1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

kiến thức thái độ thực hành về dự phòng và sàng lọc ung thư cổ tử cung của phụ nữ đến khám tại bệnh viện phụ sản thái bình năm 2023

120 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kiến thức, thái độ, thực hành về dự phòng và sàng lọc ung thư cổ tử cung của phụ nữ đến khám tại Bệnh viện Phụ sản Thái Bình năm 2023
Chuyên ngành Y học
Thể loại Luận văn
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thái Bình
Định dạng
Số trang 120
Dung lượng 1,85 MB

Cấu trúc

  • Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU (10)
    • 1.1. Sơ lược về ung thư cổ tử cung (10)
    • 1.2. Thực trạng nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành của phụ nữ về dự phòng và sàng lọc ung thư cổ tử cung trên thế giới và Việt Nam (20)
    • 1.3. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng và sàng lọc ung thư cổ tử cung (26)
    • 1.4. Khung lý thuyết (30)
    • 1.5. Đôi nét về Bệnh viện Phụ Sản Thái Bình (35)
  • Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (36)
    • 2.1. Đối tượng nghiên cứu (36)
    • 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu (36)
    • 2.3. Thiết kế nghiên cứu (36)
    • 2.4. Cỡ mẫu (36)
    • 2.5. Phương pháp chọn mẫu (37)
    • 2.6. Phương pháp thu thập số liệu (37)
    • 2.7. Biến số nghiên cứu (39)
    • 2.8. Các khái niệm và thước đo, tiêu chuẩn đánh giá (41)
    • 2.11. Sai số và biện pháp khắc phục (44)
  • Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (45)
    • 3.1. Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (45)
    • 3.2. Kiến thức, thái độ và thực hành về dự phòng và sàng lọc UTCTC của ĐTNC (47)
    • 3.3. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng và sàng lọc UTCTC của ĐTNC (63)
  • Chương 4: BÀN LUẬN (70)
    • 4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (70)
    • 4.2. Kiến thức, thái độ và thực hành về dự phòng và sàng lọc UTCTC của ĐTNC (71)
    • 4.3. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng và sàng lọc UTCTC của ĐTNC (82)
    • 4.4. Những điểm mạnh và hạn chế của đề tài (86)
  • KẾT LUẬN (88)

Nội dung

Thực trạng nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành của phụ nữ về dự phòng và sàng lọc ung thư cổ tử cung trên thế giới và Việt Nam...141.3.. Một trong những lý do dẫn đến tình trạng

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

Phụ nữ đến khám tại Bệnh viện Phụ Sản Thái Bình từ tháng 3/2023 đến tháng 5/2023.

+Những phụ nữ từ 21 – 65 tuổi [3]

+Có khả năng giao tiếp, đọc và hiểu tiếng Việt

+Đồng ý tham gia vào nghiên cứu.

+Những phụ nữ đang mắc và điều trị UTCTC

+Không đồng ý tham gia nghiên cứu

Thời gian và địa điểm nghiên cứu

- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 3/2023 đến tháng 6/2023.

- Địa điểm: Bệnh viện Phụ Sản Thái Bình.

Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả cắt ngang.

Cỡ mẫu

Áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho 1 tỷ lệ ×( ) n= ( ⁄ ) ×

Trong đó: n: Cỡ mẫu tối thiểu dành cho người nghiên cứu.

Z: hệ số tin cậy (với độ tin cậy 95% và mức ý nghĩa thống kê lấy α 0,05 thì Z0,975= 1,96).

+ p: là tỷ lệ phụ nữ có kiến thức đạt về dự phòng UTCTC Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Hạnh [6], tỷ lệ phụ nữ có kiến thức đạt về dự phòng UTCTC là 36,3% Nên chúng tôi chọn p = 0,363.

+ d: là sai số chấp nhận được, ước tính d = 0,05.

Thay vào công thức ta có n = 356 Ước lượng tỷ lệ sai số trong quá trình thu thập số liệu là khoảng 10% Vậy cỡ mẫu cần thu thập tối thiểu là 392 phụ nữ Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 400 phụ nữ.

Phương pháp chọn mẫu

Chọn mẫu thuận tiện, tất cả các đối tượng đến khám tại bệnh viện PhụSản Thái Bình thỏa mãn tiêu chuẩn lựa chọn đều được đưa vào nghiên cứu cho đến khi đủ cỡ mẫu.

Phương pháp thu thập số liệu

Bước 1: Xây dựng, thử nghiệm và hoàn thiện công cụ nghiên cứu

Xây d ự ng b ộ câu h ỏ i: Bộ câu hỏi do nhóm nghiên cứu xây dựng dựa vào tài liệu về Hướng dẫn dự phòng và kiểm soát UTCTC của Bộ Y tế [3], kế hoạch hành động quốc gia về dự phòng và kiểm soát UTCTC giai đoạn 2016-

2025 [4], đồng thời tham khảo bộ câu hỏi của các nghiên cứu về dự phòng UTCTC trước đây của một số tác giả [6], [15].

Xin ý ki ế n chuyên gia: Chuyên gia bao gồm 1 Tiến sĩ Y học tại

Trường Đại học Y Dược Thái Bình, đang giảng dạy tại Bộ môn Phụ Sản, 1 chuyên gia là Ths.BSCKII chuyên ngành Sản phụ khoa đang công tác tại Bệnh viện Phụ Sản Thái Bình, 1 chuyên gia là Thạc sĩ Điều dưỡng tại Trường Đại học Y Dược Thái Bình, đang giảng dạy tại Bộ môn Điều dưỡng Sản Nhi.

Bộ công cụ được chuyển đến các chuyên gia để xin ý kiến, ý kiến được các chuyên gia đánh giá và cho ý kiến ngay đối với chủ nhiệm đề tài về một số nội dung sau:

- Trình bày lại ý của một số câu hỏi để ĐTNC dễ hiểu.

- Sắp xếp lại thứ tự các câu hỏi trong bộ công cụ cho hợp lý.

- Chỉnh sửa một số nội dung của câu hỏi để chính xác hơn.

Sau đó, bộ công cụ được chỉnh sửa phù hợp theo ý kiến của chuyên gia. Kết quả, cả 3 chuyên gia đã đồng ý về nội dung được xây dựng trong bộ công cụ nghiên cứu.

Th ử nghi ệ m b ộ công c ụ : trước khi tiến hành thu thập chính thức, bộ câu hỏi đã được thử nghiệm và chỉnh sửa thông qua điều tra thử với 30 phụ nữ

21 - 65 tuổi tới khám phụ khoa Sau khi thử nghiệm không có lỗi bất thường đến từ nguồn dữ liệu cũng như bộ công cụ (không xuất hiện lỗi logic, thừa, thiếu thông tin ) nên bộ công cụ không điều chỉnh gì thêm.

Bước 2: Tập huấn (nội dung thu thập số liệu): Đối tượng tập huấn: là các thành viên nghiên cứu đề tài, gồm nghiên cứu viên và 5 sinh viên điều dưỡng đang thực tập tại khoa khám bệnh Bệnh viện Phụ Sản Thái Bình.

Nội dung tập huấn: thời gian, địa điểm thu thập số liệu của đối tượng nghiên cứu, cách tiếp cận và cách phát bộ câu hỏi cũng như cách hỗ trợ đối tượng nghiên cứu hoàn thành bộ câu hỏi.

Bước 3: Điều tra, giám sát:

Sau khi các ĐTNC hoàn thành thủ tục khám xong, họ sẽ được mời về phòng riêng đã được chuẩn bị trước tại khoa khám bệnh của Bệnh viện Phụ Sản Thái Bình Tại đây, họ được thông báo về mục đích cũng như nội dung của nghiên cứu Nếu đồng ý tham gia vào nghiên cứu, điều tra viên sẽ tiến hành phát bộ câu hỏi cho họ để họ tự điền Trong quá trình trả lời các câu hỏi, nếu ĐTNC gặp khó khăn đều được điều tra viên hỗ trợ Thời gian hoàn thành khoảng 15 - 20 phút.

Bước 4: Thu thập phiếu điều tra: Cuối mỗi buổi điều tra, nhóm nghiên cứu kiểm tra lại phiếu điều tra về số lượng, chất lượng nội dung câu hỏi, những phiếu nào chưa điền đủ, đúng yêu cầu thì loại bỏ phiếu đó.

Biến số nghiên cứu

2.7.1 Nhóm bi ế n s ố v ề thông tin chung c ủ a đố i t ượ ng nghiên c ứ u

- Thu nhập trung bình hàng tháng

- Tiền sử gia đình có người mắc UTCTC

2.7.2 Nhóm bi ế n s ố ki ế n th ứ c v ề d ự phòng và sàng l ọ c UTCTC

Là kiến thức bao gồm đặc điểm bệnh UTCTC (mức độ trầm trọng của bệnh, nguyên nhân gây ra bệnh, triệu chứng, yếu tố nguy cơ…) và các phương pháp dự phòng và sàng lọc UTCTC (tiêm phòng vaccine, các phương pháp dự phòng, các phương pháp sàng lọc…).

- Ki ế n th ứ c v ề đặ c đ i ể m b ệ nh UTCTC:

+UTCTC là loại ung thư phổ biến ở phụ nữ

+Độ tuổi dễ mắc UTCTC

+UTCTC lây từ người này sang người khác

+UTCTC có thể điều trị khỏi hoàn toàn

+Nguyên nhân chính gây ra bệnh UTCTC

+Những biểu hiện của bệnh UTCTC

+Yếu tố nguy cơ mắc bệnh UTCTC

- Ki ế n th ứ c v ề d ự phòng và sàng l ọ c ung th ư c ổ t ử cung

+UTCTC có thể dự phòng

+Biện pháp dự phòng UTCTC

+Nghe/ biết đến vaccine HPV dự phòng UTCTC

+Đối tượng được khuyến cáo đi tiêm phòng vaccine HPV

+Độ tuổi được khuyến khích đi tiêm vaccine phòng UTCTC

+Nghe/ biết đến khám sàng l ọc UTCTC

+Lợi ích của khám sàng lọc UTCTC

+Phương pháp sàng lọc UTCTC

+Độ tuổi nên đi khám sàng lọc

+Tần suất đi khám sàng lọc

+Nguồn thông tin về UTCTC

2.7.3 Nhóm bi ế n s ố thái độ d ự phòng và sàng l ọ c UTCTC

Gồm các biến số liên quan đến ý kiến của ĐTNC về các vấn đề nghiêm trọng của bệnh UTCTC, sự cần thiết khám phụ khoa định kỳ, tiêm vaccine, khám sàng lọc và QHTD an toàn…

-UTCTC là một bệnh nghiêm trọng

-Bất kỳ phụ nữ nào cũng có thể mắc UTCTC

- Cơ hội chữa bệnh UTCTC tốt hơn khi bệnh được phát hiện ở giai đoạn sớm

-Vaccine HPV là an toàn khi tiêm

-Tiêm vaccine HPV có thể dự phòng được UTCTC

- Tiêm phòng vaccine HPV trước khi quan hệ tình dục lần đầu tiên là cần thiết

-Quan hệ tình dục an toàn góp phần ngăn ngừa UTCTC

- Khám sàng lọc UTCTC là cần thiết để phát hiện sớm và điều trị kịp thời

- Tôi có thể đi khám phát hiệ n sớm UTCTC dù có tốn kém thời gian và tiền bạc.

2.7.4 Nhóm bi ế n s ố th ự c hành d ự phòng và sàng l ọ c UTCTC

Biến thực hành dự phòng UTCTC gồm các biến số liên quan đến hành vi dự phòng UTCTC của các ĐTNC như khám phụ khoa định kỳ, tiêm phòng vaccine HPV, khám sàng lọc….

-Tiền sử khám phụ khoa định kỳ

-Tiền sử tiêm vaccine phòng UTCTC

-Tuổi thực hiện tiêm phòng

-Số mũi vaccine đã được tiêm

-Lý do không tiêm phòng

-Thực hiện dự phòng UTCTC

-Tiền sử khám sàng lọc UTCTC

-Số lần đi khám sàng lọc UTCTC

-Định kỳ đi khám sàng lọc UTCTC

-Địa điểm thực hiện khám sàng lọc

-Lý do không đi khám sàng lọc UTCTC

Các khái niệm và thước đo, tiêu chuẩn đánh giá

Số liệu được thu thập với hình thức phỏng vấn (thông qua bộ câu hỏi): Kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng và sàng lọc UTCTC.

Bộ câu hỏi được thiết kế gồm 5 phần:

- Phần I: Thông tin cá nhân chung của đối tượng nghiên cứu: Gồm 8 câu hỏi từ câu A1- A8.

- Phần II: Kiến thức về đặc điểm bệnh UTCTC: Gồm 9 câu hỏi từ câu B1 đến B9.

- Phần III: Kiến thức về các biện pháp dự phòng và sàng lọc UTCTC: Gồm 12 câu hỏi từ câu B10 đến B21.

- Phần IV: Thái độ dự phòng và sàng lọc UTCTC: Gồm 9 câu hỏi từ câu C1 đến C9.

-Phần V: Thực hành dự phòng và sàng lọc UTCTC: Gồm 12 câu hỏi từ câu D1 đến D12.

2.8.2 Tiêu chu ẩ n đ ánh giá (chi ti ế t t ạ i ph ụ l ụ c 4) Đ ánh giá ki ế n th ứ c c ủ a Đ TNC v ề d ự phòng và sàng l ọ c UTCTC:

- Kiến thức là sự hiểu biết của ĐTNC liên quan đến dự phòng và sàng lọc UTCTC.

- Dựa vào câu trả lời của ĐTNC để đánh giá kiến thức của họ Cho điểm mỗi câu trả lời đúng ĐTNC theo từng mức độ, trả lời sai 0 điểm, sau đó tính tổng điểm kiến thức Tổng số điểm kiến thức tối đa là 46 điểm, số điểm càng cao thì kiến thức dự phòng và sàng lọc UTCTC của phụ nữ trong trong nghiên cứu càng tốt.

- Những ĐTNC có điểm kiến thức ≥ 70% tổng điểm (≥ 33 điểm) được coi là có kiến thức đạt [6].

- Những ĐTNC có điểm kiến thức < 70% tổng điểm (< 33 điểm) được coi là có kiến thức chưa đạt [6]. Đ ánh giá thái độ c ủ a Đ TNC v ề d ự phòng và sàng l ọ c UTCTC:

- Thái độ là những biểu hiện ra bên ngoài của ĐTNC về những quan điểm liên quan đến dự phòng và sàng lọc UTCTC.

- Sử dụng thang đo thái độ Likert 5 mức độ: hoàn toàn đồng ý, đồng ý,không ý kiến, không đồng ý, hoàn toàn không đồng ý Nghiên cứu này có 9 quan điểm được sử dụng để đo lường thái độ của phụ nữ (từ C1 - C9) Mỗi câu ĐTNC chọn hoàn toàn đồng ý 2 điểm, đồng ý 1 điểm, các mức chọn còn lại được 0 điểm Tổng số điểm thái độ tối đa là 18 điểm, số điểm càng cao thì thái độ dự phòng và sàng lọc UTCTC của phụ nữ càng tích cực.

-Những ĐTNC có điểm thái độ ≥ 70% tổng điểm (≥ 13 điểm) được coi là có thái độ tích cực [6].

-Những ĐTNC có điểm thái độ < 70% tổng điểm (< 13 điểm) được coi là có thái độ chưa tích cực [6]. Đ ánh giá th ự c hành c ủ a Đ TNC v ề d ự phòng và sàng l ọ c UTCTC:

- Dựa vào câu trả lời của ĐTNC để đánh giá thực hành của họ Cho điểm mỗi câu trả lời đúng ĐTNC, trả lời sai 0 điểm, sau đó tính tổng điểm thực hành Tổng số điểm thực hành tối đa là 14 điểm, số điểm càng cao thì thực hành dự phòng và sàng lọc UTCTC của ĐTNC càng cao.

- Những ĐTNC có điểm thực hành ≥ 70% tổng điểm (≥ 10 điểm) được coi là có thực hành đạt [6].

- Những ĐTNC có điểm thực hành < 70% tổng điểm (< 10 điểm) được coi là có thực hành chưa đạt [6].

2.9 Phương pháp phân tích số liệu

-Số liệu được nhập và phân tích bằng phần mềm SPSS 20.0.

-Các số liệu được trình bày dưới dạng số lượng và tỷ lệ phần trăm (%), Khi bình phương, tỷ suất chênh OR và khoảng tin cậy 95% để tìm hiểu mối liên quan giữa các yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng và sàng lọc UTCTC của phụ nữ đến khám tại Bệnh viện Phụ Sản Thái Bình, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê đánh giá ở ngưỡng xác suất p < 0,05.

2.10 Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu

- Nghiên cứu đã được Hội đồng Khoa học và Đạo đức thông qua Quyết định số 887/GCN-HĐĐĐ ngày 18 tháng 4 năm 2023.

- Nghiên cứu được tiến hành với sự đồng ý của Bệnh viện Phụ Sản

- Trước khi trả lời ĐTNC đ ã được giải thích rõ về mục đích nghiên cứu Quá trình lấy số liệu nghiên cứu chỉ được tiến hành khi có sự đồng ý của người tham gia, trường hợp nếu thấy không thích hợp, ĐTNC có thể từ chối không tham gia.

- Các thông tin thu thập được chỉ sử dụng vào mục đích nghiên cứu Tất cả các thông tin về việc tham gia vào nghiên cứu của người tham gia nghiên cứu sẽ được bảo mật và sẽ không được tiết lộ với bất kỳ ai không có trách nhiệm với người tham gia nghiên cứu.

Sai số và biện pháp khắc phục

Trong quá trình nghiên cứu có thể gặp các sai số sau:

- Sai số nhớ lại hoặc ước lượng khi hỏi những câu hỏi liên quan đến quá khứ, thời gian của ĐTNC.

2.11.2 Bi ệ n pháp kh ắ c ph ụ c sai s ố

- Sai số trong quá trình thu thập số liệu: thu thập thiếu hoặc sai thông tin do lỗi chủ quan của điều tra viên điền sai câu trả lời của ĐTNC, đối tượng trả lời không đúng sự thật.

- Thiết kế bộ câu hỏi chặt chẽ, rõ ràng, đúng mục tiêu, dễ hiểu và thử nghiệm và chỉnh sửa bộ công cụ trước khi tiến hành thu thập số liệu chính thức.

-Giải thích rõ cho đối tượng nghiên cứu mục đích nghiên cứu.

- Điều tra viên được tập huấn cẩn thận về kỹ năng sử dụng bộ câu hỏi, kỹ năng tiếp cận đối tượng và làm thử trước khi tiến hành thu thập số liệu.

- Điều tra viên thu thập đủ thông tin, chính xác, trung thực, khách quan trước khi kết thúc phỏng vấn, điều tra viên cần kiểm tra lại tất cả các phiếu, nếu phiếu nào thiếu thông tin cần hỏi lại ĐTNC.

-Giám sát chặt chẽ quá trình thu thập số liệu.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

B ả ng 3.1 Đặ c đ i ể m tu ổ i, dân t ộ c, n ơ i s ố ng, ngh ề nghi ệ p c ủ a đố i t ượ ng nghiên c ứ u (n = 400) Đặc điểm Phân loại Tần số (n) Tỷ lệ %

Nông thôn 300 75,0 Đang học/Thất nghiệp/ 28 7,0

Nhận xét: Đa số phụ nữ trong nghiên cứu thuộc độ tuổi 30 - 50 (69,8%) và thuộc dân tộc Kinh (99,3%) Tỷ lệ phụ nữ sống ở nông thôn chiếm 75% và chủ yếu là công nhân (59,3%).

Bảng 3.2 Đặc điểm trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, thu nhập và tiền sử gia đình của đối tượng nghiên cứ u (n = 400) Đặc điểm Phân loại Tần số (n) Tỷ lệ %

Trung h ọc cơ sở (THCS) 159 39,8

Trình độ học vấn (THPT)

Trung cấp/Cao đẳng/Đại 39 9,8 học/Sau Đại học

(TC/CĐ/ĐH/ sau ĐH) Đang sống cùng chồng 372 93,0

Tình trạng hôn nhân Li thân 3 0,8

Thu nhập trung bình < 5.000.000 đồng 83 20,8 cá nhân ≥ 5.000.000 đồng 317 79,3

Tiền sử gia đình có Có 49 12,2 người mắc UTCTC Không 351 87,8

Phụ nữ có trình độ học vấn THPT và THCS chiếm tỷ lệ cao nhất, lần lượt là 40,8% và 39,8% Hầu hết phụ nữ trong nghiên cứu đều đang sống cùng chồng (93%), thu nhập trung bình hàng tháng > 5.000.000 đồng chiếm 79,3%.

Tỷ lệ phụ nữ có tiền sử gia đình có người bị UTCTC là 12,2%.

Kiến thức, thái độ và thực hành về dự phòng và sàng lọc UTCTC của ĐTNC

3.2.1 Ki ế n th ứ c v ề b ệ nh, ph ươ ng pháp d ự phòng và sàng l ọ c UTCTC B ả ng 3.3 Ki ế n th ứ c v ề b ệ nh, ph ươ ng pháp d ự phòng và sàng l ọ c UTCTC

Nhóm kiến thức Tổng Trung bình ± Độ lệch chuẩn

Kiến thức về bệnh UTCTC 21 12,74 ± 3,47 (0 - 19) Kiến thức về dự phòng UTCTC 13 7,44 ± 3,70 (0 - 13) Kiến thức về sàng lọc UTCTC 12 6,76 ± 2,42 (0 - 11)

Nhận xét: Điểm trung bình kiến thức về bệnh UTCTC của ĐTNC là 12,74 ± 3,47 Điểm trung bình kiến thức về dự phòng UTCTC của ĐTNC là 7,44 ± 3,70. Điểm trung bình kiến thức về sàng lọc UTCTC của ĐTNC là 6,76 ± 2,42. Điểm trung bình kiến thức chung của ĐTNC là 26,94 ± 7,56

Bi ể u đồ 3.1 T ổ ng h ợ p ki ế n th ứ c chung (n = 400) Nhận xét:

Tỷ lệ ĐTNC có kiến thức đạt chiếm 38,8%.

B ả ng 3.4 Ki ế n th ứ c v ề đặ c đ i ể m b ệ nh UTCTC c ủ a Đ TNC (n = 400)

Kiến thức Tần số (n) Tỷ lệ (%)

Biết/ nghe đến bệnh Đã nghe/biết đến bệnh 397 99,3

UTCTC Chưa bao giờ nghe đến 3 0,8

Loại ung thư phổ biến Có 361 90,3 ở phụ nữ Không 39 9,8 Độ tuổi dễ mắc < 30 tuổi 38 9,5

Sự lây truyền của bệnh Có 45 11,3

Sự di truyền của bệnh Có 56 14,0

Biết UTCTC có khả Có 194 48,5 năng điều trị khỏi nếu Không 22 5,5 được phát hiện sớm Không biết 184 46,0

Nguyên nhân chính gây HBV 3 0,8 ra bệnh UTCTC Không biết 142 35,5

Hầu hết đối tượng nghiên cứu đều đã nghe/biết đến bệnh (99,3%) và phần lớn đều cho rằng đây là loại ung thư phổ biến ở phụ nữ (90,3%) Tỷ lệ phụ nữ biết độ tuổi dễ mắc UTCTC từ 30 tuổi trở lên chiếm 73,5% Có 47% phụ nữ biết rằng đây là bệnh không lây truyền và 44,3% biết bệnh này không có sự di truyền Tỷ lệ phụ nữ cho rằng UTCTC có khả năng điều trị khỏi nếu được phát hiện sớm là 48,5% Hơn một nửa số phụ nữ trong nghiên cứu biết được nguyên nhân chính gây ra bệnh UTCTC là do HPV chiếm 59,0%.

B ả ng 3.5 Ki ế n th ứ c v ề bi ể u hi ệ n c ủ a b ệ nh UTCTC (n = 400)

Kiến thức Tần số Tỷ lệ

Chảy máu bất thường trong kỳ 342 85,5 kinh nguyệt

Những biểu Xuất huyết và cảm thấy đau sau 338 84,5 hiện của bệnh khi quan hệ

UTCTC Tiết dịch nhày âm đạo màu vàng, 306 76,5 hoặc lẫn máu, có mùi hôi Đau vùng thắt lưng, đau bụng 146 36,5 dưới

Biểu hiện của bệnh UTCTC được đối tượng nghiên cứu biết đến nhiều nhất là chảy máu bất thường trong kỳ kinh nguyệt (85,5%), xuất huyết và cảm thấy đau sau khi quan hệ (84,5%), sau đó là tiết dịch nhày âm đạo màu vàng,hoặc lẫn máu, có mùi hôi (76,5%) Biểu hiện của bệnh được biết đến ít nhất là đau vùng thắt lưng, đau bụng dưới (36,5%).

Bảng 3.6 Kiến thức về các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh

Kiến thức Tần số Tỷ lệ

Quan hệ tình dục với nhiều bạn 300 75,0 tình hay bạn tình có nhiều quan hệ

Quan hệ tình dục sớm 287 71,8

Quan hệ tình dục không an toàn 216 54,0

Yếu tố làm tăng Đẻ nhiều con 151 37,8 nguy cơ mắc Hút thuốc lá (chủ động+thụ động) 87 21,8 bệnh UTCTC Viêm nhiễm đường sinh dục 347 86,8

Mắc bệnh lây truyền qua đường 302 75,5 tình dục

Tiền sử gia đình bị UTCTC 136 34,0

Suy giảm miễn dịch (HIV…) 96 24,0

Sử dụng thuốc tránh thai đường 234 58,5 uống kéo dài (> 5năm)

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh UTCTC được đối tượng nghiên cứu nhắc đến nhiều nhất là >30 tuổi (89,3%), viêm nhiễm đường sinh dục (86,8%),mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục (75,5%).

B ả ng 3.7 Ki ế n th ứ c v ề d ự phòng UTCTC c ủ a Đ TNC Đặc điểm Tần số Tỷ lệ

UTCTC có thể Có 339 84,8 dự phòng

Không QHTD với nhiều người 212 62,5 Không hút thuốc lá, hít khói thuốc 144 42,5

Cải thiện chế độ ăn và hoạt động thể 157 46,3 lực

Các biện pháp Điều trị viêm nhiễm phụ khoa 292 86,1 dự phòng

Vệ sinh bộ phận sinh dục đúng cách 277 81,7

(n = 339) * Tránh sử dụng thuốc tránh thai 212 62,5 đường uống >5 năm Đi khám phụ khoa định kỳ 234 69,0

Có 339 đối tượng nghiên cứu cho rằng UTCTC có thể dự phòng được chiếm 84,8% Trong số 339 phụ nữ này, một số biện pháp dự phòng được họ

B ả ng 3.8 Ki ế n th ứ c v ề vaccine d ự phòng UTCTC c ủ a Đ TNC Đặc điểm Tần số Tỷ lệ

Nghe/ biết đến Có 318 79,5 vaccine HPV dự phòng UTCTC Không 82 20,5

Phụ nữ trước khi QHTD lần 176 55,3 đầu tiên

Phụ nữ trước khi kết hôn 79 24,8 Đối tượng khuyến Phụ nữ sau khi kết hôn 44 13,8 cáo tiêm phòng

Phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh 10 3,1 vaccine HPV

(n = 318) * Phụ nữ khi có triệu chứng khó 8 2,5 chịu ở vùng sinh dục

Dưới 9 tuổi 30 7,5 Độ tuổi nên bắt đầu 9-26 tuổi 193 48,3 tiêm vaccine phòng Trên 26 tuổi 72 18,0

Trong số 400 phụ nữ tham gia nghiên cứu, có 318 người đều đã nghe đến nghe/ biết đến vaccine HPV dự phòng UTCTC (79,5%) Trong số 318 phụ nữ này, có 55,3% biết đối tượng khuyến cáo tiêm phòng vaccine HPV là những phụ nữ trước khi QHTD lần đầu tiên, và 48,3% biết độ tuổi nên bắt đầu tiêm vaccine phòng UTCTC là 9-26 tuổi.

B ả ng 3.9 Ki ế n th ứ c v ề sàng l ọ c UTCTC c ủ a Đ TNC

Kiến thức Tần số Tỷ lệ

Nghe/biết đến Có 372 93,0 khám sàng lọc

Lợi ích của khám Phát hiện sớm UTCTC 360 96,8 sàng lọc UTCTC Điều trị kịp thời 153 41,1

Phương pháp Quan sát CTC 283 76,1 sàng lọc Xét nghiệm tế bào CTC 343 92,2

Trung tâm y tế huyện/TP 223 59,9

Nơi khám sàng Bệnh viện huyện/tỉnh/TP/TW 324 87,1 lọc (n = 372) * Trung tâm chăm sóc SKSS 254 68,3

Cơ sở y tế tư nhân 141 37,9

Khác 1 0,3 Độ tuổi nên đi Dưới 21 tuổi 116 31,2 khám sàng lọc ≥ 21 tuổi 215 57,8 khi đã QHTD Không biết 41 11,0

Thời gian khám Dưới 2 năm 206 55,4 sàng lọc định kỳ 2-3 năm 90 24,2

Nhận xét: Có 372 phụ nữ trong nghiên cứu đã nghe/biết đến khám sàng lọc

UTCTC (93,0%) Trong số 372 phụ nữ đã nghe/biết đến khám sàng lọc UTCTC, chúng tôi ghi nhận các kết quả như sau: có 96,8% phụ nữ biết khám sàng lọc là để phát hiện sớm UTCTC và 41,1% biết là để điều trị kịp thời, tỷ lệ phụ nữ biết đến phương pháp khám sàng lọc bằng xét nghiệm tế bào CTC chiếm tỷ lệ cao nhất với 92,2%, nơi ĐTNC cho rằng có thể khám sàng lọc UTCTC nhiều nhất là bệnh viện huyện/tỉnh/TP/TW (87,1%), có 57,8% ĐTNC biết độ tuổi nên đi khám sàng lọc khi đã QHTD là ≥ 21 tuổi và 24,2% ĐTNC biết thời gian khám sàng lọc định kỳ là 2-3 năm.

Bảng 3.10 Nguồn thông tin tiếp cận kiến thức về dự phòng và sàng lọc UTCTC của Đ TNC (n = 400)

Nguồn thông tin Tần số (n) Tỷ lệ (%)

Sách báo/tạp chí/Internet 265 66,3 Đài/ti vi 223 55,8

Khẩu hiệu/biểu ngữ/pa nô/ áp phích 232 58,0

Bạn bè, người thân trong gia đình 257 64,3

Nguồn thông tin ĐTNC tiếp cận kiến thức về dự phòng và sàng lọcUTCTC chiếm tỷ lệ cao nhất là sách báo/tạp chí/Internet (66,3%), bạn bè,người thân trong gia đình (64,3%).

3.2.2 Thái độ c ủ a Đ TNC v ề d ự phòng và sàng l ọ c UTCTC

B ả ng 3.11 Thái độ c ủ a Đ TNC v ề d ự phòng và sàng l ọ c UTCTC (n = 400)

Nhóm thái độ Tổng Trung bình ± Độ lệch chuẩn

Thái độ về dự phòng UTCTC 12 8,52 ± 2,34 (0 - 12) Thái độ về sàng lọc UTCTC 6 3,97 ± 1,41 (0 - 6)

Nhận xét: Điểm trung bình thái độ về dự phòng UTCTC của ĐTNC là 8,52 ± 2,34 Điểm trung bình thái độ về sàng lọc UTCTC của ĐTNC là 3,97 ± 1,41 Điểm trung bình thái độ chung của ĐTNC là 12,49 ± 2,87

Tích cực Chưa tích cực

Bi ể u đồ 3.2 T ổ ng h ợ p thái độ chung c ủ a Đ TNC (n = 400) Nhận xét:

Tỷ lệ ĐTNC có thái độ tích cực về về dự phòng và sàng lọc UTCTC chiếm 70,3%.

B ả ng 3.12 Thái độ d ự phòng và sàng l ọ c UTCTC (n = 400)

Hoàn toàn Đồng Không ý Không Hoàn đồng toàn

Nội dung đồng ý ý kiến ý không đồng ý n (%) n (%) n (%) n (%) n (%)

UTCTC là một bệnh 252 (63,0) 144 (36,0) 4 (1,0) 0 0 nghiêm trọng

Bất kỳ phụ nữ nào cũng 215 (53,8) 153 (38,3) 30 (7,5) 2 (0,5) 0 có thể mắc UTCTC

Cơ hội chữa bệnh 215 (53,8) 136 (34,0) 48 (12,0) 1(0,3) 0 UTCTC tốt hơn khi bệnh được phát hiện ở giai đoạn sớm

Vaccine HPV là an toàn 221 (55,3) 117 (29,3) 62 (15,5) 0 0 khi tiêm

Tiêm vaccine HPV có thể 219 (54,8) 123 (30,8) 57 (14,3) 1 (0,3) 0 dự phòng được UTCTC

Tiêm phòng vaccine HPV 229 (57,3) 113 (28,3) 58 (14,5) 0 0 trước khi QHTD lần đầu tiên là cần thiết

Quan hệ tình dục an toàn 149 (37,3) 189 (47,3) 62 (15,5) 0 0 góp phần ngăn ngừa

Khám sàng lọc UTCTC là 172 (43,0) 202 (50,5) 26 (6,5) 0 0 cần thiết để phát hiện sớm và điều trị kịp thời

Tôi có thể đi khám phát 160 (40,0) 154 (38,5) 49 (12,3) 37 (9,3) 0 hiện sớm UTCTC dù có tốn kém thời gian và tiền bạc.

Hầu hết ĐTNC đều có thái độ hoàn toàn đồng ý và đồng ý đối với các quan điểm được đưa ra về dự phòng và sàng lọc UTCTC Có 84,6% phụ nữ đồng ý rằng vaccine HPV là an toàn khi tiêm và 85,6% đồng ý rằng tiêm vaccine HPV có thể dự phòng được UTCTC 93,5% phụ nữ cho rằng khám sàng lọc UTCTC là cần thiết để phát hiện sớm và điều trị kịp thời và có 78,5% phụ nữ đồng ý rằng có thể đi khám phát hiện sớm UTCTC dù có tốn kém thời gian và tiền bạc.

3.2.3 Thực hành dự phòng và sàng lọc UTCTC

B ả ng 3.13 Th ự c hành d ự phòng và sàng l ọ c UTCTC (n = 400)

Nhóm thực hành Tổng Trung bình ± Độ lệch chuẩn

Thực hành dự phòng UTCTC 9 5,18 ± 1,66 (1 - 9)

Thực hành sàng lọc UTCTC 5 1,62 ± 1,46 (0 - 3)

Nhận xét: Điểm trung bình về thực hành dự phòng UTCTC của ĐTNC là 5,18 ± 1,66 Điểm trung bình về thực hành sàng lọc UTCTC của ĐTNC là 1,62 ± 1,46 Điểm trung bình thực hành chung của ĐTNC là 6,79 ± 2,76

Bi ể u đồ 3.3 Th ự c hành chung (n = 400) Nhận xét:

Tỷ lệ ĐTNC thực hành đạt chiếm 27,8%.

Bảng 3.14 Thực hành khám phụ khoa, tiêm vaccine dự phòng

Nội dung Tần số Tỷ lệ

(n) (%) Đã từng đi khám phụ Đã từng đi khám 343 85,8 khoa (n = 400) Chưa bao giờ đi khám 57 14,3 Đã từng đi tiêm vaccine Có/đã tiêm 44 11,0 phòng UTCTC (n = 400) Chưa tiêm 356 89,0

Tuổi bắt đấu tiêm vaccine (nD) * 19,4 ± 2,3

Số mũi vaccine đã tiêm 1 mũi 5 11,4

Trung tâm chăm sóc sức 5 11,4

Nơi tiêm vaccine khỏe sinh sản

(n = 44) * Trung tâm y tế dự phòng 23 52,3

Nghĩ là không cần thiết 130 36,5

Chi phí vaccine cao 266 74,7 tiêm vaccine dự phòng

UTCTC (n = 356) * Đi lại không thuận tiện 52 14,6

Không biết thời điểm tiêm 74 20,8

(11%), trong số 44 phụ nữ đã tiêm vaccine, có 75% ĐTNC đã tiêm đủ 3 mũi và chủ yếu tiêm tại trung tâm y tế dự phòng (52,3%) Trong số 356 phụ nữ không tiêm vaccine, nguyên nhân không đi tiêm vaccine HPV được họ đưa ra nhiều nhất gồm: chi phí vaccine cao (74,7%), cảm thấy ngại (68,8%), sợ bị đau (54,5%).

B ả ng 3.15 Th ự c hành d ự phòng ung th ư c ổ t ử cung (n = 400)

Thực hành dự phòng UTCTC Tần số (n) Tỷ lệ

Quan hệ tình dục an toàn 346 86,5

Không hút thuốc lá, hít khói thuốc 233 58,3

Cải thiện chế độ ăn và hoạt động thể lực 187 46,8

Khám phụ khoa, sàng lọc định kỳ 201 50,3 Điều trị viêm nhiễm sinh dục 326 81,5

Vệ sinh đường sinh dục sạch sẽ 344 86,0

Các biện pháp thực hành dự phòng UTCTC được ĐTNC thực hiện nhiều nhất gồm: quan hệ tình dục an toàn (86,5%), vệ sinh đường sinh dục sạch sẽ (86,0%), điều trị viêm nhiễm sinh dục (81,5%), không hút thuốc lá, hít khói thuốc (58,3%).

B ả ng 3.16 Th ự c hành khám sàng l ọ c ung th ư c ổ t ử cung

Nội dung Tần số (n) Tỷ lệ

(%) Đã từng đi khám sàng Đã từng khám rồi 223 55,8 lọc UTCTC (n = 400) Chưa từng khám 177 44,3

Số lần khám sàng lọc 1 lần 108 46,4 trong 3 năm gần đây

Tần suất khám sàng lọc Dưới 2 năm 100 44,8 định kỳ (n = 223) * 2-3 năm 101 45,3

Nơi khám sàng lọc Bệnh viện tuyến tỉnh/TW 189 84,8

(n = 223) * Trung tâm chăm sóc sức 138 61,9 khỏe sinh sản Bệnh viện tuyến huyện 121 54,3

Phòng khám phụ khoa tư 82 36,8 nhân

Lý do không đi khám Nghĩ là không cần thiết 143 80,8 sàng lọc (n = 177) * Cảm thấy ngại 96 54,2

Chi phí sàng lọc cao 41 23,2

Không có thời gian 77 43,5 Đi lại không thuận tiện 46 25,9 Không biết có sàng lọc 28 15,8

Có 223 phụ nữ trong nghiên cứu đã từng đi khám sàng lọc UTCTC chiếm 55,8% Trong số 223 phụ nữ đã từng khám sàng lọc UTCTC, có 51,6% số phụ nữ đã khám ≥ 2 lần trong 3 năm gần đây, tỷ lệ phụ nữ đi khám sàng lọc với tần suất 2-3 năm/lần là 45,3%, những nơi được ĐTNC chọn để khám sàng lọc nhiều nhất gồm: bệnh viện tuyến tỉnh/TW (84,8%), trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản (61,9%) Trong số 177 phụ nữ chưa từng khám sàng lọc, lý do không đi khám sàng lọc được họ đưa ra nhiều nhất là nghĩ là không cần thiết(80,8%).

Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng và sàng lọc UTCTC của ĐTNC

Bảng 3.17 Mối liên quan giữa tuổi, dân tộc, nơi sống, nghề nghiệp và kiến thức về dự phòng và sàng lọc UTCTC của Đ TNC

Kiến thức Đặc điểm Đạt Chưa đạt OR (95% CI) p n (%) n (%)

Những phụ nữ < 30 tuổi có tỷ lệ kiến thức đạt thấp hơn nhóm những phụ nữ ≥ 30 tuổi (OR = 0,42; 95% CI: 0,24 – 0,75) Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p = 0,003.

Những phụ nữ làm nông dân có tỷ lệ kiến thức đạt thấp hơn những phụ nữ làm các nghề khác (công nhân, nội trợ, công nhân viên chức…) (OR = 0,32; 95% CI: 0,17 – 0,62) Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p = 0,000.

Chưa tìm thấy mối liên quan giữa dân tộc, nơi sống với kiến thức về dự phòng và sàng lọc UTCTC của ĐTNC.

Bảng 3.18 Mối liên quan giữa trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, thu nhập, tiền sử gia đình và kiến thức về dự phòng và sàng lọc

Kiến thức Đặc điểm Đạt Chưa đạt OR (95% CI) p n (%) n (%) Trình độ ≤ THCS 46 (23,2) 152 (76,8)

Những phụ nữ có trình độ học vấn ≤ THCS có tỷ lệ kiến thức đạt thấp hơn so với những phụ nữ có trình độ học vấn ≥ THPT (OR = 0,26; 95% CI:

0,17 – 0,39) Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p = 0,000.

Chưa tìm thấy mối liên quan giữa tình trạng hôn nhân, thu nhập, tiền sử gia đình và kiến thức về dự phòng và sàng lọc UTCTC của ĐTNC.

B ả ng 3.19 M ố i liên quan gi ữ a tu ổ i, dân t ộ c, n ơ i s ố ng, ngh ề nghi ệ p và thái độ v ề d ự phòng và sàng l ọ c UTCTC c ủ a Đ TNC

Thái độ Đặc điểm Tích cực Chưa tích

Những phụ nữ làm nông dân có tỷ lệ thái độ tích cực về dự phòng và sàng lọc UTCTC thấp hơn những phụ nữ làm các nghề khác (OR = 0,45; 95% CI: 0,26 – 0,77) Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p = 0,003.

Chưa tìm thấy mối liên quan giữa tuổi, dân tộc, nơi sống và thái độ về dự phòng và sàng lọc UTCTC của ĐTNC.

Bảng 3.20 Mối liên quan giữa trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, thu nhập, tiền sử gia đình và thái độ về dự phòng và sàng lọc

Thái độ Đặc điểm Tích cực Chưa tích

Tiền sử Có 35 (71,4) 14 (28,6) gia đình

Những phụ nữ có trình độ học vấn ≤ THCS có tỷ lệ thái độ tích cực về dự phòng và sàng lọc UTCTC thấp hơn nhóm phụ nữ có trình độ học vấn ≥THPT (OR = 0,04; 95% CI: 0,02 – 0,09) Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p = 0,000.

Những phụ nữ có thu nhập trung bình hàng tháng < 5.000.000 đồng có tỷ lệ thái độ tích cực về dự phòng và sàng lọc UTCTC thấp hơn nhóm phụ nữ có thu nhập trung bình hàng tháng ≥ 5.000.000 đồng (OR = 0,60; 95% CI: 0,36 – 1,00) Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p = 0,049.

Chưa tìm thấy mối liên quan giữa tình trạng hôn nhân, tiền sử gia đình với thái độ về dự phòng và sàng lọc UTCTC của ĐTNC.

B ả ng 3.21 M ố i liên quan gi ữ a tu ổ i, dân t ộ c, n ơ i s ố ng, ngh ề nghi ệ p và th ự c hành v ề d ự phòng và sàng l ọ c

Thực hành Đặc điểm Đạt Chưa đạt OR (95% CI) p n (%) n (%)

Những phụ nữ < 30 tuổi có tỷ lệ thực hành đạt thấp hơn những phụ nữ

≥ 30 tuổi (OR = 0,53; 95% CI: 0,28 – 0,99) Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p = 0,044.

Những phụ nữ làm nông dân có tỷ lệ thực hành đạt thấp hơn những phụ nữ làm các nghề khác (OR = 0,40; 95% CI: 0,19 – 0,82) Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p = 0,010.

Chưa tìm thấy mối liên quan giữa dân tộc, nơi sống và thực hành về dự phòng và sàng lọc UTCTC của ĐTNC.

Bảng 3.22 Mối liên quan giữa trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, thu nhập, tiền sử gia đình và thực hành về dự phòng và sàng lọc

Thực hành Đặc điểm Đạt Chưa đạt OR (95% CI) p n (%) n (%) Trình độ ≤ THCS 30 (15,2) 168 (84,8)

Tiền sử Có 12 (24,5) 37 (75,5) gia đình Không có người

Những phụ nữ có trình độ học vấn ≤ THCS có tỷ lệ thực hành đạt về dự phòng và sàng lọc UTCTC thấp hơn nhóm phụ nữ có trình độ học vấn ≥ THPT (OR = 0,27; 95% CI: 0,17 – 0,43) Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p

Chưa tìm thấy mối liên quan giữa tình trạng hôn nhân, thu nhập, tiền sử gia đình và thực hành về dự phòng và sàng lọc UTCTC của ĐTNC.

B ả ng 3.23 M ố i liên quan gi ữ a ki ế n th ứ c và thái độ v ớ i th ự c hành v ề d ự phòng và sàng l ọ c UTCTC c ủ a Đ TNC

Thực hành Đặc điểm Đạt Chưa đạt OR (95% CI) p n (%) n (%)

Thái độ Chưa tích 19 (16,0) 100 (84,0) cực

Những phụ nữ có kiến thức đạt có tỷ lệ thực hành đạt cao hơn những phụ nữ có kiến thức chưa đạt (OR = 5,77; 95% CI: 3,58 – 9,29) Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p = 0,000.

Những phụ nữ có thái độ tích cực có tỷ lệ thực hành đạt cao hơn những phụ nữ có thái độ chưa tích cực (OR = 2,56; 95% CI: 1,48 – 4,44) Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p = 0,001.

BÀN LUẬN

Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Trong nghiên cứu của chúng tôi, nhóm tuổi 30-50 chiếm tỷ lệ cao nhất với 69,8%, tỷ lệ phụ nữ dưới 30 tuổi chiếm 19% Kết quả này tương tự với nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Hạnh [6], Vũ Thị Minh Thi [15] Điều này cho thấy đối tượng đến khám phụ khoa đa số là những người phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, dễ mắc UTCTC và là độ tuổi ưu tiên để sàng lọc UTCTC [3].

Phụ nữ trong nghiên cứu hầu hết là dân tộc Kinh (99,3%) và sống chủ yếu ở nông thôn (75%) Kết quả này tương tự với nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Hạnh [6] Điều này phù hợp với cơ cấu dân số của tỉnh Thái Bình.

Ngh ề nghi ệ p Đa số phụ nữ trong nghiên cứu làm công nhân (59,3%) và nông dân (16,8%), còn lại là công nhân viên chức (5,5%) và kinh doanh/buôn bán (9,8%) Kết quả này khác với nghiên cứu của Vũ Thị Minh Thi [15], Phạm Thị Thu [16], khi các tác giả này cho thấy tỷ lệ phụ nữ làm nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất Có thể do địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu khác nhau nên có sự khác biệt này.

Trình độ h ọ c v ấ n Đối tượng nghiên cứu có trình độ THPT và THCS chiếm tỷ lệ cao nhất, lần lượt là 40,8% và 39,8%, tỷ lệ phụ nữ có trình độ TC/CĐ/ĐH/ sau ĐH chiếm tỷ lệ thấp với 9,8% Kết quả này tương tự với nghiên cứu của Phạm Thị Thu [16], nhưng khác với nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Hạnh [6] khi cho thấy phụ nữ có trình độ học vấn chiếm đa số là từ trung cấp trở lên chiếm 37,2%.

Tình tr ạ ng hôn nhân, thu nh ậ p trung bình hàng tháng

Hầu hết phụ nữ trong nghiên cứu đều đang sống cùng chồng (93%) và có thu nhập trung bình hàng tháng > 5.000.000 đồng chiếm 79,3% Kết quả này tương tự với nghiên cứu của Phạm Thị Thu [16] Theo Cục Thống kê tỉnh Thái Bình cho thấy thu nhập bình quân đầu người năm 2022 ước đạt 56,4 triệu đồng [5] Như vậy có thể thấ y phần lớn đối tượng nghiên cứu có mức thu nhập trên mức trung bình của tỉnh.

Ti ề n s ử gia đ ình có ng ườ i m ắ c UTCTC

Kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết đối tượng nghiên cứu không có tiền sử gia đình có người mắc UTCTC (87,8%) Kết quả này tương tự với nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Hạnh [6].

Kiến thức, thái độ và thực hành về dự phòng và sàng lọc UTCTC của ĐTNC

4.2.1 Ki ế n th ứ c v ề b ệ nh, ph ươ ng pháp d ự phòng và sàng l ọ c

UTCTC Ki ế n th ứ c chung v ề d ự phòng và sàng l ọ c UTCTC

Tỷ lệ ĐTNC có kiến thức đạt chiếm 38,8% Kết quả này thấp hơn nghiên cứu của Getaneh, A [27] (59,3%), Tsegay, A [52] (46,4%), Lê Thị Bích Ngọc [11] (56,1%), nhưng cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Hạnh [6] (36,3%), Tadesse, A [48] (14,8%), Vũ Thị Minh Thi [15] (27,5%).

Sự chênh lệch kết quả này có thể do ĐTNC khác nhau, có trình độ học vấn khác nhau nên khả năng tìm hiều các kiến thức về bệnh sẽ khác nhau Nhìn chung, kiến thức về dự phòng và sàng lọc UTCTC của ĐTNC còn chưa cao, chưa đầy đủ vì vậy cần truyền thông nâng cao kiến thức hơn nữa cho phụ nữ về cả dự phòng và phát hiện sớm bệnh là một phần rất quan trọng trong việc giảm nhẹ gánh nặng bệnh tật.

Ki ế n th ứ c v ề đặ c đ i ể m b ệ nh UTCTC

Hầu hết đối tượng nghiên cứ u đều đã nghe/biết đến bệnh (99,3%) Kết quả này cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Hạnh [5] (80%), Alem Getaneh (90,1%) [27], Tadesse, A (60,1%) [48], Shrestha, J [41] (65,7%), Touch, S [44] (74,0%) Sự chênh l ệch này có thể do sự khác nhau về địa lý, sự khác nhau về cách thức truyền thông đến các đối tượng khác nhau giữa các nước Kết quả này tương tự nghiên cứu của Phan Thị Thanh Tâm [13] khi nghiên cứu trên học sinh nữ trường trung cấp y tế Quảng Bình cho thấy tỷ lệ học sinh biết/nghe nói về bệnh UTCTC là 100%.

UTCTC là một trong những bệnh phổ biến trong các loại ung thư đối với phụ nữ trên toàn thế giới và đứng thứ hai sau ung thư vú [47] Trong nghiên cứu của chúng tôi, phần lớn ĐTNC đều cho rằng đây là loại ung thư phổ biến ở phụ nữ (90,3%) Kết quả này cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Hạnh [6] (67,0%), nhưng thấp hơn nghiên cứu của Phan Thị Thanh Tâm [13] (96%). Điều này có thể do những năm gần đây chương trình truyền thông về bệnh UTCTC được tiến hành nhiều nơi trên cả nước, cùng với đó là thực hiện các chiến lược về dự phòng và kiểm soát UTCTC, từ đó giúp phụ nữ biết đến căn bệnh này nhiều hơn.

Tỷ lệ phụ nữ biết độ tuổi dễ mắc UTCTC từ 30 tuổi trở lên chiếm 73,5% Kết quả này cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Hạnh [6] (49%), Vũ Thị Minh Thi [15] (35,5%) Sự khác biệt của các nghiên cứu có thể do thời điểm nghiên cứu và độ tuổi nghiên cứu khác nhau.

Có 47% phụ nữ biết rằng đây là bệnh không lây truyền và 44,3% biết bệnh này không có sự di truyền Kết quả này tương tự với nghiên cứu củaNguyễn Thị Hồng Hạnh [6] với tỷ lệ lần lượt là 49,2% và 49,7% Tỷ lệ phụ nữ cho rằng UTCTC có khả năng điều trị khỏi nếu được phát hiện sớm là 48,5%.Kết quả này cao hơn nghiên cứu của Vũ Thị Minh Thi [15] (43,5%),

Phan Thị Thanh Tâm [13] (17,5%), nhưng thấp hơn nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Hạnh [6] (60,7%) Điều này cho thấy rằng ĐTNC vẫn còn một số chưa có thông tin đầy đủ về độ tuổi, sự lây truyền, di truyền, tỷ lệ biết về khả năng điều trị được bệnh nếu phát hi ện sớm cao hơn giúp cho vấn đề dự phòng UTCTC có hướng tiến triển tốt.

HPV là tác nhân chính gây ra CIN, UTCTC và được lây truyền qua đường tình dục Người ta có thể tìm thấy sự hiện diện của HPV ở phết mỏng tế bào CTC và sinh thiết mô CTC qua các tổn thương do loại siêu vi này gây ra.

Tỷ lệ ĐTNC biết nguyên nhân chính gây ra bệnh UTCTC là do nhiễm HPV là 59% Kết quả này cao hơn nghiên cứu của Getaneh, A [27] (35,2%), Nguyễn Thị Hồng Hạnh [6] (21,5%), Phạm Thị Thu [16] (37,5%) Theo chúng tôi, tỷ lệ đối tượng biết về HPV là nguyên nhân gây UTCTC ở nghiên cứu này cao hơn so với các nghiên cứu khác là do trong thời gian gần đây các hoạt động truyền thông về UTCTC đã được truyền thông bằng nhiều hình thức khác nhau Đồng thời các dự án về sàng lọc UTCTC tại địa bàn cũng được triển khai tích cực, do vậy làm tăng khả năng tiếp cận thông tin về UTCTC của cộng đồng nói chung và của nhóm phụ nữ nói riêng.

Biểu hiện của bệnh UTCTC được ĐTNC biết đến nhiều nhất là chảy máu bất thường trong kỳ kinh nguyệt (85,5%), xuất huyết và cảm thấy đau sau khi quan hệ (84,5%), sau đó là tiết dịch nhày âm đạo màu vàng, hoặc lẫn máu, có mùi hôi (76,5%) Biểu hiện của bệnh được biết đến ít nhất là đau vùng thắt lưng, đau bụng dưới (36,5%) Kết quả nàycao hơn nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Hạnh [6], Phạm Thị Thu [16] Nghiên cứu của Getaneh, A.

[27] cho thấy kiến thức về các triệu chứng của bệnh gồm: dịch âm đạo có mùi hôi 20,8%, ra máu âm đạo bất thường 20,6%, chảy máu sau giao hợp 3,7%.Nghiên cứu của chúng tôi vẫn còn một số lượng nhỏ ĐTNC không biết gì về biểu hiện của bệnh (4,0%).

Các yếu tố nguy cơ được ĐTNC đưa ra nhiều nhất gồm: > 30 tuổi (89,3%), viêm nhiễm đường sinh dục (86,8%), mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục (75,5%) Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn với một số nghiên cứu khác Nghiên cứu củ a Phạm Thị Thu [16] cho thấy yếu tố nguy cơ UTCTC được các đối tượng nhắc nhiều nhất là vệ sinh sinh dục không đúng cách (77,8%), nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục (55%) và QHTD với nhiều người (36,5%) Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Hạnh [6] cho kết quả là viêm nhiễm đường sinh dục (37,5%), độ tuổi trên 30 tuổi (37%), tiếp đến là quan hệ tình dục không an toàn chiếm (34,5%) Nghiên cứu của Tadesse, A. [48] cho thấy nhiều bạn tình (40,5%), QHTD sớm (21,9%), nhiễm HPV (29,5%), hút thuốc lá (9,1%).

Ki ế n th ứ c v ề d ự phòng UTCTC c ủ a Đ TNC

Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu cho rằng UTCTC có thể dự phòng được chiếm 84,8%, cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Hạnh [6] (70,5%), nhưng thấp hơn nghiên cứu của Phạm Thị Thu [16] (91,7%) Một số biện pháp dự phòng được ĐTNC đưa ra nhiều nhất là tiêm vaccine HPV (92,3%), QHTD an toàn (83,8%), điều trị viêm nhiễm phụ khoa (86,1%), vệ sinh bộ phận sinh dục đúng cách (81,7%) Kết quả này cao hơn nghiên cứu của Nguyễn ThịHồng Hạnh [6]: tiêm vaccine chiếm 50,7%, tiếp đến là khám phụ khoa, sàng lọc định kỳ (45,7%) và điều trị viêm nhiễm phụ khoa (40,5%) Nghiên cứu củaPhạm Thị Thu [16] cho thấy 58,3% biết nên đi khám phụ khoa định kỳ để phát hiện sớm UTCTC; 81,5% biết phải vệ sinh đường sinh dục đúng cách Nghiên cứu của Tadesse, A [48] cho thấy các biện pháp gồm: tránh nhiều bạn tình(53,1%), tránh QHTD sớm (33,3%), bỏ thuốc lá (14,1%), tiêm phòng HPV(36,3%), sàng lọc UTCTC (45,9%) Đây có thể là kết quả của chương trình truyền thông và các chương trình phám phụ khoa định kỳ của Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh, trung tâm y tế huyện và, chương trình sàng lọc phát hiện sớ m UTCTC hiệu quả của Bộ y tế đã được triển khai trên địa bàn.

Phần lớn ĐTNC đều đã nghe đến nghe/ biết đến vaccine HPV dự phòng UTCTC (79,5%), cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Hạnh [6] (55,3%), Phạm Thị Thu [16] (57,5%), Nguyễn Văn Thành [14] (63,7%). Nghiên cứu của Vũ Thị Minh Thi [15] cho thấy tỷ lệ phụ nữ nhận thức được tiêm phòng có thể phòng được UTCTC là 80,5% Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy trong số ĐTNC biết đến vắc xin, có 55,3% biết đối tượng khuyến cáo tiêm phòng vaccine HPV là những phụ nữ trước khi QHTD lần đầu tiên, và 48,3% biết độ tuổi nên bắt đầu tiêm vaccine phòng UTCTC là 9 - 26 tuổi kết quả này cao hơn nghiên của Nguyễn Thị Hồng Hạnh [6], Vũ Thị Minh Thi [15], Phạm Thị Thu [16] Kết quả này cho thấy kiến thức về vaccine phòng bệnh UTCTC của phụ nữ trong nghiên cứu vẫn còn hạn chế Do đó, cần tăng cường hơn nữa các hoạt động truyền thông cho các đối tượng về vaccine phòng bệnh UTCTC như đối tượng cần tiêm phòng, lịch tiêm, địa điểm đến để tiêm phòng, chi phí tiêm phòng…

Ki ế n th ứ c v ề sàng l ọ c UTCTC c ủ a Đ TNC

Hầu hết phụ nữ trong nghiên cứu đã nghe/biết đến khám sàng lọc UTCTC (93,0%) Kết quả này cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Hạnh [6] (57,0%), Shrestha, J [46] (42,9%) Khám sàng lọc UTCTC là biện pháp hiệu quả trong phòng bệnh và phát hiện sớm UTCTC Khi được hỏi về vấn đề này thì hầu hết đối tượng phỏng vấn biết được lợi ích của việc khám sàng lọc UTCTC Trong số những phụ nữ đã nghe/biết đến sàng lọc UTCTC, có 96,8% phụ nữ biết khám sàng lọc là để phát hiện sớm UTCTC và 41,1% biết là để điều trị kịp thời Kết quả này cao hơn Nguyễn Thị Hồng Hạnh [6],với tỷ lệ lần lượt là 47,2% và 36,7% Nghiên cứu của Phạm Thị Thu [16] cho thấy hầu hết đối tượng được phỏng vấn biết được lợi ích của việc khám sàng lọc UTCTC Có 94,3% cho rằng việc khám sàng lọc sẽ giúp phát hiện bệnh UTCTC và trên 60% đối tượng biết sẽ phát hiện viêm/nhiễm/bệnh ở CTC, âm đạo và giúp điều trị bệnh sớm.

Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng và sàng lọc UTCTC của ĐTNC

M ộ t s ố y ế u t ố liên quan đế n ki ế n th ứ c v ề d ự phòng và sàng l ọ c UTCTC c ủ a Đ TNC

Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giữa tuổi và kiến thức về dự phòng và sàng lọc UTCTC của ĐTNC, những phụ nữ < 30 tuổi có tỷ lệ kiến thức đạt thấp hơn nhóm những phụ nữ ≥ 30 tuổi (OR = 0,42; 95% CI: 0,24 – 0,75), p = 0,003 Kết quả nghiên cứu của Shrestha, J [50] cũng chỉ ra rằng tuổi có liên quan đến kiến thức về sàng lọc UTCTC (p = 0,013) Kết quả của chúng tôi tương tự nghiên cứu của Phạm Thị Thu [16] khi chỉ ra rằng nhóm phụ nữ ≤

49 tuổi có kiến thức tốt về nguyên nhân/yếu tố nguy cơ gây UTCTC (OR 2,01; 95% CI: 1,01 - 4,01), biết đi khám phụ khoa định kỳ có thể giảm nguy cơ mắc UTCTC (OR = 1,59, 95% CI: 1,02 - 2,47), biết đối tượng cần tiêm vaccine HPV (OR = 2,02, 95% CI: 1,10 - 3,70) Theo tác giả, nhóm tuổi từ 49 tuổi trở xuống là nhóm tuổi nằm trong độ tuổi sinh đẻ nên có nhiều cơ hội tiếp cận các thông tin liên quan đến UTCTC hơn so với nhóm ngoài độ tuổi sinh đẻ Đồng thời đây cũng là nhóm tuổi được nhiều chương trình, dự án chú trọng, do đó phụ nữ trong nhóm tuổi này có kiến thức tốt hơn.

Những phụ nữ làm nông dân có tỷ lệ kiến thức đạt thấp hơn những phụ nữ làm các nghề khác (OR = 0,32; 95% CI: 0,17 – 0,62) Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p = 0,000 Kết quả này tương tự với nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Hạnh [6], tỷ lệ phụ nữ có nghề nghiệp là nông dân có kiến thức đạt là 26,1% thấp hơn so với các nghề nghiệp khác (40,4%) với p < 0,05. Nghiên cứu của Vũ Thị Minh Thi [15] cho kết quả điểm trung bình kiến thức chung về dự phòng UTCTC của phụ nữ làm ruộng là thấp nhất (9,6 ± 5,0), cao nhất là nhóm phụ nữ là viên chức, công chức (14,9 ± 7,4) Sự khác biệt có ýnghĩa thống kê (p < 0,05) Điều này cho thấy do yếu tố môi trường làm việc, những người công nhân viên chức có nhiều cơ hội được tiếp cận các thông tin về bệnh dễ dàng và tiếp xúc nhiều phương tiện truyền thông hơn, và đa số là có trình độ học vấn cao hơn nên có nhiều kiến thức dự phòng UTCTC hơn.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy những phụ nữ có trình độ học vấn ≤ THCS có tỷ lệ kiến thức đạt thấp hơn so với những phụ nữ có trình độ học vấn ≥ THPT (OR = 0,26; 95% CI: 0,17 – 0,39) Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p = 0,000 Kết quả này tương tự với nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Hạnh [6] khi cho kết quả phụ nữ có trình độ càng cao kiến thức càng tốt hơn những phụ nữ có trình độ thấp hơn, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) Ali-Risasi, C và cộng sự [19] tiến hành nghiên cứu tại Cộng hòa dân chủ Congo cho thấy những phụ nữ có trình độ học vấn từ THPT trở lên có kiến thức đạt cao gấp 4,41 lần những phụ nữ không đi học/tiểu học (95% CI: 2,49 - 7,81) với p < 0,001 Điều này hoàn toàn hợp lý khi những ĐTNC có trình độ cao họ sẽ có điều kiện để cập nhật kiến thức bằng nhiều cách và qua nhiều nguồn thông tin tốt hơn và sẽ dễ dàng ghi nhớ các thông tin hơn so với những phụ nữ có trình độ học vấn thấp hơn Kết quả này cho chúng ta thấy cần có cách truyền thông giáo dục sức khỏe về dự phòng và sàng lọc UTCTC đơn giản, dễ hiểu, sinh động (dùng hình ảnh, tờ rơi…) để những phụ nữ có trình độ học vấn thấp có thể tiếp nhận thông tin dễ dàng hơn.

M ộ t s ố y ế u t ố liên quan đế n thái độ v ề d ự phòng và sàng l ọ c UTCTC c ủ a Đ TNC

Kết quả nghiên cứu cho thấy những phụ nữ làm nông dân có tỷ lệ thái độ tích cực về dự phòng và sàng lọc UTCTC thấp hơn những phụ nữ làm các nghề khác (OR = 0,45; 95% CI: 0,26 – 0,77) Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p = 0,003 Nghiên cứu của Vũ Thị Minh Thi [15] cho thấy có sự khác biệt về điểm trung bình thái độ giữa các nhóm nghề nghiệp (p = 0,001), nhóm bà mẹ là cán bộ viên chức/công chức có điểm trung bình thái độ (47,2 ± 5,2) cao hơn nhóm phụ nữ làm ruộng (42,7 ± 5,9) Kết quả cùa chúng tôi khác với nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồ ng Hạnh [6], khi tác giả cho thấy không có mối liên quan giữa nghề nghiệp và thái độ về dự phòng UTCTC của ĐTNC

Kết quả của chúng tôi cho thấy những phụ nữ có trình độ học vấn ≤ THCS có tỷ lệ thái độ tích cực về dự phòng và sàng lọc UTCTC thấp hơn nhóm phụ nữ có trình độ học vấn ≥ THPT (OR = 0,04; 95% CI: 0,02 – 0,09).

Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p = 0,000 Kết quả này tương tự với nghiên cứu của Vũ Thị Minh Thi [15] khi tác giả cho thấy những phụ nữ có trình độ học vấn càng cao thì thái độ về dự phòng UTCTC càng tích cực, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,003.

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng những phụ nữ có thu nhập trung bình hàng tháng < 5.000.000 đồng có tỷ lệ thái độ tích cực về dự phòng và sàng lọc UTCTC thấp hơn nhóm phụ nữ có thu nhập trung bình hàng tháng ≥ 5.000.000 đồng (OR = 0,60; 95% CI: 0,36 – 1,00) Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p = 0,049 Kết quả này khác với nghiên cứu của Ali-Risasi, C [19] khi không tìm thấy mối liên quan giữa mức thu nhập với thái độ sàng lọc UTCTC.

M ộ t s ố y ế u t ố liên quan đế n th ự c hành v ề d ự phòng và sàng l ọ c UTCTC c ủ a Đ TNC

Kết quả nghiên cứu cho thấy những phụ nữ < 30 tuổi có tỷ lệ thực hành đạt thấp hơn những phụ nữ ≥ 30 tuổi (OR = 0,53; 95% CI: 0,28 – 0,99) Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p = 0,044 Kết quả nghiên cứu củaMingo, A M [35] cho thấy đối với những phụ nữ trên 30 tuổi có khả năng tham gia sàng lọc Pap smear nhiều hơn so với phụ nữ trẻ hơn (OR = 1,99; 95%CI: 1,07 - 3,71), p < 0,05 Tuy nhiên, nghiên cứu của Jia, Y cho thấy

[32] phụ nữ hơn 45 tuổi thường tham gia sàng lọc UTCTC ít hơn so với phụ nữ ít tuổi (p < 0,01).

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy những phụ nữ làm nông dân có tỷ lệ thực hành đạt thấp hơn những phụ nữ làm các nghề khác (OR = 0,40; 95% CI: 0,19 – 0,82) Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p = 0,010 Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Hạnh [6] cho thấy tỷ lệ phụ nữ có nghề nghiệp là nông dân có thực hành dự phòng UTCTC đúng là 13,9%, các nghề khác là 22,8%, không có sự khác biệt thực hành dự phòng UTCTC với nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu (p > 0,05) Mặc dù các chương trình sàng lọc đã được triển khai về đến tuyến y tế cơ sở, tuy nhiên một số vùng nông thôn thiếu trang thiết bị y tế, dụng cụ, cũng như trình độ của cán bộ y tế cơ sở còn hạn chế, những điều này gây cản trở tới việc sàng lọc UTCTC của phụ nữ là nông dân.

Kết quả nghiên cứu cho thấy những phụ nữ có trình độ học vấn ≤ THCS có tỷ lệ thực hành đạt về dự phòng và sàng lọc UTCTC thấp hơn nhóm phụ nữ có trình độ học vấn ≥ THPT (OR = 0,27; 95% CI: 0,17 – 0,43) Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p = 0,000 Kết quả này tương tự với nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Hạnh [6] khi tác giả cho thấy tỷ lệ phụ nữ tham gia nghiên cứu có trình độ từ THCS trở xuống thực hành dự phòng UTCTC đúng thấp hơn những người có trình độ từ THPT trở lên Có mối liên quan giữa nhóm ĐTNC có trình độ học vấn khác nhau với thực hành về dự phòngUTCTC (p < 0,05), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê Nghiên cứu của Thapa N.(2018) [49] cũng cho thấy trình độ học vấn cao của phụ nữ có tác động tích cự đáng kể đến thực hành xét nghiệm tế bào Pap Phụ nữ có học vấn cao sẽ có mức kiến thức, thái độ dự phòng UTCTC tốt hơn so với phụ nữ có trình độ thấp hơn vì vậy họ sẽ có ý thức thực hành dự phòng để bảo vệ sức khỏe sinh sản của bản thân hơn.

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng có mối liên quan giữa kiến thức và thực hành dự phòng và sàng lọc UTCTC, những phụ nữ có kiến thức đạt có tỷ lệ thực hành đạt cao hơn những phụ nữ có kiến thức chưa đạt (OR = 5,77; 95% CI: 3,58 – 9,29), p = 0,000 Kết quả này tương tự với nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Hạnh [6] Những người phụ nữ có kiến thức đạt họ sẽ có một lượng thông tin cơ bản để có thể dự phòng UTCTC, còn những người phụ nữ có kiến thức chưa đạt họ sẽ không biết cách dự phòng và sàng lọc UTCTC bằng cách nào vì vậy thực hành dự phòng và sàng lọc UTCTC của họ sẽ có thể chưa đúng đối với bệnh.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi còn cho thấy có mối liên quan giữa thái độ và thực hành dự phòng và sàng lọc UTCTC, những phụ nữ có thái độ tích cực có tỷ lệ thực hành đạt cao hơn những phụ nữ có thái độ chưa tích cực(OR = 2,56; 95% CI: 1,48 – 4,44), p = 0,001 Kết quả này tương tự với nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Hạnh [6] Điều này cho thấy rằng, muốn những phụ nữ có thể thay đổi hành vi thực hành dự phòng UTCTC của bản thân cần giúp họ có thái độ nhìn nhận về bệnh một cách tích cực hơn, từ đó giúp họ có động lực để thay đổi hành vi và thực hành dự phòng tốt hơn.

Những điểm mạnh và hạn chế của đề tài

4.4.1 Nh ữ ng đ i ể m m ạ nh Đây là nghiên cứu tập trung đánh giá cả kiến thức, thái độ và thực hành dự phòng và sàng lọc UTCTC của phụ nữ từ 21 - 65 tuổi đến khám tại Bệnh viện Phụ sản Thái Bình Trong khi nhiều nghiên cứu khác chỉ thực hiện đánh giá một hoặc hai mảng liên quan đến kiến thức và thực hành hay kiến thức và thái độ.

Nghiên cứu khảo sát tại Khoa khám bệnh, bộ câu hỏi được ĐTNC tự điền và được giải thích, hỗ trợ ngay tại thời điểm thu thập số liệu nên câu trả lời rất khách quan và trung thực.

Bên cạnh đó, đề tài chỉ ra được mối liên quan giữa kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng và sàng lọc UTCTC với các đặc điểm nhân khẩu học của ĐTNC.

Nghiên cứu cũng góp phần giúp các nhà quản lý bệnh viện có thêm cơ sở, bằng chứng từ đó tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khỏe và hướng dẫn cán bộ y tế hỗ trợ phụ nữ tới khám tại viện và phối hợp với các đơn vị khác tổ chức các chương trình dự phòng và sàng lọc UTCTC, từ đó nâng cao kiến thức, thái độ và thực hành của phụ nữ tại tỉnh tốt hơn nhằm làm giảm tỷ lệ mắc và tử vong do UTCTC.

Không tránh khỏi những sai số thông tin khi khai thác các thông tin thực hành của đối tượng trong quá khứ.

Loại nghiên cứu là nghiên cứu mô tả cắt ngang nên chỉ dừng lại ở phạm vi mô tả, phần nào đó ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu về đánh giá các yếu tố liên quan.

Do nguồn lực có hạn nên việc lựa chọn địa bàn nghiên cứu có chủ đích, và cỡ mẫu còn ít nên phần nào hạn chế tính đại diện của nghiên cứu.

Bộ công cụ tự xây dựng nên còn gặp nhiều hạn chế về nội dung cũng như cách đặt câu hỏi, có thể gây khó khăn cho đối tượng nghiên cứu khi trả lời.Ngoài ra, điểm cắt đánh giá đạt/chưa đạt, tích cực/không tích cực được tham khảo từ nghiên cứu khác nên có thể gây ra sự không đồng nhất trong việc so sánh kết quả của các nghiên cứu.

Ngày đăng: 22/04/2024, 16:27

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1. Phân loại giai đoạn lâm sàng UTCTC [2] - kiến thức thái độ thực hành về dự phòng và sàng lọc ung thư cổ tử cung của phụ nữ đến khám tại bệnh viện phụ sản thái bình năm 2023
Bảng 1.1. Phân loại giai đoạn lâm sàng UTCTC [2] (Trang 11)
Hình 2.1. Mô hình niềm tin sức khỏe [22] - kiến thức thái độ thực hành về dự phòng và sàng lọc ung thư cổ tử cung của phụ nữ đến khám tại bệnh viện phụ sản thái bình năm 2023
Hình 2.1. Mô hình niềm tin sức khỏe [22] (Trang 33)
Hình 2.2. Khung nghiên cứu - kiến thức thái độ thực hành về dự phòng và sàng lọc ung thư cổ tử cung của phụ nữ đến khám tại bệnh viện phụ sản thái bình năm 2023
Hình 2.2. Khung nghiên cứu (Trang 34)
Bảng 3.1. Đặc điểm tuổi, dân tộc, nơi sống, nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu (n = 400) - kiến thức thái độ thực hành về dự phòng và sàng lọc ung thư cổ tử cung của phụ nữ đến khám tại bệnh viện phụ sản thái bình năm 2023
Bảng 3.1. Đặc điểm tuổi, dân tộc, nơi sống, nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu (n = 400) (Trang 45)
Bảng 3.2. Đặc điểm trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, thu nhập và tiền sử gia đình của đối tượng nghiên cứ u (n = 400) - kiến thức thái độ thực hành về dự phòng và sàng lọc ung thư cổ tử cung của phụ nữ đến khám tại bệnh viện phụ sản thái bình năm 2023
Bảng 3.2. Đặc điểm trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, thu nhập và tiền sử gia đình của đối tượng nghiên cứ u (n = 400) (Trang 46)
Bảng 3.5. Kiến thức về biểu hiện của bệnh UTCTC (n = 400) - kiến thức thái độ thực hành về dự phòng và sàng lọc ung thư cổ tử cung của phụ nữ đến khám tại bệnh viện phụ sản thái bình năm 2023
Bảng 3.5. Kiến thức về biểu hiện của bệnh UTCTC (n = 400) (Trang 49)
Bảng 3.6. Kiến thức về các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh UTCTC  (n = 400) - kiến thức thái độ thực hành về dự phòng và sàng lọc ung thư cổ tử cung của phụ nữ đến khám tại bệnh viện phụ sản thái bình năm 2023
Bảng 3.6. Kiến thức về các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh UTCTC (n = 400) (Trang 50)
Bảng 3.7. Kiến thức về dự phòng UTCTC của ĐTNC - kiến thức thái độ thực hành về dự phòng và sàng lọc ung thư cổ tử cung của phụ nữ đến khám tại bệnh viện phụ sản thái bình năm 2023
Bảng 3.7. Kiến thức về dự phòng UTCTC của ĐTNC (Trang 51)
Bảng 3.8. Kiến thức về vaccine dự phòng UTCTC của ĐTNC - kiến thức thái độ thực hành về dự phòng và sàng lọc ung thư cổ tử cung của phụ nữ đến khám tại bệnh viện phụ sản thái bình năm 2023
Bảng 3.8. Kiến thức về vaccine dự phòng UTCTC của ĐTNC (Trang 53)
Bảng 3.9. Kiến thức về sàng lọc UTCTC của ĐTNC - kiến thức thái độ thực hành về dự phòng và sàng lọc ung thư cổ tử cung của phụ nữ đến khám tại bệnh viện phụ sản thái bình năm 2023
Bảng 3.9. Kiến thức về sàng lọc UTCTC của ĐTNC (Trang 54)
Bảng 3.11. Thái độ của ĐTNC về dự phòng và sàng lọc UTCTC (n = 400) - kiến thức thái độ thực hành về dự phòng và sàng lọc ung thư cổ tử cung của phụ nữ đến khám tại bệnh viện phụ sản thái bình năm 2023
Bảng 3.11. Thái độ của ĐTNC về dự phòng và sàng lọc UTCTC (n = 400) (Trang 56)
Bảng 3.13. Thực hành dự phòng và sàng lọc UTCTC (n = 400) - kiến thức thái độ thực hành về dự phòng và sàng lọc ung thư cổ tử cung của phụ nữ đến khám tại bệnh viện phụ sản thái bình năm 2023
Bảng 3.13. Thực hành dự phòng và sàng lọc UTCTC (n = 400) (Trang 58)
Bảng 3.14. Thực hành khám phụ khoa, tiêm vaccine dự phòng UTCTC của Đ TNC - kiến thức thái độ thực hành về dự phòng và sàng lọc ung thư cổ tử cung của phụ nữ đến khám tại bệnh viện phụ sản thái bình năm 2023
Bảng 3.14. Thực hành khám phụ khoa, tiêm vaccine dự phòng UTCTC của Đ TNC (Trang 59)
Bảng 3.16. Thực hành khám sàng lọc ung thư cổ tử cung - kiến thức thái độ thực hành về dự phòng và sàng lọc ung thư cổ tử cung của phụ nữ đến khám tại bệnh viện phụ sản thái bình năm 2023
Bảng 3.16. Thực hành khám sàng lọc ung thư cổ tử cung (Trang 62)
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa tuổi, dân tộc, nơi sống, nghề nghiệp và kiến thức về dự phòng và sàng lọc UTCTC của Đ TNC - kiến thức thái độ thực hành về dự phòng và sàng lọc ung thư cổ tử cung của phụ nữ đến khám tại bệnh viện phụ sản thái bình năm 2023
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa tuổi, dân tộc, nơi sống, nghề nghiệp và kiến thức về dự phòng và sàng lọc UTCTC của Đ TNC (Trang 63)
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, thu nhập, tiền sử gia đình và kiến thức về dự phòng và sàng lọc - kiến thức thái độ thực hành về dự phòng và sàng lọc ung thư cổ tử cung của phụ nữ đến khám tại bệnh viện phụ sản thái bình năm 2023
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, thu nhập, tiền sử gia đình và kiến thức về dự phòng và sàng lọc (Trang 64)
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa tuổi, dân tộc, nơi sống, nghề nghiệp và thái độ về dự phòng và sàng lọc UTCTC - kiến thức thái độ thực hành về dự phòng và sàng lọc ung thư cổ tử cung của phụ nữ đến khám tại bệnh viện phụ sản thái bình năm 2023
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa tuổi, dân tộc, nơi sống, nghề nghiệp và thái độ về dự phòng và sàng lọc UTCTC (Trang 65)
Bảng 3.20. Mối liên quan giữa trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, thu nhập, tiền sử gia đình và thái độ về dự phòng và sàng lọc - kiến thức thái độ thực hành về dự phòng và sàng lọc ung thư cổ tử cung của phụ nữ đến khám tại bệnh viện phụ sản thái bình năm 2023
Bảng 3.20. Mối liên quan giữa trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, thu nhập, tiền sử gia đình và thái độ về dự phòng và sàng lọc (Trang 66)
Bảng 3.21. Mối liên quan giữa tuổi, dân tộc, nơi sống, nghề nghiệp và thực hành về dự phòng và sàng lọc - kiến thức thái độ thực hành về dự phòng và sàng lọc ung thư cổ tử cung của phụ nữ đến khám tại bệnh viện phụ sản thái bình năm 2023
Bảng 3.21. Mối liên quan giữa tuổi, dân tộc, nơi sống, nghề nghiệp và thực hành về dự phòng và sàng lọc (Trang 67)
Bảng 3.22. Mối liên quan giữa trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, thu nhập, tiền sử gia đình và thực hành về dự phòng và sàng lọc - kiến thức thái độ thực hành về dự phòng và sàng lọc ung thư cổ tử cung của phụ nữ đến khám tại bệnh viện phụ sản thái bình năm 2023
Bảng 3.22. Mối liên quan giữa trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, thu nhập, tiền sử gia đình và thực hành về dự phòng và sàng lọc (Trang 68)
Bảng 3.23. Mối liên quan giữa kiến thức và thái độ với thực hành về dự phòng và sàng lọc UTCTC của ĐTNC - kiến thức thái độ thực hành về dự phòng và sàng lọc ung thư cổ tử cung của phụ nữ đến khám tại bệnh viện phụ sản thái bình năm 2023
Bảng 3.23. Mối liên quan giữa kiến thức và thái độ với thực hành về dự phòng và sàng lọc UTCTC của ĐTNC (Trang 69)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w