1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

kiến thức của điều dưỡng về phòng ngã cho người bệnh điều trị nội trú tại bệnh viện hữu nghị đa khoa nghệ an năm 2023

49 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kiến thức của điều dưỡng về phòng ngã cho người bệnh điều trị nội trú tại bệnh viện hữu nghị đa khoa nghệ an năm 2023
Tác giả Học viên
Người hướng dẫn TS. Đỗ Minh Sinh
Trường học Bệnh viện Đa Khoa Thành Phố Vinh, Nghệ An
Chuyên ngành Điều dưỡng
Thể loại Báo cáo chuyên đề
Năm xuất bản 2023
Thành phố Nam Định
Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 515 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN (9)
    • 1.1. Cơ sở lý luận (9)
      • 1.1.1. Khái niệm về ngã (9)
      • 1.1.2. Các yếu tố nguy cơ của ngã (9)
      • 1.1.3. Các phương pháp đánh giá nguy cơ ngã (12)
      • 1.1.4. Hậu quả của ngã (12)
      • 1.1.5. Các biện pháp dự phòng (13)
    • 1.2. Cơ sở thực tiễn (15)
      • 1.2.1. Vai trò của điều dưỡng trong dự phòng ngã (15)
      • 1.2.2. Một số nghiên cứu kiến thức của điều dưỡng về ngã (17)
  • CHƯƠNG 2. MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT (22)
    • 2.1. Thông tin chung về Bệnh viện Hữu Nghị Đa khoa Nghệ An (22)
    • 2.2. Thực trạng kiến thức của điều dưỡng về phòng ngừa té ngã cho người bệnh tại BVHNĐK Nghệ An (23)
      • 2.2.1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu (23)
      • 2.2.2. KẾT QUẢ NGUYÊN CỨU (26)
  • CHƯƠNG 3. BÀN LUẬN (36)
    • 3.1. Thực trạng kiến thức của điều dưỡng về phòng ngừa té ngã cho người bệnh (36)
    • 3.2. Ưu, nhược điểm tại đơn vị (38)
      • 3.2.1. Ưu điểm (38)
      • 3.2.2. Nhược điểm (39)
  • KẾT LUẬN (40)

Nội dung

Tế [1].Té ngã cũng là một trong những sự cố y khoa phổ biến được báo cáo với nhiều tác động tiêu cực như chấn thương, tăng chi phí điều trị, kéo dài thời gian nằm viện thậm chí gây nguy

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Cơ sở lý luận

Theo Kellogg Group (1987) đưa ra khái niệm “Ngã là sự việc mà một người không chủ ý (vô tình) nằm xuống mặt đất hoặc cấp độ thấp hơn và là hậu quả của một lực tác động mạnh, mất ý thức đột ngột như trong một cơn đột quỵ, động kinh”

Buchner và cộng sự (1993): “Ngã là sự không chủ ý nằm xuống hành lang, sàn nhà và những vị trí thấp khác không bao gồm đồ nội thất, tường nhà và những đồ gia dụng khác.

Viện Thông tin Y tế Canada (2002): “Ngã là sự thay đổi tư thế không chủ ý mà kết quả là cơ thể nằm xuống nền nhà hoặc hành lang.

Zecevic và cộng sự (2006): “Té ngã là bất kỳ biến cố mà một người vô tình hay cố ý nằm xuống nền nhà hoặc một vị trí thấp hơn như ghế tựa, nhà vệ sinh hay giường ngủ”.

Hiện nay, có nhiều các định nghĩa khác nhau cho “té ngã”, tuy nhiên định nghĩa về té ngã của tổ chức y tế thế giới (WHO) là định nghĩa được sử dụng nhiều nhất: “Té ngã là những người vô tình nằm trên mặt đất, sàn nhà hoặc vị trí thấp khác, không bao gồm sự thay đổi có chú ý trong vị trí để nghỉ ngơi trong đồ nội thất, tường hoặc các vật thể khác”

1.1.2 Các yếu tố nguy cơ của ngã

1.1.2.1 Nguyên nhân liên quan đến người bệnh

Theo WHO những yếu tố nguy cơ dẫn đến ngã có thể ảnh hưởng đến phân loại và mức độ nghiêm trọng của chấn thương do ngã:

Các yếu tố nguy cơ khó can thiệp

Tình trạng sức khoẻ người bệnh: Một số bệnh kinh niên là những nguyên nhân gây chóng mặt, mất thăng bằng dẫn đến té ngã như tai biến, Parkinson, kinh phong, phong thấp, tim mạch, thần kinh.

Giảm thị lực: Thị lực có vai trò quan trọng trong sự thăng bằng Không nhìn rõ đường đi và đồ vật xung quanh hoặc do môi trường quá tối đều có thể dẫn đến ngã.

Tác dụng của thuốc: Một số thuốc mang đến cảm giác lâng lâng, ngây ngất hoặc 4 đôi khi bứt rứt, khó chịu dẫn đến đi đứng không vững làm tăng nguy cơ ngã Ví dụ: thuốc an thần, thuốc ngủ, thuốc tim mạch, huyết áp, thần kinh hoặc do phối hợp nhiều loại

Giảm sức lực và chức năng vận động thường gặp ở người cao tuổi hoặc người có khuyết tật về vận động Ví dụ: Rối loạn cảm giác ngoài da,cứng khớp xương, teo yếu cơ bắp.

Tâm lý người bệnh: Buồn phiền, mất định hướng, không tập trung, chậm phản ứng hoặc hấp tấp vội vàng Tâm lý e ngại khi được đề nghị hỗ trợ các vấn

Tình trạng dinh dưỡng: Suy dinh dưỡng hay thừa cân béo phì đều có nguy cơ té ngã như nhau Tình trạng dinh dưỡng tiết chế không hợp lý dễ đưa tới tình sạng suy nhược chung của cơ thể.

Tuổi tác là một trong những yếu tố nguy cơ chính cho việc ngã Người già có nguy cơ cao bị những chấn thương nghiêm trọng hoặc tử vong phát sinh do ngã và nguy cơ tăng theo tuổi Tại Hoa Kỳ, có từ 20 - 30% người già phải chịu các chấn thương từ trung bình đến nặng như vết bầm tím, gãy xương hông hoặc chấn thương đầu Nguyên nhân có thể do những thay đổi về thể chất, cảm giác và nhận thức liên quan đến lão hóa, kết hợp với sự không thích nghi với môi trường ở người già.

Một nhóm nguy cơ cao khác là trẻ em, thời thơ ấu xảy ra té ngã phần lớn là do giai đoạn đang phát triển của chúng, sự tò mò bẩm sinh trong môi trường xung quanh và mức độ độc lập ngày càng tăng cùng với các hành vi thiếu kiểm soát thường làm tăng ‘nguy cơ mắc bệnh” Mặc dù việc giám sát của người lớn không đầy đủ là một yếu tố rủi ro thường được đề cập đến, nhưng các trường hợp té ngã ở trẻ em thường liên quan đến tình trạng nghèo đói, làm cha mẹ đơn thân và môi trường đặc biệt nguy hiểm.

Trên tất cả các nhóm tuổi và khu vực, cả hai giới đều có nguy cơ bị té ngã Ở một số quốc gia, tỷ lệ nam giới tử vong do ngã cao hơn nữ giới Phụ nữ lớn tuổi và 5 trẻ nhỏ đặc biệt dễ bị ngã và tăng mức độ nghiêm trọng của chấn thương Trên toàn thế giới, nam giới luôn duy trì tỷ lệ tử vong và số năm cuộc sống bị mất đi do ngã cao hơn nữ giới Giải thích có thể về gánh nặng lớn hơn được thấy ở nam giới bao gồm mức độ rủi ro cao hơn, thực hiện các hành vi và mối nguy hiểm trong nghề nghiệp.

- Các yếu tố nguy cơ có thể can thiệp, bao gồm:

+ Nghề nghiệp ở độ cao hoặc điều kiện làm việc nguy hiểm khác; Sử dụng rượu bia hoặc các chất kích thích;

+ Các yếu tố kinh tế xã hội bao gồm nghèo đói, nhà ở quá đông đúc, làm cha mẹ đơn thân, tuổi mẹ trẻ;

+ Tình trạng sức khỏe: bệnh thần kinh, tim mạch… ;

+ Tác dụng phụ của thuốc, không hoạt động thể lực và mất thăng bằng (ở người cao tuổi);

+ Khả năng di chuyển, nhận thức và thị lực kém, đặc biệt là những người sống trong viện dưỡng lão hoặc cơ sở chăm sóc mãn tính;

+ Môi trường không an toàn, đặc biệt là với những người thăng bằng kém và tầm nhìn hạn chế.

+ Kiến thức - Hành vi: Kiến thức phòng ngừa té ngã còn hạn chế.

+ Kiến thức kém Thực hành kém Ngã.

1.1.2.2 Nguyên nhân liên quan đơn vị chăm sóc Điều kiện chăm sóc không tốt: Điều dưỡng quá tải, không đủ thời gian quan tâm, thiếu sự nhắc nhở Sàn nhà (sàn toilet) được thiết kế “chuẩn khách sạn” trơn trượt Thảm chống trơn trượt không đảm bảo vệ sinh Quần áo người bệnh quá rộng không vừa vặn.

Cơ sở vật chất: Xe đẩy, giường bệnh chất lượng nhưng vẫn còn khe hở để người bệnh lọt ra ngoài Thiếu dép chống trơn trợt Thiếu dụng cụ hỗ trợ như tay vịn trong nhà vệ sinh.

Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Vai trò của điều dưỡng trong dự phòng ngã. Đội ngũ điều dưỡng có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giảm thiểu sự cố y khoa bởi các lý do sau:

Dịch vụ do điều dưỡng, hộ sinh cung cấp được WHO đánh giá là một trong những trụ cột của hệ thống cung cấp dịch vụ y;

Hầu hết các chỉ định của bác sĩ điều trị đều thông qua người điều dưỡng để thực hiện trên người bệnh;

Công việc chuyên môn của điều dưỡng luôn diễn ra trước và sau công tác điều trị và bảo đảm cho công tác điều trị an toàn.

Nguy cơ té ngã có thể do môi trường chăm sóc hoặc do bản thân người bệnh. Nguy cơ té ngã có thể do môi trường chăm sóc bao gồm những thiết kế cơ sở vật chất, vật dụng không phù hợp cho người bệnh Nguy cơ do bản thân người bệnh bao gồm có tiền sử té ngã trước đó, khiếm khuyết về cảm giác và thính giác, suy nhược thần kinh, bị xúc động suy nhược thăng bằng hoặc vận động, các vấn đề về cơ xương, các bệnh mãn tính, rối loạn tiểu tiện, các vấn đề về dinh dưỡng, và việc sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau Người điều dưỡng cần phải trao đổi với gia đình người bệnh và những người quan trọng khác việc đánh giá toàn diện nguy cơ ngã Thông báo cho các thành viên của gia đình người bệnh các yếu tố làm gia tăng nguy cơ té ngã.

Dựa vào đánh giá, người điều dưỡng cần đưa ra những kiến nghị và thực hiện phương pháp chủ động ngăn ngừa té ngã trong kế hoạch và thực hiện chăm sóc người bệnh Bất cứ nguy cơ nào đã được nhận diện đều cần được xử lý ngay, cần phải xem xét tất cả thuốc gồm tất cả thuốc cấp theo đơn, thuốc mua tại quầy, và những thứ bổ sung mà người bệnh đã sử dụng Lưu hồ sơ tình trạng dị ứng thuốc và tiền sử lạm dụng thuốc, kể cả lạm dụng thuốc an thần và các loại thuốc theo đơn khác Việc thay đổi thuốc - gồm có thuốc gây nghiện và các liều lượng tăng hoặc giảm - đòi hỏi phải theo dõi hết sức cảnh giác các phản ứng phụ mới có thể xảy ra Một loại thuốc mới thêm vào các loại thuốc người bệnh đang dùng có thể tạo nên cơn chóng mặt, gây buồn ngủ, hoặc các triệu chứng khác có thể đưa người bệnh đến nguy cơ té Ngã nhiều hơn Thường xuyên tái đánh giá và lưu ý những biểu hiện khi người bệnh đã trải qua gây mê Đề xuất áp dụng một số biện pháp cải tiến môi trường giúp giảm té ngã: Lắp đặt chuông báo động tại giường hoặc thiết kế lại hệ thống kiểm soát và kiểm tra chuông báo động tại giường; Lắp đặt các ổ khoá tự động ở các phòng phục vụ (như phòng giặt, v.v ); Hạn chế việc mở cửa sổ khi có nguy cơ; Lắp đặt chuông báo động ở các lối ra vào; Bổ sung phần ngăn ngừa té ngã vào chương trình huấn luyện người bệnh và gia đình họ; Cải tiến và chuẩn hoá hệ thống gọi điều dưỡng; Sử dụng “giường thấp” cho những người có nguy cơ té ngã (an toàn người bệnh).

1.2.2 Một số nghiên cứu kiến thức của điều dưỡng về ngã

1.2.2.1 Nghiên cứu trên thế giới

Sử dụng bảng câu hỏi thiết kế sẵn để tìm hiểu kiến thức của điều dưỡng tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe của Baguio-Benguet thuộc đại học Saint Louis, tác giả J Laoingco và C Tabugader nhận thấy kiến thức của điều dưỡng về tẽ ngã chỉ ở mức trung bình Tức là điều dưỡng chỉ có kiến thức vừa phải về các biện pháp can thiệp phòng ngừa té ngã và các can thiệp sau ngã Ba nội hàm kiến thức được các tác giả đề cập bao gồm: kiến thức về đánh giá nguy cơ, kiến thức về dự phòng và kiến thức về giáo dục sức khỏe [11].

Năm 2018, Patricia C Dykes và cộng sự cũng đã tiến hành nghiên cứu xây dựng công cụ đánh giá kiến thức về té ngã của điều dưỡng Để xây dựng được công cụ này các tác giả đã tìm kiếm tất cả các nghiên cứu trước đây có sử dụng công cụ đánh giá kiến thức của điều dưỡng về té ngã Các tác giả đã tìm kiếm được 402 bài báo có liên quan, tuy nhiên qua các vòng kiểm duyệt đã có nhiều bài báo bị loại bởi các lý do như: không mô tả cụ thể các công cụ đánh giá kiến thức về té ngã, kiểm tra năng lực của điều dưỡng hơn là kiến thức của họ về té ngã Cuối cùng chỉ còn 8 nghiên cứu được giữ lại Từ 8 nghiên cứu này các tác giả đã phân tích các điểm mạnh, điểm yếu và đề xuất một bộ công cụ mới Công cụ này được kiểm tra độ tin cậy bằng hệ số tetrachoric là 0,73 và kiểm tra tính giá trị bằng test CVI Các kết quả kiểm định cho thấy đây là một thang đo khá tốt để đánh giá kiến thức về tẽ ngã của điều dưỡng [12].

Năm 2019, Elizabeth GM Chong và cộng sự cũng đã tiến hành đánh giá kiến thức và thái độ của điều dưỡng tại Bệnh viện Kuala Lumpur Kết quả cho thấy theo kiến thức, điểm trung bình là 8/10 và 19% đạt điểm tối đa 35% có kiến thức rất tốt, 55% có kiến thức tốt, 9% có kiến thức kém Những người đã làm việc lâu hơn cho tổ chức và điều dưỡng từ bộ phận điều dưỡng có nhiều người trả lời ghi điểm đầy đủ Các điều dưỡng có thái độ kém hơn được phản ánh bởi điểm kiến thức trung bình thấp hơn (6,2 điểm) so với những người có thái độ tốt Tuy nhiên một trong những điểm hạn chế trong nghiên cứu này đó là công cụ đo lường có nội dung đơn giản nên chưa bao phủ được các vấn đề liên quan đến té ngã như yếu tố nguy cơ, đánh giá nguy cơ, dự phòng và quản lý [13].

Một điều tra tại Hy Lạp cho thấy có tới 44,9% điều dưỡng có kiến thức chưa tốt về té ngã, 32,8% điều dưỡng có kiến thức ở mức trung bình và chỉ có 22,3% ở mức tốt Các nhà nghiên cứu cũng cho thấy những điều dưỡng có trình độ chuyên môn cao hơn thì có kiến thức về té ngã tốt hơn Những người tham gia nhiều các lớp tập huấn/ hội thảo về té ngã có kiến thức tốt hơn những người chưa từng hoặc ít tham gia.Các tác giả cũng kết luận những điều dưỡng có kiến thức tốt về té ngã cũng thực hành dự phòng té ngã tốt hơn

Sử dụng công cụ Nurses’ Falls Knowledge Test và Falls-Prevent Scale để đánh giá kiến thức của điều dưỡng về té ngã, Maree Johnson và các cộng sự nhận thấy còn nhiều lỗ hổng về vấn đề này Các tác giả đã đề xuất các chương trình can thiệp nhằm cải thiện vấn đề mà trọng tâm là sử dụng hình thức đào tạo E-learning Sau 8 tháng thực hiện các can thiệp các tác giả nhận thấy đã có sự cải thiện đáng kể về kiến thức của điều dưỡng trong dự phòng té ngã Các tác giả cũng nhận thấy có sự giảm số ca té ngã trong thời gian nghiên cứu Mặc dù sự thay đổi này chưa có ý nghĩa thống kê nhưng các tác giả đề xuất cần tiếp tục triển khai hình thức đào tạo E-learing về dự phòng té ngã cho điều dưỡng [14].

Một nghiên cứu tại King Abdul Aziz, Ả rập xê út cho thấy điểm trung bình kiến thức của điều dưỡng về té ngã là 16,26 điểm (0-20 điểm); một số ít điều dưỡng đã nhận thức được mối quan hệ giữa ngã với tê chân và trầm cảm

1.2.2.2 Nghiên cứu tại Việt Nam

Tại Việt Nam hiện nay chưa có nhiều công bố về thực trạng kiến thức về dự phòng té ngã của điều dưỡng Đa số các nghiên cứu tập trung mô tả kiến thức về an toàn người bệnh của điều dưỡng tại các bệnh viện, trong đó có đề cập đến nội dung về té ngã [4].

Sử dụng công cụ đánh giá Fall Knowledge Test trên các điều dưỡng tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Nam tác giả Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thúy đã kết luận: trong tổng số 47 điều dưỡng viên tham gia nghiên cứu, tỷ lệ điểm kiến thức đạt chiếm 38,3%, không đạt chiếm 61,7%; 80,9% thường xuyên cập nhật kiến thức về phòng ngừa nguy cơ té ngã và 85,1% đối tượng có nhu cầu tập huấn về phòng ngừa té ngã ĐD tại các khoa hệ ngoại có tỷ lệ điểm kiến thức ở mức độ đạt (66,7%) cao hơn ĐD tại các khoa hệ nội 8,7% (p Quy định này thống nhất các biện pháp đảm bảo an toàn người bệnh, người nhà người bệnh, nhân viên y tế và khách đến thăm trong phòng tránh ngã tại Bệnh viện HNĐK Nghệ An. Quy định này áp dụng với tất cả các khoa, phòng, trung tâm trong bệnh viện, tất cả nhân viên bệnh viện Điều dưỡng: sử dụng bảng kiểm nguy cơ té ngã MORSE để đánh giá nguy cơ té ngã của NB và dán vào hồ sơ bệnh án Ghi kết quả và hành động can thiệp (nếu có) vào phiếu chăm sóc; cập nhật thay đổi khi

NB chuyển khoa/trung tâm, thay đổi trạng thái sức khỏe…

Mặc dù Bệnh viện HNĐK Nghệ An đã ban hành quy định phòng ngừa té ngã tuy nhiên những nội dung đánh giá còn mang tính chung chung, chưa có số liệu cụ thể làm cơ sở củng cố hoạt động phòng ngừa té ngã góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh của ĐDV Mặt khác, kiến thức về phòng ngừa té ngã của ĐDV được trau dồi, tích lũy qua quá trình đào tạo chuyên nghiệp, kinh nghiệm công tác nhưng cũng sẽ bị mai một theo thời gian Vì vậy một trong những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động phòng ngừa té ngã cho người bệnh là can thiệp giáo dục cho đội ngũ ĐDV nhằm củng

Thực trạng kiến thức của điều dưỡng về phòng ngừa té ngã cho người bệnh tại BVHNĐK Nghệ An

2.2.1 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Điều dưỡng viên đang công tác tại Bệnh viện HNĐK Nghệ An, trực tiếp chăm sóc người bệnh tại bệnh viện, đồng ý tự nguyện tham gia trong nghiên cứu, không bị tác động của bất cứ yếu tố ép buộc nào. Điều dưỡng trưởng các khoa của bệnh viện đồng ý tham gia nghiên cứu.

NVYT đang làm việc tại bệnh viện đồng ý tham gia vào nghiên cứu, không phân biệt nhân viên trong biên chế hay nhân viên hợp đồng.

NVYT đi vắng trong thời gian nghiên cứu (đi học hoặc đang thực tập ở cơ sở y tế khác, nghỉ đẻ, nghỉ ốm hoặc đi công tác) và nhân viên không đồng ý tham gia vào nghiên cứu.

Thời gian: từ tháng 01/02/2023 đến 31/05/2023. Địa điểm nghiên cứu: tại Bệnh viện HNĐK Nghệ An

Sử dụng thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang.

Phương pháp thu thập số liệu bằng hình thức phỏng vấn trực tiếp dựa vào bộ câu hỏi đã chuẩn bị trước.

Cỡ mẫu cho nghiên cứu sử dụng cỡ mẫu toàn bộ Theo danh sách, các điều dưỡng đủ tiêu chuẩn tham gia nghiên cứu gồm 170 điều dưỡng.

Phần A: Các thông tin chung về đối tượng nghiên cứu (tuổi, giới tính , trình độ, thâm niên công tác);

Phần B: Kiến thức về té ngã (nguy cơ, đánh giá nguy cơ, dự phòng và quản lý);

Bộ công cụ đánh giá kiến thức về dự phòng té ngã gồm 24 câu hỏi với các đáp án đúng và sai Bộ công cụ này được xây dựng dựa trên công cụ “Fall prevention knowledge tests” của tác giả Patricia C Dykes và các cộng sự công bố năm 2019 [12] Đây là bộ công cụ được xây dựng dựa trên việc tổng quan các nghiên cứu trước đây về vấn đề này Các tác giả đã tìm kiếm được 402 bài báo có liên quan, tuy nhiên qua các vòng kiểm duyệt đã có nhiều bài báo bị loại bởi các lý do như: không mô tả cụ thể các công cụ đánh giá kiến thức về té ngã, kiểm tra năng lực của điều dưỡng hơn là kiến thức của họ về té ngã Cuối cùng chỉ còn

8 nghiên cứu được giữ lại Từ 8 nghiên cứu này các tác giả đã phân tích các điểm mạnh, điểm yếu và đề xuất một bộ công cụ mới Công cụ này được kiểm tra độ tin cậy bằng hệ số tetrachoric là 0,73 và kiểm tra tính giá trị bằng test CVI Các kết quả kiểm định cho thấy đây là một thang đo khá tốt để đánh giá kiến thức về té ngã của điều dưỡng Bộ công cụ sau khi chuyển ngữ tiếp tục được kiểm tra độ tin cậy bằng phương pháp test và retest Phỏng vấn trực tiếp 30 điều dưỡng bằng bộ công cụ 2 lần, mỗi lần cách nhau một tuần Kết quả phân tích tương quan cho thấy hệ số tương quan giữa hai lần phỏng vấn > 0.7 (đủ điều kiện sử dụng).Bộ công cụ để đánh giá kiến thức gồm 4 phần: Yếu tố nguy cơ té ngã (gồm câu C1, C4, C13, C14, C19, C21; Đánh giá nguy cơ té ngã (Gồm những câu C3, C5,C8, C11, C16, C18); Dự phòng té ngã: (Gồm những câu: C6, C9, C10, C15, C17, C23); Quản lý té ngã: (Gồm những câu: C2, C7, C12, C20, C22, C24).

Các tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá:

Kiến thức: Sử dụng phương pháp gán điểm để đánh giá kiến thức của đối tượng, trả lời mỗi ý đúng là 1 điểm, sai 0 điểm Tổng số ý trả lời đúng (answer keys) là 24 tương ứng với tổng số điểm là 24 Tham khảo một số nghiên cứu trước [4], [6], [7] kiến thức của điều dưỡng được phân thành các nhóm như sau:

Bảng 1 Tiêu chí phân loại kiến thức đối tượng nghiên cứu

Mức Tỷ lệ Mức độ Phân loại điểm %

0 - 6.99 0 - 29 Chưa có kiến thức Chưa đạt

Phương pháp quản lý, xử lý và phân tích số liệu:

Số liệu sau khi được thu thập sẽ được phân tích dựa trên phần mềm SPSS

22.0 Số liệu được miêu tả bằng bảng, biểu đồ dưới dạng giá trị số lượng / tỷ lệ

% dành cho các biến mô tả Kiểm định mối tương quan khi bình phương được sử dụng để xác định mối liên quan giữa các biến với mức ý nghĩa < 0,05. Đạo đức trong nghiên cứu: Được sự đồng ý của Hội đồng đề cương Được sự chấp thuận và cho phép của cơ sở nghiên cứu Được sự đồng ý của đối tượng tham gia nghiên cứu. Đây là một nghiên cứu hoàn toàn nhằm mục tiêu bảo vệ, phòng té ngã cho người bệnh, ngoài ra không nhằm mục đích nào khác.

Qua phân tích 170 phiếu phỏng vấn Điều dưỡng viên, kết quả nguyên cứu cụ thể như sau:

2.2.2.1 Một số thông tin chung về đối tượng nghiên cứu

Bảng 2.1 Tỷ lệ Điều dưỡng viên theo tuổi đời và giới tính (n = 170)

Nhóm Nam Nữ Tổng tuổi đời Số Tỷ lệ % Số Tỷ lệ % Số Tỷ lệ %

Kết quả bảng 2.1 cho thấy nhóm tuổi đời của điều dưỡng viên tham gia nghiên cứu từ 31- 45 tuổi cao nhất (61,7%), ở nhóm tuổi dưới 31 có tỷ lệ nữ giới cao nhất (86,3%).

Bảng 2.2 Thâm niên công tác của điều dưỡng tham gia nghiên cứu

Thâm Nam Nữ Tổng niên Số Tỷ lệ % Số Tỷ lệ % Số Tỷ lệ %

Kết quả bảng 2.2 chỉ ra rằng đa số Điều dưỡng viên là nữ giới (81,8 %) và có thâm niên công tác dưới 10 năm chiếm tỷ lệ cao nhất (51,8 %).

Bảng 2.3 Trình độ chuyên môn của đối tượng theo giới tính (n0)

Kết quả bảng 2.3 cho thấy đối tượng có trình độ trung cấp ở cả hai giới chiếm tỷ lệ cao nhất (36,5%), sau đó là đối tượng có trình độ đại học (33,5%) và đối tượng có trình độ cao đẳng (30%).

Bảng 2.4 Số lượng người bệnh phải chăm sóc 1 ngày (n0)

Số lượng bệnh Số lượng Tỷ lệ %

Kết quả bảng 2.4 cho thấy đối tượng có số người bệnh chăm sóc trung bình/ngày dưới 10 người bệnh là (58,8%), đối tượng chăm sóc trên 10 người bệnh/ngày (41,2%).

Bảng 2.5 Đã tham gia các lớp đào tạo về té ngã (n0)

Số lượng Tỷ lệ % Đã tham gia 111 65,3 %

Kết quả bảng 2.5 cho thấy vẫn còn 34,7 % chưa tham gia các lớp đào tạo về phòng ngừa té ngã.

2.2.2.2 Thực trạng kiến thức về phòng ngừa té ngã cho người bệnh của điều dưỡng viên.

Bảng 2.6 Thực trạng kiến thức đúng của điều dưỡng về nguy cơ té ngã (n0)

Nội dung Số Tỷ lệ % lượng Nguy cơ ngã trong bệnh viện là không thể tránh khỏi 106 62,4 Người bệnh có nguy cơ bị ngã sẽ có khả năng cao bị 82 48,2 ngã trong quá trình nằm viện.

Một lý do phổ biến khiến người bệnh ngã là vì kế 90 59,2 hoạch phòng ngừa té ngã của họ không được tuân thủ.

Một người bệnh 75 tuổi nhập viện vì đau bụng dữ dội 119 70,2 với dáng đi yếu, cộng thêm có tiền sử ngã và loãng xương Nguy cơ ngã của người này là do tuổi tác.

Tiền sử té ngã là một yếu tố dự báo mạnh mẽ về nguy 126 74,1 cơ té ngã trong tương lai.

Người bệnh ngã có nguy cơ cao bị ngã lần nữa và 136 80,0 trong hoàn cảnh tương tự.

Kết quả bảng 2.6 cho thấy có 80% số điều dưỡng có kiến thức đúng về việc người bệnh ngã có nguy cơ cao bị ngã lần nữa và trong hoàn cảnh tương tự.

Bảng 2.7 Thực trạng kiến thức đúng của điều dưỡng về đánh giá nguy cơ té ngã

Nội dung Số Tỷ lệ lượng % Điều dưỡng có khả năng đánh giá nguy cơ té ngã của 70 41,2 người bệnh tốt hơn so với các thang điểm sàng lọc nguy cơ ngã.

Thang điểm sàng lọc nguy cơ ngã dự đoán người bệnh có 112 65,9 khả năng ngã vì các vấn đề sinh lý.

Các bệnh viện nên phát triển các mẫu đánh giá rủi ro té 15 8,8 ngã phù hợp của riêng mình.

Tất cả người bệnh sử dụng thiết bị hỗ trợ đều bị rối loạn 41 24,1 dáng đi và cần được đánh giá nguy cơ

Mục đích của sàng lọc rủi ro té ngã là xác định những 141 82,9 người bệnh cần có kế hoạch phòng ngừa té ngã.

Kết quả bảng 2.7 cho thấy chỉ có 8,8% số điều dưỡng biết rằng các bệnh viện nên phát triển các mẫu đánh giá rủi ro té ngã phù hợp của riêng mình

Bảng 2.8 Thực trạng kiến thức đúng của điều dưỡng về dự phòng té ngã

Nội dung Số Tỷ lệ lượng

Nguy cơ té ngã của người bệnh do các vấn đề về sinh lý có thể được ngăn chặn bằng cách cung cấp một môi trường an toàn; ví dụ: đường thông thoáng đến phòng tắm, phòng không lộn xộn, giày dép tốt.

Nên lắp đặt hệ thống báo động tại giường bệnh và ghế cho tất cả các người bệnh sàng lọc dương tính có nguy cơ bị ngã.

Báo động giường và ghế nên được kích hoạt cho tất cả các người bệnh bị rối loạn dáng đi.

Mỗi người bệnh nên có kế hoạch phòng ngừa té ngã phù hợp cho bản thân họ.

Giao tiếp thường xuyên với người bệnh về nguy cơ chấn thương và ngã có thể làm giảm nguy cơ ngã của họ.

Người bệnh có nguy cơ té ngã thấp không cần có kế hoạch 138 81,2 phòng ngừa té ngã.

Người bệnh suy giảm khả năng vận động nên sử dụng 153 90 dịch vụ vật lý trí liệu hoặc sử dụng một dụng cụ đi bộ thích hợp

Kết quả bảng 2.8 cho thấy có tới 90% số điều dưỡng viên biết được rằng: Người bệnh suy giảm khả năng vận động nên sử dụng dịch vụ vật lý trí liệu hoặc sử dụng một dụng cụ đi bộ thích hợp

Bảng 2.9 Thực trạng kiến thức đúng của điều dưỡng về quản lý té ngã

Nội dung Số Tỷ lệ lượng %

BÀN LUẬN

Thực trạng kiến thức của điều dưỡng về phòng ngừa té ngã cho người bệnh

Ngã trong bệnh viện là một tai nạn thương tích có thể phòng ngừa Với vai trò của ngành điều dưỡng là giúp quản lý chăm sóc sức khỏe trong xã hội, xây dựng chương trình phòng ngừa rủi ro té ngã, điều dưỡng thực hành lâm sàng sẽ giúp tránh được nhiều nguy cơ ngã người bệnh, do đó tiết kiệm cuộc sống và tiền bạc Kết quả của nghiên cứu này đã cho thấy được một phần về kiến thức phòng ngừa té ngã của điều dưỡng và có thể cung cấp các bằng chứng cho các chương trình can thiệp thích hợp về sau. Ở Việt Nam, tại Điều 4 Thông tư số 07/2011/TT-BYT hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện: “Bảo đảm an toàn và phòng ngừa sai sót chuyên môn kỹ thuật trong chăm sóc người bệnh” [8] và Điều 7 Thông tư số 19/2013/ TT-BYT hướng dẫn thực hiện quản lý chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện “Triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn người bệnh và NVYT” trong đó bao gồm hoạt động “phòng ngừa người bệnh bị ngã” vai trò của điều dưỡng trong công tác phòng ngừa té ngã được quy định cụ thể Để thực hiện phòng ngừa người bệnh bị ngã, người điều dưỡng cần phải có kiến thức về phòng ngừa nguy cơ té ngã: Nguy cơ té ngã; Đánh giá nguy cơ té ngã; Dự phòng té ngã và Quản lý té ngã.

Qua khảo sát kiến thức đúng của điều dưỡng về nguy cơ té ngã (bảng 3.6) nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có 37,6% điều dưỡng cho rằng không có nguy cơ té ngã cho người bệnh trong bệnh viện Có 51,8 % điều dưỡng có ý kiến người bệnh có nguy cơ té ngã sẽ không có khả năng bị ngã trong quá trình nằm viện Đây có thể đã là nguyên nhân dẫn đến người bệnh không được giám sát chặt chẽ trong phòng ngừa té ngã Kết quả khảo sát số lượng nội dung kiến thức đúng về nguy cơ té ngã mà đối tượng có thể cùng lúc trả lời được ở 3/6 câu đúng là 33,5%, đúng cả 6 câu chỉ có 10%.

Kiến thức đúng của điều dưỡng về đánh giá nguy cơ té ngã (bảng 3.7), nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng đa số điều dưỡng (91,2%) trả lời các bệnh viện không nên phát triển các mẫu đánh giá rủi ro té ngã phù hợp của riêng mình 75,9% điều dưỡng trả lời tất cả người bệnh sử dụng thiết bị hỗ trợ đều không bị rối loạn dáng đi và không cần đánh giá nguy cơ Như thế số người bệnh có nguy cơ té ngã có thể đã bị bỏ qua không được đánh giá nguy cơ té ngã và sẽ không được phòng ngừa té ngã trong kế hoạch chăm sóc người bệnh nói chung Kết quả khảo sát số lượng nội dung kiến thức đúng về đánh giá nguy cơ té ngã mà đối tượng có thể cùng lúc trả lời được ở 2/5 câu đúng là 48,8%, đúng cả 5 câu chỉ có 1,2%.

Kiến thức đúng của điều dưỡng về phòng ngừa té ngã (bảng 3.8), nghiên cứu của chúng tôi cho thấy chỉ có 3,5% điều dưỡng trả lời rằng nguy cơ té ngã của người bệnh do các vấn đề về sinh lý có thể được ngăn chặn bằng cách cung cấp một môi trường an toàn; ví dụ: đường thông thoáng đến phòng tắm, phòng không lộn xộn, giầy dép tốt 7,1% điều dưỡng cho là nên lắp đặt hệ thống báo động tại giường bệnh và ghế cho tất cả các người bệnh sàng lọc dương tính có nguy cơ bị ngã Số lượng nội dung kiến thức đúng về dự phòng té ngã mà đối tượng có thể cùng lúc trả lời được ở 4/6 câu đúng là 44,7%, đúng cả 6 câu chỉ có 1,2%.

Kiến thức đúng của điều dưỡng về quản lý té ngã (bảng 3.9), nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có 87,6% điều dưỡng đã trả lời đúng rằng khi có kế hoạch phòng ngừa té ngã chính xác và được thực hiện, việc té ngã được ngăn chặn ở khoảng 75% người bệnh có nguy cơ 79,4% Điều dưỡng viên cần phải quản lý tốt nhóm người bệnh có nhiều vấn đề y tế thường phải dùng nhiều loại thuốc và yêu cầu các biện pháp can thiệp cá nhân nhắm vào cả triệu chứng và tác dụng phụ của thuốc Số lượng nội dung kiến thức đúng về quản lý té ngã mà đối tượng có thể cùng lúc trả lời được ở 3/6 câu đúng là 41,8%, đúng cả 6 câu chỉ có 0,6%.

Kiến thức chung của điều dưỡng về té ngã, nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có 56,5% điều dưỡng ở mức đạt Tỷ lệ này cao hơn so với nghiên cứu năm

2019 của Nguyễn Thị Thúy (38,3) [6]; điều dưỡng có kiến thức không đạt chiếm

Ưu, nhược điểm tại đơn vị

Trong công tác chăm sóc người bệnh luôn được sự quan tâm chỉ đạo của Ban giám đốc Bệnh viện, các phòng chức năng, trưởng các khoa phòng cùng toàn thể nhân viên Bệnh viện Đội ngũ nhân viên y tế (bác sỹ, điều dưỡng, kỹ thuật viên…) luôn tích cực, thường xuyên học tập để nâng cao trình độ chuyên môn cũng như tinh thần phục vụ người bệnh Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế tại bệnh viện đầy đủ, hiện đại nên đáp ứng được nhu cầu của người bệnh. + Cầu thang có tay vịn để người bệnh có thể phòng té ngã khi di chuyển. + Có các biển cảnh báo các khu vực nguy hiểm, dễ ngã để người bệnh có thể phòng ngừa. Đặc biệt là đội ngũ điều dưỡng viên luôn chủ động trong công tác chăm sóc, tư vấn, hướng dẫn giáo dục sức khỏe về cách chăm sóc, chế độ dinh dưỡng, vận động, vệ sinh… cho người bệnh,thực hiện đúng và đầy đủ các y lệnh của bác sĩ Bệnh viện cũng đã áp dụng thông tư 31/2021/TT-BYT ngày 31/12/2021 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện Bệnh viện thường xuyên mở các lớp tập huấn về dự phòng té ngã cho người bệnh và điều dưỡng viên trong bệnh viện luôn tham gia rất nghiêm túc.

Các Điều dưỡng viên luôn tận tình quan tâm đến tâm tư nguyện vọng của người bệnh, lắng nghe ý kiến của người bệnh và gia đình người bệnh một cách tiếp thu xây dựng.

Hiện nay, số lượng người bệnh khá đông, bệnh nhân nặng nhiều, trong khi đó số lượng nhân viên y tế có hạn, phải phục vụ nhiều đối tượng nên công tác chăm sóc người bệnh còn gặp nhiều khó khăn.

Trình độ của đội ngũ điều dưỡng còn chưa đồng đều, một số ít điều dưỡng còn chưa phát huy được hết khả năng của mình, sự chủ động trong công việc chưa cao còn phụ thuộc vào sự phân công của điều dưỡng trưởng và y lệnh của bác sĩ.

Các lớp tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ điều dưỡng còn hạn chế về số buổi và nội dung.

Vật tư trang thiết bị cho công tác chăm sóc người bệnh chưa đáp ứng đầy đủ ở một số thời điểm người bệnh đông.

Ngày đăng: 22/04/2024, 16:27

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2. Toàn cảnh Bệnh viện Hữu Nghị Đa Khoa Nghệ An - kiến thức của điều dưỡng về phòng ngã cho người bệnh điều trị nội trú tại bệnh viện hữu nghị đa khoa nghệ an năm 2023
Hình 2. Toàn cảnh Bệnh viện Hữu Nghị Đa Khoa Nghệ An (Trang 22)
Bảng 2.1. Tỷ lệ Điều dưỡng viên theo tuổi đời và giới tính (n = 170) - kiến thức của điều dưỡng về phòng ngã cho người bệnh điều trị nội trú tại bệnh viện hữu nghị đa khoa nghệ an năm 2023
Bảng 2.1. Tỷ lệ Điều dưỡng viên theo tuổi đời và giới tính (n = 170) (Trang 26)
Bảng 2.2. Thâm niên công tác của điều dưỡng tham gia nghiên cứu (n=170) - kiến thức của điều dưỡng về phòng ngã cho người bệnh điều trị nội trú tại bệnh viện hữu nghị đa khoa nghệ an năm 2023
Bảng 2.2. Thâm niên công tác của điều dưỡng tham gia nghiên cứu (n=170) (Trang 27)
Bảng 2.3. Trình độ chuyên môn của đối tượng theo giới tính (n=170) - kiến thức của điều dưỡng về phòng ngã cho người bệnh điều trị nội trú tại bệnh viện hữu nghị đa khoa nghệ an năm 2023
Bảng 2.3. Trình độ chuyên môn của đối tượng theo giới tính (n=170) (Trang 28)
Bảng 2.5. Đã tham gia các lớp đào tạo về té ngã (n=170) - kiến thức của điều dưỡng về phòng ngã cho người bệnh điều trị nội trú tại bệnh viện hữu nghị đa khoa nghệ an năm 2023
Bảng 2.5. Đã tham gia các lớp đào tạo về té ngã (n=170) (Trang 29)
Bảng 2.6. Thực trạng kiến thức đúng của điều dưỡng về nguy cơ té ngã (n=170) - kiến thức của điều dưỡng về phòng ngã cho người bệnh điều trị nội trú tại bệnh viện hữu nghị đa khoa nghệ an năm 2023
Bảng 2.6. Thực trạng kiến thức đúng của điều dưỡng về nguy cơ té ngã (n=170) (Trang 29)
Bảng 2.7. Thực trạng kiến thức đúng của điều dưỡng về đánh giá nguy cơ té ngã - kiến thức của điều dưỡng về phòng ngã cho người bệnh điều trị nội trú tại bệnh viện hữu nghị đa khoa nghệ an năm 2023
Bảng 2.7. Thực trạng kiến thức đúng của điều dưỡng về đánh giá nguy cơ té ngã (Trang 30)
Bảng 2.8. Thực trạng kiến thức đúng của điều dưỡng về dự phòng té ngã - kiến thức của điều dưỡng về phòng ngã cho người bệnh điều trị nội trú tại bệnh viện hữu nghị đa khoa nghệ an năm 2023
Bảng 2.8. Thực trạng kiến thức đúng của điều dưỡng về dự phòng té ngã (Trang 31)
Bảng 2.9. Thực trạng kiến thức đúng của điều dưỡng về quản lý té ngã (n=170) - kiến thức của điều dưỡng về phòng ngã cho người bệnh điều trị nội trú tại bệnh viện hữu nghị đa khoa nghệ an năm 2023
Bảng 2.9. Thực trạng kiến thức đúng của điều dưỡng về quản lý té ngã (n=170) (Trang 33)
Bảng 2.11. Phân loại kiến thức chung của điều dưỡng về té ngã (n=170) - kiến thức của điều dưỡng về phòng ngã cho người bệnh điều trị nội trú tại bệnh viện hữu nghị đa khoa nghệ an năm 2023
Bảng 2.11. Phân loại kiến thức chung của điều dưỡng về té ngã (n=170) (Trang 34)
Bảng 2.10. Điểm trung bình kiến thức về té ngã của điều dưỡng (n=170) - kiến thức của điều dưỡng về phòng ngã cho người bệnh điều trị nội trú tại bệnh viện hữu nghị đa khoa nghệ an năm 2023
Bảng 2.10. Điểm trung bình kiến thức về té ngã của điều dưỡng (n=170) (Trang 34)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w