LỜI CẢM ƠNTrong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện báo cáo chuyên đề, tôi đãnhận được sự hướng dẫn cũng như sự giúp đỡ, động viên của các thầy cô giáo,các đồng nghiệp tại Bệnh vi
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Cơ sở lý luận
1.1.1 Tổng quan về hoạt động của tim
Vị trí: Tim nằm trong trung thất, sau xương ức, lệch nhẹ về bên trái xương ức, phía trên (đáy tim) ngang mức xương sườn 3, phía dưới (mỏm tim) ở giao điểm của đường giữa đòn trái và khoang liên sườn 5.
Kích thước: Bình thường ở người trưởng thành trái tim thường tương đương với nắm tay của người đó Kích thước tim có thể thay đổi phụ thuộc vào trọng lượng cơ thể, mức độ hoạt động thể lực và giới tính.
Màng ngoài tim: Tim được bao bọc trong một túi xơ gọi là màng ngoài tim có tác dụng bảo vệ tim khỏi các chấn thương; nhiễm trùng và gồm 2 lớp: lớp trong liên tục với thượng tâm mạc còn gọi là là tạng, lớp bao ngoài là tạng còn gọi là lá thành là tổ chức xơ bền chắc gắn kết với các mạch máu lớn, cơ hoành, xương ức và cột sống giúp cho tim nằm ổn định ở trung thất, giữa 2 là là một lớp dịch khoảng 30 ml giúp làm trơn bề mặt tim và giảm cọ sát khi tim bóp.
Thành tim: Được cấu trúc bởi 3 lớp, từ ngoài vào trong bao gồm: Thượng tâm mạc ở ngoài cùng đồng nhất với lá tạng Lớp giữa có cấu trúc kiểu cơ vận thành khối liên kết với nhau, cung cấp lực co cần thiết để bơm máu vào động mạch Nội tâm mạc ở trong cùng cấu trúc rất tinh xảo lót các buồng tim và bề mặt các van tim.
Các van tim: Hai van nhĩ - thất là van ba lá (giữa nhĩ phải và thất phải) và van hai lá (giữa nhĩ trái và thất trái) Hai van động mạch (van bán nguyệt) là van động mạch phổi cho phép máu từ thất phải lên động mạch phổi và van động mạch chủ cho phép máu từ thất trái bơm vào động mạch chủ.
Các van tim đóng mở nhịp nhàng theo những thay đổi trong các buồng tim về thể tích và áp lực với trình tự hai nhĩ thất mở trong lúc hai van động mạch đóng trong thời kỳ tâm trương, và ngược lại hai van động mạch mở trong lúc hai van nhĩ thất động trong thời kỳ tâm thu Hoạt động đóng mở nhịp nhàng của các van tim có vai trò quan trọng trong việc duy trì hướng của dòng máu qua tim theo một chiều nhất định.
1.1.2 Tổng quan về suy tim
Có nhiều định nghĩa về suy tim, song về cơ bản suy tim là trạng thái bệnh lý trong đó tim mất khả năng bơm đủ máu đáp ứng nhu cầu chuyển hóa của cơ thể trong mọi tình huống sinh hoạt của người bệnh Theo Hội Tim Mạch Học Quốc Gia Việt Nam, suy tim là một hội chứng lâm sàng phức tạp, là hậu quả của những tổn thương thực thể hay rối loạn chức năng của quả tìm dẫn đến tâm thất không đủ khả năng tiếp nhận máu (suy tim tâm trương) hoặc tống máu (suy tim tâm thu).
Suy tim không phải là một bệnh mà là một hội chứng phức tạp do nhiều quá trình bệnh lý gây ra Có 4 yếu tố cơ bản có thể gây ra suy tim, bao gồm:
- Tăng thể tích máu (tăng tiền gánh tim): gặp trong các bệnh van tim như hở van hai lá và hở van động mạch chủ, các shunts trái-phải do có lỗ thông liên nhĩ hoặc thông liên thất.
- Tăng sức cản ngoại vi (tăng hậu gánh tim): gặp trong các bệnh tăng huyết áp, hẹp van động mạch chủ
- Giảm sức co cơ tim do tổn thương cơ tim: gặp trong các bệnh như nhồi máu cơ tim, viêm cơ tim, bệnh cơ tim
- Giảm sự đổ đầy các buồng tim khi các buồng thất bị hẹp hoặc không giãn ra được gặp trong các bệnh như ép tim cấp, các viêm màng ngoài tim
Có nhiều cách phân loại suy tim khác nhau, thí dụ: Theo hình thái định khu có suy tim phải, suy tim trái và suy tim toàn bộ, đây là cách thường được sử dụng trên lâm sàng.
Theo tình trạng tiến triển có suy cấp (thường là tình trạng tăng nặng cấp tính và nguy kịch trong một số bệnh nguyên gây suy tim như sốc tim, phù phổi cấp, hen tim v.v ) và suy tim mạn Theo lưu lượng tim có suy tim giảm lưu lượng và suy tim tăng lưu lượng Theo chức năng bơm tim có suy tim tâm thu và suy tim tâm trương.
1.1.2.4 Biểu hiện của suy tim [11]
Các biểu hiện của suy tim là sự phản ánh của các tình trạng rối loạn huyết động bao gồm quá tải thể tích dịch (ứ trệ tuần hoàn) và giảm khả năng tống máu (giảm tưới máu tổ chức).
Lâm sàng: Các biểu hiện của ứ trệ tuần hoàn thường gặp là khó thở, rales ẩm ở phổi, phù ngoại vi, gan to, tĩnh mạch cổ nổi Các biểu hiện của giảm tưới máu tổ chức: thường gặp là mệt nhọc, suy nhược cơ thể, giảm sự tỉnh táo (thiếu ô-xy tổ chức), giảm thể tích nước tiểu (giảm tưới máu thận) Các biểu hiện của bệnh lý nguyên nhân gây ra suy tim: tùy theo nguyên nhân cụ thể gây suy tim.
Cận lâm sàng: Có thể tiến hành nhiều thăm dò cận lâm sàng để đánh giá chức năng tim và nguyên nhân gây suy tim tùy thuộc điều kiện của cơ sở y tế và của người bệnh Chụp Xquang ngực: có thể thấy các dấu hiệu phì đại các buồng tim, hình tim to hơn bình thường, ứ huyết phổi tràn dịch màng phổi Siêu âm tim: có thể thấy giảm sức co, giảm khả năng tống máu của thất trái và các tổn thương khác của tim Ghi điện tim: có thể thấy các dấu hiệu của dày tâm nhĩ; dày tâm thất, rối loạn nhịp tim
Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Thực trạng cấy máy tạo nhịp tim vĩnh viễn
Silverman và cộng sự (1995) khảo sát 56.482 người trưởng thành có cấy máy tạo nhịp tim Kết quả cho thấy ở Mỹ, tỷ lệ cấy máy tạo nhịp tim là 2,6/1000 người.
Tỷ lệ này tăng đáng kể theo độ tuổi, từ 0,4/1000 người ở những người từ 18-64 đến 26/1000 người ở những người từ 75 tuổi trở lên Tỷ lệ này theo độ tuổi ở nam giới cao gấp 1,5 lần so với nữ giới và ở người da trắng gấp 1,6 lần so với người da màu Tỷ lệ này không thay đổi đáng kể theo khu vực cư trú, trình độ học vấn hoặc thu nhập, nhưng tăng đáng kể (hơn ba lần) ở những người báo cáo có bất kỳ hạn chế hoạt động nào so với những người không bị hạn chế 15% người bệnh đang được sử dụng máy tạo nhịp thay thế; khoảng 1/5 trong số này đã được thay thế hơn hai lần [33].
Francisco Lopez-Jimenez và cộng sự (2002) nghiên cứu tiến cứu trên 398 người bệnh được cấy máy tạo nhịp tim Tuổi trung bình của người bệnh là 76 ± 6 tuổi; 234 người bệnh (59%) là nam giới Kết quả cho thấy sự cải thiện sức khỏe ở thời điểm 3 tháng sau khi cấy máy điều hòa nhịp tim là 0,165 ± 0,4 ( P = 0,0001) Sự cải thiện sức khỏe không phụ thuộc vào chế độ tạo nhịp độ ( P = 0.6) Những người bệnh có mức độ chức năng tim thấp (độ III hoặc IV ) có sự cải thiện sức khỏe 23%, trong khi người bệnh ở mức độ I hoặc II chỉ cải thiện 12%, (P = 0,03) [31]
Michael Brunner và cộng sự (2004) phân tích tuổi thọ và các đặc điểm cơ bản của 6505 người bệnh sau khi cấy máy điều hòa nhịp tim trên 6505 người bệnh Tuổi thọ kéo dài thêm trung bình là 101,9 tháng (∼ 8,5 năm), với 44,8% người bệnh sống sau 10 năm và 21,4% sống trên 20 năm Phụ nữ có tuổi thọ dài hơn đáng kể so với nam giới (118 so với 91,7 tháng, p