TÌM HIỂU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ
TÌM HIỂU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Do quá trình phát triển của đất nước nói chung, và để phù hợp với quá trình phát triển kinh tế của Hà Nội nói riêng, để phát triển quy mô và tính chất hoạt động cho phù hợp với sự phát triển của xã hội.
Năm 2000: Đã có quyết định số 1429/QĐ/SKHĐT ngày 11/10/2000 cho phép công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng và thương mại thành lập.
Trụ sở giao dịch: 1C -Đặng Thái Thân - Quận Hoàn Kiếm-Hà Nội.
Công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng và thương mại được:
- Gọi tắt là :CIVES (tên giao dịch nước ngoài )
Sau khi công ty đi vào ổn định và phát triển, Ban lãnh đạo công ty quyết định mở rộng thêm ngành nghề đăng ký kinh doanh với các hạng mục: Thiết kế công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp, giám sát công trình dân dụng, công nghiệp, hê thống kỹ thuật - lĩnh vực chuyên môn giám sát, lắp đặt thiết bị công trình xây dựng - hoàn thiện , tư vấn dự án đầu tư xây dựng.
Năm 2005: Là năm bản lề đánh đấu lịch sử của công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng và thương mại qua hàng loạt các dự án lớn khởi công,các giải pháp mạnh nhằm tái cơ cấu lại toàn bộ nguồn lực, các chương trình cải cách tổng thể của công ty. Các công trình được hoàn thành là kết quả và nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững của công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng và thương mại.
- Khi thành lập công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng và thương mại có :
Vốn điều lệ : 20.000.000.000 VNĐ Vốn vay bình quân : 30.000.000.000 VND
PHÒNG CƠ GIỚI ĐHĐ CỔ ĐÔNG
PHÓ T.GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH
PHÓ T.GIÁM ĐỐC ĐẦU TƯ ,DỰ ÁN
XƯỞNG MỘC TRỰC THUỘC CÔNG TY CÁC ĐỘI CÔNG TRÌNH THI CÔNG XÂY LẮP TRẠM TRỘN BÊ TÔNG THƯƠNG PHẨM
1.1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức kinh doanh tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng và thương mại
1.1.2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng và thương mại:
Cơ cấu tổ chức sản suất và bộ máy quản lý công ty cổ phần tư vấn đâu tư xây dựng và thương mại được mô hình hoá theo sơ đồ sau :
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU
TƯ XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI
Sơ đồ 1.1 : Sơ đồ tổ chức quản lý công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng và thương mại
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA TỪNG BỘ PHẬN:
Hội đồng quản trị gồm có: Chủ tịch Hội đồng quản trị và các thành viên Hội đồng quản trị.
Ban kiểm soát gồm có: Trưởng Ban kiểm soát và các thành viên trong Ban.
- Tổng Giám đốc Công ty: Là người điều hành mọi hoạt động kinh doanh của Công ty Tổ chức thực hiện kế hoạch, kinh doanh và phương án đầu tư của Công ty bảo toàn và phát triển vốn.
- Phó Tổng Giám đốc kỹ thuật: Có nhiệm vụ điều hành kế hoạch - kỹ thuật, trực tiếp quản lý điều hành phòng kế hoạch, kỹ thuật Theo dõi việc lập kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn và điều hành sản xuất của các đơn vị cơ sở, kiểm tra, hướng dẫn công tác nghiệm thu thanh quyết toán công trình hoàn thành.
- Phó Tổng Giám đốc tài chính: Lập các phương án kinh tế, xác định hiệu quả trong công tác điều hành các dự án nói riêng và trong công tác sản xuất kinh doanh chung của Công ty.
- Phó Tổng Giám đốc đầu tư,dự án: Khai thác và xử lý thông tin tìm kiếm việc làm, thiết lập các mối quan hệ với các cơ quan chủ quản đầu tư, các nhà đầu tư trong và ngoài nước, các bạn hàng tiềm năng phục vụ lợi ích tăng thị phần xây lắp và mở rộng thị trường của Công ty Phụ trách đầu tư theo chiều sâu nhằm nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của Công ty, khai thác thị trường bất động sản, lập các dự án đầu tư bất động sản.
- Phòng tổ chức hành chính: Chịu trách nhiệm về mặt tổ chức hành chính của Công ty, quản lý hồ sơ, lý lịch, quyết định, , nhân sự và thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước, đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của công nhân viên trong Công ty.
- Phòng tài chính kế toán: Nhiệm vụ phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo quy định của kế toán Đồng thời tham mưu cho Ban Giám đốc các chính sách, chế độ tài chính, quản lý thu chi tài chính theo chế độ kế toán hiện hành Kết hợp với phân tích hoạt động kinh tế để đưa ra các quyết định tài chính hợp lý, hiệu quả hoặc giúp cho Giám đốc và các phòng chức năng nắm bắt được tình hình tài chính cụ thể của Công ty.
- Phòng kế hoạch kỹ thuật: Là cơ quan trung tâm điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị có chức năng và nhiệm vụ về các công tác như: công tác kế hoạch, công tác quản lý kỹ thuật - chất lượng, công tác dự án đấu thầu, công tác điều hành quản lý các dự án.
- Phòng cơ giới (Phòng quản lý kinh doanh thiết bị): Có trách nhiệm điều hành, quản lý hoạt động và đảm bảo phát huy năng lực của phương tiện, sử dụng an toàn và có hiệu quả Tham mưu cho chỉ huy đơn vị về các hợp đồng cho thuê thiết bị với các cơ quan, tổ chức và cá nhân ngoài Công ty.
- Các đơn vị trực thuộc:
+ Các đội thi công, xây lắp.
+ Xưởng mộc trực thuộc công ty.
+ Trạm trộn bê tông thương phẩm
Chủ đầu tư mời thầu
Nhận hồ sơ Lập dự án thi công và lập dự toán
Chuẩn bị nguồn lực: NVL, Vốn, NC
Nghiệm thu, bàn giao, xác định lập kết quả, lập quyết toán
1.1.2.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng và thương mại a) Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất
Là một Công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản nên điều kiện tổ chức sản xuất cũng như sản phẩm của Công ty có nhiều khác biệt so với các ngành khác Sản phẩm chủ yếu của Công ty là sản phẩm thi công cơ giới các công trình kết cấu hạ tầng Đối với hoạt động xây lắp thì quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty diễn ra theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.2 : Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất của công ty b) Kết quả kinh doanh trong những năm gần đây
Trong 3 năm từ 2007-2009 tình hình kinh tế xã hội nước ta có những biến động đáng kể Nền kinh tế đã xuất hiện những yếu tố gây lo ngại, thể hiện tính thiếu bền vững, làm cho tốc độ tăng trưởng có tính chất chậm lại, dẫn đến hoạt động của các doanh nghiệp có nhiều khó khăn năng lực tài chính yếu kém Tiến trình sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước và tiến độ cổ phần hoá còn chậm Nhiều doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, sản xuất không ổn định hoặc sản suất không hết công suất và năng lực của mình, sản phẩm ứ đọng nhiều Việc mở rộng nhà xưởng, trụ sở của các công ty, các tổ chức, các Doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn
Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty được thể hiện tóm tắt qua bảng sau:
T Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Bảng biểu 1.3 : Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
*Phân tích sơ lược kết quả rút ra nhận xét :
Nhìn chung hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng và thương mại trong 3 năm (từ 2007-2009) qua các chỉ tiêu tích cực đều tăng mạnh từ 20% - 40% so với cùng kỳ năm trước đó Hoạt động sản suất kinh doanh của công ty không có dấu hiệu đứt quãng, không liên tục ở các chỉ tiêu quan trọng đều tăng cao.
- Doanh thu từ 265.150.634.000 năm 2007 thì đến năm 2009 đạt được 550.045.192.018 tăng (+121%).
- Các khoản nộp ngân sách nhà nước cùng tăng lên tương ứng so với doanh thu.
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY, ĐẶC ĐIỂM KẾ TOÁN VÀ MỘT SỐ PHẦN HÀNH KẾ TOÁN CHỦ YẾU TẠI CÔNG TY
VÀ MỘT SỐ PHẦN HÀNH KẾ TOÁN CHỦ YẾU TẠI CÔNG TY
2.2 Tổ chức hạch toán một số phần hành chủ yếu:
2.2.1 Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành
2.2.1.1 Đặc điểm hạch toán chi phí sản suất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng và thương mại:
Xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là khâu đầu tiên và đặc biệt quan trọng trong toàn bộ công tác chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công
Ty Cổ Phần tư vấn đầu tư xây dựng và thương mại Việc xác định đúng đắn đối tượng tập hợp chi phí sản xuất sẽ tạo điều kiện thuận lợi để tập hợp chi phí sản xuất theo từng đối tượng, từng hạng mục công trình giúp cho việc quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công trình được chính xác và nhanh chóng.
Do đặc điểm của Công ty là Công ty xây dựng, sản phẩm sản xuất đơn chiếc riêng lẻ nên chi phí bỏ ra để thi công xây lắp các công trình có nội dung và cơ cấu không đồng nhất Để hoàn thành được một công trình phải trải qua một thời gian dài, giá trị công trình lớn và đặc biệt là trong một công trình thì được chia ra thành nhiều hạng mục, công đoạn khác nhau nên đối tượng tập hợp chi phí được xác định là từng công trình, từng hạng mục công trình hoặc từng nhóm sản phẩm xậy lắp.
2.2.1.2 Hạch toán chi phí sản phí sản xuất tại công ty
Xuất phát từ đặc điểm tổ chức quản lý và kế toán của công ty còn đội trực thuộc công ty không có tổ chức kế toán riêng Toàn bộ công việc kế toán thuộc phạm vi đội kế toán kể trên do kế toán công ty đảm nhiệm Do đó, trong khóa luận này, em chỉ xin trình bày về tình hình kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành của công trình của đội kế toán trực thuộc Công ty Trong thời gian nghiên cứu, theo số liệu của phòng kế toán công ty một số công trình hiện đang thi công đều đã hoàn thành được bên A nghiệm thu và chấp nhận thanh toán.
Chi phí sản xuất của công ty được tập hợp theo các khoản mục.
* Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
* Chi phí nhân công trực tiếp.
* Chi phí sản suất chung.
* Chi phí máy thi công.
Các chi phí được tập hợp hàng quý theo từng khoản mục và chi tiết cho từng đối tượng sử dụng Vì vậy khi công trình hoàn thành kế toán chỉ cần tổng hợp chi phí sản xuất ở các quý từ lúc khởi công đến khi công trình hoàn thành sẽ tính được giá thành thực tế của sản phẩm theo khoản mục chi phí phát sinh ở công ty được tiến hành tập hợp một cách cụ thể.
Sau đây, em xin đưa ra trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành Công trình nhà chung cư tầm nhìn xanh, P.Lê lợi, Tp Vinh, làm ví dụ để khái quát công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty.
Mã công trình sản phẩm: 025 chung cư Tầm Nhìn Xanh,lê lợi
Giám đốc Công ty ký hợp đồng với chủ đầu tư là Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình nhà ở theo Hợp đồng kinh tế số 343/2007/HĐ ngày 20/04/2007 với tổng giá trị hợp đồng là 74.906.730.584đ Sau đó Công ty giữ lại 14% tổng giá trị hợp đồng (trong đó có 10%VAT), còn lại giao lại cho chủ nhiệm công trình là ông Hoàng Ngọc Hồi Công trình khởi công vào ngày 22/04/2007 và hoàn thành vào ngày 31/12/2009
Riêng đối với các công trình và hạng mục công trình trực thuộc công ty, do tổ chức sản xuất theo hình thức khoán dưới sự quản lý trực tiếp của công ty thì công ty sử dụng TK152, TK153 Nhưng riêng đối với công trình nhà lê lợi do sử dụng hình thức quản lý không trực tiếp của công ty, mà được khoán gọn cho chủ nhiệm công trình. Nên NVL, CCDC mua về vận chuyển thẳng đến chân công trình, sử dụng tại chỗ, không qua kho nên kế toán không hạch toán vào TK 152, TK153 mà hạch toán thẳng vào TK 621
2.2.1.2.1 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ( CPNVLTT) a) Nội dung chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại Công Ty :
Tại Công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng và thương mại, chi phí nguyên vật liệu thường chiếm khoảng từ 50% đến 70% trong giá thành sản phẩm, chi phí nguyên vật liệu sử dụng cho công trình Nếu công trình sử dụng máy thi công của công ty thì chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng cho cả máy thi công.
+ Nguyên liệu, vật liệu chính: cát sỏi, đá, xi măng, sắt, thép, gạch,
+ Nguyên liệu, vật liệu phụ: đinh, dây buộc, chất phụ da khác,
+ Một số vật liệu và cấu kiện khác, b) Chứng từ kế toán sử dụng:
Các phiếu xuất kho vật tư, hoá đơn GTGT, hoá đơn vận chuyển, Biên bản giao nhận vật tư, Bảng kê sử dụng vật tư, Hợp đồng mua khoán, và các chứng từ liên quan khác c) Tài khoản sử dụng
*) TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chứng từ gốc ( phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, hóa đơn GTGT,…)Biên bản giao nhận vật tư
Bảng kê vật tư sử dụng
Nhật ký chung, Nhật ký đặc biệt
Sổ cái, Sổ chi tiết TK 621
Chứng từ liên quan tới việc sử dụng máy thi công( hóa đơn GTGT, biên bản nghiệm thu,…)
Tài khoản 621” Chi phí nguyên vật liệu”, phản ánh các khoản chi phí nguyên vật liệu, vật liệu sử dụng trực tiếp cho các công trình, hạng mục công trình
**) Đối với công trình, hạng mục công trình khoán gọn dưới sự quản lý trực tiếp của công ty:
Bên Nợ TK 621: - Giá trị NVL xuất dùng trực tiếp đến công trình, hoặc hạng mục công trình.
- Chi phí NVL liên quan tới việc sử dụng máy thi công.
Bên Có TK 621: - Giá trị vật liệu xuất dùng không hết.
- Kết chuyển chi phí vật liệu trực tiếp
Tài khoản 621 không có số dư.
**) Đối với công trình, hạng mục công trình khoán gọn không có sự quản lý trực tiếp của công ty mà được khoán gọn cho các chủ nhiệm công trình (Ví dụ: Công trình nhà lê lợi)
Bên Nợ TK 621: - Giá trị NVL xuất dùng trực tiếp đến công trình, hoặc hạng mục công trình.
- Chi phí NVL liên quan tới việc sử dụng máy thi công.
Bên Có TK 621: - Kết chuyển chi phí vật liệu trực tiếp
Tài khoản 621 không có số dư. d) Quy trình hạch toán
Quy trình hạch toán chi phí nguyên vật liệu ở Công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng và thương mại
Sơ đồ 2.1: Quy trình hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Biên bản giao nhận vật tư
Bảng kê vật tư sử dụng
Sổ cái, Sổ chi tiết TK 621
Hàng ngày, khi phát sinh các nghiệp vụ kế toán công trình căn cứ vào các chứng từ gốc có liên quan như ( Hóa đơn GTGT, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, ), để lập biên bản giao nhận Vật tư Hàng tháng, dựa vào các chứng từ gốc kế toán công ty lập Bảng kê vật tư sử dụng Căn cứ, vào số liệu trên Bảng kê vật tư sử dụng, và một số chứng từ liên quan khác kế toán công ty vào sổ Nhật ký chung, để lên Sổ CáI TK
Quy trình hạch toán chi phí nguyên vật liệu
Công trình nhà lê lợi-tp Vinh.
Sơ đồ 2.2: Quy trình hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - Nhà lê lợi e) Phương pháp hạch toán
+) Riêng đối với công trình, hạng mục công trình mà hình thức khoán không có sự quản lý trực tiếp của công ty ( Ví dụ: Công trình nhà lê lợi) :
Riêng đối với công trình nhà lê lợi không sử dụng TK152, TK153 vì mua về là vận chuyển thẳng đến công trình Nên không xảy ra trường hợp giá trị vật liệu xuất dùng không hết nhập lại kho hay chuyên kỳ sau