CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Cơ sở lý luận
1.1.1 Đặc điểm các bệnh lý đột quỵ não Đột quỵ não là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn tật trên thế giới, mỗi năm có khoảng 15 triệu người bị đột quỵ và 5 triệu người tử vong, do đó gánh nặng của đột quỵ đối với gia đình và xã hội là rất to lớn. Đột quỵ não có thể được phân chia một cách khái quát nhất thành hai nhóm chính: nhồi máu não do tắc mạch máu não và xuất huyết trong sọ (bao gồm xuất huyết não và xuất huyết dưới nhện) do vỡ mạch máu não, điểm chung của các bệnh lý đột quỵ là cần phải phát hiện và xử trí kịp thời, đặc biệt là trong giai đoạn cấp.
Nhồi máu não là bệnh lý đột quỵ hay gặp nhất với tỉ lệ 80-85% các trường hợp đột quỵ, là tình trạng thiếu máu cục bộ của nhu mô não, thường do động mạch não bị tắc nghẽn, dẫn tới các triệu chứng thần kinh tương ứng của vùng não bị ảnh hưởng ở phần lớn các trường hợp Nếu động mạch bị tắc không được tái thông kịp thời, vùng não thiếu máu sẽ bị tổn thương không hồi phục dẫn tới tàn phế và tử vong[3].
Các biện pháp xử trí cấp cứu quan trọng nhất trong giai đoạn tối cấp của nhồi máu não được xử trí tại trung tâm đột quỵ là khai thông mạch não bằng thuốc tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch và can thiệp lấy huyết khối động mạch não.
1.1.2.1 Tiêu sợi huyết tĩnh mạch
Tiêu sợi huyết tĩnh mạch là biện pháp sử dụng thuốc tiêu sợi huyết tái tổ hợp đường tĩnh mạch để đánh tan huyết khối gây tắc mạch não, thuốc tiêu sợi huyết được Hội đột quỵ Hoa Kỳ khuyến cáo sử dụng là alteplase (biệt dược đang được dùng ở Việt Nam là Actilyse) càng sớm càng tốt với cửa sổ điều trị có thể lên tới 4,5 giờ kể từ khi khởi phát hoặc lần cuối còn bình thường[15] Liều khuyến cáo là 0,9mg/kg với 10% tổng liều được tiêm tĩnh mạch trong 1 phút, phần còn lại được tiêm tĩnh mạch chậm bằng bơm tiêm điện trong 60 phút.
Hình 0.2 Thuốc tiêu sợi huyết Actilyse
1.1.2.2 Lấy huyết khối động mạch não
Lấy huyết khối động mạch não là phương pháp can thiệp luồn các dụng cụ trong lòng động mạch từ ngoại vi lên động mạch não, tới vị trí tắc mạch để lấy huyết khối nhằm khai thông mạch bị tắc Một trong các kỹ thuật lấy huyết khối phổ biến nhất là dùng dụng cụ dạng stent là phương pháp sử dụng các dụng cụ này luồn qua ống thông lớn (có bóng hoặc không có bóng) đã đặt ở đầu gần mạch tắc để đưa lên vị trí tắc mạch qua các vi ống thông, sau đó stent tự mở ra để bắt huyết khối và ngay lập tức phục hồi lưu thông của dòng máu nuôi qua chỗ tắc; sau khi chờ một khoảng thời gian thường là 3-
5 phút (tối đa 10 phút) tùy thuộc vào vị trí và kích thước của huyết khối, stent được kéo trở lại ống thông lớn và đưa ra ngoài, sau đó có thể hút qua ống thông lớn phòng trường hợp huyết khối lưu lại trong lòng ống thông này.
Hình 0.3 Minh họa lấy huyết khối bằng stentriver
Gồm hai loại chính là xuất huyết não và xuất huyết dưới nhện [7]:
Xuất huyết não chiếm khoảng 10% các trường hợp đột quỵ, là hiện tượng chảy máu bên trong nhu mô của não, thường do vỡ mạch máu não do nguyên nhân tăng huyết áp hoặc bất thường của mạch máu não như bệnh mạch não tinh bột, dị dạng mạch não, phình động mạch não hoặc rối loạn đông máu, một số nguyên nhân ít gặp hơn là do khối u nội sọ, do sử dụng các loại ma túy,
Trong các giai đoạn cấp tính của xuất huyết não, có các tình trạng cần xử trí cấp cứu là huyết áp tăng quá cao cần phải hạ huyết áp khẩn cấp bằng thuốc hạ huyết áp đường tĩnh mạch, khối máu tụ kích thước lớn đè ép não cần phải phẫu thuật cấp cứu, nguyên nhân xuất huyết do các bất thường dị dạng mạch não cần phải can thiệp và/hoặc phẫu thuật.
Hình 0.5 Xuất huyết dưới nhện
Xuất huyết dưới nhện không do chấn thương thường do vỡ phình động mạch não, là hiện tượng chảy máu trong khoang dưới nhện, đây là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm với tỉ lệ tử vong trước khi vào viện là 30%, nguy cơ tử vong và di chứng sẽ cao hơn nếu túi phình tái vỡ hoặc co thắt mạch nặng do mức độ xuất huyết nhiều Ngoài ra phải điều trị tích cực trong suốt quá trình nằm viện thì các biện pháp xử trí cấp cứu đó là can thiệp nút túi phình hoặc phẫu thuật kẹp clip túi phình, trong đó phương pháp có thể thực hiện bởi trung tâm đột quỵ là can thiệp nút phình mạch.
1.1.3.1 Can thiệp nút phình và dị dạng mạch não
Can thiệp nội mạch để nút phình và dị dạng mạch não cũng sử dụng các dụng cụ luồn từ động mạch ngoại vi lên động mạch não ở vị trí có phình mạch/dị dạng mạch để sử dụng các vật liệu tắc vĩnh viễn như các vòng xoắn kim loại (coil) hoặc keo tắc mạch để lấp đầy các phình mạch/dị dạng mạch Ở các trường hợp phình mạch đã vỡ thì nên can thiệp càng sớm càng tốt để ngăn ngừa tình trạng tái vỡ của phình, còn các trường hợp dị dạng mạch thì có thể cân nhắc trì hoãn để giảm thiểu tình trạng phù não, nhưng nhìn chung nên can thiệp trong đợt điều trị.
Hình 1.6 Can thiệp nút phình mạch não
1.1.4 Nguyên nhân gây ra đột quỵ não
Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ bị đột quỵ, bao gồm các yếu tố không thể thay đổi và các yếu tố bệnh lý.
1.1.4.1 Các yếu tố không thể thay đổi
Tuổi tác: Bất cứ ai cũng có nguy cơ bị đột quỵ Tuy nhiên, người già có nguy cơ đột quỵ cao hơn người trẻ Kể từ sau tuổi 55, cứ mỗi 10 năm, nguy cơ bị đột quỵ lại tăng lên gấp đôi.
Giới tính: Nam giới có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn nữ giới.
Tiền sử gia đình: Người có người thân trong gia đình từng bị đột quỵ có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn người bình thường.
Chủng tộc: Người Mỹ gốc Phi có nguy cơ mắc đột quỵ cao gần gấp đôi so với người da trắng.
1.1.4.2 Các yếu tố bệnh lý
Tiền sử đột quỵ: Người có tiền sử bị đột quỵ có nguy cơ cao bị đột quỵ lần tiếp theo, nhất là trong vòng vài tháng đầu Nguy cơ này kéo dài khoảng 5 năm và giảm dần theo thời gian. Đái tháo đường: Các vấn đề liên quan đến đái tháo đường có khả năng làm tăng nguy cơ đột quỵ.
Bệnh tim mạch: Người mắc các bệnh lý tim mạch có khả năng bị đột quỵ cao hơn người bình thường
Cao huyết áp: Cao huyết áp gây gia tăng sức ép lên thành động mạch, lâu dần khiến thành động mạch bị tổn thương dẫn đến xuất huyết não Ngoài ra, cao huyết áp còn tạo điều kiện cho các cục máu đông hình thành, cản trở quá trình lưu thông máu lên não Khám huyết áp là một trong những biện pháp để tìm ra nguyên nhân đột quỵ.
Mỡ máu: Cholesterol cao có thể tích tụ trên thành động mạch, tạo thành vật cản gây tắc nghẽn mạch máu não.
Thừa cân, béo phì: Người bị thừa cân béo phì có thể dẫn đến nhiều bệnh như cao huyết áp, mỡ máu, tim mạch Tăng nguy cơ bị đột quỵ.
Hút thuốc: Các khảo sát đã chỉ ra rằng, người hút thuốc có nguy cơ bị đột quỵ cao gấp 2 lần Khói thuốc làm tổn thương thành mạch máu, gia tăng quá trình xơ cứng động mạch Thuốc lá cũng gây hại cho phổi, khiến tim làm việc nhiều hơn, gây tăng huyết áp.
Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Một số khảo sát trong nước và quốc tế
Kiến thức, thái độ và thực hành chăm sóc người bệnh bị đột quỵ não tại cộng đồng tỉnh Nghệ An ( Dương Đình Chỉnh, Nguyễn Văn Hương, BVHNĐK Nghệ An, Phạm Ngọc Hùng, Học viện quân y).Trong đó huyết áp là nguyên nhân gây ra đột quỵ não nhất với 91,6%, tiếp đến là nghiện rượu là 55,1%; bệnh lý về tim mạch với 49,4%; béo phì 46,2%, đái tháo đường là 43,2%; hút thuốc là là 37,5%và kết quả khảo sát cho thấy rằng 15,1% cho rằng bệnh đột quỵ não gây tổn thương cho cơ quan đích là tim; 90,1% cho rằng bệnh gây tổn thương ở não và 39,5% cho rằng bệnh gây tổn thương tay/chân và có 6,7% cho rằng tổn thương ở các cơ quan khác.Số người cho rằng bệnh đột quỵ não là do ngã/té chiếm 27,1%, do tắc mạch não là 40%, do vỡ mạch máu não là 55,1%, do cả tắc và vỡ mạch là 45,7%, còn do chấn thương vùng đầu là 20,6%.
Theo báo cáo của Trung tâm Đột quỵ và khảo sát lâm sang Hàn Quốc (Hong và các cộng sự), hàng năm có khoảng 105.000 người mắc đột quỵ lần đầu tiên hoặc tái diễn và hơn 26000 người bệnh tử vong do đột quỵ, Như vậy, cứ khoảng 5 phút thì có một người đột quỵ và cứ 20 phút thì có một người tử vong do đột quỵ Cứ trong 10 người bệnh tử vong thì có một người chết do đột quỵ Ước tính rằng hiện nay có khoảng 795.000 người trên 30 tuổi mắc đột quỵ não Chi phí chăm sóc người bệnh đột quỵ não ở Hàn Quốc là khoảng 3 tỷ đô la Mỹ vào năm 2005 Ở Châu Âu, đột quỵ là nguyên nhân hàng thứ 2 gây sa sút trí tuệ, nguyên nhân hàng đầu gây động kinh ở người già và là nguyên nhân gây trầm cảm rất thường gặp [19], [21].
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có 15 triệu người bị đột quỵ trên toàn thế giới, trong đó 5 triệu người chết và 5 triệu người bị tàn tật vĩnh viễn [6]. Đàn ông có nguy cơ đột quỵ cao hơn phụ nữ; đàn ông da trắng có tỷ lệ đột quỵ là 62,8/100.000 dân, tử vong 26,3% trong khi phụ nữ có tỷ lệ đột quỵ là 59/100.000 dân và tỷ lệ tử vong là 39,2%.
Mặc dù đột quỵ thường được coi là bệnh lý của người có tuổi nhưng 1/3 số đột quỵ xảy ra ở người dưới 65 tuổi [5] Nguy cơ đột quỵ tăng theo tuổi, nhất là những người trên 64 tuổi.
Trong các khảo sát đột quỵ Framingham và Rochester, tỷ lệ tử vong chung ở
30 ngày sau đột quỵ là 28%, tỷ lệ tử vong ở 30 ngày sau nhồi máu não là 19% và tỷ lệ sống sót sau 1 năm đối với người bệnh nhồi máu não là 77%.
Theo Lê Văn Thành và cộng sự, tỉ lệ hiện mắc trung bình hàng năm của tai biến mạch máu não là 416/100.000 dân, tỉ lệ mắc là 152/100.000 dân [10] Tác giả Đàm Duy Thiên (1999) khảo sát một số đặc điểm dịch tễ học đột quỵ não thời kỳ 1994 - 1999 tại quận Thanh Xuân, Hà Nội cho thấy, tỉ lệ hiện mắc là 82,18/100.000 dân, tỉ lệ mới mặc trung bình hàng năm là 22, 78/ 100.000 dân, tỉ lệ tử vong trung bình hàng năm là 9,28/ 100.000 dân Một số yếu tố nguy cơ hay gặp: Đột quỵ não tăng dần theo tuổi (trong đó nhóm tuổi trên 50 chiếm 86, 52 % nam nhiều hơn nữ gấp 1,5 lần), tăng huyết áp 51,2%, vữa xơ động mạch 33,81% Đột quỵ não xảy ra quanh năm nhưng thường gặp vào những tháng thay đổi thời tiết và lạnh [15].
Theo Nguyễn Văn Đăng và cộng sự, tỷ lệ hiện mắc là 98,44/100.000 dân, tỉ lệ mới mắc là 36/100.000 dân và tỉ lệ tử vong là 27/100.000 dân, tỉ lệ tai biến mạch máu não của nam/ nữ là 1,48/1 [8] Kể từ tháng 9 năm 1997 đến tháng 6 năm 2000, tại khoa Thần kinh Bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận khoảng 1.220 người bệnh tai biến mạch máu não, tuổi từ 11- 89, trong đó tuổi từ 45-74 chiếm 67% các trường hợp [17].
Tỉ lệ di chứng nhẹ và vừa của tai biến mạch máu não là 68,42%, tỉ lệ di chứng nặng là 27,69%, trong đó di chứng về vận động chiếm 92,96% tổng số người bệnh liệt nửa người Tỉ lệ người tai biến mạch máu não đang sống tại cộng đồng có nhu cầu phục hồi chức năng là 94% [4].
MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT
Giới thiệu tổng quan về Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An là bệnh viện đa khoa tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An Đến nay, bệnh viện được xếp hạng 1 trực thuộc Bộ Y tế Đây là một bệnh viện được đánh giá là hiện đại bậc nhất trong khu vực Đông Nam Á với các hệ thống trang thiết bị tiên tiến nhất được đầu tư một cách đồng bộ và khép kín.
Với quy mô rộng lớn với giường bệnh được giao là 1800 giường thực kê; với phương tiện, kỹ thuật hiện đại, đội ngũ CBCNV đông đảo, tri thức y học vững (1000 người) Đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của không chỉ nhân dân trong tỉnh mà cả các tỉnh lân cận cũng như nước bạn Lào Mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An sẽ là Bệnh viện mang tầm cỡ khu vực Bắc Trung bộ trực thuộc Bộ y tế.
Hình ảnh 2.1 Bệnh viện Hữu Nghị Đa khoa Nghệ An
2.1.2 Trung tâm đột quỵ - Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An
Hình 2.2 Cán bộ Trung tâm đột quỵ - BV Hữu Nghị Đa khoa Nghệ An
Cơ cấu nhân lực: Trung tâm có đội ngũ y bác sĩ chuyên nghiệp, tận tuỵ được đào tạo bài bản, chính quy trong và ngoài nước về lĩnh vực đột quỵ - thần kinh mạch máu bao gồm 15 bác sĩ (bác sĩ thần kinh, bác sĩ hồi sức thần kinh, bác sĩ can thiệp mạch), 23 điều dưỡng viên, kỹ thuật viên can thiệp mạch não và phục hồi chức năng. Chức năng, nhiệm vụ
Trung tâm Đột quỵ có chức năng thu dung, cấp cứu, chẩn đoán, điều trị tích cực, toàn diện, phục hồi chức năng và dự phòng đột quỵ cho người bệnh Đào tạo, khảo sát khoa học, tuyên truyền, giáo dục về đột quỵ cho người bệnh và cộng đồng. Quan hệ với ngành dọc về đột quỵ để chỉ đạo tuyến về đột quỵ.
-Cấp cứu, chăm sóc tích cực, toàn diện người bệnh đột quỵ
- Chẩn đoán xác định nhanh, điều trị toàn diện, bao gồm cả nội khoa và ngoại khoa, điều trị dự phòng thứ phát đột quỵ cho người bệnh.
- Thực hiện phục hồi chức năng toàn diện bao gồm cả vận động, ngôn ngữ, lao động, vật lý trị liệu và hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng
-Thực hiện tiếp cận, xử trí, phân loại đột quỵ và vận chuyển người bệnh từ cộng đồng, tuyến dưới hoặc các sơ sở y tế khác về Trung tâm Đột quỵ.
-Đảm bảo an toàn chuyển viện khi người bệnh cần chuyển tuyến trên
- Tham gia hỗ trợ cấp cứu, khám, chữa bệnh đột quỵ tại cộng đồng và tuyếndưới khi có yêu cầu.
Các kỹ thuật cao chuyên ngành đang triển khai
Các phương pháp điều trị tái thông mạch trong nhồi máu não cấp
-Sử dụng thuốc tiêu sợi huyết (rtPA) đường tĩnh mạch
-Lấy huyết khối nội mạch bằng dụng cụ cơ học
-Nút túi phình mạch não
-Đặt stent đảo chiều dòng chảy
-Đặt stent điều trị hẹp động mạch
-Nút dị dạng mạch não
-Điều trị rò động mạch cảnh – xoang hang
-Tiêm Botulinum nhóm A trong điều trị co cứng cơ sau đột quỵ não.
-Phục hồi chức năng giai đoạn sớm
-Siêu âm tim, mạch máu tại trung tâm
-Siêu âm Doppler mạch máu xuyên sọ Để cứu sống người bệnh đột quỵ sớm nhất, giảm tối đa các biến chứng, Trung tâm đột quỵ - Bệnh viện Hữu Nghị đa khoa Nghệ An đặt ra yêu cầu đối với đội ngũ y bác sĩ, điều dưỡng phải linh hoạt, nhanh chóng tiến hành các biện pháp đồng bộ Tiêu chuẩn thời gian các khâu trong quá trình cấp cứu người bệnh đột quỵ đến sớm để đạt mục tiêu “thời gian cửa-kim” ≤ 60 phút.
Khi tiếp nhận người bệnh, bác sĩ lâm sàng tại phòng Cấp cứu sẽ khám, đánh giá các triệu chứng, tình trạng sơ bộ của người bệnh để đưa ra phác đồ phù hợp.
TH1: Người bệnh hợp tác được (có thể nằm yên, thực hiện theo y lệnh của bác sĩ) thì sẽ chỉ định chụp MI để đánh giá tổn thương Đây là kỹ thuật hiện đại, không cần dùng thuốc cản từ mà vẫn có thể quan sát rõ bó sợi thần kinh, kiểm tra độ tưới máu não, chi tiết giải phẫu tốt hơn do đó các tổn thương dễ dàng phát hiện hơn.
Qua kết quả chụp MRI, nếu là đột quỵ không xuất huyết (nhồi máu não) thì bác sĩ sẽ kiểm tra xem có chống chỉ định dùng thuốc tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch hay không.Nếu không có chống chỉ định mà người bệnh đến trước 3,5 giờ thì sẽ dùng thuốc tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch Ngay sau khi dùng thuốc, bác sĩ sẽ chỉ định chụp lại CTA (CT có thuốc cản quang) để kiểm tra hiệu quả điều trị, nếu mạch máu không được tái thông và kết quả chụp CTA là tắc mạch máu lớn thì chuyển lên phòng DSA can thiệp nội mạch, nếu là tắc mạch máu nhỏ thì tiếp tục điều trị nội khoa.
Nếu nhồi máu não mà người bệnh đến sau 3,5 giờ (trường hợp này đã có chống chỉ định tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch, vì nếu bơm thuốc làm gia tăng khả năng xuất huyết) hoặc nhồi máu não do tắc mạch lớn mà người bệnh đến trong vòng
6 giờ đầu kể từ khi khởi phát triệu chứng thì sẽ được điều trị bằng can thiệp nội mạch.
Qua kết quả chụp MRI, nếu là đột quỵ xuất huyết và nghi ngờ do cao huyết áp thì sẽ điều trị nội khoa Trường hợp đột quỵ do dị dạng mạch máu não hoặc do túi phình sẽ chuyển lên phòng DSA can thiệp nội mạch.
Trong trường hợp người bệnh không hợp tác được, kích thích nhiều thì bác sĩ sẽ chỉ định chụp CT không cản quang để đánh giá người bệnh đột quỵ do xuất huyết hay không xuất huyết Một số trường hợp đột quỵ không do xuất huyết, nếu người bệnh đến trong thời gian vàng 3,5 giờ đồng hồ kể từ khi khởi phát triệu chứng và không có chống chỉ định thì sẽ được tiêm thuốc tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch.
Tương tự như trên, sau khi tiêm thuốc bác sĩ sẽ cho chụp lại CTA (CT có tiêm thuốc cản quang) để đánh giá tình trạng tái thông mạch máu Nếu kết quả đánh giá là mạch máu đã thông thì tiếp tục điều trị nội, nếu kết quả chụp CTA có tắc mạch máu lớn thì chuyển lên phòng DSA điều trị can thiệp nội mạch.
Sau khi điều trị, can thiệp bác sĩ sẽ theo dõi lâm sàng, nếu ổn định thì không cần chụp CT kiểm tra lại Nếu người bệnh trên lâm sàng diễn tiến nặng hơn thì có thể cần chụp CT không tiêm thuốc cản quang để đánh giá lại tình trạng người bệnh có bị tổn thương nhiều hơn hoặc xuất huyết não thêm hay không.
Ngoài việc xây dựng quy trình cấp cứu, can thiệp đột quỵ chuẩn mực quốc tế, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ còn rất chú trọng đến quá trình chăm sóc, hồi phục sau đột quỵ.
Thực trạng kiến thức chăm sóc người bệnh đột quỵ não của người chăm sóc chính tại Trung tâm Đột quỵ bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An
2.2.1 Phương pháp và Đối tượng khảo sát Đối tượng khảo sát: là người chăm sóc chính người bệnh đột quỵ não. Địa điểm khảo sát: Trung tâm Đột quỵ - Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An.
Thời gian thực hiện chuyên đề: từ tháng 9/2023 đến tháng 11/2023.
Là người nhà chăm sóc chính đủ 18 tuổi trở lên đồng ý tham gia khảo sát.
- Người chăm sóc chính không đồng ý tham gia khảo sát
Phương pháp khảo sát: khảo sát thuận tiện, Những người tham gia khảo sát được phỏng vấn bằng bộ câu hỏi có sẵn.
2.2.2 Cỡ mẫu và chọn mẫu
-Lấy mẫu toàn bộ trong khoảng thời gian từ tháng 9/2023 đến tháng 11/2023 tôi khảo sát được trên 250 người chăm sóc chính.
2.2.3 Công cụ thu thập số liệu
- Bộ câu hỏi khảo sát kiến thức về Đột quỵ não bao gồm 18 câu hỏi: 6 câu hỏi về nhân khẩu học; 12 câu hỏi về kiến thức Bộ câu hỏi được chuẩn bị sẵn, đa số là câu hỏi đóng (Có hoặc không).
Xử lý và phân tích số liệu:
-Nhập số liệu, làm sạch số liệu, xử lý số liệu và phân tích thống kê sử dụng phần mềm IBM SPSS Statistics for Windows phiên bản 25.0.
-Các số liệu khảo sát và kết quả phân tích được trình bày dưới dạng bảng
2.3.1 Thông tin chung về đối tượng khảo sát
Bảng 2.1 Phân bố đối tượng khảo sát theo giới
Giới Số lượng (n) Tỷ lệ (%)
Nhận xét: Từ bảng 2.1 cho thấy đa số người chăm sóc chính là nữ giới chiếm 60,8%
Bảng 2.2 Phân bố đối tượng khảo sát theo tuổi
Nhóm tuổi Số lượng (n) Tỷ lệ %
Nhận xét: Từ bảng 2.2 cho thấy đối tượng khảo sát chủ yếu ở độ tuổi từ 30 đến 50 tuổi chiểm tỷ lệ 52%, độ tuổi từ 18 đến 30 chiếm tỷ lệ thấp nhất 12,8%.
Bảng 2.3 Trình độ học vấn của đối tượng khảo sát
Trình độ học vấn Số lượng (n) Tỷ lệ (%)
Nhận xét: Từ bảng 2.3 cho thấy đối tượng khảo sát chủ yếu có trình độ học vấn là Trung học phổ thông chiếm 61,2%, tỷ lệ đối tượng khảo sát có trình độ Trung học cơ sở là 15,6% và trên Trung học phổ thông là 23,2%.
Bảng 2.4 Phân bố đối tượng khảo sát theo nơi ở (n%0)
Nơi ở Số lượng (n) Tỷ lệ (%)
Nhận xét: Từ bảng 2.4 cho thấy đối tượng khảo sát phần lớn là ở Nghệ An chiếm tỷ lệ 94,8%, thuộc các tỉnh thành khác chiếm tỷ lệ thấp 5,2%
Bảng 2.5 Phân bố đối tượng khảo sát theo nghề nghiệp (n%0)
Nghề nghiệp Số lượng (n) Tỷ lệ(%)
Nhận xét: Từ bảng 2.5 cho thấy người chăm sóc chính chủ yếu nghề nghiệp là nông dân chiếm 54,8%, làm nghề kinh doanh nội trợ chiếm 6,8%, một số làm nghề nghiệp tự do chiếm 1,2%.
2.3.2 Kiến thức về chăm sóc người bệnh đột quỵ não của người chăm sóc chính.
Bảng 2.6 Kiến thức về dấu hiệu báo trước của bệnh đột quỵ não (n%0)
Kiến thức về dấu hiệu báo trước của Trả lời đúng Trả lời không đúng bệnh đột quỵ não Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ
Nhìn không rõ 1 hoặc 2 mắt 125 50 125 50
Nói khó/ không nói được 207 82.8 43 17.2
Lú lẫn, lơ mơ đột ngột 198 79.2 52 20.8 Đột ngột tê bại/ yếu một bên 176 70.4 74 29.6
Nhận xét: Từ bảng 2.6 cho thấy kiến thức hiểu biết của người chăm sóc chính về dấu hiệu báo trước của bệnh đột quỵ não với dấu hiệu “Nói khó/không nói được” chiếm tỷ lệ cao nhất 82,8%, tỷ lệ người chăm sóc chính hiểu biết về dấu hiệu “Nhìn không rõ 1 hoặc 2 mắt” chiếm tỷ lệ thấp (50%) so với các dấu hiệu còn lại.
Bảng 2.7 Kiến thức hiểu biết về yếu tố nguy cơ của bệnh đột quỵ não (n%0)
Kiến thức hiểu biết về yếu tố nguy Trả lời đúng Trả lời không đúng
Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ cơ ( n) (%) ( n) (%)
Tiền căn cao huyết áp (CHA) 183 73.2 67 26.8
Tiền căn gia đình có người bị đột quỵ 109 43.6 141 56.4 Tiền căn cơn thoáng qua hay đột quỵ 126 50.4 124 49.6
Nhận xét: Từ bảng 2.7 cho thấy tỷ lệ kiến thức hiểu biết về yếu tố nguy cơ của người chăm sóc chính cao nhất ở kiến thức về yếu tố “Tiền căn cao huyết áp) chiếm 73,2% và thấp nhất “Tiền căn gia đình có người bị đột quỵ” có 109 đối tượng khảo sát có biết về kiến thức này chiếm 43,6%.
Bảng 2.8 Kiến thức hiểu về cơ quan bị tổn thương khi bị đột quỵ não (n%0)
Hiểu biết về cơ quan bị tổn Trả lời đúng Trả lời không đúng
Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ (%) thương?
Nhận xét: Từ bảng 2.8 cho thấy tỷ lệ đối tượng khảo sát hiểu về cơ quan bị tổn thương khi bị đột quỵ cho rằng cơ quan bị tổ thương nhiều nhất là ở Não chiếm
94%, các cơ quan tổn thương khác chiếm tỷ lệ thấp nhất là 52%.
Bảng 2.9 Kiến thức về thời gian vàng trong đột quỵ não (n%0)
Trả lời đúng Trả lời không đúng
Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ
Biết về khoảng thời gian vàng của đột
Nhận xét: Từ bảng 2.9 cho thấy có 128 người chăm sóc chính biết về khoảng thời gian vàng của đột quỵ não chiếm tỷ lệ 51,2%.
Bảng 2.10 Kiến thức về xử trí ban đầu khi gặp bệnh đột quỵ não (n%0)
Làm gì nếu bị đột quỵ ?
Trả lời đúng Trả lời không đúng
Tỷ lệ (%) Số lượng Số lượng
Bàn bạc với gia đình, bạn bè 205 82 45 18
Chờ dấu hiệu biến mất 97 38.8 153 61.2
Gọi hoặc đến khám bác sĩ 57 22.8 193 77.2
Gọi xe cứu thương đưa ngay
Nhận xét: Từ bảng 2.10 cho thấy kiến thức về xử trí ban đầu khi gặp bệnh đột quỵ não người chăm sóc chính chọn cách xử trí nhiều nhất là “Gọi xe cứu thương đưa ngay đến bệnh viện” chiếm 85,2%, “Gọi hoặc đến khám bác sĩ” có 57 người biết chiếm 22,8%.
Bảng 2.11 Kiến thức hiểu biết về khả năng hồi phục của bệnh đột quỵ não
Trả lời đúng Trả lời không đúng Hiểu biết về kết quả điều trị Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ
Bệnh có thể nặng hơn 198 79.2 52 20.8
Người bệnh có thể chết vì đột quỵ
Người bệnh sẽ hồi phục, khỏi hoàn
Bệnh có thể tái phát 201 80.4 49 19.6
Nhận xét: Từ bảng 2.11 cho thấy kiến thức hiểu biết của người chăm sóc chính về khả năng hồi phục của bệnh đột quỵ não nhận biết rằng bệnh có thể tái phát chiếm tỷ lệ cao nhất là 80,4%, người bệnh sẽ hồi phục, khỏi hoàn toàn chiếm 70,4%.
Bảng 2.12 Kiến thức về chăm sóc khi khởi phát đột quỵ não
Cách chăm sóc người bệnh khi khởi Trả lời đúng Trả lời không đúng phát đột quỵ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ (%)
Không để ngã gây chấn thương 215 86 35 14
Nằm chỗ thoáng kê cao đầu 198 79.2 52 20.8 Để nằm chờ cho khỏe lại 187 74.8 63 25.2 Đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần
Nhận xét: Từ bảng 2.12 cho thấy đối tượng khảo sát trả lời đúng về chăm sóc người bệnh đột quỵ não khi khởi phát ở nội dung “Không để ngã gây chấn thương” chiếm tỷ lệ cao nhất 86% và đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất khi người bệnh khởi phát đột quy chiếm 82,8%.
Bảng 2.13 Kiến thức về dự phòng của bệnh đột quỵ não (n%0)
Trả lời đúng Trả lời không đúng
Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ
Bệnh đột quỵ có dự phòng được không? 135 54 115 46
Nhận xét: Từ bảng 2.12 cho thấy người chăm sóc chính có kiến thức về dự phòng của bệnh đột quỵ não chiếm 54 %, vẫn còn 45% người chăm sóc chính trả lời không đúng.
Bảng 2.14 Kiến thức về các thông tin liên quan đến bệnh đột quỵ não (n%0)
Biết các thông tin liên quan Trả lời đúng Trả lời không đúng đến bệnh đột quỵ? Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ
Cách theo dõi huyết áp 196 78.4 54 21.6
Loại bỏ các yếu tố nguy cơ 107 42.8 143 57.2
Hỗ trợ người bệnh tự chăm sóc 97 38.8 153 61.2
Tạo môi trường để người bệnh
93 37.2 157 62.8 có thể hòa nhập cộng đồng
Nhận xét: Từ bảng 2.14 Cho thấy người chăm sóc chính có kiến thức về các thông tin liên quan đến bệnh đột quỵ não đa số trả lời đúng về “Cách theo dõi huyết áp” chiếm tỷ lệ 78,4% Thông tin “Tạo môi trường để người bệnh có thể hòa nhập cộng đồng” chiếm tỷ lệ thấp nhất 37,2%.
Bảng 2.15 Đánh giá tổng hợp về kiến thức của người CS chính (n%0)
Nội dung kiến thức của người Đạt Tỷ lệ
Kiến thức về dấu hiệu báo trước của bệnh đột quỵ não 168 67.2 Kiến thức hiểu biết về yếu tố nguy cơ của bệnh đột quỵ não 144 57.6 Kiến thức hiểu về cơ quan bị tổn thương khi bị đột quỵ não 182 72.8 Kiến thức về thời gian vàng trong đột quỵ não 128 51.2 Kiến thức về xử trí ban đầu khi gặp bệnh đột quỵ não 143 57.2 Kiến thức hiểu biết về khả năng hồi phục của bệnh đột quỵ não 193 77.2 Kiến thức về chăm sóc khi khởi phát đột quỵ não 202 80.8
Kiến thức về dự phòng của bệnh đột quỵ não 135 54
Kiến thức về các thông tin liên quan đến bệnh đột quỵ não 127 50.8
Nhận xét: Từ bảng 2.15 Cho thấy người chăm sóc chính có kiến thức đạt về chăm sóc khi khởi phát đột quỵ não chiếm tỷ lệ cao nhất 80,8% và có kiến thức đạt về hiểu biết về khả năng hồi phục của bệnh đột quỵ não là 77,2%, tỷ lệ Kiến thức đạt thấp nhất về thời gian vàng trong đột quỵ não chiếm tỷ lệ 51,2%.
Bàn Luận
Đặc điểm chung của đối tượng khảo sát
3.1.1 Đặc điểm về tuổi và giới
Trong nhóm người chăm sóc được khảo sát nữ giới (60,8%) chiếm tỷ lệ cao hơn nam giới (39,2%), điều này có thể lý giải nam giới chủ yếu đi làm ở xa do đó công việc chăm sóc người nhà chủ yếu là nữ, một số gia đình có điều kiện do đặc thù công việc nên cũng phải thuê người chăm sóc Trong nhóm khảo sát chủ yếu ở độ tuổi từ 30 – 50 tuổi chiểm tỷ lệ 52%, độ tuổi từ 18 – 30 chiếm tỷ lệ thấp nhất 12,8%. Đặc điểm về tuổi, giới của nghiên cứu này gần tương đồng với các nghiên cứu của Nguyễn Thị Phượng và cộng sự tiến hành nghiên cứu trên 350 người chăm sóc chính cho thấy tỷ lệ nam/nữ là 81,1%/ 18,9%.
3.1.2 Đặc điểm về trình độ học vấn
Thực trạng kiến thức về chăm sóc người bệnh đột quỵ não của đối tượng khảo sát 25 KẾT LUẬN
3.1.3 Đặc điểm về nơi ở, nghề nghiệp
Từ bảng 2.4 cho thấy đối tượng khảo sát phần lớn là ở Nghệ An chiếm tỷ lệ 94,8%, một số đối tượng từ các tỉnh khác đến sinh sống và làm việc tại Ngệ An chiếm tỷ lệ thấp 5,2% Từ bảng 2.5 cho thấy người chăm sóc chủ yếu nghề nghiệp là nông dân chiếm 54,8%, làm nghề kinh doanh nội trợ chiếm 6,8%, một số làm nghề nghiệp tự do chiếm 1,2%.
3.2 Thực trạng kiến thức về chăm sóc người bệnh đột quỵ não của đối tượng khảo sát.
3.2.1 Tỷ lệ hiểu biết về dấu hiệu báo trước của bệnh đột quỵ não.
Do đột quỵ không có triệu chứng báo hiệu kéo dài nên không ai có thể biết trước được khi nào mình sẽ bị đột quỵ Vì vậy, việc nhận biết các dấu hiệu cảnh báo sớm đột quỵ để phát hiện sớm tình trạng này và cấp cứu kịp thời:
-Dấu hiệu ở thị lực: Thị lực bị giảm, nhìn mờ 1 mắt hoặc cả 2 mắt Tuy nhiên, đây là biểu hiện không rõ ràng nên khó nhận ra Nếu người bệnh nhận thấy mình có dấu hiệu này thì nên yêu cầu được đi cấp cứu ngay;
-Dấu hiệu ở mặt: Mặt bệnh nhân có biểu hiện đột nhiên không cân xứng, nhân trung hơi lệch qua 1 bên, miệng méo, nếp mũi má bên yếu bị rũ xuống Đặc biệt, khi bệnh nhân nói hoặc cười sẽ nhìn thấy rõ dấu hiệu méo miệng, thiếu cân xứng trên mặt;
-Dấu hiệu ở giọng nói: Dấu hiệu báo trước của tai biến đột quỵ có thể biểu hiện qua giọng nói Người bệnh có thể bị nói ngọng bất thường, môi lưỡi tê cứng, khó mở miệng, gắng sức mới nói được;
-Dấu hiệu ở tay, chân: Người bệnh có thể cảm thấy tay bị tê mỏi, khó cử động và thao tác Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể đi lại khó khăn, khó nhấc chân lên Các dấu hiệu này thường xảy ra ở 1 bên của cơ thể;
-Dấu hiệu nhận thức: Bệnh nhân có biểu hiện rối loạn trí nhớ, mắt mờ, tai ù nghe không rõ, không nhận thức được;
-Dấu hiệu thần kinh: Bệnh nhân cảm thấy đau đầu dữ dội Đây là triệu chứng nặng, phổ biến ở bệnh nhân đột quỵ, đặc biệt là ở những người có tiền sử bị đau nửa đầu.
Từ bảng 2.6 cho thấy tỷ lệ hiểu biết của người chăm sóc không rõ hoặc không biết về dấu hiệu báo trước còn hạn chế ở các dấu hiệu Nhìn không rõ 1 hoặc 2 mắt (50%), Đau đầu đột ngột (44%), Chóng mặt (36%)
3.2.2 Tỷ lệ hiểu biết về yếu tố nguy cơ.
Từ bảng 2.7 cho thấy tỷ lệ hiểu biết về yếu tố nguy cơ của người chăm sóc cao nhất ở kiến thức về yếu tố “Tiền căn cao huyết áp) chiếm 73,2% và thấp nhất “Tiền căn gia đình có người bị đột quỵ” có 109 đối tượng khảo sát có biết về kiến thức này chiếm 43,6%.
Tỷ lệ không biết về yếu tố nguy cơ ở một số nội dung tỷ lệ còn trên 50% như : Tiền căn tiểu đường (50,8%); Tiền căn hút thuốc (53,2%); Tiền căn gia đình có người bị đột quỵ (56.4%).
3.2.3 Tỷ lệ đối tượng hiểu về cơ quan bị tổn thương khi bị đột quỵ
Từ bảng 2.8 cho thấy tỷ lệ đối tượng hiểu về cơ quan bị tổn thương khi bị đột quỵ cho rằng cơ quan bị tổ thương nhiều nhất là ở Não chiếm 94%, các cơ quan tổn thương khác chiếm tỷ lệ thấp nhất là 52% Tuy nhiên vẫn còn nhiều người không biết về cơ quan bị tổn thương khi bị đột quỵ đối với ở Tim thì vẫn còn 74 người không biết chiếm 29,6% và ở tay chân 64 người không biết chiếm 25,6%.
3.2.4 Kiến thức về thời gian vàng trong đột quỵ não
Theo thống kê trên thế giới, đột quỵ não là nguyên nhân tử vong đứng thứ 3 nhưng là nguyên nhân tàn phế và giảm chất lượng cuộc sống hàng đầu Mỗi năm có khoảng 16 triệu ca đột quỵ và khoảng 6 triệu trường hợp tử vong trên toàn cầu Hơn 80% số ca đột quỵ xảy ra ở các nước kém phát triển.
Tại Việt Nam, tỷ lệ người bệnh đột quỵ tăng đáng kể trong những năm gần đây. Bệnh lý này đòi hỏi phải chẩn đoán nhanh và chính xác, cũng như những quyết định đúng đắn và kịp thời của bác sĩ thì mới cứu sống được người bệnh, giúp hồi phục sức khỏe và giảm nguy cơ tàn phế Điều quan trọng là cần cấp cứu đột quỵ rất sớm sau khi có dấu hiệu đầu tiên Nếu không, người bệnh sẽ nhanh chóng hôn mê, liệt nửa người, thậm chí là tử vong Tuy nhiên kiến thức về thời gian vàng đột quỵ nhìn chung chưa được biết đến rộng rãi Trong khảo sát của tôi có tới 122 người không biết về khoảng thời gian vàng của đột quỵ não chiếm 48,8%.
3.2.5 Kiến thức về xử trí ban đầu khi gặp bệnh đột quỵ não
Từ bảng 2.10 cho thấy kiến thức về xử trí ban đầu khi gặp bệnh đột quỵ não người chăm sóc chọn cách xử trí nhiều nhất là “Gọi xe cứu thương đưa ngay đến bệnh viện” chiếm 85,2%, “Gọi hoặc đến khám bác sĩ” có 57 người biết chiếm 22,8%.
Trên thực tế, đã có nhiều trường hợp người bệnh bị đột quỵ nhưng vì do đến bệnh viện muộn và cách sơ cứu đột quỵ tại nhà sai mà không thể giữ được tính mạng. Nhiều ý kiến cho rằng, nếu bị đột quỵ thì cần phải nằm yên một chỗ và không đưa đi ngay, tuy nhiên, nhận thức này hoàn toàn không đúng, có thể làm ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh.