1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thực trạng sử dụng thuốc của người chăm sóc chính người bệnh tâm thần phân liệt tại bệnh viện tâm thần quảng ngãi năm 2023

53 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 476 KB

Cấu trúc

  • Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU (0)
    • 1.1. Một số khái niệm/định nghĩa (9)
    • 1.2. Tình hình dịch tễ học (11)
      • 1.2.1. Tình hình dịch tễ học thế giới (11)
      • 1.2.2. Tình hình dịch tễ học ở Việt Nam (12)
    • 1.3. Nguyên nhân gây bệnh tâm thần phân liệt (13)
    • 1.4. Triệu chứng lâm sàng (14)
    • 1.5. Chẩn đoán bệnh tâm thần phân liệt (15)
    • 1.6. Đặc điểm tiến triển lâm sàng của bệnh (16)
    • 1.7. Tổng quan về quản lý và chăm sóc người bệnh tâm thần phân liệt (17)
    • 1.8. Các yếu tố liên quan đến quản lý và chăm sóc người bệnh tâm thần phân liệt 15 1. Tác dụng phụ của thuốc điều trị TTPL (21)
      • 1.8.2. Trình độ của người chăm sóc (21)
  • Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (0)
    • 2.1. Đối tượng nghiên cứu (22)
      • 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn (22)
      • 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ (22)
    • 2.2. Phương pháp nghiên cứu (22)
      • 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu (22)
      • 2.2.2. Bộ công cụ nghiên cứu (22)
      • 2.2.3. Phương pháp thu thập thông tin (23)
      • 2.2.4. Phương pháp chọn mẫu (23)
      • 2.2.5. Phương pháp thu thập số liệu (23)
      • 2.2.6. Các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá (24)
      • 2.2.7. Phương pháp phân tích số liệu (25)
    • 2.4. Đạo đức trong nghiên cứu (25)
  • Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (0)
    • 3.1. Đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu (26)
    • 3.4. Mối liên quan đến tuân thủ dùng thuốc (37)
  • Chương 4: BÀN LUẬN (0)
    • 4.1. Đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu (38)
    • 4.2. Một số đặc điểm về người được chăm sóc (39)
    • 4.3. Thực trạng chăm sóc và quản lý thuốc và dùng thuốc cho người bệnh (39)
    • 4.4. Mối liên quan đến tuân thủ dùng thuốc (41)
  • KẾT LUẬN (42)

Nội dung

Để quản lý và chăm sóc tốt cho NBTTPL điều trị ngoại trú các thành viêntrong gia đình phải là những người có kiến thức cơ bản về bệnh TTPL [12].Tuy nhiên cho đến nay, Bệnh viện Tâm thần

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

- Chúng tôi chọn 52 NCS người bệnh vào viện điều trị ngoại trú tại khoa Khám bệnh – HSCC, Bệnh viện Tâm thần tỉnh Quảng Ngãi.

-Người trực tiếp và thường xuyên chăm sóc người bệnh TTPL ≥18 tuổi.

-Có khả năng giao tiếp và đồng ý tham gia nghiên cứu.

Người có thời gian tham gia quản lý và chăm sóc NB TTPL liên tục dưới 1 tháng.

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu được thiết kế theo phương pháp mô tả cắt ngang.

2.2.2 Bộ công cụ nghiên cứu

Bộ công cụ được tự xây dựng căn cứ theo:

- Hướng dẫn người khuyết tật và gia đình về phục hồi chức năng (PHCN) dựa vào cộng đồng của các chuyên gia về PHCN và PHCN dựa vào cộng đồng của Bộ Y tế, Nhà xuất bản Y học năm 2008.

-PHCN người có bệnh tâm thần của Bộ Y tế, Nhà xuất bản Y học năm 2008.

- Thông tư 05/2016/TT-BYT, ngày 29 tháng 2 năm 2016 của Bộ Y tế quy định về kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú.

Bộ công cụ gồm 3 phần:

Phần A: Thông tin về người chăm sóc chính trong gia đình (câu A1-A8). Phần B: Thông tin về NB TTPL được chăm sóc (câu B1-B8).

Phần C: Quản lý và chăm sóc NB TTPL dùng thuốc điều trị ngoại trú (câu C1-C8) tổng 10 điểm được tính điểm như sau Câu 1: a-2 điểm; b-1 điểm; c-0 điểm Câu 2:Biết tên thuốc-1 điểm; không biết tên thuốc-0 điểm Câu 3: a-6 điểm; b-5 điểm; c-4 điểm;d-3 điểm; e-2 điểm; f-1 điểm; g-0 điểm Câu 4: a-2 điểm; b-3điểm; c-1 điểm Câu 5: a-1 điểm; các đáp án còn lại-0điểm Câu 6: a-1 điểm; các đáp án còn lại-0điểm Câu 7: a-0 điểm; lựa chọn 1 đáp án (trừ đáp án a)-1 điểm Câu 8: 0 điểm.

Bộ công cụ được đánh giá và xin đánh giá từ các chuyên gia trong lĩnh vực tâm thần.

Hướng thảo luận nhóm: Hỏi về thực trạng quản lý và tuân thủ dùng thuốc người bệnh TTPL, đâu là nguyên nhân, đưa ra giải pháp để thay đổi.

2.2.3 Phương pháp thu thập thông tin

* Nghiên cứu định lượng: Đơn vị mẫu và chọn mẫu: Chúng tôi chọn 52 NCS người bệnh vào viện điều trị ngoại trú tại Khoa Khám bệnh – HSCC.

*Nghiên cứu định tính: (thảo luận nhóm), cụ thể:

Cuộc thảo luận nhóm: 8 người gồm: Lãnh đạo bệnh viện, Trưởng phòng điều dưỡng, Trưởng phòng Chỉ đạo tuyến, Điều dưỡng trưởng các khoa.

*Nghiên cứu định lượng: Chọn mẫu nhiều giai đoạn

- Giai đoạn 1: Lập danh sách người bệnh TTPL cùng với hộ gia đình

Lập danh sách tên tất những người bệnh TTPL và gia đình quản lý, chăm sóc họ theo thứ tự bảng chữ cái.

- Giai đoạn 2: Chọn mẫu cho nghiên cứu.

Với danh sách hộ gia đình quản lý và chăm sóc người bệnh TTPL ở giai đoạn 1 đã được lập khi người bệnh tái khám định kỳ lĩnh thuốc hàng tháng tại Khoa Khám bệnh – HSCC, ta chọn lần lượt từ NB đến tái khám đầu tiên khi đủ cỡ mẫu thì dừng lại.

Các cuộc thảo luận nhóm diễn ra độc lập, do nghiên cứu viên điều hành, có có sự hỗ trợ của 1 thư ký, các nội dung của cuộc họp được thư ký ghi lại.

2.2.5 Phương pháp thu thập số liệu

- Người thu thập số liệu: Điều dưỡng làm việc tại Phòng Chỉ đạo tuyến và

Khoa Khám bệnh – HSCC sau khi đã được tập huấn về kỹ năng thu thập số liệu.

-Sử dụng bộ câu hỏi cấu trúc do nhóm nghiên cứu xây dựng để khảo sát thực trạng kiến thức liên quan đến tuân thủ dùng thuốc của người CSC NB TTPL điều trị ngoại trú Bộ câu hỏi này được phát cho những NCS tham gia nghiên cứu, nhóm nghiên cứu sẽ đọc các nội dung thông tin để đối tượng nghiên cứu trả lời cho từng câu hỏi sau khi được nghiên cứu viên giải thích về mục đích, cách trả lời từng câu hỏi và cách điền mẫu phiếu (Phụ lục 1).

- Việc tham gia vào nghiên cứu của gia đình người bệnh là hoàn toàn tự nguyện và có thể ngừng trả lời câu hỏi bất cứ lúc nào Nếu gia đình người bệnh đồng ý tham gia vào nghiên cứu thì ký vào bản đồng thuận (Phụ lục 3).

-Thời gian cho mỗi trường hợp khoảng 10 - 15 phút.

- Ngay sau khi NCS trả lời đủ thông tin, nghiên cứu viên sẽ kiểm tra lại bộ câu hỏi để đảm bảo tất cả những thông tin liên quan không bị bỏ sót.

* Nghiên cứu định tính: Thảo luận nhóm

- Nhóm sẽ thảo luận về chủ đề kiến thức tuân thủ dùng thuốc người bệnh TTPL điều trị ngoại trú.

-Sau thảo luận đưa ra được nguyên nhân, các yếu tố liên quan đến thực trạng kiến thức tuân thủ dùng thuốc người bệnh TTPL.

- Các cuộc thảo luận nhóm do nghiên cứu viên trực tiếp điều hành có sự hỗ trợ của 1 thư ký, các nội dung của cuộc họp được thư ký ghi lại.

2.2.6 Các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá

2.2.6.1 Bộ câu hỏi về nhân khẩu học: Được phát triển bởi nhà nghiên cứu bao gồm: Tuổi, giới tính, mối quan hệ với người bệnh, tình trạng học vấn, nghề nghiệp, số năm mắc bệnh của người bệnh TTPL sau khi tham khảo ý kiến của chuyên gia lĩnh vực tâm thần.

Dựa vào hướng dẫn chăm sóc NB TTPL tại gia đình, chúng tôi lập nên bộ câu hỏi khảo sát thực trạng kiến thức liên quan đến tuân thủ dùng thuốc của người CSC NBTTPL tại gia đình Theo phiếu khảo sát dành cho người chăm sóc, cứ mỗi tiêu chí đạt chúng tôi cho điểm, không đạt chúng tôi cho 0 điểm Mỗi tiêu chí có tổng điểm là 10 chia đều cho số lượng câu hỏi của từng tiêu chí Sau đó tính điểm dựa trên thang điểm 10 cho mỗi tiêu chí.

2.2.6.3 Tiêu chuẩn đánh giá Đánh giá mức độ kiến thức tuân thủ dùng thuốc NBTTPL của người chăm sóc Chăm sóc dùng thuốc và quản lý dùng thuốc: Từ câu C1-C8 với tổng số điểm là

18 Đạt 12-18đ: Người chăm sóc dùng thuốc và quản lý thuốc tốt Đạt 9-11đ: Người chăm sóc dùng thuốc và quản lý thuốc trung bình Đạt dưới 9đ là: Người chăm sóc dùng thuốc và quản lý thuốc kém.

2.2.7 Phương pháp phân tích số liệu

Bằng toán thống kê y học

2.2.8 Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai số Đối tượng nghiên cứu không hiểu rõ câu hỏi hoặc trả lời không đúng Để hạn chế sai số chúng tôi tập huấn cho điều tra viên thật kỹ trước khi tiến hành thu thập số liệu Hướng dẫn cách trả lời và kết hợp cả sổ khám bệnh của người bệnh và sổ theo dõi quản lý, cấp thuốc.

Trước khi phỏng vấn, điều tra viên phải giải thích rõ mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của cuộc điều tra với đối tượng để họ hiểu và sẵn sàng hợp tác Có như vậy mới đảm bảo tính trung thực của số liệu.

2.3 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

-Thời gian: Từ tháng 18/9/2023 đến tháng 26/11/2023

Đạo đức trong nghiên cứu

-Mọi thông tin của đối tượng nghiên cứu chỉ nhằm mục đích nghiên cứu chứ không nhằm mục đích nào khác.

- Các đối tượng được mời tham gia phỏng vấn có quyền từ chối nếu không đồng ý.

-Quá trình nghiên cứu không gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.1 Phân bố theo nhóm tuổi và giới NCS chính.

Tuổi Tổng số Tỷ lệ (%) Tổng số Tỷ lệ (%)

Người chăm sóc chính và thường xuyên NBTTPL là nữ giới nhiều hơn nam giới Trong đó nhóm tuổi người chăm sóc từ 60 tuổi trở lên là chủ yếu.

Kết quả thảo luận nhóm: Thống nhất những người chăm sóc chính NB TTPL thường ở ≥60 tuổi Lãnh đạo bệnh viện nhấn mạnh: “Những người ở độ tuổi lao động trong gia đình có NB TTPL phải tham gia lao động làm kinh tế Họ là những người làm ra kinh tế chính trong gia đình nên ít giành thời gian chăm và quản lý người bệnh TTPL”.

Bảng 3.2 Quan hệ của người chăm sóc chính với NB.

TT Quan hệ với NB Tổng số Tỷ lệ ( %)

* Nhận xét: Đối tượng chăm sóc chính cho NB TTPL chủ yếu là những người trong gia đình, sống cùng với người bệnh Bố/mẹ (38,5%), vợ/chồng (26,9%), con (19,2%), anh/chị/em (13,5%), còn lại là họ hàng (1,9%), hàng xóm và bạn bè không có.

Tại các cuộc thảo luận nhóm với đối tượng nghiên cứu cũng thống nhất thực trạng NB TTPL được chăm sóc bởi chủ yếu là người thân trong gia đình Lãnh đạo bệnh viện: “Trên thực tế có rất nhiều người bệnh TTPL sống người thân, nhưng lại bị tách biệt ra một khu riêng bởi nhiều lý do khác nhau Có những người bệnh ở trạng thái kích thích phải nhốt lại, do thói quen sinh hoạt của người bệnh, người bệnh bị hoảng tưởng sợ bị đầu độc, bị giết ”

Bảng 3.3 Nghề nghiệp người chăm sóc chính.

TT Nghề nghiệp NCS Tổng số Tỷ lệ ( %)

Nhóm nghiên cứu là nông dân nhất chiếm tỷ lệ cao nhất (25%).

Ngoài ra nhóm nghiên cứu còn có các đối tượng: Lao động tự do (21,2%), công nhân (17,3%), Nội trợ (15,4%), hưu trí (11,5%), cán bộ viên chức (79,6%). Không có đối tượng sinh viên/học sinh tham gia vào nghiên cứu.

Theo kết quả thảo luận nhóm, các đối tượng nghiên cứu đồng ý thống nhất với tỷ lệ nghề nghiệp của người chăm sóc NB TTPL cao nhất là nông dân và lao động tự do.

Bảng 3.4.Trình độ văn hóa người chăm sóc chính.

TT Trình độ văn hóa NCS Tổng số Tỷ lệ (%)

Kết quả cho thấy người chăm sóc chính có trình độ từ trung học cơ sở chiếm chủ yếu (44,2%) Người chăm sóc có trình độ tiểu học vẫn chiếm tỷ lệ tương đối lớn (17,3%).

Kết quả thảo luận nhóm nghiên cứu: Mọi người thống nhất trình độ văn hóa của người chăm sóc là không đồng đều Phòng điều dưỡng: “Trình độ văn hóa cao, giúp cho việc nhân thức của người chăm sóc về bệnh TTPL và cách quản lý, chăm sóc người bệnh tốt hơn Khi nhận thức tốt, thì người chăm sóc sẽ thực hành quản lý và tuân thủ dùng thuốc người bệnh TTPL tốt hơn.”

Bảng 3.5 Thu nhập bình quân trên tháng của người chăm sóc chính.

TT Hoàn cảnh kinh tế Tổng số Tỷ lệ ( %)

Kết quả cho thấy thu nhập trung bình hàng tháng của gia đình có người TTPL thường thấp với mức dưới 1 triệu chiếm (23,1%), mức từ 1-3 triệu chiếm (39,8%), mức trên 3 triệu (29,8%).

Kết quả thảo luận nhóm: Phòng chỉ đạo tuyến “Người bệnh TTPL trong độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ lớn, họ bị bệnh nên giảm khả năng lao động, có những người thì không có khả năng lao động Trong khi đó nhiều người bệnh phải cần có người chăm sóc hoàn, hoặc là một phần, nên gia đình người bệnh sẽ tiêu tốn nhân lực làm kinh tế gia đình giảm sút” Ý kiến lãnh đạo bệnh viện: “Do nhận thức không đầy đủ về bệnh TTPL, nhiều gia đình khi phát hiện người bị bệnh thường cho là bị ma quỷ nên tổ chức cúng bái, điều trị không đúng phác đồ làm tình trạng bệnh nặng hơn, tốn kém hơn”.

Bảng 3.6 NCS được tiếp cận các thông tin hướng dẫn về cách chăm sóc NB.

TT Nội dung Tổng số Tỷ lệ ( %)

* Nhận xét: Người chăm sóc chính trong gia đình NB TTPL đều được tiếp cận với các thông tin hướng dẫn về cách chăm sóc người bệnh.

Bảng 3.7 Các nguồn thông tin được tiếp cận thông qua.

TT Nội dung Số lượng

2 Nhân viên y tế tư vấn 40

3 Nhân viên y tế phát tờ rơi 26

Nguồn thông tin người bệnh được tiếp cận về cách chăm sóc người bệnh TTPL chủ yếu qua nhân viên y tế tư vấn

Thảo luận nhóm: Lãnh đạo bệnh viện: “Chưa có sự phối hợp giữa các ngành liên quan Đối tượng người bệnh TTPL chịu sự quản lý trực tiếp của bệnh viện, nhưng những chế độ về tiền trợ cấp xã hội, tổ chức hoạt động phục hồi chức năng và tái hòa nhập cộng đồng… lại thường được tổ chức bởi Bộ lao động-Thương binh-Xã hội Khi Bộ Lao động-Thương binh-Xã hội tổ chức các hoạt động lại không có sự tham gia của Bệnh viện Tâm thần làm hiệu quả giảm đi” Phòng chỉ đạo tuyến: “ Người chăm sóc được tiếp nhận thông tin về quản lý và chăm sóc người bệnh TTPL qua nhân viên y tế là chủ yếu Trong cả nước hiện nay đã hình thành mạng lưới chăm sóc sức khỏe tâm thần, tại trạm y tế có đội ngũ cán bộ chuyện trách về chăm sóc sức khỏe tâm thần Đặc biệt là hệ thống y tế thôn hoạt động rất hiệu quả Họ là những người gần và nắm rõ tình hình diễn biến của NB TTPL nhất.” 3.2 Thông tin về người được chăm sóc

Bảng 3.8 Tỷ lệ NB TTPL theo giới.

TT Giới Tổng số Tỷ lệ (%)

*Nhận xét: Tỷ lệ TTPL nam giới (61,5%) nhiều hơn nữ giới (38,5%)

Bảng 3.9 Tỷ lệ NB TTPL theo tuổi và giới.

* Nhận xét: Tỷ lệ người bệnh TTPL ở độ tuổi lao động là rất lớn Độ tuổi 19-

40 tuổi (36,5%); độ tuổi 41-60 tuổi (48,1%) Tỷ lệ người bệnh TTPL ở ngoài độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ nhỏ Độ tuổi dưới 18 tuổi (0%); độ tuổi trên 60 tuổi (15,4%).

Bảng 3.10 Tỷ lệ NB TTPL theo số lần tái phát bệnh.

TT Số lần tái phát Tổng số Tỷ lệ (%)

Tỷ lệ người bệnh chưa tái phát là rất nhỏ (1,9%) Những người bệnh tái phát từ 2-5 lần có tỷ lệ cao nhất (42,3%) Còn lại là tái phát 1 lần (9,86%); tái phát 6-10 lần (34,6); tái phát trên 10 lần ( 9,6%).

Thảo luận nhóm: Lãnh đạo bệnh viện: “Tâm thần phân liệt là một bệnh đặc biệt, người bệnh không thừa nhận mình bị bệnh nên khi điều trị gặp rất nhiều khó khăn Việc tuân thủ điều trị gặp nhiều khó khăn do người bệnh phải dùng thuốc kéo dài, liên tục, người chăm sóc thì cảm thấy mệt mỏi khi c hăm sóc người bệnh trong khoảng thời gian dài, đôi khi người bệnh không được gia đình quan tâm Chính vì những điều đó làm cho tỷ lệ tái phát bệnh tăng cao”.

Bảng 3.11 Tỷ lệ NB TTPL theo thời gian mắc bệnh.

TT Thời gian Tổng số Tỷ lệ (%)

- Người bệnh mắc trên 10 năm là chủ yếu (71,2%) Người bệnh mắc dưới 5 năm (9,6%), còn lại mắc từ 5-10 năm (19,2%).

Thảo luận nhóm: “Không tuân thủ điều trị là một trong những nguyên chính làm cho bệnh TTPL có diến biến thành mạn tính”.

Bảng 3.12 Tỷ lệ NB TTPL theo tiền sử gia đình.

TT Tiền sử gia đình Tổng số Tỷ lệ (%)

1 Gia đình không ai mắc TTPL 48 92,3%

2 Gia đình có người bị TTPL 04 7,7%

*Nhận xét: Những người bệnh TTPL có tiền sử gia đình khỏe mạnh là chủ yếu (92,3%) Người bệnh TTPL có tiền sử gia đình mắc bệnh (7,7%).

3.3 Thực trạng chăm sóc dùng thuốc và quản lý dùng thuốc cho người bệnh TTPL tại gia đình

Bảng 3.13 Người chăm sóc nhận thuốc cấp điều trị cho NB hàng tháng?

TT Nội dung Tổng số Tỷ lệ (%)

*Nhận xét: Tất cả NB TTPL được được cấp thuốc điều trị hàng tháng đều đặn Bảng 3.14 NCS cho NB uống thuốc hàng ngày.

TT Thực trạng dùng thuốc Tổng số Tỷ lệ ( %)

3 Chỉ uống khi phát bệnh 02 3,9

Nhận xét: Phần lớn người bệnh TTPL được người chăm sóc cho uống thuốc đều đặn (86,5%) Còn một lượng nhỏ người bệnh thỉnh thoảng không uống (5,8%), chỉ uống khi phát bệnh (3,9%), thường xuyên không uống (1,9%), bỏ thuốc (1,9%).

Bảng 3.15 NCS cho NB uống thuốc đúng liều theo chỉ định BS.

TT Uống thuốc theo chỉ định Tổng số Tỷ lệ (%)

1 Đúng liều theo hướng dẫn 44 84,6

*Nhận xét: Phần lớn người chăm sóc cho người bệnh uống thuốc đúng liều hướng dẫn (84,6%) Giảm liều (3,8%), tăng liều (5,8), thêm thuốc khác (5,8%).

Bảng 3.16 Cách NCS cho NB uống thuốc.

STT Cách cho NB uống Tổng số Tỷ lệ ( %)

1 Đưa thuốc cho NB tự uống 16 30,8

2 Đưa thuốc cho NB, bảo uống trước mặt 19 36,5

3 Tự NB lấy thuốc và uống 15 32,7

Người chăm sóc cho người bệnh uống thuốc và có kiểm tra (36,5%) Người chăm có đưa thuốc cho người bệnh uống và không kiểm tra (30,8%) Còn lại người bệnh tự lấy thuốc và uống (32,7%).

Thảo luận nhóm: “Thuốc phải được quản lý bởi người chăm sóc, và khi cho người bệnh uống thuốc phải có sự kiểm tra Tránh tình trạng người bệnh dấu thuốc không uống, hoặc uống thuốc quá liều” Phòng chỉ đạo tuyến: “Thuốc điều trị TTPL là dạng thuốc hướng thần, không nên để người bệnh TTPL quản lý”.

Bảng 3.17 Người bệnh có gặp phản ứng phụ khi dùng thuốc không.

STT Có gặp phản ứng phụ hay không Tổng số Tỷ lệ ( %)

Phần lớn người bệnh TTPL có ít biểu hiện của tác dụng phụ khi dùng thuốc (75%) Những người không bị tác dụng phụ của thuốc (25%).

Mối liên quan đến tuân thủ dùng thuốc

Bảng 3.23 Những yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ điều trị của người bệnh

Mức độ tuân thủ dùng thuốc

STT Yếu tố liên quan Hệ số n p

7 Nguồn tiếp cận thông tin

Nhận xét: Có mối liên quan giữa số lần tái phát bệnh của người bệnh, kiến thức về bệnh của người chăm sóc có mối liên quan đến mức độ tuân thủ dùng thuốc cho người bệnh.

BÀN LUẬN

Đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu

-Tuổi và giới: Người quản lý và chăm sóc chính người bệnh TTPL trong gia đình là nữ giới chiếm tỷ lệ cao hơn 67,3% Tuổi người quản lý và chăm sóc ở cả 2 giới đa số tập trung ở lứa tuổi ≥ 60 tuổi Kết quả của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Đinh Quốc Khánh và Trần Hữu Bình nữ giới thường là người chăm sóc chính người bệnh TTPL [3] Kết quả cũng cho thấy một thực trạng đó là 44,2% người từ 60 tuổi trở lên phải quản lý và chăm sóc người bệnh TTPL Lẽ ra đây là đối tượng người cao tuổi phải được chăm sóc thì hiện đang phải chăm sóc người bệnh TTPL.

- Người quản lý và chăm sóc: Đối tượng chủ yếu quản lý và chăm sóc người bệnh TTPL điều trị ngoại trú là chính những người thân trong gia đình sống cùng người bệnh Đa số là bố mẹ (38,5%), vợ hoặc chồng là 26,9% Số còn lại là anh chị em ruột trong gia đình hoặc con của NB Kết quả này của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu của Đinh Quốc Khánh và Trần Hữu Bình người thân là người chăm sóc người bệnh TTPL là chủ yếu.

-Hoàn cảnh kinh tế: Người quản lý và chăm sóc có mức bình quân thu nhập hàng tháng rất thấp Chủ yếu ở mức 1 – 3 triệu/tháng (46,2%) Có 23,1 % người quản lý và chăm sóc thu nhập dưới 1 triệu/tháng Như vậy có thể thấy rằng đa số người quản lý và chăm sóc người bệnh đều có hoàn cảnh khó khăn Kết quả này của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu của Đinh Quốc Khánh và Trần Hữu Bình gia đình của người bệnh TTPL thường là hộ nghèo.

- Tiếp cận thông tin: Có 96,2% người quản lý và chăm sóc được tiếp cận ít nhất một loại nguồn thông tin hướng dẫn chăm sóc người bệnh TTPL, 3,8% số người tham gia nghiên cứu không được tiếp cận với các thông tin hướng dẫn chăm sóc NB Các nguồn thông tin được tiếp cận chủ yếu là qua nhân viên y tế (80%), số còn lại là qua các phương tiện thông tin truyền thông như ti vi, sách báo, tranh tuyên truyền, Internet, loa phát thanh… Qua đó chúng tôi thấy rằng việc tiếp cận thông tin chăm sóc của quản lý và chăm sóc còn một chiều, không có sự đa dạng, vì vậy cần phải tăng cường hơn nữa các phương tiện truyền thông như tivi, báo đài, tổ chức tập huấn giáo dục sức khỏe cho người quản lý và chăm sóc để họ được tiếp cận các thông tin đầy đủ và đa dạng.

-Nghề nghiệp: Nhóm nghiên cứu là nông dân chiếm tỷ lệ cao nhất 25%, lao động tự do chiếm 21,2%, công nhân chiếm 17,3%, nội trợ chiếm 15,4%, hưu trí chiếm 11,5, số còn lại là cán bộ viên chức 9,6%.

- Trình độ văn hóa: Người quản lý và chăm sóc người bệnh TTPL điều trị ngoại trú thường có trình độ văn hóa thấp, người quản lý và chăm sóc mới học hết trung học cơ sở (44,2%) hoặc tiểu học (17,3%).

Một số đặc điểm về người được chăm sóc

Tuổi: Ở cả 2 giới nam và nữ thì nhóm tuổi 19 – 60 chiếm tỷ lệ cao nhất (84,6%) Đây là độ tuổi con người phải lao động và cống hiến, vì thế người bệnh TTPL thường có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống, là gánh nặng cho gia đình và xã hội Kết quả này phù hợp với số liệu nghiên cứu của Trần Minh Tiến trong luận văn thạc sĩ: “Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ lâm sàng bệnh nhân tâm thần phân liệt được quản lý chăm sóc tại huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định”.

Giới: Nam có tỷ lệ mắc bệnh TTPL 61,5% cao hơn nữ giới 38,5%, chúng tôi cho rằng tỷ lệ nam giới cao hơn vì sự phân rã của bệnh TTPL thường dữ dội, ồn ào, các hành vi gây rối và gây hại thường rõ nét và dễ nhận hơn ở nữ

Số lần tái phát của NB: Tỷ lệ người bệnh bị TTPL tái phát khá cao (98,1%), đa số người bệnh tái phát từ hai lần trở lên Đặc biệt là có tới 34,6% người bệnh TTPL tái phát từ 6 lần trở lên Điều này cho thấy bệnh TTPL là bệnh rất hay tái phát và tái phát nhiều lần Kết quả này phù hợp với đặc điểm của bệnh TTPL: tỷ lệ tái phát sau 2 năm chiếm khoảng 40% và tỷ lệ này tăng lên đến 80% nếu người bệnh không được điều trị liên tục.

Do vậy bên cạnh sự can thiệp điều trị của thầy thuốc thì gia đình và cộng đồng đóng vai trò rất lớn trong việc giám sát, duy trì điều trị cho người bệnh để góp phần làm giảm tỷ lệ tái phát của bệnh.

Tiền sử gia đình: Có 7,7% người bệnh bị bệnh TTPL có người thân trong gia đình mắc bệnh TTPL Điều này cũng phù hợp với đặc điểm của bệnh TTPL là có tính chất gia đình.

Thực trạng chăm sóc và quản lý thuốc và dùng thuốc cho người bệnh

TTPL Người bệnh phải uống thuốc đều đặn hàng ngày và uống thuốc đúng theo chỉ định của bác sỹ, do đặc thù của người bệnh TTPL cho nên việc uống thuốc của người bệnh phải được giám sát chặt chẽ, người quản lý và chăm sóc phải đưa thuốc cho người bệnh và bảo người bệnh uống trước mặt Tuy nhiên qua khảo sát chúng tôi thấy rằng đa số người quản lý và chăm sóc mới chỉ chú trọng tới việc nhận thuốc (100%) và cho NB uống thuốc (98,1%) Nhưng khi đánh giá về tần xuất sử dụng thuốc cho NB đều đặn hàng ngày có 86,5% người chăm sóc cho người bệnh uống thuốc hàng ngày; 5,8% người chăm sóc thỉnh thoảng không cho người bệnh uống thuốc, thường xuyên không cho NB uống thuốc (1,9%), chỉ uống thuốc khi bị tái phát bênh (3,9%) Kết quả của chúng tôi đánh giá về tình hình sử dụng thuốc đều đặn của người bệnh cao hơn với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Minh Hải khi nghiên cứu tình hình bệnh quản lý điều trị người bệnh TTPL tại thị trấn Vĩnh An tỉnh Đồng Nai với 75,51% NB uống thuốc đều Sự khác biệt này có thể do đặc điểm địa lý và số lượng đối tượng tham gia nghiên cứu.

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tại gia đình người quản lý và chăm sóc người bệnh vẫn còn quản lý thuốc chưa chặt chẽ khi có tới 32,7% người chăm sóc để cho NB tự lấy thuốc và uống, do vậy khi khảo sát về thực trạng NB có được sử dụng thuốc đúng liều hay chưa một số người chăm sóc tự ý tăng liều (5,8%) hoặc giảm liều cho NB (3,8%) Đa số người chăm sóc vẫn chưa biết cách cho NB uống thuốc, chỉ có 36,5% người chăm sóc là cho NB uống thuốc đúng cách, uống thuốc đều hàng ngày là (84,6%) Kết quả của chúng tôi tương đương kết quả nghiên cứu của Đinh Quốc Khánh và Trần Hữu Bình khi đánh giá thực hành chăm sóc NB TTPL tại nhà ở huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc với 85% người chăm sóc cho NB uống thuốc đúng liều theo chỉ định.

Khi khảo sát về phản ứng phụ khi dùng thuốc đã gặp trên NB Theo người quản lý và chăm sóc thì có 75% NB đã từng bị ít nhất một phản ứng phụ; 25% NB chưa thấy gặp phản ứng, các phản ứng phụ chủ yếu là táo bón (61,5%), vã mồ hôi (48,1%), run tay chân (19,2%) Những NB bị phản ứng phụ báo lại với nhân viên y tế (80,8%); người chăm sóc tự điều chỉnh thuốc cho NB (15,4%) Như vậy có thể thấy người chăm sóc và quản lý đã biết cách xử trí khi NB bị phản ứng phụ.

Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến việc quản lý và chăm sóc về tuân thủ điều trị cho người bệnh là thiếu kiến thức về chăm sóc người bệnh TTPL (61,5%).

Mối liên quan đến tuân thủ dùng thuốc

Có mối liên quan giữa số lần tái phát bệnh của người bệnh, kiến thức về bệnh của người chăm sóc có mối liên quan đến mức độ tuân thủ dùng thuốc cho người bệnh.

Tuân thủ dùng thuốc cho người bệnh TTPL điều trị ngoại trú là rất quan trọng. Khi đánh giá mức độ kiến về tuân thủ dùng thuốc của đối tượng nghiên cứu kết quả nghiên cứu cho thấy quả tương đối tốt Những người chăm sóc chính có kiến thức về chăm sóc người bệnh TTPL sẽ chăm sóc người bệnh tốt hơn (p 0,05).

Qua phân tích chúng tôi nhận thấy những người chăm sóc chính có mức thu nhập dưới 1 triệu đồng khi thực hiện tuân thủ dùng thuốc không có sự khác biệt với những người chăm sóc chính có thu nhập cao.

Ngày đăng: 15/05/2024, 11:04

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.1. Phân bố theo nhóm tuổi và giới NCS chính. - thực trạng sử dụng thuốc của người chăm sóc chính người bệnh tâm thần phân liệt tại bệnh viện tâm thần quảng ngãi năm 2023
Bảng 3.1. Phân bố theo nhóm tuổi và giới NCS chính (Trang 26)
Bảng 3.3. Nghề nghiệp người chăm sóc chính. - thực trạng sử dụng thuốc của người chăm sóc chính người bệnh tâm thần phân liệt tại bệnh viện tâm thần quảng ngãi năm 2023
Bảng 3.3. Nghề nghiệp người chăm sóc chính (Trang 27)
Bảng 3.4.Trình độ văn hóa người chăm sóc chính. - thực trạng sử dụng thuốc của người chăm sóc chính người bệnh tâm thần phân liệt tại bệnh viện tâm thần quảng ngãi năm 2023
Bảng 3.4. Trình độ văn hóa người chăm sóc chính (Trang 28)
Bảng 3.5. Thu nhập bình quân trên tháng của người chăm sóc chính. - thực trạng sử dụng thuốc của người chăm sóc chính người bệnh tâm thần phân liệt tại bệnh viện tâm thần quảng ngãi năm 2023
Bảng 3.5. Thu nhập bình quân trên tháng của người chăm sóc chính (Trang 28)
Bảng 3.7. Các nguồn thông tin được tiếp cận thông qua. - thực trạng sử dụng thuốc của người chăm sóc chính người bệnh tâm thần phân liệt tại bệnh viện tâm thần quảng ngãi năm 2023
Bảng 3.7. Các nguồn thông tin được tiếp cận thông qua (Trang 29)
Bảng 3.6. NCS được tiếp cận các thông tin hướng dẫn về cách chăm sóc NB. - thực trạng sử dụng thuốc của người chăm sóc chính người bệnh tâm thần phân liệt tại bệnh viện tâm thần quảng ngãi năm 2023
Bảng 3.6. NCS được tiếp cận các thông tin hướng dẫn về cách chăm sóc NB (Trang 29)
Bảng 3.9. Tỷ lệ NB TTPL theo tuổi và giới. - thực trạng sử dụng thuốc của người chăm sóc chính người bệnh tâm thần phân liệt tại bệnh viện tâm thần quảng ngãi năm 2023
Bảng 3.9. Tỷ lệ NB TTPL theo tuổi và giới (Trang 30)
Bảng 3.8. Tỷ lệ NB TTPL theo giới. - thực trạng sử dụng thuốc của người chăm sóc chính người bệnh tâm thần phân liệt tại bệnh viện tâm thần quảng ngãi năm 2023
Bảng 3.8. Tỷ lệ NB TTPL theo giới (Trang 30)
Bảng 3.11. Tỷ lệ NB TTPL theo thời gian mắc bệnh. - thực trạng sử dụng thuốc của người chăm sóc chính người bệnh tâm thần phân liệt tại bệnh viện tâm thần quảng ngãi năm 2023
Bảng 3.11. Tỷ lệ NB TTPL theo thời gian mắc bệnh (Trang 31)
Bảng 3.12. Tỷ lệ NB TTPL theo tiền sử gia đình. - thực trạng sử dụng thuốc của người chăm sóc chính người bệnh tâm thần phân liệt tại bệnh viện tâm thần quảng ngãi năm 2023
Bảng 3.12. Tỷ lệ NB TTPL theo tiền sử gia đình (Trang 32)
Bảng 3.13. Người chăm sóc nhận thuốc cấp điều trị cho NB hàng tháng? - thực trạng sử dụng thuốc của người chăm sóc chính người bệnh tâm thần phân liệt tại bệnh viện tâm thần quảng ngãi năm 2023
Bảng 3.13. Người chăm sóc nhận thuốc cấp điều trị cho NB hàng tháng? (Trang 32)
Bảng 3.15. NCS cho NB uống thuốc đúng liều theo chỉ định BS. - thực trạng sử dụng thuốc của người chăm sóc chính người bệnh tâm thần phân liệt tại bệnh viện tâm thần quảng ngãi năm 2023
Bảng 3.15. NCS cho NB uống thuốc đúng liều theo chỉ định BS (Trang 33)
Bảng 3.16. Cách NCS cho NB uống thuốc. - thực trạng sử dụng thuốc của người chăm sóc chính người bệnh tâm thần phân liệt tại bệnh viện tâm thần quảng ngãi năm 2023
Bảng 3.16. Cách NCS cho NB uống thuốc (Trang 33)
Bảng 3.17. Người bệnh có gặp phản ứng phụ khi dùng thuốc không. - thực trạng sử dụng thuốc của người chăm sóc chính người bệnh tâm thần phân liệt tại bệnh viện tâm thần quảng ngãi năm 2023
Bảng 3.17. Người bệnh có gặp phản ứng phụ khi dùng thuốc không (Trang 34)
Bảng 3.19. Xử trí của NCS khi NB gặp tác dụng phụ của thuốc. - thực trạng sử dụng thuốc của người chăm sóc chính người bệnh tâm thần phân liệt tại bệnh viện tâm thần quảng ngãi năm 2023
Bảng 3.19. Xử trí của NCS khi NB gặp tác dụng phụ của thuốc (Trang 35)
Bảng 3.22. Những yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ điều trị của người bệnh - thực trạng sử dụng thuốc của người chăm sóc chính người bệnh tâm thần phân liệt tại bệnh viện tâm thần quảng ngãi năm 2023
Bảng 3.22. Những yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ điều trị của người bệnh (Trang 36)
Bảng 3.21. Thực trạng hiểu biết tác hại của không tuân thủ điều trị TT Hậu quả không tuân thủ điều trị Tổng số Tỷ lệ ( %) - thực trạng sử dụng thuốc của người chăm sóc chính người bệnh tâm thần phân liệt tại bệnh viện tâm thần quảng ngãi năm 2023
Bảng 3.21. Thực trạng hiểu biết tác hại của không tuân thủ điều trị TT Hậu quả không tuân thủ điều trị Tổng số Tỷ lệ ( %) (Trang 36)
Bảng 3.23. Những yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ điều trị của người bệnh - thực trạng sử dụng thuốc của người chăm sóc chính người bệnh tâm thần phân liệt tại bệnh viện tâm thần quảng ngãi năm 2023
Bảng 3.23. Những yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ điều trị của người bệnh (Trang 37)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w