Trong khi đó, so với các bệnh mạn tính khác, tuân thủ trong điều trị COPDthấp hơn đáng kể.Theo nghiên cứu của tác giả Đinh Thị Thu Huyền 2020 cho thấy, 45% ngườibệnh COPD có kiến thức về
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Cơ sở lý luận
1.1.1 Tổng quan về Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (Sau đây gọi theo tên Quốc tế là COPD) là bệnh hô hấp phổ biến có thể phòng và điều trị được Bệnh đặc trưng bởi các triệu chứng hô hấp dai dẳng và giới hạn luồng khí, là hậu quả của những bất thường của đường thở và/hoặc phế nang thường do phơi nhiễm với các phân tử hoặc khí độc hại, trong đó khói thuốc lá, thuốc lào là yếu tố nguy cơ chính, ô nhiễm không khí và khói chất đốt cũng là yếu tố nguy cơ quan trọng gây bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính Các bệnh đồng mắc và đợt kịch phát làm nặng thêm tình trạng bệnh.[1], [3].
Khái niệm bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính theo “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính” của Bộ Y tế năm 2015: “Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là bệnh lý hô hấp mạn tính có thể dự phòng và điều trị được Bệnh đặc trưng bởi sự tắc nghẽn luồng khí thở ra không có khả năng hồi phục hoàn toàn, sự cản trở thông khí này thường tiến triển từ từ và liên quan đến phản ứng viêm bất thường của phổi với các hạt bụi hoặc khí độc hại mà trong đó có khói thuốc lá[1]. Ở Việt Nam, một nghiên cứu cắt ngang thực hiện trên 25000 người lớn từ 15 tuổi trở lên tại 70 điểm thuộc 48 tỉnh thành phố, đại diện cho dân số Việt Nam cho thấy: tỷ lệ mắc COPD chung toàn quốc ở tất cả các lứa tuổi nghiên cứu là 2,2%, tỷ lệ mắc COPD ở nam là 3,4% và ở nữ là 1,1% Tỷ lệ mắc COPD ở lứa tuổi trên 40 tuổi là 4,2%, trong khi ở nhóm dưới 40 tuổi tỷ lệ chỉ là 0,4% Tỷ lệ mắc COPD ở miền Bắc là cao nhất 3,1% so với miền Trung là 2,2% và miền Nam là 1,0%[7].
Các triệu chứng của bệnh thường không rõ ràng và dễ nhầm lẫn với các bệnh hô hấp khác cho đến khi có xuất hiện tổn thương phổi và thường trở nên trầm trọng hơn theo thời gian, đặc biệt nếu tiếp tục tiếp xúc với khói thuốc Tổn thương trong tắc nghẽn phổi mạn tính ban đầu chủ yếu tập trung ở các nhánh phế quản nhỏ có đường kính < 2mm và nhu mô phổi.
Các dấu hiệu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính ban đầu có thể bao gồm:
- Cảm thấy khó thở, đặc biệt là trong các hoạt động thể chất;
- Ho có đờm kéo dài;
- Nhiễm trùng đường hô hấp thường xuyên;
- Giảm cân ngoài ý muốn (trong giai đoạn sau);
- Sưng phù ở mắt cá chân, bàn chân hoặc chân;
- Sốt nhẹ và cảm giác ớn lạnh
+ Các triệu chứng cơ năng chủ yếu của người bệnh COPD đó là: ho, khạc đờm và khó thở khi gắng sức.
+ Ho có đờm thường gặp ở 50% số đối tượng hút thuốc và có thể xuất hiện ngay trong 10 năm đầu tiên hút thuốc.
+Ho khạc đờm mạn tính thường vào buổi sáng hoặc sau khi hút điếu thuốc đầu tiên Ho thường nặng lên trong những tháng mùa đông và đặc biệt là sau nhiễm khuẩn hô hấp Lúc đầu là ho ngắt quãng sau đó là ho hàng ngày và thường ho cả ngày.
+ Ở giai đoạn ổn định ho kèm theo khạc đờm nhầy, số lượng đờm thay đổi tuỳ theo từng người bệnh đờm trở thành đờm mủ trong đợt cấp.
+Sự xuất hiện khó thở khi gắng sức làm cho tiên lượng bệnh tồi hơn và chứng tỏ sự suy giảm chức năng hô hấp nặng lên
+ Sự giảm sút cân, ăn kém, yếu và suy nhược cơ thể thường gặp trong các giai đoạn tiến triển của bệnh.
Các triệu chứng thực thể:
+ Khám lâm sàng người mắc COPD không thấy có biểu hiện bệnh lý nếu chưa có tắc nghẽn mức độ trung bình hoặc nặng.
+ Kiểu thở chúm môi ở cuối thì thở ra thường gặp ở người bệnh thuộc giai đoạn nặng, kiểu thở này nhằm làm chậm xẹp đường thở ở thì thở ra.
+Kiểu thở ra kéo dài (trên 4 giây) tương quan với mức độ tắc nghẽn phế quản. + Xương ức lồi ra tăng đường kính trước sau dẫn đến biến dạng lồng ngực tạo cho lồng ngực có hình thùng.
+ Dấu hiệu Hoover: Sự giảm bất thường đường kính lồng ngực khi hít vào (ở người bình thường đường kính lồng ngực tăng khi hít vào).
+ Sự co các cơ hô hấp phụ lúc nghỉ ngơi (cơ ức đòn chũm) là dấu hiệu chứng tỏ bệnh đã tiến triển nặng hoặc là trong đợt cấp.
+ Khám phổi: Rì rào phế nang giảm ở những người bệnh có giãn phế nang nặng. Đôi khi có thể có ran ngáy thay đổi với ho Thở rít là triệu chứng gặp thường xuyên Có thể có ran nổ.
+Có thể có dấu hiệu của tăng áp lực động mạch phổi và tâm phế mãn: Phù, thổi tâm thu nghe thấy ở mũi ức, phản hồi gan tĩnh mạch cổ dương tính, tĩnh mạch cổ nổi.
Những người mắc bệnh cũng có khả năng trải qua các đợt cấp trong đó các biểu hiện trên có thể trở nên tồi tệ hơn so với sự thay đổi thông thường hàng ngày và kéo dài ít nhất vài ngày Trong những trường hợp nặng có thể phải nhập viện, điều trị kháng sinh, thở máy, corticoid…chức năng hô hấp giảm sút, thời gian sống còn bị rút ngắn lại. Để đánh giá mức độ khó thở, có thể sử dụng thang phân mức độ theo tác giả Sadoul:
- Mức độ 0: Không khó thở khi leo cầu thang
- Mức độ 1: Khó thở khi leo cầu thang từ tầng 2 trở lên
- Mức độ 2: Khó thể khi leo dốc
- Mức độ 3: Khó thở khi đi lại tốc độ bình thường trên đường bằng cùng người khác
- Mức độ 4: Khó thở khi đi lại với tốc độ bình thường và thường xuyên phải dừng lại để nghỉ
- Mức độ 5: Khó thở khi thực hiện các công việc hàng ngày như mặc quần áo, đánh răng rửa mặt
1.1.1.3 Yếu tố nguy cơ của bệnh
Theo GOLD 2019, trên toàn thế giới, yếu tố nguy cơ gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) hàng đầu là do hút thuốc lá, thuốc lào Tuy nhiên, vẫn có những bằng chứng rõ ràng từ các nghiên cứu chỉ ra là người không hút thuốc lá vẫn có thể mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Một số yếu tố nguy cơ chính gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính:
- Hút thuốc hoặc thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh;
- Phơi nhiễm với các phân tử độc hại: bụi nghề nghiệp, hữu cơ và vô cơ;
- Ô nhiễm không khí trong nhà từ sưởi ấm và nấu ăn bằng khối sinh học trong môi trường thông khí kém;
- Ô nhiễm không khí môi trường bên ngoài;
Biến chứng của COPD có thể phát triển tại bất kỳ thời điểm nào, dưới đây các biến chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD nghiêm trọng nhất:
1.1.1.4.1 Đợt cấp COPD Đợt cấp COPD (hay còn gọi là đợt kịch phát - COPD Exacerbation) là tình trạng các triệu chứng hô hấp biến đổi cấp tính từ giai đoạn ổn định trở nên xấu đột ngột, ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng phổi, đòi hỏi có sự thay đổi ở phác đồ điều trị thông thường. Trong đó, có hơn 80% đợt cấp do nhiễm trùng bởi virus hoặc vi khuẩn (COPD bội nhiễm).
Nhiễm trùng phổi do COPD có thể gây ra một chuỗi các vấn đề làm suy yếu chức năng phổi như: nhiễm trùng máu, tràn dịch màng phổi, áp xe ở phổi,… Điều này làm sụt giảm sức khỏe người bệnh nhanh chóng và có thể dẫn đến tử vong trong thời gian ngắn.
1.1.1.4.3 Hội chứng suy hô hấp cấp tính (ARDS)
Bệnh COPD kéo dài có thể làm tăng nguy cơ mắc hội chứng suy hô hấp cấp tính. Đây là tình trạng phổi không nhận đủ lượng oxy, hoặc sự tích tụ quá nhiều carbon dioxide làm hỏng các cơ quan trong cơ thể, đồng thời làm suy giảm oxy máu động mạch, kết quả làm chậm quá trình phân phối oxy đến các mô.
1.1.1.4.4 Phổi xẹp (tràn khí màng phổi) Đây là biến chứng viêm phổi tắc nghẽn mạn tính thường gặp nhất và phải luôn cảnh giác ở bất cứ người bệnh COPD nào Ở bệnh nhân COPD, sự tắc nghẽn đường dẫn khí kéo dài dẫn đến hiện tượng lượng khí hít vào trong phế nang không được thở ra hết. Lượng khí tích tụ này tăng lên làm cho phế nang bị căng giãn, mỏng dần đi và dễ bị vỡ vào khoang màng phổi gây ra tràn khí màng phổi.
Trao đổi khí là quá trình máu mang oxy đến và vận chuyển carbon dioxide (CO2) ra khỏi các tế bào trong cơ thể.
Suy tim là biến chứng COPD rất nguy hiểm, dễ gây tử vong
Loạn nhịp tim, đặc biệt rung tâm nhĩ (AFib) là tình trạng phổ biến ở bệnh nhân đợt cấp COPD.
1.1.1.4.8 Trầm cảm và lo âu
COPD là một yếu tố nguy cơ tiến triển chứng sa sút trí tuệ, đặc biệt phổ biến ở người lớn tuổi bị COPD Các tình trạng như lượng oxy thấp và lượng carbon dioxide cao có thể gây hại cho não do COPD, và tổn thương mạch máu não bổ sung do hút thuốc cũng đóng một vai trò trong việc phát triển chứng sa sút trí tuệ với COPD.
Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Tình hình COPD trên thế giới và Việt nam
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (tên Tiếng Anh là Chronic obstructive pulmonary disease - COPD) là tình trạng viêm niêm mạc đường thở mạn tính do luồng khí bị tắc nghẽn ở phổi COPD có thể đe dọa tính mạng, gây khó thở, suy hô hấp và tử vong Theo số liệu điều tra quốc gia về tỷ lệ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, Việt Nam có đến 4,2% dân số mắc COPD Tỷ lệ này ngày càng gia tăng do nhiều nguy cơ như tiếp xúc với các yếu tố độc hại gồm hút thuốc lá, ô nhiễm môi trường, chất đốt sinh khối (đun nấu bằng than, củi…), phơi nhiễm nghề nghiệp (nghề mộc, nghề sơn, dệt may, xây dựng,…), cùng với sự già hóa dân số [2].
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ước tính có 251 triệu ca mắc COPD trên toàn cầu trong năm 2016, chiếm khoảng 12% dân số từ 40 tuổi trở lên COPD gây ra 3,2 triệu ca tử vong mỗi năm (tức là khoảng 5% tổng số ca tử vong trên toàn cầu mỗi năm) [3] Tại Việt Nam, các ca COPD chiếm tỷ lệ 7,1% ở nam và 1,9% ở nữ từ 40 tuổi trở lên.
Theo nghiên cứu của tác giả Leiva-Fernández F và cộng sự (2012) nghiên cứu can thiệp trên 495 người bệnh chẩn đoán COPD cho biết 75% người mắc COPD thực hiện sai kỹ thuật sử dụng thuốc dạng hít Sau can thiệp còn 17% thực hiện sai kỹ thuật hít[17].
Nghiên cứu của tác giả Piyush Arora và cộng sự (2014) thực hiện tại Ấn Độ đã thực hiện một nghiên cứu quan sát tại phòng khám hô hấp ở Ấn Độ cho thấy trong số 300 người bệnh, có tới 82,3% người bệnh mắc một hoặc nhiều lỗi đối với tất cả dụng cụ; người bệnh dùng MDI có tỷ lệ mắc lỗi cao nhất (94,3%), tiếp theo là DPI (82,3%),MDI kèm buồng đệm (78%) và ít nhất là máy phun khí dung (70%) Những lỗi thường gặp ở người bệnh dùng MDI bao gồm “không nín thở” (45,7%), “không thở ra hết sức” (40%) và “không lắc hộp thuốc” (37,1%) Lỗi thường gặp ở người bệnh dùng DPI là “không hít đủ nhanh” (52,3%) và “không hít đủ sâu” (36,9%)[18].
Tác giả Chaicharn Pothirat và cộng sự (2015) nghiên cứu trên 103 người bệnh COPD tại Thái Lan cho thấy có 74,8% người bệnh thực hiện ít nhất một bước không chính xác cho tất cả các thiết bị MDI là dụng cụ có tỷ lệ bệnh nhân mắc sai sót cao nhất (77,3%) với các bước thường mắc lỗi là “thở ra hết sức” và “lắc hộp thuốc”[16].
Theo nghiên cứu tác giả Adhikari Baral ở Nepal (2019): Phần lớn người bệnh dùng bình hít có kiến thức đúng (89,2%) Họ đã nhận thức được dụng cụ hít nên được giữ ở nơi mát mẻ, tránh ẩm ướt và 80,4% biết rằng họ nên hít một hơi thật sâu trong khi hít thuốc.
Tuy nhiên, chỉ có 11,7% trong số đó có kiến thức chính xác về việc nín thở trong 10 giây sau khi hít sâu thuốc Thực hành từng bước hít bột khô thông qua bình hít ở người bệnh COPD Người bệnh thực hiện chính xác nhất là giữ dụng cụ hít nằm ngang (99,5%), sau đó giữ dụng cụ hít thẳng đứng (99%) và mở dụng cụ hít và loại bỏ viên nang rỗng (97,5%) Ngược lại, bước được thực hiện ít chính xác nhất là hít vào và giữ nhịp thở trong
1.2.2 Một số nghiên cứu tại Việt Nam
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Đức Thọ (2018), nghiên cứu thực trạng và hiệu quả can thiệp truyền thông giáo dục sức khỏe đối với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại xã Kiến Thiết và Kiền Bái, Thành phố Hải Phòng năm 2014 - 2016 Trước can thiệp, không người bệnh nào thực hành tốt về COPD và hầu hết người bệnh không biết các biện pháp thực hành Sau can thiệp thì hiệu quả đã tăng lên rõ rệt, tỷ lệ ngườibệnh thực hành tốt tăng lên 61,9% dùng bình xịt định liều đúng từ 10,1% lên 74,8%;accuhaler từ 0,7% lên 46,0%; turbuhaler từ 0% lên 48,9% Việc sử dụng đúng dụng cụ accuhaler và turbuhaler chưa tốt, hơn 50% người bệnh thực hành sai ít nhất 1 lỗi,điều này có thể do 2 dụng cụ khó sử dụng hơn, hoặc đó là những dụng cụ ít phổ biến ở cộng đồng [8].
Nghiên cứu của tác giả Vũ Thị Mai Lan (2019), trong 65 người bệnh nghiên cứu thì có tới 58 người bệnh (89,2%) được kê thuốc dạng bình xịt định liều MDI Kết quả đánh giá sử dụng thuốc dạng MDI cho thấy có 8,62% người bệnh không sai bước nào; có tới 27,59% người bệnh sai 1 bước; 17,24% người bệnh sai 2 bước và 10,34% người bệnh sai
3 bước Số người bệnh sai sót các bước quan trọng trong sử dụng MDI cụ thể là sai 2 bước chiếm tỷ lệ cao nhất (25,86%); tiếp đến là sai một bước (24,14%),số người bệnh được đánh giá là có kỹ thuật tối ưu chỉ chiếm 10,35%, trong đó kỹ thuật kém chiếm tỷ lệ khá cao với 81,03%, có 38% người bệnh không biết kiểm tra liều còn lại, có 31% số người bệnh không súc miệng sau khi hít [5].
Theo nghiên cứu của tác giả Võ Thị Kim Tương, Vũ Văn Kiểu, Nguyễn Thị Thu Trang (2020) cho thấy, tỷ lệ người bệnh mắc ít nhất một lỗi trong sử dụng dạng bình xịt định liều (metered-dose inhaler - MDI) và ống hít bột khô (dry-powderinhaler - DPI) lần lượt là 85,8% và 78,1% Các lỗi người bệnh thường mắc khi sử dụng MDI là lắc thuốc, thở ra hết sức, phối hợp động tác tay ấn miệng hít, và bước nín thở; với DPI bao gồm thở ra hết sức, hít thuốc và nín thở [9].
Trong nghiên cứu của tác giả Đinh Thị Thu Huyền (2020), kết quả cho thấy trước can thiệp giáo dục, tỷ lệ người bệnh đạt kiến thức về sử dụng bình hít thấp(45%) và tỷ lệ người bệnh đạt thực hành sử dụng bình xịt định liều thậm chí rất thấp(13,3%) Sau can thiệp, các tỷ lệ này đã tăng lên đạt lần lượt là 86,6% và 63,3% (Đinh Thị Thu Huyền) [4].
1.2.3 Hướng dẫn về việc sử dụng bình xịt định liều cho người bệnh COPD
Bình xịt định liều (MDI) là thiết bị cầm tay dùng lực đẩy để phân bố thuốc Bình xịt được chế tạo ở dạng hộp kim loại, chứa thuốc và chất tạo áp lực Thuốc được chế tạo để mỗi lần xịt có một lượng thuốc nhất định phóng thích ra Ưu điểm của các thuốc ở dạng bình xịt định liều: dễ mang theo người, khả năng phân phối liều thuốc chính xác, thời gian bảo quản khá lâu, ít nguy cơ nhiễm khuẩn Thế nhưng, các thuốc ở dạng bình xịt định liều có nhược điểm là để hít được thuốc với liều tối đa cần có sự phối hợp rất chính xác giữa động tác xịt của tay và động tác hít của miệng Nếu tay đã xịt mà miệng chưa kịp hít hoặc miệng hít mà tay chưa xịt thì đều gây lãng phí thuốc, mà lại không mang lại hiệu quả điều trị cần thiết [10], [12]. Để dùng đúng dạng thuốc này, người bệnh cần tuân thủ chặt chẽ những bước sau:
Bước 1: Lắc đều bình thuốc bằng cách giữ bình thuốc thẳng đứng, đáy ở trên, miệng hộp thuốc ở dưới, lắc nhẹ bình thuốc 4 - 5 lần Việc lắc đều bình thuốc trước khi xịt giúp thuốc được trộn đều, hoạt động của chất tạo áp lực đẩy đạt tối đa.
Bước 2: Mở nắp bình thuốc (bước 1 và bước 2 có thể đổi thứ tự cho nhau) Phải mở nắp bình thuốc thì mới xịt thuốc ra được Trong thực tế đã xảy ra trường hợp không mở nắp hộp thuốc, do đó việc xịt thuốc không có hiệu quả.
Thực trạng tuân thủ sử dụng bình xịt/hít định liều người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính đang điều trị tại Bệnh viện Hữu Nghị Đa Khoa Nghệ
2.2.1 Đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu:
Toàn bộ NB được sử dụng thuốc hít/xịt định liều tại Bệnh viện Hữu Nghị Đa Khoa Nghệ An trong thời điểm khảo sát.
Người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD đã và đang sử dụng bình xịt/hít định liều vào viện lần thứ 2 trở đi
Người bệnh đang điều trị tại bệnh viện trong thời gian từ 01/9/2023 đến hết 30/10/2023, điều trị tại bệnh viện được nhóm nghiên cứu tiến hành phỏng vấn và quan sát thực hành sử dụng bình hít/xịt định liều của người bệnh.
Người bệnh đồng ý tham gia nghiên cứu Người bệnh có khả năng giao tiếp Người bệnh tự nguyện đồng ý tham gia.
Thu thập số liệu: Xem hồ sơ bệnh án hỏi và quan sát trực tiếp Người bệnh thực hiện bằng bộ câu hỏi thiết kế sẵn gồm 2 phần dựa theo nội dung Thông tư 31/2021/TT-BYT ban hành ngày 31/12/2021 (phụ lục 1), cụ thể như sau:
Phần A: Thông tin chung về đối tượng khảo sát (gồm 05 câu)
Phần B: Kiến thức sử dụng bình hít/xịt (gồm 06 câu)
Phần C: Tuân thủ về thực hành sử dụng bình hít/xịt định liều (gồm 09 câu).
Tiêu chuẩn đánh giá: Người bệnh trả lời các câu hỏi Phần B theo hình thức chọn 01 câu trả lời đúng hoặc nhiều câu được đưa ra cho mỗi một câu hỏi Phần C theo hình thức quan sát NB thực hiện kỹ thuật.
- Quy trình thu thập số liệu:
+Bước 1: Lựa chọn những đối tượng đủ tiêu chuẩn tham gia nghiên cứu.
+ Bước 2: Những đối tượng đủ tiêu chuẩn sẽ được giới thiệu mục đích và quyền lợi của người tham gia vào nghiên cứu Nếu đồng ý tham gia nghiên cứu sẽ được phổ biến hình thức tham gia nghiên cứu sau đó được hướng dẫn về cách trả lời các thông tin trong bộ câu hỏi.
+ Bước 3: Những đối tượng tham gia nghiên cứu sẽ được các điều tra viên phỏng vấn kiến thức sử dụng bình xịt/hít của người bệnh bằng bộ câu hỏi phỏng vấn.
Người bệnh tham gia trả lời 8 câu hỏi Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm, mỗi câu trả lời sai hoặc không trả lời được 0 điểm Sau đó tính điểm trung bình, điểm trung bình càng cao thì kiến thức của người bệnh càng cao Nếu người bệnh trả lời đúng ≤ 6 câu (75%) là kiến thức chưa tốt, người bệnh trả lời đúng > 6 câu (>75%) là kiến thức tốt. Đánh giá thực hành sử dụng bình xịt/hít định liều bằng cách quan sát người bệnh sử dụng bình trực tiếp và đánh giá bằng bảng kiểm Mỗi người bệnh đến khám được lĩnh một trong các dụng cụ phân phối thuốc (Bình MDI, Bình Accuhaler hoặc bình Turbuhaler) Sau đó, người bệnh sẽ được điều dưỡng yêu cầu thực hành sử dụng thuốc mình vừa được lĩnh và điều dưỡng đối chiếu với bảng kiểm dạng thuốc đó và đánh giá Thời gian để tiến hành 1 lần phỏng vấn kiến thức khoảng 10 phút/người, thời gian sử dụng mỗi bình hít 5 phút/người.
Tổng số Người bệnh được khảo sát: 80
2.2.2.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
* Thông tin chung về người bệnh
Biểu đồ tỷ lệ giới tính
Biểu đồ 2.1: Đặc điểm về giới tính
Nhận xét: Người bệnh nam chiếm tỷ lệ cao 81,25% điều này phù hợp với tỷ lệ người bệnh nam nằm điều trị tại bệnh viện cũng như người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại cộng đồng Trong đó nữ giới bị bệnh là ít hơn 18,75%.
Dưới 60 tuổi Từ 60 - 70 tuổi Trên 70 tuổi
Biểu đồ 2.2 Đặc điểm về tuổi
Nhận xét: Biểu đồ 2 cho thấy, đa số đối tượng nghiên cứu là trên 60 tuổi trong đó nhóm tuổi từ 60 - 70 chiếm tỷ lệ 47,5 %, nhóm trên 70 tuổi chiếm tỷ lệ 38,8%, nhóm dưới 60 tuổi chiếm tỷ lệ 13,7%.
Bảng 2.1 Thông tin về nghề nghiệp, trình độ học vấn và nơi ở (n)
TT Chỉ số Phân loại Tần số Tỷ lệ (%)
2 Trình độ học vấn Tiểu học 3 3,8
THPT 49 61,3 Trung cấp, Cao đẳng 11 12,5 Đại học, sau Đại học 5 6,1
- Tất cả các đối tượng nghiên cứu đều được đi học, trong đó tỉ lệ cao nhất là học THPT là 61,3%, học THCS là 16,3%, cấp tiểu học là 3,8%, trung cấp, cao đẳng là 12,5% và thấp nhất là đại học, sau đại học là 6,1%.
- Về nơi ở của đối tượng nghiên cứu đa số là ở thành thị (86,3%); ở nông thôn (13,7%).
-Về nghề nghiệp viên chức nhà nước chiếm 7,5%; cán bộ hưu trí chiếm 47,5%; kinh doanh chiếm 16,25%; làm ruộng chiếm 17,5%%, còn lại là già yếu chiếm 11,25%.
Bảng 2.2 Thông tin về nơi ở (n)
TT Chỉ số Phân loại Tần số Tỷ lệ (%)
- Về nơi ở của đối tượng nghiên cứu đa số là ở thành thị (86,3%); ở nông thôn (13,7%).
2.2.2.2 Thực trạng tuân thủ sử dụng bình xịt định liều của người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
Bảng 2.3 Thực trạng kiến thức tuân thủ về sử dụng bình xịt định liều
Bước Nội dung Đánh giá Số lượng Tỷ lệ %
B1 Sử dụng bình hít/ xịt Khi cảm thấy 18 22,5 khi khó thở
B2 Làm gì sau khi sử dụng bình hít/xịt định liều
Súc miệng 49 61,3 bằng nước muối
B3 Khi sử dụng bình hít/xịt định liều hàng ngày thấy triệu chứng không giảm, khó thở Ông/bà/bác đã làm
Lần sau tiếp 2 2,5 tục dùng thuốc
B4 Sử dụng bình hít/xịt Dùng đủ số 14 17,5 định liều gồm lượng
Theo chỉ định 39 48,7 bác sĩ
B5 Bảo quản bình Nơi có nhiệt 7 8,8 hít/xịt định liều độ lạnh
Nơi có ánh 0 0 sáng trực tiếp
Nơi mát mẻ, 69 86,2 tránh ẩm ướt
B6 Vệ sinh bình Rửa bình hít 13 16,3
Lau bình hít 41 51,2 bằng vải mềm, khô
Lau đầu bình 24 30,0 hít bằng khăn ẩm
Không lau rửa 2 2,5 bình hít.
Bảng 2.3 cho thấy có 77,5% NB sử dụng bình xịt định liều hàng ngày, 22,5% NB sử dụng khi thấy khó thở Sau khi sử dụng bình xịt định liều: có 61,3% súc miệng lại bằng nước muối, 15,0% không làm gì, 18,7% NB vận động ngay và có 5,0% NB uống nước.
Có những NB sử dụng bình xịt định liều nhưng triệu chứng không giảm, có 11,3% cho rằng họ sẽ tăng liều sử dụng và 2,5% tiếp tục dùng bình xịt cho những lần sau NB cho rằng dùng đúng là dùng theo đúng chỉ định của bác sĩ chiếm 48,7%, có 10% NB trả lời không biết.
SỬ DỤNG BÌNH XỊT SÚC MIỆNG SAU BÁO BS KHI TRIỆU DÙNG ĐÚNG CHỈ BẢO QUẢN NƠI
HÀNG NGÀY XỊT BÌNH CHỨNG KHÔNG ĐỊNH BS MÁT TRÁNH ẨM
Biểu đồ 2.3 Kiến thức về bình xịt định liềuNhận xét: Kiến thức về sử dụng bình xịt hàng ngày là 77,5%, súc miệng sau xịt bình là
61,3%, báo bác sĩ khi triệu chứng không giảm là 57,5%, dùng đúng chỉ định bác sĩ là 48,7%, sau khi sử dụng nên bảo quản bình xịt ở nơi mát, tránh ẩm ướt đạt 86,2%.
Bảng 2.4 Phân loại kiến thức sử dụng bình xịt
TT Phân loại kiến thức Tần số Tỷ lệ (%)
Nhận xét: Tỷ lệ người bệnh có kiến thức về bình xịt định liều không đạt chiếm
56,2% cao hơn tỷ lệ người bệnh có kiến thức chiếm 43,8%.
Bảng 2.5 Thực trạng thực hành sử dụng bình xịt định liều MDI (n)
Mở nẳp bình xịt định liều (MDI).
Giữ bình xịt định liều (MDI) bằng ngón tay trỏ và ngón tay cái và lắc trong vòng
Thở ra hết sức trước khi ngậm bình xịt định liều (MDI). Đặt miệng ống ở giữa hai môi (và răng), đảm bảo môi trùm kín miệng ống xịt, giữ lưỡi phía dưới để không cản trở hay che
Xịt Thuốc đồng thời hít chậm, sâu cho đến khi không hít vào được nữa.
Nín thở trong khoảng 10 giây hoặc đến khi không chịu được Sau đó thở ra bằng miệng hoặc mũi.
Vệ sinh bình xịt định liều bằng vải khô, mềm. Đóng nắp bình xịt định liều MDI.
Súc miệng sau khi xịt thuốc. Đã làm Không làm
Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ lượng (%4) lượng (%)
Bảng 2.5 cho thấy người bệnh thực hiện đúng ở các bước mở và đóng nắp đạt tỷ lệ 100%, tiếp đến là bước Giữ bình xịt định liều (MDI) bằng ngón tay trỏ và ngón tay cái và lắc trong vòng đạt lệ 93,8%, bước Thở ra hết sức trước khi ngậm bình xịt định liều (MDI) đạt 70,0% Bước nín thở trong khoảng 10 giây hoặc đến khi không chịu được Sau đó thở ra bằng miệng hoặc mũi có tỷ lệ đúng thấp nhất là 58,8%.
Tuân thủ về thực hành các bước sử dụng bình xịt định liều
Mở nắp Lắc bình Thở ra Ngậm kín Hít vào Nín thở Vệ sinh Đóng nắp Súc hết cỡ miệng đồng bình xịt miệng ống thời ấn bình xịt
Biểu đồ 2.4 Tuân thủ về thực hành các bước sử dụng bình xịt định liều Nhận xét:
Biểu đồ 2.4 cho thấy, 100% bệnh nhân đều thực hiện việc mở nắp bình xịt, lắc bình trước khi xịt là 93,8%, Thở ra hết sức trước khi ngậm bình xịt định liều là70%, Ngậm kín miệng ống chiếm 76,3%, hít vào đồng thời ấn bình xịt là 80%, Nín thở trong khoảng 10 giây chiếm 58,8%, Vệ sinh bình xịt bằng vải khô mềm là 72,5%, Đóng nắp bình xịt bệnh nhân đều thực hiện đạt 100%, Súc miệng sau khi xịt thuốc lại chỉ chiếm66,3%.
BÀN LUẬN
Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
Trong nghiên cứu, biểu đồ 2.1 thể hiện tỷ lệ nam giới chiếm 81,25%, tỷ lệ nữ giới chiếm 18,75% Kết quả này cũng tương đồng với kết quả của các tác giả Đinh Thị Thu Huyền (2020) với tỷ lệ nam giới chiếm 81,7% [4]; tương đồng với nghiên cứu của Ngô Quý Châu và cộng sự nghiên cứu dịch tễ học BPTNMT trong cộng đồng dân cư có tuổi từ 40 trở lên của thành phố Hà Nội thấy tỷ lệ mắc bệnh ở nam là 3,4% và ở nữ là 0,7%[2]. Ở nam giới, tỷ lệ hút thuốc lá cao hơn nên dễ mắc bệnh hơn Ngoài ra, nam giới thường là lao động chính, làm những công việc tiếp xúc nhiều với môi trường làm việc độc hại đặc biệt là làm trong các khu vực hầm lò, khai thác than đá, khí đốt nên tỷ lệ mắc bệnh cao hơn Hiện nay, tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới tăng lên liên quan đến việc hút thuốc điện tử, hút thuốc lá thụ động.
Biểu đồ 2.2 cho thấy số người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD nằm rải rác ở các lứa tuổi, dưới 60 tuổi chiếm 13,7%, tập trung chủ yếu ở người bệnh trên 60 tuổi chiếm 86,3% Kết quả nghiên cứu này tương đồng với các kết quả nghiên cứu của tác giả
Vũ Thị Mai Lan (2019) với độ tuổi trên 60 tuổi chiếm 89,3%[5].
Qua khảo sát ở Bảng 2.1 thì có 47,5% người bệnh là cán bộ hưu trí Kết quả này thấp hơn với kết quả nghiên cứu của tác giả Đinh Thị Thu Huyền (2020) nghề nghiệp hưu trí chiếm 53,3%; người bệnh làm kinh doanh chiếm 16,25%, làm ruộng chiếm 17,5%, viên chức nhà nước chiếm 7,5% còn lại là già yếu chiếm 11,25% [4].
Tuy nhiên, kết quả trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn rất nhiều so với kết quả nghiên cứu của tác giả Vương Văn Thắng tại Lạng Sơn (2021) với nghề nghiệp chủ yếu là làm ruộng chiếm 73,3% Sự khác biệt này có thể do Nghệ An là thành phố có khí hậu nóng, nhiệt độ cao, đông dân cư, chủ yếu là thành thị và các cơ quan nhà nước xí nghiệp tập trung đông đúc còn Lạng Sơn là tỉnh niền núi người dân sống chủ yếu bằng nông nghiệp.
Trong nghiên cứu, trình độ học vấn của người bệnh chủ yếu là THPT chiếm 61,3% cao hơn so với nghiên cứu của tác giả Vũ Thị Mai Lan (2019) có trình độ THPT chiếm 56,9%; trình độ tiểu học chiếm thấp nhất là 3,8%; trình độ của Đại học, sau đại học chiếm 6,1%; trình độ của trung cấp, cao đẳng chiếm 12,5%; trình độ THCS chiếm 16,3% [5].
Nơi ở của người bệnh chủ yếu là thành thị (86,3%) cao hơn rất nhiều tỷ lệ sống ở nông thôn (13,7%) Kết quả này cao hơn rất nhiều so với kết quả nghiên cứu của tác giả Vương Văn Thắng (2021) có 43,8% người bệnh sống ở thành thị Sự khác biệt này là do địa điểm nghiên cứu khác nhau Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng phù hợp với đặc điểm vùng miền, Nghệ An là tỉnh nằm ở vị trí trung tâm vùng Bắc Trung Bộ gồm 01 thành phố, 3 thị xã và 17 huyện.
Bảng 2.3 cho thấy hầu hết người bệnh có kiến thức về bình xịt/hít định liều còn thấp chỉ đạt 43,8% Kết quả này thấp hơn kết quả nghiên cứu của tác giả Adhikari Baral ở Nepal (2019): người bệnh dùng bình hít có kiến thức đúng chiếm 89,2%.
Biểu đồ 2.3 cho thấy kiến thức sử dụng bình xịt hàng ngày là 77,5%, súc miệng sau xịt bình là 61,3%, báo bác sĩ khi triệu chứng không giảm là 57,5%, dùng đúng chỉ định bác sĩ là48,7%, sau khi sử dụng nên bảo quản bình xịt ở nơi mát, tránh ẩm ướt đạt 86,2%.
Biểu đổ 2.4 cho ta thấy Biểu đồ 2.4 cho thấy, 100% bệnh nhân đều thực hiện việc mở nắp bình xịt, lắc bình trước khi xịt là 93,8%, Thở ra hết sức trước khi ngậm bình xịt định liều là 70%, Ngậm kín miệng ống chiếm 76,3%, hít vào đồng thời ấn bình xịt là 80%, Nín thở trong khoảng 10 giây chiếm 58,8%, Vệ sinh bình xịt bằng vải khô mềm là 72,5%, Đóng nắp bình xịt bệnh nhân đều thực hiện đạt 100%, Súc miệng sau khi xịt thuốc lại chỉ chiếm 66,3%.
Bảng 2.4 cho thấy sự tuân thủ về kiến thức sử dụng bình xịt/hít không đạt chiếm 56,2%; đạt chiếm 43,8%.
Bảng 2.5 cho thấy người bệnh thực hiện đúng ở các bước mở và đóng nắp đạt tỷ lệ 100%; tiếp đến là bước giữ bình xịt định liều (MDI) bằng ngón tay trỏ và ngón tay cái và lắc trong vòng đạt tỷ lệ 93,8%; bước thở ra hết sức trước khi ngậm bình xịt định liều (MDI) đạt 70% Bước nín thở trong khoảng 10 giây hoặc đến khi không chịu được Sau đó thở ra bằng miệng hoặc mũi có tỷ lệ đúng thấp nhất là 58,8%.
3.2 Những thuận lợi và khó khăn của vấn đề nghiên cứu
-Trong quá trình thu thập thông tin của chuyên đề tác giả nhận được sự hợp tác tích cực của người bệnh cũng như sự tạo điều kiện giúp đỡ của lãnh đạo khoa Khám bệnh và Bệnh viện Hữu Nghị Đa Khoa Nghệ An Sự phối hợp nhiệt tình của các cán bộ nhân viên khoa Khám bệnh nói riêng và phòng khám hô hấp nói chung.
-Kết quả của chuyên đề mô tả được thực trạng kiến thức và thực hành sử dụng bình xịt định liều của người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại khoa Khám bệnh, Bệnh viện Hữu Nghị Đa Khoa Nghệ An Từ đó giúp cán bộ nhân viên bệnh viện xây dựng được các kế hoạch tư vấn, hướng dẫn về kiến thức bệnh cũng như thực hành sử dụng đúng bình xịt/hít định liều cho người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
-Trong quá trình phỏng vấn người bệnh nhân viên y tế tìm ra được những nhận thức sai về bệnh hoặc sử dụng sai bình xịt định liều của người bệnh để tư vấn dường dẫn lại cho người bệnh để người bệnh có sự hiểu biết đúng hơn và thực hành sử dụng bình xịt/hít định liều đúng hơn đặc biệt là bình xịt định liều cho người bệnh Ngoài ra, quá trình phỏng vấn trao đổi với người bệnh còn tăng cường gắn kết giữa nhân viên y tế và người bệnh từ đó giúp chúng ta thân thiện với người bệnh hơn, dễ dàng tìm được những khó khăn của người bệnh gặp phải trong qiá trình sừ dụng bình xịt để từ đó tìm được hướng giải quyết tốt hơn cho người bệnh '
- Đã có câu lạc bộ dành cho bệnh nhân hen và COPD và sinh hoạt mỗi quý một lần để người bệnh được cập nhật thêm kiến thức về bệnh, kỹ thuật sử dụng thuốc từ nhân viên y tế và từ những người bệnh khác.
- Người bệnh đa số là người lớn tuổi, già yếu, chức năng nghe giảm và thường kèm theo bệnh đồng mắc nên đôi lúc còn gặp một số khó khăn khi trao đổi thông tin với người, khi hướng dẫn người bệnh sử dụng bình xịt, người bệnh rất khó nhớ được hết các bước và kỹ thuật sử dụng.
Những thuận lợi và khó khăn
1 Kiến thức về sử dụng bình xịt/hít định liều của người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
- Kiến thức về sử dụng bình xịt/hít định liều theo đúng chỉ định của bác sĩ của người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính còn thấp chỉ đạt 48,7%.
- Các kiến thức về thời điểm sử dụng thuốc, tác dụng phụ sau khi sử dụng thuốc, vệ sinh bình là những kiến thức mà người bệnh có tỷ lệ biết thấp nhất vì vậy cần tăng cường giáo dục các kiến thức đó cho người bệnh.
2 Thực hành sử dụng bình xịt/hít định liều của người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
- Số lượng người bệnh thực hiện đúng ở tất cả các bước với nhóm đối tượng sử dụng bình xịt định liều đạt kết quả chưa cao.
- Các lỗi thường gặp ở nhóm người bệnh sử dụng bình xịt định liều chủ yếu là: Thở ra hết sức trước khi ngậm bình xịt chiếm tỷ lệ 30%, nín thở trong 10 giây chiếm tỷ lệ41,2% Xịt thuốc đồng thời hít chậm, sâu cho đến khi không hít vào được nữa chiếm tỷ lệ20% và súc miệng sau khi xịt thuốc chiếm tỷ lệ 33,7%