1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

chuyên đề 2 nguồn của luật quốc tế

30 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nguồn của Luật Quốc Tế
Tác giả Nguyễn Thị Giáng Thư, Trần Quốc Hưng, Nguyễn Trần Tuấn Anh
Người hướng dẫn Th.s Phạm Thị Hồng Mỵ
Thể loại Chuyên đề
Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 90,63 KB

Cấu trúc

  • 1. Nguồn của pháp luật (3)
  • 2. Nguồn của pháp luật quốc tế (3)
    • 2.1 Khái niệm (3)
    • 2.2 Cơ sở xác định nguồn của luật quốc tế (3)
      • 2.2.1 Cơ sở pháp lý (3)
      • 2.2.2 Cơ sở thực tiễn (4)
  • B. CÁC LOẠI NGUỒN LUẬT QUỐC TẾ (4)
    • 1. Điều ước quốc tế (4)
      • 1.1 Khái niệm (4)
      • 1.2 Phân loại, điều kiện trở thành nguồn, vai trò (5)
        • 1.2.1 Phân loại (5)
        • 1.2.2 Điều kiện trở thành nguồn (6)
        • 1.2.3 Giá trị pháp lý (vai trò) (7)
      • 1.3 Quy trình ký kết điều ước quốc tế (7)
        • 1.3.1 Chủ thể ký kết điều ước quốc tế (7)
        • 1.3.2 Thẩm quyền ký kết điều ước quốc tế (8)
        • 1.3.3 Trình tự ký kết điều ước quốc tế (9)
      • 1.4 Gia nhập điều ước quốc tế (14)
      • 1.5 Bảo lưu điều ước quốc tế (14)
      • 1.6 Hiệu lực của điều ước quốc tế (15)
      • 1.7 Các yếu tố ảnh hưởng đến điều ước quốc tế (17)
      • 1.8 Giải thích điều ước (18)
      • 1.9 Công bố và đăng ký điều ước (18)
      • 1.10 Mối quan hệ giữa điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia (18)
        • 1.10.1 Tác động của pháp luật quốc gia đến sự hình thành của điều ước quốc tế (18)
        • 1.10.2 Tác động của điều ước quốc tế đến sự phát triển của pháp luật quốc gia (19)
        • 1.10.3 Thực tiễn giải quyết mối quan hệ giữa điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia theo pháp luật của một số quốc gia (19)
          • 1.10.3.2. Pháp luật của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (19)
          • 1.10.3.3. Pháp luật của Cộng hòa Pháp (20)
          • 1.10.3.4. Pháp luật của Liên bang Nga (20)
          • 1.10.3.5 Pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (20)
          • 1.10.3.6 Cơ sở xác định mối quan hệ giữa pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế (22)
    • 2. Tập quán quốc tế (23)
      • 2.2 Yếu tố cấu thành Tập quán quốc tế (23)
      • 2.3 Điều kiện hình thành Tập quán quốc tế (24)
      • 2.4 Giá trị pháp lý của Tập Quán Quốc Tế (24)
      • 2.5 Mối quan hệ giữa điều ước quốc tế và tập quán quốc tế (24)
    • 3. Phương tiện bổ trợ của nguồn luật quốc tế (25)
    • 4. Các nguyên tắc pháp luật chung được các dân tộc văn minh thừa nhận (25)
      • 4.1 Khái niệm (25)
      • 4.2 Các nguyên tắc (25)
      • 4.3 Vai trò (25)
    • 5. Phán quyết của tòa án công lý quốc tế (26)
    • 6. Nghị quyết của tổ chức quốc tế liên chính phủ (26)
      • 6.1 Tổ chức quốc tế liên chính phủ (26)
      • 6.2 Nghị quyết của tổ chức quốc tế liên chính phủ (26)
      • 6.3 Hiệu lực pháp lý (27)
      • 7.1 Khái niệm (27)
      • 7.2 Các dạng hành vi pháp lý (28)
        • 7.2.1 Hành vi công nhận (28)
          • 7.2.1.1 Định nghĩa (28)
          • 7.2.1.2 Điều kiện làm phát sinh hành vi công nhận quốc tế (28)
          • 7.2.1.3 Các phương pháp công nhận (28)
        • 7.2.2 Hành vi cam kết (28)
          • 7.2.2.1 Định nghĩa (28)
          • 7.2.2.2 Nguyên tắc tận, thiện chí tâm thực hiện cam kết quốc tế (28)
        • 7.2.3 Hành vi phản đối (29)
        • 7.2.4 Hành vi từ bỏ (29)
    • 8. Các học thuyết về luật quốc tế (29)

Nội dung

Nguồn của pháp luật

Nguồn của pháp luật nói chung là tất cả những căn cứ được các chủ thể sử dụng làm cơ sở để xây dựng, giải thích, thực hiện pháp luật cũng như để áp dụng pháp luật vào việc giải quyết các vụ việc pháp lý xảy ra trong thực tế

Xét về phương diện lý luận, nguồn của pháp luật có thể được hiểu theo vật chất và pháp lý. Theo nghĩa vật chất: nguồn của pháp luật được hiểu là nền tảng vật chất xã hội mà tương ứng với nó, một hệ thống pháp luật được hình thành tồn tại và phát triển

Theo nghĩa pháp lý: Nguồn của pháp luật chính là hình thức biểu hiện sự tồn tại của các nguyên tắc và quy phạm pháp luật

Câu hỏi: Nguồn của pháp luật là gì?

 Nguồn của pháp luật là tất cả các yếu tố chứa đựng hoặc cung cấp căn cứ pháp lý đế các chủ thể thực hiện hành vi thực tế Nói cách khác, nguồn của pháp luật là tất cả các yếu tố chứa đựng hoặc cung cấp căn cứ pháp lý cho hoạt động của cơ quan nhà nước, nhà chức trách có thấm quyền cũng như các chủ thể khác trong xã hội.

Nguồn của pháp luật quốc tế

Khái niệm

Khái niệm nguồn của luật quốc tế được hiểu dưới hai khía cạnh:

Về mặt pháp lý: nguồn của luật quốc tế là hình thức chứa đựng các quy phạm luật quốc tế.

Việc viện dẫn, áp dụng các loại nguồn của luật quốc tế hiện vẫn tuân theo cách xác định truyền thống như Khoản 1 Điều 38 Quy chế Tòa án công lý quốc tế quy định, theo đó, Luật quốc tế có 2 loại nguồn là nguồn thành văn (điều ước quốc tế) và nguồn bất thành văn (tập quán quốc tế).

Về mặt lý luận: nguồn của luật quốc tế là phạm trù pháp lý gắn với quá trình hình thành các quy định của luật này

Nguồn của pháp luật quốc tế là hình thức thể hiện sự tồn tại của các nguyên tắc cơ bản trong luật quốc tế và quy phạm pháp luật được các chủ thể luật quốc tế thỏa thuận tạo lập Nguồn pháp luật quốc tế bao gồm nguồn luật thực định và nguồn luật hình thành.

Nguồn luật thực định của luật quốc tế là các quy phạm pháp luật quốc tế chính là các quy phạm pháp luật quốc tế do các chủ thể luật quốc tế xây dựng nên (điều ước quốc tế) hoặc thừa nhận (tập quán quốc tế) trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng.

Nguồn luật hình thức của luật quốc tế là những tư tưởng chính trị - pháp lý được thể hiện trong các nguyên tắc chung của pháp luật quốc gia, dân tộc thừa nhận và nguồn bổ trợ.

Cơ sở xác định nguồn của luật quốc tế

Khoản 1 điều 38 Quy chế toà án quốc tế Liên hiệp quốc

1 Tòa án, với chức năng là giải quyết phù hợp với luật quốc tế các vụ tranh chấp được chuyển đến Tòa án, sẽ áp dụng: a Các điều ước quốc tế, chung hoặc riêng, đã quy định về những nguyên tắc được các bên đang tranh chấp thừa nhận; b Các tập quán quốc tế như những chứng cứ thực tiễn chung, được thừa nhận như những quy phạm pháp luật; c Nguyên tắc chung của luật được các quốc gia văn minh thừa nhận d Với những điều kiện nêu ở điều 59, các án lệ và các học thuyết của các chuyên gia có chuyên môn cao nhất về luật quốc tế của các quốc gia khác nhau được coi là phương tiện để xác định các qui phạm pháp luật.

=> Nhận xét: Như vậy, Điều 38 Quy chế tòa án công lý quốc tế đã đưa ra danh sách các nguồn truyền thống của LQT như: các công ước quốc tế chung hoặc cụ thể, tập quán quốc tế, các nguyên tắc cơ bản của LQT, các quyết định của tòa án và các bài giảng của các học giả có chuyên môn cao Tuy vậy, Điều 38 chưa đề cập một cách đầy đủ các loại nguồn bổ trợ của luật quốc tế Trong thực tiễn quan hệ quốc tế, ngoài các loại nguồn đã nêu trong điều 38 các chủ thể LQT còn thừa nhận một số các nguồn khác, có tính chất là nguồn bổ trợ cho nguồn cơ bản của LQT như: Nghị quyết của các tổ chức quốc tế liên chính phủ, hành vi pháp lý đơn phương của các quốc gia…Do đó, ngoài điều 38, thực tiễn áp dụng nguồn của các chủ thể LQT cũng là cơ sở để hình thành các loại nguồn của LQT

Hành vi pháp lý đơn phương của quốc gia

Ví dụ: Trong Vụ Thử hạt nhân, Tòa án quốc tế lần đầu tiên xem xét giá trị pháp lý của hành vi pháp lý đơn phương và khẳng định “các tuyên bố đưa đưa ra thông qua hành vi đơn phương liên quan đến tình huống thực tế hay pháp lý có thể có hiệu lực tạo ra nghĩa vụ pháp lý.”

Nghị quyết của tổ chức quốc tế

Theo Hiến chương Liên hợp quốc, nghị quyết của Hội đồng Bảo an là bắt buộc phải tuân thủ, trái ngược với nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc không mang tính ràng buộc mà chỉ có ý nghĩa khuyến nghị.

CÁC LOẠI NGUỒN LUẬT QUỐC TẾ

Điều ước quốc tế

Theo Công ước viên năm 1969, Thuật ngữ “điều ước” dùng để chỉ một thỏa thuận quốc tế được ký kết bằng văn bản giữa các quốc gia và được pháp luật quốc tế điều chỉnh, dù được ghi nhận trong một văn kiện duy nhất hoặc trong hai hay nhiều văn kiện có quan hệ với nhau và với bất kể tên gọi riêng của nó là gì.

Nhiều nước không có định nghĩa điều ước quốc tế hoặc không có cả luật quy định riêng về việc ký kết, thực hiện điều ước quốc tế Như vậy có thể hiểu là họ sử dụng định nghĩa điều ước quốc tế của luật quốc tế Một số nước chuyển hóa định nghĩa của Công ước Viên vào nội luật, tiêu biểu như:

Luật Anh định nghĩa hiệp ước quốc tế là một thỏa thuận bằng văn bản mà các quốc gia hoặc tổ chức quốc tế thành lập hoặc có ý định thiết lập mối quan hệ dựa trên luật quốc tế Các quốc gia từng là thuộc địa của Anh, chẳng hạn như Ấn Độ, Canada và Úc, thường dựa vào luật Anh để giải thích các hiệp ước quốc tế.

Ma-lai-xi-a, Băng-la-đét chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Anh và vì vậy cũng sử dụng định nghĩa điều ước này.

+ Đối với Lào, điều ước quốc tế được hiểu là thỏa thuận giữa các quốc gia được ký kết bằng văn bản giữa Nhà nước này với Nhà nước kia hoặc với Nhà nước với Tổ chức quốc tế/khu vực hoặc chủ thể khác theo quy định của LPQT, được lập thành một bản hoặc nhiều bản và được gọi bằng nhiều tên khác nhau như: Hiệp ước, Hiệp định, Thỏa thuận, Nghị định thư, Biên bản ghi nhớ, Thư trao đổi hoặc các văn bản có tên gọi khác.

Có thể thấy, các tiêu chuẩn xác định điều ước quốc tế của Công ước Viên như thỏa thuận bằng văn bản – giữa quốc gia với nhau hoặc với tổ chức quốc tế đa phần được giữ nguyên khi chuyển hóa vào nội luật, trong khi các tiêu chuẩn được điều chỉnh bởi luật pháp quốc tế có sự điều chỉnh nhất định

Quy định của pháp luật Việt Nam về Điều ước quốc tế

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Điều ước quốc tế 2016 quy định về khái niệm điều ước quốc tế cụ thể rằng: “Điều ước quốc tế là thỏa thuận bằng văn bản được ký kết nhân danh Nhà nước hoặc Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với bên ký kết nước ngoài, làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo pháp luật quốc tế, không phụ thuộc vào tên gọi là hiệp ước, công ước, hiệp định, định ước, thỏa thuận, nghị định thư, bản ghi nhớ, công hàm trao đổi hoặc văn kiện có tên gọi khác.”

Ví dụ: khi Chính phủ Việt Nam vay nợ của các ngân hàng quốc tế thì thỏa thuận vay nợ ký giữa Chính phủ Việt Nam và các ngân hàng quốc tế đó không phải là điều ước quốc tế của Việt Nam (Khoản 1 điều 2 luật điều ước quốc tế năm 2016).

Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (IVIPA) – Nghị quyết số 103/2020/QH104 của Quốc hội ngày 08 tháng 6 năm 2020)

Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) – Nghị quyết số 102/2020/QH14 của Quốc hội ngày 08 tháng 6 năm 2020)

1.2Phân loại, điều kiện trở thành nguồn, vai trò

Có thể phân chia điều ước quốc tế thành nhiều loại trên cơ sở các căn cứ khác nhau, nhìn chung việc phân loại thường dựa vào các cơ sở sau:

Căn cứ vào số lượng các bên tham gia kí kết: Điều ước quốc tế đa phương, điều ước quốc tế song phương

+ Điều ước quốc tế đa phương:

Ví dụ: Hiện nay trên thế giới có rất nhiều điều ước quốc tế đa phương quan trọng về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, ta có thể kể đến như:

Công ước Berne 1886 về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật: Công ước Berne

Luật 1886 về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật, bao gồm 38 điều, tạo ra khuôn khổ pháp lý thống nhất để bảo vệ quyền của tác giả đối với các tác phẩm văn học và nghệ thuật của họ Luật này đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo quyền lợi của người sáng tạo, khuyến khích sự phát triển của nền văn học và nghệ thuật, đồng thời góp phần bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa của quốc gia.

Tại Việt Nam, pháp luật quy định thời hạn bảo hộ quyền tác giả là suốt đời tác giả và tiếp tục thêm 50 năm sau khi tác giả qua đời.

Công ước Paris 1883: Công ước Paris 1883 - đây là Công ước quốc tế đa phương đầu tiên quy định về bảo hộ sở hữu công nghiệp.

Hiệp ước hợp tác sáng chế 1970 (PTC): là sự phát triển quan trọng nhất của hợp tác sáng chế trong lĩnh vực sáng chế

+ Điều ước quốc tế song phương:

Ví dụ: Hiệp định Việt Nam – Hoa Kỳ về thiết lập quyền tác giả (BCA) Với hiệp định Việt Nam – Hoa Kỳ về thiết lập quyền tác giả (BCA) này, hai bên cam kết bảo hộ các tác phẩm của công dân của nhau trên nguyên tắc áp dụng chế độ đãi ngộ quốc dân

Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ (BTA) Với Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ (BTA) tuy là Hiệp định thương mại nhưng lại dành một chương với 18 điều quy định về sở hữu trí tuệ

Căn cứ vào nội dung: Điều ước về chính trị, điều ước về kinh tế, điều ước quốc tế về quyền con người, điều ước quốc tế về các lĩnh vực hợp tác…

Căn cứ vào chủ thể: Điều ước quốc tế được kí kết giữa quốc gia với quốc gia, giữa quốc gia với tổ chức quốc tế liên chính phủ, như Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN – Trung Quốc năm 2003; Hiệp định về giải quyết tranh chấp ASEAN – Trung Quốc; Hiệp định về đối tác và hợp tác toàn diện Việt Nam – EU năm 2010.

1.2.2 Điều kiện trở thành nguồn

Một điều ước muốn trở thành nguồn của luật quốc tế phải thỏa mãn các nguyên tắc sau:

Câu hỏi: Nêu một vài điều kiện cơ bản để có thể trở thành nguồn?

 ĐƯQT được ký kết trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ

 ĐƯQT được ký kết phải phù hợp với quy định của pháp luật các bên ký kết về thẩm quyền và thủ tục.

 Nội dung của ĐƯQT phải phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế.

 ĐƯQT được ký kết phải được ký đúng với năng lực của các bên ký kết.

1.2.3 Giá trị pháp lý (vai trò)

Tập quán quốc tế

Tập quán quốc tế là hình thức pháp lý chứa đựng quy tắc xử sự chung, hình thành trong thực tiễn quan hệ quốc tế và được các chủ thể luật quốc tế thừa nhận rộng rãi là những quy phạm pháp luật quốc tế để điều chỉnh quan hệ quốc tế

Theo Điểm b Khoản 1 Điều 38 Quy chế Tòa án quốc tế

Các tập quán quốc tế như những chứng cứ thực tiễn chung, được thừa nhận như những quy phạm pháp luật

2.2 Yếu tố cấu thành Tập quán quốc tế

Yếu tố vật chất trong hình thành luật quốc tế là sự hiện hữu của thực tiễn quốc tế Thực tiễn này bao gồm các quy tắc, chuẩn mực ứng xử do các quốc gia áp dụng trong quan hệ với nhau Các quy tắc, chuẩn mực này được hình thành và phát triển dựa trên cơ sở các hoạt động, giao dịch, tương tác giữa các quốc gia trong thực tế.

Thực tiễn này theo cách hiểu truyền thống là sự lặp lại của các sự kiện và hành vi pháp lý một cách thống nhất trong sinh hoạt quốc tế còn theo cách tiếp cận hiện đại bao gồm cả những quy tắc hình thành từ thực tiễn ký kết, thực hiên điều ước quốc tế hay các thực tiễn khác (giải quyết tranh chấp, áp dụng nghị quyết của tổ chức quốc tế, hành vi pháp lý đơn phương chủ thể luật quốc tế).

+ Yếu tố tinh thần: là sự thừa nhận của chủ thể luật quốc tế đối với các quy tắc xử sự đã hình thành là quy phạm luật quốc tế.

2.3 Điều kiện hình thành Tập quán quốc tế

+ Phải là những quy tắc xử sự được áp dụng một thời gian dài trong thực tiễn quan hệ quốc tế.

+ Phải được thừa nhận rộng rãi như quy phạm có tính chất pháp lý bắt buộc.

+ Phải có nội dung phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế

2.4 Giá trị pháp lý của Tập Quán Quốc Tế

Tập quán quốc tế có vị trí độc lập so với điều ước quốc tế và các hình thức tồn tại khác của luật quốc tế về pháp lý, tập quán quốc tế có tầm quan trọng trong:

- Hình thành và phát triển các quy phạm luật quốc tế.

- Điều chỉnh hiệu quả các quan hệ pháp luật quốc tế phát sinh giữa các chủ thể luật quốc tế.

VD: Năm 1982, Công ước luật biển được chính thức qui định: “Khi biết được môi trường biển đang có nguy cơ sắp phải chịu thiệt hại do ô nhiễm, các quốc gia phải thông báo cho quốc g ia có nguy cơ phải chịu tổn thất, cũng như thông báo cho các tổ chức có thẩm quyền (Điều 198)” Một điều quan trọng là dù không hành động (bất hành vi) cũng được xem là sự áp dụng thường xuyên của quốc gia như chấp nhận một mức độ ô nhiễm hoặc gây suy thoái môi trường, đương nhiên hiểu rằng các quốc gia thừa nhận điều đó phù hợp với luật quốc tế.

2.5 Mối quan hệ giữa điều ước quốc tế và tập quán quốc tế Điều ước quốc tế và tập quán quốc tế có mối quan hệ biện chứng và tác động qua lại với nhau. Biểu hiện của mối quan hệ này là:

Thứ nhất, sự tồn tại của một điều ước quốc tế khộng có ý nghĩa loại bỏ giá trị áp dụng của tập quán quốc tế tương đương về nội dung, mặc dù điều ước quốc tế có những ưu thế so với tập quán quốc tế (như tính rõ ràng, khả năng hình thành nhanh và áp dụng thuận lợi) và nhiều trường hợp điều ước quốc tế có giá tri ưu thế hơn.

Thứ hai, tập quán quốc tế có ý nghĩa là cơ sở để hình thành điều ước quốc tế và ngược lại.

Thứ ba, quy phạm tập quán có thể thay đổi, hủy bỏ bởi điều ước quốc tế; ngược lại, điều ước cũng có thể thay đổi, hủy bỏ bởi tập quán pháp lý quốc tế Điển hình như trường hợp xuất hiện quy phạm Jus cogens mới của luật quốc tế dưới dạng tập quán quốc tế.

Thứ tư, tập quán quốc tế có thể tạo điều kiện mở rộng hiệu lực của điều ước quốc tế.

Ví dụ: Hiệu lực của điều ước với bên thứ ba, do việc viện dẫn quy phạm điều ước dưới dạng tập quán pháp lý quốc tế.

- Đều là nguồn của Luật quốc tế

- Được các chủ thể Luật quốc tế thỏa thuận xây dựng hoặc công nhận và có giá trị pháp lý bắt buộc với các chủ thể tham gia quan hệ QT

- Đều có nội dung phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế

Quá trình hình thành của các chuẩn mực là khác nhau: chuẩn mực theo điều ước quốc tế (ĐƯQT) được thiết lập thông qua thỏa thuận công khai giữa các chủ thể quan hệ quốc tế (LQT), trong khi chuẩn mực theo tập quán quốc tế (TTQT) xuất hiện từ việc lặp lại một quy tắc ứng xử trong quan hệ quốc tế được các chủ thể công nhận thành quy tắc chung và nâng lên thành luật, mang tính bắt buộc Thời gian hình thành của ĐƯQT thường nhanh hơn so với TTQT do tính ràng buộc rõ ràng và sự đồng thuận của các chủ thể LQT.

- Về hình thức: ĐƯQT ghi nhận rõ ràng bằng văn bản thể hiện rõ ý chí của các chủ thể tham gia, TQQT ở dạng bất thành văn

- Về mức độ và phạm vi đối tượng sử dụng: ĐƯQT được sử dụng rộng rãi hơn do được quy định rõ ràng nhưng phạm vi hẹp hơp TQQT vì chỉ có giá trị pháp lý bắt buộc với chủ thế tham gia quan hệ ĐƯ, còn TQQT có số lượng chủ thể chịu sự ràng buộc của quy phạm rộng.

Phương tiện bổ trợ của nguồn luật quốc tế

Bên cạnh các điều ước quốc tế, tập quán quốc tế, các nguyên tắc pháp luật chung được các dân tộc văn minh thừa nhận, luật quốc tế còn có các nguồn bổ trợ.

Theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 38 Quy chế Tòa án công lý quốc tế, các phương tiện bổ trợ nguồn của luật quốc tế bao gồm:

- Các nghị quyết xét xử của Tòa án Cộng lý quốc tế

- Các học thuyết của các chuyên gia có chuyên môn cao nhất về luật pháp công khai của nhiều dân tộc khác nhau

Như vậy, các phương tiện trên không phải là nguồn cơ bản của luật quốc tế (vì chúng không chứa đựng các nguyên tắc và quy phạm luật quốc tế) nhưng chúng có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển của luật quốc tế Đồng thời, chúng được xem là những phương tiện bố trợ để xác định các tiêu chuẩn pháp lý của các loại nguồn luật quốc tế Các loại phương tiện bộ trợ không thể sử dụng để điều chỉnh trực tiếp các quan hệ pháp luật quốc tế mà chỉ góp phần làm sáng tỏ tính pháp lý của việc vận dụng các nguồn cơ bản và chủ yếu của luật quốc tế vào thực tiễn mà thôi.

Các nguyên tắc pháp luật chung được các dân tộc văn minh thừa nhận

Các nguyên tắc pháp luật chung là các nguyên tắc được công nhận bởi đa số các hệ thống pháp luật trên thế giới mà tòa án công lý quốc tế áp dụng để giải thích và làm sáng tỏ nội dung quy phạm pháp luật quốc tế.

- Nguyên tắc tận tâm thực hiện cam kết quốc tế

- Nguyên tắc luật chuyên ngành thay thế luật chung

- Luật sau thay thế luật trước

- Nguyên tắc người gây thiệt hại bồi thường

Về phương diện lý luận, các nguyên tắc pháp luật chung có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc định hướng tư tưởng cho hoạt động xây dựng, giải thích và thực hiện pháp luật trên thực tế Việc hiểu đúng và vận dụng đúng tinh thần, nội dung của các nguyên tắc chung của pháp luật sẽ thúc đẩy việc xây dựng, giải thích và thực hiện pháp luật quốc tế thống nhất, đồng bộ và chính xác hơn.

Các nguyên tắc pháp luật chung được các dân tộc văn minh thừa nhận được xếp sau các điều ước quốc tế và tập quán quốc tế và chúng sẽ được áp dụng khi nào các điều ước quốc tế và tập quán quốc tế không trù liệu cách giải quyết hoặc không thể giải quyết một cách thỏa mãn các vấn đề quốc tế

Quan niệm này đã được ủy ban soạn thảo Quy chế Tòa án Công lý quốc tế chấp nhận Chính vì vậy, Điểm c Khoản 1 Điều 38 Quy chế Tòa án Công lý quốc tế đã chính thức xác định các nguyên tắc pháp luật chung được các dân tộc văn minh thừa nhận là nguồn của luật quốc tế bên cạnh điều ước quốc tế và tập quán quốc tế.

Cơ sở pháp lý: Điểm c Khoản 1 Điều 38 Quy chế tòa án quốc tế

Phán quyết của tòa án công lý quốc tế

Kết quả xét xử thể hiện tại các bản án, ngoài chức năng giải quyết tranh chấp quốc tế còn có ý nghĩa tư vấn quan trọng trong lĩnh vực thực thi Luật quốc tế

● Ví dụ: Công ước Viên năm 1969 về Luật điều ước quốc tế không quy định về vấn đề sửa đổi điều ước quốc tế nhưng luật quốc tế công nhận rằng hiệu lực của điều ước quốc tế có thể thay đổi theo thực tiễn áp dụng sau khi ký kết điều ước quốc tế hoặc theo tập quán Chẳng hạn trong vụ việc Namibia năm 1971, Tòa án công lý quốc tế (ICD) đã kết luận rằng việc một nước thành viên thường trực bỏ phiếu trắng không cản trở Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc thông qua nghị quyết, điều này trái với quy định tại khoản 3 Điều 27 Hiến chương Liên hiệp quốc Như vậy, hiệu lực của Hiến chương Liên hiệp quốc đã thay đổi từ một phán quyết của Tòa án công lý quốc tế

Nghị quyết của tổ chức quốc tế liên chính phủ

6.1 Tổ chức quốc tế liên chính phủ.

Tổ chức quốc tế là chủ thể của Luật Quốc tế được hiểu là tổ chức quốc tế liên chính phủ, là tổ chức do các quốc gia thành lập trên cơ sở một điều ước quốc tế nhằm thực hiện các quyền năng nhất định theo mụch đích thành lập của tổ chức đó, phù hợp với pháp luật quốc tế hiện đại Là một trong bốn chủ thể của luật quốc được hình thành trên cơ sở điều ước quốc tế và có quyền năng chủ thể của luật quốc tế như Liên hợp quốc (United Nation), tổ chức thương mại thế giới

Trong quá trình hoạt động, các tổ chức quốc tế liên chính phủ thông qua các quyết định, nghị quyết để từ đó có thể thực hiện được các hoạt động và các chức năng của mình

6.2 Nghị quyết của tổ chức quốc tế liên chính phủ.

Các quyết định của tổ chức quốc tế được đưa ra theo quy định của luật quốc tế và thể hiện ý chí chung của tổ chức và các quốc gia thành viên Chúng bao gồm quyết định của các cơ quan thuộc tổ chức trong phạm vi thẩm quyền và mục đích của tổ chức Những quyết định này ràng buộc pháp lý đối với các quốc gia thành viên, thể hiện sự hợp tác và thống nhất giữa các quốc gia trong giải quyết các vấn đề chung.

Tùy thuộc vào quy định của mỗi tổ chức, quyền hạn và mục tiêu hoạt động của tổ chức quốc tế đó mà các nghị quyết có hiệu lực ràng buộc hoặc không ràng buộc

Vd: theo quy định của Hiến chương Liên hợp quốc, nghị quyết của Hội đồng Bảo an có hiệu lực ràng buộc

CCPL: điều 25 Hiến chương Liên Hợp Quốc 1945: Theo Hiến chương này, các thành viên Liên hợp quốc đồng ý chấp thuận và phục tùng và thi hành những quyết nghị của Hội đồng bảo an.

Nghị quyết có tính quy phạm ( nghị quyết có hiệu lực ràng buộc ): có tính bắt buộc đối với các quốc gia là thành viên của tổ chức quốc tế đó Thường quy định về nghĩa vụ của các quốc gia thành viên, cơ cấu tổ chức, mục đích hoạt động Thường được quy định trong quy chế của tổ chức quốc tế.

Nghị quyết có tính quy phạm là nguồn quan trọng trong Luật tổ chức quốc tế, đóng vai trò thiết yếu đối với tổ chức quốc tế, cơ quan trực thuộc tổ chức và các quốc gia thành viên.

Nghị quyết mang tính khuyến nghị ( nghị quyết không có hiệu lực ràng buộc ): là các văn kiện quốc tế, các định hướng , chủ trương, giải pháp để giải quyết một vấn đề nhất định trong đời sống quốc tế hoặc các nguyên tắc để giải quyết một vấn đề nào đó Các nghị quyết này không có tính chất bắt buộc đối với bất kì một tổ chức quốc tế nào hoặc đối với bất kì một quốc gia nào

 Các nghị quyết khuyến nghị có vai trò trong việc viện dẫn, giải thích, áp dụng, làm rõ các quy phạm pháp luật quốc tế Do đó các nghị quyết của tổ chức quốc tế liên chính phủ được xem là nguồn bổ trợ của Luật quốc tế.

7 Hành vi pháp lý đơn phương của quốc gia.

Là hành vi độc lập thể hiện ý chí của một chủ thể trong quan hệ Luât quốc tế được thể hiện ở cả hai phương diện hình thức và nội dung bởi chủ thể có thầm quyền thực hiện

7.2 Các dạng hành vi pháp lý.

Là hành vi chính trị pháp lý dựa trên ý trí độc lập của một quốc gia bên công nhận nhằm thể hiện thái độ của mình đối với đường lối, chính sách, chế độ chính trị , kinh tế - xã hội của bên quốc gia được công nhận.

7.2.1.2 Điều kiện làm phát sinh hành vi công nhận quốc tế.

Dựa trên hai nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế.

- Nguyên tắc bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia.

- Nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác.

7.2.1.3 Các phương pháp công nhận.

Công nhận minh thị: được thể hiện một cách minh bạch, rõ ràng của quốc gia công nhận trong các văn bản nêu rõ quyết định công nhận của bên công nhận đối với bên được công nhận hoặc được thể hiện qua cách ký kết các điều ước nói rõ sự ký kết của các bên.

Công nhận mặc thị: Được thể hiện một cách kín đáo trong đó các bên phải dựa vào quy phạm tập quán pháp hoặc suy diễn trong quan hệ quốc tế mới làm rõ được ý định công nhận Ngoài ra phương pháp này còn được thể hiện thông qua việc thiết lập các quan hệ ngoại giao, ký kết các Điều ước quốc tế có ghi đầy đủ rõ ràng tên của các bên.

Các cam kết quốc tế được lập dưới dạng văn bản một điều ước quốc tế phù hợp với các quy định của pháp luật về các điều ước quốc tế qua đó tạo ra các nghĩa vụ mới bằng cách thức đơn phương chấp nhận ràng buộc với một nghĩa vụ pháp lý quốc tế vì quyền lợi của chủ thể khác.

7.2.2.2 Nguyên tắc tận, thiện chí tâm thực hiện cam kết quốc tế.

Khi các bên chủ thể trong quan hệ quốc tế tham gia vào ký kết các Điều ước quốc tế thì phải trên cơ sở của sự thỏa thuận và tự nguyện bình đẳng Đồng thời, khi đã tham gia vào ĐƯQT đó các quốc gia phải có nghĩa vụ tuân thủ nội dung mà mình đã cam kết.

Các học thuyết về luật quốc tế

Khái niệm: Là quan điểm của các học giả nổi tiếng về các vấn đề pháp lý quốc tế, hình thành thông qua nhiều hoạt động khác nhau, như phân tích các quy phạm luật quốc tế, trình bày hay đưa ra các quan điểm, các luận cứ về những vấn đề của khoa học pháp lý quốc tế

Những hoạt động này có ảnh hưởng tích cực đến quá trình phát triển cửa luật quốc tế và quá trình nhận thức của con người về khoa học luật quốc tế mặc dù không trực tiếp tạo ra các quy định của luật quốc tế Trong số các hoạt động đó, không thể phủ nhận vai trò của các trường đại học, các trung tâm nghiên cứu luật và các luật gia có uy tín.

Trong quá trình xây dựng và thực hiện luật quốc tế, các học thuyết về luật quốc tế đã đóng vai trò hỗ trợ đáng kể trong việc làm sáng tỏ các nguyên tắc và quy tắc pháp lý Những học thuyết này cung cấp nền tảng lý thuyết giúp giải thích và hệ thống hóa luật quốc tế, qua đó hướng dẫn và phân tích các vấn đề pháp lý trong quan hệ quốc tế.

Ngày đăng: 13/05/2024, 16:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w