1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài thảo luận chủ đề 11 phân tích mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế, cho ví dụ cụ thể

13 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế, cho ví dụ cụ thể
Tác giả Giáp Thị Mai Huyền, Trần Thị Nho Huyền, Trịnh Xuân Hùng, Lê Quỳnh Hương, Nguyễn Năng Hưởng, Lê Khoa, Phạm Minh Khôi, Phó Mạnh Đường Lâm, Đào Khánh Linh, Nguyễn Hải Linh, Trần Khánh Linh, Vũ Diệu Linh
Người hướng dẫn Giảng viên: Hoàng Đắc Quý
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Pháp luật đại cương
Thể loại bài thảo luận
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 1,13 MB

Nội dung

Khái niệmPháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung mang tính bắt buộc chung, do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và phụ thuộc vào các điề

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

VIỆN QUẢN TRỊ KINH DOANH

🙢🕮🙠

BÀI THẢO LUẬN

Chủ đề: 11

Bộ môn: Pháp luật đại cương

Giảng viên: Hoàng Đắc Quý

Nhóm: 02

Mã lớp học phần: 232_TLAW0111_27

Trang 2

MỤC LỤC

1

BẢNG ĐÁNH GIÁ CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM 2

PHẦN MỞ ĐẦU 3

PHẦN NỘI DUNG 4

Câu 1: Phân tích mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế, cho ví dụ cụ thể 4

I Khái quát pháp luật và kinh tế 4

II Mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế 6

III Mối liên hệ giữa pháp luật và kinh tế ở nước ta 7

IV Ví dụ thực tiễn về mối quan hệ giữa pháp luật và kinh tế 9

Câu 2: 10

Ông Quốc và bà Hằng là hai vợ chồng, có tài sản chung là 2 tỷ đồng Họ có 2 con chung là Nam (sinh năm 2001), và Tuấn (sinh năm 2005) Do cuộc sống chung không hạnh phúc ông Quốc và bà Hằng đã ly thân Nam là đứa con hư hỏng, đã có lần đánh ông Quốc gây thương tích và bị Toà án kết án về hành vi này 10

Năm 2019, ông Quốc bị tai nạn xe máy Trước khi chết trong bệnh viện, ông có để lại di chúc miệng (trước nhiều người làm chứng) là để lại toàn bộ tài sản của mình cho ông bác ruột là Khánh, Bà Hằng đã kiện ra toà yêu cầu không chia tài sản thừa kế cho ông Khánh 10

a Chia di sản thừa kế trong trường hợp trên ? 10

b Giả sử ông Khánh từ chối nhận di sản, việc chia thừa kế có gì khác? 12

BẢNG ĐÁNH GIÁ CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM

Điểm đánh giá mức độ tích cực

Trang 3

1 Giáp Thị Mai Huyền Thư kí, word A

2 Trần Thị Nho Huyền Powerpoint A

3 Trịnh Xuân Hùng Nhóm trưởng, thuyết trình A

4 Lê Quỳnh Hương Nội dung A

5 Nguyễn Năng Hưởng Nội dung A

7 Phạm Minh Khôi Nội dung A

8 Phó Mạnh Đường Lâm Nội dung A

9 Đào Khánh Linh Thuyết trình A

10 Nguyễn Hải Linh Nội dung A

11 Trần Khánh Linh Nội dung A

12 Vũ Diệu Linh Powerpoint A

PHẦN MỞ ĐẦU

Trong bất kì một chế độ xã hội, giai cấp nào thì vấn đề về pháp luật, kinh tế và thừa kế đều nắm giữ vị trí quan trọng trong chế định của pháp luật Đây có thể coi là nền tảng và chủ yếu

để bảo vệ quyền công dân Đối với bất kì quốc gia nào thì các vấn đề trên đều là là những quyền cơ bản của công dân

Trước hết, về pháp luật và kinh tế, sự ra đời và phát triển của pháp luật có quan hệ mật thiết với quá trình phát triển của một đất nước Pháp luật là do nhà nước ban hành, phản ánh

ý chí nhà nước của giai cấp thống trị, đồng thời pháp luật cũng được đặt ra để điều chỉnh các quan hệ xã hội Bởi vậy một đất nước sẽ không thể tồn tại và phát triển ổn định nếu thiếu

Trang 4

pháp luật Trong tình hình hiện nay, cùng với sự phát triển của kinh tế đất nước cũng như việc hội nhập với kinh tế quốc tế, vai trò của pháp luật ngày một quan trọng

Là một trong những yếu tố của thuộc kiến trúc thượng tầng, pháp luật cũng có quan hệ mật thiết với kinh tế – yếu tố thuộc về cơ sở hạ tầng Trong đó, kinh tế giữ vai trò quyết định đối với pháp luật Nó quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của pháp luật Tuy nhiên, pháp luật cũng có tính độc lập tương đối và có sự tác động mạnh mẽ tới kinh tế

Xã hội ngày càng phát triển, kinh tế ngày càng tăng cao, tài sản tư nhân ngày càng giá trị Trong bối cảnh này vấn đề về tàn sản thuộc sở hữu ngày càng phong phú, vấn đề thừa kế tài sản nảy sinh nhiều dạng tranh chấp phức tạp Với tư cách là một hiện tượng xã hội khách quan, thừa kế ra đời như một tất yếu của lịch sử Các quan hệ xã hội không còn phát sinh, thay đổi, chấm dứt một cách “tự phát” nữa mà chịu sự chi phối của các quy định pháp luật Thừa kế cũng là một trong những quan hệ xã hội nằm trong sự điều chỉnh đó Có thể nói, chế định thừa kế là một trong những chế định có lịch sử ra đời khá sớm so với rất nhiều các chế định khác trong lĩnh vực dân sự

Đây là một đề tài có ý nghĩa quan trọng và cấp bách cả về phương diện lý thuyết và thực tiễn

PHẦN NỘI DUNG

Câu 1: Phân tích mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế, cho ví dụ cụ thể.

I Khái quát pháp luật và kinh tế

1 Pháp luật

1.1 Khái niệm

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung mang tính bắt buộc chung, do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế xã hội, là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội

Pháp luật xuất hiện từ khi chế độ tư hữu về tài sản và sự phân hóa xã hội thành giai cấp xuất hiện, giữa các giai cấp có lợi ích đối kháng không thể điều hòa được Trong khi giai cấp thống trị bao giờ cũng muốn hướng hành vi của mọi người vào lợi ích riêng của họ Do đó khi nắm trong tay các phương tiện quyền lực, giai cấp thống trị chọn lọc giữ lại, thừa nhận các trật tự chuẩn mực phù hợp với lợi ích của họ và biến chúng thành các trật tự xã hội, các

Trang 5

quy tắc xử sự chung bắt buộc mọi thành viên trong xã hội phải tuân theo nhằm phục vụ lợi ích riêng của giai cấp thống trị

1.2 Bản chất của pháp luật

- Tính giai cấp:

Như bản chất của Nhà nước, trước hết pháp luật nói chung thể hiện ý chí của giai cấp thống trị Ý chí của giai cấp thống trị được Nhà nước thể chế hóa thành pháp luật Nhờ có pháp luật, ý chí của giai cấp thống trị trở thành ý chí của Nhà nước

Pháp luật là nhân tố để điều chỉnh về mặt giai cấp các quan hệ xã hội nhằm hướng các quan

hệ xã hội theo một “trật tự” phù hợp với ý chí của giai cấp thống trị Với ý nghĩa đó, pháp luật chính là công cụ để thực hiện sự thống trị giai cấp

- Tính xã hội:

Pháp luật do Nhà nước, đại diện chính thức của toàn xã hội ban hành nên nó hàm chứa tính

xã hội Nội dung của pháp luật luôn mang tính điển hình bởi nó chính là hiện thực của đời sống xã hội, được xã hội thực hiện và sử dụng Pháp luật là phương tiện và công cụ để giải quyết các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội

1.3 Các thuộc tính của pháp luật

- Pháp luật thể hiện tính quyền lực của Nhà nước

- Pháp luật mang tính ý chí

- Pháp luật mang tính bắt buộc chung

- Pháp luật mang tính quy phạm phổ biến

2 Kinh tế

Kinh tế là tổng hợp các mối quan hệ tương tác lẫn nhau của con người và xã hội – liên quan trực tiếp đến việc sản xuất, trao đổi, phân phối, tiêu dùng các loại sản phẩm hàng hóa và dịch

vụ, nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của con người trong một xã hội với một nguồn lực khan hiếm Nói đến kinh tế suy cho cùng là nói đến vấn đề sở hữu và lợi ích

Khái niệm kinh tế đề cập đến các hoạt động của con người có liên quan đến sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ Tuy nhiên định nghĩa về kinh tế đã thay đổi theo lịch sử các hoạt động kinh tế Nói đơn giản kinh tế có nghĩa là: “Dựa vào nguồn tài nguyên sẵn có và hạn hẹp, con người và xã hội loài người tìm cách trả lời 3 câu hỏi: “Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Và Sản xuất cho ai?”

II Mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế

Pháp luật là yếu tố thượng tầng xã hội, còn kinh tế thuộc về yếu tố của cơ sở hạ tầng Do

đó mối quan hệ giữa pháp luật và kinh tế là mối liên hệ giữa một yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng và một yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng, trong mối quan hệ này pháp luật có tính độc

Trang 6

lập tương đối Trong mối quan hệ giữa pháp luật và kinh tế có thể thấy pháp luật phụ thuộc vào kinh tế; mặt khác, pháp luật lại có sự tác động trở lại một cách mạnh mẽ với kinh tế

1 Sự phụ thuộc của pháp luật vào kinh tế

- Các điều kiện kinh tế, quan hệ kinh tế không chỉ là nguyên nhân trực tiếp quyết định sự ra đời của pháp luật mà còn quyết định toàn bộ nội dung, hình thức, cơ cấu, sự phát triển của pháp luật

- Cơ sở kinh tế như tính chất, nội dung của các quan hệ kinh tế, cơ chế quản lý kinh tế… sẽ quyết định sự ra đời, nội dung, hình thức và sự phát triễn của pháp luật

- Sự thay đổi của nền kinh tế sẽ dẫn đến sự thay đổi pháp luât Pháp luật luôn phản ánh trình

độ phát triển của kinh tế Pháp luật không thể cao hơn hoặc thấp hơn trình độ phát triển của kinh tế

- Tính chất nội dung của các quan hệ kinh tế, của cơ chế kinh tế quyết định tính chất, nội dung của các quan hệ pháp luật, tính chất phương pháp điều chỉnh cua pháp luật

- Chế độ kinh tế sẽ quyết định việc tổ chức bộ máy và phương thức hoạt động của các thiết chế pháp lý

2 Pháp luật lại có sự tác động trở lại một cách mạnh mẽ với kinh tế

- Tác động tích cực:

Nếu pháp luật được ban hành phù hợp với các quy luật kinh tế - xã hội thì nó tác động tích cực đến sự phát triển các quá trình kinh tế, cũng như cơ cấu của nền kinh tế, ở đây, sự tác động cùng chiều giữa pháp luật và các quá trình kinh tế xã hội (chẳng hạn khi pháp luật thừa nhận nền kinh tế nhiều thành phần, vận động theo cơ chế của thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự quản lí của nhà nước tạo điều kiện giải phóng mọi năng lực sản xuất xã hội…)

Khi pháp luật thể hiện phù hợp với nền kinh tế: Pháp luật thể hiện ý chí của giai câp thông trị là lực lượng tiên bộ trong xã hội, phần ánh đúng trình độ kinh tế dẫn tới kinh tê phát triển, pháp luật tạo hành lang tốt cho kinh tế phát triển

Trang 7

Ví dụ: Pháp luật tư sản thời kì đầu, sau thắng lợi của cách mạng tư sản đã thế hiện rõ nội dung tiên bộ so với pháp luật phong kiên và có tác động tích cực góp phần xóa bỏ những quan hệ kinh tê - xã hội lôi thời lạc hậu, cũng cố và thúc đẩy sự phát triển của những quan hệ kinh tế - xã hội mới hình thành trong xã hội tư bản chủ nghĩa Nhưng đến thời kì đế quốc chủ nghĩa nó đã tác động tiêu cực đến các quá trình kinh tế, chính tri, xã hội gây nhiều phần ứng mạnh mẽ, đe dọa trật tự xã hội tư bản Để khắc phục nhược điểm đó các nhà nước tư bản đã nhiều lần điều chỉnh, phải thay đổi đường lối để pháp luật thích ứng được tình hình Pháp luật xã hội chủ nghĩa thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và đông đảo nhân dân lao động đưới sự lành đạo của Đảng cộng sản, phản ánh đúng đắn trình độ phát triển của chế độ kinh tế xã hội chủ nghĩa Cho nên pháp luật xã hội chủ nghĩa có nội dung tiền bộ và giữ vai trò tích cực trong việc tác động tới sự phát triền kinh tế - xã hội

- Tác động tiêu cực:

Nếu pháp luật không phù hợp với các quy luật pháp triển kinh tế – xã hội được ban hành do

ý chí chủ quan của con người thì nó sẽ kìm hãm toàn bộ nền kinh tế,hoặc một bộ phận của nền kinh tế dẫn đến cản trở, kiềm hãm sự phát triển kinh tế – xã hội

Tuy nhiên, trong bước quá độ chuyển từ cơ chế kinh tế này sang cơ chế kinh tế khác, các quan hệ kinh tế cũ chưa hoàn toàn mất đi, quan hệ kinh tế mới đang hình thành và phát triển nhưng chưa ổn định thì pháp luật có thể tác động kích thích sự phát triển kinh tế ở những mặt, lĩnh vực này nhưng lại kìm hãm sự phát triển kinh tế ở những mặt, lĩnh vực khác

Ví dụ: Pháp luật của xã hội phong kiến trong thời kì cuối lạc hậu, không phù hợp với nền sản xuất công nghiệp

III Mối liên hệ giữa pháp luật và kinh tế ở nước ta

Ở nước XHCN trong đó có nước ta, hệ thống pháp luật được chia thành các ngành luật khác nhau trong đó có ngành luật kinh tế Theo nghĩa truyền thống thì luật kinh tế là tập hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp và giữa doanh nghiệp với các cơ quan Nhà nước về quản lí kinh tế

Trang 8

Trong khoa học pháp lí khái niệm trên được hiểu là khái niệm luật kinh tế theo nghĩa hẹp Theo nghĩa này thì luật kinh tế là một ngành luật có đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh riêng

Từ khi pháp lệnh hợp đồng kinh tế hết hiệu lực và hợp đồng kinh tế (hợp đồng kinh doanh, thương mại) được điều chỉnh bằng nhiều văn bản quy phạm pháp luật thuộc nhiều ngành luật khác nhau như luật dân sự, luật thương mại, luật đầu tư Do ngành luật kinh tế cần được hiểu theo nghĩa rộng hơn là "pháp luật kinh tế" Theo nghĩa này thì luật kinh tế bao gồm tất cả các ngành luật không những điều chỉnh mối quan hệ giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với cơ quan Nhà nước mà còn điều chỉnh các quan hệ xã hội khác, liên quan mật thiết với kinh doanh, thương mại như luật thương mại, luật dân sự, luật đầu tư, luật phá sản Mặt khác trong thời gian gần đây, để phù hợp với việc Việt Nam gia nhập WTO - Tổ chức Thương Mại Thế Giới, thì pháp luật cho hoạt động kinh doanh, thương mại phải tiếp tục phát triển để phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế Với tinh thần trên thì khái niệm kinh doanh và hoạt động thương mại được quy định trong luật kinh doanh và thương mại được hiểu theo nghĩa rộng: kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hay tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hay cung ứng dịch vụ/thị trường nhằm mục đích sinh lợi

Về việc hình thành các tổ chức kinh tế đại diện cho các doanh nghiệp theo từng giới, ngành là cần thiết, song do khâu quản lý nhà nước còn bất cập, chưa chặt chẽ nên nhiều vấn

đề tiêu cực nảy sinh Các hiện tượng tiêu cực như mạo đăng tài khoản, chiếm dụng trụ sở, chủ doanh nghiệp lợi dụng khe hở của pháp luật và những yếu kém trong công tác quản lý nhà nước về kinh tế để thao túng không phải là cá biệt Có những tổ chức pháp nhân tự ý lập doanh nghiệp trái phép, thậm chí lập ra các doanh nghiệp "ma" Một số doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp nhà nước, sau khi chạy được tư cách pháp nhân hoàn chỉnh thì lại không kinh doanh theo đăng kí pháp nhân, "vượt rào" trong sản xuất kinh doanh, hoặc thiêu năng động,

tự chủ trong hoạch toán kinh tế, tổ chức sản xuất kinh doanh theo kiểu "lãi thì hưởng, lỗ thì nhà nước chịu"

Hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp do tách rời

sự quản lý của pháp luật hoặc do sự phân định chức năng chưa rõ rang nên có những bước

Trang 9

chệch choạng nhất định Việc thực hiện dân chủ về kinh tế trong nội bộ từng doanh nghiệp còn nhiều mặt yếu lớn, bất cập như thiếu công bằng, không bằng phẳng trong ăn chia, nhập nhằng giữa nguyên tắc phân phối lao động với phân phối theo vốn đầu tư nên dẫn đến tình trạng người lao động thiếu quan tâm đến sản xuất kinh doanh, đến sự phát triển và vị thế doanh nghiệp

Việc giải quyết mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể và lợi ích xã hội còn nhiều mặt chưa hài hòa, chưa thỏa đáng, nên chưa thực sự nâng cao tính tích cực, tự giác của chế định xã hội kinh tế nhằm xây dựng, bảo vệ tổ quốc nói chung và xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh nói riêng trong điều kiện nền kinh tế thị trường

Trở ngại lớn nhất là vấn đề hoạch toán kinh tế, nhất là đối với các doanh nghiệp nhà nước tình trạng "lãi giả, lỗ thật" hoành hành, vì cơ chế tưc hiện vẫn còn nhiều điểm chưa hoàn toàn đoạn tuyệt với cơ chế quan liêu bao cấp Hơn nữa, hệ thống văn bản pháp luật trong lĩnh vực này chưa thực sự định hình, nhất là các bộ luật đang hình thành hoặc mới hình thành như luật đầu tư chứng khoán, Luật phá sản, Luật đình công đang là vấn đề nhạy cảm, chưa được hiểu và chấp hành nhất quán, đầy đủ Đặc biệt, việc đăng kí tư cách pháp nhân và chịu sự kiểm soát của pháp nhân trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền của một số

tổ chức kinh tế và doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp nhà nước cũng có sự bất cập, thậm chí coi nhẹ

IV Ví dụ thực tiễn về mối quan hệ giữa pháp luật và kinh tế

1 Ví dụ 1: Mối quan hệ giữa pháp luật và kinh tế thể hiện rõ trong thời bao cấp tại Việt Nam

Trong thời bao cấp hầu hết sinh hoạt kinh tế đều được Nhà nước bao cấp, diễn ra dưới nền kinh tế kế hoạch hóa, một đặc điểm của nền kinh tế các nước thuộc Khối xã hội chủ nghĩa thời kỳ đó Theo đó thì kinh tế tư nhân bị xóa bỏ, nhường chỗ cho khối kinh tế tập thể và kinh tế do nhà nước chỉ huy Trong thời kỳ bao cấp ra đời pháp luật thời kỳ bao cấp với chế

độ tem phiếu để quản lý hàng hóa

Pháp luật thời bao cấp cũng ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế với cơ chế tập trung quan liêu bao cấp bằng các mệnh lệnh,quy định hành chính đối với các hoạt động kinh tế, đã làm nền

Trang 10

kinh tế bị trì trệ dẩn đến khủng hoảng và kìm hãm toàn bộ nền kinh tế dẫn đến cản trở, kiềm hãm sự phát triển kinh tế – xã hội nước ta lúc bấy giờ

2 Ví dụ 2:

Thời xã hội phong kiến, kinh tế theo hình thức sản xuất phong kiến hình thành nên Nhà nước phong kiến và pháp luật thời phong kiến Sau đó, nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa phát triển hình thành nên quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, để đáp ứng nhu cầu đó, Nhà nước tư bản chủ nghĩa với những quy định, khuôn khổ khác, tiến bộ hơn hình thành và thay thế cho Nhà nước phong kiến Đó là minh chứng cho việc kinh tế tác động đến pháp luật

Ngược lại, trong thời đại hiện nay, việc pháp luật tác động đến kinh tế có thể dễ dàng nhận thấy Trong lĩnh vực Bất động sản, với chính sách phát triển kính tế tại các đảo hướng tới trở thành đặc khu kinh tế, đơn cử như Phú Quốc Với định hướng trở thành đặc khu kinh tế giúp Phú Quốc thu hút nguồn đầu tư khủng, giá nhà đất tăng vọt Từ đây có thể thấy, pháp luật có tác động vô cùng lớn đến sự phát triển của kinh tế

Trong thời đại tư bản chủ nghĩa, Nhà nước tư bản ban hành các chính sách mở rộng giao thương buôn bán giúp hoạt động kinh tế, thương mại phát triển mạnh mẽ Ngược lại, một số nước phong kiến có chính sách đóng cửa, tự cung tự cấp khiến cho hoạt động kinh tế ít phát triển

Câu 2:

Ông Quốc và bà Hằng là hai vợ chồng, có tài sản chung là 2 tỷ đồng Họ có 2 con chung

là Nam (sinh năm 2001), và Tuấn (sinh năm 2005) Do cuộc sống chung không hạnh phúc ông Quốc và bà Hằng đã ly thân Nam là đứa con hư hỏng, đã có lần đánh ông Quốc gây thương tích và bị Toà án kết án về hành vi này

Năm 2019, ông Quốc bị tai nạn xe máy Trước khi chết trong bệnh viện, ông có để lại di chúc miệng (trước nhiều người làm chứng) là để lại toàn bộ tài sản của mình cho ông bác ruột là Khánh, Bà Hằng đã kiện ra toà yêu cầu không chia tài sản thừa kế cho ông Khánh

a Chia di sản thừa kế trong trường hợp trên?

b Giả sử ông Khánh từ chối nhận di sản, việc chia thừa kế có gì khác?

Bài làm

a Chia di sản thừa kế trong trường hợp trên ?

Trước khi chết, ông Quốc để lại di chúc miệng, có nhiều người làm chứng, nên di chúc của ông là hợp pháp Việc phân chia di sản sẽ diễn ra như sau:

1 Xác định di sản:

Theo Điều 213: Sở hữu chung của vợ chồng, BLDS 2015 có quy định:

1 Sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia

Ngày đăng: 11/04/2024, 15:01

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w