1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kiến thức và thực hành phòng biến chứng sau nhổ răng khôn hàm dưới của người bệnh tại bệnh viện răng hàm mặt trung ương hà nội năm 2023

46 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kiến Thức Và Thực Hành Phòng Biến Chứng Sau Nhổ Răng Khôn Hàm Dưới Của Người Bệnh Tại Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Hà Nội Năm 2023
Tác giả Khương Thị Ngọc
Người hướng dẫn TS. Vũ Văn Đẩu
Trường học Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội
Thể loại khóa luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 809,5 KB

Nội dung

Trang 2 LỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan chuyên đề “Kiến thức và thực hành phòng biến chứngsau nhổ răng khôn hàm dưới của người bệnh tại Bệnh Viện Răng Hàm MặtTrung Ương Hà Nội năm 2023.” là

Trang 1

LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận này, tôi đã nhận được

sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của các thầy cô, các anh chị, các em và các bạn Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin được bày tỏ lới cảm ơn chân thành tới:

Ban giám hiệu, Phòng đào tạo sau Đại đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp

đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành khóa luận.

Tôi xin trân trọng cảm ơn TS Vũ Văn Đẩu đã hết lòng giúp đỡ, hướng dẫn, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp.

Toàn thể các bác sĩ, điều dưỡng tại bệnh viện Răng hàm mặt Trung ương

đã hướng dẫn, chỉ bảo và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình làm việc học tập để tôi có thể hoàn thành được khóa luận.

Xin cảm ơn các bệnh nhân và gia đình của họ đã hợp tác và cho tôi những thông tin quý giá để nghiên cứu.

Xin chân thành cảm ơn bố mẹ, anh chị em,bạn bè, đồng nghiệp đã luôn ở bên cạnh động viên và giúp đỡ tôi học tập làm việc và hoàn thành khóa luận.

Xin trân trọng cảm ơn!

TÁC GIẢ CHUYÊN ĐỀ

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan chuyên đề “Kiến thức và thực hành phòng biến chứng sau nhổ răng khôn hàm dưới của người bệnh tại Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Hà Nội năm 2023.” là công trình nghiên cứu là của riêng tôi Các số liệu trong chuyên đề là trung thực và chưa từng được công bố trong các công

trình nghiên cứu khác Nếu sai sót tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

TÁC GIẢ CHUYÊN ĐỀ

Khương Thị Ngọc

Trang 3

LỜI CẢM ƠN i

LỜI CAM ĐOAN ii

MỤC LỤC i

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iii

DANH MỤC CÁC BẢNG iv

DANH MỤC HÌNH v

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 3

1.1 Cơ sở lý luận 3

1.2 Cơ sở thực tiễn 6

Chương 2 MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT 9

2.1 Giới thiệu về Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương 9

2.2 Các hoạt động tự chăm sóc của người bệnh sau phẫu thuật nhổ RKHD 9 2.3 Kiến thức và thực hành phòng biến chứng của người bệnh. 11

2.4 Kết quả nghiên cứu 14

2.4.1 Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu 14 2.4.2 Kiến thức và thực hành phòng biến chứng của ĐTNC 15 3.2.2 Thực trạng phòng biến chứng của người bệnh 17 Chương 3 BÀN LUẬN 19

3.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 19

3.2 Thực trạng kiến thức và thực hành phòng biến chứng sau nhổ răng khôn hàm dưới của người bệnh. 20

KẾT LUẬN 24

1 Kiến thức phòng biến chứng của người bệnh 24

Trang 4

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 25 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC Phụ lục 1: BỘ CÂU HỎI

Trang 5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BVRHMTW Bệnh viện Răng hàm mặt Trung Ương

Răng khôn hàm dưới

Vệ sinh răng miệng

Hồ sơ bệnh án Người bệnh

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3 1 Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu (n = 102) 14 Bảng 3 2 Thực trạng hỗ trợ xã hội đối với ĐTNC sau phẫu thuật nhổ .15 Bảng 3 3.Kiến thức phòng biến chứngcủa người bệnh sau phẫu thuật RKHD 15

Bảng 3 4 Phân loại kiến thức của đối tượng nghiên cứu (n = 102) 16

Bảng 3 5 Kiến thức về phòng biến chứng của người bệnh sau phẫu thuật RKHD (n=102)……… ……… …….17

Bảng 3 6 Phân loại thực hành phòng biến chứng của đối tượng nghiên cứu ( n=102) 18

Trang 8

ĐẶT VẤN ĐỀ Răng khôn hay răng hàm lớn thứ 3, răng số 8 là loại răng hình thành sau cùng không gặp ở trẻ em và gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe răng miệng Để thống nhất cách gọi chung nhất thì trong đề tài sẽ sử dụng thuật ngữ là răng khôn So với các răng khác, răng khôn hàm dưới có thời gian hình thành muộn hơn, lâu hơn và nằm ở vị trí liên quan với nhiều cấu trúc giải phẫu quan trọng Chính vì mọc sau cùng nên khoảng mọc răng thường hẹp, răng khôn hàm dưới thường có xu hướng mọc chìm, mọc lệch do thiếu chỗ, gây nên nhiều biến chứng tại chỗ và toàn thân [6] Biến chứng do mọc răng khôn hàm dưới thường biểu hiện nhiễm trùng khi túi quanh răng khôn không thông với khoang miệng, khi răng mọc khó có thể gây các rối loạn thần kinh như đau hoặc rối loạn về dinh dưỡng [12] Việc điều trị răng khôn hàm dưới phần lớn là phương pháp nhổ răng phẫu thuật Tuy nhiên, sự thành công của một ca phẫu thuật nhổ răng khôn không chỉ phụ thuộc vào phía nhân viên y tế, mà người bệnh cũng đóng vai trò quan trọng trong đó Việc người bệnh thực hành phòng biến chứng theo các lời khuyên, tư vấn của bác sĩ cũng như điều dưỡng là yếu tố then chốt [17] [20].

Để ngăn chặn hay giảm bớt các biến chứng sau phẫu thuật nhổ răng khôn hàm dưới như sưng, đau, chảy máu, khít hàm, viêm huyệt ổ răng khô, nhiễm trùng … và làm tăng quá trình lành thương, giảm sử dụng nhiều loại thuốc, việc tự chăm sóc ở người bệnh sau phẫu thuật nhổ răng khôn hàm dưới để không gây ra các biến chứng là điều rất quan trọng Trên thế giới cũng có các nghiên cứu đề cập việc tự chăm sóc

ở người bệnh dưới các hướng dẫn sau phẫu thuật nhổ răng khôn hàm dưới ảnh hưởng Theo Amparo Aloy và cộng sự nghiên cứu năm 2020 nghiên cứu cho rằng các yếu tố chính của việc tự chăm sóc của người bệnh là không tuân thủ giữ gìn vệ sinh răng miệng hàng ngày, thói quen hút thuốc, không thực hiện súc miệng bằng dung dịch Chlorhexidine và không uống thuốc theo đơn đã kê [16] Ở Việt Nam theo thống kê của

Bộ Y tế [2] có hơn 90% dân số Việt Nam mắc các bệnh về răng miệng và hơn 50% dân

số chưa quan tâm đến vấn đề sức khỏe răng miệng đặc biệt liên quan tới việc tự chăm sóc điều trị ở người bệnh Tác giả Nguyễn Thị Luyến nghiên cứu năm 2015 [4] trong 55 trường hợp chúng tôi theo dõi được thì có một người bệnh áp xe cơ cắn muộn sau 2 tuần nhổ răng trong khi huyệt ổ răng không bị nhiễm trùng chiếm tỉ lệ 1,82% và một người bệnh nữ bị viêm huyệt ổ răng khô vào ngày thứ 5 sau phẫu

Trang 9

thuật (1,82%).Theo một số nghiên cứu của tác giả trong nước đều là các nghiên cứu đánh giá kết quả, tình trạng lành thương và sử dụng thuốc kháng sinh dự phòng phẫu thuật nhổ RKHD [3], [10], [13] mà có rất ít nghiên cứu về thực trạng kiến thức, thực hành tự chăm sóc của người bệnh phẫu thuật nhổ RKHD Tại bệnh viện RHMTW bệnh nhân sau phẫu thuật nhổ răng 8 được điều trị ngoại trú ở nhà, hẹn cắt chỉ sau 7 ngày phẫu thuật, chính vì vậy việc có kiến thức và thực hành về chăm sóc răng miệng là cần thiết để giúp người bệnh phòng tránh biến chứng sau phẫu thuật Xuất phát từ thực tế trên nhằm tìm hiểu kiến thức, thực hành và với mong muốn giảm tỉ lệ các biến chứng sau phẫu

thuật nhổ RKHD nên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Kiến thức và thực hành phòng biến chứng sau nhổ răng khôn hàm dưới của người bệnh tại Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Hà Nội năm 2023.” với 2 mục tiêu:

1 Mô tả thực trạng kiến thức và thực hành phòng biến chứng sau nhổ răng khôn hàm dưới tại Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Hà Nội năm 2023

2 Xác định một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành tự chăm sóc của người bệnh phẫu thuật sau nhổ răng khôn hàm dưới tại Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Hà Nội năm 2023.

Trang 10

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Khái niệm

Phẫu thuật nhổ răng là thủ thuật được thực hiện hàng ngày của bác sĩ chuyên khoa Răng Hàm Mặt, đa số các trường hợp răng cần nhổ được thực hiện bằng kỹ thuật thông thường Một số trường hợp răng cần nhổ thuộc loại khó đặc biệt là răng khôn hàm dưới, thời gian nhổ kéo dài, làm tổn thương nhiều tổ chức xung quanh răng, sau nhổ hay có phản ứng viêm nhiễm, vết thương lâu lành và có nhiều biến chứng xảy ra [6] [11].

1.1.2 Phân loại răng khôn hàm dưới

Răng khôn hàm dưới thường hiện diện với nhiều tư thế khác nhau ở trong xương hàm và kỹ thuật lấy bỏ răng ngầm phụ thuộc vào tư thế của răng.

Phân loại theo quan điểm của Parant [12]:

Loại I: Phương pháp này áp dụng cho các trường hợp kích thước và hình dạng chân răng cho phép dùng lực xoay và kéo răng lên, không bị RHL thứ 2 cản trở nhiều.

Loại II: Nhổ răng có bộc lộ xương kèm theo cắt thân răng ở vị trí cổ răng

- Răng khôn hàm dưới lệch gần ngang, thấp, kẹt RHL thứ 2, chân chụm, thẳng hay cong (Hình 1.1).

Hình 1 1 Răng khôn lệch gần ngang, kẹt răng 7, chân chụm (ảnh: ảnh: Phim chụp X quang)

- Răng khôn hàm dưới ngầm đứng nằm chìm sâu, chân chụm to hay hai chân cong hình móc câu (Hình 1.2).

Trang 11

Hình 1 2 Răng khôn hàm dưới ngầm chìm sâu, chân chụm to hay hai chân cong (ảnh: Phim chụp X quang)

- Răng khôn hàm dưới ngầm sâu lệch xa góc, hay răng nằm ngang (Hình 1.3)

Hình 1 3 Răng khôn ngầm sâu lệch xa ((ảnh: Phim chụp X quang)

- Răng khôn hàm dưới lệch phía lưỡi (Hình 1.4)

Hình 1 4 Răng khôn hàm dưới lệch lưỡi ((ảnh: Phim chụp X quang))

Loại III: nhổ răng cần phải mở xương ổ răng, cắt thân răng ở vị trí cổ răng và chia chân răng.

Trang 12

Loại IV: răng nhổ khó cần mở xương, chia cắt răng tùy từng trường hợp: Răng khôn hàm dưới nằm thấp sát với RHL thứ 2 đứng một mình do mất răng 6.

Răng khôn nhiều chân, mảnh, choãi ra theo các hướng khác nhau, khó xác định trên phim Xquang.

Răng khôn to, kích thước chân răng lớn hơn kích thước thân răng.

Răng khôn lệch gần ít, nhưng rất thấp.

Răng khôn nằm ngay trên ống răng dưới, hay ống răng dưới nằm ở giữa

2 chân răng khôn, chân răng khôn cong ôm lấy ống răng dưới Chân răng khôn dính vào xương ổ răng.

1.1.3 Triệu chứng thường gặp sau phẫu thuật nhổ RKHD [11]:

- Cơn đau thường không nghiêm trọng và có thể kiểm soát được trên hầu hết các người bệnh với các loại giảm đau thông thường.

- Đỉnh của cơn đau xảy ra khoảng 12 giờ sau phẫu thuật nhổ răng và giảm nhanh sau đó.

- Cơn đau thường không kéo dài quá 2 ngày.

- Sưng có thể biểu hiện mức độ nhiều hay ít tùy thuộc vào mức độ can thiệp và cơ địa của từng người bệnh.

- Nhổ răng đơn lẻ thông thường có thể không sưng hoặc sưng rất ít.

- Phẫu thuật nhổ răng theo phương pháp có bóc tách mô mềm, can thiệp

về xương, biểu hiện sưng nhiều nhất từ 36h - 46h sau phẫu thuật rồi giảm dần

và kết thúc trong 1 tuần.

- Sưng có thể kèm theo vết thâm tím do hiện tượng chảy máu vào mô dưới niêm mạc, vết thâm tím này sẽ chuyển dần sang màu vàng, nhạt dần

và cuối cùng biến mất.

Trang 13

- Sưng là biểu hiện bình thường của cơ thể sau phẫu thuật nhổ

răng Sốt

Sau nhổ răng người bệnh có thể gặp hiện tượng tăng thân nhiệt lên 38 - 39,5 0 C vào ngày hôm sau nhưng không kéo dài quá ngày thứ 2 Đây là biểu hiện phản ứng của cơ thể sau phẫu thuật nhổ răng.

Há miệng hạn chế

Khi phải gây tê vùng và can thiệp nhiều, triệu chứng sẽ giảm dần và biến mất trong tuần đầu tiên, không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của người bệnh.

1.1.4 Biến chứng sau phẫu thuật nhổ RKHD [11]:

Chảy máu kéo dài: sau phẫu thuật nhổ răng thường gặp ở các người bệnh có

bệnh lý về máu: rối loạn chảy máu bẩm sinh có yếu tố di truyền, người bệnh giảm tiểu cầu, người bệnh đang sử dụng thuốc chống đông máu, người bệnh được hóa trị liệu chống ung thư hoặc dùng aspirin, người nghiện rượu, người bị bệnh gan nặng.

Khít hàm: hiện tượng thường gặp sau phẫu thuật nhổ RKHD làm hạn chế

há to miệng, hoạt động miệng nhiều Khít hàm gây bất tiện khi ăn uống và giao tiếp, sau 2- 4 ngày biến chứng sẽ mất.

Viêm huyệt ổ răng khô: là một trong các nguyên nhân gây chậm lành

thương nhưng không liên quan đến nhiễm trùng, thấy đau tăng vào ngày thứ 3 sau nhổ răng Biến chứng này gây đau nhưng không có dấu hiệu và triệu chứng nhiễm trùng thông thường như sốt, sưng, ban đỏ Cơn đau âm ỉ, đau từ trung bình đến nặng, thường đau nhói và lan tỏa ra tai người bệnh Khu vực ổ răng có mùi hôi và người bệnh thường xuyên phàn nàn về mùi hôi này.

Nhiễm trùng: là nguyên nhân phổ biến nhất gây chậm lành vết thương, biểu

hiện điển hình là: sốt, sưng, đỏ da, vị hôi trong miệng hoặc đau giữ dội hơn 3 - 4 ngày sau phẫu thuật, có mủ nhiều tại miệng các vết thương miệng bị nhiễm trùng.

Trang 14

đồ khuyến nghị và để thúc đẩy sự tham gia của người bệnh, phụ thuộc vào sự

đo lường một cách hợp lệ và đáng tin cậy [22].

Nhiều người bệnh gặp khó khăn trong việc hiểu và tự chăm sóc sau phẫu thuật nhổ RKHD, Amparo Aloy Prosper và cộng sự (2020) tại Tây Ban Nha việc không tuân thủ vệ sinh răng miệng là 25,2%, hút thuốc 19,1%, uống thuốc 13,3%, uống đồ uống có cồn 1,2% [16] Theo Gonzales và cộng sự (2015) lại cho rằng trình độ văn hóa xã hội, giới tính và độ tuổi không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, 32% người bệnh không tuân thủ dùng thuốc theo đơn bác sỹ kê trong tuân thủ điều trị sau phẫu thuật nhổ RKHD [18].

Nghiên cứu của tác giả Omur Dereci và cộng sự (2021) tại Thổ Nhĩ Kỳ tổng

số 169 người có cả nam và nữ việc tuân thủ điều trị sau phẫu thuật nhổ RKHD gặp

ở nữ giới (chiếm 35,2%) cao hơn so với nam giới Trình độ học vấn có thể không

ảnh hưởng đến kiến thức và thực hành phòng biến chứng sau nhổ răng khôn hàm dưới của người bệnh sau giáo dục sức khỏe : 90 người trong số họ tốt nghiệp trung học, 71 người tốt nghiệp Đại học, 8 người trong số họ có bằng sau đại học [19] Osagie Akpata (2013) nghiên cứu tại Nigeria người bệnh chỉ sử dụng nước muối ấm chiếm tỉ lệ 38,2%, súc miệng nước muối ấm có sử dụng kháng sinh (Amoxicillin và metronidazole) và giảm đau (paracetamol) chiếm tỉ lệ 40,8%, dùng giảm đau (paracetamol) và nước muối ấm tỉ lệ 15,8%, dùng kháng sinh (Amoxicillin và metronidazole) và paracetamol tỉ lệ 5,3% Tổng số 63 người bệnh tuân thủ chế độ ăn sau nhổ răng chiếm tỉ lệ 82,9% Có 13,2% trường hợp bị viêm xương ổ răng khu trú sau nhổ [15].

1.2.2 Kiến thức và thực hành phòng biến chứng sau nhổ răng khôn hàm dưới của người bệnh ở Việt Nam

Ở Việt Nam theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Luyến (2015) sau 7 ngày chỉ còn 1 huyệt ổ răng đau nhẹ và 1 huyệt ổ răng đau thoáng qua, sau 6h tỉ lệ huyệt ổ răng không chảy máu chiếm tỉ lệ cao nhất với 90,32% còn lại là huyệt ổ răng có tình trạng chảy máu rỉ ra từ mép vết mổ, sau 48h và 7 ngày chúng tôi không thấy huyệt ổ răng nào bị chảy máu nữa Trong 55 trường hợp chúng tôi theo dõi được, thì có một người bệnh áp

xe cơ cắn muộn sau 2 tuần nhổ răng, trong khi huyệt ổ răng không bị nhiễm trùng chiếm tỉ lệ 1,82% và một người bệnh nữ bị viêm huyệt ổ răng khô vào ngày thứ 5 sau phẫu thuật (1,82%) [4] Tác giả Vũ Thị Định (2019) đa số người bệnh

Trang 15

tuân thủ những tư vấn chăm sóc răng miệng trong ngày đầu tiên sau phẫu thuật (71%), chỉ có 2% người bệnh thực hiện tuân thủ kém, trên 70% người bệnh thực hiện tất cả các nội dung tư vấn trong đó việc dùng thuốc có tỉ lệ (98,4%), chườm đá mát 73,4% [14] Từ các nghiên cứu trên đây cũng cho thấy các yếu tố liên quan đến

sự thực hành tự chăm sóc của người bệnh là: tuổi, giới, trình độ học vấn, tâm lý, thay đổi chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt, người bệnh gặp phải các rào cản với

tự chăm sóc tuân thủ điều trị và ảnh hưởng tới quá trình lành thương.

Trang 16

Chương 2 MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT 2.1 Giới thiệu về Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương

2.1.1 Vị trí pháp lý

Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương là Bệnh viện chuyên khoa Răng Hàm Mặt đầu ngành, hạng 1 trực thuộc Bộ Y tế, đồng thời là trung tâm nghiên cứu khoa học và là cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhân lực y tế chuyên ngành Răng Hàm Mặt.

Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội (trước đây là Viện Răng Hàm Mặt trực thuộc Bộ Y tế) được thành lập theo Quyết định số 737-BYT/QĐ ngày 15/9/1990 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Ngày 28/4/2006 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 670/QĐ-TT thành lập Viện Răng Hàm Mặt Quốc gia trên cơ sở Viện Răng Hàm Mặt Hà Nội.

Viện Răng Hàm Mặt Quốc gia được đổi tên thành Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội theo Quyết định số 1874/QĐ-TTg ngày 12/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ và được khẳng định là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Y

tế theo Quyết định số 246/QĐ-TTg ngày 12/02/2014 của Thủ tướng Chính phủ.

2.2 Các hoạt động tự chăm sóc của người bệnh sau phẫu thuật nhổ

RKHD Cắn gạc lên trên huyệt ổ răng vừa nhổ:

Kết thúc phẫu thuật nhổ răng đặt viên gạc/bông lên trên huyệt ổ răng người bệnh cắn chặt và giữ trong vòng ít nhất 30 phút Người bệnh cắn chặt và giữ nguyên áp lực không được nhai gạc/bông, không mở miệng Viên gạc/bông giúp ngăn nước bọt xâm nhập vào huyệt ổ răng, bảo vệ vết thương, làm ngừng chảy máu và giúp hình thành cục máu đông

Chườm lạnh bằng túi đá:

Trang 17

Chườm lạnh bằng đá hoặc túi chườm lạnh càng sớm càng tốt và chỉ có tác dụng trong ngày đầu tiên Không để đá tiếp xúc trực tiếp với bề mặt da và nên bọc lại tránh tổn thương thương da Mỗi lần chườm 15 - 20 phút, chườm càng nhiều càng tốt trong 12h - 24h đầu Chườm lạnh giúp làm co mạch, giảm

sự chảy máu, giảm sưng

Tuân thủ dùng thuốc:

Là người bệnh uống thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ như: uống đúng loại, đủ loại, uống liên tục, đúng giờ, đúng hướng dẫn sử dụng, đúng thời gian, đúng liệu lượng.

Tuân thủ chế độ ăn:

Người bệnh sau phẫu thuật nhổ răng ăn uống đầy đủ chất, cân đối thành phần dinh dưỡng ăn những thức ăn mềm lỏng nguội dễ nuốt hạn chế phải nhai như: bún, cháo, phở, mì, trứng sữa trong 12 - 24h đầu Người bệnh có thể kéo dài chế độ ăn mềm lỏng nguội trong vài ba ngày sau khi nhổ răng, các ngày tiếp theo người bệnh ăn uống bình thường.

Người bệnh tuyệt đối tránh những đồ nóng, cứng như xương, cánh gà, sườn heo…không được sử dụng ống hút để uống nước ép hoa quả, sữa, cháo sử dụng ống hút làm tăng nguy cơ chảy máu (Ramakrishma Shenol - 2021) [23].

Tuân thủ không hút thuốc:

Hút thuốc là hành động rất có hại cho sức khỏe vì trong thuốc lá có 3 thành phần chính gồm: nicotin, cacbonxit, axitcyanhyrid Các chất này gây co mạch ngoại

vi, rối loạn chức năng tế bào đa nhân trung tính, giảm nồng độ oxy trong mô và giảm đáp ứng miễn dịch Vì vậy, khi vào máu của người hút sẽ làm giảm lượng dưỡng khí cần thiết để nuôi mô lành mạnh xung quanh làm chậm quá trình lành thương Khi người bệnh hút thuốc, rít thuốc lá mạnh sẽ ảnh hưởng đến sự ổn định của cục máu máu đông gây chảy máu, nhiễm trùng Vậy sau khi phẫu thuật nhổ RKHD trong 2 ngày đầu người bệnh tuyệt đối không đươc hút thuốc lá/lào.

Tuân thủ không uống rượu, bia, đồ uống có cồn:

Người bệnh sau phẫu thuật nhổ RKHD khi huyệt ổ răng chưa ổn định hạn chế dùng rượu, bia, đồ uống có cồn trong quá trình điều trị từ 5 - 7 ngày Trong thời gian dùng thuốc kháng sinh không nên uống rượu, bia, đồ uống có cồn.

Vệ sinh răng miệng:

Trang 18

Người bệnh tránh súc miệng trong 6h đầu tiên sau khi phẫu thuật Sau đó sử dụng nước súc miệng nhẹ nhàng trong những lần đầu tiên và tiếp theo súc miệng mạnh lên 3 - 4 lần/ngày Người bệnh tuyệt đối không đụng chạm vào huyệt ổ răng bằng lưỡi hay dùng tay chọc tăm vào lấy thức ăn còn đọng lại ở đó [11].

Người bệnh chải răng ngay sau bữa ăn là lý tưởng nhất, thường 2 lần mỗi ngày là đủ, một lần vào buổi sáng và một lần vào buổi tối Chải răng vào buổi tối là quan trọng hơn vì mảng bám răng là không dễ dàng được loại bỏ bởi nước nước bọt khi đi ngủ [9] Thời gian chải răng kéo dài khoảng 3 - 5 phút ở các răng còn lại, nhưng tránh chải vào vết thương hay huyệt ổ răng vừa làm phẫu thuật, tránh bật chỉ và rách vết khâu.

2.3 Kiến thức và thực hành phòng biến chứng của người bệnh.

2.3.1 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu:

Người bệnh đến phẫu thuật nhổ RKHD điều trị ngoài trú tại Bệnh viện Răng hàm mặt Trung ương.

Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu:

Người bệnh tuổi ≥ 18.

Người bệnh nhổ RKHD.

Người bệnh hoàn toàn bình thường, đọc hiểu được tiếng việt.

Người bệnh tự nguyện hợp tác tham gia nghiên cứu.

Tiêu chuẩn loại trừ:

Người bệnh mắc các bệnh về máu: rối loạn đông

máu… Phụ nữ đang mang thai và đang cho con bú.

Trang 19

Người bệnh có các rối loạn trí nhớ, thần kinh, nghiện rượu, sử dụng các chất kích thích.

Người bệnh tàn tật khiếm khuyết chi.

Người bệnh không đến khám đúng hẹn hoặc không liên hệ được qua điện thoại.

2.3.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

- Thời gian: Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 7/2023 – 10/2023

- Địa điểm: Bệnh viện Răng hàm Mặt Trung ương

2.3.3 Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu bằng phương pháp mô tả cắt

ngang 2.3.4 Mẫu và phương pháp chọn mẫu

- Phương pháp chọn mẫu:

Chọn toàn bộ người bệnh sau phẫu thuật nhổ RKHD đủ tiêu chuẩn nghiên cứu, sử dụng mẫu toàn bộ Thực tế trong thời gian nghiên cứu thu thập lấy số liệu đã lấy được cỡ mẫu là 102 đối tượng.

Phương pháp thu thập số liệu

Tiến hành thu thập số liệu bằng bộ câu hỏi in sẵn hoặc gửi đường link có bộ câu hỏi về kiến thức tự chăm sóc của người bệnh, đã được thiết kế sẵn cho toàn bộ người bệnh khi đã được khám và tư vấn, đồng ý phẫu thuật nhổ RKHD Sau khi người bệnh đã được phẫu thuật nhổ RKHD xong thì nghiên cứu viên, hướng dẫn các bước cho người bệnh tự chăm sóc sau phẫu thuật Ngày thứ 7 người bệnh đến khám cắt chỉ thì nghiên cứu viên hoặc cộng tác viên sẽ gửi bộ câu hỏi in sẵn hoặc sẽ gửi đường link có bộ câu hỏi về thực hành tự chăm sóc cho người bệnh tự điền Người bệnh không qua khám đúng hẹn được thì chúng tôi gọi điện thoại phỏng vấn

và gửi đường link cho ĐTNC tự điền, hoặc cũng có thể sử dụng điện thoại thông minh đọc các câu hỏi và điền giúp ĐTNC (trong trường hợp bệnh nhân bận rộn thời gian hạn hẹp) Quá trình thu thập số liệu sẽ được thực hiện mỗi ngày tại viện.

2.3.5 Công cụ, tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá

Xây dựng bộ câu hỏi thu thập số liệu

Bộ câu hỏi tham khảo dựa trên bộ câu hỏi của tác giả Nguyễn Thị Thu Thuỷ nghiên cứu kiến thức, thực hành tự chăm sóc sau phẫu thuật của bệnh nhân nhổ răng 8 dưới tại Bệnh viện Phòng không không quân [8].

Trang 20

Bộ câu hỏi được xây dựng gồm 80 câu chia thành 4 phần đó là thông tin chung của người bệnh, kiến thức về tự chăm sóc của người bệnh, thực hành tự chăm sóc của người bệnh, hỗ trợ xã hội giúp người bệnh tự chăm sóc.

Tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá

Tiêu chuẩn đánh giá kiến thức

Đánh giá kiến thực về tự chăm sóc người bệnh phẫu thuật nhổ RKHD gồm 44 câu từ câu B1 đến câu B44 ĐTNC bắt buộc trả lời đúng 5 câu: Tuân thủ cắn gạc/bông trong vòng 45 phút đầu sau phẫu thuật, không khạc nhổ/mút chít trong 24h sau phẫu thuật, uống thuốc đúng đơn bác sĩ kê, không sử dụng rượu/bia đồ uống có cồn, tái khám đúng hẹn.

Câu B1, B4, B7, B10, B13, B16, B19, B22, B25, B28, B33, B38, B42 tổng cộng 13 câu hỏi trả lời có lựa chọn Người bệnh trả lời đúng giải thích đúng được 1 điểm hoặc trả lời đúng nhưng giải thích sai là 0 điểm, trả lời sai hoặc bỏ trống được 0 điểm Tổng điểm tối đa 13 điểm Thang đo đánh giá kiến thức tự chăm sóc được phân loại 2 mức độ kiến thức đạt và kiến thức chưa đạt Người bệnh có kiến thức đạt khi số điểm ≥ 70% tổng số điểm Kiến thức chưa đạt khi người bệnh đạt < 70% tổng số

Đánh giá thực hành tự chăm sóc người bệnh phẫu thuật nhổ RKHD gồm

25 câu từ câu C1 đến câu C25, ĐTNC bắt buộc trả lời đúng 5 câu: Tuân thủ cắn gạc/bông trong vòng 45 phút đầu sau phẫu thuật, không khạc nhổ/mút chít trong 24h sau phẫu thuật, uống thuốc đúng đơn bác sĩ kê, không sử dụng rượu/bia đồ uống có cồn, tái khám đúng hẹn.

Câu C1, C2, C3, C4, C5, C6, C7, C10, C11, C13, C17, C21, C23 tổng cộng

13 câu hỏi trả lời có lựa chọn Người bệnh trả lời đúng (nếu có giải thích sai) được 1 điểm, trả lời sai hoặc bỏ trống được 0 điểm Tổng điểm tối đa 13 điểm Thang đo đánh giá thực hành tự chăm sóc được phân loại 2 mức độ thực hành đạt và thực hành chưa đạt Người bệnh có thực hành đạt khi số điểm ≥ 70% tổng số điểm Thực hành chưa đạt khi người bệnh đạt < 70% tổng số điểm

2.3.6 Phương pháp phân tích số liệu

Chuẩn bị: kiểm tra lại toàn bộ các phiếu điều tra thu thập được, loại trừ các phiếu điền không đầy đủ.

Trang 21

Bước 1 - Nhập liệu toàn bộ số liệu thu thập được trên phần mềm

Thống kê mô tả: Lập bảng phân bố tần số (n) của các biến số và tính tỉ lệ

%, tính giá trị trung bình, độ lệch chuẩn.

2.4 Kết quả nghiên cứu

2.4.1 Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu

Bảng 3 1 Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu (n = 102)

Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu Tần số Tỉ lệ %

Trang 22

Nhận xét: Tổng số đã có 102 đối tượng tham gia nghiên cứu Trong số này tỉ

lệ nữ cao hơn so với nam giới Có 50% số đối tượng có tuổi từ 18-24 tuổi Đa số đối tượng đều có trình độ đại học 62,7% Hầu hết đối tượng chưa được phát hiện các bệnh lý kèm theo Có đến 62.7% đối tượng đi nhổ răng khôn lần đầu.

Bảng 3 2 Thực trạng hỗ trợ xã hội đối với ĐTNC sau phẫu thuật nhổ

RKHD (n = 102)

Hỗ trợ xã hội

Được NVYT hướng dẫn tự chăm sóc

Được NVYT gọi điện kiểm tra sức

* được hỗ trợ xã hội tốt nếu nhận được cả 03 loại hỗ trợ cấu phần

Nhân xét: Hầu hết ĐTNC đều được nhận các hỗ trợ xã hội rất tốt sau khi

phẫu thuật nhổ răng, đặc biệt là các hỗ trợ từ nhân viên y tế.

2.4.2 Kiến thức và thực hành phòng biến chứng của ĐTNC

2.2.2.1 Thực trạng kiến thức

Bảng 3 3.Kiến thức về phòng biến chứng của người bệnh sau phẫu thuật RKHD sau giáo dục sức khỏe (n = 102)

Kiến thức về tự chăm sóc Đặc tính Số lượng Tỉ lệ %

Cần duy trì chế độ ăn mềm, lỏng, nguội Có 99 97.1

Trang 23

Không 86 84,3

Sử dụng nước súc miệng sau phẫu thuật Có 98 96.1

Nhận xét: Đa số người bệnh có kiến thức phòng biến chứng sau phẫu thuật nhổ

RKHD chiếm tỉ lệ khá cao lần lượt là: cắn gạc/bông (96,1%), chườm lạnh (95,1%), không khạc nhổ hoặc mút chít (99%), không dùng ngón tay chạm vùng phẫu thuật (99%), uống thuốc đúng đơn (98%), tái khám đúng hẹn sau phẫu thuật (98,2%).

Bảng 3 4 Phân loại kiến thức của đối tượng nghiên cứu (n = 102)

Ngày đăng: 29/02/2024, 16:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w