1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài trình bày lý luận của chủ nghĩa marx lenin về tích lũy tư bản vốn và liên hệ với thực tiễn ở việt nam

19 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 505,7 KB

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

VIỆN ĐÀO TẠO TIÊN TIẾN, CHẤT LƯỢNG CAO VÀ POHE

- -BÀI TẬP LỚN

Học phần Kinh tế Chính trị K Marx – LeninĐề tài

Trình bày lý luận của Chủ nghĩa Marx – Lenin về tích lũy tư bản (vốn)

và liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam.

Trang 2

A Cơ Sở Lý Luận Của Chủ Nghĩa K Marx – Lenin Về Tích Lũy Tư Bản 4

1.Bản chất của tích lũy tư bản 4

2.Động cơ của tích lũy tư bản 6

3.Những nhân tố quyết định quy mô của tích lũy tư bản 6

4.Một số tác động của tích lũy tư bản 8

B Liên Hệ Thực Tiễn Nền Kinh Tế Thị Trường Định Hướng Xã Hội Chủ Nghĩa Ở Việt Nam 10

1.Khái quát tình hình tích lũy vốn ở nước ta hiện nay 10

2.Ảnh hưởng của quá trình tích lũy tư bản trong thực tiễn nền kinh tế 13

3.Khuyến nghị về giải pháp tăng cường tích lũy vốn cho Việt Nam 16

KẾT LUẬN 18

TÀI LIỆU THAM KHẢO 19

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Đất nước ta đang trên đà thực hiện quá trình hội nhập, phát triển năng động nhất từ trước đến nay và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng cả về kinh tế, chính trị và xã hội; nâng cao vị thế đất nước trên trường quốc tế Đó là những thành quả rất đáng tự hào mà chúng ta có được nhờ sự lựa chọn đúng đắn đường lối phát triển kinh tế thị thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và sự vận dụng sáng tạo các phương pháp, nguyên lí cơ bản của phát triển kinh tế vào điều kiện Việt Nam

Theo K Marx, việc tích lũy tư bản là những động lực này cuối cùng sẽ dẫn tới thắng lợi tất yếu của chủ nghĩa Cộng Sản Chính từ nhận định đó ta thấy được nguồn vốn có vai trò rất lớn đến phát triển đất nước của nước ta hiện nay Mặc dù chúng ta có đường lối kế hoạch đúng đắn để xây dựng và phát triển kinh tế, mà còn cần đến nguồn vốn rất lớn trong việc tăng trưởng kinh tế Vốn là cơ sở để tạo ra việc làm, tạo ra công nghệ tiên tiến tăng năng lực sản xuất của các doanh nghiệp và cả nền kinh tế, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất theo chiều sâu Từ những cơ sở đó, tôi lựa chọn đề tài tiểu luận Kinh

tế Chính trị“Trình bày lý luận của Chủ nghĩa Marx – Lenin về tích lũy tư bản (vốn) và

liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam”.

2 Mục đích nghiên cứu

- Tìm hiểu sâu hơn về tích lũy tư bản và những thay đổi trong bối cảnh hiện nay - Đưa ra những khuyến nghị góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế Việt Nam

trong quá trình công nghiệp hóa, hiện nay hóa theo đường lối chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước ta.

3 Phạm vi nghiên cứu

Trong nền kinh tế định hướng Chủ nghĩa Xã hội ở Việt Nam.

4 Phương pháp nghiên cứu

- Thu thập dữ liệu chính thống từ các báo cáo, thống kê của các cơ quan, tổ chức Nhà nước và quốc tế có thẩm quyền.

- Tham khảo sách Giáo trình Kinh tế Chính trị Marx – Lenin - Phân tích tổng hợp thông tin.

Trang 4

5 Ý nghĩa đề tài

Thấy được tầm quan trọng của tích lũy tư bản đến sự phát triển kinh tế Đồng thời thấy được vốn là cơ sở để thúc đẩy tạo ra việc làm, công nghệ mới để phát triển đất nước để từ đó đưa ra hướng đi, giải pháp để phát triển.

NỘI DUNG

A Cơ Sở Lý Luận Của Chủ Nghĩa K Marx – Lenin Về Tích Lũy Tư Bản.

1 Bản chất của tích lũy tư bản.

Trong bất cứ một xã hội nào, để duy trì nền kinh tế cũng như đáp ứng nhu cầu về vật chất và tinh thần của con người thì sản xuất của cải vật chất là không thể thiếu Nhu cầu ấy của con người thì không thể dừng lại mà ngày càng tăng, dẫn đến quá trình tái sản xuất cũng không ngừng diễn ra Bởi vậy, có thể nói tái sản xuất là một quá trình

tất yếu khách quan dưới hai hình thức: tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng.

Tái sản xuất giản đơn là quá trình sản xuất được lặp lại với quy mô như cũ.

Hình thức này là đặc trưng chủ yếu của nền sản xuất nhỏ với năng suất lao động rất thấp, thường chỉ đạt mức đủ nuôi sống con người, chưa có sản phẩm thặng dư hoặc nếu có một ít sản phẩm thặng dư thì cũng chỉ sử dụng cho tiêu dùng cá nhân, chứ chưa dùng để mở rộng sản xuất.

Tái sản xuất mở rộng là quá trình sản xuất được lặp lại với quy mô lớn hơntrước Đây đặc trưng chủ yếu của nền sản xuất lớn, yêu cầu năng suất lao động xã hội

phải đạt đến một trình độ cao nhất định, vượt ngưỡng của sản phẩm tất yếu và tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm thặng dư Từ đó, sản phẩm thặng dư dùng để đầu tư thêm vào sản xuất mới sẽ là nguồn lực trực tiếp của tái sản xuất mở rộng

Lịch sử phát triển của nền sản xuất xã hội đã cho thấy việc chuyển từ tái sản xuất giản đơn sang tái sản xuất mở rộng là quá trình lâu dài gắn liền với quá trình chuyển nền sản xuất nhỏ lên nền sản xuất lớn Quá trình chuyển tái sản xuất giản đơn sang tái sản xuất mở rộng là một yêu cầu khách quan của cuộc sống do sự gia tăng thường xuyên của dân số cũng như nhu cầu về vật chất, tinh thần của con người Để đáp ứng được sự tăng lên đó, xã hội phải không ngừng mở rộng sản xuất, làm cho số lượng và chất lượng của cải ngày càng nhiều hơn, tốt hơn.

Đối với các nhà tư bản – những người luôn theo đuổi sản xuất ra giá trị thặng dư tối đa – thì tái sản xuất mở rộng là hình thức tái sản xuất được sử dụng Quá trình tái sản xuất mở rộng không chỉ để bù đắp lại tư liệu sản xuất đã tiêu dùng mà đồng thời còn để sản xuất thêm ngày càng nhiều của cải vật chất và đem lại nhiều giá trị thặng dư cho nhà tư bản Để làm được như vậy, nhà tư bản, thay vì sử dụng hết giá trị

Trang 5

thặng dư sản xuất được cho tiêu dùng cá nhân, đã chuyển một bộ phận của giá trị thặng dư quay trở lại thành tư bản để tăng quy mô sản xuất, hay còn gọi là tư bản phụ thêm

Việc sử dụng giá trị thặng dư làm tư bản hay sự chuyển hóa giá trị thặng dư trởlại thành tư bản gọi là tích lũy tư bản Như vậy, bản chất của tích lũy tư bản chính là

sự chuyển hóa một phần giá trị thăng dư trở lại thành tư bản, hay là quá trình tư bản hóa của giá trị thặng dư Nói cách khác, tích lũy tư bản có thể được coi là tái sản xuất ra tư bản với quy mô ngày càng mở rộng

Để hiểu một cách trực quan hơn về tích lũy tư bản và tải sản xuất tư bản chủ nghĩa, ta có thể minh họa bằng ví dụ sau đây:

Một tư bản bỏ ra K= 1000; c/v= 4/1; m'= 100%

- Năm thứ nhất: Quy mô sản xuất 800c + 200v + 200m = 1200 Trong đó, 200m chia thành:

o 100m1 cho tiêu dùng cá nhân

o 100m2 cho tích lũy tư bản (80c mua máy móc, 20v tuyển công nhân) - Năm thứ hai: Quy mô sản xuất 880c + 220v +220m = 1320

Dễ thấy, khi quy mô tư bản bất biến (c) và tư bản khả biến (v) tăng lên thì giá trị thặng dư (m) cũng tăng theo.

Qua việc nghiên cứu về tích lũy và tái sản xuất tư bản chủ nghĩa K Marx đã rút ra những kết luận vạch rõ bản chất bóc lột của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa:

Thứ nhất, nguồn gốc duy nhất của tích lũy tư bản là giá trị thặng dư và tư bản

tích lũy thì chiếm tỷ lệ ngày càng lớn trong toàn bộ tư bản K Marx từng nói: “Tư bản

ứng trước chỉ là một giọt nước trong dòng sông của tích lũy mà thôi.” Thật vậy, trong

quá trình tái sản xuất, lãi (m) liên tục được nhập vào vốn, vốn càng lớn thì lãi càng lớn, quy mô sản xuất càng lớn và giá trị thặng dư càng cao

Thứ hai, quá trình tích lũy đã làm cho quyền sở hữu trong nền kinh tế hàng hoá

biến thành quyền chiếm đoạt tư bản chủ nghĩa Trong sản xuất hàng hoá giản đơn, sự trao đổi giữa những người sản xuất hàng hoá theo nguyên tắc ngang giá về cơ bản không dẫn tới người này chiếm đoạt lao động không công của người kia Trái lại, trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, nhà tư bản chẳng những chiếm đoạt một phần lao động của công nhân, mà còn là người sở hữu hợp pháp lao động không công đó Song, điều đó không vi phạm quy luật giá trị.

Như vậy, có thể nói, trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, lao động của người công nhân trong quá khứ quay trở lại thành phương tiện để bóc lột chính họ Xuất phát từ mục tiêu là theo đuổi sự gia tăng không ngừng giá trị, các nhà tư bản ngày càng đẩy

Trang 6

mạnh quá trình tích lũy tư bản và tái sản xuất mở rộng Đó cũng chính là phương tiện để họ bóc lột ngày càng nhiều giá trị thặng dư hay sức lao động của công nhân Mặt khác, cạnh tranh quyết liệt cũng khiến các nhà tư bản buộc phải tăng tư bản của mình lên, mà điều đó chỉ có thể thực hiện bằng cách tăng nhanh tư bản tích lũy.

6 Động cơ của tích lũy tư bản.

Trong chủ nghĩa tư bản, động cơ thúc đẩy tích lũy tư bản và tái sản xuất mở rộng chính là quy luật kinh tế cơ bản - quy luật giá trị thặng dư Nó quy định bản chất của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, chi phối mọi mặt đời sống kinh tế của xã hội tư bản Nhờ có tích lũy tư bản, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa không những trở thành thống trị, mà còn không ngừng mở rộng sự thống trị đó.

Theo K Marx, việc chế tạo ra giá trị thặng dư là quy luật tuyệt đối của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa Ở đâu có sản xuất giá trị thặng dư thì ở đó có chủ nghĩa tư bản và ngược lại, ở đâu có chủ nghĩa tư bản thì ở đó có sản xuất giá trị thặng dư Chính vì vậy, Lenin gọi quy luật giá trị thặng dư là quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản.

Nội dung của quy luật này là sản xuất nhiều và ngày càng nhiều hơn giá trịthặng dư bằng cách tăng cường bóc lột công nhân làm thuê.

Sản xuất nhiều và ngày càng nhiều giá trị thặng dư là mục đích, là động lực thường xuyên của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, là nhân tố đảm bảo sự tồn tại và thúc đẩy sự vận động, phát triển của chủ nghĩa tư bản.

Quy luật giá trị thặng dư là nguồn gốc của mâu thuẫn cơ bản của xã hội tư bản: mâu thuẫn giữa tư bản và lao động, mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp công nhân Đồng thời nó làm cho mọi mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản ngày càng sâu sắc dẫn đến sự thay thế tất yếu chủ nghĩa tư bản bằng một xã hội cao hơn.

Quy luật giá trị thặng dư cũng đứng đằng sau cạnh tranh tư bản chủ nghĩa Với mục đích là thu được ngày càng nhiều hơn giá trị thặng dư, các nhà tư bản cạnh tranh với nhau, tiêu diệt lẫn nhau để có được quy mô giá trị thặng dư lớn hơn, tỉ suất giá trị thặng dư cao hơn Bằng cách áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, cải tiến sản xuất, họ thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ, khiến cho nền sản xuất có tính chất xã hội hoá ngày càng cao, mâu thuẫn giữa tính chất xã hội của sản xuất với hình thức chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa ngày càng gay gắt.

Có thể nói, tất cả những yếu tố trên đưa xã hội tư bản đến chỗ phủ định chính nó.

Trang 7

7 Những nhân tố quyết định quy mô của tích lũy tư bản.

Quy mô của tích lũy tư bản phụ thuộc vào khối lượng giá trị thặng dư và tỉ lệ phân chia giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm và thu nhập Với một khối lượng giá trị thặng dư nhất định thì quy mô của tích lũy tư bản phụ thuộc vào tỉ lệ phân chia khối lượng của giá trị thặng dư đó thành quỹ tích lũy và quỹ tiêu dùng của nhà tư bản Nếu tỉ lệ phân chia đó đã được xác định, thì quy mô của tích lũy tư bản phụ thuộc vào khối lượng giá trị thặng dư Do đó, những nhân tố ảnh hưởng tới khối lượng giá trị thặng dư cũng là nhân tố quyết định quy mô của tích lũy tư bản Những nhân tố đó là:

a Trình độ bóc lột sức lao động

Các nhà tư bản nâng cao trình độ bóc lột sức lao động bằng cách cắt xén vào tiền công Khi nghiên cứu sự sản xuất giá trị thặng dư, C.Mác giả định rằng sự trao đổi giữa công nhân và nhà tư bản là sự trao đổi ngang giá, tức là tiền công bằng giá trị sức lao động Nhưng trong thực tế, công nhân không chỉ bị nhà tư bản chiếm đoạt lao động thặng dư, mà còn bị chiếm đoạt một phần lao động tất yếu, tức cắt xén tiền công, để tăng tích luỹ tư bản.

Các nhà tư bản còn nâng cao trình độ bóc lột sức lao động bằng cách tăng cường độ lao động và kéo dài ngày lao động để tăng khối lượng giá trị thặng dư, nhờ đó tăng tích luỹ tư bản Cái lợi thể hiện ở chỗ nhà tư bản không cần ứng thêm tư bản để mua thêm máy móc, thiết bị mà chỉ cần ứng tư bản để mua thêm nguyên liệu là có thể tăng được khối lượng sản xuất, tận dụng được công suất của máy móc, thiết bị, nên giảm được hao mòn vô hình và chi phí bảo quản của máy móc, thiết bị.

b Trình độ năng suất lao động xã hội

Nếu năng suất lao động xã hội tăng lên, thì giá cả tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng giảm xuống Sự giảm này đem lại hai hệ quả cho tích luỹ tư bản:

Thứ nhất, với khối lượng giá trị thặng dư nhất định, phần dành cho tích luỹ có thể tăng lên, nhưng tiêu dùng của các nhà tư bản không giảm, thậm chí cao hơn trước.

Thứ hai, một lượng giá trị thặng dư nhất định dành cho tích luỹ có thể chuyển hoá thành một khối lượng tư liệu sản xuất và sức lao động phụ thêm lớn hơn trước.

Do đó, quy mô của tích luỹ không chỉ phụ thuộc vào khối lượng giá trị thặng dư được tích luỹ, mà còn phụ thuộc vào khối lượng hiện vật do khối lượng giá trị thặng dư đó có thể chuyển hoá thành Như vậy năng suất lao động xã hội tăng lên sẽ có thêm những yếu tố vật chất để biến giá trị thặng dư thành tư bản mới, nên làm tăng quy mô của tích luỹ Nếu năng suất lao động cao, thì lao động sống sử dụng được nhiều lao động quá khứ hơn, lao động quá khứ đó lại tái hiện dưới hình thái có ích mới, được sử dụng làm chức năng của tư bản ngày càng nhiều, do đó cũng tăng quy mô của tích luỹ tư bản.

Trang 8

c.Sự chênh lệch ngày càng tăng giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng

Trong quá trình sản xuất, tư liệu lao động (máy móc, thiết bị) tham gia toàn bộ vào quá trình sản xuất, nhưng chúng chỉ hao mòn dần, do đó giá trị của chúng được chuyển dần từng phần vào sản phẩm Vì vậy có sự chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng Mặc dù đã mất dần giá trị như vậy, nhưng trong suốt thời gian hoạt động, máy móc vẫn có tác dụng như khi còn đủ giá trị Do đó, nếu không kể đến phần giá trị của máy móc chuyển vào sản phẩm trong từng thời gian, thì máy móc phục vụ không công chẳng khác gì lực lượng tự nhiên Máy móc, thiết bị càng hiện đại, thì sự chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng càng lớn, do đó sự phục vụ không công của máy móc càng lớn, tư bản lợi dụng được những thành tựu của lao động quá khứ càng nhiều Sự phục vụ không công đó của lao động quá khứ là nhờ lao động sống nắm lấy và làm cho chúng hoạt động Chúng được tích luỹ lại cùng với quy mô ngày càng tăng của tích luỹ tư bản.

d Quy mô của tư bản ứng trước

Với trình độ bóc lột không thay đổi, thì khối lượng giá trị thặng dư do khối lượng tư bản khả biến quyết định Do đó quy mô của tư bản ứng trước, nhất là bộ phận tư bản khả biến càng lớn, thì khối lượng giá trị thặng dư bóc lột được càng lớn, do đó tạo điều kiện tăng thêm quy mô của tích luỹ tư bản.

Từ sự nghiên cứu bốn nhân tố quyết định quy mô của tích luỹ tư bản có thể rút ra nhận xét chung là để tăng quy mô tích luỹ tư bản, cần khai thác tốt nhất lực lượng lao động xã hội, tăng năng suất lao động, sử dụng triệt để công suất của máy móc, thiết bị và tăng quy mô vốn đầu tư ban đầu.

8 Một số tác động của tích lũy tư bản.

a Quá trình tích lũy tư bản là quá trình cấu tạo hữu cơ của tích lũy tư bản.

Để hiểu được quá trình cấu tạo hữu cơ của tích lũy tư bản, trước hết ta cần tìm hiểu về hai khái niệm cấu tạo kỹ thuật và cấu tạo giá trị của sản xuất tư bản.

Quá trình sản xuất luôn cần có hai yếu tố: tư liệu sản xuất và sức lao động Sự

kết hợp của chúng dưới hình thái hiện vật được gọi là cấu tạo kỹ thuật Cấu tạo kỹ

thuật của tư bản là tỷ lệ giữa số lượng tư liệu lao động và khối lượng tư bản cần thiếtđể sử dụng các tư liệu đó Do là cấu tạo về kỹ thuật nên nó được biểu hiện dưới hình

thức số lượng máy móc, nguyên liệu, … Như vậy rất dễ thấy, nó phản ánh trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.

Cấu tạo giá trị của tư bản là tỷ lệ theo đó tư bản phân thành tưbản bất biến vàtư bản khả biến (hay giá trị của sức lao động) cần thiết để tiến hành sản xuất Cấu tạo

kỹ thuật thay đổi sẽ làm cấu tạo giá trị thay đổi C Mác đã dùng phạm trù cấu tạo hữu

cơ của tư bản để phản ánh mối quan hệ đó

Trang 9

Cấu tạo hữu cơ của tư bản là cấu tạo giá trị tư bản, do cấu tạo kỹ thuật quyếtđịnh và phản ánh sự thay đổi của cấu tạo kỹ thuật của tư bản Cùng với sự phát triển

của chủ nghĩa tư bản, do tác động thường xuyên của tiến bộ khoa học, cấu tạo hữu cơ của tư bản cũng không ngừng biến đổi theo hướng ngày càng tăng lên Sự tăng lên đó kéo theo yêu cầu người lao động mới phải được đào tạo với giá trị sức lao động cao hơn Điều đó tạo nên một xu hướng chung là tỷ trọng người lao động có trình độ cao và lao động trí tuệ ngày càng tăng lên, gây nên những hậu quả xã hội tiêu cực đối với toàn bộ đội ngũ người lao động làm thuê

e Quá trình tích lũy tư bản là quá trình tích tụ và tập trung tư bản.

Tích tụ tư bản và tập trung tư bản là hai quy luật phát triển của nền sản xuất lớn tư bản chủ nghĩa

Tích tụ tư bản và việc tăng quy mô của tư bản cá biệt bằng cách tích lũy củatừng nhà tư bản riêng rẽ, nó là kết quả tất nhiên của tích lũy Tích tụ tư bản, một mặt

là yêu cầu của việc mở rộng sản xuất và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật; mặt khác, sự tăng lên của khối lượng giá trị thặng dư trong quá trình phát triển của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa lại tạo điều kiện cho tích tụ tư bản mạnh hơn.

Tập trung tư bản là sự hợp nhất một số tư bản nhỏ thành một tư bản lớn cábiệt Đây là sự tích tụ những tư bản đã hình thành, là sự thủ tiêu tính độc lập riêng biệt

của chúng, là việc nhà tư bản này tước đoạt nhà tư bản khác, biến số nhiều tư bản nhỏ thành số ít tư bản lớn

Tích tụ và tập trung tư bản giống nhau ở chỗ đều làm tăng quy mô của tư bản cá biệt, nhưng khác nhau ở chỗ nguồn tích tụ tư bản là giá trị thặng dư tư bản hóa, còn nguồn tập trung tư bản là hình thành trong xã hội Do tích tụ tư bản mà tư bản cá biệt tăng lên, làm cho tư bản xã hội cũng tăng theo Còn tập trung tư bản chỉ là sự bố trí lại các tư bản đã có quy mô tư bản xã hội vẫn như cũ Tích tụ tư bản thể hiện mối quan hệ giữa tư bản và lao động, còn tập trung tư bản thì biểu hiện mối quan hệ giữa những nhà tư bản với nhau.

Tích tụ tư bản và tập trung tư bản có quan hệ mật thiết với nhau Tích tụ tư bản làm tăng thêm quy mô và sức mạnh của tư bản cá biệt, gây cạnh tranh gay gắt hơn, dẫn đến tập trung nhanh hơn Ngược lại, tập trung tư bản tạo điều kiện thuận lợi để tăng cường bóc lột giá trị thặng dư nên đẩy nhanh tích tụ tư bản Ảnh hưởng qua lại nói trên của tích tụ tư bản và tập trung tư bản làm cho tích lũy tư bản ngày càng mạnh

Tập trung tư bản có vai trò rất lớn đối với sự phát triển sản xuất tư bản chủ nghĩa Nhờ có sự tập trung tư bản mà quá trình sản xuất được tập trung hóa và hiện đại hóa với quy mô lớn, làm cho cấu tạo hữu cơ của tư bản tăng lên, nhờ đó năng suất lao động tăng lên nhanh chóng Có thể nói, tập trung tư bản trở thành đòn bẩy mạnh mẽ

Trang 10

của tích lũy tư bản, làm cho nền sản xuất tư bản chủ nghĩa ngày càng được xã hội hóa và mâu thuẫn kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản càng trở nên sâu sắc.

Sự phân tích trên cho thấy, cấu tạo hữu cơ của tư bản ngày càng tăng là một xu hướng phát triển khách quan của sản xuất tư bản chủ nghĩa Do vậy, số cân tương đối về sức lao động cũng có xu hướng ngày càng giảm Đó là nguyên nhân gây ra nạn nhân khẩu thừa tương đối, hay cầu sức lao động giảm một cách tương đối.

Có ba hình thái nhân khẩu thừa: nhân khẩu thừa lưu động, nhân khẩu thừa tiềm tàng và nhân khẩu thừa ngừng trệ

nhưng lại tìm được việc làm ở xí nghiệp khác

người thiếu việc làm và cũng không thể tìm được việc làm trong công nghiệp, phải sống vất vưởng.

nghiệp, thỉnh thoảng mới tìm được việc làm tạm thời với tiền công rẻ mạt, sống lang thang, tạo thành tầng lớp dưới đáy của xã hội.

Nạn thất nghiệp đã dẫn giai cấp công nhân đến bần cùng hóa Bần cùng hóa giai cấp công nhân là hậu quả tất nhiên của quá trình tíchlũy tư bản Bần cùng hóa tồn tại dưới hai dạng: bần cùng hóa tuyệt đối và bần cùng hóa tương đối

giai cấp công nhân trong thu nhập quốc dân ngày càng giảm, còn tỷ lệ thu nhập của giai cấp tư sản ngày càng tăng.

Sự giảm sút này không chỉ xảy ra trong trường hợp tiêu dùng cá nhân tụt xuống tuyệt đối, mà còn khi tiêu dùng cá nhân tăng lên, nhưng mức tăng đó chậm hơn mức tăng nhu cầu do chi phí sức lao động nhiều hơn.

B Liên Hệ Thực Tiễn Nền Kinh Tế Thị Trường Định Hướng Xã Hội Chủ Nghĩa Ở Việt Nam.

1 Khái quát tình hình tích lũy vốn ở nước ta hiện nay.

a Quá trình phát triển và những thành tựu đạt được.

Qua quá trình đổi mới và phát triển nền kinh tế, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng với tốc độ tăng trưởng khá cao, nền sản xuất phát triển, có tích luỹ từ nội bộ, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt Để giữ được tốc độ tăng trưởng cao trong

Ngày đăng: 20/04/2024, 00:02

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w