Xin bày tỏ lòng biết ơn trân trọng nhất đến Ban Giám Hiệu và các giảng viêncủa Trường đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong quán trình học tập và thực hiệnchuyên đề.Xin trân thành cảm ơn
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Cơ sở lý luận
Cơ sở y tế và nhất là bệnh viện là nơi làm việc khá phức tạp với nhiều quy trình, nhiều vị trí làm việc đòi hỏi phải thao tác và phối hợp chặt chẽ Việc áp dụng 5S là rất cần thiết và đã được Bộ Y tế đưa 5S chính thức vào tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện vào năm 2016 thông qua việc ban hành Bộ Tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện phiên bản 2.0, cụ thể 5S được đưa vào tiêu chí A3.2 (nhân viên y tế được khám và điều trị trong khoa, phòng gọn gàng, ngăn nắp) với mong muốn 5S được thực hiện đúng sẽ giúp nhân viên y tế giảm bớt những công việc thừa, tăng sự hài lòng của nhân viên, tăng sự hài lòng của khách hàng, giảm được 7 lãng phí trong y tế, giảm chi phí và đặc biệt giảm thiểu những sai sót trong quá trình điều trị, chăm sóc qua đó tăng doanh thu của cơ sở y tế [2].
5S là một phương pháp quản lý, sắp xếp nơi làm việc, được áp dụng lần đầu tiên ở Công ty Toyota và sau đó phát triển rất nhanh ở các công ty Nhật Bản Tại Việt Nam, mô hình 5S thực tế được áp dụng ở Việt Nam lần đầu tiên vào năm 1993 tại một công ty Nhật (Vyniko) và bắt đầu lan toả trong môi trường doanh nghiệp [12] 5S là tên viết tắt của 5 chữ đầu của tiếng Nhật là: “Seri”, “Seiton”, “Seiso”, “Seiketsu” và “Shitsuke” Tại các nước khác nhau, 5S được dịch thành các từ khác nhau song về cơ bản ý nghĩa của chúng không thay đổi Trong Tiếng Anh, 5S được dịch sang các từ tương ứng là Sort – Straighten – Shine – Systemise - Sustain Trong Tiếng Việt, 5S được hiểu là: Sàng lọc – sắp xếp – Sạch sẽ - Săn sóc – Sẵn sàng [9].
-Sàng lọc: Lấy những cái không cần thiết ra và loại bỏ.
-Sắp xếp: Sắp xếp những cái cần thiết đúng vị trí.
-Sạch sẽ: Làm sạch nơi làm việc.
-Săn sóc: Duy trì nơi làm việc sạch sẽ và ngăn nắp.
-Sẵn sàng: Rèn luyện mọi người ý thức tự giác về việc giữ gìn nơi làm việc luôn sạch sẽ và gọn gàng bằng những công việc thực tế.
Mục đích của áp dụng 5S không chỉ đơn thuần dừng lại ở việc cải thiện về điều kiện và tác động vào môi trường làm việc của mọi người trong một tổ chức mà còn làm thay đổi cách suy nghĩ, thói quen làm việc, tăng cường khả năng sáng tạo trong công việc và phát huy vai trò của hoạt động nhóm.
1.1.2 Nội dung của quy tắc 5S gồm [11], [12], [3]:
1.1.2.1 Seri – Sàng lọc Để công việc này được diễn ra hiệu quả cần đáp ứng và thực hiện tốt một số tiêu chí như:
Quan sát kỹ nơi làm việc của mình cùng với một vài đồng nghiệp Phát hiện và xác định những cái không cần thiết cho công việc Phát hiện – Sau đó thì vứt bỏ (hủy) những cái không cần thiết Đừng giữ lại những thứ gì không cần thiết cho công việc. Nếu đồng nghiệp không thể quyết định ngay được là một thứ gì đó có còn cần thiết cho công việc hay không thì hãy đánh dấu sẽ hủy kèm theo ngày tháng sẽ hủy và để riêng ra một nơi.
Khi sàng lọc, không được quên những gì để trong ngăn tủ.
Việc hủy những cái không cần thiết có thể.
Khi hủy những thứ thuộc tài sản của tổ chức/doanh nghiệp, nên báo cáo cho người có thẩm quyền biết và thông báo cho những nơi đã cung cấp những nguyên vật liệu, tài liệu thừa đó.
Khi quan sát xung quanh để tìm ra những thứ không cần thiết ở nơi làm việc. Hãy tìm mọi nơi, mọi ngóc ngách giống như khi tìm diệt một con Gián vậy Và sẽ là một phần thưởng nếu trong quá trình đó tìm lại một vài vật có ích mà lâu nay không nhớ để ở đâu.
Tại công việc Seiton, cần:
Cần phải tin là mọi thứ không cần thiết đã được loại bỏ ra khỏi nơi làm việc. Việc còn lại là hãy suy nghĩ xem để cái gì ở đâu là thuận tiện theo quy trình làm việc đồng thời bảo đảm thẩm mỹ và an toàn. Điều tiếp theo là:
Hãy trao đổi với các đồng nghiệp về cách sắp xếp bố trí trên quan điểm thuận tiện cho thao tác Một nguyên tắc cần chú ý là cái gì thường xuyên hay phải sử dụng đến thì phải đặt gần người sử dụng để đỡ phải đi lại Cái gì ít dùng hơn thì để xa hơn Hãy phác thảo cách bố trí và trao đổi với đồng nghiệp, sau đó thực hiện.
Phải làm sao cho các đồng nghiệp của mình đều biết được cái gì để ở chỗ nào để tự họ sử dụng mà không phải hỏi ai Tốt nhất là nên có một danh mục các vật dụng và nơi lưu giữ Hãy ghi chú trên từng ngăn kéo, ngăn tủ, cặp tài liệu để mọi người biết cái gì được lưu giữ ở đó.
Hãy áp dụng nguyên tắc này để chỉ rõ nơi đặt bình cứu hỏa và những chỉ dẫn cần thiết khác.
Mục đích của SEITON (SẮP XẾP) là làm cho nơi làm việc được an toàn, hiệu quả khi làm việc Vì vậy, những vật như rèm, màn che để dấu những vật dụng ở phía sau là không cần thiết.
Nếu được tiêu chuẩn quy định mức tối thiểu và tối đa lưu giữ vật liệu, tài liệu thì càng tốt.
1.1.2.3 Seiso – Sạch sẽ Đây là công đoạn làm vệ sinh sạch sẽ nơi làm việc Có một mối quan hệ rất mật thiết giữa chất lượng sản phẩm và sự sạch sẽ ở nơi làm việc, nơi chế tạo sản phẩm Như vậy, SEISO (Sạch sẽ) phải được thực hiện hàng ngày, đôi khi là trong suốt cả ngày Sau đây là một vài gợi ý cho SEISO (Sạch sẽ): Đừng đợi đến lúc dơ bẩn mới vệ sinh Hãy quét dọn, vệ sinh nơi làm việc kể cả máy móc thiết bị, dụng cụ, đồ đạc…một cách thường xuyên, làm cho những thứ trên đây không còn cơ hội để dơ bẩn.
Dành 3 phút mỗi ngày để làm SEISO (Sạch sẽ).
Các đồng nghiệp có trách nhiệm với môi trường xung quanh nơi làm việc Những người làm vệ sinh chuyên nghiệp chỉ chịu trách nhiệm ở những nơi công cộng.
Nếu muốn làm việc trong một môi trường sạch sẽ và an toàn, tốt nhất là hãy tạo ra môi trường đó. Đừng bao giờ xả rác, khạc nhổ bừa bãi và hãy tạo một thói quen sạch sẽ.
Vệ sinh dọn dẹp cũng là một hành động kiểm tra Điều này rất quan trọng đối với các nhà máy, công xưởng Nếu thấy điều này đúng thì hãy bắt đầu từ ngày hôm nay.
Ngoài 3 phút hàng ngày cho SEISO, nên có thói quen làm SEISO trong tuần, trong tháng Cái lợi do SEISO mang lại sẽ lớn hơn nhiều lần so với thời gian bỏ ra 1.1.2.4 Seiketsu – Săn sóc
Duy trì sự vệ sinh sạch sẽ ở mức độ cao: Để không lãng phí những nỗ lực đã bỏ ra, không nên dừng lại sau khi đã thực hiện được 3S Sau đây là những gợi ý cho SEIKETSU (Săn sóc):
Tạo ra một hệ thống nhằm duy trì sự sạch sẽ, ngăn nắp ở nơi làm việc; cần có lịch làm vệ sinh.
Phong trào thi đua giữa các Phòng, ban, phân xưởng cũng rất quan trọng và hiệu quả trong việc lôi kéo, cuốn hút mọi người tham gia 5S.
Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Một số nghiên cứu trên thế giới về áp dụng 5S Để thực hiện 5S tại bệnh viện, cần áp dụng từng khoa một, không nên thực hiện đại trà Khi áp dụng lần lượt sẽ dễ dàng thu được kết quả tốt nhất và rút được kinh nghiệm để áp dụng cho những khoa tiếp theo Trước khi thực hiện các khoa nên chụp lại tất cả ảnh trước và sau để dễ dàng so sánh Khi thực hiện đúng 5S, nhân viên y tế góp phần nâng cao chất lượng phục vụ của bệnh viện, chi phí khám chữa bệnh của người bệnh hợp lý hơn, thời gian điều trị có thể ngắn hơn, mang lại sự hài lòng của người bệnh cho bệnh viện Đồng thời chỉ tiết kiệm được sức lực cho nhân viên y tế Giúp họ sau giờ làm việc vẫn còn sức khỏe tốt, tinh thần sảng khoái để tham gia các hoạt động giải trí, chăm sóc gia đình tốt hơn [1].
Theo nghiên cứu Rajan, SC Mathew, A Raj, KA [14] như sau: Kết quả15 nghiên cứu thực nghiệm nhấn mạnh ứng dụng của nó trong các cơ sở chăm sóc sức khoẻ ban đầu và một loạt các khu vực bệnh viện ở Brazil, Ấn Độ, Jordan, Senegal, Sri Lanka, Tanzania, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ Việc xem xét cũng cho thấy rằng 5S được coi là điểm khởi đầu để cải thiện chất lượng chăm sóc sức khỏe Mười nghiên cứu trình bày tác động của chúng về cải tiến chất lượng; những thay đổi do áp dụng 5S được phân loại thành ba khía cạnh an toàn, hiệu quả và lấy người bệnh làm trung tâm Hơn nữa, 5S đã được thông qua như một phần của hệ thống quản lý chất lượng của chính phủ chiến lược cải tiến ở Ấn Độ, Sénégal, Sri Lanka và Tanzania.Vì vậy, 5S có thể được áp dụng cho các cơ sở y tế bất kể
Theo nghiên cứu của tác giả Vijay P Pandya và cộng sựtại Ấn Độnăm 2015, Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá tình hình thực hiện 5S tại tất cả các Trung tâm Y tế Đô thị thuộc sở y tế của Tổng công ty Thành phố Rajkot, Gujarat, Ấn Độ cho thấy, cả năm thành phần của 5S đều cho thấy sự cải thiện đáng kể (p