệu đã tạm ứng (nếu có) và chuyển cho KTT ký duyệt Nếu không đồng ý thì ghi rõ lý do và trả lại cho người có nhu cầu thanh toán.
- Giám đốc - Bô ™ chứng từ đề nghị thanh toán
Trình KTT =>Giám đốc ký duyệt Nếu không đồng ý thì ghi rõ lý do và trả lại cho người có nhu cầu thanh toán.Căn cứ chứng từ đề nghị thanh toán đã được duyệt, KT lập phiếu và hạch toán
- KT - Bô ™ chứng từ đề nghị thanh toán
KT lâ ™p phiếu thu, báo có phiếu chi/UNC trình KTT ký duyệt => Giám đốc ký duyệt=> TQ thu, chi tiền/KT thanh toán chuyển Ngân hàng
Nhận, kiểm tra chứng từ thanh toán
Bước Lưu đồ hướng dẫn Đối tượng
Biểu mẫu, Tài liệu, Chứng từ
- Người có nhu cầu thanh toán
- Bô ™ chứng từ đề nghị thanh toán
- Căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi được duyê ™t TQ sẽ thu, chi tiền và ghi vào sổ quỹ.
- Phiếu thu, phiếu chi được lâ ™p 02 liên: Người thanh toán: 01 liên,
- UNC được ký và đóng dấu, KT ngân hàngchuyển UNC ra ngân hàng thanh toán Ngân hàng báo nợ trong tài khoản, KT lập phiếu báo nợ.
- Người có nhu cầu thanh toán
- Hàng ngày, KT đối chiếu số dư tiền mă ™t với TQ thông qua sổ quỹ và lưu lại chứng từ đối chiếu.
- KT ngân hàng đối chiếu với sổ phụ ngân hàng
- TQ báo cáo tồn quỹ mỗi ngày cho KTT và GĐ
- KT - Chứng từ đề nghị thanh toán
- KT lưu hóa đơn, chứng từ liên quan đến thanh toán Để minh họa cho phần kế toán vốn bằng tiền, em xin trích dẫn một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến sự tăng giảm khoản tiền này như sau:
Trích dẫn 1: Ngày 01/09/2020, thu tiền bán hàng linh kiện BB500 của Công ty TNHH Plan Infinit Korea với số tiền : 11.250.000đ Kế toán lập phiếu thu số PT1909084 cùng ngày để thu số tiền nêu trên và hạch toán kế toán theo bút toán sau:
Thu – Chi tiền Đối chiếu, kiểm tra số liê `u, báo cáo
Trích dẫn 2: Ngày 01/09/2020, chi tiền nộp tài khoản Ngân hàng MSB với số tiền 220.000.000 đồng Kế toán lập phiếu chi số PC1902628 (biểu 2.2) cùng ngày để xuất quỹ tiền mặt và giao cho cán bộ nộp trực tiếp tại ngân hàng và hạch toán kế toán theo bút toán sau:
Tập hợp tất cả các phiếu chi, thu phát sinh trong Tháng 09/2020, sau kiểm tra tính hợp lệ hợp lý của chứng từ, kế toán tiến hành ghi vào Sổ quỹ tiền mặt , Sổ cái
Phụ lục 2.1 Sổ quỹ tiền mặt
Phụ lục 2.2 Sổ cái TK 111
Trích dẫn 3: Ngày 03/09/2020, theo lệnh có của Ngân hàng Agribank Chi nhánh Hòa Bình báo có tài khoản tiền gửi của công ty số tiền 12.860.000 đồng do Công ty TNHH Đầu tư Thương mại và Dịch vụ Sơn Thúy thanh toán tiền mua hàng Căn cứ vào lệnh có, kế toán ghi sổ kế toán bằng bút toán sau:
Trích dẫn 4: Ngày 03/09/2020, theo chứng từ giao dịch của Ngân hàng
Agribank Chi nhánh Hòa Bình báo nợ tài khoản tiền gửi của công ty số tiền 55.000 đồng do chi trả tiền phí BSMS (phí dịch vụ thông báo số biến động tài khoản lên điện thoại) tháng 09/2020 Căn cứ vào chứng từ giao dịch của Ngân hàng, kế toán ghi sổ kế toán bằng bút toán sau:
Tập hợp tất cả các chứng từ ngân hàng phát sinh trong Tháng 09/2020 của Ngân hàng Agribank, sau kiểm tra tính hợp lệ hợp lý của chứng từ, kế toán tiến hành ghi vào Sổ chi tiết tiền gửi ngân hàng Agribank, toàn bộ các chứng từ ngân hàng phát sinh trong tháng 09/2020 của tất cả các ngân hàng mà công ty mở tài khoản để lên các sổ chi tiết tương ứng, tập hợp lên sổ tổng hợp Sổ cái TK 112.
Phụ lục 2.3 Sổ chi tiết tiền gửi ngân hàng
Phụ lục 2.4 Sổ cái TK 112
Kế toán hàng hóa
2.2.1 Nguyên tắc kế toán hàng hóa tại công ty
Công ty hạch toán chi tiết hàng hóa theo từng thứ, từng chủng loại quy cách ở từng kho và ở từng địa điểm bảo quản sử dụng.
Tính giá hàng hóa xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền Áp dụng phương pháp kế toán chi tiết NVL “thẻ song song”
Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Tra giá hàng tồn kho cuối kỳ = Tra giá HTK đầu kỳ + Tra giá HTK nhập trong kỳ - tra giá hàng tồn kho xuất trong kỳ
2.2.2 Quy trình luân chuyển chứng từ kế toán hàng hóa
Nhập kho hàng hóa: Khi nhận hợp đồng đặt mua sản phẩm hay khi có kế hoạch kinh doanh cho từng thời kỳ, tùy theo yêu cầu về số lượng, chất lượng của từng loại hàng hóa và số lượng hàng hóa còn tồn kho, phòng kinh doanh căn cứ số liệu đó đề ra kế hoạch thu mua theo hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp Khi hàng hóa về đến công ty, công ty cử đại diện kiểm tra số lượng, chất lượng, quy cách, chủng loại Sau khi được kiểm kê số lượng chất lượng, thủ kho căn cứ hóa đơn, chứng từ và số lượng thực tế để lập phiếu nhập kho
Phiếu nhập kho được lập thành 3 liên:
Liên 1: Lưu tại phòng kinh doanh
Liên 2: Thủ kho giữ để khi vào thẻ kho
Liên 3: Chuyển cho phòng kế toán để ghi sổ kế toán.
Quy trình xuất kho hàng hóa : Căn cứ vào đề nghị xuất hàng của phòng kinh doanh, phòng kinh doanh đề nghị lên được ban Giám đốc phê duyệt Phòng kế toán lên phiếu xuất kho Phiếu được lập cho một hoặc nhiều loại hàng hóa tại cùng một kho Phiếu được lập thành 3 liên (1 liên người lĩnh giữ, 1 liên gửi lên thủ kho, 1 liên kế toán ghi sổ).
2.2.3 Hạch toán chi tiết hàng hóa
Hạch toán chi tiết hàng hóa là việc hạch toán kết hợp giữa thủ kho và phòng kế toán trên cùng một chứng từ nhập, xuất kho, nhằm đảm bảo theo dõi chặt chẽ số liệu có và tình hình biến động từ loại, nhóm, thứ sản phẩm, hàng hóa về số lượng và giá trị. Để hạch toán chi tiết hàng hóa, công ty áp dụng phương pháp thẻ song song:
Ghi chú: Ghi hàng ngày.
Ghi cuối tháng. Đối chiếu, kiểm tra.
Sơ đồ 2.1: Hạch toán chi tiết hàng hóa tại công ty
2.2.4 Hạch toán tổng hợp hàng hóa
Tài khoản sử dụng: TK 156 – Hàng hóa
Chứng từ sử dụng: Để thực hiện phần hành kế toán hàng hóa công ty sử dụng các chứng từ sau: Phiếu nhập kho, Hóa đơn GTGT, Phiếu xuất kho, Thẻ kho, Bảng tổng hợp Nhập xuất kho…
Sổ kế toán chi tiết
Chứng từ nhập Chứng từ xuất
Sổ sách sử dụng: Kế toán hàng hóa tại công ty sử dụng các sổ sách sau: Sổ chi tiết hàng hóa, Sổ cái TK 156. Để minh họa cho phần kế toán hàng hóa, em xin trích dẫn một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan như sau:
Trích dẫn 5: Ngày 21/09/2020, công ty nhập mua 200 hộp chuột Mouse 25 của Công ty TNHH Dịch vụ và Viễn thông An Khang với tổng giá trị tiền hàng chưa thuế GTGT là 30.000.000 đồng, thuế GTGT 10% Công ty nhập kho số hàng nêu trên theo Phiếu nhập kho số PN309 cùng ngày Kế toán ghi sổ bằng bút toán:
Trích dẫn 6: Ngày 22/09/2020, công ty xuất bán 50 hộp chuột Mouse 25 cho Công ty cổ phần Đầu tư Prolife theo Phiếu xuất kho số PX298 Giá vốn đơn hàng trên được xác định như sau:
Tình hình nhập xuất chuột Mouse 25 trong tháng 09/2020 như sau:
Tồn đầu tháng 09 : Số lượng 0 cái tương đương 0 đồng
Nhập trong tháng : Ngày 21/09/2020 mua 200 cái trị giá 30.000.000đ Xuất trong tháng : Ngày 22/09/2020 : Xuất bán 50 cái
Khi đó, ta xác định được đơn giá bình quân chuột Mouse 25 của tháng 09/2020 như sau: Đơn giá bình quân tháng = 0 + 30.000.000
Trị giá 50 cái chuột Mouse 25 xuất kho bán ngày 22/09/2020
Giá vốn hàng xuất = Số lượng hàng xuất x Đơn giá bình quân
Phụ lục 2.5 Sổ chi tiết vật tư hàng hóa
Phụ lục 2.6 Sổ cái TK 156
Kế toán tài sản cố định
2.3.1 Phân loại và quản lý tài sản
Theo hình thái biểu hiện và công dụng kinh tế thì TSCĐ của Công ty gồm: thiết bị văn phòng (bộ Sofa da cao cấp có giá trị 48.500.000đ, ….), Máy photo Ricoh ( 33.500.000đ)… Phương tiện vận tải : Xe tải… Tài sản cố định của Công ty cổ phần Lê Bảo đều được nhập mua từ bên ngoài Giá thực tế tài sản cố định nhập kho bao gồm giá mua ghi trên hoá đơn, các khoản thuế không được hoàn lại, chi phí thu mua… trừ đi các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng mua, hàng mua trả lại….
Về mặt kế toán TSCĐ được quản lý theo nguyên giá và giá trị hao mòn Việc trích khấu hao được thực hiện theo Thông tư số 45/2013/TT-BTC theo phương pháp khấu hao đường thẳng Căn cứ vào nguyên giá TSCĐ và thời gian sử dụng của TSCĐ để xác định mức trích khấu hao bình quân hàng năm cho TSCĐ theo công thức:
Mức khấu hao trung bình năm Số năm sử dụng tài sản.
Căn cứ vào các nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ diễn ra mà các chứng từ được lập hay thu thập với quy trình luân chuyển phù hợp.
2.3.2 Quy trình luân chuyển chứng từ kế toán
- Bộ phận sử dụng trực tiếp TSCĐ có trách nhiệm báo cho kế toán bộ phận sản xuất biết về tình trạng hoạt động của các TSCĐ như máy móc thiết bị tài sản văn phòng, phương tiện vận chuyển,…
- Kế toán nội bộ là người theo dõi về sự tăng , giảm TSCĐ, lắp thêm hay thanh lý TSCĐ Trong mọi trường hợp liên quan đến TSCĐ đều phải hỏi ý kiến của Ban giám đốc, đồng ý duyệt thì mới được thực hiện.
Cuối tháng, kế toán bộ phận sử dụng trích khấu hao TSCĐ.
- Kế toán trưởng có trách nhiệm kiểm tra song song cùng kế toán nội bộ, có gì bất thường phải báo ngay cho ban giám đốc biết.
Tài khoản sử dụng: TK 211- Tài sản cố định hữu hình, TK 214 – Hao mòn tài sản cố định
Chứng từ sử dụng: Để thực hiện công tác kế toán tài sản cố định, công ty sử dụng các chứng từ sau: Hoá đơn GTGT, biên bản kiểm kê TSCĐ, Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, Biên bản bàn giao TSCĐ…
Sổ sách sử dụng: Kế toán tài sản cố định tại công ty sử dụng các chứng từ sau: Sổ chi tiết TSCĐ, Sổ Nhật ký chung, Sổ cái TK 211, Sổ cái TK 214.
Phụ lục 2.7 Sổ cái TK 211
Phụ lục 2.8 Sổ cái TK 214
Kế toán tăng tài sản cố định: Tài sản cố định tăng trong công ty được hình thành từ việc mua ngoài thông qua các chứng từ như Hóa đơn GTGT….
Kế toán giảm tài sản cố định: Giá trị tài sản cố định bị giảm đi qua quá trình trích khấu hao hàng tháng Nguyên giá của TSCĐ bị giảm đi khi tiến hành thanh lý hoặc nhượng bán.
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
2.4.1 Quy định của Công ty về tiền lương và các khoản trích theo lương
Công tác tổ chức chi trả tiền lương là một trong những vấn đề quan trọng thu hút sự quan tâm của cán bộ và nhân viên toàn bộ trong doanh nghiệp Nhằm động viên khuyến khích người lao động phát huy tinh thần dân chủ ở cơ sở, tạo cho người lao động sự hăng say, sáng tạo nâng cao năng suất lao động, tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội.
Hiện nay Công ty áp dụng hình thức trả lương như sau: Công ty áp dụng hình thức trả lương theo thời gian cho toàn bộ nhân viên trong công ty Công nhân viên công ty hưởng lương theo hợp đồng lao động, được hưởng các phụ cấp, trợ cấp và các chế độ ưu đãi, lương thưởng theo quy chế lương và quy chế tài chính. bằng cách tính đơn giá bình quân cả kỳ Có đơn giá bình quân cả kỳ nhân khối lượng từng lần xuất bán sẽ có được giá vốn hàng xuất bán từng lần tương ứng. 2.5.2 Kế toán doanh thu bán hàng và các khoản giảm trừ doanh thu
Công ty nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ nên doanh thu bán hàng của công ty là giá bán chưa có thuế GTGT Theo ghi nhận thực tế tại công ty, chưa phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu.
Chứng từ kế toán : Để thực hiện kế toán doanh thu bán hàng và các khoản giảm trừ, công ty sử dụng các chứng từ sau: Phiếu xuất kho, Hóa đơn GTGT, Phiếu thu, GBC
Tài khoản sử dụng: Công ty sử dụng TK 511 – DT bán hàng và cung cấp dịch vụ để phản ánh doanh thu bán hàng thực tế của công ty
Sổ sách sử dụng: Kế toán doanh thu bán hàng và các khoản giảm trừ tại công ty sử dụng các sổ sách sau: Sổ Nhật ký chung, Sổ Nhật ký bán hàng, Sổ cái TK 511. Để minh họa cho kế toán doanh thu bán hàng, em xin trích dẫn nghiệp vụ phát sinh như sau:
Trích dẫn 7: Ngày 14/09/2020, theo Hóa đơn GTGT số 0000258 công ty xuất bán 02 laptop Asus và 01 Ổ cứng Kingdom cho Công ty 3C với tổng giá trị tiền hàng là 19.199.000 đồng chưa thuế GTGT 10% Công ty chưa được thanh toán Căn cứ vào Hóa đơn GTGT trên, kế toán ghi sổ phản ánh doanh thu bằng bút toán:
Phụ lục 2.12 Sổ cái TK 511
2.5.3 Kế toán giá vốn hàng bán
Công ty tính giá hàng xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ Kỳ tính giá vốn là theo tháng Với phần mềm kế toán Fast, để tính giá vốn hàng tồn kho, chúng ta thực hiện như sau: vào phân hệ hàng tồn kho, chọn cập nhật số liệu, chọn tính giá trung bình, hệ thống sẽ tự động tính giá hàng tồn kho theo phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ mà doanh nghiệp lựa chọn Theo đó, kỳ chúng ta sẽ tính là từ 01/09/2020 đến 30/09/2020, phần mềm sẽ ra giá vốn của từng lô hàng xuất bán trong kỳ.Với các tháng khác ta thực hiện tương tự.
Chứng từ kế toán : Để thực hiện kế toán giá vốn công ty sử dụng các chứng từ sau: Phiếu xuất kho
Tài khoản sử dụng: Công ty sử dụng TK 6321 – Giá vốn hàng bán
Sổ sách sử dụng: Kế toán giá vốn tại công ty sử dụng các sổ sách sau: Sổ Nhật ký chung, Sổ cái TK 632…
Phụ lục 2.13 Sổ cái TK 632
2.5.4 Kế toán doanh thu và chi phí hoạt động tài chính
Nội dung : Do hoạt lĩnh vực hoạt động kinh doanh chủ yếu của công ty là kinh doanh thương mại đơn thuần nên công ty có rất ít các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hoạt động tài chính Do vậy, các khoản doanh thu và chi phí tài chính phát sinh hàng tháng rất nhỏ chủ yếu là các khoản tiền lãi ngân hàng, và chi phí lãi vay ngân hàng phát sinh.
TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính
TK 635 – Chi phí hoạt động tài chính
Cuối kỳ, toàn bộ doanh thu hoạt động tài chính và chi phí hoạt động tài chính được kết chuyến sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ.
Chứng từ sử dụng : Để hạch toán DTHĐTC và CPHĐTC kế toán căn cứ vào:giấy báo Nợ, giấy báo Có, …
Sổ sách sử dụng: Để hạch toán DTHĐTC và CPHĐTC kế toán ghi sổ Cái
Phụ lục 2.14 Sổ cái TK 515
Phụ lục 2.15 Sổ cái TK 635
2.5.5 Kế toán chi phí quản lý kinh doanh
Chi phí quản lý kinh doanh bao gồm Chi phí bán hàng và Chi phí quản lý doanh nghiệp.
Chi phí bán hàng là toàn bộ các chi phí phát sinh liên quan đến quá trình bán sản phẩm, hàng hóa và cung cấp dịch vụ Chi phí bán hàng tại công ty bao gồm : Chi phí nhân viên bán hàng, Chi phí dụng cụ đồ dùng, Chi phí khấu hao TSCĐ, Chi phí bảo hành sản phẩm, Chi phí dịch vụ mua ngoài, Chi phí bằng tiền khác. Chi phí quản lý doanh nghiệp là toàn bộ chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý hành chính và một số khoản khác có tính chất chung toàn doanh nghiệp Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm các yếu tố: Chi phí nhân viên quản lý, Chi phí đồ dùng văn phòng, Chi phí khấu hao TSCĐ, Thuế, phí và lệ phí, Chi phí dịch vụ mua ngoài, Chi phí bằng tiền khác.
Chứng từ kế toán : Để thực hiện kế toán chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp công ty sử dụng các chứng từ sau: Phiếu chi, Hóa đơn tiền điện- nước, bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội, …
Tài khoản sử dụng: Công ty sử dụng TK 6421 – Chi phí bán hàng, TK 6422 – Chi phí quản lý doanh nghiệp Mỗi tài khoản này được mở chi tiết theo nội dung các khoản chi phí phát sinh và theo hoạt động của doanh nghiệp.
Sổ sách sử dụng: Kế toán chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp tại công ty sử dụng các sổ sách sau: Sổ Nhật ký chung, Sổ cái TK 642.
Phụ lục 2.16 Sổ cái TK 6421
2.5.6 Kế toán xác định kết quả kinh doanh
Kết quả hoạt động kinh doanh là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định, biểu hiện bằng số tiền lãi hay lỗ.
Tài khoản sử dụng: Công ty sử dụng TK 911– Xác định kết quả kinh doanh,
TK 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối .
Sổ sách sử dụng: Kế toán xác định kết quả tiêu thụ tại công ty sử dụng các sổ sách sau: Sổ Nhật ký chung, Sổ cái TK 911, Sổ cái TK 421.
Kế toán lập và phân tích báo cáo tài chính
Công ty tổ chức hệ thống Báo cáo tài chính theo Thông tư số 133/2016/TT- BTC ngày 26/08/2016 của Bộ Tài Chính Cuối năm kế toán trưởng tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán, lập Báo cáo tài chính theo đúng thời gian quy định của Bộ Tài Chính có sự phê duyệt của Giám đốc Hệ thống BCTC năm mà công ty sử dụng gồm:
Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01 – DN)
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02 – DN)
Thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B09 – DN)
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Ngoài ra Công ty còn nộp lên Nhà nước 1 số báo cáo khác như: tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước, tờ khai quyết toán thuế TNDN.
Phụ lục 2.18 : Bảng cân đối kế toán tại ngày 31/12/2020
Qua bảng cân đối kế toán có thể thấy, giá trị tài sản và nguồn vốn có biến động tăng lên nhưng không nhiều, chứng tỏ quy mô kinh doanh của công ty đã được mở rộng thêm.
Phân tích chi tiết phần tài sản ta thấy: Trong tổng tài sản của doanh nghiệp thì tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn tài sản dài hạn, chiếm khoảng 85% - 90% và có xu hướng giảm đi, tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng ít hơn vì đây là dòng vốn cố định, tốc độ luân chuyển chậm Tài sản ngắn hạn chủ yếu là hàng tồn kho, tiền và tương đương tiền, phải thu khách hàng Về tài sản dài hạn của công ty chủ yếu là các khoản phải thu dài hạn, tài sản cố định.
*Tình hình biến động nguồn vốn: Trong năm 2020, nguồn vốn của công ty có xu hướng tăng lên Nguồn vốn của công ty được cấu thành từ hai nguồn chính là nợ phải trả và vốn chủ sở hữu Trong cơ cấu nguồn vốn của công ty thì nợ phải trả chiếm tỷ trọng nhỏ hơn vốn chủ sở hữu Điều này cho thấy tài sản của doanh nghiệp được tài trợ chủ yếu bởi nguồn vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu tăng lên qua từng năm chủ yếu được bổ sung từ các khoản lợi nhuận sau thuế Nợ phải trả là các khản nợ ngắn hạn nợ dài hạn, áp lực trả nợ gánh nặng tài chính cũng cao hơn.
Phụ lục 2.19: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2020
Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh cho thấy trong năm 2020 doanh thu thuần của công ty giảm đi Nguyên nhân là do thị phần tiêu thụ của thị trường giảm xuống, do ảnh hưởng của đại dịch Covid khiến nền kinh tế bị ảnh hưởng, các doanh nghiệp không có điều kiện kinh doanh, nhu cầu về các sản phẩm thiết bị điện tử cũng giảm đi làm cho hàng hóa của công ty cũng ít tiêu thụ được Doanh thu thuần giảm kéo theo giá vốn hàng bán cũng giảm, do số lượng hàng tiêu thụ ít đi nên trị giá vốn hàng xuất bán (giá vốn) cũng giảm dần theo Chi phí tài chính giảm trong năm 2020 Doanh thu tài chính đến từ các khoản lãi tiền gửi , có biến động không nhiều.
Mặc dù doanh thu giảm nhưng ta thấy lợi nhuận của công ty lại tăng nhẹ, chủ yếu là do công ty quản lý tốt chi phí quản lý hơn cũng như mức lãi gộp tăng lên Lợi nhuận sau thuế của công ty tăng nhẹ với tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu đạt trên 2,716%.
MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LÊ BẢO
Đánh giá chung
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, công ty không ngừng mở rộng thị trường, tăng chất lượng sản phẩm Để có những thành tựu đó không phải là điều dễ dàng trong giai đoạn hiện nay Đó là sự cố gắng rất lớn của bộ máy quản lý trong đó bộ máy kế toán là một trong những công cụ quản lý không thể thiếu được. Giám đốc là một cán bộ với đầy đủ năng lực chuyên môn, luôn nhạy bén trước biến động của thị trường, có quyết định kinh doanh đúng đắn trong từng giai đoạn đem lại hiệu quả kinh doanh cao Sự nỗ lực của đội ngũ công nhân viên, tất cả vì sự phát triển của công ty Để tập trung được sự nhiệt tình, làm việc hiệu quả cao của đội ngũ nhân viên, các nhà quản lý luôn động viên khích lệ về tinh thần, tạo niềm tin đặc biệt trả cho họ mức thu nhập xứng đáng, cũng như chế độ khen thưởng kịp thời để đảm bảo đời sống cho họ.
Bộ máy kế toán phù hợp với đặc điểm quy mô của công ty, bộ máy kế toán gọn nhẹ, tổ chức tương đối hoàn chỉnh và khoa học, với đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm, được phân công rõ ràng theo từng phần hành kế toán phù hợp với năng lực, kinh nghiệm làm việc, qua đó tạo nên sự chuyên môn hóa trong công tác kế toán.
Qua quá trình thực tập tại phòng kế toán của công ty, em đã tìm hiểu về công tác kế toán và rút ra một số nhận xét như sau:
Bộ máy kế toán : Bộ máy kế toán được tổ chức khoa học và chặt chẽ, lựa chọn được những cán bộ có trình độ nghiệp vụ chuyên môn vững vàng, có tinh thần trách nhiệm trong công việc, vận dụng sáng tạo các chế độ, chính sách của Nhà nước ban hành.
Hình thức kế toán: Công ty áp dụng hình thức Nhật ký chung để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.Với hình thức này, công việc kế toán được phần đều trong tháng, thuận tiện cho đối chiếu kiểm tra Ưu điểm của hình thức này là đơn giản, dễ ghi chép Trong điều kiện sử dụng máy vi tính thì áp dụng hình thức này là rất hợp lý, đảm bảo chính xác.
Hệ thống tài khoản: Hệ thống tài khoản của công ty sử dụng phù hợp với đặc điểm kinh doanh và phù hợp với hệ thống tài khoản do Bộ tài chính quy định.Ngoài các tài khoản cấp 1, cấp 2, công ty còn mở thêm các tài khoản cấp 3, cấp 4 để đáp ứng nhu cầu quản lý chi tiết, phục vụ cho mục đích quản trị.
Chứng từ kế toán: Các chứng từ kế toán được công ty sử dụng theo đúng mẫu và quy định của Bộ tài chính Mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được phản ánh trên các hoá đơn, chứng từ phù hợp cả về số lượng, nguyên tắc ghi chép. 3.1.2 Nhược điểm
Công tác kế toán tại đơn vị có những ưu điểm như đã phân tích ở trên nhưng cũng tồn tại một số nhược điểm sau:
- Bộ máy kế toán: Bộ phận kế toán không chỉ làm công tác kế toán mà còn làm cả công tác phân tích, công tác tài chính làm khối lượng công việc tăng lên.Bộ phận kế toán của công ty còn chưa có sự tách biệt trong chức năng và nhiệm vụ dễ dẫn đến gian lận tài chính, mỗi kế toán đôi khi còn phải đảm nhận các phần hành
- Hệ thống chứng từ: Do việc kiêm nhiệm trong công tác kế toán cũng như việc chưa hoàn thiện hết các bộ phận kế toán, nên nhiều chứng từ kế toán công ty chưa đáp ứng được tính khách quan trong việc xử lý, đối chiếu chứng từ kế toán. Các chứng từ kế toán chưa được hoàn thiện đầy đủ theo các quy trình vốn có của nó Hóa đơn bán hàng không có chứ ký của người mua hàng và người bán hàng, điều này là không đúng với quy định của các chuẩn mực.
- Vấn đề khác: Công ty không có chính sách trích lập các khoản dự phòng như dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá hàng tồn kho làm ảnh hưởng đến tình hình tài chính trong tương lai
3.2 Đanh hướng hoàn thiện công tác kế toán
Kế toán là công cụ quan trọng đối với quản lý nhà nước và là công cụ đắc lực cho các nhà quản lý doanh nghiệp nắm chắc tình hình tài chính của đơn vị, tính toán hiệu quả, lập và thực hiện kế hoạch sao cho có hiệu quả nhất Trong giai đoạn hiện nay, trước những biến động của môi trường kinh doanh về chính sách pháp luật, chế độ tài chính kế toán, hoạt động của các doanh nghiệp khác hoạt động tài chính kế toán cũng buộc phải có nhiều thay đổi và cải thiện.Và trên thực tế hiện nay công tác kế toán tại công ty cũng còn một số tồn tại và vướng mắc Chính vì những lý do đó bộ máy kế toán và công tác kế toán tại công ty cần được hoàn thiện.
- Công ty nên đầu tư thêm và có chính sách rõ ràng, hiệu quả trong việc tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực kế toán cho chính mình; tăng cường số lượng nhân viên kế toán để có thể chuyên môn hóa cho từng phần hành
- Không ngừng nâng cao trình độ ngoại ngữ và tin học của kế toán
- Nhanh chóng cải tiến phần mềm kế toán hoặc áp dụng một phần mềm kế toán mới hiệu quả và đáp ứng tốt hơn nhu cầu kế toán
- Cần thường xuyên có sự xem xét, cải thiện và cập nhật thông tin về chế độ kế toán được áp dụng rộng rãi cho hình thức doanh nghiệp mình.
Định hướng hoàn thiện công tác kế toán
Qua thời gian được thực tập ở Công ty cổ phần Lê Bảo, em đã bước đầu được tiếp xúc thưc tế công tác kế toán tại đơn vị Qua tìm hiểu, em tự rút ra những ưu, nhược điểm của tổ chức công tác kế toán cũng như tầm quan trọng, vai trò của công tác kế toán tại đơn vị Thông qua đó cũng thấy được việc hoàn thiện bộ công tác kế toán là một việc đặc biệt quan trọng Trong điều kiện kinh tế thị trường như hiện nay, kế toán là công cụ giúp nhà quản lý đạt được hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh Và yêu cầu tất yếu của một bộ máy kế toán hoạt động có chất lượng trong bất kỳ điều kiện nào là trình độ chuyên môn của các kế toán viên, bên cạnh đó còn cần khả năng vận dụng linh hoạt các chế độ, chính sách kế toán sao cho phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Do thời gian tìm hiểu thực tế còn ngắn và trình độ hiểu biết còn hạn chế nên những vấn đề em trình bày không tránh khỏi những sai sót Em rất mong nhận được sự đóng góp, chỉ bảo của các thầy cô giáo, các anh chị trong phòng Tài chính – Kế toán của Công ty để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của các thầy cô giáo trong bộ môn và sự giúp đỡ của các anh chị trong phòng Tài chính – Kế toán Công ty Cổ phần Lê Bảo đã giúp đỡ em hoàn thành bài báo cáo này.
Em xin chân thành cảm ơn!