phân tích mối liên hệ chi phí khối lượng lợi nhuận tại công ty tnhh tm dv kỹ thuật sản xuất an hạ

94 223 0
phân tích mối liên hệ chi phí  khối lượng  lợi nhuận tại công ty tnhh tm dv kỹ thuật sản xuất an hạ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN THỊ MỸ LỆ PHÂN TÍCH MỐI LIÊN HỆ CHI PHÍ - KHỐI LƯỢNG - LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY TNHH TM DV KỸ THUẬT SẢN XUẤT AN HẠ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Kế toán tổng hợp Mã số ngành: 52340301 Tháng 12 – Năm 2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN THỊ MỸ LỆ MSSV: 4104221 PHÂN TÍCH MỐI LIÊN HỆ CHI PHÍ - KHỐI LƯỢNG - LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY TNHH TM DV KỸ THUẬT SẢN XUẤT AN HẠ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Kế toán tổng hợp Mã số ngành: 52340301 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: GV: NGUYỄN HỒNG THOA Tháng 12 – Năm 2013 LỜI CẢM TẠ Sau một thời gian thực tập tại Công ty TNHH TM DV Kỹ Thuật Sản Xuất An Hạ, em đã tiếp cận được thực tế và hoàn thành luận văn một cách thuận lợi. Luận văn được hoàn thành trên sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị, cô chú tại cơ quan thực tập và những ý kiến hướng dẫn quý báu của quý thầy cô, đặc biệt là cô Nguyễn Hồng Thoa. Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Công ty TNHH TM DV Kỹ Thuật Sản Xuất An Hạ, các anh chị, cô chú trong công ty đã cung cấp các số liệu cơ bản về hoạt động của đơn vị cũng như những vấn đề thực tiễn có liên quan tới đề tài của em để em có thể hoàn thành luận văn. Em rất cảm ơn chị Lê Thị Tuyết Phương-Trưởng phòng kế toán công ty TNHH TM DV Kỹ Thuật Sản Xuất An Hạ đã giúp em làm quen với môi trường cơ quan thực tập và giúp đỡ em tận tình trong quá trình thực hiện luận văn. Chúc các cô chú, anh chị luôn dồi dào sức khỏe và công tác tốt. Em xin chuyển đến toàn thể quý thầy cô khoa Kinh tế-Quản trị kinh doanh trường Đại Học Cần Thơ, đặc biệt là cô Nguyễn Hồng Thoa lòng biết ơn sâu sắc. Cô luôn nhiệt tình chỉ dẫn và giải đáp mọi thắc mắc về đề tài của em. Kính chúc quý thầy cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp giảng dạy của mình. Cần Thơ, ngày……tháng……năm 2013 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Mỹ Lệ i TRANG CAM KẾT Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm 2013 Người thực hiện Nguyễn Thị Mỹ Lệ ii NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... Cần Thơ, ngày……tháng……năm 2013 Thủ trưởng đơn vị (Ký tên và đóng dấu) iii MỤC LỤC Trang LỜI CẢM TẠ .......................................................................................................... i TRANG CAM KẾT ................................................................................................ ii NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP............................................................ iii MỤC LỤC ..............................................................................................................iv DANH SÁCH BẢNG .............................................................................................ix DANH SÁCH HÌNH...............................................................................................xi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................ xii Chương 1: GIỚI THIỆU...........................................................................................1 1.1 Lý do chọn đề tài ...............................................................................................1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ..........................................................................................1 1.2.1 Mục tiêu chung................................................................................................1 1.2.2 Mục tiêu cụ thể................................................................................................2 1.3 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................2 1.3.1 Phạm vi không gian .........................................................................................2 1.3.2 Phạm vi thời gian.............................................................................................2 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................2 1.4 Lược khảo tài liệu...............................................................................................2 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............4 2.1 Phương pháp luận...............................................................................................4 2.1.1 Khái niệm, mục đích phân tích mối liên hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận (CVP) .......................................................................................................4 2.1.1.1 Khái niệm .....................................................................................................4 2.1.1.2 Mục đích ......................................................................................................4 2.1.2 Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí ................................................4 2.1.2.1 Định phí (Fixed costs)...................................................................................5 2.1.2.2 Biến phí (Varible costs) ................................................................................6 iv 2.1.2.3 Chi phí hỗn hợp ............................................................................................8 2.1.3 Phân bổ chi phí theo cách ứng xử của chi phí ..................................................9 2.1.4 Các khái niệm cơ bản trong phân tích CVP......................................................9 2.1.4.1 Số dư đảm phí...............................................................................................9 2.1.4.2 Tỷ lệ số dư đảm phí ....................................................................................10 2.1.4.3 Kết cấu chi phí............................................................................................11 2.1.4.4 Đòn bẩy kinh doanh....................................................................................12 2.1.5 Phân tích điểm hòa vốn..................................................................................13 2.1.5.1 Khái niệm điểm hòa vốn .............................................................................13 2.1.5.2 Các phương pháp xác định điểm hòa vốn....................................................13 2.1.5.3 Các thước đo tiêu chuẩn hòa vốn ................................................................15 2.1.5.4 Phân tích điểm hòa vốn trong mối quan hệ với giá bán ...............................17 2.1.5.5 Phân tích điểm hòa vốn trong mối quan hệ với kết cấu hàng bán ................17 2.1.6 Phân tích chỉ tiêu lợi nhuận............................................................................17 2.1.7 Hạn chế của mô hình CVP.............................................................................18 2.2 Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................19 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu.........................................................................19 2.2.2 Phương pháp xử lý số liệu .............................................................................19 Chương 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH TM DV KỸ THUẬT SẢN XUẤT AN HẠ ................................................................................20 3.1 Giới thiệu khái quát về công ty TNHH TM DV Kỹ Thuật Sản Xuất An Hạ......20 3.1.1 Lịch sử hình thành và lĩnh vực hoạt động của công ty....................................20 3.1.1.1 Sơ lược về quá trình thành lập và phát triển công ty ...................................20 3.1.1.2 Lĩnh vực kinh doanh của công ty ................................................................21 3.1.2 Tổ chức bộ máy công ty ................................................................................21 3.1.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty ...................................................21 3.1.2.2 Giám đốc ....................................................................................................22 3.1.2.3 Phó Giám đốc .............................................................................................22 3.1.2.4 Phòng kỹ thuật............................................................................................22 v 3.1.2.5 Phòng kinh doanh .......................................................................................22 3.1.2.6 Xưởng sản xuất...........................................................................................23 3.1.2.7 Phòng kế toán .............................................................................................23 3.1.2.8 Phòng tổ chức hành chánh ..........................................................................23 3.2 Tổ chức công tác kế toán tại công ty.................................................................24 3.2.1 Nhân sự .........................................................................................................24 3.2.1.1 Kế toán trưởng............................................................................................24 3.2.1.2 Kế toán tổng hợp kiêm kế toán thuế............................................................24 3.2.1.3 Kế toán kho kiêm mua hàng .......................................................................24 3.2.1.4 Kế toán công nợ..........................................................................................25 3.2.1.5 Kế toán tiền lương ......................................................................................25 3.2.1.6 Thủ quỹ kiêm kế toán nội bộ.......................................................................25 3.2.2 Tổ chức công tác kế toán ...............................................................................25 3.2.2.1 Hình thức kế toán .......................................................................................26 3.2.2.2 Chế độ kế toán............................................................................................27 3.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013.........................................................................................................27 3.3.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm 2010, 2011, 2012 .......................................................................................................................27 3.3.1.1 Chỉ tiêu doanh thu.......................................................................................29 3.3.1.2 Chỉ tiêu chi phí ...........................................................................................29 3.3.1.3 Chỉ tiêu lợi nhuận .......................................................................................30 3.3.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ...............................................................................................30 3.4 Thuận lợi, khó khăn và định hướng phát triển...................................................32 3.4.1 Thuận lợi .......................................................................................................32 3.4.2 Khó khăn .......................................................................................................33 3.4.3 Định hướng phát triển....................................................................................33 Chương 4: PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CVP CỦA CÔNG TY TNHH TM DV KỸ THUẬT SẢN XUẤT AN HẠ ...................................................................34 vi 4.1 Tình hình sản xuất, tiêu thụ một số sản phẩm của công ty 6 tháng đầu năm 2013 và cơ cấu doanh thu theo sản phẩm................................................................34 4.1.1 Tình hình nhập xuất một số sản phẩm 6 tháng đầu năm 2013 ........................34 4.1.2 Cơ cấu doanh thu theo sản phẩm....................................................................36 4.2 Phân loại chi phí của từng sản phẩm theo cách ứng xử của chi phí ...................37 4.2.1 Căn cứ ứng xử của chi phí .............................................................................37 4.2.2 Biến phí.........................................................................................................37 4.2.2.1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp .................................................................37 4.2.2.2 Biến phí sản xuất chung..............................................................................39 4.2.2.3 Chi phí bán hàng.........................................................................................40 4.2.3 Định phí ........................................................................................................41 4.2.3.1 Chi phí nhân công trực tiếp.........................................................................41 4.2.3.2 Định phí sản xuất chung .............................................................................41 4.2.3.3 Chi phí quản lý doanh nghiệp .....................................................................42 4.2.4 Tổng hợp chi phí ...........................................................................................42 4.3 Phân tích mối liên hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận (phân tích CVP) ......................................................................................................................43 4.3.1 Báo cáo kết quả kinh doanh theo số dư đảm phí ............................................43 4.3.2 Tỷ lệ số dư đảm phí .......................................................................................46 4.3.3 Phân tích kết cấu chi phí................................................................................47 4.3.4 Đòn bấy kinh doanh.......................................................................................47 4.3.5 Phân tích điểm hòa vốn..................................................................................49 4.3.5.1 Sản lượng hòa vốn, doanh thu hòa vốn và đồ thị điểm hòa vốn...................49 4.3.5.2 Tỷ lệ hòa vốn..............................................................................................52 4.3.5.3 Doanh thu an toàn.......................................................................................52 4.3.5.4 Phân tích điểm hòa vốn trong mối quan hệ với biến phí..............................53 4.3.5.5 Phân tích điểm hòa vốn trong mối quan hệ với giá bán ...............................55 4.3.6 Phân tích chỉ tiêu lợi nhuận............................................................................57 4.4 Ứng dụng phân tích CVP trong việc lựa chọn phương án sxkd tại công ty........59 4.4.1 Biến phí và sản lượng tiêu thụ thay đổi..........................................................60 vii 4.4.2 Định phí và sản lượng tiêu thụ thay đổi .........................................................62 4.4.3 Định phí, biến phí và sản lượng tiêu thụ thay đổi...........................................64 Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP GIẢM CHI PHÍ VÀ NÂNG CAO LỢI NHUẬN CHO CÔNG TY ..............................................................................67 5.1 Nhận xét tình hình sản xuất kinh doanh các sản phẩm của công ty ...................67 5.1.1 Mặt tích cực...................................................................................................67 5.1.2 Mặt hạn chế ...................................................................................................67 5.2 Đề xuất giải pháp..............................................................................................68 5.2.1 Đối với sản phẩm...........................................................................................68 5.2.2 Đối với nguyên liệu .......................................................................................69 5.2.3 Đối với các bộ phận trong công ty .................................................................69 5.2.4 Các giải pháp khác.........................................................................................70 Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...............................................................71 6.1 Kết luận............................................................................................................71 6.2 Kiến nghị..........................................................................................................71 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................73 PHỤ LỤC ..............................................................................................................74 viii DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 2.1 Bảng báo cáo thu nhập dạng SDĐP .........................................................10 Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm 20102012 .......................................................................................................................28 Bảng 3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ...............................................................................................31 Bảng 4.1 Bảng tình hình tiêu thụ 3 sản phẩm chủ lực của công ty ..........................35 Bảng 4.2 Cơ cấu doanh thu của từng sản phẩm.......................................................36 Bảng 4.3 Bảng căn cứ ứng xử của từng chi phí.......................................................37 Bảng 4.4 Bảng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của các sản phẩm .........................38 Bảng 4.5 Bảng biến phí sản xuất chung ..................................................................39 Bảng 4.6 Bảng biến phí bán hàng ...........................................................................40 Bảng 4.7 Bảng chi phí nhân công trực tiếp của các sản phẩm .................................41 Bảng 4.8 Bảng định phí sản xuất chung..................................................................42 Bảng 4.9 Bảng định phí quản lý doanh nghiệp........................................................42 Bảng 4.10 Bảng tổng hợp chi phí cho từng loại sản phẩm theo cách ứng xử của chi phí..................................................................................................43 Bảng 4.11 Bảng báo cáo kết quả kinh doanh theo số dư đảm phí............................44 Bảng 4.12 Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo số dư đảm phí đơn vị ...............................................................................................................45 Bảng 4.13 Bảng tỷ lệ số dư đảm phí theo từng sản phẩm........................................46 Bảng 4.14 Bảng thể hiện kết cấu chi phí của từng sản phẩm...................................47 Bảng 4.15 Bảng mối quan hệ giữa đòn bẩy kinh doanh và lợi nhuận của các sản phẩm khi doanh thu thay đổi................................................................48 Bảng 4.16 Bảng tỷ lệ hòa vốn các sản phẩm...........................................................52 Bảng 4.17 Bảng doanh thu an toàn của các sản phẩm .............................................52 Bảng 4.18 Bảng tỷ lệ doanh thu an toàn các sản phẩm............................................52 Bảng 4.19 Điểm hòa vốn trong mối quan hệ với biến phí của băng chuyền và ly tâm tách nước ....................................................................................54 ix Bảng 4.20 Bảng mối quan hệ giữa giá bán và điểm hòa vốn của băng chuyền và ly tâm tách nước ....................................................................................56 Bảng 4.21 Bảng mối quan hệ giữa biến phí, doanh thu và lợi nhuận các sản phẩm ................................................................................................................61 Bảng 4.22 Bảng mối quan hệ giữa định phí, doanh thu và lợi nhuận các sản phẩm ................................................................................................................63 Bảng 4.23 Bảng mối quan hệ giữa biến phí, định phí, khối lượng và lợi nhuận các sản phẩm................................................................................................65 Bảng 4.24 Bảng tổng hợp lợi nhuận các phương án................................................66 x DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 2.1 Sơ đồ phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí.................................5 Hình 2.2 Đồ thị định phí ..........................................................................................6 Hình 2.3 Đồ thị biến phí ...........................................................................................7 Hình 2.4 Đồ thị biến phí cấp bậc ..............................................................................8 Hình 2.5 Đồ thị chi phí hỗn hợp ...............................................................................8 Hình 2.6 Đồ thị minh họa CVP tổng quát ...............................................................14 Hình 2.7 Đồ thị minh họa CVP lợi nhuận ...............................................................15 Hình 2.8 Đồ thị lợi nhuận .......................................................................................18 Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty.................................................21 Hình 3.2 Sơ đồ hình thức kế toán Nhật ký chung....................................................26 Hình 4.1 Biểu đồ thể hiện cơ cấu lợi nhuận của các sản phẩm ................................45 Hình 4.2 Đồ thị hòa vốn của băng chuyền ..............................................................49 Hình 4.3 Đồ thị hòa vốn của khuôn chiên...............................................................50 Hình 4.4 Đồ thị hòa vốn của ly tâm tách nước........................................................51 Hình 4.5 Đồ thị lợi nhuận của băng chuyền ............................................................57 Hình 4.6 Đồ thị lợi nhuận của khuôn chiên.............................................................58 Hình 4.7 Đồ thị lợi nhuận của máy ly tâm tách nước ..............................................59 xi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BC KC LTTN KQHĐKD BP ĐP LN CPNVL CPNCTT BPSXC ĐPSXC BPBH CPQLDN SDĐP SDĐPĐV ĐBKD SLHV DTHV DTAT : : : : : : : : : : : : : : : : : : : Băng chuyền Khuôn chiên Ly tâm tách nước Kết quả hoạt động kinh doanh Biến phí Định phí Lợi nhuận Chi phí nguyên vật liệu Chi phí nhân công trực tiếp Biến phí sản xuất chung Định phí sản xuất chung Biến phí bán hàng Chi phí quản lý doanh nghiệp Số dư đảm phí Số dư đảm phí đơn vị Đòn bẩy kinh doanh Sản lượng hòa vốn Doanh thu hòa vốn Doanh thu an toàn xii CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Hiện nay, kinh tế thế giới đang tiếp tục xu hướng hồi phục, tuy nhiên tăng trưởng kinh tế giữa các nhóm nước không đồng đều, một số nền kinh tế chủ chốt tăng trưởng thấp hơn dự kiến. Nhật Bản tiếp tục duy trì các chương trình kích thích kinh tế và nới lỏng chính sách tiền tệ - tài khóa nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng và lạm phát đề ra, qua đó cuộc chiến chống giảm phát sau 20 năm bước đầu đã có kết quả. Kinh tế Mỹ vẫn trên đà phục hồi nhưng chưa thực sự bền vững. Tại Trung Quốc, sự chuyển hướng từ mô hình tăng trưởng nhanh sang tăng trưởng bền vững đang khiến kinh tế nước này gặp khá nhiều vấn đề trong việc duy trì tốc độ tăng trưởng. Còn ở Việt Nam, một trong những nước đang phát triển, thì nền kinh tế hiện vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế, nhiều lĩnh vực chuyển biến, tăng trưởng chậm, chưa vững chắc, nhất là công nghiệp, nông nghiệp, nguyên nhân là do tổng cầu yếu. Điều đó cho thấy, các doanh nghiệp Việt Nam đang phải đương đầu với những thách thức lớn trong bối cảnh nền kinh tế chịu tác động từ những khó khăn chung của kinh tế thế giới, và cả những khó khăn nội tại. Do đó, bất cứ một quyết định sai lầm nào dù là nhỏ nhất đều dẫn đến hậu quả khó lường, thậm chí là bị xóa sổ khỏi “cuộc chơi”. Chính vì vậy, việc ra quyết định đúng đắn, nhất là trong bối cảnh này là vô cùng cần thiết. Và trách nhiệm này thuộc về các nhà quản trị. Nhưng để có thể đưa ra được một quyết định đúng đắn và kịp thời thì cần dựa vào nhiều yếu tố, một trong những yếu tố quan trọng đó là phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận. Vì khi phân tích mối quan hệ này, các nhà quản trị sẽ biết ảnh hưởng của từng yếu tố như giá bán, sản lượng, kết cấu mặt hàng, kết cấu chi phí đối với lợi nhuận như thế nào, đã, đang và sẽ làm tăng, giảm lợi nhuận ra sao? Ngoài ra, thông qua việc phân tích dựa trên những số liệu mang tính dự báo sẽ phục vụ cho các nhà quản trị trong lĩnh vực điều hành hiện tại và cả hoạch định kế hoạch trong tương lai. Với những đặc điểm trên, việc ứng dụng mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận vào mỗi doanh nghiệp là vô cùng cần thiết, chính vì thế nên tôi quyết định chọn đề tài “ Phân tích mối liên hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại Công ty TNHH TMDV Kỹ Thuật Sản Xuất An Hạ”. 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích mối liên hệ giữa chi phí, khối lượng và lợi nhuận của Công ty TNHH TMDV Kỹ Thuật Sản Xuất An Hạ để thấy được sự ảnh hưởng của kết cấu chi phí đối với lợi nhuận, từ đó đưa ra những biện pháp giải quyết nhằm nâng cao hơn nữa lợi nhuận của công ty. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chi phí, khối lượng, doanh thu, cơ cấu sản phẩm đến lợi nhuận của công ty. - Ứng dụng các phân tích CVP vào việc ra quyết định để tìm ra phương án sản xuất tối ưu. - Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất cho công ty. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Phạm vi không gian Đề tài tập trung nghiên cứu mối liên hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận của Công ty TNHH TMDV Kỹ Thuật Sản Xuất An Hạ tại quận Tân Phú, TP.HCM. 1.3.2 Phạm vi thời gian Số liệu sử dụng trong đề tài là số liệu của công ty TNHH TMDV Kỹ Thuật Sản Xuất An Hạ từ năm 2010 - 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. Thời gian thực hiện đề tài: Đề tài này được thực hiện từ 8/2013 – 11/2013. 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là doanh thu, chi phí, lợi nhuận và mối liên hệ giữa chúng. 1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 1.Luận văn tốt nghiệp của Phạm Duy Phương (Đại học An Giang-2008) với đề tài: “Phân Tích Mối Quan Hệ Giữa Chi Phi-Khối Lượng-Lợi Nhuận Tại Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm An Giang”. Tác giả đề ra mục tiêu của đề tài: Thông qua việc phân tích mối quan hệ chi phí-khối lượng-lợi nhuận của công ty cổ phần dược phẩm An Giang để thấy được sự ảnh hưởng của kết cấu chi phí đối với lợi nhuận của công ty, đánh giá sự hiệu quả đối với cơ cấu chi phí đó và đưa ra những biện pháp giải quyết nhằm nâng cao hơn nữa lợi nhuận của công ty đồng thời dự báo tình hình tiêu thụ của công ty trong năm 2008. Đề tài phân tích dựa trên một số sản phẩm tiêu biểu trong số hơn 80 sản phẩm. Sử dụng phương pháp so sánh số tương đối, tuyệt đối để so sánh các chỉ 2 tiêu phân tích, thống kê mô tả tập hợp số liệu và vẽ biểu đồ nhằm thể hiện tình hình biến động các yếu tố chi phí- khối lượng- lợi nhuận. Ngoài ra đề tài còn có sử dụng các phương pháp hồi quy để dự báo doanh thu, lợi nhuận của năm kế tiếp. Đề tài có một số hạn chế là sử dụng phương pháp phân bổ biến phí và định phí theo doanh thu là không hợp lí vì doanh thu tiêu thụ các sản phẩm qua từng tháng nhất định có thay đổi, nhất định có sản phẩm bán chạy mang lại nhiều doanh thu, sản phẩm bán không chạy mang lại ít doanh thu hơn. Do đó sẽ làm ảnh hưởng đến kết cấu chi phí làm kết quả nghiên cứu bị sai lệch. 2.Luận văn tốt nghiệp của Nguyễn Thị Kim Thoa (Đại học Cần Thơ2011) với đề tài : “Phân Tích Mối Quan Hệ Giữa Chi Phí-Khối Lượng-Lợi Nhuận Tại Công Ty TNHH Hai Thành Viên Hải Sản 404”. Đề tài chú trọng đến việc phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí, từ đó đi sâu vào phân tích mối quan hệ giữa 3 chỉ tiêu quan trọng là Chi phíKhối lượng-Lợi nhuận. Ngoài ra tác giả còn ứng dụng kết quả phân tích trên vào việc đề xuất giải pháp giảm chi phí tăng doanh thu từ đó tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo nhận xét của riêng tôi đề tài có một số hạn chế như sau: Đề tài sử dụng phương pháp bình phương bé nhất để tìm Định phí và Biến phí trong Chi phí Bán hàng, điều bất hợp lí là số quan sát “n” được sử dụng là 6, rõ ràng quá ít, trong khi chi phí bán hàng bao gồm nhiều chi phí tách biệt khác, thông qua kiến thức và tham khảo từ Kế toán tại công ty ta có thể phân loại thành biến phí, định phí một cách chính xác hơn. 3 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1 Khái niệm, mục đích phân tích mối liên hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận (CVP) 2.1.1.1 Khái niệm Phân tích mối liên hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (Cost – Volume – Profit) là nghiên cứu đi sâu phân tích, đánh giá mối quan hệ của các yếu tố như: giá bán, sản lượng sản phẩm bán ra, chi phí khả biến, chi phí bất biến, kết cấu chi phí và kết cấu hàng bán ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Phân tích mối quan hệ CVP là một công cụ quản lí hiệu quả nhằm hướng dẫn các nhà doanh nghiệp trong việc lựa chọn để ra quyết định, như việc lựa chọn dây chuyền sản xuất, định giá sản phẩm, chiến lược khuyến mãi, sử dụng tốt những điều kiện kinh doanh hiện có,… 2.1.1.2 Mục đích Mục đích của phân tích CVP là phân tích rủi ro từ kết cấu chi phí. Ngoài ra, nó còn đo lường hiệu quả của các sự lựa chọn khác nhau như thay đổi biến phí, định phí, tăng, giảm sản lượng hoặc giá bán…Mô hình này rất hữu ích trong việc giải quyết các vấn đề về giá bán hay doanh thu khi công ty sản xuất nhiều loại sản phẩm, hoặc muốn thêm hay bớt một dòng sản phẩm nào đó, hoặc quyết định xem có nên chấp nhận đơn đặt hàng này không. 2.1.2 Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí a. Khái niệm chi phí Chi phí có thể được hiểu là giá trị của nguồn lực bị tiêu dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức để đạt được một mục đích nào đó. Bản chất của chi phí là phải mất đi để đổi lấy một kết quả. Kết quả có thể dưới dạng vật chất như sản phẩm, tiền, nhà xưởng v.v...hoặc không có dạng vật chất như kiến thức, dịch vụ được phục vụ v.v...[2, tr.18]. b. Phân loại chi phí * Có nhiều cách phân loại chi phí tùy thuộc tiêu chí phân loại như: - Phân loại theo chức năng hoạt động: Chi phí sản xuất, chi phí quản lí doanh nghiệp, chi phí bán hàng, chi phí nghiên cứu và phát triển, chi phí tài chính, chi phí sản xuất. - Phân loại theo mối quan hệ với sản phẩm: Chi phí nguyên liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. 4 - Phân loại theo mối quan hệ với quá trình sản xuất: chi phí ban đầu, chi phí chuyển đổi - Phân loại chi phí theo cách ứng xử chi phí (hay theo mức độ hoạt động) * Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài em chỉ trình bày chi tiết về phân loại chi phí theo cách ứng xử chi phí: Căn cứ ứng xử là đặc điểm của một hoạt động hay sự kiện làm phát sinh chi phí. Các loại chi phí khác nhau có căn cứ ứng xử khác nhau. Ví dụ, căn cứ ứng xử của CPNCTT là số người lao động hoặc số giờ lao động của từng người. Căn cứ ứng xử của chiếc áo là số mét vải hoặc số giờ công may.[2, tr.40]. Theo cách phân loại này, tổng chi phí được tóm tắt qua mô hình sau: Tổng chi phí Định phí Định phí bắt buộc Định phí tùy ý Biến phí Chi phí hỗn hợp Biến phí tỷ lệ Biến phí cấp bậc Hình 2.1 Sơ đồ phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí 2.1.2.1 Định phí (Fixed costs) Định phí là những khoản mục chi phí có tổng số không thể thay đổi được khi mức độ hoạt động thay đổi, nhưng tính trên một đơn vị mức độ hoạt động thì chúng thay đổi tỉ lệ nghịch với mức độ hoạt động. Như vậy, cho dù doanh nghiệp không hoạt động, thì định phí vẫn tồn tại. Khi doanh nghiệp tăng mức độ hoạt động thì định phí sẽ giảm dần. Các loại định phí thường gặp trong một doanh nghiệp như: chi phí thuê mặt bằng, tiền lương cán bộ quản lý, tiền điện thoại…[2, tr.43]. 5 Tổng định phí Định phí đơn vị Y=b Y = b/x Mức độ hoạt động Mức độ hoạt động Đồ thị tổng định phí Đồ thị định phí đơn vị sản phẩm Hình 2.2 Đồ thị định phí a. Định phí bắt buộc (Committed fixted costs) Định phí bắt buộc là những khoản chi phí cơ bản để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh. Nó có bản chất lâu dài và không thể cắt giảm đến không cho dù sản xuất giảm hay gián đoạn. Đó là những chi phí có liên quan đến tài sản dài hạn như máy móc thiết bị, nhà máy, cơ sở hạ tầng, dây chuyền công nghệ…và những chi phí có liên quan đến lương quản lý, văn phòng. Định phí bắt buộc được thể hiện bằng đường thẳng Y=b với b là hằng số. Do những đặc điểm trên, việc dự báo và kiểm soát định phí bắt buộc phải bắt đầu từ lúc xây dựng, triển khai dự án. Xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý doanh nghiệp phải hướng đến mục tiêu lâu dài. Một khi dự án được thực hiện thì định phí sẽ bị ràng buộc bởi quyết định đó trong dài hạn. Vì vậy trong thời gian phát sinh định phí bắt buộc, nhà quản lý cần phải vận dụng và phát huy công suất tối đa của tài sản dài hạn. [2, tr.43]. b. Định phí tùy ý (Discretionary fixed costs) Đây là các khoản chi phí có thể được thay đổi trong từng kì kế hoạch. Chúng liên quan đến các kế hoạch ngắn hạn và ảnh hưởng đến chi phí hàng năm. Trong trường hợp cần thiết chi phí này có thể cắt giảm được. Đó là các chi phí quảng cáo, chi phí đào tạo, chi phí nghiên cứu… Định phí không bắt buộc được biểu diễn bằng đường thẳng Y=bi với b thay đổi theo mức độ hoạt động i. Tuy nhiên, chi phí này không được tùy tiện cắt giảm vì tuy trong hiện tại nó vẫn hoạt động bình thường nhưng có thể ảnh hưởng đến công ty về lâu dài. [2,tr.43]. 2.1.2.2 Biến phí (Variable costs) Biến phí là những chi phí có tổng số thay đổi theo khối lượng hoạt động, nhưng nếu xem xét trên một đơn vị hoạt động thì chúng không thay đổi. 6 a) Biến phí tỷ lệ (True variable costs) Biến phí tỷ lệ là những khoản chi phí mà sự biến động của chúng thay đổi liên tục và tỉ lệ thuận với mức độ hoạt động. Ví dụ như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, giá vốn hàng bán, hoa hồng bán hàng…Biến phí tỷ lệ biểu diễn theo phương trình đường thẳng Y=ax với Y là tổng biến phí, a là biến phí đơn vị, x là mức độ hoạt động hay căn cứ ứng xử. Tổng biến phí Biến phí đơn vị Y = ax Y=a Mức độ hoạt động Mức độ hoạt động Đồ thị tổng biến phí Đồ thị biến phí đơn vị Hình 2.3 Đồ thị biến phí Với cách ứng xử này, để kiểm soát tốt hơn biến phí tỷ lệ, chúng ta không chỉ kiểm soát tổng số, mà còn phải kiểm soát tốt từng biến phí đơn vị ở các mức độ khác nhau. b. Biến phí cấp bậc( Step variable costs) Biến phí cấp bậc là những chi phí biến động không liên tục so với sự biến động liên tục của mức độ hoạt động. Chi phí này sẽ không thay đổi trong một khoản thay đổi của của căn cứ ứng xử, nhưng khi ra khỏi mức này, chi phí chuyển sang một mức mới. Vì vậy chiến lược của nhà quản trị trong việc ứng phó với biến phí cấp bậc là phải nắm được toàn bộ khả năng cung ứng của từng bậc để tránh khuynh hướng huy động quá nhiều so với nhu cầu. Các biến phí cấp bậc như chi phí bảo trì, chi phí lao động gián tiếp…[2, tr.42]. Biến phí cấp bậc được thể hiện theo phương trình sau: Y=aixi với Y: Tổng biến phí(Y là một hằng số trong phạm vi i) a: biến phí của một đơn vị hoạt động trong phạm vi i x: mức độ hoạt động-căn cứ ứng xử 7 Tổng biến phí (Y) Y=ai xi Mức độ hoạt động (x) Hình 2.4 Đồ thị biến phí cấp bậc Với cách ứng xử này, để tiết kiệm và kiểm soát tốt chi phí cấp bậc, chúng ta cần phải: - Lựa chọn cường độ hoạt động thích hợp - Hoàn thiện định mức biến phí ở từng cấp bậc tương ứng 2.1.2.3 Chi phí hỗn hợp Chi phí hỗn hợp là chi phí có sự ứng xử bao gồm cả chi phí khả biến và bất biến. Phần chi phí bất biến phản ánh chi phí căn bản, tối thiểu để duy trì hoạt động luôn ở trạng thái sẵn sàng phục vụ. Còn chi phí khả biến phản ánh thực tế sử dụng hoặc phần sử dụng vượt định mức. Ví dụ chi phí điện thoại bao gồm cả phần thuê bao phải trả hàng tháng và số tiền còn lại nhiều hay ít là phụ thuộc vào mức độ sử dụng. [2, tr.45]. Tổng chi phí (Y) Y = ax + b b Mức độ hoạt động (x) Hình 2.5 Đồ thị chi phí hỗn hợp 8 Với Y: Chi phí hỗn hợp x: số lượng căn cứ ứng xử a: chi phí khả biến b: chi phí bất biến Đồ thị trên cho thấy chi phí hỗn hợp không xuất phát từ gốc tọa độ vì khi không hoạt động doanh nghiệp vẫn phải chịu phần chi phí cố định. 2.1.3 Phân bổ chi phí theo cách ứng xử của chi phí Mỗi loại chi phí có cách ứng xử khác nhau, do đó tiêu thức phân bổ không giống nhau. Việc chọn tiêu thức phân bổ hợp lý là vô cùng quan trọng vì nó giúp cho nhà quản trị đánh giá chính xác hơn. Để xác định tiêu thức phân bổ hợp lý người ta thường căn cứ vào các tính chất, các đặc tính kinh tế nào đó có liên quan đến các sản phẩm sản xuất. Vì thế, việc lựa chọn căn cứ phân bổ cho các biến phí và định phí thường được các doanh nghiệp thực hiện theo các nguyên tắc sau: - Biến phí: Phản ánh chi phí trực tiếp cung cấp dịch vụ và sẽ biến động về tổng số nên căn cứ phân bổ được dựa trên mức hoạt động kế hoạch hoặc mức sử dụng kế hoạch đó cho từng mặt hàng, nhóm hàng. Như vậy biến phí được tính trực tiếp theo mức hoạt động hoặc mức sử dụng của từng nhóm hàng, mặt hàng không qua phân bổ vì việc xác định nó rất dễ dàng cho từng dịch vụ cung cấp. - Định phí: là loại chi phí được xác định dựa trên nhu cầu phục vụ bình quân lâu dài của từng bộ phận. Khi được xác định căn cứ phân bổ, căn cứ này sẽ được duy trì trong nhiều kì vì nó đã được tính toán hợp lý. 2.1.4 Các khái niệm cơ bản trong phân tích CVP 2.1.4.1 Số dư đảm phí “Số dư đảm phí (SDĐP) là một chỉ tiêu biểu hiện phần chênh lệch giữa thu nhập (doanhh thu) với biến phí hoạt động kinh doanh. SDĐP trước hết bù đắp định phí và phần còn lại chính là lợi nhuận nếu SDĐP lớn hơn định phí.” [3, tr.227]. SDĐP có thể tính cho tất cả các loại sản phẩm, một loại hoặc một đơn vị sản phẩm. SDĐP = Doanh thu – Tổng biến phí SDĐP đơn vị = Giá bán một sản phẩm – Biến phí đơn vị 9 Nếu gọi x là sản lượng sản phẩm tiêu thụ p là giá bán a là chi phí khả biến đơn vị b là tổng chi phí bất biến Ta có bảng báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí như sau: Bảng 2.1 Bảng báo cáo thu nhập dạng số dư đảm phí Chỉ tiêu Tổng số Tính cho 1 đơn vị Doanh thu px p Chi phí khả biến ax a Số dư đảm phí (p - a)x p-a Chi phí bất biến b Lợi nhuận (p – a)x - b Từ bảng báo cáo trên ta thấy, khi doanh nghiệp ngừng sản xuất, tức là sản lượng x=0 thì doanh nghiệp sẽ bị lỗ một khoảng đúng bằng chi phí bất biến. Khi doanh nghiệp sản xuất ở mức sản lượng mà tại đó CPBB = SDĐP thì lợi nhuận sẽ bằng 0. - Tuy nhiên, SDĐP cũng có nhược điểm khi công ty sản xuất và kinh doanh nhiều loại sản phẩm, bởi vì sản lượng sản phẩm không thể tổng hợp ở toàn công ty. Điều này sẽ làm cho nhà quản lý không có cái nhìn tổng quát ở góc độ toàn bộ công ty. - Ngoài ra nhà quản lý còn dễ nhầm lẫn trong việc ra quyết định bởi vì tưởng rằng doanh thu có SDĐP lớn thì lợi nhuận sẽ tăng lên, nhưng đôi khi sẽ ngược lại. Vì thế, để khắc phục những nhược điểm này, người ta thường kết hợp với tỷ lệ số dư đảm phí. 2.1.4.2 Tỷ lệ số dư đảm phí Tỷ lệ SDĐP là một chỉ tiêu biểu hiện mối quan hệ tỷ lệ phần trăm của SDĐP tính trên doanh thu hoặc giữa phần đóng góp với đơn giá bán. Chỉ tiêu này có thể tính cho tất cả các loại sản phẩm, một loại sản phẩm hay một đơn vị sản phẩm. [3, tr.230]. Ý nghĩa của tỷ lệ số dư đảm phí: nó cho biết 1 đồng doanh thu sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng SDĐP. Như vậy, nếu mức tăng doanh thu dự kiến của các loại sản phẩm là như nhau thì sản phẩm nào có tỷ lệ SDĐP cao hơn thì sẽ tạo nhiều SDĐP hơn là lợi nhuận sẽ cao hơn. p-a Tỷ lệ số dư đảm phí = x 100% p 10 Thông qua khái niệm về tỷ lệ số dư đảm phí, ta thấy được mối liên hệ giữa doanh thu và lợi nhuận, cụ thể là: khi doanh thu tăng lên một lượng thì lợi nhuận cũng tăng 1 lượng bằng lượng doanh thu tăng lên nhân với tỷ lệ SDĐP. Từ đó, ta rút ra kết luận: Nếu tăng cùng một lượng doanh thu ở tất cả những sản phẩm, những lĩnh vực, bộ phận, xí nghiệp,…thì những xí nghiệp, những bộ phận nào có tỷ lệ SDĐP lớn thì lợi nhuận tăng lên càng nhiều. Tỷ lệ SDĐP để xác định và nghiên cứu lãi thuần thuận lợi hơn chỉ tiêu tổng SDĐP, nhất là khi doanh nghiệp có nhiều bộ phân kinh doanh hoặc kinh doanh nhiều mặt hàng khác nhau. Sử dụng khái niệm tỷ lệ SDĐP cho thấy được mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận và khắc phục được những nhược điểm của SDĐP đã nêu ở trên. Để hiểu rõ đặc điểm của những sản phẩm có SDĐP lớn hay nhỏ, ta nghiên cứu khái niệm về kết cấu chi phí. 2.1.4.3 Kết cấu chi phí Kết cấu chi phí là một chỉ tiêu thể hiện tỷ trọng của từng loại chi phí khả biến(CPKB) hay bất biến(CPBB) trong tổng chi phí của doanh nghiệp. [3, tr.232]. Phân tích kết cấu chi phí là nội dung quan trọng của phân tích hoạt động kinh doanh vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận khi mức độ hoạt động thay đổi. Thông thường các doanh nghiệp hoạt động theo 2 dạng kết cấu sau: - CPKB chiếm tỷ trọng nhỏ, CPBB chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số chi phí, từ đó SDĐP sẽ lớn, nếu tăng (giảm) doanh thu thì lợi nhuận sẽ tăng (giảm) nhanh hơn. Doanh nghiệp có CPBB lớn thường là những doanh nghiêp có quy mô lớn, vốn đầu tư cao. Vì vậy, nếu làm ăn hiệu quả thì tốc độ phát triển của doanh nghiệp sẽ rất mạnh hoặc ngược lại. - CPKB chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí thì SDĐP sẽ nhỏ. Nếu tăng (giảm) doanh thu thì lợi nhuận tăng ( giảm) không đáng kể. Đây là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ, mức đầu tư thấp , do đó tốc độ phát triển sẽ chậm, nhưng nếu gặp rủi ro hay sản phẩm bán không được thì công ty ít thiệt hại. Tùy theo đặc điểm kinh doanh và mục tiêu kinh doanh mà doanh nghiệp có thể lựa chọn cơ cấu chi phí khác nhau. Không có một mô hình cơ cấu chuẩn nào để các doanh nghiệp có thể áp dụng, cũng như không có câu trả lời chính xác nào cho câu hỏi kết cấu chi phí như thế nào là tốt nhất. Tuy vậy, khi dự định xác lập một kết cấu chi phí, chúng ta phải xem xét những yếu tố tác động như: kế hoạch phát triển dài hạn và trước mắt của 11 doanh nghiệp, tình hình biến động của doanh số hàng năm, quan điểm của nhà quản trị đối với rủi ro. Doanh nghiệp nào có CPKB cao hơn CPBB trong tổng số thì tỷ lệ SDĐP sẽ thấp hơn. Điều đó cho thấy quy mô của doanh nghiệp phụ thuộc vào thị trường và không có nghĩa gì để đảm bảo một quy mô hoạt động nào đó sẽ tồn tại ở năm sau hay thời gian xa hơn. Đây chính là điểm khác biệt giữa nền kinh tế theo kế hoạch tâp trung và nền kinh tế thị trường. 2.1.4.4 Đòn bẩy kinh doanh Đòn bẩy kinh doanh (ĐBKD) là làm thế nào để đạt được tốc độ tăng cao về lợi nhuận với tốc độ tăng nhỏ hơn của doanh thu (tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ). Hay nói cách khác ĐBKD chính là một công cụ chỉ ra cách thức sử dụng biến phí, định phí để tác động đến doanh thu nhằm thay đổi lợi nhuận.[3, tr.234]. ĐBKD cho chúng ta thấy với một tốc độ tăng nhỏ của doanh thu (do sản lượng tiêu thụ tăng, giá bán không đổi) sẽ tạo ra một tốc độ tăng lớn về lợi nhuận. Một cách khái quát là: ĐBKD là một khái niệm phản ánh mối quan hệ giữa tốc độ tăng lợi nhuận với tốc độ tăng doanh thu và tốc độ tăng lợi nhuận bao giờ cũng lớn hơn tốc độ tăng doanh thu. Tốc độ tăng của lợi nhuận ĐBKD = Tốc độ tăng của doanh thu (hoặc sản lượng bán) >1 Giả định có 2 doanh nghiệp cùng doanh thu và lợi nhuận. Nếu tăng cùng một lượng doanh thu như nhau thì doanh nghiệp nào có tỷ lệ SDĐP lớn thì lợi nhuận tăng càng nhiều, vì vậy tốc độ tăng lợi nhuận sẽ lớn hơn và ĐBKD sẽ lớn hơn. Doanh nghiệp có tỷ trọng CPBB lớn hơn CPKB thì tỷ lệ SDĐP lớn hơn và ngược lại. Do vậy, ĐBKD cũng là một chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng định phí trong tổ chức doanh nghiệp, ĐBKD sẽ lớn hơn ở các công ty có tỷ lệ định phí cao hơn biến phí trong tổng chi phí và ngược lại. Điều này cũng có nghĩa là doanh nghiệp có ĐBKD lớn thì tỷ lệ định phí trong tổng chi phí lớn hơn biến phí, do đó lợi nhuận của doanh nghiệp cũng rất nhạy cảm với thị trường khi doanh thu biến động, bất kì sự biến động nhỏ nào của doanh thu cũng gây ra sự biến động lớn về lợi nhuận. Tổng SDĐP Tổng SDĐP Độ lớn ĐBKD = = Lợi nhuận Tổng SDĐP – Định phí 12 Độ lớn của một ĐBKD là một công cụ đo lường ở mức doanh thu nhất định khi có 1% thay đổi về doanh thu thì sẽ thay đổi như thế nào đến lợi nhuận. Hay nói cách khác thì khi doanh thu thay đổi 1% thì lợi nhuận sẽ thay đổi bao nhiêu, câu trả lời là 1% x với độ lớn của ĐBKD. 2.1.5 Phân tích điểm hòa vốn 2.1.5.1 Khái niệm điểm hòa vốn Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó tổng doanh thu cân bằng với tổng chi phí sản xuất kinh doanh tương ứng. Hay nói cách khác, điểm hòa vốn là điểm mà doanh thu cân bằng với biến phí và định phí sản xuất. Tại điểm doanh thu này, doanh nghiệp không có lãi mà cũng không bị lỗ. [3, tr.245]. Phân tích điểm hòa hòa vốn giúp nhà quản trị xem xét quá trình kinh doanh một cách chủ động và tích cực, xác định rõ ràng vào lúc nào trong kỳ kinh doanh, hay ở mức sản xuất và tiêu thụ bao nhiêu thì hòa vốn. Từ đó có biện pháp chỉ đạo tích cực để hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao. 2.1.5.2 Các phương pháp xác định điểm hòa vốn a. Xác định điểm hòa vốn bằng phương pháp phương trình - Phương pháp phương trình dựa trên phương trình doanh thu để tìm điểm hòa vốn: Doanh thu = Biến phí + Định phí + Lợi nhuận Đặt: - Xhv: Sản lượng tiêu thụ hòa vốn - p: Giá bán 1 sản phẩm - b: Tổng định phí - a: Biến phí của 1 sản phẩm - SDĐPđv: Số dư đảm phí đơn vị - TLSDĐP: tỷ lệ số dư đảm phí - Pr: Lợi nhuận Phương trình này cũng có thể khai triển dưới dạng công thức thành: p.x = a.x + b + Pr Tại điểm hòa vốn lợi nhuận bằng 0 (Pr = 0), nên: p.xhv = axhv + b (p-a)xhv = b Từ đây suy ra công thức tính khối lượng hòa vốn: Xhv = b/(p-a) Mà (p-a) = SDĐPđv nên công thức trên cũng có thể viết lại thành: Xhv = b/SDĐPđv (1) Vậy, khái quát thành công thức xác định khối lượng hòa vốn, ta có: 13 Định phí Khối lượng hòa vốn = Số dư đảm phí đơn vị Nhân lượng tiêu thụ hòa vốn với giá bán ta được doanh thu hòa vốn. Công thức (1) có thể viết lại thành: p.xhv = p.b/SDĐPđv hay p.xhv = b/(SDĐPđv/p) Mà (SDĐPđv/p) là tỷ lệ số dư đảm phí nên công thức trên có thể viết lại thành: Pxhv =b/TLSDĐP Vậy ta có công thức xác định doanh thu hòa vốn: Định phí Doanh thu hòa vốn = Tỷ lệ số dư đảm phí b. Xác định điểm hòa vốn bằng phương pháp đồ thị Chúng ta cũng có thể xác định điểm hòa vốn bằng đồ thị. Đồ thị biểu diễn điểm hòa vốn được gọi là đồ thị hòa vốn. Có hai dạng đồ thị hòa vốn: dạng tổng quát và dạng phân biệt. * Đồ thị hòa vốn dạng tổng quát YD = px A YC = ax + b yhv b YĐP = b xhv Hình 2.6 Đồ thị điểm hòa vốn dạng tổng quát - Trục Ox biểu diễn sản lượng hay còn gọi là mức độ hoạt động - Trục Oy biểu diễn số tiền hay chi phí - Đường doanh thu: YD = px 14 - Đường tổng chi phí: YC = ax + b - Đường định phí: YĐP = b - A gọi là điểm hòa vốn * Đồ thị hòa vốn dạng phân biệt. Bên cạnh dạng tổng quát, kế toán còn sử dụng đồ thị hòa vốn dạng phân biệt để xác định điểm hòa vốn, phần biến phí, phần định phí, phần số dư đảm phí và phần lãi. Đồ thị hòa vốn dạng phân biệt có ưu điểm hơn đồ thị hòa vốn dạng tổng quát ở chỗ với một mức hoạt động bất kì nào đó, dựa trên đồ thị dạng phân biệt nhà quản trị có thể xác định được ngay biến phí, số dư đảm phí và lãi ở mức đó, bằng cách chiếu các khoảng cách giữa các đường biểu diễn xuống trục tung mà không phải tính toán. Y(giá trị) YD = px Lãi thuần YC = ax + b Điểm hòa vốn Yhv SDĐP Định phí b lỗ 0 X(mức hoạt động) Xhv Hình 2.7 Đồ thị hòa vốn dạng phân biệt 2.1.5.3 Các thước đo tiêu chuẩn hòa vốn Ngoài khối lượng hòa vốn và doanh thu hòa vốn, điểm hòa vốn còn được quan sát dưới góc nhìn khác: chất lượng của điểm hòa vốn. Mỗi phương pháp đều cung cấp một tiêu chuẩn đánh giá hữu ích về hiệu quả hoạt động kinh doanh và sự rủi ro. a. Thời gian hòa vốn Thời gian hòa vốn là số ngày cần thiết để đạt được doanh thu hòa vốn trong một kỳ kinh doanh, thường là một năm. Doanh thu hòa vốn Thời gian hòa vốn = Doanh thu bình quân 1 ngày 15 Trong đó: Doanh thu trong kỳ Doanh thu bình quân 1 ngày = 360 ngày b. Tỷ lệ hòa vốn Tỷ lệ hòa vốn còn gọi là tỷ suất hay công suất hòa vốn, là tỷ lệ giữa khối lượng sản phẩm hòa vốn so với tổng sản lượng tiêu thụ hoặc giữa doanh thu hòa vốn so với tổng doanh thu đạt được trong kỳ kinh doanh (giả định giá bán không đổi). [2, tr.64]. Sản lượng hòa vốn Tỷ lệ hòa vốn = Sản lượng tiêu thụ trong kỳ Ý nghĩa của thời gian hòa vốn và tỷ lệ hòa vốn nói lên chất lượng điểm hòa vốn, tức chất lượng hoạt động kinh doanh, nó có thể được hiểu như là thước đo sự rủi ro. Trong khi thời gian hòa vốn cần phải càng ngắn càng tốt thì tỷ lệ hòa vốn cũng vậy, càng thấp càng an toàn. [2, tr.64]. c. Doanh thu an toàn Doanh thu an toàn còn được gọi là số dư an toàn, được xác định như phần chênh lệch giữa doanh thu hoạt động trong kỳ so với doanh thu hòa vốn. Chỉ tiêu doanh thu an toàn được thể hiện theo số dư tuyệt đối và số tương đối. Mức doanh thu an toàn = Mức doanh thu đạt được – Mức doanh thu hòa vốn Doanh thu an toàn phản ánh mức doanh thu thực hiện đã vượt qua mức doanh thu hòa vốn như thế nào. Chỉ tiêu này có giá trị càng lớn thì càng thể hiện tính an toàn cao của hoạt động sản xuất kinh doanh và ngược lại. Số dư an toàn của các tổ chức là khác nhau do kết cấu chi phí khác nhau. Công ty nào có CPBB lớn thì tỷ lệ SDĐP lớn. Do vậy nếu doanh thu giảm thì lỗ phát sinh nhanh hơn do có số dư an toàn thấp hơn. Để đánh giá mức độ an toàn, ta phải kết hợp với chỉ tiêu tỷ lệ số dư an toàn. Mức doanh thu an toàn Tỷ lệ số dư an toàn = x 100% Mức doanh thu đạt được 16 2.1.5.4 Phân tích điểm hòa vốn trong mối quan hệ với giá bán Điểm hòa vốn cũng được phân tích trong đơn giá bán thay đổi. Trong những phần trên ta chỉ nghiên cứu điều kiện giá bán không thay đổi, cần sản xuất và tiêu thụ bao nhiêu sản phẩm để đạt hòa vốn. Trong điều kiện giá bán thay đổi, sản lượng cần sản xuất và tiêu thụ ở điểm hòa vốn sẽ thay đổi tương ứng thế nào? Phân tích điểm hòa vốn trong mối quan hệ với giá bán là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với nhà quản trị doanh nghiệp. Dựa trên kết quả phân tích họ có thể dự kiến khi giá thay đổi cần xác định mức tiêu thụ là bao nhiêu để đạt hòa vốn với đơn giá tương ứng đó. 2.1.5.5 Phân tích điểm hòa vốn trong mối quan hệ với kết cấu hàng bán. Kết cấu hàng bán là tỷ trọng của từng mặt hàng bán chiếm trong tổng số mặt hàng đem bán. Mỗi mặt hàng có chi phí, giá bán khác nhau sẽ cho tỷ lệ số dư đảm phí khác nhau. Khi doanh nghiệp bán nhiều mặt hàng khác nhau mà tỷ trọng của các mặt hàng đó biến động giữa các kì phân tích, thì điểm bán hòa vốn cũng sẽ thay đổi. Cho nên nếu biết kết hợp hợp lý giữa các mặt hàng đem bán sẽ mang lại lợi nhuận tối đa, ngược lại sẽ có ảnh hưởng xấu đến lợi nhuận. 2.1.6 Phân tích chỉ tiêu lợi nhuận * Đồ thị lợi nhuận: Từ phương trình doanh thu, đặt Prt là mức lợi nhuận mong muốn, ta có phương trình lợi nhuận mong muốn có dạng như sau: pxt = axt + b + Prt Với: xt: Mức tiêu thụ đạt lợi nhuận mong muốn pxt: Doanh thu đạt mức lợi nhuận mong muốn Chuyển vế ta được: pxt – axt = b + Prt Vậy mức tiêu thụ để đạt lợi nhuận mong muốn là: b + Prt Xt = p- a Đồ thị lợi nhuận về cơ bản cũng sử dụng trục tọa độ như của đồ thị hòa vốn: trục tọa độ vuông góc, gốc O, trục hoành ( Ox) phản ánh mức độ hoạt động, trục tung ( Oy) phản ánh số tiền. 17 Đường lợi nhuận LN đạt được trong kì vùng lãi 0 A Y = gx -b Sản lượng Hình 2.8 Đồ thị lợi nhuận Đồ thị lợi nhuận có ưu điểm là dễ vẽ và phản ánh được mối quan hệ giữa sản lượng và lợi nhuận. Tuy nhiên nó không phân biệt được mối liên hệ giữa sản lượng với chi phí. * Phân tích lợi nhuận mong muốn. Khối lượng để đạt lợi nhuận mong muốn (KL&LN): Định phí + Lợi nhuận mong muốn KL&LN = SDĐP đơn vị Doanh thu để đạt lợi nhuận mong muốn (DT&LN): Định phí + Lợi nhuận mong muốn DT&LN = Tỷ lệ SDĐP Doanh thu để đạt lợi nhuận sau thuế mong muốn (DTLNST): Định phí + Lợi nhuận sau thuế/(1-Thuế suất) DT&LNST = Mức SDĐP đơn vị 2.1.7 Hạn chế của mô hình CVP Mối quan hệ CVP giúp cho nhà quản trị có được cách nhìn biện chứng giữa chi phí, khối lượng, lợi nhuận trong hoạt động quản trị. Tuy nhiên hạn chế của mô hình này là nó phải được đặt trong một số điều kiện giả định, mà những giả định này thường hiếm xảy ra trong thực tế. - Mối quan hệ biến động của chi phí – khối lượng – lợi nhuận được giả định là quan hệ tuyến tính trong suốt phạm vi xem xét. Điều này rất khó xảy ra vì khi xuất hiện những thay đổi về sản lượng, mức độ hoạt động thường kéo 18 theo những thay đổi về đặc điểm, kết cấu chi phí: lợi nhuận mà thay đổi thì mối quan hệ tuyến tính sẽ không còn. - Kết cấu sản phẩm sản xuất kinh doanh được giả định cố định trong quá trình thay đổi chi phí, khối lượng, mức độ hoạt động. Điều này hơi khó xảy ra vì kết cấu sản phẩm thường gắn với kế hoạch từng kì. - Chi phí phải được phân tích chính xác thành biến phí và định phí. Thực tế điều này chỉ mang tính tương đối vì giữa chúng không có ranh giới phân biệt rõ ràng. - Công suất máy móc, thiết bị, năng suất lao động của công nhân không đổi trong suốt thời kì. Tuy nhiên, máy móc phải sửa chữa, thay đổi dây chuyền cho hiện đại, phù hợp; con người phải không ngừng học hỏi, trau dồi kinh nghiệm để nâng cao năng suất làm việc. - Nền kinh tế không xảy ra lạm phát. Điều này chỉ có thể duy trì trong thời gian ngắn và đôi khi để phát triển kinh tế, một số quốc qia còn thực hiện chính sách phá vỡ tiền tệ. - Giá bán sản phẩm không đổi. Tuy nhiên giá bán không chỉ do doanh nghiệp định ra mà còn phụ thuộc vào quan hệ cung cầu trên thị trường. 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu Số liệu phân tích được thu thập trực tiếp từ phòng kế toán bao gồm báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị về tình hình phát sinh chi phí theo mặt hàng …Bên cạnh đó, tôi còn tham khảo một số tạp chí, sách báo, trang web để tìm hiểu, phân tích thị trường và dự đoán nhu cầu tương lai. 2.2.2 Phương pháp xử lý số liệu - Đối với mục tiêu 1: Phương pháp tổng hợp được sử dụng để tổng hợp số liệu về CPNVL, CPNCTT, CPSXC, CPBH, CPQLDN theo CPKB và CPBB của từng sản phẩm. - Đối với mục tiêu 2: Sử dụng phương pháp thống kê để thống kê số lượng và doanh thu của các sản phẩm, sau đó so sánh các khoản chi phí phát sinh, khối lượng tiêu thụ và lợi nhuận giữa các sản phẩm để thấy được tình hình kinh doanh của từng sản phẩm. Sử dụng phương pháp phân tích theo từng chỉ tiêu để thấy được tình hình biến động của chi phí, khối lượng và lợi nhuận. Đồng thời sử dụng phương pháp dự báo để đưa ra các phương án sản xuất trong tương lai và so sánh để tìm ra phương án hiệu quả nhất. - Đối với mục tiêu 3: Dựa vào các kết quả phân tích ở mục tiêu 1 và 2 làm cơ sở đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất cho công ty. 19 CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH TM DV KỸ THUẬT SẢN XUẤT AN HẠ 3.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH TMDV KỸ THUẬT SẢN XUẤT AN HẠ 3.1.1 Lịch sử hình thành và lĩnh vực hoạt động của công ty 3.1.1.1 Sơ lược về quá trình thành lập và phát triển công ty a. Tên công ty - Tên đầy đủ: Công ty TNHH TM DV KT SX An Hạ - Tên viết tắt: Công ty TNHH An Hạ - Tên tiếng Anh: ANHACo., ltd b. Địa chỉ - Văn phòng đại diện: 104 Dương Khuê, P. Hiệp tân, Q. Tân Phú, Tp. HCM - Xưởng gia công: 331 Lê Trọng Tấn, P. Sơn Kỳ, Q. Tân Phú, Tp. HCM + Điện thoại: 08.3160062, Fax: 08.38161693 - Nhà máy: Ấp 5, Đức Hòa Đông, Đức Hòa, Long An + Điện thoại: 072.3779230, Fax: 072.3779233 c. Năm thành lập - Ngày thành lập: 15/08/2000 - Giấy phép kinh doanh: 4102001887 do sở kế hoạch và đầu tư Tp.HCM cấp ngày 11/08/2000 - Mã số thuế: 0302072956 - Email: anha_co@yahoo.com.vn d. Lịch sử hình thành và phát triển - Công ty thành lập với nhân sự chỉ có 10 người, cơ sở vật chất rất hạn chế. Thời gian đầu quy mô công ty thu hẹp bởi nguồn vốn. Trải qua 13 năm hoạt động, công ty đã dần khẳng định được uy tín, chất lượng của sản phẩm làm ra đối với khách hàng nói riêng và đối với thị trường trong nước nói chung. Nhân sự cũng tăng nhanh 140 người. Nhờ công tác tổ chức, quản lý bộ máy với một đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ, có tinh thần trách nhiệm cao, do đó các sản phẩm làm ra luôn đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. 20 Do nhu cầu sử dụng của khách hàng ngày càng tăng, vì vậy Ban giám đốc đã quyết định mở rộng quy mô sản xuất, xây dựng nhà máy và đi vào hoạt động ngày 18/08/2005 tại Long An. 3.1.1.2 Lĩnh vực kinh doanh của công ty - Thiết kế chế tạo các loại máy: + Các loại máy sấy, chế biến lương thực, thực phẩm nông sản, chế biến trà, cà phê + Hệ thống băng tải, băng chuyền. + Hệ thống hút bụi thông gió, quạt gió các loại. + Máy ép thủy lực, cắt dập. + Thiết bị dây chuyền cán thép. Đặc biệt : Dây chuyền thiết bị chế biến tinh bột khoai mì. - Gia công cơ khí: + Tiện, phay, Bào, Gò, Rèn, Hàn, Dập. + Cuốn Tole, cuốn V, cuốn ống. + Cắt , chấn tole. - Gia công CNC: + Tiện, Phay, Cắt Dây. 3.1.2 Tổ chức bộ máy công ty 3.1.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty Giám Đốc P.Giám Đốc P.Kỹ Thuật Tổ LR1 Tổ LR2 P.Kinh doanh Tổ LR3 Tổ LR4 Xưởng sản xuất Tổ LR5 Tổ LR6 P.Kế Toán Tiện P.Bào Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty 21 P.Tổ Chức Hành Chánh Dập CNC 3.1.2.2 Giám đốc: - Giám đốc là người điều hành toàn bộ công ty. - Là những người trực tiếp lãnh đạo công ty và thực hiện bao quát các chức năng quản lý như kỹ thuật, kinh tế, ngoại giao, nhân sự, ký kết các hợp đồng kinh tế. - Chỉ đạo phương hướng, chiến lược kinh doanh. - Trực tiếp điều hành và chỉ đạo các bộ phận công ty thực hiện một cách nhịp nhàng và hiệu quả. 3.1.2.3 Phó Giám đốc: - Là người đứng sau Giám đốc, giúp Giám đốc giải quyết các vấn đề của công ty khi Giám đốc vắng mặt. - Quản lý xưởng sản xuất, tìm phương hướng và lập kế hoạch để xưởng phát huy hết năng suất và đạt hiệu quả cao. - Kiểm tra đôn đốc vật tư cung cấp đúng tiến độ công việc. 3.1.2.4 Phòng Kỹ thuật: - Là phòng chuyên môn – nghiệp vụ của công ty, làm công tác tham mưu, giúp BGĐ theo dõi, tổng hợp, phân tích tình hình hoạt động sản xuất và nghiệm thu sản phẩm khi xuất xưởng. - Thiết kế và triển khai bản vẽ, yêu cầu vật tư theo từng lệnh sản xuất, theo từng công trình, theo dõi và báo cáo tiến độ công việc tại xưởng cũng như thi công công trình, lập báo cáo khối lượng thực hiện công trình, đề xuất thanh toán, quyết toán hạng mục công trình. Theo dõi, quản lý, bảo vệ, sử dụng vật tư, tài sản, máy móc, thiết bị thi công tại công trường. Thường xuyên nghiên cứu, tham khảo thực tế và tài liệu để sáng tạo ứng dụng trong quy trình sản xuất. 3.1.2.5 Phòng Kinh doanh: - Chuyên môn làm công tác tham mưu cho BGĐ công ty về hoạt động kinh doanh – vật tư của công ty. - Tìm kiếm nhà cung cấp vật tư, phối hợp với phòng kỹ thuật về quy cách vật tư để cung ứng đúng chủng loại và quy cách - Tổng hợp, phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh và quá trình thực hiện kế hoạch của công ty. Xây dựng phương án thực thi cho hoạt động sản xuất kinh doanh theo kế hoạch. Thực hiện công tác quản lý, khai thác và cung ứng có hiệu quả nguồn thiết bị, vật tư đúng theo yêu cầu chủng loại với giá thành hợp lý. 22 3.1.2.6 Xưởng sản xuất: Ban quản đốc: - Trực tiếp điều hành hoạt động sản xuất của công ty, chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về tình hình sản xuất và tiến độ triển khai các hợp đồng kinh tế. - Trực tiếp giao và nhận các mặt hàng, các chi tiết bộ phận gia công và chỉ đạo công việc cụ thể trong từng thời điểm đối với các bộ phận trong công ty có liên quan. - Trực tiếp chỉ đạo bộ phận gia công sản xuất, đề ra yêu cầu kỹ thuật cụ thể và xem xét kết quả gia công chế tạo đạt yêu cầu chất lượng và kỹ thuật đề ra giống như bản vẽ thiết kế. - Quản lý nguồn nhân sự của xưởng, sắp xếp các công việc cụ thể và các cá nhân vào tổ sản xuất gia công. Kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS): - Theo dõi và kiểm tra quá trình sản xuất từ khâu bán thành phẩm đến thành phẩm. - Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm khi xuất xưởng. - Lập báo cáo cho Ban quản đốc tiến độ công việc và chất lượng từng sản phẩm. 3.1.2.7 Phòng Kế toán: - Giúp BGĐ trong việc quản trị tài chính, kế toán, về công tác thống kê của công ty. - Tham mưu công tác nhận và quản lý, sử dụng vốn, tài sản của công ty dùng trong quá trình hoạt động sản xuất – kinh doanh theo nguyên tắc bảo toàn và có hiệu quả. Quản lý công tác tài chính và hạch toán kinh doanh theo nguyên tắc “ quy chế quản lý tài chính” ghi chép, phản ánh trung thực, chính xác kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của năm kế hoạch. Lập báo cáo kết quả sản xuất – kinh doanh, thực hiện các chế độ, chính sách về thuế, tài chính do nhà nước ban hành, bảo quản, lưu trữ chứng từ, sổ sách, tài liệu kế toán theo chế độ Nhà nước. 3.1.2.8 Phòng tổ chức hành chính: - Giúp Ban Giám Đốc trong việc công tác quản trị nhân sự, quản trị hành chính văn phòng. - Công tác quản trị nhân sự: thực hiện việc tuyển dụng lao động, xây dựng nội quy, quy chế của công ty, thực hiện các chế độ theo quy định của nhà nước và các chế độ tài chính và phi tài chính khác. Xây dựng đơn giá tiền lương, giải quyết các khiếu nại, tố cáo có liên quan đến CBNV hoặc công ty đúng pháp 23 lệnh. Xây dựng các pháp lệnh thi đua phong trào nhằm thực hiện các chỉ tiêu Ban GĐ giao cho. - Công tác quản trị hành chính - văn phòng: thực hiện công việc nhận và vào sổ công văn gửi đến, quản lý con dấu của công ty và sử dụng theo đúng quy định hiện hành, thực hiện bảo lãnh, bảo trì, sửa chữa các thiết bị văn phòng, soạn thảo công văn hành chính, cung cấp văn phòng phẩm, tổ chức các cuộc họp, hội nghị của công ty. 3.2 TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY 3.2.1 Nhân sự: gồm 06 người 3.2.1.1 Kế toán trưởng - Là người chịu trách nhiệm cao nhất trong bộ máy kế toán của công ty. - Điều hành nhân viên thực hiện các công tác được giao, phổ biến hướng dẫn thi hành các quy định của nhà nước và cấp trên chỉ đạo xuống. - Kiểm tra sổ sách mà nhân viên kế toán đã lập nhằm phát hiện, sửa chữa những sai sót thực hiện việc khoá sổ cuối tháng để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ. - Hàng tháng, quý, năm tiến hành tổng hợp và lập báo cáo cho Giám Đốc. - Chịu trách nhiệm tính giá thành sản phẩm làm ra. - Kiểm tra và ký duyệt trình BGĐ các vấn đề liên quan đến thuế. - Phê chuẩn các khoản mục liên quan đến tài chính kế toán. 3.2.1.2 Kế toán tổng hợp kiêm kế toán thuế - Phải tổ chức ghi sổ sách theo chỉ đạo của kế toán trưởng, phản ánh chính xác trung thực toàn bộ tài sản của công ty. - Theo dõi Tài sản cố định (TSCĐ), tình hình tăng giảm TSCĐ, trích khấu hao TSCĐ. - Lập Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. - Theo dõi mọi hoạt động thu chi của công ty. - Theo dõi các khoản tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, báo cáo thuế. - Tổng hợp và báo cáo chi phí từng công trình sau khi nghiệm thu. 3.2.1.3 Kế toán kho kiêm mua hàng - Tổng hợp và theo dõi phiếu yêu cầu vật tư để cung ứng vật tư, nguyên vật liệu kịp thời phục vụ sản xuất, công trình. - Hằng ngày nhập phiếu nhập kho, phiếu xuất kho để theo dõi hàng tồn. - Tổng kết nhập, xuất, tồn háng tháng, tổ chức kiểm kê vào ngày cuối tháng, báo cáo số liệu cho Ban Giám đốc. 24 - Tìm nhà cung cấp và báo giá vật tư theo yêu cầu vật tư, báo cáo lên ban Giám đốc để tìm nhà cung cấp thích hợp về giá cả và thích hợp về quy cách chủng loại mặt hàng. - Lập đơn đặt hàng và chuyển qua kế toán công nợ theo dõi thanh toán tiền hàng. - Lập giấy thanh toán khách hàng căn cứ phiếu nhập kho, đơn đặt hàng, hóa đơn giá trị gia tăng trình ký chuyển kế toán công nợ. 3.2.1.4 Kế toán công nợ - Theo dõi công nợ, tình hình thanh toán với khách hàng. - Lập phiếu thu, chi dựa trên giấy thanh toán đã duyệt. - Viết hóa đơn giá trị gia tăng. - Phát hành lệnh sản xuất đến các bộ phận. - Theo dõi và tổng hợp phiếu giao hàng công trình và nội bộ để tổng kết vật tư từng công trình chuyển kế toán tổng hợp. 3.2.1.5 Kế toán tiền lương - Hàng ngày nhập công của từng người căn cứ trên sổ chấm công của từng bộ phận. - Nắm bắt tình hình công tác của nhân viên phòng hành chính kế toán, phòng kế hoạch vật tư và phòng kỹ thuật để lập bảng chấm công. Chịu trách nhiệm tuyển dụng công nhân cũng như phổ biến cho công nhân biết về nội quy của công ty. Cuối tháng, dựa vào bảng chấm công để lập bảng tiền lương. - Theo dõi và báo cáo tình hình tăng, giảm nhân sự. - Tổng kết và tách công cho từng công trình chuyển kế toán tổng hợp. 3.2.1.6 Thủ quỹ kiêm kế toán nội bộ - Theo dõi các khoản thu chi tiền mặt, và tiến hành thu, chi dựa trên các chứng từ, giấy đề nghị tạm ứng, giấy đề nghị thanh toán hoá đơn… Đảm bảo tính an toàn cho tiền mặt tại quỹ, thống kê tiền mặt tại quỹ định kỳ hàng ngày. - Đi công tác ngân hàng: rút séc, nộp tiền mặt vào tài khoản công ty hay khách hàng, chuyển khoản ủy nhiệm chi. - Theo dõi các khoản tạm ứng và thanh toán: mua vật tư, mua hàng hóa, đi công tác, ... để có kế hoạch thu hồi tiền mặt hoặc thu hồi lương đối với những khoản chi thừa tiền hay chi tiền bổ sung đối với những khoản chi vượt trội số tiền đã ứng. 3.2.2 Tổ chức công tác kế toán Công ty tổ chức công tác kế toán tập trung. 25 3.2.2.1 Hình thức kế toán - Hiện nay, hình thức kế toán của công ty áp dụng là hình thức Nhật ký chung. Tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều được ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế (định khoản kế toán) của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi Sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh.  Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung: Chứng từ kế toán Sổ Nhật ký chung Sổ, thẻ kế toán Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Hình 3.2 Sơ đồ hình thức kế toán Nhật ký chung Trong đó: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra  Trình tự ghi sổ: - Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Đồng thời ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. 26 - Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát sinh. - Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tài chính. 3.2.2.2 Chế độ kế toán - Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12 của năm tài chính. - Tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ. - Phương pháp tính giá xuất kho: phương pháp bình quân gia quyền. - Đơn vị được áp dụng trong kế toán là đồng Việt Nam (VND). - Ngôn ngữ sử dụng trong ghi chép kế toán là tiếng Việt. - Các chính sách kế toán áp dụng theo QĐ15/2006/QĐ-BTC. 3.3 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TỪ NĂM 2010-2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013. 3.3.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm 2010, 2011, 2012. 27 Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm 2010-2012 Đơn vị tính: đồng Chênh lệch Chỉ tiêu Stt Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011/2010 Số tiền Tỷ lệ 2012/2011 Số tiền Tỷ lệ 1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 46.781.317.653 53.815.581.855 83.863.940.596 7.034.264.202 15,04 30.048.358.741 55,84 2 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 46.781.317.653 53.815.581.855 83.863.940.596 7.034.264.202 15,04 30.048.358.741 55,84 3 Giá vốn hàng bán 42.926.524.871 48.982.726.685 76.116.088.962 6.056.201.814 14,11 27.133.362.277 55,39 4 5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ Doanh thu hoạt động tài chính 3.854.792.782 8.989.512 4.832.855.170 79.504.552 7.747.851.634 19.986.310 978.062.388 25,37 70.515.040 784,41 2.914.996.464 -59.518.242 60,32 -74,86 6 Chi phí tài chính 1.258.174.434 1.995.287.110 1.864.332.651 737.112.676 58,59 -130.954.459 -6,56 Trong đó: Chi phí lãi vay 1.218.167.724 1.960.209.591 1.802.726.355 742.041.867 60,91 -157.483.236 -8,03 307.124.198 0 7 Chi phí bán hàng 8 Chi phí quản lý doanh nghiệp 307.124.198 2.021.392.902 2.120.301.399 3.087.301.580 98.908.497 4,89 967.000.181 45,61 19 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 584.214.958 796.771.213 2.509.079.515 212.556.255 36,38 1.712.308.302 214,91 10 Thu nhập khác 163.636.364 72.727.273 580.100.050 -90.909.091 -55,56 507.372.777 697,64 11 Chi phí khác 116.736.136 37.175.695 270.416.506 -79.560.441 -68,15 233.240.811 627,40 12 Lợi nhuận khác 46.900.228 35.551.578 309.683.544 -11.348.650 -24,20 274.131.966 771,08 13 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 631.115.186 832.322.791 2.818.763.059 201.207.605 31,88 1.986.440.268 238,66 14 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 157.778.797 145.656.489 493.283.535 -12.122.308 -7,68 347.627.046 238,66 15 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 473.336.389 686.666.302 2.325.479.524 213.329.913 Nguồn: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh công ty TNHH An Hạ, 2010, 2011, 2012 45,07 1.638.813.222 238,66 28 3.3.1.1 Chỉ tiêu doanh thu Qua kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm gần nhất của công ty có thể thấy doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty ngày càng tăng. Năm 2011, doanh thu toàn công ty đạt 53.815.581.855 đồng tăng 7.034.264.202 đồng so với năm 2010. Năm 2012 tăng 55,84% so với năm 2011 đạt 83.863.940.596 đồng. Nguyên nhân tăng chủ yếu là do qua mỗi năm công ty tìm thêm được nhiều khách hàng mới, không chỉ trong nước mà bên cạnh đó, công ty cũng đã nhận được một số đơn đặt hàng của những khách hàng nước ngoài. Đồng thời công ty đang dần tạo dựng được uy tín với khách hàng nên qua từng năm, số lượng đơn đặt hàng ngày càng tăng. Đặc biệt là năm 2012, công ty đã nhận được nhiều đơn đặt hàng có giá trị lớn nên đã làm cho doanh thu của năm này tăng lên con số đáng kể. Đóng góp vào tổng doanh thu của đơn vị là doanh thu từ hoạt động tài chính. Khoản doanh thu này tăng giảm không đều qua các năm, năm 2011 đạt 79.504.552 đồng tăng 70.515.040 đồng so với năm 2010. Nhưng đến năm 2012 chỉ còn 19.986.310 đồng giảm 59.518.242 đồng so với năm 2011. Về hình thức đây là một khoản doanh thu làm tăng thu nhập cho công ty, khoản thu nhập này đến chủ yếu từ lãi tiền gửi tại ngân hàng và khoản này ít nghĩa là dòng tiền được xoay vòng nhanh để tái đầu tư vào sản xuất, nhất là khi hiện nay việc vay vốn là rất khó khăn đối với các doanh nghiệp. Do năm 2011, công ty đang đầu tư vốn để chuẩn bị cho những hợp đồng lớn, kể cả trong nước và nước ngoài, nên lãi tiền gửi ngân hàng năm 2011 là cao nhất, đến năm 2012 thì công ty đã dùng một số tiền lớn để thực hiện các đơn đặt hàng nên khoản thu từ lãi tiền gửi ngân hàng đã giảm mạnh. 3.3.1.2 Chỉ tiêu chi phí Chi phí là một yếu tố quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty. Do đó, chúng ta cần xem xét tình hình thực hiện chi phí một cách cẩn thận để hạn chế những khoản gia tăng không đáng có hay sự thất thoát lãng phí trong quá trình sản xuất. Là một công ty cơ khí, nên chi phí vật tư chiếm phần lớn trong tổng chi phí, do đó chi phí giá vốn hàng bán cũng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu chi phí. Năm 2011 tăng 14,11% so với năm 2010, năm 2012 tăng 55,39% so với năm 2011. Ta có thể dễ dàng nhận thấy nguyên nhân chủ yếu là do lượng tiêu thụ cũng như giá vật tư ngày càng tăng qua các năm. Chi phí bán hàng chỉ phát sinh từ năm 2012, vì trong những năm trước công ty chủ yếu bán hàng cho những khách hàng trong cùng khu vực, và những chi phí vận chuyển thường là do khách hàng chịu. Hoặc nếu có phát sinh chi phí bán hàng, do giá trị không lớn nên được cộng vào chung với chi 29 phí quản lý doanh nghiệp. Để tăng doanh số bán, thì từ năm 2012, công ty đã mở rộng quy mô và tăng doanh số bán ra những khu vực xa hơn kể cả nước ngoài, chính vì thế chi phí bán hàng phát sinh lớn, nên công ty đã tách riêng để dễ quản lý. Chi phí quản lý doanh nghiệp tương đối ổn định từ năm 2010-2011, chỉ chênh lệch 4,89%. Chi phí quản lí doanh nghiệp ít biến động là do chi phí này phần lớn là lương, bảo hiểm nhân viên văn phòng, nhân viên quản lí là những khoản chi phí cố định ít biến đổi. Năm 2012, số lượng nhân viên của công ty đã tăng lên, và thường xuyên phải làm thêm giờ do yêu cầu công việc, đồng thời công ty đã trang bị mới cũng như thay thế một số máy móc, thiết bị trong văn phòng để công tác quản lí được thực hiện dễ dàng và năng suất làm việc của nhân viên cũng được nâng cao. Chính vì thế chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2012 đã tăng 45,61% so với năm 2011. 3.3.1.3 Chỉ tiêu lợi nhuận Để đánh giá được hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp thì chỉ tiêu quan trọng nhất là lợi nhuận. Doanh thu dù có cao bao nhiêu, tăng trưởng bao nhiêu cũng vô nghĩa nếu trong số những đồng doanh thu đó không mang lại nhiều lợi nhuận. Nhìn chung, lợi nhuận của công ty tăng dần qua các năm. Năm 2011 lợi nhuận sau thuế của công ty là 686.666.302 đồng, tăng 45,07% so với năm 2010. Đặc biệt năm 2012, lợi nhuận đã tăng lên con số đáng kể đạt 2.325.479.524 đồng, tăng 238,66% so với năm 2011. Lợi nhuận tăng là do doanh thu tăng. Riêng năm 2012 với phương châm “chất lượng đặt lên hàng đầu” công ty đã tạo dựng được niềm tin với khách hàng, do đó khách hàng đã tin tưởng và bắt đầu đặt hàng những đơn hàng giá trị lớn nên lợi nhuận của năm này đã tăng gấp 3 lần so với năm trước. Điều đó cho thấy công ty đang có những bước nhảy vọt dựa trên những chiến lược đúng đắn trong năm 2012. Với sự phát triển này sẽ là đòn bẩy cho sự phát triển của năm 2013. 3.3.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. Năm 2012 đã đánh dấu mốc quan trọng trong việc làm cho lợi nhuận của công ty tăng lên một con số đáng kinh ngạc. Không dừng ở đó, đến đầu năm 2013, công ty không những giữ vững được phong độ mà trên đà phát triển của năm 2012, công ty tiếp tục đưa ra những chính sách đúng đắn góp phần đẩy mạnh hơn nữa sự tăng trưởng của công ty. 30 Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Đơn vị tính: đồng Chênh lệch Số tiền Tỷ lệ (%) 23.062.583.663 73,3 23.062.583.663 73,3 20.361.053.797 71,3 6 tháng đầu năm 2012 31.448.977.724 31.448.977.724 28.543.533.361 6 tháng đầu năm 2013 54.511.561.387 54.511.561.387 48.904.587.158 4 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 2.905.444.363 5.606.974.229 2.701.529.866 93 5 Doanh thu hoạt động tài chính 6 Chi phí tài chính Trong đó: Chi phí lãi vay 12.491.444 1.165.207.907 1.141.903.749 12.991.102 1.532.317.402 1.506.268.006 499.658 367.109.495 364.364.257 4 32 31,9 115.171.574 199.630.729 84.459.155 75,2 1.157.738.093 1.775.198.409 617.460.316 53,3 945.901.396 2.112.818.791 1.166.917.396 123,4 10 Thu nhập khác 217.537.519 339.358.529 121.821.011 56 11 Chi phí khác 101.406.190 160.897.821 59.491.631 58,7 12 Lợi nhuận khác 116.131.329 178.460.708 62.329.379 53,7 1.062.032.725 2.291.279.499 1.229.246.775 115,7 14 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 185.855.727 572.819.875 386.964.148 208,2 15 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 876.176.998 1.718.459.625 842.282.627 96,1 Stt Chỉ tiêu 1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 2 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 3 Giá vốn hàng bán 7 Chi phí bán hàng 8 Chi phí quản lý doanh nghiệp 9 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 13 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế Nguồn: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2012, 6 tháng đầu năm 2013. 31 Qua bảng trên ta thấy doanh thu 6 tháng đầu năm 2013 là 54.511.561.387 đồng, tăng 73,3% so với 6 tháng đầu năm 2012. Do đa số các đơn hàng chế tạo đầu năm 2013, công ty đã nhận được từ cuối năm 2012. Công ty đã lên kế hoạch, tìm kiếm vật tư và gần như là đã hoàn thành xong khâu chuẩn bị để đầu năm 2013, công ty chỉ tập trung chế tạo để có thể hoàn thành sản phẩm đúng thời gian mà khách hàng yêu cầu. Các khoản chi phí 6 tháng đầu năm 2013 đều cao hơn 6 tháng đầu năm 2012. Cụ thể chi phí tài chính là 1.532.317.402 đồng, tăng 32%. Chi phí bán hàng là 199.630.729 đồng, tăng 73,3%. Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 53,3%. Nguyên nhân là do đầu năm nay công ty nhận nhiều đơn hàng kể cả lớn và nhỏ, do việc sản xuất tăng nên các chi phí cũng tăng theo. Lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm 2013 thu được là 1.951.452.490 đồng, tăng hơn 2 lần so với đầu năm trước. Điều đó cho thấy công ty đang trên đà phát triển, công ty cần có những chính sách đúng đắn để giữ vững được phong độ này. 3.4 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN 3.4.1 Thuận lợi - Qua nhiều năm hoạt động, công ty đã sản xuất chế tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng, với công nghệ kỹ thuật cao nên đã tạo dựng được uy tín với khách hàng và có thị trường tiêu thụ tương đối ổn định. - Công ty có khách hàng truyền thống với đơn hàng lớn và ổn định, điều kiện sản xuất và giao hàng đã được thực hiện tốt. - Dưới sự lãnh đạo năng động, sáng tạo, nhiệt tình của ban giám đốc, công ty luôn có những bước phát triển đáng kể trên thị trường. - Có được đội ngũ cán bộ có trình độ, tay nghề và có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc. - Bộ máy của công ty ngày càng được hoàn thiện, phân bổ lực lượng chuyên môn đúng với khả năng của từng nhân viên, tạo điều kiện giúp nhân viên phát huy được hết hiệu quả công việc. - Hệ thống công ty đã đi vào hoạt động ổn định, chuyên nghiệp. Mô hình hoạt động ngày càng hoàn thiện và thuận lợi cho việc quản lý theo mục tiêu lợi nhuận. 3.4.2 Khó khăn - Do nhà máy An Hạ tại Long An đặt xa trụ sở chính nên tốn kém chi phí đưa rước công nhân viên, chi phí việc vận chuyển sản phẩm giao cho khách hàng ở Thành phố cũng như mua nguyên vật liệu để vận chuyển từ Thành phố xuống nhà máy. 32 - Công ty luôn chịu sự cạnh tranh gay gắt với các công ty khác cùng ngành. 3.4.3 Định hướng phát triển - Tiếp tục giữ gìn những thành quả mà công ty đã đạt được trong thời gian qua, đồng thời công ty dự định sẽ mở rộng quy mô hoạt động ở các tỉnh như Tây Ninh, Bình Dương một mặt góp phần vào sự phát triển kinh tế chung của đất nước, mặt khác là để khẳng định vị thế và tiềm năng của công ty trên thương trường. - Để có những bước phát triển mạnh hơn nữa, công ty sẽ cân nhắc để hạn chế những đơn hàng ít hiệu quả, gặp nhiều rủi ro. Tập trung khai thác những mặt hàng vốn là thế mạnh của công ty. - Xây dựng và quảng bá thương hiệu, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại. - Mở rộng thị trường tiêu thụ nội địa và xuất khẩu sang nước ngoài. - Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực nhằm nâng cao công suất làm việc của cán bộ, công nhân viên, giải quyết công việc nhanh chóng. - Có những biện pháp khuyến khích khả năng sáng tạo của nhân viên, để từ đó chế tạo được những sản phẩm mới, chất lượng cao. 33 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CVP CỦA CÔNG TY TNHH TM DV KỸ THUẬT SẢN XUẤT AN HẠ 4.1 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT, TIÊU THỤ MỘT SỐ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 VÀ CƠ CẤU DOANH THU THEO SẢN PHẨM 4.1.1 Tình hình tiêu thụ các mặt hàng chủ lực của công ty Công ty chuyên sản xuất chế tạo các loại máy, khi có đơn đặt hàng thì công ty sẽ sản xuất, chế tạo ra các mặt hàng theo yêu cầu của khách hàng, nên đặc thù của công ty là không có hàng tồn kho và các sản phẩm của công ty rất đa dạng, bao gồm các loại máy, các dây chuyền thiết bị chế biến tinh bột, các băng tải, băng chuyền,…Với đề tài này, tôi quyết định chọn 3 sản phẩm thuộc 3 công trình khác nhau đó là băng chuyền, khuôn chiên và máy ly tâm tách nước để phân tích, nhằm thấy rõ hơn tầm quan trọng của từng sản phẩm đối với công ty. Đối với các băng chuyền, do có giá trị cao, thời gian để hoàn thành một hệ thống lâu và đây là những sản phẩm thường được yêu cầu bởi tổng Công ty Hàng Không Việt Nam, nên số lượng sản xuất và tiêu thụ không cao. Trong năm 2013 công ty cũng đã nhận được một số đơn đặt hàng như đơn đặt hàng của hàng không Tuy Hòa, Phú Quốc,… Còn đối với các sản phẩm thuộc dây chuyền thiết bị chế biến tinh bột như máy ly tâm tách nước thường được chế tạo theo yêu cầu của các công ty chế biến tinh bột mì như Công ty Cổ phần nông sản Quảng Ngãi, Công ty TNHH An Hạ Bình Thuận,…có số lượng tiêu thụ lớn hơn. Hằng năm công ty nhận được số lượng đơn hàng rất lớn từ các công ty chế biến thực phẩm như Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam, Công ty Cổ phần thực phẩm Á Châu,…về các khuôn chiên, tuy giá trị một sản phẩm không cao nhưng đây là sản phẩm có số lượng tiêu thụ khá lớn và ổn định, đã mang lại cho công ty mức doanh thu không hề nhỏ. Để có được khái quát về cơ cấu cũng như tầm quan trọng của từng sản phẩm đối với công ty, ta theo dõi tình hình tiêu thụ của ba sản phẩm đầu năm 2012 và 2013 như sau: 34 Bảng 4.1: Bảng tình hình tiêu thụ ba sản phẩm chủ lực của công ty Tên hàng Băng chuyền oval đến Khuôn chiên 12 chén + nắp khuôn chiên Ly tâm tách nước Tổng Đvt: đồng 6 tháng đầu năm 2013 Số Tổng giá vốn lượng 6 tháng đầu năm 2012 Số Tổng giá vốn lượng - - 2 2.662.717.542 1.140 637.545.000 4.560 2.550.180.000 4 1.359.232.000 10 3.398.080.000 1.144 1.996.777.000 4.572 8.610.977.542 Nguồn: Số liệu lấy từ bảng kê nhập xuất tồn thành phẩm 6 tháng đầu năm 2012, 2013 Qua bảng trên ta thấy số lượng tiêu thụ ba sản phẩm 6 tháng đầu năm 2013 lớn hơn rất nhiều so với 6 tháng đầu năm 2012. Đầu năm 2012, công ty mới chỉ chế tạo các băng chuyền thẳng phần inox và thép, chưa chế tạo băng chuyền oval đến. Số lượng tiêu thụ của khuôn chiên là 1.140 cái, thấp hơn 4 lần so với đầu năm 2013. Máy ly tâm tách nước tiêu thụ được 4 cái trong khi đầu năm 2013 tiêu thụ được 10 cái. Nguyên nhân là do đầu năm 2012 công ty mới bắt đầu thực hiện những đơn đặt hàng lớn, một phần là do công ty chưa bắt kịp tiến độ nên chưa sản xuất được ở mức công suất tối đa. Đây cũng là khoảng thời gian công ty tìm kiếm vật tư và chuẩn bị chu đáo cho việc thực hiện các đơn hàng của Tổng Công ty Hàng Không và các công ty chế biến tinh bột,…một trong những khách hàng lớn của công ty. Đồng thời công ty không ngừng mở rộng xưởng sản xuất, thay đổi các chiến lược. Để cuối năm 2012 công ty có thể tập trung sản xuất, chế tạo ở trạng thái tốt nhất. Bắt đầu từ cuối năm 2012, với sự chỉ đạo của ban giám đốc, công suất làm việc của công ty đã tăng cao và dần ổn định. Từ những phát triển vượt bậc của năm 2012 đã tạo đà cho sự phát triển hơn nữa của năm 2013. Nhìn chung, đây là những sản phẩm rất có tiềm năng của công ty, đã và đang nhận được rất nhiều đơn đặt hàng. Từ cuối năm 2012, đặc biệt là 6 tháng đầu năm 2013, ba sản phẩm này có doanh thu giữ vai trò chủ đạo trong tổng doanh thu của công ty. 35 4.1.2 Cơ cấu doanh thu theo sản phẩm Việc tìm hiểu về cơ cấu doanh thu theo từng sản phẩm cùng với phân tích CVP giúp nhà quản trị định hướng được hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai. Từ đó họ sẽ biết được cần phải chú trọng sản xuất sản phẩm nào, sản phẩm nào cần phải cắt giảm để có biện pháp lập kế hoạch cho các bộ phận. Cụ thể như cần phải lựa chọn đơn đặt hàng nào, cần yêu cầu những vật tư gì để chọn nhà cung cấp có thể tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu đầu vào, chế tạo trong thời gian bao lâu, phân bổ công việc phù hợp với từng bộ phận. Bảng 4.2: Cơ cấu doanh thu của từng sản phẩm Đvt: đồng Ly tâm tách Băng chuyền Khuôn chiên nước Giá bán Sản lượng Doanh thu Tỷ trọng (%) 1.665.000.000 688.310 406.250.000 2 4.560 10 3.330.000.000 3.138.693.600 4.062.500.000 31,62 29,8 38,58 Nguồn : Số liệu phòng kế toán Qua bảng trên ta thấy doanh thu của máy ly tâm tách nước là cao nhất, chiếm 38,58% tổng doanh thu của ba sản phẩm. Do đây là sản phẩm thuộc hệ thống chế biến tinh bột mì, một sản phẩm truyền thống và nổi tiếng của công ty, đã tạo được uy tín với khách hàng nên số lượng tiêu thụ ngày càng tăng. Đồng thời đây là sản phẩm có giá trị đơn vị cao, góp phần không nhỏ trong việc làm tăng doanh thu của công ty, do đó công ty cần có những chiến lược để phát huy hơn nữa dòng sản phẩm này. Công ty chỉ mới nhận đơn đặt hàng về sản phẩm băng chuyền từ đầu năm 2012, do đó số lượng tiêu thụ chưa cao. Mặc dù còn giới hạn về số lượng tiêu thụ, nhưng nhờ chất lượng sản phẩm của công ty được đánh giá cao nên từ đầu năm 2013, số lượng đơn hàng đã bắt đầu tăng. Cũng nhờ sản phẩm này mà năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 doanh thu của công ty đã tăng lên đáng kể. Trong ba sản phẩm chủ lực của công ty thì băng chuyền chiếm 31,62% tổng doanh thu của ba sản phẩm. Còn lại là khuôn chiên, có số lượng tiêu thụ rất lớn. Mặc dù vậy nhưng do giá trị của sản phẩm thấp nên doanh thu của sản phẩm này chỉ chiếm 29,8% tổng doanh thu 3 sản phẩm. 36 Nhưng đó chỉ là xét về doanh thu, còn thực chất lợi nhuận của từng sản phẩm đem lại cho công ty là bao nhiêu thì cần phải phân tích một số yếu tố về chi phí. 4.2 PHÂN LOẠI CHI PHÍ CỦA TỪNG SẢN PHẨM THEO CÁCH ỨNG XỬ CHI PHÍ 4.2.1 Căn cứ ứng xử của chi phí Để phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí thì trước hết ta phải nắm rõ tính chất của từng loại chi phí phát sinh, xác định được căn cứ ứng xử của từng loại chi phí đó và sau cùng mới phân loại chúng là biến phí hay định phí. Trong quá trình sản xuất kinh doanh để đo lường các mức độ hoạt động thì mỗi loại chi phí có một căn cứ ứng xử riêng. Các căn cứ thường dùng là khối lượng sản phẩm sản xuất, số giờ công, số giờ máy, số lượng sản phẩm tiêu thụ… Bảng 4.3: Bảng căn cứ ứng xử của từng chi phí Chi phí Căn cứ ứng xử Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Khối lượng sản phẩm sản xuất (cái) Chi phí nhân công trực tiếp Số giờ công lao động (giờ) Chi phí sản xuất chung Số lượng máy sản xuất (cái) Chi phí bán hàng Số lượng sản phẩm tiêu thụ (cái) Số lượng máy sản xuất (cái) Chi phí quản lý doanh nghiệp Số giờ công lao động (giờ) Việc phân bổ chi phí cho từng sản phẩm là rất quan trọng, đòi hỏi căn cứ phân bổ phải thích hợp và dựa vào tình hình sử dụng chi phí của các sản phẩm này. Các căn cứ thường được dùng để phân bổ là tỷ lệ sử dụng nguyên vật liệu, tỷ lệ sử dụng lao động, số lượng sản phẩm sản suất, giá vốn, doanh thu, khối lượng sản phẩm bán ra. Trong luận văn này, tôi lấy số liệu 6 tháng đầu năm 2013 để phân tích vì phân tích CVP có những hạn chế của nó. Nếu lấy cả 3 năm thì thời gian quá dài làm cho các giả định không xác với thực tế. Chẳng hạn, sản lượng tiêu thụ, giá bán của các mặt hàng mỗi năm mỗi khác, nếu giả định cả 3 năm số liệu này không thay đổi thì quá xa rời thực tế. Hơn nữa, phân tích CVP dùng để lập kế hoạch kinh doanh trong ngắn hạn nên việc xem xét tình hình kinh doanh trong ngắn hạn để lập kế hoạch ngắn hạn sẽ hợp lý hơn. 4.2.2 Biến phí 4.2.2.1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Trước mỗi kỳ sản xuất, căn cứ vào hợp đồng hay kế hoạch sản xuất, phòng kỹ thuật sẽ xác định nguyên vật liệu (NVL) cần dùng và lập bảng dự trù NVL, lập bảng tổng hợp yêu cầu vật tư rồi chuyển qua phòng kế hoạch vật tư. 37 Khi đó, bộ phận vật tư sẽ lên kế hoạch và xúc tiến mua hàng. NVL được sử dụng chủ yếu là tole, thép, inox, bạc đạn,…Thông thường, khoản mục này thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá thành sản phẩm, khoảng từ 70-80% trong tổng giá thành sản phẩm. Chi phí NVL phụ thuộc vào sản lượng sản phẩm sản xuất ra. Do đó, chi phí NVL được xác định là biến phí. Dưới đây là bảng định mức chi phí nguyên vật liệu cho từng sản phẩm. Bảng 4.4: Bảng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của các sản phẩm Đvt: đồng Mặt hàng Băng chuyền oval đến Khuôn chiên NVL Tole Thép Inox … Inox Điện cực Bạc đạn Ly tâm tách nước CP NVLTT đơn vị 474.600.000 38.640.000 528.000.000 … 1.131.090.000 495.000 19.000 514.884 34.366.875 Tole 67.660.170 Inox … 17.902.545 … Số lượng CP NVLTT Tỷ trọng (%) 2 2.262.180.000 30,65 4.560 2.347.871.040 31,81 10 2.769.925.950 37,53 276.992.595 Tổng 7.379.976.990 100,00 Nguồn: Bảng định mức vật tư năm 2013 Băng chuyền là sản phẩm có chi phí nguyên vật liệu cho một sản phẩm cao nhất với 1.131.090.000 đồng. Đây là sản phẩm thường được chế tạo cho Công ty Hàng Không, nên rất cần chú ý đến mẫu mã và chất lượng sản phẩm. Để đáp ứng yêu cầu đó, công ty đã lựa chọn những vật tư như tole Đài Loan và inox Nhật Bản thay vì sử dụng inox Trung Quốc, đồng nghĩa với việc công ty phải chịu giá vật tư cao hơn. Đồng thời, sản phẩm này cũng thường được đặt hàng theo một hệ thống nên số lượng vật tư được dùng để chế tạo ra sản phẩm này rất lớn. Máy ly tâm tách nước là sản phẩm truyền thống của công ty nên chất lượng sản phẩm được đặt lên hàng đầu. Vì vậy công ty rất kĩ khi chọn loại vật tư cũng như nhà cung cấp. Những nhà cung cấp thường được công ty chọn để mua tole, inox,…là Công ty Toàn Thắng, Kim Khí Số 1, Vạn Đức, Thiên 38 Vương,…Để đảm bảo chất lượng sản phẩm, công ty phải bỏ ra 276.992.595 đồng chi phí nguyên vật liệu cho một máy ly tâm tách nước. Đây chỉ là một máy thuộc hệ thống chế biến tinh bột mì, máy này tương đối phức tạp, cần nhiều loại vật tư. Chính vì thế với số lượng tiêu thụ là 10 cái trong 6 tháng đầu năm 2013, thì sản phẩm này có tổng chi phí nguyên vật liệu cao nhất với 2.769.925.950 đồng, chiếm 37,53% trong tổng chi phí của 3 sản phẩm. Cuối cùng là các khuôn chiên, do sản phẩm này đơn giản hơn, cần ít loại vật tư, chủ yếu là inox nên chi phí nguyên vật liệu để tạo ra một cái khuôn chiên chỉ mất 514.884 đồng. Nhưng đây cũng là sản phẩm có số lượng tiêu thụ hằng năm rất lớn, do đó xét theo tổng chi phí nguyên vật liệu thì với 2.347.871.040 đồng nó chiếm vị trí thứ 2 tương ứng 31,82% trong tổng chi phí nguyên vật liệu của 3 sản phẩm. Sở dĩ có sự khác nhau trong CP NVLTT đơn vị là do số lượng sản xuất giữa các sản phẩm khác nhau. Băng chuyền tuy sản xuất ít nhưng giá thành đơn vị cao, do khâu chế tạo phức tạp, thời gian chế tạo lâu và thường chỉ sản xuất khi có đơn đặt hàng của các Công ty Hàng Không. Khuôn chiên có giá thành đơn vị thấp nhưng đơn giản hơn, mất thời gian ngắn hơn để chế tạo ra một sản phẩm, đồng thời số lượng khách hàng đặt hàng sản phẩm này rất lớn và ổn định. 4.2.2.2 Biến phí sản xuất chung Biến phí sản xuất chung phụ thuộc vào khối lượng sản xuất sản phẩm, sản xuất càng nhiều thì biến phí sản xuất chung càng nhiều, bao gồm các chi phí có liên quan đến bộ phận phân xưởng như chi phí điện, nước, sửa chữa, chi phí vận chuyển vật tư, thiết bị ,… Bảng 4.5: Bảng biến phí sản xuất chung Đvt: đồng Số Biến phí SXC Mặt hàng Biến phí SXC lượng đơn vị Băng chuyền oval đến 238.319.837,6 Khuôn chiên 137.570.646,8 4.560 30.169 Ly tâm tách nước 373.751.659,8 10 37.375.165,98 Tổng cộng 2 119.159.918,80 749.642.144,2 Nguồn: Tác giả tự tính toán Cũng tương tự như chi phí nguyên vật liệu, nếu xét về tổng biến phí sản xuất chung thì máy ly tâm tách nước có biến phí SXC cao nhất với 373.751.659,8 đồng do vừa có giá trị cao và sản xuất cũng nhiều. Nhưng xét 39 về biến phí SXC đơn vị thì băng chuyền oval có biến phí SXC cao hơn, với 119.159.918,8 đồng, do sản xuất ít nhưng giá trị của nó cao hơn. 4.2.2.3 Chi phí bán hàng Nhà máy cơ khí An Hạ có đầy đủ các phương tiện phục vụ cho quá trình bán hàng như xe nâng, xe cẩu, xe tải thùng,… nên chi phí bán hàng chủ yếu là tiền xăng, dầu,…Mà chi phí này phụ thuộc vào số lượng sản phẩm tiêu thụ nên nó được xác định là biến phí. Chi phí bán hàng là chi phí phát sinh chung, đối với doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm thì cần phải phân bổ chi phí này cho từng loại sản phẩm và tiêu chí được dùng để phân bổ là doanh thu bán hàng. 3.330.000.000 BPBH băng chuyền = x 199.630.729 = 12.195.033,69 đồng 54.511.561.387 3.138.693.600 x 199.630.729 = 11.494.436,69 đồng BPBH khuôn chiên = 54.511.561.387 4.062.500.000 BPBH LTTN = x 199.630.729 = 14.877.574,88 đồng 54.511.561.387 Sau khi phân bổ xong biến phí bán hàng cho từng sản phẩm ta tổng hợp được bảng số liệu sau: Bảng 4.6: Bảng biến phí bán hàng Đvt: đồng Biến phí bán Biến phí bán Mặt hàng Doanh thu hàng hàng đơn vị Băng chuyền oval đến 3.330.000.000 12.195.033,69 6.097.516,85 Khuôn chiên 3.138.693.600 11.494.436,69 2.520,71 Ly tâm tách nước 4.062.500.000 14.877.574,88 1.487.757,49 Tổng 10.531.193.600 38.567.045,26 Nguồn: Tác giả tự tính toán 40 4.2.3 Định phí Định phí của công ty bao gồm chi phí nhân công trực tiếp, định phí sản xuất chung và chi phí quản lý doanh nghiệp. 4.2.3.1 Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tất cả các khoản chi phí liên quan đến bộ phận lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm như: tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, các khoản trích về KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN,… tính vào chi phí theo quy định. Do công ty trả lương cho công nhân theo giờ công lao động, không phụ thuộc vào khối lượng sản phẩm sản xuất nên chi phí này chỉ bao gồm định phí mà không có biến phí. Bảng 4.7: Bảng chi phí nhân công trực tiếp của các sản phẩm Đvt: đồng Tỷ Số Chi phí NCTT Mặt hàng Chi phí NCTT trọng lượng đơn vị (%) Băng chuyền oval đến Khuôn chiên Ly tâm tách nước Tổng 120.161.262,6 2 60.080.631,3 34,42 40.461.792 4.560 8.873,2 11,59 188.446.215 10 18.844.621,5 53,99 78.934.126 100,00 349.069.269,6 Nguồn: Số liệu phòng kế toán Qua bảng trên ta thấy, nếu xét về tỷ trọng chi phí nhân công trực tiếp, thì máy ly tâm tách nước chiếm tỷ trọng cao nhất là 53,99% tổng chi phí nhân công của 3 sản phẩm. Tiếp đến là băng chuyền chiếm 34,42% và khuôn chiên có tỷ trọng thấp nhất là 11,59%. Nhưng nếu xét về tỷ trọng chi phí nhân công trực tiếp đơn vị, thì băng chuyền chiếm tỷ trọng cao nhất với hơn 76%, do thời gian để chế tạo một hệ thống băng chuyền kéo dài, nên chi phí nhân công để hoàn thành một hệ thống cao hơn. Còn máy ly tâm tách nước, do số lượng sản xuất nhiều hơn nên tổng chi phí nhân công trực tiếp cao hơn, nhưng tỷ trọng chi phí nhân công để tạo ra một sản phẩm thấp hơn, do giá trị của sản phẩm nhỏ hơn và thời gian hoàn thành sản phẩm ngắn hơn. Khuôn chiên là sản phẩm có chi phí nhân công trực tiếp thấp nhất, do công ty có đầy đủ các máy móc, thiết bị để chế tạo sản phẩm này, đồng thời sản phẩm này cũng tương đối đơn giản, gọn nhẹ nên việc hoàn thành một sản phẩm nhanh hơn rất nhiều so với hai sản phẩm còn lại. 41 4.2.3.2 Định phí sản xuất chung Định phí sản xuất chung bao gồm chi phí khấu hao tài sản cố định, phân bổ CCDC,… Bảng 4.8: Bảng định phí sản xuất chung Đvt: đồng Số Định phí SXC Mặt hàng Định phí SXC lượng đơn vị Băng chuyền oval đến 42.056.441,88 2 21.028.220,94 Khuôn chiên 24.276.521,17 4.560 5.323,8 Ly tâm tách nước 65.956.175,28 10 6.595.617,53 Tổng 132.289.138,33 Nguồn: Tác giả tự tính toán Tương tự ta cũng có định phí sản xuất chung của máy ly tâm tách nước là cao nhất với 65.956.175,28 đồng. Tiếp đến là băng chuyền oval đến là 42.056.441,88 đồng. Cuối cùng là khuôn chiên với 24.276.521,17 đồng. 4.2.3.3 Chi phí quản lý doanh nghiệp Chi phí quản lý doanh nghiệp (CP QLDN) không gắn liền với một bộ phận riêng biệt nào, chúng phát sinh ở các phòng ban và không biến đổi theo mức độ hoạt động trong một phạm vi nhất định. Do đó, nó được các định là định phí và được phân bổ cho các mặt hàng theo chi phí NVL. Bảng 4.9: Bảng định phí quản lý doanh nghiệp Đvt: đồng Định phí Mặt hàng Định phí đơn vị QLDN Băng chuyền oval đến 174.146.502,03 87.073.251,02 Khuôn chiên 180.743.145,48 39.636,65 Ly tâm tách nước 213.233.657,39 21.323.365,74 Tổng 568.123.304,9 Nguồn: Tác giả tự tính toán 4.2.4 Tổng hợp chi phí Sau quá trình tách và phân loại các khoản mục chi phí trên thành biến phí và định phí, ta tổng hợp các chi phí trên theo biến phí và định phí cho từng mặt hàng để phục vụ cho phân tích mô hình mối quan hệ C-V-P. 42 Bảng 4.10: Bảng tổng hợp chi phí cho từng loại sản phẩm theo cách ứng xử của chi phí Đvt: đồng Băng chuyền Khuôn chiên Ly tâm tách nước Tổng Biến phí CP NVLTT 2.262.180.000 2.347.871.040 2.769.925.950 7.379.976.990 BP SXC 238.319.837,6 137.570.646,8 373.751.659,8 749.642.144,2 CPBH 12.195.033,69 11.494.436,69 14.877.574,88 38.567.045,26 Tổng biến phí Định phí 2.512.694.871,29 2.496.936.123,49 3.158.555.184,68 8.168.186.179,46 CP NCTT 120.161.262,6 40.461.792 188.446.215 349.069.269,6 ĐP SXC 42.056.441,88 24.276.521,17 65.956.175,28 132.289.138,33 CP QLDN 174.146.502,03 180.743.145,48 213.233.657,39 568.123.304,9 Tổng định phí 336.364.206,51 245.481.458,65 467.636.047,67 1.049.481.712,83 Tổng chi phí 2.849.059.077,8 2.742.417.582,14 3.626.191.232,35 9.217.667.892,29 Nguồn: Tổng hợp từ các bảng 4,5, 6, 7, 8, 9 Qua bảng trên ta thấy, tổng biến phí là 8.168.186.179,46 đồng, chiếm 88,6% trong tổng chi phí, và định phí chiếm 11,4% còn lại. Chứng tỏ, Biến phí chiếm một phần rất lớn so với Định phí trong cơ cấu chi phí. 4.3 PHÂN TÍCH MỐI LIÊN HỆ GIỮA CHI PHÍ - KHỐI LƯỢNG - LỢI NHUẬN (PHÂN TÍCH CVP) 4.3.1 Báo cáo kết quả kinh doanh theo số dư đảm phí Báo cáo kết quả kinh doanh theo số dư đảm phí khác với báo cáo kết quả kinh doanh truyền thống ở chỗ nó tách biệt được biến phí với định phí và làm nổi rõ các mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận. Trên loại báo cáo này ta sẽ thấy rõ lãi thuần sẽ bị thay đổi như thế nào khi doanh thu thay đổi theo một tỷ lệ nào đó vì thế ta có thể dự đoán được lãi thuần sẽ thay đổi bao nhiêu nếu thay đổi doanh thu theo một tỷ lệ nhất định. 43 Bảng 4.11: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh theo số dư đảm phí Đvt: đồng Ly tâm tách Băng chuyền Khuôn chiên nước Doanh thu Biến phí 3.330.000.000 3.138.693.600 4.062.500.000 2.512.694.871,29 2.496.936.123,49 3.158.555.184,68 Số dư đảm phí 817.305.128,71 641.757.476,51 903.944.815,32 Định phí 336.364.206,51 245.481.458,65 467.636.047,67 Lãi thuần 480.940.922,2 396.276.017,86 436.308.767,65 Nguồn: Tác giả tự tính toán Ly tâm tách nước có số dư đảm phí lớn nhất là 903.944.815,32 đồng, sau khi bù đắp định phí 467.636.047,67 đồng thì còn lại lãi thuần là 436.308.767,65 đồng. Do để chế tạo máy ly tâm tách nước phải qua nhiều công đoạn, hệ thống máy để chế tạo cũng nhiều hơn nên chi phí phân bổ, khấu hao hằng năm đã làm tăng định phí của sản phẩm này. Băng chuyền có số dư đảm phí là 817.305.128,71 đồng thấp hơn ly tâm tách nước nhưng lại có lãi thuần cao hơn với 480.940.922,2 đồng, nguyên nhân là định phí của băng chuyền là 336.364.206,51 đồng. Còn khuôn chiên có số dư đảm phí thấp nhất là 641.757.476,51 đồng, tương ứng với lãi thuần là 396.276.017,86 đồng. Mặc dù máy ly tâm tách nước có doanh thu cũng như số dư đảm phí cao nhất. Nhưng xét về lợi nhuận thì băng chuyền mới là sản phẩm có lợi nhuận cao nhất, chiếm 36,61% tổng lợi nhuận của ba sản phẩm. Trong khi đó máy ly tâm tách nước chỉ chiếm 33,22% tổng lợi nhuận của ba sản phẩm, còn khuôn chiên chiếm 30,17%. Để nhìn rõ hơn cơ cấu lợi nhuận của các mặt hàng, ta xem biểu đồ biểu diễn lợi nhuận của các mặt hàng như sau: 44 39.00% 37.00% 35.00% 33.00% Lợi nhuận 31.00% 36.61% 33.22% 29.00% 30.17% 27.00% 25.00% Băng chuyền oval đến Khuôn chiên Ly tâm tách nước Nguồn: Số liệu được lấy từ bảng 11 Hình 4.1 Biểu đồ thể hiện cơ cấu lợi nhuận của các sản phẩm Nhưng đó là xét về tổng lợi nhuận của từng sản phẩm trong suốt 6 tháng đầu năm 2013. Còn mỗi sản phẩm thu được lợi nhuận bao nhiêu thì ta tiếp tục phân tích bảng số dư đảm phí ra thành số dư đảm phí đơn vị. Bảng 4.12: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo số dư đảm phí đơn vị Đvt: đồng Ly tâm tách Băng chuyền Khuôn chiên nước Giá bán Biến phí đơn vị 1.665.000.000 1.256.347.435,65 688.310 406.250.000 547.573,71 315.855.518,47 SDĐP đơn vị 408.652.564,36 140.736,29 90.394.481,53 Định phí đơn vị 168.182.103,26 53.833,65 46.763.604,77 Lãi thuần đvsp 240.470.461,1 86.902,64 43.630.876,76 Nguồn: Tác giả tự tính toán Số dư đảm phí đơn vị là chênh lệch giữa giá bán và chi phí khả biến đơn vị sản phẩm. Khi sản phẩm tiêu thụ đã vượt qua điểm hòa vốn (tức đã bù đắp được định phí) thì số dư đảm phí của mỗi đơn vị sản phẩm bán ra thêm chính là lợi nhuận của sản phẩm đó. 45 Không thể so sánh số dư đảm phí đơn vị của 3 sản phẩm này với nhau, bởi vì giá trị đơn vị sản phẩm của chúng chênh lệch nhau rất lớn. Nhưng dựa vào số dư đảm phí đơn vị ta thấy được rằng: + Ly tâm tách nước tuy có tổng số dư đảm phí lớn nhất, nhưng số dư đảm phí đơn vị lại nhỏ hơn so với băng chuyền, nguyên nhân là do số lượng tiêu thụ ly tâm tách nước lớn hơn. Điều đó cho thấy lợi nhuận của công ty là 903.944.815,32 đồng trước khi bù đắp chi phí bất biến, công ty sẽ có thêm 90.394.481,53 đồng lợi nhuận khi tiêu thụ thêm 1 máy ly tâm tách nước. + Băng chuyền có số dư đảm phí đơn vị cao nhất cho thấy khi công ty tiêu thụ thêm 1 băng chuyền thì công ty sẽ có thêm một khoản lợi nhuận là 408.652.564,36 đồng, điều đó cũng chứng tỏ lợi nhuận khi tiêu thụ thêm một băng chuyền sẽ cao hơn khi tiêu thụ thêm một khuôn chiên hay một máy ly tâm tách nước. + Khuôn chiên có số lượng tiêu thụ khá lớn nhưng giá trị của một khuôn chiên tương đối thấp nên tổng số dư đảm phí cũng như số dư đảm phí đơn vị thấp nhất. Khi công ty tiêu thụ thêm 1 khuôn chiên thì công ty sẽ có thêm 1 phần lợi nhuận là 140.736,29 đồng. Như vậy, nếu lượng tiêu thụ vượt qua điểm hòa vốn càng nhiều thì sản phẩm nào có số dư đảm phí càng lớn thì lợi nhuận tăng thêm càng nhiều. Tuy nhiên, khi doanh thu biến động thì số dư đảm phí và lợi nhuận sẽ bị ảnh hưởng như thế nào. Để giúp nhà quản trị có cái nhìn tổng quát hơn thì ta cần kết hợp với bảng tỷ lệ số dư đảm phí. 4.3.2 Tỷ lệ số dư đảm phí Bảng 4.13: Bảng tỷ lệ số dư đảm phí theo từng sản phẩm Đvt: đồng Tổng số dư Tỷ lệ Mặt hàng Doanh thu đảm phí (%) Băng chuyền 817.305.128,71 3.330.000.000 24,54 Khuôn chiên 641.757.476,51 3.138.693.600 20,45 903.944.815,32 4.062.500.000 22,25 Ly tâm tách nước Nguồn: Tổng hợp từ bảng số 11,12 Ta thấy băng chuyền có tỷ lệ số dư đảm phí cao nhất, do đó có thể nói băng chuyền là sản phẩm kinh doanh có hiệu quả nhất. Vì trong 100 đồng doanh thu của băng chuyền thì có 24,54 đồng để bù đắp định phí và đem lại lợi nhuận. Tiếp đến là ly tâm tách nước có tỷ lệ số dư đảm phí là 22,25%. Khuôn chiên có tỷ lệ số dư đảm phí thấp nhất 20,45%. Ta cũng có thể tính lợi nhuận của các sản phẩm bằng cách lấy doanh thu tăng thêm của các sản phẩm 46 nhân với tỷ lệ SDĐP (mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận) khi vượt qua điểm hòa vốn. Tuy lợi nhuận của băng chuyền là lớn nhất nhưng không thể thay thế các mặt hàng khác vì để đáp ứng nhu cầu đa dạng của các phân khúc khách hàng. Do đó, để tăng lợi nhuận chỉ nên thúc đẩy tăng sản lượng của sản phẩm có tỷ lệ SDĐP lớn nhưng không thể thay thế hoàn toàn cho các sản phẩm khác. 4.3.3 Phân tích kết cấu chi phí Bảng 4.14: Bảng thể hiện kết cấu chi phí của từng sản phẩm Đvt: đồng Biến phí Định phí Mặt hàng Tổng chi phí Tỷ lệ Tỷ lệ Số tiền Số tiền (%) (%) Băng chuyền 2.849.059077,8 2.512.694.871,29 88,19 Khuôn chiên Ly tâm tách nước 2.742.417.582,14 2.496.936.123,49 91,05 245.481.458,65 8,95 87,1 467.636.047,67 12,9 3.626.191.232,35 3.158.555.184,68 336.364.206,51 11,81 Nguồn: Tổng hợp từ bảng 10 Qua bảng trên ta thấy rằng biến phí của 3 sản phẩm đều chiếm tỷ trọng rất cao, và không có sự chênh lệch nhiều giữa biến phí của sản phẩm này với sản phẩm khác. Nguyên nhân là do chi phí nguyên vật liệu của các sản phẩm này rất cao, chiếm khoảng 70-80% tổng chi phí. Riêng sản phẩm khuôn chiên, có tỷ trọng biến phí cao nhất là do thời gian hoàn thành sản phẩm ngắn hơn nên tiết kiệm được chi phí nhân công. Đồng thời các công đoạn chế tạo đơn giản nên máy móc, thiết bị để chế tạo sản phẩm ít hơn, do đó chi phí khấu hao cũng thấp hơn. Chính vì vậy mà định phí của sản phẩm này chỉ chiếm 8,95%. Do biến phí cao nên đã làm cho tỷ lệ SDĐP của các dòng sản phẩm không được cao. Do đó khi tăng (giảm) doanh thu thì lợi nhuận cũng tăng (giảm) ít hơn. Tuy nhiên cơ cấu chi phí khả biến và bất biến của các dòng sản phẩm này không khác nhau nhiều. Vì thế, cơ cấu chi phí ít ảnh hưởng đến việc ra quyết định nên sản xuất nhiều hay ít loại sản phẩm nào. 4.3.4 Đòn bẩy kinh doanh  Độ lớn đòn bẩy kinh doanh của băng chuyền: 817.305.128,71 ĐBKD = = 1,7 lần 817.305.128,71 – 336.364.206,51 47  Độ lớn đòn bẩy kinh doanh của khuôn chiên: 641.757.476,51 ĐBKD = = 1,62 lần 641.757.476,51 – 245.481.458,65  Độ lớn đòn bẩy kinh doanh của ly tâm tách nước: 903.944.815,32 ĐBKD = = 2,07 lần 903.944.815,32 – 467.636.047,67 Bảng 4.15: Bảng mối quan hệ giữa ĐBKD và lợi nhuận của các sản phẩm khi doanh thu thay đổi Đvt: đồng Ly tâm tách Băng chuyền Khuôn chiên nước ĐBKD 1,7 Doanh thu tăng % tăng lợi nhuận Lợi nhuận tăng 1,62 2,07 32,4 41,4 20% 34 163.519.913,55 128.393.429,79 180.631.829,81 Nguồn: Tác giả tự tính toán Ly tâm tách nước có ĐBKD lớn nhất 2,07%, như vậy theo lý thuyết thì độ lớn của ĐBKD cho ta biết khi doanh thu tăng 1% thì lợi nhuận tăng lên 2,07%. Vậy theo giả định mức doanh thu tăng 20% thì phần trăm tăng lợi nhuận sẽ tăng 2,07 x 20 = 41,4% tương tự với các sản phẩm còn lại. Ta thấy sản phẩm nào có độ lớn ĐBKD cao thì sản phẩm đó có tốc độ tăng lợi nhuận cao khi doanh thu tăng và ngược lại. Độ lớn ĐBKD của khuôn chiên là thấp nhất 1,62% và vì vậy tốc độ tăng lợi nhuận của sản phẩm này là thấp nhất. Độ lớn ĐBKD phụ thuộc kết cấu của chi phí, nếu Định phí chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu chi phí thì sản phẩm sẽ có ĐBKD cao và ngược lại Định phí chiếm tỷ lệ thấp thì ĐBKD cũng thấp. Cơ cấu chi phí của các sản phẩm mà công ty sản xuất đều có tỷ lệ Định phí thấp nên ĐBKD cũng khá thấp chỉ từ 1,62 đến 2,07%. Từ nhận xét trên ta có thể rút ra kết luận, doanh nghiệp đang có kết cấu chi phí mà trong đó biến phí chiếm tỷ lệ cao. Điều này giúp doanh nghiệp có lãi ổn định hơn trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay, tuy nhiên nếu trong vài năm tới tình hình kinh doanh có khởi sắc hơn mà doanh nghiệp vẫn giữ cơ cấu này thì sẽ không tận dụng được cơ hội. 48 4.3.5 Phân tích điểm hòa vốn 4.3.5.1 Sản lượng hòa vốn, doanh thu hòa vốn và đồ thị điểm hòa vốn a. Đối với băng chuyền * Sản lượng hòa vốn: 336.364.206,51 SLHV = = 0,83 cái 408.652.564,36 * Doanh thu hòa vốn: 336.364.206,51 DTHV = = 1.370.677.288 đồng 24,54% * Đồ thị hòa vốn: Doanh thu (1000đ) YD = px Lãi thuần YC = a + bx Điểm hòa vốn SDĐP YHV = 1.370.677 336.364 Định phí a Biến phí XHV = 0,83 Khối lượng SP Hình 4.2 Đồ thị hòa vốn của băng chuyền Phương trình đường doanh thu: YD = 1.665.000.000X Phương trình đường chi phí: YC = 1.256.347.435,65X + 336.364.206,51 Giao điểm của hai phương trình là điểm hòa vốn, vì tại giao điểm doanh thu bằng với chi phí. Đồ thị cho thấy khi tiêu thụ tại mức khối lượng 0,83 cái, với mức doanh thu đạt được 1.370.677 ngàn đồng, tức công ty chỉ cần tiêu thụ khoảng 83% hệ thống băng chuyền thì đã có thể đạt hòa vốn. Nghĩa là ở mức doanh thu và sản lượng này thì doanh thu đủ bù đắp chi phí. Khi vượt qua điểm hòa vốn, sản phẩm này bắt đầu có lợi nhuận mà phần lợi nhuận này chính bằng sản lượng vượt qua điểm hòa vốn nhân với SDĐP đơn vị. 49 b. Đối với khuôn chiên * Sản lượng hòa vốn: 245.481.458,65 SLHV = = 1.745 cái 140.736,29 * Doanh thu hòa vốn: 245.481.458,65 DTHV = 20,45% = 1.200.398.331 đồng * Đồ thị hòa vốn: Doanh thu (1000đ) YD = px Lợi nhuận YC = a+ bx Điểm hòa vốn SDĐP YHV = 1.200.398 245.481 a Định phí Biến phí XHV = 1.745 Khối lượng SP Hình 4.3 Đồ thị hòa vốn của khuôn chiên Nhận xét : từ việc tính toán và đồ thị bên trên (hình 4.3) ta xác định được doanh thu hòa vốn và sản lượng hòa vốn của khuôn chiên lần lượt là 1.200.398 ngàn đồng và 1.745 cái. Công ty cần bán được ít nhất 1.745 cái khuôn chiên tương ứng 1.200.398 ngàn đồng mới có thể lấy lại vốn tức lợi nhuận bằng 0. c. Đối với ly tâm tách nước * Sản lượng hòa vốn: 467.636.047,67 SLHV = = 5,2 cái 90.394.481,53 50 * Doanh thu hòa vốn: 467.636.047,67 DTHV = 22,25% * Đồ thị hòa vốn: = 2.101.735.045,71 đồng Doanh thu (1000đ) YD = px Lợi nhuận YC = a + bx Điểm hòa vốn SDĐP YHV = 2.101.735 467.636 a Định phí Biến phí XHV = 5,2 Khối lượng SP Hình 4.4 Đồ thị hòa vốn của ly tâm tách nước Nhận xét: tương tự như băng chuyền và khuôn chiên ta xác định được doanh thu hòa vốn của ly tâm tách nước là 2.101.735 ngàn đồng, sản lượng hòa vốn của ly tâm tách nước là 5,2 cái. So sánh với các sản phẩm khác thì điểm hòa vốn của ly tâm tách nước lớn hơn băng chuyền và thấp hơn khuôn chiên. Khi vượt qua điểm hòa vốn, tương ứng với sản lượng tiêu thụ hiện tại thì lợi nhuận tăng thêm của mỗi sản phẩm là bao nhiêu? Băng chuyền: Lượng vượt hòa vốn = 2 – 0,83 = 1,17 hệ thống. Lợi nhuận = 1,17 x 408.652.564,36 = 478.123.500,3 đồng. Khuôn chiên: Lượng vượt hòa vốn = 4.560 – 1.745 = 2.815 cái. Lợi nhuận = 2.815 x 140.736,29 = 396.172.656,35 đồng. LTTN: Lượng vượt hòa vốn = 10 – 5,2 = 4,8 cái. Lợi nhuận = 4,8 x 90.394.481,53 = 433.893.511,34 đồng. Mặc dù sản lượng vượt hòa vốn của khuôn chiên là cao nhất, nhưng do số dư đảm phí đơn vị của băng chuyền cao dẫn đến lợi nhuận tăng thêm của băng chuyền cao nhất, sau đó tới máy ly tâm tách nước và cuối cùng là khuôn chiên. Điều đó lại một lần nữa chứng tỏ giá trị đơn vị của một hệ thống băng chuyền là rất cao, nên khi vượt qua điểm hòa vốn thì chỉ với 1,17 hệ thống đã mang lại lợi nhuận là 478.123.500,3 đồng. 51 4.3.5.2 Tỷ lệ hòa vốn Bảng 4.16: Bảng tỷ lệ hòa vốn các sản phẩm Băng chuyền Khuôn chiên Sản lượng hòa vốn Sản lượng tiêu thụ trong kỳ Tỷ lệ (%) 0,83 2 41,5 1.745 4.560 38,27 Ly tâm tách nước 5,2 10 52 Nguồn: Tác giả tự tính toán Trong 3 sản phẩm thì khuôn chiên là sản phẩm có tỷ lệ hòa vốn thấp nhất. Chứng tỏ trong 100% sản lượng tiêu thụ thì chỉ có 38,27% sản lượng hòa vốn, còn lại 61,7% là sản lượng đem lại lợi nhuận. Trong khi đó, 100% sản lượng tiêu thụ ly tâm tách nước, có đến 52% là sản lượng hòa vốn, 48% sản lượng còn lại đem lại doanh thu. 4.3.5.3 Doanh thu an toàn Bảng 4.17: Bảng doanh thu an toàn của các sản phẩm Đvt: đồng Doanh thu Doanh thu an Mặt hàng Doanh thu hòa vốn toàn Băng chuyền 3.330.000.000 1.370.677.288 1.959.322.712 Khuôn chiên Ly tâm tách nước 3.138.693.600 1.200.398.331 1.938.295.269 4.062.500.000 2.101.735.046 1.960.764.954 Nguồn: Tác giả tự tính toán Doanh thu an toàn phản ánh mức doanh thu thực hiện được đã vượt qua mức doanh thu hòa vốn như thế nào. Chỉ tiêu này có giá trị càng lớn thể hiện tính an toàn càng cao. Qua kết quả tính toán trên ta khó nhận xét được điều gì bởi vì quy mô hoạt động cũng như giá trị của từng loại sản phẩm là khác nhau, để thấy rõ hơn ta phân tích chỉ tiêu tỷ lệ doanh thu an toàn. Bảng 4.18: Bảng tỷ lệ doanh thu an toàn các sản phẩm Đvt: đồng Doanh thu an Tỷ lệ DTAT Mặt hàng Doanh thu toàn (%) Băng chuyền 3.330.000.000 1.959.322.712 58,8 Khuôn chiên Ly tâm tách nước 3.138.693.600 1.938.295.269 61,8 4.062.500.000 1.960.764.954 48,3 Nguồn: Tác giả tự tính toán 52 Sản phẩm ly tâm tách nước có tỷ lệ doanh thu an toàn thấp nhất là 48,3%, do đó mức rủi ro của sản phẩm này cao hơn các sản phẩm khác. Nếu hoạt động kinh doanh không hiệu quả hoặc thị trường biến động khiến doanh thu giảm thì sản phẩm ly tâm tách nước sẽ lỗ nhiều hơn sản phẩm băng chuyền và khuôn chiên. 4.3.5.4 Phân tích điểm hòa vốn trong mối quan hệ với biến phí * Ta phân tích trên 2 sản phẩm có giá trị đơn vị sản phẩm lớn là băng chuyền và máy ly tâm tách nước: Giả sử các yếu tố khác như giá bán, định phí không đổi, nếu tăng hoặc giảm biến phí mỗi đơn vị sản phẩm 10% thì số dư đảm phí đơn vị mỗi sản phẩm sẽ thay đổi tương ứng như thế nào? và cần phải tiêu thụ bao nhiêu sản phẩm mới có thể hòa vốn? Dựa vào bảng phân tích bên dưới ta thấy khi giảm biến phí thì SLHV giảm, và biến phí tăng làm cho SLHV tăng lên. 53 Bảng 4.19: Điểm hòa vốn trong mối quan hệ với biến phí của băng chuyền và ly tâm tách nước Đvt: đồng Băng chuyền Tăng 10% BP Ly tâm tách nước Hiện tại Giảm 10% BP Tăng 10% BP Hiện tại Giảm 10% BP Giá bán 1.665.000.000 1.665.000.000 1.665.000.000 406.250.000 406.250.000 406.250.000 Biến phí 1.381.982.179,21 1.256.347.435,65 1.130.712.692,08 347.441.070,31 315.855.518,47 284.269.966,62 SDĐPđv 283.017.820,79 408.652.564,36 534.287.307,92 58.808.929,69 90.394.481,53 121.980.033,38 Định phí 336.364.206,51 336.364.206,51 336.364.206,51 467.636.047,67 467.636.047,67 467.636.047,67 1,19 0,83 0,63 7,95 5,2 3,83 SLHV Nguồn: Tác giả tự tính toán 54 Đối với băng chuyền: khi giảm biến phí xuống 10% thì chỉ cần chế tạo khoảng 77% SLHV hiện tại thì đã có thể HV, còn nếu tăng biến phí lên 10%, thì phải chế tạo thêm 45% SLHV hiện tại, tức công ty phải tìm kiếm thêm đơn đặt hàng thì mới mong hòa vốn. Tương tự đối với máy ly tâm tách nước khi giảm biến phí xuống 10% thì chỉ cần chế tạo khoảng 74% SLHV hiện tại, còn tăng 10% biến phí thì phải chế tạo thêm 54%, tương ứng phải chế tạo thêm 3 cái máy ly tâm nữa thì mới đạt SLHV. Do sản lượng tiêu thụ hiện tại của công ty cách xa sản lượng hòa vốn nên khi biến phí biến động một lượng nhỏ thì sản lượng hòa vốn vẫn không vượt qua sản lượng tiêu thụ. Nếu công ty muốn nâng cao chất lượng sản phẩm mà không cần phải tăng giá bán hay các yếu tố khác thì công ty vẫn có lời. Trên thực tế, việc giảm biến phí có thể sẽ làm giảm chất lượng sản phẩm và kéo theo sản lượng tiêu thụ giảm. Theo điều này hoàn toàn không có lợi cho công ty. Nếu biến phí giảm là do năng suất lao động tăng hay do các biện pháp tiết kiệm không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm thì phương án giảm biến phí này rất nên thực hiện. Biến phí tăng làm tăng sản lượng hòa vốn, nếu sản lượng hòa vốn vượt khối lượng tiêu thụ hiện tại thì doanh nghiệp sẽ lỗ, nhưng thực tế tăng biến phí có thể làm tăng chất lượng sản phẩm từ đó khối lượng tiêu thụ tăng cao hơn sản lượng hòa vốn. Nhưng với tình hình kinh tế hiện nay việc sản xuất thêm nhiều sản phẩm làm cho định phí tăng lên vì vượt quá phạm vi phù hợp. 4.3.5.5 Phân tích điểm hòa vốn trong mối quan hệ với giá bán Giả sử các yếu tố biến phí, định phí không đổi nếu tăng hoặc giảm giá bán 10% thì số dư đảm phí và sản lượng hòa vốn sẽ thay đổi như thế nào? Giá bán tăng làm tăng số dư đảm phí đơn vị, vì thế làm giảm sản lượng hòa vốn, cụ thể khi tăng giá bán của một hệ thống băng chuyền lên 10% thì số dư đảm phí đơn vị tăng thêm 166.500.000 đồng tương ứng chỉ cần chế tạo khoảng 71% SLHV hiện tại thì đã có thể hòa vốn, còn khi giá bán giảm 10% thì từ SLHV hiện tại công ty phải chế tạo thêm 69% nữa mới đạt hòa vốn. Tương tự đối với máy ly tâm tách nước để đạt hòa vốn phải chế tạo tăng thêm 82% so với SLHV hiện tại khi giảm giá bán xuống 10% và khi tăng giá bán lên 10% thì chỉ cần chế tạo khoảng 69% SLHV hiện tại. 55 Bảng 4.20: Bảng mối quan hệ giữa giá bán và điểm hòa vốn của băng chuyền và ly tâm tách nước Đvt: đồng Băng chuyền Tăng 10% GB Ly tâm tách nước Hiện tại Giảm 10% GB Tăng 10% GB Hiện tại Giảm 10% GB Giá bán 1.831.500.000 1.665.000.000 1.498.500.000 446.875.000 406.250.000 365.625.000 Biến phí 1.256.347.435,65 1.256.347.435,65 1.256.347.435,65 315.855.518,47 315.855.518,47 315.855.518,47 SDĐPđv 575.152.564,36 408.652.564,36 242.152.564,36 131.019.481,53 90.394.481,53 49.769.481,53 Định phí 336.364.206,51 336.364.206,51 336.364.206,51 467.636.047,67 467.636.047,67 467.636.047,67 0,58 0,83 1,4 3,57 5,2 9,4 SLHV Nguồn: Tác giả tự tính toán 56 Đối với việc giảm giá bán, cũng tương tự như việc tăng biến phí sẽ làm tăng sản lượng hòa vốn. Đối với nền kinh tế như hiện nay thì việc giảm giá tăng khối lượng tiêu thụ sẽ dễ dàng thực hiện hơn, nhất là trong một số trường hợp ta muốn tạo dựng mối quan hệ với khách hàng mới. Tuy nhiên, là một công ty cơ khí, chất lượng sản phẩm được đặt lên hàng đầu nên công ty cũng cân nhắc kỹ giữa việc giảm giá và tăng biến phí. 4.3.6 Phân tích chỉ tiêu lợi nhuận  Sản lượng và doanh thu để đạt lợi nhuận mong muốn Giả định rằng doanh nghiệp đề ra mục tiêu kế hoạch là tăng lợi nhuận sau thuế mỗi loại sản phẩm lên 10%, ta tính được khối lượng tiêu thụ để đạt lợi nhuận mong muốn của mỗi loại sản phẩm và vẽ được đồ thị lợi nhuận của từng sản phẩm như sau: a. Đối với băng chuyền: * Khối lượng để đạt lợi nhuận mong muốn: 336.364.206,51 + 480.940.922,2*1,1 KL&LN = = 2,12 cái 408.652.564,36 * Doanh thu để đạt lợi nhuận mong muốn: 336.364.206,51 + 480.940.922,2*1,1 DT&LN = 24,54% = 3.526.484.193 đồng * Đồ thị lợi nhuận: Tiền (1000đ) Đường lợi nhuận 529.035 480.941 Lãi mong muốn Lãi cũ 1.370.677 3.330.000 3.526.484 0’ Đường doanh thu - 336.364 0 0,83 2 2,12 Hình 4.5 Đồ thị lợi nhuận của băng chuyền 57 KL(cái) Nhìn vào đồ thị ta thấy, khi không tiêu thụ được sản phẩm thì công ty sẽ bị lỗ phần định phí là 336.364 ngàn đồng. Tại điểm hòa vốn lợi nhuận bằng 0. Khi vượt qua điểm hòa vốn là công ty bắt đầu có lợi nhuận. Với sản lượng tiêu thụ hiện tại là 2 hệ thống băng chuyền thì thu được lợi nhuận là 480.941 ngàn đồng. Nhưng ở những kỳ tiếp theo công ty mong muốn có thể đạt được lợi nhuận là 529.035 ngàn đồng, tương ứng là phải tiêu thụ 2,12 hệ thống băng chuyền, tức phải tiêu thụ thêm 6% sản lượng tiêu thụ hiện tại. Giải thích tương tự cho sản phẩm khuôn chiên và máy ly tâm tách nước. b. Đối với khuôn chiên: * Khối lượng để đạt lợi nhuận mong muốn: 245.481.458,65 + 396.276.017,86*1,1 KL&LN = = 4.842 cái 140.736,29 * Doanh thu để đạt lợi nhuận mong muốn: 245.481.458,65 + 396.276.017,86*1,1 DT&LN = 20.45% = 3.331.956.373 đồng * Đồ thị lợi nhuận: Tiền(1000đ) Đường lợi nhuận 435.902 396.276 Lãi mong muốn Lãi cũ 1.200.398 3.138.694 3.331.956 0’ Đường doanh thu -245.481 0 1.745 4.560 4.842 Hình 4.6 Đồ thị lợi nhuận của khuôn chiên 58 KL c. Đối với ly tâm tách nước: * Khối lượng để đạt lợi nhuận mong muốn: 467.636.047,67 + 436.308.767,65*1,1 KL&LN = = 10,5 cái 90.394.481,53 * Doanh thu để đạt lợi nhuận mong muốn: 467.636.047,67 + 436.308.767,65*1,1 DT&LN = 22.25% = 4.258.767.152 đồng. * Đồ thị lợi nhuận: Tiền(1000đ) Đường lợi nhuận 479.940 436.309 Lãi mong muốn Lãi cũ 4.062.500 4.258.767 0’ Đường doanh thu -467.636 0 5,2 10 10,5 KL Hình 4.7 Đồ thị lợi nhuận của máy ly tâm tách nước 4.4 ỨNG DỤNG PHÂN TÍCH CVP TRONG VIỆC LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY Qua quá trình phân tích, ta thấy băng chuyền là sản phẩm mang lại lợi nhuận cao nhất cho công ty, nhưng lại bị giới hạn về số lượng tiêu thụ, do sản phẩm này chỉ được đặt hàng bởi Công ty Hàng Không. Máy ly tâm tách nước có tốc độ tăng lợi nhuận cao khi doanh thu tăng, nhưng mức độ rủi ro cũng lại nhiều nhất do tỷ lệ doanh thu an toàn thấp nhất. Còn khuôn chiên, tuy giá trị đơn vị của một sản phẩm thấp, nhưng nhu cầu của khách hàng đối với sản 59 phẩm này rất lớn. Vậy công ty phải lựa chọn phương án kinh doanh như thế nào để mang lại hiệu quả tốt nhất? Vận dụng phân tích mối quan hệ CVP, chúng ta sẽ nghiên cứu sự tác động của các nhân tố biến phí, định phí, sản lượng tiêu thụ đến sự biến động của lợi nhuận và xem xét cách ứng xử của Ban Giám Đốc trong việc lựa chọn các phương án kinh doanh cho kế hoạch 6 tháng cuối năm 2013. 4.4.1 Biến phí và sản lượng tiêu thụ thay đổi Phòng kỹ thuật dự định sẽ tăng biến phí đơn vị mỗi sản phẩm lên 10%, cụ thể là tăng chi phí vật tư, hiện tại thì công ty đang sử dụng một số vật tư như Inox Trung Quốc, nay dự định đổi qua Inox Nhật Bản để nâng cao chất lượng sản phẩm và dự đoán công ty sẽ có thêm đơn đặt hàng và khối lượng bán ra sẽ tăng thêm 50%. Trong điều kiện định phí và giá bán không đổi thì phương án trên của Phòng kỹ thuật có nên được thực hiện hay không trong 2 trường hợp khối lượng bán ra tăng 50%. Trước hết ta xem xét về lợi nhuận, khi tăng biến phí mà giá bán không đổi thì số dư đảm phí sẽ giảm, nhưng bù lại nếu lượng bán tăng lên đủ lớn thì có thể bù đắp được phần biến phí tăng thêm và tạo ra lợi nhuận lớn hơn. 60 Bảng 4.21: Bảng mối quan hệ giữa biến phí, doanh thu và lợi nhuận các sản phẩm Đơn vị tính: đồng Băng chuyền Hiện tại Giá bán Ly tâm tách nước Khuôn chiên KL tăng 50% Hiện tại KL tăng 50% Hiện tại KL tăng 50% 1.665.000.000 1.665.000.000 688.310 688.310 406.250.000 406.250.000 2 3 4.560 6.840 10 15 BPĐV 1.256.347.435,65 1.381.982.179,21 547.573,71 602.331,08 315.855.518,47 347.441.070,31 SDĐP 408.652.564,36 283.017.820,79 140.736,29 85.978,92 90.394.481,53 58.808.929,69 Tổng định phí 336.364.206,51 336.364.206,51 245.481.458,65 245.481.458,65 467.636.047,67 467.636.047,67 480.940.922,2 512.689.255,86 396.276.017,86 342.614.337,59 436.308.767,65 414.497.897,61 Khối lượng Lãi thuần Nguồn: Tác giả tự tính toán 61  Nhận xét: khi tăng biến phí 10%, tương ứng chất lượng sản phẩm đã được nâng cao, khi đó lượng tiêu thụ sẽ tăng lên và chỉ cần tiêu thụ thêm một băng chuyền thì lợi nhuận của sản phẩm này mang lại sẽ cao hơn hiện tại. Đối với khuôn chiên nếu chỉ tăng sản lượng tiêu thụ lên 50% thì không nên thực hiện phương án kinh doanh này vì nó mang lại lợi nhuận là 342.614 ngàn đồng, thấp hơn lợi nhuận hiện tại là 53.662 ngàn đồng. Máy ly tâm tách nước cũng tương tự như khuôn chiên, với sản lượng tiêu thụ tăng lên 50% thì lợi nhuận thấp hơn hiện tại là 21.811 ngàn đồng. Khi xem xét về một phương án kinh doanh thì điều quan trọng nhất là lợi nhuận mà phương án đó mang lại, nhưng một yếu tố khác quan trọng hơn là tính khả thi của phương án đó. Cho dù lợi nhuận dự tính có cao đến đâu nếu không thực hiện được thì chỉ là những con số trên giấy mà thôi. Về phương án kinh doanh này việc tăng biến phí sẽ làm tăng chất lượng sản phẩm là điều có thể thực hiện được, nhưng về việc dự đoán lượng bán ra tăng lên đến 50% là khó có thể thực hiện được khi công ty chưa có điều kiện sản xuất tốt nhất. Tóm lại: phương án kinh doanh trên không có hiệu quả. 4.4.2 Định phí và sản lượng tiêu thụ thay đổi Công ty đang dần mở rộng thị trường không chỉ trong nước mà công ty cũng đã và đang có không ít đơn đặt hàng của nước ngoài. Do sản xuất theo đơn đặt hàng và phải làm theo tiến độ nên đây có thể coi là một lợi thế nhưng cũng có thách thức rất lớn. Vấn đề cấp thiết đối với nhà máy là phải tăng số lượng sản xuất, nhưng dường như sản phẩm sản xuất ra không kịp tiến độ giao hàng cho khách hàng. Nguyên nhân là do hệ thống máy móc, CCDC của công ty chưa đầy đủ nên trong khi chế tạo một số sản phẩm, công ty phải thuê gia công và thời gian chế tạo cũng lâu hơn . Chính vì thế công ty dự định đầu tư máy móc, thiết bị để tiện lợi cho việc sản xuất, chế tạo của công ty. Và việc đầu tư này sẽ làm định phí của công ty tăng lên 70%. Dự kiến công ty sẽ nhận thêm một số đơn đặt hàng và làm tăng sản lượng tiêu thụ lên 50%. Giả định các yếu tố khác như giá bán và biến phí không thay đổi. Ta chỉ phân tích trên 2 sản phẩm là băng chuyền và ly tâm tách nước, do khuôn chiên có các chi tiết đơn giản hơn, và những máy móc, thiết bị để chế tạo khuôn chiên của công ty cũng tương đối đầy đủ, không phải đầu tư thêm. 62 Bảng 4.22: Bảng mối quan hệ giữa định phí, doanh thu và lợi nhuận các sản phẩm Đơn vị tính: đồng Băng chuyền Hiện tại Giá bán Ly tâm tách nước Khuôn chiên KL tăng 50% Hiện tại KL tăng 50% Hiện tại KL tăng 50% 1.665.000.000 1.665.000.000 688.310 688.310 406.250.000 406.250.000 2 3 4.560 6.840 10 15 1.256.347.435,65 1.256.347.435,65 547.573,71 547.573,71 315.855.518,47 315.855.518,47 SDĐPĐV 408.652.564,36 408.652.564,36 140.736,29 140.736,29 90.394.481,53 90.394.481,53 Tổng định phí 336.364.206,51 571.819.151,07 245.481.458,65 417.318.479,71 467.636.047,67 794.981.281,04 480.940.922,2 654.138.542 396.276.017,86 545.317.735,06 436.308.767,65 560.935.941,94 Khối lượng BPĐV Lãi thuần Nguồn: Tác giả tự tính toán 63 Nhận xét: Kể cả ba sản phẩm băng chuyền, khuôn chiên và ly tâm tách nước đều mang lại lợi nhuận cao hơn hiện tại. Như vậy, phương án này tương đối có hiệu quả. 4.4.3 Định phí, biến phí, sản lượng tiêu thụ thay đổi Nhận thấy năng suất làm việc của công nhân chưa cao. Sau khi tìm hiểu nguyên nhân chủ yếu là do công nhân chưa có tinh thần trách nhiệm cao. Vì công ty trả lương cho công nhân tính theo giờ công lao động. Do đó, một số người chỉ mang tâm trạng hết giờ làm việc rồi về, hiệu quả không cao. Vì vậy, công ty dự tính thay đổi hình thức trả lương cho công nhân từ lương tính theo giờ công sang lương khoán. Nghĩa là lương công nhân sẽ được tính dựa vào năng suất làm việc và khối lượng sản phẩm sản xuất. Giả định giá bán không thay đổi, công ty dự đoán rằng khi tính lương theo cách này sẽ làm tăng biến phí lên 10%, định phí sẽ giảm 30% và số lượng sản phẩm sản xuất cũng tăng lên. Như vậy công ty có thể nhận thêm nhiều đơn đặt hàng và khối lượng tiêu thụ dự tính sẽ tăng từ 50%. Khi trả lương theo sản phẩm sản xuất thì công nhân làm việc có trách nhiệm hơn, họ cố gắng làm nhiều hơn để tăng thu nhập cho bản thân. Với cách làm này có vẻ khả thi hơn. Bởi vì khi thay đổi như vậy thì cả ba sản phẩm đều mang lại lợi nhuận cao hơn lợi nhuận hiện tại. 64 Bảng 4.23: Bảng mối quan hệ giữa biến phí, định phí, khối lượng và lợi nhuận các sản phẩm Đơn vị tính: đồng Băng chuyền Hiện tại Giá bán Ly tâm tách nước Khuôn chiên KL tăng 50% Hiện tại KL tăng 50% Hiện tại KL tăng 50% 1.665.000.000 1.665.000.000 688.310 688.310 406.250.000 406.250.000 2 3 4.560 6.840 10 15 1.256.347.435,65 1.381.982.179,21 547.573,71 602.331,08 315.855.518,47 347.441.070,31 SDĐPĐV 408.652.564,36 283.017.820,79 140.736,29 85.978,92 90.394.481,53 58.808.929,69 Định phí 336.364.206,51 235.454.944,56 245.481.458,65 171.837.021,06 467.636.047,67 327.345.233,37 Lãi thuần 480.940.922,2 613.598.517,81 396.276.017,86 416.258.775,19 436.308.767,65 554.788.711,91 Khối lượng BPĐV Nguồn: Tác giả tự tính toán 65 Kết luận: Như vậy công ty cần lựa chọn phương án nào cho kế hoạch 6 tháng cuối năm 2013? Phương án nào mang lại hiệu quả cao nhất cho công ty? Ta xem xét bảng tổng hợp lợi nhuận của các phương án như sau: Bảng 4.24: Bảng tổng hợp lợi nhuận các phương án Đvt: đồng LN tăng thêm Phương án Băng chuyền Khuôn chiên Ly tâm tách nước Tổng Phương án 1 31.748.333,66 (53.661.680,27) (21.810.870,04) (43.724.216,65) Phương án 2 173.197.619,8 149.041.717,2 124.627.174,29 446.866.511,29 Phương án 3 132.657.595,61 19.982.757,33 118.479.944,26 271.120.297,2 Nguồn: Tác giả tự tính toán Qua bảng trên ta thấy khi thay đổi các yếu tố như biến phí, định phí, hoặc cả biến phí và định phí nhằm tăng sản lượng tiêu thụ lên 50%. Đối với phương án thay đổi biến phí thì chỉ có băng chuyền mới mang lại lợi nhuận cao hơn cho công ty, trong khi khuôn chiên và máy ly tâm tách nước lại làm giảm lợi nhuận của công ty. Do đó phương án này không khả thi. Còn phương án thay đổi định phí, thì cả ba sản phẩm đều mang lại lợi nhuận cao hơn cho công ty. Khi thực hiện phương án này thì băng chuyền mang lại hiệu quả cao hơn do nó làm tăng lợi nhuận nhiều hơn. Phương án cuối cùng, thay đổi cả biến phí và định phí cũng giúp cho ba sản phẩm mang lại lợi nhuận cao hơn cho công ty. Qua 3 phương án trên, tôi thấy phương án 2 là hiệu quả nhất, bởi vì khi thực hiện phương án này, tổng lợi nhuận mà ba sản phẩm này mang lại cao hơn lợi nhuận hiện tại là 446.866.511,29 đồng và cao hơn tổng lợi nhuận của hai phương án còn lại. Nhưng trên thực tế, khi số lượng tiêu thụ tăng lên, tức số sản phẩm sản xuất tăng, như vậy để chế tạo thêm một sản phẩm thì cần phải tăng khối lượng vật tư, dẫn đến biến phí của sản phẩm đó cũng tăng theo. Mà theo giả định của phương án 2 là biến phí không đổi không phù hợp với tình hình thực tế, do đó phương án này không có khả thi. Công ty nên chọn phương án 3 để thực hiện, vừa phù hợp tình hình hiện tại vừa mang lại lợi nhuận lớn hơn cho công ty. 66 CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP GIẢM CHI PHÍ VÀ NÂNG CAO LỢI NHUẬN CHO CÔNG TY 5.1.NHẬN XÉT TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CÁC SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY. 5.1.1. Mặt tích cực Qua báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm 2013 của Công ty TNHH TM DV KT SX An Hạ, cho ta thấy được tình hình sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng phát triển và đem lại nhiều lợi nhuận. Cụ thể như doanh thu 6 tháng đầu năm 2013 là 54.511.561.387 đồng cao hơn doanh thu của 6 tháng đầu năm 2012 cũng như của cả năm 2011. Để đạt được kết quả này, công ty đã nỗ lực rất nhiều trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm và tìm kiếm nhiều đơn đặt hàng mới có giá trị cao. Đặc biệt trong 6 tháng đầu năm 2013 sản phẩm băng chuyền đã mang lại cho công ty mức lợi nhuận đáng kể, đây cũng là sản phẩm có tỷ lệ số dư đảm phí cao nhất, đồng nghĩa với việc nếu tăng doanh thu của sản phẩm này bằng với doanh thu của máy ly tâm tách nước thì số dư đảm phí của sản phẩm này tạo ra cũng lớn hơn. Hiện tại công ty đã nhận được một số đơn đặt hàng của Công ty hàng không chi nhánh Tuy Hòa và Phú Quốc,… Bên cạnh sản phẩm này, máy ly tâm tách nước cũng là một sản phẩm chủ lực của công ty. Mặc dù trong 6 tháng đầu năm 2013, lợi nhuận của sản phẩm này không cao bằng lợi nhuận của băng chuyền, nhưng nó có đòn bẩy kinh doanh cao hơn đồng nghĩa với tốc độ tăng lợi nhuận của nó lớn hơn. Khuôn chiên là sản phẩm có tỷ lệ doanh thu an toàn cao nhất. Đồng thời đây là sản phẩm có số lượng tiêu thụ ngày càng tăng. Để sản xuất ra những sản phẩm chất lượng này công ty đã trang bị một đội ngũ công nhân có tay nghề cao và nhiều kinh nghiệm trong ngành cơ khí. Thêm vào đó, công ty còn có một xưởng gia công máy móc công nghệ cao chuyên gia công các mặt hàng đòi hỏi sự chính xác. Ngoài ra công ty còn có 2 công ty liên kết là Công ty TNHH An Hạ Bình Thuận và Công Ty TNHH An Hạ Long An, giúp cho công ty dễ dàng lưu động nguồn vốn kinh doanh cũng như phương tiện vận chuyển. 5.1.2 Mặt hạn chế Dưới góc độ phân tích C-V-P, các sản phẩm có một cơ cấu chi phí mà trong đó biến phí chiếm phần lớn, định phí chiếm tỷ trọng nhỏ. Vì vậy tỷ lệ số dư đảm phí và đòn bẩy kinh doanh đều không lớn. Nghĩa là lợi nhuận sẽ phản ứng chậm chạp so với mức biến động của doanh thu. 67 Trong 3 sản phẩm phân tích, máy ly tâm tách nước có tỷ lệ doanh thu an toàn thấp nhất, do đó mức rủi ro của nó cũng nhiều nhất. Bên cạnh đó bộ phận vật tư chưa đáp ứng được nhu cầu vật tư của xưởng, làm trì trệ quá trình sản xuất, do đó làm chậm tiến độ giao hàng. Công ty chưa có đầy đủ các trang thiết bị nên trong quá trình chế tạo công ty phải đem đi gia công dẫn đến quá trình sản xuất bị gián đoạn. Chi phí lương công nhân được trả cố định theo từng tháng nên công nhân chưa có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Công ty chưa có bộ phận kinh doanh riêng, mà gộp chung với bộ phận kỹ thuật nên làm giảm hiệu quả của phòng kỹ thuật. Vì vừa phải phụ trách kỹ thuật của công ty, vừa phải tìm kiếm đơn đặt hàng và gặp gỡ khách hàng. Công ty luôn phải cạnh tranh với các công ty cơ khí khác, đặc biệt là những công ty có quy mô lớn và sản phẩm đa dạng hơn công ty. Chính điều này đã gây cản trở rất nhiều cho công ty trong công tác tìm kiếm khách hàng và tiêu thụ sản phẩm. 5.2 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 5.2.1 Đối với sản phẩm: - Đối với sản phẩm băng chuyền, tuy đây là sản phẩm mang lại lợi nhuận cao nhất cho công ty, nhưng để chế tạo được một hệ thống băng chuyền cần nhiều thời gian và nó có đặc thù là chỉ chế tạo cho các Công ty Hàng Không nên số lượng tiêu thụ không nhiều. Vì vậy công ty cần mở rộng tìm kiếm khách hàng không chỉ trong nước mà cả nước ngoài. Ngoài ra công ty cũng nên tìm kiếm những hợp đồng gia công một số chi tiết trong hệ thống băng chuyền để tạo thêm lợi nhuận. Như trong tháng 6 đầu năm 2013 công ty mới nhận một đơn đặt hàng gia công với giá trị gần 1 tỷ đồng. Đồng thời công ty có thể thực hiện phương án tăng biến phí lên 5% để nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm tạo uy tín và thu hút được nhiều khách hàng, khi đó sản lượng tiêu thụ sẽ tăng lên và chỉ cần tăng đến 20% thì đã có thể thu được lợi nhuận cao hơn hiện tại. - Đối với máy ly tâm tách nước, đây là một sản phẩm đặc biệt của công ty - một trong những bộ phận của hệ thống sản xuất tinh bột mì. Trong mảng này công ty đã có danh tiếng từ lâu, được nhiều khách hàng biết đến. Đồng thời qua phân tích ta thấy được, đây là sản phẩm có tốc độ tăng lợi nhuận cao. Vì thế, công ty phải đẩy mạnh việc tìm kiếm khách hàng để có được những đơn hàng giá trị. Mặc dù mức rủi ro của sản phẩm này cao hơn hai sản phẩm còn lại là do tỷ trọng định phí của nó cao hơn. Nhưng về lâu dài nếu có thể tiếp tục thay đổi kết cấu chi phí, giảm biến phí và tăng định phí của sản phẩm này thì tốc độ tăng lợi nhuận của sản phẩm này sẽ cao hơn nữa. 68 - Mặt hàng khuôn chiên của công ty được sản xuất ra chủ yếu phục vụ cho các công ty thực phẩm như Acecook, Á Châu,…Như chúng ta đã biết Acecook là một công ty sản xuất mì ăn liền lớn nhất Việt Nam, nên hàng năm công ty nhận được rất nhiều đơn đặt hàng từ Acecook, không chỉ là Acecook chi nhánh Tân Bình, mà còn có ở Vĩnh Long, Bình Dương, Hưng Yên,…Với những điều kiện thuận lợi đó, công ty nên có những chiến lược chăm sóc khách hàng để giữ được khách hàng đầy tiềm năng này. 5.2.2 Đối với nguyên vật liệu Do chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá thành sản phẩm nên để giảm biến phí ta cần tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu. Bằng cách thường xuyên kiểm tra quá trình sản xuất, ngăn chặn hiện tượng mất mát và sử dụng lãng phí nguyên vật liệu. Cần phải nắm bắt rõ tình hình cung cầu của thị trường nguyên liệu, từ đó có chiến lược thu mua với giá cả hợp lý mà vẫn đảm bảo chất lượng. Kết hợp chặt chẽ kế hoạch sản xuất với cung ứng nguyên vật liệu nhằm đáp ứng kịp thời, đảm bảo quá trình sản xuất liên tục, không bị gián đoạn. Cần quản lý chặt chẽ từ khâu mua bán, vận chuyển đến khi đưa vào sản xuất, cung ứng nguyên vật liệu phù hợp với nhu cầu sản xuất, xây dựng và kiểm tra định mức tiêu hao nguyên vật liệu đối với từng sản phẩm. 5.2.3 Đối với các bộ phận trong công ty - Doanh nghiệp cần có bộ phận kế toán quản trị để dáp ứng nhu cầu về quản lí chi phí và tận dụng tối đa các nguồn lực của công ty. - Nhân công trực tiếp: Tổ chức tốt công tác quản lý và sử dụng lao động, thường xuyên bồi dưỡng và nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân sản xuất để nâng cao năng suất lao động, đặc biệt là nhóm công nhân CNC. - Bộ phận vật tư : cần có trách nhiệm cung ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu vật tư của xưởng. Đồng thời phải tìm kiếm những nhà cung cấp có uy tín và chất lượng để tiết kiệm được chi phí nguyên vật liệu cho công ty. Để đảm bảo chất lượng vật tư đưa vào sản xuất cần kết hợp với KCS để kiểm tra vật tư nhập kho. - Bộ phận kỹ thuật: cần tách riêng nhân viên kinh doanh và nhân viên phụ trách kỹ thuật để phát huy tối đa năng lực của từng nhân viên. Hiện tại thì công ty đang đẩy mạnh tìm kiếm thị trường nên việc tách riêng bộ phận kinh doanh là rất cần thiết. Nhờ đó công ty mới có thể đưa ra những chiến lược chăm sóc khách hàng và tìm kiếm được những khách hàng tiềm năng cho công ty. Riêng các nhân viên kỹ thuật cần đầu tư cho việc thiết kế các bản vẽ mới có thể đưa vào thực tiễn để mang lại hiệu quả cho công ty. 69 - Bộ phận hành chính: cần chăm lo đời sống cho cán bộ công nhân viên được ổn định bằng cách có những quy định cụ thể về chế độ ăn, uống, nghỉ ngơi phù hợp với thời gian làm việc của công nhân viên. Tổ chức khám sức khỏe định kỳ và các buổi tập huấn về an toàn lao động. Đặc biệt chú trọng tới chế độ lương thưởng nhằm khuyến khích tinh thần làm việc của công nhân viên. 5.2.4 Các giải pháp khác - Mặc dù công ty đang trong giai đoạn phát triển, nhưng về lâu dài công ty nên mở rộng quy mô, đầu tư thêm một số máy móc để thời gian sản xuất được rút ngắn và số lượng sản phẩm sản xuất sẽ tăng lên. Như vậy công ty có thể nhận thêm nhiều đơn đặt hàng. - Công ty nên trả lương cho công nhân theo sản phẩm để tăng năng suất làm việc của từng công nhân, vì nếu ai làm nhiều thì sẽ hưởng lương cao hơn, do đó họ sẽ cố gắng làm với tinh thần trách nhiệm cao hơn. - Đặc thù sản xuất tại công ty là chế tạo các loại máy nên chi phí nguyên liệu đầu vào khá cao. Do đó biến phí chiếm tỷ trọng lớn, định phí chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí. Đây là kết cấu chi phí tương đối hợp lý tại công ty, nhất là trong thời điểm khó khăn như hiện nay. Nếu gặp thuận lợi thì tốc độ phát triển không cao nhưng nếu gặp rủi ro thì mức độ thiệt hại cũng không nhiều. Tuy nhiên công ty phải có biện pháp cắt giảm biến phí một cách tối đa và khai thác hết năng lực sản xuất của máy móc thiết bị. - Công ty nên công khai chi phí đến từng bộ phận có liên quan để đề ra biện pháp cụ thể tiết kiệm chi phí. Lập dự toán chi phí ngắn hạn đối với chi phí quản lý doanh nghiệp để quản lý cụ thể hơn. Đồng thời phân công, phân cấp quản lý, tăng cường hệ thống kiểm soát nội bộ. - Ngoài phần mềm kế toán thuế HTKK công ty hiện vẫn chưa sử dụng phần mềm kế toán doanh nghiệp nào, mà các nghiệp vụ phát sinh hằng ngày lại nhiều. Đồng thời bộ phận kế toán phải kiêm luôn kế toán cho công ty liên kết An Hạ Bình Thuận. Bên cạnh đó, công ty cũng chưa có phần mềm diệt virus nên rất có nguy cơ các tài liệu quan trọng của công ty sẽ bị mất. Chính vì thế công ty nên trang bị phần mềm kế toán doanh nghiệp, phần mềm diệt virus để các công việc kế toán tiến hành nhanh hơn, không bị gián đoạn. - Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Long An, đã xảy ra rất nhiều vụ tai nạn lao động, chính vì thế công ty cũng nên chỉ định cán bộ chuyên trách về an toàn lao động cho công nhân sản xuất. Mà cán bộ này phải am hiểu về quá trình vận hành các máy móc thiết bị trong xưởng cũng như các thiết bị về điện. 70 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN Kế toán quản trị là một công cụ hữu hiệu giúp các nhà quản trị kiểm soát quá trình sản xuất, đánh giá hiệu quả hoạt động của từng bộ phận trong doanh nghiệp để có các quyết định phù hợp và hiệu quả. Qua việc đi sâu phân tích mô hình CVP trên đã giúp nhà quản trị có cơ sở để đưa ra các kế hoạch, quyết định, lựa chọn chiến lược sản xuất kinh doanh phù hợp như ra quyết định cần phải bán bao nhiêu sản phẩm để công ty hòa vốn, cần phải bán bao nhiêu sản phẩm để đạt được lợi nhuận mong muốn; doanh thu, chi phí, lợi nhuận bị ảnh hưởng như thế nào nếu sản lượng, chất lượng sản phẩm thay đổi. Bên cạnh đó, thông qua việc phân tích này sẽ giúp cho nhà quản trị thấy được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố như giá bán, sản lượng tiêu thụ, chi phí bất biến, chi phí khả biến, kết cấu mặt hàng đến lợi nhuận của công ty ra sao. Từ đó, giúp nhà quản trị có thể kiểm soát, điều hành tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ở hiện tại và có những quyết định sáng suốt trong tương lai. Hiện nay ngành cơ khí đang rất phát triển, vì bất kể ngành sản xuất công nghiệp nào cũng cần đến máy móc để phục vụ cho quá trình sản xuất. Sự ra đời của công ty An Hạ cũng không ngoài mục đích đó, hình thành được 13 năm, đó là khoảng thời gian để công ty khẳng định vị thế của mình. Đặc biệt, trong 6 tháng đầu năm 2013, công ty đã có những bước phát triển vượt bậc. Qua quá trình phân tích cho ta thấy được băng chuyền là sản phẩm mang lại lợi nhuận cao nhất cho công ty, kế đến là máy ly tâm tách nước và cuối cùng là khuôn chiên. Nhưng khi nhắc đến An Hạ, mọi người đều biết An Hạ nổi tiếng về việc sản xuất, chế tạo, lắp ráp các thiết bị trong hệ thống chế biến tinh bột mì. Điển hình là chế tạo cho công ty TNHH An Hạ Bình Thuận, Công ty Cổ phần nông sản Quảng Ngãi, Công ty Cổ phần Thanh Bình,…Và có thể nói An Hạ là một trong những công ty nằm trong tốp đầu về sản xuất chế tạo, dây chuyền thiết bị chế biến tinh bột mì mà công ty cần phát huy để mở rộng thị trường tiêu thụ. 6.2 KIẾN NGHỊ - Nhà nước cần có chính sách tạo điều kiện, hỗ trợ việc đổi mới công nghệ ở công ty. Chính sách này cần được thể hiện rõ trong việc ưu tiên sử dụng vốn ngân sách nhà nước, ưu tiên về thuế thu nhập doanh nghiệp và các loại thuế khác. Cụ thể là miễn thuế nhập khẩu nguyên liệu cho các sản phẩm cơ khí, đánh thuế nhập khẩu các loại sản phẩm đã sản xuất được trong nước có chất lượng và giá hợp lý. 71 - Nhà nước cần có những chính sách điều tiết, bình ổn giá cả nguyên vật liệu góp phần làm ổn định chi phí. Tổ chức nhiều cuộc giao lưu, triễn lãm và các buổi hội chợ để quảng bá, giới thiệu sản phẩm của các doanh nghiệp đến người tiêu dùng trong nước và thế giới. - Nhà nước cần có các biện pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp có khả năng huy động thêm vốn, phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh, có điều kiện để đầu tư trang thiết bị mới, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng hơn nữa lợi nhuận. - Nhà nước nên có những thay đổi phù hợp trong những quy định về quản lý tài chính trong doanh nghiệp, như chi phí khấu hao, chi phí quảng cáo xúc tiến bán hàng. Vì những quy định này nhiều khi không phù hợp đối với doanh nghiệp làm hạn chế khả năng phát triển của doanh nghiệp, hạn chế khả năng đầu tư thiết bị mới, khả năng tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ thông qua quảng cáo hay bán chịu. 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phạm Văn Dược và Đặng Kim Cương, 1997. Kế toán quản trị và phân tích kinh doanh. Nhà xuất bản Thống Kê. 2. Lê Phước Hương, 2010. Giáo trình kế toán quản trị. Nhà xuất bản Đại Học Cần Thơ. 3. Huỳnh Lợi và Võ Văn Nhị, 2007. Kế toán quản trị. Nhà xuất bản Thống Kê. 73 Phụ lục 01: Bảng kê nhập xuất tồn thành phẩm năm 2013 Đvt: đồng Nhập trong kỳ Số lượng Thành tiền Xuất trong kỳ Số lượng Thành tiền Airlook 3 35.430.111 3 35.430.111 Angle XM - CA T75/89 2.012 30.702.139 2.012 30.702.139 Băng chuyền chuyên dụng cho sân bay 2 568.722.584 2 568.722.584 Băng chuyền oval đến 2 2.662.717.542 2 2.662.717.542 Băng chuyền oval đi 1 639.024.383 1 639.024.383 Băng chuyền thẳng - phần inox 1 869.448.861 1 869.448.861 Băng chuyền thẳng - phần khung thép 1 2.359.772.907 1 2.359.772.907 Khuôn chiên 12 chén + nắp khuôn chiên 4.560 2.550.180.000 4.560 2.550.180.000 Ly tâm tách nước 10 3.398.080.000 10 3.398.080.000 Băng tải bột 2 225.915.610 2 225.915.610 Băng tải cấp liệu trộn B400 x 7000 5 170.657.640 5 170.657.640 Băng tải máy sàng B400 x 6000 4 118.076.636 4 118.076.636 Băng tải sạch 2 263.568.210 2 263.568.210 Băng tải vo viên B400 x 7000 Bàn lăn đỡ tole CO - TT - AM (PO số 1109948) 3 102.394.584 3 102.394.584 32 133.057.398 32 133.057.398 Bàn ra phôi RO - CTI (PO số 1109948) Bàn ra tole RO - TT - AM (PO số 110948) 2 26.870.267 2 26.870.267 26 159.505.948 26 159.505.948 Bas chữ T và phụ kiện (PO số 1116764) 2 8.600.816 2 8.600.816 Bas kẹp KL65 loại 2 14.451 7.045.512 14.451 7.045.512 Bảo trì 24 1.765.413.692 24 1.765.413.692 Bát kẹp KL65 132.900 138.488.644 132.900 138.488.644 Bình chia hơi 3 275.294.502 3 275.294.502 Bình góp hơi 1 152.208.164 1 152.208.164 Bình làm đá Bộ chày cối đột D18mm, ovan 18 22mm 2 188.960.597 2 188.960.597 3 31.343.106 3 31.343.106 Bộ khung Fids 1 257.005.321 1 257.005.321 Tên hàng 74 Phụ lục 02: Bảng định mức vật tư cho 1 sản phẩm băng chuyền oval đến năm 2013 Đvt: đồng STT TÊN VẬT TƯ ĐVT SỐ LƯỢNG T.TIỀN 1 Tole 12 ly kg 700 14.700.000 2 Tole 8 ly kg 700 14.700.000 3 Tole 6 ly kg 700 14.700.000 4 Tole 5 ly kg 10.700 224.700.000 5 Tole 3 ly kg 9.800 205.800.000 6 Thép V50x6 kg 465 9.765.000 7 Thép V40x5 kg 465 9.765.000 8 Thép U40x75 kg 350 7.350.000 9 Thép U100x60 kg 560 11.760.000 10 Hộp 40x40 kg 650 15.600.000 11 Inox 304:2.5ly kg 6.600 528.000.000 12 Sơn tĩnh điện kg 1.350 74.250.000 Tổng cộng 1.131.090.000 Nguồn: Số liệu phòng kế toán Phụ lục 03: Bảng định mức vật tư cho 1 sản phẩm khuôn chiên 12 chén + nắp khuôn chiên năm 2013 Đvt: đồng STT TÊN VẬT TƯ ĐVT SỐ LƯỢNG T.TIỀN 1 Inox 304 V25x3x6000 kg 1,5 138.000 2 Inox cuộn 304/2B 1.0x1250 kg 5.263 357.000 3 Điện cực 1.6 cây 1 19.000 Tổng cộng 514.884 Nguồn: Số liệu phòng kế toán 75 Phụ lục 04: Bảng định mức vật tư cho 1 sản phẩm ly tâm tách nước năm 2013 Đvt: đồng TÊN VẬT TƯ Bạc đạn 22228 Bạc đạn 22326 cck/w33 Bạc đạn 6208zz Bạc đạn HR30224 Bạc đạn UCF208 Bơm bánh răng 4cm3/vòng, 4l/phút Chỉnh áp tổng 2 Chỉnh lưu 2 đầu 2 Chống sập 02 T.TIỀN 5.391.000 17.400.000 TÊN VẬT TƯ Tole 16ly Tole 16lyx100x120 T.TIỀN 1.866.150 37.125 135.000 4.200.000 276.000 Tole 16lyx130x120 Tole 16lyx1500x6345 Tole 18lyxP1000 1.402.000 Tole 20lyx200x435 359.625 tole 20lyx220x415 Tole 20lyx64x120 Tole 20lyxP105 375.375 31.500 36.750 55.125 273.000 900.000 675.000 675.000 49.500 29.586.150 2.827.950 Co 90-17 Co 90-17-13 37.500 90.000 Tole 20lyxP130 Tole 20lyxP205 Co 90-21-13 Co P21 75.000 52.000 Tole 25lyx230x510 Tole 25lyx230x1740 603.750 4.123.875 6.225.000 375.000 Tole 25lyx364x500 Tole 25lyx370x1730 937.125 6.594.000 Dầu thủy lực Đồng hồ đo áp Inox 201 12lyx600x4640 24.057.000 Tole 25lyxp155 194.250 Inox 201 2ly 3.402.000 Tole 25lyxP210 357.000 Inox 201 8lyx184x4700 4.147.500 Tole 28lyxP270 330.750 Inox 201 8lyx470x1300 Inox 201 8lyx830x1285 Inox 2ly 2.932.500 5.122.500 2.376.000 Tole 30lyxP1590 Tole 32lyx p305 Tole 3ly Inox 3ly Inox 430 2ly Inox 430 3ly Inox 430 4 ly Inox 8lyx400x310 Inox P10 Inox P8ly Khớp nối xích 40z14 La 40x4ly La40x8ly La inox 201 30x4ly La inox 201 50x12lyx4950 La inox 430 30x4ly 428.400 1.248.000 7.833.600 9.360.000 384.000 4.500 2.250 150.000 14.400 662.400 206.400 Tole 40lyx115x170 756.450 Tole 5ly Tole 5lyx195x180 Tole 5lyx394x380 177.750 198.000 132.750 Tole 6ly Tole 8ly Tole 8lyx100x115 Tole 8lyx20x150 Tủ điện 500x400x210 Vải tách nước 750x5000 Van chỉnh áp bằng tay Van selenoid 4/3 P thông 1.711.200 T+đế van Xi lanh thủy lực D=80, 127.200 H=200 76 14.022.000 549.000 492.900 67.500 606.375 17.820 185.625 825.000 510.000 900.000 1.275.000 2.574.000 La inox 430 45x8ly Lưới đan inox vuông 10xF1.5x1200 Lưới xé 2 ly(khổ 1m) Măng xông H2326 Mỡ bò chịu nhiệt Motor 2HP-4p 3 pha 220/380V Motor 50HP-4p 3 pha 380V/660V Nắp gối 22326 cck/w33 Nối sống 21-17 Nối sống thẳng 21 Nối thẳng 13 Nối thẳng 17-13 Nối thẳng 21 Phôi đúc puly 6CP220+măng xông Phôi đúc puly 6CP400+măng xông Puly P100-2B Puly P300-2B T17 Tang thắng P340x180 Thép SKD 8lyx50x515 Thép P180 Thép P25 Thép P310 172.800 Timer 6 giây+đế 348.000 7.800.000 450.000 4.191.000 234.000 Timer 6 phút relay kiếng 14 chân 5A Relay nhiệt 4-6A Relay nhiệt 63-85A 348.000 1.950.000 750.000 1.050.000 7.560.000 KĐT 2 tầng 9A 220V 1.500.000 KĐT 85A-220V KĐT 9A 220V Đồng hồ ampe 100A 90.000 vuông 72 Đồng hồ volt 500V 75.000 vuông 72 4.500.000 750.000 22.500 45.000 54.000 Đèn báo pha F25 Domino 10pha 20A Domino 20 pha 20A 90.000 105.000 127.500 2.218.500 Domino 3pha 100A 195.000 3.366.000 120.000 315.000 52.500 3.621.000 252.000 Dây điện 2x1.0 Dây điện 3x1.0 Dây điện 3x25 Dây điện 4x1.0 Dây điều khiển 0.75mm2 Đầu cos25+mũ chụp 33.949.500 4.191.000 Công tắc hành trình Công tắc xoay 3 vị trí 67.500 F25 4.050.000 Cuộn dòng 100A/5A 9.832.500 Tole 1.2ly 277.875 Cáp CV 25mm2 Tole 10ly Tole 10lyxP160 Tole 12lyx190x130 199.525 274.725 237.150 CB 1 pha 6A CB 3pha 100A Chì đèn 5A Tổng cộng Nguồn: Số liệu phòng kế toán 77 255.000 285.000 75.000 157.500 2.625.000 168.000 525.000 375.000 900.000 240.000 135.000 360.000 90.000 1.275.000 90.000 276.992.595 Phụ lục 05: Phương pháp bình phương bé nhất tìm biến phí và định phí chi phí sản xuất chung của sản phẩm băng chuyền Đvt: đồng Tháng Số lượng SP (X) CP SXC (Y) XY X2 1 - 6.308.466,29 - - 2 0,5 67.290.307,06 33.645.153,53 0,25 3 0,5 65.888.425,66 32.944.212,83 0,25 4 0,5 68.131.435,89 34.065.717,95 0,25 5 0,5 65.047.296,82 32.523.648,41 0,25 6 - 7.710.347,68 - - Tổng 2 280.376.279,4 133.178.732,72 1 Nguồn: Tác giả tự tính toán Ta có hệ phương trình: 133.178.732,72 = 2a + b 280.376.279,4 = 6a + 2b Giải hệ phương trình ta được: a (định phí) = 7.009.406,98 b (biến phí) = 119.159.918,8 78 Phụ lục 06: Phương pháp bình phương bé nhất tìm biến phí và định phí chi phí sản xuất chung của khuôn chiên Đvt: đồng Tháng Số lượng SP (X) CP SXC (Y) XY X2 1 800 28.549.840,44 22.839.872.348,16 640.000 2 400 15.780.098,88 6.312.039.552 160.000 3 1.108 37.079.186,19 4 372 15.326.926,81 5 1.308 43.617.811,78 57.052.097.803,01 1.710.864 6 572 21.493.303,91 12.294.169.836,75 Tổng 4.560 41.083.738.297,19 1.227.664 5.701.616.773,17 138.384 327.184 161.847.168 145.283.534.610,28 4.204.096 Nguồn: Tác giả tự tính toán Ta có hệ phương trình: 145.283.534.610,28 = 4.560a + 4.204.096b 161.847.168 = 6a + 4.560b Giải hệ phương trình ta được: a (định phí) = 4.046.086,862 b (biến phí) = 30.169,0015 79 Phụ lục 07: Phương pháp bình phương bé nhất tìm biến phí và định phí chi phí sản xuất chung của máy ly tâm tách nước Đvt: đồng Tháng Số lượng SP (X) CP SXC (Y) XY X2 1 2 90.140.106,18 180.280.212,35 4 2 2 84.643.758,24 169.287.516,48 4 3 2 82.445.219,06 164.890.438,13 4 4 2 85.743.027,83 171.486.055,65 4 5 1 51.665.670,61 51.665.670,61 1 6 1 45.070.053,09 45.070.053,09 1 Tổng 10 439.707.835 782.679.946,3 18 Nguồn: Tác giả tự tính toán Ta có hệ phương trình: 782.679.946,3 = 10a + 18b 439.707.835 = 6a + 10b Giải hệ phương trình ta được : a (định phí) = 10.992.695,88 b (biến phí) = 37.375.165,98 80 [...]... : Phân Tích Mối Quan Hệ Giữa Chi Phí- Khối Lượng- Lợi Nhuận Tại Công Ty TNHH Hai Thành Viên Hải Sản 404” Đề tài chú trọng đến việc phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí, từ đó đi sâu vào phân tích mối quan hệ giữa 3 chỉ tiêu quan trọng là Chi ph Khối lượng- Lợi nhuận Ngoài ra tác giả còn ứng dụng kết quả phân tích trên vào việc đề xuất giải pháp giảm chi phí tăng doanh thu từ đó tăng lợi nhuận. .. tại và cả hoạch định kế hoạch trong tương lai Với những đặc điểm trên, việc ứng dụng mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận vào mỗi doanh nghiệp là vô cùng cần thiết, chính vì thế nên tôi quyết định chọn đề tài “ Phân tích mối liên hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại Công ty TNHH TMDV Kỹ Thuật Sản Xuất An Hạ 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích mối liên hệ giữa chi. .. tr.18] b Phân loại chi phí * Có nhiều cách phân loại chi phí tùy thuộc tiêu chí phân loại như: - Phân loại theo chức năng hoạt động: Chi phí sản xuất, chi phí quản lí doanh nghiệp, chi phí bán hàng, chi phí nghiên cứu và phát triển, chi phí tài chính, chi phí sản xuất - Phân loại theo mối quan hệ với sản phẩm: Chi phí nguyên liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung 4 - Phân loại... giữa chi phí, khối lượng và lợi nhuận của Công ty TNHH TMDV Kỹ Thuật Sản Xuất An Hạ để thấy được sự ảnh hưởng của kết cấu chi phí đối với lợi nhuận, từ đó đưa ra những biện pháp giải quyết nhằm nâng cao hơn nữa lợi nhuận của công ty 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chi phí, khối lượng, doanh thu, cơ cấu sản phẩm đến lợi nhuận của công ty - Ứng dụng các phân tích CVP... Phi -Khối Lượng- Lợi Nhuận Tại Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm An Giang” Tác giả đề ra mục tiêu của đề tài: Thông qua việc phân tích mối quan hệ chi phí- khối lượng- lợi nhuận của công ty cổ phần dược phẩm An Giang để thấy được sự ảnh hưởng của kết cấu chi phí đối với lợi nhuận của công ty, đánh giá sự hiệu quả đối với cơ cấu chi phí đó và đưa ra những biện pháp giải quyết nhằm nâng cao hơn nữa lợi nhuận của công. .. Đường lợi nhuận LN đạt được trong kì vùng lãi 0 A Y = gx -b Sản lượng Hình 2.8 Đồ thị lợi nhuận Đồ thị lợi nhuận có ưu điểm là dễ vẽ và phản ánh được mối quan hệ giữa sản lượng và lợi nhuận Tuy nhiên nó không phân biệt được mối liên hệ giữa sản lượng với chi phí * Phân tích lợi nhuận mong muốn Khối lượng để đạt lợi nhuận mong muốn (KL&LN): Định phí + Lợi nhuận mong muốn KL&LN = SDĐP đơn vị Doanh thu... định để tìm ra phương án sản xuất tối ưu - Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất cho công ty 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Phạm vi không gian Đề tài tập trung nghiên cứu mối liên hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận của Công ty TNHH TMDV Kỹ Thuật Sản Xuất An Hạ tại quận Tân Phú, TP.HCM 1.3.2 Phạm vi thời gian Số liệu sử dụng trong... Dựa vào các kết quả phân tích ở mục tiêu 1 và 2 làm cơ sở đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất cho công ty 19 CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH TM DV KỸ THUẬT SẢN XUẤT AN HẠ 3.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH TMDV KỸ THUẬT SẢN XUẤT AN HẠ 3.1.1 Lịch sử hình thành và lĩnh vực hoạt động của công ty 3.1.1.1 Sơ lược về... biến phí, định phí một cách chính xác hơn 3 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1 Khái niệm, mục đích phân tích mối liên hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận (CVP) 2.1.1.1 Khái niệm Phân tích mối liên hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (Cost – Volume – Profit) là nghiên cứu đi sâu phân tích, đánh giá mối quan hệ của các yếu tố như: giá bán, sản lượng sản. .. doanh thu và lợi nhuận các sản phẩm 61 Bảng 4.22 Bảng mối quan hệ giữa định phí, doanh thu và lợi nhuận các sản phẩm 63 Bảng 4.23 Bảng mối quan hệ giữa biến phí, định phí, khối lượng và lợi nhuận các sản phẩm 65 Bảng 4.24 Bảng tổng hợp lợi nhuận các phương án 66 x DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 2.1 Sơ đồ phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí .5 Hình ... quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận vào doanh nghiệp vô cần thiết, nên định chọn đề tài “ Phân tích mối liên hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận Công ty TNHH TMDV Kỹ Thuật Sản Xuất An Hạ ... Phân tích mối liên hệ chi phí, khối lượng lợi nhuận Công ty TNHH TMDV Kỹ Thuật Sản Xuất An Hạ để thấy ảnh hưởng kết cấu chi phí lợi nhuận, từ đưa biện pháp giải nhằm nâng cao lợi nhuận công ty. .. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH TM DV KỸ THUẬT SẢN XUẤT AN HẠ 20 3.1 Giới thiệu khái quát công ty TNHH TM DV Kỹ Thuật Sản Xuất An Hạ 20 3.1.1 Lịch sử hình thành lĩnh vực hoạt động công ty

Ngày đăng: 10/10/2015, 16:03

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan