Các nhà quản lý cần có cái nhìn xa và bao quát hơn về mối quan hệ giữa Chi phí - Khối lượng - Lợi nhuận CVP để có thể đưa ra những quyết định lựa chọn, phương án chính xác, giúp doanh ng
Trang 13 1
ĐẠI HỌC UEH
TRƯỜNG KINH DOANH
Tiểu luận
Bộ môn: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1 Chủ đề: Phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận (CVP) hỗ trợ nhà quản trị ra quyết định trong 1 số trường hợp
Giảng viên: TS Lê Trần Minh Đức
Mã lớp học phần: 24D1ACC50706307
Nhóm 11 – Thành viên:
Huỳnh Thị Hoàng Dung
Phạm Thị Xuân Diệu
Võ Nguyên Khôi
Trang 2Lời mở đầu
Trong thời buổi kinh tế với xu thế toàn cầu hóa, nền kinh tế nước ta nói riêng và trên toàn thế giới nói chung đang có sự cạnh tranh ngày càng gay gắt Cũng chính vì thế, vai trò của kế toán quản trị ngày càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết trong việc định hình và thúc đẩy sự phát triển bền vững của các tổ chức Kế toán quản trị không chỉ là công cụ để ghi chép số liệu tài chính mà còn là một hệ thống thông tin chiến lược quan trọng giúp quản lý hiểu rõ hơn về hoạt động kinh doanh của công ty
và hỗ trợ trong quá trình ra các quyết định sao tối ưu nhất
Đối với mỗi một doanh nghiệp, tối đa hóa lợi nhuận bao giờ cũng là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu Thế nhưng để có thể tối ưu hóa nguồn lực từ
đó tối đa hóa doanh thu của doanh nghiệp luôn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau Không phải lúc nào, việc hạ thấp chi phí cũng dẫn đến tối đa hóa lợi nhuận Các nhà quản lý cần có cái nhìn xa và bao quát hơn về mối quan hệ giữa Chi phí - Khối lượng - Lợi nhuận (CVP) để có thể đưa ra những quyết định lựa chọn, phương
án chính xác, giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và thu hút các nhà đầu tư Phân tích CVP là một công cụ mạnh mẽ không chỉ để giải quyết các vấn đề hiện tại mà còn để chuẩn bị cho tương lai của doanh nghiệp, đồng thời mang lại sự tự tin và khả năng thích nghi trong môi trường kinh doanh thay đổi liên tục Với vai trò quan trọng đã kể trên của việc phân tích CVP mang lại cùng sự thiết yếu và tính thiết thực
của vấn đề, nhóm chúng em đã quyết định lựa chọn đề tài “Phân tích mối quan hệ
giữa Chi phí - Khối lượng - Lợi nhuận của một số trường hợp từ đó rút ra được những kết luận, giải pháp mang tính khoa học”
Để thực hiện bài tiểu luận này, nhóm chúng em đi từ khái quát vấn đề, các cơ sở lý thuyết liên quan, sau đó phân tích, so sánh các trường hợp thực tiễn và từ đó ra những kết luận cho vấn đề trên Từ những lý thuyết tiếp thu được từ bộ môn Kế toán quản trị 1, nhóm đã vận dụng kiến thức để tiến hành phân tích và so sánh các Case Study (liệt kê các case study) Sau quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và dựa trên những
số liệu thu được, nhóm tiến hành đưa ra những kết luận, giải pháp và các sáng kiến kinh nghiệm trong việc tối đa hóa lợi nhuận công ty
Bên cạnh đó, nhóm chúng em xin gửi lời cảm chân thành đến giảng viên Lê Đoàn Minh Đức đã hướng dẫn, giảng dạy hết sức tận tình Những kiến thức quý giá từ những buổi học mà thầy mang lại đã giúp chúng em có thể hoàn thành được đề tài
Trang 3này Trong quá trình thực hiện đề tài, nhóm chúng em khó tránh khỏi những thiếu sót, rất mong thầy có thể góp ý, bổ sung để nhóm có thể chỉnh sửa và mang đến một bài tiểu luận hoàn thiện và trọn vẹn hơn Chúng em xin chân thành cảm ơn
I) Giới thiệu
- Kế toán quản trị được sinh ra giúp nắm bắt các vấn đề thực trạng, đặc biệt là vấn đề tài của một doanh nghiệp, đây là những yếu tố quan trọng để giúp các nhà quản lí doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định điều hành có lợi nhất cho doanh nghiệp của mình trong từng trường hợp
- Trong xu thế ngày nay là hộp nhập với nền kinh tế thế giới, chúng đòi hỏi doanh nghiệp cần phải có sự thay đổi trong cách quản lý, việc chúng ta hiểu được mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận sẽ giúp rất nhiều cho nhà quản trị thực hiện được công việc của mình và có được những phương pháp tối ưu Kỹ thuật phân tích này hiện nay giá trị thực tế để áp dụng vẫn còn rất nhiều và ngày càng được mở rộng, phát triển để thể hiện được vai trò trong việc cung cấp thông tin cho nhà quản trị để có thể kết nối với những nền tảng thông tin quản trị hiện đại
- Để phân tích được mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận ta chia ra làm ba phần Phần thứ nhất là giới thiệu những khái niệm cơ bản thể hiện mối quan
hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận Phần thứ hai phân tích và so sánh các nghiên cứu tình huống để nhận định về các vấn đề kinh tế, tài chính có liên quan Phần thứ
ba là sau khi tìm hiểu rõ các tình huống ở trên đưa ra những bài học kinh nghiệm cần phát huy và khắc phục
- Trên cơ sở những khái niệm đã có sẵn và tận dụng được mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận sẽ giúp nhà quản trị đưa ra những quyết định nhằm tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ để tận dụng được tối đa nguồn lực của doanh nghiệp Từ đó, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp Việc phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận cũng tạo nên nền tảng kỹ thuật giúp kế nối với chi phí đã sử dụng trong quá trình phân tích để mở rộng thông tin cho những quyết định quan trọng của nhà quản trị
1 Khái quát, lịch sử hình thành:
Tập đoàn xăng dầu Việt Nam Petrolimex, thành lập ngày 01/12/2011 sau khi được
cổ phần hóa và cấu trục lại Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam Petrolimex có trụ sở chính được đặt tại địa chỉ: Số 1 Khâm Thiên, Phường Khâm Thiên, Quận Đống Đa,
Trang 4Hà Nội Đây là doanh nghiệp nhà nước trọng yếu, được xếp hạng đặc biệt, có quy
mô toàn quốc, bảo đảm 60% thị phần xăng dầu cả nước
- Tầm nhìn: “Phấn đấu trở thành doanh nghiệp bán lẻ các mặt hàng tiêu dùng hàng đầu
Việt Nam”
- Sứ mệnh:
+ Mang lại cho người tiêu dùng những sản phẩm tốt nhất có chất lượng tốt nhất, làm gia tăng giá trị lao động cho người lao động Petrolimex
+ Mang lại cho người tiêu dùng những sản phẩm tốt nhất có chất lượng tốt nhất, làm gia tăng giá trị lao động cho người lao động Petrolimex
- Khái quát lịch sử hình thành:
+ Năm 1956: “Tổng công ty Xăng Dầu Mỡ được thành lập theo Nghị định số 09/BTN ngày 12/01/1956 của Bộ Thương nghiệp”
+ Năm 1970: Tổng công ty được đổi tên thành Tổng công ty Xăng Dầu
+ Năm 1992: Petrolimex liên doanh với British Petroleum Oil
+ Năm 1995: Sáp nhập Công ty Dầu lửa Quốc gia vào Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam
+ Năm 2011: Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam được hình thành từ việc cổ phần hóa và tái cấu trúc Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam, tổ chức thành công IPO trong năm 2011
+ Năm 2014: Ký biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược với JX Nippon Oil & Energy (Nhật Bản)
+ Năm 2016: Phát hành thành công cổ phần riêng lẻ và hợp tác chiến lược với JX NOE
+ Năm 2017: Chính thức niêm yết trên sàn HOSE và trở thành doanh nghiệp niêm yết hàng đầu trên sàn chứng khoán Việt Nam
Trang 5+ Năm 2018: Ký biên bản ghi nhớ hợp tác với Tập đoàn Điện lực Việt Nam về việc hợp tác đầu tư phát triển năng lượng sạch LNG
+ Năm 2019: Ký biên bản ghi nhớ hợp tác với JX NOE về nghiên cứu trong lĩnh vực LNG và LPG tại Việt Nam
+ Năm 2020 đến nay: Tập trung nghiên cứu phát triển năng lượng mới, thân thiện với môi trường
+ Đồng thời chào bán thành công 28 triệu cổ phiếu quỹ trong 02 đợt thu về khoảng 1.340 tỷ đồng cho Tập đoàn vào năm 2020
Quy mô
Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) đóng vai trò là doanh nghiệp nhà nước với nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu, Petrolimex cùng với 48 đơn vị thành viên trực tiếp kinh doanh xăng dầu trên toàn quốc khác, với gần 500 thương nhân phân phối xăng dầu.Hệ thống phân phối bán lẻ của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam bao phủ 63/63 tỉnh thành Việt Nam Tại Việt Nam, mạng lưới bán lẻ thuộc tất cả các thành phần kinh tế
có hơn 17.000 cửa hàng xăng dầu, hơn 5.500 cửa hàng xăng dầu trên toàn
quốc.Công ty đảm bảo nguồn xăng dầu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân trong nước, đáp ứng kịp thời cho sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội, an ninh năng lượng quốc gia và nhu cầu tiêu dùng của tất cả người tiêu dùng Tính trên phạm vê toàn nước Petrolimex đã bán được tại thị trường nội địa chiếm khoảng 50%- dẫn đầu thị trường kinh doanh xăng dầu
Ở nước ngoài, Petrolimex có Công ty TNHH MTV Petrolimex tại Singapore và Công ty TNHH MTV Petrolimex tại Lào
Bên cạnh đó, còn rất nhiều mặt hàng, dịch vụ khác mà Petrolimex còn cung cấp ví
dụ như: Kinh doanh vận tải xăng dầu và kho cảng dầu, dịch vụ khách sạn và dịch vụ
du lịch.,b ảo hiểm, bất động sản, vận tải, hóa chất, cơ khí
Lĩnh vực kinh doanh
Công ty Petrolimex hoạt động trong một loạt các lĩnh vực kinh doanh liên quan đến ngành năng lượng, chủ yếu là trong lĩnh vực xăng dầu và dầu khí Dưới đây là một
số lĩnh vực kinh doanh chính của Petrolimex:
Phân phối xăng dầu: Petrolimex là một trong những nhà phân phối hàng đầu của xăng dầu tại Việt Nam Công ty này quản lý và vận hành một mạng lưới rộng lớn các cửa hàng xăng dầu và trạm bơm xăng dầu trải dài khắp cả nước, đảm bảo cung cấp năng lượng cho nhu cầu vận tải và sinh hoạt hàng ngày của người dân
Trang 6Nhập khẩu và xuất khẩu dầu: Petrolimex tham gia vào hoạt động nhập khẩu và xuất khẩu dầu, bao gồm cả việc mua bán dầu thô, xăng dầu, dầu diesel và các sản phẩm dẫn xuất dầu khác trên thị trường quốc tế
Sản xuất và kinh doanh dẫn xuất dầu: Công ty này cũng tham gia vào quá trình sản xuất và kinh doanh các sản phẩm dẫn xuất từ dầu như dầu nhớt, dầu mỡ, dầu mazut
và các loại dầu khác, phục vụ nhu cầu của các ngành công nghiệp và người tiêu dùng
Lưu trữ và phân phối khí đốt: Ngoài xăng dầu, Petrolimex cũng có hoạt động trong lĩnh vực lưu trữ và phân phối khí đốt như khí hóa lỏng (LPG) và khí tự nhiên
(CNG), đáp ứng nhu cầu sử dụng năng lượng sạch và tiết kiệm của các doanh
nghiệp và người tiêu dùng
Cung cấp dịch vụ logistics: Petrolimex cung cấp các dịch vụ logistics liên quan đến vận chuyển, lưu trữ và phân phối hàng hóa, đặc biệt là trong lĩnh vực dầu khí và năng lượng
Như vậy, Petrolimex không chỉ là một nhà phân phối xăng dầu hàng đầu tại Việt Nam mà còn tham gia vào nhiều hoạt động kinh doanh khác nhau trong ngành năng lượng và logictics
II) Cơ sở lý luận
1 Ý nghĩa của việc phân tích mối quan hệ C-V-P
-Kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo
yêu cầu nhà quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán Các quyết định của nhà quản trị sẽ ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp Chính vì điều này, việc phân tích mối quan hệ C-V-P là một công cụ rất hữu dụng, giúp cho các nhà quản lý hiểu được mối quan hệ giữa chi phí, khối lượng và lợi nhuận; từ đó nhà quản trị doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định
Phân tích mối quan hệ C-V-P là một kỹ thuật phân tích rất hữu ích đã được sử dụng rất lâu ở nhiều lĩnh vực chuyên môn Tuy nhiên, không phải sự xuất hiện từ lâu mà
Trang 7phân tích mối quan hệ CVP không còn vai trò mà ngược lại kỹ thuật phân tích này vẫn còn giá trị thực tiễn và ngày càng được mở rộng, nâng cao tiếp tục phát huy vai trò trong việc cung cấp thông tin cho quản trị hữu hiệu hơn trong mối quan hệ kết nối với những nền tảng thông tin quản trị hiện đại
Việc phân tích mối quan hệ chi phí- khối lượng- lợi nhuận là quá trình tiến hành các kỹ thuật phân tích cho phép đánh giá mối quan
hệ của các yếu tố: giá bán, số lượng sản phẩn, chi phí bất biến, chi phí khả biến, kết cấu của mặt hàng và xem xét sự ảnh hưởng của các yếu tố này đến lợi nhuận của doanh nghiệp Tức là khi phân tích CVP giúp cho các nhà quản trị đánh giá được mức độ biến động giữa lợi nhuận thực
tế và mục tiêu, giữa sản lượng tiêu thụ và sản lượng hòa vốn Từ đó đánh giá để đưa
ra quyết định giúp doanh nghiệp tìm ra các phương pháp kinh doanh, xác định yếu
tố kinh doanh phù hợp để đạt được lợi nhuận mong muốn
Việc phân tích này cũng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc tìm hiểu và khai thác khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp, là động lực và cơ sở để đưa ra các quyết định như: chọn dây chuyền sản phẩm sản xuất, giá bán sản phẩm, thay đổi biến phí, định phí, cơ cấu tiêu thụ sản phẩm, các chiến lược bán hàng
Để thực hiện phân tích mối quan hệ CVP ta cần phải nắm vững cách ứng xử của chi phí để tách toàn bộ chi phí của doanh nghiệp thành khả biến, bất biến, đồng thời phải hiểu rõ báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí, nắm vững một số khái niệm cơ bản sử dụng trong phân tích
2 Nội dung phân tích mối quan hệ C-V-P
2.1 Một số khái niệm sử dụng trong phân tích mối quan hệ C-V-P
2.1.1 Số dư đảm phí
Khoản chênh lệch giữa doanh thu với biến phí của hoạt động kinh doanh được gọi là
số dư đảm phí Số dư này dùng để bù đắp định phí và tạo lợi nhuận Có thể tính cho tất cả các loại sản phẩm, một loại sản phẩm hoặc cho một đơn vị sản phẩm
Số dư đảm phí = Doanh thu - Biến phí
Doanh thu = đơn giá bán x số lượng bán
Biến phí = biến phí đơn vị x số lượng
Số dư đảm phí đơn vị = Đơn giá bán - biến phí đơn vị
Gọi x là số lượng sản phẩm tiêu thụ, a là biến phí đơn vị, g là giá bán, b là định phí,
ta có báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo hình thức số dư đảm phí như sau:
Trang 8Chỉ tiêu Tổng số Đơn vị
Bảng A
Từ báo cáo trên ta xét các trường hợp:
- Khi x=0 thì lợi nhuận doanh nghiệp P = -b, nghĩa là doanh nghiệp bị lỗ 1 khoản bằng định phí
- Khi x=xh ( số lượng sản phẩm tiêu thụ hòa vốn ) thì số dư đảm phí bằng với định phí, khi đó lợi nhuận doanh nghiệp P = 0 nghĩa là doanh nghiệp đạt được điểm hòa vốn
- Khi x=x1 ( số lượng sản phẩm tiêu thụ tại điểm x1), x1>xh thì lợi nhuận ở mức sản phẩm tiêu thụ x1 là P1 = (g - a).x1 - b
- Khi x=x2 ( số lượng sản phẩm tiêu thụ tại điểm x1), x2>x1 thì lợi nhuận ở mức sản phẩm tiêu thụ x2 là P2 = (g - a).x2 – b
Như vậy số lượng sản phẩm tiêu thụ tăng 1 lượng Δx = xx = x2 - x1
→ Lợi nhuận tăng 1 lượng Δx = xP = P2 - P1→ Δx = xP = (g - a).(x2 - x1)
Vậy Δx = xP = (g - a).(x2 - x1)
⇒
Số dư đảm phí của hoạt động kinh doanh lớn hơn định phí sẽ có lợi nhuận và ngược lại, hoạt động kinh doanh không có lợi nhuận (lỗ)
Trong ngắn hạn (định phí chưa có nhiều thay đổi), số dư đảm phí của một hoạt động, một sản phẩm lớn hơn thì khả năng tạo ra lợi nhuận sẽ tốt hơn những hoạt động, sản phẩm có số dư đảm phí nhỏ hơn
Trong một điều kiện, cơ sở hoạt động nhất định, phương án kinh doanh có số dư đảm phí lớn hơn thì khả năng tạo ra lợi nhuận của phương án tốt hơn
2.1.2 Tỷ lệ số dư đảm phí
Tỷ lệ số dư đảm phí là tỷ lệ giữa số dư đảm phí với doanh thu Tỷ lệ số dư đảm phí cho biết một 100 đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng số dư đảm phí để bù đắp cho định phí và tạo lợi nhuận
Tỷ lệ số dư đảm phí được tính theo công thức tổng quát như sau:
Tỷ lệ số dư đảm phí = ( Số dư đảm phí / Doanh thu ) x 100%
Trang 9Hoặc Tỷ lệ số dư đảm phí = ( Số dư đảm phí đơn vị / Đơn giá bán ) x
100%
Hoặc Tỷ lệ số dư đảm phí = (Tổng số dư đảm phí / Tổng doanh thu) x
100%
*Tỷ lệ số dư đảm phí càng lớn thì khi doanh thu tăng lên sẽ có khả năng tăng lợi nhuận tốt hơn
*Trong một điều kiện, cơ sở hoạt động nhất định, phương án kinh doanh có tỷ lệ số
dư đảm phí lớn hơn thì khả năng tạo ra lợi nhuận của phương án tốt hơn khi cùng mức tăng doanh thu
Từ bảng báo cáo trên ta có
Tại số lượng sản phẩm tiêu thụ x1 → Doanh thu là gx1 → Lợi nhuận P1 = (g - a) x1 – b
Tại số lượng sản phẩm tiêu thụ x2 → Doanh thu là gx2 → Lợi nhuận P2 = (g - a) x2 – b
Như vậy khi doanh thu tăng một lượng là gx2 - gx1 → Lợi nhuận tăng 1 lượng là
Δx = xP = [(g - a) / g] * ( x2- x1) g
Ta có kết luận:
- Trong một điều kiện, cơ sở hoạt động nhất định, phương án kinh doanh có tỷ lệ số
dư đảm phí lớn hơn thì khả năng tạo ra lợi nhuận của phương án tốt hơn khi cùng mức tăng doanh thu
- Sử dụng khái niệm tỷ lệ số dư đảm phí cho ta thấy được mối quan hệ giữa doanh thu với lợi nhuận từ đó khắc phục được các nhược điểm của số dư đảm phí cụ thể: + Giúp cho nhà quản trị có cái nhìn tổng quát hơn về toàn doanh nghiệp khi mà doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhiều sản phẩm, giúp tổng hợp được doanh thu tăng thêm của toàn doanh nghiệp cho tất cả các loại sản phẩm tiêu thụ
+ Giúp cho nhà quản trị biết được: Nếu tăng cùng một lượng doanh thu ( khi tăng số lượng sản phẩm tiêu thụ) ở nhiều bộ phận khác nhau thì bộ phận nào có tỷ lệ số dư đảm phí càng lớn sẽ tạo ra lợi nhuận tăng lên càng nhiều
2.1.3 Kết cấu chi phí
-Kết cấu chi phí là tỷ trọng từng loại chi phí (biến phí, định phí) trong tổng chi phí Kết cấu chi phí là biểu hiện của cấu trúc vốn và tình hình sử dụng vốn trong hoạt động
Trang 10-Đo lường kết cấu chi phí
Tỷ lệ biến phí = (Biến phí / Tổng chi phí) x 100%
Tỷ lệ định phí = (Định phí / Tổng chi phí) x 100%
-Ảnh hưởng kết cấu chi phí: Khi doanh thu thay đổi một tỷ lệ, những sản phẩm, bộ phận có tỷ trọng định phí lớn hơn tỷ trọng biến phí thì lợi nhuận sẽ thay đổi với một
tỷ lệ lớn hơn hay độ nhạy của lợi nhuận tốt hơn khi doanh thu thay đổi
-Chi phí với cấu trúc tỷ trọng định phí lớn hơn tỷ trọng biến phí thì khi doanh thu thay đổi một tỷ lệ lợi nhuận sẽ thay đổi một tỷ lệ cao hơn (độ nhay cảm cao hơn) Chọn phương án kinh doanh trên cơ sở kết cấu chi phí
• Sự gia tăng tỷ trọng định phí,
+ Tỷ lệ lợi nhuận tăng nhanh khi tăng doanh thu một tỷ lệ - Tiềm năng kinh tế tăng nhanh khi tăng trưởng
+ Tỷ lệ lợi nhuận giảm nhanh khi giảm doanh thu một tỷ lệ - Ẩn chứa rủi ro lớn về kinh tế khi suy giảm
• Sự gia tăng tỷ trọng biến phí,
+ Tỷ lệ lợi nhuận tăng chậm khi tăng doanh thu một tỷ lệ - Tiềm năng kinh tế thấp khi tăng trưởng
+ Tỷ lệ lợi nhuận giảm chậm khi giảm doanh thu một tỷ lệ - Ẩn chứa ít rủi ro kinh tế khi suy giảm
2.1.4 Đòn bẩy hoạt động
- Đòn bẩy hoạt động là thước đo mức độ nhạy cảm của lợi nhuận đối với một phần trăm thay đổi của doanh thu và cũng là biểu hiện gián tiếp kết cấu chi phí, ảnh hưởng của kết cấu chi phí đến quan hệ thay đổi của lợi nhuận và của doanh thu Một cách tổng quát, đòn bẩy hoạt động là khái niệm phản ánh mối quan hệ giữa tốc độ tăng ( hoặc giảm ) doanh thu với tốc độ tăng ( hoặc giảm ) lợi nhuận Để đảm bảo ý nghĩa trên thì độ lớn đòn bẩy hoạt động phải lớn hơn 1
Đo lường độ lớn đòn bẩy hoạt động = Số dư đảm phí / Lợi nhuận thuần
- Ảnh hưởng của độ lớn đòn bẩy hoạt động :
Nếu đòn bẩy hoạt động lớn, một tỷ lệ (tăng giảm) nhỏ của doanh thu có thể tạo ra một tỷ lệ(tăng giảm) lớn hơn của lợi nhuận
Tốc độ tăng lợi nhuận = Tốc độ tăng doanh thu x Độ lớn đòn bẩy hoạt động