1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

TIỂU LUẬN hội NHẬP KINH tế KINH tế QUỐC tế và tác ĐỘNG của hội NHẬP KINH tế QUỐC tế đối với PHÁT TRIỂN KINH tế VIỆT NAM HIỆN NAY

19 38 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC LÊNIN TIỂU LUẬN HỘI NHẬP KINH TẾ KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM HIỆN NAY HỌC PHẦN Mã lớp học phần KINH TẾ CHÍNH.

Trang 1

TIỂU LUẬN HỘI NHẬP KINH TẾ KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ

QUỐC TẾ ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ

VIỆT NAM HIỆN NAY HỌC PHẦN: Mã lớp học phần -

KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 3 tháng 10 năm 2021

Trang 2

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 2

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM 2

1 Khái niệm và nội dung hội nhập kinh tế quốc tế 2

1.1 Khái niệm và sự cần thiết khách quan hội nhập kinh tế quốc 2

1.2 Nội dung hội nhập kinh tế quốc tế 3

CHƯƠNG 2: TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ ĐẾN PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM 5

1 Tác động tích cực của hội nhập kinh tế quốc tế 5

2 Tác động tiêu cực của hội nhập kinh tế quốc tế 7

3 Phương hướng nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế trong phát triển của Việt Nam 9

3.1 Nhận thức sâu sắc về thời cơ thách thức do hội nhập kinh tế quốc tế mang lại 9

3.2 Xây dựng chiến lược và lộ trình hội nhập kinh tế phù hợp 11

3.3 Tích cực, chủ động tham gia vào các liên kết kinh tế quốc tế và thực hiện đầy đủ các cam kết của Việt Nam trong các liên kết kinh tế quốc tế và khu vực11 3.4 Hoàn thiện thể chế kinh tế và luật pháp 12

3.5 Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế của nền kinh tế 13

3.6 Đảm bảo lợi ích quốc gia trong hội nhập kinh tế quốc tế 13

TỔNG KẾT 16

Trang 3

1 Bộ Giáo dục và đào tạo, 2021, Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin, Nxb Chính trị quốc gia, tr.162

2 https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/nhung-tac-dong-cua-hoi-nhap-kinh-te-quoc-te-doi-voi-kinh-te-thuong-mai-viet-nam-64203.htm

3 https://tdtt.gov.vn/tin-tuc-seagame/chien-luoc-van-hoa-doi-ngoai-cua-viet-nam-den-nam-2020-tam-nhin-den-2030

quoc%20te.pdf

5 https://nhandan.vn/tin-tuc-su-kien/chu-dong-va-tich-cuc-tan-dung-cac-co-hoi-cua-hoi-nhap-kinh-te-quoc-te-253672/

6 http://hvctcand.edu.vn/tin-tuc/tin-tuc-khac/loi-ich-quoc-gia-dan-toc-viet-nam-trong-boi-canh-toan-cau-hoa-hoi-nhap-quoc-te-1802

Trang 4

MỞ ĐẦU

Toàn cầu hoá kinh tế là xu thế tất yếu biểu hiện sự phát triển nhảy vọt của lực lượng sản suất do phân công lao động quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng trên phạm vi toàn cầu dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ và tích tụ tập trung tư bản dẫn tới hình thành nền kinh tế thống nhất Sự hợp nhất về kinh tế giữa các quốc gia tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến nền kinh tế chính trị của các nước nói riêng và của thế giới nói chung Đó là sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế thế giới với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, cơ cấu kinh tế có nhiều sự thay đổi Sự ra đời của các tổ chức kinh tế thế giới như WTO, EU, AFTA và nhiều tam giác phát triển khác cũng là do toàn cầu hoá đem lại

Theo xu thế chung của thế giới, Việt Nam đã và đang từng bước cố gắng chủ động hội nhập kinh tế quốc tế Đây không phải là một mục tiêu nhiệm vụ nhất thời mà là vấn đề mang tính chất sống còn đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay cũng như sau này Bởi một nước mà đi ngược với xu hướng chung của thời đại sẽ trở nên lạc hậu và bị cô lập, sớm hay muộn nước đó sẽ bị loại bỏ trên đấu trường quốc tế Hơn thế nữa, một nước đang phát triển, lại vừa trải qua chiến tranh tàn khốc, ác liệt thì việc chủ động hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới thì lại càng cần thiết hơn bao giờ hết Trong quá trình hội nhập, với nội lực dồi dào sẵn có cùng với ngoại lực sẽ tạo ra thời cơ phát triển kinh tế Việt Nam sẽ mở rộng được thị trường xuất nhập khẩu, thu hút được vốn đầu tư nước ngoài, tiếp thu được khoa học công nghệ tiên tiến, những kinh nghiệm quý báu của các nước kinh tế phát triển và tạo được môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế Tuy nhiên, một vấn đề bao giờ cũng có hai mặt đối lập Hội nhập kinh tế quốc tế mang đến cho Việt Nam rất nhiều thời cơ thuận lợi nhưng cũng đem lại không ít khó khăn thử thách Nhưng theo chủ trương của Đảng: “ Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước”, chúng ta sẽ khắc phục những khó khăn để hoàn thành sứ mệnh Hội nhập kinh tế quốc tế là tất yếu

khách quan đối với Việt Nam Em xin chọn đề tài: "Hội nhập kinh tế quốc tế và tác động

của hội nhập kinh tế quốc tế đối với phát triển kinh tế Việt Nam hiện nay" để làm bài tiểu

luận cho mình Đây là đề tài rất sâu rộng, mang tính thời sự

Trang 5

NỘI DUNG CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ

QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM

1 Khái niệm và nội dung hội nhập kinh tế quốc tế

1.1 Khái niệm và sự cần thiết khách quan hội nhập kinh tế quốc

Khái niệm về hội nhập kinh tế quốc:

“Hội nhập kinh tế quốc tế của một quốc gia là quá trình quốc gia đó thực hiện gắn kết nền kinh tế của mình với nền kinh tế thế giới dựa trên sự chia sẻ lợi ích đồng thời tuân thủ các chuẩn mực quốc tế chung.”1

Tính tất yếu khách quan của hội nhập kinh tế quốc tế:

“Toàn cầu hoá” là một xu hướng phát triển tất yếu của lịch sử nhân loại, mà trước hết là tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra sôi động Cách đây hơn 150 năm, Các-Mác đã dự báo xu hướng này và ngày nay đã trở thành hiện thực Theo ông, toàn cầu hoá kinh tế là một xu thế mới của quá trình phát triển kinh tế thị trường, phản ánh trình độ phát triển cao của lực lượng sản xuất xã hội mà ở đó, phân công lao động quốc

tế và quốc tế hoá sản xuất trở thành phổ biến

Trong lịch sử, trước khi phương thức sản xuất TBCN ra đời, do trình độ lực lượng sản xuất thấp kém, giao thông chưa phát triển, việc sản xuất và trao đổi hàng hoá còn bị giới hạn trong các cơ sở sản xuất quy mô nhỏ, năng suất thấp nên chưa có thị trường thế giới theo nghĩa hiện đại Từ khi phương thức sản xuất TBCN ra đời, đặc biệt là từ khi diễn ra cuộc các mạng công nghiệp, đời sống kinh tế các nước có sự thay đổi căn bản Tình trạng tự cấp, tự túc và bế quan toả cảng của các địa phương, các dân tộc trước kia được thay thế bằng sự sản xuất và tiêu dùng mang tính quốc tế Tuy nhiên, cho đến trước Thế chiến thứ 2, hình thức quốc tế hóa chủ yếu vẫn là phân công áp đặt trực tiếp, tức là các nước phát triển áp dụng chiến tranh xâm lược và bạo lực để thống trị các nước lạc hậu, bóc lột, vơ vét tài nguyên và tiêu thụ hàng hoá Trong đó, mỗi nước đế quốc có một

hệ thống thuộc địa riêng, phân công lao động và quốc tế hoá còn mang tính chất cát cứ, làm cho các nước lạc hậu không thoát khỏi tình trạng khó khăn trì trệ

Từ sau Thế chiến 2, do tác động mạnh mẽ của cách mạng khoa học – kỹ thuật, lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội phát triển hết sức nhanh chóng Thêm vào

đó là thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc, làm cho hệ thống phân công lao động quốc tế theo lối áp đặt trực tiếp phải sụp đổ và thay thế bằng hệ thống phân công mới gọi

1 Bộ Giáo dục và đào tạo, 2021, Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin, Nxb Chính trị quốc gia, tr.162

Trang 6

là toàn cầu hoá kinh tế Toàn cầu hoá kinh tế là quá trình phát triển mới của phân công lao động và hợp tác sản xuất vượt ra khỏi biên giới một quốc gia vươn tới qui mô toàn thế giới, đạt trình độ chất lượng mới

Và trong đó đặc trưng nổi bật của toàn cầu hoá kinh tế là nền kinh tế thế giới tồn tại và phát triển như một chỉnh thế, trong đó mỗi quốc gia là một bộ phận, có quan hệ tương tác lẫn nhau, phát triển với nhiều hình thức phong phú Tham gia toàn cầu hoá kinh tế, các quốc gia vẫn hoàn toàn độc lập về chính trị, xã hội, vẫn là các chủ thể tự quyết định ý thức, vận mệnh và con đường phát triển của mình Toàn cầu hoá kinh tế làm cho các quốc gia ngày càng phụ thuộc vào nhau về vốn, kỹ thuật, công nghệ, nguyên liệu và thị trường Đến nay toàn cầu hoá kinh tế đã cuốn hút nhiều quốc gia ở khắp các châu lục, đã có 27 tổ chức kinh tế khu vực và toàn cầu ra đời và hoạt động Đây là sự phát triển mới chưa từng có Lịch sử đã chứng tỏ không một quốc gia nào, dù lớn và giàu đến đâu, cũng không thsản xuất được tất cả các sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế Chúng

ta không quên 100 năm về trước Trung Quốc đóng cửa nền kinh tế để rồi phải chịu sự thụt lùi về mọi mặt Thành tựu có được như ngày nay là nhờ vào mở cửa kinh tế Như vậy rõ ràng xu thế này là xu thế phát triển tất yếu của thời đại không thể khác được Chỉ

có những quốc gia nào nắm bắt nhịp xu thế này, biết tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức mới đứng vững và phát triển Cự tuyệt hay khước từ toàn cầu hoá kinh tế tức là tự gạt mình ra ngoài lề của sự phát triển

1.2 Nội dung hội nhập kinh tế quốc tế

Thứ nhất, chuẩn bị các điều kiện để thực hiện hội nhập hiệu thành công

Hội nhập là tất yếu, tuy nhiên, đối với Việt Nam, hội nhập không phải bằng mọi giá Quá trình hội nhập phải cân nhắc với lộ trình và cách thức tối ưu Quá trình này đòi hỏi phải có sự chuẩn bị các điều kiện trong nội bộ nền kinh tế cũng như các mội quan hệ quốc tế thích hợp

Các điều kiện sẵn sàng về tư duy, sự tham gia của toàn xã hội, sự hoàn thiện và hiệu lực của thể chế, nguồn nhân lực và sự am hiểu môi trường quốc tế, nền kinh tế có năng lực sản xuất thực… là những điều kiện chủ yếu để thực hiện hội nhập thành công

Thứ hai, thực hiện đa dạng các hình thức, các mức độ hội nhập kinh tế quốc tế.

Hội nhâp kinh tế quốc tế có thể dẫn ra theo nhiều mức độ Theo đó , hội nhập kinh tế có thể được coi là nông, sâu tùy vào mức độ tham gia của một nước vào quan hệ kinh tế đối ngoại, các tổ chức kinh tế quốc tế được chia thành các mức độ cơ bản từ thấp đến cao là: thỏa thuận thương mai ưu đãi (PTA), khu vực mậu dịch tự do (FTA), Liên

Trang 7

minh thuế quan (CU) Thị trường chung (hay thị trường duy nhất), Liên minh kinh tế -tiền tệ…

Xét về hình thức, hội nhập kinh tế quốc tế là toàn bộ các hoạt động kinh tế đối ngoại của một nước gồm nhiều hình thức đa dạng như: ngoại thương, đầu tư quốc tế, hợp tác quốc tế, dịch vụ thu ngoại tệ…

Tiểu kết chương 1

Như vậy, toàn cầu hóa kinh tế là kết quả tất yếu của quá trình xã hội hoá sản xuất, của tốc độ phát triển nhanh của lực lượng sản xuất, bắt nguồn từ sự thúc đẩy của khoa học, kỹ thuật và công nghệ hiện đại, nó là kết quả tất yếu của sự phát triển sâu rộng nền kinh tế thị trường trên phạm vi toàn thế giới, sự gia tăng phân công lao động quốc tế, sự

mở rộng hơn nữa trong không gian và thời gian các mối quan hệ giao lưu phổ biến của loài người và sự hiện diện nóng bỏng của những vấn đề toàn cầu cấp bách Nói cách khác, nó là kết quả của các quá trình tích luỹ về số lượng đã tạo ra một khối lượng tới hạn để số lượng biến thành chất mới; xu hướng quốc tế hóa, khu vực hoá đã chuyển thành xu hướng toàn cầu hoá trong thời đại ngày nay Nó là một trong những xu thế lịch

sử tất yếu do quy luật phát triển của lực lượng sản xuất chi phối

Trang 8

CHƯƠNG 2: TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ ĐẾN PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM

Hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế tất yếu khách quan trong thế giới ngày nay Đối với các nước đang và kém phát triển (trong đó có Việt Nam) thì hội nhập kinh tế quốc tế là con đường tốt nhất để rút ngắn khoảng cách tụt hậu so với các nước khác và

có điều kiện phát huy hơn nữa những lợi thế so sánh của mình trong phân công lao động

và hợp tác quốc tế Có thể nói sự hội nhập của nền kinh tế các nước trong khu vực đang đưa lại những lợi ích kinh tế khác nhau cho cả người sản xuất và người tiêu dùng trong các nước thành viên Đặc biệt là nước ta thì mở cửa và hội nhập với các nước trong khu vực và trên toàn thế giới đang là xu thế tất yếu Chính sự hội nhập này đã đem lại cho Việt Nam nhiều lợi ích đáng kể

1 Tác động tích cực của hội nhập kinh tế quốc tế

Hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ là tất yếu mà còn đem lại những lợi ích to lớn trong phát triển của các nước và những lợi ích kinh tế khác nhau cho cả người sản suất

và người tiêu dùng Cụ thể là:

Tạo điều kiện mở rộng thị trường, tiếp thu khoa học công nghệ, vốn, chuyển dịch

cơ cấu kinh tế trong nước.

Hội nhập kinh tế quốc tế thực chất là mở rộng thị trường thúc đẩy thương mại phát triển, tạo điều kiện sản xuất trong nước Tạo động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lý, hiện đại và hiệu quả hơn Tăng cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước tiếp cận thị trường quốc tế, nguồn tín dụng và các đối tác quốc tế Tạo cơ hội

để cải thiện tiêu dùng trong nước, người dân được hưởng thụ các sản phẩm đa dạng trên thế giới Tạo điều kiện để các nhà hoạt định chính sách nắm bắt tốt hơn tình hình và xu thế phát triển của thế giới

Ví dụ: “Hiện nay, phạm vi đối tác FTA của Việt Nam đã khá rộng và toàn diện, trong 3 - 5 năm tới sẽ chạm đến các dấu mốc quan trọng của nhiều Hiệp định và dần tiến đến tự do hóa thuế quan hầu hết các mặt hàng nhập khẩu với các đối tác thương mại chính Ngoài ra, việc ký kết 2 Hiệp định và tuyên bố kết thúc 2 Hiệp định quan trọng TPP và Việt Nam - EU sẽ tác động đáng kể đến nền kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn tới Cụ thể:

Đối với xuất, nhập khẩu: Quá trình thực hiện các cam kết cắt giảm thuế quan trong hội nhập kinh tế quốc tế, hoàn thiện hệ thống quản lý hải quan theo tiêu chuẩn

Trang 9

quốc tế và cắt giảm hàng rào thuế quan đã tạo ra tác động tích cực đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam

Đối với chuyển dịch cơ cấu sản xuất hàng xuất khẩu: Hội nhập kinh tế quốc tế đã thúc đẩy tái cấu trúc nền kinh tế, đặc biệt là chuyển dịch cơ cấu sản xuất hàng hóa xuất khẩu theo hướng tích cực, phù hợp với chủ trương công nghiệp hóa theo hướng hiện đại, theo đó tập trung nhiều hơn vào các mặt hàng chế biến, chế tạo có giá trị và hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao hơn.”2

Tạo cơ hội để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Thực tế chứng minh rằng, một quốc gia có thể không giàu về tài nguyên, điều kiện thiên nhiên không mấy thuận lợi, nhưng kinh tế có thể tăng trưởng nhanh và phát triển bền vững nếu quốc gia đó biết đề ra đường lối kinh tế đúng đắn, biết tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối đó; với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, đội ngũ trí thức xứng tầm; lực lượng công nhân kỹ thuật tay nghề cao, đông đảo và có các doanh nhân tài ba

Hội nhập kinh tế quốc tế giúp nâng cao trình độ của nguồn nhân lực và tiềm lục khoa học công nghệ quốc gia Nhờ đẩy mạnh hợp tác giáo dục - đào tạo và nguyên cứu khoa học với các nước mà nâng cao khả năng hấp thụ khoa học công nghệ hiện đại và tiếp thu công nghệ mới thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài và chuyển giao công nghệ nhằm nâng cao chất lượng nền kinh tế

Ví dụ: Nguồn nhân lực ở Việt nam vừa thừa vừa thiếu Thừa lao động giản đơn, lao động giá rẻ Thiếu lao động chất lượng cao Khi mình hội nhập thì sẽ nâng cao được chất lượng và hội nhập

 Tạo điều kiện thúc đẩy hội nhập của các lĩnh vực văn hóa, chính trị, cũng cố an ninh quốc phòng

“Việt Nam hội nhập văn hóa ở chổ Chủ động hội nhập quốc tế về văn hóa để quảng bá các giá trị văn hóa của Việt Nam ra thế giới, tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại nhằm xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, nâng cao

vị thế, uy tín quốc tế của đất nước, góp phần bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc

Chiến lược văn hóa đối ngoại của Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm

2030 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Nhiệm vụ trọng tâm đến năm 2020 là phát triển những loại hình, mô hình, phương thức hoạt động văn hóa đối ngoại đa dạng, hiệu quả để giới thiệu các giá trị văn hóa Việt Nam ra thế giới thông qua các hoạt động

2 https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/nhung-tac-dong-cua-hoi-nhap-kinh-te-quoc-te-doi-voi-kinh-te-thuong-mai-viet-nam-64203.htm

Trang 10

văn hóa nghệ thuật và truyền thống phù hợp với từng địa bàn Cụ thể là các Ngày Văn hóa, Tuần Văn hóa Việt Nam, các Lễ hội Văn hóa - Du lịch, các hoạt động xúc tiến, quảng bá văn hóa - du lịch tại nước ngoài, tăng cường sự hiện diện của Việt Nam tại các

sự kiện văn hóa nghệ thuật quốc tế lớn như EXPO, Biennale, các Liên hoan phim nổi tiếng Bên cạnh đó, phát triển ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam, xây dựng biểu tượng văn hóa quốc gia và một số thương hiệu sản phẩm văn hóa quốc gia Tiến hành xuất khẩu sản phẩm và dịch vụ văn hóa Việt Nam ra nước ngoài, xây dựng thị phần cho công nghiệp văn hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế Xây dựng và phát triển một số Liên hoan nghệ thuật quốc tế có thương hiệu tại Việt Nam, tạo điều kiện cho công chúng Việt Nam được tiếp cận với các nền văn hóa, nghệ thuật đa dạng của thế giới, khẳng định năng lực tổ chức các sự kiện quốc tế của Việt Nam, nâng cao vị thế, uy tín đất nước Tạo điều kiện thuận lợi để các nước, các tổ chức quốc tế, các cơ quan văn hóa, du lịch nước ngoài giới thiệu đất nước, con người, văn hóa, du lịch tại Việt Nam Phối hợp triển khai các Tuần Văn hóa, những sự kiện văn hóa lớn của các nước tại Việt Nam”.3

Việt Nam hay tổ chức các lễ hội thì người ngước ngoài ta vào trao đổi mua bán Khi mà người nước ngoài vào tham gia các lễ hội văn hóa thì việt nam có cơ hội phát triển về du lịch, phát triển các ngành nghề của Việt Nam

2 Tác động tiêu cực của hội nhập kinh tế quốc tế

Hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ đem lại những lợi ích, trái lại nó cũng đặt ra nhiều rủi ro, bất lợi và thách thức, đó là:

Một là, hội nhập kinh tế quốc tế làm gia tăng sự cạnh tranh gay gắt khiến nhiều

doanh nghiệp và ngành kinh tế nước ta gặp khó khăn trong phát triển, thậm chí là phá sản, gây nhiều hậu quả bất lợi về mặt kinh tế - xã hội

Ví dụ: như tình trạng các tổ chức tín dụng cạnh tranh nhằm mục đích tăng thị

phần huy động vốn của mình Để thực hiện được điều này, các ngân hàng đua nhau nâng mức lãi suất huy động tiền gửi trong dân cư mà không tính đến hiệu quả kinh tế mà sâu

xa là gây mất an toàn hệ thống Vì vậy nếu việc đưa ra lãi suất huy động cao dựa trên cơ

sở sự tính toán hiệu quả kinh tế và có lợi nhuận

Hai là, hội nhập kinh tế quốc tế có thể làm gia tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế

quốc gia vào thị trường bên ngoài, khiến nền kinh tế dễ bị tổn thương trước những biến động khôn lường về chính trị, kinh tế và thị trường quốc tế

Ví dụ: Tình trạng phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc và các nền kinh

3 https://tdtt.gov.vn/tin-tuc-seagame/chien-luoc-van-hoa-doi-ngoai-cua-viet-nam-den-nam-2020-tam-nhin-den-2030

Ngày đăng: 02/08/2022, 11:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w