Liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam trong một số lĩnhvực”.Hiện nay, Luật Quốc gia chưa có định nghĩa chính thức, tuy nhiên, theo một cáchkhái quát có thể hiểu “Luật Quốc gia là tổng hợp các
Trang 1BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
BÀI TẬP NHÓM
Trang 2MÔN: CÔNG PHÁP QUỐC TẾ
Hà Nội, 2023
Đề bài: Phân tích mối quan hệ giữa luật quốc tế và luật quốc gia Liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam trong một số lĩnh vực
Trang 3Mục lục
Mục lục 2
Mở đầu 4
Nội dung 4
I Một số vấn đề lý luận về mối quan hệ giữa Luật Quốc tế và Luật Quốc gia 4
1.1: Khái niệm Luật Quốc tế và Luật Quốc gia 4
1.2: Các học thuyết về mối quan hệ giữa luật quốc tế và luật quốc gia 4
1.2.1: Thuyết nhất nguyên 4
1.2.2: Thuyết nhị nguyên 5
1.3: Cơ sở của mối quan hệ giữa Luật Quốc tế và Luật Quốc gia 6
1.4: Nội dung mối quan hệ giữa Luật Quốc tế và Luật Quốc gia 6
II Thực tiễn mối quan hệ giữa Luật Quốc tế và Luật Quốc gia ở Việt Nam trong một số lĩnh vực 8
2.1: Lĩnh vực thương mại 8
2.2: Lĩnh vực bảo vệ môi trường 9
2.3: Lĩnh vực nhân quyền 10
Kết luận 12
Danh mục tài liệu tham khảo 13
Trang 4Mở đầu
Ngày nay, khi quá trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ thì không một quốc gia nào
có thể tồn tại và phát triển một cách biệt lập mà mỗi quốc gia phải có sự liên kết, có mối quan hệ bền chặt với các quốc gia khác Mối quan hệ giữa Luật Quốc tế và Luật Quốc gia
là một trong những vấn đề lý luận và thực tiễn rất được quan tâm trong khoa học pháp lý quốc tế cũng như ở Việt Nam hiện nay Mối quan hệ này đặt ra hàng loạt vấn đề cấp thiết đòi hỏi phải có sự luận giải vừa mang tính khoa học, vừa mang tính chính trị pháp lý nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến mối tương quan giữa các hệ thống pháp luật hay phương thức nào được thực thi trong việc áp dụng Luật Quốc tế, Do vậy, việc giải quyết triệt để các vấn đề nêu trên sẽ đặt nền móng cho các luận cứ khoa học quan trọng, nhằm xây dựng và hoàn thiện cơ chế thực thi pháp luật quốc tế Để có cái nhìn thực tế và sâu sắc
hơn về vấn đề này, nhóm 4 xin lựa chọn giải quyết đề bài sau: “Phân tích mối quan hệ giữa luật quốc tế và luật quốc gia Liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam trong một số lĩnh vực”.
Nội dung
I Một số vấn đề lý luận về mối quan hệ giữa Luật Quốc tế và Luật Quốc gia
1.1: Khái niệm Luật Quốc tế và Luật Quốc gia
Luật Quốc tế là hệ thống các nguyên tắc, quy phạm pháp luật do các quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế thỏa thuận xây dựng nên trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng, nhằm điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa các quốc gia và các chủ thể đó trong mọi lĩnh vực của đời sống quốc tế
Hiện nay, Luật Quốc gia chưa có định nghĩa chính thức, tuy nhiên, theo một cách khái quát có thể hiểu “Luật Quốc gia là tổng hợp các quy tắc xử sự do các cơ quan có thẩm quyền của mỗi quốc gia thừa nhận, ban hành và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền, đồng thời là yếu tố điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm tạo ra một xã hội
ổn định, trật tự trong nội bộ mỗi quốc gia.”
1.2: Các học thuyết về mối quan hệ giữa Luật Quốc tế và Luật Quốc gia
1.2.1: Thuyết nhất nguyên
Trang 5Thuyết nhất nguyên luận có xuất phát điểm từ nguyên lý của trường phái “Pháp luật
tự nhiên” về việc quan niệm pháp luật là hệ thống thống nhất, bao gồm trong đó hai bộ phận là Luật Quốc tế và Luật Quốc gia Những quy phạm của hai bộ phận này được xếp theo thứ bậc trên, dưới Học thuyết này được chia thành hai trường phái là trường phái ưu tiên Luật Quốc tế và ưu tiên Luật Quốc gia:
Trường phái về “giá trị ưu thế của luật quốc tế” (ưu tiên luật quốc tế): Trường phái
này ủng hộ quan điểm cho rằng, luật quốc tế có giá trị cao hơn luật quốc gia, luật quốc gia phụ thuộc vào luật quốc tế và do luật quốc tế quyết định Vấn đề quan trọng mà trường phái này muốn đưa ra là phương diện ảnh hưởng của chủ quyền quốc gia và hiệu lực của luật quốc gia hoàn toàn phụ thuộc vào luật quốc tế Có thể nói, trên quan điểm của chúng ta thì đây được xem là một trong những điểm phản tiến bộ nhất của thuyết này
Trường phái “giá trị ưu thế của luật quốc gia” (ưu tiên luật quốc gia): Trường phái
này đề cao chủ quyền quốc gia và pháp luật quốc tế chỉ được áp dụng nếu quốc gia chấp nhận, pháp luật quốc tế chỉ được coi là một bộ phận của pháp luật quốc gia Theo quan điểm này, nếu chấp nhận pháp luật quốc gia đứng trên pháp luật quốc tế thì pháp luật quốc
tế không thể tồn tại với tư cách là một hệ thống pháp luật thống nhất theo đúng nghĩa mà sẽ trở thành “pháp luật đối ngoại” của các quốc gia
1.2.2: Thuyết nhị nguyên
Thuyết nhị nguyên luận quan niệm Luật Quốc tế và Luật Quốc gia là hai hệ thống luật khác nhau, tồn tại độc lập và giữa chúng không có mối quan hệ qua lại Thuyết này có những hạn chế về tính giai cấp, dẫn đến hệ quả là không nhìn thấy rõ và giải quyết triệt để những vấn đề về mối quan hệ giữa Luật Quốc tế và Luật Quốc gia Học thuyết nhị nguyên luận được chia thành hai trường phái, đó là trường phái nhị nguyên cực đoan và trường phái nhị nguyên dung hòa:
Trường phái nhị nguyên cực đoan: Dựa trên sự tách biệt hoàn toàn hai hệ thống pháp luật: pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia Do vậy, theo trường phái này, không có xung đột giữa hai hệ thống pháp luật trên
Trường phái nhị nguyên dung hòa: Xuất phát từ chỗ tách biệt về cơ bản hai hệ thống pháp luật - pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia - nhưng không phủ nhận khả năng xung đột giữa hai hệ thống đó
4
Trang 6Nhìn chung, hai học thuyết nhất nguyên luận và nhị nguyên luận đều có những khía cạnh chưa hợp lý, chưa thật thuyết phục về mối quan hệ giữa Luật Quốc tế và Luật Quốc gia, đồng thời cũng chưa làm sáng tỏ tính độc lập tương đối của hai hệ thống pháp luật trong mối quan hệ tất yếu, khách quan với nhau Mặc dù còn nhiều hạn chế nhưng cả hai học thuyết này vẫn có những ảnh hưởng nhất định đến quá trình thực hiện điều ước quốc tế
ở từng quốc gia
1.3: Cơ sở của mối quan hệ giữa Luật Quốc tế và Luật Quốc gia
Thứ nhất, sự gắn bó chặt chẽ giữa hai chức năng cơ bản - chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước Xuất phát từ lợi ích quốc gia, giai cấp, các chức năng đối nội và đối ngoại luôn có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau một cách biện chứng Để thực hiện hai chức năng cơ bản này, nhà nước sử dụng pháp luật, cụ thể là pháp luật quốc
tế và pháp luật quốc gia
Thứ hai, sự có mặt của nhà nước - một chủ thể có chủ quyền trong quá trình ban
hành pháp Luật Quốc gia và xây dựng Luật Quốc tế Trong lãnh thổ quốc gia, nhà nước là
tổ chức duy nhất có quyền ban hành và bảo đảm thực thi pháp luật Trong quan hệ quốc tế,
nhà nước đại diện cho quốc gia tham gia vào quá trình xây dựng pháp luật quốc tế Khi đó, nhà nước cân nhắc lợi ích sẽ đạt được, tận dụng mọi cơ hội và tìm mọi cách để lợi ích được thể hiện ở mức cao nhất
Thứ ba, việc tồn tại mối quan hệ giữa Luật Quốc tế và Luật Quốc gia bắt nguồn từ
sự thống nhất về các vai trò của hai hệ thống pháp luật Cụ thể, Luật Quốc tế và Luật Quốc gia đều là cơ sở để thiết lập, củng cố và tăng cường quyền lực Nhà nước; đều là cơ sở để nhà nước quản lý kinh tế, xã hội; đều góp phần tạo dựng những quan hệ mới và tạo môi trường ổn định để thiết lập, duy trì, phát triển các quan hệ quốc tế
Thứ tư, nguyên tắc tự nguyện thực hiện các cam kết quốc tế Nguyên tắc này được ghi nhận trong rất nhiều văn bản pháp lý quốc tế như Hiến chương Liên Hợp Quốc, Công ước Viên năm 1969 về Luật Điều ước Quốc tế…Nguyên tắc tự nguyện thực hiện các cam kết quốc tế đòi hỏi mọi quốc gia phải thực hiện một cách tận tâm, thiện chí những nghĩa vụ
mà mình đã cam kết
1.4: Nội dung mối quan hệ giữa Luật Quốc tế và Luật Quốc gia
Trang 7Không có sự tách biệt giữa hai hệ thống Luật Quốc gia và Luật Quốc tế, trái lại chúng có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại, nội dung của mối quan hệ đó được thể hiện trên hai phương diện, cụ thể:
Thứ nhất, Luật Quốc gia có ảnh hưởng mang tính quyết định đến sự hình thành và phát triển của luật quốc tế
Luật Quốc gia ảnh hưởng đến quá trình xây dựng Luật Quốc tế Trong quá trình xây dựng Luật Quốc tế, các quốc gia cố gắng mọi cơ hội gây ảnh hưởng đến Luật Quốc tế, bảo
vệ lợi ích của mình trong mối quan hệ với quốc gia khác và lợi ích chung của cộng đồng quốc tế Thực chất đây là quá trình các quốc gia đưa ý chí của mình vào xây dựng Luật Quốc tế theo thoả thuận Mọi sự tiến bộ, phát triển của Luật Quốc gia đều thúc đẩy sự phát triển của Luật Quốc tế theo hướng tích cực, khi luật quốc gia dân chủ tiến bộ thì các nguyên tắc, quy phạm Luật Quốc tế mà quốc gia xây dựng cũng tiến bộ
Luật Quốc gia ảnh hưởng trực tiếp đến thực thi Luật Quốc tế Pháp luật quốc gia là đảm bảo pháp lý quan trọng để các nguyên tắc, quy phạm Luật Quốc tế được thực hiện trong phạm vi lãnh thổ quốc gia Việc đảm bảo thực hiện Luật Quốc tế trong phạm vi lãnh thổ quốc gia là nghĩa vụ cơ bản của quốc gia khi tham gia quan hệ quốc tế theo nguyên tắc tận tâm thiện chí thực hiện các cam kết quốc tế Các quốc gia có nghĩa vụ thực thi, đưa luật quốc tế vào quốc gia, chuyển hoá dần quy định Luật Quốc tế vào Luật Quốc gia
Thứ hai, Luật Quốc tế có tác động tích cực nhằm phát triển và hoàn thiện Luật Quốc gia
Luật Quốc tế góp phần phát triển, xây dựng hình thành và hoàn thiện Luật Quốc gia Khi tham gia quan hệ quốc tế, các quốc gia sẽ sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật quốc gia sao cho các quy phạm pháp luật vừa mang tính đặc thù của mỗi quốc gia vừa phù hợp với các cam kết quốc tế Vì thế mà quy định có nội dung tiến bộ của Luật Quốc tế
sẽ được truyền tải trong các văn bản pháp luật quốc gia Những thành tựu này có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của Luật Quốc gia, bảo đảm quốc gia vừa có thể hội nhập vào nền tảng pháp lý chung vừa có thể thiết lập được hệ thống pháp luật hoàn chỉnh
Luật Quốc tế tạo điều kiện đảm bảo cho các quốc gia trong quá trình thực hiện, làm cho quốc gia trở lên dân chủ, tốt đẹp hơn Với sự phát triển mạnh mẽ trong giao lưu quốc
6
Trang 8tế, nhiều vấn đề vượt ra khỏi phạm vi quốc gia và trở thành vấn đề có tính toàn cầu như vấn đề chống tội phạm quốc tế, vũ khí hạt nhân…Do đó, các quốc gia đã ký kết hàng loạt các điều ước quốc tế cùng nhau hợp tác giải quyết Thông qua việc ký kết điều ước quốc
tế, các quốc gia thể hiện rõ quyết tâm cùng nhau xây dựng một môi trường pháp lý quốc tế dân chủ, tiến bộ và chính những quy phạm pháp luật quốc tế này là điều kiện để đảm bảo cho việc thực hiện các quy phạm tương ứng của pháp luật quốc gia
II Thực tiễn mối quan hệ giữa Luật Quốc tế và Luật Quốc gia ở Việt Nam trong một
số lĩnh vực
2.1: Lĩnh vực thương mại
Việt Nam đang trong quá trình hội nhập nền kinh tế quốc tế với xu hướng Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các quốc gia trên thế giới Nhận thức được vai trò quan trọng của điều ước quốc tế, năm 2001 Việt Nam đã gia nhập Công ước Viên năm 1969 về Luật Điều ước Quốc tế, chính thức hòa mình vào sân chơi chung của cộng đồng quốc tế
Hiện nay, trong lĩnh vực thương mại, vị trí của Điều ước quốc tế cũng được ghi nhận tại Điều 5 Luật Thương mại năm 2005 quy định về việc áp dụng điều ước quốc tế, pháp luật nước ngoài và tập quán thương mại quốc tế, cụ thể như sau: “Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế hoặc có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó
Các bên trong giao dịch thương mại có yếu tố nước ngoài được thoả thuận áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế nếu pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.”
Như vậy, Việt Nam đã chấp nhận quan điểm về giá trị ưu thế của điều ước quốc tế
mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia so với pháp luật trong nước và coi điều ước quốc tế là một bộ phận cấu thành của pháp luật Việt Nam Tuy nhiên, lợi ích quốc gia vẫn là điều kiện cơ bản cho nhu cầu hợp tác, phát triển luật quốc tế, vì vậy pháp luật Việt Nam vẫn có ảnh hưởng mang tính quyết định đến sự phát triển của Điều ước quốc tế
Đồng thời, việc tham gia ký kết các Điều ước quốc tế cũng giúp hệ thống pháp luật trong nước ngày càng được hoàn thiện và có nội dung tiến bộ khuyến khích, thu hút sự quan tâm hợp tác của bạn bè thế giới Trước năm 1986, quan hệ buôn bán của Việt Nam
Trang 9chủ yếu được duy trì với Liên Xô và các nước Đông Âu Sau đổi mới, chúng ta đã mở cửa thị trường, chính thức hòa mình vào nền kinh tế quốc tế Năm 2007, Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) với các Hiệp ước Trong 2 năm trước và sau thời điểm gia nhập WTO (2006 - 2007), Việt Nam đã sửa trên 60 văn bản luật để thực thi cam kết WTO Hàng trăm nghị định, thông tư hướng dẫn cũng đã được sửa đổi1 Đặc biệt Việt Nam
đã soạn thảo và ban hành từ năm 2002 những văn bản pháp luật đầu tiên điều chỉnh trực tiếp thương mại quốc tế như pháp lệnh về đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế, Có thể thấy, việc gia nhập WTO đã tạo sức ép để Việt Nam chuyển dần từ phương thức quản lý nhà nước can thiệp hành chính sang phương thức quản lý nhà nước kiến tạo - tôn trọng quyền tự do kinh doanh, theo quy luật thị trường Không chỉ tác động mạnh mẽ, tích cực đến phát triển kinh tế- xã hội của Việt Nam, các chuyên gia kinh
tế cho rằng, gia nhập WTO chính là “mở cánh cửa lớn” để Việt Nam bước vào “sân chơi” toàn cầu Tính đến nay, đã có 12 hiệp định thương mại tự do (FTA) đa phương và song phương giữa Việt Nam và các đối tác lớn trên thế giới được chính thức ký kết, hoặc kết thúc đàm phán Từ đó có thể thấy, để thích ứng với một môi trường hội nhập mới, chúng ta
đã rất nỗ lực trong việc xây dựng và hoàn thiện các quy định của pháp luật trong nước
Tóm lại, việc tham gia các Điều ước quốc tế có tác động không nhỏ trong quá trình hoàn thiện và phát triển các quy định của pháp luật về lĩnh vực thương mại ở nước ta Chính việc hoàn thiện pháp luật quốc gia sẽ là tiền đề để Việt Nam ngày càng phát triển hơn trong tất cả các lĩnh vực Đồng thời mở ra cơ hội cho để nước ta thiết lập quan hệ với các quốc gia trên thế giới, hội nhập sâu rộng hơn với nền kinh tế quốc tế
2.2: Lĩnh vực bảo vệ môi trường
Nhận thấy vấn đề về môi trường, đặc biệt là biến đổi khí hậu là thách thức nghiêm trọng đối với nhân loại, đe dọa sự tồn vong của hệ sinh thái và cuộc sống của con người, từng quốc gia đã nỗ lực ứng phó cũng như hợp tác chặt chẽ với cộng đồng quốc tế
Có thể thấy, việc tham gia các thỏa thuận, hiệp định quốc tế đóng góp không nhỏ trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia Việt Nam đã tích cực tham gia gần 20 Công ước Quốc tế đa phương về bảo vệ môi trường hoặc liên quan đến môi trường, trong
đó phải kể đến Công ước luật biển năm 1982, Công ước Viên năm 1985 về bảo vệ tầng
1 Việt Nam sau 10 năm gia nhập WTO: Những thành tựu khả quan truy cap 14/10/2023
https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-tin?dDocName=MOFUCM100680
8
Trang 10ozon, Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu, Công ước đa dạng sinh học, Công ước về kiểm soát việc vận chuyển qua biên giới chất thải độc hại và tiêu huỷ chúng Việt Nam đã bổ sung, sửa đổi hoặc ban hành các văn bản luật, pháp lệnh liên quan đến bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu, quan trọng như: Luật Phòng chống thiên tai, Luật Tài nguyên nước, Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Luật Bảo vệ Môi trường, Pháp lệnh về kiểm dịch thực vật, Pháp lệnh về tài nguyên khoáng sản, tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho công tác bảo vệ môi trường và gặt hái được những thành tựu nhất định
Bên cạnh đó, Luật Quốc gia cũng tác động trở lại tới luật quốc tế Về vấn đề bảo vệ môi trường, Luật Quốc gia đảm bảo thực hiện Luật Quốc tế bằng cách tiến hành “nội luật hóa” các quy định của Luật Quốc tế, thông qua đó các quy phạm pháp luật quốc tế sẽ được chuyển hóa thành quy phạm pháp luật quốc gia Như để thực hiện các cam kết cắt giảm, tiến tới loại trừ hoàn toàn sản xuất và tiêu thụ các chất phá huỷ tầng ozon (ODS) trong Nghị định thư Montreal, Việt nam đã xây dựng và thực hiện Chương trình quốc gia về bảo
vệ tầng ozon vào năm 19952 Hay để thực hiện các cam kết trong Công ước Đa dạng sinh học, từ năm 1995, Việt Nam đã xây dựng và thực hiện Kế hoạch hành động bảo vệ đa dạng sinh học của Việt Nam3 Không chỉ vậy, Luật Quốc gia đã xác định rõ vị trí, và vai trò ưu tiên của Luật Quốc tế trong vấn đề bảo vệ môi trường được quy định tại khoản 2 Điều 155 Luật bảo vệ môi trường 2020: “Điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế có lợi cho việc bảo vệ môi trường của quốc gia, khu vực và toàn cầu, phù hợp với lợi ích và năng lực của Việt Nam được ưu tiên xem xét để ký kết”
2.3: Lĩnh vực nhân quyền
Nhân quyền là tổng hợp các quyền tự do cơ bản để đánh giá địa vị pháp lý của cá nhân Xét mối quan hệ cụ thể giữa pháp luật quốc tế và pháp luật Việt nam về quyền con người, pháp luật quốc tế có thể tác động, thúc đẩy sự phát triển tiến bộ của pháp luật Việt
2 Bảo vệ tầng ozone (2007) truy cap 15/10/2023
https://nhandan.vn/bao-ve-tang-ozone post441078.html#:~:text=N%C4%83m%201995%2C%20Th%E1%BB
%A7%20t%C6%B0%E1%BB%9Bng%20Ch%C3%ADnh,t%C3%A0i%20ch%C3%ADnh%20v%C3%A0%20c
%C3%B4ng%20ngh%E1%BB%87.
3 Việt Nam nỗ lực và trách nhiệm thực hiện Công ước đa dạng sinh học truy cap 15/10/2023
https://monre.gov.vn/Pages/viet-nam-no-luc-va-trach-nhiem-thuc-hien-cong-uoc-da-dang-sinh-hoc.aspx